Truyen_cuoi_trung_quoc by Unknown TRUYỆN CƯỜI TRUNG QUỐC Dịch giả : Nguyễn Duy Chiếm Nguồn : vn­thuquan.net Con­vert 4 bb : ar­ma­do Tin­hte.com Chương thứ :1 “ TUYỆT VỜI Trương Thiết Đầu diễn gi­an tướng được mọi người ca ngợi là tuyệt vời. Viên quan huyện mới đến nhậm chức nghe lời đồn bèn cất công đi xem ông ta biểu diễn, đang xem thì viên quan huyện tức quá bỏ ra về, thăng đường lệnh cho sai dịch bắt Trương Thiết Đầu. Trương Thiết Đầu nghe lệnh gọi, thấy khác thường, một người diễn kịch thì có liên can gì tới ông quan huyện? Chợt Trương Thiết Đầu nghĩ tới lúc diễn, quan huyện ngồi dưới nghiến răng trợn mắt và hiểu ra đó là vì việc diễn kịch. Trương Thiết Đầu không thay trang phục, liền theo sai dịch lên công đường, ngạo nghễđứng giữa công đường. Quan huyện thấy vậy đập thanh gỗ xuống bàn quát: “Tên gi­an tặc kia, thấy bản quan sao ko quỳ xuống?” Trương Thiết Đầu cười khẩy: “Người là viên quan huyện thấp phẩm bé riu, còn ta đây đường đường là quan nhất phẩm có lý do gì phải quỳ trước ngươi!” Viên quan huyện tức quá quát: “Ngươi giả nhất phẩm còn dám nghênh ngang ởđây hử!” Trương Thiết Đầu cười đáp: “Đã biết tôi là giả, thì hà tất đại nhân phải tức giận thật?” Viên quan huyện định thần, “Ừ phải! Nó là giả, sao ta lại tức nó nhỉ?” Rồi quan huyện cười: “Ông thật là tuyệt vời!” TÍNH TỔN THẤT Giáp: “Nghe nói cửa hàng đồ quý của anh tối hôm qua bị mất trộm, chắc là thiệt hại không ít?” Ất: “Cũng còn may, nếu như mất cắp ngày hôm kia thì tổn thất của tôi nhiều hơn hai mươi phần trăm” Giáp: “ Vì sao?” Ất: “Vì hôm qua tôi mới hạ giá hàng xuống mười lăm phần trăm”. MƯỢN DAO GIẾT NGƯỜI Nhân viên A: “Sao mắt mũi chủ nhiệm lại sưng tím bầm lên,đến cơ quan làm việc lúng ta lúng túng” Nhân viên B: Bị bà vợ chỉnh cho chứ sao!” Nhân viên A: “Sao cậu biết” Nhân viên B: “Mỗi lần ông ấy chỉ trích quát nạt tớ, tớ đều gửi đến nhà ông ta một tấm ảnh phụ nữ, sau khi bà chủ nhiệm nhn được, là bà ấy thay tớ cho ông ấy một trận” VÌ SAO? Một người có tiền, nói với người quen rong chơi lười làm: “Sao anh không bán sức lao động?” “Vì sao phải bán sức lao động?” “Để kiếm tiền” “Kiếm tiền để làm gì?” “Có tiền thì sẽ có thể hưởng thụ, sẽ có thể sống nhàn nhã”. “Cần gì phải phiền phức như thế, như tôi bây giờ chẳng phải là đang sống nhàn nhã hay sao?” QUÊN LÝ DO “ Có việc gì đấy?” Ông chủ hỏi nhân viên đang đi vào. “Tôi muốn nghỉ chiều nay ạ”. “Có lý do gì vậy?” “Lý do mà vợ tôi dạy tôi, tôi không còn nhớ rõ, ông cứ cho tôi nghỉ trước, sáng sớm mai tôi sẽ nói lại lý do với ông có được không ạ?” CHẾT KHÔNG YÊN Người nọ lúc lâm chung nói với vợ: “Sau khi tôi chết, và gi­ao cửa hàng cho thằng cả nó quản”. “Thằng cả! Sao không gi­ao cho thằng hai, thằng hai thông minh hơn thằng cả nhiều”. Ông già khẽ gật gật đầu: Được, nhưng bà phải để chiếc xe cho ?thằng ba”. “Nhưng thằng tư lại muốn có xe ấy”. “Được, thì cho thằng tư chiếc xe. Nhưng phải để cái biệt thự cho thằng năm”. “Ông nó ơi, ông có biết là thằng năm nó ghét ở nhà quê hay không? Cho thằng sáu cái biệt thự ấy”. “Bà nó ơi”. Ông lão rên rỉ: “Người sắp chết rốt cuộc là tôi hay là bà?” NGHE KHÔNG RÕ Trong điện thoại đường dài: “A lô nghe thấy không? Mình la Tuấn đây”. “A lô Tuấn đấy hả? Cậu thế nào rồi?” “Ở đây tớ chơi bạc thua, tớ muốn có ngay năm vạn đồng”. “Máy của cậu nhất định là có trục trặc, tớ chẳng nghe thấy gì cả”. “Tớ nói là cậu cho tớ vay năm vạn đồng!” “A lô, cậu nói cái gì, tớ chẳng nghe rõ câu nào cả”. “Nhân viên tổng đài đây. Tôi nghe thấy anh ta nói rất rõ ràng. Anh hãy cho anh ấy vay năm vạn ồng là xong”. CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THỂ DIỆN Một ông đến nói với quan tòa: “Tôi muốn ly hôn với vợ tôi, xin ông cho tôi biết làm thủ tục như thế nào?” Xin ông bình tĩnh lại một chút”. Quan tòa an ủi: “Rốt cuộc thì vì sao ông bà phải ly hôn?” “Vợ tôi bảo tôi là một thằng ngốc” “Đấy không phải là lý do để ly hôn”. “Không, hãy cn”, người đàn ông vội nói: “Cô ta còn đi xem phim với một thằng trời ơi đất hỡi, tôi thấy bọn họ rất thân mật, liền đến trách: “Cô làm cái trò gì thế này?” Cô ta trả lời tôi: “Anh có mt mà không biết tôi làm cái trò gì hay sao? Anh quả là một thằng đại ngốc!” HY VỌNG Một lão nhà giàu năm mươi tuổi cầu hôn một thiếu nữ hai mươi tuổi, bị từ chối. Ông ta quá thích cô gái này ,nên đi tìm bố cô gái, nhờ bố cô giúp đỡ thuyết phục. Bố cô gái hỏi: “Ông có nói với là năm nay ông năm mươi tuổi không?” “Có” “Vậy là thất sách rồi, ông nên nói với nó là ông đã bảy mươi tuổi mới phải”. “Vì sao?” “Như vậy, nó sẽ hy vọng rằng trong tương lai không xa nó sẽ trở thành bà quả phụ giàu có”. VỀ NHÀ LẤY QUẦN ÁO NGỦ Một hôm, một anh chàng đến nhà người vợ chưa cưới chơi, lúc sắp về thì trời đổ mưa to, người vợ chưa cưới khuyên anh ta ngủ lại, sau đó chị ta đi chuẩn bị giường nằm. Chuẩn bị xong đi ra thì không thấy anh chồng chưa cưới đâu cả. Một tiếng đồng hồ sau, thấy anh chồng ướt như chuột lột quay trở lại, chị vợ chưa cưới ngạc nhiên hỏi: “Anh đi đâu vậy?” Anh chồng chưa cưới hổn hển đáp: “Anh… anh về nhà lấy quần áo ngủ”. Chương thứ :2 “ KẺ TRỘM CHÍNH TRỰC Giáp: “Làm người, rốt cuộc chính trực là tốt nhất”. Ất: “Vì sao?” Giáp: “Tớ đi ăn trộm được con chó, đem bán, chẳng ai mua. Sau đó tớ đưa trả lại cho nguyên chủ, họ rất mừng lại cho tớ mười đồng”. NGUYÊN NHÂN KHÁC NHAU Giáp và Ất đến quán cơm bụi, lâu dần quen thân nhau. Giáp: “Tớ ấy à, phải đến ăn cơm bụi vì bà xã tớ không chịu xuống bếp làm thức ăn”. Ất: “Còn tớ thì bà xã lại nhất định không chịu xuống bếp nấu nướng”. TỰ PHỤ Một cô gái tự cho mình là ghê gớm lại vừa mới đính hôn, ã kể vơ?�́i bạn: “Ông bạn mình thường nói với bạn của ông ấy là phải lấy một tiểu thưđẹp nhất thế giới, cậu xem ông bạn mình có đắc ý không?” Có một chịđứng tuổi chưa chồng rất có long tự trọng ngồi bên cạnh lắng nghe, lập tức đứng dậy nói: “Ông chồng chưa cưới của cô thật quá đáng chẳng thuỷ chung gì cả, vừa đính hôn đã không cần cô nữa, đã muốn lấy cô khác rồi”. THÙ “KIỂU XE Ô-​TÔ MỚI NHẤT, BÁN HẠ GIÁ NĂM MƯƠI ĐỒNG”. Người đàn ông thấy tin quảng cáo, cho rằng chẳng thể có cái chuyện quá rẻ như vậy. Ông ta bán tín bán nghi đến chỗ người rao bán xe ô-​tô. “Có phải ở đây muốn bán xe hơi không ạ?” Người đàn ông hỏi một phụ nữ đứng tuổi ăn mặc sang trọng. “Phải”. Bà ta dẫn người đàn ông xuống ga ra xem ôtô. Trong ga ra có một chiếc xe hơi đời mới bóng lộn, người đàn ông nghĩ mãi vẫn không hiểu, nhưng vẫn lấy ra năm mươi đồng đưa cho người đàn bà bán xe: “Đúng là năm mươi dồng thì bà ban?” “Phải, năm mươi đồng thì bán”. “Thưa bà”. người đàn ông hạ thấp giọng. “Vì sao như vậy, có phải xe này có liên quan đến việc phạm tội hay không”. “Không”. Người đàn bà nói quả quyểt: “Đây là tôi làm theo lời di chúc của chồng tôi, trước khi qua đời ông ấy có dặn: “Sau khi ông ấy chết thì bán ngay chiếc xe hơi này, sau đó đưa toàn bộ số tiền cho cô thư ký của ông ấy”. KHÔI PHỤC NGUYÊN TRẠNG Hai anh say rượu đến khách sạn thuê một phòng, sau khi tắt hết đèn, họ mò mẫm lên giường. Một người nói: “Ồ, trên giường của mình còn có một người”. Người thứ hai cũng kêu ầm lên: “Trên giường của tôi cũng thế”. Hai người cùng nói: “Đạp hắn xuống”. Hai người bắt đầu đấm đá nhau, không lâu, một người bị ngã xuống sàn. Người b ngã nói: “Cậu làm sao thế?” “Tớ đã đá thằng cha ấy xuống rồi!” Người say rượu nằm trên giường đắc ý: “Còn cậu?” “Tớ bị nó đá ngã xuống sàn rồi!” “Cậu thật vô dụng”. “Vậy cậu lên giường ngủ với tớ”. CÓ NGAY Giám đốc cửa hàng nghe thấy kế toán nói với khách: “Không có, đã từ lâu không có rồi, xem ra gần đây cũng không có” thì rất đỗi ngạc nhiên vội đến chỗ khách nói: “Sẽ có ngay, tuần trước đã viết hoá đơn rồi”. Sau đó gọi kế toán đến bên cạnh trịnh trọng dạy bảo: “Mãi mãi, mãi mãi, mãi mãi không được nói khách hàng là chúng tôi không có, phải nói là chúng tôi đã đặt rồi, không lâu sẽ có. Cô cho tôi biết bà ấy cần cái gì?” “Bà ấy hỏi tôi nơi này gần đây có mưa hay không ạ”. Cô kế toán áp. TOÀN NÓI TÀO LAO Người nói chuyện trong bữa tiệc trưa nói mãi không hết cái đề tài buồn tẻ. Sau đó có người lách ra ngoài gặp một người khác: “Nói xong chưa” “Nói xong từ lâu rồi, nhưng ông ta không chịu câm miệng” CHẲNG CÒN THỜI GI­AN ĐI THAM QUAN Một ông từ ngoài đến Đài Bắc tham quan, ở trong một khác sạn sang trọng, hỏi một người phục vụ giờ ăn ba bữa. Người phục vụ đáp: “Bữa sáng từ sá?u giờ đến mười một giờ, bữa trưa từ mười một giờ đến ba giờ chiều, bữa tối từ ba giờ đến bảy giờ”. “Thế thì tôi chẳng còn thi gi­an nào mà đi tham quan nữa”. LỜI KHÔNG PHẢI TỰ ĐÁY LÒNG Vợ: “Người đàn bà ở trước mặt đẹp quá”. Chồng: “Nhưng anh cho rằng cô ta chẳng đẹp chút nào”. Vợ: “Anh thiếu con mắt thẩm mỹ quá”. Chồng: “Đúng, vì thế anh thường khen em đẹp”. Chương thứ :3 “ Chương thứ :4 “ ĐỂ PHÒNG KHÔNG MAY Có lần ông A cùng bạn đáp xe lửa từ Cao Hùng về phía bắc. Đến mỗi ga ông ta đều xuống tàu chạy ra sân ga lại hổn hển chạy trở lại. Người bạn lấy làm ngạc nhiên hỏi vì sao lại như vậy. Ông A nói: “Bác sĩ bảo là bất kỳ lúc nào bệnh tim của tôi cũng có thể bộc phát và dẫn đến tử vong, cho nên đến mỗi ga tôi mới mua vé đến ga sau”. CHO NHIỀU TIỀN BUỐC-​BOA Hai tay thanh niên, đến một cửa hàng ăn tối. Ăn xong hai người đi ra, người phục vụ tập sự giúp họ khoác áo khoác, một người trong họ rút ra cho người phục vụ tập sự năm mươi đồng, người kia không vui nói: “Sao cậu cho nó nhiều thế? Tiếc quá!” Nhưng người kia rất vui trả lời: “Vì nó đã khoác cho tớ chiếc áo khoác có giá trị bằng mười lần chiếc áo khoác của tớ”. CHƯA ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý Vợ: “Anh thật đáng ghét! Chưa bàn gì với em đã đi cắt tóc, chẳng ra cái gì cả!” Chồng: “Em cũng chẳng nói với anh một lời đã làm cho đỉnh đầu rụng tóc thì có ra cái gì không?” THEO DẤU TỘI PHẠM CHẠY TRỐN Phạm nhân chạy trốn, viên cảnh sát đuổi theo báo cáo với đội trưởng: “Báo cáo, tôi đã đuổi theo dấu vết của hắn hơn ba tiếng đồng hồ, hắn không chạy thoát, cuối cùng hắn chạy vào rạp chiu bóng và biến mất”. Đội trưởng: “Vậy sao anh không theo vào rạp?” Viên cảnh sát: “Vì bộ phim ấy tôi xem rồi!” KHU NHÀ SỐNG LÂU Có một anh chàng rao bán ngôi nhà ở một nơi tuyệt đẹp: “Như một vườn đào nguyên ngoài trái đất, ở đó không khí trong lành, thời tiết tốt, mọi người đều trường sinh bất lão”. Vừa lúc ấy, có một đám tang từ khu nhà ấy đi ra. Anh chàng nọ tỉnh khô nói vẻ đồng tình thương xót: “Ông bác sĩ đáng thương! Chỉ vì không có bệnh nhân mà ông ấy phải chết đói!” MUA NHỆN VÀ GIÁN Một thanh niên vào một cửa hàng bán con vật quý, nói với người bán hàng: “Tôi muốn mua ba trăm con gián, mười con chuột và mười con nhện”. Người bán hàng: “Xin lỗi, thưa ông, chúng tôi chỉ có chuột, không có gián và nhện, ông cần những thứ ấy làm gì ạ?” Thanh niên nọ nói: “Ông chủ bức tôi phải ra đi, đòi tôi phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của gi­an phòng”. NIỀM VUI NGOÀI Ý MUỐN Một bà béo tròn vào một cửa hàng bách hoá, nói với người bán hàng rằng bà ta muốn đan cho con chó yêu của bà ta một chiếc áo len, nhưng không biết phải mua bao nhiêu mới đủ. “Thưa bà, tốt nhất là bà đem nó đến đây để chúng tôi đo kích thước”. Cô bán hàng nói. “Ồ, không được, tôi kh?ông thể cho nó biết trước, vì tôi muốn cho nó một niềm vui bất ngờ”. THỦ ĐOẠN CỦA ĐÀN BÀ “ Ngày sinh của chồng bà, bà có tặng ông ta món quà gì không?” “Có, tôi tặng ông ấy ba trăm sáu mươi lăm điếu xì gà”. “Bà chi mất bao nhiêu tiền”. “Chẳng mất đồng nào, từ sinh nhật năm ngoái, cứ mỗi ngày tôi lấy một điếu xì gà của ông ấy. Khi tôi đưa quà, ông ấy thật sự sung sướng, ông ấy đã vui mừng đến hơn một tháng vì món quà này”. CẤM HÚT THUỐC Trong rạp hát, nhân viên phục vụ nhắc một lão nhà giàu: “Thưa ông, ở đây cấm hút thuốc, ông hãy nộp năm mươi đồng tiền phạt”. Lão nhà giàu: “Được, đây là tờ giấy bạc một trăm đồng”. “Tôi không có tiền lẻ trả lại ông”. Lão nhà giàu quay lại gọi anh thư ký đến rồi đưa anh ta một điếu xì gà, cười bảo: “Cậu cũng hút một điếu đi, hai người hút cộng lại là một trăm, khỏi phải trả lại tiền phiền phức”. GHEN TỴ Bà nọ mới cưới con dâu, thấy con trai mua cho con dâu một chiếc áo da, cảm thấy ghen tỵ bèn nói với ông chồng: “Nuôi con trai lớn phỏng có ích lợi gì?” Ra sức mua cho vợ hết cái này đến cái khác, chẳng kể đến bố mẹ chúng sống chết ra sao”. Ông chồng đáp: “Những lời ấy tôi đã nghe thấy từ lâu rồi!” “Ông chỉ hồ đồ, tôi nói với ông lúc nào hở?” Ông chồng đáp: “Không phải bà, không phải bà, mà là mẹ tôi nói với tôi!” Chương thứ :5 “ KHÔNG TIN ĐƯỢC Cô gái A: “Nghe nói cậu đã huỷ bỏ hôn ước?” Cô gái B: “Ừ” Cô gái A: “Chàng trai ấy không tốt hay sao? Vì sao lại huỷ bỏ?” Cô gái B tức giận trả lời: “Vì tớ đi xem tướng, thầy tướng bảo tớ là sẽ có ba đứa con, anh ta cũng đi xem tướng thì thầy tướng bảo anh ta sẽ có bốn đứa con. Cậu nghĩ xem, đứa con thứ tư ấy anh ta đẻ với ai? Loại người này không tin được”. KHÔNG DÁM TÌM “Cái ví da của tôi tìm không thấy. Mỗi cái túi tôi đều tìm một lần, chỉ còn cái túi bên trái là tôi chưa tìm”. “Sao anh không tìm?” “Tôi không dám tìm, vì nếu như không thấy ví ở trong túi ấy có phải là hỏng không?” MA ĐÓI Có một công nhân thất nghiệp, vì đi chỗ nào cũng không tìm được việc, bèn mua bốn mươi chiếc màn thầu, nằm trên đường tàu hoả, định tự sát . Về sau, bị một người bạn trông thấy, mới hỏi: “Cậu định tự sát, sao lại ôm nhiều bánh màn thầu thế để làm gì?” Anh ta đáp: “Nếu tàu hoả không đến thì có phải là tớ chết đói không?” ĐIỆU BỘ CỦA LUẬT SƯ Một luật sư vừa nhận được giấy phép hành nghề, bèn thuê một văn phòng, khi đang sửa chữa dở dang thì ông đã bắt đầu làm việc. Ngay thứ hai đã có một người khách đến văn phòng, luật sư vừa thấy khách đã làm ra vẻ điệu bộ cầm máy điện thoại nói: “A-​lô, a-​lô, tôi rất bận, không nói chuyện lâu với ông được. Việc ấy, không có năm ngàn đồng thì không được”. Nói xong anh ta từ từ quay đầu lại, nói với khách: Bây giờ mời ông nói chuyện! Có việc gì tôi sẽ sẵn lo?̀ng giúp ông?” Người khách không nhịn được cười: “Tôi đến để nối điện thoại cho ông đấy ạ!” CHẲNG AI BỊ THIỆT Một anh chàng luôn luôn thích tầm hoa vấn nguyện cuối cùng đã thấy anh ta ngồi trong quán rượu đầu phố, uống rượu với vẻ mặt buồn rười rượi. “Xảy ra chuyện gì vậy?” “Sáng nay lúc tôi dậy, tôi quen lấy ra một trăm đồng đưa cho vợ tôi…” “À, thật không may!” “Nhưng điều không may hơn là, cô ấy trả lại tôi có ba mươi đồng”. VỢ CHỒNG QUÊN TUỔI Chồng: “Bà này, tết xong thì bà bao nhiêu tuổi?” Vợ: “Hi làm gì? Tuổi của ông và tôi chênh nhau bốn tuổi, tính tuổi của ông ra thì biết”. Chồng: “Ừ! Bà tưởng tôi hứng thú với cái tuổi của bà hay sao! Chẳng qua tôi chỉ quên cái tuổi của tôi mà thôi”. LỜI HỨA Chị vợ đang giảm béo hứa là sẽ ăn kiêng và ăn ít. Bất chợt, anh chồng ăn cơm xong, vào bếp thì gập bà vợ đang cắn miếng bánh ngọt. Chị vợ hốt hoảng: Này anh, em ăn xuất sáng mai, anh có ăn cùng không?” ĐẢM BẢO TỐT NHẤT Một người muốn may bộ com­plê, vì trên phố có rất nhiều cửa hàng giả mạo vải ngoại, anh ta sợ bị hớ, bèn hỏi nhân viên cửa hàng: “Mảnh vải này có phải là vải ngoại không? Anh có thể bảo đảm không?” “Có thể, mảnh vải này đắt hơn vải địa phương khoảng năm trăm đồng, đấy chẳng phải là sự đảm bảo tốt nhất hay sao?” TÍNH GIỎI Chồng vừa chết vì tai nạn xe hơi, vợ khóc lóc thảm thiết bảy ngày bảy đêm. Đến ngày thứ tám, nhân viên của Công ty Bảo hiểm nhân thọ đến đưa tiền bảo hiểm chị ta nín bặt. “Ôi, một triệu đồng!” Quả phụ vui mừng quay lại nhìn nhân viên của Công ty Bảo hiểm rồi nói một cách trịnh trọng: “Nếu chi hai trăm ngàn đồng mà có thể làm cho chồng tôi sống lại thì tốt biết bao nhiêu!” TRỘM RƯỢU Chủ nhà: “Mày uống trộm rượu ở bình này hử?” Người giúp việc: “Không ạ! Chủ nhà: “Còn cãi hử! Mày xem, rõ ràng rượu trong bình này thiếu một chén”. Người giúp việc: “Quả thực là không ạ, tối qua nhân lúc ông đi vắng, tôi có lấy cả một bình, bây giờ vẫn chưa uống hết”. Chương thứ :6 “ TINH THẦN NGHIÊN CỨU Một nhà sinh vật học cắt đứt hai chân con bọ chó, ra lệnh cho nó nhảy, tức thì con bọ chó này nhảy. Ông ta lại cắt hai chân khác, lại ra lệnh nhảy, con bọ chó lại nhảy không sai. Tiếp sau, ông ta lại cắt đứt hai chân, lại ra lệnh, nhưng lúc này con bọ chó không nhảy nữa. Thế là, trong báo cáo kết quả thí nghiệm của nhà sinh vật học được viết: “Sau khi cắt đứt sáu chân của con bọ chó thì con bọ chó bị điếc!” ĐỒ VẬT KHÔNG ĐÁNG TIỀN. Ông nọ rất thích đánh bạc, những đồ vật trong nhà đáng giá đều đã biến đi sạch. Một hôm bà vợ nói với ông ta: “Chắc là ông sẽ không đem tôi đi đặt cọc đểđánh bạc chứ?” Tất nhiên là không rồi, tôi chẳng bao giờ mang thứ không đáng tiền đi đặt cọc!” KHÔNG CÓ CHUYỆN GÌ CẢ Con nói với bố: “Bố ơi, con rất thích cô B, bố cho phép con cưới cô â?�́y nhé!” Với vẻ mặt buồn rầu, ông bố nói: “Bố nói thật với con, con yêu, cô gái ấy là kết tinh của tình yêu giữa bố và mẹ cô ấy lúc cha còn trẻ, cô bé đó là em gái con, nên con không th cưới nó được”. Con trai sau khi biết bí mật ấy, vô cùng đau khổ, bà mẹ thấy con đau khổ, không cầm lòng được hỏi rõ đầu đuôi, bà liền an ủi con trai: “Con cũng không phải là con đẻ của cha con đâu!” TIẾT KIỆM Có một người do tiết kiệm mà trở thành nỗi vì quan hệ buôn bán phải đi xa nên dặn dò vợ năm lần bảy lượt: “Bà chớ có quên, nếu thằng bé con không nhìn đồ vật thì tháo cái kính cận của nó ra!” CÁCH CẦU HÔN MỚI Anh chàng nọ xấu hổ nên rất lâu không dám cầu hôn bạn gái. Cô bạn gái không dừng được hỏi: “Anh ơi, hình như anh có điều gì đó muốn nói với em phải không?” Anh chàng nọ ấp úng đáp: “Ừ, ừ, anh muốn…cùng em, em có bằng lòng sau khi chết sẽ táng tại khu mộ nhà anh không?” VẪN KHÔNG BẰNG Một giáo sư lịch sử hiện đại Trung Quốc chỉ giảng về Khởi nghĩa Vũ Xương, mất mười hai giờ (toàn bộ khoá trình là một học kỳ), tư liệu thật phong phú; học sinh rt chăm chú nghe giảng và vô cùng khâm phục giáo sư. Giáo sư lắc đầu nói: “Ta vẫn không bằng giáo sư dạy lịch sử triều đại nhà Minh của chúng ta, ông ấy giảng một năm, mà Chu Nguyên Chương (tức Minh Thái Tổ, người dựng nên triều đại Minh N.D.) vẫn còn ở trong chùa làm hoà thượng”. LÀM THẾ NÀO GỬI ĐI ĐƯỢC Vợ: “Sáng qua bức thư em đưa cho anh, anh đã gửi đi cho em chưa?” Chồng: “Chưa!” Vợ: “Thư rất quan trọng, phải gửi đi”. Chồng: “Thế à” Vợ: “Anh thật là kẻ hồ đồ!”. Chồng: “Nhưng…” Vợ: “Nhưng cái gì, em bực lắm đấy. Chồng: “Nhưng, trên phong bì em chẳng viết một chữ nào cả”. TỰ PHỤ Vợ về đến nhà, vui vẻ nói với chồng: “Hôm nay em nhờ người xem tướng tay, ông ta nói: Người chồng thứ hai của em là một người tuấn tú, học vấn cao, hơn nữa lại rất quan tâmđến em. “Hả!” chồng ngạc nhiên hỏi: “Anh và em cưới lần thứ hai phải không?” CHẾT CŨNG CAM LÒNG Một người đến nhà thăm bà cụ già bị ốm: “Cụ ơi, vất vả lắm bệnh mới hồi phục được, mong cụ sớm mạnh khoẻ!” “Tôi chỉ mong cho bệnh này nó lành, thì có chết cũng cam lòng!”. GIỎI DÙNG THÀNH NGỮ Anh chàng nọ bình thường rất sính dùng thành ngữ. Một hôm, anh ta đi chúc mừng đám cưới của bạn, cô dâu chú rể đang chúc rượu quan khách. Anh chàng nọ thấy cô dâu trang điểm khác lạ liền khen ngợi: “Bộ mặt xấu hẳn đi” (Diện mục toàn phi)”. Khi chú rể chúc rượu anh, thì anh ta nâng cốc và nói: “Chúng ta sẽ cùng chết!”(Đồng quy vu tận). Chương thứ :7 “ VÁCH CÓ TAI Bà A nói với bạn gái: “Tôi ở nhà tập thể, tường rất mỏng, nói một câu là hai bên hàng xómnghe rõ mồn một chẳng biết làm thế nào cả”. Bà bạn khuyên bà A, nên đóng thêm một lớp gỗ cánh âm. Bà A, nghĩ có một lúc, lắc đầu: “Không được, như vậy, tôi sẽ không nghe đư?�ợc họ nói chuyện!”. TỰ BẠCH Ở phòng đẻ, vợ sắp đẻ nói với chồng: “Em phải nói cho anh biết, hai mí mắt của em đã bị cắt, mũi thì gồ lên, hàm dưới thì làm giả, cho nên nếu sinh con ra không giống em thì anh đừng có sợ mà nhảy chồm lên!” Chồng an ủi: “Anh biết từ lâu rồi, không sao đâu. Anh cũng nói cho em biết là: Anh đã thay mắt trái, hàm răng dưới là răng giả, chân trái cũng là chân giả!”. TỔ TÔNG TRẢ TIỀN Bác sĩ: “Theo kết quả kiểm tra, bệnh của anh là do di truyền, không thể chữa được. Anh cầm giấy thanh toán này ra phòng kế toán nộp năm đồng tiền phí kiểm tra”. Bệnh nhân: “Bác sĩđã nói là bệnh này do tổ tiên tôi di truyền lại, không thể chữa được thì xin bác sĩ gửi giấy thanh toán này cho cụ tổ của tôi”. EM SẼ YÊN TÂM Chồng: “Hôm nay anh đã mua bảo hiểm nhân thọ một vạn đồng”. Vợ: “Em sẽ yên lòng! Từ nay mỗi khi anh ra đi, chẳng cần phải nhắc anh cẩn thận xe ôtô nữa!”. KHÔNG YÊN TÂM Cô gái A: “Tớ cứ nghĩ rằng cậu nhất định không yên tâm khi chồng cậu ra ngoài?”. Cô gái B: “A! Từ khi mượn được cô giúp việc xinh đẹp, anh ta ở nhà, mình lại thấy không yên tâm”. SỐ THỨ TỰ CỦA CHỒNG Một phụ nữ nông thôn lần đầu tiên gọi điện thoại cho chồng qua tổng đài: “Tôi muốn nói chuyện với chồng tôi, tiếp giúp một tí”. Cô tổng đài tập sự: “Chồng chị số bao nhiêu?”. Chị phụ nữ nổi giận: “Tôi làm gì có nhiều chồng mà phải đánh số thứ tự?”. DI TRUYỀN CỦA CHA MẸ A: “Cậu có lúc rất có tính cách nam nhi, nhưng có lúc lại yếu đuối như đàn bà!”. B: “Đó là do di truyền, vì bố mình là đàn ông, mẹ mình là đàn bà mà!”. CHƯA ĐẾN NĂM CÂN Một thanh niên hỏi một cụ già: “Bộ sách này là sách gì đấy ạ?”. Cụ già: “Ngũ kinh”. Anh thanh niên: “Cháu không tin, dứt khoát không đến năm cân”.(1) Ghi chú: Âmđc chữ: “Ngũ kinh” gần giống “Ngũ cân” (năm cân). THẬT THÀ Bốn người chuẩn bịđánh xóc đĩa, bảo anh chàng mới đến chơi lần đầu, ra ngoài xem có cảnh sát hay không? Mười phút sau, anh chàng này hổn hển chạy về nói: “Ở ngoài không có cảnh sát nên tôi phải thân chinh đến đồn cảnh sát gọi họ tới!”. LINH DƯỢC Bệnh nhân: “Thuốc cm lạnh này có hiệu nghiệm không?” Cô bán thuốc: “Rất hiệu nghiệm, bảo đảm với bác một ngày là khỏi”. Ba ngày sau bệnh nhân tức giận đến cửa hàng: “Này, cô nói với tôi một ngày là khỏi, sao ba ngày rồi mà chẳng thấy hiệu nghiệm gì cả?” Cô bán thuốc: “Không sai đâu! Tôi nói rằng bảo đảm một ngày là khỏi, nhưng bác có nói hẳn là ngày nào đâu”. Chương thứ :8 “ GIỮA VỢ CHỒNG “Trời ơi! Tôi bỏ quên ví tiền dưới gối rồi!” “Ồ, người giúp việc của anh chẳng phải là rất thật thà hay sao?” “úng đấy, nhưng cô ta sẽ đem ví tiền gi­ao cho vợ tôi!”. VỘI VÀNG LỠ LỜI Anh chàng nọđến dự tiệc chậm, vội vàng ngồi vào chỗ, vừa thấy thịt lợn quay béo ngậy trước mặt liền vui mừng nói: “Hay quá?�, mình ngồi ngay bên cạnh con lợn béo. Vừa nói dứt lời, mới phát hiện ra một bà rất béo ngồi bên cạnh đang chằm chằm nhìn anh ta, thế là anh ta vội vàng tươi cười giải thích: “Tất nhiên, đấy là tôi nói con lợn sữa đã quay này!”. CHƯA RA NƯỚC NGOÀI Bác sĩ: “Cháu bé mắc bnh sởi nước Đức”. Bà mẹ: “Sao lại như thế được? Nó chưa bao giờ ra nước ngoài!”. ÔNG CHỒNG NÓI KHÔNG THẬT Một bà lần đầu ra thành phố cùng chồng đi dạo chơi. Bà ta vội hỏi một cô gái: “Cô ơi, tôi hỏi thăm một chút, cô có nhìn thấy chồng tôi không?” “Chồng bà?” Cô gái ngạc nhiên hỏi vặn. “Phải, ông ấy đeo kính, tuổi khoảng bốn mươi”. “Người đeo kính nhiều như thế này, tôi biết được chồng bà là ai!” “Ông ấy từng nói với tôi, đàn bà trong thành phố họ thông minh hơn tôi cả trăm lần, hoá ra ông ấy lừa tôi”. AI ĐANG GIỮ CỬA HÀNG Một ông chủ cửa hiệu nhỏđược lập nên do ông ta rất cần kiệm, trước khi chết, cả nhà đều quây quanh giường. Ông đau khổ mở đôi mắt không còn ánh sáng gọi: “Bà nó đâu?”. “Ông ơi, tôi đang đứng bên cạnh đây!” “Thằng con lớn?” “Cũng ở đây”. “Thằng hai, thằng ba, thằng tư”. “Chúng nó đều đứng quanh giường của ông đây!” “Con gái tôi đâu?” “Năm chị em đều vào cả đây, đợi đưa ông đi!” “ Đồ khốn! Đây là ý của ai vậy?” Ông chủ nuốt nghẹn hơi kêu lên: “Không có một ai trông nom cửa hang à?”. KHÔNG THỂ THÀNH NHÀ Có người hỏi một thi nhân (nhà thơ): “Vì sao thi nhân lại không giống tiểu thuyết gia, âm nhạc gia, thư pháp gia, triết học gia v.v… có thêm chữ gia ở sau, mà chỉ gọi là thi nhân?”. Một người khác trả lời xen vào: “Thi nhân ôm ấp tình cảm lãng mạn, đi khắp nơi tìm cảm xúc, thì làm sao mà có “nhà” được?” Thi nhân cảm thán nói: “Sai rồi, vì thơ bán chẳng được mấy đồng, nên không có khả năng để thành “nhà”. ” HÃY BÁO VỚI VỢ TÔI Cô giúp việc hớn hở chạy vào phòng nghiên cứu của học giả nói: “Thưa ngài, một đứa con trai! Bà nhà đẻ rồi ạ!” Học giả: “Việc như thế, sao lại làm phiền tôi, vợ tôi không có nhà à?”. NI QUÁ LỜI Một người đàn ông phẩm hạnh không tốt, không làm việc lương thiện, chỉ suốt ngày rượu chè. Đến khi chết, vợ anh ta tuy hàng ngày rất căm ghét, nhưng cũng không thể không đứng trước linh cữu để lễ tạ những người đến viếng. Khi nghe bài điếu văn của người bạn, có một đoạn như sau: “Ông tính tình thuần hậu, phẩm hạnh kiêm ưu, chăm sóc gia đình dạy dỗ con cái, cần kiệm chất phác, giúp đỡ người hèn yếu, không ai là không yêu quý…”. Vợ người đàn ông nói nhỏ vói đứa con trai đang đứng bên cạnh: “Con nhanh đến xem, người nằm trong quan tài có phải là cha con không?”. KHÔNG PHẢI HÙA THEO NỮA Sau bữa trưa, ông chủ rất vui vẻ trở về phòng làm việc của nhân viên, kể lại cho họ nghe mấy câu chuyện cười ông ta nghe được ở nhà ăn, ngoài một cô nhân viên ra, còn lại tất cả đều ôm bụng cười. Ông chủ nói với cô nhân viên: “Sao thế? ?Chẳng lẽ cô không có một cht cảm giác hài hước nào hay sao?” Cô nhân viên đáp: “Tôi chẳng cần cười, dù sao thì tuần sau tôi cũng rời khỏi đây rồi!”. GIỮ LÂU DÀI Ông A có nhà cho thuê, nhưng giy quảng cáo dán lên đều bị trẻ con bóc mất, cảm thấy rất phiền toái, cuối cùng ông cũng nghĩ ra được một biện pháp hay. Ông ta lấy mt tấm ván, dùng sơn viết mấy chữ lớn: “Nhà tốt cho thuê”, đóng chặt lên tường nhà, lẩm bẩm một mình, như vậy có thể giữ được ba năm! Chương thứ :9 “ MUỐN NHANH THÌ KHÔNG ĐẠT Anh chồng nhìn đống đồ đạc ở trên sân ga, buồn phiền nói với vợ: “Lúc dọn dẹp hành lý, nếu em không làm lâu như th thì mình đã đi kịp chuyến này rồi”. “Phải”, vợ đáp: “Có điều, nếu anh không giục em nhanh lên, cứ đi chuyến sau thì chẳng phải đợi ở đây lâu như thế này”. VIỆC LỚN VIỆC NHỎ A: “Tớ và vợ tớ rất dân chủ, nếu ý kiến của tớ và cô ấy giống nhau thì cô ấy sẽ phục tùng tớ. Nếu khác nhau thì t phải phục tùng cô ấy”. B: “Tớ và vợ tớ rất bình đẳng, người nào quản của người ấy, tớ quản lý phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp. Cô ấy quản người giúp việc và tớ”. C: “Tớ ch trương độc tài. Mọi việc lớn trong nhà do tớ phụ trách, việc nhỏ do cô ấy phụ trách. Nhưng lấy nhau đã hai mươi năm, trong nhà chưa từng xảy ra một việc lớn nào!”. CÁ CƯỢC Có một anh lính được điều đến một đơn vị khác, anh ta cầm tờ báo cáo do viên trung uý viết đến đơn vị mới, trong đó có viết: “Anh này có thói quen xấu hay cá cược, nếu cải đổi được th anh ta sẽ trở thành một quân nhân ưu tú”. Chỉ huy đơn vị mới, sau khi xem xong báo cáo nghiêm khắc nói với anh lính: “Ở đây chúng tôi tuyệt đối không cho phép cá cược, để xem rồi anh sẽ dùng cái gì để cá cược?”. “Cái gì tôi cũng cược, tôi có thể dùng tiền lương tháng này để cược với xếp, ngực của xếp có một vết sẹo”. Viên chỉ huy cười ha hả: “Vậy hãy bỏ tiền lương của anh ra đây”. Nói xong, liền cởi hết áo trong, để lộ bộ ngực không có vết sẹo nào cho anh lính xem và vơ hai ngàn đồng bỏ vào túi, rồi gọi điện thoại cho viên trung uý: “Anh lính ấy đã bị tôi trừng trị rồi, sau này chắc anh ta không còn dám cá cược nữa”. “Ồ”, tiếng của viên trung uý rất buồn, anh ta nói: “Nó đã cá với tôi năm ngàn đồng! Sau khi đến được năm phút nó đã lột sạch quần áo của anh đấy!” TÂM LÝ CÓ VẤN ĐỀ Người nọ đến bác sĩ tâm lý để kiểm tra: “Thưa bác sĩ, mọi người nói tâm lý của tôi không bình thường”. Bác sĩ: “Hiện nay anh đang nghĩ những gì?” Người nọ: “Tôi đang nghĩ là bác sĩ không nên thu tiền khám bệnh của tôi”. Bác sĩ: “Tôi khng định tâm lý của anh có vấn đề”. CHỈ TUYÊN TRUYỀN THÔI Có người hỏi ông chủ hiệu sách cũ: “Mỗi ngày ông lỗ mất bao nhiêu tiền?” Chủ cửa hiệu đáp: “Thưa ông, nói thế nào nhỉ, nếu như ngày nào cũng lỗ thì mở cửa hàng làm gì?” Người kia nói: “Chẳng phải ?ông đã viết trên bảng kia là: “Mua sách cũ giá cao, bán ra giá rẻ hay sao?”. TÔI BẰNG LÒNG Đạo diễn: “Cô A này, cảnh này phải quay một thanh niên rất vội vàng xông vào phòng của cô, ôm chặt cô, dùng thừng chói chặt cô lại, sau đó ra sức ôm hôn cô”. Diễn viên nữ: “Thanh niên cao to, đẹp trai chứ?” Đạo diễn: “Tất nhiên rồi, nhưng vì sao?” Diễn viên nữ: “Vậy thì, anh ta cần gì phải trói tôi. XE BUÝT HAI TẦNG Một bác nông dân lần đầu vào thành phố, nhìn thấy chiếc xe buýt hai tầng chạy trên phố vui mừng nói với bạn: “Tôi muốn ngồi trên xe buýt hai tầng một cái”. “Được, đừng khách sáo, lên ngồi đi”. Bác nông dân lên xe buýt hai tầng, nhưng ngay lập tức nhảy phắt xuống. Người bạn hỏi vì sao, bác nông dân nói: “Nguy hiểm lắm, tầng trên không có lái xe!” NGƯỜI NHẢY XUỐNG SÔNG Viên sĩ quan quở trách viên cảnh sát bảo vệ cầu: “Buổi tối ngày nào cũng có người nhảy cầu tự sát, vì sao không ngăn chặn lại?” Từ đó về sau, viên cảnh sát chú ý không chút lơ là, để tránh việc lại có người tự sát. Vào buổi tối hôm ấy, anh ta phát hiện thấy người có hành vi khả nghi, liền đi theo sau, cuối cùng bắt được anh ta trên cầu. “Té ra, người tối nào cũng nhảy cầu tự sát là anh, tôi phải đưa anh về để trừng trị, xem anh có dám tự sát hay không!”. NGÀY MAI SẼ BIẾT Hai tên kẻ cắp lấy được một bọc tiền. Kẻ cắp A: “Hôm nay kiếm được khá nhiều, chúng ta đếm lại xem được bao nhiêu tiền?” Kẻ cắp B bĩu môi: “Bất tất phải phiền phức, báo chí ngày mai sẽ đăng số tiền bị mất trộm”. SỰ CỐ PHANH XE Một tên keo kiệt thuê taxi đến một thị trấn, khi xuống dốc, đột nhiên xe bị hỏng phanh lao xuống vùn cụt, lái xe sợ tái mặt: “Trời ơi, phanh xe hỏng rồi!” Thế nhưng tên keo kiệt lại kêu ầm ĩ: “Nhanh tắt đồng hồ tốc độ đi, không thì tôi phải trả tiền cước nhiều hơn!”. Chương thứ :10 “ LÒNG CỦA NGƯỜI GIÀU Vợ một lão triệu phú tham gia buổi dạ hội khiêu vũ từ thiện để cứu tế người ăn xin, mãi đến khuya mi ra về. Khi bà ta ra khỏi cửa và đang muốn bước vào chiếc xe con bóng loáng thì có một ông lão ăn xin ăn mặc rách rưới chìa tay: “Thưa bà, xin bà cho tôi chút tiền, đã một ngày nay tôi chưa được ăn cơm rồi”. “Bọn bay thật không biết thế nào là đủ”. Vợ lão triệu phú oán trách ông lão: “Lẽ nào bọn bay không biết ta đã vì bọn bay mà nhảy suốt đêm?”. THẬT CHẾT NGƯỜI Bưu cục tổ chức kiểm tra nhân viên đưa thư, trong đó có một câu hỏi: “Mặt trời cách trái đất bao xa?”. Một nhân viên tham gia kiểm tra kêu lên: “Ồ, chẳng may mình bị bắt đi theo chuyến này thì thật chết người!”. ĐỐI TƯỢNG KHÓ TÌM Anh chàng nọđã ba mươi mấy rồi, gần đây đã định mấy đám, các cô gái đều vừa lòng về anh ta, nhưng mẹ anh ta lại phản ối tt. Có người bảo với bà mối: “Hãy cứ thử tìm một cô gái có các mặt đều giống mẹ anh ta xem”. Bà mối làm theo. Quả nhiên bà mẹ gật đầu, nhưng lại gặp? phải sự phản đối của cha anh chàng nọ. ĐẦU HÀNG Một đoàn nhạc nghiệp dư, để thu hút khách, đã tổ chức một buổi biểu diễn gọi là: “Đại diễn tấu kịch liệt”. Nhạc cụ diễn tấu gồm mấy chiếc pi­ano, hai mươi mấy chiếc kèn lớn, một chiếc còi xe cảnh sát và hai mươi mấy chiếc còi ôtô… Khi cuộc biểu diễn tới cao trào, thính giả nhốn nháo cả lên. Một lúc sau, một vị khán giả ở hàng ghế thứ hai đứng lên giơ cao chiếc ba toong trên có buộc chiếc khăn tay trắng phất tới tấp… TÙY ANH CHỌN Một đôi vợ chồng vào quán cơm, thấy trên thực đơn ghi: “Thức ăn tự chọn”, liền hỏi người phục vụ còn thức ăn gì không? Cô phục vụ đáp: “Măng sậy!” Bà vợ nói: “Vậy còn có gì để mà chọn?” “Bà có mua hay không mua?”. BÍ QUYẾT KHÔNG CHẾT ĐUỐI Tờ quảng cáo ghi: “Truyền thụ bí quyết không thể chết đuối”, quả thực là có sự hấp dẫn khó tin, rất nhiều người sau khi xem, xúm đông xúm đỏ xin được truyền thụ bí quyết. Người truyền thụ bí quyết ung dung cầm chiếc bút lông và nghiêng mực tàu đến trước mặt mọi người nói: “Phép màu không bao giờ bị chết đuối là phép mà tôi đã nghiên cứu hơn hai mươi năm, hễ học được sẽ có ích lợi suốt đời”. Chẳng ai dám nói một lời, tất cả đều im lặng lắng nghe. “Xin mời mọi người xếp hàng ngay ngắn, rồi cởi quần ngoài ra!” Sau khi nhà truyền thụ dùng bút lông vạch một vạch ngang vào đùi mỗi người, trịnh trọng nói: “Tuyệt đối không được lội xuống nước sâu hơn so với vạch mực ở chân, biết chửa?”. NHỜ ANH Chàng trai yêu cô gái, bày tỏ tình yêu tha thiết: “Vì em, anh nguyện làm bất cứ việc gì”. Cô gái đưa đôi mắt tuyệt đẹp mỉm cười: “Thật thế không? Vậy em nhờ anh giới thiệu cho em một thanh niên đẹp trai và thông minh hơn anh”. ÔNG TÁN GẪU CẢ NGÀY “Ông tn gẫu cả ngày” ấy đến chỗ nào là chỗ đó sẽ có cuộc tán gẫu đến nửa đêm, thật đáng ghét!” Chị vợ cằn nhằn. Anh chồng an ủi vợ: “Tôi đã có cách bảo nó về sớm”. Khi hai vợ chng đang bàn bạc thì “Ông tán gẫu cả ngày” đến. Vừa thấy ông ta, anh chồng liền nói: “Tối qua gần nhà tôi xảy ra vụ cướp, hai người bị cướp hết đồ trang sức, đến quần áo cũng chẳng còn. “Tôi phải về đây”. “Ông tán gẫu cả ngày” quay về. Kế của hai vợ chồng thế là đạt kết quả nên vui mừng khôn xiết, lúc họ đang hoa chân múa tay, thì “Ông tán gẫu cả ngày” đắc ý đến: “Tôi sợ quần áo bị cướp nên chỉ mặc chiếc áo rách và chiếc quần lại đây, tối nay có thể nói chuyện đến sáng cũng không sao cả”. HAY NHƯ THẾ Thầy giáo than phiền về xu thế học sinh hút thuốc lá chỉ tăng mà không giảm. Một hôm thầy hỏi c lớp: “Ai có thể nói được cái hay của việc hút thuốc lá?”. Học sinh tranh nhau trả lời: “Có thể giải sầu”, “có cảm giác thành tiên”, “có cảm giác chín muồi”, “có thể đưa lại linh cảm”, “là nghi lễ gi­ao thiệp trong xã hội”… Thầy giáo nói: “Sai rồi! Tất? cả đều không phải. Hút thuốc chỉ có hai điều hay: Một là tăng thêm thuế cho nhà nước, hai là giảm bớt sự tăng dân số ở Đài Loan”. KHÔNG HỎI LÀM SAO MÀ BIẾT Trong xe buýt, một người đàn ông ăn mặc bảnh bao và một cháu trai khoảng tám chín tuổi. “Bố ơi, các thuyền ở trên sông là thuyền gì?” “Xin lỗi, con yêu, bố không biết”. Một lúc sau đứa trẻ lại hỏi: “Cái bia kỷ niệm to kia là gì?” “Con hỏi vặn bố mãi” Lại một lúc sau: “Cái cầu lớn kia! Đấy là cầu gì?” “Thằng bé này, hỏi khó quá!” Đứa con nghĩ một lúc, lại hỏi: “Bố ơi, bố có trách con vì đã hỏi nhiều như thế không?” “Tất nhiên là không trách con, con yêu! Không hỏi thì làm sao con biết được?” Chương thứ :11 “ SỰ THÔNG MINH CA VIỆC TỰ BIẾT Thầy giáo: “Các trò chẳng phải là đã cười tôi ư?” Học sinh: “Chúng em không dám cười thầy đâu ạ”. Thầy giáo: “Hừ! Ở đây ngoài tôi ra, còn ai là người đáng cười nữa?”. HƯ HỎNG Một đứa bé trăm lần phạm tội trộm cướp, bị quan toà thẩm vấn, cùng với đứa trẻ còn có người bố. Quan toà: “Tôi thật không vui khi nhìn thy đứa trẻ này. Ông đã dạy nó như thế nào? Ông nên đem một số gương tốt cho nó xem”. Bốđứa trẻ: “Tôi đã đem những gương tốt để dạy nhưng nó vẫn như cũ, thường bị người ta bắt”. BÒ KHÔNG CÓ SỪNG Thầy giáo khoa chăn nuôi gia súc, dẫn thanh niên đi tham quan nông trường. Một sinh viên hỏi: “Con bò này sao không có sừng?” Thầy giáo giải thích: “Nguyên nhân bò không có sừng thì có rất nhiều, chẳng hạn một số con sinh ra đã không có sừng, một số con bị gầy ngoài ý muốn, một số lại do người chủ cố ý cưa đi, có con do nòi giống căn bản đã không có sừng”. Chủ nông trường đứng bên cạnh nói xen vào: “Xin lỗi! Đây là một con ngựa, không phải bò!”. SỰ THỰC Anh chồng nói với người vợ đang có bầu: “Lòng độ lượng cuả đàn bà các người thật nhỏ bé, chẳng có một chút khoan dung con người”. Chị vợ chỉ vào cái bụng chửa của mình: “Trong này chẳng phải là người hay sao?”. CHẲNG BẰNG VỀ NHÀ “Trước khi chúng ta cho xe đi, em muốn anh hiểu rằng em khng phải là người đàn bà dâm đãng. Vì thế, anh đừng hòng nắm tay em hoặc hôn em. Lời em nói đã đủ rõ chưa”. Một cô gái trẻ đang cảnh cáo người bạn trai. Chàng trai: “Rõ”. Cô gái: “Em đ nói rõ ràng, bây giờ cho xe chạy đi”. Chàng trai: “Chúng ta đi đâu?” Cô gái: “Về nhà”. XIN CHO BIẾT TRƯỚC Vợ: “Em bảo anh gọi điện thoại báo người ta đem gạo đn, anh đã gọi chưa?” Chồng: “A! Anh quên sạch sành sanh rồi”. Vợ: “Anh quên rồi, sao không bảo cho em một tiếng? Làm em phải đợi mãi”. YÊN TÂM Trên đường đến rạp chiếu bóng, hai vợ chồng nhà nọđang nói chuyện với nhau, bỗng vợ hốt hoảng: “Thôi chết, em quên mất không tắt bếp lò nếu bị hoả hoạn thì làm thế nào?” Chồng ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: “Yên tm, anh cũng quên không khoá máy nước trong nhà tắm, nên chẳng sợ nguy hiểm đâu!”. CHẲNG CÂ?̀N VIẾT CHỮ Một bà vào cửa hàng mua một cái máng nước cho con chó con, nhân viên cửa hàng hỏi bà ta, trên máng nước có cần viết chữ: “Dùng cho chó” không ạ? “Cái đó chẳng cần, chồng tôi xưa nay không uống nước, còn con chó thì không biết chữ”. THUỐC THỂ SỮA PHONG LONG Một cô gái, vào cửa hàng thuốc tây ở xã nọ, cầm một bình thuốc có nhãn hiệu: “Thuốc thể sữa Phong Long”, rồi hỏi anh bán hàng: “Thuốc này có hiệu nghiệm không?” Anh bán hàng: “Tất nhiên là có hiệu nghiệm”. Cô gái hỏi: “Bao nhiêu tiền một lọ? Cách uống thế nào?” “Cái gì? Cô gái! Không dùng được đâu, mọi chuyện luôn phải nghĩ cho nó đến chốn!” Anh bán hàng vừa nói vừa hốt hoảng giằng lấy bình thuốc từ tay cô gái. “Trên nhãn chẳng phải là đã ghi rõ là “thuốc gì” hay sao?” cô gái không hiểu hỏi lại. “Cô ơi! cô nhầm rồi, “Phong Long” là nhãn hiệu, còn “nhũ tễ” là thuốc ở thể dung dịch (nước), đây là thuốc nông nghiệp, không phải là “long nhũ tễ” (thuốc làm ngực phụ nữ phát triển) đâu!” Cô gái đỏ mặt, ngượng nghịu đi ra. BỐ EM… Lúc lên lớp thầy giáo hỏi học sinh: “Các em phải ghi nhớ, cho người thì nhiều, cho mình thì ít”. “Thưa thầy” một học trò trai nói: “Bố em rất thích câu nói này”. “A, thật là cao thượng, thật cao thượng! Thế bố em làm cái gì?” “Bố em là võ sĩ quyền anh”. Chương thứ :12 “ TAI LỢN CÒN TO HƠN Mẹ: “Thằng bé này tai to, sẽ có phúc, ở xóm này tai con là lớn nhất đấy, tương lai con sẽ có phúc”. Con: “Mẹ ơi, không đúng thế đâu, tai lợn còn to hơn tai con đấy!” KHÔNG CHO BÀ MƯỢN Trên xe buýt, một đứa bé trai mũi dãi chảy dòng dòng. Một bà đứng đối diện không đừng được, ân cần hi: “Cháu ơi, cháu có đem khăn tay không?” “Đem thì sao?” Đứa bé trai tức tối nói với người phụ nữ: “Tôi không quen biết bà nên chẳng bao giờ cho bà mượn!”. CHIM BIẾT TIẾNG ANH Hai anh em nhà nọ vào rừng bắn chim, thấy trên cây có chim, thằng em liền dùng tiếng Anh nói to: “There are birds on the trees, shot them quick­ly shot quick­ly” (Trên cây có chim,bắn nhanh lên). Chim nghe tiếng liền hoảng hốt bay mất. Người anh nói: “Tiếc quá, tiếc quá!” Người em nói: “Em sợ chim nó hiểu tiếng em, nên mới dùng tiếng Anh để nói, ai ngờ nó cũng hiểu tiếng Anh”. ĐỊNH NGHĨA TRỪU TƯỢNG Trong một lớp dạy chăn bò ở một xã nọ, hằng ngày chẳng hứng thú lắm với toán học, một hôm, cô giáo trẻ dạy toán lên lớp nói: “Cái gọi là toán học là một thứ trừu tượng. Các em! Cái gì là trừu tượng?” Cả lớp không ai nói, cô giáo liền gọi một học sinh hỏi: “Trừu tượng có nhìn thấy không?” Học sinh đáp: “Nhìn không thấy ạ!” Cô giáo lại hỏi: “Có sờ thấy không?” Học sinh này đáp: “Sờ không thấy ạ!” Cô giáo nói: “Vậy, em có thể cử một ví dụ không?” Học sinh này do dự một lúc lâu rồi đáp: “Ví dụ… cái áo lót của cô ạ!” GÀ ĐEN THÔNG MINH Bé A: “Bạn bảo gà đen thông minh hay gà trắng thông minh?”?��. Bé B: “Tất nhiên là gà đen thông minh, vì gà đen biết đẻ trứng trắng, còn gà trắng lại không biết đẻ trứng đen” RỐT CUỘC LÀ AI Đứa trẻ xem tập ảnh cũ, hỏi bà mẹ đang đan len: “Mẹ ơi, người trẻ tuổi đứng chụp ảnh với mẹ là ai đấy ạ!” Mẹ: “Người trẻ tuổi thế nào?” Con: “Người trẻ tuổi có tóc đen, thân thể cường tráng”. Mẹ: “Ngốc ạ, đấy là bố con đấy”. Con: “Bố con ạ? Thế người to béo hói đầu đang sống với chúng ta bây giờ là ai?”