CÂU CHUYỆN THÚ VỊ VỀ CÁC VÌ SAO Các bạn chú ý khi dịch tên các chòm sao, một số chòm sao bắt buộc phải dịch theo tên hán việt thì mới hiểu hết ý nghĩa của tên các chòm sao. Còn khi nói đến các truyền thuyết của các chòm sao thì các bạn nên đưa các chòm sao có liên quan đến nhau thành một chủ đề riêng thì sẽ hấp dẫn người đọc hơn. Ví dụ chòm sao Andromeda thì liên quan đến Cepheus,Cassiopeia ... Bầu trời sao luôn khiến chúng ta thích thú bởi những điều kì lạ cũng như vẻ đẹp quyến rũ của nó. Chắc chắn trong chúng ta không ai không từng 1 lần ngắm nhìn bầu trời với muôn ngàn vì sao sáng lấp lánh mà không thắc mắc về những hình thù kì lạ mà những vì sao ấy tạo nên. Đã từ lâu, người ta đã chia sao ra làm nhiều khu vực và đặt cho chúng những cái tên để làm dấu hiệu nhận biết và phân biệt. Trên thế giới đều thống nhất chia cả bầu trời thành 88 chòm sao, trong đó có 48 chòm sao đã được xác định từ trước theo các nhà thiên văn Hy Lạp cổ. Những chòm sao này được đặt tên theo các nhân vật, động vật thần thoại của họ. Những chòm sao này về sau được đặt tên theo các thiên văn học hoặc các dụng cụ đo đạc thiên văn. Những chòm sao này giống như các quốc gia trên trái đất: mỗi chòm sao chiếm vị trí và diện tích nhất định trên bầu trời, mỗi chòm sao gồm nhiều ngôi sao tập hợp tạo nên như những thành phố, thị trấn ở mỗi nước vậy. Sự phân chia này tạo điều kiện thuận lợi giúp ta phân biệt được các ngôi sao trong bầu trời dày đặc sao. Cả bầu trời có 88 chòm sao, nhưng khi quan sát tại 1 điểm trên trái đất chúng ta chỉ thấy được 1 phần. Trái đất tự quay, người quan sát ở Bắc cực chỉ thấy được một nửa bầu trời sao Bắc cực. Ngược lại người quan sát ở Nam cực chỉ thấy được nửa phía nam. Người quan sát ở xích đạo về nguyên tắc có thể thấy được toàn bộ bầu trời vì trong quá trình quay theo vòng tự quay của trái đất hầu như có thể thấy được những ngôi sao ở mọi hướng. Trên những vĩ độ thông thường người quan sát có thể thấy được phần lớn bầu trời sao. Người ở Bắc bán cầu, dù có quay theo vòng tự quay của Trái đất, trời sao Nam cực bao giờ cũng ở dưới đường chân trời, do đó không thể thấy được. Phần vòm trời sao chung quanh bắc cực bao giờ cũng ở trên đường chân trời, không bao giờ lặn. Như phần trên đã nói,các chòm sao được đặt tên riêng và không phải ngẫu nhiên mà chúng có những tên như vậy. Có rất nhiều thú vị cũng như là những câu chuyện về xuất xứ têm gọi của chúng. Tìm hiểu về tên gọi của chúng, chúng ta sẽ biết đến những câu chuyện thần thoại thú vị. Chúng ta bắt đầu nhé. CHÒM ĐẠI HÙNG TINH (GẤU LỚN) Chòm đại hùng tinh (ursa major) là một trong những chòm sao quan trọng nhất, sáng nhất bầu trời phương bắc. Bảy sao nổi tiếng nằm trong chòm sao này rất sáng và quan sát nó thuận lợi nhất là sau hoàng hôn vào mùa xuân. Chính vì vậy mà người ta còn nói chòm gấu lớn báo mùa xuân. Chòm sao đại hùng được tưởng tượng thành một con gấu lớn. Trên bản đồ sao, cán của bảy ngôi sao là cái đuôi dài của gấu (chắc gấu thời xưa có đuôi dài chứ em