Phần mở đầu (1 tiết) 1. Mục đích, mục tiêu môn học Côn trùng rừng Mục đích của môn học côn trùng rừng: - Cung cấp cho SV chuyên ngành lâm nghiệp một số kiến thức cơ bản về CT nói chung và CT rừng nói riêng. - Trên cơ sở đó biết vận dụng để đề ra phương hướng nghiên cứu và phòng trừ một số loài sâu hại và lợi dụng các loài CT, động thực vật có ích góp phần nâng cao, chất lượng, sản lượng của rừng. Mục tiêu môn học Côn trùng rừng - Sau khi học xong môn học này sinh viên có khả năng nhận biết , điều tra, DTDB và nắm được các phương pháp, kỹ thuật phòng trừ một số loài sâu hại rừng. Phần mở đầu 2. Khái niệm về côn trùng rừng - Danh từ côn trùng học (Entomologie) xuất phát từ hai chữ Hy Lạp là Entomos và logos có nghĩa là côn trùng và khoa học. - Côn trùng học: là một môn KH N/c về CT Lúc đầu khi nghiên cứu về CT , người ta N/c tất cả các loài ĐV thuộc ngành chân đốt (Athrophoda), nhưng đến giữa TK 19 CT học chỉ còn nghiên cứu một lớp trong 9 lớp của ngành chân đốt đó là lớp CT (Insecta). Phần mở đầu ? Ngày nay, xuất phát từ yâu cầu thực tiễn sản xuất với một nền khoa học kỹ thuật phát triển, môn côn trùng lại được tách ra thành những môn học thuộc các chuyên ngành khác nhau: côn trùng y học, côn trùng thú y, côn trùng nông nghiệp, côn trùng rừng v.v… ? Côn trùng rừng: là một bộ phận của môn côn trùng học, chuyên nghiên cứu về các loài côn trùng sinh sống ở trong rừng. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến SX Lâm nghiệp. Phần mở đầu 3. Đặc điểm, nội dung, phương hướng ng. cứu 3 .1. Những Đ.điểm chủ yếu của lớp côn trùng ? Côn trùng là lớp ĐV phong phú về nhiều mặt. * Về số lượng: ? Hiện nay các nhà sinh học đ• biết được hơn 1.200.000 loài động vật, trong số đó CT đ• chiếm hơn 1 triệu loài và các loài CT đ• chiếm gần 1/2 tổng số các loài sinh vật hiện cư trú trên hành tinh Phần mở đầu * Về phân bố: ? Côn trùng phân bố rất rộng r•i trên trái đất: từ xích đạo đến nam cực, bắc cực hay trên những hòn đảo xa xôi hẻo lánh đều thấy có CT. ? Môi trường sống của CT rất đa dạng, p.phú. - Trong đất, dưới nước, thân, lá, củ, quả của thực vật... - Trên đỉnh núi cao cách mặt đất 5000m cũng thu thập được các loài bọ xít, máy bay bay cao 4.600m vẫn thấy có nhiều loài CT, mối đào tổ đào sâu đến 36m. Trong mạch nước nóng 70 - 800 C vẫn thấy CT... Trừ môi trường nước biển. Phần mở đầu * Về mật độ: - Có tài liệu cho biết bình quân 250 triệu cá thể CT cho một đầu người và 12 triệu cá thể cho 1km2 đất. * Về kích thước: - Kích thước côn trùng cũng biến đổi nhiều. VD: Loài ong ký sinh thuộc họ Mymaridae thân dài 0,21mm. Trong khi đó 1 loài bướm (Thysania agrippina) ở Nam Mỹ dài xấp xỉ 0,3m. Loài có kích thước lớn nhất và nhỏ nhất gấp từ 1.500 - 2.500 lần. * Về sinh sản: - CT là loại mắn đẻ, để nhiều nhất TG. Một con sâu xám có thể đẻ 1500 – 2000 trứng/lứa. SRT ở thường đẻ 350 – 500 trứng/lứa... Phần mở đầu ? Côn trùng sở dĩ phong phú như vậy là do: chúng có một số đặc điểm sau: - CT có một lớp da cứng chắc nhẹ nhàng, đàn hồi được để bảo vệ cơ thể. - Thân thể nhỏ bé chỉ cần một lượng thức ăn rất nhỏ chúng cũng sống được nên dễ chiếm một vị trí thích hợp trong không gian. - CT là động vật không xương sống duy nhất có cánh nên phân bố rộng r•i. - CT có khả năng thích ứng với môi trường cao và sức sinh sản phi thường. Phần mở đầu 3.2. Nội dung nghiên cứu môn học ? Nghiên cứu về Đ Đ hình thái côn trùng ? Đ Đ Giải phẫu côn trùng ? Đ Đ Sinh trưởng, phát triển. ? Sinh thái học côn trùng ? Phân loại côn trùng. ? Điều tra, ĐTDT – DB sâu hại rừng. ? Các P.P phòng trừ sâu hại rừng. ? Một số loài sâu hại rừng thường gặp Phần mở đầu 3.3. Phương hướng nghiên cứu ? Để hạn chế những thiệt hại do sâu hại gây ra hiện nay con người đ• và đang nghiên cứu cả CT có hại và CT có ích. ? Nghiên cứu từng cá thể kết hợp với nghiên cứu quần thể, nghiên cứu từng loài kết hợp với nghiên cứu quần x•. ? Hiện nay trên Thế giới có hàng vạn nhà khoa học, hàng nghìn viện đang ra sức N/c toàn diện về CT. Phần mở đầu 4. Vai trò của côn trùng trong tự nhiên 4.1. Những lợi ích của côn trùng: ? Các loài côn trùng có ích tiêu diệt sâu hại... ? Một số loài CT còn cung cấp cho chúng ta những sản phẩm quý hiếm như tơ tằm, mật ong, nọc ong và cánh kiến đỏ...có giá trị xuất khẩu, làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh... ? Thụ phấn cho TV làm tăng NS cây trồng ? Vệ sinh viên MT, đất tơi xốp. ? Tăng tính đa dạng SH ? Là đối tượng nghiên cứu khoa học (ruồi dấm) Phần mở đầu 4.2 Tác hại của côn trùng Trong thực tế số CT có hại chỉ chiếm không quá 10% tổng số loài và những loài thường gây ra các trận dịch chỉ chiếm không đến 1% nhưng những tổn thất đó là vô cùng lớn.... ? Phá hại mùa màng; truyền dịch bệnh cho cây trồng, con người; gây khó khăn trong sinh hoạt con người...) Theo thống kê của Tổ chức Nông Lương TG: hàng năm Sản lượng NN của toàn TG bị thất thu do sâu bệnh và cỏ dại: 33 triệu tấn ngũ cốc - đủ nuôi sống 150 triệu người/năm. chương I - đặc điểm hình thái côn trùng • Mục đích: - Giúp cho sinh viên nắm vững các đặc điểm hình thái: Cấu tạo, vị trí, chức năng của các bộ phận bên ngoài cơ thể côn trùng. ? Mục tiêu: Sau khi học xong chương này sinh viên: - Trình bày, chỉ ra được đặc điểm cấu tạo, vị trí, chức năng các bộ phận bên ngoài của cơ thể côn trùng: Đầu:...; Ngực...; Bụng... chương I - đặc điểm hình thái côn trùng 1 – Vị trí của lớp CT trong giới động vật. chương I - đặc điểm hình thái côn trùng 1– Vị trí của lớp CT trong giới động vật. ? Trong giới ĐV lớp CT thuộc ngành chân đốt (Arthropoda). ? Những ĐV thuộc ngành chân đốt là những ĐV không xương sống, thân thể chia làm nhiều đốt.... ? Toàn thân được bao bọc một lớp vỏ cứng – kin tin hoá và được coi như bộ xương ngoài (Exoskeleton). ? Do có lớp vỏ cứng nên muốn lớn lên chúng phải qua nhiều lần lột xác. đặc điểm hình thái côn trùng 2. Cấu tạo và sự biến đổi một số bộ phận trong cơ thể CT Ch ương I -đặc điểm hình thái côn trùng 2.1. Đầu và các bộ phận của đầu 2.1.1. Đầu (Caput) ? Đầu là phần trước của cơ thể, giữ một chức năng quan trọng trong đời sống côn trùng, vì đầu có chứa n•o và các giác quan để xác định phương hướng hoạt động, đồng thời có miệng là công cụ để ăn. ? Về nguồn gốc đầu là do 5 -6 đốt phía trước cơ thể gộp lại mà thành song không còn đặc trưng chia đốt (Hình vẽ) đặc điểm hình thái côn trùng * Các bộ phận của đầu a, Râu đầu (Antennae) đặc điểm hình thái côn trùng Râu đầu (Antennae) ? Côn trùng có một đôi râu đầu nằm ở các ổ chân râu, chia thành nhiều đốt và cử động được. ? Về cấu tạp cơ bản gồm: - Đốt sát với đầu là đốt chân râu (Fovea antennalis). - Đốt thứ hai là đốt thân râu (Pedicellus) thường chứa các cơ quan cảm giác gọi chung là (Johnston) - Các đốt còn lại là các đốt roi râu (Funiculus). đặc điểm hình thái côn trùng ? Tuỳ theo từng loài côn trùng và điều kiện sống của nó mà râu đầu có hình dạng khác nhau ? Thường có các dạng chủ yếu sau: 1- Râu hình sợi chỉ: 2- Râu hình lông cứng; 3 - Râu hình chuỗi hạt; 4- Râu hình kiếm; 5- Râu hình răng cưa; 6 - Râu hình dùi đực; 7 - Râu hình răng lược; 8 - Râu hình lông chim; 9 - Râu hình đầu gối; 10 - Râu hình lá lợp; 11 - Râu có lông cứng. đặc điểm hình thái côn trùng b) Miệng (Mouth) ? Miệng là công cụ thu thập và sơ chế thức ăn. ? Do côn trùng ăn nhiều loài thức ăn khác nhau: ăn lá, gặm gỗ, hút mật hoa, chích hút nhựa cây… nên miệng của chúng có cấu tạo khác nhau. ? * Miệng gặm nhai Miệng gặm nhai thấy ở các loài cào cào, châu chấu, dế và các loài thuộc bộ cánh cứng. Cấu tạo miệng gặm nhau gồm 5 bộ phận (H.1-4). đặc điểm hình thái côn trùng - Môi trên: là một mảnh mỏng có t/d đỡ TA khỏi rơi ra phía trước ? Đôi hàm trên (Mandibulae) là các mảnh được kitin hoá rât cứng, phía ngoài có răng cắt, trong có răng nhai. - Chức năng: cắt và nghiền nát thức ăn. ? Đôi hàm dưới (Maxillae) gồm: đốt chân hàm, đốt thân hàm, lá hàm trong, lá hàm ngoài, râu hàm dưới có từ 1 - 5 đốt có chức năng vị giác. ? Môi dưới: là mảnh mỏng có t/d đỡ TA khỏi rơi ra phía sau ? Lưỡi: Là một khối thịt nằm ở chính giữa xoang miệng. đặc điểm hình thái côn trùng - Miệng gặm hút, chích hút, hút đặc điểm hình thái côn trùng * Miệng chích hút (H.1-5B) ? Miệng chích hút thấy ở các loài bọ xít, ve sầu và rệp...dùng để hút nhựa cây. + Về cấu tạo so với miệng gặm nhai nó biến đổi nhiều. - Môi trên là một mảnh nhỏ dài - Hai hàm trên và hai hàm dưới kéo dài thành 4 cái ngòi. Môi dưới kéo dài thành ống vòi, dùng để bao lấy 4 cái ngòi lúc không hút nhựa. - Khi hút nhựa cây 4 cái ngòi chập lại như cái kim chích vào vỏ cây, còn vòi để ở ngoài làm điểm tựa. đặc điểm hình thái côn trùng * Miệng hút (H.1-5 CDE). ? Miệng hút thấy ở các loài bướm thuộc bộ cánh vảy, dùng để hút mật hoa và các chất dinh dưỡng khác. Về cấu tạo so với miệng gặm nhai cũng biến đổi nhiều. - Môi trên và hàm trên tiêu giảm. - Môi dưới kém phát triển chỉ thấy râu môi dưới có 3 đốt chìa ra phía trước. - Hai hàm dưới phát triển dài ra và dính vào nhau tạo thành ống hút. ống hút là do vô số các vòng xoắn cứng nối với nhau bằng các màng, phía trong có nhiều bắp thịt xiên khi không hút mật vòi được cuộn tròn hình xoắn ốc ở dưới đầu đặc điểm hình thái côn trùng Ngoài ra trong phân lớp CT chúng ta còn gặp cấc kiểu miệng: (H.1-5A) • Miệng gặm hút • Miệng liếm hút • Miệng cắt hút đặc điểm hình thái côn trùng Hình vẽ cấu tạo chung và sự biến đổi một số bộ phận CT đặc điểm hình thái côn trùng ? 2.2. Ngực và các bộ phận của ngực * Ngực (Thorax) đặc điểm hình thái côn trùng Ngực (Thorax) ? Ngực là phần thứ hai và được coi là trung tâm vận động của cơ thể CT vì ngực vì ngực có mang 3 đôi chân và 1 hoặc 2 đôi cánh để chạy, nhảy và bay. ? Ngực là do ba đốt thân tạo thành từ trước về sau có: đốt ngực trước, đốt ngực giữa và đốt ngực sau ? Mỗi đốt ngực do 4 mảnh tạo thành: mảnh phía trên là mảnh lưng, mảnh dưới là mảnh bụng và hai mảnh bên đặc điểm hình thái côn trùng * Các bộ phận của ngực ? CT có ba đôi chân nằm ở ba mảnh bên của 3 đốt ngực: hai chân trước, hai chân giữa và hai chân sau. a, Chân (Pedes): gồm nhiều đốt - Đốt chậu (Coxa) nối liền với ngực. - Đốt chuyển (Trochanter) có loài có hai đốt. - Đốt đùi (Femur) thường to dài, bên trong có nhiều bắp thịt - Đốt ống (Tibia) thường thường nhỏ dài, cuối đốt ống thường có cựa, ở mép sau thường có gai. - Các đốt bàn chân (Tarsus) thường có từ 1 - 5 đốt tuỳ theo từng loài, đốt cuối cùng thường có vuốt . Một số loài bàn chân còn có đệm và một số vật phụ khác. đặc điểm hình thái côn trùng Trong ba đôi chân của CT, đôi chân trước và đôi chân sau biến đổi nhiều và hình thành nên một số dạng chân sau: - Chân nhảy: Cào cào, châu chấu - Chân bắt mồi: Bọ ngựa - Chân đào bới: Dế dũi - Chân lấy phấn : Ong mật - Chân bơi: Cà niễng - Chân đi (bò): Kiến, mối ...... đặc điểm hình thái côn trùng b) Cánh (Alae) ? Cánh là đặc điểm tiến hoá nhất của lớp CT trong ngành chân đốt. - Nguồn gốc của cánh là do các phần bên của mảnh lưng và mảnh bên của đốt ngực giữa và đốt ngực sau dính lại kéo dài ra tạo thành. ? Đa số côn trùng có hai đôi cánh nhưng cũng có nhiều loài chỉ có một đôi cánh như các loài ruồi muỗi và các cá thể đực của một số loài rệp ? Cấu tạo cơ bản của cánh (H.1-7). đặc điểm hình thái côn trùng A- Côn trùng ở kỷ thạch thán Lemmatophora typica B - Cấu tạo cánh 1- Phiến vai; 2- Phiến nách thứ nhất; 3- Phiến nách thứ hai; 4- Phiến giữa; 5- Phiến nách thứ ba. C - Các dạng chính 1,2,3- Cánh màng của ruồi, ong và chuồn chuồn 4- Cánh vẩy của bướm; 5- Cánh không đều của bọ xít; 6- Cánh cứng của cánh cam; 7- Cánh da của châu chấu. đặc điểm hình thái côn trùng Một số dạng cánh đặc điểm hình thái côn trùng • Mạch cánh (Venae) ( Phần này tìm hiểu trong GT) • Mạch cánh là những ống rỗng có chứa khí và dây thần kinh Có hai loại: mạch dọc và mạch ngang (SGK) Cánh CT có sự phân bố mạch rất khác nhau, gồm: - Mạch mép trước (V.costalis) là C. - Mạch phụ mép trước (V.subcostalis) ký hiệu là Sc. - Mạch đường kính (V.radialis) là R. - Mạch giữa (V.madialis) là M. - Mạch mông (V.analis) ký hiệu là A. - Mạch đuôi (V.jugum) ký hiệu J. đặc điểm hình thái côn trùng ? Những mạch dọc và mạch ngang nối với nhau tạo thành nhiều ô được gọi là buồng cánh (Cellulae) ? Buồng cánh được giới hạn bởi các mạch dọc và mạch ngang là buồng kín; buồng cánh được giới hạn bởi các mạch dọc/ mạch ngang và mép ngoài của cánh là buồng hở. ? ở một số loài CT như chuồn chuồn, ong ăn lá, ong ký sinh... ở sát mép trước gần đầu cánh trước còn có một vùng dầy hơn màu nâu hay nâu đen được gọi là mắt cánh có t/d triệt tiêu tần số rung động của cánh trong khi bay đảm bảo CT bay với tốc độ lớn vẫn an toàn. đặc điểm hình thái côn trùng ? * Các dạng cánh CT Căn cứ vào hình dạng, độ rắn của cánh có các dạng cánh: - Cánh màng: cánh mềm, mỏng trong suốt nhìn rõ các mạch. VD ở các loài ong, ruồi, muỗi… - Cánh vẩy: Mặt cánh có nhiều vẩy nhỏ li ti xếp lên nhau như ngói lợp, trên mỗi vẩy có từ 33 - 1.400 đường r•nh dọc t/d làm tăng diện tích t/xúc với K.khí và còn tạo ra các màu sắc khác nhau. VD ở các loài bướm, ngài đặc điểm hình thái côn trùng ? * Các dạng cánh CT - Cánh cứng: cánh được ki tin hoá cứng không nhìn được mạch cánh. VD cánh trước của các loài bọ hung, xén tóc... - Cánh không đều: hơn 1/2 cánh trước được ki tin hoá cứng hơn còn gần 1/2 mềm mỏng hơn. VD cánh trước các loài bọ xít , cà cuống. - Cánh da: Cánh thường dài, hẹp kitin hoá yếu mạch cánh mờ như giấy bôi dầu. VD ở châu chấu, cào cào, sát sành... đặc điểm hình thái côn trùng 2.3. Bụng và các bộ phận của bụng 2.3.1. Bụng (Abdomen) - Bụng là phần thứ ba của cơ thể côn trùng (H.1-8). - Bụng được cấu thành bởi nhiều đốt, tối đa là 10 đốt... Trong lớp CT có hai dạng bụng: - Bụng rộng: đặc điểm đốt bụng thứ nhất to rộng bằng đốt ngực sau - Bụng hẹp: đặc điểm đốt bụng thứ nhất nhỏ hẹp hơn đốt ngực sau hoặc kéo dài còn các đốt khác phình to đặc điểm hình thái côn trùng * Các bộ phận của bụng Bụng của STT không có chân. Hai bên mỗi đốt bụng thường có 2 lỗ thở. +) Lông đuôi (Cerci) Một số loài CT đốt cuối cùng của bụng còn có 2 lông đuôi chia đốt giống như râu đầu như dế, bọ ngựa. +) Bộ phận sinh dục ngoài (Ganapophyses) - Bộ phận sinh dục ngoài của con cái thường tạo thành ống đẻ trứng. VD Sát sành, dế mèn, muỗm, ruồi ký sinh, ong ăn lá mỡ...có ống đẻ trứng lộ ra ngoài Chương I - Đặc điểm Hình Thái côn trùng 3 – ý nghĩa N/c hình thái côn trùng. - CT có cấu tạo hình thái biến đổi khác nhau tuỳ theo từng loài, khi N/c hình thái CT giúp: - Tìm ra sự thống nhất giữa hình thái CT với hoàn cảnh sống và sự liên quan giữa các đặc điểm cấu tạo hình thái của các bộ phận. - Sự biến đổi hình thái CT biểu hiện K/n thích nghi với hoàn cảnh sống của chúng. - Trên cơ sở đó để phân loaị CT đề ra phương hướng phòng trừ các loài sâu hại và lợi dụng CT có ích. Chương II - Đặc điểm giải phẫu c ủa C.Trùng Cấu tạo da côn trùng Chương II - Đặc điểm giải phẫu c ủa C.Trùng Da CT có chức năng bảo vệ cơ thể và là chỗ dựa cho các bắp thịt vận động (Bộ xương ngoài). 1.1. Cấu tạo của da côn trùng Từ trong ra ngoài là: Da CT có 3 lớp chính, (Hình 2-1) 1.1.1. Lớp màng đáy (Membrana basillis) là lớp màng mỏng có cấu tạo tế bào do NSC của TB nội bì sinh ra. 1.1.2. Lớp nội bị (Hypoderma) là lớp TB hình ống hay hình lập phương có nhân và sắc tố. Trong lớp này có TB lông và các TB túi tuyến... Các tuyến này định kỳ tiết ra các chất khác nhau có tác dụng nhất định trong đời sống côn trùng. (VD) ... Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng 1.1.3. Lớp biểu bì (Cuticula) * Lớp biểu bì do các TB nội bì phân tiết ra mà thành, có đ.đ mềm, dễ uốn cong, được kitin hoá cứng, chia làm 3 lớp phụ: - Biểu bì trong: không màu, t/p chủ yếu là chất kitin và albumin - Biểu bì ngoài: cứng màu sắc đậm hơn t/p chủ yếu là chất kitin và sclerotin - Biểu bì trên: là lớp rất mỏng chỉ độ 1m?, thành phần chủ yếu là chất lipit và albumin tạo thành lớp sáp có men bảo vệ Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng + Trên da CT còn có nhiều vật phụ như gai, cựa, lông, vẩy, đường vân …làm cho da lồi lõm. T/d của các vật phụ làm cho da cứng chắc và một số T/d khác (lông độc...) - Da CT có màu sắc khác nhau. Màu sắc có thể do bản thân sắc tố, độ dài bước sóng ánh sáng, k/n hấp thụ a/s của da, góc độ chiếu sáng... - Màu sắc của CT còn biến đổi theo mùa, t/ăn ... - Màu sắc của CT còn quyến rũ cái và đực còn có tác dụng nguỵ trang trốn tránh, đe doạ kẻ thù (H.2-2). Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng 2. ý nghĩa của việc nghiên cứu cấu tạo da côn trùng Qua nghiên cứu cấu tạo da CT ta thấy da CT rất cứng, được cấu tạo bởi nhiều lớp và thành phần chủ yếu là chất kitin và chất sáp vì vậy trong PTrừ sâu hại: - Muốn cho thuốc độc thấm qua da trước hết phải phá vỡ lớp sáp. Cho nên trong thành phần của thuốc tiếp xúc người ta thường hoà thêm chất phụgia như Pyrothrine để hoà tan các chất béo hoặc cho thêm bột trơ, bột thuỷ tinh để khi CT bị nhiễm thuốc cựa quậy bị cọ xát làm tổn thương lớp sáp và thuốc độc đễ xâm nhập vào cơ thể tăng hiệu quả tiêu diệt. - Khi dùng thuốc tiếp xúc t/g phun tốt nhất là pha sâu non Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng 3. Thể xoang và vị trí các cơ quan bên trong Hình vẽ cấu tạo chung hình thái và vị trí các cơ quan trong cơ thể côn trùng Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng 3.1. Thể xoang Khi quan sát mặt cắt ngang cơ thể CT ta thấy (H.2-3A) - Vòng ngoài là da, vòng nhỏ ở giữa là ống tiêu hoá. Khoảng cách giữa da và ống tiêu hoá là thể xoang. - Trong thể xoang chứa đầy máu nên còn gọi là xoang máu. Thể xoang có hai màng ngăn nên chia thành 3 xoang nhỏ, thông với nhau: ? Màng ngăn lưng tạo thành xoang lưng. ? Màng ngăn bụng tạo thành xoang bụng ? Khoảng cách giữa hai màng ngăn là xoang thân Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng 3.2. Vị trí các cơ quan bên trong - Hệ cơ nằm ở dưới da và bao quanh các c/q bên trong - Hệ tiêu hoá nằm chính giữa xoang thân - Hệ tuần hoàn nằm ở xoang lưng từ đầu đến cuối thân. - Hệ T.kinh nằm chủ yếu ở xoang bụng từ đầu đến cuối bụng. - Hệ hô hấp có 3 đôi khí quản chính nằm dọc 3 xoang - Hệ sinh dục nằm cuối xoang thân hai bên ruột sau. - Hệ bài tiết chủ yếu là các ống man-pi-ghi gắn với Hệ tiêu hoá, nằm ở xoang thân. Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng 4. Hệ cơ của côn trùng ? Hệ cơ là c/quan vận động chủ yếu của CT. (Phần này tự học) và trả lời câu hỏi sau: ? Các dạng bắp thịt chính của CT. ? Đặc điểm hình dạng, cấu tạo của các bắp thịt. ? Lấy VD về chức năng của các dạng bắp thịt liên quan đến các hoạt động của CT. Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng 5. Hệ tiêu hoá ? Chức năng của hệ tiêu hoá là tiếp nhận thức ăn từ miệng rồi đồng hoá biến thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể sinh trưởng và phát triển, đồng thời thải các chát cặn b• ra ngoài. 5.1. Cấu tạo của hệ tiêu hoá ? Hệ tiêu hoá của CT chia thành 3 phần lớn có nguồn gốc phát sinh, hình thái và chức năng khác nhau ? Cấu tạo Hệ tiêu hoá CT (Hình vẽ dưới đây) Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng 5.1.1. Ruột trước (Stamodaeum) - Ruột trước bắt đầu là miệng, tiếp theo là hầu hầu nối với các tuyến nước bọt hình ống/hình chùm. - Sau hầu là ống thực quản hình ống dài, tiếp ống thực quản là một cái túi phình to gọi là diều dùng để chứa thức ăn. - Phần cuối cùng là mề có nhiều bắp thịt dầy khoẻ, phía trong có nhiều mấu lồi cứng dùng để nghiền nát thức ăn, trước khi vào ruột giữa. Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng 5.1.2. Ruột giữa (Mesenteron) ? Ruột giữa thường hình ống dài nằm khoanh lại ở xoang thân. Phía trong có một lớp tế bào chức năng tiết dịch tiêu hoá và hút các chất dinh dưỡng nên gọi là TB tiết hút. ? Chỗ tiếp giáp với ruột trước, bên trong có van không cho thức ăn đi ngược lên ruột trước, bên ngoài có các ống ruột thừa. ? Chỗ tiếp giáp với ruột sau bên trong có van ngăn không cho phân đi ngược ruột sau lên ruột giữa, bên ngoài có các ống man-pi-ghi đó là cơ quan bài tiết chủ yếu của CT ? Man-pi-ghi (1628 - 1694) là nhà mô học người Italia, năm 1669 lần đầu tiên đ• phát hiện ra các ống này ở con tằm nhà Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng 5.1.3. Ruột sau (Proctodaeum) ? Ruột sau chia làm 3 đoạn: - Ruột non là ống ngắn dùng để dẫn phân vào ruột già. - Ruột già là cái túi phình to dùng để chứa phân - Ruột thẳng là ống ngắn, phía trong có nhiều bắp thịt khoẻ có tác dụng co bóp để đẩy phân ra ngoài. Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng 5.2. Quá trình tiêu hoá thức ăn Côn trùng có 2hình thức tiêu hoá: 5.2.1. Tiêu hoá trong ruột ? Thức ăn của côn trùng dù là TV hay ĐV cũng bao gồm 3 thành phần chủ yếu là: Gluxit, Lipit và Protit. ? Khi thức ăn vào miệng được hàm nghiền nhỏ nước bọt thấm vào. ? Trong nước bọt có các men: amilaza, mantaza thuỷ phân gluxit trong thức ăn thành đường monoxacarit. (C6H10O5)n + nH2O -> n(C6H12O6) Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng + Sau đó thức ăn vào mề được tiếp tục nghiền nát và đưa vào ruột giữa. Đến ruột giữa thức ăn được tiêu hoá triệt để nhờ các men tiết ra từ tế bào tiết hút: Men amilaza, mantaza, lactaza, cacbon hydraza phân giải hết gluxit thành monoxacarit. - Men lipaza phân giải lipit thành glyxerin và axit béo - Men proteaza, peptidaza phân giải protit thành axit amin - Do quá trình phân giải đó mà các chất hữu cơ có phân tử phức tạp trong thức ăn chuyển thành các chất có phân tử đơn giản dễ thấm qua thành ruột vào máu Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng - Khi vào máu các chất đơn giản lại được tổng hợp thành những chất gluxit, lipit và protit để cung cấp cho CT STPT còn các chất cặn b• xuống ruột sau rồi thải ra ngoài. 5.2.2. Tiêu hoá ngoài ruột ? Có một số loài côn trùng ăn thịt như sâu non của cà niễng, loài bẫy kiến, bọ xít ăn sâu... khi ăn thường tiết dịch tiêu hoá từ tuyến ruột qua miệng vào con mồi, làm cho con mồi nhũn ra (lỏng hoá) mới hút dinh dưỡng trở lại cơ thể. Cách tiêu hoá như vậy gọi là tiêu hoá ngoài ruột. Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng 5.3. ý nghĩa của việc nghiên cứu hệ tiêu hoá Côn trùng + Do thức ăn được tiêu hoá ở phần ruột giữa bởi các men tiêu hoá, mỗi men có đặc tính khác nhau tuỳ loại CT: ? Trong việc lựa chọn các loại thuốc vị độc phù hợp với dịch tiêu hoá của mỗi loài côn trùng. - VD: Loại chì asennát (PbAsO3) có tính axit nên hoà tan nhiều trong dịch tiêu hoá của các loài CT có tính kiềm, còn canxi asennát (CaAsO3) có tính kiềm nên tan nhiều trong dịch tiêu hoá của CT có tính axit. - Thuốc không có mùi vị hắc quá hoặc nồng độ quá đậm đặc, có K/n hoà tan nhiều trong dịch tiêu hoá và phải ổn định trong cơ thể sâu hại. Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng 6. Hệ hô hấp: Quan sát Hệ hô hấp trong hình vẽ giải phẫu Côn trùng. Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng 6. Hệ hô hấp ? Chức năng của hệ hô hấp là hút oxi vào các mô để oxi hoá các chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể đồng thời thải CO2 ra ngoài. ? Phương thức hấp thu oxi của CT hoàn toàn khác với động vật xương sống. CT nhờ có hệ thống khí quản rất phát triển nên oxi từ ngoài được trực tiếp đưa đến tận các mô không qua khâu trung gian như phổi Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng 6.1. Cấu tạo của hệ hô hấp Côn trùng ? Hệ hô hấp CT gồm các ống khí quản và các lỗ thở. ? Côn trùng có 3 đôi khí quản dọc nằm ở 3 xoang (H.2-5). - Một đôi nằm ở xoang lưng hai bên hệ tuần hoàn; 1 đôi chạy dọc xoang bụng hai bên chuỗi T.kinh bụng và 1 đôi nằm ở hai bên xoang thân thông với các lỗ thở “mũi” - CT thường có 10 đôi lỗ thở: 2đôi ở các đốt ngực còn 8đôi ở các đốt bụng Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng 6.1. Cấu tạo của hệ hô hấp Côn trùng ? - Các ống K.quản dọc được nối với nhau bằng các k.quản ngang và các vi khí quản đến tận từng mô. - Các ống K.quản là các ống rỗng có màu trắng bạc óng ánh, cấu tạo bằng kitin dễ đàn hồi Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng 6.2. Quá trình hô hấp ? Oxi từ không khí qua lỗ thở vào hệ khí quản rồi phân đến tận các mô. Quá trình oxi hoá các chất dinh dưỡng xảy ra ở các mô để giải phóng năng lượng cung cấp cho cơ thể, đồng thời CO2 qua khí quản và lỗ thở thải ra ngoài. ? C6H12O6 + 6O2 -> 6 H2O+ 6CO2 + 674 Kcal ? Về mặt sinh lý tỷ số giữa CO2/O2 gọi là hệ số hô hấp - Khi oxi hoá gluxit thì hệ số hô hấp bằng 1: cứ tiêu hao một lít oxi sẽ sinh ra 6,11 nghìn calo. - Khi oxi hoá lipit thì hệ số hô hấp bằng 0,7 và oxi hoá protit thì hệ số hô hấp từ 0,7 - 1 và cứ tiêu hao một lít oxi chỉ cho từ 4,46 - 4,65 nghìn calo. Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng 6.3. ý nghĩa của việc N/C cấu tạo và chức năng Hệ H.Hấp ? Căn cứ vào cấu tạo và chức năng của HHH để tiêu diệt sâu hại người ta dùng các loại thuốc độc xông hơi như: Cyanhydic, Cloropicrin... hơi độc thông qua k.quản vào đến các mô làm tê liệt các mô T. kinh, mặt khác hạn chế k/n HH của CT ? Hiệu lực của thuốc xông hơi phụ thuộc nhiều vào cường độ HH của CT nên có thể thêm một lượng khí CO2 hoặc tăng T0 K.Khí lên 350 C thì hiệu lực giết sâu càng nhanh... ? Có thể dùng một số loại thuốc dầu phun vào cơ thể côn trùng để bịt các lỗ thở. Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng 7. Hệ tuần hoàn Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng ? Chức năng của hệ tuần hoàn là lưu chuyển máu ở trong cơ thể côn trùng. (Hệ tuần hoàn CT chỉ làm nhiệm vụ V/c máu chứ không V/c oxy do Hệ hô hấp có cấu tạo đặc biệt. 7.1. Cấu tạo của hệ tuần hoàn ? Hệ tuần hoàn CT nằm ở xoang lưng nên còn gọi là động mạch lưng (H.2-7). ? Động mạch lưng phía trên nối với da lưng bằng các bắp thịt treo, phía bên nối với màng ngăn lưng bằng các bắp thịt hình cánh. Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng ? Động mạch lưng chia làm 2 phần: Phần trước là đại động mạch, đó là một ống dài nằm từ đầu đến hết các đốt ngực; phần sau là các buồng tim phình to. ? CT có từ 8 - 10 buồng tim. Mỗi buồng tim phía trước có van hình nếp gấp, phía ngoài của van tim có 2 cửa tim để cho máu từ xoang lưng đi vào. Buồng tim cuối cùng, phía sau kín Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng Quá trình lưu chuyển của máu ? Nhờ sự dẫn truyền xung động của Hệ T.kinh đến các bắp thịt hình cánh lần lượt từ dưới lên trên làm cho các buồng tim co bóp theo một thứ tự nhất định. ? Trước hết buồng tim cuối cùng bóp lại làm cho máu đẩy cửa van phía trước trào lên buồng tim thứ 2. Tiếp theo buồng tim thứ 2 lại bóp lại, ngay khi đó cửa tim và van tim của buồng tim thứ 1 đóng lại dồn máu lên buồng tim thứ 3 Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng ? Tiếp đó, buồng tim thứ 3 bóp lại, máu lên buồng tim thứ 4. Trong lúc đó cửa buồng tim thứ nhất lại mở ra, máu lại từ xoang tràn qua các cửa tim mà vào buồng tim thứ nhất. - Nhờ có buồng tim co bóp so le như vậy đ• đẩy máu đi lên đại động mạch rồi trào vào thể xoang và lại từ xoang trở lại các buồng tim. (số lần co bóp 30-140lần/p) Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng 7.3. Máu và nhiệm vụ của máu ? Khác với động vật xương sống, máu của CT không màu, ở dạng dịch nhày nếu có màu thường là màu hơi vàng hay xanh lá cây. Không có màu đỏ vì không có sắc tố hémoglobin. ? Máu CT bao gồm có huyết tương và tế bào bạch cầu ? Trong huyết tương của máu chứa gluxit, lipit, protit, axit amin, axit uric, vật chuyển hoá hoocmôn, muối vô cơ của natri, canxi, kali và magiê đôi khi còn có đồng và sắt. ? Nhiệm vụ chủ yếu của máu là v/c các chất D.dưỡng từ cơ quan tiêu hoá đến các mô, đồng thời tiếp nhận các sản phẩm trao đổi chất đưa đến các bộ phận bài tiết để thải ra ngoài. ? Riêng tế bào bạch cầu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể. Tế bào bạch cầu là tế bào có nhân không màu Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng ? Một số loài CT máu còn chứa độc tố như máu của sâu ban miêu (Meloidae) có từ 0,25 - 0,50% chất Cantharidine độc đối với người. * ý nghĩa N/c cấu tạo Hệ tuần hoàn CT: ? Khi nghiên cứu hệ tuần hoàn của CT ta thấy toàn thân CT là một xoang chứa đầy máu, nên khi dùng thuốc độc tiêu diệt côn trùng qua đường máu thì chỉ cần phá vỡ lớp da và các cơ quan bên trong khác thì lập tức thuốc sẽ thấm vào máu gây rối loạn trong cơ thể. Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng 8. Hệ bài tiết ? Bài tiết là khâu cuối cùng của quá trình dinh dưỡng, có tác dụng thải các sản phẩm của quá trình trao đổi chất ra ngoài cơ thể. ? Hệ bài tiết của côn trùng gồm: - Các ống man-pi-ghi, thể mỡ, tế bào thận - Các túi tuyến ? Nhưng quá trình bài tiết chủ yếu là các ống man-pi-ghi và các túi tuyến. Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng 8.1. ống man-pi-ghi và quá trình bài tiết axit uric ? Các ống man-pi-ghi một đầu thông với hệ TH ở giữa ruột giữa và ruột sau, một đầu kịt kín và lơ lửng trong xoang thân thường có màu xanh vàng hay nâu. ? Số lượng có từ 2 - 100 ống tuỳ theo từng loài côn trùng. VD: Rệp sáp có 2 ống, xén tóc có 6 ống và dế mèn có 100 ống. - ống man-pi-ghi bài tiết chủ yếu là axit uric theo phản ứng: ? KHCO3 + H2U –––––> CO2 + H2O + KHU (1) ? KHU + H20 + CO2 –––––> KHCO3+ H2U (2) - Phản ứng (1) xảy ra ở xoang thân, còn phản ứng (2) xảy ra trong ống man-pi-ghi. (U là urê (CH2NC (O) NH2)) Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng Quan sát Hệ bài tiết trong hình vẽ giải phẫu Côn trùng. Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng 8.2. Các túi tuyến và sự bài tiết của chúng - ở da côn trùng còn có nhiều túi tuyến chứa các sản phẩm bài tiết, tiết vào trong hoặc ra ngoài cơ thể có tác dụng khác nhau trong đời sống côn trùng. ? - Tuyến tơ - Tuyến sáp - Tuyến hôi - Tuyến lột xác... ? Tuyến tiết phê-rô-môn tiết ra các chất có tác dụng đặc trưng đối với các cá thể khác và giữ vai trò như tín hiệu thông tin hay còn gọi là “ngôn ngữ” của côn trùng. Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng ? Các tuyến này còn có thêm phần phụ làm nhiệm vụ phun hoặc bay hơi hoặc dùng để tiêm phe-rô-môn vào trong cơ thể của các cá thể khác... ? Phê-rô-môn là những nhóm hợp chất hữu cơ khác nhau như : protit, xteroit, hợp chất rượu và hỗn hợp axit khác. ? Căn cứ vào hoạt tính sinh học người ta chia phê-rô-môn thành các nhóm khác nhau: chất đánh dấu, chất báo động, chất biến tính sinh dục, chất kích thích sinh dục và chất dẫn dụ sinh dục v.v… Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng ? ở những loại côn trùng sống có tính chất x• hội: kiến, ong, mối phê-rô-môn có vai trò quan trọng trong việc điều hoà nhịp nhàng các hoạt động sống của tổ. ? Đa số kiến khi bò đi kiếm ăn hoặc di chuyển tổ đều dùng chất đánh dấu lên đường đi Chất đánh dấu của kiến thường bay hơi khá nhanh, hoàn toàn mất tác dụng sau 104 giây (đi được 40cm). Chất báo động của ong... Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng ? Nhiều loài CT trước và trong lúc giao phối cá thể đực đ• tiết ra một chất dịch đặc biệt để cho cá thể cái ăn. Chất dịch này có tác dụng kích thích sinh dục làm cho cá thể cái ở trạng thái ít chuyển động. ? Nhiều phê-rô-môn có tác dụng sinh học rất cao trong không gian rộng lớn. Ví dụ: chất dẫn dụ sinh dục của bướm mắt nẻ (Saturnia pyri Schiff) thu hút bướm đực ở xa tới 8000m. Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng ? - Chất dẫn dụ sinh dục gipton của bướm cái Porthetria dispar L có khả năng tồn tại trong tự nhiên 970 ngày và có tác dụng hấp dẫn hàng triệu bướm đực trong phạm vi chiều dài từ 2-3km và chiều rộng từ 150 - 200m. ? - Năm 1982 Inscoe đ• thống kê trên thế giới phát hiện được 674 chất phê-rô-môn trong đó có gần 20 loài côn trùng tiết chất dẫn dụ sinh dục. ? - Ngày nay người ta đ• sử dụng các chất dẫn dụ sinh dục để DTDB và phòng trừ một số loài sâu hại Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng 9. Hệ thần kinh (Hình vẽ Hệ thần kinh CT) Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng 9. Hệ thần kinh (Tự học) – giới thiệu ý chính 9.1. Chức năng của hệ thần kinh - Chức năng: Hệ TK CT có chức năng liên hệ giữa cơ thể với hoàn cảnh bên ngoài và điều hoà sự hoạt động thống nhất giữa các cơ quan bên trong. ? Khác với động vật xương sống, hệ TK CT cấu tạo theo chuỗi nằm dọc xoang bụng. Hệ TK CT có cấu tạo phức tạp, gồm những tế bào chuyên dẫn truyền xung động còn gọi là nơ-ron ( H.2- 10A). Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng 9.2. Cấu tạo các hệ thần kinh - Hệ TKCT phân hoá thành: hệ TK trung ương, hệ TK ngoại biên và hệ TK giao cảm. 9.2.1. Hệ thần kinh trung ương Gồm có n•o và chuỗi TK bụng, điều hoà mọi HĐ của cơ thể. a, N•o: Là phần đầu của chuỗi TK do các hạch của đốt đầu gộp lại phình to ra. N•o được chia làm ba phần: - - N•o trước - - N•o giữa - N•o sau b) Chuỗi thần kinh bụng là một chuỗi các đôi hạch của các đốt ngực và bụng nối với nhau bằng các dây TK. Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng ? 9.2.2. Hệ thần kinh ngoại biên ? Gồm các hạch TKvà dây TK nằm ở dưới da có dây TK nối với TK trung ương và các cơ quan cảm giác. ? 9.2.3. Hệ thần kinh giao cảm ? - Gồm các hạch TK và dây TK nối với hệ TK trung ương và các cơ quan bên trong. ? - Hệ TK giao cảm của côn trùng lại phân thành ba phần: Giao cảm miệng diều, giao cảm bụng và giao cảm cuối thân. Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng ? 9.3. Cung phản xạ và tác dụng của cung phản xạ ? Chặng đường dẫn xung động từ khi nhận kích thích đến khi gây ra phản ứng về mặt sinh lý gọi là cung phản xạ. ? Cung phản xạ đơn giản nhất chỉ gồm có 3 tế bào: tế bào thần kinh cảm giác, tế bào thần kinh liên hệ và tế bào thần kinh vận động. Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng 9.4. Các cơ quan cảm giác ? 9.4.1. Thị giác ? Thị giác của CT có hai dạng: mắt kép và mắt đơn - Mắt kép (Oculi) nằm ở hai bên đầu, gồm hàng trăm hàng nghìn các yếu tố thị giác hợp lại mà thành VD: mắt của ong thợ có 6.300 cái, chuồn chuồn ớt có 20.000 cái và mắt của một số loài cánh cứng nhỏ chỉ có 7 cái. - Mắt đơn (Ocelli) thường có 3 cái ở đỉnh đầu, một số loài có ít hơn hoặc không có. VD ở châu chấu, cào cào có 3 cái, ở dế chũi có 2 cái, ở mối thợ, mối lính không có. Mắt đơn chỉ có một yếu tố thị giác Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng ? Mắt kép có tác dụng giúp cho CT nhìn rõ vật thể vì vậy giúp cho CT trong mọi hoạt động tìm kiếm mồi, tìm đôi... ? Mắt đơn chỉ giúp cho CT phân biệt cường độ a/s mạnh hay yếu: đi kiếm mồi, trở về tổ khi trời sáng hoặc sắp tối... ? Côn trùng nhìn không xa, chuồn chuồn có thể nhìn thấy vật cử động ở cách xa từ 1,5 - 2m; bướm từ 1-1,5m; ong mật từ 0,5-0,6m nhưng ruồi xe xe có thể nhìn thấy đàn trâu cách xa 135m. ? Mắt của CT nhạy cảm với tia tím nhiều hơn nên trong phòng trừ người ta thường dùng đèn PK4 phát ra tia tử ngoại để dự tính dự báo và phòng trừ sâu hại. Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng 9.4.2. Cơ quan xúc giác ? Cơ quan xúc giác của CT phân bố ở khắp thân thể đặc biệt tập trung nhiều ở râu đầu, hàm dưới và môi dưới và thể lông phân bố khắp cơ thể, gíup côn trùng cảm nhận được nhiệt độ, ẩm độ...môi trường. 9.4.3. Cơ quan khứu giác ? Cơ quan khứu giác của côn trùng thường nằm ở râu đầu, nhưng cũng có loài ở lông đuôi hoặc bàn chân ? Cơ quan khứu giác của ong mật rất nhạy, có thể phân biệt được chính xác một mùi hoa nào đó trong muôn vàn mùi hoa khác. Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng ? Trong phòng thí nghiệm mũi của ruồi nhà có thể phân biệt được 3 vạn hoá chất khác nhau. ? Dựa vào nguyên lý của mũi ruồi và một số động vật khác người ta đ• chế tạo ra mũi điện tử. (Mũi điện tử có thể phát hiện được mùi xăng dầu, hơi đốt và axit với nồng độ một phần triệu). ? Cơ quan khứu giác của CT chủ yếu dùng để tìm kiếm thức ăn và tìm đực/cái. Con bọ hung đực, ở cách xa 700m có thể tìm được chỗ ở của con cái. Một số loài bướm đực có thể tìm đến bướm cái cách xa hàng chục km.... Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng 9.4.4. Cơ quan vị giác - Cơ quan vị giác của CT tập trung ở môi trên, môi dưới, lưỡi và râu miệng - Côn trùng cảm nhận vị khác với người, axit axetic đối với người thì chua nhưng đối với ong cảm thấy ngọt. Chất axetin xacaro đối với người rất chát nhưng đối với ong mật lại ngọt. - Cơ quan vị giác của ruồi callipora nhạy cảm gấp 30 lần, bướm pyrameis gấp 265 lần so với lưỡi người Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng 9.4.5. Cơ quan thính giác và tiếng kêu của côn trùng ? Cơ quan thính giác của CT ít phát triển thường chỉ có ở những loài côn trùng phát ra âm. ? ở Sát sành và mối cơ quan thính giác nằm ở hai bên đầu đốt ống chân trước, ở châu chấu, cào cào nằm ở hai bên đốt bụng thứ nhất, ở muỗi đực và kiến nằm ở râu đầu, ở ve sầu ở hai bên mặt bụng của con đực. Ruồi xanh, ong chúa, ong thợ là màng mỏng ở ngay lỗ thở để phát ra âm thanh… ? Âm thanh quyến rũ giữa cái và đực (ve sầu, dế mèn), âm thanh gọi bầy (muỗi) và âm thành báo động(ong) Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng 9.5. ý nghĩa của việc nghiên cứu hoạt động hệ TK Phản xạ là phản ứng phức tạp của cơ thể do hệ thần kinh tạo ra để phản ứng lại đối với sự thay đổi của hoàn cảnh bên ngoài hoặc yếu tố sinh lý bên trong cơ thể. 9.5.1. Phản xạ không điều kiện ? Phản xạ không điều kiện là những phản xạ có tính di truyền bền vững từ đời này qua đời khác mà không cần điều kiện gì để tạo thành. Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng ? P/xạ không ĐK ở CT được biểu hiện bằng các xu tính và bản năng. a) Xu tính (Taxis) ? Xu tính là sự vận động của cơ thể côn trùng bắt nguồn từ một loại kích thích nào đó ở bên ngoài. ? Những vận động này có t/c cưỡng bách tiến hoặc lùi xa nguồn kích thích gọi là xu tính thuận và xu tính nghịch. ? Côn trùng có nhiều loại xu tính như: xu quang, xu nhiệt, xu hoá, xu lưu, xu thuỷ... Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng ? Xu quang (Phototaxis) - Xu quang là sự vận động của cơ thể côn trùng do tác dụng của ánh sáng gây ra. - Vào ban đêm ta thấy có nhiều loài CT như các loài bướm, mối cánh, kiến cánh, dế, bọ, ngựa... thường bay đến ánh sáng đèn. Đó là những loài CT có tính xu quang thuận. - Ngược lại có loài như gián nhà, muỗi thấy ánh sáng đèn lại trốn đó là tính xu quang nghịch. Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng ? Lợi dụng tính xu quang của một số loài CT trưởng thành, trong SX người ta đ• dùng các loại đèn như đèn dầu, đèn măng xông, đèn tử ngoại (PK4) để thu hút CT đến tiêu diệt. ? Tuỳ theo cường độ á/s và vị trí đèn khác nhau mà ta thu được các loài, số lượng cá thể của loài khác nhau nên người ta còn dùng đèn để DTDB sâu hại. ? Để hạn chế sự phá hoại của mối, mọt, xén tóc... người ta đ• bảo quản gỗ ở những b•i cao thoáng, các dụng cụ trong nhà làm bằng gỗ, tre, nứa được để ở nơi sáng sủa, kê xa tường. Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng - Xu nhiệt (Thermotaxis) Xu nhiệt là sự vận động của cơ thể CT do t/dụng của nhiệt độ gây ra. ? Trong hoạt động sống CT luôn luôn có xu hướng tìm đến nơi có nhiệt độ thích hợp. Nhờ có tính xu nhiệt mà CT tìm được nơi tránh rét về mùa đông và tránh nắng gắt về mùa hè. ? Dựa vào tính xu nhiệt của một số loài CT ăn hại các loại hạt cây giống như mọt, vòi voi…người ta thường phơi hạt dưới trời nắng để xua đuổi chúng, cày ải phơi đất ở vườn ươm trước khi gieo cấy. Về mùa đông CT thường chui xuống đất tránh rét nên xới xáo đất để giết sâu... ? Người nuôi ong mật muốn đàn ong không bốc bay cần biết điều chỉnh hướng tổ cho phù hợp với ĐK thời tiết từng mùa Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng - Xu hoá (Chemotaxis) ? Xu hoá là sự vận động của cơ thể côn trùng do tác động của các chất bay hơi gây ra. + Tính xu hoá của CT có liên quan tới sự nhạy cảm của cơ quan khứu giác. Nhờ có tính xu hoá dương và âm mà CT biết tìm kiếm thức ăn, tìm đôi, trốn tránh thiên địch. + Dựa vào tính xu hoá, trong SX Nông - lâm nghiệp người ta thường dùng nước đường lên men để bẫy sâu xám...hoặc dùng chất dẫn dụ sinh dục để thu hút CT đến tiêu diệt. Để hạn chế sự phá hại của bọ hung, dế và sâu xám ở vườn ươm cây giống phải vệ sinh và bón phân hoai mục... Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng b) Bản năng ? Bản năng là những tập tính phức tạp trong hoạt động sống của côn trùng được biểu hiện bằng chuỗi phản xạ nối tiếp nhau theo một thứ tự nhất định. ? Bản năng khác với xu tính: Bản năng là kết quả của một chuỗi những phản xạ và do kích thích của các yếu tố sinh lý bên trong, còn xu tính chỉ là phản xạ đơn giản và do kích thích các yếu tố bên ngoài. - VD: Bản năng nuôi con của con tò vò đất bắt muỗm (Sphex occtaniscus Lep) - một thí nghiệm của Fabrei (1879). (G.H.Fabre là nhà KH tự nhiên người Pháp thế kỷ 19) Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng - Trong tự nhiên còn rất nhiều loài CT có các bản năng khác như: Bản năng nuôi con của tò vò bắt sâu non, ong xanh bắt dế…, bản năng ký sinh của ong mắt đỏ, ong kén trắng, bản năng bắt mồi của bọ ngựa, kiến, bản năng xây tổ của mối và ong mật... - Trong sản xuất Nông – LN lợi dụng bản năng ký sinh, bản năng bắt mồi ăn thịt của các loài CT người ta đ• gây nuôi CT đó hoặc tạo ĐK cho chúng phát triển rồi thả vào các ổ dịch sâu hại. - VD: Gây nuôi ong mắt đỏ ký sinh sâu non sâu róm thông để thả vào rừng thông bị SRT phát dịch... Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng 9.5.2. Phản xạ có điều kiện * K/n: Phản xạ có điều kiện là khả năng liên tưởng bằng cách nhớ lại những kích thích từ bên ngoài của côn trùng. ? Ví dụ: Trước khi cho ong ăn cho ong ngửi một mùi hoa nào đó dần dần trở thành quen... ? Lợi dụng p/x có ĐK ở loài ong, viện sĩ Gu-bin đ• huấn luyện cho ong thụ phấn cho cỏ ba lá đưa NS cây và hạt tăng 27 lần. ? Ngày nay người ta hướng dẫn ong thụ phấn cho cây trồng. ? Trong thời gian chiến tranh, ND ta đ• huấn luyện ong bò vẽ đánh giặc . Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng 10. Hệ sinh dục Chương II - Đặc điểm giải phẫu của côn trùng ? Hệ sinh dục của CT có chức năng Sinhsản để duy trì nòi giống. Hầu hết hệ sinh dục CT có phân biệt đực/cái. a) Cấu tạo hệ sinh dục cái (H.2-14) ? Hệ sinh dục cái gồm có một đôi buồng trứng, ống dẫn trứng, túi tiếp tinh, tuyến sinh dục phụ và âm đạo. b) Cấu tạo hệ sinh dục đực ? Hệ sinh dục đực gồm có tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi chứa tinh, ống phóng tinh (dương vật) và các tuyến sinh dục phụ. ? ý nghĩa nghiên cứu c/tạo Hệ sinh dục CT: để phòng trừ các loài có hại ta chỉ cần diệt được 1 trong 2 loại cá thể đực hoặc cái đều có khả năng hạn chế sinh sản của chúng. Chương III - Đặc điểm sinh trưởng phát triển cT Mục đích: - Giúp cho sinh viên nắm vững các đặc điểm sinh trưởng phát triển của côn trùng: Các giai đoạn sinh trưởng phát triển và quá trình biến thái. - Biết cách phân loại sâu non dựa vào các đặc điểm hình thái của sâu non. ? Mục tiêu Sau khi học xong chương này sinh viên: - Trình bày được các giai đoạn sinh trưởng phát triển trong vòng đời của côn trùng. - Phân biệt 2 kiểu biến thái chính của côn trùng. - Phân loại các nhóm sâu non chủ yếu Chương III - Đặc điểm sinh trưởng phát triển cT 1. Những phương thức sinh sản của côn trùng 1.1. Sinh sản lưỡng tính ? Sinh sản lưỡng tính là sinh sản có giao phối thụ tinh thường đẻ ra trứng và trứng nở ra sâu non. Hầu hết các loài CT thuộc loại này. ? Một số hiện tượng đặc biệt: - Sinh sản đa phôi là từ một trứng được thụ tinh hình thành nên nhiều phôi thai và nở ra nhiều sâu non như các loài ong ký sinh họ Encyrtidae. - Sinh sản thai sinh là hiện tượng trứng phát triển phôi thai ngay trong bụng mẹ và sau đó đẻ ra sâu non như cánh kiến đỏ, ruồi ký sinh SRT.. Chương III - Đặc điểm sinh trưởng phát triển cT 1.2. Sinh sản đơn tính ? Sinh sản đơn tính là phương thức sinh sản đẻ ra trứng không qua giao phối trứng vẫn nở ra sâu non như các loài rệp ống (Aphis) loài này có thế hệ chỉ toàn là con cái, có thế hệ có cả cái lẫn được. ? Ngoài ra trong lớp CT còn có hiện tượng gọi là đồng thể cái đực như ở loài rệp sáp hại phi lao (Icerya purchasi Maskell), bản thân con cái có hai cơ quan sinh dục: đực và cái để sản sinh ra tinh trùng và trứng. Chương III - Đặc điểm sinh trưởng phát triển cT 2. Các pha phát triển cá thể của côn trùng 2.1. Trứng Quá trình PT CT thường trải qua 3 -4 pha: trứng, sâu non, nhộng và STT Chương III - Đặc điểm sinh trưởng phát triển cT Trứng là pha đầu tiên của một vòng đời CT và được coi là một TB lớn có nhân, NSC và chất dinh dưỡng để phát triển phôi thai. 2.1.1. Cấu tạo trứng côn trùng (H.3-1) - Phía ngoài trứng có vỏ cứng, trên vỏ trứng có một hoặc vài lỗ nhỏ gọi là no•n khổng - Bên trong vỏ trứng là màng trứng, trong màng trứng là lớp NSC (lòng trắng) - Trong cùng là lòng đỏ (chất dd). - Nhân nằm ở phía đầu trứng (hạch trứng) Chương III - Đặc điểm sinh trưởng phát triển cT 2.1.2. Các dạng trứng của côn trùng Trứng CT thường thấy các dạng chủ yếu sau: 1. Hình thuỗn dài ở loài muỗi lớn 2. Hình quả trám ở nhiều loài ruồi 3. Hình ống ở một số loài bộ cánh thẳng. 4. Hình lọ ở bọ xít ăn sâu thông 5. Hình trống ở bọ xít cải 6. Hình vẩy ở sâu tơ 7. Hình quả bí đao ở châu chấu, dế mèn 8. Hình bán cầu ở sâu xám 9. Hình cầu ở bướm phượng 10. Hình trứng chim ở bọ xít vải... Chương III - Đặc điểm sinh trưởng phát triển cT 2.1.3. Cách thức đẻ trứng ? Cách thức đẻ trứng của các loài CT rất khác nhau. Có loài đẻ từng trứng một cách xa nhau như bướm phượng hại cam, có loài đẻ thành hàng như SRT, thành đám như bọ xit vải, thành khối như bọ ngựa, gián nhà... ? Có 2 loại đẻ trứng: đẻ trứng trần và đẻ trứng kín. - Đẻ trần là trứng được đính chặt vào các giá thể bằng các chất nhầy do tuyến sinh dục phụ tiết ra như bọ xít vải, SRT... - Đẻ kín là đẻ trong các mô thực vật như ong ăn lá mỡ, sâu đục thân. đẻ trong đất như các loài bọ hung, các loài dế… ? Cách thức đẻ trứng của côn CT là một bản năng nhằm tạo những điều kiện sống tối ưu cho sự phát triển sau này trứng và sâu non Chương III - Đặc điểm sinh trưởng phát triển cT 2.1.4. Quá trình phát triển phôi thai ? Sự phát triển của phôi thai của côn trùng được chia làm 5 giai đoạn (H.3-2). (Tham khảo GT T62-65) Chương III - Đặc điểm sinh trưởng phát triển cT 2.2. Các kiểu biến thái chính của côn trùng ? Sâu non nở từ trứng ra không chỉ sinh trưởng đơn thuần mà phải qua một loạt biến đổi. Quá trình biến đổi đó gọi là biến thái. ? Biến thái là sự biến đổi có tính chất liên tục, sâu sắc cả về mặt hình thái lẫn cấu tạo từ sâu non đến sâu trưởng thành. ? Trong lớp CT có nhiều kiểu biến thái nhưng chủ yếu là BT không hoàn toàn và BT hoàn toàn. Chương III - Đặc điểm sinh trưởng phát triển cT 2.2. Các kiểu biến thái chính của côn trùng Chương III - Đặc điểm sinh trưởng phát triển cT Các kiểu biến thái chính của côn trùng B.thái KHT của Gián nhà B.thái HT Bướm giáp Chương III - Đặc điểm sinh trưởng phát triển cT 2.1. Biến thái không hoàn toàn (Hemimetabola) ? Vòng đời của kiểu biến thái không hoàn toàn có 3 pha: trứng, sâu non và sâu trưởng thành. ? Đặc điểm của kiểu biến thái Không hoàn toàn là sâu non nở từ trứng ra có hình thái và tập tính sinh hoạt gần giống STT. ? Sâu non sau nhiều lần lột xác các bộ phận còn thiếu trên cũng dần dần xuất hiện và hoàn thiện để tiến tới STT như các loài châu chấu, bọ xít… Chương III - Đặc điểm sinh trưởng phát triển cT 2.2.2. Biến thái hoàn toàn (Holometabola) - Vòng đời kiểu BTHT có 4 pha: trứng, sâu non, nhộng, STT. ? Đặc điểm của BTHT là sâu non nở từ trứng ra có hình thái và tập tính sinh hoạt khác hẳn với STT - VD: Sâu róm thông - - Sâu non qua nhiều lần lột xác rồi vào nhộng, từ nhộng biến thành STT . Sâu non của kiểu BTKHT gọi là sâu con (thiếu trùng) . Sâu non của kiểu BTHT là sâu non (ấu trùng). Chương III - Đặc điểm sinh trưởng phát triển cT 2.2.3. Nguyên nhân của sự biến thái CT, ý nghĩa N/c BT CT ? Để trở thành sâu trưởng thành ngoài lột xác sâu non còn phải trải qua pha nhộng. ? Vậy nguyên nhân CT có sự biến thái là để hoàn thiện những bộ phận và cơ quan còn thiếu trong q/trình P.triển phôi thai. ? ý nghĩa N/c Biến thái CT: - Phân loại CT - Ngày nay người ta đ• sử dụng chất hooc-môn ju-ve-nin để gây phát triển lệch pha cho một số loài sâu hại Chương III - Đặc điểm sinh trưởng phát triển cT 2.3. Pha sâu non 2.3.1. Hình thái chung và chức năng của sâu non Về hình thái sâu con thuộc kiểu BT KHT, gần giống như STT nên việc nhận biết chúng không khó Nhìn chung sâu non thuộc kiểu BT HT khá phức tạp rất khác với STT nên cần phải n/c chúng. ? Chức năng chủ yếu của sâu non là ăn uống để dự trữ chất dinh dưỡng cho pha nhộng và pha STT sau này nên chúng thường phát dịch và phá trụi rừng. VD ... Chương III - Đặc điểm sinh trưởng phát triển cT Căn cứ vào hình dạng thân thể, số lượng chân và đđiểm khác ta phân ra 4 nhóm sâu non chủ yếu sau: (SGK) 1) Nhóm sâu non không chân 2) Nhóm sâu non có 3 đôi chân ngực (không chân bụng) 3) Nhóm sâu non có 3 đôi chân ngực và có 2; 5 đôi chân 4) Nhóm sâu non có 3 đôi chân ngực và có 6; 8 đôi chân bụng, cuối chân bụng không có móc Chương III - Đặc điểm sinh trưởng phát triển cT 2.3.3. Hiện tượng lột xác và tuổi của sâu non ? Thân thể sâu non, sâu con được bao bọc một lớp màng da cứng chủ yếu là chất Kitin, tính đàn hồi kém nên đ• hạn chế sự ST của nó. Trong khi đó sâu non là pha ăn uống dự trữ chất dinh dưỡng nên ST rất nhanh, gây ra mâu thuẫn trong nội bộ cơ thể. Mâu thuẫn này được giải quyết bằng con đường lột xác (Ecdysis). ? Nhờ có lột xác mà sâu con lớn lên và dần dần biến thành STT. Vậy sinh trưởng và lột xác là hai quá trình tất yếu liên quan với nhau. Hiện tượng lột xác thường chỉ thấy ở pha sâu non và sâu con Chương III - Đặc điểm sinh trưởng phát triển cT * Tuổi của sâu non: ? Để tính tuổi của sâu non người ta căn cứ vào số lần lột xác Từ trứng nở ra là tuổi 1. Cứ sau mỗi lần lột xác tuổi của nó lại được cộng với 1 Vậy tuổi của sâu non bằng số lần lột xác cộng với 1 ? Sự quy ước này có ý nghĩa rất lớn trong việc theo dõi STPT và DT- DB mức độ phá hại của sâu non. + Số lần lột xác nhanh hay chậm, nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào loài và ĐK ngoại cảnh thức ăn, nhiệt độ và độ ẩm... VD: SRT lột xác 4- 5 lần, sâu xám 5- 6 lần, dế 3-4 lần. Chương III - Đặc điểm sinh trưởng phát triển cT 2.4. Pha nhộng ? Sâu non thuộc kiểu biến thái hoàn toàn, sau một số lần lột xác đến tuổi thành thục tìm nơi thích hợp để hoá nhộng. ? Thời gian của pha nhộng dài ngắn tuỳ theo từng loài côn trùng. 2.4.1. Hình thái chung và các dạng nhộng ? Nhộng là pha thứ ba của kiểu BTHT, về hình thái bên ngoài khi nhộng sắp vũ hoá nhộng có đầy đủ các phần như: đầu, ngực, bụng và các phần phụ: râu, chân, cánh…giống như STT, nhưng các phần phụ còn ngắn, mềm và luôn luôn xếp gọn về mặt bụng. Chương III - Đặc điểm sinh trưởng phát triển cT Hình vẽ các dạng nhộng, kén CT Chương III - Đặc điểm sinh trưởng phát triển cT ? + K/n: Nhộng trần (Pupa libera) là dạng nhộng có các phần phụ không dính liền vào mặt bụng của cơ thể, có thể cử động được như nhộng của bộ cánh màng, bộ cánh cứng và một số loài thuộc bộ hai cánh. + K/n: Nhộng màng (Pupa obtecta) là dạng nhộng có các phần phụ dính liền vào mặt bụng của cơ thể, có màng mỏng bao học, nhưng mắt thường vẫn nhận biết được chúng như nhộng của các loài bộ cánh vẩy Chương III - Đặc điểm sinh trưởng phát triển cT ? Trước khi hoá nhộng nhiều loài sâu non thường làm kén. ? K/n Kén thật: là kén được kết bằng tơ hoặc bằng các lá, mảnh vụn, cành khô, lá rụng được tơ bện lại như kén của sâu róm thông và ngài mắt nẻ. ? K/n Kén giả: kén là các vỏ cứng màu nâu đen, bên ngoài có ngấn đốt đó là xác của sâu non trước khi hoá nhộng lột ra như kén của ruồi ký sinh. Ngoài ra có laòi còn có buồng nhộng làm bằng đất. ? VD:kén đất của ong ăn lá mỡ,vòi voi đục măng tre... Chương III - Đặc điểm sinh trưởng phát triển cT 2.4.2. Chức năng của nhộng ? Nhộng không ăn uống mà sống nhờ vào chất d.dưỡng dự trữ từ pha sâu non. Nhìn bề ngoài dường như nhộng không hoạt động. Nhưng thực ra ở pha nhộng có sự biến đổi sâu sắc cả HT bên ngoài lẫn cấu tạo GP bên trong để biến thành STT Vậy chức năng chủ yếu của nhộng là tiêu mô và phát sinh mô ? Khi sâu non hoá nhộng các cơ quan bên trong ngừng hoạt động (trừ hệ tuần hoàn) và một số dần dần bị tiêu huỷ, biến đổi gọi là tiêu mô. Như: chân bụng, thể lông, kiểu miệng... ? Hàng loạt các cơ quan mới của STT bắt đầu hình thành gọi là phát sinh mô như cánh, mắt kép, bộ phận SD... ? Một số loài CT trứng được hình thành ngay ở pha nhộng... Chương III - Đặc điểm sinh trưởng phát triển cT 2.5. Pha trưởng thành ? Khi nhộng đ• hoàn thành quá trình phát triển biến thành sâu trưởng thành, sâu trưởng thành sẽ đạp tung vỏ nhộng để chui ra. - Hiện tượng này cũng giống như lần lột xác cuối cùng của sâu con ở kiểu BT KHT để biến thành STT đều gọi là vũ hoá. ? Sâu trưởng thành vừa vũ hoá, da còn mềm cánh còn ướt phải qua một thời gian ngắn thân thể mới nở nang đạt tới kích thước bình thường. Chương III - Đặc điểm sinh trưởng phát triển cT 2.5.1. Hình thái chung của sâu trưởng thành ? Sâu TT là pha cuối cùng trong vòng đời của CT nên có hình thể cố định, đây là 1 đ.