Bài Mở Đầu 0.1 Vị trí, tính chất, nhiệm vụ và đối tượng của điều tra rừng. Điều tra rừng (ĐTR) là môn khoa học chuyên nghiên cứu những cơ sở lý luận và phương pháp đánh giá tài nguyên gỗ của rừng. Là khoa học ứng dụng nên ĐTR vừa mang tính chất của môn khoa học cơ sở vừa mang tính chất của khoa học chuyên môn trong nghành Lâm Nghiệp . -Nhiệm vụ: + Nghiên cứu cơ sở lý luận gồm quy luật hình dạng thân cây, quy luật kết cấu lâm phần, quy luật sinh trưởng, tăng trưởng của cây rừng và lâm phần. + Xây dựng các phương pháp đánh giá tài nguyên gỗ của rừng về các mặt : phân bố tài nguyên rừng, số lượng, chất lượng và diễn biến tài nguyên rừng. - Đối tượng: + Cây riêng lẻ (cây ngả và cây đứng) + Tổng thể các cây riêng lẻ trên một diện tích nhất định (lâm phần) + Rừng tre nứa. 0.2. Tóm tắt lịch sử ra đời và phát triển của ĐTR Điều tra rừng ra đời khi rừng và sản phẩm của nó được xem là đối tượng trao đổi mua bán. Lịch sử ĐTR trên thế giới đ• trải qua gần 300 năm và được chia làm 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1: từ năm 1730 trở về trước, đặc điểm của giai đoạn này sử dụng phương pháp suy diễn (đi từ cái chung đến cái riêng) áp dụng trong ĐTR đ• không phù hợp với đặc điểm của đối tượng điều tra là cây gỗ, một cá thể sinh vật đa dạng và phong phú. - Giai đoạn 2: Từ 1730_1920. Thịnh hành khuynh hướng thực nghiệm trong ĐTR và bằng phương pháp quy nạp là phương pháp thích hợp, đ• phát hiện những quy luật khách quan tồn tại trong rừng, từ đó xây dựng và hoàn thiện nhiều phương pháp điều tra cho đến nay vẫn còn được ứng dụng. - Giai đoạn 3: Từ năm 1920 đến nay với 3 đặc trưng cơ bản: + ứng dụng ngày càng rộng r•i và sâu sắc toán học thống kê trong nghiên cứu và thực tiễn ĐTR. + Sử dụng những kỹ thuật tính toán hiện đại trong ĐTR. + Vận dụng những thành tựu khoa học hiện đại vào ĐTR (viễn thám trong ĐTR). *Trong nước: +1957 tiến hành ước đoán ĐTR. + 1958_1960 thử nghiệm phương pháp điều tra ngẫu nhiên của Cộng hoà liên bang Đức. + 1960_1965 thử nghiệm phương pháp điển hình của Trung Quốc. + 1965_1970 đ• xây dựng được quy trình ĐTR thống nhất. + Đ• tiến hành thử nghiệm phương pháp viễn thám trong ĐTR. + Đ• xây dựng các bảng biểu phục vụ công tác ĐTR, kinh doanh rừng như biểu thể tích cây đứng rừng miền Bắc Việt Nam, biểu thể tích loài mỡ, thông 3 lá, keo lá tràm... 0.3. Khái quát đặc điểm tài nguyên gỗ rừng Việt Nam 0.3.1. Về diện tích rừng - Tính đến hết năm 1999 cả nước có 10.915.592ha rừng các loại, độ che phủ tương ứng là 33,2% trong đó: +Rừng tự nhiên: 9.444.198 ha chiếm 86,5% tổng diện tích rừng cả nước. +Rừng trồng: 1.471.394 ha chiếm 13,5% tổng diện tích rừng cả nước. - Diện tích rừng từng vùng: phân bố diện tích rừng theo từng vùng thể hiện ở bảng sau: STT Vùng Tổng diện tích(ha) Độ che phủ(%) Rừng tự nhiên (ha) Rừng trồng (ha) 1 2 3 4 5 6 7 8 Tây Bắc Đông Bắc Đồng Bằng Sông Hồng Bắc Trung Bộ Duyên Hải Miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng Bằng Sông Cửu Long 963.441 2.368982 83.368 2.135.649 1.139.291 2.373.116 1.581.000 270.475 27,0 35,1 6,6 41,6 34,5 53,2 35,5 6,8 884.409 1.890.595 45.333 1.835.633 969.316 2.339.167 1.416.643 63.120 79.032 478.387 38.305 300.016 169.975 33.949 64.357 207.373 + Có 3 vùng diện tích rừng còn tương đối nhiều: Tây Nguyên chiếm 21% diện tích rừng cả nước; Bắc Trung Bộ chiếm 19,6%; Duyên Hải Miền Trung 10,45%. +Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long diện tích quá ít. - Diện tích rừng phân theo chức năng: TT Loại rừng ? DT(ha) Tỷ lệ(%) RTN (ha) Rừng Trồng (ha) I 1 2 3 Tổng cộng toàn quốc Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất 10.915.592 1.524.867. 5.350.669 4.040.056 100 14 49 37 9.444.198 1.463.746 4.812.671 3.167.781 1.471.394 61.121 537.998 872.275 0.3.2. Về trữ lượng -Tổng trữ lựng rừng gỗ 751,5 triệu m3 + Rừng tự nhiên 720,9 triệu m3 *Rừng gỗ 666,1 triệu m3 *Rừng hỗn giao 51,4 triệu m3 * Rừng ngập mặn 0,6 triệu m3 *Rừng núi đá 2,8 triệu m3 * Rừng trồng 30,6 triệu m3 *Rừng tre , nứa 8,4 tỷ cây 3.3. Nhận xét chung về diễn biến rừng - Giai đoạn 1992-1999: + Diện tích rừng tự nhiên tăng 0,8 triệu ha, (tăng 9,5%) trong đó: * Vùng Tây Bắc tăng 403.424 ha, (tăng 84%) * Vùng Đông Bắc tăng 683.294 ha (tăng 56%) * Vùng Đồng Bằng Sông Hồng tăng22.615 ha, (tăng 99.5%) *Vùng Bắc Trung Bộ tăng 408.848ha, (tăng 28%) *Duyên Hải Nam Bộ giảm 2.764ha, (giảm 0,3%) * Tây Nguyên giảm 420.767ha, (giảm 15,2%) *Đồng Bằng Sông Cửu Long giảm 15.430 ha, (giảm 19,6% ) +Về trữ lượng: Tổng trữ lượng gỗ rừng tự nhiên thuộc loại rừng phòng hộ và sản xuất năm 1992 là 657,4 triệu m3, năm 1999 là 584,4 triệu m3- giảm 73 triệu m3 ? 11,1%. 3.4. Một số đặc điểm khác. - Về tổ thành Rừng nước ta rất phong phú về loài cây: 12.000 loài cây khác nhau. Tuy nhiên trên một đơn vị diện tích số loài rất nhiều nhưng số cá thể lại rất ít . Đặc điểm này gây khó khăn cho công tác điều tra kinh doanh rừng. - Về cấu trúc tuổi Đại đa số rừng tự nhiên nước ta khác tuổi đến cao độ, rừng đồng tuổi chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ. Từ đó có thể chia rừng nước ta thành hai đố tượng là rừng thuần loài đồng tuổi và rừng hỗn giao khác tuổi. Hai đối tượng này có quy luật kết cấu khác nhau nên phải áp dụng những phương pháp và thủ pháp điều tra khác nhau. - Về dạng sống Rất đa dạng phong phú: Thực vật thân gỗ, thân thảo, dây leo, thực vật ngoại tầng, ký sinh, cộng sinh, thực vật thắt nghẹt.. Chương 1 Điều tra cây riêng lẻ 1.1. Nghiên cứu hình dạng thân cây 1.1.1. ý nghĩa, những nhân tố ảnh hưởng đến hình dạng thân cây Như ta đ• biết, các khối hình học chính tắc như viên trụ, hình đế, parabôlôid bậc 2, hình nón có kích thước cơ bản giống nhau cùng tiết diện đáy, và chiều cao nhưng thể tích của chúng không như nhau. Sở dĩ có sự sai lệch trên là do hình dạng của chúng không giống nhau. Thân cây rừng là một khối lập thể. Thực tiễn đo cây thường gặp những cây có cùng đường kính và chiều cao, song thể tích của chúng không giống nhau. Sự khác biệt này do hình dạng thân cây khác nhau gây nên. Vì vậy có thể nói: “ Trong mối liên hệ nhất định giữa chiều cao và đường kính, hình dạng trở thành nhân tố quyết định thể tích thân cây rừng” Nhân tố ảnh hưởng: - Loài cây: - Tuổi: - Vị trí sống của cây: - biện pháp tác động: Kết luận: Hình dạng thân cây chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố khiến cho việc cô lập nghiên cứu ảnh hưởng riêng rẽ của từng nhân tố sẽ rất phức tạp, tốn kém và ít mang lại hiệu quả thiết thực. Phải coi hình dạng thân cây là một tồn tại khách quan, một hệ quả mà khoa học đo cây cần nghiên cứu chứ không nên đi vào các nguyên nhân tạo ra hình dạng đó. 1.1.2. Hình dạng tiết diện ngang thân cây. Dùng mặt phẳng cắt vuông góc với trục dọc thân cây sẽ được một tiết diện gọi là tiết diện ngang thân cây. Hình dạng tiết diện ngang thân cây biến đổi rất phức tạp từ gốc đến ngọn thân cây. Đặc biệt phần gốc thân cây do ảnh hưởng của bạnh vè, tiết diện ngang không có hình dạng chính tắc mà tạo thành các thể hình sao. Mục đích của việc nghiên cứu hình dạng tiết diện ngang là nhằm tìm cách đo tính diện tích của nó sao cho đơn giản và đủ độ tin cây làm cơ sở cho những tính toán tiếp theo. Qua nghiên cứu người ta thấy rằng, dùng công thức diện tích hình tròn có làm tăng diện tích tiết diện so với dùng công thức diện tichs hình elíp nhưng việc tính toán lại đơn giản. Tuy nhiên sai số này tương đối nhỏ nằm trong giới hạn sai số cho phép trong điều tra rừng vì vậy ĐTR đ• chấp nhận sai số nói trên và dùng công thức tính diện tích hình để tính diện tích tiết diện ngang thân cây. Để đơn giản, người ta đ• lập sẵn bảng tra diện tích và chu vi hình tròn ứng với các trị số đường kính khác nhau. (xem sổ tay điều tra quy hoạch rừng NXB Nông nghiệp - 1995) 1.1.3. Hình dạng tiết diện dọc thân cây. Một số quan điểm khi nghiên cứu hình dạng tiết diện dọc thân cây: + Dựa trên những giả thuyết cơ lý để giải thích hình dạng thân cây. + Dựa trên quan điểm sinh lý học với lý luận phát tán. + Nghiên cứu trực tiếp hình dạng thân cây thông qua di/dj. + Nghiên cứu đường sinh thân câyqua phương trình tổng quát ya = cxb. Dùng mặt phẳng cắt dọc thân cây theo trục trung tâm thân cây sẽ được một tiết diện giới hạn bởi hai đường cong gọi là tiết diện dọc thân cây. Mục đích của việc nghiên cứu tiết diện dọc nhằm tìm cách biểu thị hình dạng và làm cơ sở cho việc tính toán thể tính toán thể tích thân cây. Qua nghiên cứu của các tác giả, thấy rằng hình dạng thân cây có thể được biểu thị bằng phương trình: Y2 = AXm trong đó y là bán kính ( hoặc đường kính, hay hệ số thon) lấy ở vị trí nào đó trên thân cây. X là độ cao tương ứng của y tính từ ngọn cây. A là hệ số của phương trình. Khi m lấy các giá trị khác nhau sẽ có các phương trình đường sinh tương ứng của các thể hình học tròn xoay khác nhau: Nếu m = 0 thì y2 = A m = 1 y2 = AX m = 2 y2 = AX2 m = 3 y2 = AX3 Khi cho các đường biểu diễn xoay quanh trục hoành sẽ được các thể hình học tròn xoay tương ứng: Viên trụ, paraboloit bậc 2, nón và hình đế. Các thể hình học này tương ứng với từng bộ phận trên thân cây. Trong đó thể paraboloit bậc 2 chiếm đại bộ phận thân cây(75%) Kết luận chung: Có thể coi tiết diện ngang thân cây là hình tròn và không nên xử dụng tiết diện phần gốc cây để tính thể tích thân cây. Trong nhiều trường hợp có thể coi thân cây như một khối paraboloit bậc 2 và một đoạn ngắn thân cây là hình viên trụ. Thân cây là tổ hợp của nhiều thể hình học, hình đế, viên trụ, Pa2, nón. Một phương pháp đo tính thể tích chỉ đảm bảo tin cậy khi đ• xem xét đầy đủ tới đặc điểm này. 1.1.4. Các chỉ tiêu biểu thị hình dạng thân cây. - Chỉ số hình dạng m: y2 = AXm d12 = AXm1 ? 2logd1 = mlogx1 d22 = AXm1 ? 2logd2 = mlogx2 m = 2logd1 – 2logd2 = m (log x1-log x2) 2log d1/d2 = m.log x1/x2 m = 2log d1/d2/ log x1/x2 VD: d1 = 15cm x1 = 10,5 d2 = 13cm x2 = 8,5 m = 1,35 Chỉ số hình dạng m tính toán phức tạp, m biến đổi rất phức tạp từ ngọn đến gốc cây nên không thể tìm được một trị số m bình quân chung cho một cây cá biệt. Vì vậy chỉ số m rất ít được ứng dụng trong thực tiễn điều tra rừng. - Độ thon + Tuyệt đối Std = (d0 -dn)/1m = d0 -dn + Bình quân Sbq = (d0 -dn)/L với cây đứng Sbq = d1.3/h- 1,3 +Tương đối K, q - Hình suất Schiffel q2 = d1/2/d1.3 - Hình số tự nhiên f0j 1.2. Đo tính thể tích cây ngả. 1.2.1 Đặc điểm đo tính thân cây ngả và dụng cụ đo. Cây ngả là cây đ• được chặt ngả nằm trên mặt đất, dễ dàng đo đạc với độ chính xác mong muốn. Tuy nhiên trên cây ngả thường không có bộ phận gốc chặt nên cần phải đo tính bổ xung. Muốn xác định thể tích thân cây phải xác định được đường kính và chiều dài. Để đo chiều dài thường dùng thước mét hoặc thước dây. Loại thước mét thường có độ dài 1m, 2m, hai đầu có hai kim nhọn để hạn chế sai số tích luỹ, khi phải đo những khoảng cách lớn. Để đo đường kính thường dùng các dụng cụ: + Thước kẹp kính, dây đo đường kính, dây đo chu vi. + Cấu tạo thước kẹp kính: gồm ba bộ phận: Thân thước, chân thước cố định, thân thước di động có thể trượt trên thân thước. Để xác định thể tích thân cây ngả có 3 phương pháp: Vật lý, cân trọng lượng, dùng công thức hình học. 1.2.2. Xác định thể tích thân cây ngả bằng công thức đơn Nguyên lý chung là: Tìm một khối viên trụ tưởng tượng có chiều cao bằng chiều dài thân cây, tiết diện đáy là một tiết diện trung bình nào đó. Thể tích viên trụ tưởng tượng sẽ là: V = g.l = (1/4?).c. l = (?/4) d2. l Trong đó: V: là thể tích l: là chiều dài thân cây g: là tiết diện ngang c: là chu vi của tiết diện ngang d: là đường kính của tiết diện ngang trung bình đó. 1.2.2.1. Công thức đơn tiết diện giữa Nếu coi thân cây như một khối pa rabol bậc 2 thì thể tích của nó chính bằng thể tích một hình viên trụ có chiêù cao bằng chiều dài thân cây còn tiết diện đáy bằng tiết diện giữa của nó. Theo tính chất của một khối hình học tròn xoay:”Bình phương bán kính biến đổi tỉ lệ với luỹ thừa bậc m độ cao tương ứng của chúng” nên: r02/rm2 = (h/(h/2))m Với Parapol bậc 2 thì m = 1 nên: r02/rm2 = h/(h/2) = 1/2 tức là r02 = 2rm2 Thêm ?h vào hai vế, ta có: ?.r02.h = 2? rm2.h hay: ? rm2.h = 1.r02.h Vế phải chính là công thức thể tích của Parapol bậc hai. Vậy thể tích thân cây có thể tính bằng công thức: V = (1/4?).cm2. h = (?/4) .dm2. h = gm.h= ? rm2.h h: là chiều dài, rm , dm, cm, gm lần lượt là bán kính, đường kính, chu vi và tiết diện giữa của chúng. Công thức trên do Huber đề xuất nên còn được gọi là công thức Huber. 1.2.2.2. Công thức đơn tiết diện bình quân Nếu coi bộ phận thân cây như một parapol cụt thì thể tích của nó sẽ bằng thể tích một hình viên trụ có chiều cao bằng chiều dài thân cây còn tiết diện đáy sẽ bằng trị số bình quân tiết diện đầu và cuối. V = (?/4).((d02+dn2)/2). l = (1/4?).((C02+Cn2)/2). l = ((g0+gn)/2).l Công thức trên gọi là công thức Smalian 1.2.3.Xác định thể tích thân cây bằng công thức kép: Nguyên lý chung của phương pháp là: Nếu coi thân cây là khối hình học tròn xoay với phương trình có dạng tổng quát: y2 = AXm thì thể tích của nó sẽ bằng tích phân từ gốc đến ngọn cây của phương trình đó. Thực chất là thể tích thân cây bằng tổng một số lớn vô hạn thể tích những hình viên trụ có tiết diện là ?y2 còn chiều cao là dx. Trong thực tế không thể và cũng không cần thiết phải chia thân cây thành vô hạn đoạn, mà chỉ cần chia thành một số đoạn nhất định. Thể tích của mỗi đoạn được đo tính bằng công thức đơn. Riêng đoạn ngọn sử dụng công thức hình nón để tính thể tích. Cộng thể tích các phân đoạn sẽ được thể tích thân cây. 1.2.3.1. Công thức kép chia thân cây thành các đoạn có độ dài tuyệt đối bằng nhau. Có thể chia thành các đoạn có độ dài 1,2 hoặc 0,5m. Đoạn ngọn có l ? L, thường lấy 1m ? l < 3m. V = v1+ v2 +...+ vn-2+vn-1+Vn Tuỳ cách tính thể tích từng phân đoạn mà tăng trưởng có: + Công thức kép tiết diện giữa. v = g1l + g3l + ...+gn-1l+1/3gn-ln = (g1+ g3+ ...+gn-1)l + 1/3gn-ln Hoặc: V = (?/4)(d12 + d32 +…+ dn-12)l + 1/3.1/4 d2n ln = 1/4?(c12 + c32 +…+ cn-12)l + 1/12? cn2 ln + Công thức kép tiết diện bình quân. v = ?(g0 + gn)/2 + g2 + g4 +...+ gn-2?l + 1/3 gnln = ?/4?(d0 + dn)/2 + d22+ d42 +... + dn-22?l + ?/12 dn2ln = 1/4??(c0 + cn)/2 + c22 + c42 + …+ cn-22? l + 1/12? cn2ln Các công thức trên sai số không vượt quá ?3% 1.2.3.2. Công thức kép chia thân cây thành các đoạn có độ dài tương đối bằng nhau. - Chia thân cây thành n đoạn bằng nhau (5, 10 đoạn) thể tích từng đoạn tính bằng công thức đơn rồi cộng lại sẽ được thể tích thân cây. + Nếu chia thân cây thành 5 đoạn thì: V = (g01 + g03 + g05 + g07 + g09)h/5 1.3. Đo tính thể tích thân cây đứng 1.3.1. Đặc điểm đo tính cây đứng và công thức cơ bản xác định thể tích thân cây đứng Cây đứng là cây gỗ đang sinh trưởng và phát triển bình thường trên mặt đất. So với cây ngả việc đo tính cây đứng có đặc điểm: - Rất khó đo trực tiếp đường kính ở những vị trí tuỳ ý trên thân cây với độ chính xác mong muốn. - Không thể đo trực tiếp chiều cao chính xác của cây trừ trường hợp cây còn non. Nhưng việc xác định thể tích thân cây không thể bỏ qua hai nhân tố: Chiều cao và đường kính thân cây. Để đo đường kính người ta chọn một vị trí nào đó trên phần gốc cây làm chuẩn. Vị trí thường chọn là độ cao cách cổ rễ cây 1,3 m. Trừ những một số nước như Anh, Mỹ (1,37m) Nhật (1,27m). Sở dĩ chọn vị trí quy chuẩn để đo đường kính ở vị trí 1,3m vì: - Độ cao 1,3m tương ứng với tầm cao ngang ngực của người có tầm vóc trung bình, nên dễ thao tác khi đo. - ở vị trí 1,3m ít bị ảnh hưởng của bạnh gốc nên độ chính xác cao hơn. Để đo chiều cao người ta sử dụng các công cụ chuyên dụng gọi là thước đo cao. Các thước đo cao được chế tạo theo một trong hai nguyên lý: Hình học hoặc lượng giác. Từ đường kính quy chuẩn (dj) và chiều cao h thiết lập một thể viên trụ tưởng tượng có chiều cao bằng chiều cao thân cây, còn tiết diện đáy bằng tiết diện ngang thân cây lấy ở vị trí quy chuẩn. Thể tích hình viên trụ này lớn hơn thể tích thực thân cây rất nhiều. Do đó thể tích viên trụ phải được nhân với một hệ số giảm nào đó để được thể tích sát với thể tích thực của thân cây. Điều tra rừng đ• tìm ra hệ số đó và đặt tên là hình số (fj). Như vậy thể tích thân cây đứng được xác định bằng công thức: V = (?/4)dj2.h.fj = (1/4?).Cj2.h.fj = gj.h.fj Đó là công thức cơ bản xác định thể tích thân cây đứng. Khi đo dường kính ở vị trí 1,3m thì: V = (?/4)d1.32.h.f1.3 = (1/4?).C1.32.h.f1.3 = g1.3.h.f1.3 Công thức trên được gọi là công thức kinh điển xác định thể tích thân cây đứng. Thể tích thân cây đứng được cấu thành ba nhân tố: đường kính (chu vi, tiết diện ngang) chiều cao và hình số. Trong đó đường kính có thể đo dễ dàng với độ chính xác mong muốn. Chiều cao xác định bằng các dụng cụ đo cao chuyên dùng với độ chính xác cho phép trong điều tra rừng. Hình số không xác định trực tiếp được mà phải xác định gián tiếp qua những nhân tố dễ đo khác. 1.3.2. Dụng cụ và kỹ thuật đo đường kính Dụng cụ đo đường kính thân cây đứng là thước kẹp kính, thước dây đo đường kính và thước kẹp kính phần lan (thước kẹp kính cong) + Thước kẹp kính: Cấu tạo được trình bày ở mục 1.2. Sử dụng : Đặt ba bộ phận của thước (chân cố định, chân di động và thân thước tiếp xúc với thân cây ở vị trí cần đo đường kính) sau đó đọc số trên thân thước + Thước kẹp kính cong (còn gọi là thước kẹp kính Phần Lan): Cấu tạo: gồm ba bộ phận : tay nắm, chân thước thẳng, chân thước cong có khắc vạch. Sử dụng: Tay trái nắm cán thước và đưa ra xa tới mức có thể được rồi áp vào thân cây tại vị trí cần đo đường kính. Ngắm một tia ngắm song song với chân thước thẳng và tiếp tuyến với mặt bên thân cây rồi đọc kết qủa ở điểm cắt của tia ngắm trên chân thước cong. Thước này có ưu điểm: Không có bộ phận nào di động nên nó bền vững và hạn chế sai số. • Lưu ý khi đo đường kính. - Kiểm tra thước trước khi đo. Sau một thời gian sử dụng thước đo đường kính có thể mắc một số khuyết tật như vạch chia bị mờ, chân thước di động không đảm bảo thẳng góc với thân thước. Trường hợp này sẽ mắc sai số âm (kết quả đo nhỏ hơn giá trị thực). - Phải đặt thước ở đúng vị trí cần đo. Do đường kính giảm dần từ gốc đến ngọn cây nên đặt thước sai vị trí cần đo sẽ làm kết quả đo bị sai lệch. - Phải đặt thước luôn thẳng góc với trục dọc thân cây khi đo mới tính được tiết diện ngang đúng với khái niệm của nó. - Phải đọc hoặc ghi kết quả rồi mới rút thước ra khỏi thân cây để tránh sai số do dịch chuyển chân thước di động gây ra và tránh nhầm lẫn. 1.3.3. Đo chiều cao thân cây đứng Chỉ có thể đo trực tiếp chiều cao thân cây ở những cây nhỏ (thấp dưới 10m) bằng thước sào. Thước gồm nhiều ống thép (nhựa) lồng vào nhau, khi cần có thể kéo dần từng đoạn nối tiếp nhau. Cách sử dụng: Một người đứng sát gốc cây lần lượt kéo từng đoạn thước áp sát vào thân cây. Người thứ hai đứng xa cây để giám định điểm cần đo chiều cao trùng với đầu trên cuả thước rồi báo cho người thứ nhất đọc kết quả trên thước. Phương pháp này cho kết quả chính xác nhưng mất nhiều thời gian, công sức và chỉ đo được những cây có chiều cao dưới 10m. Để phù hợp với đặc điểm đo cây đứng, điều tra rừng còn phổ biến một loại dụng cụ gọi là thước đo cao. Thước đo cao được chế tạo theo nguyên lý hình học hoặc lượng giác. • Thước đo cao nguyên lý lượng giác - Nguyên lý đo cao lượng giác: Gọi AC = h chiều cao của cây, MN độ cao tầm mắt người đo, NC = l là khoảng cách từ người đo đến tâm của cây (cự ly ngang) BC độ cao tầm mắt tương ứng trên thân cây (hình bên) Theo nguyên lý lượng giác ta có: h= AC = AB +BC h = l.tg? + l.tg? h = l.( tg? + tg?) Đo trên đất dốc: h = l.( tg? - tg?) Vậy h = l.( tg? +(-) tg?). Theo nguyên lý này có thể xác định được chiều cao của cây nếu biết khoảng cách từ vị trí đứng đo đến tâm cây (l), góc nhìn khi ngắm ngọn cây (?) và gốc cây (?). Thước đo cao theo nguyên lý lượng giác chính là một bảng tính sẵn chiều cao ứng với các góc nhìn và cự ly ngang khác nhau. Thước đo cao theo nguyên lý lượng giác gồm: Blume-leiss, Haga, Sunto. - Thước Blume-leiss gồm:1. ống ngắm; 2. Kim chỉ kết quả đo cao; 3. Nút h•m, mở kim; 4. Hệ thống thang thước chiều cao ứng với các cự ly ngang khác nhau; 5. Bảng tính sẵn Sin2?. Thước do Cộng hoà liên bang Đức chế tạo. Sử dụng thước: Đứng cách gốc cây một khoảng l (ứng với cự ly ngang đ• ghi trên thước) nhìn đúng điểm cần đo cao trên thân cây qua ống ngắm rồi mở nút h•m cho kim hoạt động tự do. Khi kim hết dao động ấn nút h•m cho kim cố định trên thang thước đọc kết quả trên vành độ tương ứng với cự ly ngang đ• xác định gọi là h1. Sau đó lại ngắm vào gốc cây và lặp lại các thao tác trên được kết quả h2. Nếu kết quả h1 và h2 đọc được ở hai phía của vạch số không thì cộng lại còn nếu chúng cùng nằm về một phía của vạch số không thì trừ cho nhau ta thu được chiều cao cần đo. Nếu đo trên đất dốc cần phải hiệu chỉnh: H, = h. Sin2? (? là góc dốc) - Thước Haga sử dụng tương tự thước Blume-leiss. - Thước sunto do Phần Lan sản xuất. + Cấu tạo gồm: 1. Lỗ ngắm đọc kết quả đo; 2. Hệ thống thang chia hình tròn; 3.Thấu kính để đo cự ly ngang. + Sử dụng: đứng cách gốc cây một khoảng bằng cự ly ngang đ• ghi trên thang chia của thước (15 –20m). Nâng thước lên mắt (cả hai mắt mở) xoay thước một vòng cung sao cho mục tiêu cần đo ngang vạch chuẩn nhìn được trong thước. Đọc kết quả ở vạch chuẩn cắt trên thang chia tương ứng với cự ly ngang đ• chọn. Cũng thao tác như vậy đối với gốc cây. Kết quả số đọc khi ngắm ngọn, gốc cây được cộng hoặc trừ cho nhau để được chiều cao cây như sử dụng thước Blume-leiss. Các thước đo cao chỉ cho phép xác định gần đúng chiều cao của cây đứng, để nâng cao độ tin cậy của kết quả đo cần thực hiện những quy định sau: + Lựa chọn thước đo cao thích hợp + Kiểm tra dụng cụ trước khi đo + Chọn vị trí đứng cho hợp lý + Phải ngắm đúng điểm cần đo 1.3.4. Xác định thể tích thân cây đứng 1.3.4.1. Dùng biểu thể tích hai hoặc ba nhân tố 1.3.4.2. Dùng công thức đơn giản Khi yêu cầu độ chính xác không cao, có thể xác định nhanh thể tích thân cây đứng bằng công thức đơn giản. - Công thức Denzin: V = 0,001.d1.32 Với giả thiết f1.3 = 0,5, h = 25-26m. Nếu h< 25, h> 26m cần phải hiệu chỉnh 3 ? 5% - Công thức tiết diện trung bình: V = (?/4)D2.h 1.4. Sai số đo đạc và ảnh hưởng của nó đến việc tính thể tích thân cây Để tính thể tích thân cây hoặc bộ phận của nó cần biết đường kính, chiều cao, với cây đứng cần biết cả chỉ tiêu hình dạng, việc đo tính các nhân tố này không thể tránh khỏi sai số. Vấn đề đặt ra là việc đo D,H,F mắc sai số thì ảnh hưởng của các sai số đến độ chính xác xác định thể tích thân cây ra sao. Xuất phát từ công thức cơ bản V = (?