nhớ là xem ảnh của mấy con gấu, thấy đuôi ngắn ngủn à). Bốn sao ở gáo là thân gấu, một số sao mờ khác làm thành đầu và chân gấu. Trong câu chuyện thần thoại Hy Lạp cổ, con gấu này là hoá thân của Alisto, một cô gái đẹp, nhu mì được thần Jues (vua của các thần) yêu nên sinh ra Acas. Vợ của Jeus là Hera biết, tức giận đã biến Alisto thành con gấu cái. Jeus thương nên đã đưa lên trời thành chòm sao đại hùng. Chòm sao này có hơn 100 ngôi sao có thể thấy bằng mắt thường, trong đó có 6 sao cấp II, 6 sao cấp III, số còn lại rất nhiều sao cấp IV. Sau buổi hoàng hôn mùa xuân, con gấu này treo ngược trên bầu trời, đuôi chỉ về hướng đông. CHÒM SAO TIỂU HÙNG (CON CỦA GẤU LỚN) Chòm sao tiểu hùng (ursa minor) áp sát ngay cạnh chòm đại hùng, gồm có 28 ngôi sao trên cấp 6, trong đó có sao bắc cực nổi tiếng. Chòm tiểu hùng với sao bắc đẩu và 6 sao mờ sáng (cấp 2-4) làm thành một cái gáo nhỏ giống như chòm đại hùng chỉ có điều là hình dạng và hướng chỉ của cán gáo khác với đại hùng. Sao bắc đẩu nằm ở đầu mút của cán gáo. Vì chòm tiểu hùng gần sát bắc thiên cực nên phần lớn bắc bán cầu cả 4 mùa đều có thể nhìn thấy được nhưng tiểu hùng tinh không sáng như Đại hùng tinh. Thế nên những đêm sáng trăng hay ở thành phố khó có thể thấy được nó. Trong thần thoại Hy Lạp, tiểu hùng là con của Alisto, tên là Acas. Sau khi mẹ bị vợ thần Jeus biến thành gấu, Acas đã phải sống đau khổ trong 15 năm. Bấy giờ Acas đã trở thành một thợ săn giỏi. Một hôm, Acas đi săn trong rừng, Alisto trông thấy, nàng quên mất mình đã thành gấu, vội giang tay định ôm lấy con. Nhưng Acas không biết đấy là mẹ mình, cậu vội bắn gấu. Lúc đấy, cha chàng là Jeus ở trên trời trông thấy, sợ Acas giết chết mẹ mình, cũng vội vàng biến cầu thành gấu. Hera thấy hai mẹ con Alisto đều được lên trời, lòng ghen càng như đổ dầu vào lửa, bà vội đến nhờ anh mình là thần biển giúp đỡ vĩnh viễn không cho hai mẹ con Alisto xuống biển uống nước. Do đó hai mẹ con gấu mãi mãi chạy lòng vòng trên bầu trời bắc cực mà không bao giờ lặn xuống biển được (đường chân trời). Vẫn chưa hả giận, Hera còn phái một tay thợ săn dắt theo hai con chó săn hung dữ theo sát gót đại hùng và tiểu hùng. Người thợ săn ấy chính là mục phu và chòm chó săn. CHÒM MỤC PHU VÀ CHÓ SĂN Phương đông nam của chòm đại hùng có hai láng giềng rất gần. Phía đông là chòm Mục phu, phía tây là chòm chó săn. Mục phu (bootes)là một trong những chòm quan trọng của bầu trời bắc. Ngoài các chòm đại hùng, chó săn liền kề ra, bắc giáp thiên long, đông bắc giáp Bắc miện và Vũ tiên, nam giáp chòm sao Thất nữ. Ngôi sao nôi tiếng của chòm là sao Đại giác tức là sao Mục phu α. Những sao khác trong chòm này đều tối. Cho nên nhìn chung chòm Mục phu không rõ. Trong chòm này có 5 ngôi sao làm thành hình năm cạnh, mắt thường có thể thấy được, giống như chiếc diều lơ lửng trên bầu trời. Đại giác như ngọn đèn treo dưới chiếc diều này. Chòm chó săn (canes venatici) là một chòm sao nhỏ của bầu trời bắc và cũng là chòm sao tối nhất, chỉ có một