100_bai_tho_-nhat_the_ky_XX by Unknown Bao nhiêu nước mắt Bao nhiêu mồ hôi Bao nhiêu bóng tối Bao nhiêu nỗi đời Bao giờ về bên kia sông Đuống Anh lại tìm em Em mặc yếm thắm Em thắt lụa hồng Em đi trảy hội non sông Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh. Việt Bắc, tháng 4, 1948 Tràng Gi­ang (Huy Cận) Sóng gợn tràng gi­ang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song, Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả; Củi một cành khô lạc mấy giòng. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu, Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều. Nắng xuống, trời lên sâu chót vót; Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng; Mênh mông không một chuyến đò ngang. Không cầu gợi chút niềm thân mật. Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng. Lớp lớp mây cao đùn núi bạc… Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa Lòng quê dờn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Dọn về làng (Nông Quốc Chấn) Mẹ! Cao - Lạng hoàn toàn giải phóng Tây bị chết bị bắt sống hàng đàn Vệ quốc quân chiếm lại các đồn Người đồng như kiến, súng đầy như củi. Sáng­mai về làng sửa nhà phát cỏ, Phát ruộng nương rào vườn tược làm ăn. Mấy năm qua quên tháng giêng , quên rằm tháng bảy. Chạy hết núi lại khe, cay đắng đủ mùi, Hôm nay Cao - Bắc - Lạng cười vang, Dọn lán, rời rừng người xuóng làng, Người nói cỏ lai trong rừng rậm, Cuốc đất dọn cỏ mẹ khuyên con. Đường cái kêu vang tiếng ôtô. Trong trường ríu rít tiếng cười con trẻ, Mờ mờ khói bếp bay trên máy nhà lá Từ nay không ngập cỏ lối đi Hổ không dám đến trẻ con trong vườn chuối Quả tên cành không lo tự chín tự rụng Ruộng sẽ không thành nơi máu chảy thành vũng. Mặt trời lên! Sáng rõ rồi mẹ ạ! Con đi bộ đội , meơi anh cái xấu Để em chăm chút đời anh Anh ơi anh có biết không Vì anh em buồn biết mấy Tình yêu khắt khe thế đấy Anh ơi anh đừng khen em. Nguyệt cầm (Xuân Diệu) Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân. Mây vắng trời trong đêm thủy tinh Lung linh bóng sáng bỗng run mình Vì nghe nương tử trong câu hát Đã chết đêm rằm theo nước xanh. Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời, Đàn ghê như nước, lạnh trời ơi … Long lanh tiếng sỏi vang vang hận Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người … Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê Chiếc đảo hồn tôi rộn bốn bề … Sương bạc làm thinh, khuya nín thở Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê. Cô bộ đội ấy đã đi rồi (Phạm Tiến Duật) Cô bộ đội ấy đã đi rồi Chuyển đơn vị vào vùng rừng trong ấy Em gái đi, các anh ở lại Biết đến bao giờ mới được gặp nhau Lũng thì thẳm mà rừng thì sâu Để hun hút nhớ nhau biền biệt Bao nhiêu bạn bè, bao nhiêu bạn bè thân thiết Xa nhau như xa nhau hôm nay Thôi em đừng bẻ đốt ngón tay Nước mắt dễ lây mà rừng thì lặng quá Anh biết rồi bao nhiêu vất vả Tháng năm dài cùng nhau đi qua Để sáu bảy năm em gái xa nhà Hăm bảy tuổi chuyện chồng con chưa nói Cả một thời trẻ trung sôi nổi Ở bên nhau bếp lửa giữa rừng xa Nhớ nhau, nhớ nhau ở giữa rừng già Ngón tay nóng cầm viên thuốc mát Cái đêm đói ngồi nghe chim đắp tát Con chó vàng cọ chân em đòi ăn Nhớ nhau, nhớ nhau những buổi mưa dầm Căn nhà dột tóc em ướt hết Anh ngồi nghĩ gì em chẳng biết Cứ hát tràn những câu hát bâng quơ Nhớ trưa đỉnh đèo ta đứng ngẩn ngơ Nhìn mây trắng chân trời ngơ đi tu nhưng quá nặng nghiệp đời Gần hai mươi năm trời Tôi vẫn nhớ lời cha tôi cháy bỏng Dạy tôi làm thơ, ước mơ, hi vọng Những câu Kiều say sưa đưa cuộc đời bay bổng Tiếng võng trưa hè mênh mông Phong trần mài một lưỡi gươm Những phường giá áo túi cơm sá gì. Nhưng công việc