/4)d2.h.f Nếu gọi vi phân của thể tích là trị số gần đúng, sai số tuyệt đối của thể tích thân cây đứng, thì sai số tương đối của nó sẽ là: ?v = ?v nên ?v% = (?v/v).100 ?v = ?((?/4)dj2.h.fj ) = (?/4)2. dj. ?dj.h.fj + (?/4).dj2.fj. ?h +(?/4)dj2.h. ?fj Qua biến đổi ta có: ?v% = 2?dj% + ?h% + ?fj% Qua công thức trên cho thấy sai số xác định thể tích thân cây đứng bằng tổng của hai lần sai số đường kính với sai số chiều cao và sai số hình số. Với cây ngả thì: ?v = 2?d% + ?h% Nếu đo tính cho nhiều cây thì sai số sẽ giảm đi ?n lần. 1.5. điều tra tăng trưởng cây rừng 1.5.1. Xác định tuổi cây Tuổi cây là mốc thời gian đánh dấu một giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây rừng. Có thể xác định tuổi cây rừng bằng các phương pháp: 1.5.1.1. Phương pháp đếm vòng năm Qua mỗi mùa sinh trưởng, cây rừng tạo ra một lớp gỗ bao kín thân, cành, rễ cây. Tuỳ theo mỗi năm cây rừng qua mấy mùa sinh trưởng sẽ có số lớp gỗ tương ứng tạo thành. Trên tiết diện ngang vết tích của các lớp gỗ là những vòng khép kín gọi là vòng năm. Từ đó có thể dựa vào kết quả đếm số lượng vòng năm trên tiết diện gốc cây và quy luật sinh trưởng để suy ra tuổi của cây một cách chính xác. Lưu ý trừ những vòng năm giả. Phương pháp này chỉ áp dụng được cho những loài cây có vòng năm rõ như Xoan, Lát, Bồ đề, Mỡ... những cây sinh trưởng theo mùa. 1.5.1.2. Phương pháp đếm vòng cành Vết tích mùa sinh trưởng không chỉ thể hiện thành vòng gỗ mà còn ghi dấu bằng những vòng cành ở một số loài cây (ví dụ như các loài Pinuss). Vì vậy có thể đếm số lượng vòng cành trên thân cây để suy ra tuổi cây. Phương pháp này chỉ áp dụng được cho những loài cây có vòng cành. 1.5.1.3. Ước lượng tuổi cây Dựa vào đặc điểm hình thái như cấu trúc, màu sắc tán lá, vỏ cây để ước đoán tuổi cây rừng. Tuy nhiên phương pháp này kém chính xác và không đáp ứng được yêu cầu định lượng trong điều tra rừng. 1.5.2. Khái niệm sinh trưởng, tăng trưởng Từ khi nảy mầm đến khi chết hoặc bị khai thác kích thước của cây không ngừng tăng lên nhưng một số nhân tố khác lại có xu hướng giảm xuống như hình số, hình suất. • Khái niệm: Sinh trưởng là sự biến đổi của các nhân tố điều tra theo tuổi cây, còn lượng biến đổi được trong một đơn vị thời gian gọi là tăng trưởng. Nếu gọi t là thời gian, y là nhân tố điều tra thì sinh trưởng là hàm biến thiên liên tục theo thời gian: y =f(t) • Phân loại tăng trưởng: + Tăng trưởng thường xuyên hàng năm là số lượng biến đổi được của một nhân tố điều tra trong một năm: Zt = ta -ta-1 ta là nhân tố điều tra hiện tại ta-1 là nhân tố điều tra trước đó 1 năm + Tăng trưởng thường xuyên định kỳ: Là số lượng biến đổi được của nhân tố điều tra trong một định kỳ n năm. Số năm một định kỳ thường là 5,10,15 năm. Tuỳ theo loài cây. Znt = ta -ta-n + Tăng trưởng bình quân định kỳ: Là số lượng biến đổi được của nhân tố điều tra tính bình quân một năm cho một định kỳ n năm: ?nt = ((ta-ta-n)/n) = Znt/n + Tăng trưởng bình quân chung: Là số lượng biến đổi được của nhân tố điều tra tính bình quân một năm trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây rừng. ?t = ta/a = ?Zt/a + Tăng trưởng tương đối(suất tăng trưởng): Là tỉ số phần trăm giữa tăng trưởng thường xuyên hàng năm và tổng tăng trưởng thường xuyên của một nhân tố điều tra: Pt = (Zt/ta).100 Với cây sinh trưởng chậm, việc đo tính Zt rất khó khăn và không đảm bảo độ chính xác. Vì vậy cần thay ?nt cho Zt và tương ứng phải thay ta bằng trị số bình quân của tổng tăng trưởng thường xuyên ở đầu và cuối định kỳ. (ta- tn-1)/n ta- tn-1 200 Pt = .100 = . (ta- tn-1)/2 ta- tn-1 n Công thức trên gọi là công thức Pressler Sinh trưởng và tăng trưởng cây rừng phụ thuộc tổng hợp vào rất nhiều nhân tố nội tại và ngoại cảnh như: Loài cây, tuổi cây, đất đai, khí hậu, cấu trúc lâm phần, biện pháp tác động của con người..... 1.5.3. Một số quy luật sinh trưởng và tăng trưởng của cây rừng 1.5.3.1.Quy luật sinh trưởng của cây rừng Còn gọi là quy luật biến đổi của nhân tố điều tra theo tuổi cây, được chia làm hai nhóm: • Quy luật nhân tố điều tra tăng theo tuổi cây: Cùng với tuổi tăng lên, các nhân tố biểu thị kích thứơc của cây không ngừng tăng theo. Trên biểu đồ quy luật được biểu diễn bằng một đường cong luỹ tích và có thể chia làm ba giai đoạn: + Nhân tố điều tra tăng chậm theo tuổi + Nhân tố điều tra tăng nhanh theo tuổi + Nhân tố điều tra tăng chậm theo tuổi Quy luật này mang tính phổ biến nhưng tuỳ theo loài cây, điều kiện lập địa, biện pháp tác động. Có thể mô phỏng quy luật biến đổi này bằng hàm Schumarcher, hàm Korf. • Quy luật nhân tố điều tra giảm theo tuổi: Khi tuổi cây tăng lên một số nhân tố điều tra như hình số, hình suất lại có xu hướng giảm dần. Quy luật này có thể được chia làm hai giai đoạn: + Nhân tố điều tra giảm nhanh theo tuổi + Nhân tố điều tra giảm chậm theo tuổi Nhịp điệu của quy luật này cũng phụ thuộc vào loài cây, điều kiện lập địa, biện pháp tác động. Quy luật này có thể được mô phỏng bằng hàm Mayer, Hypecpol.... 1.5.3.2.Quy luật biến đổi của Zt và ?t theo tuổi Quy luật này có thể được chia làm ba giai đoạn: • Giai đoạn 1: Cả Zt và ?t đều tăng theo tuổi, nhưng Zt tăng nhanh hơn và đạt giá trị cực đại sớm hơn ?t. Sau khi đạt cực đại Zt giảm dần trong khi đó ?t vẫn tiếp tục tăng. Trong giai đoạn này Zt luôn lớn hơn ?t. • Giai đoạn 2: ?t đạt giá trị cực đại và bằng Zt. Tại thời điểm này cây đạt thành thục số lượng • Giai đoạn 3: Cả ?t và Zt đều giảm trong khi tuổi vẫn tăng lên, ở giai đoạn này Zt luôn nhỏ hơn ?t. 1.5.4.ý nghĩa điều tra tăng trưởng - Tăng trưởng thường xuyên hàng năm (Zt) rất nhạy cảm với các yếu tố nội tại và ngoại cảnh nên nó được dùng để đánh giá hiệu quả của các biện pháp tác động vào rừng, đánh giá ảnh hưởng của những điều kiện bất lợi đến sinh trưởng của cây rừng, lâm phần. - Tăng trưởng bình quân chung (?t) tương đối ổn định nên được dùng để so sánh sức sinh trưởng mạnh yếu khác nhau nhằm chọn loại cây trồng tích hợp. - Suất tăng trưởng có tính ổn định cao, Pt lại là chỉ tiêu tương đối nên nó mang ý nghĩa của hai chỉ tiêu trên. - Từ Pt có thể tính được Zt theo công thức: Zt = t. Pt% Và cũng có thể suy đoán được nhân tố điều tra ở quá khứ cũng như tương lai: ta?n = ta (1?n.Pt%) - Tăng trưởng là chỉ tiêu cần thiết để tác động biện pháp kỹ thuật đúng lúc và có hiệu quả. Ví dụ thời điểm tỉa thưa rừng trồng tốt nhất vào lúc tăng trưởng Zd gần đạt giá trị cực đại. - Các quy luật sinh trưởng và tăng trưởng vừa là căn cứ cho công tác kinh doanh vừa là cơ sở xây dựng các phương pháp điều tra tăng trưởng sau này. Chương 2 Điều tra lâm phần 2.1. Lâm phần đơn vị điều tra rừng Lâm phần là một mảng rừng mà đặc trưng kết cấu bên trong đồng nhất và khác biệt rõ nét với xung quoanh. Với khái niệm này, một mảng rừng chỉ được coi là lâm phần khi có sự thuần nhất về kết cấu tầng cây gỗ, cây bụi, thân thảo...Một lâm phần như vậy chỉ tồn tại trên những diện tích hẹp, ít có ý nghĩa trong thực tiễn. ở Đức người ta lấy rừng cây làm đơn vị điều tra. Rừng cây đó là tổng thể các cây gỗ, sinh trưởng phát triển trên diện tích nào đó trong phạm vi một lô. Rừng tự nhiên lá rộng nước ta khác tuổi và mức độ hỗn giao lớn, dạng rừng rất phức tạp, thường có nhiều tầng không tách biệt và khép tán theo chiều thẳng đứng. Vì vậy, ít khi nó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khái niệm lâm phần, mà chỉ phù hợp với đơn vị rừng cây như đ• nói ở trên. Theo Đồng Sỹ Hiền (1974), đơn vị điều tra rừng của ta phải là cây rừng. Tác giả đ• giải thích khái niệm này như sau: “ Trong thực tiễn rừng nhiệt đới nước ta, chỉ cần có những cây dù khác tuổi, khác loài mọc thành rừng, nghĩa là cùng nhau sinh trưởng trên một diện tích nào đó với một mật độ nhất định, hình thành một tàn che, thì có thể tạo thành hoàn cảnh rừng và khoảnh rừng ấy hình thành một đơn vị sinh vật học, một lâm phần có những quy luật xác định”. Xem xét khái niệm lâm phần trong thực tiễn điều tra và kinh doanh rừng ở nước ta, đồng thời phân tích đặc điểm rừng nước ta, có thể thấy, dù là rừng tự nhiên hỗn giao, khác tuổi hay rừng trồng thuần loài đều tuổi thì lô là đơn vị đo tính cơ bản của điều tra rừng ở nước ta. 2.2. Một số quy luật phân bố và tương quan 2.2.1. Phân bố của một số nhân tố điều tra Nội dung chính của phần này là giới thiệu những quy luật phân bố của một số đại lượng điều tra cơ bản trên từng cây cá biệt trong lâm phần, như đường kính ngang ngực, chiều cao, thể tích cũng như các chỉ tiêu hình dạng. Đó chính là phân bố số cây theo từng khoảng giá trị của từng đại lượng. Các phân bố này thường được biểu thị dưới dạng phân bố tần số hay tần suất. 2.2.1.1. Phân bố số cây theo đường kính Phân bố số cây theo đườnng kính đôi khi còn được gọi tắt là phân bố đường kính và thường được kí hiệu là N-D. khi biểu thị phân bố số cây theo đường kính của một lâm phần nào đó trên biểu đồ, trục hoành biểu thị cỡ kính , trục tung biểu thị số cây hoặc tần suất tương ứng. Đặc điểm phân bố N-D của những lâm phần thuần loài đều tuổi khác biệt hoàn toàn với những lâm phần hỗn giao khác tuổi. a. Rừng thuần loài đồng tuổi: Phân bố đường kính của những lâm phần thuần loài đều tuổi, đường cong phân bố N-D hầu hết là một đỉnh lệch trái. Tuổi lâm phần càng tăng độ lệch phân bố càng giảm và càng tiệm cận đến phân bố chuẩn. Đồng thời, khi tuổi tăng lên, phạm vi phân bố càng rộng và đường cong phân bố càng bẹt, có nhiều đỉnh hình răng cưa. Để mô tả phân bố N-D lâm phần thuần loài đều tuổi có thể dùng hàm Charlier kiểu A, như Prodan (1953); Phân bố Beta như Bennett, Burkhat và Strub (1973), Zoehrer (1969); Phân bố Gamma như Hempel (1969), Lockow (1974/1975); Phân bố Weibull như Cluter/ Allison (1973), Bailey/ Isson (1975). ở Việt Nam qua nghiên cứu của Vũ Văn Nhâm (1988) và Vũ Tiến Hinh (1990) cho thấy có thể dùng phân bố Weibull với hai tham số biểu thị phân bố N-D cho những lâm phần thuần loài đồng tuổi như Thông đuôi ngựa, thông nhựa, Keo ká tràm... - Hệ số biến động từ 20-40%, tuỳ theo giai đoạn phát triển của rừng: + Rừng non 30-40% + Rừng trung niên 25-30% + Rừng thành thục 20-25%. - Phạm vi biến động từ 0.5-1.7 lần đường kính bình quân. - Đường kính bình quân nằm trong khoảng 55-60% số cây kể từ cây có đường kính nhỏ nhất. b. Rừng hỗn loài khác tuổi: Phân bố đường kính có dạng nhiều đỉnh hình răng cưa, phổ biến ở dạng phân bố giảm và dạng phân bố chữ j. Để mô phỏng phân bố đường kính của rừng tự nhiên có thể mô phỏng bằng hàm Meyer: Ni = k.e-?di Trong đó: di, Ni là trị số giữa và số cây của cỡ kính thứ i. - Phạm vi biến động đường kính từ 0.5 –4.1 lần đường kính bình quân và cao nhất là từ 0.3 –13 lần đường kính bình quân. -Hệ số biến động 71%. - Cây có đường kính bình quân nằm trong khoảng 51-71% só cây kể từ cỡ kính nhỏ. 2.2.1.2. Phân bố số cây theo chiều cao. - Với lâm phầnthuần loài đều tuổi: Đều có dạng một đỉnh, hơi lệch phải, phạm vi biến động chiều cao từ 0.69-1.15, hệ số biến động 8% - Với rừng tự nhiên: có dạng nhiều đỉnh, do kết cấu phức tạp. Phạm vi biến động 0.3-2.5, hệ số biến động 25-40%, trong từng loài 12-34%. 2.2.1.3. Phân bố số cây theo thể tích. Phân bố số cây theo thể tích đều có dạng đường cong một đỉnh tiệm cận phân bố chuẩn. Trong mỗi lâm phần, biến động thể tích cũng rất lớn từ 40-60%. 2.2.1.4. Phân bố của một số chỉ tiêu hình dạng Các chỉ tiêu đặc trưng cho hình dạng thân cây thường được đề cập đến là: Hình số tự nhiên (f01); Hình số thường(f1.3) ; Hình suất (q2 = d05/d1.3) Phân bố số cây theo mỗi chỉ tiêu hình dạng trên đây đều có dạng tiệm cận với đường cong phân bố chuẩn cho dù đó là lâm phần thuần loài, đều tuổi, hay lâm phần tự nhiên hỗn giao, khác tuổi. Kết luận này là cơ sở cho việc lập biểu thể tích theo hình dạng bình quân. Hệ số biến động của f1.3 và q2 khác nhau không đáng kể và giao động từ ? 6% ? 12% và không phụ thuộc tuổi lâm phần. Biến động của f01 thấp hơn một chút. Theo Đồng Sỹ Hiền (1974) đối với rừng tự nhiên, lá rộng nước ta, f01 biến động vào khoảng 8?9% và rất ổn định. Hệ số biến động của f1.3 ít ổn định hơn và bình quân khoảng 12%, nghĩa là lớn hơn biến động f01 khoảng 1,5 lần. Do đó, muốn có độ chính xác như nhau, nếu dùng f1.3 thì phải chặt ngả một số lượng cây nhiều hơn 2,5 lần so với trường hợp dùng f01 trong việc xác định thể tích thân cây để lập biểu thể tích. 2.2.2. Một số quy luật tương quan: Nghiên cứu các quy luật tương quan giữa các đại lượng cần đo đếm của các cây trong lâm phần nhằm mục đích xây dựng phương pháp xác định các đại lượng khó đo đạc như chiều cao, hình số và thể tích thân cây đứng từ những đại lượng dễ đo đạc hoặc tính toán đơn giản hơn. 2.2.2.1. Tương quan chiều cao với đường kính: Giữa chiều cao với đường kính cây rừng tồn tại mối liên hệ chặt chẽ. Mối liên hệ này không chỉ giới hạn trong một lâm phần mà tồn tại trong tập hợp nhiều lâm phần và khi nghiên cứu không cần xét đến điều kiện hoàn cảnh và tuổi. Nếu sắp xếp các cây trong lâm phần đồng thời vào các cỡ kính và chiều cao, sẽ được một bảng, gọi là bảng tương quan H/D( bảng 2.1). Nếu biểu thị tương quan này lên biểu đồ, trục hoành ghi cac cỡ kính, trục tung ghi chiều cao bình quân tương ứng, sẽ được một đường dích dắc, đó là cơ sở để nắn đường cong chiều cao lâm phần. Thực tiễn điều tra rừng cho thấy, có thể dựa vào quan hệ H/D xác định chiều cao tương ứng cho từng cỡ kính , mà không cần thiết đo toàn bộ. Tuy nhiên, về phương trình toán học cụ thể biểu thị quan hệ này lại phong phú và đa dạng . h=a0+a1d+a2d2 h =a.. db; logh=a+b.logd h= a+blogd Bảng 2.1. Bảng tương quan h/d ô tiêu chuẩn 1000m2 lâm phần thông đuôi ngựa Đình Lập – Lạng Sơn Cỡ d(cm) Cỡ h (m) 6 8 10 12 14 16 18 20 nh 14 2 3 3 2 10 13 4 9 4 5 3 25 12 1 9 12 7 2 31 11 12 13 8 2 35 10 9 13 10 32 9 4 16 4 24 8 4 3 7 7 2 2 nd hi 10 28 30 36 31 16 10 5 166 8,2 9,2 10,3 11,2 12,2 12,5 13,1 13,4 Đồng sỹ Hiền (1974) đ• thử nghiệm các phương trình (2.2), (2.4), (2.6), (2.11) và (1.12) với rừng tự nhiên nước ta và cho thấy chúng đều thích hợp, trong đó phương trình (2.4) và (2.11) được chọn làm phương trình lập biểu cấp chiều cao. Vũ Nhâm (1988) dừng phường trình (2.6) xác lập quan hệ h/d cho mỗi lâm phần làm cơ sở lập biểu thương phẩm gỗ mỏ rừng thông đuôi ngựa. 2.2.2.2. Tương quan giữa f1.3 với d và h. Prodan (1965) đưa ra các phương trình các phương trình của các tác giả: Muller, Naslund... f1.3 = a0+a1*d +a2 d^2 f1.3 = a0 +a1*h +a2 h/d 2.3. Các nhân tố điều tra lâm phần và phương pháp xác định. Những nhân tố điều tra lâm phần được chia làm hai nhóm đặc trưng cho kết cấu lâm phần và sức sản xuất của lâm phần. Những nhân tố đặc trưng cho kết cấu lâm phần gồm: nguồn gốc, tổ thành, tuổi, đường kính bình quân, chiều cao bình quân, trữ lượng...Những nhân tố đặc trưng cho sức sản xuất của lâm phần là cấp đất, độ đầy... 2.3.1. Nguồn gốc lâm phần. Là chỉ tiêu phản ánh nguyên nhân phát sinh của mỗi lâm phần. Các lâm phần có nguồn gốc khác nhau có những đặc trưng kết cấu, giá trị kinh tế và mục đích kinh doanh khác nhau. Dựa vào nguồn gốc, người ta chia lâm phần thành lâm phần tự nhiên, lâm phần nhân tạo, lâm phần hạt, chồi. Lâm phần có nguồn gốc hạt tuổi thọ cao hơn, chất lượng tốt và thường thuộc đối tượng kinh doanh gỗ lớn. Các lâm phần chồi thường sinh trưởng nhanh ở giai đoạn đầu và sớm thành thục, vì thế giá trị kinh tế không cao. Đối tượng này thường kinh doanh gỗ nhỏ, củi. 2.3.2. Mật độ lâm phần Được biểu thị bằng số cây trên ha, Lf chỉ tiêu phản ánh mức độ đậm đặc của lâm phần. ứng với mỗi giai đoạn tuổi, điều kiện lập địacụ thể, mật độ biểu thị mức độ lợi dụng không gian dinh dưỡng và sự cạnh tranh sinh tồn của các cá thể trong lâm phần, từ đó chi phối quy luật sinh trưởng phát triển của cây rừng, lâm phần. Vì vậy mật độ là một chỉ tiêu để xác định hầu hết các nhân tố điều tra và đặc biệt là các chỉ tiêu bình quân lâm phần. -phương pháp xác định: + Ước lượng gián tiếp thông qua khoảng cách giữa các cây (phương pháp ô 6 cây) + Xác định trực tiếp trên ô mẫu. 2.3.3. Tổ thành Là nhân tố biểu thị tỷ trọng của mỗi loài cây hay nhóm loài cây chiếm trong lâm phần. Căn cứ tổ thành người ta chia ra rừng thuần loài hay rừng hỗn giao. -Rừng thuần loài thường chỉ có một loài cây, Nếu trong lâm phần có nhiều loài cây nhưng có một loài nào đó chiếm ưu thế tuyệt đối về tỷ trọng thì cũng được gọi là rừng thuần loài. -Rừng hỗn loài là rừng có từ hai loài cây trở lên. Các lâm phần có nguồn gốc nhân tạo ở nước ta thường là rừng thuần loài. Các lâm phần có nguồn gốc tự nhiên thường là hỗn loài. Các lâm phần có tổ thành khác nhau thì biện pháp kinh doanh, giá trị kinh tế cũng khác nhau. Vì vây, cần phải xác định tổ thành khi điều tra lâm phần. Tỷ trọng loài cây hay nhóm loài được gọi là hệ số tổ thành. Tuỳ theo mục đích điều tra mà hệ số tổ thành được biểu thị bằng: số cây, tổng tiết diện ngang, trữ lượng của loài hay nhóm loài. Do rừng tự nhiên có quá nhiều loài cây song số cá thể của loài lại rất nhỏ, nên người ta thường xác định hệ số tổ thành theo nhóm loài cây ưu thế hoặc nhóm loài cây mục đích cho phù hợp. Mỗi nhóm bao gồm một số loài có chung một đặc trưng nào đó. Ví dụ nhóm loài gỗ cứng, gỗ mềm... Công thức biểu thị hệ số tổ thành của các loài hay nhóm loài trong lâm phần được gọi là công thức tổ thành. Nó bao gồm chữ cái viết tắt của tên loài và hệ số phần mười trữ lượng, tổng diện ngang hay số cây. 2.3.4. Tuổi lâm phần Tuổi là nhân tố chỉ thời gian, phản ánh giai đoạn sinh trưởng phát triển của lâm phần, sự biến đổi của các nhân tố điều tra đều phụ thuộc vào tuổi. Do đó, tuổi là cơ sở để dự đoán hay xác định các nhân tố điều tra lâm phần. Căn cứ vào mức chênh lệch về tuổi của các bộ phận cây trong lâm phần, mà người ta chia thành lâm phần đồng tuổi và lâm phần khác tuổi. Lâm phần đồng tuổi là lâm phần có các cá thể chênh lệch nhau không quá một cấp tuổi, ngược lại gọi là lâm phần khác tuổi. ở nước ta, tạm thời quy định, với rừng gỗ nhỏ mọc nhanh 3 đến 5 năm một cấp tuổi, gỗ lớn mọc nhanh 10 năm, gỗ lớn mọc chậm 20 năm một cấp tuổi. Việc thống kê và phân chia cấp tuổi chỉ áp dụng được cho rừng nhân tạo, với rừng tự nhiên thường bao gồm rất nhiều loài, mỗi loài lại bao gồm rất nhiều cá thể có giai đoạn phát triển khác nhau, hơn nữa do chưa nắm vững được quy luật biến đổi vòng năm của chúng, nên việc xác định tuổi của chúng rất khó khăn. Từ thực tế đó, chúng ta thống kê các lâm phần tự nhiên theo độ thành thục. Độ thành thục được căn cứ vào phần trăm trữ lượng của những cây có đường kính lớn hơn đường kính khai thác. Tiêu chuẩn được cho cụ thể ở bảng sau: Bảng 2.2.Tiêu chuẩn phân loại độ thành thục Độ thành thục Tỷ lệ trữ lượng những cây có D lớn hơn D khai thác 1 2 3 > 40% 26-40% < 26% Đường kính khai thác đối với gỗ lớn được quy định như sau: Gỗ cứng ? 45cm Gỗ hồng sắc ? 40cm Gỗ tạp ? 30cm Với những lâm phần nhân tạo, việc xác định tuổi (xem 1.4.1) 2.3.5. Đường kính ngang ngực (d1.3 ) 2.3.5.1. Xác định phân bố số cây theo đường kính Phân bbố số cây theo đường kính là cơ sở xác định trữ lượng, đặc biệt là trữ lượng sản phẩm. Từ phân bố đường kính, việc xác định trữ lượng thông qua biểu thể tích đơn giản hơn rất nhiều so với việc tính toán từng cây, đồng thời tiện cho việc xác định tổng diện ngang và các giá trị đường kính bình quân lâm phần. Những lâm phần tự nhiên kích thước thân cây và phạm vi biến động đường kính lớn, nên các biểu thể tích thường được lập theo cỡ kính 4 cm, còn những lâm phần nhân tạo, cỡ kính thường 2 cm. Việc phân cỡ kính càng nhỏ thì việc xác định các nhân tố điều tra càng chính xác. Tuy nhiên nếu chia cỡ kính quá nhỏ sẽ mất ý nghĩa của việc phân chia cỡ kính, qua nghiên cứu cho thấy những lâm phần có đường kính bình quân lớn hơn 20 cm nên chia cỡ kính là 4 cm, dưới mức đó thì lấy bằng 2 cm. 2.3.5.2. Một số giá trị đường kính bình quân • Đường kính bình quân cộng: Giả sử d1,d2,...dk là trị số giữa các cỡ kính và N1, N2... Nk là số cây tương ứng, đường kính bình quân được xác định như sau: d = N1.d1+ N2. d2 +... +Nk.dk = ?Nidi/N Nếu S là sai số đường kính và d- = d - S d+ = d + S thì d-, d+ gọi là đường kính cây bình quân Hohenad • Đường kính bình quân quân phương (dg) Từ phân bố đường kính, đường kính bình quân quân phương được xác định như sau: Dg = 1.1286.? g • Đường kính Weise: dw Là giá trị ứng với đường kính của cây thứ 60% kể từ cỡ kính nhỏ của d•y phân bố N/D Cách xác định: -Tính số cây tương ứng 60% tổng số cây của d•y phân bố: N60 -Cộng dồn số cây từ cỡ kính nhỏ đến cỡ kính thứ i: ?Ni sao cho N60 - ?Ni< Ni+1 Tính dw theo công thức dw = d-i+1 + K. N60 - ?Ni d-i+1 là giới hạn dưới của cỡ kính i+1, k là cự ly cỡ kính và Ni+1 là số cây thuộc cỡ kính thứ i+1 • Đường kính ưu thế (tầng trội) Được hiểu là đường kính bình quân theo tiết diện của những cây thuộc tầng ưu thế. Có hai quan niệm về tầng trội - Là tầng của 20% số cây có đường kính lớn nhất trong lâm phần. - Là tầng của 100 cây, 200 cây có đường kính lớn nhất trong lâm phần. Ưu điểm của đường kính bình quân tầng trội là ít bị ảnh hưởng của biện pháp tác động, do vậy nó là chỉ tiêu tốt phản ánh năng lực sinh trưởng của lâm phần. 2.3.6 . Chiều cao cây trong lâm phần Chiều cao cây trong lâm phần tại thời điểm nào đó phụ thuộc dõ nét vào loài cây, điều kiện lập địa, tuổi và biện pháp kinh doanh. Sự khác biệt về chiều cao giữa các cây trong lâm phần, ngoài sự phụ thuộc vào đường kính, còn phụ thuộc vào vị trí sinh trưởng của chúng và nhiều yếu tố khác. Muốn xác định trữ lượng chung cũng như trữ lượng lâm phần, cần thu thập số liệu về chều cao của các cây trong lâm phần. khác với đường kính, chiều cao thân cây thường chỉ xác định gián tiếp gần đúng bằng các dụng cụ đo và tốn kém thời gian. Vì thế để đơn giản cho công tác điều tra, Người ta thường tính cho mỗi cỡ kính một giátrị chiều cao. Để xác định chiều cao mỗi cỡ kính, cũng như xác định một số giá trị chiều cao lâm phần, điều tra rừng thường dựa vào đường cong chiều cao xác lập cho lâm phần hay đường cong chiều cao lập cho nhưngx lâm phần có chung một đặc điểm nào đó, được gọi là đường cong chiều cao đơn vị. 2.3.6.1. Đường cong chiều cao lâm phần Chiều cao từng cây phụ thuộc vào đường kính của nó. Tuy vậy ứng với từng cỡ kính trong lâm phần, chiều cao các cây không giống nhau. Do đó cần phải xác định một đường cong bình quân đại