điểm q.trọng để phân loại CT. ở nhiều loài C.trùng giữa con cái & đực có sự khác nhau về hình dạng như loài bọ sừng con đực đầu có một cái sừng cong lên còn con cái thì không có. Châu chấu... - Loài gạc nai con đực hàm trên phát triển dài ra như sừng nai, còn con cái hàm trên lại rất nhỏ... - Một số loài C.T STT còn có hiện tượng đa hình... Chương III - Đặc điểm sinh trưởng phát triển cT 2.5.2. Đặc tính của sâu trưởng thành ? Chức năng chủ yếu của STT là sinh sản để duy trì nòi giống. ? Sâu TT của nhiều loài CT thường có thời gian sống rất ngắn ngủi chỉ trong vài ngày thậm chí có loài chỉ trong vài phút và it ăn uống, chúng ít sống thành từng đôi. - Nhưng 1 số loài do pha sâu non chưa dự trữ đầy đủ dd và bộ phận sinh dục chưa hoàn chỉnh nên STT còn ăn bổ sung một thời gian nữa mới sinh sản và chết như các loài bọ hung, châu chấu... các loài này phá hại ở cả 2 pha: sâu non và trưởng thành. Chương III - Đặc điểm sinh trưởng phát triển cT 2.5.2. Đặc tính của sâu trưởng thành ? Nói chung, STT sau khi đẻ trứng thường chết nhưng có loài sống rất lâu như ong chúa 5 năm, kiến chúa, mối chúa 10 đến 15 năm. ? Một số loài côn trùng có khả năng sinh sản rất lớn như sâu xám con cái đẻ từ 1500-2500 trứng, ong chúa đẻ một ngày từ 800-1200 trứng, một đời mối chúa đẻ vài trăm triệu chứng. ? Lượng sinh sản và tỷ lệ cái đực là chỉ tiêu dùng để dự tính dự báo CT Chương III - Đặc điểm sinh trưởng phát triển cT 3. Hiện tượng đình dục ở côn trùng ? Khi điều kiện sống không thoả m•n đầy đủ với yêu cầu STPT của CT thì chúng rơi vào trạng thái tạm ngừng phát dục gọi chung là đình dục (Diapause). ? Khi đình dục CT không ăn uống, hoạt động yếu ớt, cường độ trao đổi chất giảm xuống rất thấp, thậm chí tim ngừng đập, máu ngừng lưu thông và không cần oxi của không khí, sống hoàn toàn dựa vào nguồn d.d dự trữ trong cơ thể. ? Hiện tượng đình dục ở CT phần lớn gồm 2 trạng thái: Chương III - Đặc điểm sinh trưởng phát triển cT * Hôn mê là trạng thái ngừng phát dục khi đột nhiên CT gặp phải điều kiện bất lợi về nhiệt độ, độ ẩm, oxi và các hoá chất khác… (cháy rừng, phun thuốc hoá học...) - Đặc điểm của hôn mê là CT chưa kịp chuẩn bị đối phó và khi ĐK trở lại bình thường thì CT cũng khó hồi phục. * Ngủ nghỉ là trạng thái ngừng phát dục có tính chất chu kỳ. Trạng thái này thường phù hợp với sự thay đổi điều kiện sống theo mùa và được hình thành trong quá trình lịch sử của loài. Nên sau ngủ nghỉ CT dễ bình phục và hoạt động trở lại. Chương III - Đặc điểm sinh trưởng phát triển cT 4. Vòng đời, lứa sâu và lịch phát sinh của côn trùng - Vậy vòng đời của CT là một chu kỳ phát dục được kể từ khi trứng mới đẻ ra và kết thúc ở STT bắt đầu đẻ trứng. ? Thời gian của vòng đời dài/ngắn, số lượng vòng đời trong năm nhiều/ít là tuỳ ở từng loài CT và ĐK ngoại cảnh trong đó chủ yếu là Nhiệt độ, Độ ẩm và Thức ăn. ? Muốn biết rõ thời gian của một vòng đời và số vòng đời của một loài CT trong năm, ta cần phải nuôi loài sâu đó ở trong phòng kết hợp với việc theo dõi ở ngoài rừng để DT-DB. Chương III - Đặc điểm sinh trưởng phát triển cT ? Lứa sâu hay thế hệ sâu: là thời gian tồn tại của tất cả những cá thể sâu do cùng một mẹ sinh ra. + Thời gian đẻ hết số lượng trứng của một con mẹ thường kéo dài tới vài ngày do đó trong một lứa sâu non sẽ có nhiều cấp tuổi xen kẽ nhau rất phức tạp và tính từ khi con sâu non đầu tiên nở ra cho đến khi con sâu non cuối cùng vào nhộng. + Một lứa sâu trưởng thành được tính từ khi con đầu tiên vũ hoá đến lúc con cuối cùng bị chết . Chương III - Đặc điểm sinh trưởng phát triển cT ? Lịch phát sinh của côn trùng: là bảng ghi các thế hệ của từng loài côn trùng theo năm tháng. + Lịch phát sinh của côn trùng có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất, vì nó giúp ta biết được số lượng thế hệ trong năm và thời gian xuất hiện của các pha đặc biệt là pha phá hại của sâu non từ đó ta chủ động tiến hành các biện pháp phòng trừ. + Dưới đây là lịch phát sinh các thế hệ của sâu róm thông nghiên cứu tại Yên Dũng - Bắc Giang năm 1961 - 1962. (GT - T 76) Chương IV- Đ.Đ một số bộ CT có liên quan đến rừng ? * Mục đích - Giúp cho sinh viên nắm được đặc điểm phân loại của các bộ CT có hại, có ích đối với sản xuất LN * Mục tiêu Sau khi học xong chương này sinh viên: - Trình bày được cơ sở để phân loại CT - Chỉ ra được đặc điểm của các bộ CT thuộc kiểu biến thái hoàn toàn, không hoàn toàn có liên quan đối với sản xuất Lâm nghiệp. Chương IV- Đ.Đ một số bộ CT có liên quan đến rừng 1. Khái niệm và cơ sở phân loại côn trùng K/n Phân loại côn trùng: là nghiên cứu những cơ thể khác nhau nhằm phân biệt và xác định mối quan hệ thân thuộc và nguồn phát sinh giữa chúng. ? Khi P.loại CT người ta dựa vào các đ.điểm - Mức độ phân hoá về thân thể CT: Đầu, ngực, bụng - Số lượng cánh, phân bố mạch cánh và độ rắn của cánh. - Sự cấu tạo của bộ phận miệng. - Các kiểu biến thái của côn trùng... Chương IV- Đ.Đ một số bộ CT có liên quan đến rừng 2. Đơn vị phân loại của côn trùng ? Loài (Species) là đơn vị phân loại côn trùng . * K/n Loài: là một tập hợp các cá thể giống nhau có cấu trúc và chức năng giống nhau, trong tự nhiên chỉ có thể lai giữa chúng với nhau và chúng có cùng một nguồn gốc chung ? - Vậy loài là đơn vị phân loại nhỏ nhất, bên cạnh loài còn có loài phụ. Chương IV- Đ.Đ một số bộ CTcó liên quan đến rừng 3. Đặc điểm một số bộ CT liên quan đến rừng ? Có nhiều hệ thống phân loại côn trùng và số lượng bộ của mỗi hệ thống khác nhau là tuỳ theo các đặc điểm mà tác giả dùng để phân loại. ? Giáo sư Ma-tư-nôp (1924-1938) đ• dựa vào số lượng và cấu tạo và p.pháp đặt cánh trong tiến hoá của côn trùng chia ra làm 33 bộ và hai lớp phụ là lớp phụ không cánh và lớp phụ có cánh. Sau đây chúng ta chỉ tóm tắt những đặc điểm chủ yếu của 1 số bộ có liên quan đến rừng. Chương IV- Đ.Đ một số bộ CT có liên quan đến rừng 3.1. Kiểu biến thái không hoàn toàn (Hemimetabola) 3.1.1. Bộ bọ ngựa (Mantodea) Chương IV- Đ.Đ một số bộ CT có liên quan đến rừng Bộ bọ ngựa (Mantodea) ? Bộ này bao gồm các loài bọ ngựa có kích thước thân thể lớn. Đầu hình tam giác cử động được. ? Râu đầu hình lông cứng. ? Mắt kép lồi to, có 2 mắt đơn ở đỉnh đầu. ? Miệng gặm nhai. Ngực trước rất dài, chân trước bắt mồi. Cánh trước là cánh da. Khi không bay cánh được xếp hình mái nhà trên lưng. ? ăn thịt các loài CT khác. Bọ ngựa là loài CT có ích. ? ở Việt Nam thường gặp họ bọ ngựa (Mantidae) gồm các giống Mantis, Tenodera và Statilia. Chương IV- Đ.Đ một số bộ CT có liên quan đến rừng 3.1.2. Bộ cánh bằng (Isoptera) (H.4-2) Chương IV- Đ.Đ một số bộ CT có liên quan đến rừng Bộ cánh bằng (Isoptera) (H.4-2) ? Bộ này bao gồm các loài mối, trên TG đ• phát hiện được khoảng 2700 loài ? Kích thước thân thể nhỏ, mềm. Râu đầu hình chuỗi hạt. ? Miệng gặm nhai. Có cánh/không có cánh. ? Mỗi giống có 2 đôi cánh dạng màng dài hơn thân thể, có hình dạng và kích thước giống nhau. Khi không bay cánh xếp bằng trên mặt lưng. Chương IV- Đ.Đ một số bộ CT có liên quan đến rừng ? Mối là loài CT sống có t/c XH ... ? - Mối sống ở trong gỗ, đất phá hoại các dụng cụ, công trình bằng tre, gỗ... và các sản phẩm chứa xenlulo. ? Trong rừng phá hoại cả cây sống lẫn cây chết - ở miền Bắc Việt Nam thường gặp các họ Rhinotermitidae, Kalotermitidae, Termopsidae và Termitidae. Chương IV- Đ.Đ một số bộ CT có liên quan đến rừng 3.1.3. Bộ cánh thẳng (Orthoptera) (H.4-3) Chương IV- Đ.Đ một số bộ CT có liên quan đến rừng Bộ cánh thẳng (Orthoptera) ? Bộ này gồm các loài châu chấu, cào cào và dế, trên thế giới đ• phát hiện được 22.500 loài. ? Kích thước thân thể từ trung bình đến lớn. Râu đầu hình sợi chỉ, hình lông cứng, hình kiếm. ? Mắt kép phát triển, có từ 2-3 mắt đơn. Miệng gặm nhai. ? Chân sau thường là chân nhẩy. Chương IV- Đ.Đ một số bộ CT có liên quan đến rừng Bộ cánh thẳng (Orthoptera) (H.4-3) ? Cánh trước là cánh da dài hẹp. Khi không bay xếp hình mái nhà trên lưng. Nhiều loài có ống để trứng và lông đuôi. ? Các loài trong bộ này đều là loài đa thực một số sống thành đàn như các loài châu chấu gây ra sự phá hoại khủng khiếp. ? Trong bộ này thường gặp 4 họ sau: Họ sát sành (Tettigonidae), họ châu chấu (Acrididae), họ dế mèn (Gryllidae) và họ dế dũi (Gryllotalpidae). Chương IV- Đ.Đ một số bộ CT có liên quan đến rừng 3.1.4. Bộ cánh đều (Homoptera) Chương IV- Đ.Đ một số bộ CT có liên quan đến rừng Bộ cánh đều (Homoptera) * Gồm các loài ve sầu, rệp ống, rệp sáp, trên TG đ• phát hiên được 32.000 loài. Kích thước thân thể từ nhỏ đến lớn. Râu đầu lông cứng, lông chim, sợi chỉ. ? Miệng chích hút ngắn. Cánh là dạng màng. Một số loài chỉ có một đôi hoặc không có Sâu con họ ve sầu sống ở trong đất còn lại sống ở trên cây ? Cả câu con và STT chuyên chích hút nhựa cây và còn là vật trung gian truyền bệnh cây. ? Trong bộ này thường gặp 3 họ: Họ ve sầu (Cicadidae), họ rệp ống (Aphididae), họ rệp sáp (Coccidae). Chương IV- Đ.Đ một số bộ CT có liên quan đến rừng 3.1.5. Bộ cánh không đều (Hemiptera) (H.4-3) Chương IV- Đ.Đ một số bộ CT có liên quan đến rừng Bộ cánh không đều (Hemiptera) ? Bộ này gồm các loài bọ xít, trên TG đ• phát hiện được 23.000 loài. ? Kích thước TB. Râu đầu sợi chỉ, ngắn ? Miệng chích hút hơi dài, vòi phân đốt ? Có 2 đôi cánh, gần 2/3 chiều dài cánh trước kitin hoá cứng, hơn 1/3 còn lại là dạng màng. Nhiều loài có tuyến hôi. ? Chích hút nhựa cây, là vật trung gian truyền bệnh cây. ? Một số loài có ích là họ bọ xít ăn sâu (hút áu CT khác) ? Có nhiều họ hại cây trồng NLN: họ bọ xít vải, họ bọ xít hai gai, họ bọ xít dài, họ bọ xít mai rùa. Chương IV- Đ.Đ một số bộ CT có liên quan đến rừng 3.2. Kiểu biến thái hoàn toàn (Holometabola) 3.2.1 Bộ cánh cứng (Coleoptera) Chương IV- Đ.Đ một số bộ CT có liên quan đến rừng Bộ cánh cứng (Coleoptera) (H.4-4) ? Đây là bộ lớn nhất trong lớp CT bao gồm các loài: bọ hung, xén tóc, bổ củi, mọt, bọ rùa…Người ta biết khoảng 290.000 loài có trên 2000 loài hại rừng nghiêm trọng. ? Kích thước từ nhỏ - lớn. Râu đầu: lá lợp, sợi chỉ, răng cưa ? Miệng gặm nhai. Cánh trước kitin hoá cứng, khi không bay bao lấy cánh sau. Chương IV- Đ.Đ một số bộ CT có liên quan đến rừng Bộ cánh cứng (Coleoptera) (H.4-4) ? Sâu non có 3 đôi chân ngực phát triển/thoái hoá Nhộng trần. Bộ này sống ở khắp mọi nơi, ăn cả TV và ĐV. Bộ cánh cứng chia ra làm 2 bộ phụ * Bộ phụ ăn thịt: Trong rừng thường gặp các loài thuộc họ hành trùng, họ hổ trùng * Bộ phụ đa thực Trong rừng thường gặp các họ: Họ xén tóc, họ bổ củi, họ bọ hung, họ vòi voi, họ bọ rùa, các họ mọt... Chương IV- Đ.Đ một số bộ CT có liên quan đến rừng 3.2.2. Bộ cánh màng (Hymenoptera) (H.4-5) Chương IV- Đ.Đ một số bộ CT có liên quan đến rừng 3.2.2. Bộ cánh màng (Hymenoptera) (H.4-5) ? Bộ cánh màng gồm các loài: ong, kiến, tò vò. TG đ• biết khoảng 105.000 loài. Kích thước thân thể từ nhỏ xíu đến lớn. ? Râu đầu: hình đầu gối, răng lược, lông chim. Miệng gặm nhai/gặm hút. ? Có 2 đôi cánh dạng màng. Một số loài cánh ngắn/không có cánh. Con cái có ống đẻ trứng rất PT, một số loài biến thành kim đốt. ? Sâu non có đầu PT, không có chân/3 đôi chân ngực, 6/8 đôi chân bụng. Chương IV- Đ.Đ một số bộ CT có liên quan đến rừng - Nhộng trần. Bộ này sống ở trên cây, trong đất/ký sinh trên cơ thể các loài CT khác, gồm cả CT có ích và có hại. ? Một số loài ong ăn lá, đục thân phá hại cây rừng nghiêm trọng... ? Một số loài ong, kiến sống có tính chất x• hội. Nhiều loài có ích ký sinh/ăn thịt các loại CT khác (kiến, ong vò vẽ, tò vò bắt sâu...) giúp chúng ta trong việc phòng trừ sâu hại. ? Bộ này chia làm 3 bộ phụ: - Bộ phụ ong bụng rộng. (ong mật) - Bộ phụ ong bụng hẹp. (Tò vò, ong vàng) - Bộ phụ ong đốt. Chương IV- Đ.Đ một số bộ CT có liên quan đến rừng 3.2.3. Bộ hai cánh (Diptera) (H.4-6) ? Bộ hai cánh bao gồm các loài ruồi muỗi, khoảng 87.000 loài. Kích thước thân thể từ nhỏ - lớn. ? Râu đầu: hình sợi chỉ/cầu lông/lông cứng. Miệng kiểu chích hút, liếm hút, cắt hút ? Có một đôi cánh dạng màng. Nhộng trần , Nhiều loài có úch ký sinh và ăn thịt các loài CT khác. Một số loài là vật trung gian truyền bệnh ? Có nhiều loài phá hoại quả, thân như ruồi đục quả, ruồi đục thân. ? Bộ này được chia làm 2 bộ phụ: bộ phụ râu dài và bộ phụ râu ngắn. Chương IV- Đ.Đ một số bộ CT có liên quan đến rừng 3.2.4 Bộ cánh vẩy (Lepidoptera) Sâu bướm cú mèo Sâu đục thân lúa 2 chấm Bướm phượng cam Chương IV- Đ.Đ một số bộ CT có liên quan đến rừng Bộ cánh vẩy (Lepidoptera) (H.4-7) ? Gồm các loài bướm, ngài, khoảng 112.000 loài. ? Kích thước từ nhỏ - lớn. Râu đầu: hình dùi đục, sợi chỉ, răng lược, lông chim ? Kiểu miệng hút. Có 2 đôi cánh vẩy ? Sâu non có 3 đôi chân ngực, 2; 5 đôi chân bụng ? Nhộng màng, nhiều loài nhộng nằm trong kén tơ ? Sống chủ yếu ở trên cây. STT hút mật hoa và các chất dd khác. Một số loài bướm bay thành đàn di cư rất xa. ? Sâu non của nhiều loài phá hại nghiêm trọng đối với cây rừng.(VD...) Chương V - Sinh thái côn trùng rừng 1. Khái niệm về sinh thái côn trùng rừng ? Thuật ngữ sinh thái nói chung (Ecology) bắt nguồn từ hai chữ Hy Lạp: “Oikos” - nơi ở hoặc nơi trú ẩn và “Logos” - khoa học. * K/n Sinh thái học: là một môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa hoàn cảnh chung quanh với thể hữu cơ. ? Còn môn sinh thái lấy CT rừng làm đối tượng nghiên cứu được gọi là môn sinh thái CT rừng. ? Như vậy sinh thái côn trùng rừng là một bộ phận sinh thái n/c mối quan hệ qua lại giữa môi trường rừng và CT Chương V - Sinh thái côn trùng rừng 2. Nhiệm vụ cơ bản của sinh thái côn trùng rừng ? a) Nghiên cứu sự hình thành các đặc điểm hình thái sinh lý và các đặc điểm sống của côn trùng trong mối liên hệ với điều kiện môi trường rừng. ? b) Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến số lượng cá thể của từng loài đến tính chất phân bố của CT theo l•nh thổ và vai trò của chúng trong quần x• SV sống trong các l•nh thổ khác nhau. (Quần x• SV là một phức hợp các loài sinh vật được hình thành trong quá trình lịch sử đặc trưng cho một sinh cảnh) Chương V - Sinh thái côn trùng rừng 3. ý nghĩa của nghiên cứu sinh thái côn trùng rừng a) Kết quả nghiên cứu sinh thái là cơ sở để tiến hành hợp lý hàng loạt các b/p phòng trừ sâu hại, lợi dụng động, TV có ích, bảo vệ rừng, bảo vệ sức khoẻ con người và ĐV. VD: Dịch ruồi củ Chi năm2001...; muỗi Phòng rừ SRT, Rầy nâu hại lúa... Thông qua các nhân tố thứa ăn, thiên địch... Chương V - Sinh thái côn trùng rừng b) Nhờ có hiểu biết về thái mới nâng cao tinh thần cải tạo tự nhiên, xây dựng một kế hoạch tổ chức kinh tế chính xác trên một quy mô lớn, vừa phục vụ phát triển kinh tế vừa đảm bảo môi trường sống lâu dài. ? Chẳng hạn khi xây dựng các mô hình NLKH... ? Khi muốn trồng rừng tập trung trên một quy mô lớn... Chương V - Sinh thái côn trùng rừng 4. Những điểm chú ý khi nghiên cứu về sinh thái côn trùng a) Côn trùng là một lớp phong phú nhất b) Thân thể côn trùng nhỏ bé (từ 0,2mm - 0,3m) c) Côn trùng phân bố rộng r•i d) Côn trùng phải trải qua 3 hoặc 4 pha biến thái: Chương V - Sinh thái côn trùng rừng 5. ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến đời sống CT 5.1. Các yếu tố phi sinh vật 5.1.1. ảnh hưởng của nhiệt độ a) ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt động sống của côn trùng ? Sự trao đổi nhiệt được coi là quá trình năng lượng chủ yếu và trước tiên trong quan hệ giữa cơ thể CT và môi trường ? Côn trùng là ĐV có thân nhiệt không cố định (Biến nhiệt) Dưới t/d của bức xạ mặt trời, nhiệt độ cơ thể CT có thể biến đổi hàng chục độ. Song trong một phạm vi nhất định thì nhiệt độ cơ thể CT luôn cao hơn nhiệt độ thấp, thấp hơn nhiệt độ cao của môi trường theo hướng có lợi cho CT, k/năng biến đổi (Trong phạm vi +, - 1,5 - 2 độ). Chương V - Sinh thái côn trùng rừng ? Nhiệt độ thích hợp Đối với mỗi loài côn trùng và ngay cả từng pha biến thái của nó đều thích ứng với một khoảng nhiệt độ thích hợp nhất định. ? K/n: Khoảng nhiệt độ thích hợp là khoảng nhiệt độ mà trong đó mọi hoạt động sống của côn trùng như: ăn uống, trao đổi chất, hoạt động sinh dục…đều tiến hành một cách thuận lợi. ? ở vùng nhiệt đới, khoảng hoạt động sống bình thường của đa số các loài CT từ 10-350C nhưng khoảng nhiệt độ thích hợp thì từ 20-300C. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng ? Khi T0 môi trường cao hơn hoặc thấp hơn khoảng T0 thích hợp thì hoạt động sống của CT giảm dần và rơi vào trạng thái choáng váng rồi hôn mê, có thể chết vì nóng hoặc vì lạnh - Chẳng hạn khi T0 tăng lên từ 35-420C thì đa số côn trùng choáng váng và từ 420 - 450C thì hôn mê và từ 45-500C thì côn trùng chết (maximum) Chương V - Sinh thái côn trùng rừng ? Một số loài có thể chịu đựng được T0 khá cao như sâu non của một số loài ruồi thuộc họ Ephydridae vẫn sống ở 650C ? Ngược lại khi T0 môi trường giảm từ 8- 00C thì CT cũng rơi vào trạng thái choáng váng và từ 00C đến (-100C) thì cũng hôn mê vì lạnh và từ (-10)- (-150C) thì CT chết (minimum) * K/n Nhiệt độ khởi điểm phát dục: (điểm không sinh lý). là nhiệt độ mà từ đó CT bắt đấu phát dục. Nó có ý nghĩa lớn trong DT-DB sâu hại - Tuỳ theo loài CT và pha biến thái mà có T0 khởi điểm phát dục khác nhau, khoảng từ 15 đến (-70C) Chương V - Sinh thái côn trùng rừng b) ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ và thời gian phát dục của côn trùng ? K/n Nhiệt độ tối thích: là nhiệt độ mà ở đó côn trùng: - Tiêu phí năng lượng ít nhất - Tốc độ phát dục nhanh nhất - Tuổi thọ cao nhất - Và lượng sinh sản cao nhất... + T0 tối thích chỉ có giá trị về mặt lý thuyết còn trong thực tế không tồn tại... T0 tối thích thường nằm trong khoảng T0 thích hợp và có nhiều ý nghĩa trong phòng trừ sâu hại và lợi dụng sâu có ích. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng ? Tốc độ phát dục trong phạm vi nhiệt độ thích hợp tỷ lệ thuận với sự tăng nhiệt độ. ? Tốc độ phát dục V được xác định theo phần trăm của pha phát dục hoàn chỉnh trong một ngày đêm hay một giờ (Shelford 1929). ? Theo công thức: V = 1/N x 100 - V là tốc độ phát dục (%). - N là thời gian phát dục (ngày đêm) của một pha nào đó ở nhiệt độ trung bình đ• biết. ? Tốc độ phát dục và thời gian phát dục là hai đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau. (Xem biểu đồ 5-3). Chương V - Sinh thái côn trùng rừng * K/n Tích ôn hữu hiệu: Để hoàn thành một pha phát dục của một loài côn trùng đều đòi hỏi phải có một tổng lượng nhiệt hữu hiệu nhất định và tổng lượng nhiệt đó là một hằng số (Constant) ? Năm 1923 Blunk xác định lượng nhiệt hữu hiệu bằng CT: K = N (T - C) Trong đó: N - Thời gian phát dục của một pha tính theo ngày hoặc giờ T - Nhiệt độ trung bình trong thời gian đó (C0) C - Nhiệt độ khởi điểm phát dục của pha đó (0C) K - Lượng nhiệt hữu hiệu của pha phát dục (ngày x độ) Chương V - Sinh thái côn trùng rừng 5.1.2. ảnh hưởng của độ ẩm và lượng mưa a) ảnh hưởng của độ ẩm và lượng mưa đến hoạt động của côn trùng ? Trong cơ thể CT chứa một lượng nước rất lớn, thường biến đổi từ 45-92% trong lượng cơ thể tuỳ theo từng loài CT. ? VD: ở loài vòi voi trưởng thành hoặc mọt hại thóc lượng nước ở trong cơ thể có từ 46-47% còn ở sâu non của bộ cánh vẩy lượng nước có từ 90-92%. ? Trong hoạt động sống của CT nước được thải ra khỏi cơ thể qua đường hô hấp, bốc hơi qua da, bài tiết... vì vậy CT rất cần ẩm độ của môi trường. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng ? Côn trùng bổ xung nước đ• mất đi trong quá trình trao đổi chất bằng nhiều phương thức khác nhau. + Nhiều loại côn trùng như bọ xít, ong mật, ruồi, bướm, sâu non uống nước. + Côn trùng còn có thể hút nước qua da như những loài sống trong nước. Sâu non sống ở trong đất, trong gỗ ẩm ướt có tầng biểu bì dễ thấm nước: Mối, sâu đục thân.... ? Đa số các loài côn trùng có thể sống được bình thường trong khoảng độ ẩm tương đối của môi trường từ 70 - <100%. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng ? Khoảng độ ẩm tương đối thích hợp thì chỉ từ 80-90%. ? Nếu độ ẩm tương đối của môi trường dao động ra khỏi phạm vi đó theo hướng tăng hay giảm đều làm giảm sức sống của CT. Nếu độ ẩm tương đối tiếp tục dao động xa hơn nữa (trong phạm vi đó) thì côn trùng cũng sẽ rơi vào trạng thái hôn mê và sau đó sẽ chết. VD SRT khi ở độ ẩm KK 45 - 50% tỷ lệ nở của trứng chỉ đạt khoảng 40%. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng b) ảnh hưởng của độ ẩm và lượng mưa đến sinh trưởng và phát dục của côn trùng ? Độ ẩm và lượng mưa đ• gián tiếp ảnh hưởng đến CT thông qua TV mà đến thức ăn của đa số CT (80%) ? Độ ẩm và lượng mưa đ• gián tiếp ảnh hưởng đến CT thông qua thiên địch ... ? VD: Mưa rào làm 1 số loài chim không đi ăn sâu. Mưa xuân nhiều, nấm cứng trắng đ• làm cho SRT chết đến 30-40%. ? Mưa to làm cho côn trùng ăn lá chết hàng loạt. ? VD trận mưa to gió lớn kéo dài trong 6 ngày liền năm 1968 đ• làm cho số lượng SRT ở Yên Lập - Quảng Ninh giảm từ 1/2 -1/3. ? Đối với một số loài CT mưa lại là điều kiện sinh hoạt của chúng như mối cánh và chuồn chuồn. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng c) ảnh hưởng tổng hợp của nhiệt độ và độ ẩm đối với CT Trong thiên nhiên giữa nhiệt độ và độ ẩm có quan hệ qua lại lẫn nhau, khi nhiệt độ thay đổi kéo theo độ ẩm thay đổi và ngược lại. Vì thế nên trong sinh thái CT người ta thường n/c các p.pháp xác định đồng thời tác động của nhiệt độ và độ ẩm hoặc lượng mưa đến đời sống côn trùng theo1 số phương pháp sau: ? 1. Phương pháp biểu đồ thuỷ nhiệt ? 2. P.pháp biểu đồ khí hậu và biểu đồ sinh khí hậu ? 3. Phương pháp hệ số nhiệt ẩm độ (GT Côn trùng rừng T107-112) Chương V - Sinh thái côn trùng rừng 5.1.3. ảnh hưởng của ánh sáng a) ánh sáng ả/h gián tiếp đến sinh trưởng và phát dục của côn trùng ? Trong á/s thì bức xạ mặt trời là một trong những nguyên nhân chủ yếu sinh ra nhiệt trong khí quyển. á/s đ• thông qua bức xạ ả/h đến nhiệt độ không khí và đất mà ảnh hưởng gián tiếp đến sinh trưởng phát dục của CT ở các vùng khác nhau. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng b) ánh sáng ảnh hưởng đến hoạt động của côn trùng ? Tính cảm thụ thị giác cũng như các đặc điểm tập tính và hoạt động sống của CT có liên quan tới thị giác đều phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng và tính chất của các tia sáng. ? ánh sáng có thể kích thích hoạt tính của một số loài CT này, ngược lại nó lại kìm h•m một số loài CT khác (VD...) Chương V - Sinh thái côn trùng rừng 1) Nhóm côn trùng hoạt động ban ngày ? Các loài CT thuộc nhóm này thường hoạt động ăn uốn ban ngày mạnh hơn ban đêm như: loài bướm cải, các loài ong mật, ruồi trâu, ruồi nhà, hổ trùng 2) Nhóm côn trùng hoạt động ban đêm ? Các loài côn trùng thuộc nhóm này thường hoạt động ăn uống ban đêm mạnh hơn ban ngày như: sâu xám nhỏ, dế, bọ hung, muỗi, gián... 3) Nhóm CT hoạt động cả ngày lẫn đêm: cường độ hoạt động ban ngày và ban đêm tương đương nhau. Như mối, kiến, bổ củi, xén tóc..., một số loài thuộc họ ngoài trời lại chỉ bay vào các buổi hoàng hôn. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng ? Mắt CT nhạy cảm với tia a/s tím nhiều hơn. ? Các loài ong mật chỉ phân biệt được 4 màu: vàng, lam (xanh lá cây), chàm (xanh đậm), tím (tia tử ngoại). ? Tia sáng vàng xanh có năng lượng bằng tia tử ngoại, nhưng tác dụng thu hút CT xu quang dương kém hơn tia tử ngoại 20 lần (Mozokhin - Porsniakhov 1965) nên trong thực tế người ta thường dùng đèn tia tử ngoại phát ra tia tím để nghiên cứu khu hệ côn trùng và DT-DB phòng trừ sâu hại. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng 5.1.4. ảnh hưởng của gió ? Gió ả/h gián tiếp đến CT thông qua làm thay đổi T0 KK, W0 đất. - Gió ả/h đến sự ăn uống của một số loài CT. VD Khi gió mạnh, CT thường lẩn vào những nơi khuất gió để nghỉ, hoặc tụt xuống phía dưới gốc cây. - Gió ả/h đến sự phân tán của CT. Một số loại sâu non như SRT, sâu đo ăn lá lim…buông tơ để di chuyển nhờ gió. CT luôn tìm đến nơi có gió mát về mùa hè và tránh gió lạnh về mùa đông. - Gió ả/h đến hướng bay của CT. Một số loài CT luôn luôn bay theo chiều gió như mối cánh khi chia đàn... - Gió ả/h đến hình thái của CT. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng 5.1.5. ảnh hưởng của đất ? Đất là hoàn cảnh sinh sống của nhiều loài côn trùng, có đến 95% số loài CT có liên quan trực tiếp nhiều hay ít với đất ? 1. Độ ẩm của đất: Độ ẩm của đất ả/h đến CT sống ở trong đất cũng giống như độ ẩm của không khí. ? Khi độ ẩm của lớp đất mặt không đủ thì nhiều loài CT chui xuống các lớp đất sâu hơn đôi khi đến >2m. ? Khi thiếu hụt độ ẩm để bù lại lượng nước mất đi, một số loài CT dưới đất chuyển sang ăn TA tươi, vì thế khi khô hạn CT dưới đất gây ra tác hại lớn cho cây trồng. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng ? Mỗi loài CT yêu cầu hàm lượng nước trong đất khác nhau. đa số CT yêu cầu hàm lượng nước trong đất từ 15-20%, khi hàm lượng nước trong đất dưới 8% hoặc > 40% nó không hoạt động, < 5% thì nó chết. ? Khi độ ẩm của đất quá cao CT không thể thải nước ra ngoài hoặc không thể di chuyển tới lớp đất có độ ẩm thích hợp thì CT sẽ chết hàng loạt. Vì vậy trong thực tế SX để tiêu diệt các loài sâu hại vườn ươm trong những ĐK nhất định, người ta tháo nước vào ngâm 1-2 ngày. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng ? 2) Nhiệt độ của đất ? T0 của đất do nhiều yếu tố quyết định như: màu sắc của đất, thành phần cơ giới, địa hình, thực vật che phủ, W0 đất… ? Sự biến đổi T0 ở trong đất ít hơn so với T0 không khí đặc biệt là biến đổi theo đường thẳng đứng. ? Về mùa hè càng xuống sâu T0 của đất càng giảm, ngược lại về mùa đông càng xuống sâu T0 của đất càng cao. ở độ sâu khoảng 8-10m thì T0 hầu như không thay đổi. T0 của đất biến đổi ít và chậm nên giúp cho CT kịp di chuyển để tìm đến được những tầng đất có T0 thích hợp để sống. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng 3) Lớp thảm mục rừng ? Lớp thảm mục rừng là nguồn TA và là nơi cư trú của nhiều loài CT như; bọ hung, gián, kiến, mối, dế… ? Một số loài CT thường vào nhộng hoặc qua đông trong đất có nhiều thảm mục. Nơi có nhiều mùn, tơi xốp thì mật độ sâu dưới đất cao hơn. ? T/c lý hoá đất: ả/h chủ yếu đến sự phân bố và số lượng CT - Về lý tính: đa số CT thích hợp với đất cát pha hoặc thịt nhẹ ? Tỷ lệ sâu xám phân bố ở đất cát pha là 53,3% còn ở đất cát là15,6%. Đất thịt nặng, đất cát và đất mặn thường không thuận lợi cho đa số côn trùng. - Về hoá tính (chủ yếu là độ chua pH). Đa số côn trùng thích sống ở trong đất trung tính. ( pH: 6 -7,5) Chương V - Sinh thái côn trùng rừng 5.2. Các yếu tố sinh học 5.2.1. ảnh hưởng của thức ăn ? Thức ăn được coi là một nhân tố sinh thái quan trọng nhất trong các yếu tố sinh học, vì TA cần cho CT STPT cá thể, bù đắp lại năng lượng mất đi trong hoạt động sống và dự trữ dinh dướng cho sinh sản ? CT chỉ ăn các chất hữu cơ sẵn có và ăn nhiều loại thức ăn khác nhau: thực vật, động vật, xác thực, động vật, ăn phân Chương V - Sinh thái côn trùng rừng Căn cứ vào tính ăn củaCT , người ta chia thành 3 loại: ? Loại đa thực (Polyphaga) bao gồm các loại CT ăn nhiều loại thức ăn khác nhau như: châu chấu, sâu xám, bọ hung... ? Loại đơn thực (Monophaga) gồm những loài chỉ ăn một loại thức ăn như: ong Pseudaphiacus malinus Gah chỉ ký sinh lên rệp sáp Pseudococcus comstocki. Loại này rất hiếm. ? Loại hẹp thực (Oligophaga) gồm những loài CT chỉ ăn các cây thuộc cùng một giống hay một họ như: sâu róm thông chỉ ăn các loài thông thuộc giống Pinus. Song việc phân chia như trên chỉ có T/c tương đối mà thôi Chương V - Sinh thái côn trùng rừng a) ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và phát dục của CT ? Thành phần dinh dưỡng tuỳ thuộc vào từng loại thức ăn. Nguồn thức ăn chủ yếu của CT là cây xanh (TV rừng). Có đến 80% CT ăn cây xanh. Tuỳ theo từng loại TV, tuỳ theo từng loài CT và các pha biến thái của nó mà ả/h của TA đến chúng là rất khác nhau. ? Mỗi loài CT đều có một loại TA mà chúng ưa thích nhất. - Nếu TA thích hợp (đúng và đủ) thì tốc độ phát dục nhanh, CT chết ít và sinh sản nhiều, vòng đời ngắn, nguy cơ phát dịch cao và ngược lại... ? VD: Sâu róm thông... Chương V - Sinh thái côn trùng rừng * Chất lượng thức ăn ả/h đến ST và phát dục của CT + Tuỳ theo mức độ ST và phát dục của từng tuổi sâu non mà yêu cầu các loại TA khác nhau. ? Sâu non mới nở đến tuổi 2 cần những thức ăn có nhiều nước, ít gluxit nên chúng thường ăn búp non và lá non. Nhưng từ tuổi 3 sâu non cần những thức ăn có nhiều gluxit và protit nên chúng chuyển sang ăn lá bánh tẻ và lá già. ? Nếu thiêud TA và chất lượng TA kém: Lá cây già cỗi, bị bệnh là cho sâu non sinh trưởng kém, phát sinh nhiều cá thể đực...VD: rệp sáp Chương V - Sinh thái côn trùng rừng b) ả/h của thức ăn đến khả năng chịu đực nóng và lạnh của Côn trùng ? Khi CT ăn thức ăn thích hợp không những phát dục nhanh mà còn dự trữ được nhiều thể mỡ nên chịu lạnh tốt hơn. Lượng nước có trong thức ăn đ• ảnh hưởng đến tỷ lệ hàm lượng nước tự do và kết hợp trong cơ thể CT nên đ• ả/h đến tính chịu nóng và lạnh của CT. ? Vào mùa đông khi CT ăn thức ăn ch ứa ít nước, khả năng chịu rét sẽ cao hơn. Ngược lại vào mùa hè CT ăn thức ăn chứa nhiều nước thì khả năng chụi nóng tốt hơn. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng c) ảnh hưởng của thức ăn đến phân bố của côn trùng ? Ta thấy rất rõ ở rừng hỗn giao khác tuổi có số loài côn trùng nhiều hơn ở rừng thuần loại đồng tuổi, nhưng số lượng cá thể trong một loài thì lại ít hơn. ? Theo cách diễn đạt bóng bẩy của Uollex thì: “Trong quần x• sinh vật giầu ở vùng nhiệt đới việc bắt 100 loài khác nhau dễ hơn bắt 100 cá thể cùng loài”. ? Cho nên trong rừng thuần loài mật độ sâu hại cùng loài bao giờ cũng cao hơn ở rừng hỗn giao. VD: SRT... Chương V - Sinh thái côn trùng rừng d) ả/h của thức ăn đến hình thái, giải phẫu CT ? Để ăn được các loại thức ăn khác nhau trong quá trình phát triển Côn trùng đ• hình thành nên các kiểu miệng có cấu tạo khác nhau: Miệng gặm nhai, hút, chích hút... ? Các loài CT ăn lá cây thường có màu xanh, ăn vỏ có màu nâu, hoặc có hình thái biến đổi để nguỵ trang như bọ que, bướm lá gỗ... ? Mề (dạ dày hình cốc) của các loài CT miệng gặm nhai rất phát triển khoẻ hơn nhiều so với mề của các loài CT miệng chích hút hoặc miệng hút. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng 5.2.2. ảnh hưởng của thiên địch đến côn trùng ? Về góc độ phòng trừ sâu hại + K/n thiên địch: được dùng để chỉ các loài sinh vật có ích giúp con người tiêu diệt sâu hại. ? Thiên địch là tên chung chỉ nhiều nhóm sinh vật có ích như: côn trùng ký sinh và ăn thịt, chim thú rừng ăn côn trùng , tuyến trùng, nấm vi khuẩn, virut gây bệnh cho côn trùng và các loài cây ăn côn trùng. ? Thiên địch ả/h chủ yếu đến số lượng và k/n phân bố của CT Chương V - Sinh thái côn trùng rừng 1) Côn trùng ký sinh Người ta đ• tìm thấy hàng chục nghìn loài CT kí sinh chiếm gần 70% tổng số các loài động vật ký sinh. ? Những loài CT ký sinh có khoảng 87 họ, nhưng đáng kể nhất là các loài thuộc họ ong ký sinh: ong mắt đỏ, ong kén trắng, ong bụng bằng...thuộc bộ cánh màng. ? Các họ ruồi: ruồi 3 vạch, ruồi ăn rệp, ruồi ăn cướp...thuộc bộ hai cánh. ? Đa số CT có thể là vật chủ của nhiều loài ký sinh VD SRT có đến 28 loài CT ký sinh. Côn trùng ký sinh có loài chỉ ký sinh lên một ký chủ (đơn ký sinh); có loài ký sinh lên nhiều vật chủ (đa ký sinh) như loài ong mắt đỏ (Trichogramma evanescens West) có k/năng ký sinh trứng của 84 loài bướm Chương V - Sinh thái côn trùng rừng 2) Côn trùng ăn thịt ? Là những loài CT lấy CT khác làm thức ăn (BMAT) ? Những loài CT ăn thịt có thể ăn tất cả các pha biến thái của sâu hại. ? Thuộc nhiều bộ họ khác nhau nhưng phổ biến: họ kiến, họ ong ăn thịt bộ cánh màng; họ bọ rùa, hành trùng bộ cánh cứng; họ bọ xít ăn sâu bộ cánh không đều, bộ bọ ngựa và bộ chuồn chuồn … ? VD sâu non của giống Calosoma thuộc họ hành trùng ăn hết 40, STT ăn hết 270 sâu non các loài CT khác/ngày đêm. Tổ kiến của loài (Formica polyctera Foerst) tiêu diệt đến 20.000 côn trùng/ngày đêm. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng 3) Động vật khắc ăn côn trùng ? Các loài ĐV khác ăn côn trùng thuộc nhiều nhóm khác nhau như: nhện, lưỡng cư, bò sát, chim, thú… - Đa số nhện ăn tất cả các loài CT rơi vào lưới của chúng. - Rất nhiều loài lưỡng cư như cóc, nhái ăn thịt - Các loài bò sát: thằn lằn, rắn mối, tắc kè... - Có gần 8000 loài chim ăn CT như: chim sẻ, chim bạc má, chim chìa vôi, chim gõ kiến, chim sẻ núi…Một đôi chim bạc má trong thời kỳ nuôi con một ngày đ• mang về tổ từ 250 - 300 con sâu non ăn lá sồi. - Thú rừng như: tê tê,lợn rừng, chồn, chuột, dúi... Chương V - Sinh thái côn trùng rừng 4) Vi sinh vật gây bệnh cho côn trùng ? Có tới >1000 loài tuyến trùng gây bệnh cho CT ? Vi khuẩn, virut và nấm gây bệnh cho CT ? Những bệnh do VSV gây ra thường thông qua tính truyền nhiễm dẫn tới giảm dần quần thể của nhiều loài CT. - Những VK gây bệnh cho các loài CT phổ biến là các loài thuộc giống Bacillus và Bacterium. ? VK Bacillus alvei Ches và Bacillus thuringiensis gây bệnh chết nhũn của nhiều loài sâu hại ? Chế phẩm (B –T) là từ VK Bacillus thuringiensis để phòng trừ sâu hại ăn lá. VD sâu róm thông... Chương V - Sinh thái côn trùng rừng ? VR gây bệnh cho CT thường lấy một số loài như: loài virút đa giác (Virus polyegreun), loài virút u hạt thuộc giống baculovirus… Các bệnh do virút gây ra có đặc điểm được truyền từ thế hệ này đến thế hệ sau và gây thành dịch làm giảm số lượng quần thể CT ghê gớm. ? Những VSV gây bệnh cho CT thường phát sinh trong điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ vừa phải. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng - Nấm gây bệnh cho CT thuộc lớp nấm tảo, lớp nấm túi và lớp nấm bất toàn như giống: Empusa, Entomophtora, Massospora. Bộ nấm trắng (Hyphomycetables). VD: Nấm Bạch cương (Beauveria bassiana Vuille) tạo ra chế phẩm Bô vê rin. Hiện nay đang được sử dụng để phòng trừ SRT... 6) Thực vật ăn côn trùng ? Hiện nay người ta đ• biết trên 400 loài cây ăn CT, nổi tiếng là các loài cây nắp ấm, cây bắt ruồi, cây bắt sâu. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng 5.2.3. ảnh hưởng của con người Trong quan hệ sinh thái thì con người đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với mọi VS nói chung và CT Con người a/h đến CT theo 2 hướng: có lợi hoặc có hại - V/c hạt giống, cây con. - Trồng rừng thuần loài. - Sử dụng thuốc hoá học không đúng cánh.. - Con người hoàn toàn có thể tạo ra những ĐK bất lợi đối với sâu hại: áp dụng tất cả các biện pháp phòng trừ: Trồng rừng hỗn giao, gây nuôi các thiên địch, phun thuốc hoá học… Chương V - Sinh thái côn trùng rừng 6. Một số đặc trưng của sinh thái quần thể côn trùng (Tham khảo SGK) 6.1. K/N về quần thể: CT cũng như mọi SV khác chúng thường tồn tại trong một quần thể nhất định (đàn) như: Tập đoàn rệp - Tổ kiến - Tổ ong – đàn SRT trên một cây hay trong một khu rừng. * Q.thể địa lý: Dùng để chỉ một tập đoàn những cá thể cùng một loài phân bố trong một khu vực nhất định của l•nh thổ. * Q.thể sinh thái: Dùng để chỉ một tập hợp những cá thể cùng loài sống trong một sinh cảnh. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng 6.2. Nhiệm vụ của sinh thái quần thể ? - Nghiên cứu những điều kiện hình thành nên cấu trúc và biến động của một nhóm cá thể của một loài nhất định sống trong một phàn l•nh thổ của khu vực. ? - Tìm hiểu sự phân bố của loài và mối quan hệ giữa các cá thể cúng loài và nguyên nhân gây nên sự biến động số lượng của chúng (ví dụ tìm hiểu các chỉ tiêu gây ra các trận địch). * Mối quan hệ trong quần thể khá phức tạp nhưng điều đáng chú ý nhất là mối quan hệ nội bộ các cá thể và sự biến động số lượng của quần thể. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng 6.3. Mối quan hệ trong quần thể ? Mối quan hệ trong Q.thể CT về cơ bản là mối quan hệ sinh sản và tỷ lệ nhóm tuổi và mối quan hệ phát sinh trong quá trình sống như: tính háu ăn, tính tự vệ và chiếm cứ l•nh thổ. - ở những loài CT phân bố thành bầy đàn như mối, kiến, ong mật giữa các cá thể còn mối quan hệ trong bầy đàn. Mối quan hệ bầy đàn đ• tạo ĐK cho các cá thể những ĐK thuận lợi nhất. VD: Việc đi kiếm mối, dự trữ thức ăn, chống kẻ thù…tất cả những ĐK đó, đảm bảo cho các cá thể mối sống và phát triển quanh năm. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng 6.4. Mối quan hệ ngoài quần thể ? Một quần thể Côn Trùng thường sống chung với một số quần thể SV khác như TV, các loài côn trùng và ĐV khác. 6.4.1. Quan hệ với thực vật ? Thực vật có vai trò quan trọng trong đời sống CT vì nó là thức ăn của nhiều loài CT. ? Mối quan hệ giữa TV và côn trùng được hình thành trong quá trình phát triển lâu dài trong mối quan hệ thích nghi về thức ăn và nơi ở. Trên cơ sở đó mà quyết định đến sự phân bố và biến động số lượng của quần thể. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng 6.4.2. Quan hệ với quần thể cùng loài ? - Mối quan hệ giữa những quần thể cùng loài CT được thực hiện nhờ sự phát tán hoặc di cư từ nơi này qua nơi khác của những cá thể của các quần thể, tạo ĐK cho sự giao phối xa. - Điều chỉnh và phân bố lại các cá thể trong các quần thể cho ứng với nguồn sống tìm được những nơi có khí hậu thuận lợi, tạo ĐK mở rộng vùng phân bố. VD Các quần thể bướm cải (Pieris) phân bố rải rác ở trong rừng nhưng đến mùa sinh sản ta thấy hàng đàn bướm cái đực bay xuôi theo chiều gió rất xa... - Mối khi chia đàn thì bay theo hướng gió rất xa tổ Chương V - Sinh thái côn trùng rừng 6.4.3. Quan hệ với các quần thể động vật khác loài ? Mối quan hệ giữa quần thể côn trùng với các quần thể động vật khác loài được thể hiện trên nhiều mặt phức tạp song chủ yếu là: quan hệ cạnh tranh và quan hệ thiên địch. * Quan hệ cạnh tranh: được thể hiện rõ nét khi các loài khác nhau có cùng nhu cầu thức ăn, nơi ở... Khi những ĐK không được thoả m•n hoàn toàn thì các loài CT có quan hệ sinh thái gần nhau sẽ phát sinh quan hệ cạnh tranh càng gay gắt. - Ví dụ: quan hệ giữa các tổ kiến khác loài, giữa ong mật ta và ong mật Italia nhập nội... Chương V - Sinh thái côn trùng rừng * Quan hệ với thiên địch ? Số lượng quần thể sâu hại phụ thuộc rất lớn vào số lượng của các quần thể thiên địch như quần thể CT ký sinh, CT ăn thịt - Khi số lượng quần thể các loài thiên địch tăng lên thì số lượng quần thể sâu hại giảm xuống rất nhanh. ? Những q.thể thiên địch đa thực có số lượng cá thể lớn thường là n.tố kìm h•m sự p.triển số lượng của nhiều q.thể sâu hại trong sinh cảnh * Nghiên cứu mối quan hệ giữa các q.thể sâu hại và q.hệ giữa các q.thể sâu hại với các q.thể thiên địch có ý nghĩa nhiều mặt trong việc xác định phương hướng phòng trừ sâu hại và lợi dụng các loài thiên địch. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng 6.5. Thành phần và giới tính của quần thể ? Thành phần tuổi của quần thể là một đặc trưng cấu trúc quan trọng, vì tỷ lệ số lượng cá thể ở các nhóm tuổi có liên quan đến chiều hướng phát triển của quần thể. * Tuổi của quần thể được chia làm 3 giai đoạn: ? Giai đoạn trước khi sinh sản (tuổi 1) ? Giai đoạn sinh sản (tuổi 2) ? Giai đoạn sau sinh sản (tuổi 3) - Đối với côn trùng tuổi 1 rất dài. Ví dụ sâu non ve sầu châu Mỹ (cicada septemdium) có tuổi 1 dài tới 17 năm; tuổi 2 ngắn, tuổi 3 không có. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng Giới tính của quần thể thường được biểu thị bằng tỷ lệ cái đực của một vòng đời. * Tỷ lệ cái đực được tính bằng tỷ số giữa số con cái so với số con cái cộng với số con đực trong quần thể. ? Giới tính của quần thể chia thành 3 bậc. ? Bậc I - Tỷ lệ giữa số lượng cá thể cái với cá thể đực của trứng đ• rụng tinh ? Bậc II - Tỷ lệ cái đực khi trứng nở ra sâu non ? Bậc III - Tỷ lệ cái đực ở các cá thể nhộng và STT Tỷ lệ cái đực là chỉ số quan trong trong DĐDB sâu hại. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng * ở các loài sâu hại khi thức ăn thích hợp, đầy đủ thì số lượng con cái lớn hơn con đực và quần thể sinh trưởng nhanh. - Ngược lại khi phải ăn thức ăn miễn cưỡng hoặc chất lượng kém thì số lượng con đực nhiều hơn và quần thể suy giảm. ? Trong phòng trừ sâu hại ta thường dùng phương pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) để hạn chế các giai đoạn sâu hại và dùng các chất phóng xạ, phê-rô môn dẫn dụ hoặc dùng đèn để bẫy hoặc triệt sản con đực làm tăng chênh lệch của tỷ lệ cái đực mà hạn chế sự giao phối và phát sinh của chúng. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng 6.6. Tỷ lệ sinh đẻ và sống sót ? Tỷ lệ sinh đẻ của quần thể phụ thuộc vào số lượng trứng đẻ trong một lứa đẻ. ? Số lượng trứng đẻ lại phụ thuộc vào khả năng dinh dưỡng của sâu non, tỷ lệ cái đực và mật độ q.thể. ? Khả năng sinh sản của nhiều loài côn trùng thường khá lớn. VD: SRT mỗi con cái đẻ TB từ 300 - 500 trứng/lứa; sâu xám nhỏ đẻ từ 1500 - 2000 trứng/lứa. - Qua theo dõi các trận dịch sâu hại cho thấy: sức s.sản của CT thường giảm đi vào cuối các trận dịch do thiếu TA, mật độ sâu hại tăng. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng ? Tỷ lệ sống sót: - Tỷ lệ sống sót phụ thuộc vào trạng thái sinh lý của từng nhóm tuổi, giới tính và các yếu tố sinh thái khác nhau như thức ăn và thiên địch... - Tỷ lệ chết của 1 vòng đời được XĐ bằng C.Thức: M = 1- (1-t)(1-s)(1-n). Trong đó: M là tỷ lệ chết của cả vòng đời; t: tỷ lệ chết của trứng. s: tỷ lệ chết của sâu non; n: tỷ lệ chết của nhộng. ? Nghiên cứu tỷ lệ sống sót và tỷ lệ sinh đẻ có một ý nghĩa lớn trong khi dự báo xu thế phát triển của các lứa sâu hại để chủ động phòng trừ. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng 6.7. Mật độ quần thể côn trùng ? Mật độ quần thể CT là chỉ số chỉ mức độ phong phú của quần thể và được xác định bằng số lượng cá thể trung bình của quần thể CT trên một đơn vị diện tích, hay trên một cây. ? Mật độ quần thể được coi là một trong những đặc tính cơ bản của quần thể. Mật độ quần thể biểu hiện mức độ sử dụng nguồn sống trong sinh cảnh, mức độ lan truyền và tần số gặp nhau giữa các cá thể cái và đực Chương V - Sinh thái côn trùng rừng ? Quần thể luôn luôn sinh trưởng nên mật độ quần thể luôn luôn thay đổi và chịu sự chi phối bởi động lực đối lập nhau đó là: Sức sinh sản và mức độ tử vong. ? Khi số lượng quần thể đạt tới giới hạn sức chứa của sinh cảnh thì mật độ quần thể sẽ dừng lại. Mật độ trong thời điểm này được gọi là mật độ tối hạn. ? VD mật độ sâu róm thông trong giai đoạn phát dịch có thể đạt tới hàng nghìn sâu non hoặc sâu xanh ăn lá bồ đề lên tới 713 lá thể/cây. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng ? Mật độ quần thể được tồn tại bởi 2 khái niệm có ý nghĩa khác nhau. ? a) Mật độ tuyệt đối là số lượng cá thể của quần thể côn trùng trung bình trên một đơn vị diện tích hay trên 1 cây. ? b) Mật độ tương đối là tỷ số phần trăm giữa điểm hoặc cây có sâu so với tổng số điểm hoặc cây mà ta điều tra. ? Mật độ tương đối của quần thể sâu hại nó chỉ mức độ phân bố và lan tràn của quần thể sâu hại đó. ? Muốn biết mật độ tuyệt đối và mật độ tương đối của quần thể phải điều tra tại rừng. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng ? 6.8. Sự phát sinh hàng loạt, nguyên nhân và diễn biến một trận dịch sâu hại ? 6.8.1. Về nguyên nhân ? Về nguyên nhân có thể chia làm 2 loại: ? 1) Nguyên nhân nội tại: những loài có khả năng sinh sản lớn, vòng đời ngắn, có sức sinh trưởng phát triển nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi. ? 2) Nguyên nhân ngoại cảnh: là do các nhân tố môi trường mà chủ yếu là tác động tổng hợp của nhiệt độ, độ ẩm thức ăn và thiên địch. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng ? 6.8.2. Về quá trình phát dịch ? Chu kỳ phát dịch của sâu ăn lá trải qua 4 giai đoạn sau: ? 1) Giai đoạn chuẩn bị ? Giai đoạn chuẩn bị dài hay ngắn thường do điều kiện môi trường quyết định. ? Đặc điểm của giai đoạn này là: ? - Thức ăn (lá cây rừng) rất dồi dào ? - Sâu non sinh trưởng thuận lợi, tỷ lệ chết giảm, sức sinh sản ngày một tăng. ? - Cây rừng bị hại chưa rõ ? - Số lượng thiên địch còn ít Chương V - Sinh thái côn trùng rừng ? 2) Giai đoạn bành trướng ? Đặc điểm của giai đoạn này là do điều kiện sinh thái thuận lợi nên số lượng cá thể sâu hại tăng lên rõ rệt. ? - Số lượng con cái tăng lên so với con đực ? - Mật độ quần thể ngày càng tăng và bắt đầu lan ra các khu rừng lân cận. ? -Tán rừng bị hại tương đối rõ. ? - Thiện địch ở các nơi khác bắt đầu tập trung đến. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng ? 3) Giai đoạn phát dịch ? - Mật độ quần thể sâu hại tăng lên ở mức tối hạn ? - Rừng bị hại nghiêm trọng nhìn xa như bị cháy. ? - Song ở giai đoạn này đ• xuất hiện các tiền đề của giai đoạn giảm sút. ? - Do mật độ quần thể sâu hại quá cao thức ăn thiếu hụt sức sinh sản và tỷ lệ sống sót giảm đi rõ rệt. ? - Số lượng con đực tăng lên, con cái giảm đi. ? - Thiên địch ở gần cuối giai đoạn này sẽ tăng lên cực độ khiến cho số lượng sâu hại giảm đi rất nhanh và bước sang giai đoạn giảm sút. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng ? 4) Giai đoạn giảm sút ? - Do một loạt nguyên nhân trên nên số lượng cá thể sâu hại còn lại rất ít. ? - Thiên dịch do thiếu hụt ký chủ cũng dần dần di chuyển sang các lâm phần khác. ? - Trận dịch được coi là kết thúc song từ đó lại bước sang giai đoạn chuẩn bị. Qua nghiên cứu sự phát dịch của nhiều loại sâu ăn lá người ta thấy chu kỳ phát dịch của chúng thường trải qua từ 7 - 9 thế hệ. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng ? 6.8.3. ổ phát dịch của một số loài sâu ăn lá ? ổ phát dịch là một khu rừng nào đó có điều kiện sinh thái thuận lợi cho một loài sâu hại làm cho quần thể của chúng sinh sản sớm và nhanh hơn, tán cây bị ăn hại sớm hơn các khu rừng khác. ? Ví dụ: ổ phát dịch của sâu thông ở Quảng Ninh thường là khu rừng thông đuôi ngực có từ 7 - 15 năm tuổi; sườn núi thấp, khuất gió, khí hậu nóng; lập địa nghèo xấu; thực bìa thưa ít phát triển; sườn dốc từ đông nam đến tây. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng ? 6.8.4. Phương hướng ngăn chặn một trận dịch 1) Về tư tưởng ? Trước hết phải quán triệt sâu sắc phương châm phòng trừ, thấy được tác hại của trận dịch về kinh tế, về môi trường sinh thái nhất là khi phun thuốc hoá học. 2) Về tổ chức ? Tổ chức tính dự báo thường xuyên để phát hiện các ổ dịch sớm. Nhân lực, thuốc trừ sâu, máy móc và an toàn lao động. Dự trù kinh phí, máy móc thuốc trừ sâu. ? 3) Về kỹ thuật ? Nắm vững chu kỳ phát dịch đặc biệt là các ổ dịch. ? áp dụng các p.p Phòng trừ ngay từ đầu: bắt giết... Chương V - Sinh thái côn trùng rừng 6.9. Vị trí của côn trùng trong mối quan hệ quần x• ? Mối quan hệ ngoài quần thể côn trùng thực chất là mối quan hệ quần x•. ? Quần x• hay sinh quần (Biosenose) dùng để chỉ một phức hợp các loài sinh vật được hình thành trong quá trình lịch sử đặc trưng cho một sinh cảnh. ? Mối quan hệ cơ bản là nhân tố quyết định đến tính ổn định của quần x• là mối quan hệ thức ăn- dinh dưỡng. ? Mối quan hệ thức ăn trong quần x• đ• hình thành nên các chuỗi và lưới thức ăn phức tạp. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng 6.9.1. Chuỗi thức ăn Có 2 kiểu chuỗi thức ăn: a) Chuỗi thức ăn có côn trùng ăn là thực vật ? - Cây thông -> Rệp thông -> Bọ rùa -> Nhện ? - Cây thông -> Sâu róm thông -> Ruồi ký sinh -> Chim ăn côn trùng Trong đó sinh vật sản xuất chủ yếu là cây xanh và vật liệu tiêu thụ cấp I cấp II là côn trùng vật tiêu thụ cấp III các động vật khác. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng ? b) Chuỗi thức ăn có côn trùng ăn vật phế thải ? - Xác động thực vật -> Mối -> vi khuẩn ? - Xác động thực vật -> Ruồi -> vi khuẩn ? Trong đó bắt đầu là xác động thực vật tiêu thụ cấp I là côn trùng và cấp II là vi khuẩn hoặc nấm. ? Trong quần x• sinh vật rừng mỗi loài không chỉ liên hệ với một chuỗi thức ăn mà có thể liên hệ với nhiều chuỗi thức ăn khác. ? Tất cả các chuỗi thức ăn này liên kết với nhau tạo thành lưới thức ăn. Chương V - Sinh thái côn trùng rừng ? 6.9.2. Lưới thức ăn ? Lưới thức ăn là mô hình phức tạp hoá của các chuỗi thức ăn. Lưới thức ăn của quẫn x• sinh vật rừng rất phức tạp. ? Nghiên cứu chuỗi và lưới thức ăn ta thấy côn trùng cùng với các động vật khác là nhân tố tham gia tích cực vào chu trình tuần hoàn vật chất và năng lượng của hệ sinh thái rừng. Chương VI– Các phương pháp phòng trừ sâu hại rừng 6.1. Khái niệm và mục đích yêu cầu chung của việc phòng trừ sâu hại rừng ? * K/n: Phòng trừ sâu hại rừng là sử dụng các biện pháp khác nhau, tác động từ nhiều phía lên nhiều mặt khác nhau của rừng để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do sâu hại gây ra. ? * Mục đích: của phòng trừ sâu hại rừng không chỉ đơn giản là tiêu diệt sâu hại cũng không phải chỉ là ngăn ngừa tác hại của sâu hại mà chính là góp phần vào việc tăng năng suất, chất lượng cây trồng. Chương VI– Các phương pháp phòng trừ sâu hại rừng ? . Phải trực tiếp tác động lên quần thể sâu hại làm giảm số lượng chúng xuống mức gây hại có ý nghĩa kinh tế. ? .Phải tác động lên cây rừng để phát huy các đặc tính chống chịu và miễn dịch của chúng . ? Phải tác động toàn bộ lên hệ sinh thái làm thay đổi các mối quan hệ trong sinh quần theo hướng hạn chế sâu hại và tăng thành phần sâu có ích. ? .Khi tiến hành các biện pháp phòng trừ ngoài việc nắm vững đặc tính sinh học của các loài sâu hại, cây trồng và điều kiện tự nhiên còn phải chú ý đến ngưỡng kinh tế và ngưỡng gây hại Chương VII – Các phương pháp phòng trừ sâu hại rừng 6.2. Các phương pháp phòng trừ sâu hại 6.2.1 Phương pháp Kỹ thuật lâm sinh: ? K.n: Phương pháp kỹ thuật lâm sinh là thông qua hàng loạt những biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong kinh doanh và quản lý rừng như: Chọn giống, gieo ươm, trồng rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng và khai thác rừng... nhằm tạo ra một khu rừng khoẻ mạnh có sức đề kháng cao và hạn chế sự phát sinh của sâu hại đến mức thấp nhất. Chương VI – Các P.P phòng trừ sâu hại rừng *Đối với vườn ươm ? Vườn ươm nên đặt ở những nơi cao ráo dễ thoát nước, có độ dốc nhỏ (3-4 độ), xung quanh vườn ươm cần có hệ thống, tưới tiêu thuận lợi. ? Vườn ươm nên đặt ở những nơi đất mới chưa canh tác nông nghiệp hoặc trồng rau màu, trước khi gieo ươm phải cày lật đất, nhặt sạch cỏ rác ? Trứơc khi lập vườn ươm phải điều tra thành phần, mật độ sâu hại, nếu thấy nhiều sâu không nên đặt vườm ươm ở đó Chương VI – Các P.P phòng trừ sâu hại rừng *Đối với vườn ươm ? Trước khi gieo ươm phải điều tra thành phần, mật độ sâu hại để có biện pháp xử lý đất. ? Xử lý hạt giống, chọn hạt tốt, giống tốt để gieo. ? Vệ sinh vườn sạch sẽ thường xuyên, theo dõi sự xuất hiện của sâu hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời. ? Chăm sóc cây con theo đúng quy trình kỹ thuật. ? Không bón phân chuồng chưa hoai mục ? Luôn canh các loài cây gieo ươm. Chương VI– Các P.P phòng trừ sâu hại rừng * Đối với rừng trồng - Thiết kế rừng trồng hợp lý. - Chọn cây đủ thiêu chuẩn để trồng. - Trồng rừng hỗn giao theo dải rộng để hạn chế sâu hẹp thực: SRT, SXAL bồ đề... ? Rừng mới trồng phải chăm sóc trong 3 năm đầu ? Thường xuyên theo dõi sự xuất hiện của sâu bệnh hại DTDB và phòng trừ kịp thời. ? Tiến hành chặt vệ sinh rừng. ? Sau khi khai thác phải dọn vệ sinh rừng triệt để Chương VII – Các phương pháp phòng trừ sâu hại rừng 6.2.2 Phương pháp cơ giới, vật lý ? K.n Phương pháp cơ giới vật lý là dùng sức người hay các yếu tố vật lý để tiêu diệt sâu hại. ? Phương pháp này gồm một số biện pháp sau: ? * Bắt giết: ? Biện pháp này chủ yếu dùng nhân lực để bắt trứng, sâu non, nhộng, sâu trưởng thành giết đi. Ví dụ: - Bắt sâu xám vào sáng sớm.ở b•i ngô, VƯ - Rung cây cho bọ xít rơi. - Dùng sào chọc cho sâu róm thông rơi... Chương VI – Các phương pháp phòng trừ sâu hại rừng * Biện pháp dẫn dụ sâu hại: Đây là một biện pháp mà lợi dụng một số đặc tính sinh hoạt của các loài sâu hại để tiêu diệt chúng. ? Ví dụ: Các loài mối thường rất thích các loại gỗ thông, gỗ trám... Các loài dế thì thích mùi cám rang... làm bả độc để bẫy ? - Đối với các loài sâu thích ánh sáng đèn như một số loài bướm sâu xanh ăn lá bồ đề, bướm sâu đục thân lúa 2 chấm rầy nâu, mối cánh... dùng bẫy đèn để tiêu diệt. Chương VI – Các P.P phòng trừ sâu hại rừng ? 6.2.3 Phương pháp sinh học K/n Phương pháp sinh học là các biện pháp lợi dụng các sinh vật tự nhiên (thiên địch) và các chất tiết ra từ sinh vật để phòng trừ sâu hại. ? Các thiên địch tự nhiên gồm các nhóm sau: + Nhóm côn trùng ăn thịt:Kiến, ong, bọ ngựa, bọ rùa... + Nhóm côn trùng ký sinh: các loài ong, ruồi ký sinh + Nhóm các động vật khác ăn côn trùng: Chím, thú, bò sát.., + Nhóm các Vi sinh vật gây bệnh côn trùng: Nấm. VK. VR... Chương VI– Các P.P phòng trừ sâu hại rừng Hiện nay người ta phòng trừ sâu hại bằng phương pháp sinh học theo hướng: + Tạo điều kiện cho các loài thiên địch phát triển: Ví dụ: Thu gom trứng bọ ngựa, bọ xít ăn sâu để vào ổ dịch. - Bảo vệ các loài CT có ích - Mang tổ kiến, chia tổ kiến từ cây rừng tự nhiên về rừng trồng có sâu hại để thả... + Tiến hành nhập nội hoặc thuần hoá: - Nước ta đ• nhập nội các loài bọ rùa, ong mắt đỏ ... và gây nuôi rồi thả vào các ổ dịch. VD Phòng trừ Sâu róm thông, rệp hại mía... Chương VI – Các phương pháp phòng trừ sâu hại rừng - Bảo vệ các loài cây có mật để tăng thành phần côn trùng có ích... - Trồng các đải cây bụi. cây có mật làm nơi cư trú cho thiên địch. - Sử dụng các chế phẩm sinh học như nấm Bạch cương Beauveria basiana , vi khuẩn Bacilus thuringiensis để tiêu diệt sâu hại. - Lá cây: Trúc đào, tỏi củ, hành củ...