làm ăn mỗi ngày mỗi khó Cuộc đời chợ đen chợ đỏ Thù hằn con người "Muốn sống thanh cao đi lên trời mà ở Mày đã quyết kiêu căng Níu lấy cái lương tâm gàn dở Dám không tồi như chúng tao Suốt đời mày sẽ khổ". Quan lại trù cha tôi cứng đầu cứng cổ Người "An Nam" dám đánh "ông Tây" Mẹ ỉ eo dằn vặt suốt ngày Chửi mèo, mắng chó "Cũng là chồng là con Chồng người ta khôn ngoan Được lòng ông tuần ông phủ Mang tiền về nuôi vợ". Bát đĩa xô nhau vỡ Cha tôi nằm thở dài Cha nhịn đi cho đỡ Anh em tôi, bỏ cơm Hai đứa dắt nhau ra đường tha thẩn Trời mùa đông trăng sáng Sao nở như hoa Không biết Ngưu Lang trên kia Có bao giờ cãi Chức Nữ. Rồi cha tôi lui tới nhà quan tuần, quan phủ Lúc về, gặp tôi đỏ mặt quay đi Một hôm, tôi thấy chữ R.O treo ngoài cửa Cha tôi không dạy tôi làm thơ nữa Người còn bận đếm tiền ghi sổ Thỉnh thoảng nhớ những ngày oanh liệt cũ Một mình uống rượu say Ngâm mấy câu Kiều, ôm mặt khóc Tỉnh dậy lại loay hoay ghi sổ đếm tiền Hai vai nhô lên Đầu lún xuống Như không mang nổi cuộc đời Bóng in tường vôi im lặng Ngọn đèn leo leo ánh sáng Bóng với người như nhau Mùi ẩm mốc, tiếng mọt kêu cọt kẹt Ở chân bàn hay ở cha tôi? Cuộc sống hàng ngày nhỏ nhen tàn bạo. Rác rưởi gia đình miếng cơm manh áo Tàn phá con người. Những mơ ước thời xưa như con chim gẫy cánh Rũ đầu chết ngạt trong bùn Năm tháng mài mòn bao nhiêu khát vọng. Cha đã dạy con một bài học lớn Đau thương kiên quyết làm người. Không nên lùi bước cuộc đời phải thắng. 7 - 1956 Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm) Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh? Núi Mường Hung dòng sông Mã (Cầm Gi­ang) Anh là núi Mường Hung Em là dòng sông Mã Sông nhiều rêu, nhiều cá Núi nhiều thú, nhiều măng Chiều bóng anh che sông Sớm mắt em long lanh Sáo cành cây ạnh thổi vang lanh lảnh Gió lùa qua miệng anh lại mỉm cười Rộn ràng em thuyền độc mộc ngược xuôi Như trăm nỗi băn khoăn khi đến tuổi Nếu trời làm em sóng nổi Anh ngả mình ngăn lại lúc phong ba Em là búp bông trắng Anh là ngọn lúa vàng Thi nhau lớn đẹp nương Toả mùi thơm cùng nghe chim hót Em cứ về nhà trước Đợi anh ở bên sông Anh làm no lòng mương Em làm vui ấm bản Nếu con gấu giẫm gãy cành bông trắng Lá lúa anh sẽ cứa đứt chân Nếu lúa này chuột, khỉ dám đến ăn Sợi bông em sẽ bay mù mắt nó Anh là rừng thẳm Em là suối sâu Cây rừng anh làm cầu Bắc ngang lên dòng suối Hoa sim nở đỏ chói Soi bóng xuống lòng em Nếu hùm về, suối em thành thác Nếu sói về, rừng anh sẽ thành chông Quyết chẳng chịu đau lòng Đời chúng ta rừng núi Suối em phá tan bóng tối Rừng anh chặn lại bão dông Để anh lớn mãi tha dài được Bác chở che vẫn bay về trước cổng Cây vú sữa đầu nhà dáng xoè rộng tán sum suê Bầy cá rô phi nhớ giờ Bác cho ăn lại ngoi lên đớp sóng Con ra đường quen đứng ngóng Bác quay về Hôm nay trên vườn ta trời uy nghi lồng lộng Hàng bụt mọc trầm tư vút thẳng bên bờ ao Gió heo may trong cành đa lao xao tìm gọi nắng Lê-​nin trên bàn đang chờ đón Bác đi vào. Bác ơi lúc mùa này đồng thấp đồng cao lên đẹp lắm Cơn bão vào đất liền đi chậm lại rồi tan Mua bia đã bớt xếp hàng và anh em còn cố gắng Đêm qua 140 bốt đồn thù bị ta đánh trong Nam Con trữ các loại tin đứng chờ đây mong từ Bác một lời ánh sáng Như từ lâu nay con vẫn hay làm Bác lại về đi Bác ơi sau mấy ngày đi vắng Khoẻ mạnh hồng hào trong nắng óng vườn cam II Đêm nay nghìn vạn chúng con xếp thành hàng đi viếng Bác Ôi làm sao nguôi được nhớ thương này Chúng con đi cho cả người vắng mặt Người chưa sinh người đã khuất cũng về đây Việt Nam đau cả lòng người dạ đất Sao mùa thu như nước mắt trời mây Chúng con đi theo tiếng Người phía trước Đường Hùng Vương dân tộc đi từ dựng nướcđến