diệncho sự biến thiên của chiều caotheo đươngf kính trong lâm phần. Đường cong này được gọi là đường cong chiều cao. Để vẽ đường cong chiều cao, có thể xử dụng phương pháp biểu đồ và phương pháp giải tích. + xác định đường cong chiều cao bằng phương pháp biểu đồ Trên biểu đồ tục hoành biểu thị đường kính, trục tung biểu thị chiều cao, chấm các giá trị chiều cao từng cây tương ứng với đường kính của nó. Sau đó dùng tay vẽ một đường cong bình quaan đi qua đám mây điểm. Hoặc nắn đường cong trên cơ sở các giá trị chiều cao bình quâncủa các cỡ kính. Phương pháp này tuy đơn giản, nhưng phụ thuộc vào chủ quanvà độ chính xác phụ thuộc vào trinhf độ chuyên môn của điều tra viên và dung lượng quan sát nhiều hay ít. Ngoài ra nếu hướng của đường cong thể hiện không rõ, cần bổ sung thêm số liệu. Phương pháp giả tích. Để loại trừ yếu tố chủ quan và tăng độ chính xác khi xác định đường cong chiều cao, người ta sử dụng phương pháp giải tích hay còn gọi là phương pháp toán học. Nội dung của phương pháp này là, dựa trên những cặp số liệu h và d từng cây, hoặc từ bảng tương quan (bảng2.1) mô tả quan hệ chiều cao với đường kính bằng phương pháp toán học thích hợp (xem 2.2.2.1). Từ phương trình này, thay giá trị giữa các cỡ kính sẽ được chiều cao tương ứng. Đôi khi để đơn giản cho việc xác địnhchiều cao, căn cứ vào một số giá trị lý thuyết, vẽ đường cong lên biểu đồ, từ biểu đồ có thể tra chiều cao cho bất kỳ cỡ kính nào trong lâm phần. Qua nghiên cứu nhiều tác giả khảng định không cần đo cao toàn diện, mỗi lâm phần đường cong chiều cao chỉ cần xác lập trên cơ sở 30 cặp giá trị chều cao và đường kinhs là đủ. Từ đó cho thấy, việc xác định đường cong chiều cao cho mỗi lâm phần là cần thiết, nó giảm bớt được công tác ngoại nghiệp và suy diễn được chiều cao cho các cỡ kính không có số liệu đo cao. Ngoài ra cũng từ đường cong chiều cao sẽ xác định đượcmột số giá trị chiều cao bình quân lâm phần (xem 2.3.6.3) 2.3.6.2. Đường cong chiều cao đơn vị Đường cong chiều cao ở các lâm phần đều tuổi luôn biến đổi theo thời gian. Chúng có xu hướng dịch chuyển lên phía trên khi tuổi lâm phần tăng lên. Điều đó có nghĩa là, chiều cao tương ứng với mỗi cỡ kính cho trước luôn luôn tăng theo tuổi. Hiện tượng này có thể được giải thích như sau: Với mỗi kích cỡ xác định, ở các cấp tuổi khác nhau bao gồm những cây có cấp sinh trưởng khác nhau. Cấp sinh trưởng càng giảm khi tuổi lâm phần càng tăng, dẫn đến tỷ lệ h/d cũng tăng theo tuổi. Cùng với sự dịch chuyển lên phía trên của đường cong chiều cao, dạng của đường cong cũng thay đổi. Theo Prodan (1965) và Dittmar (1981), độ dốc của đường cong có chiều hướng giảm theo tuổi. Qua nghiên cứu một số lượng lớn đường cong chiều cao., tác giả trên cho thấy, dạng đường cong chiều cao ở những lâm phần đều tuổi hay cùng đường kính bình quân hầu như không có sự sai khác. Những lâm phần này được xác lập một đường cong chiều cao bình quân chung và gọi là đường cong chiều cao đơn vị Nếu mật độ ở các lâm phần cùng tuổi và cùng cấp đất không có sự khác biệt lớn, có thể xác lập hệ thống đường cong chiều cao đơn vị cho mỗi loài cây theo cấp đất và tuổi. Làm được như vậy, thì việc xác định trữ lượng và tăng trưởng cây rừng hay lâm phần sẽ đơn giản hơn nhiều so với phương pháp điều tra của ta hiện nay và đây cũng là một trong những nội dung lập biểu quá trình sinh trưởng. Khi lập biểu quá trình sinh trưởng cho loài cây Kiefer ở Đức, các tác giả đ• sử dụng đường cong chiều cao đơn vị lập theo cấp đất và tuổi. 2.3.6.3 Chiều cao bình quân lâm phần Tuỳ theo cách tính và ý nghĩa sử dụng, cần phân biệt một số chiều cao bình quân lâm phần dưới đây: • Chiều cao bình quân cộng: h(tb) Khi các giá trị chiều cao từng cây được chỉnh lý theol cỡ, chiều cao bình quân cộng được xác định theo công thức: 1 h = ?Nihi N Trong đó, Ni và hi lần lượt là số cây và trị số giữa chiều cao thứ i. Thông thường muốn xác định h(tb) theo (2.40) phải đo cao toàn bộ các cây rong lâm phần. • Chiều cao bình quân Lo rey: hL Để đặc trưng cho một lâm phần và tính toán trữ lượng, thì cấu trúc chiều cao lâm phần thoả m•n điều kiện: Tích số chiều cao bình quân với tổng tiết diện ngang G và hình số bình quân F phải bằng trữ lượng lâm phần: G.H.F=N1g1f1h1 + N2g2f2h2 +.... + Nkgkfkhk và ?Nigifihi h = G.F Trong công thức (2.41), tiết diện ngang G biết được qua kẹp kính các cây trong lâm phần, còn hình số khó xác định ở cây đứng. Từ thực tế đó,Lorey đề xuất công thức tính chiều cao bình quân với giả thiết:f1=f2=...=fk=F N1g1h1F + N2g2h2F +.... + NkgkhkF ?Nigihi hL= = G.F G hL được sử dụng nhiều trong điều tra và việc tính toán đ• được đơn giản bằng cách phân chia lâm phần thành 5 cấp có số cây hoặc tổng diện cây bằng nhau. Khi lâm phần được chia thành 5 cấp có tổng diện quangbằng nhau thì công thức tính hl được rút gọn lại như sau: 0,2Gh1+ 0,2Gh2 +.... + 0,2Gh5 h1 +h2 +... + h5 hL= = (2.43) G 5 hL ở công thức (2.43) chính là chiều cao bình quân cộng của chiều cao bình quân ở 5 cấp. Việc sử dụng công thức Lorey tính chiều cao bình quân theo 5 cấp bằng nhau về số cây cho kết quả tương tự như 5 cấp bằng nhau về tiết diện. • Chiều cao cây có tiết diện bình quân (hg) Chiều cao cây có tiết diện bình quân được xác định từ đường cong chiều cao thông qua dg, hoặc có thể xác định từ chiều cao của nhữnh cây thuộc kích cỡ có chứa dg , hg lớn hơn h một chút. Chiều cao bình quân của cỡ kính hay cấp kính coa số cây hoặc tổng diện quang bằng nhau được coi là chiều cao cây có tiết diện bìn quân của cỡ kính hay cấp kính và cũng được xác định từ đường cong chiều cao trên cơ sở đường kính cây có tiết diện bình quân của các đơn vị nói trên. • Chiều cao cây bình quân Weise(hw) Chiều cao cây bình quân Weise hay còn gọi là chiều cao Weise được xác định trực tiếp với cây bình quân Weise hoặc xác định từ đường cong chiều cao thông qua dw, hw lớn hơn hg một chút vì dw> dg. • Chiêù cao cây trung tâm về tiết diện(hG/2) Cây bình quân tương ứng với h,hg,hw luôn luôn biến đổi do ảnh hưởng của tỉa thưa. Do dó, nếu dùng các chủi tiêu này đặc trưng cho lâm phần hoặc xác định tăng trưởng sẽ có những hạn chế nhất định,. Để giảm bớt phần nào ảnh hưởng của tỉa thưa đến chiều cao bình quân, Philipp và Wiedemann sử dụng chiều cao cây trung tâm về tiết diện. Chiều cao này đựoc xác định từ đường cong chiều cao qua dG/2. HG/2 gần với hl nhất so với các loại chiều cao bình quân khác, nênnó thường được thay thế cho h1, qua đó việc xác định chiều cao bình quân lâm phần sẽ đơn giản hơn. • Chiều cao bình quân Hohenadl Như đ• định nghĩa ở mục (2.3.5.2), những cây trong lâm phần có đường kính bằng đường kính bằng đường kính d- và d+ được gọi là cây bình quân Hohenadl. Vì vậy, chiều cao ứng với những cây có đường kính như vậy được gọi là chiều cao bình quân Hohenadl và đưọc ký hiệu là hơ- và h+. Các chiều cao này được xác định từ đường cong chiều cao lâm phần ứng với d- và d+. • Chiều cao ưu thế Chiều cao ưu thế hay còn gọi là chiều cao tầng trội được hiểu với khái niệm chung nhất là: Chiều cao bình quân của bộ phận cây rừng có đường kính lớn nhất trong lâm phần. So với các loại chiều cao bình quân khác, chiều cao ưu thế ít ảnh hưởng của biện pháp kinh doanh. Vì vậy, nó là chỉ tiêu tốt nhất đại diện cho sức sản xuất cuat lâm phần. Tuy nhiên, từ khái niệm chung về chiều cao ưu thế, dẫn đến có nhiều định nghĩa khác nhau, tuỳ theo cách quan niệm về bộ phận cây ưu thế. Trước đây, trong các phương pháp xác định trữ lượng thường chia lâm phần thành 5 cấp có số cây hoặc tiết diẹen bằng nhau. Chiều cao bình quân của cấp lớn nhất được gọi là chiều cao ưu thế. Weise dùng chiều cao bình quân cấp thứ 5 làm chiều cao ưu thế khi lâm phần được chia thành 5 câps có số cây bằng nhau. Đó chính là chiều cao bình quân của 20% số cây có đường kính lớn nhất trong lâm phần và kỹ hiệu là h0. Mitscherlich đề nghị dùng chiều cao bình quân của số lượng cây cố định có đường kính lớn nhất trên ha lamf chiều cao ưu thế. Mỗi ha có thể chọn 50, 100, 200 cây ... và chiều cao tương ứng được ký hiệu là h50; h100; h200. Ta biết rằng, mật độ lâm phần dù ít hay nhiều luôn luôn giảm theo tuổi, vì vậy so với cách chọn theo số cây tương đối của Weise thì chiều cao chọn theo số cây tuyệt đỗi của Mitscherlich có ưu điểm là số cây tính toán luôn ổn định theo thời gian. Chính vì thế chiều cao ưu thế của Mitscherlich được sử dụng phổ biến hơn. đặc bịt thời gian gần đây h100 được dùng nhiều hơn cả. Đó chính là chiều cao của cây có tiết diện bình quân của 100 cây lớn nhất trên ha và được xác định từ đường cong chiều cao ứng với dg100. Tuy nhiên, việc sử dụng chiều cao ưu thế theo số cây cố định trước chỉ thích hợp trong điều kiện biện pháp kinh doanh ổn định. Trong các chiều cao bình quân lâm phần trình bày ở trên, h khi tính không chú ý đến gia quyền theo bất kỳ một chỉ tiêu nào, nên nó có ý nghĩa thấp nhất. Theo Prodon (1965) ,khi đường cong chiều cao lâm phần được xác định với độ chính xác cao, không cần thiết phải đo cao toàn diện để xác định h theo (2.40.), mà có thể xác định thông qua h- và h+ theo công thức: h = (h++h-)/2 (2.44) Theo Đồng Sỹ Hiền (1974), trong điều kiện rừng tự nhiên nước ta hL là chỉ tiêu dúng đắn nhất dùng để tính trữ lượng lâm phần. Việc thay thế hg cho hL chỉ nên áp dụng trong trường hợp phân bố đường kính có dạng một đỉnh. Prodan cho rằng, Trong một lâm phần, các chiều cao bình quân có quan hệ như sau: h < hd < hg < hW < hL < hG/2 < h0 < h100 Do mỗi chiều cao bình quân đều có ý nghĩa riêng, nên khi dùng các chỉ tiêu này cần xác định rõ mục đích. Dưới đây là ví dụ minh hoạ cách xác định một số giá trị đường kính và chiều cao bình quân theo số liệu cho ở bảng(2.1) Từ bảng (2.1) cần tính thêm tổng diện ngang cho từng cỡ kính (bảng 2.3) Bảng 2.3. Phân bố cây và tổng diện ngang theo cỡ kính Cỡ d (cm) Ni Gi (m2) 6 10 0.02826 8 28 0.14067 10 30 0.023550 12 36 0.40694 14 31 0.47697 16 16 0.32154 18 10 0.25434 20 5 0.15700 Tổng 166 2.02122 a. Tính các giá trị đường kính bình quân. d = (6x10 + 8x28 + .... + 20x5)/166 = 11,96 cm dg = 1,1286x(?(2.02122/166)) = 12,45 cm Sai tiêu chuẩn: S = ?dg2 – (d)2 = ?(12,45)2 – (11,96)2 = 3,47 cm - Đường kính cây bình quân Hohenadl: d = 11,96 – 3,47 = 8,49 cm d+ = 11,96 + 3,47 = 15,43 cm - Đường kính Weise: Cây thứ 60% của d•y phân bố kể từ cỡ kính nhỏ nhất ở bảng(2.1) hoặc bảng (2.3) tương ứng với cây thứ 100. (166 x (60/100) = 100). Tần số cộng dồn từ cỡ 6cm đến cỡ 10cm bằng 68 và đến cỡ 12 bằng 104. Vậy cây Weise nằm ở cỡ kính 12cm. Thay các giá trị cụ thể vào công thức(2.38), có: dW = 11 + (2(100-68)/36) = 12,78 cm - Tính dG/2: Từ bảng (2.3), có G = 2,02122 m2 và G/2 = 1,01061 m2. Tổng diện ngang từ cỡ 6cm đến 12 cm và 14 cm lần lượt là 0,81137 m2 và 1,28834m2. Như vậy, cây trung tâm về tiết diện nằm ở cỡ kính 14 cm. Thay giá trị cụ thể vào công thức (2.39) được: DG/2 = 13 + (2.(1,01061-0,81137)/0,47697) = 13,84 cm - Đường kính ưu thế: Giả sử chọn 100 cây có đường kính lớn nhất trên ha làm tầng ưu thế, thì ứng với diện tích tiêu chuẩn 1000m2 có 10 cây. Vậy: dg100 = ?(202.5 + 182.5)/10 = 19,02 cm Khi lấy 20% số cây có đường kính lớn nhất trong lâm phần (hoặc ô tiêu chuẩn) làm tầng ưu thế, thì: dg0= ? (202.5 + 182.10 + 162.16 + 142.2)/33 = 17,16 cm b. Tính các giá trị chiều cao bình quân Phương trình chiều cao xác định cụ thể từ bảng 2.1: h = 3.789 + 0,9019d – 0,0205d2 Thay các giá trị đường kính bình quân lâm phần vào phương trình trên, được các giá trị chiều cao bình quân tương ứng: hd = 11,65 m h- = 10,00 m h+ = 12,84 m h = (h- +h+)/2 = (10+ 12,84)/2 = 11,42m hg = 11,85 m hW = 11,98 m hG/2 = 12,52 m h100 = 13,5 m h0 = 13,2 m Thay các giá tri hi ở bảng (2.1) vào (2.40) được : h = 10,9 m để xác định h100 hay h0, mỗi ô tiêu chuẩn phải đo tối thiểu 10 cây tầng ưu thế từ đó khống chế số cây và diện tích tối thiểu của ô tiêu chuẩn. 2.3.7. Độ đầy lâm phần Những lâm phần cùng loài cây, cùng tuổi, sinh trưởng trên cùng điều kiện lập địa, nhưng mức độ lợi dụng không gian dinh dưỡng của chúng ío thể giống nhau. Lâm phần nào được tác động hợp lý hơn thì mức độ lơịo dụng không gian dinh dưỡng sẽ cao hơn và ngược lại. Chỉ tiêu biểu thị mức độ lợi dụng không gian dinh dưỡng của cây rừng trong lâm phần được gọi là ddộ đầy. Với từng loài cây, ở từng cấp tuổi, trong phạm vi nhất định thường chọn những lâm phần hoàn hảo nhất và lấy tổng diện ngang của chúng làm tiêu chuẩn xác định độ đầy cho các lâm phần khác. Vì vậy độ đầy là chỉ tiêu tương đối và được biểu thị bằng tỉ số: P = G/G0 Trong đó, G là tiết diện của lâm phần điều tra, G0 là tiết diện của lâm phần trong điều kiện tương tự, nhưng mức độ lợi dụng không gian dinh dưỡng của nó cao nhât. Những lâm phần như vậy được gọi là lâm phần chuẩn. Có một số biểu lập sẵn để tra G0 như biểu quá trình sinh trưởng (xem2.4.4) hoặc biểu tập riêng gọi là biểu độ đầy hay biểu tiêu chuẩn. Cũng vì thế mà G0 còn được gọi là G biểu. Với rừng tự nhiên, biểu tra G0 thường lập theo chiều cao bình quân, như biểu tiêu chuẩn Sông Hiếu (xem 2.3.8.2.3). Do trữ lượng lâm phần có quan hệ mật thiết với tổng diện ngang, nên độ đầy còn là nhân tố xác định trữ lượng lâm phần. Độ đầy lâm phần phụ thuộc vào biện pháp kinh doanh. Trong một giới hạn nhất định nó có quan hệ đồng biến với mật độ. Tuy nhiên, nếu mật độ quá cao thì độ đầy sẽ giảm. 2.3.8. Trữ lượng lâm phần 2.3.8.1. Khái niệm Trữ lượng lâm phần là tổng thể tích các cây trong lâm phần và thường được tính theo đơn vị m3/ha. Tuỳ theo cách đo tính có thể phân trữ lượng thành các loại sau: - Trữ lượng thân cây từ gốc đến ngọn. - Trữ lượng thân cây từ gốc đến vị trí có đường kính quy định nào đó (thường là 7cm) - Trữ lượng thân cây và cành cây có đường kính từ đường kính quy định trở lên. - Trữ lượng tính theo mục đích sử dụng khác nhau Trữ lượng lâm phần là chỉ tiêu tổng hợp nhất phản ánh sức sản xuất của lâm phần trên một điều kiện lập địa cụ thể và là một trong những cơ sở xác định biện pháp kinh doanh. Vì thế, nghiên cứu phương pháp xác định trữ lượng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của điều tra rừng. ứng với mỗi loại trữ lượng đều có phương pháp xác định cụ thể. Vì vậy, ở mục này chủ yếu giới thiệu các phương pháp xác định trữ lượng lâm phần từ gốc đến ngọn hay còn gọi là trữ lượng chung của lâm phần và được ký hiệu bằng chữ cái (M). Việc xác định trữ lượng còn lại sẽ được đề cập ở mục (2.3.9). Dưới đây là một số phương pháp xác định trữ lượng lâm phần thường hay sử dụng. 2.3.8.2. Các phương pháp xác định trữ lượng lâm phần 2.3.8.2.1. Phương pháp cây tiêu chuẩn Nếu gọi thể tích bình quân của các cây trong lâm phần hay một bộ phận nào đó của lâm phần là V , thì trữ lượng lâm phần hoặc bộ phận của nó được xác định qua số cây theo công thức: M = N. V (2.45) Từ đó, nếu chọn trong lâm phần những cây có thể tích bằng V, thì có thể dùng chúng làm cơ sở suy ra trữ lượng lâm phần. Những cây như vậy được gọi là cây tiêu chuẩn hay cây bình quân (về thể tích). Thể tích của những cây bình quân có thể xác định khi đứng hoặc chặt ngả. Từ thể tích của chũng, trữ lượng có thể tính theo số cây như công thức (2.45) hoặc theo tổng diện ngang lâm phần (công thức 2.53). Việc lựa chọn cây tiêu chuẩn và tính toán trữ ượng tuỳ thuopọc vào mỗi phương pháp. Về lý thuyết khẳng định rằng, cây bình quânvề tiết diện có thể được coi là cây bình quân về thể tích. Tuy nhiên, sự thừa nhận này ít có giá trị đối với toàn bộ lâm phần, mà chỉ có giá trị gần đúng cho từng bộ phận của lâm phần (theo cấp kính). Như vậy, đường kính của cây bình quân về thể tích đồng nhất với đường kính, cây có tiết diện bình quân. Từ đó, việc lựa chọn cây tiêu chuẩn sẽ đơn giản, vì chỉ cần xác định cây bình quân về tiết diện. Đường kính của cây bình quân về thể tích đồng nhất với đường kính của cây bình quân về tiết diện khi hf không đổi và trường hợp này chỉ xảy ra khi thể tích là hàm đường thẳng của tiết diện (trong trưoừng hợp này hf là một hàm của tiết diện hay đường kính theo dạng Hyperbol. Với điều kiện đó, lâm phần được chia thành các cấp kính, và trong mỗi cấp kính, thể tích được xác định qua phương trình: V = a + bg Từ cấp kính này sang cấp kính khác a, b có thể thay đổi. Dưới đây sẽ lần lượt giới thiệu một số phương pháp xác định trữ lượng bằng cây tiêu chuẩn. • Phương pháp cây tiêu cuẩn tỉ lệ theo cỡ kính: Theo phương pháp này số cây tiêu chuẩn ở mỗi cỡ kính được phân tỉ lệ với số cây của mỗi cỡ. Nếu gọi Ni là số cây của cỡ kính i, N là số cây trên ha (N= ?Ni), n là số cây tiêu chuẩn chung cho cả lâm phần, thì số cây tiêu chuẩn phân phối cho cỡ kính i được tính theo công thức: ni = n. (Ni/N) (2.51) Trữ lượng được suy diễn từ thể tích các cây tiêu chuẩn theo một trong các công thức sau: M = (N/n). ?Vi (2.52) M = (G/?gi). ?Vi (2.53) ở các công thức trên, G là tiết diện ngang lâm phần (m2/ha), ?gi và ?Vi là tổng diện ngang và tổng thể tích các cây tiêu chuẩn. Khi tính trữ lượng lâm phần nên dùng công thức (2.53), vì công thức (2.52) có sai số do: - Từng cỡ kính số cây tiêu chuẩn là số tròn - Đường kính cây tiêu chuẩn theo đúng yêu cầu hầu như không thể tìm được Công thức(2.53) chính xác hơn do loại bỏ được sai số chọn cây tiêu chuẩn có đường kính khác đường kính tính toán. Việc phân số cây tiêu chuẩn tỉ lệ theo cỡ kính là không hợp lý, vì nó không tỉ lệ với trữ lượng mà chỉ đại diện cho phân bố số cây theo đường kính. Nhược điểm này càng rõ nét đối với các lâm phần tự nhiên mà phân bố số cây theo đường kính có dạng giảm, cỡ kính càng nhỏ, số cây tiêu chuẩn càng nhiều, trong khi tổng thể tích của chúng lại chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong trữ lượng lâm phần. Phương pháp cây tiêu chuẩn tỉ lệ theo cỡ kính còn được gọi là phương pháp cây tiêu chuẩn của Draudt. • Phương pháp cây tiêu chuẩn bình quân theo cấp kính: Theo phương pháp này, lâm phần được chia thành một số cấp kính (3 hoặc 5 cấp) có số cây bằng nhau, mỗi cấp được coi là một đơn vị tính toán và lựa chọn cây tiêu chuẩn. Khi xác định trữ lượng lâm phần, cần thực hiện các nội dung theo thứ tự sau: - Đo d1.3 tất cả các cây trong ô tiêu chuẩn đại diện - Đo chiều cao vút ngọn một số cây để xác lập đường cong chiều cao (tối thiểu 30 cây) - Sắp xếp các cây theo thứ tự đường kính từ nhỏ đến lớn - Tính tổng diện ngang từng cỡ và từng cấp kính (số cây các cấp kính bằng nhau) - Tính dg và hg cho từng cấp kính và chọn cây tiêu chuẩn - Chặt ngả xác định thể tích thân cây ngả - Tính trữ lượng lâm phần theo công thức (2.53) M = (G/?g). ?Vi ở phương pháp này, số cây tiêu chuẩn của mỗi cấp là như nhau và thường bằng 2. Phương pháp này còn gọi là phương pháp cây tiêu chuẩn của urich. • Phương pháp cây tiêu chuẩn của Hartig: Hartig chia lâm phần thành các cấp có tiết diệnn ngang bằng nhau và cây tiêu chuẩn là cây có đường kính bằng đường kính dg của mỗi cấp. Trình tự các bước khi xác định trữ lượng lâm phần theo phương pháp này như sau: - Đo d1.3 toàn bộ các cây trong lâm phần hoặc trên ô tiêu chuẩn đại diện - Đo chiều cao vút ngọn một số cây để xác lập đường cong chiều cao (tối thiểu 30 cây) - Chỉnh lý số cây theo cỡ kính - Tính tổng diện ngang lâm phần - Căn cứ tổng diện ngang mỗi cấp (Gi = G/a), xác định đường kính giới hạn giữa các cấp và số cây từng cấp - Tính dg và hg cho mỗi cấp - Chặt ngả và tính toán thể tích cây tiêu chuẩn ( số cây tiêu chuẩn ở các cấp như nhau thường 2-3 cây) - Tính trữ lượng mỗi cấp theo công thức: Mi = Ni . Vi - Tính trữ lượng lâm phần: M = ?Mi = ?Vi.Ni ở các công thức trên, Ni là số cây thuộc cấp kính i và Vi là thể tích bình quân cây tiêu chuẩn thuộc cấp kính đó. Xét về lý thuyết, phương pháp của Hartig hợp lý hơn các phương pháp đ• trình bày ở trên, vì mỗi cấp kính hay cấp tiết diện có độ chính xác tương đối khi xác định trữ lượng là như nhau. Mặt khác phương pháp này không có sai số lý thuyết, mà độ chính xác phụ thuộc vào số lượng và tính đại diện của cây tiêu chuẩn. Theo nghiên cứu của Krenn, khi xác định trữ lượng lâm phần theo phương pháp này, độ chính xác tương tự phương pháp của Urich. Phương pháp của Hartig còn được vận dụng để xác định trữ lượng sản phẩm lâm phần. Khi đó, cây tiêu chuẩn được pphân thành các loại sản phẩm và tính toán thể tích cho từng loại. • Phương pháp phối hợp của Tischendorf và Neubauer: Tischendorf và Neubauer thấy rằng, cây bình quân về tiết diện của lâm phần không đồng nhất với cây bình quân về thể tích. Từ đó, trữ lượng được tính sơ bộ qua biểu thể tích, rồi suy ra thể tích bình quân của từng cấp kính hoặc của lâm phần. Căn cứ vào thể tích bình quân, tính đường kính của cây bình quân về thể tích dv. Phương pháp này có ưu điểmlà căn cứ vào dv và dg xác định được sai số hệ thống giữa đường kính của cây có tiết diện bình quân và đường kính của cây có thể tích bình quân. Tuy nhiên, bên cậnh ưu điểm nói trên, phương pháp có nhược điểm là phải xác định trữ lượng hai lần. • Phương pháp cây tiêu chuẩn của Hohenadl: Phương pháp này được xây dựng trên cơ sở: Nếu quan hệ giữa thể tích hoặc giữa một nhân tố nào đó với đường kính ngang ngực theo dạng: Y = a0 + a1d + a2d2 Thì cây có đường kính: d- = d – S d+= d + S sẽ là cây bình quân của đại lượng Y và không phụ thuộc vào kiểu phân bố của nó. Quan hệ giữa tiết diện ngang và đường kính thể hiện dưới dạng parabol rút gọn là: g = (?/4).d2 Từ đó, tiết diện ngang bình quân được tính theo công thức: g = (g- + g+)/2 Với: g- = (?/4).d-2 g+ = (?