sao cấp III. Trong thần thoại Hy Lạp, chòm chó săn tạo thành hình hai con chó săn hung dữ lao về phía trước, còn chòm mục phu là tay thợ săn. Thợ săn và chó săn chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của Hera bám theo sát gót đại hùng và tiểu hùng như phần trên đã nói. CHÒM SAO THẤT NỮ - NỮ THẦN NÔNG NGHIỆP Chòm sao Thất nữ là một chòm sao lớn, diện tích của nó chỉ kém chòm Trường xà thôi. Phía bắc Thất nữ giáp với chòm mục phu (đã nói ở phần trước), đông giáp với chòm thiên xứng, tây giáp chòm sư tử, phía nam giáp với chòm Trường xà. Đây là 1 trong 12 chòm sao trên hoàng đạo. Nếu em nhớ không nhầm ai sinh vào tháng 9 là thuộc chòm này. Thần thoại Hy lạp kể rằng Thất nữ là hoá thân của một nữ thần từ thiện được nhân dân yêu mến, nàng là chị của thần Jues, phụ trách về mảng nông nghiệp, tên là Ceres. Nàng được tưởng tượng thành một nữ thần có cánh, tay cầm một bông lúa mì, tay kia cầm liềm.nối các ngôi sao sáng trong chòm thất nữ, ta có hinh Y. Trong đó ngôi sao anpha sáng nhất nằm ở chót đuôi của chữ Y (tức là sao giác 1 - một trong những ngôi sao sáng trên bầu trời) Trong chòm thất nữ có một hệ sao lớn chính là nhóm hệ sao Thất nữ, với hơn 2000 hệ sao không kém gì Ngân hà, cách chúng ta khoảng mấy trăm triệu năm ánh sáng. Hiện nay, nhóm hệ sao thất nữ đang xa dần với tốc độ 1150km/s. CHÒM SAO SƯ TỬ (LEO) Chòm sao sư tử là một chòm sao lớn và đẹp trong bầu trời mùa xuân, cũng là một trong 12 chòm sao nằm trên hoàng đạo. chòm leo nằm giữa chòm thất nữ và cự giải(con cua). Trong thần thoại HY Lạp chòm sư tử là vật kỉ niệm chiến công của Hecquyn (hercules). Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa ... có một con quái vật sư tử gân cốt bằng thép (thời đó đã phát hiện ra thép rồi, Hy lạp tiến bộ thật ), mỗi lần nó rống lên là làm rung chuyển cả núi rừng, gươm giáo cung tên đều không thể làm nó bị thương. Nó sống trong hang núi Nemo, làm hại người và gia súc trong vùng. Con của thần Jeus là Hercules đã bóp chết con sư tử này trừ hại cho dân. Để kỉ niệm chiến công của con trai, Jeus đã cho sư tử về trời làm nên chòm sư tử như hiện nay. Chòm sư tử nổi tiếng với những đợt mưa sao băng lớn, gần nhất là trận mưa sao băng vào tháng 11 năm ngoái. CHÒM SAO TRƯỜNG XÀ Chòm sao Trường xà là chòm sao dài nhất, chiếm diện tích lớn nhất trong số 88 chòm sao. Đêm xuân, trường xà cùng với 4 chòm sao khác là cự giải, sư tử, thất nữ và thiên xứng chiếm hết 1/4 bầu trời. Chòm trường xà tuy dài nhưng không có sao sáng. Trng cả chòm chỉ có 1 ngôi sao đỏ có độ sáng cấp II, những ngôi sao khác đều tối nên nó ít được chú ý. Thần thoại Hy lạp kể rằng con rắn Sudra có 9 đầu, hơi độc của nó tử 9 cái đầu phun ra làm hại người và gia súc. Nó có 1 đặc điểm là nếu chém được 1 đầu thì nó lại mọc lại ngay thành 2 cái đầu và càng hung dữ hơn. hercules sau khi giết xong sư tử nemo đã dân cháu của mình là Jonaoxo đi tiêu diệt con rắn này. Cứ mỗi lần chặt được chiếc đầu nào thì cậu Jonaoxo lại đốt cháy vết chém ở cổ khiến