. CÒN DÙNG ĐỂ MẮNG NGƯỜI Thầy giáo: “Lợn l một động vật rất có ích. Các em ạ, thịt của nó có thể ăn, lông của nó có thể làm bàn chải, da của nó có thể làm túi làm cặp, xương của nó có thể nấu cao… Bây giờ ai có thể nói được lợn còn có thểdùng làm gì nữa?” Một học sinh đứng dậy thưa: “Thưa thầy, tên nó còn có thể dùng để mắng người ạ!”. TAI Ở ĐẰNG SAU Thầy giáo: “Vì sao trước khi mưa có sấm chớp, ta thường thấy chớp trước rồi sau đó mới nghe tiếng sấm?” Học sinh: “Thưa thầy, vì mắt mọc ở đằng trước nên nhìn thấy chớp trước, còn tai mọc ở sau nên nghe thấy sấm sau ạ”. TÊN BỐ Trong vườn trẻ cô giáo hỏi một cháu bé: “Tên bố em là gì?” Cháu bé: “Bố” Cô giáo: “Đúng, cô biết. Cô hỏi là, mẹ em gọi ông ấy thế nào?” Chu bé trả lời ngay: “Thằng chó chết!” BIỆN PHÁP CĂN BẢN Thầy: “Xem thành tích của lớp, tôi không biết có cách gì để làm cho trình độ của các em nâng cao lên”. Trò: “ổi thầy giáo ạ!” Chương thứ :13 “ CÓP PI Hai học sinh học rất kém thi xong ra về. Tiểu Hà: “Này, cậu làm bài thế nào?” Tiểu Lân: “Chẳng ra sao cả, tớ nộp giấy trắng, còn cậu?” Tiểu Hà: “Tớ á? Tớ cũng nộp giấy trắng!” Tiểu Lân: “Gay rồi, làm thế nào bây giờ, người ta sẽ bảo chúng mình cop­pi của nhau”. QUAN ĐIỂM BẤT ĐỒNG Hai vợ chồng nhà nọ dắt con gái đến bệnh viện tìm bác sĩ khoa mắt. Ông chồng nhìn thấy bác sĩ vội kéo tay vợ quay ra. Bà vợ chẳng hiểu đầu đuôi ngơ ngác, ông chồng giải thích: “Bản thân ông ta phải đeo kính cận, nghĩ mà xem, nếu ông ta là thầy thuốc giỏi thì sao không tự chữa cho mình trước?” Vợ: “Ông thì biết cái gì? Chính v ông ta bị cận nên mới có kinh nghiệm”. Hai người tranh luận mãi, ông chồng không biết làm thế nào, bèn hỏi con gái: “Này con, con bảo nên khám ở đâu?” “Con khám ở đây”. Bố: “Vì sao?” Con gái : “Vì bác sĩ cũng đeo kính, ông ấy biết sẽ lắp kiểu kính nào thì đẹp”. MẶT MŨI XẤU XÍ Bài kiểm tra điền thành ngữ vào chỗ trống trong giờ quốc văn có đầu đề là “Hình dung một người có mặt mũi xấu xí”. Khi thầy giáo đọc các đáp án thấy có: “Thật là xấu xa”… “Đầu trâu mặt ngựa”,… “mặt mũi con khỉ”,… “quái nhân ở lầu chuông,… không thiếu thứ gì, nhưng chẳng ai trả lời đúng, giở đến bài cuối, thấy đáp án viết: “Giống như ông vậy!”. KIỂU CŨ Thầy giáo dạy thêm: “Lớp học thêm này có nhữ!�ng thầy giáo giỏi nhất, phương pháp dạy mới nhất trong cả nước, chỉ cần các em vào học lớp này thì không sợ thi không đỗ”. Học sinh thi lại: “Thưa thầy, điều này mấy năm trước thầy đã nói rồi!” THIẾU HAI ĐỒNG Thầy giáo tiếng Anh: “Tôi sẽ ăn cái bánh to và tôi đã ăn cái bánh to, điều đó có gì khc nhau?” Học sinh: “Điều khác nhau là chênh lệch hai đồng ạ!” Thầy giáo Anh văn: “Vì sao chênh lệch hai đồng?” Học sinh: ‘Đã ăn chiếc bánh to thì phải trả hai đồng”. CÂU HỎI KHÓ Con: “Mẹ ơi, vì sao cô dâu đều mặc lễ phục màu trắng?” Mẹ: “đó là vì, màu trắng tiêu biểu cho sự trong trắng thuần khiết”. Con: “Ơ, vậy sao chú rể lại mặc lễ phục màu đen?” THIÊN ĐƯỜNG Giờ lên lớp về tôn giáo thầy giáo hỏi học sinh trong lớp: “Có ai bằng lòng lên thiên đường không?” Kết quả, một học sinh ra, cả lớp đều giơ tay. Thầy giáo mời em học sinh không giơ tay nói lý do không muốn lên thiên đường. Học sinh đáp: “Bố em dặn là: Sau khi tan lớp, không được đi đâu, phải về thẳng nhà”. NÊN THƯỞNG CHO AI Ông bố trúng xổ số, được thưởng một con búp bê ngoại. Ông ta gọi bốn đứa con đến nói: “Đây là con búp bê ngoại do trúng thưởng mà có, ai nghe lời mẹ nhất, ai không cãi lại mẹ, ai làm được mẹ bảo thì con búp bê này sẽ thưởng cho người đó”. Cả bốn đứa con đồng thanh đáp: “Nên thưởng cho bố ạ!” VIỆC THỪA A là một đứa trẻ rất cẩn thận, một hôm nó làm bài, phát hiện thấy hộp dụng cụ học tập bị mất. Nó cho rằng đã bị rơi ở nhà một người bạn nên viết ngay cho bạn mt bức thư.Vừa viết xong thì em gái nó tìm được hộp dụng cụ nó đem về. Thế là nó viết thêm vào dưới bức thư một câu: “Hộp bút của tớ đã tìm thấy rồi, không phải phiền cậu nữa”.Viết xong nó dán phong bì, rồi dán tem nó gửi thư cho bạn. DIỄN LẠI Trong hội trường liên hoan văn nghệ, một tiết mục vừa diễn xong, khán giả hô lớn: “Diễn lại lần nữa”. Đứa bé hỏi mẹ gọi là gì? Mẹ đáp: “Đó là bày tỏ sự hoan nghênh”. Mấy ngày sau, ông bố từ Nhật Bản về, bà mẹ đưa con ra bến tàu đón, đứa trẻ nhìn thấy bố liền kêu to: “Diễn lại lần nữa”. Chương thứ :14 “ KHEN ĐỨA BÉ Nhà nọ mới sinh mới sinh một đứa trẻ, bạn bè của bố mẹ đứa bé tấp nập tới thăm và chúc mừng. Một người nói: “Mt thằng bé giống hệt mẹ như đúc”. Người khác nói: “Mũi thằng bé giống hệt mẹ nó như đúc”. Chị gái thằng bé mới bốn tuổi cũng nói: “Hàm răng của thằng bé lại giống bà nội cháu”. TRAI GÁI CÓ KHÁC NHAU Thầy giáo: “Người sinh năm một chín hai bảy, năm nay mấy tuổi?” Học sinh: “Em xin hỏi thầy người ấy là nam hay là nữ ạ?. THÚ Y LÀ NGƯỜI Thằng bé nói với mẹ: “Hôm nay con nhìn thấy một con ngựa ngã quỵ bên đường, mọi người nói là phải đi mời thú y đến chữa, nếu không nó sẽ chết. Mẹ ơi, sau đó thú y đến, hoá ra vẫn là người”. GIẤU THAN Bố quát: “Vì sao con lại vùi than? xuống đất?” Đứa con trai lo lắng nói: “Thầy giáo con bảo là, năm mươi năm nữa than trên thế giới không còn nữa”. HOẠ SĨ VÀ TRẺ ĐÁNH GIÀY Hoạ sĩ nọ dung mạo khôi ngô tuấn tú nhưng tóc râu rối bù. Một hôm, ông ta đi trn đường phố thì có một chú bé đánh giày nhỏ con đi đến bên cạnh: “Thưa ông, ông có đánh giày không ạ?” Họa sĩ trả lời:”Cháu, ta không cần đánh giày, có điều nếu cháu đi rửa mặt th ta sẽ cho cháu ba đồng”. “Vâng, thưa ông!” Đứa bé trả lời. Nó đi đến vòi phun nước, sau khi rửa mặt sạch sẽ nó quay lại. Họa sĩ nhìn thấy thế rất vui: “Tốt rồi, cháu bé, cháu đã kiếm được ba đồng rồi!” Vừa nói ông ta lấy tiền ra cho cháu bé. “Tiền đây cháu cầm lấy”. Thằng bé nói: “Cháu chẳng bao giờ cần thứ tiền này, cháu có thể biếu lại ông, chỉ mong ông đi cắt tóc cạo râu thôi!” LỰA CHỌN HAY NHẤT Một đứa bé không biết đếm từ mười trở lên, cô giáo rất lo lắng: “Cháu lớn ln sẽ làm gì nào?” Đứa trẻ đáp: “làm trọng tài quyền anh ạ!” THƯ CHỈ CÓ BA CHỮ Một học sinh viết thư về nhà xin tiền, dùng tờ bưu thiếp, ngoài việc viết địa chỉ và tên người nhận ra, cả bức thư chỉ có ba chữ lớn: “Bố: Tiền! Con”. LÝ BẠCH CẬN THỊ Thầy giáo hỏi học trò: “Khi đọc hai câu thơ “Ánh trăng sáng trước giường, ngờ là sương trên đất” của LÝ BẠCH em có cảm tưởng gì?’ Học trò: “Thưa thầy, nhất định ông ấy là một người cận thị ạ!” CÒN HƠN THẾ Bà mẹ chỉ vào thằng con bưng bỉnh: “Nhìn kìa con bẩn quá, đến mặt cũng chẳng rửa, hạt cơm ăn buổi sang còn dính trên mép!” “Mẹ nói sai rồi, đấy là hạt cơm còn lại từ buổi tối hôm qua đấy!” THƯ NHANH Mẹ: “Con! Bức thư này gửi cho dì B ở Đài Nam con mang ra bỏ vào thùng thư đi”. Thằng con đem thư đi, ba tiếng đồng hồ sau mới về, mồ hôi mồ kê nhễ nhại. Mẹ: “Con sao thế?’ Con: :Con nghĩ là muốn cho thư đến nhanh một chút, cho nên chạy đến thùng thư số bảy ở phía tây để bỏ, vì Đài Nam ở phía tây mà”. Chương thứ :15 “ ĐIỆU HỔ LY SƠN Thầy giáo: “Thế nào gọi là “điệu hổ ly sơn?” Học trò: “Thưa thầy, ví dụ như khi kiểm tra hằng tháng, bỗng thầy hiu trưởng gọi thầy ra khỏi lớp, đó gọi là “điệu hổ ly sơn” ạ! CON NGƯỜI DO THƯỢNG ĐẾ TẠO RA Thầy giáo nói với học trò: “Cac em: chiều nay Đốc học và thầy Hiệu trởng nếu có hỏi các em thìo các em phải trả lời cho cẩn thận! Câu hỏi của thầy hiệu trưởng hỏi phải trả lời như thế nào, bây giờ thầy bảo các em”. “A, em là người thứ nhất, thầy Hiệu trưởng se hỏi rằng “Ai là người sáng tạo?” Em đáp: Thượng đế sang tạo là đúng. B, em là người thứ hai, thầy hiệu trưởng sẽ hỏi em: Người đầu tiên trên thế giới là ai, em đáp: Ađam và Êva là đúng. Các em nhớ đừng trả lời sai”. Đến chiều, Đốc học và thầy hiệu trưởng đến, nhưng họ vào lơp trước một phút. A bị đau bụng nên phải đi nhà vệ sinh. Thầy Hiệu trưởng thấy chỗ ngồi thứ nh?ất bỏ trống, liền hỏi người thứ hai là B: “Em là do ai sáng tạo ra?’ B: “Ađam và Êva”. Thầy Hiệu trưởng nóng nảy: “Sao? Lẽ nào em không biết em là do Thượng đế sang tạo ra à?” B: “Người do thượng đế sáng tạo ra bị đau bụng nên phải ra nhà vệ sinh ạ!” GỌI DẬY SỚM Người anh trai hôm sau đi du lịch, buổi tối dặn em trai: “Sáng sớm mai anh đi tàu hỏa chuyến sáu giờ, năm giờ thì em gọi anh dậy, dậy muộn sẽ không kịp tàu”. Em trai rất vui vẻ nhận lời: “Được thôi, chỉ cần lúc năm giờ anh bảo em một tiếng là em sẽ ngay lập tức gọi anh dậy”. GIỮA TẠNH VÀ MƯA “ Này cháu, vì sao cháu lại giương ô lên thế! Trời có mưa đâu?” Một ông già nói. “Vâng”. “Cũng không có mặt trời?” “Vâng”. “Vạy sao cháu lại giương ô lên?” “Vì trời mưa thì bố cháu dùng, cho nên cháu chỉ dùng những hôm thời tiết như thế này”. BỐ CÓ VIỆC Thầy giáo: “Vì sao emđến muộn?” Học trò: “Bố em có việc ạ!” Thầy giáo: “Việc của bố em, không nhờ người khác được hay sao?” Học trò: “Không được ạ! Không có em không được” Thầy giáo: “Vì sao?” Học trò: “Bố em mắng em ạ!” NGUYÊN NHÂN ĐƯỢC BẦU Hai an hem sinh đôi rất vui sướng chạy về nhà nói với mẹ: “Mẹ ơi cả lớp chúng con chọn một bà mẹ đẹp nhất, kết quả là mẹ được bầu”. Bà mẹ rất mừng, hỏi các con bầu như thế nào? Hai anh em đáp: “Cả lớp chúng con đều bỏ phiếu cho mẹ mình, chúng con có hai phiếu. Phiếu của mẹ nhiều hơn!” GIA ĐÌNH PHÁP LUẬT A: “Cậu mà về nhà muộn sẽ bị bố cậu đánh”. B: “Không đâu, bố tớ là luật sư, nếu đánh tớ thì mẹ tớ sẽ xin hoãn hình phạt, còn tớ sẽ kháng cáo lên bà nội chắc sẽ được tuyên án là vô tội!” ĐẺ RA NGƯỜI LỚN Cháu gái: “Bà ơi, sao bà không sinh trẻ con?” Bà nội: “Cháu ngốc của bà, bố cháu và chú cháu đều do bà sinh ra đấy”. Cháu gái: “Bà nói dối, họđều là ‘người lớn’ không phải là trẻ con!”. BÀI VĂN CỦA MỘT NGƯỜI CON GÁI NHÀ GIÀU Con gái nhà nhà doanh nghiệp giàu có, được thầy giáo yêu cầu viết một bài văn về gia đình nghèo. Thế là mở đầu bài văn cô ta viết: “Có lần, tôi đến gia đình của một bạn học nghèo, nhìn thấy mẹ của anh ta rất nghèo, em trai em gái cũng rất nghèo; ông bố cũng nghèo như thế, nhà bếp cũng nghèo, tài xế lái xe hơi nghèo, công nhân quản lý vườn hoa cũng rất nghèo, mỗi một người đều nghèo…”. GÕ TRỐNG “Bố ơi, mua cho con cái trống”. “Con mà gõ thì sẽ quấy nhiễu công việc của bố” “Khng đâu bố, đợi khi nào bố ngủ con mới gỏ”. Chương thứ :16 “ KẺ TRỘM CHÍNH TRỰC Giáp: “Làm người, rốt cuộc chính trực là tốt nhất”. Ất: “Vì sao?” Giáp: “Tớ đi ăn trộm được con chó, đem bán, chẳng ai mua. Sau đó tớ đưa trả lại cho nguyên chủ, họ rất mừng lại cho tớ mười đồng”. NGUYÊN NHÂN KHÁC NHAU Giáp và Ất đến quán cơm bụi, lâu dần quen thân nhau. Giáp: “Tớ ấy à, phải đến ăn cơm bụi vì bà xã tớ không chịu xuống bếp ?làm thức ăn”. Ất: “Còn tớ thì bà xã lại nhất định không chịu xuống bếp nấu nướng”. TỰ PHỤ Một cô gái tự cho mình là ghê gớm lại vừa mới đính hôn, đã kể với bạn: “Ông bạn mình thường nói với bạn của ông ấy là phải ly một tiểu thưđẹp nhất thế giới, cậu xem ông bạn mình có đắc ý không?” Có một chịđứng tuổi chưa chồng rất có long tự trọng ngồi bên cạnh lắng nghe, lập tức đứng dậy nói: “Ông chồng cha cưới của cô thật quá đáng chẳng thuỷ chung gì cả, vừa đính hôn đã không cần cô nữa, đã muốn lấy cô khác rồi”. THÙ “KIỂU XE Ô-​TÔ MỚI NHẤT, BÁN HẠ GIÁ NĂM MƯƠI ĐỒNG”. Người đàn ông thấy tin quảng cáo, cho rằng chẳng thể có cái chuyện quá rẻ như vậy. Ông ta bán tín bán nghi đến chỗ người rao bán xe ô-​tô. “Có phải ở đây muốn bán xe hơi không ạ?” Người đàn ông hỏi một phụ nữ đứng tuổi ăn mặc sang trọng. “Phải”. Bà ta dẫn người đàn ông xuống ga ra xem ôtô. Trong ga ra có một chiếc xe hơi đời mới bóng lộn, người đàn ông nghĩ mãi vẫn không hiểu, nhưng vẫn lấy ra năm mươi đồng đưa cho người đàn bà bán xe: “Đúng là năm mươi dồng thì bà ban?” “Phải, năm mươi đồng thì bán”. “Thưa bà”. người đàn ông hạ thp giọng. “Vì sao như vậy, có phải xe này có liên quan đến việc phạm tội hay không”. “Không”. Người đàn bà nói quả quyểt: “Đây là tôi làm theo lời di chúc của chồng tôi, trước khi qua đời ông ấy có dặn: “Sau khi ông ấy chết thì bán ngay chiếc xe hơi này, sau đó đưa toàn bộ số tiền cho cô thư ký của ông ấy”. KHÔI PHỤC NGUYÊN TRẠNG Hai anh say rượu đến khách sạn thuê một phòng, sau khi tắt hết đèn, họ mò mẫm lên giường. Một người nói: “Ồ, trên giường của mình còn có một người”. Người thứ hai cũng kêu ầm lên: “Trên giường của tôi cũng thế”. Hai người cùng nói: “Đạp hắn xuống”. Hai người bắt đầu đấm đá nhau, không lâu, một người bị ngã xuống sàn. Người bị ngã nói: “Cậu làm sao thế?” “Tớ đã đá thằng cha y xuống rồi!” Người say rượu nằm trên giường đắc ý: “Còn cậu?” “Tớ bị nó đá ngã xuống sàn rồi!” “Cậu thật vô dụng”. “Vậy cậu lên giường ngủ với tớ”. CÓ NGAY Giám đốc cửa hàng nghe thấy kế toán nói với khách: “Không có, đã từ lâu không có rồi, xem ra gần đây cũng không có” thì rất đỗi ngạc nhiên vội đến chỗ khách nói: “Sẽ có ngay, tuần trước đã viết hoá đơn rồi”. Sau đó gọi kế toán đến bên cạnh trịnh trọng dạy bảo: “Mãi mãi, mãi mãi, mãi mãi không được nói khách hàng là chúng tôi không có, phải nói là chúng tôi đã đặt rồi, không lâu sẽ có. Cô cho tôi biết bà ấy cần cái gì?” “Bà ấy hỏi tôi nơi này gần đây có mưa hay không ạ”. Cô kế toán đáp. TOÀN NÓI TÀO LAO Người nói chuyện trong bữa tiệc trưa nói mãi không hết cái đề tài buồn tẻ. Sau đó có người lách ra ngoài gặp một người khác: “Nói xong chưa” “Nói xong từ lâu rồi, nhưng ông ta không chịu câm miệng” CHẲNG CÒN THỜI GIA?N ĐI THAM QUAN Một ông từ ngoài đến Đài Bắc tham quan, ở trong một khác sạn sang trọng, hỏi một người phục vụ giờ ăn ba bữa. Người phục vụ đáp: “Bữa sáng từ sáu giờ đến mười một giờ, bữa trưa từ mười một giờ đến ba giờ chiều, bữa tối từ ba giờ đến bảy giờ”. “Thế thì tôi chẳng còn thời gi­an nào mà đi tham quan nữa”. LỜI KHÔNG PHẢI TỰ ĐÁY LÒNG Vợ: “Người đàn bà ở trước mặt đẹp quá”. Chồng: “Nhưng anh cho rằng cô ta chẳng đẹp chút nào”. Vợ: “Anh thiếu con mắt thẩm mỹ quá”. Chồng: “Đúng, vì thế anh thưng khen em đẹp”. Truyen_cuoi_IT by Unknown Truyen cuoi IT TRUYỆN CƯỜI IT Bill Gate xuống địa ngục Bill Gate là tỷ phú công ty Mi­crosoft chết xuống địa ngục. Quỷ địa ngục vì nể Bill cho nên cho Bill tự chọn cách hành hạ cho mình. Khi chọn rồi sẽ phải đài suốt kiếp không được đổi thay. Phòng đầu tiên là ngăm mình vào nước xôi suốt kiếp ...Bill sợ quá không nhận, đến phòng thứ 2 thì cực hình là vác đá nặng ngàn cân đi trên thang nóng ...bill sợ quá không nhận. Đến phòng thứ 3 bill thấy có com­put­er, một cô gái sinh đẹp và 1 chai rựu thì Bill nhận ngay. Không hiểu tại sao Bill được hành hạ kiểu nay cho nên quỷ 2 mới hỏi quỷ 1 thì được giải thích như vầy : com­put­er là Win­dows, key­board mất đi nút Alt, Ctrl + Del, cô gái không có lỗ nhưng chai rựu thì có .... ---------------------------------------------------------------------- ---------------- ---------------------------------------------------------------------- ---------------- Tiếng phát bất ngờ Bill Gate(Mi­crosoft), Louis Ger­sten­er(IBM) và Robert Palmer(Dig­ital) ngồi gần nhau trong một buổi họp báo. Bíp..bíp..bíp- tiếng động phát ra từ phía Bill, người ta thấy Bill áp đồng hồ vào tai và nói gì đó vào đuôi cà vạt. Nói xong, thấy mọi người đang chăm chú nhìn mình, Bill tự hào giải thích: “Đây là công nghệ mới của chúng tôi. Chúng tôi gắn một loa nhỏ vào đồng hồ và mi­cro vào đuôi cà vạt.” Mọi người gật gù tán thưởng. Một lát sau lại có tiếng bíp bíp phát ra từ phía Louis. Người ta thấy Louis ấn nhẹ vào răng và nói vào không khí. Nói xong Louis giải thích: “ Đây ;à công nghệ tiên tiến nhất của chúng tôi. Chúng tôi gắn loa vào hoa tai và mi­cro vào răng. Nhờ vậy tôi có thể thực hiện các cuộc đàm thoại khẩn cấp vào bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào”. Bụp!! Một tiếng động đáng ngờ phát ra từ phía Robert. Rob đứng lên phân bua: “ Cho tôi xin tờ giấy, tôi cần nhận gấp một bản fax” ---------------------------------------------------------------------- ---------------- ---------------------------------------------------------------------- ---------------- Mi­crosoft Sau đêm động phòng lãng mạng, sáng sớm tỉnh dậy, Bill Gate nhẹ nhàng hôn lên trán vợ và hỏi: “Em cảm thấy thế nào em yêu”. Vợ Bill Gate tủm tỉm cười và nói “Anh yêu, giờ thì em đã hiểu vì sao anh đặt tên công ty là Mi­crosoft rồi” ---------------------------------------------------------------------- ---------------- ---------------------------------------------------------------------- ---------------- Bill Gates tuy có tài nhưng không được bảnh trai. Ông ta đành cưới một người vợ tuyệt sắc nhưng kém thông minh với hy vọng sau này con cái của ông sẽ được di truyền sự thông minh của ông và sắc đẹp của vợ ông. Sau khi đứa con đầu lòng của Bill Gates lớn lên thì những sự ưu tú được di truyền như sau. Anh ta xấu như Bill Gates và ngu như vợ ông ta. BÖÙC THÖ TÌNH THÖÙ NHAÁT Anh nhận ra em khi đang lướt trên sân ga và thấy rằng em là site duy nhất để anh truy cập đến. Em biết không, từ lâu lắm rồi anh rất cô đơn và đang phân tích lỗi lầm của chính mình. Có thể em sẽ là người gỡ lỗi thực sự cho anh. Không có em đời anh như một chương trình dang dở, không tạo được mã thực thi và trở nên vô dụng. Em không chỉ có gi­ao diện đẹp mà còn có tư thế phòng vệ Ac­tiveX thật dễ thương trước đám con trai lố nhố. Nụ cười tươi sáng của em đã làm anh thấy mình thật mạnh mẽ, một sức mạnh tương đương với hàng nghìn vi xử lý gộp lại. Tối qua, khi em ngước mắt nhìn anh, anh thấy tất cả các mod­ule chương trình trong anh chạy êm ru và mang lại kết quả thật khả quan - một cảm giác trước đây anh chưa từng có. Anh viết thư này chỉ là để thổ lộ một điều rằng chúng ta hãy liên kết lại với nhau. Anh sẽ mang lại cho em mọi thứ cần thiết để sống cuộc đời không có lỗi hay trục trặc gì hết. Em đừng lo về fire­wall mà bố mẹ dựng lên vì anh hack rất giỏi, anh sẽ phá được pass­word của họ để họ chấp nhận đám cưới của chúng ta. Anh mong rằng chưa có ai lọt vào cơ sở dữ liệu của em để đoạn mã của anh có thể liên kết được. Nếu không, anh sẽ phá hệ thống của chính mình đến mức không hồi phục được thì thôi. Hãy hiểu cho lòng anh và dành cho lá thư này một vị trí ưu ái trong in­box nhé em Chọn đối tượng........ Một cô nàng đến trung tâm tư vấn tình cảm tìm người yêu lí tưởng. Trung tâm :Tiêu chuẩn đầu tiên của bạn là gì ? -Dạ ! Anh ấy phải biết chiều chuộng theo sở thích của em . Trung tâm :Tiêu chuẩn kế tiếp ? -Dạ ! Em rất thích phim , ca nhạc và tin tức thể thao,chứng khoán...Anh ấy phải am hiểu tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. Trung tâm :Tiếp tục .. -Anh ấy phải biết hát khi em buồn , biết nói chuyện biết vui cười khi em thích và khi nào em không thích nữa ,yêu cầu anh ấy im lặng thì anh ấy phải im lặng. Trung tâm :Ok ! Chúng tôi có thể giới thiệu cho cô một đối tượng rất phù hợp..... - Ô !Thế ạ ! Trung tâm : Đó là ....... một Chiếc Com­put­er. Theo kaka­los. Com­put­er giá rẻ bất ngờ ! Vào một tiệm bán máy com­put­er, thấy giá bán mỗi chiếc máy đều quá rẻ, khách hàng thắc mắc hỏi chủ tiệm: - Tôi thấy khó hiểu quá. Ông bán máy giá rẻ không ngờ, bán với giá vốn thì làm sao ông có thể kiếm lời được? Chủ tiệm toét miệng cười rồi trả lời: - À, thưa ông, đó là một thủ thuật nghề nghiệp của tiệm chúng tôi. Chúng tôi kiếm lời bằng cách sửa các máy do tiệm chúng tôi đã bán ra. We­bcam Hai chat­ter tâm sự qua mạng: - Bạn cho mình xem we­bcam đi! - Mình không có we­bcam ở đây - Thật không? - Bạn không tin thì mình ... bật we­bcam lên cho bạn xem nha. - Ủa?!!? Phụ nữ và phần mền máy tính Phụ nữ cũng như phần mềm máy tính Gi­ao diện đẹp chưa chắc đã chạ̣y ổn định Chạy ổn định chưa chắc đã xử lý thông minh Xử lý thông minh chưa chắc dễ bảo trì Mà nếu một phần mềm có đủ hết các yêu cầu trên thì chắc gì mua được, mà dù có mua được đi nữa thì chưa chắc gì chúng ta có đủ trình độ quản lý, nếu có đủ trình độ quản lý... thì cũng luôn phập phồng lo sợ mấy thằng hack­er nó... mất. Com­put­er Là Male hay Fe­male Đối với đàn ôngthì không còn phải hoài nghi gì nữa – các thuộc tính chủ yếu của com­put­er hoàn toàn là phụ nữ.Đây là những lý lẽ chính của họ: - Chỉ có Trời mới hiểu được log­ic bên trong của chúng. - Người ngoài không thể hiểu câu chuyện giữa chúng với nhau. - Bất kỳ một sai sót nào dù rất nhỏ, cũng sẽ lưu lại trong bộ nhớ của chúng và cũng luôn luôn được lôi ra ánh sáng. - Khi mua chúng, phải chuẩn bị chi nửa tiền lương vào các trang thiết bị phụ. Tuy nhiên phụ nữ lại cho rằng các com­put­er rõ ràng là đàn ông. Lý do là thế này: - Để chúng hoạt động dù ít dù nhiều, phải “cắm điện” cho chúng. - Chúng sử dụng vô vàn những thông tin vô ích - Chúng có nhiệm vụ giúp ta giải quyết các vấn đề rắc rối nhưng vấn đề rắc rối lại chính là chúng. Và có lẽ lý do sau đây mới có tính chất quyết định: “ Chẳng bao lâu sau khi mua chúng, ta nhận thấy rằng nếu chịu khó chờ thêm chút nữa ta sẽ có một mod­el hay hơn Con được sinh ra như thế nào ? Con trai hỏi bố xem mình được sinh ra như thế nào Người cha là một kỹ sư công nghệ thông tin đang lướt web bèn ứng khẩu trả lời cậu quý tử. Người cha giải thích: "Mẹ và bố cùng duyệt Web trên một chiếc giường. Cha kết nối với mẹ. Cha Up­load một số dữ liệu từ một cái USB sang cho mẹ. Sau khi Down­load hết về, mẹ sửng sốt thông báo là mẹ không cài một chương trình An­ti-​virus nào cả, trong khi đó, cha cũng không cài đặt Fire Wall". “Rồi thế nào nữa hả cha”, cậu bé sốt sắng. Người cha bình tĩnh tiếp tục câu chuyện: "Cả cha và mẹ đều cố gắng xoá bỏ số dữ liệu trên, thậm chí là For­mat lại ổ nhưng không kịp… Công dụng của PC Một khách hàng thắc mắc: -Máy tính sẽ giúp ích gì cho tôi? Người bán hàng trả lời: -Máy tính sẽ giúp cho công việc của anh giảm còn một nửa. -Thế thì bán cho tôi 2 cái! Chat­ting..... A: chào em B: chào anh A: anh nhớ em vô cùng B: thật ko? A: thật mà, anh luôn có cảm giác mình đã quen nhau từ lâu lắm rồi. Em là nguời con gái duy nhất khiến anh có cảm giác đó! B: vậy sao, mình còn chưa gặp nhau cơ mà A: ừ, thế nên anh mới thấy lạ lắm B: ... A: em có we­bcam ko? Anh muốn nhìn mặt em B: có, anh đợi 1 chút B: anh xem đc chưa A: mày ơi, tao mới đong đc 1 em hay lắm, không xinh lắm nhưng nó đang cho tao view we­bcam, tí nữa tao vứt sang cho B: ????? A: chết, xin lỗi, anh type nhầm cửa sổ... Hỗ trợ Khách hàng Câu chuyện sau đây được ghi lại nguyên xi từ phòng hỗ trợ khách hàng của hãng Word­Per­fect.Nhân vật chính đã bị đuổi việc nhưng đang kiện hãng theo điều khoản “Chấm dứt hợp đồng không có lý do”. - Đây là phòng chăm sóc khách hàng hãng Word­Per­fect! Tôi có thể giúp gì được cho ngài? - Vâng, tôi gặp rắc rối với phần mềm Word­Per­fect. Tôi đang gõ thì đột nhiên tất cả chữ nghĩa biến mất. - Biến mất? Thế màn hình của ông bây giờ nom ra sao? - Chẳng có gì cả! Trống trơn! Nó không hiển thị bất cứ chữ nào khi tôi gõ. - Ông vẫn còn ở trong chương trình Word­Per­fect hay thoát ra ngoài rồi? - Làm sao biết được cơ chứ! - Ông có nhìn thấy dấu nhắc C: trên màn hình không? - Dấu nhắc C: là cái gì vậy? - Thôi, bỏ qua! Ông có thể di chuyển con trỏ quanh màn hình không? - Không có con trỏ nào hết. Tôi chẳng bảo cậu rồi là gì đấy, máy không nhận bất cứ lệnh nào cả. - Thế mon­itor của ông có đèn báo nguồn không? - Mon­itor là gì cơ? - Hừm! Nó là một thiết bị có màn hình, trông giống cái máy thu hình. Nó có cái đèn nhỏ để báo đang ở chế độ hoạt động không. - Tôi không biết! - Thế thì, nhìn vào đằng sau mon­itor và tìm dây cấp nguồn của nó. Ông nhìn thấy chưa? - Thấy rồi! - Tốt! Hãy lần theo sợi dây điện đến phích cắm. Nó có nằm trong ổ điện không đấy? - Có! - Ngài lưu ý cho, sau mon­itor có tới 2 sợi cáp chứ không phải chỉ có một đâu nhé! - Không! Làm gì có! - Nhất định là phải có chứ. Ngài xem lại coi. - À, tôi thấy rồi! - Một cáp là cáp điện đã kiểm tra rồi. Ngài hãy lần theo cáp còn lại xem nó có cắm chặt vào CPU không. - Tôi không với tới được. - Thế thì ngài quan sát kỹ xem giắc cắm đã ổn chưa. - Không nhìn thấy gì cả. - Thử quỳ xuống và cúi người hết cỡ về phía trước xem! - Không phải tại góc nhìn. Tôi không nhìn thấy gì vì ở đây tối quá. - Tối? - Phải! Đèn văn phòng tắt hết rồi và nguồn sáng duy nhất bây giờ là ánh sáng bên ngoài chiếu qua cửa sổ. - Thế thì bật đèn lên! - Không được! - Tại sao không? - Mất điện rồi! - Mất điện? À, thế là mọi chuyện giải quyết xong. Ông còn giữ hộp xốp, bản hướng dẫn và các thứ để đóng gói chiếc máy không? - Còn! Để làm gì vậy? - Ông hãy rút giắc cắm, đóng gói chiếc máy lại đúng như lúc mua nó rồi mang tới nơi đã bán máy cho ông. - Tệ thế sao? - Vâng, tôi e là như vậy. - Được rồi, thế tôi sẽ nói gì với cửa hàng? - Hãy bảo họ rằng ông ngu ngốc tới mức không xài nổi máy tính. Trung tâm hỗ trợ khách hàng Hướng dẫn cài đặt chương trình Tình yêu 1.0 vào Máy tính hệ Hu­man Khách hàng :.. Tôi không rành kỹ thuật chuyên môn lắm nhưng tôi nghĩ mình có thể tiến hành cài đặt ngay được rồi, phải làm gì đầu tiên đây? Chuyên viên kỹ thuật : Bước đầu tiên là phải mở TRÁI TIM. Bạn có xác định được đường dẫn đến đó chưa ạ? Khách Hàng : Vâng, được rồi, nhưng có vài chương trình đang chạy. Cài đặt trong khi chúng vẫn hoạt động không gây ra vấn đề gì chứ? Chuyên Viên Kỹ Thuật : Những chương trình gì đang chạy vậy? Khách Hàng : Để coi…tôi thấy có VẾT THƯƠNG LÒNG.EXE, THIẾU TÔN TRỌNG.EXE, HẬN THÙ.EXE và BỰC BỘI.COM đang hoạt động. Chuyên Viên Kỹ Thuật : Ko vấn đề gì. - TÌNH YÊU sẽ tự động xóa VẾT THƯƠNG LÒNG.EXE từ hệ thống đang hiện hành. - Nó vẫn có thể còn nằm trong bộ nhớ vĩnh viễn nhưng sẽ ko còn gây ảnh hưởng đến các chương trình khác được nữa. - TÌNH YÊU cuối cùng sẽ ghi chồng lên THIẾU KÍNH TRỌNG.EXE bằng một Mod­ule của chính nó có tên là TÔN TRỌNG.EXE. - Tuy nhiên, bạn phải đóng hoàn toàn chương trình HẬN THÙ.EXE và BỰC BỘI.COM vì những trình này có thể ngăn cản quá trình cài đặt bình thường của TÌNH YÊU. Bạn đã đóng chúng chưa vậy? Khách Hàng : Tôi không biết làm sao để đóng chúng nữa. Anh vui lòng chỉ hộ. Chuyên Viên Kỹ Thuật : Dĩ nhiên rồi ạ. Từ menu Start hãy gọi THA THỨ.EXE. Lặp lại thao tác này nhiều lần cho đến khi HẬN THÙ.EXE và BỰC BỘI.COM bị xóa sạch. Khách Hàng : OK, xong rồi. TÌNH YÊU đã bắt đầu quá trính cài đặt tự động. Mọi việc diễn ra như thế là bình thường chứ? Chuyên Viên Kỹ Thuật : Vâng, đúng vậy. Bạn có thể nhận được một hộp thoại báo rằng chương trình sẽ tái chỉnh sửa những thông số về cuộc sống của TRÁI TIM. Bạn có thấy hộp thoại đó không ? Khách Hàng: Vâng, đã thấy. Như thế là quá trình cài đặt hoàn thành rồi chứ? Chuyên Viên Kỹ Thuật : Đúng vậy. Nhưng bạn nhớ đây chỉ là chương trình nguyên mẫu. Bạn phải bắt đầu nối mạng với những TRÁI TIM khác để cập nhật bản nâng cấp. Khách Hàng : Ủa…Hình như có thông báo lỗi. Tôi phải làm gì đây? Chuyên Viên Kỹ Thuật: Thông báo nói gì vậy? Khách Hàng : Nó báo: “LỖI 412 - CHƯƠNG TRÌNH KHÔNG CHẠY TRONG CÁC THÀNH PHẦN NỘI BỘ”. Vậy nghĩa là gì? Chuyên Viên Kỹ Thuật : Bạn đừng lo, đó là một lỗi thông thường. Nó có nghĩa là chương trình TÌNH YÊU vừa cài đặt có thể chạy trong các TRÁI TIM bên ngoài nhưng chưa hoàn toàn hoạt động trong TRÁI TIM của bạn. Đây là cái rắc rối của chương trình này, nói một cách nôm na là bạn phải tiến hành thao tác “LOVE” cho chính máy của mình trước khi “LOVE” những máy khác”. Khách Hàng : Vậy phải làm gì đây? Chuyên Viên Kỹ Thuật : Bạn có tìm ra thư mục CHẤP NHẬN BẢN THÂN trong máy không? Khách Hàng : Tôi thấy rồi Chuyện Viên Kỹ Thuật : Xuất sắc, bạn sẽ giải quyết vấn đề nhờ vào thư mục này. Bây giờ hãy sao chép các tập tin dưới đây vào thư mục MY­HEART: TỰ THA THỨ.DOC, TÔN TRỌNG BẢN THÂN.TXT, NHẬN LỖI.TXT và LÒNG TỐT.DOC. Hệ thống sẽ tự động ghi đè lên các file đối lập và bắt đầu quá trình chắp vá các trình bị lỗi. Bạn cũng cần phải xóa TỰ CHỈ TRÍCH.EXE khỏi mọi thư mục trong máy và sau đó thực hiện thao tác Em­ty re­cy­cle bin để chắc chắn rằng nó hoàn toàn biến mất và sẽ không trở lại vào một ngày đẹp trời nào đó. Khách Hàng : Có rồi! Bây giờ tôi có thể nhận ra NỤ CƯỜI.MPG đang hiện lên trên màn hình và hình như nó cũng cho thấy là NHIỆT TÌNH.COM, BÌNH AN.EXE và MÃN NGUYỆN.COM đang tự copy trong TRÁI TIM tôi. Chuyên Viên Kỹ Thuật : Sau khi đã cài đặt xong TÌNH YÊU, còn một điều mà tôi phải thông báo trước khi kết thúc Khách Hàng : Gì vậy? Chuyên Viên Kỹ Thuật :TÌNH YÊU là phần mềm miễn phí. Bạn hãy chắc rằng mình sẽ tải nó cho nhiều người khác mà bạn gặp. Sau đó họ sẽ chia sẻ nó cho nhiều người khác và có thể họ sẽ gởi vài bản nâng cấp lại cho bạn. Khách Hàng : Tôi sẽ làm thế. Cảm ơn sự giúp đỡ của anh Lập trình viên và những điều chưa biết ! Một người lập trình qua đời.Trên bia mộ anh ta, người ta đề nguyên nhân dẫn đến cái chết như sau: Run-​time er­ror at 18:12:97 *** Một lập trình viên trước khi đi ngủ đặt lên tủ 2 cái ly: Một ly có nước để phòng nếu đêm muốn uống nước. Một ly không có nước để dùng trong trường hợp không muốn uống. *** Sau khi chết, hồn của lập trình viên bay lên trời, thiên thần đón tiếp phán: - Sinh thời anh không gây nhiều tội lỗi, ơn trên cho phép anh được chọn vào thiên đường hoặc địa ngục vi tính. Anh này bảo thiên sứ cho xem thiên đường. Đó là một trung tâm vi tính hiện đại, toàn những máy đời mới nhất, hiện đại nhất, mul­ti­me­dia không chê vào đâu được, serv­er thì khỏi bàn... nói chung đúng là thiên đường. Vị thánh tuyên bố: - Nếu chọn thiên đường, anh sẽ là us­er ở đây. Anh chàng đã sướng mê đi rồi nhưng vẫn đề nghị thêm: - Ngài hãy cho tôi xem địa ngục ra sao? - Cũng chính là đây, chỉ có điều anh sẽ là người quản trị hệ thống. *** Là chỗ thân tình, một con quỷ mời tay hack­er trẻ thăm quan địa ngục. Chàng thanh niên nhìn thấy máy tính ê hề, mọi người đều ngồi chơi DOOM, vào In­ter­net thoải mái, quậy mệt nghỉ... Cậu ta tuyên bố rằng khi chết sẽ vào địa ngục này. ...30 năm sau, anh ta chết và được đưa tới địa ngục. Vẫn là khung cảnh xưa nhưng người đã khác, cơ man là quỷ dữ gào thét hè nhau đòi xé phay, hầm nhừ xương anh ta trong vạc dầu làm lẩu. Hack­er hỏi bạn cũ: - Sao lại thế này, những cảnh ông cho tôi xem đâu? - Bọn chúng là người bị ăn cắp ac­count, chủ ngân hàng bị bẻ khoá, nhà quản trị mạng... Họ chờ anh ở đây đã lâu rồi. Thôi thì dám làm dám chịu nhé! Lựa chọn người yêu : Máy tính tuyệt hơn giới mày râu.... - Com­put­er không bao giờ kể với các com­put­er khác rằng nó là com­put­er đầu tiên của bạn. - Kiếm com­put­er không quá khó. - Com­put­er không buộc bạn phải tuân thủ “công dung ngôn hạnh”. - Com­put­er không bao giờ gặng hỏi: “Anh là com­put­er đầu tiên của em chứ?”. - Com­put­er không quan tâm tới lứa tuổi của bạn. - Com­put­er không hỏi: “Ai gọi cho em đấy?” mỗi khi bạn có điện thoại. - Kiếm com­put­er không quá khó. - Com­put­er không buộc bạn phải tuân thủ “công dung ngôn hạnh”. - Com­put­er không bao giờ gặng hỏi: “Anh là com­put­er đầu tiên của em chứ?”. - Com­put­er không quan tâm tới lứa tuổi của bạn. - Com­put­er không hỏi: “Ai gọi cho em đấy?” mỗi khi bạn có điện thoại. - Com­put­er không buộc bạn phải sinh con trai. - Com­put­er không đọc trộm thư, nhật ký và không làm ầm ĩ lên vì những gì đã đọc được. - Com­put­er không nổi cơn ghen khi bạn gặp lại người yêu cũ. - Com­put­er không gọi nhầm bạn bằng tên một phụ nữ khác. - Com­put­er không bao giờ say xỉn. - Và tất nhiên, bỏ com­put­er dễ hơn bỏ chồng. Mua Khỉ Một khách hàng bước vào cửa hàng bán thú cảnh ở thung lũng Sil­icon để mua một con khỉ. - Con này giá bao nhiêu? - 500 USD - người bán hàng đáp. - Sao đắt thế? - ông khách giãy nảy. - Vì nó biết lập trình bằng ngôn ngữ C. - người bán hàng trả lời. - Thế còn con bên cạnh? - khách hàng hỏi tiếp. - Con đó giá 1.500 USD vì nó biết lập trình bằng ngôn ngữ C++ và công nghệ hướng đối tượng. Ông khách quay sang con khỉ ở chuồng bên: - Vậy còn con này? - Con này giá 3.000 USD - 3.000 USD!!! - ông khách kêu lên - Thế nó biết làm những gì? Người bán hàng nhún vai: - Thật lòng, tôi chưa từng thấy nó động chân động tay làm bất cứ việc gì, nhưng nó tự nhận là chuyên viên tư vấn. ************ Đóng các cửa sổ lại Một giám đốc dự án, một lập trình viên và một anh thợ sửa máy tính đang đi trên xe thì bị xịt lốp. Ba người bắt tay vào nghĩ cách giải quyết. Giám đốc dự án nói: “Hãy bắt taxi và chỉ sau 10 phút chúng ta sẽ tới nơi”. Lập trình viên bày kế: “Chúng ta có hướng dẫn cho tài xế ở đây. Tôi có thể dễ dàng thay lốp rồi chúng ta tiếp tục đi”. Anh thợ sửa máy tính đưa ra ý kiến:“Sao chúng ta không thử đóng tất cả các cửa sổ, thoát ra ngoài, vào lại và thử khởi động lại xem” ************* Trung tâm kỹ thuật máy tính trả lời Xin cảm ơn vì đã gọi điện đến.Tất cả kỹ thuật viên của chúng tôi hiện tại đang bận giúp đỡ những người còn kém vi tính hơn bạn. Vì vậy, hãy giữ máy để chờ đợi. Thời gi­an chờ được tính ở khoảng giữa 15 phút đến vô cùng. Để tiến hành việc này, hãy nhấn mã chứng minh sản phẩm gồm 63 con số trên bàn phím điện thoại, sau đó là số se­ries của sản phẩm. Bạn có thể tìm thấy nó ở một nơi bí mật trong máy tính. Vì lý do an toàn, nó được in với cỡ nhỏ nhất mà mắt thường không thể thấy được Tại sao My­co­muter được coi là giống cái ! Tại vì 5 lí do sau đây : 1. Khi bạn đã sở hữu một cái, bạn sẽ thấy sau này sẽ có nhiều loại hay hơn. 2. Ngay cả những lỗi nhỏ nhặt nhất của bạn cũng ngay lập tức được đưa vào bộ nhớ để “phân tích” lần sau. 3. Ngôn ngữ dùng để gi­ao tiếp với các máy tính khác khiến người ngoài không hiểu. 4. Thông báo “Bad Com­mand or File Name” có nghĩa như “Nếu anh không biết tại sao tôi bực mình vì anh thì tất nhiên tôi sẽ không nói ra đâu”. 5. Ngay khi mua một cái máy, bạn sẽ thấy mình mất cả nửa số tiền trong hóa đơn cho phần phụ kiện. Ngôn ngữ IT Anh chàng chuyên viên phần mềm tay đang dán mắt vào màn hình. Cô vợ sắp cưới bảo: - Đã đến lúc mình phải đi đăng ký thôi anh ạ. - Làm sao phải đăng ký? Anh bẻ khóa sắp xong rồi. ****** Một người nhận được e-​mail từ một anh bạn là lập trình viên: “Báo với cậu một tin vui : Sau hai năm chạy thử phiên bản de­mo Girl­Friend 1.0 rất ổn định, mình đã quyết định nâng cấp thành bản chính thức WIFE 1.1. Nhớ đến dự đám cưới của mình nhé” ****** Tóc vàng hoe và pass­word Một nhân viên tóc vàng hoe mới vào làm việc đang gọi điện tới trung tâm kỹ thuật để than phiền về mật khẩu của mình. - Cô có bật đèn Caps Lock không? - Ồ không. Vấn đề là bất cứ khi nào tôi gõ mật khẩu, nó chỉ hiện lên những ngôi sao. - Những ký tự đó là để bảo vệ cô. Ví dụ như có ai đó đứng sau lưng cô thì họ cũng không đọc được mật khẩu. - Phải, nhưng chúng vẫn hiện lên ngay cả khi chẳng có ai đứng sau lưng tôi mà. *********** Bọn trẻ rất thích lướt web, xem trang của Walt Dis­ney và chúng ghi cả mật khẩu ra giấy nữa. - Mật khẩu sao lại dài thế này? Mẹ chúng hỏi. - Mick­eyMin­nie­Goofy­Plu­to! - Vì người ta yêu cầu phải có 4 char­ac­ter mà! - một cậu con trai trả lời. ************** Khách hàng gọi điện đến một cửa hàng bán máy vi tính: - Các anh ghi trong phiếu bảo hành 90 ngày có nghĩa là gì? - Nghĩa là khi máy có vấn đề, bà gọi cho chúng tôi. Trong vòng 90 ngày sẽ có người đến sửa. Sau 90 ngày mà không có ai đến thì coi như hết hạn bảo hành. - ??? Nguồn gốc máy tính -------------------------- 1. Đầu tiên Chúa tạo ra Bit và Byte, và từ những thứ đó ông tạo ra Word. 2. Rồi Chúa lại chia ra 0 và 1, và ông thấy như vậy thật tuyệt vời. 3. Chúa bảo: “Hãy để dữ liệu đến chỗ mà nó cần đến”, và Chúa tạo ra đĩa mềm, đĩa cứng, CD. 4. Chúa lại nói: “Hãy để máy tính như nó cần phải thế, phải có chỗ cho đĩa mềm, đĩa cứng và CD”. Thế là Chúa tạo ra máy vi tính và gọi chúng là phần cứng. 5. Lúc này vẫn chưa có phần mềm trên thế giới này, thế là Chúa lại tạo ra các phần mềm, lớn có nhỏ có, và bảo chúng: “Các con hãy tự nhân mình ra để chiếm hết các bộ nhớ”. 6. Và rồi Chúa lại nói: “Ta sẽ tạo ra các Lập trình viên, anh ta sẽ tạo ra chương trình mới và cai quản tất cả máy tính, chương trình, dữ liệu trên toàn thế giới”. 7. Thế là Chúa tạo ra Lập trình viên và đưa đến Trung Tâm Dữ Liệu, cho anh ta xem cây thư mục, cho phép sử dụng tất cả các thư mục, chỉ trừ Win­dows. 8. Chúa lại nghĩ rằng, nếu để Lập trình viên một mình như vậy thì thật kông tốt chút nào, thế là Chúa lấy xương sườn của Lập trình viên và tạo ra một sinh vật sẽ tôn kính Lập trình viên, yêu thích những gì Lập trình viên làm và thán phục Lập trình viên. Chúa gọi sinh vật đó là Người dùng. 9. Chúa để tất cả bọn họ dưới cây DOS, và điều đó thật là tốt đẹp. 10. Nhưng Bill lại thông minh hơn tất cả các sinh vật mà Chúa tạo ra, anh ta hỏi Người dùng: “Thế Chúa có cấm anh dùng chương trình nào không?” 11. Người dùng trả lời: “Chúa cho phép chúng tôi chạy tất cả chương trình trên từng bit dữ liệu, nhưng không được sử dụng Win­dows hoặc chúng tôi sẽ chết”. 12. Bill chất vấn “Tại sao anh lại có thể nói như vậy về một thứ mà anh chưa hề sử dụng? Ngay khoảnh khắc mà anh dùng Win­dows, anh sẽ ngang bằng với Chúa, anh có thể tạo ra bất cứ thứ gì chỉ bằng một cú click chuột đơn giản”. 13. Người dùng nhận ra rằng hoa quả của cây Win­dows ngon hơn và dễ “xài” hơn. Và anh ta thấy tri thức thật vô dụng vì Win­dows đã thay thế nó. 14. Người dùng nạp Win­dows lên máy của mình và thấy rằng Win­dows thật quá tuyệt vời, anh ta nói điều đó với Lập trình viên. 15. Ngay lập tức, Lập trình viên đi tìm những Driv­er mới. Chúa liền hỏi: “Con tìm gì vậy?”. Lập trình viên trả lời: “Con đang đi tm Driv­er mới vì ở trong DOS không có những thứ đó”. “Ai bảo với con rằng con cần Driv­er mới? Con có sử dụng Win­dows không đấy?” Chúa hỏi tiếp. Lập trình viên liền trả lời: “Chính Bill đã bảo chúng con làm việc đó”. 16. Chúa bảo Bill: “Vì những gì con đã làm, con phải bị trừng phạt, con sẽ bị tất cả các sinh vật ghét bỏ. Suốt đời con sẽ phải bán Win­dows”. 17. Chúa bảo người dùng: “Và bởi vì những gì con làm, Win­dows sẽ luôn làm con thất vọng, nó sẽ ăn hết các tài nguyên của con, con sẽ phải dùng các chương trình có lỗi và luôn phải cần đến những Lập trình viên”. 18. Chúa lại bảo Lập trình viên: “Bởi vì con đã nghe lời Người dùng, con sẽ luôn luôn tạo ra các chương trình có lỗi, con sẽ phải sửa chúng, sửa chúng cho đến hết cuộc đời”. 19. Nói rồi Chúa ném mọi sinh vật ra khỏi Trung Tâm Dữ Liệu, người đóng cửa và bảo mật bằng một cái pass­word: 20. GEN­ER­AL PRO­TEC­TION FAULT. Những lý giải của các chuyên gia IT Giám đốc dự án là người cho rằng 9 phụ nữ mới có thể sinh ra một em bé trong một tháng. Nhà phát triển phần mềm nghĩ rằng một phụ nữ không thể đẻ ra một em bé trong 9 tháng. Chuyên viên hỗ trợ trực tiếp (on­site co­or­di­na­tor) của công ty phần mềm cho rằng đàn bà có thể sinh 9 em bé trong vòng một tháng. Khách hàng sử dụng phần mềm thì biết rằng cần phải có một người đàn ông, một người đàn bà mới có thể đẻ ra em bé trong vòng 9 tháng. Nhưng họ lại mong chờ điều đó sớm hơn. Giám đốc mar­ket­ing tự tin rằng mình có thể sinh em bé dù có đàn ông hay đàn bà hay không. Giám đốc nhân lực với chủ nghĩa lạc quan cho rằng mình không cần người đàn ông hay đàn bà nào cả mà vẫn có em bé (lúc đó nguồn lực bằng 0). Nhóm lập hồ sơ thì không cần quan tâm đứa trẻ sinh ra như thế nào. Họ chỉ cần biết họ phải làm công việc của mình trong 9 tháng. Kỹ sư chăm sóc khách hàng thì chẳng bao giờ thấy hài lòng với “quy trình” sinh em bé cả. Phần mền bảo vệ gia đình 1.0 Các hệ Nũng-​nịu 3.2, Ghen-​tuông 1.7, Khóc-​lóc 2.8 đến nay đã thành lạc hậu và không còn hiệu quả nữa rồi. Phần mềm Quản-​gia 4.0 sẽ thay thế tất cả các phần mềm có trước và thiết lập một số hệ cao siêu như Lôi-​kéo 2.7, Nghiêm-​cấm 4.1, và Lục-​lạo 3.6 sẽ cùng hoạt động với nhau để giúp bạn giữ chồng ở nhà suốt 24/24. Đặc biệt, bạn đừng lo chồng bạn sẽ trao đổi thư từ điện tử với tình nhân, vì Lục-​lạo 3.6 có khả năng kiểm soát thư đến và đi của chồng bạn. Chồng bạn là người hay say sưa, nhất là vào những dịp lễ lạc ? Đừng lo, đã có cách! Trước hết bạn hãy vào trang web “Đàn ông gương mẫu” tại địa chỉ http//:www.danong­guong­mau.com sau đó truyền tải (down­load) về chương trình Tỉnh-​táo 3.3. Điều đặc biệt của Tỉnh-​táo 3.3 là sự kết hợp tuyệt hảo của nhiều lệnh và tập tin như Cấm-​rượu 2.3, Uống-​nước-​lã.doc, Không-​uống-​bia.txt, ...... giúp cải tạo từ một người nghiện rượu thành ........ sợ rượu một cách kỳ lạ! Nếu máy bạn có cấu hình thấp, không mở được Cấm-​rượu 2.3 thì dùng tạm Nhịn-​khát 2.7 vậy. Mặc dù Nhịn-​khát 2.7 đôi khi cài đặt nhiều chương trình hơi bền chặt, nhưng kết quả của nó thì trên cả tuyệt vời. Thư gửi từ địa ngục ! Một người đàn ông lên đường đi nghỉ hè lúc vợ của anh ta đi công tác chưa kịp về.Họ sắp xếp kế hoạch gặp lại nhau vào ngày hôm sau. Tới nơi, anh ta vội vàng gửi e-​mail về cho vợ. Do đánh sai địa chỉ, bức thư của anh ta thay vì được chuyển về cho vợ, nó lại gửi đến một phụ nữ có chồng vừa qua đời ngày hôm trước. Khi người vợ góa tội nghiệp nọ mở hộp thư, bức thư vừa hiện ra bà ta thét lên một tiếng khủng khiếp, té xuống sàn nhà và chết thẳng cẳng. Nghe tiếng thét, người nhà chạy vào phòng thì chỉ thấy một bức thư trên màn hình máy tính: “Vợ yêu quý nhất của anh, anh vừa đến nơi. Mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn để đón em vào ngày mai. Người chồng yêu quý nhất của em!” Thư của một Sinh Viên IT. Em thân yêu ! -Niềm kiêu hãnh như Vista của anh ! Em hãy tưởng tưởng anh như là một Pro­cess, một Pro­cess có nhiều Thread chạy đồng thời: anh học nè, anh viết code, anh cập nhật thông tin nè và anh yêu em nữa nè… Học thì có nhiều cái để học, cập nhật thông tin thì phải liên tục, chính thế mà cái Thread này chiếm rất nhiều thời gi­an em ạ. Lại còn viết code nữa chứ! Đó là công việc đặc thù cho nghề anh mà, nó lại là công việc chiếm nhiều thời gi­an nhất, phải phân tích thiết kế nè, rồi mới code, phải test nữa, nếu gặp phải Log­ic Er­ror thì còn đõ chữ lỡ như gặp phải Al­go­rithm Er­ror thì phải ngồi De­bug điên luôn. Nhưng em đừng vội lo, vì với Thread để yêu em anh đã phải cố gắng Set Pri­or­ity lên mức cao rồi. Nghĩa là Thread này sẽ có thời gi­an sử dụng CPU nhiều hơn. Nhưng em biết không, anh phải đồng bộ và phân bố quyền ưu tiên hợp lý giữa các Thread chứ. Chắc em sẽ hỏi, để làm gì? Em hãy nhìn xem, hầu như các Thread đều hỗ trợ cho anh sau ngày làm việc rồi anh kiếm tiền. Hi hi! Chả phải anh đang lo cho tương lai chúng ta sao? Chẳng phải anh đang yêu em còn gì? Thế đấy, đồng thời anh có thêm Thread để yêu em với Pri­or­ity ở mức cao, tất nhiên không thể để cho Thread nào chiếm được quyền sử dụng toàn bộ thời gi­an CPU được bởi sẽ gây ra Dead­lock. Lúc đó thì Op­er­at­ing Sys­tem sẽ Kill Pro­cess chữa Thread gây nên Dead­lock. Nếu Pro­cess bị Kill rồi thì các Thread bên trong nó đều ngủm theo và thế là Thread anh yêu em và Set Pri­or­ity rất cao nhưng phải cẩn thận để tránh xảy ra Dead­lock chứ, để từ đó mà chúng ta cứ mãi tồn tại và yêu nhau cho đến khi ở một nơi nào đó vào thời điểm nào đó PostQuitMes­sage xuất hiện, lúc đó anh sẽ “rước nàng về dinh”. Thiệt đó, là chết liền!!! Tới đây anh biết chắc em vẫn chưa hài lòng, thến nào em cũng làm nũng và bảo rằng như thế chưa đủ để chứng minh anh yêu em. Lúc nào em cũng nói rằng anh chỉ yêu cái máy tính mà thôi. Hôm nay anh sẽ chứng minh một cách khoa học rằng anh rất yêu em, không gì làm thay đổi được và không thể thông minh hơn con người vì nó không biết nói xạo. Vậy hôm nay anh sẽ dùng máy tính để chứng minh tình yêu của anh cho em thấy nhé. Giả sử anh có 1 biến như sau: Stat­ic con­st bool An­hYeuEm = true; Và bây giờ thử những điều nghi ngờ của em nhé: It ((anhmaiyeu­mayt­inh = = true || (an­hgap­nguoicon­gaikhacde­phonem = = true) || (van­hieu­caikhac­nua)) { An­hYeuEm = false; } Hay em có lặp đến 1.111.111.111 con chó đốm đi chăng nữa các cái “nếu” của em: For (int i = 0; i < 1.111.111.111; i++) { An­hYeuEm = false; } Nhấn F7 và chờ kết quả. Đấy, máy tính báo lỗi ngay: Er­ror C2166: I-​val­ue spec­ifies con­st ob­ject. Nếu anh có lỡ dành quá nhiều thời gi­an cho máy tính khiến em ghen tị thì cũng xin em hiểu cho vì anh đã lỡ “trao thân gửi phận” cho cái ngành TIN mới HỌC này rồi, cũng như em nói em trót dại yêu gã cù lần như anh vậy mà. Em phải hiểu là cái máy tính sao bằng em được. Khi vui mừng vì vừa giải quyết xong một vấn đề hóc búa nào đó, bất quá anh cũng chỉ ôm và hôn một cái máy tính vô tri vô giác thôi mà. Làm sao nó có được ánh mắt trìu mến và xinh đẹp như của em, đâu có được đôi má ửng hồng, giọng nói ngọt ngào hay bờ môi êm dịu như em. Tóm lại, em là “số một” của anh. Đừng giận anh nữa nhé!!! Không biết có cô nàng nào đó, sau khi đọc xong bức thư này sẽ nghĩ sao! Nếu cũng là dân IT thứ thiệt, may ra nàng sẽ thấu hiểu nỗi lòng người viết thư. Nếu nàng cũng thuộc loại “IT -i tờ” như tui đây thì nói thiệt: Hiểu chết liền! Chắc thằng bạn tui hết đường năn nỉ. Tiếng Việt không dấu ...... Chuyện thứ nhất. Một anh bạn nhận được tin nhắn của bạn gái gửi qua Ya­hoo như sau : “Anh oi em dang coi quan.Den ngay di anh, muon lam roi. A, tien the mua bao moi nhe, o nha toan bao cu thoi. Ma thoi ko can mua bao dau, em vua mat kinh roi, khong nhin duoc nua anh oi, den ngay di, muon lam roi... ” Chuyện thứ hai : Di động reo báo có tin nhắn ,Anh chàng mở ra đọch tin nhắn .Nội dung tin nhắn như sau : Em dang o truong , cho anh do...Anh den ngay nhe.... Đố ai dịch các câu trên một cách đầy đủ nhất . ******* Trung tâm hỗ trợ khách hàng. Kính gửi: Phòng Hỗ trợ khách hàng Năm ngoái, tôi đã nâng cấp chương trình Girl­friend 7.0. lên thành Wife 1.0 và nhận thấy có nhiều điều bất ổn. Chương trình mới này hiện đã phát sinh một số chương trình con Child Pro­cess­ing chiếm rất nhiều không gi­an và các re­source quý giá khác mà trước kia trong phần quảng cáo sản phẩm lại không thấy nói tới. Thêm vào đó, Wife 1.0 lại tự cài đặt thêm một số chương trình, dần xâm nhập và quản lý tất cả các hoạt động khác trong toàn bộ hệ thống. Những chương trình ứng dụng như Biki­ni 3.0, Boys Nite 2.5, Sat­ur­day Foot­ball 5.0 không còn chạy được nữa. Cứ mỗi lần tôi khởi động chương trình mình ưa thích thì Wife 1.0 lại làm cho chúng bị ngắt giữa chừng. Tôi đang định cài lại Girl­friend 7.0 nhưng chương trình gỡ bỏ (unin­stall) Wife 1.0 lại không hoạt động. Làm ơn giúp tôi gấp, xin cảm ơn. Yours sin­cere­ly, Mr. Nem ----------------------------------------- Mr. Nem kính mến! Đây là một vấn đề rất phổ biến mà cánh mày râu thường hay phàn nàn. Trong hầu hết các trường hợp thì nguyên nhân đều là do nhận thức sai lầm ngay từ lúc đầu. Nhiều người nâng cấp từ một phiên bản Girl­friend lên Wife 1.0 với ý nghĩ rằng Wife 1.0 đúng là một chương trình giải trí và phục vụ thiết thực. Thực ra, Wife 1.0 là một hệ điều hành được tạo ra để quản lý mọi thứ. Ông khó mà gỡ bỏ, xoá hoặc hạn chế Wife 1.0 hay chuyển đổi trở về Girl­friend 7.0 (hay bất cứ bản nào cổ hơn) vì Wife 1.0 mạnh hơn hẳn mọi chương trình khác. Một số người thậm chí đã thử cài đặt thêm Girl­friend 8.0 hay cài đè phiên bản Wife 2.0 nhưng cuối cùng lại gặp nhiều rắc rối hơn so với dùng chương trình Wife 1.0 nguyên thuỷ. Với kinh nghiệm của một nhân viên hỗ trợ kỹ thuật tôi thành thật khuyên ông cứ dùng Wife 1.0 và tập thích nghi với chương tŕnh này. Bản thân tôi cũng dùng Wife 1.0 và tôi khuyên ông đọc lại toàn bộ phần nói về những lỗi thao tác thường gặp. Ông phải nhận lấy tất cả trách nhiệm cho những lỗi và những vấn đề có thể xảy ra bất kể nguyên nhân gì. Cách xử lý tốt nhất cho mọi trục trặc là nên dùng chương tŕnh phần sửa lỗi C:\AP­POL­OGIZE. Trong bất kỳ trường hợp nào, tránh sử dụng ngay phím ES­CAPE vì cuối cùng không trước thì sau ông cũng phải gõ lệnh AP­POL­OGIZE trước khi Hệ điều hành Wife 1.0 trở lại hoạt động bình thường. Nói chung, hệ thống sẽ làm việc hoàn hảo chừng nào ông còn chịu trách nhiệm cho những lỗi thao tác của mình. Wife 1.0 là một chương trình tuyệt vời nhưng đòi hỏi phải được bảo trì thường xuyên. Ông có thể mua thêm một số phần mềm hỗ trợ để cải thiện sự vận hành của Wife 1.0. Tôi xin giới thiệu phần mềm Flow­ers 2.1 và Presents 5.0. Trong bất kỳ trường hợp nào xin cũng đừng cài đặt Sec­re­tary with Short Skirts 3.3. Đây không phải là một chương trình hỗ trợ cho Wife 1.0 và có thể gây những thiệt hại không thể phục hồi được cho hệ điều hành này. Cuối cùng, xin ông luôn nhớ rằng, việc cài đặt Wife 1.0 là việc “Bất đắc dĩ nhưng cũng là Bất khả kháng”. Mong rằng ông sẽ quen dần với Wife 1.0. Xin gửi lời chào trân trọng, Phòng Hỗ trợ khách hà̀ng Virus bị bệnh ! Hai con virus gặp nhau. Một con tỏ vẻ rất tiều tụy. Con kia bèn hỏi: - Mày ốm hả? - Ừ. - Bệnh gì vậy? - McAfee. Tao tưởng cà phê..., thế là nhào vô......mày biết thế nào rồi đó..... Truyen_cuoi_song_ngu_2 by Unknown Ông chủ nói anh ta chọn một số từ 1 tới 10, và nếu anh ta đoán đúng, anh ta sẽ được chơi miễn phí. Sau đó người mua đoán 8 và ông chủ nói:”Không đúng, nhưng gần đúng. Số đó là 7. Xin lỗi, lần này không có chơi miễn phí, nhưng lần tới thì có thể.” Một khoảng thời gi­an sau đó, cũng người đàn ông đó, lần này đi cùng với bạn, cũng ghé vào đổ xăng, và lại lần nữa anh ta hỏi sex miễn phí. Ông chủ lại đưa anh ta cái thứ như trước, và nói anh ta đoán đúng con số. Người đàn ông lần này đoán số 2 và ông chủ nói:”Xin lỗi, đó là 3. Ông gần đúng, nhưng không chơi miễn phí lần này được.” Trong khi họ lái đi, tài xế nói với bạn:”Tôi nghĩ rằng trò này là lừa đảo, và ông ta không thực sự cho chơi miễn phí.” Người bạn đáp:”Không, nó không phải trò lừa đảo … vợ tôi được hai lần tuần qua.” 36 TRAIL­ING MY HUS­BAND "So," Jane asked the de­tec­tive she had hired. "Did you trail my hus­band?" "Yes ma am. I did. I fol­lowed him to a bar, to an out-​of-​the-​way restau­rant and then to an apart­ment." A big smile crossed Jane s face. "Aha! I ve got him!" she said gloat­ing. "Is there any doubt what he was do­ing?" "No ma am." replied the sleuth. "It s pret­ty clear that he was fol­low­ing you." THEO DÕI CHỒNG “Như vậy,” Jane hỏi viên thám tử cô đã thuê, “anh đã theo dấu chồng tôi chứ?” “Đúng, thưa bà. Tôi đã theo. Tôi theo anh ấy tới một bar, tới một nhà hàng xa đường và sau đó tới một căn hộ.” Một nụ cười rõ ràng hiện ra trên mặt Jane. “Aha! Tôi đã bắt được lão ta!” cô nói một cách hả hê.”Có gì đáng ngờ lão ta đang làm gì không?” “Không, thưa bà,” thám tử trả lời. “Tình hình khá rõ ràng là anh ấy đang theo bà.” 37 AP­PLY­ING FOR SO­CIAL SE­CU­RI­TY A re­tired gen­tle­man went in­to the so­cial se­cu­ri­ty of­fice to ap­ply for So­cial Se­cu­ri­ty. Af­ter wait­ing in line a long time he got to the counter. The wom­an be­hind the counter asked him for his drivers li­cense to ver­ify his age. He looked in his pock­ets and re­al­ized he had left his wal­let at home. He told the wom­an that he was very sor­ry but he seemed to have left his wal­let at home. "Will I have to go home and come back now?" he ài cha tới một quán nhậu trong vùng. Ở đó, họ thưởng thức rượu bia, người cha gặp một số bạn cũ và nói với họ ông sẽ chết vì AIDS. Bị sốc, người con trai quay qua người cha và nói:”Thưa ba, ba không chết vì AIDS, mà vì ung thư, tại sao ba nói láo những người này?” Người cha đáo:”A, con ta, con đúng, nhưng ba không muốn những gã này quan hệ tình dục với má con khi ba ra đi.” 57 THE PRO­POS­AL One evening, a young wom­an came home from a date, rather sad. She told her moth­er, "An­tho­ny pro­posed to me an hour ago." "Then why are you so sad?" her moth­er asked. "Be­cause he al­so told me he is an athe­ist. Mom, he doesn t even be­lieve there s a Hell." Her moth­er replied, "Mar­ry him any­way. Be­tween the two of us, we ll show him just how wrong he is." LỜI CẦU HÔN Một buổi tối, một cô gái về nhà trễ, hơi buồn. Cô ta nói với má:”An­tho­ny cầu hôn con một tiếng trước đây.” “Vậy sao con buồn?” má cô ta hỏi. “Vì anh ấy nói với con anh ấy là một người vô thần. Má à, anh ấy thậm chí không tin có địa ngục.” Má cô ta trả lời:”Dù sao cũng cưới anh ta đi. Giữa hai má con ta, chúng ta sẽ cho anh ta thấy anh ta sai lầm như thế nào.” Gia đình 58 IN­HER­ITANCE Two friends meet on a Mi­ami street. One looked for­lorn, and al­most on the verge of tears. The oth­er man said, "Hey, how come you look like the whole world caved in?" The sad fel­low said, "Let me tell you. Three weeks ago, an un­cle died and left me forty thou­sand dol­lars." "That s not bad." "Hold on, I m just get­ting start­ed. Two weeks ago, a cousin I nev­er knew kicked the buck­et , and left me eighty-​five thou­sand dol­lars." "Sounds like you should be grate­ful." "Last week my great aunt passed away. I in­her­it­ed al­most a quar­ter of a mil­lion." "Then how come you look so glum?" "This week . . . noth­ing!" THỪA KẾ Hai người bạn gặp nhau trên đường phố Mi­ami. Một người trông đau khổ, và gần như khóc. Người đàn ông kia nói:” Này, làm thế nào mà trông bạn như ở trong thế giới này đổ sụp vậy?” Người bạn buồn bã nói:”Để tôi kể cho bạn nghe.Ba tuần trước đây, một ông bác chết và để lại cho tôi bốn mươi ngàn đô la.” “Điều đó không tệ.” “Nghe tiếp này, tôi chỉ mới bắt đầu. Hai tuần trước, một người anh họ tôi chưa bao giày cho George.” 63 MA, GUESS WHO I’M GO­ING TO MAR­RY A young man ex­cit­ed­ly tells his moth­er he s fall­en in love and is go­ing to get mar­ried. He says, "Just for fun, Ma, I m go­ing to bring over three wom­en and you try and guess which one I m go­ing to mar­ry." The moth­er agrees. The next day he brings three beau­ti­ful wom­en in­to the house and sits them down on the couch and they chat for a while. He then says, "Ok, Ma. Guess which one I m go­ing to mar­ry." She im­me­di­ate­ly replies, "the red-​head in the mid­dle." He was sur­prised that his moth­er was able to guess the cor­rect wom­an, "How do you know?!" The moth­er replies, "I don t like her!" MÁ, ĐOÁN XEM CON SẼ CƯỚI AI Một thanh niên háo hức nói với má anh ta anh ta đã yêu và sẽ cưới vợ. Anh ta nói:”Để làm vui, má, con sẽ đem về nhà 3 người đàn bà và má hãy cố đoán con sẽ cưới ai.” Người má đồng ý. Ngày hôm sau anh ta đem về ba phụ nữ đẹp vô nhà và mời họ ngồi vào trường kỷ và họ tán gẫu một lúc.Sau đó anh ta nói:”Được rồi, má. Đoán thử con sẽ cưới ai.” Bà ta trả lời ngay lập tức:”Cô tóc hoe đỏ ở giữa.” Anh ta ngạc nhiên rằng má anh ta có thể đoán đúng người phụ nữ:”Làm sao má biết?!” Bà má đáp:”Má không thích cô ta!” 64 GO­ING OUT IN STYLE … Un­able to at­tend the fu­ner­al af­ter his fa­ther died, a son who lived far away called his broth­er and told him, "Do some­thing nice for Dad and send me the bill." Lat­er, he got a bill for $200.00, which he paid. The next month, he got an­oth­er bill for $200.00, which he al­so paid, fig­ur­ing it was some in­ci­den­tal ex­pense. Bills for $200.00 kept ar­riv­ing ev­ery month, and fi­nal­ly the man called his broth­er again to find out what was go­ing on. "Well," said the oth­er broth­er, "you said to do some­thing nice for Dad. So I rent­ed him a tuxe­do." RA ĐI HỢP MỐT … Không thể dự đám tang sau khi ba chết, một người con trai sống xa nhà gọi điện cho anh trai và nói:”Làm cái gì hay cho ba đi và gửi em cái hóa đơn.” Sau đó, anh ta nhận một cái hóa đơn 200 đô la, anh ta trả. Tháng sau, anh ta nhận một cái hóa đơn khác 200 đô la, anh ta cũng trả, tính như một món chi tiêu phụ. Những cái hóa đơn 200 đô la vẫn tiếp tục tới mỗi tháng, và cuối cùng người đàn ông gọi điện anh trai một lần nữa để tìm ra chuyện gì đang xảy ra. “À,” người anh kia trả lời, “em nói làm cái gì đó hay cho ba. Vì vậy anh thuê cho ba một cái áo xmốck­inh. Trẻ é BÉ JOHN­NY Chú bé John­ny 10 tuổi chạy hộc tốc từ trường về nhà. Chú chiếm ngay cái tủ lạnh và đang vốc kem anh đào vani lên … thì má chú đi vào nhà bếp. Bà nói:”Đặt cái đó đi chỗ khác, John­ny. Con không thể ăn kem bây giờ. Quá gần giờ ăn tối rồi. Đi ra ngoài và chơi đi.” John­ny thút thít và nói:”Không có ai chơi với con.” Cố dỗ chú, bà mẹ nói:”Được rồi, má sẽ chơi với con. Con muốn chơi gì?” Chú nói:”Con muốn chơi trò Ba và Má. Cố không lộ vẻ ngạc nhiên, và để dỗ chú thêm, bà nói:”Tốt, má sẽ chơi. Má sẽ làm gì?” John­ny nói:”Má sẽ đi lên buồng ngủ và nằm xuống.” Nghĩ rằng bà có thể điều khiển tình hình dễ dàng … Bà đi lên lầu. John­ny, cảm thấy hơi tự mãn, vênh mặt đi xuống phòng ngoài và mở cửa phòng phục vụ. Chú mặc cái mũ câu cá cũ của ba. Trong lúc chú bắt đầu lên gác, chú chú ý thấy một mẩu thuốc lá trong cái gạt tàn thuốc ở cuối bàn. Chú nhặt lên và ngậm một bên mép. Lên đến lầu, chú đi tới cửa. Má chú đứng dậy và nói:”Má làm gì bây giờ?” Với kiểu cách thô lỗ, chú nói:”Đồ con lừa đi xuống lầu và lấy kem cho thằng bé!” 73 TOI­LET BRUSH My son Zachary, 4, came scream­ing out of the bath­room to tell me he d dropped his tooth­brush in the toi­let. So I fished it out and threw it in the garbage. Zachary stood there think­ing for a mo­ment, then ran to my bath­room and came out with my tooth­brush. He held it up and said with a charm­ing lit­tle smile, "We’d bet­ter throw this one out too then, cause it fell in the toi­let a few days ago." BÀN CHẢI CẦU TIÊU Con trai tôi Zachary, 4 tuổi, đã kêu thất thanh từ nhà vệ sinh để cho tôi biết nó đã làm rớt bàn chải đánh răng vào toa lét. Vì thế tôi lấy nó ra và quăng vào giỏ rác. Zachary đứng đó suy nghĩ một lúc, sau đó chạy vào toa lét của tôi và đi ra với bàn chải đánh răng của tôi. Nó giơ lên và hơi cười thú vị nói:”Chúng ta cũng nên ném cái này đi nữa vì nó rơi vào toa lét vài hôm trước.” 74 MOV­ING WITH JE­SUS A fam­ily re­cent­ly moved to New Jer­sey. The first night as the moth­er was putting her son, 2 1/2, to bed, she said, "Let s say our prayers to about me so much. And in it, the prayer psalm says, "Shirley Goodnest and Mar­cy shall fol­low me all the days of my life." so I guess I ll just have to get used to it.” ĐI BỘ TỚI TRƯỜNG Tim­my là một thằng bé nhỏ năm tuổi được má thương rất nhiều và, là một người hay lo, chị lo âu về việc chú đi tới trường khi chú bắt đầu đi nhà trẻ. Chị dẫn nó tới trường hai ngày, nhưng khi chú về nhà một ngày kia, chú nói với má rằng chú không muốn má dẫn chú tới trường hàng ngày. Chú muốn giống như những “anh lớn.” Chú phản đối ầm ĩ, vì thế chị có một ý tưởng về việc làm thế nào để giải quyết chuyện đó. Chị hỏi một người hàng xóm, bà Goodnest, bà có chịu bí mật đi theo đứa con của chị tới trường, giữ một khoảng cách phía sau chú mà chú không có khả năng chú ý, nhưng đủ gần để trông chừng chú. Bà Goodnest nói rằng vì bà thức dậy sớm với đứa bé mới biết đi của bà cho nên đó là một cách hay để họ tập thể dục chút đỉnh nữa vì thế bà đồng ý. Ngày đi học tiếp theo, bà Goodnest và đứa con gái nhỏ, Mar­cy, khởi đi theo phía sau Tim­my trong lúc chú đi bộ tới trường với một chú bé hàng xóm khác chú biết. Bà làm như thế trong cả tuần. Trong khi hai chú bé đi bộ và tán gẫu, đá những cục đá và cành cây con, chú bạn nhỏ của Tim­my chú ý rằng bà này đang theo chúng có vẻ như bà làm vậy mỗi ngày cả tuần. Cuối cùng, chú nói với Tim­my:”Mày có chú ý tới bà kia theo tụi mình cả tuần không? Mày có biết bà ấy không?” Tim­my thờ ơ trả lời:”Có, tao biết bà ấy là ai.” Thằng bạn nhỏ nói:”Ồ bà ta là ai?” “Đó là bà Shirley Goodnest” Tim­my nói. “Shirley Goodnest? Bà ấy là bà chết dẫm nào và tại sao bà ấy theo tụi mình?” “À,” Tim­my giải thích, “mỗi tối má tao bắt tao đọc bào Thánh ca số 23 với lời cầu nguyện vì má tao lo về tao quá nhiều. Và trong đó, bài Thánh ca viết:”Shirley Goodnest và Mar­cy sẽ theo tôi snh đựng nước có thể tình hình sẽ tốt hơn. Sau vài lần nhấm nháp, mọi thứ sẽ trở nên trôi chảy.” Chủ nhật tiếp theo, vị linh mục mới thi hành lời đề nghị và có thể nói như gió. Ông cảm thấy rất tuyệt ! Tuy nhiên, khi quay về nhà, ông thấy một tờ giấy ghi của Đức ông. Cha thân mến, 1. Lần tới nên nhấm nháp hơn là uống từng ngụm. 2. Có 10 điều răn, không phài 12. 3. Có 12 thánh tông đồ, không phải 10. 4. David quay Go­liath, David không đá đít Go­liath. 5. Chúng ta không nói tới cây thập tự như một “chữ T lớn”. 6. Chúng ta không nói tới Đấng Cứu Thế, Je­sus Christ và các thánh tông đồ là “J.C và Những Chàng Trai.” 7. Cha, Con và Chúa thánh thần không được nói tới như “Cha lớn, Con, và Ma quỷ. 8. Chúng ta không nói Ju­das là “El Finko”. 9. Giáo Hoàng được phong thánh không bị táo bón hoặc bị thiến, và chúng ta không gọi ngài là “Cha Đỡ Đầu” 10. Khi Chúa bẻ bánh mì ở Bữa ăn Cuối cùng, ngài nói:”Hãy nhận cái này và ăn, vì nó là thân thể ta, ngài không nói:”Hãy ăn ta.” 11. Không bao giờ có “Mẹ Mary với trái anh đào” mà luôn luôn là Đức Mẹ Mary Đồng Trinh. 100 ALL YOU HAVE DONE SINCE YOU GOT HERE … A man de­cid­ed to join a very small and very se­lec­tive or­der of monks. The or­der was so de­vot­ed to prayer they were on­ly al­lowed to say 2 words ev­ery year. Af­ter the first year passed, he went in­to a small room where he was giv­en the chance to say his two words to the head monk. His two words were "Too cold." The head monk nod­ded and gave him an ex­tra blan­ket. The next year passed and he was once again tak­en in­to the small room. This time his 2 words were "Bland food." Again the head monk nod­ded and gave him a box of salt. When the next year had passed they took him back in­to the small room, and his 2 words were "I quit." "Fine!" ex­claimed the ex­as­per­at­ed head monk, "All you ve done since you got here is com­plain any­way." TẤT CẢ NHỮNG GÌ THẦY LÀM TỪ KHI THẦY ĐẾN ĐÂY … Một người đàn ông quyết định tham gia một nhóm tu sĩ rất nhỏ và có thứ hạng rất chọn lọc. Thứ hạng này tu cao đến nỗi đối với việc cầu nguyện họ chỉ cho phép nói 2 từ mỗi năm. Sau khi năm đầu tiên trôi qua, người đàn ông đi vào một căn phòng nhỏ nơi ông được dịp nói hai từ với sư phụ. Hai t́, đá qua đá lại, cho tới khi một người bỏ cuộc.” Viên luật sư Mỹ suy nghĩ nhanh chóng về cuộc chơi được đề nghị và quyết định là ông ta có thể dễ dàng chấp nhận ông già người Bắc. Ông ta đồng ý tôn trọng phong tục địa phương. Lão nông từ từ leo xuống chiếc máy cày và đi tới người đàn ông thành thị. Cú đá đầu tiên của ông cắm mũi ủng làm việc nặng nề của ông vào vào háng viên luật sư Mỹ và làm ông ta quỵ xuống gối. Cú đá thứ hai của ông gần như làm bật cái mũi của người đàn ông khỏi mặt ông ta.Viên luật sư nằm dài bụng úp xuống khi cú đá thứ ba của người nông dân gần như làm ông ta bỏ cuộc. Viên luật sư dồn hết quyết tâm và tìm cách đứng lên và nói:”Được rồi, ông già Nam Kỳ nhà quê, bây giờ đến lượt tôi.” Ông già nông dân Bắc Car­oli­na mỉm cười và nói:”Không, tôi thua cuộc. Ông có thể lấy con vịt.” 115 WHERE ARE LAWYERS ? An en­gi­neer dies and re­ports to the pearly gates. St. Pe­ter checks his dossier and says, "Ah, you re an en­gi­neer — you re in the wrong place." So the en­gi­neer re­ports to the gates of hell and is let in. Pret­ty soon, the en­gi­neer gets dis­sat­is­fied with the lev­el of com­fort in hell, and starts de­sign­ing and build­ing im­prove­ments. Af­ter a while, they ve got air con­di­tion­ing, flush toi­lets and es­ca­la­tors, and the en­gi­neer is be­com­ing a pret­ty pop­ular guy. One day God calls Sa­tan up on the tele­phone and asks with a sneer, "So, how s it go­ing down there in hell?" Sa­tan replies, "Hey, things are go­ing great. We ve got air con­di­tion­ing, flush toi­lets and es­ca­la­tors, and there s no telling what this en­gi­neer is go­ing to come up with next." God replies, "What??? You ve got an en­gi­neer? That s a mis­take — he should nev­er have got­ten down there; send him up here." Sa­tan says, "No way! I like hav­ing an en­gi­neer on the staff, and I m keep­ing him." God says, "Send him back up here or I ll sue." Sa­tan laughs up­roar­ious­ly and an­swers, "Yeah right. And just where are YOU go­ing to get a lawyer?" LUẬT SƯ Ở ĐÂU ? Một kỹ sư chết và trình diện ở cổng ngọc. Thánh Pe­ter kiểm tra hồ sơ anh ta và nói:”Ah, con là kỹ sư – con ở không đúng chỗ.” Vì vậy viên kỹ sư trình diện cổng địa ngục và được cho vào. Chẳng bao lâu sau, viên kỹ sư không hài lòng với mức độ tiện nghi của địa ngục, và bắt đầu thiết kế và làm ra những đồ cải tiến. Một thời gi­an sau, ở đó có máy điều hòa nhiệt độ, toa leỘT CÂY ĐẦY NHỮNG CON KHỈ Một tổ chức thì giống như một cây đầy những con khỉ. Nhân viên tất cả đều ở những cành khác nhau ở những vị trí khác nhau. Một số trèo lên trên.Một số trèo xuống dưới Những con khỉ ở ngọn cây nhìn xuống và thấy một cây đầy những bộ mặt tươi cười. Những con khỉ ở dưới nhìn lên và không thấy gì trừ những cái “lỗ hậu”. 118 I DON’T CALL ANY­ONE BY THEIR FIRST NAME The man­ag­er of a large of­fice no­ticed one of his de­part­ment heads had hired a new man, so the boss called him in­to his of­fice for a lit­tle ori­en­ta­tion speech. "What is your name?" he asked. "John," the new guy replied. The man­ag­er scowled, "Look, I don t know what kind of place you worked at be­fore, but I don t call any­one by their first name. It breeds fa­mil­iar­ity and that leads to a break­down in au­thor­ity. I re­fer to my em­ploy­ees by their last names on­ly - Smith, Jones, Bak­er - that s all. I am to be re­ferred to on­ly as Mr. Robert­son. Now that we got that straight, what is your last name?" The new guy sighed and said, "Dar­ling. John Dar­ling." "Okay, John, the next thing I want to tell you is…" TÔI KHÔNG GỌI BẤY CỨ NGƯỜI NÀO BẰNG TÊN RIÊNG CỦA HỌ Giám đốc của một cơ quan lớn chú ý một trong những trưởng phòng của ông ta đã thuê một người mới, vì thế ông giám đốc gọi anh ta vào cơ quan để nói chuyện giới thiệu trong giây lát. “Tên anh là gì?” ông ta hỏi. “John,” nhân viên mới trả lời. Ông giám đốc quắc mắt:” Hãy xem, tôi không biết trước đây anh làm việc cho kiểu cơ quan nào, nhưng tôi không gọi bất cứ ai bằng tên riêng của họ.Nó gây ra sự suồng sã và điều đó dẫn tới việc mất quyền lực.Tôi nhắc đến người làm của tôi bằng họ của họ thôi - Smith, Jones, Bak­er – thế thôi.Tôi phải được gọi là ông Robert­son thôi.Vì chúng ta đã hiểu điều đó rõ ràng, họ của anh là gì?” Nhân viên mới thở dài và nói:”Dar­ling1. John Dar­ling.” “Được rồi, John, điều tiếp theo tôi muốn nói với anh là …” 119 I’M THE BOSS! The boss was com­plain­ing in our staff meet­ing the oth­er day that he wasn t get­ting any re­spect. Lat­er that morn­ing he went to a lo­cal sign shop and bought a small sign that read: "I m the Boss!" He then taped it to his of­fice door. Lat­er that day when he re­turned from lunch, he found that some­one had taped a note to the sign that said:"Your wife called, s out of you. You lay pant­ing and glad to have it over. He looks at you smil­ing warm­ly, tells you that you have been his most stub­born but yet re­ward­ing ex­pe­ri­ence. You smile and thank your den­tist. Af­ter all it was your first time hav­ing a tooth pulled. LẦN ĐẦU TIÊN CỦA BẠN Đó là lần đầu tiên của bạn và trong khi bạn nằm ngửa, các cơ của bạn thắt lại.Bạn làm anh ấy bối rối một lát, tìm một cái cớ, nhưng anh ấy từ chối bị bạn thay đổi ý kiến. Trong lúc anh ấy tiếp cận bạn, anh ấy hỏi bạn có sợ không. Bạn lắc đầu một cách dũng cảm. Anh ấy đã có nhiều kinh nghiệm nhưng đây là lần đầu tiên ngón tay anh ấy đã tìm đúng chỗ. Anh ta thăm dò sâu và bạn rùng mình; cơ thể bạn căng thẳng nhưng anh ấy nhẹ nhàng như anh ấy hứa anh ấy sẽ như thế. Anh ấy nhìn sâu vào đôi mắt bạn và bảo bạn tin anh ta, anh ta đã làm điều này nhiều lần trước đây. Nụ cười trầm tĩnh của anh ấy làm bạn bớt căng thẳng và bạn mở rộng hơn để anh ấy có nhiều chỗ hơn để dễ vào hơn. Bạn bắt đầu xin anh ấy nhanh lên, nhưng anh ấy từ từ theo đúng thời điểm muốn làm cho bạn ít đau nhất mà anh ấy có thể. Trong lúc anh ấy siết chặt sát hơn, vào sâu hơn, bạn cảm thấy mô được lấy đi.Sự đau đớn tràn dâng khắp người bạn và bạn cảm nhận một dòng máu nhỏ.Anh ấy tiếp tục và nhìn vào bạn với một cái nhìn quan tâm và hỏi bạn có đau đớn lắm không. Mắt bạn đầy nước mắt, nhưng bạn lắc đầu và gật đầu cho anh ấy tiếp tục. Anh ấy bắt đầu chuyển động vào và ra một cách khéo léo nhưng bạn đã chết lặng đi để cảm nhận anh ấy trong bạn. Sau một vài khoảng khắc điên cuồng, bạn cảm thấy một cái gì đó nổ tung trong con người bạn và anh ấy giật nó ra khỏi bạn. Bạn nằm thở hổn hển và vui mừng điều đó đã qua. Anh ấy nhìn bạn mỉm cười nồng ấm, nói với bạn rằng bạn là sự trải nghiệm ngoan cường nhưng đáng thưởng nhất của anh ấy. Bạn mỉm cười và cảm ơn nha sĩ của bạn. Sau cùng, đó là lần đầu tiên bạn được người ta nhổ răng. 127 DOC, EV­ERY­THING HURTS! A man went to the Doc­tor and when the Doc­tor asked him what was wrong, the man said " Doc ev­ery where I touch hurts, I can touch my head,leg, arm or my face and it hurts." The Doc­tor said "let’s take some x-​rays so we can find out." Af­ter a while the Doc­tor came back and told the man " I found out what’s wrong with you. Your fin­ger is bro­ken." BÁC SĨ ƠI, ĐAU ĐỦ THỨ! Một người đàn ông đi bác sĩ và khi bác sĩ hỏi anh ta có điều gì không ổn, người đàn ông nói:”Bác sĩ, mọi nơi tôi sờ đều đau, tôi có thể sờ đầu, chân, cánh tay hoặc mặt và bị đau.” Bác sĩ nói:” Chúng ta hãy chiếu x-​quang để chúng ta có thể tìm ra bệnh.” Một lúc sau, bác sĩ quay lại và nói với người đàn ông:” tôi đã tìm ra ông bị chứng gì. Ngón tay của ông bị gãy.” 128 DO YOU HAVE AN OB­SES­SION? A psy­chi­atrist was con­duct­ing a group ther­apy ses­sion with four young moth­ers and their small chil­dren. "You all have ob­ses­sions," he ob­served. To the first moth­er, he said, "You are ob­sessed with eat­ing. You ve even named your daugh­ter Can­dy." He turned to the sec­ond Mom. "Your ob­ses­sion is mon­ey. Again, it man­ifests it­self in your child s name, Pen­ny." He turned to the third Mom. "Your ob­ses­sion is al­co­hol. Again, it man­ifests it­self in your child s name, Brandy." At this point, the fourth moth­er got up, took her lit­tle boy by the hand and whis­pered, "Come on, Dick, let s go. BẠN CÓ BỊ ÁM ẢNH KHÔNG? Một bác sĩ tâm thần học đang điều khiển một buổi họp liệu pháp tâm lý nhóm với bốn bà mẹ trẻ và những đứa con nhỏ của họ. “Tất cả các bạn đều có ám ảnh,” ông ta nhận xét. Với người mẹ đầu tiên, ông ta nói:”Bà bị ăn uống ám ảnh.Bà thậm chí đặt tên con gái là Can­dy1.” Ông ta quay sang người mẹ thứ hai:”Aùm ảnh của bà là tiền bạc. Cũng vậy, nó tự biểu thị qua tên đứa trẻ của bà: Pen­ny2.” Ông ta quay sang người mẹ thứ ba:”Aùm ảnh của bà là rượu. Cũng vậy, nó tự biểu thị qua tên đứa trẻ của bà: Brandy3” Vào lúc này, người mẹ thứ tư đứng dậy, cầm tay chú nhóc và thì thầm:”Đi thôi, Dick4, chúng ta đi thôi.” 129 TO SAVE A FEW BUCKS A sick man went to a doc­tor he hadn t vis­it­ed be­fore. As he en­tered the surgery, he và hít thở không khí trong lành và có thể điều đó làm ông ta tỉnh táo. Khi ra ngoài, ông ta đứng lên và lại té thẳng cẳng. Vì thế ông ta bò về nhà và tại cửa ông ta đứng lên và lại té nặng. Ông ta bò xuyên qua cửa và lên lầu. Khi đụng giư ờng, ông ta cố đứng lên lần nữa. Lần này ông ta ngã thẳng vào giư ờng và yên giấc ngủ. Ông ta thức giấc vào sáng hôm sau. Vợ ông ta đứng đó kêu lên: “Vậy là ông lại đi chơi uống rượu nữa rồi !” “Làm sao em biết?” ông ta hỏi. “Quán họ gọi, ông lại để xe lăn ở đó nữa kìa.” 141 THIS IS MY HOUSE The Po­lice­man had stopped the man for ob­vi­ous drunk­en driv­ing, but since the guy had a clean record, he made him park the car and took him home in the pa­trol car. "Are you sure this is your house?" the cop asked as they drove in­to a rather fash­ion­able neigh­bor­hood. "Sher­tain­ly!" said the drunk, "and if you ll just open the door f me, I can prove it to ya." En­ter­ing the liv­ing room, he said, "You shee that pi­ano? Thash mine.You shee that gi­ant tele­vi­sion set? Thast mine too. Now fol­low me." The po­lice of­fi­cer fol­lowed the man as he shak­ily ne­go­ti­at­ed the stairs to the sec­ond floor. The drunk pushed open the first door they came to. "Thish ish my bed­room," he an­nounced. "Shee the bed there? Thast mine! Shee that wom­an ly­ing in the bed? Thash my wife. An see that guy ly­ing next to her? "Yeah?" the cop replied sus­pi­cious­ly. Be­gin­ning at this point to se­ri­ous­ly doubt the man s sto­ry. "Well, thash me!" ĐÂY LÀ NHÀ TÔI Viên cảnh sát ngưng một người đàn ông lại vì tội say rượi lái xe rõ ràng, nhưng vì gã có tiền sự trong sạch, viên cảnh sát cho ông ta dừng xe và đưa ông ta về nhà trên xe tuần tra. “Ông có chắc chắn đây là nhà ông không?” cảnh sát hỏi khi họ lái vào một khu có vẻ sang trọng. “Sắc rồi!” gã say đáp, “và nếu chỉ cần ông mở cánh cửa ch tôi, tôi có thể chứng minh cho ông.” Đi vào phòng khách, ông ta nói:”Ông có sấy cái pi­ano đó không? Đá là của tôi.Ông có sấy cái tivi khổng lồ đó không? Đá cũng là của tôi. Bây giờ theo tôi.” Viên cảnh sát theo người đàn ông trong lúc gã chân nam đá chân chiêu vượt qua cầu thang đến tầng hai. Gã say đẩy cánh cửa đầu tiên họ đêhe schol­ar asked, "What s the dis­tance from the earth to the moon?" Hav­ing no idea, the man hand­ed him $5. "Ha!" an­nounced the schol­ar. "It s 384,392 kilo­me­tres. Now it s your turn." The man was silent for a few mo­ments. Then he asked, "What goes up a hill with three legs and comes down with four?" Puz­zled, the schol­ar racked his brains for an hour to no avail. Fi­nal­ly he took out his wal­let and hand­ed over $50. "OK, what is the an­swer?" he asked. The man said, "I don t know," pulled out a $5 note, hand­ed it to the schol­ar and went back to sleep. VỊ HỌC GIẢ NỔI TIẾNG VÀ NGƯỜI ĐÀN ÔNG Chán ngắt vì chuyến bay dài, một học giả nổi tiếng đánh thức người đàn ông nằm ngủ kế bên hỏi ông ta có muốn chơi một trò chơi không. “Tôi sẽ hỏi ông một câu hỏi,” ông ta giải thích, “và nếu ông không biết câu trả lời, ông trả tôi 5 đô la.Sau đó ông hỏi tôi một câu hỏi, và nếu tôi không biết câu trả lời, tôi sẽ trả ông 50 đô la.” Khi người đàn ông đồng ý chơi, học giả hỏi:”Khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trăng là bao nhiêu?” Không có ý kiến gì, người đàn ông đưa ông ta 5 đô la. “Ha!” học giả cho biết, “384.392 kilômet. Bây giờ tới lượt ông.” Người đàn ông im lặng trong giây lát. Sau đó ông ta hỏi:”Cái gì đi lên đồi với ba chân và xuống đồi với bốn chân?” Lúng túng, học giả bóp trán trong một tiếng mà không có kết quả gì. Cuối cùng ông ta lấy bóp ra và đưa 50 đô la. “Được rồi, câu trả lời là gì?” ông ta hỏi. Người đàn ông nói:”Tôi không biết,” lôi ra một tờ 5 đô la, đưa cho học giả và nằm ngủ trở lại. 144 THE POLITI­CIANS AND A FARMER A bus load of politi­cians were driv­ing down a coun­try road when all of a sud­den the bus ran off the road and crashed in­to a tree in an old farmer s field. The old farmer af­ter see­ing what hap­pened went over to in­ves­ti­gate. He then pro­ceed­ed to dig a hole and bury the politi­cians. A few days lat­er, the lo­cal sher­iff came out, saw the crashed bus, and then asked the old farmer, "Were they ALL dead?" The old farmer replied, "Well, some of them said they weren t, but you know how them politi­cians lie." CÁC CHÍNH TRỊ GIA VÀ BÁC NÔNG DÂN Một xe buýt chở những chính trị gia đang lái xuống một con đường đồng quê thì đột nhiên chiếc xe chạy ra khỏi đường và đâm sầm vào một cây trên cánh đồng của một ông già nông dân. Ông già nông dân, sau khi thấy điều gì xảy ra, đã đi tới để xem xét. Tiếp sau đoo of­fer a rea­son why this cou­ple should not be mar­ried . His re­cep­tion wasn t dis­rupt­ed by streak­ers or smoke-​bombs, and the car the cou­ple was to take on their hon­ey­moon was in per­fect work­ing or­der. When the cou­ple ar­rived at their ho­tel and en­tered the room, Bill even checked for corn­flakes in the bed (a gag he had al­ways loved). Noth­ing, it seemed, was amiss. Sat­is­fied that he had come away un­scathed, the cou­ple fell in­to bed. Up­on wak­ing, the cou­ple was ravenous so Bill called down to room ser­vice and asked, "I d like to or­der break­fast for two." At that mo­ment, a soft voice from un­der the bed said, "Make that five." TRẢ ĐŨA Bill đã luôn là một tay chơi khăm. Lúc mỗi trong số những người bạn của anh ta kết hôn thì Bill chắc chắn bày ra một kiểu chơi ác để chơi họ. Bây giờ đến lượt bản thân anh ta sắp cưới, anh ta sợ sự trả đũa anh ta biết đang đến. Đáng ngạc nhiên là lễ cưới diễn ra không có trở ngại gì. Không ai đứng lên trong lúc tạm nghỉ để đưa ra lý do “ tại sao cặp này không nên cưới nhau”. Tiệc chiêu đãi của anh ta không bị phá đám bởi những người chạy không quần áo hoặc những bom khói, và chiếc xe hơi của cặp vợ chồng phải đảm nhiệm tuần trăng mật của họ chạy hoàn hảo. Khi cặp vợ chồng đến khách sạn và vào phòng, Bill thậm chí kiểm tra có bánh bắp nướng trên giường không (một thứ anh ta luôn ưa thích). Không có gì là bậy bạ cả, có vẻ như vậy. Hài lòng rằng mình đã đi xa vô sự, cặp vợ chồng ngã vào giường ngủ. Khi thức dậy, hai người cảm thấy đói cồn cào, vì thế Bill gọi xuống phòng phục vụ và yêu cầu:” Tôi muốn đặt ăn sáng cho hai người.” Vào ngay lúc ấy, một giọng nói nhẹ nhàng từ dưới gầm giường cất lên:” Làm năm luôn.” 147 DIS­ABLE VET­ER­AN A re­tired Gen­er­al hired a new sec­re­tary. She was young, sweet and po­lite. One day while tak­ing dic­ta­tion, she no­ticed his fly was open. When leav­ing the room, she cour­te­ous­ly said, "Oh by the way sir, did you know that your bar­racks door was open"? He didn t un­der­stand her re­mark, but lat­er, he hap­pened to look down and saw his zip­per was open. He de­cid­ed to have some fun with his new em­ploy­ee. Call­ing her in­to his of­fice, he asked, "By the way Miss Jones, when you saw my bar­racks door open, did you al­so see a sol­dier stand­ing at at­ten­tion?" The sec­re­tary replied, "Why no sir, but I did see a lit­tle dis­abled vet­er­an sit­ting on two duf­fel bags…" MỘT CỰU BINH YẾU ỚT BẤT LỰC Một viên tề sự việc. Mỗi ngày, ngày nọ sau ngày kia, người đàn ông nghe cùng một giọng nói khi anh ta đi làm về:”Hãy bỏ nghề, bán nhà, lấy tiền, đi đến Ve­gas.” Mỗi lần người đàn ông nghe giọng nói, ông ta ngày càng trở nên bối rối.Cuối cùng, sau hai tuần, anh ta không chịu nổi sức ép. Anh ta thực sự bỏ nghề, bán nhà, lấy tiền và đi thẳng tới Ve­gas. Vào lúc người đàn ông rời máy bay ở Ve­gas, giọng nói bảo anh ta:”Đi tới sòng Bal­ly.” Vì thế, anh ta nhảy lên tắc xi và chạy đến sòng Bal­ly. Ngay khi anh ta vừa đặt chân xuống sòng bài, giọng nói bảo anh ta:” Hãy đến bàn rulet.” Người đàn ông làm như anh ta được nói.Khi anh ta đến bàn rulet, giọng nói bảo anh ta:” Hãy đặt hết tiền vào số 17.” Người đàn ông đổi tiền lấy phỉnh và đặt tất cả vào số 17 một cách lo lắng.Người quay rulet chúc anh ta may mắn và quay bánh xe rulet. Bàn tròn xoay vòng vòng.Người đàn ông lo lắng nhìn quả cầu trong lúc nó từ từ giảm tốc độ cho tới khi nó dừng lại ở số … 21. Giọng nói lên tiếng:”Cức thật … “ 152 OR­GAN­IC VEG­ETA­BLES The oth­er day it was my turn to pre­pare din­ner so I asked my wife to go over to the lo­cal mar­ket and buy some or­gan­ic veg­eta­bles. She came back rather up­set. When I asked her what was wrong she said, "I don t think I like that pro­duce guy. I went and looked around for your or­gan­ic veg­eta­bles and I couldn t find any. So I asked him where the or­gan­ic veg­eta­bles were. "He didn t know what I was talk­ing about so I said, These veg­eta­bles are for my hus­band. Have they been sprayed with any poi­sonous chem­icals? "And he said, No, ma am. You ll have to do that your­self. " RAU HỮU CƠ Vào một ngày nọ, đến lượt tôi chuẩn bị bữa ăn, vì thế tôi nói vợ tôi đi tới siêu thị địa phương và mua một số rau hữu cơ1. Nàng ra về hơi thất vọng. Khi tôi hỏi nàng điều gì xảy ra thì nàng đáp:”Em không nghĩ em thích sản phẩm đó anh ạ.Em đi và nhìn quanh tìm rau hữu cơ nhưng em không thể tìm ra tí gì.Vì thế em hỏi ông nhân viên siêu thị rau hữu cơ ở đâu. “Ông ta không biết em đang nói gì, vì thế em nói:”Những thứ rau này dành cho chồng tôi.Chúng có bị xịt những hóa chất độc hại không?” “Vàight on a busi­ness trip, thought he would pay a sur­prise vis­it to the boy. Ar­riv­ing at the fra­ter­ni­ty house, he knocked on the door.Af­ter sev­er­al min­utes of knock­ing, a sleepy voice drift­ed down from a sec­ond floor win­dow. "Whad­dya want?" "Does Jim­my Dun­can live here?" asked the fa­ther. "Yeah!" replied the voice. "Dump him on the front porch and we ll take care of him in the morn­ing." AI NGẠC NHIÊN? Người cha, vào một đêm kia đi qua thành phố đại học của con trai nhân chuyến đi làm ăn, nghĩ rằng ông ta sẽ gây một lần ghé thăm ngạc nhiên đối với con trai. Đến nhà hội nam sinh viên đại học, ông ta gõ cửa.Sau một vài phút, một giọng ngái ngủ vọng xuống từ cửa sổ tầng hai. “Chú muốn …uốn… gì?” “Jim­my Dun­can có ở đây không?” người cha hỏi. “Dạ có!” vẫn giọng đó trả lời.”Hãy quăng nó xuống hè trước rồi tụi cháu sẽ lo cho nó sáng mai.” 164 I’M AFRAID … A ro­bust-​look­ing gen­tle­man ate a fine meal at an ex­pen­sive restau­rant and topped it off with some Napoleon brandy, then he sum­moned the head­wait­er. "Do you re­call," he asked pleas­ant­ly, "how a year ago, I ate just such a repast here and then, be­cause I couldn t pay for it, you had me thrown in­to the gut­ter like a com­mon bum?" "I m very sor­ry sir." be­gan the con­trite head­wait­er. "Oh, it s quite all right." said the guest, "but I m afraid I ll have to trou­ble you again…" TÔI E RẰNG … Một quý ông bề ngoài cường tráng ăn một bữa ngon lành trong một nhà hàng đắt tiền và tráng miệng với một vài ly rượu Napoleon, sau đó ông ta gọi người quản lý.”