/4).d+2 Giữa chiều cao với đường kính cây trong lâm phần hầu hết tồn tại mối liên hệ theo dạng parabol bậc hai (trừ trường hợp rừng tự nhiên có phạm vi biến động đường kính lớn hơn). Chiều cao bình quân lâm phần được xác định theo: h = (h- + h+)/2 h- và h+ được xác định từ đường cong chiều cao như đ• nói ở mục 2.3.6.3 Tương tự, thể tích bình quâncũng được xác định theo: V = (V- - V+)/2 Cho đến nay, cây tiêu chuẩn của Hohenadl vẫn là cây tiêu chuẩn lý thuyết, xác định đơn giản nhất và có ý nghĩa trong việc xác định các nhân tố có liên quan đến việc tính toán trữ lượng lâm phần. Khi xác định trữ lượng lâm phần theo phương pháp này, cần tiến hành các bước công việc: * Với cây tiêu chuẩn chặt ngả: - Đo d1.3 các cây trong lâm phần - Tính d và S; d-và d+ - Chọn số lượng cây tiêu chuẩn phù hợp (20-50 cây cho một lâm phần, tuỳ theo độ chính xác mong muốn), chặt ngả và xác định thể tích của chúng. - Tính trữ lượng lâm phần theo công thức: M = N(V- + V+)/2 * Với cây tiêu chuẩn không chặt ngả: - Nội dung 1-2 như trên - Xác định f01 qua số liệu tỉa thưa thường xuyên - Xác định quan hệ: q2H = a + bd với q2H = (d1.3/d01)2 và tính f1.3 = f01/ q2H - Tính thể tích cây bình quân theo công thức: V- = g-h-f- V+ = g+h+f+ - Xác định trữ lượng lâm phần theo công thức (2.56) Việc tìm những cây có d = d- và d = d+ ngoài thực tế rất khó khăn. Vì vậy, Những cây tiêu chuẩn được chọn là những cây có đường kính gần nhất với đường kính đ• tính toán. Sai số phát sinh sẽ được loại trừ nếu giá trị q2H- và q2H+ được xác định trên biểu đồ từ đường kính đ• tính toán. Các giá trị chiều cao có thể được xác định trên biểu đồ từ giá trị chính xác của d- và d+ . Những giá trị V- và V+ được hiệu chỉnh qua giá trị tính toán g- và g+. Theo Krenn, cây bình quân Hohenadl nằm ở vị trí 16% số cây kể từ hai đầu d•y phân bố đường kính, khi đường cong phân bố có dạng chuẩn. Mặt khác, xuất phát từ công thức: ?g = g + g- = g+ - g và kết luận ở trên, có thể xác định đường kính cây bình quân như sau: Lấy đường kính giới hạn 16% số cây kể từ đường kính nhỏ làm d-. Từ d- và g tính ?g theo công thức: ?g = g - (?/4).d2- Sau đó, d+ được suy ra từ g+ Từ các phương pháp cây tiêu chuẩn trình bày ở trên, có thể phân thành hai phương pháp chính, đó là coi toàn bộ lâm phần và mỗi bộ phận lâm phần là đơn vị tính toán và lựa chọn cây tiêu chuẩn. Việc xác định thể tích các cây tiêu chuẩn có thể chặt ngả hoặc không phải chặt ngả. Phương pháp cây tiêu chuẩn có độ chính xác cao, nhưng tốn kém. Ví vậy, nó thường chỉ được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, như kiểm nghiệm các phương pháp xác định trữ lượng hoặc xác định trữ lượng lâm phần khi chưa có biểu thể tích. Dưới đây là ví dụ minh hoạ cách xác định cây bình quân theo các phương pháp khác nhau từ số liệu bảng (2.1) và (2.3) - Theo phương pháp urich Chia lâm phần thành 3 cấp có số cây bằng nhau: N1 = N2 = N3 = 166 : 3 ? 55 cây Cấp 1: G1 = ((?/4).10-4)(62.10 + 82. 28 + 102.17) = 0,30238 m2 Cấp 2: G2 = ((?/4).10-4)(102.13 + 122. 36 + 142.6) = 0,60131m2 Cấp 3: G3 = ((?/4).10-4)(142.25 + 162. 16 + 182.10 + 202.5) = 1,11752 m2 Từ G1, G2 và G3 tính tiết diện bình quân và đường kính dg cho từng cấp: g1 = 0,005498 m2 ; dg = 8,37 cm g2 = 0,01093 m2 ; dg = 11,80 cm g3 = 0,01995 m2 ; dg = 15,94 cm - Theo phương pháp của Hartig: Chia lâm phần thành ba cấp có tiết diện ngang bằng nhau: G1 = G2 = G3 = 2,02122 m2/ 3 = 0,67374 m2 Từ đó tính số cây cho mỗi cấp như sau: 0,67374 m2 ? ((?/4).10-4)(62.10 + 82. 28 + 102.30 + 122..24) Suy ra N1 = 92 cây 0,67374 m2 ? ((?/4).10-4)(122.12 + 142. 31 + 162.3) Suy ra N2 = 46 cây N3 = 166 – 92 – 46 = 28 cây Từ G1 , G2 , G3 và N1 , N2 ,N3 có : g1 = 0,007323m2 ; dg1 = 9,66 cm g2 = 0,014646m2 ; dg2 = 13,66 cm g3 = 0,024062 m2 ; dg3 = 17,50 cm - Theo phương pháp của Hohenadl: Tính trực tiếp từ bảng (2.1) được: d- = 7 + 2(17/28) = 8,21 cm d+ = 17 – 2(12/16) = 15,5 cm Tính d+ từ d- và g: ?g = g - (?/4).d2 = 0,012176 - (?/4).(8,21)2 = 0,006885 m2 g+ = g + ?g = 0,012176 + 0,006885 = 0,019061 m2 d+ = 1,1286.?0,019061 = 15,57 cm Đối chiếu các giá trị d và d+ tính theo các phương pháp khác nhau có chênh lệch không đáng kể. 2.3.8.2.2. Xác định trữ lượng lâm phần bằng biểu thể tích • Khái niệm biểu thể tích: Dùng cây tiêu chuẩn xác định trữ lượng lâm phần có nhược điểm là tốn kém và phá hoại đối tượng, vì vậy phạm vi ứng dụng rất hạn chế. Để khắc phục nhược điểm này người ta thường sử dụng các bảng biểu để tra thể tích từng cây đại diện cho những bộ phận cây rừng có cùng m,ột đặc điểm nào đó như cùng d, cùng d và h hoặc cùng d, h và hình dạng. Những biểu này được gọi là biểu thể tích. Như vậy biểu thể tích là biểu ghi thể tích bình quân của những cây rừng có cùng kích thước và hình dạng được sắp xếp theo một trình tự nhất định. Tuy nhiên, khi lập biểu thể tích thường phải nghiên cứu các quy luật tương quan giữa thể tích với các nhân tố cấu thành thể tích, do đó có thể coi biểu thể tích là loại biểu ghi bằng số liệu các quy luật tương quan với thể tích với các nhân tố cấu thành thể tích như d, h và hình dạng. • Phân loại biểu thể tích Biểu thể tích được phân loại trên cơ sở căn cứ vào phạm vi sử dụng biểu và các nhân tố cấu thành biểu 1, Căn cứ phạm vi sử dụng, có biểu địa phương và biểu chung. Biểu địa phương là loại biểu lạp cho một loài cay nào đó, được sử dụng trong phạm vi nhất định. Phạm vi sử dụng biểu rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào mức độ thuần nhất về hìng dạng thân cây giữa các vung trong phạm vi từng loài hoặc giữa cá loài với nhau. Khi một loài hay nhóm loài cây nào đó có hình dạng thuần nhất và không thay đổi từ địa phương này đến địa phương khác trong toàn quốc, sẽ có biểu thể tích chung. Như vậy, việc lập biểu thể tích một nhân tố, biểu thể tích hai nhân tố và biểu thể tích chung. Như vậy, việc lập biểu thể tích một nhân tố, biểu thể tích hai nhân tố và biểu thẻ tích ba nhân tố. Biểu thể tích một nhân tố : Là biểu được lập trên cơ sở quan hệ giữa thể tích với đường kính. Trong biểu ghi thể tích bình quân một cây ứng với từng cỡ kính. Khi sử dụng biểu cần đo d1.3 tất cả các cây trong lâm phần hoặc trên ô tiêu chuẩn, sau đó chỉnh lý số cây theo các cỡ kính. Tương ứng từng cỡ kính, tra biểu được thể tích bình quân một câyứng với từng cỡ kính. Khi sử dụng biểu cần đo d1.3 tất cả các cây trong lâm phần hoặc trên ô tiêu chuẩn, sau đó chỉnh lý số cây theo các cỡ kín. Tương ứng từng cỡ kính, tra biểu được thẻ tích bình quân một cây. Nhân thể tích này với số cây tương ứng của cỡ kính đó được tổng thể tích cỡ. Tổng hợp thể tích các cỡ được trữ lượng lâm phần. Khi lập biểu một nhân tố có thể dựa vào quan hệ v/d được cho ở các phương trình ( 2.3.2) đến ( 2.3.5). Biểu một nhân tố chỉ chính xác khi giữa các lâm phần, tương ứng từng cỡ kính, chiều cao tương đối ổn định. Thế nhưng, trên thực tế, giữa các lâm phần, đường cong chiều cao cũng thay đổi cao theo tuổi. Vì vậy, để tăng độ chính xác của biểu một nhân tố theo từng cấp chiều cao. Khi sử dụng, cần căn cứ vào đường kính và chiều cao bình quân để xác định cấp chiều cao của lâm phàn làm cơ sỏ chọn biểu cho thích hợp. Tương tự loại biểu thể tích cấp chiều cao, spieker đ• phân chia trên biểu đồ thành các đường cong thể tích dựa trên chiều cao lâm phần. Căn cứ đường kính và chiều cao bình quân ( cây Weise) tra biểu để xác định đường cong thể tích, hoặc chặt ngả cây tiêu chuẩn xác định thể tích. Từ đường kính và thể tích xác định đường cong thể tích hay biẻu thể tích cho lâm phần đó Biểu thể tích 2 nhân tố Là biểu ghi giá trị thể tích bình quân của một cây tương ứng với từng tổ hợp d,h. Trong biểu này, thể tích được coi là một hàm của d,h, như các phương trình ( 2.22) đến (2.31). Về biểu thể tích hai nhân tố, có thể thống kê một số phương pháp lập dưới đây: V = a0 + a1 d2 +a2h + a3d2h V = a0 + a1d2h V = k.dahb - Thể tích được xác lập thông qua quan hệ: V = ?(d,h) Đại biểu cho phương pháp này là tác giả: Spurr, Meyer, Wenk, Schumacher, Dwight. - Thể tích thân cây là tích của nhân tố g, h, f. Trong đó, f được coi là hàm của hàm d và h. Theo phương pháp này có các tác giả như: Mueller; V. Soest; J.Naeslund; M. Prodan.... Cũng theo hướng trên, nhưng Đồng Sỹ Hiền (1974) có phương pháp lập biểu độc đáo hơn. Tác giả chọn f01 làm hệ số tí5nh thể tích thân cây. f01 được xác định bằng phương pháp tích phân phương trình đường sinh thân cây: f01 = ƒ y2 dx ở phương trình trên, y là hệ số thon tự nhiên được xác định trên cơ sở quan hệ với độ cao tương đối thân cây bằng phưoưng trình đa thức bậc cao. - Thể tích thân cây được coi là tích số giữa tiết diện ngang bình quân ở các vị trí khác nhau trên thân cây với chiều cao thân cây: V = gn.h = (?/4).dn2. h (2.60) Trong đó: dn là đường kính tương ứng với tiết diện bình quân gn khi thân cây được chia thành 10 đoạn có độ dài tương đối bằng nhau. Wolf (1970) đ• xác định dn thông qua d1.3 dn = a + b.d1.3 (2.61) Từ đó : V = (?/4).(a+b.d).h Trong đó, dn là đường kính tương ứng với tiết diện bình quân gn khi thân cây được chia thành 10 đoạn có độ dài tương ứng bằng nhau. Wolf (1970) đ• xác định dn thông qua quan hệ với d1.3. dn = a + b.d1.3 (2.61) Từ (2.61), thể tích thân cây đượch xác định thông qua công thức: V = (?/4) (a + b.d2).h Khi sử dụng biểu hai nhân tố xác định trữ lượng lâm phần, cần tiến hành các bước công việc sau: - Đo d1.3 toàn bộ các cây trong lâm phần hoặc trên ô đại diện - Đo h khoảng 30 cây - Chỉnh lý số liệu theo cỡ kính - Xác định đường conmg chiều cao lâm phần - Xác định chiều cao từng cỡ kính từ đường cong chiều cao - Từ d, h từng cỡ kính ta tra biểu xác định thể tích cây bình quân Các bước tổng hợp tiếp theo như biểu một nhân tố Biểu thể tích 3 nhân tố: Là biểu thể thích ghi thể tích bình quân một cây tương ứng từng tổ hợp d, h và f1.3. Trong đó f1.3 thường được tính thông qua hình suất q2. Quan hệ này đ• được một số tác giả đề xuất các dạng phương trình sau: Anoutchin. N. P: f1.3 = a + b.q2 (2.62) Kunze .M: f1.3 = a0 +a1q2 + a2/.q2.h (2.63) Smony : f1.3 = a0 +a1q2 + a2q22 (2.64) Polánchutz: a0 +a1q22 + a2/.q2.h (2.65) Thể tích thân cây phụ thuộc vào ba nhân tố là d, h, và hình dạng. Vì thế, độ chính xác của biểu sẽ tăng theo nhân tố của biểu. Tuy vậy, số nhân tố của biểu càng nhiều thì càng phức tạp khi sử dụng. Do đó, tuỳ theo yêu cầu độ chính xác khi điều tra trữ lượng mà chọn biểu một , hai hoặc ba nhân tố. Trong các loại biểu thể tích kể trên, ba nhân tố thường chỉ được lập và sử dụng với những loài cây gỗ quý. Ngược lại biểu thể tích một nhân tố tuy sử dụng đơn giản nhưng độ chính xác thấp nên ít được chú ý. • Một số biểu thể tích đang được sử dụng ở Việt Nam Đến nay, số lượng biểu thể tích lập cho loài cây trồng và rừng tự nhiên ở nước ta tương đối nhiều. Về cơ bản, đáp ứng được yêu cầu của việc điều tra trữ lượng rừng. Dưới đây, là những biểu đ• được giới thiệu trong cuốn “Sổ tay điều tra quy hoạch rừng” xuất bản năm 1995. Biểu thể tích một nhân tố: - Biểu thể tích cây tràm ( Melaleuca leucadendron) vùng Tây Nam Bộ - Biểu thể tích cây đước (Rhizophora apiculata) vùng Tây Nam Bộ Biểu thể tích câp chiều cao - Biểu thể tích cây đứng rừng khu vực sông Hiếu – Nghệ An - Biểu thể tích cây đứng rừng khu vực Hà Tĩnh – Quảng Bình - Biểu thể tích cây đứng rừng Quảng Ninh - Biểu thể tích Thông ba lá (Pinus Kesiya) Biểu thể tích hai nhân tố - Biểu thể tích theo tổ hình dạng rừng tự nhiên toàn quốc. - Biểu thể tích theo tổ hình dạng chung rừng tự nhiên toàn quốc. - Biểu thể tích rừng Khộp Tây Nguyên - Biểu thể tích rừng Bồ Đề trồng (Styrax tonkinensis) vùng trung tâm - Biểu thể tích rừng Mỡ trồng (Manglietia coniefera) vùng trung tâm - Biểu thể tích thân cây có vỏ thông nhựa trồng (Pinus merkussii) vùng Đông Bắc. - Biểu thể tích thông đuôi ngựa (Pinus massoniana) vùng Đông Bắc. - Biểu thể tích thân cây có vỏ thông ba lá (Pinus Kesiya) - Biểu thể tích dưới cành cây đước (Rhzophora apiculata) vùng Tây Nam Bộ - Biểu thể tích dưới cành cây tràm (Melaleuca leucadendron) vùng Tây Nan Bộ - Biểu thể tích rừng trồng bạch đàn đỏ (Eucalytus urophyla) vùng Trung Tâm - Biểu thể tích bạch đàn trắng (Eucalytus camaldulensis) vùng Trung tâm - Biểu thể tích keo (Acacia mangium) vùng Trung Tâm - Biểu thể tích thông (Pinus caribeae varhondurensis) vùng Trung Tâm Cách sử dụng các loại biểu thể tích đ• được giới thiệu ở mục phân loại biểu thể tích. Riêng đối với biểu thể tích hai nhân tố theo tổ hình dạng rừng tự nhiên toàn quốc, khi sử dụng cần lưu ý: Ngoài việc đo dường kính và chiều cao, cần xác định tên loài cho từng cây. Sau đó, tập hợp số liệu theo loài hoặc nhóm loài có cùng tổ hình dạng. Căn cứ vào tổ hình dạng chọn biểu thể tra thể tích cho loài hoặc nhóm loài nói trên. Cuối cùng tập hợp trữ lượng của các loài hay nhóm loài có trong lâm phần, được trữ lượng chung lâm phần. 2.3.8.2.3. Xác định nhanh trữ lượng lâm phần Song song với các phương pháp phức tạp và chính xác, như phương pháp cây tiêu chuẩn, phương pháp dùng biểu thể tích, lý luận và thực tiễn điều tra rừng còn tồn tại một phương hướng khác, đó là dùng các phương pháp hoặc công thức đơn giản để có thể nhanh chóng xác định trữ lượng lâm phần. Các phương pháp này được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu quy luật kết cấu lâm phần và dựa vào những giả thuyết mà ta có thể chấp nhận được. Dưới đây lần lượt giơí thiệu một số phương pháp đ• được dùng rộng r•i trong điều tra rừng. • Xác định nhanh trữ lượng lâm phần bằng biểu lập sẵn Trong số các biểu lập sẵn dùng để xác định nhanh trữ lượng lâm phần gồm có biểu tiêu chuẩn và biểu quá trình sinh trưởng lâm phần. + Biểu tiêu chuẩn: Biểu tiêu chuẩn là biểu ghi tổng diện ngang (G0) và trữ lượng (M0) trên ha của những lâm phần có độ đầy bằng 1 tương ứng với các giá trị chiều cao khác nhau. Bảng 2.4 là thí dụ minh hoạ cho mẫu biểu tiêu chuẩn, trong đó cột 1 ghi cỡ chiều cao bình quân. Cột 2 và cột 3 lần lượt ghi giá trị tổng diện ngang (m2/ha) và trữ lượng (m3/ha). Bảng 2.4. trích đoạn biểu tiêu chuẩn Sông Hiếu H (m) G0 (m2/ha) M (m3/ha) 10 23,4 144 11 25,5 166 12 27,6 193 ... .... ... Cách sử dụng biểu: - Xác định chiều cao bình quân và tổng diện ngang lâm phần bằng thước Bitelich - Căn cứ chiều cao bình quân lâm phần xác định G0 và M0 tương ứng trong biểu - Tính độ đầy lâm phần: P = G/ G0 - Tính trữ lượng lâm phần: M = P. M0 ở Việt Nam, biểu tiêu chuẩn đ• được lập cho rừng tự nhiên khu vực Sông Hiếu – Nghệ An và có tên là biểu tiêu chuẩn Sông Hiếu. Biểu được lập trên cơ sở trữ lượng được coi như một hàm của chiều cao bình quân: M = ?(H) Tuy vậy, trữ lượng không tính trực tiếp từ chiều cao bình quân mà tính thông qua tích số của G,H và F. Trong đó, G và F được xác định thông qua H theo các phương trình sau: G = a + b/H (2.67) F = a + b/H (2.68) Từ các phương trình trên, xác định cặp giá trị G và F cho từng cỡ chiều cao, từ đó xác định trữ lượng tương ứng. Các giá trị G tính từ phương trình (2.67) chưa phải là tổng diện ngang ứng với lâm phần có độ đầy bằng 1. Do đó, để xác định giá trị G0 trong biểu, đ• chọn những ô tiêu chuẩn có tổng diện ngang lớn nhất tương ứng với các giá trị chiều cao bình quân khác nhau. Sau đó, tính hiệu sai bình quân giữa tổng diện ngang các ô nói trên với tổng diện ngang tính từ phương trình. Cộng hiệu sai bình quân này với các giá trị G tính từ phương trình, được tổng diện ngang của lâm phần có độ đầy bằng 1 tương ứng với các giá trị H và ghi vào biểu. Từ trữ lượng tương ứng bằng tích số giữa Go , H và F. Do ở mỗi cỡ H, trữ lượng tỉ lệ thuận với tổng diện ngang, nên trữ lượng lâm phần điều tra bằng trữ lượng biểu nhân với tỉ số G/G0. Mặc dù biểu tiêu chuẩn sông Hiếu sử dụng đơn giản, nhưng việc lập biểu còn có những tồn tại về mặt lý luận. Chẳng hạn như các tương quan G/H và F/H của các loài cây thường không nhất trí với nhau, nên việc gộp chung các loài thành một đơn vị để xử lý là chưa chặt chẽ, đó cũng là nguyên nhân làm giảm độ chính xác của biểu. Hơn nữa, do thiếu tài liệu nên phải ngoại suy các trị số G và F tới 10 cỡ chiều cao. Ngoài biểu tiêu chuẩn sông HIếu, mơí đây, trong cuốn “sổ tay điều tra quy hoạch rừng91995)” còn giới thiệu biểu tiêu chuẩn thông ba lá của Nguyễn Ngọc Lung. Cách sử dụng biểu này giống như cách sử dụng biểu tiêu chuẩn sông Hiếu. +Xác định nhanh trữ lượng lâm phần bằng biểu quá trình sinh trưởng: Biểu quá trình sinh trưởng thường được lập cho những lâm phần nhân tạo theo loài cây và cấp đất. Trong biểu ghi giá trị của một số nhân tố điều tra lâm phần như chiêud cao, đường kính bình quân, mật độ, tổng diện ngang và trữ lượng.... theo tuổi của các bộ phận trong lâm phần (xem 2.4.4) . Khi sử dụng biểu xác định trữ lượng lâm phần, cần thống kê các nhân tố sau: - Loài cây - Tuổi lâm phần - Cấp đất và tổng diện ngang Trong đó, cấp đất được xác định từ biểu cấp đất lập cho loài cây đó thông qua chiều cao ưu thế hoặc chiều cao bình quân và tuổi lâm phần (xem 2.4.4). Từ cấp đất, chọn biểu để xác định trữ lượng cho lâm phần điều tra. Căn cứ vào tuổi lâm phần, tra biểu sẽ được giá trị tổng diện ngang và trữ lượng tương ứng. Tuy vậy, cần lưu ý biểu quá trình sinh trưởng thường lập cho những lâm phần có độ đầy bằng 1 ở các cấp tuổi khacs nhau (tương ứng với mật độ tối ưu), nên trữ lượng lâm phần sẽ bằng trữ lượng trong biểu nhân với độ đầy như trường hợp sử dụng biểu tiêu chuẩn. ở các nước có nền lâm nghiệp phát triển, hầu hết các loài cây đ• có biểu quá trình sinh trưởng. Vì vậy, xác định trữ lượng bằng biểu loại này là phương pháp phổ biến nhất hiện nay, mặc dù biểu quá trình sinh trưởng được xây dựng với nhiều mục đích khác nữa. Hiện nay, ở nước ta, một số biểu quá trình sinh trưởng đ• được lập cho những loài cây trồng chính (xem sổ tay điều tra quy hoạch rừng 1995), nên việc điều tra trữ lượng rừng không còn là vấn đề khó khăn và phức tạp. • Xác định trữ lượng lâm phần bằng công thức kinh nghiệm: Xác định trữ lượng lâm phần bằng các công thức kinh nghiệm đều xuất phát từ: M =G.H.F Trong đó, HF được coi như một chỉ tiêu độc lập, có thể tính giá trị bình quân cho lâm phần. Lâm Xuân Canh xuất phát từ biểu tiêu chuẩn của Tretiakov, N.V: Tính giá trị HF1.3 cho các chiều cao khác nhau.Lấy trị số HF1.3 ứng với chiều cao bình quân H=20m làm 100 (kí hiệu HF1.320 ), thì trị số HF của bốn loại cây Sồi, Vân sam, Thuỷ thanh cương và Bạch lạc sẽ được biểu thị bằng các trị số % giống nhau, nếu chiều cao bình quân như nhau và tỉ lệ ấy là hàm của chiều cao bình quân H. (HF1.3/HF1.320) = a + b.H = b. (H+ (a/b)) ( 2.69) Suy ra: HF1.3 = HF1.320. b. (H+ (a/b)) = F*.(H+K) (2.70) ở (2.70), F* là hình số kinh nghiệm và bằng 0,42 với 4 loài cây nói trên = 0,40 với thông rụng lá, Sơn dương và bạch hoa. Hằng số K = 3 chung cho các loài. Tương ứng với các loài cây trên, trữ lượng lần lượt được xác định theo công thức: M = 0.42(H +3).G (2.71) Hoặc M =0.40(H+3).G (2.72) Đồng Sỹ Hiền (1974), xây dựng phương pháp đo nhanh trữ lượng xuất phát từ quan hệ hình cao với chiều cao bình quân. HF = a + b. H (2.73) Hoặc: HF = (H+(a/b)).b (2.74) Thay HF từ 2.74 vào công thức M = GHF được M = G.(H+(a/b)).b = G.(H+K).b (2.75) Tác giả tính quan hệ HF/H cho từng loài, sau đó chia thành hai tổ thuần nhất về hệ số góc b và lập phương trình chung cho từng tổ: Tổ 1: HF = 2,9470 + 0,2963.H với K = 9,95 (2.76) Tổ 2: HF = 1,6360 + 0,3974H với K= 4,12 (2.77) Trong điều kiện rừng tự nhiên nước ta, khó phân biệt tài nguyên theo từng loài, vì vậy tác giả tính phương trình chung: HF = 2,1594 + 0,3549. H với K = 6,08 (2.78) Từ đó: M = G( H + 6,08) . 0,3549 (2.79) Xác định trữ lượng theo 2.79 mắc sai số nhỏ hơn cộng trừ 15% cho từng loài cây và nhỏ đi ?n khi xác định trữ lượng chung cho n loài cây trong lâm phần . Trịnh Quốc Huy(1988)xây dựng phơng pháp đo nhanh trữ lượng lâm phần bồ đề bằng quan hệ giữa M với G và H theo phương trình: LnM =-0.3444+0.9438lnG+0.9012lnH (2.80) Qua kiểm nghiệm, tác giả cho thấy,sai số xác định trữ lượng theo phương trình trên thường nhỏ hơn cộng trừ 10%. Để phục vụ cho việc xác định nhanh trữ lượng rừng trồng keo lá tràm, Vũ Tiến Hinh đ• xác lập quan hệ: lnM =-6.26021 +2.64127lnh0 0.5319lnN (2.80 a) Qua kiểm nghiệm cho thấy, khi xác định trữ lượng bằng phương trình trên, sai số bình quân không vượt quá 5%. Vũ Tiến Hinh và Nguyễn Thị Bảo Lâm (1996) xây dựng mô hình xác định trữ lượng rừng trồng thông đuôi ngựa vùng Đông Bắc bằng các phương trình sau: M =3.496 +0.4424 G.h0 (2.80 b) Với lnG = 5.0731 –9.6596.(1/h0-1.3) –36.6.(1/?N) (2.80 c) Từ các phương pháp đo nhanh trữ lượng trình bày ở trên cho thấy, nội dung điều tra khi xác định trữ lượng lâm phần chủ yếu là G và H. Theo Đồng Sỹ Hiền (1974),khi xác đinh trữ lượng lâm phần bằng công thức 2.75, thì việc sử dụng hl đại diện cho chiều cao bình quân lâm phần là đúng đắn hơn cả. Do xác định hl tương đối phức tạp so với chiều cao bình quân khác, nên có thể thay gần đúng hg. Sự thay đổi này càng chính xác khi phân bố đường kính càng tiệm cận phân bố chuẩn. Trong trường hợp phân bố đường kính có dạng giảm hoặc hình chữ J thì nên dùng trực tiếp hl. Để xác đinh hg có thể dò trực tiếp từ đường cong chiều cao lâm phần, hoặc đo chiều cao từ 20 đến 25 cây ở các cỡ đường kính sấp xỉ đường dg. Tổng diện ngang lâm phần được đo nhanh trên cơ sở thước Bitteclich ( Bitterlich). Phương pháp này có ưu điểm là nhanh chóng xác định G/ ha của lâm phần mà không cần đo đường kính từng cây, cũng như không phải bố trí ô tiêu chuẩn như các phương pháp thông thường. Để đo G/ha theo phương pháp Bitteclich, cần sử dụng một dụng cụ đặc biệt gọi là thước Bitteclich. Thước có cấu tạo đơn giản, gồm một thân thước bằng gỗ hoặc kim loại nhẹ có chiều dài L. Một đầu thân thước có gắn một khe ngắm bằng kim loại (còn gọi là cửa sổ) có bề rộng là b. Từ một điểm xác định, nếu dùng thước quay một vòng tròn khép kín, thì G/ha tỉ lệ với số cây d1.3 cắt ngang tia ngắm (hai tia ngắm tạo thành một góc ? = b/L và có đỉnh là vị trí đặt mắt ngắm từ đầu thước không có cửa sổ). Tức là G/ha = K.N (2.81) Trong đó, K là hệ số tỉ lệ hay hệ số đếm và thay đổi theo đối tượng điều tra, còn N là số cây có d1.3 cắt ngang hai tia ngắm. Đây chính là nguyên lý của thước Bitteclich. Nguyên lý này được chứng minh như sau: Giả sử một cây có đường kính d cắt ngang hai tia ngắm của thước, thì tiết diện ngang của nó sẽ bằng ?d2/4. Tiết diện này tương ứng với ô mẫu lý thuyết (còn gọi là ô dạng bản hay ô ảo) có diện tích là ?R2 ( bất kỳ cây cắt hai tia ngắm ở vị trí nào thì bán kính ô mẫu (R) tương ứng sẽ bằng khoảng cách từ điểm ngắm đến tâm của cây tại vị trí d1.3 tiếp tuyến với hai tia ngắm, và do đó khi chứng minh nguyên lý, cây cắt được đưa tới vị trí tiếp tuyến). Tiết diện ngang của cây tương ứng trên một mét vuông của ô mẫu sẽ là: G (?