cho rắn không mọc được thêm đầu được nữa. cuối cùng Hercules cũng giết được nó. Thần Jeus cũng làm như đối với chòm sư tử, đưa hình ảnh con rắn đó lên trời để kỷ niệm chiến công hiển hách của con trai mình. Trên lưng chòm sao trường xà có chòm cự tước, giống như một bát rượu lớn đặt trên lưng rắn để thưởng công cho Hercules. Trên đuôi của trường xà vươn về phía đông có một con quạ (chòm sao quạ) đang rỉa xác rắn. HECULES Chòm sao này dễ nhìn thấy vào mùa hè ở bắc bán cầu. 4 sao Épilon, Zeta, Eta, Pi làm nên 1 viên đá gốc cho chòm sao này. Vốn là 1 trong số 4 anh hùng cổ điển nổi tiếng nhất . hecules la người mạnh mẽ vô song được tôn kính khắp vùng Địa trung hải Hercules là con trai của Jupiter và được gắn ghép nhiều kì công cao wý, ma công trạng nổi tiềng là thực hiện được 12 công việc lao nhọc. Cuối đời, để thưởng cho lòng dũng cảm của chàng, thần Jupiter đã cho chàng trở nên 1 trong số những thần linh và đưa chàng lên ngự trị lên chốn trời cao. OPHIUCHUS (NGƯỜI MANG RẮN) Chòm sao này quyện với chòm sao con rắn (Serpens) bao phủ 1 vùng trời rộng và chứa thêm những đám mây đầy sao nhất của sông ngân hà. Ophiuchus thường được gắn cho Aslepius, Vị thần của Y dược . Chuyện kể rằng Aslepius đã được 1 con rắn dạy cho khả năng chữa bệnh từ cỏ cây. Tài năng của chàng đã làm cho Hades (diêm vương) thêm lòng ganh ghét sinh chuyện thuyết phục thần Zeus giết Asclepius. Thế rồi thần Zues đã đưa chàng cùng con rắn (chòm Con rắn) lên bầu trời. ANĐROHMEUH (ANDROMEA) CÔNG CHÚA BỊ XIỀNG XÍCH Mặc dầu andromeda nổi tiếng là một đại thiên hà cư trú bên một chòm sao,các sao của nó không được sáng,nhưng người ta dễ dàng nhận ra nó nằm ở phí nam của chòm sao HOÀNG HẬU hình chữ W ngay bên cạnh một góc của hình vuông lớn thuộc chòm sao PHI MÃ ( Pegasus ).Thực vậy,sao Alphezatz,vì nằm ở phía đông bắc của hình vuông thuộc chòm phi mã chính là sao thuộc về chòm tiên nữ . Andromeda là một trong 3 người vị nữ thần trong thần thoại hi lạp cổ xưa:Andromeda, Cassiopeia and Virgo là những 3 vị nữ thần tượng trưng cho tuổi trẻ ,sự trưởng thành và tuổi già Andromeda xinh đẹp là con gái của Cassiopeia và vua Cepheus của đất nước Ethiophia cổ xưa.Để trừng phạt sự kiêu căng tự phụ của con gái mình,nữ hoàng đã cột con gái mình(bằng dây xích)(ác dễ sợ) vào một hòn đá bên bờ biển làm vật tế cho quái vật biển Cetus .Nhưng Perseus đã cứu nàng và cưới nàng làm vợ.Andromeda là mẹ của Perse người đã xây dựng nên vương quốc Persia (cái này em không dịch được) ,đồng thời Andromeda cũng là một người bà vĩ đại của Hercules (ngạc nhiên nhỉ) Theo anh được biết thì Andromeda không hề bị mẹ trừng phạt mà là do mẹ nàng do quá yêu quí con gái mà đã vô tình nói rằng con gái mình đẹp hơn cả các tiên nữ dưới biển của thần Poseidon và vị thần cai quản biển cả này đã cho một con quái vật lên tàn phá đất nước này. Điều kiện để thần nguôi giận là phải trói công chúa Andromeda vào bờ biển để làm mồi cho con quái vật đó. Vào đúng hôm lễ hiến tế đó được tổ chức thì người anh