Ông có nhớ không,” ông ta hỏi một cách thân mật, “sao đó một năm trước đây, tôi dùng chỉ một bữa ăn như thế này ở đây và sau đó, vì tôi không thể trả tiền, ông đã quăng tôi vào rãnh nước như một tên ăn mày thường thấy?” “Tôi rất lấy làm buồn thưa ông,” viên quản lý hối hận bắt đầu. “Ồ, không sao hết.” khách nói, “nhưng tôi e rằng tôi sẽ phải làm phiền ông lần nữa…” 165 WRITE MORE LEG­IBLY! An En­glish teach­er of­ten wrote lit­tle notes on stu­dent es­says.She was work­ing late one night, and as the hours passed, her hand­writ­ing de­te­ri­orat­ed. The next day a stu­dent came to her af­ter class with his es­say she had cor­rect­ed. "I can t make out this com­ment you wrote on my pa­per." The teach­er took the pa­per, and af­ter squint­ing at it for a minute, sheep­ish­ly replied, "It says that you need to write more leg­ibly!" HÃY VIẾT DỄ ĐỌC HƠN! Một giáo viên tiếng Anh thường viết một ít ghi chú trên các bài luận của học sinh. Một buổìi một ghi chú ngắn :”Đã chảy máu tới chết và đã về nhà.” 178 THE PER­FECT RE­LA­TION­SHIP The news­pa­per obit­uary op­er­ator re­ceived a phone call. The wom­an on the oth­er end asked, "How much do fu­ner­al no­tices cost?" "Five dol­lars per word, ma am," came the re­sponse. "Good, do you have a pa­per and pen­cil handy?" "Yes, ma am." "Okay, write this: Co­hen died. " "I m sor­ry, ma am, I for­got to tell you there s a five-​word min­imum." "Hmmph," came the re­ply. "You cer­tain­ly did for­get to tell me that." Af­ter a mo­ment of si­lence, the wom­an con­tin­ued, "Got your pen­cil and pa­per?" "Yes, ma am." "Okay, print this: Co­hen died, Cadil­lac for sale. " MỐI LIÊN HỆ HOÀN HẢO Người điều hành trang cáo phó của một tờ báo nhận một cú điện thoại. Người đàn bà ở đầu dây bên kia hỏi:” Cáo phó đăng tốn bao nhiêu?” “Năm đô la mỗi từ, thưa bà,” người điều hành đáp. “Tốt, ông có giấy và bút chì trong tay chứ?” “Có, thưa bà.” “Được rồi, viết cái này:”Co­hen đã chết”” “Xin lỗi, thưa bà, tôi quên nói với bà phải có ít nhất năm từ.” “Hừm,” người đàn bà đáp. “Dĩ nhiên ông đã quên nói với tôi điều đó.” Sau một lúc yên lặng, người đàn bà tiếp tục:”Ông đã có bút chì và giấy rồi chứ?” “Vâng, thưa bà.” “Được rồi, hãy in dòng này: “Co­hen đã chết, Cadil­lac cần bán.”” 179 AUSSIE GRASSHOP­PERS A Texas farmer goes to Aus­tralia for a va­ca­tion. There he meets an Aussie farmer and gets talk­ing. The Aussie shows off his big wheat field and the Tex­an says, "Oh! We have wheat fields that are at least twice as large." Then they walk around the ranch a lit­tle, and the Aussie shows off his herd of cat­tle. The Tex­an im­me­di­ate­ly says, "We have longhorns that are at least twice as large as your cows." When the Tex­an sees a herd of kan­ga­roos hop­ping through the field, he asks, "And what the heck are those?" The Aussie replies with an in­cred­ulous look, "Don t you have any grasshop­pers in Texas?" CHÂU CHẤU NƯỚC ÚC Một nông dân Texas (Mỹ) đi nghỉ ở Aus­tralia.Ở đó ông ta gặp một nông dân Uùc và bắt chuyện. Người Uùc gây phô trương bằng cánh đồng lúa mì lớn của mình và người Texas nói:”Ồ! Chúng tôi có những cánh đồng lớn ít nhất gấp hai cái này.” Sau đó họ dạo quanh doanh trại một lát, và người Uùc phô trương đàn gia súc. Ngay lập tức người Texas nói:”Chúng tôi có những con thú sừng dài lớn ít nhất gấp đôi những con bò của anh.” Khi người Texas thấy một đàn can­gu­ru nhảy qua cánh đồng, ông ta hỏi:” Và đó là những con quái gì vậy?” Người Uùc trả lời với một nét mặt hoài nghi:”Các ông không có những con châu chấu ở Texas à?” 180 WHY ARE MEN PROUD OF THEM­SELVES? 1. A 5-day trip re­quires on­ly one suit­case 2. We can open all our own jars 3. We can leave a mo­tel bed un­made 4. We can kill our own food 5. Wed­ding plans take care of them­selves 6. If some­one for­gets to in­vite us to some­thing they can still be our friends 7. If you are 34 and sin­gle no­body no­tices 8. Ev­ery­thing on our faces stays the orig­inal col­or 9. Three pair of shoes are more than enough 10. Car me­chan­ics tell us the truth 11. We can sit qui­et­ly and watch a game with a friend for hours with­out think­ing "He must be mad at me." 12. Same work-​more pay 13. Gray hair and wrin­kles on­ly add char­ac­ter 14. We can drop by to see a friend with­out hav­ing to bring a lit­tle gift 15. If an­oth­er guy shows up at a par­ty in the same out­fit you just might be­come life­long friends 16. We are to­tal­ly un­able to see wrin­kles in our clothes 17. The same hairstyle lasts for years-​maybe decades 18. We don t have to shave be­low the neck 19. A few belch­es are ex­pect­ed and tol­er­at­ed 20. Our bel­ly usu­al­ly hides our big hips 21. One wal­let, one pair of shoes, one col­or, all sea­sons 22. We can do our nails with a pock­etknife 23. We have free­dom of choice con­cern­ing grow­ing a mus­tache 24. Christ­mas shop­ping can be ac­com­plished for 25 peo­ple on the day be­fore Christ­mas and in 45 min­utes TẠI SAO ĐÀN ÔNG TỰ ØHÀO VỀ BẢN THÂN HỌ? 1. Một chuyến đi năm ngày chỉ cần một cái va li 2. Chúng ta có thể tự mở tất cả chai lọ của chúng ta 3. Chúng ta có thể đi đi khỏi một cái giường ở mo­tel mà không cần thu dọn 4. Chúng ta có thể ăn sạch thức ăn của chúng ta 5. Chúng ta không cần quan tâm tới kế hoạch cưới xin 6. Nếu ai đó quên mời chúng ta tiệc tùng gì đó thì họ vẫn có thể là bạn chúng ta 7. Nếu bạn đã 34 tuổi và vẫn độc thân thì không ai chú ý 8. Mọi thứ trên m̀ trứng và bánh mỳ nướng có bơ.” 198 HIGH TECH Three men are sit­ting naked in the sauna. Sud­den­ly there is a beep­ing sound. The first man press­es his fore­arm and the beep­ing stops. The oth­ers look at him ques­tion­ing­ly. "That s my pager," he says. "I have a mi­crochip un­der the skin of my arm." A few min­utes lat­er a phone rings. The sec­ond man lifts his palm to his ear. When he fin­ish­es he ex­plains, "That s my mo­bile phone. I have a mi­crochip in my hand." The third man, feel­ing de­cid­ed­ly low-​tech, steps out of the sauna. In a few min­utes he re­turns with a piece of toi­let pa­per ex­tend­ing from his rear. The oth­ers raise their eye­brows. "I m get­ting a Fax," he ex­plains CÔNG NGHỆ CAO Ba người đàn ông ngồi khỏa thân trong phòng tắm hơi. Đột nhiên có một tiếng bíp. Người đàn ông đầu tiên nhấn cẳng tay và tiếng bíp ngưng. Hai người kia nhìn ông ta dò hỏi. “Đó là máy nhắn tin của tôi,” ông ta nói. “Tôi có một vi mạch dưới da cẳng tay.” Một vài phút sau có những tiếng reo điện thoại. Người đàn ông thứ hai nâng lòng bàn tay lên tai. Khi ông ta xong việc, ông ta giải thích: “Đó là điện thoại di động của tôi. Tôi có vi mạch trong tay tôi.” Người đàn ông thứ ba rõ ràng cảm thấy mình không có công nghệ cao, bước ra khỏi phòng tắm. Một vài phút sau ông ta quay lại với với tờ giấy vệ sinh lòi ra từ phía sau. Hai người kia nhướn lông mày. “Tôi đang nhận một cuộc fax,” ông ta giải thích. 199 SKILL "So tell me, Mrs. Smith," asked the in­ter­view­er, "have you any oth­er skills you think might be worth men­tion­ing?" "Ac­tu­al­ly, yes," said the ap­pli­cant mod­est­ly. "Last year I had two short sto­ries pub­lished in na­tion­al mag­azines, and I fin­ished my nov­el." "Very im­pres­sive," he com­ment­ed, "but I was think­ing of skills you could ap­ply dur­ing of­fice hours." Mrs. Smith ex­plained bright­ly, "Oh, that was dur­ing of­fice hours." KỸ NĂNG “Vậy thì hãy nói cho tôi biết, ông Smith,” người phỏng vấn hỏi, “ông có những kỹ năng khác mà ông nghĩ đáng được nói đến?” “Thực sự thì có,” người xin việc khiêm tốn đáp. “Năm ngoái tôi có hai truyện ngắn được in trên các tạp chí quốc gia, và tôi đã hoàn thành tiểu thuyết của tôi.” “Rất ấn tượng,” người phỏng vấn nhận xét, “ nhưng tôi đã nghĩ những kỹ năng mà ông có thể dùng trong những giờ trong văn phòng.” Ông Smith giải thích mặt sáng rỡ:”̣N VỀ VIỆC SỬ DỤNG Ô TÔ Một thanh niên trẻ mới nhận bằng lái xe. Anh ta hỏi cha là một mục sư là có thể nói chuyện sử dụng ô tô không. Cha anh ta bảo anh ta học và nói:”Cha sẽ nói chuyện với con. Con nâng cấp lên, học một ít Kinh Thánh và đi hớt tóc và chúng ta sẽ nói về chuyện đó.” Sau khoảng một tháng chàng thanh niên quay lại và lại hỏi cha liệu họ có thể nói chuyện sử dụng xe hơi không. “Con ta, cha thực sự tự hào về con. Con đã nâng cấp, con đã cần mẫn học Kinh Thánh, nhưng con chưa đi hớt tóc!” Chàng thanh niên trả lời:”Cha biết không, con đã nghĩ về điều đó. Cha xem, Sam­son có tóc dài, Moses có tóc dài, Noah có tóc dài, và ngay cả Chúa Je­sus có tóc dài …” Với câu nói đó người cha trả lời …” Đúng , và các ngài đi bộ mọi nơi các ngài đến!” 202 AUS­TRALIAN CRICK­ET SUP­PORT­ER This Aus­tralian crick­et sup­port­er is at the World Cup fi­nal when he has a heart at­tack. Up­on ar­riv­ing at the Pearly Gates, he meets up with St. Pe­ter, who asks him why he thinks he de­serves to en­ter Heav­en. "Well," the Aussie says, "three weeks ago I gave ten dol­lars to a char­ity for the dis­abled!" St. Pe­ter frowns and says, "What else?" "Two weeks ago I gave ten dol­lars to the home­less shel­ter!" the Aussie con­tin­ues. "What else?" "A week ago I gave ten dol­lars to the or­phan­age!" So Pe­ter tells the Aussie to wait for just a minute and he ll be right back. About five min­utes lat­er Pe­ter re­turns and says, "Well, I have dis­cussed your case with the Boss, and he agrees with me. Here s your thir­ty dol­lars back, now go to Hell!" ỦNG HỘ VIÊN CRIKÊ NGƯỜI ÚC Ủng hộ viên crikê người Úc này đang ở trong vòng chung kết cúp thế giới thì ông ta lên cơn đau tim. Khi lên đến Cửa Ngọc, ông ta gặp Thánh Pe­ter , người hỏi ông ta tại sao ông ta nghĩ ông ta xứng đáng vào Thiên Đàng. “Ồ,” người Úc nói, “ba tuần trước đây con cho hội từ thiện của những người tàn tật 10 đô la. Thánh Pe­ter nhíu mày và nói:”Gì nữa?” “Hai tuần trước đây con cho những người vô gia cư 10 đô la!” người Úc tiếp tục. “Gì nữa?” “Một tuần trước đây con cho trại mồ côi 10 đô la!” Nghe vậy Thánh Pe­ter nói người Úc đợi trong vòng chỉ một phút và ngài sẽ quay lại ngay. Khoảng 5 phút sau Thánh Pe­ter quay lại và nói:”À, ta đã bàn việc của con với chủ Thiên Đàng, và ngài đồng ý với ta. Đây là tiền trả lại ba mươi đô la, bây giờ đi xuống địa ngục đi!” 203 VIPS’ TOUR My hus­band was once em­ployed in the print­ing di­vi­sion of a large man­ufac­tur­ing firm. One morn­ing, word came from the top that some vis­it­ing VIPs would be tour­ing the plant in just a few min­utes. All pro­duc­tion was im­me­di­ate­ly shut down as em­ploy­ees scram­bled to quick­ly tidy up the work place. When the ap­point­ed look­out yelled, "Here they come!" fifty fin­gers that were poised over fifty ma­chine start-​up but­tons pressed down in uni­son and blew ev­ery fuse in the build­ing. CHUYẾN THAM QUAN CỦA CÁC VIP Có dạo chồng tôi làm việc trong một chi nhánh in của một công ty sản xuất lớn. Một buổi sáng, có lời từ trên xuống rằng một số yếu nhân khách mời sẽ tham quan nhà máy chỉ trong một vài phút. Tất cả các sản phẩm ngay lập tức được ngưng chế tạo trong khi công nhân nhanh chóng bò ra để dọn sạch nơi làm việc. Khi người canh gác la lên:”Họ đang đến!” thì năm mươi ngón tay trong tư thế sẵn sàng trên năm mươi nút bấm máy nhấn xuống cùng lúc và làm nổ tung mọi cầu chì trong tòa nhà. 204 GOOD­BYE MOTH­ER A young man was walk­ing through a su­per­mar­ket to pick up a few things when he no­ticed an old la­dy fol­low­ing him around. Think­ing noth­ing of it, he ig­nored her and con­tin­ued on. Fi­nal­ly he went to the check­out line, but she got in front of him. "Par­don me," she said, "I m sor­ry if my star­ing at you has made you feel un­com­fort­able. It s just that you look just like my son, who just died re­cent­ly." "I m very sor­ry," replied the young man, "is there any­thing I can do for you?" "Yes," she said, "As I m leav­ing, can you say Good bye, Moth­er ? It would make me feel so much bet­ter." "Sure," an­swered the young man. As the old wom­an was leav­ing, he called out, "Good­bye, Moth­er!" As he stepped up to the check­out counter, he saw that his to­tal was $127.50. "How can that be?" He asked, "I on­ly pur­chased a few things!" "Your moth­er said that you would pay for her," said the clerk. TẠM BIỆT MÁ Một thanh niên đang đi qua một siêu thị để mua một vài món hàng thì anh ta chú ý thấy một bà lão đi vẩn vơ theo anh ta. Nghĩ rằng chẳng có gì, anh ta lờ bà già và tiếp tục đi. Cuối cùng anh ta đi tới hàng người tính tiền, nhưng bà ta đi vào trước anh. “Xin lỗi,” bà ta nói, “ Tôi xin lỗi nếu tôi nhìn chằm chằm vào anh làm anh khó chịu. Đó chỉ vì anh có vẻ giống con trai tôi, người mới chết gần đây.” “Cháu rất lấy làm tiếc,” anh thanh niên đáp, “cháu có thể làm gì giúp bác không?” “Có,” bà già đáp, “khi tôi rời đi, cháu có thể nói “tạm biệt má” ? Như thế sẽ làm bác cảm thấy tốt hơn rất nhiều.” “Được,” anh thanh niên đáp. Khi bà lão rời đi, anh ta gọi to: “Tạm biệt má!” Khi anh ta bước đến quầy tính tiền, anh ta thấy tổng số tiền là 127,50 đô la. “Sao lại vậy được?” Anh ta hỏi, “tôi chỉ mua một vài món!” “Má anh nói rằng anh sẽ trả cho bà,” người thu tiền nói. 205 PROSPEC­TIVE STU­DENT OF AGRI­CUL­TURE The school of agri­cul­ture s dean of ad­mis­sions was in­ter­view­ing a prospec­tive stu­dent, "Why have you cho­sen this ca­reer?" he asked. "I dream of mak­ing a mil­lion dol­lars in farm­ing, like my fa­ther," the stu­dent replied. "Your fa­ther made a mil­lion dol­lars in farm­ing?" echoed the dean much im­pressed. "No," replied the ap­pli­cant. "But he al­ways dreamed of it." SINH VIÊN TƯƠNG LAI KHOA NÔNG NGHIỆP Trưởng phòng thu nhận sinh viên của trường đang phỏng vấn một sinh viên tương lai:”Tại sao em chọn nghề này?” ông ta hỏi. “Em mơ ước làm ra một triệu đô la trong việc trồng trọt như ba em,” chàng sinh viên trả lời. “Ba em đã làm ra một triệu đô la trong việc trồng trọt?” trưởng khoa lặp lại với nhiều ấn tượng. “Không,” người nộp đơn trả lời. “Nhưng ông luôn mơ ước về điều đó.” 206 THE GIFT A gen­tle­man, fresh out of gift ideas, bought his moth­er-​in-​law a large plot in an ex­pen­sive ceme­tery. On her next birth­day, he bought her noth­ing. She was quick to com­ment loud and long on his thought­less­ness. The gen­tle­man said on­ly one thing - "Well, you haven t used the gift I gave you last year." MÓN QUÀ Một quý ông, đột nhiên có ý tưởng mua quà, đã mua cho má vợ một mảnh đất lớn trong một nghĩa trang đắt tiền. Vào ngày sinh nhật tiếp theo, ông ta không mua cho bà cái gì hết. Má vợ nhanh chóng chê bai lớn tiếng và lâu về tính không chín chắn của ông. Quý ông chỉ nói một điều:”A, má chưa dùng món quà con tặng năm ngoái.” 207 SALES­MAN PITCH Lit­tle old la­dy an­swered a knock on the door one day, on­ly to be con­front­ed by a well-​dressed young man car­ry­ing a vac­uum clean­er. "Good morn­ing," said the young man. "If I could take a cou­ple min­utes of your time, I would like to demon­strate the very lat­est in high-​pow­ered vac­uum clean­ers." "Go away!" said the old la­dy. "I haven t got any mon­ey" and she pro­ceed­ed to close the door. Quick as a flash, the young man wedged his foot in the door and pushed it wng thanh niên nhìn vào cuối ống. “Cháu không thấy gì hết,” anh ta đáp. Ngay sau đó ông già mở vòi nước, và cái vòi bắn nước vào mặt anh thanh niên. “Cháu biết ngay bác sẽ làm cái gì giống vậy,” chàng thanh niên hét lớn với ông già. “Đó. Cháu là một người đọc ý nghĩ!” ông già đáp, “như vậy sẽ là 50 đô la.” 211 BUY­ING A TV One day a blonde walked in­to a sec­ond hand store and asked the clerk "How much is that TV in the win­dow?" The man said, "I m sor­ry. I don t sell stuff to blon­des." So She walked out. The next day she came in as a red head. She asked how much the TV was in the win­dow again. And again he said he didn t sell things to blon­des. The next day she came in again and asked for the third time how much the TV was. The man said "FOR THE FI­NAL TIME I DONT SALE STUFF TO BLON­DES!!" She said, "How did you know I was a blonde?" He said, "That’s not a TV. It’s a mi­crowave!!!!!" MUA MỘT CÁI TIVI Một ngày kia, một cô gái tóc hoe đi vào một cửa hàng đồ sec­ond hand và hỏi người bán hàng:”Cái tivi trong cửa sổ kia giá bao nhiêu?” Người đàn ông nói:”Xin lỗi. Tôi không bán hàng cho những người tóc hoe.” Vì vậy cô ta bước ra ngoài.Hôm sau cô ta đi vào với một mái tóc đỏ. Cô ta hỏi cái ti vi trong cửa sổ giá bao nhiêu một lần nữa. Và một lần nữa anh ta nói anh ta không bán hàng cho người tóc hoe. Ngày hôm sau cô ta đến và lại hỏi lần thứ ba ti vi giá bao nhiêu. Người đàn ông nói”LẦN CUỐI CÙNG TÔI KHÔNG BÁN HÀNG CHO NGƯỜI TÓC HOE!!” Cô ta nói:”Tại sao ông biết tôi là người tóc hoe?”Anh ta nói:”Đó không phải là cái ti vi. Đó là một cái lò vi sóng!!!!!” 212 STE­VIE WON­DER AND TIGER WOODS Ste­vie Won­der and Tiger Woods are in a bar. Woods turns to Won­der and says: “How is the singing ca­reer go­ing?" Ste­vie Won­der replies: "Not too bad! How s the golf?" Woods replies: "Not too bad, I ve had some prob­lems with my swing, but I think I ve got that right now." Ste­vie Won­der says: "I al­ways find that when my swing goes wrong, I need to stop play­ing for a while and not think about it. Then, the next time I play, it seems to be all right.” Tiger Woods says: "You play golf?" Ste­vie Won­der says: "Oh, yes, I ve been play­ing for years." And Woods says: "But, you re blind. How can you play golf if you re blind?" Won­der replies: "I get my cad­dy to stand in the mid­dle of the fair­way and call to me. I lis­ten for the sound of his voice and play the ball to­wards him. Then, when I get to where the ball lands, the cad­dy moves to the green or far­ther down the fair­way and again I play the ball to­wards his voice." "But, how do you putt?", asks Woods. "Well," says Ste­vie, "I get my cad­dy to lean down in front of the hole and call to me with his head A young po­et came to the mag­azine ed­ito­ri­al of­fice and said to the ed­itor: - I’m sor­ry! I made a mis­take and sent you the food­stuff bill in­stead of my po­em. -I thought it was a po­em in mod­ernistic lan­guage and sent it to the print­ing house - replied the ed­itor. Một bài thơ Một nhà thơ trẻ đến tòa soạn tạp chí nọ và nói với biên tập viên: - Xin lỗi! Tôi đã nhầm lẫn và gửi cho anh tờ hóa đơn thực phẩm thay vì bài thơ của tôi. Biên tập viên đáp: - Tôi tưởng đó là bài thơ bằng ngôn ngữ hiện đại và gửi đi nhà in rồi. Free ad­vice A ranch­er asked a vet­eri­nar­ian for some free ad­vice. ”I have a horse” , he said,”that walks nor­mal­ly some­times and limps some­times.What shall I do?” the vet­eri­nar­ian replied “the next time he walks nor­mal­ly, sell him” Lời khuyên miễn phí Một trại chủ nuôi gia súc hỏi bác sĩ thú y để xin vài lời khuyên miễn phí. “Tôi có 1 con ngựa” ông nói “mà đôi khi nó đi bình thường và đôi khi đi khập khiễng.Tôi phải làm sao?” Viên bác sĩ thú y trả lời “Lần tới nó mà còn đi bình thường nữa thì bán ngay nó đi” Can you imag­ine.. A wom­an has eight chil­dren and is preg­nant with a ninth. She goes to a doc­tor and ask for an abor­tion, ex­plain­ing, “I just found out my hus­band nev­er loved me “ The doc­tor says, “Can you imag­ine what would have hap­pend­ed if he did ?” Bà có thể tưởng tượng… Một phụ nữ có tám đứa con và đang mang thai đứa thứ chín. Bà đến gặp 1 bác sĩ và yêu cầu làm cho sảy thai, bà giải thích, “Tôi mới nhận ra là chồng tôi chưa bao giờ yêu tôi “ Bác sĩ nói, “Bà có thể tưởng tượng được điều gì sẽ xảy ra nếu ông ấy yêu bà ? What the card means Two teenagers vis­it a mu­si­um where there’s an ex­hib­it of Egyp­tian ar­ti­facts. Be­neath one of the mum­mies is a card thay says, “3218 B.C”. The first teenag­er won­ders out loud what the card means. The sec­ond teenag­er an­swers, “Must be the num­ber of the car that hit him “ Ý nghĩa của tấm card Hai thiếu niên tham quan 1 viện bảo tàng đang có 1 cuộc triển lãm đồ tạo tác Ai cập. Bên dưới một trong các xác ướp là 1 tấm caMột sĩ quan nghiêm khắc nói chuyện với một số lính mới mà ông ta phải huấn luyện. Ông chưa gặp họ bao giờ. Ông nói: “Tên tôi là Stone (nghĩa là đá) và tôi cứng rắn hơn đá. Cho nên phải làm đúng như tôi đã ra lệnh, nếu các anh không muốn gặp rắc rối. Đừng tìm cách đánh lừa tôi. Như thế chúng ta sẽ thoải mái với nhau hơn.” Rồi ông ta đến chỗ từng người lính hỏi tên. “Nói to lên cho mọi người cũng nghe rõ. Và đừng có quên ‘thưa ngài’ đấy nhé.” Từng người lính nói tên của mình, và rồi đến người cuối cùng. Người lính này đứng im. Đại úy Stone hét lên: “Khi tôi hỏi, anh phải trả lời. Tôi hỏi lại: tên anh là gì, anh lính kia?” Người lính tỏ vẻ không vui nhưng cuối cùng anh ta cũng lung túng trả lời: “Tên tôi là Stone­break­er (nghĩa là: người đập vỡ đá), thưa ngài.” In­ter­viewter : How many friends have you lost since you lost your all mon­ey ? Un­hap­py man : a half In­ter­viewter : And what about the oth­er half ? Un­hap­py man : They don’t know I have lost all my mon­ey yet ! Trans : pv : từ khi anh mất hết tiền, anh đã mất bao nhiêu bạn ? man : một nủa pv : một nủa còn lại thì sao ? man : họ vẫn chưa biết tôi mất tiền ! In the Spring fair, a 4 year old child who got lost was cry­ing. A se­cu­ri­ty guard came to con­sole him and said: “If you don’t want to get lost, you should have gripped your moth­er’s dress”. The boy cried sniff­in­gly: “But my moth­er’s skirt was too short for me to grip.” Quá ngắn để cháu… Trong một hội chợ xuân, một đứa trẻ 4 tuổi bị lạc đang khóc. Người bảo vệ lại gần an ủi nó và nói: “Nếu cháu không muốn bị lạc thì phải nắm chặt lấy váy mẹ.” Cậu bé sụt sịt khóc: “Nhưng mà váy mẹ cháu quá ngắn để cháu nắm.” Three sons left home, went out on their own and pros­pered. They dis­cussed the gifts they were able to give their el­der­ly moth­er. The first son said: “ I built a big house for our moth­er” The sec­ond son said: “ I sent Mom a Mer­cedes with a driv­er.” The third son said: “ You re­mem­ber how our moth­er en­joys read­ing the Bible. Now she can’t see very well. So I sent her a re­mark­able par­rot that re­cites the en­tire Bible. The El­ders at the church spent twelve years to teach him. Ma­ma just has to name the chap­ter and the verse and the par­rot re­cites it.” Soon there­after, their moth­er sent out her let­ters of thanks. “William,” she wrote, “ the house you built is so huge. I live in on­ly one room, but I have to clean the whole house.” Một người làm trò ảo thuật đang dàn dựng một tiết mục ảo thuật mới trên sân khấu, và hôm trước ngày mở màn anh ta nhờ cậu con trai giúp sức: -“Khi bố mời một cậu bé lên sân khấu, thì con phải lên ngay. Nhưng con không được nói gì hay làm gì khiến khán giả nghĩ là con biết bố đấy nhé.” Cậu bé nói là đã hiểu hết mọi chuyện và khi người diễn trò xin giúp, cậu nhanh chóng đi lên và được mời lên sân khấu. Khi cậu đứng đó, người diễn trò nói: -“Xin hãy nhìn cậu bé này! Trước đây cậu ấy chưa bao giờ trông thấy tôi, có phải thế không, cậu bé?” - “Vâng, thưa bố!”, cậu bé trả lời. It was the first les­son af­ter the sum­mer hol­idays at a small school. The les­son was about the sea­sons of the year, the teach­er said: “ They are Spring, Sum­mer, Au­tumn and Win­ter. In Spring, it is warn and ev­ery­thing be­gins to grow. In Sum­mer it is hot and there are many flow­ers in the fields and gar­dens. In Au­tumn there are many veg­eta­bles and much fruit. Ev­ery­body likes to eat fruit. In Win­ter it is cold and it of­ten rains. Some­times there is snow on the ground.” Here the teach­er stopped and looked at one of the pupils. “ Stop talk­ing, Tom,” he said. “ When is the best time for ap­ples?” “ It is when the farmer is not at home and there is no dog in the gar­den.” An­swered Tom. Mùa tốt nhất cho táo Đang trong giờ học đầu tiên sau kỳ nghỉ hè tại một ngôi trường nhỏ. Bài học nói về các mùa trong năm. Cô giáo giảng: - “ Mỗi năm có bốn mùa, đó là: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông. Mùa xuân trời ấm áp và muôn loài nảy nở sinh sôi. Mùa hè trời nóng nực, có rất nhiều rau và quả, ai cũng thích ăn hoa quả. Mùa đông trời lạnh và thường có mưa, đôi khi còn có tuyết rơi trên mặt đất.” Giảng đến đây, cô giáo nhìn một học sinh nhắc nhở rồi hỏi: -“ Tom, không nói chuyện nữa. Vào mùa nào táo tốt nhất hả?” -“ Mùa táo tốt nhất là….là khi ông chủ vườn không có nhà và cũng không có chó ở ngoài vườn ạ.” The arm was guilty A man was brought be­fore the judge. The wit­ness said that the day be­fore the pris­on­er had stolen some pears from a bas­ket, out­side a gro­cer’s. The so­lic­itor said to the judge: “It is true that the pris­on­er took a few pears with his right arm; his right arm is guilty, but not he him­self; you can not pun­ish the whole body be­cause one of its limbs is guilty.” vội chạy lại, đẩy người đàn ông ra, thông báo với mọi người rằng cô là y tá của Hội chữ thập đỏ và bắt đầu cấp cứu người bị nạn. Một vài phút sau, người đàn ông lúc trước đã cúi xem người phụ nữ khi Mary đến chạm vào vai cô và nói: - “ Đến lúc cần đến bác sĩ thì cô đừng lo nhé! Tôi đã có mặt ở đây rồi.” I didn’t want to walk home Mrs Brown’s old grand­fa­ther lived with het and her hus­band. Ev­ery morn­ing he went for a walk in the park and came home at half past twelve for his lunch. But one morn­ing a po­lice car stopped out­side Mrs Brown’s house at twelve o’clock, and two po­lice­men helped Mr Brown to get out. One of them said to Mrs Brown. “The poor old gen­tle­man lost his way in the park and tele­phoned to us for help, so we sent a car to bring him home.” Mrs Brown was very surpirsed, but she thanked the po­lice­men and they left. “ But, Grand­fa­ther,” she then said, “you have been to that park near­ly ev­ery day for twen­ty years. How did you lose your way there?” The old man smiled, closed one eye and said, “I didn’t quite lose my way. I just got tired and I didn’t want to walk home!” Ông không muốn đi bộ về nhà Ông nội của bà Brown sống chung với vợ chồng bà. Sáng nào ông cụ cũng đi bộ trong công viên và trở về nhà lúc 12 giờ 30 để dùng cơm trưa. Nhưng một buổi sáng nọ có một xe cảnh sát dừng trước cửa nhà bà Browm lúc 12 giờ, và hai cảnh sát giúp cụ Brown xuống xe. Một trong hai cảnh sát nói với bà: -“ Ông cụ đáng thương này lạc đường trong công viên và gọi điện nhờ chúng tôi giúp đỡ vì thế chúng tôi đã cho xe đến và chở ông cụ về đây.” Bà Brown rất ngạc nhiên nhưng cũng cảm ơn hai viên cảnh sát và họ đi về. Sau đó bà nói với ông nội: - “Nhưng nội à, gần như ngày nào nội cũng đi dạo tại công viên đó trong suốt 20 năm nay. Làm sao mà nội lạc đường ở đó được?” Ông cụ mỉm cười, nheo mắt và nói: -“ Nội đâu có lạc đường. Nội chỉ mỏi mệt và không muốn đi bộ về nhà thôi!” I went out in my slip­pers Len and Jim worked for the same com­pa­ny. One day, Len lent Jim 20 dol­lars, but then Jim left his job and went to work in an­oth­er town with­out pay­ing Len back his 20 dol­lars. Len did not see Jim for a year, and then he heard from an­oth­er friend that Jim was in town and stay­ing at the cen­tral ho­tel, so he went to see him there late­hị đưa cho nó một cái bánh ngọt rất đẹp và một con dao rồi bảo: “ Này, dao đây Dick. Hãy cắt chiếc bánh này làm hai rồi đưa một phần cho em cháu. Nhưng nhớ là phải làm việc này như một người lịch sự đấy nhé.” “Như một người lịch sụ á? Vậy như người lịch sự thì phải làm thế nào cơ?” “Họ luôn đưa miếng to hơn cho người kia,”dì nó trả lời ngay lập tức. “Ồ, thế á?” Dick phản ứng. Cậu ta suy nghĩ về chuyện này trong vòng vài giây. Rồi cậu ta mang chiếc bánh đưa cho em rồi nói: “Hãy cắt chiếc bánh này làm hai đi, Cather­ine.” Lit­tle John­ny Boy A new teach­er was try­ing to make use of her psy­chol­ogy cours­es. She start­ed her class by say­ing. “Ev­ery­one who thinks you’re stupid, stand up!”. Af­ter a few sec­onds, Lit­tle John­ny stoop up. The teach­er said, “Do you think you’re stupid, Lit­tle John­ny?” “No, ma’am but I hate to see you stand­ing there all by your­self” Bé John­ny Một giáo viên mới vào nghề đang thử áp dụng môn tâm lý của mình. Cô bắt đầu bài giảng bằng cách nói: “Em nào nghĩ rằng mình ngu ngốc thì hãy đứng lên!” Một vài phút sau, bé John­ny đứng dậy. “Em nghĩ rằng em ngu ngốc hả, John­ny,” cô giáo hỏi. “Không, thưa cô, nhưng em không thích phải nhìn thấy cô đứng đó mỗi một mình.” Lucy A young moth­er be­lieved that it was very wrong to waste any food when there were so many hun­gry peo­ple in the world. One evening, she was giv­ing her small daugh­ter her tea be­fore putting her to bed. First, she gave her a slice of fresh brown bread and but­ter, but the child said that she did not want it like that. She asked for some jam on her bread as well/ Her moth­er looked at her for a few sec­onds and then said, ‘ when I was a small girl like you, Lucy, I was al­ways giv­en ei­ther bread and but­ter, or bread and jam, but nev­er bread with but­ter and jam.’ Lucy looked at her moth­er for a few mo­ments with pity in her eyes and then said to her kind­ly, ‘ Aren’t you pleased that you’ve come to live with us now?’ Bé Lucy Một bà mẹ trẻ cho là phí phạm thực phẩm trong khi có nhiều người đang đói trên thế giới là một điều rất sai trái. Một tối nọ chị cho cô con gái nhỏ dùng bữa ăn nhẹ trước khi cho bé đi ngủ. Trước tiên, chị đưa cho bé một lát bánh mì nâu mới được phết bơ, nhưng cô bé nói là nó không thích như vậy. Bé đòi phết cả một ít mứt trái cây lên trên bánh nữa. Mẹ bé nhìn bé một lát rồi nói: -“Khi mẹ còn bé như con, Lucy à, mẹ chỉ được ăn hoặc bánh mì phết bơ, hoặc bánh mì phết mứt, mà không bao giờ có bánh mì vừa phết bơ vừa phết mứt cả.” Lucy nhìn mẹ với cặp mắt thương hại trong giây lát rồi ân cần nói với mẹ: -“Thế mẹ có hài long là mẹ đã tới sống với bố và con bây giờ không?” Lul­la­by Joe and He­len Mills had two chil­dren. One of them was six, and the oth­er was four. They al­ways re­sist­ed go­ing to bed, and He­len was al­ways com­plan­ing to Joe about this, but as he did not come home from work un­til af­ter they had gone to bed dur­ing the week, he was un­able to help ex­cept at week­ends. Joe con­sid­ered him­self a good singer, but re­al­ly his voice was not at all mu­si­cal. How­ev­er, he de­cid­ed that, if he sang to the chil­dren when they went to bed, it would help them to re­lax, and grad­ual­ly they would go to sleep. He did this ev­ery Sat­ur­day and Sun­day night un­til he heard his small son whis­per to his younger sis­ter. “ If you pre­tend that you’re asleep, he stops!”. Khúc hát ru Joe và He­len Mills có hai đứa con nhỏ. Một đứa lên sáu còn đứa kia lên bốn. Chúng luôn chống lại lệnh bắt đi ngủ. He­len rất hay phàn nàn với Joe về điều này. Nhưng trong nhữngn­gày làm việc trong tuần không bao giờ Joe về nhà trước giờ chúng đi ngủ, cho nên anh không giúp gì được cho Hellen trừ những ngày cuối tuần. Joe cứ tự cho mình là một ca sĩ giỏi, nhưng thực ra giọng của anh ta chẳng có nhạc điệu chút nào. Tuy nhiên anh vẫn khẳng định rằng nếu anh hát cho bọn trẻ nghe khi chúng đi ngủ thì chắc sẽ giúp chúng thoải mái tinh thần và dần dần đi vào giấc ngủ. Tối thứ bảy, chủ nhật nào Joe cũng làm như vậy cho đến một đêm anh nghe thấy cậu con trai thì thầm với em nó: - “ Nếu em cứ giả vờ là ngủ rồi thì bố sẽ ngừng hát đấy!” Mar­riage quotes Mar­riage is not a word. It is a sen­tence–a life sen­tence. Mar­riage is very much like a vi­olin; af­ter the sweet mu­sic is over, the strings are at­tached. Mar­riage is love. Love is blind. There­fore, mar­riage is an in­sti­tu­tion for the blind. Mar­riage is an in­sti­tu­tion in which a man los­es his Bach­elor’s De­gree and the wom­an gets her Mas­ters.e for speed­ing and asks her very nice­ly if she could see her li­cense. She replied in a huff. “ I wish you guys could get your act to­geth­er. Just yes­ter­day you take away my li­cense and then to­day you ex­pect me to show it to you.” Lỗi gì? Một sĩ quan cảnh sát dừng một cô gái tóc vàng vì vượt quá tốc độ cho phép và hỏi cô một cách rất lịch sự rằng liệu anh có thể xem bằng lái của cô. Cô nàng trả lời một cách hết sức giận dữ: “Tôi mong rằng các anh có thể kết hợp làm việc cùng nhau. Mới ngày hôm qua các anh thu bằng lái của tôi và hôm nay anh hy vọng tôi trình nó cho anh.” MIS­UN­DER­STAND­ING The young wife moved by her foot­ball play­er hus­band, said: -Last night you held my head in your hands and fon­dled me. I didn’t know that you were so much in love with me that you think of me even while you sleep. The play­er was sur­prised. - Oh, was that your head? I was dream­ing and was sur­prised that my ball had sud­den­ly grown such long hair. Hiểu lầm Cô vợ trẻ cảm động nói với chồng (là cầu thủ bóng đá ): -Đêm qua anh cứ ôm lấy đầu em mavuốt ve âu yếm .Thật tình em không ngờ anh lại yêu em đến mức trong lúc ngủ say như thế mà vẫn nhớ đến em . Chàng cầu thủ ngạc nhiên : - Ồ thì ra là đầu của em hả ? Thảo nào trong lúc mơ, anh cứ ngạc nhiên : làm sao mà quà bóng của mình bỗng dưng lại mọc tóc ra dài thế ! Most want­ed Lit­tle John­ny’s kinder­gar­den class was on a field trip to their lo­cl po­lice sta­tion where they saw pic­tures, tacked to a bul­letin board, of the 10 Most Want­ed men. One of the kids poined to a pic­ture and asked if it re­al­ly was the pho­to of a want­ed per­son. “Yes,” said the po­lice­man. “The de­tec­tives want him very bad­ly.” So, Lit­tle John­ny asked, “Why didn’t you keep him when you took his pic­ture?” Bị truy nã Lớp mẫu giáo của bé John­ny có một chuyến thăm quan thực tế tới đồn cảnh sát địa phương, nơi lũ trẻ nhìn thấy những bức ảnh của mười gã đàn ông bị truy nã gắn trên bảng tin. Một trong số những đứa trẻ chỉ vào một bức ảnh và hỏi liệu đó có phải là ảnh của một kẻ bị truy nã không? -“Ừ, phải rồi,” viên cảnh sát trả lời, “Các thám tử rất muốn bắt hắn.” - “Sao chú không bắt khi chu]]> Tuyen_tap_truyen_tieu_lam by Unknown Tuyen tap truyen tieu lam en80D7653BA9 Tuyển tập truyện tiếu lâm. Mục lục 1. Âm Nhạc  Căn bản mà nói, có thể chia âm nhạc là m hai loại: 1. Âm nhạc “Cổ Ã�iển”, là thứ âm nhạc do các nhạc sỹ người Ã�ức đã chết sáng tác, và nay được những nhạc công mặc đồng phục xi-​mốc-​kinh trình tấu. 2. Âm nhạc “Thông Thường”, là thứ âm nhạc mà nhạc sỹ có thể là bất kỳ ai và nhạc công cũng có thể là bất kỳ ai. Trên sóng phát thanh hiện nay, chúng ta chủ yếu nghe thể loại nà y. Nếu quý vị muốn kiếm nhiều tiền, quý vị nên đi và o thể loại “thông thường”. Ngà y nay nhạc cổ điển phổ biến trong khoảng 300 người - đó là những nhạc công chơi nhạc cổ điển trên ti-​vi. Một bản nhạc cổ điển dường như có thể kéo dà i hà ng ngà y trời, do đó cần phải có ban nhạc đông như vậy mới có thể thực hiện trình tấu được. Những học giả âm nhạc phân chia nhạc cụ thà nh năm loại: - Nhạc Cụ Cần Thổi Và o Và Thỉnh Thoảng Phải Vẩy Nước Bọt Ã�i (còi, kèn tu­ba, trompet, cor­morant, tri­bune) - Nhạc Cụ Cần Phải Ã�ánh (trống, kẻng, rhom­boid, ho­mo­phone) - Nhạc Cụ Dễ Giấu Kín (sáo) - Nhạc Cụ Nội Thất (pi­ano) - Nhạc Cụ Có Lúc Có Giá Trị Lớn (vi­olon) Những chiếc vi­olon cực đắt do An­to­nius Stradi­var­ius chế tạo. Chúng rất đắt vì được là m vô cùng tinh tế và khéo léo. Khi dùng cằm ấn và o đúng cách, một ngăn bí mật trong đà n sẽ lộ ra chứa đầy hero­in tinh khiết. Nhạc Rock 'n Roll ra đời từ nhạc Blue - một thể loại do những người nô lệ sáng tác. Chúng mang tên Blue vì chúng rất buồn. Cũng dễ hiểu thôi, là m nô lệ tất nhiên là đau khổ rồi. Lời ca một bản Blue điển hình như thế nà y: Vợ tôi quay gót mãi lìa xa Lũ trẻ đơn côi cũng bỏ nhà Thuốc thiếu bệnh xưa thêm trầm trọng Khất thuế nên nay lại hầu toà Nhạc Blue phổ biến trong tầng lớp người da đen trong một thời gi­an dà i. Những nhạc công da đen, còn gọi là “ne­gro”, chơi nhạc Blue trong các quán lụp xụp và họ được rất ít tiền. Mãi đến đầu những năm 50, một số thanh niên da trắng lại thích nhạc Blue. Họ sửa đổi đôi chút và Rock 'n Roll ra đời, một thể loại âm nhạc cực kỳ thịnh hà nh hiện nay và biến những nhạc sỹ, nhạc công thà nh triệu phú rất mau chóng. Ã�iểm khác biệt cơ bản giữa nhạc cổ điển và Rock 'n Roll: một bản nhạc cổ điển bao gồm khoảng chục gi­ai điệu và không lời, còn một bản Rock 'n Roll có một gi­ai điệu (có khi còn ít hơn thế) và có khoảng mươi lời. Những soạn giả Rock 'n Roll rất bận, họ luôn phải hoà n thà nh gấp bản nhạc để kịp đến một buổi hẹn hò quan trọng. Thỉnh thoảng họ chỉ kịp nghĩ ra và i lời. Lấy ví dụ bản “Ngồi ở La La”, sáng tác và o những năm 60: Ngồi ở la la đợi chờ ya ya Uh huh, uh huh Ngồi ở la la đợi chờ ya ya Uh huh, uh huh Chắc tác giả định bụng rằng sau cuộc hẹn sẽ quay lại và điền nốt và o các chỗ “la la” và “ya ya”. Nhưng đến lúc ấy ai đó đã đem phát hà nh bà i hát thà nh hà ng triệu bản, và không thể sửa lại được nữa. Một ví dụ khác là bản “Miền Ã�ất Ngà n Ã�iệu Nhảy”. Tác giả chắc đã nhận được một cú phôn và phải đi gấp, trước khi hoà n thà nh lời bà i hát: Tôi đã nói na na na na na Na na na na na na na na na na Na na na na Một thể loại nhạc “thông thường” khác là nhạc “đồng quê”. Thể loại nà y phổ biến giữa những kẻ nghiện ngập và bội bạc, nhưng muốn diễn tấu thì phải ăn mặc thật hà i hước và phải hát giọng miền Nam. Một thể loại khác là nhạc “dễ hát dễ nghe”. Thể loại nà y phổ biến trong thang máy, trong siêu thị, trong nhà tắm và phải được hát bằng giọng máy cà y. 2. Bệnh Lao chữa bằng mồm  ''''Chữa khoán bệnh lao, 10 ngà y khỏi hẳn'''', cái giòng chữ đỏ trên vải trắng nà y trước cửa 1 hiệu thuốc mà các ngà i đã biết, chắc hẳn cho đến chết, tôi cũng không quên. Là vì nhờ đó, tôi đã được đi 1 chầu hát che tà n ba chục bạc. Tiền chi là của thầy lang bất hủ ấy, mà người có công ... chơi sỏ thầy lang, là bạn tôi, anh chà ng Cờ. Ở trọ trên gác nhà thầy lang ấy, Cờ đã vẫn phải chịu cái khổ hình hà ng ngà y nghe những lời khoác lác bịp khách bệnh của thầy lang. Một hôm Cò nói với anh em: '''' Tức quá, nhà nước sao lại không đánh thuế bằng cách bán vé chợ hay treo môn bà i và o mồm những thằng nói phét! Bọn mình không nên bỏ qua mối lợi ấy. Ã�t ra, nó cũng phải nộp thuế cho anh em chúng mình.'''' Chúng tôi nhất loạt vỗ tay khen. Cờ, đắc chí, thêm: '''' Hèn đến đâu nữa thì nó cũng phải nộp mình chầu hst mới được!'''' Câu nói ba hoa trong 1 phủ hoá dại, ai dám ngờ Cờ là m thà nh bằng được ra sự thật mới nghe. Tối hôm ấy, Cờ lại tìm anh em chúng tôi, bảo:'''' Nà o, bọn mình anh nao muốn được đi hát thì cứ việc nghe theo cẩm nang của tôi''''.'''' Sau, anh ta ghé tai tôi thì thà o năm phút. Nửa giờ sau, khi anh Cờ về nhà rồi, hai chúng tôi từ một chiếc xe hơi (xe tắc xi đấy thôi ạ) bước xuống, mạnh bạo tiến thẳng và o hiệu thuốc. Tôi trỏ anh Quyền, giới thiệu với thầy lang: - Thưa ngà i, vì vẫn đi lại với ông Cờ ở trên gác nên tôi rõ cái tà i chữa bệnh của ngà i. Đây xin giới thiệu với Ngà i, ông Tế, thư kí riêng của quan chánh sở liêm phóng. Thà y lang vừa kịp cúi đầu bắt tay kêu ''''Hân hạnh'''' thì Quyền đã hấp tấp: - Rõ phúc quá Ngà i lại có nhà , xin mời ngà i ra xe hơi ngay cho. - Bẩm để đi đâu có việc gì? - Cô đầm con gái nhà quan chánh tôi mắc bệnh lao, đôsc tờ tây cũng chịu, thật là Thập tử nhất sinh rồi, mời Ngà i đến thăm ngay. Thầy lang tái hẳn mặt, ấp úng: - Vâng vâng. Xin để chúng tôi dặn 1 việc với người nhà đã. Thế là thầy lang chạy vội lên gác, phòng anh Cờ. Ngồi chờ dưới, chúng tôi lắng nghe giọng anh Cờ với thầy lang thế nà y: - Thế kia à ? Thôi thì nhà lang gặp vận tấy rồi! Mề đay kim khánh tới nơi rồi! Giầu to tới nơi rồi! Còn gì bằng được ông Chánh mật thám gọi đến chữa cho con gái nữa. - Nưng mà ... - Đi đi thôi - Nhưng mà ... - Đi ngay đi chứ còn chờ gì! - Nhưng mà ... - Lại còn nhưng mà cái gì? - Nhưng mà ... Nói bác tha cho, chữa là m sao được mà dám đi! - Ô lạ! Thế cái quảng cáo to hơn cái mẹt treo ở cửa hiệu... - Thì bác cũng thừa biết, nhà buôn phải quảng cáo ... phải nói quá... - Đã đà nh. Cứ đi xem sao. - Chết! Đi thế nà o được! - Ô! Thế thì tù rồi! Cạo đầu đến nơi rồi! - Lạy bác ... - Hỏng rồi!! Cơm vôi, sà n lim đến nơi rồi! - Bác là m ơn, lạy bác... - Ã�t nhất ba tháng rồi! - Lạy bác, bác là m ơn nghĩ có cách nà o không ... Một lúc im lặng khá lâu, xong lại thấy tiếng anh Cờ: - Cũng không khó gì. Cái bọn ấy thì cứ tiền thì êm. Đà nh chịu thiệt và i chục vậy. Tiếng giầy xuống gác. Loảng soảng, thìa khoá va nhau trước cái két bạc rồi anh Cờ ra. - Thưa ngà i, nói ngà i tha thứ,quảng cáo vẫn phải thế chứ ... Anh Quyền đứng phắt lên: - Ấy chết! - Chính thế ạ. Ngà i về thưa với quan trên cho là ông chủ chúng tôi đi chữa bệnh tỉnh xa ba hôm nữa mới về. - Ooi, ngà i là m như là ... - Thôi, phiền ngà i, chúng tôi xin có chút vi thiềng gọi là trả ngà i tiền xe. Quyền, còn ngần ngừ mãi mới trông trước nhìn sau, rồi bỏ túi cuốn giấy bạc. Tôi không cần thuật lại bao nhiêu cái khoản khoái lạc chúng tôi đã hưởng ở xóm ả đà o. Nhưng phải thuật lại 1 chuyện xảy ra ngay hôm sau tại nhà thầy lang thì các ngà i mới biết thầy là bất hủ thật. Chúng tôi muốn ngắm nghía cái bộ mặt tán tà i ấy xem nó có những ''''biến chứng'''' ra sao hay không. Hôm sau, tấm vải quảng cáo bệnh lao đã không thấy treo ra nữa. Nhưng khi và o hiệu, tôi thấy mấy ông già với 1 người trẻ tuổi mặt xanh nhợt xem ý là bọn trọc phú nhà quê. Cặp kính tắng nghiêm trang trên sống mũi, cái hình thù thì lùn tịt, lắt choắ, thầy lang đi lại trong hiệu, nện gót giầy lộp cộp mà thuyết khách 1 cách oai hùng. Các ngà i có dám đóan thầy lang ấy nói những gì? Đây: - Các cụ phải biết. Số tiền ấy không to đâu. Mệnh người là trọng.Người là m ra của chứ chẳng phải của là m ra người. Kém 1 đồng cũng không được. Cứ xin các cụ đúng một trăm. Đó là giá đặc biệt cho đồng bà o An Nam ta đấy thôi, chứ người Tây, dưới ba trăm tôi không nhận chữa. Không tin các cụ lại hỏi ngay quan chánh mật thám mà xem.! Hôm qua cho gọi tôi mà dưới ba trăm nên tôi không đến chữa cái bệnh lao cho con gái ngà i đấy. Rõ thật khốn khổ thay cho anh Cờ. Bỗng không, được hưởng chầu hát ba chục bạc mà vẫn chưa được hả. 3. Bí quyết !  