ngày nay Hãy về đây lũ làng Tây Nguyên đánh tiếng cồng thương xót Những con nước Cửu Long bát ngát đợi Cha về Đội áo tím sông Hương diệt Mỹ xong bỗng bồi hồi kinh ngạc Khi biết tiếng súng mình tai Bác vẫn hằng nghe Về đây những tấm lòng trung kiên trong chuồng cọp Vết tím bầm thân ghi tạc những câu thề Về đây bà mẹ nghèo ở miền cao Hát Lót Đã nhiều đêm gặp Bác giữa cơn mê Hãy về đây những thợ xúc và lái xe khu mỏ Vùng than ơi Người nhắc nhở bao lần Những o gái Vĩnh Linh đầu tuyến lửa Mơ Bác Hồ thương gi­an khổ vào thăm Ông ké già nhà bên chân Pắc Bó Còn bàng hoàng hôm g̀ng mình Trái tim đập những điều không thể nói Trái tim đập cồn cào cơn đói Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn. Em trở về đúng nghĩa trái tim em Là máu thịt đời thường ai chẳng có Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi. Áo lụa Hà Đông (Nguyên Sa) Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn mà mua thu dài lắm ở chung quanh linh hồn anh vội vã vẽ chân dung bay vội vã vào trong hồn mở cửa gặp một bữa, anh đã mừng một bữa gặp hai hôm thành nhị hỹ của tâm hồn thơ học trò anh chất lại thành non và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu em không nói đã nghe từng gia điệu em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh anh trông lên bằng đôi mắt chung tình với tay trắng, em vào thơ diễm tuyệt em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết trời chợt mưa, chợt nắng, chẳng vì đâu nhưng sao đi mà không bảo gì nhau để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại để anh giận, mắt anh nhìn vụng dại giận thơ anh đã nói chẳng nên lời em đi rồi, sám hối chạy trên môi những tháng ngày trên vai buồn bỗng nặng em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng Bài thơ của một người yêu nước (Trần Vàng Sao) Buổi sáng tôi mặc áo đi giày Ra đứng ngoài đường Gió thổi những bông mía trắng bên sông Mùa tót khô còn thơm lúa mùa qua Bầy chim sẻ đậu trứơc sân nhà Những đứa trẻ đứng nhìn ngấp nghé Tôi yêu đất nước này như thế Mỗi buổi mai Bầy chim sẻ ngoài sân Gió mát và trong Đường đi đầy cỏ may và muộng chuộng Tôi vẫn sống Vẫn ăn vẫn thở như mọi người Đôi khi chợt nhớ một tiếng cười lạ Một câu ca dao buồn có hoa bưởi hoa ngâu Một vết bùn khô trên mặt đá Không có ai chia tay Cũng nhớ một tiếng còi tầu Mẹ tôi thức khuya dậy sớm Năm nay ngoài năm mươi tuổi Chồng chết đã mười mấy năm Thuở tôi mới đọc được i tờ Mẹ thương tôi mẹ vẫn tảo tần Nước sông gạo chợ Ngày hai buổi nhà không khi nào vắng người đòi nợ Sống qua ngày nên phải nghiến răng Cũng không vui nên mẹ ít khi cười Những buổi trưa buổi tối Ngồi một mình hay khóc Vẫn thở dài mà không nói ra Thương con không cha Hẩm hiu côi cút Tôi yêu đất nước này xót xa Người đẹp (Lò Ngân Sủn) Người đẹp trông như tuyết Chạm vào lại thấy nóng Người đẹp trông như lửa Sờ vào lại thấy mát Người không khát - nhìn thấy người đẹp cũng khát Người không đói - nhìn thấy người đẹp cũng đói Người muốn chết - gặp người đẹp lại không muốn chết nữa. Đồng dao cho người lớn (Nguyễn Trọng Tạo) Có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi Có con người sống mà như qua đời Có câu trả lời biến thành câu hỏi Có kẻ ngoại tình ngỡ là tiệc cưới Có cha có mẹ có trẻ mồ côi Có ông trăng tròn nào phải mâm xôi Có cả đất trời mà không nhà ở Có vui nho nhỏ có buồn mênh mông Mà thuyền vẫn sông mà xanh vẫn cỏ Mà đời vẫn say mà hồn vẫn gió Có thương có nhớ có khóc có cười Có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi Tống biệt hành (Thâm Tâm) Đưa người ta không đưa qua sông Sao nghe tiếng sóng (Bằng Việt) Một bếp lửa chờn vờn sương sớm, Một bếp lửa ấp iu nồng đượm, Cháu thương bà biết mấy nắng mưa. Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói, Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi, Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy. Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu, Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay. Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa, Tu hú kêu trên những cánh đồng xa. Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà ? Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế, Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế. Mẹ cùng cha bận công tác không về, Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe, Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học, Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc. Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà, Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa ? Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi, Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi, Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh. Vẫn vững lòng, bà dặc cháu đinh ninh: "Bố ở chiến khu bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên". Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen! Một bếp lửa lòng bà luôn ủ sẵn, Một bếp lửa chứa niềm tin dai dẳng, Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa! Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ, Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm, Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm, Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi, Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui, Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ. Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa! Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu, Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả, Nhưng vẫn chẳng bao giờ quên nhắc nhở, Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ? Vườn trong phố (Lưu Quang Vũ) Trong thành phố có một vườn cây mát Trong triệu người có em của ta Buổi trưa nắng bầy ong đi kiếm mật Vào vườn rồi ong chẳng nhớ lối ra Vườn em là nơi đọng gió trời xa Hoa tím chim kêu bàng thưa lá nắng Con nhện đi về giăng tơ trắng Trái tròn căng mập nhựa sinh sôi Nơi ban mai cỏ ướt sương rơi Một hạt nhỏ mơ hồ trên má Hơi lạnh nào ngón tay cầm se giá ? Suốt cuộc đời cũng chẳng hiểu vì sao… Nơi đêm khuya vọng lại tiếng còi tàu Bỗng nhớ xa xôi những miền đất nước Nơi bài hát lên đường ta hẹn ước Nơi góc vườn ta để quên chùm hoa… Nơi vòm lá rì rào xao động cơn mưa Quả ngọt chín khi mùa ve lại đến Những chân trời màu hồng, những chân trời màu tím Những ngôi sao bàng bạc cả hoàng hôn Nơi lá chuối che nghiêng như một cánh buồm Cánh buồm xanh đi về trong hạnh phúc Se sẽ chứ, không cánh buồm bay mất Qua dịu dàng ẩm ướt của làn môi Dưa hấu bổ ra thơm suốt ngày dài Em cũng mát lành như trái cây mùa hạ Nước da nâu và nụ cười bỡ ngỡ Em như cầu vồng bảy sắc hiện sau mưa Đến bây giờ đánh giặc anh đi xa Nhìn lại mảnh vườn xưa thấy hẹp Biết bao điều anh còn chưa nói được Rối rít trong lòng một nỗi em em Rừng rậm đèo cao anh đã vượt lên Theo tiếng gọi con tàu ngày bé dại Vườn không níu được bước chân ở lại Nhưng lá còn che mát suốt đường anh Mảnh vườn em vẫn là mảnh vườn xanh Nơi ban đầu lòng ta ươm tổ mật Nơi ta hái những chùm thơ thứ nhất Nơi thu sang mây trắng vẫn bay về Thương vợ (Trần Tế Xương) Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng. Nuôi đủ năm con với một chồng Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo xèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ, âu đành phận Năm nắng mười mưa, dám quản công]]> 38