/4)d2 1 d = = ( )2 (m2) (2.82) m2 ?R2 4 R Theo nguyên lý hình học, ta có: b d l = và R = d L R b Thay R = (L/b)d vào công thức (2.82) và qua biến đổi sẽ có: G 1 b = ( ) (m2) (2.83) m2 4 L Từ đó, tổng diện ngang tương ứng một cây cắt trên ha sẽ bằng: G 104 b b = ( )2= 2500( )2 (m2) (2.84) ha 4 L L Nếu tại mỗi điểm quay, có N cây cắt hai tia ngắm thì: G b = 2500( )2 N (m2) (2.85) ha L Như vậy, G/ha tỉ lệ với số cây có d1.3 cắt hai tia ngắm của thước và hệ số tỉ lệ K chính bằng 2500 ( b/L)2. Hệ số K chỉ phụ thuộc vào tỉ số giữa bề rộng khe ngắm và chiều dài của thước (hay góc ngắm ? = b/L). Tỉ số này càng lớn thì hệ số K càng lớn. Hệ số K phụ thuộc vào b và L. Tuy nhiên, có thể cố định một trong hai nhân tố này vẫn có thể đạt được giá trị của K mong muốn tức là có thể thay đổi b và cố định L và ngược lại. Thực tế điều tra rừng cho thấy, việc thay đổi L phức tạp hơn nhiều so với thay đổi b. Vì vậy, thông thường L được cố định trước và thay đổi bề rộng khe ngắm sao cho phù hợp với đối tượng điêù tra. Hiện nay, điều tra rừng thường sử dụng thước đo có hai loại chiều dài khác nhau đó là loại thước dài 1m và loại thước dài 0,5m. Còn bè rộng khe ngắm được điều chỉnh với từng lâm phần điều tra cụ thể. Với những lâm phần non (đường kính cây nhỏ), nếu dùng thước có bề rộng khe ngắm lớn, thì bán kính vòng tròn dạng bản R sẽ nhỏ, dễ bỏ qua những cây cần thống kê. Ngược lại, với những lâm phần đường kính tương đối lơn, nếu dùng thước có bề rộng khe ngắm nhỏ tức là R lớn, sẽ khó phân biệt chính xác những cây ở xa cắt hai tiếp tuyến hoặc lọt qua khe ngắm. Vì thế, với đối tượng này nên dùng thước có b lớn. Những lâm phần có nhiều dây leo, bụi rậm, hạn chế tầm nhìn xa, khi điều tra cũng nên dùng thước có bề rộng khe ngắm lớn để giảm bớt bán kính vòng tròn dạng bản. Qua kinh nghiệm điều tra ở nước ta cho thấy, hệ số K nên điều chỉnh theo các đối tượng điều tra như dưới đây là hợp lý: Đối tượng điều tra Đường kính K Lâm phần non Nhỏ 0,5 Lâm phần trung niên Vừa 1,0 Lâm phần thành thục Lớn 2,0 Tương ứng với các giá trị khác nhau của hệ số K, bề rộng khe ngắm được tính cho các loại thước có chiều dài khác nhau như sau: K 0,5 1,0 2,0 b (L= 0,5m) 0,71cm 1cm 1,41cm b( L= 1m) 1,42cm 2cm 2,82cm Tại một vị trí cố định, dùng thước ngắm ở độ cao 1,3 m những cây trong lâm phần một góc 3600, được gọi là một điểm quay hay điểm đo Bitteclich. Tại mỗi điểm đo sẽ hình thành các vòng tròn đồng tâm, bán kính thay đổi tuỳ thuộc vào đường kính lớn, nhỏ của các cây xung quanh điểm đứng. Giả sử tại điểm đo, các cây thuộc m cỡ kính khác nhau, sẽ có m vòng tròn dạng bản đồng tâm mà bán kính lần lượt là: b d l = suy ra: R = d l R b Từ đó ta có: R1 = (L/b).d1 R2 = (L/b).d2 Rm = (L/b).dm Như vậy, vòng tròn trong cùng sẽ chứa những cây thuộc cỡ kính nhỏ nhất (d1), giả vành khuyên được tạo thành từ vòng tròn thứ nhất đến vòng tròn thứ hai, có diện tích S = ?(R22 –R12) chứa những cây thuộc cỡ kính thứ hai. Tương tự như vậy giải vành khuyên ngoài cùng sẽ chữa những cây thuộc cỡ kính lớn nhất. Vòng tròn lớn nhất này sẽ chứa N cây thuộc m cỡ kính khác nhau. Đó cũng là số cây cắt của một điểm quay Bitteclich. Nếu gọi N1, N2 ... Nm là số cây của các cỡ kính khác nhau thì tổng diện ngang tương ứng bằng: G1/ha = K.N1 G2/ha = K.N2 ...... =....... Gm/ha = K.Nm G/ha = K.N; (N= N1+N2 +...+Nm) Bán kính của vòng tròn lớn được xác định qua công thức: RMax ? (L/b).dmax Trong thực tế quan hệ dmax và d thường gặp là : 1,5 d ? dmax ? 2d Như vậy, khi b nhỏ và L cố định, Rmax phụ thuộc vào d và khi d tăng. Trong mỗi lô điểm quay Bitteclich có thể chọn theo phương pháp điển hình, hệ thống hoặc ngẫu nhiên. Nếu bố trí các điểm quay theo phương pháp điển hình, thì mỗi lô nên bố trí 3-10 điểm, tuỳ thuộc diện tích lô rộng hay hẹp và mức độ biến động về mật độ, kích thước cây giữa các vị trío trong lô. để tránh các vòng tròn dạng bản giữa các điểm quay cắt nhau, các điểm quay nên cách nhau tối thiểu bằng 30m ( lớn nhất là 2(L/b).dmax). Theo phương pháp hệ thống, có thể bố trí một hoặc nhiều tuyến trên lô, trên mỗi tuyến bố trí các điểm quay cách đều sau đó lấy tổng diện ngang bình quân các điểm làm gía trị ước lượng tổng diện ngang của lô. Tại mỗi điểm quay cần thống kê số lượng cây cắt và cây tiếp tuyến (cứ hai cây tiếp tuyến quy thành một cây cắt, vì những cây này gần như 1/2 tiết diện nằm ngoài vòng tròn dạng bản), sau đó dựa vào hệ số K thông qua bè rộng khe ngắm(L cho trước) để tính G/ha cho điểm quay đó. Nếu trên đất dốc, cần tính kết quả đo thông qua độ dốc ? theo công thức: G/ha = K.N.Sec? (2.86) Khi cần tính tổng diện ngang theo loài cây thì phải xác định tên loài cho các cây cắt và cây tiếp tuyến. Thước Bitteclich xác định G/ha là phương pháp đơn giản và khoa học. Tuy nhiên, nó có nhược điểm sai số thường lớn và thường mang dấu âm, bỏ sót những cây bị khuất. Vì vậy, chỉ nên sử dụng khi điều tra nhanh. Phần thứ hai Quy hoạch rừng Chương 1 Tổng quan về quy hoạch lâm nghiệp Mục đích Trang bị cho sinh viên những hiểu biết tổng quát và bức tranh về phát triển quy hoạch lâm nghiệp (QHLN) trong nước và trên thế giới, lý do hình thành khoa học quy hoạch, các bước phát triển của nó. Những khái niệm cơ bản sẽ được thảo luận giúp cho sinh viên bắt đầu tiếp cận với môn khoa học qủan lý tài nguyên rừng bao hàm nhiều khía cạnh khác nhau như kinh tế, sản lượng, x• hội, sử dụng bền vững tài nguyên, môi trường. Qủan lý rừng bền vững Quy hoạch lâm nghiệp đều nhằm mục đích định hướng và góp phần cho quản lý rừng bền vững, hay còn gọi là quản lý rừng có chất lượng. Các phương thức quản lý rừng truyền thống, dựa trên khai thác gỗ là chính và tách vai trò con người cũng như các bên liên quan đ• bộc lộ nhiều nhược điểm, diện tích rừng bị thu hẹp nhanh đồng thời với nó là các khu rừng có chất lượng ngày càng kém. Thu hút các bên có liên quan vào tiến trình lập kế hoạch quản lý rừng, đặc biệt là các cộng đồng sống trong và gần rừng, có đời sống phụ thuộc vào rừng là điều quan trọng trong xây dựng một chiến lược quản lý rừng bền vững, chia sẻ lợi ích với các bên. Ngoài ra để quản lý rừng bền vững, có 03 nguyên tắc cơ bản cần được lưu ý, đó là: Bền vững về môi trường: Các hệ sinh thái rừng cần có đủ khả năng hỗ trợ cho nhu cầu sức khoẻ con người, duy trì được sản lượng ổn định, có khả năng phụ hồi thông qua tái sinh; điều này yêu cầu quản lý rừng cần tôn trọng và xây dựng trên cơ sở các quy luật tự nhiên. Bền vững về x• hội: Điều này phản ảnh mối liên hệ giữa phát triển và các tiêu chuẩn x• hội trong sử dụng rừng; một hoạt động x• hội có tính bền vững nếu nó phù hợp với các tiêu chuẩn này. Bền vững về kinh tế: Điều này yêu cầu các lợi ích kinh tế cần được cân bằng giữa các nhóm quản lý và sử dụng; cân đối giữa hiệu quả kinh tế với các nhu cầu môi trường, x• hội. Quản lý rừng bền vững được dựa trên ba nguyên tắc căn bản theo sơ đồ sau: Bền vững về môi trường Bền vững về x• hội Bền vững về kinh tế Hình 1.1. Ba nguyên tắc quản lý rừng bền vững Quản lý rừng bền vững phải bao gồm các khía cạnh sau (Christopher Upton & Stephen Bass, 1996): - Thực hiện các mục tiêu về môi trường như là bảo tồn đa dạng sinh học, chất lượng nguồn nước, điều hòa khí hậu. - Thực hiện các mục tiêu kinh tế như nuôi dưỡng sản lượng gỗ và các giá trị cđa vốn rừng - Thực hiện các mục tiêu x• hội như đáp ứng nhu cầu sinh kế, bảo tồn văn hóa và hệ thống kiến thức cđa nguời dân sống phụ thuộc vào rừng - Cân bằng giữa nhu cầu cđa thế hệ hôm nay với thế hệ tương lai - Cân bằng giữa hiệu quả kinh tế với môi trường nhằm nâng cao các tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực. - Luôn cải tiến và chú trọng tiến trình giám sát và học tập từ hiện trường. - Bảo đảm sự tham gia của các bên liên quan trong tiến trình ra quyết định. - Cung cấp thông tin cho các bên liên quan và những người quan tâm. - Hỗ trợ về chính sách có tính dài hạn và ổn định về tài chính để quản lý rừng bền vững. Khái niệm quy hoạch lâm nghiệp Khái niệm quy hoạch lâm nghiệp Diện tích nào sẽ được coi là đất lâm nghiệp? và với từng kiểu dạng đất/rừng khác nhau thì loại nào sẽ phục vụ cho mục tiêu phòng hộ hoặc bảo tồn, loại nào cần đưa vào sản xuất? Làm thế nào chúng ta có thể đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương với các sản phẩm rừng đồng thời với việc thực hiện sản xuất gỗ? Hệ thống quy hoạch rừng nào là tốt nhất đối với từng khu vực và các giải pháp gì là cần thiết để thực hiện nó? Hệ thống quy hoạch được đề xuất là bền vững? Để trả lời các câu hỏi trên và ra các quyết định thích hợp đòi hỏi phải có quy hoạch lâm nghiệp, chúng có quan hệ mật thiết với các vấn đề nêu trên. Quy hoạch bao gồm việc lập kế hoạch và quản lý kế hoạch đó; lập kế hoạch là việc điều tra khảo sát và phân tích các tình hình hiện tại và xác định các nhu cầu trong tương lai để chuẩn bị cho một kế hoạch đáp ứng các nhu cầu đó; và quản lý là thiết lập các giải pháp để thực thi các hoạt động. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp được thực hiện ở các cấp khác nhau từ cấp toàn cầu cho đến cấp thôn buôn hoặc trang trại. Cấp toàn cầu hoặc khu vực: Nhằm xây dựng một chiến lược sử dụng tài nguyên rừng được thực hiện bởi các tổ chức quốc tế và các chính phủ, nó được xem là cơ sở để hướng dẫn lập kế hoạch toàn cầu, khu vực. Các lĩnh vực ưu tiên và các hướng dẫn trong Chương trình hành động rừng nhiệt đới là một ví dụ. Cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh: Đây là cấp chủ yếu để đưa các chính sách quốc gia. Cấp quy hoạch này sẽ đưa các ưu tiên bao gồm việc phân bổ nguồn tài nguyên và các ưu tiên phát triển giữa các khu vực cũng như là các vấn đề cần thiết liên quan đến cơ sở luật pháp và chính sách lâm nghiệp (FAO, 1987). Việc lập kế hoạch dựa trên bản đồ tỷ lệ từ 1:1,000,000 đến 1:250,000. Trong các quốc gia có diện tích rộng thì quy hoạch cấp tỉnh sẽ là nơi đưa ra các ưu tiên và chính sách lâm nghiệp. Cấp huyện, dự án hoặc vùng đầu nguồn: Cấp huyện hoặc các khu vực được xác lập dự án là nơi tiến hành lập kế hoạch phát triển lâm nghiệp. Đưa ra các quyết định về phân bổ đất giữa lâm nghiệp và các sử dụng khác và các kiểu quản lý rừng. Tỷ lệ bản đồ để lập kế hoạch từ 1:100,000 đến 1:20,000, trường hợp đặc biệt là 1:50,000. Quản lý đầu nguồn là một kiểu dạng quản lý ở cấp huyện trong đó kế hoạch đa mục tiêu được lập và tập trung vào việc điều khiển dòng chảy và xói mòn đất (FAO 1977, 1985-90) Cấp thôn buôn/làng hoặc các tiểu khu rừng: Đây là cấp thực thi kế hoạch và điều hành quản lý theo từng ngày bao gồm các hoạt động thiết lập các giải pháp lâm sinh, khai thác rừng, vv... Những chỉnh sửa chi tiết cho kế hoạch sử dụng đất được thực hiện. Một bản đồ làm cơ sở cho lập kế hoạch và ghi chép các hoạt động quản lý là bắt buột phải có, tỷ lệ từ 1:20,000 đến 1:10,000. Các tác động giữa các cấp lập kế hoạch cần thực hiện theo hai chiều. Trong lập kế hoạch theo nhiều cấp quản lý, cần có sự phân cấp phân quyền trong việc ra quyết định. Ngoài ra quy hoạch lâm nghiệp liên quan rất nhiều đến các hoạt động sản xuất của các ngành khác và nó được đặt trong bối cảnh phát triển kinh tế x• hội của vùng, khu vực cũng như nhu cầu của từng địa phương, do đó phương án quy hoạch cần xem xét mối quan hệ này, đặc biệt là xuất phát từ thực tế. Hiện nay chúng ta đ• có nhiều thay đổi trong cách tiếp cận trong xây dựng phương án quy hoạch, thay vì các quy hoạch thường do một nhóm chuyên gia xây dựng trên cơ sở các luận cứ khoa học về rừng, đất, ... và thường bỏ quên mối quan hệ với cư dân tại chổ, chúng ta đ• từng bước tổ chức quy hoạch ở các cấp x• với sự tham gia của nhiều bên liên quan. Đồng thời là việc thay đổi quyền quản lý sử dụng tài nguyên rừng, trước đây chủ yếu sản xuất lâm nghiệp do lâm trường quốc doanh đảm nhiệm, thì nay thành phần này đa dạng hơn rất nhiều, từ hộ gia đình đến cộng đồng, các công ty tư nhân, địa phương ... đòi hỏi phải có cách tiếp cận thích hợp để quy hoạch nhằm bảo đảm tính thực tiễn cũng như hiệu quả của phương án cũng như đáp ứng được yêu cầu của x• hội đối với lâm nghiệp – không chỉ gỗ mà còn các sản phẩm đa dạng, tạo việc làm, bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường. Lịch sử phát triển của khoa học quy hoạch lâm nghiệp Sự hình thành và phát triển môn khoa học quy hoạch lâm nghiệp gắn liền với sự phát triển kinh tế x• hội và kinh doanh nghề rừng. Qua các thời kỳ đầu chủ yếu là kinh doanh lợi dụng gỗ, và trong xu hướng phát triển người ta nhận ra rằng cần phải tổ chức sản xuất lâm nghiệp hợp lý để có thể thu được sản lượng lâu dài hơn là tàn phá tài nguyên. Chính vì vậy quy hoạch lâm nghiệp bắt đầu hình thành. Đầu thế kỹ 18, những nguyên tắc đơn giản nhất của kinh doanh tổ chức rừng bắt đầu được áp dụng để thu được sản phẩm gỗ đều đặn. Trong suốt hai thế kỹ 18 và 19 ngành khoa học này dần từng bước bổ sung các cơ sở lý luận, hoàn thiện các giải pháp tổ chức tối ưu trong kinh doanh rừng. Phát triển mạnh nhất của ngành khoa học này là ở châu Âu như ở Đức và áo. Tên gọi của ngành khoa học này cũng luôn thay đổi do quan niệm và nhận thức trong từng giai đoạn khác nhau về đặc điểm sinh học, về định hướng kinh doanh, mục tiêu kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên trước những năm 70 của thế kỹ 20, quan niệm về quy hoạch cũng chỉ quan tâm chủ yếu đến lợi nhuận và mục tiêu sản xuất gỗ là chính. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học tập trung vào các lĩnh vực sản lượng gỗ, và việc tổ chức rừng trong quy hoạch và điều chế cũng nhằm mục tiêu sản xuất liên tục gỗ. Những thay đổi về môi trường toàn cầu cũng như trong từng khu vực, quốc gia đ• đòi hỏi ngành lâm nghiệp xem xét việc quy hoạch rừng và tổ chức sản xuất kinh doanh, và thực tế cho thấy khoa học về tổ chức rừng này không chỉ đơn thuần là khoa học thuần túy về cấu trúc, sản lượng, sinh vật học rừng mà còn liên quan đến yếu tố x• hội, kinh tế, môi trường. Ngoài ra đối với các khu rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng nhiệt đới, chứa đựng trong nó sự đa dạng sinh học to lớn, là một ngân hàng gen, loài và đa dạng về hệ sinh thái; đây là một di sản quý báu của nhân loại nhưng đang từng ngày bị tàn phá và kinh doanh kém hiệu quả, nhiều loại lâm sản ngoài gỗ quý chưa được bảo tồn và chú trọng kinh doanh. Do đó quy hoạch ngày nay cần có những thay đổi cơ bản trong nhận thức cũng như giải pháp toàn diện để kinh doanh bền vững nguồn tài nguyên rừng. Trong nước ta, quy hoạch cũng được người Pháp thử nghiệm áp dụng thông qua các mô hình rừng trồng. Từ năm 60 ở miền bắc đ• bắt đầu công tác quy hoạch tổng thể về lâm nghiệp, trong khi đó ở miền nam thực hiện các mô hình thử nghiệm điều chế rừng. Sau năm 1975, hình thành các Liên hiệp lâm nghiệp, các lâm trường trong cả nước, chúng ta đ• tiến hành các cuộc tổng kiểm kê tài nguyên rừng và xây dựng phương án quy hoạch lâm nghiệp cho từng cấp l•nh thổ, trong đó chú trọng cho các đơn vị trực tiếp kinh doanh lâm nghiệp như Liên hiệp lâm nghiệp, lâm trường. Giai đoạn này phương án quy hoạch lâm nghiệp được xem là yếu tố pháp lý để tổ chức sản xuất kinh doanh cho một đơn vị lâm nghiệp. Tuy nhiên thực tế cũngcho thấy rằng các phương án này thưòng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế và khó thực thi, do trong quá trình xây dựng phương án chúng ta chưa phản ảnh được thực trạng nhu cầu x• hội, hoặc do cơ sở dữ liệu có độ tin cậy quá thấp, đồng thời với nó là sự tách biệt cộng đồng dân cư trong các kinh doanh, quản lý bảo vệ rừng; điều này đ• dẫn đến phương án quy hoạch áp dụng kém hiệu quả, rừng vẫn bị mất. Từ những năm 80 của thế kỹ 20 chúng ta bắt đầu chú trọng vào khoa học điều chế rừng, tức là cố gắng tổ chức rưng khoa học hơn về không gian và thời gian, tránh kinh doanh rừng để làm mất rừng. Dựa vào phương án quy hoạch, hầu hết các lâm trường đều phải xây dựng phương án điều chế rừng và hàng năm đều có các thiết kế sản xuất. Hoạt động này đ• đóng góp tích cực vào việc quản lý kinh doanh gỗ ổn định hơn tuy nhiên về kỹ thuật các phương án này cũng ở mức đơn giản. Nhưng qua hơn 20 năm thực hiện chúng ta cũng thấy rằng các phương án này vẫn nặng về kỹ thuật, lý thuyết và việc áp dụng trong thực tế rất hạn chế, hơn nữa nó cũng tập trung vào khai thác gỗ; những yếu tố về quan hệ x• hội trong kinh doanh rừng chưa được xem xét, việc thâm canh rừng với sản phẩm đa dạng chưa được đề cập nhiều. Điều này đòi hỏi quy hoạch xem xét cách tiếp cận cũng như vận dụng lý thuyết sản lượng trong thực tiễn. Thực tế cho thấy quy hoạch có tính x• hội sâu sắc, chúng ta cần quan tâm hơn đến kiến thức bản địa, năng lực, nguồn lực tại chổ để xây dựng một kế hoạch kinh doanh rừng khả thi và có hiệu quả hơn, trong đó chú ý đến vai trò của cộng đồng, người dân, những kinh nghiệm cũng như sự tham gia của họ, và kinh doanh rừng phải đóng góp vào việc nâng cao đời sống của cư dân sống trong và gần rừng. Ngày nay khoa học quy hoạch và điều chế rừng đang tiếp tục được phát triển với những yêu cầu mới, trong đó xem xét một cách toàn diện hơn việc tổ chức nghề rừng trong bối cảnh phát triển kinh tế x• hội, bảo đảm ba yêu cầu cơ bản là bền vừng về kinh tế, x• hội và môi trường. Mục đích và nhiệm vụ của QHLN và ĐCR Mục đích và nhiệm vụ của QHLN • Mục đích: Quy hoạch lâm nghiệp có mục đích là tổ chức kinh doanh rừng và đất rừng theo hướng bền vững về ba mặt kinh tế, x• hội và môi trường. Quy hoạch hướng đến tổ chức kinh doanh hợp lý, hiệu quả và lâu dài các nguồn tài nguyên đa dạng của rừng, cung cấp cho x• hội gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ, phục vụ cho việc phát triển kinh tế, văn hóa x• hội và đời sống nhân dân; đồng thời góp phần vào việc nâng cao tác dụng phòng hộ, bảo vệ môi trường và bảo tồn các hệ sinh thái rừng. • Nhiệm vụ: Quy hoạch lâm nghiệp có các nhiệm vụ cơ bản sau: - Tổ chức điều tra, kiểm kê, phúc tra về tài nguyên rừng - Khảo sát điều kiện kinh tế x• hội, trình độ kinh doanh trong khu vực xây dựng phương án - Tiến hành xác định phương hướng kinh doanh nghề rừng, lập phương án quy hoạch ở các cấp l•nh thổ, các đơn vị kinh doanh khác nhau. - Giám sát và đánh giá việc thực thi phương án quy hoạch và điều chỉnh theo định kỳ. Trong đó các nhiệm vụ liên quan đến đánh giá kinh tế x• hội, lập phưong án cần có sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng, và các địa phương để phương án được xuất phát từ nhu cầu thực tế và sẽ được thực hiện tốt từ các địa phương, đơn vị • Đối tượng của quy hoạch lâm nghiệp: - Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý l•nh thổ: Đối tượng quy hoạch là toàn cầu/khu vực, toàn quốc, toàn tỉnh, huyện, x•. - Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý sản xuất kinh doanh: Đối tượng là các Lâm trường, Xí nghiệp, Trang trại, cộng đồng.... Nói chung đối tượng của quy hoạch gồm cả tài nguyên rừng và con người, trong đó sự tham gia của các bên liên quan, việc chia sẻ lợi ích từ rừng được xem xét rõ ràng nhằm đạt được sự bền vững về môi trường, kinh tế và x• hội. Nhưng tùy theo mục đích và nhiệm vụ để quy đinh rõ đối tượng tiến hành xây dựng và thực thi phương án. Chương 2 Nội dung phương pháp qui hoạch lâm nghiệp 2.1. Mục đích Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản trong quy hoạch lâm nghiệp, bao gồm các nội dung chủ yếu và các phương pháp tiếp cận thích hợp để họ có khả năng chủ động xây dựng các phương án quy hoạch ở các cấp độ khác nhau. 2.2. Giới thiệu Lâm nghiệp là một ngành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Đối tượng của sản xuất kinh doanh của lâm nghiệp là tài nguyên rừng, bao gồm rừng và đất rừng. Tác dụng lâm nghiệp đối với nền kinh tế có nhiều mặt, không những cung cấp gỗ tre, đặc sẩn rừng và các lâm sản khác mà còn tác dụng giữ đất và phong hộ. Rừng nước ta phân bố không đều, điều kiện tự nhiên, kinh tế x• hội khác nhau và nhu cầu của các địa phương và các ngành kinh tế khác đối với lâm nghiệp cũng khác nhau và nhu cầu của các địa phương và các ngành kinh tế khác đối với lâm nghiệp cũng không giống nhau. Vì vậy cần phải tiến hành qui hoạch lâm nghiệp nhằm bố trí hợp lý về mặt không gian tài nguyên rừng và bố trí cân đối các hạng mục sản xuất kinh doanh theo các cấp quản lý l•nh thổ và quản lý sản xuất khác nhau làm cơ sở cho việc lập kế hoạch, định hướng cho sản xuất kinh doanh lâm nghiệp đáp ứng nhu cầu lâm sản cho nền kinh tế quốc dân, cho kinh tế địa phương, cho xuất khẩu và cho đời sống nhân dân, đồng thời phát huy những tính năng có lợi khác của rừng. Qui hoạch lâm nghiệp là một công tác phức tạp, phạm vi qui mô rộng lớn, thời hạn lâu dài. Do đó muốn tiến hành công tác này có hiệu quả, ngoài việc hiểu biết nghiệp vụ, điều quan trọng hơn là cần phải nắm vững chủ trương, chính sách, luật pháp và các chỉ thị của nhà nước, phải có sự chỉ đạo thống nhất và có kế hoạch. 2.3. . Nội dung cơ bản của qui hoạch lâm nghiệp ở các đối tượng/cấp khác nhau 2.3.1. Qui hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý l•nh thổ Qui hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý l•nh thổ với nội dung là xuất phát từ toàn bộ, chiếu cố mọi mặt phát triển kinh tế, đề ra phương hướng nhiệm vụ phát triển sản xuất, kinh doanh có tính chất nguyên tắc nhằm phát triển kinh tế lâm nghiệp . 2.3.2. Qui hoạch lâm nghiệp cấp toàn quốc Mức độ chính cho việc quyết định chính sách là quốc gia, điều này có nghĩa là sắp đặt những nơi ưu tiên bao gồm: Định rõ vị trí tài nguyên và sự ưu tiên phát triển giữa các vùng cũng như mức độ cần thiết cho bất kỳ cơ sở hiến pháp nào tới chính sách lâm nghiệp. Phạm vi qui hoạch lâm nghiệp toàn quốc giải quyết những nội dung chính sau: • Nghiên cứu chiến lược ổn định về phát triển kinh tế x• hội làm cơ sở xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp toàn quốc. • Qui hoạch lâm nghiệp theo mục đích kinh doanh (3 chức năng của rừng): Rừng sản xuất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. • Qui hoạch, phát triển tài nguyên rừng hiện có và sử dụng có hiệu quả rừng giàu và rừng trung bình • Qui hoạch trồng rừng và nông lâm kết hợp • Qui hoạch lợi dụng rừng, chế biến lâm sản gắn liền với thị trường tiêu thụ. • Qui hoạch phát triển nghề rừng gắn liền với lâm nghiệp x• hội. • Qui hoach xây dựng cơ sở hạ tầng và giao thông vận chuyển. Thời hạn qui hoạch thường 10 năm và nội dung qui hoạch thường phân theo vùng kinh tế. Tỷ lệ bản đồ qui hoạch thường từ 1:1000000 đến 1: 250000. 