để tiêu diệt sâu ăn lá và sâu xám.... Chương VI– Các P.P phòng trừ sâu hại rừng Ưu khuyết điểm của phương pháp sinh học ? - Không gây ô nhiễm môi trường. ? - Không làm ả/h đến sức khoẻ con người, thực vật và các sinh vật có ích. ? - Không làm ả/h đến tính đa dạng sinh học mà ngược lại nó còn làm tăng và giữ cân bằng sinh học trong hệ sinh thái. ? - Tuy nhiên P.P này tương đối tốn nhiều thời gian, nhân lực. Một số biện pháp thì chi phí cao và phụ thuộc rất nhiều vào ĐK tự nhiên. Chương VII– Các phương pháp phòng trừ sâu hại rừng ? 6.2.4 Phương pháp kiểm dịch thực vật ? * K/n: là hàng loạt các biện pháp nhằm kiểm tra và phát hiện các mầm mống sâu hại có trong các loại hàng hoá như hạt giống, cây con, hoa quả hay các lâm sản khác khi vận chuyển từ vùng này sang vùng khác hoặc từ nước này sang nước khác. ? * Các loaị kiểm dịch: ? Có 2 loại kiểm dịch: KD đối nội và KD đối ngoại ? Kiểm dịch đối nội: KD trong nước ? Kiểm dịch đối ngoại: KD quốc tế Chương VI– Các phương pháp phòng trừ sâu hại rừng ? * Nhiệm vụ của công tác kiểm dịch thực vật. ? - Ngăn ngừa sâu bệnh nguy hiểm xâm nhập lan tràn. ? - Bao vây sâu bệnh hại ở một vùng nhất định để tiêu diệt. ? - Lúc đ• phát sinh sâu bệnh ở một vùng mới phải được cô lập và tiêu diệt kịp thời. ? - Chỉ được phép kiểm dịch những loài sâu bệnh hại có trong danh lục quy định của Quốc tế hoặc Quốc gia. Chương VI – Các P.P phòng trừ sâu hại rừng * Các biện pháp Kiểm dịch thực vật ? - Cấm nhập các loại hàng hoá và nguyên liệu, lâm sản từ các vùng đang có đối tượng kiểm dịch nguy hiểm. ? - Chỉ cho nhập những loại hàng hoá và lâm sản khi đ• được kiểm dịch cẩn thận theo đúng quy định. ? - Với các đói tượng khó phát hiện chỉ được nhập sau khi đ• được gieo ươm thử một thời gian mà không bị sâu bệnh hại. * Ưu khuyết điểm của phương pháp Kiểm dịch - Ngăn chặn sâu hại lây lan, đảm bảo cho hàng hoá, nguyên liệu, lâm sản... có chất lượng đáp ứng yêu cầu, song hạn chế tốcđộ lưu thông hàng hoá. Chương VI – Các P.P phòng trừ sâu hại rừng 6.2.5 Phương pháp hoá học ? K/n: Biện pháp hoá học là sử dụng các chất độc hoá học để tiêu diệt sâu hại thông qua tiếp xúc hoặc xâm nhập vào cơ thể sâu hại làm cho sâu hại chết. * Những y/c chung đối với thuốc hoá học - ít độc với con người, gia cầm, gia súc và các sinh vật có ích - Dễ bảo quản - Dễ sử dụng. - Chi phí thấp. - ít gây ô nhiễm môi trường. Chương VI – Các phương pháp phòng trừ sâu hại rừng * Các dạng thành phẩm của thuốc trừ sâu Thuốc trừ sâu có các dạng thành phẩm sau: - Thuốc dạng sữa. - Thuốc dạng nước: hai loại thuốc này thường đóng chai. - Thuốc dạng bột thường đóng gói trong túi ni lon - Thuốc dạng viên hạt có thể đóng vào hộp nhựa hoặc đóng gói trong túi ni lon Chương VII – Các phương pháp phòng trừ sâu hại rừng * Ký hiệu các dạng thành phẩm của thuốc trừ sâu: + EC là dạng thuốc sữa hay nhũ dầu. + SWP, SCW, SL, SC: dung dịch tan trong nước + SP là dạng thuốc bột tan trong nước (dd không lắng đọng) + WP là dạng thuốc bột thấm nước hay thuốc bột hoà nước (dung dịch để lâu lắng đọng) + G, GR là dạng thuốc bột không thấm nước + D là Thuốc bột ở dạng bột hoặc dạng viên hạt Chương VII – Các P.P phòng trừ sâu hại rừng * Các biện pháp sử dụng thuốc + Phun thuốc (gồm phun lỏng và phun bột) thường áp dụng với các loài sâu ăn lá. - Phun lỏng: phun nước, phun sương, phun mù - Phun bột: + Xông hơi là biện pháp sử dụng các loại thuốc có tính bay hơi mạnh để hơi độc xâm nhập vào cơ thể sâu hại người + Làm bả độc: Bọ hung thích mùi phân trâu bò tươi. Dế thích mùi cám rang... + Bón thuốc vào đất: Tiêu diệt CT dưới đất Chương VII – Các P.P phòng trừ sâu hại rừng * Một số yêu cầu chung khi sử dụng thuốc hoá học + Đúng thuốc: thuốc sâu có nhiều loại nhưng khi sử dụng phải chọn đúng các loại thuốc phù hợp với từng loại sâu hại thì mới có hiệu quả. Ví dụ khi sử dụng thuốc để làm bả độc thì không thể lấy thuốc có mùi vị khó chụi như Bi58, Cloropicrin... + Đúng lúc: Đúng pha biến thái, thời tiết... + Đúng phương pháp: pha chế đúng nồng độ, đúng liều lượng, và dùng đúng cách (Phun hoặc làm bả độc...) + An toàn lao động trong sử dụng thuốc BVTV Chương VII – Các P.P phòng trừ sâu hại rừng • Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc BVTV + Thuốc pha xong phải phun ngay. + Phải có bảo hộ lao động khi phun thuốc Gồm + Không đứng phun liên tục quá 2 tiếng đồng hồ nếu phun lâu sẽ có hại cho cơ thể. + Phải phun vào ngày râm, mát hoặc lúc sáng sớm hay chiều tối để tránh gây độc cho người và cây trồng, không phun thuốc vào những ngày trời quá nắng nóng, hoặc quá lạnh . + Không phun thuốc vào lúc trời đang mưa vì thuốc sẽ trôi hết không có tác dụng tiêu diệt sâu hại. Chương VI – Các P.P phòng trừ sâu hại rừng + Phải đứng xuôi theo hướng gió tránh hơi thuốc bay vào người. + Những người có sức khoẻ yếu hoặc đang mệt mỏi không nên phun thuốc. + Các dụng cụ sau phun thuốc phải được rửa sạch ngay tại rừng, không rửa ở những nơi nguồn nước sinh hoạt như các ao, hồ, sông, suối... + Các dụng cụ phun thuốc và các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh nên để ở kho xa nơi sinh hoạt của con người, xa nguồn nước.. + Sau khi phun thuốc phải tắm rửa sạch sẽ và nghỉ ngơi ăn uống hợp lý. Chương VI – Các P.P phòng trừ sâu hại rừng • Ưu khuyết điểm của phương pháp hoá học - Hiệu quả tiêu diệt sâu hại cao, nhanh, gọn, giá thành hạ, nhưng nhược điểm là rất dễ gây độc với người, gia cầm, gia súc và các sinh vật có ích. - Sử dụng thuốc hoá học sẽ làm ô nhiễm môi trường - Sử dụng thuốc hoá học sẽ nhanh chóng phá vỡ sự cân bằng sinh học tự nhiên - Sử dụng một loại thuốc hoá học nhiều lần sẽ làm cho sâu hại có khả năng kháng thuốc làm cho hiệu quả tiêu diệt ở những lần sau sẽ giảm dần. Chương VI – Các phương pháp phòng trừ sâu hại rừng Một số loại thuốc hoá học thường dùng Hiện nay trên thị trường có rát nhiều loại thuốc hoá học khác nhau vì vậy căn cứ vào từng loại sâu hại khác nhau chúng ta có thể lựa chọn các loại thuốc phòng trừ khác nhau: (Nhận biết trong phòng TH) Chương VI – Các P.P phòng trừ sâu hại rừng 6.2.6 Phương pháp phòng trừ sâu hại tổng hợp (IPM) K/n: Phòng trừ sâu hại tổng hợp là tập hợp các biện pháp khác nhau áp dụng trong một thể liên hoàn nhằm giữ cân bằng sinh thái tạo điều kiện cho cây trồng khỏi bị sâu hại và đạt được năng suất, chất lượng tốt. Chương VI– Các P.P phòng trừ sâu hại rừng * Mục đích, y/cầu chung của PP (IPM) - Hạn chế sự phát sinh, phát dịch của sâu hại. - Hạn chế ô nhiễm môi trường. - Tạo các sản phẩm có chất lượng tốt (an toàn) - Bảo vệ sức khẻo con người và các sinh vật có ích. - Tăng cường sử dụng các biện pháp sinh học. - Hạn chế tới mức thấp nhất việc sử dụng thuốc hoá học và sử dụng các loại thuốc có tính chọn lọc cao. Chương VI– Các phương pháp phòng trừ sâu hại rừng * Ưư khuyết điểm của phương pháp IPM. ? ít gây ô nhiễm môi trường. ? ít ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các sinh vật có ích khác. ? Đảm bảo cân bằng sinh học trong hệ sinh thái. ? Hạn chế sự phát sinh các loài sâu hại mới và sự tái phát dịch của sâu hại. ? Khắc phục được những nhược điểm của các biện pháp trên. ? Mất nhiều thời gian vì phải tiến hành theo dõi phòng trừ thường xuyên liên tục. Chương VII – Các P.P phòng trừ sâu hại rừng 7.1. Nhóm sâu hại vườn ươm. 7.1.1 Đặc điểm chung của nhóm sâu hại vườn ươm: - Trong vườn ươm cây giống ở nước ta có rất hiều loài sâu hại: nhóm đé, nhóm sâu xám, nhóm bọ hung và các loài sâu ăn lá khác - Chúng phá hại từ lúc hạt mới gieo cho đến cây con trước khi xuất vườn gây thiệt hại lớn đối với SXLN và ả/h đến chất lượng, năng suất rừng trồng. - Phần lớn chúng thuộc nhóm côn trùng đa thực. - Môi trường trú ngụ chủ yếu trong đất. - Hoạt động chủ yếu vào ban đêm. - Có tính xu hoá mạnh hơn xu quang. Chương VII – Một số loài sâu hại rừng thường gặp 7.1.2 Các biện pháp phòng trừ chung đối với nhóm sâu hại vườn ươm. - Chọn lập vườn ươm hợp lý. - Vườn ươm phải dễ thoát nước và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, không để cỏ rác xung quanh vườn ươm. - Trước khi gieo ươm phải điều tra mật độ sâu dưới đất, xử lý đất và xử lý hạt giống trước khi gieo ươm. - Sau khi xuất vườn nên cày đất phơi ải - Tuyệt đối không bón phân chuồng chưa hoai mục. - áp dụng các bắt giết và KTLS một cách liên hoàn. - Làm bả độc Chương VII – Một số loài sâu hại rừng thường gặp 7.1.3. Một số loài sâu thường gặp a. Sâu xám nhỏ (Agrostis ypsilon Root) * Phân loại, phân bố và tình hình phá hại - Là loài sâu hại phổ biến và phân bố ở khắp mọi nơi trên Thế giới. ở nước ta sâu xám nhỏ phân bố từ bắc đến nam. - thuộc nhóm CT đa thực, phá hoại nhiều loài cây trồng nông, lâm nghiệp. - Cây nông nghiệp như lạc đậu, rau các loại, bông... - Cây lâm nghiệp như: mỡ, hồi, trám lát, bạch đàn, thông... - Thuộc chi Agrotis, họ ngái đêm: Noctuidea, bộ cánh vảy (Lepidoptera). Chương VII – Một số loài sâu hại rừng thường gặp Sâu xám nhỏ (Agrostis ypsilon Root) 1.Trưởng thành; 2.Trứng; 3.Sâu non; 4.Nhộng Chương VII – Một số loài sâu hại rừng thường gặp * Tập tính sinh hoạt: - ở nước ta sâu xám nhỏ mỗi năm có 5- 7 lứa, thời gian phát triển của mỗi giai đoạn như sau: Trứng từ 4- 5 ngày , sâu non 25-31 ngày, nhộng 9- 13 ngày, sâu trưởng thành 3- 5 ngày. - Sâu trưởng thành hoạt động vào ban đêm, có tính xu quang, xu hoá. Ban ngày lẩn tránh trong các kẽ hở của đất, dưới lớp cỏ, sau hoàng hôn bay ra hoạt động, đẻ trứng ở bờ bụi cỏ, luống gieo. Chương VII – Một số loài sâu hại rừng thường gặp * Tập tính sinh hoạt: - Sâu non thường phá hại cây con vào ban đêm, tuổi 1, tuổi sống trên cây. Từ tuổi 3 trở đi chui xuống đất. Ban ngày nằm trong đất sâu 5-7cm quanh gốc cây, ban đêm trèo lên cắn ngang thân cây kéo rút xuống đất để ăn. ở tuổi lớn chúng hoá nhộng ở trong lớp đất mặt. Đất thịt nhẹ, cát pha mật độ sâu xám ca, phá hoại nghiêm trọng - Những nơi có nhiều cỏ dại chúng phá hoại càng nặng, trong năm những lứa đầu phá hoại mạnh hơn những lứa sau. Thời gian phá hoại mạnh hất trong năm là tháng 12 -1 năm sau. Chương VII – Một số loài sâu hại rừng thường gặp * Biện pháp phòng trừ sâu xám nhỏ - Cũng như các loài sâu xám khác, đối với sâu xám nhỏ chúng ta cần chú ý những biện pháp sau: - Trong kinh doanh cần chú ý chọn và quản lí tốt vườn ươm không để đất dính chặt và nhiều cỏ dại, tăng cường bón phân hoai. + Những nơi có đủ nguồn nước trước khi gieo ươm có thể dẫn nước vào ngâm 2 – 3 cho chết sâu non, nhộng. + Cuốc cỏ dại diệt sâu non, xới xáo giết nhộng qua đông trong đất. ? + Bẫy đèn bắt sâu trưởng thành vao ban đêm. Chương VII – Một số loài sâu hại rừng thường gặp ? +Vào lúc sáng sớm tìm bắt sâu non để bắt giết. ? + Làm mồi dẫn dụ sâu xám vào chiều tối. ? + Làm bả độc bằng nước đường lên men để bẫy sâu non và STT. ? + Phun thuốc hoá học: có thể phun Dipterex nồng độ 0.5 %, liều lượng 0.3 - 0.5lít /m2. ? + Thuốc thảo mộc: Lá Kim ngân, lá thanh hao, lá khổ sâm: 1kg gi• nhỏ thêm 3-5lít nước lọc tưới/phun ? Tỏi củ, hành củ:1kg gi• nhỏ thêm 3l nước giải ngâm 5-7 ngày pha thêm nước l• thành 10lít tưới vào đất Chương VII – Một số loài sâu hại rừng thường gặp b, Nhóm dế. * Phân loại, phân bố và tác hại: - Dế có rất nhiều loại: dế mèn nâu lớn, nâu nhỏ, nâu đen, dế dũi, thuộc 2 họ: Họ dế dũi và họ dế mèn, bộ cánh thẳng, kiểu BTKHT - Chúng phân bố ở khắp mọi nơi trên Thế giới. Thích hợp với những vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ưa đất cát pha hoặc thịt nhẹ nhiều mùn. - Phá hại cả cây trồng Nông lâm nghiệp Chương VII – Một số loài sâu hại rừng thường gặp ? Dế dũi; ? 2. Dế mèn nâu lớn; ? 3. Dế mèn nâu nhỏ Chương VII – Một số loài sâu hại rừng thường gặp b1. Dế dũi: * Hình thái: - Sâu trưởng thành có thân dài 30 - 40 mm, màu nâu sẫm hay màu nâu vàng nhạt. Đầu hình tam giác có 2 mắt đơn ở đỉnh đầu. Chân trước dạng đào bới - Râu đầu hình sợi chỉ ngắn hơn thân. mảnh lưng ngực trước hình cái nơm. - Cánh ngắn không phủ hết các đốt bụng Chương VII– Một số loài sâu hại rừng thường gặp * Tập tính sinh hoạt : ? Dế dũi phá hại từ tháng 4 đến tháng 10 mạnh nhất là tháng 5 tháng 6, ban ngày chúng ẩn nấp dưới đất, trú ở các đống cỏ khô hoặc rác trong vườn ươm ngay lớp đất mặt. ? Ban đêm chúng bò ra luống gieo cày xéo những thành những đường hầm ngang dọc trên mặt luống cây con, ăn rễ, hoặc làm đứt rễ, phá mầm non làm hư hại hạt mới gieo và cây con. ? Dế dũi có tính xu quang yếu và xu hoá với mùi cám rang. Chương VII– Một số loài sâu hại rừng thường gặp b2. Dế mèn nâu lớn * Hình thái: ? STT có thân dài từ 40 - 50 mm, rộng 13 mm, màu nâu sẫm. Đầu và mảnh lưng ngực trước phát triển to rộng hơn thân. ? Có 2 mắt đơn nằm trên ngấn trán. Râu đầu hình sợi chỉ dài bằng thân. Chân sau là chân nhảy. ? Cánh trên con đực có nếp nhăn, cánh phủ hết bụng. ? Trứng hình quả bí đao, dài 4,5 mm trứng đẻ thành đám ở cuối hang. Sâu non có 5 tuổi . Chương VII – Một số loài sâu hại rừng thường gặp * Tập tính sinh hoạt ? Dế mèn nâu lớn phá hại từ tháng 2 đến tháng 4. STT giao phối vào tháng 10. ? Sâu non từ tuổi 1 đến tuổi 3 thường sống tập trung cùng một hang , khi lớn mỗi con đào một hang dài từ 0.5 - 1m., trên miệng hang có nhiều đất vụn. ? Ban ngày ẩn nấp trong hang, ban đêm chúng mới ra cắn cây con. ? Thời kỳ giao phối dế đực và dế cái ở chung một hang. ? Dế mèn nâu lớn có tính xu quang mạnh hơn dế dũi và xu hoá với mùi cám rang. Chương VII – Một số loài sâu hại rừng thường gặp b3. Dế mèn nâu nhỏ : * Hình thái: ? STT có thân dài từ 18 -20 mm, rộng 7 mm màu nâu nhạt hay màu nâu đen giống dế mèn nâu lớn nhưng nhỏ hơn * Tập quán sinh hoạt: ? Dế mèn nâu nhỏ phá hại mạnh nhất từ tháng 2 đến tháng 5, đẻ trứng trong đất nhưng khi nở sâu non sống tập trung dưới các đám cỏ khô. ? Đến mùa giao phối con cái và con đực cũng ở gần nhau. Ban ngày ẩn nấp dưới các đám cỏ khô, ban đêm bò ra cắn cây con. Dế mèn nâu nhỏ cũng có tính xu quang, Xu hoá yếu. Chương VII – Một số loài sâu hại rừng thường gặp * Các biện pháp phòng trừ nhóm dế: ? Ngoài các biện pháp chung đối với vườn ươm thì đối với dế cần phải chú ý các biện pháp sau: ? - Thường xuyên làm vệ sinh xung quanh vườn ươm, khi làm cỏ không nên chất đống mà phải đem đổ ra xa vườn ươm. ? - Khi dế mèn mới xuất hiện tìm hang dế để đổ nước vào cho ngập hang chờ dế chui lên rồi bắt. ? Làm bả độc. ? Xử lý đất và xử lý hạt giống bằng thuốc hoá học Chương VII – Một số loài sâu hại rừng thường gặp c. Nhóm bọ hung. * Đặc điểm phân bố, phân loại và tác hại Bọ hung có rất nhiều loại, chúng phân bố ở khắp mọi nơi trên Thế giới, phát sinh phát triển mạnh ở những vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Thích hợp ở những nơi đất thịt nhẹ , nhiều mùn. ? Chúng thuộc họ bọ hung, bộ cánh cứng (Coleoptera), kiểu BTHT ? Sâu trưởng thành ăn lá đôi khi phát thành dịch với các loài cây trám, lát, xà cừ, bạch đàn, keo...ở cả vườ ươm và rừng trồng. ? Sâu non và STT trú ngụ trong đất cắn rễ cây con. Chương VII– Một số loài sâu hại rừng thường gặp c.1 Bọ hung nâu lớn: * Hình thái: ? - Sâu trưởng thành thân dài khoảng 30 – 35mm. Toàn thân màu nâu hoặc nâu sẫm. ? - Râu đầu hình đầu gối lá lợp. ? - Cánh cứng không phủ hết đốt bụng cuối. ? - Nhộng trần màu trắng ngà nằm trong đất. ? - Sâu non có 3 tuổi, màu trắng sữa, thân thể cong hình chữ C. Chương VII– Một số loài sâu hại rừng thường gặp - Bọ hung nâu lớn Chương VII – Một số loài sâu hại rừng thường gặp * Tập tính sinh hoạt. ? Sâu non và STT trú ngụ trong đất ở độ sâu 20- 25 cm, Sâu non cắn rễ cây con mức độ hại không đáng kể, ăn phân và chất mục. ? - STT có tính ăn bổ xung, sau khi vũ hoá chúng ăn rất mạnh. Chúng thường bắt đầu bay lên khỏi mặt đất ăn hại lá cây ở vườn ươm hặc rừng trồng từ chập tối đến gần sáng lại chui xuống đất. ? Sâu trưởng thành đẻ trứng trong đất gần các đống phân trâu bò hoặc do chúng lấy về. ? Đây là loài bọ hung phổ biến nhất, phá hại nhiều loài cây, Cả sâu non và sâu T.thành đều thích mùi phân trâu bò tươi. Chương VII – Một số loài sâu hại rừng thường gặp c2 . Bọ hung nâu nhỏ. * Hình thái: ? Sâu trưởng thành có hình thái gần giống bọ hung nâu lớn, có thân dài khoảng 10 mm rộng 6 mm. ? Toàn thân có màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm * Tập tính sinh hoạt và tác hại: ? Tập tính sinh hoạt và tác hại gần giống với bọ hung nâu lớn đặc biệt vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 trong những đêm ấm áp, nhiều mây, lất phất mưa sâu trưởng thành bay ra rất nhiều. Chương VII – Một số loài sâu hại rừng thường gặp * Các biện pháp phòng trừ chung với bọ hung ? Ngoài các biện pháp chung đối với vườn ươm thì đối với bọ hung cần phải chú ý các biện pháp sau: ? Trước khi gieo ươm nếu mật độ sâu hại cao nên xử lý đất với lượng 0.5 - 0.7 kg thuốc basudin bột, hoặc padan trộn với đất bột rắc đều cho 1sào bắc bộ, rồi cày bừa kỹ. ? Trước khi cấy cây phải tiến hành xử lý rễ Lợi dụng tính xu quang hoặc tính chết giả để bắt STT. ? Khi STT xuất hiện nhiều có thể phun thuốc hoá học vào lúc 5 – 6 giờ tối để STT bay lên ăn lá và chết. Chương VII – Một số loài sâu hại rừng thường gặp 7.2 Một số loài sâu hại rừng trồng 7.2.1. Nhóm sâu ăn lá * Đặc điểm chung của nhóm sâu ăn lá: ? - Có rất nhiều loài sâu ăn lá khác nhau: sâu róm thông, sâu xanh ăn lá bồ đề, ong ăn lá thông, ong ăn lá mỡ, sâu đo ăn lá lim... ? - Phần lớn chúng thuộc nhóm sâu hẹp thực. ? - Chúng ăn lá, sinh sản nhanh, vòng đời ngắn. ? - Chịu ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện môi trường như thức ăn, thiên địch, nhiệt, độ, ẩm độ, mây, mưa, gió, nắng...nên rất dễ phát thành dịch khi gặp điều kiện thuận lợi. Chương VII– Một số loài sâu hại rừng thường gặp Các biện pháp phòng trừ chung đối với nhóm sâu ăn lá: ? - Trồng rừng hỗn giao theo dải rộng 6 -8m để hạn chế sâu hại lây lan. ? - Phun thuốc hoá học khi sâu hại có nguy cơ phát dịch. ? - Chọn giống kháng sâu hại để trồng, chăm sóc rừng. ? - Điều tra dự tính dự báo kịp thời. ? - Bắt giết khi mật độ sâu hại thấp... Chương VII – Một số loài sâu hại rừng thường gặp 7.2.2 Một số loài sâu ăn lá a. Sâu róm ăn lá thông (Dendrolimus punstatus walker) * Đặc điểm phân bố