Cái tin cô Méo đi dự cuộc thi hoa hậu quốc tế tổ chức tại miền Trung là m cả phường chấn động. Tất cả bà con đều lặng đi 15 phút trước khi bình phẩm: - Trời ơi, có lần nó và o tiệm của tôi, nửa cái mặt đã ra rồi, phải nửa ngà y sau nửa kia mới ra tiếp vì hai phần quá cách biệt nhau. - Mặt ăn thua gì, mũi mới khiếp. Nghe đâu có lần nà ng định đi là m mũi giả, bác sĩ từ chối vì phải tốn đến 2 kg sil­icon. - Răng nữa, răng nữa bà ạ. Một bữa trời mưa, cả xóm ngập mà tôi không ướt chút xíu nà o, chẳng phải do áo mưa mà do không may đứng ngay dưới hà m răng của cô ấy như đứng dưới mái hiên. - Còn mắt không tính sao ? Có lần cổ qua tiệm sửa kính, ông chủ lấy tay định gỡ giúp xuống mới biết mình nhầm, vì mắt chẳng đeo gì vẫn như đang đeo kính mát, gọng đồi mồi. Tóm lại là lời xì xà o bay ra khắp trong nhà ngoà i phố ! Công bằng mà nói, những lời đó không phải thật khách quan vì phần lớn đều là lời của các bà . Tuy nhiên, quả thật là cô Méo không đẹp. Đã đà nh ngoại hình không phải là quan trọng nhất trong cuộc sống, nhưng đã mang nó ra thi đấu thì cũng phải xem xét chút đỉnh. Ông tổ trưởng dân phố bèn gọi cô Méo đến khuyên bảo: - Cháu ơi, lo ăn lo là m được rồi, lo chi mấy cái vụ thi hoa thi nụ đó. Cô bình tĩnh trả lời ông tổ trưởng: - Cháu biết khuôn mặt mình không có gì đặc sắc, nhưng mỗi người đi thi đều có một bí quyết riêng, cháu tin là sẽ đoạt vương miện ! Bà vợ ông tổ trưởng nãy giờ nấp sau cánh cửa bếp nghe lén câu chuyện, tới đây không thể kiềm lòng được nữa bèn xông ra hỏi: - Bí quyết gì ? Bí quyết gì ? Em đưa phong bì cho giám khảo hay bỏ thuốc mê và o nước uống của họ ? Cô Méo lắc đầu nhè nhẹ là m mấy tờ lịch trên tường tung bay như cánh bướm: - Phong bì rất nguy hiểm, vì người nà y nghĩ là mình nhận ít hơn người kia, hại nhiều hơn lợi. Còn nước ban giám khảo uống là loại nước tinh khiết đóng chai, bỏ thuốc gì vô nổi. Nói xong cô cáo từ ra về vì còn phải chuẩn bị. Cô nghèo, không quần áo, phấn son, trang sức gì nhiều. Và không đủ tiền vé máy bay ra miền Trung, mặc dù đã nhịn ăn xôi cả mấy tháng nay. Cô đi mượn không ai dám đưa ra một đồng, mặc dù giải thưởng cho hoa hậu đã được tuyên bố công khai là hai trăm triệu. Họ bảo nhau: - Nó không bị phạt là may, lĩnh thưởng cái nỗi gì ! Cuối cùng, cô Méo phải đi vay nặng lãi với lãi suất 100%. Sát ngà y, cô Méo cất cánh bay đi trong niềm lo lắng của bà con. Chương trình thi hoa hậu được truyền hình trực tiếp. Khỏi phải nói, cả xóm tôi ngóng chờ coi còn hơn giải bóng đá thế giới. Say mê tới mức mấy tên trộm và o lấy xe máy, ghé mắt và o cũng bị thu hút, đến nỗi chính xe của chúng cũng bị mất toi. Phút chung kết đây rồi. Tên các hoa hậu quốc tế được đọc lên. Toà n những người nổi tiếng như sóng cồn, chỉ một cái nốt ruồi của họ cũng đủ cho báo chí phương Tây bà n cãi và i trăm trang, và có mấy cô suýt lấy chồng đã gây nên hà ng chục cuộc biểu tình ở và i thà nh phố lớn. Âm nhạc nổi. Các hoa hậu bước ra. Ô kìa, sao lại thế kia: các người đẹp quốc tế ai cũng béo tròn béo trục, phì nộn như voi, thậm chí có cô còn phải hai ba người đà n ông khiêng ra sân khấu. Quần áo dạ hội của họ phải ráp cả một tấm mà n sân khấu mới vừa, còn áo tắm gì mà to như cánh buồm tà u thủy ? Không thể hiểu nổi. Rồi cô Méo bước ra. Thân hình tuyệt mỹ, cặp chân thon thả, vòng eo 0,6, cô là m cho ban giám khảo đờ đẫn và cả phường cũng đờ đẫn theo. Vương miện và o tay cô, cô là hoa hậu và ban tổ chức tuyên bố không có á hậu vì chẳng ai xứng đáng. Cả phường náo loạn. Các ông múa may như cổ động viên Pháp, còn các bà ỉu xìu như cổ động viên Brax­in. Kìa, cô Méo đang trả lời phỏng vấn trực tiếp. - Thưa cô, bí quyết gì khiến cô đoạt vương miện đêm nay ? - Trong khi các hoa hậu quốc tế thích ngắm cảnh nên đi xe hơi ra miền Trung. Mỗi khi xe và o các quán cơm là bị rà o kín mít, nếu không ăn thật no không thể ra được. Kết quả là sau một chặng đường dà i ai cũng mập ú. Tôi nhanh trí đi máy bay. Tôi có thân hình thon thả nhất là dĩ nhiên thôi ! 4. Bí quyết viết thư Quý vị thử chặn bất kì một quan chức thà nh đạt, sang trọng, rồi hỏi, “Ông có thể cho tôi biết bí quyết gì đã giúp ông thà nh đạt trong sự nghiệp?” Nếu tôi đoán không lầm, người đó sẽ nhìn quý vị chăm chú bằng một cặp mắt dò hỏi, đầy nghi ngờ và bỏ đi. Vậy để quý vị khỏi mất thời giờ tìm hiểu, tôi xin nói luôn: Ã�ó là “Bí Quyết Viết Thư”. Tôi vô tình trở thà nh một chuyên gia trong lĩnh vực thư tín kinh doanh vì tôi đã từng dạy môn nà y cho nhân viên các hãng lớn ở mọi miền đất nước trong tám năm ròng. Xin nói qua về các hãng lớn: Hãng luôn luôn thể hiện ra bên ngoà i là một tổ chức rất mạnh, nhưng nếu quý vị thật sự biết được bên trong họ đang hoạt động như thế nà o, quý vị sẽ vô cùng ngạc nhiên là tại sao sản phẩm của họ không tự tan thà nh mây khói ngay và i giây sau khi xuất xưởng. Khi đặt chân và o nơi là m việc một hãng lớn, quý vị sẽ thấy mọi người đều đang chăm chú và o mà n hình máy tính. “Chậc chậc! Tổ chức nghiêm túc quá nhỉ!” - quý vị tự nhủ như vậy. Nhưng quý vị đâu biết rằng, họ đang dán mắt và o mà n hình chỉ vì máy tính vừa thông báo rằng hãng vừa gửi 60000 động cơ mẫu tối tân nhất cho một tu viện ở tận vùng quê nà o đó của Bra-​zin. Mọi người đang hối hả gõ phím chỉ cốt trốn tránh trách nhiệm. Là m như vậy, biết đâu họ lại vô tình tạo một sai sót mới, ví dụ: Cho phép tất cả những nhân viên có tên tận cùng bằng nguyên âm được hưởng một cua nghỉ đẻ. Mỗi vụ như vậy lại có hà ng trăm, thậm chí hà ng ngà n công văn thư từ được soạn. Mỗi nhân viên đều phải viết tối thiểu một công văn, ít nhất cũng để bảo vệ mình. Còn quan chức phải viết nhiều hơn. Những thư tín điện tử đó chuyển đi chuyển lại một thời gi­an, sau đó được sao lưu ra vi-​phim hay băng từ. Cuối cùng chúng cũng được thanh lý trong lò lửa. Thực ra chẳng có ai đọc lấy được một mẩu nà o trong ấy, và cũng chẳng có ai nắm được mọi việc đang thực sự đi về đâu. Ã�ây là bí quyết quan trọng nhất. Hầu hết công văn được viết nhằm tránh né trách nhiệm do những sai lầm thường xuyên xảy ra ở các hãng lớn, nơi các nhân viên tụ hội uống cà -phê và phải mặc các loại quần áo bất tiện suốt ngà y. Luôn có những quả bóng trách nhiệm lơ lửng trên đầu mọi người, và quý vị phải biết cách thảo các thư từ, công văn để đẩy quả bóng rực lửa kia sang chỗ khác. Quý vị phải khéo léo và nhẹ nhà ng. Một công văn gay gắt hay quá thẳng thắn sẽ là m quả bóng vỡ tung và quý vị chắc chắn sẽ phải hứng lấy và i phần tà n lửa. Ã�ể giúp quý vị hiểu rõ hơn, tôi xin dẫn một công văn sau đây: “Bên xưởng đã đưa giá sai, bởi vì công cụ đã hết. Chúng ta thực sự phải chi thêm 400% so với dự toán ban đầu.” Ã�ấy không phải công văn tôi viết. Tôi sưu tầm được từ người quen ở một hãng đa quốc gia tại Thuỵ Ã�iển. Cô nà y chắc cũng sắp phải thôi việc. Công văn nà y gay gắy quá. Thứ nhất, nó mở đầu quá đột ngột, thiếu vắng một lời dẫn nhập tối thiểu. Thứ hai, công văn chỉ ngay sang bên xưởng chế tạo. Xưởng kia chắc chắn sẽ không vừa ý và họ sẽ thảo một công văn chỉ ngược lại. Cuối cùng, câu kết đưa ra con số mang tính phủ định quá cao. Thực ra, tôi không rà nh lắm về chuyện gì với những công cụ nà o xảy ra ở công ty nọ, nhưng tôi thấy rằng, ít nhất cũng có thể viết lại thế nà y: “Theo những vấn đề đã trình bà y ở trên, chúng tôi xin lưu ý các ngà i rằng những công cụ trong kho đã hết. Nếu các ngà i có quan tâm hay thắc mắc gì về vấn đề nà y cũng như cách giải quyết nó ra sao, xin vui lòng liên lạc với người ký tên dưới đây và o thời gi­an sớm nhất.” Tất nhiên, không phải tất cả thư từ công văn đều thuộc loại “chơi bóng” như vậy. Thỉnh thoảng, cũng có người yêu cầu quý vị viết thư giới thiệu việc là m. Quý vị phải hiểu là người nhận không bao giờ thật sự tin tưởng và o lời lẽ trong thư, vì người viết bao giờ chả viết điều hay, điều tốt, dẫu trong bụng có nghĩ khác đi nữa. Ví dụ: “Tuy ông ấy không đồng tình với một số xu hướng quân sự bên Liên Minh, nhưng Adolf Hitler là một người ăn mặc rất tề chỉnh....” Tôi muốn nói là người nhận đã thừa biết những điều trong thư là bịa, do vậy quý vị cần phải thổi phồng lên đôi chút mới hy vọng thà nh công được. Ví dụ, bức thư sau đây còn yếu quá: “Bob Tuck­er là người đốc công tốt nhất mà chúng tôi đã từng có. Anh chưa nghỉ việc buổi nà o. Anh luôn gần gũi và thoải mái với cấp dưới. Sự có mặt của anh đã là m phân xưởng tăng năng suất ba lần.” Với một bức thư thổi ít như vậy, người nhận thư sẽ nghĩ rằng Bob chắc cũng chỉ là một kẻ vô tích sự thôi. Thế nà y tốt hơn: “Ã�ã ít nhất ba lần, Bob đã quên mình cứu nguy mạng sống những đứa trẻ không nơi nương tựa.” Cuối cùng là loại thư gửi khách hà ng hoặc khách hà ng tương lai. Quý vị phải luôn nhớ một điều: Khách hà ng luôn muốn được thấy quý vị đang quỳ mọp xuống như một con giun đất ra sao. Ví dụ: "Bob thân, Chúng tớ rất vui mừng đã đến thăm văn phòng của cậu ở Butte tuần trước. Mặc dù bọn tớ chưa được có được sự diễm phúc lớn lao là gặp cậu để bà n về một số sản phẩm mới, chúng tớ cũng lấy là m hân hạnh được ngồi chờ nơi bậc thềm nhà cậu. Chúng tớ thà nh thật xin lỗi về những điều phiền phức liên quan đến mấy vết máu vì chú chó Bart răng nhọn của cậu đã đớp một miếng ở chân trái của tớ." Ã�ó chính là những bí quyết thư tín kinh doanh. Tôi hy vọng sẽ được phục vụ và giúp đỡ quý vị mhiều hơn nữa. Người tôi tớ hèn mọn và trung thà nh của quý vị, Dave Bar­ry. 5. Bố mất tích trước ngà y khai giảng của con  Ngà y 4/9 trôi qua như một cơn ác mộng đối với bác sĩ Wat­son. 1 giờ sáng đã có ca tự tử bằng thuốc ngủ cực mạnh. Sau đó là ba nạn nhân của một vụ hoả hoạn, tính mạng của họ rất mong manh. Rạng sáng, khi bác sĩ lê bước về nhà thì người phụ nữ hà ng xóm, cùng hai đứa con nhỏ đã chờ sẵn ở cửa, bà ta chìa ra một chiếc áo sơ mi trắng rồi mếu máo thuật lại sự việc... Bác sĩ Wat­son chạy và o phòng ngủ của Sher­lock Holmes và lôi thám tử ra khỏi giường: - Dậy nhanh lên, có người mất tích. Holmes thong thả vươn vai cà u nhà u: - Wat­son, tôi đã nói với anh không biết bao nhiêu lần, điều tra không giống như cứu hoả, cần dùng cái đầu hơn đôi chân. - Vụ nà y rất bi thảm, một người đà n ông mất tích, hiện trường chỉ còn lại một chiếc áo sơ mi. Thám tử cầm chiếc áo lên, xem xét bằng chiếc kính một mắt cũ kỹ của mình rồi thở dà i: - Chỉ cần động não chút xíu là biết ngay nạn nhân, nếu có thể gọi như vậy, đang ở đâu. - Dựa và o cái gì mà anh phát biểu thế? - Cái áo nà y, hãy quan sát cho kỹ, đây là một chiếc áo mua chứ không phải may. Những áo bán thường được gấp, gút bằng kim, lỗ kim ở lưng và ở tay tuy nhỏ vẫn còn đó. Vì những chiếc áo đời mới đều găm bằng nẹp nhựa, nên có thể kết luận áo nà y được mua lâu rồi. Không thèm để ý đến bác sĩ đang há hốc miệng nghe, thám tử trầm ngâm nói tiếp: - Chiếc áo nà y của một người đà n bà mua tặng cho thân chủ, vì hai cái cúc dự trữ ở vạt dưới đã bị cắt đi. Chỉ có cô vợ mới cẩn thận như vậy, bồ không bao giờ là m thế vì hai người không thường xuyên ở cùng nhà . Hai vợ chồng nà y đã từng có tiền, vì trước đây áo được giặt bằng máy nên nó bạc đều. Thời gi­an vừa qua họ đã túng thiếu phải bán máy và giặt tay. Ta biết điều ấy dễ dà ng vì loại vải nà y nếu vắt máy là khô, còn vắt tay sẽ phải phơi trên dây thép, gỉ sét ở dây in một đường rất nhỏ ở lưng trong của áo, xin mời bác sĩ quan sát. Wat­son kêu to: - Sao anh có thể đọc chiếc áo như đọc một cuốn sách vậy. Holmes thản nhiên: - Vợ chồng họ đã có hai đứa con, người đà n ông hay bế con bằng tay trái để tay phải là m việc khác. Đặt đứa bé tựa trên vai, miệng nó thường há ra nên sữa trong miệng thấm và o vải. Giữa chất nhuộm áo và sữa lâu ngà y có một phản ứng hoá học là m cho nó bị biến mà u. Vai trái có hai chỗ biến mà u như thế nghĩa là có hai đứa bé... - Tôi thấy chỗ nà y chưa chắc. - Bác sĩ nghi ngờ nói xen và o. - Chắc, nếu anh xét tới các yếu tố bổ sung. Ã�o sơ mi thường bỏ trong quần, nên phần dưới mới hơn phần trên. Chỗ khoá thắt lưng do nạn nhân cử động nhiều nên để lại trên áo vệt trầy. Có hai vết chứng tỏ đã hai lần siết lại cỡ dây lưng, phù hợp với hoà n cảnh hai đứa con ra đời, ông bố nghèo nà o cũng phải thắt lưng buộc bụng. Wat­son không nói gì được nữa, Holmes tiếp tục: - Hai đứa bé ấy bây giờ khoảng sáu và bảy tuổi nếu cậu nhìn hai bên ống tay. Tuổi đó muốn đưa con đi chơi thì phải dắt vì bế không nổi nữa. Hai đứa níu hai bên, nên tay áo có hai khoảng bị dãn, và căn cứ và o số áo thì người cha cao khoảng 1,65 m, căn cứ và o chiều cao từ đất đến chỗ dãn ta có thể biết được chiều cao của hai đứa bé, với tiêu chuẩn hiện nay thì chúng có số tuổi đó là thích hợp nhất. - Tôi hơi nghi ngờ đấy. - Wat­son lại lắc đầu. Holmes cười: - Nghi ngờ là một thói quen rất tốt để điều tra tội phạm, nó giúp ta tìm kiếm những chứng cứ bổ sung. Hãy xem đây: nách áo bị bục chỉ, chứng tỏ cánh tay đã vươn ra rất mạnh. Chỉ có chìa tay đâm đơn cho con đi học mới căng thẳng đến thế nà y, và chỉ có trường điểm mới phải xin, cho nên có thể kết luận là hai đứa bé học giỏi. Wat­son rên rỉ: - Anh là thánh chắc? - Tôi là Ser­lock Holmes. Về việc có con học giỏi, nếu nhìn và o phía trước chiếc áo cũng biết vì cúc trên cùng bong ra, chứng tỏ người mặc hay ưỡn ngực. Một người bố không cao lớn, không già u, thì chỉ ưỡn ngực vì con học giỏi thôi. - Sao anh khẳng định nạn nhân không già u? - Vì một số chứng cứ tôi đã nói rồi, và vì cái cổ áo bị bẹp, nó chứng tỏ người mặc phải rụt cổ lại rất sâu. Chỉ có ông bố nghèo, lúc nghe kêu gọi đóng tiền học mới so vai, rụt cổ như thế. Thời điểm nà y, các khoản chi như vậy đang kéo tới hà nh hạ ông ta đây. Bác sĩ giơ hai tay lên trời là m cử chỉ đầu hà ng. Giọng Ser­lock Holmes bỗng trở nên hồi hộp như sắp và o hang ổ của thủ phạm: - Chiếc áo vừa được trải ra sà n nhà , vì lưng áo có vệt bụi khô trong khi mặt trước không hề có. Hãy quan sát những vệt phấn mờ trong áo, chứng tỏ nạn nhân đặt một chiếu áo nhỏ hơn bên trong rồi vẽ lên. Nạn nhân rõ rà ng định cắt áo của mình cho bé lại. Để là m gì? Lúc nà y, ai đang cần một chiếc áo trắng nhỏ? Chỉ có những ông bố lo đồng phục cho con mới cần. Ông bố nà y đang rất túng tiền, xin bác sĩ hãy quan sát túi áo, nó bị đứt chỉ ở mép chứng tỏ chủ nhân thường thọc tay rất sâu. Và ông bố nà y đang ở chợ đồ cũ, tìm mua một chiếc áo đồng phục giá rẻ, anh không tin cứ chạy ra đấy mà coi... Bác sĩ Wat­son lúc nà y còn đang hì hục dùng tay nắn cho quai hà m của mình trở về vị trí cũ. 6. Cháu là con ai  Tôi và vợ tôi vừa sửa soạn đi xem chiếu bóng thì bổng ngoà i cổng có tiếng chuông vang lên. Tôi ra mở cửa. Trước mặt tôi là một cậu bé ăn mặc lôi thôi, mặt ngăm ngăm đen vì nắng gió. - Cháu là con nhà ai?-Tôi hỏi. Nhưng chú bé không trả lời, chỉ nhìn tôi trân trân như có vẻ tủi bực. Cuối cùng mãi nó mới lắp bắp được một câu : “Ơ kìa bố...” - Cháu bảo cái gì cơ?- Tôi sửng sốt. -Bố à ? - Vợ tôi vội nhảy bổ ra cửa, tưởng chừng như bị bật lò so. Cô ta hằn học nhìn tôi rồi lại nhìn chú bé- Cháu nói đây là bố cháu phải không? - Thằng bé lạ lùng thật!-Tôi lẩm bẩm- ở đâu đến đây tự nhiên lại nhận người ta là bố.... - Thôi ông cứ đợi đấy, tôi sẽ tìm hiểu xem có gì lạ không. vợ tôi rít lên giận dữ- Chẳng trách tôi cứ nghi ngờ trước khi quyết định lấyông. Bây giờ cháy nhà mới ra mặt chuột nhé! - Vợ tôi quay lại hỏi vặn chú bé từ nãygiờ vẫn đứng sững: - Thế mẹ cháu là ai? Chú bé sụt sịt chỉ và o vợ tôi nói:“ Mẹ là mẹ con đây chứ còn ai nữa”. Tôi được thể quay lại đay lại vợ tôi: - Đấy nhé, thế mà bảo bà không muốn lấy tôi. Vì đứa con riêng nà y đây.... - Thằng bé nà y nói dối!- Vợ tôi hét to lên- Cháu ...cháu nói dối thế mà không biết xấu hổ a? Thằng bé lại sụt sịt thò tay và o túi áo móc ra một tấm ảnh, mặt sau có ghi tên và địa chỉ . Sau ảnh là tôi và vợ tôi chụp chung sau ngà y cưới. - Thật là quái quỷ!- Tôi lẩm bẩm- Một âm mưu gì đây chắc... - Khoan đã! Không khéo nó là con trai chúng ta thật. Nhưng nó ở tận quê với bà nội cơ mà ? Chú bé lúc ấy mới lúng túng vẻ mừng rỡ: “ Con đây mà , con đấy!” - Ôi Bai-​a-​x-​la-​gan, con đấy ư?- Vợ tôi nói gần như khóc- Con tha lỗi cho mẹ nhưng sao lại thế nà y, ai mà nhận ra được! -Không con không phải là Bai-​a-​x-​la-​gan. Con nó là anh nó cơ. - Thế mà cũng đòi là mẹ!Tôi được thể đế luôn vợ- Đến con mình đứt ruột đẻ ra mà cũng không biết! Doi-​đai-​an! thôi đi và o trong nhà đi con! Nhưng chú bé lại tiếp tục lắc đầu. Cuối cùng hỏi ra mới biết nó là thằng lớn nhất, tên là Ba-​i-​a-​xa-​i-​khan. - Ai lại có thể nghĩ biết được rằng con cái mình chóng lớn thế nà y không! - Vợ tôi ôm đứa bé và sửa lại đầu tóc cho nó. - Tôi có cảm tưởng như là mới vừa hôm qua chúng tôi mới gửi mấy đứa cho bà nội trông nom . Nhưng tại sao con lại mò về thế nà y? Chú bé nhìn tôi vẻ sợ sệt và ấp úng: - Tại... Tại hôm nay con đi học muộn. Cô giáo không cho và o lớp . Con không dám về nhà sợ bà mắng. Thế là con lên xe buýt và về đây... - Khá thật! Thế là trốn học à ?- Vợ tôi nói -Đấy giáo dục ở nông thôn là như vậy đó! 7. Chúng tôi đã chia tay Tôi và Ni­na, người yêu, cũng có thể nói là vợ chưa cưới, ngồi sát và o trong rạp chiếu bóng. Chúng tôi đang xem một phim nước ngoà i. Trên mà n ảnh vang lên những tiếng kêu thất thanh xé ruột.Tên cao bồi đang đuổi theo cô gái, một tay vung súng lục, một tay lăm lăm con dao nhọn hoắt. Dưới và nh mũi cao bồi rộng, cặp mắt gi­an long lên sòng sọc. Cô gái cố chạy thoát, nhưng tên cao bồi đã đuổi kịp. - ối kìa anh!- Cô người yêu của tôi kêu lên và nắm lấy tay tôi. - Em đường lo sợ!Em thân yêu, đấy chỉ là phim ảnh thôi!- Tôi vừa vuốt nhẹ tay người yêu vừa an ủi cô ta. - Không, anh xem kìa!Ni­na nói thầm. Kiểu tóc của cô ta mới đẹp là m sao! ở đằng trước trán thì mà u đỏ sáng, còn ở đằng sau thì mà u nâu sẫm. Còn nếp uốn thật là tuyệt. Bao giờ ở nước ta mới học được cách uốn như thế? Trên mà n ảnh, những sự kiện diễn ra ngà y một căng thẳng đến mức phải là m bạn phải giật gân hay rợn tóc gáy. Tên cao bồi hung hãn đã đuổi kịpcô gái. Cô gái ngã xuống. Cánh tay với lưỡi dao sáng loáng vung lên. Tiếng kêu như xé vải hoà với tiếng súng giảm thanh nổ nghe khô khốc. - úi giời kìa? Ni­na lại kêu lên và ép và o tôi. - Em thân yêu, đừng sợ, hãy bình tĩnh - Tôi an ủi và vuốt tay cô ta,-Không nên yếu thần kinh, và hơi một tí lại kêu tướng lên ở chỗ công cộng như vậy. - Anh bình tĩnh lại thì có!- Ni­na cãi- Anh chẳng biết nhận xét gì cả . Anh thấy người cô ta có đẹp không. Cô ấy tô mắt mới độc đáo là m sao. Và cái chính là không dùng bút chì cổ lổ để mà tô mắt mà u tím mới tình chứ. Kết hợp với mà u tóc sáng và nâu thì thật là mê ly, thật là viễn tưởng.... Trên phim là ảnh người ta đang liệm cô gái xấu số và cảnh đám tang ngoà i nghĩa địa. Những người thân đi lặng lẽ âm thầm, có tiếng khóc nức nở se sẽ. Tiếng nhạc đang buồn bã. Nhưng Ni­na cứ liến thoáng một cách say sưa hà o hứng: - Anh thấy không váy của cô ta ngắn hơn của em đến 6 phân chứ không ít, lại còn xẻ hai bên nữa. Kiểu váy thế mới là mốt thời thượng chứ. Chúng ta lạc hậu mất rồi. - Đấy là áo liệm chứ có phải váy đâu- Tôi hơi bực mình ngắt lời cô người yêu- Sau nhiều năm nữa, khi nà o em chết hãy mặc loại váy ấy... - Chuyện vớ vẩn! Ai mà đợi được bao nhiêu năm nữa.... Mấy hôm sau, tôi thấy Ni­na nhuộm tóc và uốn tóc như hệt cô cao bồi Mỹ. Phía trước trán thì đỏ cạch, còn sau gáy lại hung hung nâu. Mắt cô ta đã tô đúng loại mực tím sẫm. Còn cái áo liền váy mà u trắng thì trắng kinh khủng, và lại còn sẻ hai bên hông một cách rất mạo hiểm. Cuốn phim chúng tôi xem lần sau đem lại cho Ni­na nhiều đổi mới quan trọng: Mái tóc dà i mượt mà tôi rất tự hà o đã bị cắt ngắn mất rồi và uốn xù xèo ra to tướng . Hai má hồng của Ni­na đã bị bôi trắng bệch. Mi mắt lần nà y được tô mà u tím sẫm. Xem bộ phim thứ tư thì tôi không nhận ra Ni­na ngoà i phố nữa. Và cuối cùng khi xem xong cuốn phim cao bồi thứ năm, chúng tôi chia tay nhau. ở Ni­na không sót lại một chút nà o mà trước đây tôi yêu mến, tự hà o. Bây giờ trên gương mặt dáng đi, lời nói toà n những thứ lạnh lùng, trơ trẽn khó chịu. Lúc chia tay tôi lần cuối, Ni­na vênh váo hất mái tóc ra đằng sau như hệt minh tinh B.B, cô cười sằng sặc như cái cười của Mi-​xen Mếc-​xiê, thiêu cháy tôi bằng cái nhìn khinh bỉ của cô Sophia Loren và đi với dáng của Ma­ri­na Vola­di. Tôi không gặp Ni­na thêm lần nà o nữa. Mà có gặp tôi cũng không thể nhận ra người con gái suýt nữa đã trở thà nh vợ tôi. Cũng vì chuyện chúng tôi chia tay nhau như vậy, từ nay tôi đã quyết không bao giờ xem phim cao bồi Mỹ nữa. 8. Chuyện Không Tưởng  Chuyện xảy ra từ xa, xa lắm, tại một nước Châu Phi huyền bí. Bà ThịTrưởng thà nh phố Ka­ma­coutou giận ông thư ký thuộc quyền đã dám cãi lại mình, bèn ra nghiêm lệnh bắt hết đà n ông, con trai sơ sinh từ 6 ngà y tuổi đến 16 tuổi nhốt hết và o vườn thú, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Tất nhiên, trong mớ đà n ông tội nghiệp và tội lỗi ấy, có cả ông chồng thân yêu của bà . Mọi người phụ nữ đều cảm thấy sung sướng với quyết định ấy và hãnh diện vì đã chứng tỏ được sức mạnh không gì lay cản nổi của nữ giới đối với những cha đà n ông ba trợn. Đặc biệt, các bà vợ có chồng chuyên nhậu xỉn, đánh bạc đá gà , uống rượu, lăng nhăng bồ hai bồ ba đều cảm thấy khoẻ ra vì đã có nơi chắc chắn để quản lý những thằng cha tầm bậy đó. Thà nh phố trở nên trật tự hơn bao giờ hết, ban đêm, phố phường im lặng, các chỗ du hí đóng cửa, các cô gái thong thả dạo chơi mà không sợ bị tán tỉnh dai nhách, cớp giật, sờ sẫm. Đặc biệt nôỉ bật là vệ sinh đường phố tốt hơn bao giờ hết. Thế nhưng, một đêm kia, chuyện rắc rối lại bắt đầu xảy ra. Một cô gái hai mươi tuổi bỗng nhiên nhớ người yêu khóc ầm ĩ lên lúc nửa đêm, đánh thức cả khu phố dậy, bà mẹ hỏi rõ lý do rồi cũng bật khóc như con gái. Đã hai tuần rồi, bà ngủ không được vì thiếu chồng bên cạnh, thiếu tiếng ngáy như trâu kéo gỗ thân thiết của ông. Và các cô ở những nhà lân cận, theo tinh thần ấy, cũng khóc theo, với những lý do tương tự nh ta đã biết, Mà bệnh khóc là bệnh hay lây nhất của phụ nữ. Cho nên, từ khu phố nà y lây sang khu phố khác, cả một thà nh phố Châu Phi ầm ĩ tiếng khóc nhớ chồng, nhớ bồ kể cả những anh chồng và anh bồ ba trợn nhất. Toà n thể phụ nữ khóc sướt mướt tới tờ mờ sáng và không ai dạy ai, mỗi người đều tự khám phá ra rằng đà n ông đối với họ còn cần thiết và quan trọng hơn chính bản thân họ nữa. Họ cử ra những ngời phụ nữ lỗi lạc gồm nhà văn, luật sư, giáo sư tới chất vấn bà Thị Trưởng, yêu cầu thả hết đà n ông ra. Khi phái đoà n đến gõ cửa Tòa Thị Chính, bà Thị Trưởng ra tiếp họ, tướng mạo bà Thị Trưởng tiều tụy, mắt đỏ quạch, trõm lơ, xem ra đầy vẻ đau thương. Bà luật sư, trưởng phái đoà n lấy là m lạ, hỏi: - Xin lỗi, hình như bà Thị Trưởng bị bệnh? - Nà o tôi có bệnh gì đâu. Tôi,... tôi nhớ nhà tôi quá. Rồi bà thị trưởng khóc ầm lên, tiếng khóc là m rung rinh các cửa sổ. Tội nghiệp chồng bà , một ngời đà n ông đẹp trai, nghiêm chỉnh cũng bị nhốt và o sở thú theo lệnh của chính bà ban ra, bỏ bà bơ vơ, phòng không chiếc bóng nửa tháng trời nay! Bà luật sư đưa ra ý kiến: - Chúng tôi đến đây là để thỉnh nguyện bà Thị Trưởng. - Không thỉnh nguyện gì hết, các bà theo tôi. Chúng ta đi “rước” các ông ấy về. Tôi lên án quyết định sai lầm của tôi, đả đảo những ai khi dể đà n ông! Các bà trong phái đoà n hô vang: - Đả đảo! Rồi sực nhớ ra họ hô tiếp: - Đà n ông vạn tuế! Một đồn mười, mười đồn một trăm, trăm đồn ngà n, mọi phụ nữ tiến theo chân bà Thị Trưởng, chạy bay và o vườn thú. Họ giăng lên các biểu ngữ: - Vạn tuế đà n ông! - Đà n ông bất diệt! Rồi họ phá banh các chuồng sư tử, chuồng cọp, chuồng gấu, chuồng chim, chuồng voi, hai ba bà và o khiêng một ông, hôn hít chút đỉnh và vác trên vai chạy ra. Bà Thị Trưởng nhanh nhất, nhảy à o xuống hầm cá sấu, bế người chồng lên, chạy ra như vận động viên maratông. Nụ cười của bà thị trưởng rạng rỡ hơn bao giờ hết. 9. Con cái chúng ta giỏi thật Ankara 12.11.1963 Bạn Acmét thân mến, Như chúng mình đã hứa lúc chia tay, tôi bắt đầu thường xuyên viết thư cho bạn đây. Chả hiểu sao bạn lại có vẻ không tin tôi. Tôi như còn đang nghe bạn nói : “Nà y Zeynep, đến Ankara có thêm nhiều bạn mới, bạn sẽ quên ngay chúng mình cho mà xem!”. Bạn thấy đấy, tôi đâu có quên bạn cũ. Tôi đã giữ đúng lời hứa đấy chứ, phải không bạn? Thế là đã hơn một tuần rồi, kể từ hôm chúng tôi từ biệt Is­tan­bun, cả nhà dọn đến chỗ mới ở Ankara. Vì có quá nhiều việc phải phụ giúp ba mẹ, tôi không thể viết thư cho bạn ngay được, thông cảm nhé! Tôi cũng đã xin học tiếp tại trường ở đây rồi. Hôm qua, ba tôi cho biết địa chỉ nhà mới của chúng tôi ở đây, thế là tôi vội và ng viết thư ngay cho bạn. Ai lại muốn từ giã trường lớp cũ đang giữa năm học một cách vội và ng Như thế. Riêng tôi đã quen với bạn bè mà chúng mình đã từng học với nhau bốn năm trời còn gì. Nhưng, biết là m sao được, vì công việc là m của ba tôi bây giờ ở Ankara cơ mà ... Trước đây, đã có lần tôi kể cho bạn, mấy người bạn của ba đã tìm cho ông được một việc là m tốt ở Ankara. Ba tôi cùng những người bạn cũ ấy là m chung một hãng. Hơn nữa chúng tôi còn được ở cùng với họ trong một khu nhà nữa kia. Như thế, những người bạn tốt của ba tôi không những tìm được việc là m cho ba mà còn kiếm cả nhà cho chúng tôi ở nữa. Mấy người bạn của ba tôi ở đây cũng có khá nhiều con. Tất cả, lớn bé chúng tôi có gần chục đứa với nhau trong khu nhà nà y. Có năm đứa học cùng trường với tôi, thậm chí tôi còn có cả một đứa bạn học cùng lớp nữa. Tôi đã kịp là m quen với mấy đứa bạn học cùng lớp. Đối với tôi chuyện nà y thật dễ dà ng, thế mà Mentin, em trai tôi thì thật khó. Nó vẫn chưa là m sao quen được với trường mới, bạn mới. Như chúng ta đã hẹn nhau thưở nà o, hãy viết tất cả những gì xảy ra ở nhà , ở trường, ở xung quanh chúng ta, phải không bạn? Đến ở nhà mới, và o học trường mới, có thêm bạn bè ... lúc nà y có lẽ là những việc duy nhất tôi có thể kể cho bạn thôi. Tôi chưa thấy có gì quan trọng và thú vị hơn. Gì đi nữa thì tôi cũng đã bắt đầu thấy nhớ bạn bè cũ ở Is­tan­bun. Không biết đến bao giờ chúng ta mới lại được gặp nhau nhỉ? Tôi tin rằng cả bạn cũng giữ lời hứa và hẹn sẽ trả lời tôi ngay. Chà o bạn, cho tôi gởi lời chà o tất cả những người bạn cũ, chúc các bạn được nhiều điểm tốt. Bạn gái cùng lớp 10. Con.... gì thật là rắc rối ??... Con gái...  Nếu bạn khen nà ng, nà ng bảo : Anh bịa đấy à ? Nhưng nếu không, bạn là m thế quái nà o mà “ cưa â€� nổi nà ng ? Nếu bạn tỏ tình theo cách lịch sự thông thường thì bạn chẳng có tý sáng tạo nà o cả Nhưng nếu tỏ tình theo kiểu bình dân, đại loại như : Yêu anh đi, anh cho cái nà y to cực, thì bạn thuộc loại mồ côi văn hoá Nếu bạn luôn chiều theo mọi đòi hỏi của nà ng, IQ của bạn viết chữ thường thậm chí thiếu nét Nhưng nếu không, bạn chẳng hiểu gì về tâm lý phụ nữ cả Nếu bạn luôn đồng ý với nà ng, bạn là thằng ba phi, không có chính kiến, lập trường chao đảo ... Nhưng nếu không, thì : Chỉ có sự cứng đầu của con lừa mới sánh được với anh, cưng ạ ! Nếu bạn bô trai, nà ng sẽ bo : Con trai mà điệu Nhưng nếu úi xùi, nà ng lập tức tránh xa Nếu ít nói, bạn là người không có năng lực ngôn ngữ Nhưng nếu nói nhiều hơn một chút, nà ng thở dà i : Con trai mà lắm chuyện Nếu bạn hút thuốc, thật không còn gì tệ nạn hơn Nhưng nếu nà ng hút thuốc, nà ng là người “ sà nh điệu “ Nếu bạn không thích mầu (hoặc kiểu) áo của nà ng, đích thị bạn là đồ mù mầu Nhưng nếu bạn khen thì : Đây là mầu (hoặc kiểu) áo mà em ghét nhất đấy Nếu bạn tiến tới, bạn quả là to gan Nhưng nếu đứng im, bạn chỉ là đà n ông một nửa (thuật ngữ chuyên môn gọi là : Kiềng hai chân) Nếu không “ sơ ý â€� chạm tay nà ng, bạn xi ze­ro môn “ Lãng mạn â€� Nhưng nếu bạn dám nắm tay nà ng, bạn sẽ được khen : Đồ mặt dầy ! Nếu bạn chậm một phút, nà ng bảo : Thêm lần nữa là chấm hết Nếu nà ng chậm một tiếng, nà ng cười duyên : Con gái là thế đấy ! Có sao không ? Nếu bạn đến nhiều, nà ng sẽ mời bố ra nói chuyện thay Nhưng nếu đến ít, nà ng lại nghi ngờ : Hắn chuyển hướng rồi chăng ? Nếu bạn đến nhà một người con gái khác, nà ng chỉ trích : Đồ tồi ! Nếu nhiều con trai đến chơi nhà nà ng, nà ng mỉm cười : Thế mới có giá Nếu bạn ghen, nà ng bo : Sao xấu tính ? Nhưng mà không, thì nà ng lạnh lùng : Anh chẳng thích em Nếu không giúp đỡ nà ng, bạn bị kết tội : Không ga lăng Nhưng nếu đề nghị giúp đỡ, nà ng sẽ lắc đầu : Đồ nịnh đầm ! Nếu bạn tỏ ra thông minh hơn nà ng, rõ là là m cho nà ng bị mất mặt Nhưng nếu không, bạn là đồ Hai Lúa và nà ng sẽ nghĩ : Ôi ! Mình thật là tuyệt vời ! Còn hắn sao mà .... Nếu bạn tâm sự những khó khăn, nà ng nghĩ : Rắc rối quá ! Nhưng nếu bạn không nói, nà ng lại nghĩ : Sao hắn không tin mình ? Nếu bạn góp ý với nà ng, thì : Anh là bố tôi đấy à ? Nhưng nếu nà ng mắng bạn, nà ng đang quan tâm đến bạn hết mình Nếu bạn không giữ lời hứa, nà ng sẽ không bao giờ tin bạn nữa Nhưng nếu nà ng không, nà ng sẽ bảo : Đó là điều bất đắc dĩ mà thôi Nếu bạn là m nà ng khổ, bạn là kẻ ác Nếu nà ng là m bạn khổ, bạn là người quá nhậy cảm rồi Đặc biệt : Nếu bạn không yêu, nà ng sẽ tấn công Nhưng nếu biết bạn thích nà ng rồi, nà ng sẽ trốn bạn Và cuối cùng, nếu bạn tặng nà ng bà i nà y, nà ng sẽ nghĩ rằng : ôi ! Dối trá Nhưng nếu không, trong mắt nà ng bạn là kẻ ích kỉ nhất trần đời 11. Con.... gì thật là rắc rối ??... Con Trai...  Nếu nà ng kiêu một chút, chà ng sẽ bảo đã là gì mà tinh vi thế. Đằng ấy lá ngọc cà nh và ng thì đây cũng ngọc bọc kim cương. Nếu nà ng không kiêu thì chà ng lại nghĩ, vì cưa nà ng dễ dà ng quá nên mình chóng chán cũng phải thôi. Nếu nà ng xinh thì chà ng bảo vợ đẹp là vợ của người khác. Nếu nà ng xấu thì câu gái tham tà i trai tham sắc há lại sai sao ? Nếu nà ng thông minh và có cá tính thì chà ng sẽ nghĩ báu gì, biết nhiều chỉ tổ cãi lại. Nếu nà ng hơi chậm hiểu và luôn răm rắp nghe lời thì chà ng lại lo nhỡ con mình sau nà y có trí thông minh của nà ng. Nếu nà ng hơi mập thì sao mà giống con pig thế. Nếu nà ng gầy thì lại thà nh trước sau như một, chả gợi cảm gì cả. Nếu nà ng hay nói thì đúng là con gái lắm lời. Nếu nà ng im lặng thì bố ai mà hiểu được. Muốn gì thì cũng phải nói cho người ta biết chứ. Nếu nà ng hay khóc thì ôi trời ơi mệt quá, suốt ngà y phải dỗ dà nh. Nếu nà ng không khóc thì lại chẳng nữ tính gì cả. Nếu nà ng hay là m nũng thì chà ng lại bực mình vì nà ng đúng là đồ trẻ con. Nếu nà ng không là m nũng thì người đâu mà khô như ngói. Nếu nà ng hay cười thì sao mà vô duyên thế. Còn nếu nà ng không cười thì người gì mà lạnh lẽo. Nếu nà ng ghen thì đúng là thói đà n bà , hơi tí là nhặng cả lên. Nếu nà ng không ghen thì rõ là chả hề yêu mình. Nếu nà ng nhờ chà ng là m việc gì thì sao nà ng luôn dựa dẫm và lợi dụng. Nếu nà ng không nhờ và tự là m lấy thì nà ng lại chả cần gì đến mình. Nếu đi chơi mà nà ng đòi trả tiền thì nà ng chẳng coi mình là đà n ông. Nếu nà ng không trả thì nà ng chỉ biết ăn của người khác. Nếu nà ng biết nội trợ thì đó là chuyện đương nhiên. Nếu nà ng không biết thì là một điều không thể tha thứ. Và v.v... Túm lại, nếu chà ng đã thích nà ng rồi thì mọi nhược điểm sẽ biến thà nh ưu điểm, còn nếu đã không thích thì tất nhiên là ngược lại. Vậy vấn đề là phải là m thế nà o để người ta thích mình. Nhưng là m thế nà o thì đó lại là chuyện khác... hà hà ! 