2.3.3. Qui hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh Qui hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh đề cập các vấn đề sau: • Nghiên cứu phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế của cấp tỉnh và căn cứ vào qui hoạch lâm nghiệp cấp toàn quốc xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp trong phạm vi cấp tỉnh. • Qui hoạch lâm nghiệp theo mục đích kinh doanh (3 chức năng của rừng): Rừng sản xuất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. • Qui hoạch lâm nghiệp và bảo vệ rừng hiện có • Qui hoạch trồng rừng và nông lâm kết hợp • Qui hoạch lợi dụng rừng, chế biến lâm sản gắn liền với thị trường tiêu thụ. • Qui hoach xây dựng cơ sở hạ tầng và giao thông vận chuyển. Thời hạn qui hoạch thường 5 năm , nếu qui mô sản xuất chưa phát triển và trình độ sản xuất còn thấp, nội dung của qui hoạch lâm nghiệp chủ yếu đề cập đến đối tượng là rừng sản xuất 2.3.4. Qui hoạch lâm nghiệp cấp huyện Qui hoạch lâm nghiệp cấp huyện đề cập các nội dung chính sau: • Nghiên cứu phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế của huyện và căn cứ vào qui hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp trong phạm vi huyện • Qui hoạch lâm nghiệp theo mục đích kinh doanh (3 chức năng của rừng): Rừng sản xuất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. • Qui hoạch các biện pháp kinh doanh: + Biện pháp trồng rừng + Biện pháp nuôi dưỡng rừng + Biện pháp khai thác + Biện pháp chế biến + Biện pháp bảo vệ và sản xuất nông lâm kết hợp • Qui hoạch tài nguyên rừng cho các thành phần kinh tế trong huyện tổ chức lâm nghiệp x• hội. • Qui hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng và giao thông vận chuyển. Thời hạn qui hoạch thường 5 năm. Tỷ lệ bản đồ qui hoạch giao động từ tỷ lệ 1: 100000 đến 1: 20000, thực tế thường sử dụng ở tỷ lệ 1: 50000. 2.3.5. Qui hoạch lâm nghiệp cấp x• Qui hoạch lâm nghiệp cấp x• đề cập các vấn đề chính sau: • Điều tra những điều kiện cơ bản trong x• có liên quan đến phát triển lâm nghiệp như: • Căn cứ vào dự án phát triển kinh tế của x• vào qui hoạch phát triển lâm nghiệp cấp huyện và điều kiện cơ bản có liên quan đến phát triển lâm nghiệp của x•, xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp của x•. • Qui hoạch đất đai trong x• và xác định mối quan hệ giữa các ngành sử dụng đất đai. • Tổ chức các biện pháp kinh doanh. • Qui hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng và giao thông vận chuyển • Ước tính vốn đầu tư, nguồn vốn, trang thiết bị, hiệu quả kinh doanh và thời hạn thu hồi vốn Thời hạn qui hoạch là 5 năm, tỷ lệ của bản đồ qui hoạch và ghi các hoạt động quản lý ở tỷ lệ 1:20000, 1: 10000 hoặc ở tỷ lệ lớn hơn. Qua các nội dung của qui hoạch lâm nghiệp các cấp quản lý l•nh thổ được đề cập là tương tự giống nhau. Nhưng mức độ giải quyết theo chiều sâu, chiều rộng là khác nhau. Phạm vi đề cập của các nội dung trong qui hoạch lâm nghiệp cấp toàn quốc, cấp tỉnh và cấp huyện có tính chất định hướng, nguyên tắc và luôn gắn liền với ý đồ phát triển kinh tế của các cấp quản lý l•nh thổ. X• được coi là đơn vị cơ bản quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh lâm nghiệp cho các thành phần kinh tế tập thể và tư nhân. Vì vậy qui hoạch lâm nghiệp cấp x• giải quyết các nội dung biện pháp kỹ thuật, kinh tế x• hội cụ thể hơn. Do đó cần phải ước tính vốn đầu tư, nguồn vốn, trang thiết bị, hiệu quả kinh doanh và thời hạn thu hồi vốn. Phương án qui hoạch lâm nghiệp cấp quản lý l•nh thổ là cơ sở để xây dựng kế hoạch, định hướng phát triển kinh tế lâm nghiệp ở các cấp. 3. Qui hoạch cho các cấp quản lý kinh doanh 2.3.6. Qui hoạch liên hiệp các lâm trường, công ty lâm nghiệp Liên hiệp, công ty lâm nghiệp bao gồm các lâm trường và một số xí nghiệp quốc doanh có liên quan mật thiết với nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Qui hoạch liên hiệp các lâm trường, công ty lâm nghiệp thường đề cập đến các nội dung chính sau: • Trên cơ sở căn cứ vào phương hướng phát triển lâm nghiệp của các cấp quản lý l•nh thổ mà liên hiệp hay các công ty trực thuộc, căn cứ vào văn bản pháp lý thành lập liên hiệp hay các công ty trực thuộc và căn cứ vào các tài liệu điều tra cơ bản tiến hành xác định phương hướng, nhiệm vụ cho liên hiệp hay công ty và mục tiêu cần đạt được. • Qui hoạch đất đai cho các nội dung quản lý, sản xuất kinh doanh • Xác định các biện háp kinh doanh rừng chính: +Khai thác , lợi dụng tài nguyên rừng hiện có + Xây dựng vốn rừng + Sản xuất nông lâm kết hợp + Xây dựng đường vận chuyển + Xây dựng lâm nghiệp x• hội. + Tổng hợp nhu cầu cơ bản, ước tính vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn. Hệ thống tổ chức qủan lý và sản xuất trong các liên hiệp, công ty thực hiện chức năng phân công, điều phối sản xuất một cách hợp lý theo hướng chuyên môn hóa, kết hợp với hợp tác hóa sản xuất, thực hiện công tác đối ngoại, tổ chức triển khai áp dụng những tiến bộ khao học kỹ thuật công nghệ vào qui hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kỹ thuật 2.3.7. Qui hoạch lâm trường Lâm trường là đơn vị cơ sở quản lý và tổ chức sản xuất lâm nghiệp cho các thành phần kinh tế quốc doanh, là đơn vị tự chủ, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và hạch toán kinh tế độc lập. Nội dung qui hoạch lâm trường bao gồm các vấn đề chính sau: • Căn cứ vào nhiệm vụ chức năng của lâm trường và căn cứ vào điều kiện cụ thể tài nguyên rừng, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế x• hội xác định phương hướng và mục tiêu quản lý sản xuất kinh doanh cho lâm trường. • Phân chia đất đai theo mục tiêu sản xuất kinh doanh • Tổ chức các biện pháp kinh doanh rừng: + Biện pháp tái sinh rừng + Biện pháp nuôi dưỡng rừng + Biện pháp quản lý bảo vệ rừng + Biện pháp khai thác, lợi dụng tài nguyên rừng hiện có + Biện pháp kinh doanh tổng hợp tài nguyên rừng hiện có. • Xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải • Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh và gắn liền với xây dựng lâm nghiệp x• hội. • Ước tính vốn đầu tư, trang thiết bị, nguồn vốn và hiệu quả sau thời kỳ kinh doanh. 2.3.8. Qui hoạch lâm nghiệp cộng đồng Qui hoạch lâm nghiệp cộng đồng đòi hỏi nhiều thông tin hơn qui hoạch truyền thống. Qui hoạch lâm nghiệp cộng đồng tập trung trên sự thay đổi về kinh tế x• hội ảnh hưởng đến nhu cầu của người dân, sự ưu tiên và sẵn sàng tham gia của người dân. Từ năm 1982 trong quyết định 184/HĐBT và chỉ thị 29/CT/TW nhà nước ta đ• chính thức giao quyền sử dụng kinh doanh rừng và đất rừng cho các thành phần kinh tế khác nhau: quốc doanh, tập thể và hộ gia đình thông qua việc đẩy mạnh giao đất giao rừng. Việc phân cấp cho địa phương quản lý rừng, thực hiện giao đất giao rừng, tổ chức thâm canh, sử dụng tổng hợp và có hiệu quả hàng triệu ha rừng và đất trống đồi núi trọc là thực hiện yêu cầu chiến lược về sử dụng lao động và phân bố lại lao động, gắn chặt lao động với đất đai, tạo chuyển biến đổi mới trong sản xuất lâm nghiệp, mở mang các ngành nghề, thúc đẩy những biến đổi căn bản kinh tế x• hội miền núi, trung du, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng kinh tế và củng cố quốc phòng. Giao đất giao rừng thực chất là tổ tổ chức lại sản xuất lâm nghiệp, gắn chặt giữa lâm nghiệp với nông nghiệp và công nghiệp, nhất là chế biến, xác lập trách nhiệm làm chủ cụ thể của từng đơn vị sản xuất, và từng người lao động trên từng đơn vị diện tích. Các đơn vị được giao đất giao rừng có quyền làm chủ và sử dụng phần diện tích được giao, song việc tổ chức sản xuất phải tuân thủ theo qui hoạch và kế hoạch chung trên phạm vi l•nh thổ của một cấp quản lý nhất định: +Có kế hoạch gây trồng, chăm sóc, bảo vệ phù hợp với qui hoạch lâm nghiệp từng vùng + Khai thác rừng đủ tuổi + Sau khai thác phải trồng lại rừng ngay. 3. Phương pháp tiếp cận trong xây dựng phương án QHLN Thay đổi mục đích quản lý rừng và chính sách kinh tế x• hội dẫn đến các nội dung thủ tục trong quá trình qui hoạch cũng thay đổi theo. ở nước ta cũng như các nước đang phát triển qui hoạch theo cách áp đặt từ trên xuống “top down”. Tuy nhiên phương pháp tiếp cận mới hiện nay đang ngày càng trở nên phù hợp. Quá trình qui hoạch lâm nghiệp hiện nay la: • Đi từ dưói lên : Bottom - up” và tiếp cận không tập trung • Tăng cường sự tham của cộng đồng, đặc biệt là những ngưòi dân sống ở trong và gần vùng qui hoạch • Tăng cường sự tham của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quần chúng • Qui hoạch cần có sự tham gia của đầy đủ các ban ngành, các nhà chuyên môn vì rằng những vấn đề và cơ hội trong lâm nghiệp, không chỉ là sự quan tâm của các nhà chuyên môn lâm nghiệp mà còn có sự quan tâm của các nhóm/ ngành khác • Sử dụng nhiều nguồn thông tin, nên áp dụng kiến thức bản địa trong việc đưa ra quyết định Bởi vậy phương pháp qui hoạch được bắt đầu từ địa phương/ cộng đồng và có sự thamgia của người dân, kinh nghiệm và sự hiểu biết của họ trong xây dựng phưong án qui hoạch sử dụng đất và cán bộ kỹ thuật địa phương để phát hiện ra sự ưu tiên phát triển và vạch kế hoạch thực hiện được thể hiện thông qua sơ đồ sau: Hình 4.1: Các cấp quy hoạch 2.4. Điều tra đánh giá điều kiện cơ bản của đối tượng qui hoạch 2.4.1. Điều kiện sản xuất lâm nghiệp Điều kiện của sản xuất lâm nghiệp bao gồm điều kiện kinh tế, điều kiện lịch sử tự nhiên, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trước kia và hiện nay. Mục đích của điều tra điều kiện sản xuất lâm nghiệp là phân tích sâu sắc đối tượng của qui hoạch, phát hiện được mối liên quan giữa các nhân tố làm cơ sở cho việc xây dựng phương án qui hoạch lâm nghiệp bởi vì điều kiện sản xuất lâm nghiệp là nhân tố khách quan nó ảnh hưởng và quyết định hướng sản xuất và trình độ sản xuất lâm nghiệp của một đơn vị sản xuất cho nên mục đích của điều tra nghiên cứu là phải thông qua việc tìm hiểu điều kiện sản xuất lâm nghiệp để thấy rõ nhân tố khách quan ấy, tìm ra mối quan hệ bên trong giữa nó với các nhân tố khác, vận dụng chúng để xây dựng phương án phù hợp với điều kiện thực tế khách quan và có tác dụng chỉ đạo thưc tiễn. Muốn làm tốt công tác qui hoạch lâm nghiệp, mấu chốt là phải điều tra kỹ, có hệ thống và phân tích khoa học về những điều kiện sản xuất lâm nghiệp. Điều kiện kinh tế lâm nghiệp, điều kiện tự nhiên, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh rừng trước kia và hiện nay, những điều kiện này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng điều kiện kinh tế có tính chất quyết định nhất. Có nghiên cứu điều kiện kinh tế lâm nghiệp mới có thể biết được hướng phát triển và nhiệm vụ kinh tế lâm nghiệp. Nhưng nhiệm vụ kinh tế của lâm nghiệp lại được thực hiện ở điều kiện tự nhiên nào đó, nhất là sản xuất lâm nghiệp phần lớn chịu ảnh hưởng và hạn chế của các nhân tố tự nhiên, cần biết rõ nhân tố nào có lợi để phát huy và có hại cho sản xuất để khống chế, giảm bớt tác dụng bất lợi. Thông qua việc xem xét tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể tổng kết, thấy rõ điều kiện vật chất,kỹ thuật và trình độ quản lý kinh doanh của một đơn vị sản xuất lâm nghiệp từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp kinh doanh sau này. Điều tra điều kiện sản xuất lâm nghiệp là khâu quan trọng nhất trong suốt cả quá trình qui hoạch. Làm tốt hay xấu có ảnh hưởng đến chất lượng của công tác qui hoạch lâm nghiệp. 2.4.2. Điều kiện tự nhiên: Rừng sinh trưởng phát dục tốt hay xấu phần lớn đều do điều kiện lịch sử tự nhiên như: khí hậu, địa hình, địa thế, thổ nhưỡng, thủy văn, kết cấu địa chất vv. Chúng có quan hệ qua lại rất phức tạp. điều kiện tự nhiên phần lớn quyết định khả năng của sản xuất lâm nghiệp, ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng rừng, đồng thời trong hoạt động kinh doanh rừng muốn ra sức sản xuất của tự nhiên, muốn khắc phục những nhân tố bất lợi của điều kiện tự nhiên, cần nghiên cứu tỷ mý từng điều kiện tự nhiên cụ thể. Khi nghiên cứu điều kiện tự nhiên cần chú trọng điều tra nhân tố chủ đạo ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát dục của rừng • Địa hình địa thế ảnh hưởng đến tổ thành loài cây sinh trưởng và phát dục của rừng. Địa hình, địa thế sẽ ảnh hưởng đến khí hậu, quá trình hình thành đất, độ sâu của đất, ánh sáng, lượng nước rơi, bốc hơi, hướng gió. Mặt khác lại có thể hình thành nhiều tiểu khí hậu, đặc điểm địa hình biến đổi sẽ ảnh hưởng tới các nhân tố sinh thái làm biến đổi sự ảnh hưởng qua lại giữa các nhân tố đó và giữa chúng với sinh trưởng phát dục của rừng. Khắc phục những ảnh hưởng bất lợi do đặc điểm địa hình địa thế với các nhân tố sinh thái nhằm đề xuất các biện pháp kinh doanh rừng cho phù hợp với từng đối tượng. Mặt khác địa hình địa thế khác nhau cũng ảnh hưởng đến quá trình tái sinh tự nhiên, thảm tươi, tổ thành thực bì, thời kỳ sinh trưởng vv. Đồng thời địa hình địa thế cũng liên quan đến việc lựa chọn loại hình vận chuyển, phương thức vận xuất và xếp gỗ, phương thức khai thác chính, bề rộng khu khai thác, hình dạng và diện tích khu khai thác. Do đó nhân tố địa hình địa thế cũng là nhân tố địa mạo để xác định loại hình điều kiện lập địa. • Cấu tạo địa chất Nhân tố này ảnh hưởng tới sự hình thành đất, kết cấu địa chất ở tầng mặt đất có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố của quần lạc thực vật và bộ rễ. Tài liệu cấu tạo địa chất của khu rừng là tài liệu kỹ thuật quan trọng cho xây dựng cơ bản ở vùng rừng, cho việc thiết kế mạng lưới đường vận chuyển, điểm chuyển tiếp của lâm trường. • Đất Đất ảnh hưởng đến tổ thành loài cây và sức sản xuất của rừng là nhân tố quan trọng để xác định ra loại hình lập địa, là cơ sở để thiết kế các biện pháp kinh doanh rừng như: Biện pháp trồng rừng,biện pháp tái sinh vv... • Điều kiện khí hậu: ánh sáng, ôn độ, ẩm độ, gió... ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh trưởng, phát dục của cây rừng, ảnh hưởng đối với gieo ươm, trồng rừng, thiết kế khu khai thác, xác định hướng đường phân khoảnh. Qua việc tìm hiểu toàn diện, có thể thấy rõ nhân tố khí hậu nào ảnh hưởng nhiều nhất đối với sản xuất lâm nghiệp, lấy đó làm cơ sở để qui hoạch. • Tình hình thủy văn Thủy văn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh trưởng, phát dục của rừng, cần điều tra dòng sông, dòng chảy.vv... Những tài liệu này làm cơ sở để thiết kế vận chuyển thủy, xây dựng cơ bản và đề xuất các biện pháp kinh doanh. 2.4.3. Điều kiện kinh tế x• hội Lâm nghiệp là một bộ phận kinh tế, có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Do đó sự phát triển của sản xuất lâm nghiệp tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế quốc dân. Ngược lại sự phát triển của sản xuất lâm nghiệp cũng phải dựa vào sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Trong quá trình điều tra và phân tích tình hình kinh tế x• hội cần đặc biệt chú ý đến chính sách phát triển lâm nghiệp của nhà nước. Điều tra điều kiện kinh tế x• hội giúp cho việc xây dựng bản phương án qui hoạch lâm nghiệp đi đúng hướng và phát huy tính chủ đạo sản xuất. Nội dung điều tra nghiên cứu ở mỗi nơi mỗi khác, song chủ yếu bao gồm các nội dung chính sau: 1) Vị trí, địa lý, phân chia hành chính và tổng diện tích của đối tượng qui hoạch: Điều tra những vấn đề này để thấy rõ vị trí và ý nghĩa của rừng trong nền kinh tế nhà nước, mức độ phong phú tài nguyên rừng và tình hình sử dụng đất đai. Do đó biết rõ vị trí địa lý ( Kinh tuyến, vĩ tuyến) của phạm vi đối tượng qui hoạch, dựa vào diện tích tài nguyên rừng và tổng diện tích mà tìm ra tỷ lệ che phủ, điều này nói lên mức độ phong phú tài nguyên rừng.vv... Mặt khác căn cứ vào số liệu thống kê các loại đất đai và diện tích của chúng mà qui hoạch tình hình sử dụng đất đai và ý nghĩa kinh tế của rừung, xác định biện pháp kinh doanh, tổ chức sản xuất cho phù hợp. 2) Dự kiến phát triển kinh tế của các cấp: Cần phải điều tra tỷ mỷ về nông nghiệp, giao thông vận chuyển và các ngành kinh tế khác, qua đó dự kiến phát triển kinh tế lâm nghiệp của các cấp quản lý, đây là tài liệu quan trọng để nghiên cứu điều kinh tế lâm nghiệp. 3) Tình hình sản xuất lâm nghiệp: Trình độ phát triển của sản xuất nong nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong điều kiện sản xuất lâm nghiệp. Nông nghiệp cung cấp lương thực và nhân lực cho lâm nghiệp. Cần tìm hiểu nhu cầu về gỗ, củi của nông nghiệp, trình độ cơ giới hóa và tập quán canh tác qua đó mà đề xuất biện pháp kinh doanh nhiều mặt. Ngoài ra cũng phải điều tra về chăn nuôi, chẳng hạn điều tra loại gia súc, số đàn, số con, diện tích b•i chăn thả, ảnh hưởng của chăn nuôi đến rừng non.vv... 4) Tình hình sản xuất công nghiệp: Cần điều tra và thu thập sự phân bố công nghiệp, tài liệu về sản xuất hiện nay và hướng phát triển, đồng thời cần tìm hiểu nhu cầu cung cấp gỗ của các ngành công nghiệp trong giai đoạn hiện tại và tương lai, và xem xét tình hình cân đối giữa cung và cầu, qua đó xác định lượng khai thác gỗ cho phù hợp. 5) Điều kiện giao thông vận chuyển: Đây là cầu nối giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ gỗ và các lâm sản khác, hàng loạt các biện pháp kinh doanh có được rộng khắp hay không phần lớn do điều kiện giao thông vận chuyển quyết định, đó chính là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến cường độ kinh doanh rừng, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất lâm nghiệp. Khi điều tra cần nẵm được loại đượng hiện có và tương lai, tình hình phân bố, chiều dài và năng lực vận chuyển, cần phân biệt đường bộ, đường thủy, đường chính và đường nhánh. 6) Mật độ nhân khẩu, tình hình phân bố nhân lực: Mật độ nhân khẩu biểu thị bằng số người trên mỗi cây số vuông, qua điều tra mật độ nhân khẩu và tình hình nhân lực sẽ nắm được nhu cầu về gỗ và các lâm sản khác của nhân dân địa phương, tìm ra được mối quan hệ chặt chẽ giữa vị trí dân cư và vấn đề chống lửa rừng. Cần điều tra tình hình phân phố dân cư, mật độ nhân khẩu, tổng số nhân khẩu.vv... căn cứ vào tình hình cung cấp và bổ xung nhân lực mà xác định cường độ kinh doanh rừng cho phù hợp. 7) Tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm: Thị trường tiêu thụ sản phẩm là một trong những yếu tố kích thích sản xuất lâm nghiệp phát triển, từ đó giúp các đơn vị sản xuất xác định loài cây kinh doanh, sản lượng rừng cung cấp cho thị trường trong giai đoạn hiện tại và tương lai. 2.4.4. Tình hình sản xuất kinh doanh trước kia và hiện nay Mục đích của điều tra, phân tích tình hình kinh doanh đ• qua, nắm được điều kiện kỹ thuật vật chất và trình độ quản lý kinh doanh hiện có của đối tượng lấy đó làm tài liệu để xây dựng phương án qui hoạch. Trên cơ sở điều tra, phân tích những biện pháp kinh doanh quan trọng trước đây đ• thực hiện để rút kinh nghiệm, đề xuất, bổ xung cho việc tổ chức kinh doanh sau này đạt hiệu quả hơn. Nội dung điều tra bao gồm các phần sau: 1) Tìm hiểu các chủ chương chính sách của nhà nước, của các cấp địa phương và tình hình phát triển kinh tế nói chung và lâm nghiệp nói riêng 2) Tìm hiểu phương thức kinh doanh lợi dụng: Phương thức kinh doanh lợi dụng rừng là hệ thống các biện pháp kỹ thuật lâm sinh xác định trong từng điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế x• hội nhất định, nhằm đạt được mục đích kinh doanh đ• định. Qua điều tra nắm được cơ sở sẵn có của đơn vị sản xuất và quá trình phát triển lâm nghiệp của địa phương, đồng thời cũng thấy rõ được hệ thống các biện pháp kinh doanh trước đây đ• áp dụng trên cơ sở đó đánh giá làm cơ sở để chọn phương thức kinh doanh lợi dụng rừng mới hợp lý hơn. 3) Điều tra công tác qui hoạch đ• tiến hành: Nếu trước đây đ• tiến hành công tác này thì độ chính xác và mức độ hoàn chỉnh của các tài liệu vẫn còn giá trị tham khảo, có thể dựa vào đó để điều tra thiết kế mới. Như vậy sẽ bớt đi một số quá trình điều tra và đỡ đi đường vòng. Cần tìm hiểu và thu thập các tài liệu điều tra thiết kế, trong đó chú ý thời gian điều tra, mức độ tỷ mỷ, mức độ hoàn chỉnh.vv... cần thẩm tra các tài liệu điều tra, văn bản thiết kế để xác định độ tin cậy và giá trị sử dụng. Nếu như đ• tiến hành công tác qui hoạch nên dựa và tình hình thay đổi tài nguyên rừng và kết quả thực tiễn sản xuất mà phân tích hương hướng kinh doanh lợi dụng rừng và biện pháp kinh doanh đ• qua xem có hợp lý hay không, lấy đó làm mô hình mẫu cho tương lai. 4) Tìm hiểu tình hình thực hiện biện pháp trồng rừng, tái sinh, nuôi dưỡng, làm giàu rừng và quản lý bảo vệ rừng: • Biện pháp trồng rừng và tái sinh rừng: Biện pháp trồng rừng và tái sinh rừng chiếm một vị trí quan trọng trong các biện pháp kinh doanh. Nội dung điều tra về trồng rừng bao gồm: - Loài cây trồng - Loại hình trồng - Diện tích trồng rừng và tỷ lệ sống sót trong những năm qua Ngoài ra còn chú ý một số nhân công trồng rừng, trình độ kỹ thuật, trang thiết bị, vấn đề hạt giống, vườn ươm. Cần điều tra kỹ tình hình tái sinh tự nhiên và xúc tiến tái sinh tự nhiên để xác định cho đúng phương thức tái sinh tự nhiên và biện pháp tái sinh. Khi phân tích tình hình tái sinh tự nhiên cần kết hợp với điều kiện lập địa, cần chú ý ảnh hưởng của con người, nhất là khai thác, lửa rừng, chăn nuôi.vv... Đồng thời cần thống kê về diện tích, phương pháp hiệu quả của xúc tiến tái sinh tự nhiên để giúp cho trồng rừng và tái sinh rừng. • Biện pháp nuôi dưỡng rừng: Biện pháp nuôi dưỡng rừng là biện pháp quan trọng nên được chú ý xem tác dụng của chặt nuôi dưỡng rừng đối với sinh trưởng, phát dục của cây rừng tốt nhất là nên phù hợp với điều kiện lập địa và từng đối tượng • Biện pháp làm gàu rừng: Biện pháp làm gàu rừng là công việc nặng nhọc phức tạp có tính chất tổng hợp quan trọng. ở nước ta rừng thứ sinh chiếm một tỷ lệ khá lớn, thì vấn đề này lại càng quan trọng hơn. Khi điều tra ngoài việc xác định đối tượng, còn phải tìm hiểu diện tích làm giàu rừng, loài cây đưa vào làm giàu và số nhân lực trước đây đ• sử dụng. • Biện pháp quản lý bảo vệ rừng: Khi điếu tra biện pháp quản lý bảo vệ rừng cần dựa vào nguyên nhân phát sinh, phạm vi và tác hại, mức độ nghiêm trọng mà xem xét hiệu quả và tính chất hợp lý của công tác quản lý bảo vệ rừng. 5) Tìm hiểu tình hình khai thác rừng: Khi điều tra tình hình khai thác rừng cần xuất phát từ hai mặt kinh doanh và lợi dụng mà xem xét số lượng khai thác, tuổi khai thác chính, phương thức khai thác chính, mức độ cơ giới hóa của khai thác chính, xếp gỗ, vận xuất gỗ và ảnh hưởng của khai thác đối với tái sinh .vv...Ngoài ra cũng còn chú ý đến việc thực hiện phương thức kinh doanh lợi dụng rừng trong khai thác, mức độ sử dụng tài nguyên rừng ở khu khai thác, chặt hạ, cắt khúc, vận xuất và ảnh hưởng tới khu kinh doanh. Đối với những nội dung điều tra trên cần chú trọng điều kiện phân tích thực hiện và khả năng cải tiến sau này. 6) Tìm hiểu công tác xây dựng kiến thiết cơ bản: Đây là cơ sở để phát triển sản xuất lâm nghiệp, nhất là đối với những vùng mới khai phá, cần xem kiến thiết cơ bản và trang thiết bị của công nghiệp rừng có thích ứng với yêu cầu của khai thác vận chuyển và lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng không? Cần phân tích xem có thích hợp với yêu cầu của quản lý kinh doanh thống nhất ba mặt: Khai thác, bảo vệ và trồng rừng. 7) Tình hình kinh doanh nhiều mặt, lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng: 8) Tình hình quản lý: Tổ chức sản xuất trước đây, đánh giá chỉ tiêu định mức và vấn đề hạch toán kinh tế từ đó làm chỗ dựa cho chúng ta đề xuất tổ chức sản xuất với chỉ tiêu định mức mới cho phù hợp. 9) Hiệu quả sản xuất kinh doanh của thời kỳ đ• qua: Để điều tra điều kiện sản xuất lâm nghiệp, thường áp dụng phương pháp tổng hợp kết hợp với thu thập tài liệu trên văn bản, sử dụng phương pháp RRA và PRA 2.4.5. Tài nguyên rừng 2.4.5.1. ý nghĩa Mục đích của công tác thống kê tài nguyên rừng nhằm cung cấp số liệu về số lượng và chất lượng từng loại rừng, giúp cho đối tượng sản xuất kinh doanh lâm nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh đảm bảo được lâu dài, liên tục. Nhiệm vụ thể là: - Xác định được diện tích tài nguyên rừng( diện tích các loại đất lâm nghiệp, diện tích các kiểu trạng thái rừng) và đặc điểm phân phố của nó. - Xác định được vị trí và đặc điểm tình hình phân bố của các bộ phận tài nguyên rừng. - Thống kê được số lượng và chất lượng tài nguyên rừng. 2.4.5.2. Thống kê diện tích và phân bố đất lâm nghiệp Mục đích của thống kê diện tích đất lâm nghiệp là để đánh giá mức độ phong phú của các bộ phận tài nguyên rừng, làm cơ sở cho việc qui hoạch, sử dụng hợp lý các loại đất lâm nghiệp. Diện tích các kiểu trạng thái rừng, các loại đất đai phải được xác định trên bản đồ giấy thành quả gốc bằng lưới ô vuông, và bằng máy đo cầu tích điện cực hoặc được xác định trên bản đồ số thông qua các phần mền GIS như ( Map info, Arc view/info...). 