phân loại và tình hình phá hại: ? - SRT phân bố chủ yếu ở những vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. ? Nó đ• từng phát thành dịch ở nhiều nước. Theo tài liệu của trung Quốc thì sâu róm thông phân bố từ sông Hoàng Hà trở xuống. ở Việt nam SRT đ• phát dịch ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thanh Hoá, Hà Nam, Hà Nội... ăn hại hàng trăm, hàng nghìn ha rừng thông gây nên những tổn thất lớn trong kinh doanh rừng thông nước ta ? - Chúng thuộc bộ cánh vẩy (Lepidoptera), kiểu BTHT Chương VII – Một số loài sâu hại rừng thường gặp ? - Sâu róm thông đuôi ngựa 1.Trưởng thành; 2.Trứng; 3. Sâu non; 4.Nhộng Chương VII– Một số loài sâu hại rừng thường gặp * Đặc điểm hình thái: ? Trứng có hình bầu dục, lúc mới đẻ có màu xanh nhạt dần chuyển sang màu hồng khi sắp nở có màu hồng sẫm, trứng bị ung màu đen, bị ký sinh tím sẫm ? Sâu non có 5-6 tuổi, toàn thân có màu đen nâu ánh bạc xen lẫncác điểm trắng, tuổi thành thục sâu non có thể dài tới >65mm. ? Kén màu trắng xám có chứa nhiều lông độc của sâu non. Nhộng có màu nâu cánh dán/hạt dẻ. ? Ngài SRT có màu nâucánh trước rộng và nâu sẫm hơn cánh sau, mép ngoài cánh trước co 8 chấm xếp gần hình số 3. Sâu non SRT Chương VII– Một số loài sâu hại rừng thường gặp * Tập tính sinh hoạt: ? Sâu non có từ 5 - 6 tuổi, ở tuổi 1, tuổi 2 di chuyển hoặc tự vệ bằng nhả tơ buông theo gió, sau khi nở khoảng nửa ngày sâu non bắt đầu ăn ? Tuổi 1 - 2 gặm lá thông thành hình răng cưa, từ tuổi 3 sâu non bò nhanh từ cành này sang cành khác hoặc cây này sang cây khác...sức phá hại tăng... ? Nếu mật độ sâu tăng cao sâu ăn trụi đến cuống lá. Đến cuối tuổi 6 (Tiền nhộng) ? Khi vũ hoá sau 1 -2 giờ ngài có thể giao phối, thời gian giao phối 6 - 12 tiếng, bay đi đẻ trứng vào ban đêm, mỗi con có thể đẻ khoảng 300 -350 trứng. Con đực vũ hoá trước con cái ? ở nước ta SRT thường có 4 - 6 lứa/ năm tuỳ theo vùng. Vòng đời của SRT từ 70 - 180 ngày. Chương VII– Một số loài sâu hại rừng thường gặp * ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sâu róm thông - ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ ? SRT sinh trưởng và phát triển được ở nhiệt độ từ 15-350C Thời gian của mỗi vòng đời dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiệt độ TB của các tháng. ? Vòng đời 1 có nhiệt độ TB 240C trải qua 74 ngày. ? Vòng đời 2 có nhiệt độ TB 280C trải qua 66 ngày. ? Vòng đời 3 có nhiệt độ TB 25,70C trải qua 71 ngày. ? Vòng đời 4 có nhiệt độ TB 17,70C trải qua 150 ngày. ? Khởi điểm phát dục của vòng đời sâu róm thông là 90C. ? Tổng nhiệt lượng hữu hiệu của một vòng đời là 1200 ngày? độ Chương VII – Một số loài sâu hại rừng thường gặp ? SRT sinh sống được ở ẩm độ từ 75 – 100%, thích hợp nhất từ 80 –86% ? Mưa b•o thường làm cho sâu róm thông chết hàng loạt. ? Trong năm SRT thường hay phát dịch ở các tháng 6, 7, 8, 9 - ảnh hưởng của thức ăn: ? SRT thích ăn nhất là thông đuôi ngựa, thông nhựa... ? Sâu từ tuổi 1 – 3 thích ăn lá thông non, từ tuổi 4 trở lên thích ăn lá bánh tẻ hoặc lá già. SRT thường phát dịch ở những khu rừng từ 10 – 20 tuổi. Chương VII – Một số loài sâu hại rừng thường gặp - ảnh hưởng của địa hình: ? Sâu róm thông thường hay phát dịch ở rừng thông có độ cao từ 100 – 200m so với mặt nước biển, còn ở độ cao từ 300 – 600 m cũng có nhưng ít phát dịch. ? Trên hướng dốc khác nhau mật độ sâu róm thông cũng khác nhau, nói chung hướng nam mật độ sâu róm thông bao giờ cũng cao hơn các hướng khác, mật độ sâu ở ven rừng cao hơn ở trong rừng. Chương VII– Một số loài sâu hại rừng thường gặp - ảnh hưởng của thiên địch ? SRT bị nhiều loài côn trùng ký sinh và ăn thịt. ? Theo kết quả điều tra cho đến nay đ• phát hiện được 28 loài côn trùng ký sinh và 8 loài côn trùng ăn thịt. ? + Côn trùng ký sinh lên trứng chủ yếu là: Ong tấm đen, Ong mắt đỏ, Ong tấm xanh. ? + Côn trùng ký sinh lên sâu non và nhộng là ong hai màu, ong đùi to, ruồi 3 vạch. ? + Côn trùng ăn thịt có: bọ ngựa, kiến vống, kiến đen cong đuôi, bọ xít ăn sâu... ? + Về nấm có nấm cứng trắng. ? + Các loài chim bạc má, chim khách, chim đỗ Quyên. Chương VII – Một số loài sâu hại rừng thường gặp * Biện pháp phòng trừ SRT: ? - Biện pháp cơ giới: khi mật độ sâu non còn thấp. ? - Dùng sào chọc cho sâu rơi xuống và giết. ? - Biện pháp vật lý: bẫy đèn có thể dùng đèn măng sông, đèn điện, tốt nhất dùng đèn có tia tím thời gian bẫy từ 7 h tối đến 5 h sáng hôm sau. Đặt bẫy ở nơi quang đ•ng. ? - Biện pháp sinh học: dùng chế phẩm nấm Beauveria bassiana (BB) và chế phẩm Bacillus thuringiensis (B - T) nồng độ 4g/lít sâu bị nhiễm vi khuẩn sẽ chết nhũn. Chương VII– Một số loài sâu hại rừng thường gặp ? Gây nuôi ong kí sinh trứng để thả ra ổ dịch ở rừng. ? - Biện pháp hoá học: dùng Deces 25 EC, Cymbus WEC , Trebon... Chú ý phải thực hiện nghiêm ngặt các quy định về bảo hộ lao động, tránh gây độc cho người và gia súc. ? - Biện pháp Lâm sinh: Trồng rừng hỗn giao ? Chế phẩm BB nên sử dụng trước khi mưa 1-2 ngày với nồng độ 10g/l khi chết do bị nấm BB sâu bị phủ một lớp phấn trắng. Chương VII – Một số loài sâu hại rừng thường gặp b. Sâu xanh ăn lá bồ đề. (Pentonia. sp) * Đặc điểm phân bố, phân loại và tình hình phá hại. ? - Sâu xanh ăn lá bồ đề phân bố ở các nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. ở nước ta sâu xanh ăn lá bồ đề phân bố ở các vùng trồng bồ đề tập trung ở miền bắc nước ta như: Phú Thọ, Tuyên Quang, Hoà Bình... chúng đ• từng phát thành dịch gây nên những tổn thất cho việc kinh doanh rừng ngyên liệu giấy sợi ở Miền Bắc nước ta. ? - Sâu xanh ăn lá bồ đề thuộc chi Pentonia, họ ngài thiên x• (Notonontidae), bộ cánh vảy (Lepidoptera). Chương VII – Một số loài sâu hại rừng thường gặp ? Sâu xanh ăn lá bồ đề 1. Sâu trưởng thành ; 2.Trứng; 3.Sâu non; 4.Nhộng Chương VII – Một số loài sâu hại rừng thường gặp * Đặc điểm hình thái. ? - Sâu trưởng thành có thân dài 20 -25mm, khi mới vũ hoá cánh màu rêu phớt trắng, sau dần dần ngả sang màu xanh lục cùng với màu của lá bồ đề. ? - Trứng hình bán cầu hơi lõm phía dưới , mới đẻ có màu trắng ngà, sau có nhiều chấm hồng, sắp nở có màu hống loang lổ. ? - Sâu non tuổi 1 toàn thân màu trắng phớt xanh phủ nhiều lông. Tuổi 3 trở đi thân màu xanh lục giống màu là bồ đề. ? - Nhộng màu nâu cánh gián nằm trong kén tơ ở dưới đất. Chương VII– Một số loài sâu hại rừng thường gặp * Tập tính sinh hoạt ? STT hoạt động vào ban đêm, ban ngày đậu trên thân cây hoặc mặt dưới của lá, đẻ trứng thành đám ở lá hay trên cây ? Sâu non mới nở sống tập trung trên các lá ở tuổi này chúng ăn ít và mức độ hại chưa đáng kể, sau đó dần dần phân bố rải rác trên cây sức phá hại tăng dần. ? Khi vào nhộng sâu non chui xuống dưới đất mùn nhả tơ kết kén mỏng bao lấy thân sâu, vào nhộng ngay sát mặt đất. Nơi nào có nhiều mùn mật độ mật độ nhộng sẽ cao hơn. ? Một năm có từ 6 – 7 vóng đời, các vòng đời luôn gối nhau vì thế trong rừng bồ đề hầu như lúc nào cũng có sâu ăn lá. Chương VII – Một số loài sâu hại rừng thường gặp * Biện háp phòng trừ: ? Đối với rừng bồ đề từ 1 – 3 tuổi khi điều tra trong ổ dịch nếu thấy trên 1 cây có 1000 trứng không bị ký sinh hoặc 250con sâu non ở tuổi 3/cây hoặc 1,5 nhộng khoẻ/m2 đất thì rừng bồ đề sẽ bị ăn trụi từ 75-100%. Đối với rừng 4 tuổi trở lên thì các chỉ số trên được nhân gấp đôi. ? ở giai đoạn trứng và sâu non nếu bị ký sinh >50% thì ổ dịch chẽ bị kìm h•m. ? áp dụng các biện pháp phòng trừ giống như sâu róm thông. ? Xới xáo đất giết nhộng, sâu non Chương VII– Một số loài sâu hại rừng thường gặp 7.2.2. Nhóm sâu hại thân cành và gỗ. * Đặc điểm chung của nhóm sâu hại thân cành. ? - Sâu đục thân cành cũng có rất nhiều loại. Chúng phá hại cả cây trồng trong rừng và gỗ ở các kho b•i, công trình xây dựng. ? - Phần lớn chúng thuộc nhóm CT đa thực ? - Sống trong thân cành cây nên ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện môi trường: mưa, nắng, b•o gió, thiên địch... ? - Sức phá hại thể hiện không rõ ràng như sâu ăn lá. ? - Chúng ít phát thành dịch, nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến phẩm chất gỗ, năng xuất rừng trồng. Chương VIII – Một số loài sâu hại rừng thường gặp * Các biện pháp phòng trừ nhóm sâu hại thân cành. ? - Chọn giống cây có tính kháng sâu hại cao. ? - Thường xuyên vệ sinh rừng trồng sạch sẽ. Sau khai thác phải dọn vệ sinh rừng triệt để. ? - Tránh gây vết xước cho cây các loài sâu đục thân và mối mọt dễ xâm nhiễm. ? - Tỉa cành và chặt vệ sinh: những cây cong keo, cây sinh trưởng kém đ• bị nhiễm sâu bệnh hại. ? - Gỗ sau khai thác phải vận chuyển kịp thời về bến b•i. ? - Tăng cường công tác quản lý rừng: cấm chăn thả gia súc bừa b•i, hạn chế cháy rừng... Chương VII– Một số loài sâu hại rừng thường gặp 7.2.2.1. Sâu đục ngọn thông. (Evetria .Sp) * Đặc điểm phân bố, phân loại và tình hình phá hại. ? Sâu đục ngọn thông có nhiều loại: Sâu đục ngọn thông lớn, Sâu đục ngọn thông nhỏ... ? Chúng phân bố và phát triển mạnh ở những vùng trồng thông tập trung ? Thuộc chi Evetria, họ ngài cuốn lá (Tortricidea) bộ cánh vảy) (Lepidoptera) ? Sâu đục ngọn thông làm cho ngọn cây ngọn cành khô héo, chảy nhựa ả/h lớn đến năng xuất và chất lượng rừng trồng gây nên những tổn thất về kinh tế. Chương VII – Một số loài sâu hại rừng thường gặp * Đặc điểm hình thái. ? - STT có thân nhỏ dài 13mm, rộng 3mm, màu nâu xám, râu đầu hình sợi chỉ, khi đậu nằm dọc thân., cánh trước có 3 vân trắng sáng nằm ngang chia cánh làm 4 phần gần bằng nhau. Mép ngoài cánh trước và cánh sau có hàng lông như tua cờ. ? - Trứng hình bầu dục, kích thứơc khoảng 0,5mm, sâu non thành thục dài khoảng 20mm., màu trắng hồng. ? - Nhông dài khoảng 10mm, rộng 2mm màu nâu vàng, phía cuốiđót bụngcó 6 lông dạng móc câu. Chương VII– Một số loài sâu hại rừng thường gặp * Tập tính sinh hoạt. ? Sâu non mới nở gặm vỏ non, khi lớn lên đục 1 lỗ vào ngọn cành, ngọn cây, tuỳ theo vị tríđục mà đường đục có thể đi lên hoặc đi xuống. Tại lỗ đục thường có nhựa chảy ra kèm với phân của sâu non, ngọn héo dần và khô đi dễ bị gió bẻ g•y. Khi sắp vào nhộng sâu non đục 1 lỗ vũ hóa rồi vào nhộng gần đó. Thời kỳ nhộng có thể kéo dài từ 10 – 13 ngày. ? sâu trưởng thành hoạt động vào ban đêm, có tính xu quang mạnh, sau khi giao phối sâu trưởng thành đẻ trứng vào các ngọn cành, ngọn cây và chỉ sống được từ 3 – 5ngày. ? Sâu đục ngọn thông phá hoạt mạnh từ tháng 2 – 5 nhất là những năm có mưa phùn kéo dài. Chương VII– Một số loài sâu hại rừng thường gặp * Biện pháp phòng trừ. ? - Thường xuyên theo dõi và phát hiện sớm để kịp thời cắt bỏ các ngọn có sâu hại và đem đốt. ? - Phun thuốc trừ sâu vào giai đoạn trứng mới nở. ? - Dùng bẫy đèn vào ban đêm để bắt sâu trưởng thành. ? - trồn rừng hỗn giao giữa thông và các loài cây lá rộng. Chương VII– Một số loài sâu hại rừng thường gặp 7.2.2.2. Mối hại gỗ và cây đứng. ? * Đặc điểm phân bố, phân loại và tình hình phá hại của mối. ? - Mối có rất nhiều loại: Trên Thế giới hiện nay đ• phát hiện được khoảng 2.700 loài mối khác nhau. ? - Chúng thuộc nhóm côn trùng sống có tính chất XH ? - Mối có rất nhiều họ khác nhau và thuộc bộ cánh bằng (Isoptera), kiểu BTKHT ? - Mối phân bố ở nhiều nơi trên trái đất. ? - ở Việt nam chúng phân bố khắp cả nước. ? - Nó có thể phân bố ở độ cao đến 2000m so với mực nước biển. Chương VII – Một số loài sâu hại rừng thường gặp ? - Mối sống và làm tổ trong đất, trong thân cây. Trong đất mối có thể phân bố đến độ sâu 5m, đôi khi lên tới khoảng 36m.. ? - Mối gây nên những thiệt hại lớn cho nền kinh tế quốc dân. Mối ăn gỗ phá hại tất cả các sản phẩm chứa xenlulô, trong rừng mối phá hại cả cây sống lẫn cây chết. Hàng năm những thiệt hại do mối gây ra đ• lên tới con số khổng lồ. ? VD: ở Mỹ những thiệt hạido mối gây ra trung bình khoảng 150 triệu Đôla/năm. Chương VII– Một số loài sâu hại rừng thường gặp * Hình thái và chức năng các dạng mối. + Mối trưởng thành @. Dạng mối sinh sản. ? - Mối chúa: Chức năng của mối chúa là giao phối với mối vua để sinh sản, duy trì nòi giống, có hình thái biến đổi nhiều. Phần bụng to có thể gấp từ 250 -300 lần đầu. ở nước ta thường gặp loài mối chúa có kích thước dài khoảng hơn 50mm. Mối chúa đạt kỷ lục Thế giới dài tới 140mm. ? Thường trong tổ mối chỉ có 1 mối chúa song cá biệt có loài có tới 2 – 3 mối chúa trong 1 tổ. Chương VIII – Một số loài sâu hại rừng thường gặp - Mối vua: ? Thường trongtổ mói cũng chỉ có 1 mối vua song cá biệt có loài có tới 2 – 3 mối vua trong 1 tổ. ? Chức năng của mối vua là thụ tinh cho mối chúa. ? Mối vua hình dạng và kích thước vẫn giữ nguyên hình thái mối cánh đực ban đầu, duy chỉ có bộ má rất phát triển bè rộng hơn. ? Mối vua và mối chúa được mối thợ nuôi dưỡng chăm sóc chu đáo và sống ở “Hoàng cung” Chương VII– Một số loài sâu hại rừng thường gặp - Mối giống: ? . Mối giống có cánh: loaị này chiếm số đông trong quần thể, về hình thái ít biến đổi, có 2 đôi cánh dạng màng. Đây là đối tượng để chia đàn phát tán nòi giống. ? . Mối giống không có cánh: loại này chỉ chiếm số ít trong quần thể. Về hình dạng chỉ khác mối giống có cánh là không có cánh hoặc có cánh rất ngắn. Loài mối này còn được gọi là mối vua, mối chúa dự bị (bổ xung) đề phòng khi mối vua hoặc mối chúa chết thì chúng sẽ thay thế. Chương VII – Một số loài sâu hại rừng thường gặp @. Dạng mối không sinh sản: Mối Lính: ? - Chức năng chủ yếu của mối lính là: bảo vệ tổ, chống kẻ thù. để thích nghi với chức năng đó hình thái của mối lính cũng biến đổi theo: đầu mối lính to, dài gần bằng 1/2 thân thân thể. Miệng hướng về phía trước. ? Trong x• hội loài mối có 3 dạng mối lính. - Có loại hàm trên phát triển to nhỏ không đều nhau nhô về phía trước làm vũ khí chiến đấu như giống Macrotermes. - Có loài hàm trên tiêu giảm, trán kéo dài thành vòi có tuyến phun hạch độc (axit mà kiến rất sợ). Chương VII– Một số loài sâu hại rừng thường gặp ? - Có loài thì có cả 2 nên chúng tấn công kẻ thù và bảo vệ tổ rất hiệu nghiệm như giống Cotopttermes. Một số loài mối lính có 2 loại: ? - Loại có kích thước thân thể lớn làm nhiệmvụ chuyên trách bảo vệ “Hoàng cung” nơi mối vua, múa chúa ở. Nếu không có gì xảy ra thì chúng không bao giờ ra khỏi tổ. ? - Loại có kích thước thân thể nhỏ bé nhanh nhẹn làm nhiệm vụ ở ngoài chúng được điều động đi công tác 4 ngày/1 lần bất kể ngày đêm, làm nhiệm vụ trinh sát: Tìm nguồn thức ăn, tìm hướng đắp đường mui, tìm nguồn nước, bảo vệ cho mối thợ đi kiếm ăn, bảo vệ mối con. Chương VII– Một số loài sâu hại rừng thường gặp ? - Mối thợ: ? Chức năng của mối thợ là xây tổ, đắp đường mui, vận chuyển nước, vận chuyển thức ăn. Chăm sóc mối vua, mối chúa, mối lính, mối non, tha trứng của mối chúa sang phòng ấp trứng để ấp, làm vườn cây nấm cho mối non chơi. Trao đổi thông tin liên lạc giữa các cá thể trong tổ, điều tiết khí hậu trong tổ... ? - Trứng: Tuỳ theo từng loài mối mà trứng của mối có hình dạng và kích thước khác nhau. Có loài trứng hình đế giày, có loài trứng có hình trụ hơi cong... nói chung trứng nói chung trứng có chiều dài từ 0,4 – 2mm, có màu trắng sữa. Chương VII– Một số loài sâu hại rừng thường gặp ? Mối con: - Mối non lúc mới nở được mối thợ chăm sóc và nuôi dưỡng chu đáo. - Mối non thường có màu trắng đục, miệng hướng xuống dưới, dầu to hơn ngực. Lúc mới nở tương đối giống nhau. - Qua nhiều lần lột xác nó biến đổi dần hình thái để trở thành các dạng mối trưởng thành khác nhau: mối giống, mối thợ, mối lính... Chương VII– Một số loài sâu hại rừng thường gặp * Các biện pháp phòng trừ mối: ? @. Đối với các công trình xây dựng có sử dụng tre gỗ... ? Nếu có mối phải xử lý nền móng bằng các loại thuốc bột hoá học như Basuzin, lin dan khoảng 20 – 30kg cho 100m2 nền móng trộn đều rồi nện chặt. ? Các cọc móng bằng tre nứa phải ngâm tẩm thuốc, hoặc có chân kê bằng bê tông, đá... ? Gỗ, tre nứa thì trước khi đưa vào làm phải được ngâm nước từ 3 – 6 tháng ? Khi thấy mối xuất hiện phải có biện pháp xử lý kịp thời: đổ dầu vào chân cột, tìm tổ đổ thuốc nện chặt lại. ? Nhà cửa phải thiết kế cửa ra vào, cửa sổ sáng sủa, thoáng gió Chương VII– Một số loài sâu hại rừng thường gặp @ - Đối với các đồ dùng trong gia đìh như giường tủ, bàn ghế... - Khi kê phải kê xa tường tối thiểu 20cm. có chân kê bằng các vật khác gỗ. ? - Phải được gia công làm nhẵn và quét sơn 2 mặt. ? - ở nơi công sở, phòng thí nghiệm, gia đình khi mối xuất hiện tốt nhất đặt bả sinh học ở nơi mối hay đi lại kiếm ăn để tiêu diệt tận gốc qua con đường lây nhiễm bệnh từ mối thợ. Chương VII– Một số loài sâu hại rừng thường gặp @ - Đối với rừng trồng: ? Tăng cường công tác quản lý rừng, dọn vệ sinh rừng sạch sẽ. ? Cấm chăn thả gia súc bừa b•i, tránh gây vết xước cho cây. ? Chặt bỏ các cây sinh trưởng kém, cây cong queo sâu bệnh, cây quá già cỗi, cây bị nhiễm mối mọt... ? Khi rừng bị nhiễm mối cần có biện pháp phòng trừ kịp thời: tấp cành lá thành đống cho thêm cây mồi như gỗ trám, gỗ thông cắt khúc gỗ tận dụng bổ xung sau đó chờ mối đến ăn rồi phun thuốc diệt mối. Chương VII– Một số loài sâu hại rừng thường gặp @ - Đối với rừng trồng: ? Dùng bẫy đèn bắt mối giống cánh chia đàn ở ngoài bìa rừng. ? Trong khai thác rừng hạn chế tới mức thấp nhất hệ số đổ vỡ. ? Sau khai thác phải dọn vệ sinh rừng triệt để. ? Gỗ sau khai thác phải kịp thời vận chuyển về bến b•i, bóc vỏ. Sau đó vận chuyển về b•i chính bằng đường thuỷ, nếu là gỗ để dựng thì cần ngâm trong nước một thời gian. Chương VIII – Một số loài sâu hại rừng thường gặp @ - Đối với b•i gỗ: ? - B•i gỗ phải được thiết kế ở nơi cao ráo thoáng mát. ? - Phải có cột bê tông cách ly để làm đà kê. ? - Gỗ phải đặt trên đà kê, phân loại theo nhóm. ? - B•i gỗ phải có mái che. ? - Thường xuyên theo dõi sự xuất hiện của mối. Khi thấy mối xuất hiện phải kịp thời tìm tổ để tiêu diệt. ? - Quét thuốc bảo quản gỗ thường xuyên. ? - Không để gỗ lưu quá lâu ở b•i mà cần có kế hoạch sử dụng sớm. Chương VII – Một số loài sâu hại rừng thường gặp - 3