hùng Perseur đi ngang qua trên đường trở về sau khi giết được ác quỉ Medusa. Perseus đã giải thoát cho Andromeda bằng một nhát kiếm vào cổ của con quái vật đúng lúc nó trồi khỏi mặt biển Aquarius -Bảo bình Trong thần thoại Hi lạp,con gái của Hêra là Hêbê là nữ thần tượng trưng sự bất tử và là người mang bình nước cho các vị thần .Trong một lần sơ suất nàng đã lỡ tay làm đổ bình rượu quý của Zeus và điều gì phải đến đã đến ,nàng lập tức bị "sa thải"và thay vào đó là chàng trai trẻ tuổi đẹp lão ý lộn đẹp trai Ganymede .Điều đó làm cho Hêra vô cùng tức giận ,để làm nguôi ngoai cơn của người vợ yêu quý Zeus phải làm Hêbê trở nên bất tử và đưa nàng nên nơi ở của các vì sao Aquila - chòm Đại bàng Đây là câu chuyện của người trung Quốc về chòm sao này,mọi người đọc xong đoán xem nó là chuyện gì nhé Ngôi sao sáng rực rỡ Altair trong chòm Aquila đại diện cho nàng She-niu xinh đẹp.Cô gái có bàn tay dệt vải vô cùng khéo léo.Nàng phải lòng một chàng trai chăn chính là đại diện của ngôi sao Vega trong chòm sao Lyra.Chàng trai cũng vậy.Nhưng tình yêu của họ bị ngăn cách bởi một con sông nơi mà họ đang sống .Vì vậy họ không thể đến đươc nơi người minhg iu mến.Chàng trai phải đi đến vùng đất khác .Người con gái ở lại với trái tim tan vỡ và chết trong sự tuyệt vọng .Nàng tin rằng chàng trai đã yêu người con gái khác.Biết được tin đó chàng trai cũng ngã gục vì đau khôThửợng đế vì cảm thương cho mối tình của họ nên đã đưa họ lên bầu trời dưới 2 chòm sao :chòm Altair và Vega ,nơi đó họ bị ngăn cách bởi con sông ngân hà và chỉ được gặp nhau vào ngày rằm tháng 7,llúc đó những chòm sao nối nhau thành một đàn chim và đưa chàng trai đến bên cô gái!Chà lãng mạng quá he Còn đây là câu chuyện của người Hilạp Ngay từ thời cổ đại,các nhà thiên văn vùng châu thổ sông Euphrates đã thấy chòm sao này rất giống một con đại bàng nên đã cho chòm sao này mang tên một con chim của thần Zeus.Công lao to lớn nhấtc ủa Aquila là đa đưa chàng trai trẻ Tuổi Ganymeđe sau khi chết lên bầu trời làm người bưng nước cho chủ nhân chàng(thay thế cho Hebe mà kì trước em nói đó) ARIES - CHÒM BẠCH DƯƠNG Trong thần thoại Hi Lạp ,Vua Thessaly có hai người con:Phrixus và Helle,cả 2 đều bị bà mẹ kế lạm dụng.Thần Hermes đã sai một con cừu lông vàng cõng 2 người đến một nơi an toàn.Không may,Helle rớt khỏi lưng cừu khi bay ngang qua eo biển phân chia Châu Á và Châu Âu ,một vùng biển mà người Hi Lạp gọi là Hellepont (vùng biển Helle) mà nay được gọi là eo biển Dardanelle .Phrixus được cõng tới bờ biển Hắc Hải ,nơi đó chàng đã sát tế con cừu đực ,còn bộ lông của nó được dùng để đề phòng một con rồng CHÒM BÒ CẠP HAY CHÒM THẦN NÔNG (SCORPUIS) Chòm thần nông là một trong 12 chòm sao hoàng đạo, nằm giữa chòm thiên xứng và chòm Nhân mã, một nửa lấn vào hệ ngân hà. Nó cùng chòm nhân mã nằm ở đầu nam của hoàng đạo. Chòm thần nông nổi tiếng là chòm sao mùa hạ. chúng ta có thể dễ dàng nhận ra nó trên bầu trời sao mùa hè ở phương trời nam, rất lớn và rõ. Hàng năm, cứ từ tháng 5 