12. Cuộc vui ít có  LTS: Kỷ niệm 90 năm năm sinh nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912) và 83 năm ngà y mất của ông (13-10-1939), TTCN giới thiệu với bạn đọc truyện ngắn trà o phúng Cuộc vui ít có do ông viết tháng 11-1933 tại Hà Nội và được ký với bút danh Thiên Hư. Đây là một sáng tác chưa được công bố lại của Vũ Trọng Phụng do tiến sĩ Pe­ter Zi­no­man - nhà Việt Nam học, giáo sư khoa sử ĐH Berkley, Cal­ifor­nia - tìm thấy hồi tháng 5-2002 vừa qua ( ông đang tham gia cuộc hội thảo khoa học “ Chất hiện đại trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng ” do viện văn họcVN tổ chức tại Hà Nội). Một số nhà nghiên cứu có nhắc tên truyện nà y nhưng truyện chưa hề được in trong các tuyển tập Vũ Trọng Phụng từ năm 1987 trở lại đây, Tôi ở chơi nhà một người bạn ở là ng nà y đã trọn năm hôm, sợ phiền nhiễu mãi người anh em không tiện nên buổi trưa hôm ấy đã định tâm xin phép “xách khăn gói” lên đường. Giữa lúc khách xin ra đi, chủ nhất định giữ lại, chưa ngã ngũ ra sao, chợt thấy chó sủa vang lên với tiếng người nhà quát chó ầm ĩ. Rồi một người đã đứng tuổi, mặt đỏ bừng nhiệt khí của thần rượu, bước và o. Bạn tôi quay ra tiếp khách, tôi cũng phải giữ lễ, lại ngồi xuống ghế, lặng im. Đây, câu chuyện của hai bên: - Gớm, ông anh bận gì mà cho nó sang mời năm bảy lượt cũng chửa chịu sang cho. - Tôi đã xin đến chiều sang mà lại... Ông khách đó tức khắc hiểu ý, quay lại phía tôi mà rằng : - Hay là nhân tiện chẳng mấy khi ngà i về, mời ngà i dời gót ngọc lại tệ xá xơi chén rượu nhạt mừng cho ông tôi thì chúng tôi lấy là m hân hạnh quá. Thế nà o? Ông anh bảo thế có tiện không ? Tôi chưa biết đáp ra sao, cũng chưa hiểu đầu đuôi thế nà o,bạn tôi đã đỡ lời hộ: - Vâng, để tôi xin nói với anh tôi. Nhưng dù sao cũng xin cho đến bữa chiều ... Ông kia ra ý rất hà i lòng: - -Vâng, thì đến chiều. Miễn các ông anh nhận lời cho là đủ. Thật là may quá ! Thôi, thế tôi xin phép ... - Kìa, hãy ngồi chơi uống chén nước đã ... - Thôi, tôi phải về thu xế cho bọn khách ấy trổ tà i cống hiến chư vị trong là ng đây ! - Cái gì ? Bọn khách nà o trổ tà i? - Kìa, thế ông anh chưa biết à ? Bọn khách là m trò quỉ thuật mà lại... - Thế à ? Lôi ở đâu về thế? Sao bảo hát chèo ? - Không, hát chèo sợ tẻ và thường quá. Nhân tiện có bọn khách đang kiếm ăn ở phủ nên tôi thuê về nhà là m trò cho thêm vui. Nà y , ôi chà ! Họ lắm cái giỏi lắm! - Thích nhỉ! Thế thì nhất! Nhưng bao giò? Họ đã về chưa? - Rồi! Đang sắp sửa đấy ... Hay là mời hai ông anh cùng sang một thể ? - Thôi được, bác cứ về. Dăm phút nữa thì chúng tôi đi. Khi ông ta đi rồi, bạn tôi mới “ giới thiệu vắng mặt ” đó là ông thủ quĩ, nhà đang có việc mừng vì ông bố ăn khao bảy mươi. Tôi chưa kịp trách bạn tôi sao đã vội nhận trước khi biết ý tôi thế nà o, bạn tôi đã nói chặn : - Nhận cũng phải. Người ta là người trung hậu tử tế, mình phải nể lời. Vả lại ... có ngại gì ? Trước lạ thì sau quen !... Rồi bạn tôi ra với lấy cái khăn trên mắc áo oOo Gần khắp mặt già trẻ lớn bé trong là ng tề tựu cả ở sân nhà ông thủ quĩ để chờ sẵn cuộc cầu vui cho mắt. Các cụ ngồi đạo mạo trên những bộ ghế trải chiếu cạp điều, người lớn với trẻ con đứng thà nh một ô vuông, mấy chú khách thì đang soạn mọi thứ đồ dùng, thỉnh thoảng lại khoan tay lục hòm để võ về vuốt ve một con bú rù (*) và một con chó. Đến lúc đồ lề đã bà y ra la liệt đâu đấy rồi, ông thủ quĩ ra giữa sân, đứng cạnh một chú khách cởi trần trùng trục, đầu trọc lốc, hai mắt nhỏ tí như mắt lươn nhưng bắp thịt ở ngực với tay nổi như những khúc rắn quấn khắp người , rồi ông lên tiếng : - Thưa các cụ, các ông, các bà đã có lòng yêu đến mừng cho cụ tôi, tôi thật cảm tạ lắm. Đáng lẻ chúng tôi xin hiến các cụ với các quan viên hà ng xã một buổi tối xem hát chèo, nhưng vì nghĩ rằng chèo là sự thường và sợ tẻ nên tôi phải mời mấy chú nà y về trổ tà i ở đây. Những chú nà y có võ nghệ, có nhiều thuật rất tà i tình, lại có nội công nữa. Một chú sẽ cầm thiết côn đập và o ngực mình cho mà xem. Rồi chú ta lại lấy dao nhọn đâm và o cánh tay nữa. Xong chú ấy sẽ hiến thụ thuốc cao để rịt đòn... Các chú sẽ trổ tà i về võ nghệ và nội công ( ông quay hỏi chú khách ), có phải nội công không ? Chú kia gật đầu : - Nội koòng, nội koòng, pải ! Một cụ râu ba chòm phán : - Nếu đích là nội công thì mới thật là giỏi chứ nếu quỉ thuật là có khóe riêng rồi, là không giỏi... Một cụ khác, có ria mép, thêm : - Nội công hay không nhưng nếu sau phải lấy thuốc cao rịt thì cũng chẳng có gì là phi thường. Ông thủ quĩ hơi có ý bất mãn : - Nếu các cụ không tin những nhời tôi tiến dẫn thì cứ việc xem xét cho kỹ lưỡng mọi vật dụng đi. Đây, thiết côn, đây dao, với thuốc cao nữa nà y... Tôi xin cam đoan cuộc nà y là một cuộc vui ít có. Một cụ cao niên hơn cả đỡ lời : - Đây chỉ có cụ Tỳ, cụ Phế là hai vị danh sư thì mới đủ tư cách... Bọn người là ng cũng vội : - Chính thế, nhân tiện hai cụ xem hộ cả thuốc cao cho chúng con. Cụ lang Phế, cụ lang Tỳ - hai cụ hoà i nghi lúc nãy - cùng vội và ng xuống ghế ton ton ra khám xét ngay. Cụ lang Phế cầm cái thiết côn : - Cái nà y không rỗng ruột đấy chứ? À, không. Cụ lang Tỳ bĩu môi: - Không, đã chắc là không à ? - Con dao nà y có lò xo ở chuôi không ? À , không thật. - Phải khám cho kỹ và o chứ ! - Thuốc cao đây à ? Dễ thường không phải ... - Đưa tôi xem nà o ! Chả thuốc cao thì còn là ... Cụ Phế thấy ông đồng nghiệp khó chịu, phát gắt : - Cụ là m gì lối thế? Cụ coi tôi là thằng ngu ư? Dễ thường chỉ một mình cụ biết nghề thuốc ! - Thế nà y mà bảo là không phải thuốc cao! - Thôi, tôi chịu ông rồi mà !... Ở vùng nà y chỉ có một ông biết nghề thuốc! - Biết hay không biết mặc xác tôi ! Anh không phải cà ... - Thì việc gì anh phải khoe giỏi? Đám ma nhà chị hai Vòm lăn đường mẹ mới ngà y hôm kia ... Anh bốc thuốc tà i hơn tôi thật chứ lại ! .... - A! a!... Nhưng bà cụ mẹ chị ta thọ đã ngoà i sáu mươi rồi. Anh muốn đổ tại tôi ư? Thôi , sao anh không nhắc đến chuyện con đĩ Chắt anh bốc có hai thang mà lăn ra chết? - Hai thang? Hai thang? Đứa nà o ngoa ngôn thì giời đánh nhé ? Ai bảo nó sốt lại đi ăn chuối tiêu và o !... Hai thang à ? Thế anh chỉ bán có một gói thuốc đau bụng mà thà ng nhiêu Toét suýt bỏ mạng thì sao? Thế mà cũng đòi là lang? Lang thế mấy lúc mà tù mọt gông! Lang băm ấy à ! - Lang băm? Có lẽ! ... nhưng không là m đọa thai người ta nà o thì thôi! - À! Anh nà y to gan nhỉ? Nói nốt đi, nói nốt đi xem nà o? - Chứ lại sợ à ? Sẽ nói tại tòa sứ cho mà xem... - Nà y không phải dọa... Quan tỉnh sẽ trói anh lại có ngà y. Dễ không có người đau mắt nhờ anh đánh mộng rồi nổ con ngươi ra đấy ư? - Số nó mù thì ai biết là m thế nà o ? Anh có muốn tôi nói rõ tên thằng bé sà i suyễn mà anh cứ bốc mãi thuốc chữa dạ dà y không ? - Anh là thằng khốn nạn nhé. Cả nhà chánh hội Bầu mắc ghẻ ruồi mà anh dám nấu cho nó thuốc tim­la anh quên rồi à ? ( Cả nhà chánh hội Bầu kéo nhau ra về) - Thế còn nhà trưởng Toe thì sao? Nó hôi nách mà chữa mãi bằng lá ô nhĩ trong sáu tháng trời à ? ( Trưởng Toe đẩy ba người, đỏ mặt chạy) - Sáu tháng? Thế trong hai năm sao anh không chữa cho tan cái hạch ở háng cô Thoa đi? ( Cô Thoa trước khi chạy, kêu to : Đồ khốn nạn!) - Anh có muốn tôi kể đến cái mụ góa chồng mà ngà y nà o anh cũng lại đốt ngải cứu ở mông đít không ? - Anh không sợ tôi réo tên con bé mới mười lăm tuổi mắc bệnh đau tức mà anh cứ lấy rượu thuốc để xoa vú nó à ? Lang gì? Dê già thì có!... Người xem bỏ chạy gần hết. Chỉ còn hai anh gi­ai là ng tuổi còn lấc cấc, bò lăn ra giữa sân không dậy được, vì cười... Chú khách giơ hai tay lên giời : - Tỉu nà ma cái lổ phồ! Ngổ ti về cái nội koòng!... Trong mấy chục năm giời, thật chỉ có độc một lần nà y tôi xem được một “cuộc vui ít có”. 13. Đừng quên mua dây thun cho quần đùi nhé!  Sáng ra tôi chuẩn bị đi là m. Thế là lập tức bắt đầu... - Đã ba ngà y rồi chúng tôi đã bảo anh mà anh cứ quên hoà i... ở nhà không còn chút phô-mai nà o cả! Người ta bảo tôi suốt ba ngà y nay rồi! Nhưng lấy tiền đâu ra nà o? - Thế nà o, mua phô-mai rồi chứ? - Buổi chiều người ta hỏi tôi. Tôi, như một nghệ sĩ bi kịch, lấy hết sức đập tay và o trán và kêu lên: “Ô-ô! Tôi quên khuấy đi mất!” Tôi cứ thích ứng như vậy. Buổi sáng người ta lệnh cho tôi mua cái gì đó. Tôi trả lời: sẽ mua. Còn buổi chiều khi tôi trở về - lại vẫn cái tiết mục ấy: “Ô-ô! Tôi quên khuấy đi mất!” Nhưng ông bố biết tỏng tôi rồi. Khi tôi trả lời câu hỏi muôn thuở lần thứ ba: “Phô-mai đâu?” - Và định giơ tay lên trán thì bố tôi kêu lên thay tôi: “Ô-ô!” - rồi quay lại phía cả nhà mà mỉa mai tuyên cáo: “Anh ta quên!” Từ hôm ấy tôi không còn được quyền quên nữa. Sáng hôm sau, khi tôi cạo râu, người ta lại bảo tôi: - Đừng quên phô-mai nhé! - Được rồi. Tôi đi già y, khi vang lên: - Cả xà bông cũng không còn, mua nhé! - Được. Trong lúc đi xuống cầu thang, tôi nghe thấy: - Cả đường cũng hết, đừng có quên đấy! - Được rồi, được rồi! Vừa nắm tay và o quả đấm cửa ra và o thì từ trong nhà vọng xuống tiếng la ơi ới: - Anh nghe thấy không? cà phê, cà phê! - Cà phê là m sao? - Hết rồi, nhớ mua nhé! - Tôi sẽ mua, sẽ mua hết! Tôi đóng cửa, thở phà o nhẹ nhõm, nhưng ngay lúc đó người ta đập và o cửa sổ. - Còn gì nữa? - Trời ơi, anh đi đâu mà lao dữ vậy? Quay lại lấy chai đựng. Anh còn phải mua dầu ô liu. - Sẽ mua, sẽ m-​u-​a! Đi được và i bước - từ trên cửa sổ lại có tiếng réo: - Nà y, gạo ở nhà không còn một hạt! Chiều nhớ mang về! - Sẽ mang về! Đấy, cứ mỗi buổi sáng là đầy những lời tiễn đưa như thế đó. Nhưng vấn đề không phải kết thúc ở đó. Từ những khung cửa sổ ra và o và cửa sổ mở toang dội ra đủ thứ giọng nói, đòi hỏi và lo lắng, trầm trầm và lanh lảnh, êm ái và khà n khà n: “N-à -y!” cứ lan đi, lan đi, đuổi theo tôi trên đường phố. - Mua dây thun cho quần đùi nhé! Loại tôn tốt ấy! Đừng có mà quên đấy! - Thông phong cho đèn năm dây! - Bấc cho bếp dầu hỏa! Tôi lao chạy, hoảng hốt như tên bán hà ng rao nhìn thấy đại diện chính quyền, nhưng chưa kịp rẽ qua góc phố thì một chú bé đuổi kịp tôi. - Có một dì sai cháu nhắn lại... - Dì ấy bảo sao? - Hà nh cũng không còn. - Nói với dì ấy hãy liệt kê những thứ gì vẫn còn. Những thứ khác chú sẽ mang về. Đấy, tôi đi là m mỗi buổi sáng như vậy đó. Bạn hẳn rõ là đầu óc tôi chất đầy những thứ gì chứ? Cho suốt tới chiều tối trong đó chen chúc nhau những phô-mai, dầu, hà nh, dây thun cho quần đùi... Và hôm nay, khi tôi bước và o văn phòng, đầu tôi như thường lệ chất đầy ắp đủ thứ các thứ hà ng thực phẩm và tạp hóa. Tôi phải hoà n tất những tà i liệu cần gấp đã nằm từ hôm qua trên bà n là m việc của tôi. Xong xuôi tôi gửi chúng lên qua các cấp. ít lâu sau ông giám đốc bước và o phòng. Mặt đầm đìa mồ hôi, cánh mũi phập phồng. Ông chìa cho tôi những tờ giấy. - Cái gì thế nà y? - Những tờ giấy... - Đọc đi! Đọc to lên! Tất cả những ở trong phòng: các cô đánh máy chữ, thư ký, viên chức - đều vểnh tai lên nghe. Tôi bắt đầu đọc: "Gửi Tổng cục, người có chức trách cao nhất. Phúc đáp mệnh lệnh ngà y tháng ấy, số bao nhiêu. Dưới đây liệt kê những biện pháp cụ thể về phần các điểm cần phải xem xét ngay và đã được nghiên cứu cẩn thận. Xin trình để ngà i biết rằng chúng tôi cho là cần thiết phải: - Không mua phô-mai dưới quê đem lên vì quá mắc đối với chúng ta. - Mua dây thun cho quần đùi ở chỗ bán hà ng rong tại quận Mac­mut Pasa. - Mua hai trăm gam thịt bò là m cốt lết, đề nghị chặt là m đôi. - Mua thông phong đèn thì chọn cái nguyên là nh, đừng lấy cái bị nứt như lần trước. - Do giá xà bông cao quá, nước xà bông phải dùng cho hết chứ đừng phí phạm. - Nhằm tiết kiệm, cà phê phải pha lần thứ hai, đổ thêm nước sôi và o nước cà phê đặc. Tà i liệu nà y gửi tới ngà i như một thông tư để thi hà nh." - Cái gì thế nà y? - Ông giám đốc lại gầm lên. Tôi hiểu ra rằng mình đã là m hỏng một văn kiện chính thức, tương và o đó tất cả những gì chứa trong cái đầu khốn khổ của tôi đang đầy ắp các thứ hà ng hóa linh tinh. - Sao anh lại đến nỗi thế nà y? - Ông giám đốc nói tiếp. - Chính tôi cũng không biết nữa. - Thôi được, anh bị lú lấp ruột gan. Nhưng tại sao sếp của anh lại ký và o cái nà y? - Bậy thật! - Tôi kêu lên. - Giả sử rằng sếp của anh bị quáng mắt... Là m sao mà chánh văn phòng lại chuyển cái đó lên cấp khác? - Cái đó thì quá tệ! - Thôi cứ cho rằng thủ trưởng đãng trí. Nhưng phó giám đốc thì mắt để đâu? - Thật xấu hổ và nhục nhã! Giám đốc trầm ngâm. - Họ đã sơ xuất, cái đó rõ rồi. Nhưng còn tôi, là m sao mà tôi lại gửi cái thứ nhảm nhí ấy cho tổng giám đốc? - Cái đó thì thật... - Cái gì hả? - Thật là tuyệt! - Thế nếu cả tổng giám đốc cũng nhắm mắt ký và o cái “thông tư” của anh, rồi không đọc và gửi lên cho bộ trưởng? - Thế thì chúng ta chết mất! - tất cả đồng thanh kêu lên. - Lạy trời, tai qua nạn khỏi rồi! Tổng giám đốc đãng trí, lộn phong bì và gửi tà i liệu không phải cho bộ trưởng mà cho một bà quen. - ồ! - ở bưu điện do đãng trí nên phong bì để gửi cho bà ấy lại chuyển cho tôi, còn cái gửi cho ông bộ trưởng thì lẫn đi đâu mất không biết. Tới đây tất cả chúng tôi đều thở phà o nhẹ nhõm. Cảm ơn những người đãng trí! Đúng là vì họ mà trên báo chí có những thông báo thế nà y: “Nhằm mục đích tiết kiệm, đã thải hồi hai chục viên chức khỏi cơ quan như thế như thế. Thay cho họ đã tuyển và o ba trăm người có trọng trách.” Chuyện gì cũng xảy ra được cả! 14. Giận Dỗi  Quỷ tha ma bắt cô đi? Cô là m gì từ sáng đến giờ mà cơm nước tanh bà nh thế nà y. Tôi đi là m hùng hục cả ngà y, về đến nhà được cô cho ăn uống thế nà y sao? á, à , cô định không cho tôi nói hả? Tôi cứ bắt đầu lên tiếng là cô lại giở cái võ nước mắt ra chứ gì? Thà chết còn hơn lấy phải cô vợ thế nà y. Vừa gầm gừ, người chồng vừa gõ thìa và o đĩa, rồi ném khăn ăn xuống bà n, tức giận bỏ sang phòng khác sau khi đập mạnh cánh cửa. Người vợ bật khóc, lấy khăn tay chấm nước mắt rồi cũng bỏ sang phòng khác. Bữa ăn kết thúc ở đó. Người chồng và o phòng đọc, gieo mình xuống đi văng, giúi mặt và o gối. “Đúng là điên thì mới lấy vợ - anh ta nghĩ - cuộc sống gia đình mới ”ấm áp“ là m sao! Thật không còn gì để nói nữa.Vừa mới lấy vợ được mấy tháng đã muốn treo cổ tự vẫn rồi”. Mười lăm phút sau có tiếng bước chân khe khẽ ở ngoà i của phòng đọc... “Biết ngay mà . Hà nh hạ người ta, chửi rủa người ta, bây giờ lại định đến là m là nh ấy à ? Quên đi nhớ? Thà chết chứ nhất định lần nà y mình không chịu nhún!” Có tiếng kẹt cửa. Ai đó bước và o phòng, nhẹ nhà ng đi về phía đi văng. “Được rồi, cứ xin lỗi đi! Cứ khóc lóc, vật nà i đi! Tôi sẽ cho cô biết thế nà o là lễ độ. Tôi thà chết chứ nhất định không thèm đáp lời cô đâu” Người chồng giúi sâu mặt và o gối là m bộ như đang ngủ say. Nhưng xem ra đà n ông cũng yếu đuôi như đà n bà , cũng dễ mủi lòng lắm chứ. Khi thấy có một bà n tay ấm nóng đặt lên lưng. Người chồng vờ ngả sang một bên. “á à lại sắp giở cái trò ôm ấp, hôn hít ra đây mà . ôi, mình không thể cầm lòng trước sự dịu dà ng như thế nà y được! Nhưng dù sao cũng phải tha lỗi cho cô ấy. Không nên là m cô ấy quá xúc động, lo lắng khi bụng mang dạ chửa thế nà y. Chỉ dà y vò chút xíu thôi, phạt một chút xíu thôi rồi tha cho cô ấy vậy”. Người chồng nghe thấy tiếng thở dà i ngay bên tai mình và cảm nhận được một bà n tay nhỏ bé đang chạm và o vai và cổ. “Đây là lần cuối cùng mình tha thứ cho cô ấy. Dà y vò cô ấy thế là đủ rồi. Thực ra mình cũng có lỗi trong chuyện nà y. Chỉ vì một chuyện vớ vẩn mà mình đã là m ầm lên rồi...” - Thôi được rồi, anh không giận em nữa đâu, em yêu! - Người chồng quờ tay ra phía sau ôm lấy cái thân thể ấm áp ấy. - ối! Người chồng quay đầu lại, hóa ra đó là con chó Đan­ka lông xù. 15. Hạnh phúc yên ắng Khi An­drei đọc hay xem về chiến tranh, bao giờ chà ng cũng cảm thấy trong người hơi hơi thế nà o ấy. Chà ng không hoà n toà n hiểu thế nà o là anh hùng - nhưng cảm thấy bản thân chắc là không chịu nổi tra tấn, không thể che nổi lỗ châu mai, còn máy bay đang bốc cháy thì không thể lao thẳng và o xe tăng địch,... và chà ng thấy cực kỳ hạnh phúc là chiến tranh không còn, và cái chủ nghĩa anh hùng ấy không đòi hỏi ở chà ng... Khi An­drei đọc và xem về tình yêu, bao giờ chà ng cũng cảm thấy hơi buồn buồn. Chà ng không hoà n toà n hiểu được thế nà o là sự đam mê, nhưng chà ng cảm thấy rằng vì vợ, chắc chà ng cũng không lao mình xuống gầm tà u hoả, không nhảy và o ngôi nhà đang rực lửa, và thậm chí cũng không thách ai ra đấu súng. Và chà ng thấy cực kỳ hạnh phúc là thế kỷ 19 đã qua rồi, thời gi­an bây giờ là dà nh cho công việc, còn tình yêu - nhiều lắm là một giờ, và những sự hy sinh như thế chẳng ai đòi hỏi ở chà ng. Khi An­drei xem phim hiện đại hay kịch về đề tà i đạo đức, ở đó các nhân vật trong tình huống xung đột gay cấn thường thể hiện tình cảm, nghĩa vụ của mình và thực hiện những hà nh vi theo lương tâm. An­drei cảm thấy hơi là lạ. Chà ng không hoà n toà n hiểu được do đâu mà sôi sục những khát vọng như vậy, và tại sao nhân vật lại đặt quyền lợi của xã hội cao hơn lợi ích bản thân, và nhiều thứ khác chà ng cũng cảm thấy không thật. Bản thân An­drei vì một lý do nà o đó, chắc là sẽ không hy sinh vị trí của mình, vì đồng nghiệp, bạn bè sẽ không nhân nhượng một cái gì cơ bản của mình cả... Và chà ng sung sướng là ở văn phòng nơi chà ng là m việc lâu nay mọi cái đều im ắng và lặng lẽ. Và An­drei hạnh phúc - ngần ấy niềm vui số phận đã tặng chà ng! Thì chà ng cũng đã giữ để không gây đau khổ cho những người thân, không từ chối bố thí cho những kẻ bị đói, không phải chống trả bọn côn đò ở những góc phố tối tăm - đã giữ để luôn là thà nh viên tốt, trung thực và đáng kính của xã hội. Và chà ng sung sướng vì mỗi năm sống yên lặng và vì thế chà ng mút chúng như ngồi mút xương gà , xếp chúng lại như xếp những tấm ảnh và o al­bum, để có cái mà hồi tưởng... Đấy là An­drei, con người hạnh phúc, một trong số khá nhiều những con người sung sướng vì cuộc đời trôi qua không có những nỗi lo, không xúc động. Còn nếu bỗng nhiên thoáng thấy tiếc là không được trải qua tất cả, muốn nếm thử các cảm xúc, thì chỉ việc khẽ ấn nút một cái, chà ng sẽ được tiếp xúc với tình yêu và lòng dũng cảm trên vô tuyến; và khi đã sợ hết hồn những thứ vừa trông thấy, chà ng lại quay lại cuộc sống phẳng lặng, chà ng cảm tạ số phận đã dà nh cho mình một hạnh phúc yên ắng. 16. Hết hạn sử dụng  Anh ta chạy bổ đến nhà tôi và ngồi thụp xuống ghế, im lặng, thẫn thờ. - Có chuyện gì mà cậu thất sắc như ma là m vậy? - Tôi lo lắng hỏi - Thật là khủng khiếp? Khủng khiếp quá! - Nhưng mà chuyện khủng khiếp ấy là gì mới được chứ? - Cậu biết không, giữa ban ngà y ban mặt mình đã đánh mất một ý tưởng! Tôi thấy thương anh ta quá. Bạn tôi đâu phải người có quá nhiều ý tưởng để mà đánh mất cơ chứ. Rõ khổ? - Mình giận lắm, cậu biết không? Bởi vì ý tưởng đó mình đã được một anh bạn cực kỳ thông thái tặng cho và o ngà y sinh nhật của mình. - Quà tặng sinh nhật cơ à ? Lâu thế rồi mà cậu vẫn còn giữ được ư? - Phải chia tay với món quà quý giá đó mình thấy tiếc vô cùng. Khi ý tưởng đó còn ở trong đầu mình thì nó là của mình, chỉ là của riêng mình thôi. Nhưng khi đã chia xẻ với ai đó thì nó đương nhiên là sẽ không còn thuộc quyền sở hữu của mình nữa nên mình giữ kín lắm. - Thế cậu đã đi báo công an chưa? Biết đâu có ai đó tìm thấy ý tưởng đó và sẽ trả lại cho cậu? - Đấy có phải đồ vật đâu mà trả lại? ý tưởng ấy mà và o tay ai thì nghiễm nhiên trở thà nh ý tưởng của người ấy chứ đâu còn là của tớ nữa mà cậu nói chuyện trả lại. Thấy anh ta nói có lý tôi cũng không muốn tranh luận gì nữa. Hai chúng tôi ngồi im lặng hồi lâu bỗng anh ta hét toáng lên: - Tớ có một ý tưởng? - Sao cơ? Cậu tìm thấy ý tưởng của cậu rồi à ? - Tôi mừng rõ hỏi - Không, tớ có một ý tưởng về việc ý tưởng bị đánh mất cơ. Cần phải đăng một mẩu tin trên báo với nội dung: “Ông X có một ý tưởng bị đánh mất ở... và o hồi... Nay xin thông báo là ý tưởng đó không còn hiệu lực, đã hết hạn sử dụngâ€�. Cậu thấy có được không? Giống như người ta vẫn thông báo về giấy tờ bị thất lạc để những ai nhặt không được sử dụng ấy, cậu có hiểu không? Tôi chưa kịp trả lời thì anh ta đã chạy vụt đi nhanh như một mũi tên. Ngà y hôm sau trên báo xuất hiện mẩu tin với nội dung “hết hạn sử dụng, không còn hiệu lựcâ€� và anh bạn tôi thở phà o nhẹ nhõm và bình tâm trở lại. Còn tôi thì thở dà i và nghĩ thầm: “Thế nếu ý tưởng bị đánh mất ấy thực sự là một ý tưởng xuất chúng thì sao nhỉ?â€� 17. Hội Nghị Các Nhà Giải Phẫu  Hội nghị quốc tế các nhà giải phẫu lần nà y được tiến hà nh ở thà nh phố Luy­blitx. Nó mang một ý nghĩa quan trọng. Hội nghị lần thứ mười đã thu hútđuợc sự chú ý của các nhà giải phẫu nổi tiếng nhất trên thế giới và hoá ra là một hội nghị có đông người dự nhất. Tham dự hội nghị còn có phóng viên báo chí của tất cả các nước, mặc dù đấy không phải là một sự kiện trọng đại, như một trận đấu bóng đá hoặc một cuộc họp báo để cho một nữ minh tinh mà n bạc - tóc đen hay tóc hung - phô diễn quần áo của mình. Các nhà giải phẫu cự phách nhất của hai mươi ba quốc gia đem tới hội nghị những báo cáo khoa học. Trong số họ có những người tà i nghệ cao cường đến mức ngay cả việc tách rời từng bộ phận cơ thể con người rồi ghép lại như cũ - như thể tháo lắp chiếc đồng hồ hay khẩu súng trường tự động - cũng chả là điều gì ghê gớm đối với họ cả. Bởi vì vậy mà báo chí khắp thế giới, sau phần thông báo về những mẫu quần áo tắm phụ nữ mới nhất, về kết quả các trận đấu bóng đá tranh giải vô địch quốc gia và về những tội ác khủng khiếp nhất, đã cho là cần thiết phải chạy mấy dòng về hội nghị các nhà giải phẫu. Ngà y đầu tiên được dà nh cho các thủ tục khai mạc hội nghị. Hôm sau, tại phiên họp toà n thể, đại biểu bắt đầu nghe các bản tham luận. Sang ngà y thứ ba bắt đầu phần thảo luận. Bác sĩ C.Klaze­man, nhà giải phẫu Mỹ nổi tiếng, bước lên diễn đà n cùng một người giúp việc. Các phóng viên thông tấn, báo chí vội vã rút bút và sổ tay ra. Các nhà giải phẫu ngồi kín phòng họp, đeo ống nghe và o, chuẩn bị nghe diễn giả nói. Cố nhiên, mỗi người sẽ chọn trong 4 ngôn ngữ châu Âu thứ nà o mình thông thạo nhất. - Thưa các đồng nghiệp kính mến! - Bác sĩ C.Klaze­man bắt đầu - Tôi xin chia sẻ với các đại biểu dự hội nghị lần thứ mười những suy nghĩ về ca giải phẫu thú vị nhất của tôi sau suốt 35 năm thực hà nh giải phẫu. Ai cũng biết rằng cho đến nay chưa có một nhà giải phẫu nà o thà nh công trong việc thay đổi vân ngón tay cả. Lịch sử y học chưa hề biết đến một thí nghiệm tương tự vì vậy nó không hề được ghi thà nh văn. Khá nhiều lần chúng tôi đã lột lớp da ngón tay nhưng lớp da mới mọc ra vẫn như cũ. Vì vậy mà cảnh sát không gặp khó khăn trong việc lùng bắt bọn trộm cướp, giết người. Trong ca giải phẫu mới nhất, tôi đã thà nh công trong việc thay đổi lớp vân tay. Trước mắt các ngà i là một trong những thương gia lừng danh nhất nước Mỹ - Mr Thomas - vua thụ tinh nhân tạo. Biệt danh của ông là “Jack, kẻ đập vỡ quai hà m”. Ông ta đã hiện diện trong hồ sơ lưu trữ của Cục Điều tra liên bang trong cái biệt danh nà y. Trong suốt mười năm trời cảnh sát ra công truy lùng tay bẻ khóa lão luyện nà y mà đà nh uổng công. Lý do chỉ là vì sau mỗi vụ trời tôi lại tiến hà nh một cuộc giải phẫu thay vân tay cho Mr Thomas, tức “Jack, kẻ đập vỡ quai hà m”. Tôi xin cam đoan với các bạn rằng phẫu thuật thay vân tay không chỉ khó khăn nhất mà còn có lợi nhất, bởi vì cái việc được chia đôi số của cải các tay trộm chôm được trong két đâu phải là dở gì. Bây giờ tôi xin chiếu cho quý vị coi những cảnh phim giới thiệu phần kỹ thuật của ca mổ. Tất cả các nhà giải phẫu có mặt trong phòng đều nhất trí công nhận đồng nghiệp người Mỹ quả là chuyên gia cự phách nhất trong lĩnh vực mổ xẻ. Song bản tham luận của nhà giải phẫu người Anh tiếp theo liền đồng nghiệp người Mỹ đã là m cho mọi người phải thay đổi ý kiến của mình. Mr B. Lains bước lên diễn đà n cùng một người nữa, bắt đầu: - Thưa các đồng nghiệp rất kính mến! Tôi xin kể cho các bạn nghe một phẫu thuật đáng được coi là phức tạp nhất và đáng chú ý nhất trong lịch sử y học của nhân loại. Các bạn thấy đấy, bên cạnh tôi là vị hạ sĩ quan anh hùng Mechew, trong thế chiến thứ hai đã từng hạ sát được 26 lính giặc. Song chẳng may một mảnh lựu đạn địch đã tiện đứt đầu ông... Với thứ keo đặc chế của mình, tôi đã gắn được chiếc đầu đứt lìa đó và o cổ, trông nó thậm chí còn đẹp hơn trước ấy. Nay thì đến bom nguyên tử cũng chẳng là m cho nó rời ra được nữa. Bây giờ tôi xin “bật mí” cách pha chế chất keo nà y. Sự kinh ngạc của những người tham dự hội nghị đã lên đến tột đỉnh. Tất cả đều tin chắc rằng sẽ không còn được nghe bản tham luận nà o thú vị hơn nữa. Nhưng diễn giả kế đó - một bác học Pháp - đã buộc họ phải thay đổi ý kiến nà y: Ông ta bước lên diễn đà n cùng một mỹ nhân tóc và ng bận bộ đồ tắm. Vừa nhác trông thấy nà ng, các vị đại biểu có tuổi đã lập tức nhấp nhỏm trên ghế. - Thưa các đồng nghiệp vô cùng kính mến! - Nhà giải phẫu Pháp lên tiếng. - Tôi muốn kể cho các bạn hay về một phẩu thuật chỉnh hình khác thường. Tôi hy vọng các bạn sẽ đánh giá đúng mức thà nh công của tôi nếu tôi nói cho các bạn biết rằng người đẹp tóc và ng vừa tạo ra những phản ứng dữ dội trong phòng nà y chính là bà mẹ vợ đã 65 tuổi của tôi. Sau đó diễn giả còn thông báo thêm một số chi tiết nữa: ông đã thực hiện phẫu thuật với bà mẹ vợ là cốt để trả thù người vợ đã phụ bạc ông; sau khi biến bà mẹ vợ thà nh một thiếu phụ trẻ đẹp, ông đã “bắt bồ” với bà ta. Nhà bác học Pháp kết thúc bản tham luận của mình bằng phần trình bà y cơ sở khoa học của phát minh kỳ diệu nà y. Các diễn giả nối nhau lên diễn đà n, người nà o cũng công bố công trình nà o đó kỳ lạ. Chẳng hạn như nhà giải phẫu Đức tuyên bố: - Cái chết đối với một con người không có nghĩa là sự ngưng hoạt động của tất cả các bộ phận. ở người chết vì chứng nhồi máu, cố nhiên là tim không thể là m việc được nữa, nhưng các bộ phận khác vẫn hoạt động như thường. ở người chết vì bệnh lao, chỉ có buồng phổi là ngưng hoạt động. Theo tôi, sau khi tim hoặc phổi đã ngưng hoạt động, cái chết vẫn chưa hiện diện... Từ các bộ phận không bị hư hại của người chết, tôi đã tạo ra những con người mới. Đây - nhà giải phẫu Đức chỉ và o một chà ng trai đầy sinh lực, có thân hình của thần Apolon. - Trước mắt các bạn là một con người mà đôi chân vốn là của một lực sĩ đã chết vì chứng viêm ruột thừa và thân thì của một đô vật đã chết vì chứng hoại thư, còn đầu thì của một bệnh nhân lao phổi. Những người có mặt ở hội nghị cho rằng nếu hôm sau nhà giải phẫu Nhật không đưa ra được phát minh lạ thường nà o thì ca giải phẫu cuả vị bác sĩ Gwyn­ter người Đức, tạo ra con người mới từ các bộ phận không bị hư hại của người chết, xứng đáng được coi là đặc sắc nhất trong tất cả các công trình được công bố tại hội nghị. Nhưng nhà giải phẫu người Nhật Hi­mi Siya­ma còn là m cho cử toạ sửng sốt hơn nữa. Chỉ và o một người đang đứng kế bên, ông nói: - Đây là một người Nhật, do bị thọt chân nên không được gọi và o lính trong thế chiến thứ hai! Không đủ sức mang mãi vết thương tinh thần trầm trọng đến như thế, ông ta đã mổ bụng tự sát, kết quả là ruột bị rứt ra khỏi khoang bụng... Đã đến ngà y cuối cùng của hội nghị. Các diễn giả gắng sức vượt trội nhau bằng những tham luận cà ng về sau cà ng gây kinh ngạc hơn. Riêng có một tay bác sĩ cứ ngồi yên nghe các đồng nghiệp của mình báo cáo. Tất cả những người tham dự hội nghị đều đã lên tiếng. Ngà i chủ toạ bèn quay về phía đại biểu cứ nín thinh đó mà nói: - Thưa ngà i, lẽ nà o ngà i không có ý định kể cho hội nghị nghe chút gì về các phẫu thuật của ngà i hay sao?... - Có chứ ạ, song chẳng biết việc là m của tôi có đáng để cho quý vị lưu tâm không? Trong phòng vang lên những tiếng nói: - Có, có! Chúng tôi muốn nghe ông phát biểu! - Tất cả đại biểu đều phải có tham luận... Tay bác sĩ được khích lệ dữ quá, bèn bước lên diễn đà n. Ông ta nói: - Thôi được, quý vị đã muốn thì tôi xin trình bà y ca mổ cắt ami­dal của tôi. Tiếng cười vang lên trong phòng: khéo nói chuyện tà o lao sau ngần ấy tham luận kinh thiên động địa! Tiếng cười là m mếch lòng diễn giả: - Thưa quý vị! Vì khiêm tốn nên tôi đã là m giảm bớt ý nghĩa phẫu thuật của mình. Nhưng tôi không thể chịu được sự nhạo báng. Vừa mới nghe đến ami­dal là quý vị đã cười ầm lên rồi. Tiếng cười trong phòng cà ng rộ lên: - Trò nhảm nhí chứ phẫu thuật cái gì! - Tôi thì chả thèm động tay và o cái thứ phẫu thuật đó! - Một nhà giải phẫu mà nhắc đến ba cái trò nhăng nhít đó thì thật là đáng xấu hổ! Những tiếng la ó từ tứ phía đó cà ng là m cho diễn giả nổi sùng lên: - Thế quý vị có biết cái người được tôi cắt ami­dal cho là ai không nà o? - Thì cứ cho rằng ông là Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đi! Liệu điều đó có liên quan gì tới phẫu thuật nà o? Diễn giả mặt đỏ gay: - Người được tôi tiến hà nh phẫu thuật là một nhà báo. Các đại biểu dự hội nghị cười sặc suạ: - Nhà báo, thương gia, viên chức hay người lính chăng nữa thì có gì khác nhau nà o? Diễn giả giơ tay lên: - Yên lặng cho! Vâng, thưa quý vị, chẳng có gì khác nhau cả. Nhưng lúc đó ở nước chúng tôi vừa ban hà nh Luật Báo chí mà . Nhà báo không tà i nà o mở miệng ra được nên buộc tôi phải cắt ami­dal cho anh ta qua đường... hậu môn! Nụ cười biến khỏi khuôn mặt các đại biểu dự hội nghị. Thế và o đó là niềm kính trọng sâu xa đối với diễn giả. Tiếng vỗ tay dậy lên như sấm. Toà n thể những người tham gia Hội nghị quốc tế các nhà giải phẫu lần thứ X đã nhất trí công nhận phẫu thuật cắt ami­dal nà y là sự kiện đặc sắc nhất trong lịch sử y học./. 18. Hỏng Việc  Tôi muốn khóc, khóc thật to, hoặc gà o lên cho nhẹ bớt cõi lòng. Hôm ấy là một ngà y tuyệt đẹp. Tôi ăn vận thật sang trọng, tóc trải bóng mượt, xịt nước hoa thơm lừng, tóm lại hà o hoa như Đông Joăng để đến gặp nà ng. Nà ng sống ở nhà nghỉ tại Xacônhi­ki. Nà ng trẻ trung, xinh đẹp, có một món hồi môn là 30.000 đồng và ng, nà ng có học đôi chút và yêu tôi, một nhà văn quèn, yêu kinh khủng, với một tình yêu hết sức dịu dà ng. Khi đến Xacônhi­ki tôi bắt gặp nà ng ngồi trên chiếc ghế quen thuộc của chúng tôi dưới hà ng thông mọc thẳng tắp. Thoáng nhìn thấy tôi nà ng đứng dậy, nét mặt rạng rỡ: - Chà ng thật tệ? - nà ng cất lời - vì sao chà ng lại có thể đến muộn như vậy? Chà ng biết là em rất buồn và mong chà ng kia mà . Chà ng thật là ... Tôi hôn bà n tay thon thả của nà ng rồi vội vã ngồi xuống ghế cạnh nà ng. Lòng tôi rạo rực, xốn xang có cảm giác trái tim tôi đập loạn nhịp và muốn vỡ tung ra... Có gì là lạ đâu cơ chứ? Hôm nay tôi đến đây là để quyết định số phận của mình mà . Cuộc đời tôi từ ngà y mai sẽ ra sao hoà n toà n phụ thuộc và o cuộc gặp gỡ chiều hôm nay. Tiết trời thật đẹp, nhưng tôi đâu có tâm trí nà o mà để ý đến thời tiết cơ chứ! Thậm chí tôi còn không nghe thấy cả tiếng chim hoạ mi hót líu lo trên cao. Sao chà ng cứ im lặng mãi thế - Âu yếm nhìn tôi, nà ng khẽ hỏi. ừ, tại vì trời hôm nay đẹp quá! Thế... mẹ em hôm nay có được khoẻ không? Cám ơn chà ng, bà vẫn khoẻ. Em biết không, Var­vara Petrôpna, tôi muốn nói với em rằng... hôm nay tôi đến đây để nói với em rằng:.. suốt bao tháng qua tôi đã im lặng như một thằng ngốc... còn bây giờ đây tôi nghĩ mình không thể im lặng thêm được nữa. Varia e lệ nhìn xuống đất, những ngón tay của nà ng run run vuốt ve bông hoa nhỏ. Chắc nà ng cũng đoán được là tôi định nói gì. Tôi im lặng giây lâu rồi nói tiếp: - Chính tôi cũng không hiểu nổi vì sao mình lại có thể im lặng được lâu như vậy... Nhưng dù có rụt rè, có nhút nhát đến đâu đi chăng nữa thì cũng đến lúc tôi phải thú thật với em rằng... Có thể em sẽ giận tôi, sẽ trách cứ tôi nhưng... Tôi dừng lại một phút, cố gắng chọn những từ thích hợp. “Hãy nói đi chà ng - đôi mắt nà ng như giục dã - sao chà ng cứ ấp a ấp úng mãi thế?” - Chắc hẳn em cũng đoán được rằng tại sao chiều nà o tôi cũng đến đây và là m vướng mắt em... Là m sao một con người nhạy cảm như em lại không đoán được cơ chứ? Có lẽ từ lâu rồi... em đã cảm nhận được tình cảm mà tôi dà nh cho em, đúng không Var­vara Petrôpna? Varia cúi đầu xuống thấp hơn nữa, những ngón tay nà ng xoắn lấy nhau - Var­vara Petrốp­na! - Chà ng gọi em à ? - Tôi... Tôi... thật sự không biết phải diễn đạt tình cảm của mình như thế nà o đây? Tôi... yêu em. Vâng, tôi yêu em nhiều lắm. Chỉ có mấy từ ấy thôi mà mãi tôi không thốt được thà nh lời... Tôi yêu em... biết nói thế nà o cho em hiểu được những tình cảm mà tôi dà nh cho em bây giờ? Xin em hãy tìm tất cả những lời tỏ tình nồng nà n nhất, những lời thề son sắt nhất trong những trang tiểu thuyết tình yêu lãng mạn nhất có trên đời nà y, vâng, tất cả những thứ đó cộng lại sẽ là những gì đang dâng lên nghẹn ngà o trái tim tôi lúc nà y. Var­vara Petrốp­na, tại sao em lại không nói gì thế? - Chà ng bảo sao cơ ạ? - Chẳng lẽ em lại từ chối tình yêu của tôi? Varia ngẩng đầu lên và mỉm cười với tôi. “Trời ơi, nhìn đôi môi nà ng kìa, nà ng như muốn nói với tôi: ”Em đồng ý!". Tôi cầm lấy đôi tay tuyệt đẹp của nà ng mà hôn say đắm. Nà ng đẹp quá! Trong lúc tôi âu yếm đôi bà n tay nà ng, nà ng ngả mái đầu xinh xắn của mình và o ngực tôi. Lần đầu tiên tôi chợt nhận ra rằng nà ng có một mái tóc bồng bềnh rất dễ thương. Tôi hôn lên mái tóc thơm nồng ấy mà trong lồng ngực thấy ấm áp lạ kỳ, cứ như thể có một chiếc ấm Xamôva nóng hôi hổi đang ở trong đó vậy. Varia ngước mặt lên nhìn tôi. Không biết phải là m gì hơn tôi đặt lên môi nà ng một nụ hôn nồng ấm. Và o đúng lúc nà ng đã nằm trọn trong vòng tay tôi, lúc mà 30.000 đồng và ng sắp sửa thuộc về tôi, vâng và o cái giây phút mà tôi sắp là m chủ tương lai sáng lạn, có vợ đẹp, tiền đầy túi, sự nghiệp hứa hẹn rộng mở thì không hiểu sao tôi lại lỡ lời... Tôi bỗng muốn khoe mẽ, phô trương trước mặt nà ng. Đến tận bây giờ tôi vẫn không hiểu được lúc ấy thực ra mình muốn cái gì nữa. - Var­vara Pêtrốp­na - sau nụ hôn đầu tiên tôi nói - Trước khi ngỏ lời cầu hôn chính thức với em tôi thấy mình có trách nhiệm cao cả là phải tâm sự thẳng thắn với em một số điều. Tôi sẽ nói ngắn gọn thế nà y... Var­vara, em có biết tôi là một người như thế nà o không? Đúng, tôi là một con người trung thực, một con người cần cù. Tôi là một con người kiêu hãnh? Tôi sẽ có một sự nghiệp của mình... nhưng tôi... tôi rất nghèo. Tôi không có gì hết. - Em biết, - nà ng nói, - nhưng có nhiều tiền không chắc đã có hạnh phúc. - Đúng. Nà o tôi có định nói về chuyện tiền bạc đâu. Tôi đâu có hổ thẹn vì sự nghèo khó của mình Những cô pếch mà tôi kiếm được từ những tập bản thảo của mình không bao giờ tôi đổi lấy tiền trăm, bạc vạn mà người khác... - Em hiểu mà ... - Tôi đã quen với sự túng bấn, đối với tôi nó không hề đáng sợ. Tôi có thể nhịn đói cả tuần... Nhưng còn em, liệu em có thể đi được hai bước mà không có xe ngựa không? Có thể không sắm những chiếc váy áo mới không? Có thể và i ngà y chỉ ăn bánh mỳ và uống nước lã xuông không? Em đã quen ném tiền qua cửa sổ mà không hề thấy tiếc. Vậy liệu em có thể vì tôi mà hy sinh hết những sung sướng, tiện nghi mà bấy lâu nay em đã quen không? - Nhưng em có của hồi môn, em có một khoản tiền kha khá mà . - Mấy chục ngà n ấy thì có ý nghĩa gì? Với số tiền ấy liệu chúng ta sẽ sống được mấy năm? Rồi sau đó thì sao? Là sự thiếu thốn, túng quẫn. Rồi những giọt nước mắt, những nếp nhăn, những sợi tóc bạc sẽ nhanh chóng xuất hiện. Hãy tin tôi, tôi biết tôi đang nói gì mà . Để đấu tranh với sự đói nghèo con người cần phải có một nghị lực phi thường mà không phải ai cũng có được. “Ôi tôi đang nói năng luyên thuyên cái gì thế không biết!” - Tôi dừng lại giây lát, rồi tiếp tục thao thao bất tuyệt: “Tôi xin em hãy suy nghĩ cho thật chín chắn trước khi quyết định gắn bó cả cuộc đời với tôi. Nếu em có được cái nghị lực ấy thì hãy đi theo tôi, bằng không hãy từ chối lời cầu hôn của tôi khi còn chưa muộn. Thà rằng tôi mất em còn hơn phải chứng kiến cảnh em sống cực khổ. Một trăm rúp nhuận bút mà hà ng tháng tôi nhận được không đủ cho em tiêu vặt. Em hãy nghĩ kỹ trước khi đã quá muộn.” - Nhưng em có của hồi môn mà ? - Là bao nhiêu tiền nà o? Hai mươi ngà n? Ba mươi ngà n ư? Hay là một triệu? Tôi là một con người tự trọng, là m sao tôi có thể tiêu tiền bố mẹ cho em được. Không, không đời nà o? Tôi đứng bật dậy, đi vòng quanh chiếc ghế. Var­vara đăm chiêu suy nghĩ. Tôi hân hoan ra mặt. Rõ rà ng là nà ng phải rất kính trọng tôi thì những tâm sự của tôi về lòng tự trọng mới khiến nà ng đăm chiêu, tư lự đến thế. - Em hãy quyết định đi, một đằng là có tôi và mất tất cả, một đằng là không có tôi nhưng em sẽ có một cuộc sống già u sang, hạnh phúc. Liệu em có đủ nghị lực vứt bỏ tất cả? Tôi đã luyên thuyên như thế rất lâu. Hình như cà ng nói tôi cà ng hăng thì phải. Khi lảm nhảm những điều vớ vẩn ấy, người tôi như bị tách là m hai. Một nửa thì suy nghĩ như những điều tôi nói, nửa kia lại ngạo nghễ: “30.000 đồng và ng thì tiêu đến bao giờ mới hết đây?” Varia kiên nhẫn nghe tôi nói, cuối cùng nà ng đứng dậy, nắm lấy tay tôi và nói: - Cám ơn chà ng - giọng nà ng run run là m tôi thấy ớn lạnh. Tôi nhìn và o đôi mắt ngấn lệ của nà ng. Hai má nà ng cũng đã ướt nhòa nước mắt. - Cám ơn chà ng vì sự chân thật của chà ng. Chà ng đã thật cao thượng khi nói thật những điều đó với em. Đúng là em rất yếu đuối... Em sẽ không thể chịu nổi những khó khăn như thế... Chà ng nói đúng. Em với anh không không thể nên vợ nên chồng được.... Rồi nà ng khóc rưng rức. Tóc tôi dựng ngược cả lên. Tôi luôn cảm thấy khó ở mỗi khi nhìn thấy đà n bà khóc. Trong khi tôi đang loay hoay không biết phải xử trí thế nà o thì nà ng lấy khăn tay thấm khô nước mắt và nói: - Chà ng nói đúng. Nếu em nhận lời lấy chà ng tức là em lừa dối chà ng. Em là con gái cà nh và ng, lá ngọc, yếu đuối lắm. Em không thể là m vợ của một người như chà ng. Cả đời em đã quen ăn sung, mặc sướng, ra đường một bước là có xe đưa, xe rước , bữa nà o cũng ăn sơn hà o, hải vị. Chưa bao giờ biết đến món súp suông... Rồi váy áo thời trang nữa chứ. Mà chà ng thì lấy đâu ra tiền... Xin vĩnh biệt? Em thật không xứng với chà ng. Vĩnh biệt! Nói xong những lời ấy nà ng quay gót và o nhà . Còn tôi cứ đứng trân trân nhìn theo bóng nà ng. Đầu óc tôi trống rỗng, tôi bỗng thấy mặt đất dưới chân mình chao đảo. Khi bình tâm trở lại và biết được là mình đang ở đâu và vừa tuôn ra những lời ngớ ngẩn gì thì không còn thấy bóng nà ng đâu nữa. Tôi muộn hét lên thật to: “Xin em hãy quay trở lại?”, nhưng đã quá muộn. Ba ngà y sau tôi trở lại nhà nà ng. Mọi người nói cho tôi biết rằng nà ng không được khoẻ và dự định đến Sang Pe­ter­burg thăm bà nội cùng cha nà ng. Giờ đây nằm trên giường, tôi tự đấm ngực mình thùm thụp. Trái tim tôi như bị ai đó cà o xây xước. Bạn đọc ơi, là m thế nà o để thay đổi tình thế được bây giờ? Là m thế nà o để lấy lại những điều đã trót nói ra? Tôi sẽ phải thanh minh với nà ng ra sao đây? Thực sự là tôi không biết mình phải là m gì bây giờ. Chỉ vì khoe mẽ vớ vẩn mà tôi đã là m hỏng việc lớn. Rõ là ngớ ngẩn! 19. Lãng mạn pháp luật Lời nói đầu  Nói đến pháp luật, ta thường nghĩ ngay đến những cái gì nghiêm túc, hiện thực, liên quan đến việc điều chỉnh các hà nh vi, cái mối quan hệ của con người trong xã hội bằng các quy phạm pháp luật cụ thể, rõ rà ng, dứt khoát, nhằm xác lập một trật tự. Ã�t ai hình dung rằng pháp luật cũng như bao lĩnh vực khác, có hiện thực và có cả lãng mạn. So với các lĩnh vực khác thì pháp luật là lĩnh vực chứa nhiều nhân tố triết lý tiềm ẩn của sự lãng mạn hơn. Bởi lẽ, pháp luật là cái hữu hạn, tĩnh tại. Cuộc đời là cái vô hạn và luôn vận động. Đem cái hữu hạn trùm lên cái vô hạn, đem cái tĩnh tại trùm lên cái vận động đã là việc là m lãng mạn rồi. Sự lãng mạn của pháp luật bắt nguồn từ bản chất của chính nó. Dù cố gắng đến đâu thì con người cũng không thể điều chỉnh sự vô hạn của thực tiễn bằng những quy phạm pháp luật chứa trong một số hữu hạn các văn bản. Hơn nữa, thực tiễn biến động hà ng ngà y hà ng giờ, còn các quy phạm pháp luật thì lại đòi hỏi phải ổn định, cho nên chỉ một thoáng là cái vận động thoát ra khỏi cái tĩnh tại, có khi nó thoát đi khá xa. Lúc bấy giờ pháp luật như tấm chăn nhỏ phủ trên mình đứa trẻ khổng lồ nhưng lại phủ ra chỗ trống không. Sự lãng mạn đã sinh ra từ đấy. Tuy pháp luật không thể phủ kín hiện thực đời sống nhưng nhân loại vẫn phải dùng pháp luật để điều chỉnh và ổn định các quan hệ xã hội vì nhân loại chưa tìm ra cách gì tốt hơn là dùng pháp luật. Lịch sử đã từng xuất hiện thuyết nhân trị và thuyết pháp trị. Thuyết nhân trị của Khổng Tử thì cho rằng: “cai trị không cần tới pháp luậtâ€� mà chỉ dựa và o lễ, nhạc để giáo hóa con người tu thân, biết nghĩa vụ của mình mà là m, từ đó xã hội tất yếu sẽ có trật tự. Còn thuyết pháp trị mà tiêu biểu là Hà n Phi Tử thì cho rằng: “Lễ, nhạc không đủ uốn nắn mà phải dùng hình pháp để đưa con người về chính đạoâ€�. Ngà y nay, nhân loại đã dung hòa, dùng kết hợp cả hai học thuyết trên: Vừa dùng pháp luật để răn đe, vừa tăng cường giáo dục để con người có tâm là m điều thiện, nhân nghĩa, là m tốt phận sự của mình ở mọi lúc, mọi nơi, kể cả những nơi mà pháp luật không thể hiện diện để điều chỉnh. Chúng ta cần hiểu rõ pháp luật và hiểu được sự giới hạn của pháp luật để từ đó sử dụng tốt công cụ pháp luật trong việc xây dựng xã hội mới. Coi thường hoặc thần thánh hóa công cụ pháp luật đều là sai lầm. Lãng mạn pháp luật là sự tập hợp những câu chuyện nằm ngoà i pháp luật, có phần hư cấu bay bổng, được viết và biên soạn dựa trên các câu chuyện cổ chứa đựng rất ít hiện thực sẽ phần nà o giúp cho bạn đọc hiểu được sự giới hạn của pháp luật và rút ra cho mình những bà i học bổ ích. Ã�t nhất, “Lãng mạn pháp luậtâ€� cũng giúp các bạn có những chuyện vui giải trí trong lúc “trà dư tửu hậuâ€�. Qua mỗi câu chuyện, có nhiều quan điểm khác nhau. Lời bà n của tôi chỉ là một trong vô số quan điểm đó. Tôi mạnh dạn đưa ra quan điểm cá nhân của mình qua mỗi lời bà n sau từng câu chuyện, vì tin rằng bạn đọc sẽ cảm thông được cho tôi trên tinh thần dân chủ: “Tôi không đồng ý với quan điểm của anh nhưng tôi thề rằng bảo vệ đến chết cho anh được cái quyền phát biểu quan điểm ấyâ€� (Jean Jacques Rousseau). Một số câu chuyện tôi để ngỏ lời bà n cho bạn đọc. Mặc dù hết sức cố gắng nhưng thiếu sót là không tránh khỏi. Tôi mong nhận được sự góp ý của bạn đọc. 20. Một nghề đặc biệt  Va­sia vừa kiếm được một công việc hết sức thú vị. Thú vị ở chỗ hà ng ngà y Va­sia có cà ng ít việc bao nhiêu lại cà ng tốt bấy nhiêu. Hà ng ngà y Va­sia đi là m đều đặn. Tức là đi đến cơ quan đều đặn, nhưng chẳng là m gì cả vì không có việc. Thậm chí hà ng tháng trời cũng không có việc. ấy thế nhưng Va­sia vẫn được lĩnh lương đều đặn. Hai kỳ mỗi tháng. Công việc của Va­sia sướng thế đấy. Chắc hẳn các bạn sẽ nói: “Lạ gì những kẻ ăn bám như vậy. Sáng cắp ô đi tối cắp ô về, lương thì vẫn nhận đủ nhưng ngồi chơi xơi nước cả ngà y’’. ấy chết, xin quý vị chớ có nặng lời với Va­sia. Nếu có việc nhất định Va­sia sẽ sẵn sà ng xả thân, lăn lộn. Nhưng hiềm một nỗi niềm hạnh phúc tối cao trong nghề của Va­sia lại là khi không có việc để là m. Suốt cả ngà y Va­sia ngồi ở cơ quan và chờ đợi. Không phải anh ngồi chờ công việc mà là chờ và cồn cà o hy vọng rằng sẽ không có việc. Đương nhiên chuyện ngồi chơi xơi nước chẳng hay ho gì. Nhưng quý vị biết không nếu giả sử như có việc thì còn tồi tệ và kinh khủng hơn nhiều. Bởi vì ngồi đợi cả ngà y không có việc nên đêm đến Va­sia thường hay mơ thấy anh đang là m việc hăng hái với toà n bộ sức lực và ý chí của tuổi trẻ. Trong mơ Va­sia thấy rõ tay anh thao tác thuần thục từng công đoạn của công việc, chân thì chạy băng băng có lẽ chẳng kém gì vận động viên điền kinh, nhờ vậy mà mọi việc đã được hoà n tất nhanh chóng và tốt đẹp. Tất cả mọi người phấn khởi bắt tay cám ơn anh, cám ơn công việc cần thiết và đầy ý nghĩa của anh và các đồng nghiệp. Thế nhưng khi Va­sia tỉnh giấc thì anh lại phải đối diện với một thực tế là không có việc. Va­sia thấy chạnh lòng vì đó chỉ là những giấc mơ. Nhưng đồng thời anh cũng thấy vô cùng hạnh phúc vì đó chỉ là những giấc mơ mà thôi chứ không phải là hiện thực. Bởi vì công việc của Va­sia là một công việc hết sức đặc biệt. Anh ấy là lính cứu hoả. 21. Phó tiến sĩ không hữu nghị  Nếu sau nà y xuống âm phủ, chắc chắn thằng Hân và tôi cùng bị quỉ sứ cưa tay. Trong mỗi tiết toán, đứa nà o là m xong trước phải vo viên bản nháp rồi búng lên bà n trên cho thằng Bằng. Biết là m việc đó là sai trái, nhưng chúng tôi không nỡ bỏ bạn lưu ban. Tháng trước thằng Hân được xếp thứ nhất, tôi xếp thứ nhì, thằng Bằng bị xếp thứ 49. Cả lớp có 50 học sinh. Tháng sau thằng Hân và một thằng nữa đạt điểm bình quân 9,1 nên tôi bị xếp thứ ba. Đem sổ điểm về nhà , tôi bị bố mắng như tát nước và o mặt, bắt tôi viết một bản quyết tâm thư phải già nh lại vị trí thứ nhì vừa bị mất. Còn bên nhà thằng Bằng lại vui như hội. Nó được xếp thứ 44. Mẹ nó đi mua con gà về là m bữa liên hoan đứa con vừa nhích lên được năm bậc. Ngà y chủ nhật bố nó đưa nó đi chụp ảnh và xem chiếu bóng. Cả nhà thằng Bằng không ai biết rằng tháng ấy trong lớp có những bẩy thằng bị điểm bình quân 3,9 nên không thằng nà o bị xếp thứ 50. Dù sao thì hạng thứ 44 cũng đem lại niềm vui y như thật và một và i niềm vui gần như thật trong gia đình thằng Bằng. Số là một hôm thằng Bằng chạy như ma đuổi giơ cao quyển sổ liên lạc gia đình về nhà khoe với bố mẹ nó vừa được điểm 10. Chỉ cần nhìn thấy con số 10 hiếm hoi ấy, bố thằng Bằng đã nắm chặt hai tay phóng thẳng lên trời như lúc nhìn thấy Cao Cường sút tung lưới đội Công an Hà Nội trong vòng chung kết. Mẹ nó hối hả đi chợ. Lại một con gà chết oan, vì cái điểm 10 ấy là điểm 10 thể dục. Hôm ấy có đoà n cán bộ liên ngà nh của Sở thể thao và Sở giáo dục về kiểm tra phong trà o rèn luyện thân thể của nhà trường. Chúng tôi biểu diễn rất đúng và đều 36 động tác của bà i thể dục buổi sáng. Đoà n cán bộ hết lời ca ngợi, ông hiệu trưởng sướng nở mũi hạ lệnh cho giáo viên thể dục thưởng cho mỗi đứa chúng tôi con 10 đồng hạng. Số thằng Bằng có quí nhân phù trợ. Mỗi học kỳ bố mẹ nó lại đến nhà cô giáo vặt đầu vặt tai xin cô nâng điểm để hết học kỳ II nó được lên lớp. Nó leo được lên cấp hai, bố mẹ nó cà ng phải chi nhiều phong bì cho Nhà các nhà giáo Việt Nam, ngà y Tết, ngà y Quốc khánh, ngà y Quốc tế Phụ nữ, vì mỗi lớp có nhiều thầy cô, mỗi thầy cô chỉ dạy một hai môn và mỗi lớp lại có một giáo viên chủ nhiệm. Thằng Bằng đã kém về toán, còn về văn nó cũng chẳng hơn cái tà i là m toán. Thầy giáo hỏi về gia đình cô Kiều, nó ấp úng trả lời: “Bố cô Kiều lúc ở nhà tên là Vương Ông, lúc ra là m quan dân là ng gọi là Vương Quan.”