2.4.5.3. Thống kê trữ lượng các loại rừng gỗ Mục đích của thống kê trữ lượng rừng gỗ nhằm đánh giá mức độ giàu nghèo tài nguyên rừng của đối tượng qui hoạch lâm nghiệp 2.4.5.4. Thống kê trữ lượng các loại rừng tre nứa Mục đích của thống kê trữ lượng rừng tre nứa nhằm đánh giá mức độ phong phú của rừng tre nứa làm cơ sở lập kế hoạch, kinh doanh lợi dụng. 2.4.5.5. Thống kê trữ lượng các loại rừng đặc sản Mục đích của thống kê trữ lượng rừng đặc sản nhằm đánh giá mức độ phong phú và giá trị của các loại rừng đặc sản làm cơ sở cho lập kế hoạch, đề xuất biện pháp kinh doanh cho phù hợp. Thống kê trữ lượng rừng gỗ, tre nứa và rừng đặc sản tùy theo mức độ chính xác có thể áp dụng phương pháp thống kê toàn diện hoặc thống kê trên ô mẫu. Thống kê trữ lượng rừng trên ô mẫu có thể được chia ra 3 phương pháp: Phương pháp thống kê trên ô mẫu điển hình, phương pháp thống kê trên ô mẫu ngẫu nhiên và phương pháp thống kê trên ô mẫu hệ thống. Từ phương pháp thống kê trên ô mẫu hệ thống có thể chia ra 3 phương pháp: thống kê trên dải cách đều, thống kê trên tuyến hệ thống, thống kê ô trên lưới cách điều. Nếu áp dụng phương pháp thống kê trữ lượng trên ô mẫu, trước hết phải xác định tổng diện tích cần đo đếm trực tiếp, diện tích ô mẫu, số lượng ô mẫu mà không ảnh hưởng đến độ chính xác và chi phí thời gian điều tra. Trong thực tiễn sản xuất tổng diện tích điều tra là 5 % ( VD: khu điều tra có diện tích 100 ha thì diện tích điều tra là 5 ha). Hình dạng ô mẫu có thể là hình chữ nhật, hình vuông hoặc là hình tròn, diện tích ô mẫu thay đổi tùy theo đối tượng điều tra, thống kê, thông thường đối với rừng hỗn giao khác loài 500 m2, 1000 m2 và 2000 m2, rừng trồng, rừng ngập mặn, rừng tre nứa là 100 m 2 • Rừng gỗ: Đo đường kính tất cả cây rừng ở chiều cao 1.3 mét (đường kính bắt đầu đo đếm đối với rừng gỗ lớn từ 10 cm trở lên, rừng gỗ nhỏ từ 6 cm trở lên). Xác định tên cây, phẩm chất từng cây theo 3 cấp: Cấp a ( thân thẳng, tán đều, chỉa cành cao), cấp b ( thân cong, tán lệch, chỉa cành thấp), cấp c ( thân cong, tán lệch, chỉa cành thấp, bị sâu bệnh) • Rừng tre nứa: Đếm số cây phân theo 3 tổ tuổi(gìa, vừa và non), chọn ở mỗi tổ tuổi 1 cây gần tâm nhất để đo đường kính, chặt 3 cây gần tâm nhất để đo chiều cao ( đo đến đoạn ngọn có đường kính 1 cm), để lấy chiều cao bình quân. • Tính thể tích của cây đứng: 1. Đối với rừng tre nứa dùng biểu trọng lượng 2. Đối với rừng gỗ tự nhiên : Dùng biểu thể tích địa phương hoặc biểu thể tích chung để tính, nơi chưa có thì dùng công thức: M/ha = G.H.F Trong đó G là tổng tiết diện ngang bình quân trên một ha, H là chiều cao bình quân, F là hình số. 3 Đối với rừng trồng dùng biểu thể tích của từng loài, trong trường hợp chưa có biểu thì dùng phương pháp cây tiêu chuẩn hoặc công thức trên 2.4.5.6. Mô tả tài nguyên rừng: Để nắm chắc được số lượng và chất lượng tài nguyên rừng, sau khi điều tra nắm trắc được diện tích và trữ lượng rừng chúng ta cần mô tả tài nguyên rừng. Các nhân tố cần được mô tả như sau: 1) Trạng thái rừng 2) Tầng rừng 3) Tuổi rừng 4) Đường kính bình quân 5) Chiều cao bình quân 6) Tổng tiết diện ngang 7) Mật độ ( N/ha) 8) Trữ lượng trung bình ( M/ha) 9) Độ tàn che 10) Độ đầy 11) Tình hình tái sinh 12) Tình hình thảm tươi 13) Độ cao 14) Độ dốc 15) Tình hình thổ nhưỡng 16) Tình hình sâu bệnh 17) Tình hình giao thông vận chuyển 18) Đề xuất các biện pháp tác động. Phương pháp mô tả tài nguyên rừng thường kết hợp quá trình thống kê đo đếm tài nguyên rừng và tiến hành mô tả cho từng lô để làm cơ sở cho việc thiết kế các biện pháp kinh doanh. 2.5. Điều tra chuyên đề 2.5.1. ý nghĩa Mục đích của điều tra chuyên đề nhằm làm cơ sở cho qui hoạch các biện pháp kinh doanh lợi dụng rừng. Phương pháp chung thu thập tài liệu chuyên đề thường kết hợp với điều tra trên diện rộng với điều tra điểm. Thu thập trên diện rộng để nắm được toàn diện và phát hiện ra qui luật của các nội dung thu thập. Thu thập theo điểm để có được số liệu cụ thể. Vì vậy khi thu thập tài liệu chuyên đề thường kết hợp với công tác mô tả tài nguyên rừng để nắm toàn diện, thu thập theo tuyến để phát hiện ra qui luật và thu thập trên ô tiêu chuẩn để có số liệu cụ thể. 2.5.2. Điều tra về đất và lập địa Dựa vào đặc trưng hình thái, tổ thành cơ giới, độ phì của đất để định ra tên các loại đất. Nghiên cứu quan hệ giữa rừng và các loại đất để xác định loại hình điều kiện lập địa. Tài liệu điều tra đất sẽ giúp cho việc thiết kế các biện pháp kinh doanh như khai thác, tái sinh, chọn loài cây chủ yếu, nông lâm kết hợp. Tùy theo mục đích và nhiệm vụ, có thể tiến hành theo phương pháp ô điển hình hay điều tra đường dây. Muốn thu thập kỹ lưỡng tài liệu về quá trình hình thành đất, hình thái phẫu diện và độ phì.vv.. cần chọn nơi điển hình để đào phẫu diện nghiên cứu, nơi địa hình thay đổi rõ rệt cũng cần có phẫu diện đối chứng. Điều tra đường dây nhằm mục đích đặt cơ sở cho việc nắm vững toàn diện về quan hệ giữa các nhân tố đất, thực bì và địa hình.vv... từ đó để xác định sự phân bố của đất. Khi tiền hành điều tra đường dây, nên đào phẫu diện kiểm tra , đồng thời cần vẽ bản đồ cắt dọc về loại hình điều kiện lập địa và địa hình. Sau khi đ• chỉnh lý phân tích những tài liệu điều tra ở các ô tiêu chuẩn và đường dây, ta sẽ sơ bộ phân loại đất, địa hình và đá mẹ. 2.5.3. Điều tra tái sinh rừng: Điều tra tái sinh dưới tán rừng: Mục đích của điều tra tái sinh để xác định: • Loài cây tái sinh, số lượng và chất lượng tái sinh. • Tình hình phân bố • Tốc độ sinh trưởng và khả năng sống của cây con, mần non Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, qui luật tái sinh, quan hệ giữa tái sinh với điều kiện hoàn cảnh xung quanh như: Điều kiện lập địa, các biện pháp kinh doanh lợi dụng rừng đ• tiến hành làm căn cứ cho việc xác định phương châm, phương pháp tái sinh, phương thức tái sinh, phương thức vận xuất gỗ.... Điều tra tái sinh dưới tán rừng tiến hành theo 2 phương pháp: 1. Trong trường hợp tái sinh đảm bảo trên một diện tích rộng, điều kiện kinh tế không cho phép, người điều tra viên có trình độ chúng ta có thế tiến hành khảo sát mô tả kết hợp với phương pháp thống kê tài nguyên rừng. 2. Trong trường hợp muốn đánh giá một cách chính xác về loài cây tái sinh, chất lượng, số lượng tái sinh thì trên các điểm thống kê đo đếm rừng gỗ chúng ta cần lập các ô dạng bản trên các ô điển hình về các mặt: • Địa hình: Chân, sườn và đỉnh • Loại đất rừng: Đất rừng gỗ, đất rừng gỗ tre nứa, đất rừng cây bụi và đất rừng thưa. • Điều kiện tác động: Nơi đ• khai thác, nơi đ• tu bổ và nơi chưa tác động. Điều tra rừng trồng: Thu thập tài liệu rừng trồng nhằm mục đích đánh giá việc lựa chọn loài cây trồng, tình hình sinh trưởng, tỷ lệ thành rừng và tổng kết đúc rút kinh nghiệm trồng rừng. Đó là những căn cứ để thiết kế biện pháp trồng rừng được chính xác và nâng cao chất lượng trông rừng. Trước khi thu thập cần điều tra các tài liệu như: Tài liệu thiết kế trồng rừng, tài liệu nghiệm thu, sổ đăng ký, kết hợp với việc hỏi cán bộ kỹ thuật và công nhân. Phương pháp điều tra rừng trồng: Có thể điều tra theo hàng, theo điểm hoặc trên ô tiêu chuẩn. Khi rừng chưa khép tán nên tiến hành điều tra theo hàng hoặc theo điểm. Khi rừng đ• khép tán nên tiến hành điều tra trên các ô tiêu chuẩn. Những điểm điều tra nên đặt ở những độ tuổi khác nhau, những điều kiện lập địa khác nhau và phương thức trồng khác nhau để có thể so sánh đánh giá được. Trên hàng tiêu chuẩn hoặc trên các ô tiêu chuẩn điều tra các nội dung sau: Số cây, chiều cao, đường kính, lượng tăng trưởng, tuổi. Căn cứ vào tuổi và số cây thuộc loài cây chủ yếu mà đánh giá tỷ lệ sống. Ngoài nội dung trên nên điều tra tỷ mỷ điều kiện lập địa, nếu cần thiết điều tra tán cây và bộ rễ. Qua việc đánh giá cần có những kết luận về loại hình trồng rừng, phương thức trồng ở các loại điều kiện lập địa khác nhau. 2.5.4. Điều tra tình hình quản lý bảo vệ rừng • Thu thập tài liệu sâu bệnh Thu thập tài liệu sâu bệnh nhằm mục đích tìm hiểu tình trạng vệ sinh của rừng, khả năng phát sinh sâu bệnh hại, mức độ nghiêm trọng của sâu bệnh hại đối với cây trồng, từ đó đề ra biện pháp cải thiện tình hình vệ sinh và biện pháp phòng trừ.vv...Nếu nơi bị nghiêm trọng, cần tiến hành điều tra riêng. Phương pháp điều tra, có thể tiến hành điều tra quan sát và điều tra tỷ mỷ. Điều tra quan sát tức là sơ thám chủ yếu đi theo đường điều tra, đường mòn, diện tích nguy hại. Nội dung quan sát: Mức độ nguy hại, loại sâu bệnh, tình hình vệ sinh rừng, ước tính diện tích và trữ lượng nguy hại , sơ bộ phân tích tình hình sinh nở của sâu bệnh và nguyên nhân cây rừng chết khô. Điều tra tỷ mỷ để xác định mức độ nguy hại, tình hình phát triển chuyền nhiễm và tình hình đe dọa sự sống còn của khu rừng. Điều tra tỷ mỷ bằng ô tiêu chuẩn, điểm điều tra hoặc cây tiêu chuẩn. Ô tiêu chuẩn cần đặt ở khu rừng đại diện về địa hình, điều kiện lập địa, cấp đất, tổ thành, tuổi rừng và độ đầy. Số lượng ô tiêu chuẩn và nội dung điều tra do loại bệnh hại, đặc tính sinh vật, và sinh thái của sâu bệnh hại chủ yếu, mức độ nguy hại, điều kiện kinh tế ở nơi đó quyết định. Nội dung thu thập bao gồm: Thảm tươi, loại sâu bệnh và giai đoạn phát dục của chúng, để thống kê số lượng sâu, bệnh người ta có thể thống kê trên cây tiêu chuẩn ( chặt cây tiêu chuẩn để xác định mức độ nguy hại). Dựa vào sự phân tích và xác định ảnh hưởng của sâu bệnh hại đối với sinh trưởng của khu rừng, đồng thời chú ý đến ảnh hưởng của nhân tố ngoại cảnh và hoạt động kinh doanh, tìm ra nguyên nhân bị hại. • Điều tra đặc sản, động thực vật rừng Mục đích của thống kê là tìm hiểu các loài đặc sản, động vật rừng và đặc điểm phân bố của chúng, những loài nào có số lượng nhiều ( tổ thành, trữ lượng...) và có ý nghĩa lớn trong kinh doanh, nhằm tổ chức kinh doanh nhiều mặt, lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng, tùy theo từng loại khác nhau mà sử dụng các phương pháp điều tra khác nhau, có thể điều tra trên đường dây điển hình, trên ô tiêu chuẩn, hay cành tiêu chuẩn. Nơi có diện tích lớn thu thầp tài liệu cần kết hợp với mô tả tài nguyên rừng. Để xác định số lượng đặc sản rừng và ước lượng sản lượng của nó, chúng ta cần tiến hành điều tra tỷ mỷ: • Đối với những loài cho sợi, thuốc thì chúng ta xác định loài, xác định bộ phận cho đặc sản và ước tính ra sản lượng • Đối với những loài cho vỏ, rễ thì xác định số loài và ước tính ra sản lượng • Đối với những loài cho mật thì xác định số loài, kỳ ra hoa. • Đối với những loài cho hạt, quả thì xác định số loài, ước tính ra sản lượng • Đối với những loài động vật rừng thì xác định tổng số loài, số loài cần được bảo vệ và số loại được săn bắn. 2.5.5. Điều tra điều kiện giao thông vận chuyển Mục đích của điều tra điều kiện giao thông vận chuyển nhằm đánh giá số lượng và chất lượng lưới đường cũ làm cơ sở cho việc xây dựng lưới đường mới, chọn loại hinàh vận chuyển và bố trí mạng lưới đường mới hợp lý. Đường vận chuyển trong sản xuất lâm nghiệp thường có 2 loại: Vận chuyển bộ và vận chuyển thủy: • Vận chuyển bộ: Khi điều tra, khảo sát đường vận chuyển bộ thì đầu tiên xác định tổng chiều dài sẵn có và tổng chiều dài cần bổ xung.Khi thiết kế đường mới cần căn cứ vào bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng rừng để thiết kế tuyến đường mới, sau đó ra thực địa cắm tuyến, đo vẽ những đoạn đường khó, đồng thời ước tính ra khối lượng đào đắp, đánh dấu vị tí cầu cống. • Vận chuyển thủy: cần thu thập đủ tài liệu như tổng chiều dài của dòng sông có thể vận chuyển, xác định lưu lượng nước, tốc độ dòng chảy, tình hình nước lên, xuống, đồng thời đo vẽ đánh dấu những đoạn đường khó vận chuyển và những b•i biến. Bên cạnh việc thu thập tài liệu vận chuyển cũng cần xác định điểm chuyển tiếp. Điểm chuyển tiếp là nơi nối tiếp vận chuyển của lâm trường với đường vận chuyển của nhà nước, vị trí xây dựng văn phòng , bộ phận sản xuất. Khi bố trí điểm chuyển tiếp sao cho tổng chiều dài của mạng lưới đường vận chuyển của lâm trường là ngắn nhất. Cuối cùng là lâm trường bộ và khu công nhân cần phải ở khu trung tâm sản xuất, đồng thời cũng tiện giao lưu với bên ngoài và có điều kiện mở mang văn hóa x• hội và phúc lợi. 2.6. Qui hoạch sản xuất lâm nghiệp 2.6.1. Giới thiệu Qua thống kê tài nguyên rừng 1987 ( FIPT,1988) có 19 triệu ha đất được phân loại đất rừng, trong đó có 9,3 triệu ha là có rừng che phủ , 0,1 triệu ha rừng trồng và 1,1 triệu ha rừng tre nứa và gần 10 triệu ha đất không có rừng. Vì vậy muốn sử dụng hợp lý tài nguyên rừng vấn đề đặt ra là phải qui hoạch lại việc sử dụng đất đai, nhằm cân đối lại diện tích đất lâm nghiệp và các loại đất đai khác , cần phân chia đất đia theo 3 chức năng: Sản xuất, phòng hộ và đặc dụng làm cơ sở cho việc qui hoạch các biện pháp kinh doanh lợi dụng rừng để đạt được những mục tiêu đ• được xác định. 2.6.2. Những căn cứ để qui hoạch lâm nghiệp Khi tiến hành qui hoạch đất đai cần căn cứ vào: - Phương hướng, mục tiêu sản xuất kinh doanh - Hiện trạng diện tích và phân bố đặc điểm đất đai... 2.6.3. Qui hoạch các biện pháp tổ chức kinh doanh rừng • Qui hoạch biện pháp tái sinh rừng Trong một đơn vị kinh doanh rừng đất không có rừng và đất có rừng sau khi khai thác, muốn phục hồi rừng cần tiến hành biện pháp tái sinh rừng. Có thể nói biện pháp tái sinh rừng là biện biện pháp quan trọng nhất trong việc phục hồi rừng và xây dựng vốn rừng. Đây cũng là biện pháp chủ yếu nhất thực hiện nguyên tắc tái sản xuẩt mở rộng tài nguyên rừng. Trong biện pháp tái sinh rừng có thể chọn biện pháp tái sinh tự nhiên, xúc tiến tái sinh tự nhiên và tái sinh nhân tạo. Trong một đối tượng qui hoạch có thể áp dụng một trong 3 biện pháp hoặc có thể áp dụng cả 3 biện pháp trên. Khi tiến hành thiết kế biện pháp tái sinh rừng phải phân tích kỹ lưỡng đối tượng cần tái sinh. Xác định những đối tượng tái sinh thuộc điều kiện lập địa nào, đặc điểm tái sinh của chúng ra sao, tìm ra nhân tố sẽ ảnh hưởng đến tái sinh tự nhiên của loài cây chủ yếu và sự ảnh hưởng đến tái sinh rừng của các phương thức khai thác chính và các biện pháp kinh doanh khác, giúp ta phân biệt được các loại hình khác nhau trên cơ sở đó định ra các biện pháp kinh doanh khác nhau. Phương thức tái sinh rừng gồm có 3 loại là: Tái sinh tự nhiên, xúc tiến tái sinh tự nhiên và tái sinh nhân tạo. Khi tổ chức kinh doanh rừng với mỗi một đơn vị kinh doanh đều phải căn cứ vào điều kiện kinh tế và điều kiện tự nhiên để chọn ra phương thức tái sinh cho phù hợp. Tái sinh tự nhiên là phương thức lợi dụng qui luật tái sinh tự nhiên của cây rừng, một phương thức không đòi hỏi điều kiện kinh tế, nhưng nó là phương thức khó khống chế được sản phẩm và thời hạn cung cấp sản phẩm. Những khu rừng có thể dựa vào tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng, trong trường hợp thông qua điều tra thấy hiện tại có đủ số cây con để hìnhthành rừng mà không cần sự tác động tích cực của con người có nghĩa là là không tiến hành thiết kế bất cứ biện pháp nào. Xúc tiến tái sinh tự nhiên: là phương thức cần có sự can thiệp của con người mới bảo đảm loài cây tái sinh, số lượng, chất lượng tái sinh và tình hình phân bố của nó. Đây là phương thức đòi hỏi điều kiện kinh tế không cao, nhưng nếu biết tác động hợp lý thì chúng ta vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh. Trong quá trình điều tra cơ bản, nếu mà chúng ta thấy những lâm phấn trên đó về số lượng và chất lượng của loài cây tái sinh cần có sự can thiệp của con người mới đảm bảo việc phục hồi rừng thì chúng ta tiến hành tổ chức biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên, về biện pháp xúc tái sinh tự nhiên bao gồm các nội dung: Tra dặm hạt, xới đất, chặt dâyleo bụi dậm và chặt các loài cây thứ yếu không phù hợp với mục đích kinh doanh. Sau khi tổ chức các biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên xong, chúng ta cầc xác định rõ đối tượng, khối lượng,và trình tự các bước tiến hành và trang thiết bị cần thiết. Tái sinh nhân tạo(trồng rừng) đòi hỏi điều kiện kinh tế rất lớn, là phương thức thích hợp với điều kiện sản xuất lâm nghiệp vì phương thức này có thể khống chế được sản phẩm và thời hạn cung cấp sản phẩm. Cho nên nếu điều kiện kinh tế cho phép,địa thế và giao thông thuận lợi chúng ta chọn phương thức tái sinh nhân tạo. Đối với những khu rừng áp dụng phương thức khai thác trắng hoặc trên đất trống đồi núi trọc, chúng ta phải áp dụng biện tái sinh nhân tạo để khôi phục rừng, biện pháp kỹ thuật chủ yếu là vần đề trồng rừng. Sau khi thiết kế xong biện pháp trồng rừng có thể biết được đối tượng qui hoạch thiết kế cần bao nhiêu hạt giống và cây con mới thỏa m•n yêu cầu tái sinh. Vì vậy khi thiết kế biện pháp tái sinh nhân tạo, để đảm bảo nhu cầu về hạt giống của công tác tái sinh, nên chọn một khu rừng mẹ phải là những lâm phần sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, ở những nơi cấp đất cao nhất trong đối tượng kinh doanh. Ngoài ra còn căn cứ vào nhiệm vụ trồng rừng, cần bao nhiêu cây con để thiết kế vườn ươm tạm thời hoặc là vườn ươm cố định. Diện tích vườn ươm lớn hay nhỏ phải thích ứng với khối lượng của công tác trồng rừng đ• qui hoạch. Khi thiết kế vườn ươm nên nói rõ tình hình, vị trí , diện tích, nguồn gốc, đất đai và giao thông phải được ghi trêb bản đồ phân loại địa điểm và tình hình phân bố của nó. Sau khi tổ chức biện pháp tái sinh nhân tạo và thiết kế vườn ươm xong, chúng ta cần tính toán khối lượng công việc, trình tự tiến hành, vốn đầu tư và trang thiết bị cần thiết. • Qui hoạch biện pháp nuôi dưỡng rừng Biện pháp nuôi dưỡng rừng bao gồm các biện pháp kỹ thuật: chặt nuôi dưỡng, chặt vệ sinh và tỉa cành. Biện pháp nuôi dưỡng rừng là biện pháp quan trọng nhất trong quá trình kinh doanh rừng, nhằm điều chỉnh tổ thành, đẩy nhanh tốc độ sinh trưởng của cây rừng, nâng cao chất lượng rừng, đồng thời có thể thu hồi được một số lượng gỗ nhất định. Tác dụng của rừng khác nhau, loại hình rừng khác nhau thì yêu cầu chặt nuôi dưỡng cũng khác nhau. Đối với rừng phòng hộ: Mục đích của chặt phủ dục là hình thành rừng xen kẽ nhau nhiều tầng, độ đầy lớn để đảm bảo giảm dòng nước chảy trên bề mặt đất, tăng cường lượng nước thấm vào đất và tác dụng giữ nguồn nước. Trong các khu rừng lục hóa ở xung quanh đô thị thì mục đích của chặt nuôi dưỡng rừng là bảo đảm lâm phần phát huy được tốt hơn nữa tác dụng giữ gìn sức khỏe và thẩm mỹ làm chủ yếu. Trong rừng sản xuất gỗ, mục đích của chặt nuôi dưỡng rừng là khiến cho loài cây chủ yếu chiếm ưu thế trong tổ thành lâm phần, rút ngắn tuổi thành thục rừng, chu kỳ kinh doanh của cây rừng, nâng cao chất lượng và tăng sản lượng rừng. Nếu lâm phần dùng để lấy hạt giống, thì phương thức và cường độ chặt nuôi dưỡng rừng nhằm tạo điều kiện thu hoạch nhiều hạt giống. Những lâm phần lấy nhựa thì chặt nuôi dưỡng rừng nhằm nâng cao sản lượng nhựa. Đặc điểm của chặt nuôi dưỡng rừngở nơi địa hình dốc khác nơi địa hình bằng phẳng. Tóm lại chặt nuôi dưỡng rừng cần được tiến hành ở những nơi có độ đầy lớn, sức sản xuất cao và nhừng lâm phần tỉa thưa mạnh hoạc tình hình gỗ không tốt. Sau khi xác định đối tượng chặt nuôi dưỡng rừng cần xác định diện tích, khối lượng, trình tự tiến hành và các chỉ tiêu giá thành. • Qui hoạch biện pháp cải tạo rừng Ngoài việc thông qua biện pháp tái sinh tự nhiên và tái sinh nhân tạo để mở rộng tài nguyên rừng ở những nơi đất không có rừng thì cải tạo những lâm phần còn non, giá trị thấp,độ dày nhỏ, trở thành những lâm phần giá trị kinh tế cao, sức sản xuất mạnh, sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc mở rộng sản xuất gỗ và tăng cường tính năng có lợi khác của rừng. ở nước ta rừng thứ sinh chiếm đại đa số, vấn đề đặt ra cần có sự can thiệp của con người để cải biến tổ thành loài cây và tình hình rừng, nâng cao sức sản xuất của rừng đảm bảo cho việc cung cấp gỗ củi sau này. 1. Hiểu theo nghĩa rộng: cải tạo rừng là biện pháp dùng để nâng cao sức sản xuất của rừng, hường cho rừng thứ sinh, sinh trưởng theo ý muốn của con người. Biện pháp cải tạo trong đó bao gồm: Chặt nuôi dưỡng, trồng rừng... 2. Hiểu theo nghĩa hẹp: cải tạo rừng là thông qua dẫn trồng loài cây gỗ hay cây bụi cần thiết để cải tạo lâm phần và trình tự cải tạo, thiết kế biện pháp cải tạo tương ứng và xác định khối lượng công việc của nó. Biện pháp cải tạo rừng được thiết kế nên kết hợp chặt chẽ với biện pháp chặt nuôi dưỡng và tái sinh rừng. Nói tóm lại cải tạo rừng là biện pháp kỹ thuật lâm sinh tổng hợp nhằm thay thế lâm phần hiện tại, năng xuất thấp bằng những lâm phần hoàn toàn mới hoặc có những sự thay đổi cơ bản để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu cụ thể của x• hội. • Qui hoạch biện pháp quản lý bảo vệ rừng