đến cuối tháng 10 ở những vĩ độ trung bình đều thấy nó từ nửa đêm về trước. chòm sao này là chòm sao rõ nhất trong những chòm sao hoàng đạo. Nó có một ngôi sao cấp I, đó là sao α sco, 5 sao cấp II và 10 sao cấp III. Những ngôi sao tương đối sáng này xếp thành hình dạng 1 chữ S, rất giống một con bọ cạp nằm ngang ở đầu nam Ngân hà. Sao cấp I nằm ở giữa tim của bò cạp. Thần thoại Hy lạp kể rằng ngày xưa có một thợ săn rất kiêu ngạo tên là Orion. Orion từng tuyên bố rằng không ai hơn hắn, con vật nào gặp hắn là không bao giờ thoát khỏi cây gậy của hắn. Lời tuyên bố đó khiến cho các thần tức giận, Hera liền cử ngay con bò cạp đến cắn chết hắn. Về sau bò cạp về trời trở thành chòm thần nông. Còn Orion cũng về trời thành chòm sao Lạp Hộ nhưng bò cạp và người thợ săn Orion rất căm thù nhau nên luôn lánh xa nhau, chòm này xuất hiện thì chòm kia lặn, không bao giờ xuất hiện cùng với nhau. Nổi tiếng nhất trong chòm thần nông là sao cấp I: α sco, hay dân gian xưa còn gọi là sao Tâm 2 và nó cũng là sao sáng nhất bầu trời nam mùa hạ và sáng thứ 15 trong 25 sao sáng nhất bầu trời. Sao này là một sao đôi cách ta hơn 400 năm ánh sáng. Sao chủ đường kính gấp 600 lần, khối lượng gấp 17 lần, tỷ trọng chỉ bằng 1/5 triệu so với Mặt trời, là một sao siêu lớn màu đỏ. Ngôi sao màu đỏ này rất dễ nhận biết. CHÒM SAO NHÂN MÃ (SAGITTARIUS) Chòm nhân mã là một trong 12 chòm sao hoàng đạo. Nó nằm ở phía đông chòm sao Thần nông lấn vào ngân hà, ở phía nam chòm sao Thiên ưng và phía tây chòm Ma kết. Nó nằm giữa điểm cực nam của hoàng đạo và điểm đông chí. Mặt trời vào khoảng ngày 16/12 hàng năm sẽ đi vào khu vực của chòm Nhân mã, 5 ngày sau thì sẽ vào tiết đông chí (khoảng 21,22/12). Ngày này ở Bắc bán cầu ngày ngắn nhất và đêm dài nhất. Từ hè đến thu, chòm Nhân mã luôn có mặt trên bầu trời nam vào khoảng nửa đêm về trước. Nó tuy không có sao cấp I nhưng có 2 sao cấp II, 8 sao cấp III, lại tụ họp tập trung nên cũng tương đối sáng. Nếu ta nối 6 ngôi sao sáng lại trông rất giống như một cái gáo nhỏ và nó nằm trong Ngân hà nên còn được gọi là cái gáo của Ngân hà. Người Trung Quốc đặt nó đối lập với 7 sao Bắc đẩu gọi là 6 sao nam đẩu. Trong thần thoại Hy Lạp người ta tưởng tượng ra một người mình ngựa đầu người đang giương cung bắn, tên là Khoron, một nhà bác học am hiểu đủ cả âm nhạc, y học, nghề săn, rất thông minh, về sau ẩn cư tại hang núi Priven làm nghề dạy học. Học trò của Khoron đều tài giỏi cả như: hercules, hai ông con trời (chòm song tử). Nhưng đáng tiếc thay, một lần giao chiến với một số người Nhân mã, Hercules đã bắn nhầm một mũi tên độc vào thầy của mình. Thần Zeus thương tình đưa Khoron lên trời trở thành chòm sao Nhân mã. Trung tâm Ngân hà là hướng của chòm sao Nhân mã, ở đây có nhiều tinh vân sáng đẹp, trong đó có tinh vân Móng ngựa trông giống như chữ Ω nên còn gọi là tinh vân Omega. CHÒM SAO THIÊN ƯNG(AQUILA) Chòm sao Thiên ưng cũng lấn vào Ngân hà, hơi lệch về bờ đông và là một trong những chòm sao đẹp nhất của những đêm mùa