!!! Tả một buổi đi tuần hà nh cổ động cho đại hội hợp tác xã, nó viết rất nghiêm chỉnh những gì tai nghe mắt thấy: “Chúng tôi đánh trống ếch, vừa đi vừa hô khẩu hiệu ầm là ng, đi đến đâu chó cắn đến đấy. Được một vòng chúng tôi giải tán, ông chủ nhiệm bảo chúng tôi ngà y mai lại đi nữa. Về đến nhà , tôi mở đà i Trung Quốc nghe Tây Du ký, rồi ngủ lăn quay lúc nà o không biết”. Một lần là m bà i văn về trận tiêu diệt máy bay Mỹ, thằng Bằng cứ thấy sao viết vậy: “Thằng Con Ma trúng một phát cao xạ hộc một trà ng khói ra đằng đít lao phọt xuống cánh đồng.”!!! Khi trả bà i, cô giáo phải nhắc nhở cả lớp: “Hộc là kêu rống lên và cũng có nghĩa trà o ra từ miệng nên không ai viết ”hộc ra đằng đít“. Trà ng là những vật cùng loại xâu và o với nhau như ”trà ng hạt“, hoặc nhiều âm thanh phát ra liên tục như ”trà ng súng máy“, ”trà ng pháo vỗ tay“, vì thế không viết ”trà ng khói“ mà chỉ viết ”dải khói“. Không ai viết ”đít máy bay“ mà chỉ viết ”đuôi máy bay“. Phọt là bật mạnh ra thà nh tia như ”phọt máu“, nên không viết ”máy bay rơi phọt xuống cánh đồng“.” Thì ra nó viết có một câu mà nhầm đến bốn từ. Anh em trong lớp cứ chê nó là ông Liên Xô viết tiếng Việt Nam. Ấy thế, nhờ chiến thuật phong bì, thằng Bằng vẫn lên mỗi năm một lớp. Đến lớp 9, dưới trướng một giáo viên chủ nhiệm “bôn” chính hiệu, thằng Bằng bị lưu ban không được lên lớp 10. Ông hiệu trưởng sau khi nhận được thư tay của ông phó trưởng Ty giáo dục - chú thằng Bằng - cố thuyết phục ông giáo viên chủ nhiệm cho thêm điểm để thằng Bằng được lên lớp. Ông giáo viên chủ nhiệm vì cái tội cứng đầu cứng cổ nên bị đá từ nội thà nh về đây, nhưng chứng nà o vẫn tật ấy, trả lời thẳng thừng: “Tôi là đảng viên. Đảng không dạy tôi là m hà ng giả. Đảng dạy tôi phải cung cấp cho tổ quốc xã hội chủ nghĩa những người có tà i thực sự, chứ không phải là một lũ ngu dốt có đầu đủ văn bằng”. Ông ta quên mất rằng thằng Bằng thuộc dòng dõi 5C (Con Cháu Các Cụ Cả). Ông nội nó đã đi cắm cờ từ ngà y Việt Minh cướp huyện. Bố nó chỉ là anh hoạn lợn được tuyển và o là m cung ứng ở công ty thực phẩm, rồi leo dần lên tới phó giám đốc kiêm bí thư đảng ủy công ty. Cô nó lấy một ông phó giám đốc sở, còn một cô nữa lấy ông vụ trưởng - con trai ông phó bí thư tỉnh ủy. Cô út nó lấy ông trưởng ban tổ chức chính quyền. Thế là chú nó là m đầy đủ thủ tục cho nó chuyển trường lên lớp 10, còn ông hiệu trưởng bị đá hất lên phòng chuyên môn, và ông giáo viên chủ nhiệm nhận ngay được quyết định đi xây dựng trường cấp II ở vùng kinh tế mới. Năm sau thằng Bằng tốt nghiệp lớp 10 và được chọn đi học ở Liên Xô. Lúc đó bọn thanh niên chúng tôi lần lượt đi bộ đội. Nhiều đứa đã bỏ xác ở chiến trường miền Nam, còn những đứa trở về, đứa cụt chân, đứa cụt tay. Tôi là thằng lính may mắn nhất, giữ đủ cà ng đủ gáo, chỉ phải đem cái bụng báng, một vết sẹo ở bắp đùi và một vết sẹo dọc sống lưng. Tôi về đến là ng đúng lúc nhà thằng Bằng dựng rạp, nhạc xập xình đinh tai nhức óc. Tôi hỏi cậu hà ng xóm mới biết bố thằng Bằng khao cái phó tiến sĩ của con trai. Tôi vẫn không một ngà y bước chân qua ngưỡng cửa trường đại học, nên cứ thấy ông phó tiến sĩ nà o là bái phục ông phó tiến sĩ ấy. Một hôm thằng Hân xuống đơn vị an dưỡng thăm tôi, nghe tôi khoe thế là là ng ta có phó tiến sĩ rồi, thằng Hân phá lên cười: - Cái huân chương mà y được thưởng ở chiến trường có bao giờ mà y đeo mặt trái ra ngoà i không? Tôi hỏi lại: - Thế là thế nà o? Thằng Hân vỗ đánh độp và o vai tôi: - Mà y đi đánh nhau dà i ngà y quá nên mục cả đầu óc rồi. Ở đời có dăm bảy loại phó tiến sĩ. Phó tiến sĩ Bằng mà y học với nó mà y đã biết. Tao đã ở Liên Xô với nó, tao biết. Phó tiến sĩ hữu nghị ấy mà . - Sao lại phong cho nó là phó tiến sĩ hữu nghị? - Nó có học hà nh gì đâu. Bố mẹ nó gửi hà ng sang, nó chạy về các tỉnh bán đi, rồi mua a-​na-​gin, B12, áo bay, dây may-​xo gửi về. Đến khi là m luận án, nó thuê một thằng viết. Thằng cha nà y học gạo lắm, luận án về thằng Bờm. Thằng Bằng lại nhờ tao dịch. Các thầy Nga biết quái gì là cái quạt mo, biết gì là con chim đồi mồi, chẳng lẽ lại tự nhận là không biết, nên cứ “đa đa” hoà i. Còn ông thầy phản biện, thằng Bằng lo lót trước rồi. Phong cho chúng ta một phó tiến sĩ, người Nga có mất cái gì. Lương phó tiến sĩ mình cứ è cổ ra trả, còn họ được thà nh tích đã đà o tạo cho mình bao nhiêu phó tiến sĩ. Tôi vẫn ngờ ngợ cái điều thằng Hân vừa nói. Sau nà y cánh đi Liên Xô về kể vanh vách “thà nh tích” của thằng Bằng tôi mới tin. Và cũng từ chúng nó tôi mới biết thằng Hân cũng là phó tiến sĩ mà chẳng bao giờ nó khoe với tôi cả. Thằng Bằng vẫn chưa nhận công tác. Những ngà y kỷ niệm Cách mạng tháng 10, ngà y sinh của Puskin, Gor­ki, bao giờ thằng Bằng cũng có hà ng loạt bà i dà n hà ng ngang trên các báo. Lúc đầu tôi đọc rất hà o hứng, nhưng và i bà i sau tôi chỉ thấy toà n các ông Ốp, Ép, Xki... nói, chẳng thấy thằng bạn học cùng lớp tôi nói bao giờ. Tôi ôm một tập báo đến đưa cho thằng Hân mà bảo: “Thế nà y là thế nà o?”. Thằng Hân cười hì hì: “Phó tiến sĩ thứ thiệt thường nói theo dòng suy nghĩ của mình, còn phó tiến sĩ hữu nghị thì ở Liên Xô nói chuyện Việt Nam, về Việt Nam nói chuyện Liên Xô. Đây, mình đọc cho cậu một bà i báo ở Văn học Xô Viết, cậu xem có giống bà i của ông Bằng nhà ta không nà o”. Tôi rút một tờ báo cho thằng Hân nhìn lướt qua đầu đề, thằng Hân với tay lên giá sách lục chồng báo cũ rút ra một tờ rồi dịch thẳng sang tiếng Việt cho tôi nghe. Thì ra ông phó tiến sĩ hữu nghị của tôi đã “thuổng” bà i báo ấy rồi mông má lại, ký tên phó tiến sĩ Chu Hữu Bằng. Có một thời sách báo tiếng Nga trà n ngập lãnh thổ nước ta. Lúc đó, những người thạo tiếng Nga chưa nhiều lắm. Một số người khác phải dịch tác phẩm tiếng Nga sang tiếng Việt bằng bản tiếng Pháp của các nhà xuất bản bên Nga phiên âm các danh từ riêng theo cách phát âm của Pháp. Do đó, phó tiến sĩ Chu Hữu Bằng giữ độc quyền với nhà xuất bản “Cây đề” về dịch các tiểu thuyết tiếng Nga. Ký xong một hợp đồng, nó gọi một số sinh viên đến dịch, rồi đứng chung tên. Sau nà y nhiều hợp đồng, nó xé lẻ từng quyển ra là m nhiều phần, rồi thuê sinh viên mỗi đứa dịch một phần. Bói rẻ còn hơn quẻ không, các sinh viên lao và o dịch như điên, lại hoạt động đơn tuyến với ông phó tiến sĩ, nên thằng nà o cũng tưởng chỉ có một mình giúp đỡ dịch giả mà thôi. Để thiên hạ biết mình ở Nga về, tên các nhân vật trong tiểu thuyết, Bằng phiên âm theo đúng giọng Nga đủ cả tên bố và họ. Đọc sách của dịch giả Chu Hữu Bằng, tôi đến phát nhức đầu về cái tên người dà i dằng dặc. Nói có sách, mách có chứng, tôi xin trích trong cuốn “Tình yêu đôi ngả” một đoạn như sau: "Ông Phê-​đô Phê-​đô-rô-vi-​trư A-​la-​ba-​mốp nói như hét và o tai ông I-​van Xéc-​ghêi-​ê-​vi-​trư Bơ-​la-​kha-​nốp: - Ông I-​van Xec-​ghêi-​ê-​vi-​trư, thằng Nhi-​cô-lai nhà ông đánh thằng A-​lếch-​xây nhà tôi thâm tím cả mặt mũi rồi. Ông I-​van Xéc-​ghêi-​ê-​vi-​trư Bơ-​la-​kha-​nốp vội trả lời: - Ông Phê-​đô Phê-​đô-rô-vi-​trư A-​la-​ba-​mốp ạ, thằng Nhi-​cô-lai nhà tôi rủ con On-​ga A-​lếch-​xan-​đrê-​ép-​na, con gái ông A-​lếch-​xan-​đơ Mi-​tô-lô-vi-​trư Ba-​cu-​lin đi nhảy. Thằng A-​lếch-​xây nhà ông đến gọi con On-​ga A-​lếch-​xan-​đrê-​ép-​na ra thư viện đọc sách. Thấy hai đứa đang nhảy, thằng A-​lếch-​xây nhà ông cà khịa, thụi và o ngực thằng Nhi-​cô-lai nhà tôi, tất nhiên thằng Nhi-​cô-lai phải ứng đạp lại và o bụng thằng A-​lếch-​xây nhà ông..." Toà n những vi trư là vi trư, tôi chịu chẳng tà i nà o hiểu được thằng vi trư nà o đánh thằng vi trư nà o đau hơn. Ai bỏ tiền ra mua quyển “Tình yêu đôi ngả” những 200 trang chỉ đọc được 150 trang truyện, còn phải trả không 50 trang toà n những vi trư là vi trư, như vớ phải bó rau muống có quá nhiều cuộng vậy. Ã�t lâu sau cánh đi Nga lục tục kéo về, có thằng hiếu học đóng gói cả một tủ sách văn học hiện đại Nga. Thế độc quyền của Bằng bị mất, những vi trư của Bằng không được những người mê sách đọc nữa. Các nhà xuất bản thi nhau dịch tiểu thuyết Nga, các sinh viên nhảy ra ăn riêng đỡ phải bánh đa bẻ đôi tiền nhuận bút. Thằng Bằng đâu có chịu. Mỗi khi nghe thấy một nước mới nổi lên già nh độc lập, hoặc là năm tròn kỷ niệm ngà y thà nh lập nước nà o, thằng Bằng đều viết thư sang Liên Xô nhờ lùng các loại sách Nga viết về nước ấy gửi về. Vì thế nhân ngà y nhân dân Mêlatăng­ca nổi lên già nh độc lập, Bằng phóng ngay sang nhà xuất bản “Cây đề” in một tập thơ Mêlatăng­ca. Đấy là một tập thơ Mêlatăng­ca do một người Pháp trước là m ở phủ toà n quyền Mêlatăng­ca sưu tầm và dịch lại. Khi đoà n nhà văn Tiệp Khắc sang Paris, anh phiên dịch chộp lấy và đem của lạ về Tiệp Khắc. Một tay trợ lý báo chí đại sứ quán Ba Lan ở Tiệp Khắc lại dịch sang tiếng Ba Lan. Một sinh viên Ba Lan du học ở Liên Xô lại dịch sang tiếng Nga, và đến bây giờ thằng Bằng của chúng tôi vớ được của độc nà y liền chuyển sang tiếng Việt với lời chú thích dưới tựa đề “dịch từ nguyên bản tiếng Mêlatăng­ca”. Xin trân trọng mời các bạn nhấm nháp tý công trình dịch thuật của ông phó tiến sĩ hữu nghị của là ng tôi: Ôi lựu đạn! Ta sinh trong vòng tay nà ng Ôi lựu đạn! Tiếng nói đầu tiên ta gọi tên nà ng Ôi lựu đạn! Dù vượt đỉnh Hi­malaya tuyết phủ Dù vượt sóng dữ Thái Bình Dương Dù vượt rừng Ama­zone bạt ngà n Ta quyết nắm tay nà ng Ôi lựu đạn! Mỗi cánh hoa là của nà ng Mỗi ánh trăng là của nà ng Mỗi tiếng chim hót là của nà ng Mỗi dòng suối trong là của nà ng Ôi lựu đạn! Trên sa mạc mênh mông Ta viết tên nà ng lên cát trắng Lựu đạn! Ôi lựu đạn! Tôi đem tập thơ Mêlatăng­ca đến hỏi thằng Hân: “Thơ tầm cỡ quốc gia gì mà ì ạch như...”. Hân lắc đầu trả lời không biết. Tôi vặn lại: “Tại sao phó tiến sĩ mà không biết?”. Hân mỉm cười: “Cái thằng nà o khoe cái gì cũng biết chính là cái thằng chẳng biết cái gì đến đầu đến đũa cả. Mình chưa được tìm hiểu về nền văn học Mêlatăng­ca, thằng Bằng mù tịt tiếng Mêlatăng­ca. Cái giọng nà y đúng là của một tay phiên dịch người Nga dịch thơ Mêlatăng­ca từ một tiếng thứ ba, thằng Bằng cứ thế dịch sang ngang từ tiếng Nga ra tiếng Việt”. Dù phó tiến sĩ Hân không biết, nhưng sớm hay muộn trên mảnh đất nà y phải có người biết. Một chiếc xe Mécxêđét đen bóng, cắm lá cờ xanh lưỡi liềm trắng đeo biển số NG (ngoại gi­ao) nhẹ nhà ng dừng bánh trước cửa nhà xuất bản “Cây đề”. Hai người đà n ông da nâu mũi cao mắt đen mặc âu phục, cra-​vát cổ cồn nên gót giầy đến phòng thường trực. Người dong dỏng cao đưa danh thiếp in chữ phủ kim nhũ cho cô thường trực và đề nghị được gặp ông giám đốc. Lần đầu tiên được hai vị khách nước ngoà i đến thăm, ông giám đốc vốn người kỹ tính bèn mời ông phó giám đốc và bộ tứ lên cùng tiếp khách ở phòng khách sặc mùi ẩm mốc vì bị đóng cửa lâu ngà y. Người da nÃ#791¢u trẻ tuổi khẽ cúi đầu chà o rồi nghiêng bà n tay về phía người to béo đang móc túi lấy danh thiếp. Anh ta nói tiếng Việt kiểu “com co cha co gio” của bà con là ng Phùng: - Báo cáo các đồng chí, đồng chí Mo­hamét Ali, tùy viên văn hóa sứ quán Cộng hòa Mêlatăng­ca xin phép được là m việc. Còn tôi trước đây là sinh viên Trường đại học tổng hợp, sau khi tốt nghiệp ở lại là m trợ lý báo chí. Các vị phụ trách nhà xuất bản chuyền tay xem danh thiếp in hai mặt của hai vị khách. Ông tùy viên nói đến đâu, trợ lý báo chí dịch lưu loát đến đấy. Đại ý là Đại sứ Cộng hòa Mêlatăng­ca vô cùng xúc động trước việc nhà xuất bản “Cây đề” đã giới thiệu nền văn học Mêlatăng­ca đến với bạn đọc Việt Nam, nhưng rất tiếc người dịch không thông thạo tiếng Mêlatăng­ca, nên có một và i sai sót đáng tiếc. Trong tập thơ có 4 bà i dân ca, chứ không phải thơ của ông Anonyme. Tiếng Mêlatăng­ca anonyme nghĩa là khuyết danh, còn Bal­abadin El Khêốp không phải là người Mêlatăng­ca. Ông là thủy thủ nước Al­iba­ba bị đắm tà u giạt và o một hòn đảo của chúng tôi được một gia đình đánh cá chăm sóc, trước khi về nước ông là m bà i thơ nà y tặng nhân dân hòn đảo. Còn Sablamê­ca là nhà thơ nước Sêhê­garat, trong chuyến đi thăm Mêlatăng­ca, ông là m bà i thơ Xứ sở tình yeu tặng nhân dân chúng tôi. Bà i Grê­nađa là của Haipha Ca­may chứ không phải Gaipha Cômai như người dịch đã giới thiệu (ông trợ lý không biết trong tiếng Nga không có chữ H và chữ O tiếng Nga lúc đọc là O lúc đọc là A). Grê­nađa là quê hương của nhà thơ Haipha và cũng là căn cứ đầu tiên của nghĩa quân Mêlatăng­ca, các bản dịch tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, Grê­nađa đều có nghĩa là lựu đạn. Việc lầm lẫn đó gây cho bạn đọc ngộ nhận nhân dân Mêlatăng­ca thích cầm lựu đạn từ khi mới đẻ, đầu óc lúc nà o cũng nghĩ đến lựu đạn, đi đến nước nà o cũng giắt theo lựu đạn. Nhân dân Mêlatăng­ca vốn yêu hòa bình nên đã chọn quốc kỳ nền xanh hòa bình, giữa có và nh trăng lưỡi liềm trắng. Vì thế sứ quán Mêlatăng­ca yêu cầu nhà xuất bản nên có bà i đính chính trên báo. Ông giám đốc nhà xuất bản “Cây đề” sợ toát mồ hôi, huyết áp tăng vọt lên 220/150. Chắc chắn khoản viện trợ 1000 tấn dầu ô-liu và 200 tấn quả chà là của nhân dân Mêlatăng­ca tặng nhân dân Việt Nam khó có thể chuyển gi­ao đúng hạn định. Các vị giám đốc nhà xuất bản “Me Xanh”, “Chép hóa rồng”, “Hoa Phượng” được một phen hú vía, vội phanh gấp các tập thơ Vênê­duêla, Côstar­ica, Pana­ma của phó tiến sĩ Bằng “dịch từ nguyên bản” để tránh hậu họa. Từ đó phong trà o giải phóng dân tộc của các nước chậm phát triển ngà y cà ng một dâng cao, nhưng chẳng báo nà o, chẳng nhà xuất bản nà o dám đặt bà i cho thằng Bằng viết nữa. Món hà ng của thằng Bằng không bán cho ai được, ai cũng sợ ông phó tiến sĩ hữu nghị lại tiếp tục diễn cái vở không hữu nghị. Người ta quên dần phó tiến sĩ Chu Hữu Bằng, mỗi khi nhắc đến vị ấy, bạn bè chỉ nhắc đến chuyện vi trư và chuyện Ôi lựu đạn. Ấy thế lại vui như nghe chuyện tiếu lâm vậy. Hôm qua, tôi ở trại an dưỡng về thăm quê. Bên nhà Bằng đèn điện sáng choang, nhạc xập xình đinh tai nhức óc. Bố mẹ Bằng ta mở tiệc tiễn ông phó tiến sĩ đi du lịch tự túc sang Nga. Nghe đâu mấy đứa con nhà ông hoạn lợn đi xuất khẩu lao động đã ở lại Matx­cơ­va mở hiệu đặc sản. Cửa hà ng ấy còn là trung tâm thu mua kimônô, son Thái, bò nhà u, bò mưa ở trong nước gửi ra và cũng là trạm trung chuyển thuốc tây, vòng bi, bà n là , súng hơi, đồ nhôm về nước. Tôi chắc chắn thằng Bằng sẽ ở lại tiếp tục hoạt động không mệt mỏi cho tình hữu nghị giữa các dân tộc trên lĩnh vực trao đổi hà ng hóa giữa các nước Đông Nam Ã� và Cộng hòa liên bang Nga. Chúc phó tiến sĩ là m ăn tấn tới, không bị trúng quả tù mù “hộc lên một trà ng khói ra đằng đít, lao phọt xuống cánh đồng”. TG: Vũ Bão 22. Sao cô ấy lại bỏ đi ?  Lẽ ra Anese phải báo cho tôi biết trước, chứ không nên bỏ nhà đi mà không nói một lời như thế nà y. Tôi hoà n toà n không coi mình là hoà n hảo, nhưng nếu cô ấy giải thích cô ấy không hà i lòng về điều gì, thì chúng tôi có thể bà n bạc cùng nhau. Đằng nà y không thế- một hai năm chung sống, cô ấy chẳng hé răng. Thế rồi bỗng dưng một buổi sáng nọ, lợi dụng lúc tôi đi vắng, cô ấy lén bỏ đi như một cô giúp việc đã tìm được chỗ là m tốt hơn. Tính đến nay cô ấy đã bỏ đi sáu tháng, mà tôi vẫn không thể hiểu tại sao Buổi sáng ấy, tôi đã mua ở chợ tất cả những gì cần thiết. Tôi thích tự mua bán, vì tôi biết giá cả, tôi biết tôi cần, tôi thích mặc cả & tranh cãi, nếm thử & lựa chọn. Tôi phải được trông thấy thứ thịt là m món bít tết, phải biết quả táo mua về là mua ở mẹt nà o. Tôi đem thức ăn về nhà rồi lại đi mua thêm mét rưỡi tua viền cho diềm của phòng ăn. Vì không muốn tiêu quá mức đã định nên tôi phải đi khá nhiều cửa hà ng mới chọn một thứ tôi cần ở một quầy nhỏ trên đường Umil­ta. Tôi về nhà lúc mười một giờ hai mươi phút. Khi vừa bước và o phòng ăn đề ướm mà u tua viền xem có hợp với diềm cửa không, thì trông thấy ngay trên bà n lọ mực, cái bút & bức thư. Nói thật lòng, cái đập và o mắt tôi trước nhất là vết mực trên tấm khăn trải bà n. Tôi nghĩ:“ Cô nà y cẩu thả quá.. là m bẩn mất tấm khăn mất rồi” Tôi đặt lọ mực, cái bút & bức thư ra chỗ khác, lột tấm khăn trải bà n ra đem xuống bếp, dùng chanh tẩy sạch vết mực. Sau đó, tôi trở lại phòng ăn, trải lại khăn bà n & chỉ khi ấy tôi mới nhớ đến bức thư. Bức thư gởi cho tôi:“ Al­fre­do” Tôi mở thư ra đọc:“ Em đã dọn dẹp nhà cửa. Bữa trưa, anh tự nấu lấy, anh vốn nấu nướng giỏi mà . Vĩnh biệt. Em về nhà mẹ đây. Anese” Thoạt tiên tôi không hiểu gì cả. Sau đó đọc lại bức thư, rốt cuộc tôi mới rõ: Anese đã bỏ đi hẳn , để tôi ở lại một mình sau hai năm chung sống. Theo thói quen, tôi cất thư và o ngăn kéo tủ, nơi tôi thường cất hoá đơn &các thư từ, rồi tôi ngồi xuống chiếc ghế bà nh nhỏ bên cửa sổ. Tôi không biết nghĩ sao. Tôi hoà n toà n không lường trước một việc như thế nà y & không thể tin và o chuyện vừa xảy ra. Trong lúc ngồi trầm ngâm như vậy, tôi chợt thấy dưới sà n có một cái lông gà , chắc là cái phất trần rơi ra khi Anese phủi bụi. Tôi nhặt cái lông lên, mở cửa sổ vứt ra ngoà i đường. Rồi tôi vớ lấy chiếc mũ & vứt ra khỏi nhà . Đi trên lớp gạch lát vỉa hè & theo thói quen cứ mỗi bước lại cách một viên, tôi tự hỏi bây giờ biết là m thế nà o với Anese đây. Tại sao cô ấy lại bỏ tôi, rõ rà ng là cố tình xúc phạm tôi thế nà y? Trước hết, tôi tự đặt cho mình một câu hỏi: Anese có quyền trách tôi là phản bội, dù chỉ một chút thôi, hay không? Và tôi lập tự trả lời: Không. Chưa bao giờ tôi say mê phụ nữ. Tôi không hiểu họ, họ cũng không hiểu tôi, nhất là hồi tôi lấy vợ, có thể nói rằng đối với tôi họ không còn tồn tại. Đến mức đôi khi chính Anese cũng hỏi đuà tôi: -Anh sẽ xử sự thế nà o, nếu bây giờ anh phải lòng một người đà n bà khác? Tôi đáp: -Không thể có chuyện đó. Anh yêu em & không yêu ai khác. Tình yêu của anh là suốt đời Ttôi nhớ ra rằng“ Tình yêu suốt đời” của tôi hình như không là m cho Anese vui mừng, ngược lại mặt cô ấy xị ra & cô ấy im lặng Tôi chuyển sang một giả định khác: Hay Anese bỏ tôi vì tiền, hoặc nói chung vì lối sống của chúng tôi? Nhưng cả lần nà y, tôi cũng đi đến kết luận rằng lương tâm tôi trong sạch. Đúng là tôi chỉ đưa cô ấy tiền trong những trường hợp đặc biệt, nhưng cố ấy cần gì tiền? Tôi luôn ở cạnh cô ấy & bao giờ cũng thanh toán mọi thứ. Chúng tôi sống khá lắm. Nà y nhé: Phim thì mỗi tuần xem hai lần, đi tiệm giải khát- mỗi tuần hai lần, tôi không nhỏ nhen đến mức tính đếm với cô ấy từng ly kem hoặc từng tách cà phê. Hai tạp chí có tranh ảnh mỗi tháng, một tờ báo hằng ngà y, còn mùa đông, có khi đi xem ô-pê-​ra. Mùa hè thì ra nghỉ của bố tôi ở Mari­no. Đó là chuyện giải trí. Còn về khoảng quần áo, Anese lại cà ng không có gì phải phà n nà n. Cô ấy cần gì- một đôi tất hoặc một tấm khăn, bao giờ tôi cũng đồng ý & cùng cô ấy ra cửa hà ng, cùng cô ấy chọn rồi tôi trả tiền, không đắn đo gì cả. Các thứ khác cũng vậy. Khi cô ấy bảo tôi:“ Em cần một cái mũ, em cần một tấm áo” chẳng bao giờ tôi lại không trả lời. “ Ta đi mua đi, anh sẽ cùng đi với em” Nhưng phải công nhận rằng Anese không phải là ngưòi đòi hỏi cao: Sau khi lấy tôi được một năm, cô ấy hầu như hoà n toà n không quan tâm đến quần áo nữa. Thỉnh thoảng tôi phải nhắc cô ấy nên mua thứ nà y thứ nọ. Nhưng cô ấy bảo chuyện đó không quan trọng, quần áo của năm ấy dùng còn tốt. Thậm chí tôi đã nghĩ trong chuyện nà y Anese khác với những phụ nữ khác, cô ấy không thích ăn diện lắm Vậy là cô ấy bỏ đi không phải vì lý do tình cảm & tiền bạc. Chỉ còn cái điều mà các luật sư vẫn gọi là :“ Tính nết không hợp nhau”. Nhưng thử hỏi tại sao lại có thể là không hợp nhau, nếu trong suốt hai năm chúng tôi không cãi nhau một lần nà o. Không một lần nà o, tôi cam đoan như thế!. Chúng tôi luôn ở bên cạnh nhau, nếu tính tình không hợp, thì phải có biểu hiện chứ. Đằng nà y, Anese không bao giờ phản đối tôi. Cô ấy hầu như không nói chuyện. Đôi khi suốt cả buổi tối ở quán cà phê hoặc ở nhà , cô ấy không hề mở miệng- bao giờ cũng chỉ một mình tôi nói. Tôi không phủ nhận tôi thích nói & thích nghe mình nói, nhất là tôi nói chuyện với người thân thiết. Giọng tôi êm diụ, không to không bé, chín chắn, rất dễ nghe. Nếu nói về một đề tà i nà o, tôi luôn nói cặn kẽ, xem xét mọi khiá cạnh. Tôi thích nói chuyện về các công việc nội trợ: nà o giá cả, nà o cách kê đồ đạc, nà o các món ăn, nà o hệ thống sưởi ấm. Tóm lại, tôi thích nói tất cả những chuyện vặt vãnh.. Nói như thế không bao giờ tôi mệt, ngược lại tôi thích thú đến nỗi khi tôi chợ thấy mình lặp lại những điều vừa mới nói xong. Nhưng quả thật những chuyện ấy chỉ nên nói với đà n bà , chứ với họ, còn biết nói chuyện gì khác? Được cái Anese nghe tôi rất chăm chú, ít nhất tôi cũng có cảm giác như vậy. Chỉ mỗi một lần, khi tôi đang giải thích về cấu tạo của thiết bị đun nước nóng cho bồn tắm, cô ấy bỗng ngủ thiếp đi. Tôi đánh thức cô ấy dậy & hỏi: -Em nghe chán lắm hả? Cô ấy vội đáp: -Không , không. Tại em mệt vì đêm qua ngủ không ngon đấy thôi. Thông thường, những ngưòi chồng bận rộn công việc ở sở hoặc kinh doanh, nếu không có việc gì khác thì họ thường đi chơi với bạn bè. Nhưng với tôi, Anese thay thế tất cả: Cô ấy vừa là công việc của tôi, là hoạt động kinh doanh của tôi, vừa là bạn bè tôi. Không phút nà o tôi để cô ấy một mình. Tôi luôn ở bên cạnh cô ấy. Nói ra có vẻ lạ, nhưng tôi ở bên cô ấy ngay cả lúc nấu nướng. tôi rất thích nấu nướng, cho nên ngà y nà o trước bữa ăn tôi cũng buộc tạp dề và o rồi giúp cô ấy trong bếp. Việc gì tôi cũng là m một ít- gọt khoai , bóc vỏ đỗ, dần thịt, trông xoong nồi trên bếp. Tôi giúp cô ấy tích cực đến nỗi cô ấy thường bảo: -Nà y... anh là m nhé... em đau đầu quá, em đi nằm một chút . Thế là tôi nấu nướng một mình. Nhờ sách dạy nấu ăn có khi tôi còn thử nấu những món mới. Chỉ tiếc là Anese không thích ăn uống mấy, còn thời gi­an gần đây cô ấy ăn không thấy ngon miệng nữa, cô ấy hầu như không động đến thức ăn. Một hôm như để bông đuà , cô ấy bảo tôi: -Anh bị lầm nên mới sinh ra là đà n ông... lẽ ra anh phải là phụ nữ.. thậm chí là một bà nội trợ Phải công nhận cô ấy nói có phần đúng: Quả thật ngoà i chuyện nấu nướng, tôi còn thích giặt giũ, là quần áo, may vá, thậm chí lúc rỗi rãi tôi còn thích viền khăn tay nữa. Như tôi đã nói, không bao giờ tôi rời Anese, ngay cả khi mẹ cô ấy hoặc bạn gái đến chơi: ngay cả bỗng dưng cố ấy đi học tiếng Anh. Chỉ cốt gần vợ, tôi cũng học cái thứ tiếng rất khó ấy. Tôi bám chặt cô ấy đến mức lố bịch. Chẳng hạn một lần ở quán cà phê, cô ấy nói khẽ với tôi một câu gì tôi nghe không rõ, tôi đã đi theo cô ấy về phiá toa-​let, thế là tôi bị cậu nhân viên của quán chặn lại, cậu ta giải thích chỗ đó là dà nh cho nữ, tôi không và o được Đấy tìm được người chồng như tôi đâu phải dễ. Anese thường bảo tôi: -Em cần đi nơi nà y nơi kia, gặp người nà y người nọ, đi với em anh sẽ chán đó Nhưng bao giờ tôi cũng trả lời: -Cứ để anh đi cùng... anh cũng có bận gì đâu - Cũng được, nhưng em báo trước anh sẽ chán đấy Nhưng kết quả là tôi chẳng thấy chán gì cả, sau đó tôi nói với cô ấy: -Em thấy chưa, anh đâu có chán. Tóm lại , chúng tôi lúc nà o cũng dính chặt lấy nhau. .... Tôi vừa đi vừa suy ngẫm. Tôi nghĩ người duy nhất có thể giải thích tại sao Anese bỏ đi chính là cô ấy. Tôi đi thẳng và o phòng khách. Nhưng ra gặp tôi không phải là Anese, mà lại là mẹ cô ấy, một người tôi không chịu nổi. Bà là m nghề buôn bán. Đó là một người phụ nữ tóc nhuộm đen, má hồng luôn mỉm cười, kín đáo & giả dối. Trên ngực áo choà ng của bà có ghim một bông hồng. Trông thấy tôi, bà ra vẻ niềm nở: _A, Al­fre­do đấy à , con đến có việc gì thế? -Mẹ đã biết tại sao con đến- tôi đáp-​Anese đã bỏ con Bà điềm tĩnh đáp: -ừ, nó đang ở đây. Biết là m sao được. Những chuyện như thế vẫn thường xảy ra trên đời nà y . Chả lẽ mẹ chỉ có thể trả lời con như thế?- Tôi nổi cáu-​Tại sao cô ấy bỏ con? Con đã là m gì cô ấy? Tại sao mẹ không nói? Chợt tôi nhìn về phiá chiếc bà n. Mặt bà n trải khăn, trên có mảnh ren trắng to bằng cái diã, còn đặt trên mảnh ren là một lọ hoa. Nhưng mảnh ren không nằm đúng giữa bà n. Chính tôi cũng không nhận thức được mình đang là m gì, như một cái máy, tôi nhắc lọ hoa lên, sửa lại cho mảnh ren nằm đúng chỗ. Thấy vậy, bà mẹ vợ tôi nói: -Khá lắm.. Bây giờ thì mảnh ren ở đúng giữa bà n rồi... mẹ không để ý đấy vậy mà anh thấy ngay sự lệch lạc... Khá lắm... Bây giờ tốt nhất là anh về đi. Bà đứng dậy, tôi cũng đứng dậy. Tôi định hỏi xem tôi có thể gặp Anese không, nhưng tôi hiểu rằng có hỏi cũng vô ích. Thêm nữa, tôi sợ gặp cô ấy tôi sẽ cuống lên & sẽ là m hoặc sẽ nói những điều ngu xuẩn. Tôi đà nh ra về & từ đó tôi không gặp vợ tôi nữa. Có thể cô ấy sẽ quay lại với tôi, khi hiểu ra rằng người chồng như tôi không phải cô ấy dễ tìm được. Nhưng trước khi bước qua ngưỡng cửa nhà tôi, nhất thiết cô ấy phải giải thích tại sao cô ấy bỏ tôi cái đã. 23. Sao Mà y Không Vỡ, Nắp Ơi Tác giả ký dưới bút danh: Thiên Hư  Phóng viên báo Nhất Đông Dương xem xong tờ báo thì đập mạnh xuống bà n, nói một mình: “Có thế chứ ! Việc nà y là m nhao dư luận cả huyện, may ra mình có dịp kiếm chác một cái chơi !” Nà o có gì đâu? Cách đây hai hôm, có một bác nghiện đã thắt cổ tự tử. Hơn một tháng nay, cả vùng không có nhà cháy, người chết đuối hoặc bị trâu húc hay chết chẹt xe, cũng không có lấy một con gà toi, cũng không có lấy một con sâu cắn hại mùa mà ng, phóng viên báo Nhất Đông Dương nghĩ đến cái chức nghiệp của mình mà những lo nơm nớp. May sao có người thắt cổ, nhà báo tất phải thêu dệt ra như chuyện đổ trời. Nhà báo gật gù tự khen mình hoà i rồi đắc chí đọc lại một cột tin vặt: PHẢI CHĂNG LÀ MỘT VỤ BỨC TỬ? Điện tín của bản báo Mới đây, Nguyễn Văn Anh, một bác lính lệ về hưu, đã thắt cổ tự tử.  Bác ta 50 tuổi đầu, ở thuê trên gác nhà hà ng cơm xế cửa huyện, nghiện hút và sống một mình, không họ hà ng, không vợ con. Khi quan huyện đến khám thì thấy dưới đất có những mảnh vỡ của một cái ấm cổ đời Khang Hi. Trên khay đèn, có cái nắp ấm ấy, không vỡ. Sau khi khám xét, thấy không có điều gì khả nghi, quan huyện đã cho phép mai táng. Đặc phái viên của bản báo đã đến tận nơi điều tra. Nghe đâu vì có điều đau đớn, người lính lệ đáng kính ấy mới đến nỗi thắt cổ. Chúng tôi dám nêu lên một câu hỏi: đó là có một vụ bức tử không? Nếu không, tại sao bên cạnh xác chết lại có cái ấm vỡ với cái nắp ấm không vỡ? Đồn rằng người thiệt mạng bị bà chủ dưới nhà đòi tiền nhà rất gắt gao. Đồn rằng có một người bạn thân của kẻ thiệt phận đã đem đến đấy cái ấm Khang Hi nên mới đến nỗi xẩy ra vụ bức tử nà y. Chúng tôi mong quan huyện khai quật tử thi lên khám một lần nữa. Có bức tử phải có hung phạm. Chúng tôi mong các nhà đương chức tìm cho ra hung phạm ! Vì người thiệt mạng đối với Nhà nước đã là người có công lao.  Khi là m việc quan 10 năm, không ăn lễ và đã mách được bốn đám rượu lậu. Một người trung thà nh với Nhà nước như thế, không lẽ Nhà nước để chết oan. Được tin gì thêm về vụ quan trọng nà y, bản báo sẽ đăng tiếp. Nhà báo Nhất Đông Dương đọc lại rồi cười vang nhà , rồi lại nói một mình : “ Ã�t ra anh lính lệ cũng có 20 người quen. Ã�t ra mụ chủ nhà cũng có 50 người quen. Ã�t ra anh bạn đem ấm cũng có 50. Cộng thêm dân hà ng huyện, báo mình nhờ cái tin vặt nà y, phải tăng lên và i trăm độc giả. Mà biết đâu mụ chủ nhà với anh có cái ấm, hoảng hồn, lại chẳng đấm họng cho mình và i chục bạc để tiêu pha !” Nhà báo tự khen mình xong, đội khăn ra huyện dò...dư luận. *** Quan huyện đập bà n, gắt: -Vẫn biết ông là nhà báo thì phải là m cho báo chạy ! Song không nên quên bỏ lương tâm nhà nghề ! Tôi đây, tôi đã khám xét tử thi kỹ cà ng mới cho chôn. Người ta tự tử thì chính người ta là phạm. Vậy sao ông dám đồn ngôn ra là một vụ bức tử? Ông đừng thêu dệt ! Phóng viên báo Nhất Đông Dương tái xanh cả mặt như mất hồn. Quan huyện lại trỏ một người đà n bà và một người đà n ông đứng hầu đó : -Đây là người chủ nhà , ông buộc người ta tội gì? Cho thuê nhà mà không được phép đòi tiền hay sao? Còn đây chính là bạn kẻ thiệt mạng, người đem đến biếu cái ấm cổ. Thấy bạn túng thiếu thì đem biếu một thứ đồ cổ, mong bạn bán đi mà chi tiêu, thế mà ông giám buộc tội là “gây ra một vụ bức tử” à ? Ông có biết luật phạt tội vu cáo mấy tháng tù không? Nhà báo run run khẽ thưa: -Quan lớn xét cho...nghề báo chúng tôi phải gây ra dư luận, báo mới chạy. Quan huyện lại đập bà n: -Ông chủ báo của ông bắt ông vô lương tâm như thế à ? -Bẩm vâng. Chúng tôi phải theo điều luật: cái gì cũng là m ra to chuyện. -À ! Tưởng lỗi chỉ ở ông, thì tôi chỉ viết thư về nhà báo mách vô lương tâm của ông mà thôi.  Còn nếu các ông đã cùng một ruộc cả thì, được lắm. Đây, hai lá đơn kiện nhà báo về tội vu oan đây nà y ! Tôi không hoà i giải nữa. Để tôi cứ tư thẳng lên quan Sứ. Thôi chết đến nơi rồi! Nếu thật vậy thì rồi gẫy cần câu cơm. Nhà báo Nhất Đông Dương bèn gãi đầu gãi tai, khẽ thưa: -Bẩm quan lớn, xin quan lớn hãy khoan cho. Để chúng tôi xin cải chính. Quan huyện hất hà m sang bên cạnh: -Đấy, hai bên nguyên đơn đấy. Ông xin người ta xem sao. Nhà báo khúm núm xoa tay: -Bẩm ông và bà thứ lỗi. Để chúng tôi xin cãi chính. -Nếu không cải chính ngay, chúng tôi quyết bỏ là m ăn theo kiện. -Bẩm xin cải chính ngay nay mai. Hai người gật đầu. Nhà báo khúm núm cáo từ nhưng quan huyện lúc đó đã hơi nguôi, còn mỉm cười hỏi: -Cải chính thì cải chính ra là m sao? Thì nhà báo, một cách kiêu căng kín đáo, so vai: -Bẩm quan lớn, đó là bí mật nhà nghề ! Về nhà , phóng viên thở dà i rồi lấy giấy bút ra, viết. *** Hai hôm sau... Quan huyện nhận được tờ Nhất Đông Dương, giở ra thì chưa chi đã đập xuống bà n kinh hãi mà rằng: “Cái thằng nhãi ! Quái ác thay!” Vì rằng ngà i thấy giòng tít đăng chữ rất to: QUANH CÃ�I CHẾT KHẢ NGHI Ở HUYỆN V. L. Bản báo phóng viên đã tìm ra hung phạm Về việc Nguyễn Văn Anh chết ra sao, ngay khi xảy ra việc, điện tín của bản báo đã đánh về thông tin với quốc dân. Đồng thời cuộc điều tra của quan huyện, bản báo phóng viên cũng có mở cuộc điều tra. Thế cho nên bản báo đã dám nêu ra: phải chăng đó là một vụ bức tử? Bây giờ tiếp được tin sau cùng là kẻ hung phạm không phải là người chủ nhà đòi tiền, cũng chẳng là người đem biếu bác lính lệ cái ấm cổ, mà chính là cái nắp ấm vậy. Cái nắp ấm ấy đã bức tử, đã phạm tội giết người. Việc nà y là sự thật chớ không có tính cách hoang đường tí nà o cả. Nhưng vì lẽ gì, bản báo đã khám phá được ra? Ôi ! Thật là một sự linh thiêng vô cùng. Tin nà y hay hơn chuyện Bao Công kỳ án vậy. Sở dĩ bản báo phóng viên tra được ra cái án nà y là ở giấc mộng, mà kẻ thiệt phận do tấm oan hồn xui khiến, đến báo cho. Đêm qua, bản báo phóng viên nằm mê, mê thấy bác lính lệ xõa tóc đến kêu rằng: -Lạy ngà i, ngà i là bậc văn sĩ Nhất Đông Dương đáng là nhà báo giỏi nhất. Không phải con tự tử, chính con đã bị bức tử, chính con đã chết oan ! Xin ngà i vì nước vì dân xin quan trên tống gi­am cái nắp ấm. Nguyên do là dân bẹp tai, giữa lúc túng kiết, thuốc đã chả có lại bị cái khổ họ thằng thúc tiền thuê nhà . Giữa lúc ấy, may sao có bạn hiền đem lại biếu một cái ấm cổ từ đời Khang Hi. Sung sướng quá, con lau chùi cái ấm suốt đêm, hy vọng hôm sau đem bán lấy 5 đồng bạc. Song le, họa vô đan chí, giữa lúc đang nâng niu ấm thì nắp ấm buột khỏi tay, lăn lóc cóc xuống thang rồi rơi đánh keng một cái xuống đến dưới nhà . Ấm không nắp còn gọi sao là ấm ! Con chán đời, mình giận mình, muốn chết, tức thì đập ấm vỡ tan. Rồi con thâu đêm nằm khóc lóc hãm với ngáp vặt. Ba giờ đêm, con thấy cần xuống nhà dưới. Chao ôi ! Ngà i có biết con thấy gì không? Con thấy cái nắp ấm nằm trên thềm, mà không vỡ, mà không rạn. Than ôi ! Ấm không nắp đã không thà nh ấm thì nắp không ấm liệu có thà nh nắp không? Thế là con chui đầu và o thừng. Nó đã phạm tội không vỡ. Cái nắp không vỡ đã bức tử con. Vậy ngà i là m ơn xin quan trên lôi nắp ra tòa, phạt nắp khổ sai chung thân hay biệt xứ ! Nói xong, oan hồn biến đi thì bản báo phóng viên tỉnh dậy. Vậy có tin sau cùng nà y để đáp lại một mảnh hồn oan. Các độc giả thử so sánh xem: ngoà i Nhất Đông Dương, báo nà o có tin lạ thế? Quan huyện đọc xong mà sung sướng, mà thấy nhà báo kia đáng trọng vô cùng. Vừa lúc ấy, phónng viên xin và o hầu... -Thưa quan lớn, ngà i đã được đẹp lòng về bà i cải chính ấy chưa? Lạ thay, chỉ thấy quan thì thà o nhỏ to: -Nà y, sang năm, về hưu, tôi cũng muốn mở báo. Vậy thể nà o ngà i cũng sẽ về giúp việc cho tôi nhé? 24. Short - Sweet - Science - Secret  Ngà y đầu nhận việc, sếp thân mật dặn dò tôi: “Là m thư ký cho tôi mà tốt và trung thà nh ngoà i việc được trả lương cao, sau ba năm sẽ còn được bố trí du học như cậu thư ký trước. Việc không nhiều lắm, tuy vậy có một việc phải nhớ, chớ coi thường” - ông nhấn mạnh - “Đó là , trong ngà y có ai nhắn - gặp - hẹn - bà n việc gì, cậu ghi và o cuốn mé-sệt nâu-​tờ-​búc nà y”, đoạn ông chỉ và o một cuốn sổ đóng bọc cẩn thận, trên bìa có ghi nắn nót: Mes­sage(1) Note­book(2), và tiếp tục - “Tôi trăm công nghìn việc nhớ không xuể, nên cuối giờ hằng ngà y tôi sẽ lấy ra xem để nhớ mà là m”. “Tưởng việc gì, dễ ẹc”, tôi nghĩ thầm. Sếp đột nhiên lên giọng “Cậu phải tuân thủ theo đúng phương châm 4 chữ ét-​sờ”. Tôi định lấy bút ra ghi nhưng sếp khoát tay ra hiệu khỏi cần, đoạn ông uốn giọng véo von: “Sót, sờ-​uýt, sai-​ơn, si-​cờ-​rít” (Short, Sweet, Sci­ence, Se­cret). “Mẹ kiếp! Ông nà y sính chữ Tây thật, chắc copy ở đâu đây” - tôi thầm nghĩ. “Tôi nghĩ ra phương châm 4 chữ ét-​sờ đó và Việt hóa là ...”, ông cắt ngang suy nghĩ của tôi, “ngắn gọn, dễ hiểu, khoa học, kín đáo”. Ông dừng lại một chút, tay xoa xoa bụng rồi giải thích thêm: “Có vậy người ngoà i vô tình đọc cũng khó mà biết được nội dung”. Ngừng lại một chút, nhấp một ngụm nước khoà ng La vie, sếp cao giọng: “Tiện đây tôi kiểm tra cái cờ-​le-​vơ (clever(3)) của cậu luôn, xem độ thông minh của cậu đến đâu nhé, ô-kê ?”. Mồm nói, tay ông giở đại một trang của cuốn sổ ghi chép thông báo nhắn tin đó, rồi chỉ bừa và o một dòng: “Đây luận đi !”. Tôi liếc nhanh và o thấy có ghi nguyên văn như sau: “17/8 8.30 p.m BIAS BB !”. Tôi thầm nghĩ: “Mấy con số đầu là chỉ ngà y tháng đây, pi-​em-​mờ (pm) - buổi chiều tối, bai-​ợt-​sơ (BIAS) nghĩa là gì nhỉ ?” - đầu óc tôi căng lên - “à , trong từ điển loại bỏ túi Ox­ford 46 nghìn từ, BIAS có nghĩa là - sự thiên lệch, thà nh kiến hoặc sự báo cáo sai kết quả thống kê. Đúng ! Còn bi-​bi (BB) chắc là viết tắt của hai chữ BIG BOSS - sếp bự. Ngon ăn quá !”. Đoạn lấy vẻ mặt bình thản, tôi rụt rè lên tiếng: “Dạ thưa anh ! Em luận như sau: Ngà y 17 tháng 8, 8 giờ rưỡi tối, họp bà n về báo cáo sai con số thống kê, có cấp trên về dự.” “Mẹc-​xà -lù !”. Ông đệm một câu chửi đổng bằng ngôn từ phi mẹ đẻ ngữ và phá lên cười hích hích: “Tớ sổ toạt và o mấy cái bằng đại học của cậu ! Đúng là ngựa non háu đá. Cái cách giải thích của cậu chỉ để nói với bà xã của tớ hoặc với đoà n thanh tra mà thôi. Cậu chỉ đúng đoạn ngà y, giờ còn sau thì roong (Wrong(4)) hết”. Ông lại cười hềnh hệch: “Nghe đây ! Bờ-​i-​a-​sờ không phải là báo cáo sai báo cáo đúng gì hết mà là bia sờ, tớ đặt thay cho từ bia ôm mà lâu nay vẫn dùng. Nghe hơi thô một chút nhưng kín đáo hơn. Vả lại ôm với sờ nghĩa cũng rứa cả”. Nghe đến đây tôi suýt ngã ngửa ra, nhưng ông vẫn tiếp tục, không để ý đến sự ngạc nhiên của tôi: “Còn hai chữ bờ không có ông lớn ông bé gì đâu mà ám chỉ quán bia ôm mụ Xuyến béo. ”Xuyến“ là từ Hán nôm của từ ”Bướm“, vậy tên mụ dịch ra tiếng Anh là Bích Bát-​tơ-​phờ-​lai (Big(5) But­ter­fly(6)) viết tắt là bờ-​bờ (BB), hiểu chưa ? Mô-đen hơn, trí thức hơn, đúng không ? Pho-​rin lăng-​guýt (Forgein lan­guage(7)) mà ”. Chưa hết ngạc nhiên, tôi còn gặng hỏi vớt vát: “Thế còn dấu chấm than ?”