Phòng chống cháy rừng: Có thể chia ra 2 loại: phòng trực tiếp và phòng gián tiếp. 1. Phòng trực tiếp: Bao gồm việc thiết lập tổ chức phòng hỏa, chế độ, nội qui phòng hỏa cà các phương pháp dập tắt lửa rừng 2. Phòng gián tiếp: Thông qua các biện pháp kinh doanh rừng, cải thiện tình hình sinh trưởng, áp dụng biện pháp khai thác hợp lý, tiến hành dọn dẹp khu khai thác và trồng rừng nhiều tầng, hốn giao, trồng cây chịu lửa. Để tiện cho việc thu hoạch biện pháp phòng chống cháy rừng, đầu tiêb nên căn cứ vào loài cây chủ yếu, độ ảm và nguồn lửa các khoảnh để xác định cấp bậc nguy hiểm về lửa rừng khác nhau được biểu thị bằng những màu sắc khác nhau.Có bản đồ phòng lửa thì chúng ta có thể xác định vị trí trung tâm phát sinh tai nạn lửa rừng, hiểu được xu thế và khả năng lan tràn của tai nạn lửa rừng để ứng dụng trong khi thi công và dập lửa. Cuối cùng nên tính toán sơ bộ về nhân lực, tiền đầu tư và các trang thiết bị cần thiết cho phòng chống lửa rừng Phòng trừ sâu bệnh: Thường sử dụng 4 biện pháp: 1. Dùng biện pháp kỹ thuật lâm sinh để cải thiện tình hình sinh trưởng của rừng 2. Thành lập tổ chức quan sát 3. Dùng biện pháp cơ giới, hóa học, sinh vật học để tiêu diệt sâu bệnh và động vật có hại trong rừng 4. Dùng biện pháp kiểm dịch Vì vậy trong qui hoạch biện pháp qủan lý bảo vệ rừng, ngoài việc chú ý đến biện pháp lâm sinh học còn phải căn cứ vào ý nghĩa kinh tế của rừng, điều kiện tự nhiên của địa phương, đặc điểm của khu rừng từ đó làm cơ sở qui hoạch biện pháp phòng trừ và tiêu diệt sâu bệnh. Đầu tiên phải nghiên cứu tình hình phát sinh sâu bệnh hại trước kia và mức độ nguy hại để tìm ra đối tượng phòng trừ chủ yếu. Nếu như trong thời gian điều tra phát hiện nơi sinh ra sâu bệnh thì phải tìm hiểu lớn hay nhỏ, số lượng, phán đoán chu kỳ sinh nở của sâu bệnh, đặc điểm phân bố.vv...Như vậy mới có thể qui hoạch được biện pháp phòng trừ thích hợp. Khi thiết kế biện pháp phòng trừ cụ thể, nên chọn biện pháp nào ít tốn nhân lực và tiền đầu tư nhất mà vẫn có thể đạt được hiệu quả định trước. Nếu như lâm phần bị hại đ• gần đến tuổi khai thác chính để đảm bảo sản xuất gỗ đ• định, thực hiện khai thác mạnh, kết hợp với phòng trừ sâu bệnh, nếu sâu bệnh hại lâm phần đ• bước vào giai đoạn diệt vong thì không cần phải thiết kế biện pháp chuyên môn gì. Khi qui hoạch biện pháp bảo vệ rừng, cần ước tính khối lượng, nhân lực, chi phí và nhừng trang thiết bị cần thiết. • Qui hoạch biện pháp khai thác rừng Qui hoạch biện pháp khai thác rừng nhằm làm cơ sở cho việc khai thác những lâm sản chính như: gỗ, tre nứa và đặc sản rừng. Khai thác rừng là một biện pháp quan trọng trong sản xuất lâm nghiệp, nó quyết định đến sự thành bại của công tác kinh doanh rừng và đến việc hoàn thành nhiệm vụ của nó. Nội dung qui hoạch biện pháp khai thác rừng bao gồm: 1. Tính toán và xác định lượng khai thác thiết kế hằng năm để có thể ước tính lượng khai thác trước mắt và dự đoán lượng khai thác trong tương lai. 2. Qui hoạch địa điểm khai thác: là một khâu rất quan trọng trong thiết kế khai thác, nhất là chọn và xác định địa điểm khai thác chính lại càng quan trọng hơn. Vì rằng việc sắp xếp các loại hình khai thác trong không gian và thời gian ảnh hưởng rất lớn đến biện pháp kinh doanh rừng ví dụ: đối với việc cải thiện tình hình tái sinh rừng, trạng thái vệ sinh rừng, nâng cao sức sản xuất của rừng, duy trì và tăng cường tính năng có lợi khác của rừng. Cho nên qui hoạch địa điểm khai thác nên dung hòa giữa lợi ích kinh doanh và lợi dụng, giữa nhu cầu trườc mắt và lâu dài, giữa lợi dụng gỗ và phát huy tác dụng phòng hộ của rừng. Để đạt đến sự kết hợp, hợp lý giữa khai thác và nuôi dưỡng rừng, để không ngừng mở rộng sản xuất. Xuất phát từ quan điểm kinh doanh: nên chọn những lô dưói đây xếp vào diện khai thác trước: - Lâm phần cần khai thác trước do tình hình rừng - Căn cứ nào nhu cầu đặc biệt trong kinh doanh như: yêu cầu làm đường phòng hỏa, vườn ươm.vv... - Những cây thành thục trong rừng non và rừng trung niên - Những lâm phần thành thục trong các khu khai thác trước kia chưa khai thác hết và những lâm phần có độ đầy thành thục thấp - Những lâm phần độ đầy nhỏ và lượng sinh trưởng giảm sút so với những lâm phần khác. Nói chung bắt đầu từ những lâm phần lớn nhất trong rừng thành thục. Xuất phát từ quan điểm lợi dụng: Ưu tiên khai thác trước đối với những lâm phần thành thục như: Nơi gần đường giao thông, gần nơi tiêu thụ, nơi gần khu công nhân, khu quản lý và những nơi có điều kiện cơ giới hóa. Thông qua tính toán và phân tích kinh tế, môi trường để xác định lượng khai thác và qui hoạch địa điểm khai thác hợp lý. • Qui hoạch biện pháp vận chuyển mở mang tài nguyên rừng Vận chuyển mở mang tài nguyên rừng là một trong bộ phận quan trọng trong kinh doanh lợi dụng rừng, có quan hệ đến toàn bộ việc tổ chức kinh doanh và không ảnh hưởng đến nhịp dộ phát triển sản xuất mà còn ảnh hưởng đến việc hoàn thành kế hoach nữa. Khi qui hoạch vận chuyển, mở mang tài nguyên rừng cần giải quyết những nội dung chính sau: 1. Chọn loại hình vận chuyển: Trong đối tượng qui hoạch có thể gồm nhiều lọa hình vận chuyển khác nhau: Vận chuyển bộ như: Đường sắt, đường ô tô, đường gồng, đường máy kéo. Vận chuyển thủy như: Suôi bè, thả trôi, dùng ca nô kéo, xà la chở Vận chuyển phối hợp thủy bộ Chọn loại hình vận chuyển có vị trí quan trọng nhất trong qui hoạch vận chuyển mở mang tài nguyên rừng. 2. Xác định trình tự vận chuyển mở mang tài nguyên rừng Thường có 3 phương thức vận chuyển mở mang tài nguyên rừng: - Đường vận chuyển mở dần từ gần đến xa, từ ngoài vào trong đối tượng qui hoạch - Đường vận chuyển mở đấy đủ trong đối tượng qui hoạch trước khi tổ chức sản xuất kinh doanh. - Chia tài nguyên rừng thành 2 bộ phận Phần mở mang trong thời kỳ đầu và phần dự trữ. 3. Bố trí lưới đường vận chuyển Đường chính, đường nhánh, đường phụ. Khi bố trí mạng lưới đường vận chuyển trước hết xác định hướng đường chính sau đó mới bố trí đường nhánh, đường phụ. Bố trí đường chính cần xét đến phân bố dân cư và yêu cầu của các ngành kinh tế khác. Đường nhánh là loại đường không cố định. Khí bố trí đường nhánh cần chú ý đến mức độ tập trung của tài nguyên rừng, điều kiện địa hình, địa thế. Đường phụ, hướng đường nên song song với đường chính 4. Tổ chức khu khai thác và b•i gỗ Bao gồm tổ chức trang thiết bị máy móc, tổ chức lao động, bố trí đường vận chuyển, vận xuất, hkoanh khu chặt, tổ chức sản xuất trong các khâu: Chặt hạ, xếp gỗ, bốc lên xe. Nếu là vận chuyển thủy cần bố trí các loại b•i gỗ chuyên chở, b•i gỗ tập trung cuối cùng. phương thức vận chuyển, mức độ cơ giới hóa. 5. Bố trí điểm chuyển tiếp, văn phòng bộ phận quản lý, dịch vụ và vị trí bộ phận sản xuất. Điểm chuyển tiếp bố trí hợp lý hay không những ảnh hưởng đến việc xây dựng các công trình, vốn đầu tư, phí tổn vận chuyển mà còn ảnh hưởng đến phạm vi tập trung gỗ và chất lượng vận chuyển. - Bố trí địa điểm văn phòng bộ phận quản lý, dịch vụ, bộ phận sản xuất nên boó trí gần các điểm chuyển tiếp để tiện qủan lý, chỉ đạo sản xuất và thực hiện kinh doanh nhiều mặt, lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng. • Qui hoạch biện pháp kinh doanh tổng hợp tài nguyên rừng Qui hoạch sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, chăn nuôi, ngư nghiệp và khai quặng • Nông nghiệp: Sự phát triển nông nghiệp gồm có 2 mặt: - Mở mang đất trồng trọt - Trồng xen cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp (Nông lâm kết hợp) • Chăn nuôi: Khi qui hoạch chăn nuôi cần chú ý đến sự phát triển của nghề chăn nuôi, số luwọng gia súc để xác định diện tích và địa điểm chăn nuôi, phân chia thành vùng chăn nuôi và nơi cắt cỏ. • Hệ thống các bước xây dựng phương án qui hoạch + Thống kê tình hình cơ bản của đối tượng qui hoạch: Thống kê nắm tình hình cơ bản của đối tượng qui hoạch lâm nghiệp nghĩa là phải đo đếm thống kê số lượng, chất lượng và tình hình phân bố tài nguyên rừng. Nghiên cứu điều kiện lịch sử tự nhiên, điều kiện dân sinh kinh tế, tình hình sản xuất kinh doanh và duy trì tính năng có lợi của rừng từ trước đến nay. Những số liệu thống kê và tài liệu phân tích, lập luận xác đáng là chỗ dựa đáng tin cậy cho việc xây dựng phương án qui hoạch. + Xác định phương hướng, mục đích, mục tiêu nhiệm vụ quản lý tài nguyên rừng, tổ chức đơn vị kinh doanh, nguyên tắc kinh doanh và nội dung kinh doanh: a) Xác định phương hướng, mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ quản lý tài nguyên rừng Trên cơ sở các dự án phát triển kinh t ế chung của các cấp quản lý l•nh thổ, phát triển kinh tế của các ngành lâm nghiệp, cùng với các tài liệu thu thập được tiến hành phân tích xác định mục tiêu, nhiệm vụ quản lý đất đai, tài nguyên rừng cho từng đối tượng qui hoạch lâm nghiệp. Khi xác định phương hướng, mục đích kinh doanh nên căn cứ: - Tình hình thực tế tài nguyên rừng - Nhiệm vụ kinh doanh trước đây đơn vị vẫn đảm nhiệm - Tình hình thực tế của đơn vị sản xuất - Phương hướng nhiệm vụ sau này Khi xác định phương hướng kinh doanh có tính chất chỉ đạo lâu dài, mục đích kinh doanh có tính chất chỉ đạo trước mắt. b) Tổ chức đơn vị kinh doanh Điều kiện để chia khu kinh doanh: - Tác dụng khác nhau của các loại rừng trong nền kinh tế quốc dân - Điều kiện vận chuyển khác nhau làm cho cường độ kinh doanh có chênh lệch - Căn cứ vào tác dụng khác nhau có thể chia thành các khu kinh doanh. Điều kiện để chia khu kinh doanh: - Mục đích kinh doanh khác nhau - Những biện pháp kinh doanh khác nhau - Loài cây khác nhau - Loại đất khác nhau c. Xác định nguyên tắc kinh doanh: - Xác định phương thức kinh doanh lợi dụng rừng căn cứ vào: + Nguồn gốc + Loài cây chủ yếu + Phương thức tái sinh - Xác định phương thức khai thác chính + Sản phẩm khai thác +Đường kính chặt chọn + Tác dụng chủ yếu của rừng trong nền kinh tế quốc dân + Căn cứ vào tình hình rừng + Căn cứ vào tình hình phân bố số cây theo cỡ đường kính. + Căn cứ vào kết quả nghiên cứu chuyên đề về năm hồi qui. + Căn cứ vào đường kính chặt chọn của loài cây chủ yếu d. Xác định các nội dung kinh doanh: Để thực hiện phương hướng, mục đích và nguyên tắc kinh doanh trên cần phải tổ chức các nội dụng: - Khâu lâm sinh - Khâu công nghệ khai thác - Khâu kinh doanh sản phẩm ngoài gỗ - Những công trình xây dựng cơ bản 2.6.4. Xây dựng phương án qui hoạch Qui hoạch lâm nghiệp là một công tác phức tạp, phạm vi, qui mô rất rộng, thời hạn lâu dài, vì vậy muốn tiến hành công tác này có hiệu quả, ngoài việc hiểu biết nghiệp vụ, điều quan trọng nhất là cần nắm vững chủ chương, chính sách, luật pháp và các chỉ thị của nhà nước, phải có sự chỉ đạo thống nhất và có kế hoạch. Sau đó tiến hành qui hoạch đất đai, qui hoạch các biện pháp kinh doanh lợi dụng rừng và cuối cùng là lập ra phương án qui hoạch lâm nghiệp hợp lý toàn diện. 2.6.4.1. Phương án qui hoạch thiết kế khâu công nghệ khai thác: • Khai thác gỗ: - Xác định đối tượng khai thác: những cây thành thục và quá thành thục - Chọn phương thức khai thác chính: a) Chọn phương thhức nào phải xét tới điều kiện đảm bảo hoàn cảnh các phương thức tái sinh rừng, nâng cao lượng tăng trưởng, chất lượng gỗ và sức sản xuất của rừng b) Khi áp dụng phức thức chặt chọn cần qui định thời kỳ chặt trở lại, cường độ chặt, số cây cần để lại tối thiểu trên một đơn vị sản xuất. c) Các phương thức chặt đều phải kết hợp với phương thức tái sinh . Nghiên cứu chọn phương thức chặt cần phải phân tích thông qua điều tra tái sinh và coi việc chọn phương thức tái sinh là một trong những điều chủ yếu để xác định phương thức chặt d) Tính toán và xác định luợng chặt tiêu chuẩn hàng năm. e) Xác định diện tích chặt hàng năm f) Xác định thời gian gi•n cách giữa hai lần chặt. g) Xác định yêu cầu kỹ thuật trong chặt hạ h) Sắp xếp và bố trí địa điểm khai thác i) Lên biểu chặt chính j) Dựa vào khối lượng công việc, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ước tính: - Số công, số nhận lực - Trang thiết bị dụng cụ - Sức kéo - Đường vận xuất, vận chuyển, b•i bến • Khai thác củi: a) Xác định đối tượng khai thác b) Xác định lượng chặt hàng năm c) Diện tích chặt hàng năm, thời gian gi•n cách hai lần chặt và sắp xếp bố trí phù hợp với khai thác gỗ d) Tính toán nhân lực và trang thiét bị dụng cụ sức kéo 2.6.4.2. Phương án qui hoạch thiết kế khâu lâm sinh: • Tu bổ rừng ngoài khai thác: a) Xác định đối tượng tu bổ b) Tổng diện tích cần tu bổ hàng năm căn cứ vào khả năng thực hiện của các đơn vị sản xuất, tổng diên tích cần tu bổ c) Xác định thời kỳ tu bổ lần một, và các lần tiếp theo d) Qui định kỹ thuật trong tu bổ rừng e) Tính toán nhân lực, trang thiết bị, dụng cụ và sức kéo. • Trồng rừng: a) Xác định đối tượng trồng rừng b) Tổng diện tích cần trồng căn cứ vào: - Nguồn vốn đầu tư cho trồng rừng - Tổng diện tích cần trồng - Và khả năng thực hiện c) Chọn loài cây trồng, thời vụ trồng c) Sắp xếp, bố trí và lên biểu trồng rừng d) Xác định yêu cầu kỹ thuật trong trồng rừng e) Tính toán nhân lực, trang thiết bị dụng cụ( nếu ở nơi trồng rừng chưa có vườn ươm cần phải tổ chức vườn ươm. Từ số cây con cần thiết, loại cây mà tính toán diện tích, yêu cầu kỹ thuật, nhân lực, trang thiết bị, dụng cụ, dựa vào tài liệu chuyên đề khâu lâm sinh. • Khoanh nuôi bảo vệ: a) Xác định đối tượng khoanh nuôi b) Tổng diện tích c) Qui định trong khoanh nuôi và bảo vệ d) Xác định biện pháp tác động e) Tính toán nhân lực, trang thiết bị, dụng cụ cần thiết khác 2.6.4.3. Phương án qui hoạch thiết kế kinh doanh lâm sản ngoài gỗ a) Xác định đối tượng kinh doanh b) Xác định sản lượng hàng năm c) Sắp xếp bố trí địa điểm khai thác d) Tính toán nguồn nhân lực, trang thiết bị và dụng cụ cần thiết 2.6.4.4. Phương án qui hoạch xây dựng những công trình cơ bản: Đường vận chuyển, vận xuất, b•i bến: a) Đường vận chuyển: Xác định cự ly, và qui mô b) Đường vận xuất: Xác định số lượng, cự li, qui mô. c) B•i bến: Xác định số lượng, diện tích và qui mô d) Tính toán nguồn nhân lực, trang thiết bị và dụng cụ. * Vị trí nhà ở cho các đơn vị sản xuất: - Thuận tiện trong việc thực hiện sản xuất - Có điều kiện sản xuất lương thực, thực phẩm, chăn nuôi - Có điều kiện xây dựng những công trình văn hóa - Xác định số lượng các loại tính ra đơn vị m2 - Sơ đồ bố trí khu nhà ở, sinh hoạt 2.6.4.5. Phương án tổ chức nhân lực, trang thiết bị, dụng cụ, vốn đầu tư và hiệu quả sau thời kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh. a) Đề xuất chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho đơn vị sản xuất (lâm trường quốc doanh hoặc các hộ gia đình): - Căn cứ vào nội dung sản xuất kinh doanh. - Căn cứ vào chuyên đề nghiên cứu chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật - Lập biểu chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho các nội dung sản xuất kinh doanh b) Trang thiết bị, dụng cụ: Tổng hợp các số liệu trang thiết bị , dụng cụ ở các nội dung sản xuất, cần bổ xung thêm c) Vốn đầu tư: - Tiền nhân công - Trang thiết bị - Những công trình xây dựng cơ bản. e) Dự kiến hiệu quả kinh doanh: - Về mặt môi trường - Về mặt x• hội - Về mặt kinh tế: - 2..7. Duyệt phương án: Xây dựng báo cáo đầu tư hoặc báo cáo khả thi và phê duyệt theo qui định của điều lệ quản lý đầu tư và qui hoạch thiết kế hiện hnàh: x• đề xuất đầu tư và gởi lên huyện để xem xét và phê duyệt. Huyện sau khi nhận được đề xuất đầu tư các tiểu phương án xẽ xem xét trên các mặt: - Tính hợp lệ trong các tiểu dự án/phương án - Tính khả thi kỹ thuật sơ bộ - Tính sẵn có của các nguồn tài chính - Những vấn đề về môi trường Huyện phê duyệt và trình lên tỉnh phê chuẩn kèm theo đề xuất đầu tư tiểu dự án, sẽ kiểm tra lại nguồn vốn sẵn có và phê chuẩn bằng văn bản sau đó gửi đề xuất đầu tư dự án x• có chữ ký và đóng dấu về cho x•. Tuy nhiên có những phương án/ dự án sau khi tỉnh phê duyệt và trình lên nhà nước phê chuẩn kèm theo công văn đề nghị của tỉnh. Sau khi nhà nước nhận được công văn đề nghị của tỉnh kèm theo đề xuất đầu tư của phương án sẽ kiểm tra lại nguồn vốn sẵn có và xem xét các vấn đề liên quan. Rồi sau đó phê chuẩn bằng văn bản gửi xuất đầu tư dư án/phương án có chữ ký và đóng dấu về cho tỉnh. 2.8. Thực hiện phương án: Trong giai đoạn này, các thành viên thực hiện những kế hoạch hành động của họ đ• xây dựng. Những kỹ thuật và chiến lược đ• được nghiên cứu, phát triển, kiểm nghiệm và khi đ• hành công, được chấp nhận sẽ áp dụng vào những nơi khác. Cơ chế thực hiện, hoặc dưới dạng chuyên trách hoặc dưới dạng các hội đồng hay các ủy ban đa ngành. Hệ thống quản lý chương trình phải được thiết lập (vd; thông tin liên lạc, tài chính hành chính, mạng lưới làm việc) và mối quan hệ giữa cộng đồng và các tổ chức cá nhân bên ngoài phải được thiết lập và khởi động để tham dự hỗ trợ cho các hoạt động. 2.9. Đánh giá và xem xét lại phương án: Giai đoạn này nhằm xác lập tính hiệu quả của phương án bằng sự đánh giá năng lực của cộng đồng và hoàn thành các hoạt động (hoặc nếu đủ thời gian thì đánh giá tác động) và được đối chiếu với mục tiêu của phương án, có cho phép thực hiện những sự thay đổi quan trọng sau khi phân tích kết quả cuối cùng so sánh với mục tiêu ban đầu đề ra. Thông qua các hình thức phúc tra qui hoạch lâm nghiệp để kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên rừng. Kết quả kiểm tra cần được phân tích tổng hợp tìm ra nguyên nhân, đề ra giải pháp hoàn chỉnh, sửa chữa đặt cơ sở cho việc xây dựng phương án phúc ta qui hoạch lâm nghiệp. Đánh giá và xem xét lại phương án do những người tình nguyện, ủy ban, những tổ chức khác nhau và những người hướng dẫn từ bên ngoài thực hiện. Phương pháp đánh giá và xem xét lại phương án có sự tham gia là rất cần thiết. Những bài học rút ra từ những thành công và thất bại phải được đưa vào chu trình lập kế hoạch. 2.10. hành quả của phương án qui hoạch lâm nghiệp • Bản thuyết minh phương án: Bản thuyết minh phương án đề cập đến các vần đề chính sau: Tình hình cơ bản của đối tượng qui hoạch, hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng, nội dung qui hoạch... • Các bảng biểu tổng hợp 1) Biểu thống kê diện tích các loại đất đai: biểu này biểu hiện tình hình phân bố đất đai hiện tại giúp cho công việc nghiên cứu sử dụng đất hợp lý các loại đất đai và qui sử dụng đất. Biểu thống kê cho từng khu kinh doanh , tổng hợp cho toàn bộ khu điều tra qui hoạch. 2)Biểu thống kê trữ lượng rừng gỗ và biểu thống kê các loại rừng tre nứa: Biểu này thể hiện kết cấu trữ lượng các loại rừng gôc và tre nứa hiện tại, giúp cho việc nghiên cứu , sử dụng hợp lý tài nguyên rừng và qui hoạch sử dụng đất. Biểu này cũng thống kê cho từng khu kinh doanh , tổng hợp cho toàn bộ khu điều tra qui hoạch. 3)Biểu thống kê diện tích và trữ lượng rừng có thể khai thác được: Thống kê cho từng giai đoạn kinh doanh sử dụng Biểu này cung cấp số liệu để tính toán lượng khai thác. Biểu thống kê diện tích và trữ lượng theo từng giai đoạn kinh doanh Biểu thống kê các nhân tố bình quân: Các nhân tố bình quân như :Trữ lượng trung bình trên một ha, Đường kính bình quân, chiều cao bình quân, độ đầy bình quân và cấp độ dốc bình quân... • Bản đồ qui hoạch: Các lọai bản đồ sử dụng trong công tác qui hoạch lâmnghiệp: 1. Bản đồ cơ bản: được hoành thành sau khi sơ thám - Tỷ lệ bản đồ: thường được áp dụng ở tỷ lệ: 1/10000 - Thể hiện ranh giới, phạm vi khu vực qui hoạch sử dụng đất - Thể hiện sông suối, giông , đường xá, dân cư, đường đồng mức - Bản đồ này dùng để thiết kế tuyến điều tra trong công tác điều tra chuyên đề, làm cơ sở xây dựng bản đồ tài nguyên. 2 . Bản đồ tài nguyên: Được hoàn thành sau khi điều tra và được xây dựng từ bản đồ cơ bản, bản đồ này thể hiện: - Ranh giới, phạm vi khu điều tra qui hoạch, điều chế rừng - Khoanh lô bằng các màu sắc thích hợp và ký hiệu - Các loại đất đai, chất lượng của nó thể hiện bằng màu sắc và ký hiệu. - Đường vận xuất, vận chuyển, sông suối, b•i gỗ, các giông chinh strong khu qui hoạch sử dụng đất và điều chế rừng - Bản đồ tài nguyên phục vụ cho việc qui hoạch sử dụng đất, xây dựng bản đồ thiết kế kinh doanh cho các lâm trường quốc doanh và cộng đồng và nắm được tài nguyên rừng. - Tỷ lệ bản đồ: thường được áp dụng ở tỷ lệ 1/10000 2. Bản đồ thiết kế kinh doanh: Bản đồ này được hoàn thành sau khi đ• qui hoạch thiết kế các biện pháp kinh doanh, được xây dựng trên cơ sở bản đồ tài nguyên bởi vậy các qui định yêu cầu phải giống như bản đồ tài nguyên, riêng các màu sắc biểu thị cho các biện pháp kinh doanh cần được tiến hành trong thời kỳ qui hoạch , điều chế rừng Tóm tắt tiến trình nội dung và phương pháp quy hoạch lâm nghiệp Các bước QHLN Nội dung Phương pháp Người tham gia 1 Phân tích chiến lược Xem xét QH cấp trên - Thu thập tài liệu/báo cáo/quy hoạch - Thu thập các chính sách - Nhóm QH Phân tích nhu cầu cộng đồng - RRA/PRA - Nhóm QH - Cộng đồng - Chính quyền/các cơ quan liên quan Phân tích các dự án/chương trình trong vùng - Thu thập số liệu thứ cấp của các dự án - Quan sát/phỏng vấn - Nhóm QH - Các bên liên quan - Cộng đồng 2. Phân tích tình hình Điều tra điều kiện tự nhiên/KTXH - Số liệu thứ cấp - PRA - Khảo sát thị trường/giao thông... - Quan sát thực tế/ điều tra - Nhóm QH - Cộng đồng - Chính quyền/các cơ quan liên quan Thống kê tài nguyên rừng/đất LN - Đo vẽ diện tích - Thống kê trữ sản lượng - Nhóm QH Phân tích hệ thống canh tác - PRA - D&D - Nhóm QH - Cộng đồng - Các cơ quan liên quan Điều tra chuyên đề - Khảo sát - PRA - Nhóm QH - Cộng đồng 3. Quy hoạch lâm nghiệp Phân loại rừng: - 03 loại rừng: SX, PH, ĐD - Các đơn vị kinh doanh: LT - Lô - Độ che phủ rừng - Theo sở hữu - .... - Xem xét quy hoạch tổng thể ngành LN ơ các cấp - Phân chia trên thực địa/bản đồ: nhân tạo/tự nhiên/tổng hợp - Khoanh vẽ trạng thái/chia lô - Thống kê các loại diện tích của các trạng thái/kiểu rừng/hình thức sở hữu - Nhóm QH - Cộng đồng - Các cơ quan liên quan Quy hoạch sử dụng đất/rừng - PRA: Sơ đồ sử dụng đất/lát cắt - Đánh giá tiềm năng đất - Ma trận cơ cấu cây trồng/vật nuôi - Nhóm QH - Cộng đồng - Các bên liên quan Quy hoạch cơ sở hạ tầng - Thiết kế - Nhóm QH - Chính quyền - Cơ quan chuyên môn - Cộng đồng 4. Xây dựng giải pháp tổ chức kinh doanh - Giải pháp lâm sinh/NLKH - Phân tích/thiết kế - Nhóm QH - Cộng đồng - Trồng trọt/chăn nuôi - Phân tích/thiết kế nt - Dịch vụ - Phân tích nt 5. Lập kế hoạch - Nguồn lực - Bộ máy - Thời gian - Bản đồ - Phân tích hiệu quả - Khung logic - Các định mức - CBA: NPV, IRR - Nhóm QH - Cộng đồng - Các bên liên quan 42