thu. Phía bắc nó cũng có hai chòm sao đẹp đó là chòm Thiên cầm ở bờ Tây Ngân hà và chòm thiên nga ở giữa ngân hà. Ba chòm sao này đứng thành hình chân vạc chiếu sáng lẫn nhau. Trong thần thoại Hy Lạp, chòm sao Thiên ưng được tưởng tượng thành một con chim ưng trẻ bay về hướng đông trên bầu trời Ngân hà . Giữa tâm của chim ưng là một ngôi sao sáng, đó là sao thiên ưng α, người Trung Quốc gọi là sao Ngưu lang (chuyện về sao ngưu lang và chức nữ thì chúng ta quá quen thuộc, cuộc thi robocon sắp tới cũng mang tên là cuộc hội ngộ của ngưu lang chức nữ). Từ đầu tháng 5 đến trung tuần tháng 12 ta đều có thể thấy sao Ngưu lang nhất là khoảng 7/7 hàng năm âm lịch, sao Ngưu lang và Chức nữ treo cao nhất trên bầu trời vào sau buổi hoàng hôn. Thần thoại Hy Lạp kể rằng Thiên ưng là do Zeus biến hoá thành. Nó quắp hai đứa trẻ từ Trái đất về hầu rượu cho Zeus và Hera trong các tiệc chiêu đãi. Về sau Hêbơ lấy Hercules nên vị trí này cần có người thay thế. Zeus lại sai một con chim ưng bay đi bắt một thanh niên đẹp trai tên là Canimit để hầu rượu. về sau thần Zeus cho cả chim ưng và Canimit lên trời thành chòm sao Thiên ưng ở tư thế chim cắp chàng thiếu niên này về trời. CHÒM SAO THIÊN CẦM Chòm sao Thiên cầm là một trong những chòm sao đẹp nhất trên bầu trời mùa hạ. Nó là một thành viên của tam giác mùa hạ. Sao Thiên cầm α nằm ở bờ tây của Ngân hà, người Trung Quốc gọi là sao Chức nữ. Gần chức nữ có 4 ngôi sao nhỏ xếp thành hình thoi là chiếc thoi dệt vải của cô thợ dệt này. Nàng hàng ngày làm việc cùng chiếc thoi và ngóng sang bờ bên kia Ngân hà nơi có chồng và 2 con của nàng (trong chòm thiên ưng mà em đã nói hôm trước) Trong thần thoại Hy Lạp, sao chức nữ và chiếc thoi của nàng được tưởng tượng thành một cây đàn 7 dây (đàn lyra). Đây là cây đàn của Ơrpheus. Chàng có giọng ca tuyệt vời và cây đàn bằng vàng đẹp đẽ. Khi chàng gảy đàn và cất tiếng ca, đá cũng phải rơi lệ và dòng sông ngừng chảy. Về sau chàng lấy Eurydice làm vợ và sống rất hạnh phúc. Nhưng chẳng may Eurydice chết đột ngột, Ơrpheus quyết tâm xuống âm phủ tìm vợ. Chàng ôm đàn đi vào cõi chết tối tăm. Tiếng đàn của chàng vô cùng thương cảm và bi ai khiến cho Pluto (Diêm vương) phải động lòng trả lại vợ cho chàng. Nhưng Pluto có dặn rằng trước khi về đến trần gian chàng không được quay lại nhìn vợ dù chỉ một lần. Ơrpheus vui sướng quá chấp nhận điều kiện của Pluto, dẫn vợ đi nhanh về trần gian. Chỉ còn một bước cuối cùng, chàng quên mất lời giao hẹn với Pluto, ngoảnh lại nhìn vợ và thế là chàng lại mất vợ một lần nữa. Chẳng bao lâu Ơrpheus buồn quá cũng chết, thần Zeus thương cảm, đưa về trời thành chòm sao Thiên cầm. Trong chòm sao Thiên cầm, ngoài chức nữ 1 còn có chức nữ 2 và tinh vân hình cầu. Chức nữ 2 là một sao tụ gồm 2 cặp sao đôi, gọi là sao tụ bốn. Ngoài ra, hàng năm chúng ta có thể thấy những trận mưa sao băng thường xuất hiện từ ngày 19 đến 23 tháng 4, dồn dập nhất là ngày 21. Điểm bức xạ của trận mưa sao này nằm ở Thiên cầm 4, cạnh sao chức nữ. CHÒM