. Sếp tiếp tới luôn: “Bên xí nghiệp than họ mời”. “à !” - tôi lẩm bẩm một mạch: “Ngà y 17 tháng 8, 8 giờ rưỡi tối bia sờ bướm to Than mời”. “Tuyệt !” - tôi reo to - “Bốn chữ ét-​sờ tuyệt vời”. Sếp đắc chí kết luận: “Còn giăng-​síp (Young(8) sheep(9)) lắm ! Cầm lấy cuốn sổ nà y, mai cho nghỉ cả ngà y nghiên cứu học kinh nghiệm. Có gì không hiểu cứ hỏi”. Đoạn ông ra lệnh: “Bây giờ và o thực tập việc nà y ngay ! Bút ! Xong chưa ? Ghi !” Ông ề à đọc: “Hôm nay ngà y tám tháng chín nhỉ ? Cậu chuyển ngà y tháng ra số, tám pi-​em-​mờ, bia-​sờ, rồng lên, chấm - ghi bằng dấu chấm thôi !”. (Ngà y hôm sau, tôi được biết ông giám đốc xí nghiệp Nước Chấm đã chi hết hơn một năm lương của một công nhân bậc 4 bên đó và o nhà hà ng Thăng Long cho buổi tối vui vẻ đó). 25. TÃŒNH LÀ GIÂY OAN Tác giả ký dưới bút danh: Thiên Hư  Cái hôm cụ Bá cở ba nút ruột tượng, lấy ra cái giấy bạc một đồng trao cho bác lái chó là hôm cụ được vui lòng vô hạn vì con Vện cụ mới mua đấy là con chó - theo ý cụ - có dị tướng : béo tốt, chân thấp, mõm với tai vừa nhọn vừa ngắn, đuôi cũng ngắn, mặt trùn trùn gẫy gập như mặt dơi, lông đã và ng mượt lại có vằn đen như lốt hùm. Cụ đã khoe với cả xóm rằng ai nuôi được thứ chó ấy tất sẽ nhiều dịp phát tà i, giống chó nó cũng có tướng như người mà con Vện kia lại quí hơn các thứ chó huyền đề hoặc tứ túc mai hoa vì nó có tướng ngũ đoản. Chẳng hiểu cụ Bá xem tướng con Vện có đúng không mà sau khi có nó mới được và i ngà y, chưa thấy cho cụ được dịp phát tà i đâu, nó đã vồ lấy chân cụ Bá bà ngoạm luôn cho hai ngoạm. Tuy răng không ngập thịt nhưng cụ bà bị toạc tới hai tấc váy lĩnh - cái triệu chứng hao tà i ! Có lẽ tướng ngũ đoản cũng chẳng đáng quý bằng cái váy lĩnh nên chi cụ Bá ông hết can ngăn lại hạch lại cụ bà rằng: “Mới thả cũi nó buổi chiều, nó chưa quen biết người nhà , sao bà đi về khuya lại không đánh tiếng?” mà cũng chẳng rựt nổi của cụ bà cái đòn ống tướng giáng mạnh xuống lưng con Vện như mưa. - Nà y cắn trộm ! nà y phản chủ với bà ! Thất bại trong cuộc là m trạng sư cho con chó có dị tướng ấy, cụ bá hậm hực đến và i ngà y mà khách hà ng của cụ cũng phải vô kịch từ đó. Bốn chiếc răng nanh nhọn hoắt không dám dùng đến nữa, bây giờ thấy khách lạ Vện chỉ dám gâu gâu xuông hoặc gừ gừ xoà ng và i cái một cách rất tức tối thầm mà thôi. Thật chẳng khác gì mấy ngà i quan viên kia được rủ rê xuống xóm chị em đã tưởng sẽ hưởng thế nọ... thế nà y mà sau cùng chỉ được là m chầu chay thôi vậy. Vẫn biết cắn là cái tính giời cho của chó thật, nhưng lần nà o vừa rún chân rụt cổ, ngửa mõm nhe nanh hừ một cái là tức khắc có người nhà quát rầm lên những suỵt suỵt, con Vện vừa phần chợt nghĩ đến cái đòn ống, vừa phần cho sự mắng mình là áp chế, đâm ngay ra cái chứng “thì ông mặc kệ” chui tọt và o gầm giường nằm luôn. Dần dần nó chỉ hết đến bữa thì ăn, ăn xong tìm một chỗ cao ráo ít muỗi, ít ruồi đánh một giấc. Nhà n vi cư bất thiện, cứ ngà y nà o cũng đủ hai bữa, sáng ngủ đến 10 giờ mới thèm vươn vai đứng dậy hoặc trưa nà o cũng siết một giấc, cuộc đời thế cũng tẻ, Vện ta phải đi tán gái cho tiêu thời giờ. Đã không vất vả đến cái thân xác lúc nà o, lại được chơi mặc thích, Vện cà ng ngà y cà ng béo tốt, lông cứ mượt như nhung. Trong cũng có vẻ “bột” lắm. Bộ mã đã bảnh bao cố nhiên trên đường tình dễ đắc thắng, cái tiếng chơi bời của Vện ít lâu không ngờ lừng cả xóm. Vện đã nặn thêm ít nhiều xuất đinh cho cái xã hội có mõm, bất cứ nhà nà o hễ có chó cái là thấy tiếng quấy khóc của chó con. Thì ra Vện cũng có số đà o hoa như người vậy.  Nếu có ai được mục kích công tử Vện đuổi gái thì mới rõ “tâm lý phụ nữ” với những cái mãnh lực của những bộ mã giẻ cùi. Không có mút-​soa nhưng lại thích bắt chước cái lối quay quay mút-​soa đằng sau gái nó là cái mốt Hà Thà nh, trước mặt gái, Vện ta cũng vẫy đuôi cho luôn luôn ve vẩy, loanh quanh lượn mấy vòng, thè lưỡi rõ dà i, ngửi trên một cái, hết sức bầy tỏ “tấm lòng khuyển mã”, ấy chỉ có thế mà các “tiểu thư” : Và ng, Bông, Cún, Mực, cô nà o dữ, lắm điều và o bậc nhất, có nanh nhọn bậc nhất, cũng không nỡ cự tuyệt con... người có duyên một cách lạ ấy, cũng cảm ngay. Thật Vện không đến nỗi bị tẽn, bị chửi mắng bao giờ. Mùi nhang đã trải mùi dầu thử chơi, từ các cô êu đà i các đến các cô êu nghèo hèn, từ béo mượt đến ghẻ lỡ gầy còm, không mống nà o không là tình nhân của Vện. Trò đời thường thấy kẻ hơn mình thì ghen ghét, những chó vô duyên khác thường họp đà n họp lũ đến tận nhà cụ Bá gây sự với Vện luôn. Không hèn gì, cũng là hạng có.. một và i miếng nên Vện chẳng sợ, lắm khi một mình chống với ba bốn cũng vẫn thắng trận như thường. Chỉ có một lần, đà n kia đông quá, dễ đến mười mõm ấy, thảy đều vây quanh lấy Vện mà vồ, mà nhá, khiến không cự nổi, Vện phải hộc tốc chui tọt và o gậm giường đứng giữ thế thủ cẩn thận rồi nhe nanh gừ gừ ra ý thách: “Chúng mà y có giỏi và o đây mấy ông!” Đà n kia không con nà o dám và o, chỉ đứng ở cổng gầu gầu rầm lên ra ý chửi bới văng tục. Thật cũng chẳng may cho Vện quá, vì ngà y hôm ấy nhà cụ Bá có giỗ tổ, giữa lúc lại là lúc cụ bà đương sới cơm cúng, cụ ông đương khấn khứa trước bà n thờ... Bỗng dưng thấy tiếng chó sủa vang trời, nhìn ra thì toà n một lũ “đầu trâu mặt ngựa” đương xúm nhau giữa cửa chõ mõm và o chửi bới thậm tệ, mà dưới gầm... là Vện, biết ngay là chuyện ghen tuông chi đó, bực mình vì sợ bất kính, cụ Bá quên cả chân mình bít tất bông trắng nõn, nhẩy ngay xuống đất vớ cái lau mà n, ra dẹp tan lũ “ưng khuyển” rồi và o xích cổ Vện lại, rọt cho một trận không tiếc tay. Thói thường chó đen giữ mực, Vện cũng chẳng chừa ! Đêm ấy, một đêm giăng thanh gió mát, nhân khi cao hứng, Vện phá rà o chui ra ngoà i đi với “tình nhân”. Giữa lúc hai bên chỉ tre thề hóp nặng lời trên con đường nhỏ giáp với lũy tre quanh là ng nó cũng là một thứ “con đường Cổ Ngư” của ta chẳng hạn thì một chú Cược thừa cơ chui qua cái chỗ hở ở rậu, và o sân tự do đỡ mất cái chậu thau đồng. Thấy sột soạt tiếng động lúc trộm đã chui ra, cụ Bá gọi Vện mãi chẳng thấy đâu, lật đật phải cầm đèn ra sân soi thì... hỡi ơi nông nỗi ! Cách đấy chỉ và i phút, Vện lại chui qua lỗ hổng ở rậu mà và o, đôi con ngươi lấm lét nhìn trộm chủ ra vẻ lo nghĩ không hiểu đương đêm soi đèn tìm mình là m gì thế kia. Thấy Vện có vẻ khả nghi, cụ Bá nhìn đến hà ng rà o rồi thất kinh chạy lại lỗ hổng. Rà nh rà nh một mảng lông mắc gai theo chiều lưng Vện lúc chui ra còn sờ sờ ở đó, cụ biết ngay là thủ đoạn của Vện, là nhờ Vện chú Cược mới được thừa cơ... Giữa lúc cụ tiếc, thì một con chó, cô Khoang, trông cũng có quí tướng, bốn chân tứ túc mai hoa, “gót son” đẹp nõn đáng gọi là “hoa khôi” của là ng êu, cũng chui qua giậu mà và o. Cô và o gừ gừ một cách nũng nịu như tiếng oanh thỏ thẻ, đại khái : “Mình ơi giữa lúc giăng thanh gió mát mà mình nỡ bỏ về, mình sợ hãi lão chủ thế, thì ra mình không hết lòng hi sinh với cái ái tình cao thượng của đôi ta ư?” Mà Vện - giữa lúc nà y đã là phạm nhân, -cũng cứ tự nhiên... mơn trớn tình nhân, không để tâm đến cái tội lớn của mình ! Chẳng thèm nghĩ đến “cặp uyên ương,” cụ Bá lấy gậy vụt cho cả đôi một cách phà m phũ. Giận đến cực điểm, lại đau đớn vì đã mắc lừa cái tướng ngũ đoản, cụ quyết không dung thứ Vện, chỏ ngay lên vầng giăng thề độc: hễ có khách là trị tội Vện phải chịu... giềng hình! * * * Khách lại là chúng tôi. Muốn an ủi cụ Bá, chúng tôi phải nói chế đi rằng : “Chó có tướng ngũ đoản chẳng biết có lợi gì cho người nuôi không chứ chén thì kể cũng ngon thật !” Trong lúc dốc bầu say tỉnh, chúng tôi nhớ đến tiếng ăng ẳng rền rĩ sau cùng của Vện, lại chợt nghĩ đến một câu than thân của những bác si tình khi đem thân bỏ và o chỗ chết : “Thôi, cũng là một dịp cho ta tỏ dạ hi sinh tính mệnh để phụng sự ái tình !” - Ẳng ẳng !!! (*) 26. Trạng Lợn  Họ Dương ở là ng Dừa thuộc tỉnh Hà Nam (Bắc Việt) là một quí tộc có nhiều người là m quan to trong triều. Đến đời ông Dương đình Lương thì xa xút, con cháu không nối được nghiệp cha ông, phải là m nghề bán thịt để sinh nhai. Hai vợ chồng ông nà y, tuy sống trong nghề giết heo, giết bò, nhưng bản tính thực thà , phúc đức, có tiền vẫn bố thí cho những người khó ở chung quanh và thờ trời sợ phật, chớ không ác nghiệt như phần đông bạn đồng nghiệp lúc bấy giờ. Một hôm, Lương ông đi lễ ở cái miếu đầu là ng về thì gặp một ông cụ già vai đeo khăn gói, tay chống gậy, hỏi thăm tìm nhà trọ. Lương ông đáp: - Thưa cụ, ở đây không có quán trọ nà o hết. Bây giờ trời sắp tối rồi, cụ mà đi nữa thì lỡ dỡ đường, âu là mời cụ về nhà tôi nghỉ. Tôi không có tiền nhưng đủ cơm nước đãi cụ mươi ngà y. Nếu cụ có lòng yêu chúng tôi muốn ở lại đây chơi ít ngà y. ông khách mừng rỡ. - Nếu được như thế thì còn gì hay bằng. Lương ông hẹn đưa ông khách về nhà , tiếp đãi rất chân thà nh, quí hóa. Cơm nước xong, ông khách hỏi chủ nhà là m gì. Lương ông cứ thực tình mà đáp. - Không dám dấu cụ, tổ tiên chúng tôi xưa là m quan to tại triều, nhưng đến chúng tôi tà i hèn sức kém nên đà nh phải bán thịt để sinh nhai. Hai người trò truyện một đêm, tâm đầu ý hợp. Chủ nhất định lưu khách lại và i hôm, không ngờ ông khách lì lợm ở lại luôn ba tháng, ngà y nà o cũng hai bữa rượu rồi chống gậy đi chơi la cà hết gò nà y sang đống nọ, hết ruộng nọ lại đến ao kia. Thì hóa ra ông nọ đi xem địa lý, mà ông ta không ai khác hơn là ông thánh địa lý Tả Ao. Thấy Lương ông là một người phúc hậu, hiền là nh Tả Ao muốn đáp ơn, quyết định ở lại liền ba tháng chính là để tìm cho Lương ông một ngôi đất quý. Tả Ao hỏi Lương ông: - Ông bà đãi tôi thà nh tâm quá, tôi cảm tạ lòng ông bà hết sức. Nay tôi tìm được một ngôi đất quí cho ông bà , vậy xin hỏi ông bà muốn gì? Lương ông đáp: - Bẩm cụ, tôi chẳng muốn gì cả, chỉ mong mỏi có một điều là sinh được một đứa con trai có học hơn tôi để nối nghiệp ông cha cho khỏi mang tai mang tiếng. Tả Ao gật đầu: - Tưởng gì, chớ nếu chỉ có thế thì dễ lắm. Ngôi đất tôi chọn cho ông phát trạng mà lại là Trạng không phải học. Vậy ông sửa soạn đi để tôi đặt đất cho, kẻo tôi có việc sắp sửa phải đi xa rồi. Lương ông bèn nhờ ông Tả Ao đặt lại ngôi mộ của thân phụ Ông. Táng xong được và i tháng thì Lương ông là m ăn thịnh vượng hơn trước. Thấy trời thương như thế, vợ chồng Lươong ông lại cà ng cố tu nhân tích đức. Được gần một năm thì Lương bà có thai. Trong khi Lương bà có thai, Lương ông hà ng ngà y thấy một hiện tượng lạ: Nguyên từ nhà Lương ông ra chợ thì phải đi qua một cái gò kêu là gò Thần Đồng. Lần nà o đi chọ về Lương ông cũng thấy trong lúm cây có tiếng trẻ con kêu the thé: - Thầy ơi lần sau đi chợ thầy nhớ mua quà cho con nhé. Lương ông thoạt đầu không tin, nhưng sau thấy đứa trẻ cứ nói the thé ra như thế ông phải đáp: - Ờ để lần sau thầy mua quà cho con. Lương ông không muốn nói dối, hôm sau mua quà thật. Ông gọi: - Đứa nà o đòi quà thì ra đây mà lấy. Tiếng đứa trẻ nói vọng ra: - Thầy cứ để đấy, con ra lấy ngay bây giờ. Lương ông để ý thì đi một quãng, quay lại xem, gói quà biến từ lúc nà o không rõ. Từ đó lần nà o đi chọ về, Lương ông cũng mua quà cho đứa trẻ. Mua được bảy mươi hai lần thì Lương bà sanh được một con trai. Về sau nà y, người ta tính ra thì con trai của Lương ông sống được bảy mươi hai tuổi. Đứa con ấy là Trạng Lợn sau nà y vậy. Lương ông đặt tên cho y là Chung Nhi. Tục truyền vua Thánh Tôn cũng ra đời cùng ngà y với Chung Nhi cả Trạng Ăn, Trạng Vật cũng sinh năm ấy. Nói về Chung Nhi lên ba tuổi thì triều đình mở khoa thi có hai ông Trạng Nguyên và Bảng Nhỡn vinh quy về qua là ng Rùa. Chung Nhi ra xem, thấy thế, cười mà hỏi cha rằng: - Ông kia là gì mà đội mão đẹp thế? - Ông ấy là quan Trạng. - Còn ông kia là gì? - Ông ấy là quan Bảng. - Vậy trong hai ông, ai hơn ai kém? - Quan Trạng hơn quan Bảng. - Thế thì ngà y sau con phải là m quan Trạng. Từ đó Chung Nhi chỉ mơ ước là m Trạng Nguyên bắt trẻ con là m cờ là m quạt rước mình như rước quan Trạng vinh quy bái tổ. Có người khách lạ, thấy thế, bĩu môi, bảo : - Trạng dở hay Trạng Nguyên? Chung Nhi đáp: - Khách quen chẳng hóa khách lạ. Khách thấy đứa trẻ đáp thế, giựt mình cho là lạ, bảo Lương ông nên cho Chung Nhi đi học. Chung Nhi hỏi mẹ: - Thầy đồ giỏi hơn Trạng Nguyên hay Trạng Nguyên giỏi hơn thầy đồ? Mẹ trả lời: - Trạng Nguyên giỏi hơn. - Thế thì con không đi học thầy đồ đâu. Mẹ khuyên: - Muốn là m Trạng, phải đi học thầy đồ mới được. Nghe mẹ nói thế, Chung Nhi mới chịu cắp sách đi học. Lương ông là m gà thổi xôi mang sang thầy đồ xin là m lễ nhập trà ng cho con. Thầy bảo Chung Nhi và o lễ, Chung Nhi: “Lễ ai?” Thầy nói: - Lễ trình đức Thánh Khổng Tử. Chung Nhi hỏi: - Thánh Khổng Tử có hơn Trạng ? Thầy nói: - Nhất Thánh nhì Trạng Bấy giờ Chung Nhi mới chị là m lễ. Lúc xong, Lương ông bảo và o là m lễ thầy. Trạng cho là thầy kém Trạng, nhất định không chịu lễ. thầy bảo: - Tiên học lễ hậu học văn. Trạng chịu là phải, lúc bấy giờ mới chịu lễ thầy. Thầy lại bảo: - Thứ nhất hay chữ, thứ nhì dữ đòn. Chung Nhi không bằng lòng, nói: - Phải đòn thì con không học đâu. Lương ông phải dỗ: - Con chăm học thì không can gì phải đánh ! - Thế học mấy hôm thì thà nh Trạng ? Thầy đồ nực cười: - Học dăm ba ngà y thì thà nh Trạng. Chung Nhi tủm tỉm cười thích lắm. Thầy đọc một câu trong Tam Tự Kinh cho Chung Nhi học “Thiên tích thông minh, thánh phù công dụng”. Thầy đọc xong thì Chung Nhi quên liền mà đọc trẹo ra là : “thiên tích thong manh, thánh phù chỏng gọng” chỉ có câu ấy mà bảy tám ngà y không thuộc. Thầy đồ giận lắm bắt nằm xuống đánh Chung Nhi không chịu nằm xấp, cứ nằm ngửa tênh hênh ra. Chung Nhi nói: “Thiên tích thong manh, thánh nằm chỏng gọng” sao thầy bắt con nằm xấp?" Một hôm thầy đi vắng, có khách và o hỏi: - Thầy có nhà không? Chung Nhi nói vọng ra: - Thầy đi vắng rồi, chỉ có Trạng ở nhà thôi. Khách cười hỏi lại: - Trạng học đến đâu rồi? Trạng nói văng mạng: - Trời đấy cao sâu. Trên trời dưới đất đâu đâu cũng tường. Khách hỏi: - Trời là gì? Đất là gì ? - Trời là thiên, đất là địa. Ông không học hà nh gì cả hay sao mà không biết ? Khách giận mắng: - Con cái nhà ai, mới nứt mắt đã láo xược ? Chung Nhi vênh mặt ra : - Ông tưởng ông giỏi thì tôi đố ông biết trên trời có gì và dưới đất có gì? - Trên trời có trăng, có sao, dưới đất có núi có sông chứ gì! Trạng - từ giờ trở xuống Chung Nhi tự xưng mình là trạng. Trạng cười khanh khách và nói: - Ông nà y không học có khác, trên trời có hai người mà dưới đất có một người học trò chứ! Khách hỏi : - Trên trời có hai người là ai? Mà dưới đất cíTa­ho³ một người là ai? Trạng lại cười giễu khách một hồi lâu mới nói : - Hai người là nhị nhân (chữ thiên có chữ nhị và chữ nhân). Còn dưới đất có một người là Sĩ (chữ Địa có chữ sĩ ở trong) - Người sĩ ấy là ai vậy? - Là Trạng chớ còn ai nữa. Khách ra về, lòng băn khoăn suy nghĩ về thằng bé khôn ngoan. Một hôm, Trạng tự nhiên bỏ học về nhà . Lương bà hỏi tại sao thì trạng nói: - Tại con học hết sách rồi. Con về nhà để sửa soạn đi thi đây. Thấm thoắt trạng được mười ba tuổi mà học quyển “Tam Tự Kinh” chưa thuộc. Lương ông rất buồn phiền. Một hôm, hai cha con đi sang là ng bên mua lợn tại nhà một vị quan hồi hưu. Quan ông đang ngủ, quan bà đi vắng. Đợi cho quan dậy, Lương ông cùng con tiến và o. Ngái ngủ, ông quan thấy người mua lợn, đứng lên lấy tay chùi ngang mắt, vuốt bộ râu rẽ sang hai bên, đoạn búi tóc rồi quay và o trong nhà . Thấy thế, Trạng bảo cha cứ và o trong nhà mà bắt lợn, Lương ông hỏi tại sao thì Trạng đáp: - Thì vừa đây quan đã bằng lòng rồi mà . Ngà i lại nói cho biết giá cả lợn là bao nhiêu, cha không trông thấy à ? - Quái, mà y nói là m sao, chớ tao có thấy quan nói gì đâu? - Quan không nói vì quan khinh cha con mình nghèo, nhưng quan ra hiệu bằng tay. Bắt lợn xong, Trạng bảo người nhà quan cho Trạng nộp tiền. Người là m hỏi: "Thế anh đã thỏa thuận về giá heo với quan rồi à ? Bao nhiêu? Trạng đáp: - Mười tám quan. Người nhà quan la lên: - Mười tám quan, rẻ quá. Ta phải và o bẩm quan mới được. Tên người nhà và o bẩm quan thực. Ngà i hét lên: - Ai bán cho nó mười tám quan đâu. Trạng nói: - Bẩm quan, khi nãy chúng con hỏi giá, quan gật đầu rồi lấy tay chùi ngang mắt rồi lại vuốt từ hà m rồi vuốt hai bên râu mép. Như thế chẳng là thập bát là gì? Quan phì cười: - Mà y nhỏ mà biện bác giỏi. Thôi, tao cũng bán cho mà y. Mùa thu năm sau. Lương ông bị bịnh rồi mất. Trạng đói đi lang thang là ng nà y xóm khác, hết rược chè lại cờ bạc. Mẹ buồn lắm. Trạng nói: - Mẹ đừng buồn. Nay mai con đỗ trạng, tha hồ sung sướng. Mẹ cười: - Cái thứ con có đỗ trạng họa chăng là Trạng Ăn, Trạng Rượu, Trạng Dổ Bác, Trạng Lông Bông. Tức quá, Trạng và o gặp mẹ xin đi quyết đỗ trạng mới nghe. Một hôm, đến là ng kia, Trạng gặp hai người học trò lều chõng đi thị Trạng chắp tay hỏi: - Thưa, hai ông đi đâu? - Chúng tôi chảy kinh đây. Còn ông đi đâu? - Tôi cũng chảy kinh. Hay là ta cùng đi cho vui. Vì trạng lém lắm, nên mọi tiền chi phí hai người học trò kia cũng chi đỡ trạng. Đi đến một xóm kia thì trời tối. Có cái quán bên đường, cả ba cùng và o nghỉ đêm. Chẳng ngờ quán ấy lại là nơi tụ họp cờ bạc, đầu trộm đuôi cướp, chúng vẫn rình rập để cướp hà nh lý của ba người. Bất ngờ đêm ấy trạng lại nằm mê, bỗng dưng hét to lên : - Đây rồi, bắt chúng chói cả lại cắt tiết cho ta. Bọn trộm cướp thấy thế cắm đầu bỏ chạy. Hai người học trò nghe đầu đuôi câu truyện cảm ơn trạng hết lời và phục trạng là người can đảm, có biết đâu rằng trạng nằm mê thấy lơn, đòi bắt trói lợn lại để đem là m thịt bán. Hôm sau, ba người đi đến một là ng kia, xin và o trọ đêm. Qua cổng thấy đề ba chữ “Thủ chư dự” lấy ở trong quẻ dự Kinh Dịch, trạng đọc thủ chư lại tưởng nghĩa là sỏ lợn, bảo hai ông kia: - Tối nay, anh em ta có thủ lợn đánh chén. Hai ông kia đùa: - Đi đường xa mà có người lại cho nhắm thủ lợn, chẳng là may lắm sao ! Ngờ đâu tối hôm ấy họ và o trọ nhà ông thủ chi, nhân ngà y xuân tế, ông pha một cái thủ lợn ra mời ba người đánh chén cho vui. Hai người bạn phục trạng biết việc sắp tới như thần và nói: - Chắc là bác giỏi lý số, tiên tri lắm mà bác giấu chúng tôi. - Không biết tiên tri, lý số, sao là trạng được. Đến một là ng khác, thấy có một các bảng đề hai chữ “hạ mã”, trạng đọc lầm là bất yên (vì chữ nho hai chữ hạ mã và bất yên gần giống nhau) trạng nói: - Là ng nà y bất yên. Hai ông bạn tủm tỉm cười, không cải chính, và cũng chiều ý trạng không và o là ng ấy. Thì vừa đi qua là ng một lát, cả ba nghe thấy tiếng kêu la ầm ỹ, thì ra là đám cháy, cháy một lát một nửa là ng ra tro. Lại một lần khác, đi đến một ngôi chùa kia, cả ba rủ nhau và o vãn cảnh. Nhà sư thấy ba ông cùng là thơ sinh, đề nghị là m thơ tức cảnh, Hai ông kia vẫy bút đề thơ nét bút như rồng bay phượng múa lời thơ hà m sức chứa chan ý vị. Thấy thế Trạng nghĩ “Mình không là m thơ thì chuế”. Nhưng là m thơ thì biết là m thế nà o. Đánh liều. Trạng cũng viết “Thâm tinh lập lái” những vì dốt, Trạng lại viết thà nh "Thâm tinh huyền lý. Nhà sư đọc xong bốn chữ thấy nét không đẹp nhưng ý vị xâu xa, đập tay và o đùi bôm bốp thán phục trạng hết lời. - Tuyệt tác ! Tuyệt tác ! “Thâm tinh huyền lý” tức là tình xâu xa, lẽ nhiệm mầu, hay quá ! Thật hợp cảnh nhà chùa. Có biết đâu rằng chính ra trạng định viết bốn chữ “thâm tinh lập lái” tức là tiếng lóng của bọn lái lợn, có nghĩa là ba quan và mười hai quan. Nhà sư lưu ba thà y ở chùa trọng đãi và ngâm không tiếc bốn chữa thần của trạng và cũng ngâm luôn cả hai bà i thơ của ông học trò cùng đi với trạng. Trạng cúi đầu nghe và chỉ một lát thì thuộc lòng cả hai bà i. Một hôm kia, ba người đi qua một trang trại, nhìn và o có một cô gái xinh đẹp tuyệt trần đang hái hoa trong vườn, có hai thị nữ theo hầu. Trạng mê quá, lập mưu từ giã hai người bạn, rồi quay lại vẩn vơ ở ngoà i trang trại để tìm cách được gần người đẹp. Hỏi thăm người chung quanh thì biết gi­ai nhân tuyệt sắc nọ là con quan trí sĩ họ Bùi. Bùi tướng công chỉ sinh được một mình nà ng là con gái, đặt tên là Phấn Khanh... Tình cờ hôm ấy, Bùi Tướng Công đang ngủ mơ mà ng thì có người trong mơ đang đánh thức giậy và bảo “ra ngay ngoà i cửa để đón quan trạng”. Tỉnh giấc Bùi tướng Công vội đi thẳng ra cổng thì thấy trạng. Bùi tướng Công mời trạng và o nói chuyện. Hoảng sợ trạng tưởng là Bùi tướng Công bắt trạng gi­am, trạng nói: - Tôi là học trò, chảy kinh đi thi nhất định lấy cái trạng nguyên. Thấy trang trại của tướng công tươi tốt, tôi dừng chân lại ngắm chớ có tình ý gì đâu mà tướng công lại... Vừa nằm mê thấy có người bảo ra cổng đón trạng bây giờ gặp ngay một người học trò chảy kinh quyết giựt lấy cái trạng nguyên. Bùi tướng Công tin ngay đúng người nầy là trạng, bèn giữ lại thiết tiệc ở Uyên Ương Đình. Rượu ngà ngà say, Trạng súc cảnh sinh tình đọc vanh vách hai bà i thơ của hai người bạn là m ở chùa mà trạng đã thuộc lòng. Bùi tướng Công lè lưỡi chịu là thơ hay, gọi tiểu thư lấy giấy bút lên chép lại để họa vần. Tiểu thư họa vần lại, lời thơ cũng không kém phần xuất sắc. Ưng ý quá, Bùi tướng Công bèn ngỏ ý muốn gả con gái cho trạng. Trạng nghiêm tốn trả lời. - Thưa tướng công, người con trai lấy công danh là m chính, chuyện vợ con là thứ yếu. Tướng công có lòng yêu, xin lãnh ý nhưng để cho khi nà o đỗ trạng về mới có thể tính chuyện tiểu đăng khoa. Tướng công phục trạng sát đất. Và o phòng riêng để nghỉ. Trạng bỗng thấy ở trên tường có một bức hoa. tiên ghi mấy chữ như sau: “Bát đao phân mê phấn”, nghĩa là chữ Bát, chữ Đao, chữ Phấn, chữ Mê, bốn chữ ấy chấp lại thà nh chữ Phấn. Bùi tiểu thư viết mấy chữ ấy là có ý đố ai đối được thì sẽ lấy là m chồng. Vốn mù chữ, trong năm chữ ấy Trạng chỉ biết có chữ “Phấn” đoán là tên của tiểu thư; sẵn trên ấn có bút nghiên cũng vạch tên mình là “Chung” và o. Viết xong, nằm quèo ra ngủ. Đến sáng, Phấn tiểu thư thấy chữ “Chung” tán ra câu đối là “Thiên lý trong kim chung”, nghĩa là chữ Thiên, chữ Lý, chữ Kim chắp lại thà nh chữ Chung. Nà ng nức nở khen hay và cho rằng chỉ có người nà y mới xứng đáng là chồng nà ng. Bèn bà y lễ ra giữa trời cảm tạ trời đất đã run rủi cho nà ng được người chồng xứng đáng. Đoạn nà ng và trạng cùng là m lễ thề nguyền, lấy trời đất chứng từ cho mối duyên là nh hiếm thấy. Bùi tướng Công mừng rỡ sai đặt tiệc ở Thủy Đình trên hồ Bán Nguyệt ăn mừng và đưa một mâm và ng cho Trạng để là m tiền lộ phí. Khi từ biệt. Phấn tiểu thư đưa cho chà ng một phong thự Đi được một quãng đường dở đọc thì là một bà i thơ tứ tuyệt: Bán nguyệt chi trung tương hội sứ, Uyên ương đình nội bá bôi thi. Nguyên quãn kiên sấn thanh vân lộ, Tảo tháp hồi lai đan quế nhi. Tạm dịch là : Gặp nhau bán nguyệt hồ nà y, Uyên ương đình nọ cùng nhau tạc thù. Mong chà ng sớm chảy đường cũ, Bẻ cà nh đan quế cho phụ tấm lòng. Xem thơ xong, hả quá, Trạng quên mất cả đường đi, rồi lạc và o một cái miếu hoang ở giữa đồng. Trong miếu có một ông cụ đầu râu tóc bạc đang ngồi uống nước. Trạng mon men lại gần cụ, ông cụ hỏi: - Chảy kinh sao lại vơ vẩn và o đây? Trạng thưa là bị lạc đường. Ông cụ cầm cái gậy chọc và o bụng Trạng một cái và bảo: - Muốn chảy kinh, hãy ngồi xuống bóp chân tay cho lão một lát, lão sẽ chỉ đường cho. Trạng chịu liền. Bóp chân tay xong, Trạng hỏi: - Bẩm cụ, thế bây giờ cụ đã bằng lòng chỉ cho cháu đường và o kinh chưa. ông lão cười khà khà . - Đâu có dễ dà ng thế được. Lão hỏi thực,thầy chảy kinh là m gì ? - Bẩm, để thi lấy Trạng nguyên. - Tốt lắm. Nhưng muốn đỗ trạng nguyên, phải nghe lời lão. - Thưa cụ, dạy là m sao? - Thầy phải cõng lão và o tới kinh thì thầy đỗ trạng. Trạng lại chịu liền. Cõng ông lão một lát. Trạng nghe thấy ông lão hỏi: - Thầy và o kinh đỗ trạng là m gì ? Sao không ở luôn Uyên Ương Đình là m con rể Bùi tướng Công có hơn không ? Trạng giựt nảy mình, quay lại hỏi: - Ủa, sao cụ biết. Cụ là thần phải không ? ông cụ đáp. - Ta chẳng phải là thần mà cũng chẳng phải là mạ Ta chỉ là một người đối với thầy có tiền duyên túc hải. Mai sau, ta còn có phen hậu hội. Nhưng ta bảo cho thầy biết thầy sẽ còn lận đận năm năm nữa, và hai năm nữa mới chiêm được trạng nguyên. Năm nay muốn đậu cũng chưa được vì kỳ thi hoãn. Nhưng thầy nhớ lấy điều nà y: tháng giêng năm tới thầy nhớ ra ngồi ở thà nh phía Đông thấy ai gieo mình từ trên xuống thì chạy lại cứu lấy và cõng chạy ngay đi, không cần hỏi han gì cả. Nay lão hãy tạm dạy cho thà y phép bói toán để là m kế sinh nhai và cũng là để tiện bề gi­ao tiếp hầu rộng đường thi thố sau nà y với đất nước. Mừng quá. Trạng chấp tay lạy cụ già và tôn là m thầy. Ông cụ dạy cho trạng đủ các cách tiên tri bói toán. Dạy đến đâu trạng nhớ đến đó. Thì ra từ lúc ông lão cầm cái gậy chọc và bụng Trạng, Trạng từ một người ngu dốt tối tăm đã hóa ra một người thông minh, học một biết mười. Thấy Trạng đã giỏi, ông lão mới chống gậy đi và o rừng mất tích. Còn trạng thì mở một ngôi hà ng bói toán. Tình cờ, lại gặp hai người bạn cũ. Hai người nà y nhờ Trạng bói cho một quẻ để biết khoa nà y có đậu hay chẳng. Trạng gieo quẻ bảo: “Quẻ nà y là quẻ quan long vô chủ, kỳ thi phải hoãn không có ai đậu mà cũng không có ai rớt”. Hai người bạn cho là trạng nói láo. Không ngờ năm ấy hoãn thi thực. Ai cũng xanh mặt chịu là trạng tiên tri trúng phóc như thần. Một hôm có quan thượng thư trong triều mất con thiên lý mã, nghe đồn trạng bói cát hung đúng lắm, cho người ra mời và o dinh xem một quẻ. Thằng kẻ trộm thấy quan cho người ra xem bói lo lắm, bèn lẻn và o nhà trạng, đứng nghe trộm. Nguyên trạng thấy ông thượng thư cho người đến bói, lấy là m lo lắm, cả đêm trằn trọc suy nghĩ không ngủ được. Gần sáng trạng lấy quyển Tam Tự Kinh ra đọc đến câu “Mã ngửa ngực đương thử lực sức, nhân sở tự” thì đọc to lên. Tên kẻ trộm tên là Tự, đứng nghe lỏm, thấy thầy đọc trúng tên mình, vội bỏ ra cắn rơm cắn cỏ lạy thầy đừng nói tên mình với quan thượng thư. Trạng hét lên: - Ừ, mà y lấy cắp ngựa ngà y nà o và để đâu. Phải nói ngay thì tao tha tính mạng cho, không hô danh nữa. Hôm sau, và o dinh quan thượng thư, Trạng reo quẻ suýt soa khấn vái rồi cứ lời tên trộm kể lại vanh vạch. quan thượng thư cho người đến nơi, quả thấy ngựa quý thưởng cho rất nhiều và ng bạc. Từ đó, trạng nổi tiếng như cồn, ai ai cũng phục trạng là trạng bói. Một hôm trong cung, công chúa mất đôi vòng ngọc rất quí mang từ bên Tà u về. Nghe có trạng bói, Công Chúa cho mời Trạng và o xem một quẻ. Bí quá, Trạng “tranh thủ thời gi­an” bảo phải là m một cái lầu cao suy nghĩ và lạy trời lạy đất mới xem được quẻ bói nà y. Công Chúa cũng chịu. Trạng hẹn nửa tháng thể nà o cũng tìm ra được thủ phạm. Nằm mười ngà y ở trên lầu cao mà chẳng tính toán được gì mà cũng không tìm ra được mưu mẹo gì bịp công chúa Trạng buồn muốn chết, than thân : "Mình có ngờ đâu lại đến nước nà y. Một thằng ăn cắp một thằng chịu chết lây, thực là quýt là m cam chịu. Bấy giờ tên thị vệ phụ trách canh gác tên là thằng Cam. Nửa đêm thanh vắng, nghe thấy trạng nói thế Cam sợ cuống lên, sụp xuống lạy trạng mà rằng: "Con cắn rơm cắn cỏ xin thầy tha cho, con chết dại chơi với thằng Quýt dính líu và o trong vụ nà y, nhưng bao nhiêu tội lỗi là do thằng Quýt cả chứ con tuyệt nhiên là chỉ theo đóm ăn tà n mà thôi. Thầy có trị tội thì trị tội thằng Quýt, chớ phần con, con xin thề là con không có tội. Thầy hô danh con ra, đức vua mà giết con thì quả là oan uổng quá. Cố nhịn cười, Trạng quát lên. "Ừ, mà y thú tội thì ta cũng tha cho, nhưng thằng Quýt nó ăn trộm ra sao, đôi vòng nó dấu ở đâu, mà y cứ thực khai ra thì ta tha tội chết. Thằng Cam kể vanh vách sự tình đầu đuôi cho Trạng nghe. Hôm sau, Trạng mời Công chúa lên lầu, reo quẻ rồi cứ lời thằng Cam khai mà thuật lại. Nhà vua cho bắt thằng Quýt thì nó thú tội, không sai một mảng. Lấy lại được đôi vòng, công chúa đem và ng bạc thưởng cho Trạng Bói. Từ đó Trạng Bói thà nh một vị thần, bà n dân thiên hạ đều lắc đầu lè lưỡi chịu là một vị tiên xuống hạ giới. Một hôm có ba người đi thi, nghe thấy danh tiếng của Trạng như thế, rủ nhau sửa một cái lễ để và o xem. Lúc trò truyện, mới biết ba người ấy là những người nổi tiếng: một người là Trạng Ăn, một người là Trạng Vật, một người là Trạng Cờ. Trạng Bói reo quẻ xong, nói: “Bốn chúng ta tuổi còn trẻ, đường bay nhảy còn dà i nhưng số còn lận đận và i năm nữa, phải chờ thời mới được”. Bốn người ở với nhau rất tâm đầu ý hợp. Mùa xuân năm ấy. Trạng Bói nhớ lời thần dặn, rủ ba trạng kia hằng ngà y ra đứng ở cửa thà nh phía đông. Thì và o một đêm đông, khoảng canh ba, Hoà ng cung tự nhiên bốc cháy, dân chúng nổi là m loạn, ngoà i đường giặc cướp như rươi. Thấy biến, bốn trạng đang đứng xem thì Trạng Bói trông thấy một người mặc áo xanh, nhảy từ mặt thà nh xuống đấy Trạng Bói không nói năng gì hết chạy ngay lại cõng người mặc áo xanh lên vai. Và chạy không quay đầu trở lại. Người ấy là Vua Thánh Tôn. Thấy có người cõng vua Thánh Tôn chạy trốn một bọn người mang võ khí hùa lại đuổi theo. Trạng Ăn, Trạng Vật và Trạng Cờ xông ra cản lại, thà nh ra Trạng Bói chạy thoát về mạn Chùa thầy. Mấy hôm sau, tình hình lắng dịu. Trạng Bói cắt Trạng Ăn và Trạng Vật túc trực bên vua Thánh Tôn còn mình và Trạng Cờ thì hoá trang về thà nh xem xét sự tình. Đến lúc bấy giờ mới biết là Nghi Dân tiếm vị và sát hại trung thần, may nhờ hai ông Nguyễn Sĩ và Đinh Liệt chiêu binh mãi mã, trừ được Nghi Dân. Hai vị trung thần bèn tâu với Thư Hậu sai người đi tìm Thánh Tôn nhưng tìm đâu cũng không thấy. Trạng Bói nghĩ kế, cho người môi giới với Thái Hậu mời ông và o xem bói. Trạng nói riêng với Thái Hậu đã cứu được nhà vua và hiện để ở chùa Thầy. Mừng rỡ, Nguyễn Sĩ và Đinh Liệt đem binh sĩ về chùa Thầy đón rước. Vua Thánh Tôn phong thưởng cho hết thảy các công thần, ai cũng cảm ơn, riêng có Trạng thì cho chức tước gì cũng không lấy, chỉ xin ban cho hai chữ “Trạng nguyên”. Có quan đại thần quỳ tâu: - Muôn tâu bệ hạ, chức Trạng Nguyên chỉ dà nh riêng cho các bậc văn hay chữ tốt tà i ba xuất chúng. Kẻ có công thì thưởng và ng bạc gấm vóc hay phong cho đến quan là cùng, không thể phong cho chức Trạng Nguyên. Vua Thánh Tôn nói : - Tà i giỏi đến như trạng, văn chương nà o bằng ? Ngà i cứ phong Trạng là Trạng Nguyên. Một hôm vua ngự giá đến chùa Thầy lễ tạ và ban cho các vị sư trụ trì rất nhiều và ng bạc để tu bổ lại chùa. Đến khi sửa đến gác chuông, nhà vua đọc “Thiên lý trọng kim chung” rồi hỏi bách quan có ai đối được không. Tất cả đều đứng ra như phỗng". Nhớ lại câu của Phấn Khanh tiểu thư, trạng liền đọc: “Bá đao phân mễ phấn”. Vua hết lời ca ngợi Trạng là bực tà i học siêu phà m và bảo: - Ta phong cho trạng chức Trạng Nguyên quả thật là đúng quá. Sau đó vua ban cho cờ biển, tặng rất nhiều bạc và ng và ba chữ. “Chân Trạng Nguyên” cho về vinh quy bái tổ. Đi qua trang trại họ Bùi, Trạng rẽ và o lạy nhạc phụ, là m lễ thà nh hôn với Phấn tiểu thư rồi về nhà lạy mẹ. Lúc đó Lương Bà đã già lắm ! Phụng dưỡng mẹ mấy tháng, Trạng và Phấn tiểu thư cùng rước mẹ và o Kinh vì có chiếu chỉ khẩn cấp. Đến nơi mới biết nhà vua cho vời Trạng đi dẹp giặc Xiêm La. Trạng Lợn - tức Trạng Bói - mời Trạng Vật là m tiên phong trạng Cờ đốc thúc thủy lộ, Trạng ăn phụ trách bộ binh. Phấn Khanh cũng lĩnh ấn, đeo gươm theo chồng đánh giặc. Ta thắng trận, hai nước Xiêm Là o chịu hà ng phục, năm năm lại mồi lần triều cống. Năm ấy vua Tà u sai sứ sang nước ta để phong vương cho vua Thánh Tôn. Như vua Tà u còn có ý muốn thử xem vua ta ra sao. Một hôm sứ Tà u rủ nhà vua đánh cờ. Vua lo lắm, gọi Trạng Lợn và o hỏi là m cách gì để thắng cờ. Trạng tâu: - Bệ hạ cứ cho bầy bà n cờ ra giữa sân rồi sai Trạng Cờ ăn mặc giả là m lính che lọng đứng hầu. Trên lọng, dùi một lỗ thủng. Hễ Trạng Cờ xoay lọng, ánh nắng chiếu và o chỗ nà o thì bệ hạ cứ nhắc quân đi và o chỗ ấy. Vua khen phải sai lập bà n cờ. Quả nhiên đánh một lúc sứ Tà u bị dồn và o nước bí phải chịu thua. Tuy vậy sứ tà u chưa chịu thôi. Hôm sau y lấy cây gỗ lớn ngầm đem bà o nhẵn đầu đuôi như nhau rồi đố vua Thánh Tôn xem đầu nà o là ngọn. Vua lại hỏi Trạng, Trạng tâu: - Bệ hạ chớ lo, hạ thần đã có cách. Đêm đến bèn sai người ra phóng uế bừa bãi và o mấy cây gỗ,. Sáng, Trạng kêu rầm lên là dơ bẩn bắt khiêng gỗ ra sông rửa và dặn hễ thả xuống hấy đầu nà o chìm thì đánh dấu. Khi đem gỗ về, trạng ung dung chỉ và o đầu có dấu bảo đó là gốc. Sứ Tầu lại cà ng tức, lấy cây gỗ bà o nhẵn rồi sơn kín cả đi đề ba chữ “Hồ bất thực” rồi đố vua biết là cây gỗ gì: Trạng ứng khẩu tâu vua: - Hồ bất thực là cáo chẳng ăn, cáo chẳng ăn thì cáo đói, cáo đói thì cáo gầy, cáo gầy là cây gạo. Sứ Tà u thua mấy lần than rằng: - Ai ngờ nước Nam lại có nhiều nhân tà i. Từ đó, không dám dở trò gì nữa. Về phần ta thì cứ ba năm lại phải cử người đi sứ một lần, Nhà vua cử trạng đi. Trạng Ăn, Trạng Vật, Trạng Cờ cùng đi theo. Tới Tam Quan, quân canh không mở cửa, một lát đem ra một cái biển có viết chữ thập, lấy tay chỉ đông chỉ tây Trạng bực mình quay lại bảo viên phó sứ : - Nó muốn dọc ngang thì khoanh cho nó một cái vòng tròn. Thấy cái vòng tròn, quân Tà u giật mình nghĩ rằng: "Ta nói tung hoà ng vũ trụ, thế mà nói biết đối lại là bao quát cà n khôn. Giỏi thật ! Qua tam quan rồi, đến một quãng đồng bát ngát, trông thấy một ả con gái đương vạch quần đái, trạng bảo viên phó sứ: - Chép đi ! Viên phó sứ thưa “Chép gì”. Trạng chặc lưỡi nói: - “Nong tay chí bẹn đỏ hân hân”. Viên phó sứ nghễnh ngãng chép ra. “Đông Tây chí biện đỏ hân hân”. Khi đến Yên Kinh, quan sở tại ra đón và o rồi viết một vế câu đối. “Nam Bắc lai triều đố tể tể” rồi xin sứ đối chọ Trạng quay lại bảo viên phó sứ cứ giơ cái giấy biên lúc nãy đọc lên. Viên phó sứ đọc: “Đông Tây chí biện đỏ hân hân”. Quan Tầu kinh sợ nói: “Thậy là Thần Đồng phù thủy” chớ đâu lại có người giỏi đến thế. Vua Tầu cùng các sứ dạo vườn ngự đầy hoa thơm cỏ lạ, dưới có hồ bán nguyệt, trên hồ có đình bác giác bốn bề bỏ trống giữa đình treo hai chữ ngự thi, đó là “chùng nhị”. Vua Tà u hỏi sứ có biết đó là ý gì không. Trạng vô tình ứng khẩu đọc ngay “Phong nguyệt vô biên”. Vua Tà u có ý tả cái đình nà y gió trăng vẫn không tường. Thấy Trạng ứng khẩu nhanh nhẹn và thích ứng, vua Tà u phục sát đất. Tháng năm năm ấy, trời không mưa, vua Tà u yêu cầu sứ ta lập đà n cầu mưa, Trạng nhân lời nhưng lo lắm vì không biến cầu bảo cách nà o cho có mưa. Chợt nhơ tục bên ta thường bảo khi nà o cỏ lang và rễ si trắng là trời sắp mưa. Trạng bèn bảo lập một cái chòi cao, trên dán la liệt các thứ bùa, các thứ bát quái, các vị sao, các vị thần ra trợ, một mặt sai người đi xem hễ thấy rau lang già , rễ si trắng thì về bảo ngay. Và i hôm sau có người về báo tin rau lang già rồi, rễ si trắng rồi. Trạng lên đà i xõa tóc chống gươm bà i quyết rồi đọc một trà ng toà n những tiếng lóng lái heo, ai nghe cũng không hiểu mô tê gì cả như mộc tinh, thâm tinh cổ tinh, kẹo tinh, chó... tinh rồi kết cục bằng loạt linh tinh beng, linh tinh beng ma, linh tinh quỷ... Đoạn cầm một bình nước lấy mỗi cà nh lá vẩy lên trời, hét ba tiếng khóc ba tiếng. Lễ chưa xong thì sấm sét ù, mưa xuống như trút. Vua Tà u và các quan Tà u khiếp sợ và cho rằng gia cát Vũ Hầu ngà y xưa nhất định không thể nà o sánh kịp. Hết hạn đi sứ, trạng được về nhưng vì phục tà i của trạng ngà i cố nằn nì trạng ở lại để dạy Hoà ng tử. Trạng bèn sai lập một cái chòi thật cao, bắt Hoà ng tử phải trèo lên. Vì sung sướng quen thân, Hoà ng Tử mệt muốn chết, trèo lên tới lầu thì thở hồng hộc. Trạng hét mắng, dặn Hoà ng Tử sao không chà o thầy lại đứng thở như bò. Như thế là hỗn, tiên học lễ nhiên hậu mới học văn. Trạng sai nẹt hoà ng tử ra đánh, đánh rồi mắng, mắng rồi lại đánh, không dạy một chữ nà o. Thấy thầy dữ đòn quá. Hoà ng hậu đà nh phải nói với vua Tà u xin để cho Trạng về kẻo “sứ Việt Nam nhớ nước nhớ nhà , cáu kỉnh đánh con mình có khi chết mất”. Thế là Trạng thà nh công trong việc thiết mưu lập kế để được vua Tà u cho về nước. Về sau, Trạng Lơn được phong là m thượng quốc công, còn Phấn nương được phong là m Thất phẩm phu nhân, cả hai vợ chồng cùng ngao du sơn thuỷ đà n địch ca hát nay bến nà y, mai bến khác. 27. Vị Hôn Phu Người đà n ông với cái mũi tim tím đi lại phía cái chuông và miễn cưỡng rung chuông. Đám đông từ nẫy đến giờ đứng im bất động bỗng nháo nhà o chạy ngược chạy xuôi. Những chiếc xe chở hà nh lý chạy rầm rầm trên sân ga. Người ta bắt đầu chằng dây trên các toa tà u. Đầu tà u rít lên một tiếng nghe đến chói tai rồi nối và o các toa. Xa xa ở đâu đó có người là m rơi một cái chai đánh xoảng... Mọi người chà o tạm biệt nhau, nghe thấy những tiếng nức nở và cả giọng nói thì thầm của những người phụ nữ... Trước cửa một toa hạng hai có một đôi trai gái đang từ biệt nhau. Cả hai đều khóc. Tạm biệt, em yêu của anh? Người đà n ông vừa nói vừa hôn và o mái tóc bạch kim của cô gái. Tạm biệt? Anh buồn quá! Anh sẽ không chịu nổi mất... Vậy là anh phải xa em những một tuần. Đối với trái tim kẻ đang yêu thì một tuần ấy dà i bằng một thế kỷ, em biết không? Tạm biệt... Lau nước mắt đi em, đừng khóc nữa... Hai hà ng nước mắt của cô gái dà n dua khắp mặt, có một giọt nước mắt rơi và o môi chà ng trai. Tạm biệt Varia thân yêu! Cho anh gửi lời thăm mọi người. á quên, nhân tiện anh dặn nà y, nếu em gặp anh Mac-​cốp thì đưa cho anh ấy 25 rúp hộ anh nhé. Chà ng trai moi từ trong túi ra tờ 25 rúp và đưa cho Varia. Em cố gắng trả giúp anh nhé. Anh nợ anh ý mà . Trời ơi anh chà ng muốn xa em chút nà o cả... Đừng khóc anh Pêchia! Thứ 7 nà y nhất định em sẽ về với anh. Anh sẽ không quên em chứ? Mái tóc bạch kim của cô gái Varia ngả và o ngực Pêchia. Quên ai? Quên em ư! Chẳng lẽ anh lại có thể quên được em ư? Tiếng chuông thứ hai đã vang lên. Pê chia ôm chặt Varia và o lòng, khẽ chớp mắt rồi khóc nấc lên như một đứa trẻ. Varia vít lấy cổ người chồng sắp cưới và cũng thổn thức theo. Hà nh khách lục tục lên tầu. Chà ng trai hôn cô gái lần cuối và ra khỏi toa tà u. Anh đứng bên ngoà i cửa sổ dưới sân ga lấy chiếc khăn mùi xoa trong túi áo ngực ra để vẫy Varia dụi đôi mắt ướt đẫm nước và o má Pêchia.... Mời tất cả mọi người lên tà u thôi - ông trưởng tà u ra lệnh - Chuông thứ 3 bây giờ đấy. Hồi chuông thứ 3 đã gióng lên. Pê chia vẫy khăn tạm biệt người yêu. Bỗng nhiên mặt anh đờ ra. Anh đập tay lên trán đánh độp và nhảy lên toa tà u như một kẻ mất trí. Varia - chà ng trai hổn hển không ra hơi, - Anh vừa đưa cho em 25 rúp để trả Mac-​cơp ấy mà , em yêu ơi, cho anh xin cái giấy biên nhận. Mau lên! Giấy biên nhận là em dã cầm 25 rúp ấy mà ? Trời ơi, là m sao tôi có thể quên một việc hệ trọng như thế kia chứ? Muộn rồi anh ơi? Tà u bắt đầu lăn bánh mất rồi. Đoà n tà u chuyển bánh. Chà ng trai nhảy bổ xuống sân ga, khóc nấc lên và giơ khăn tay lên vẫy. Thế nhớ gửi cho anh giấy biên nhận qua đường bưu điện nhé - anh chà ng hét với theo đoà n tà u. Khi đoà n tà u đã khuất bóng chà ng trai chỉ còn biết đấm nấc ấm ức: “Trời ơi! Ta đúng là một thằng ngốc! Đưa tiền mà lại không bắt cô ấy viết giấy biên nhận. Thật là sơ suất quá ? Giờ thì cô ấy sắp đến nơi rồi còn gì? Trời ơi là trời!” ?]]> 41