SAO THIÊN NGA Trong giải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như con ngỗng trời đang vươn thẳng cánh bay, đó là chòm Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên Ngân hà đứng thành thế chân vạc. Đây là một chòm sao rất rõ của mùa hè. Ba ngôi sao chủ của ba chòm sao này làm thành “tam giác mùa hè” nổi tiếng. Mặc dù chòm thiên nga nằm trong ngân hà nhưng có nhiều ngôi sao sáng nên người ta vẫn nhận ra nó một cách dễ dàng. Nếu ta nối các ngôi sao sáng của chòm Thiên nga với nhau ta sẽ được một hình chữ thập lớn đối chọi với chòm Thập tự phương nam. Do đó, người ta còn gọi đây là “thập tự bắc”. Các nhà thiên văn Hy Lạp gộp Thập tự bắc với những ngôi sao chung quanh tưởng tượng ra hình thiên nga đang bay, đuôi thiên nga là một sao cấp I. Cách sao này không xa về phía đông là một ngôi sao nổi tiếng khác, đó là thiên nga 61, ở cách ta khoảng 11 năm ánh sáng. Ngoài Mặt trời ra, thiên nga 61 là định tinh thứ 13 ở gần ta nhất. Mắt tinh thì có thể nhận ra nó trên bầu trời đêm. Thần thoại Hy Lạp kể rằng thần Zeus yêu hoàng hậu Sparta là Leda nhưng sợ vợ của mình là Hera ghen nên đã biến Sparta thành con thiên nga để sớm tối vui vầy và đẻ ra hai người con là chòm song tử. Về sau thần Zeus kỉ niệm mối tình này đưa hình thiên nga lên trời thành chòm thiên nga. Quan sát chòm sao thiên nga mọc và lặn rất thú vị. Thiên nga mọc từ hướng đông bắc, lúc này tựa như thiên nga nghiêng cánh bay lên. Khi tới thiên đỉnh, đầu nó quay về hướng nam, hơi lệch về hướng tây. Khi đã chuyển tới hướng tây bắc thì đầu thiên nga chúc xuống dưới đường chân trời. Mùa xuân, thiên nga mọc vào nửa đêm, đầu thu nó mọc vào buổi chiều sau hoàng hôn nó đã lên cao rồi. Chòm sao vũ tiên (Hercules) Chòm sao Hercules là chòm sao lớn của mùa hạ, phía bắc giáp với chòm thiên long, nam nối với xà phu, đông kề chòm thiên cầm, phía tây là hai chòm bắc miện và Mục phu. Trong chòm Hercules không có sao cấp II trở lên nhưng nhiều sao cấp III và IV nên cũng không yếu lắm. Muốn tìm chòm sao này thì kéo dài chuôi gáo của chòm đại hùng về hướng tây nam sẽ gặp một ngôi sao màu cam, đó là sao Đại giác của chòm Mục phu, từ đại giác kéo 1 đường thẳng sang sao chức nữ, giữa đường gặp 2 chòm sao, một chòm gồm 7 ngôi sao làm thành nửa vòng tròn đó là chòm Bắc miện, chòm thứ hai gần chức nữ đấy là chòm Hercules. (xem hình) Chòm sao này lấy tên củavị thần Hercules để kỉ niệm chiến công của thần. Hercules là con trai của thần Zeus và một vương phi. Sau khi Hercules hoàn thành 12 kì công và các cuộc chinh chiến khác, lúc chết đi, Hercules được Zeus biến thành một chòm sao. Người quan sát ở bắc bán cầu nếu đứng quay mặt về hướng nam thì sẽ thấy chòm sao này lộn ngược, chân ở trên. Trong chòm sao này có nhóm sao hình cầu nổi tiếng M13, trong nhóm sao này có hơn 300.000 ngôi sao tụ họp lại thành một khối lớn có đường kính 35 năm ánh sáng, trông như một ngôi sao cấp IV. Năm 1934 người ta đã quan sát được một vụ nổ lớn ở đây của một sao mới, có độ sáng của sao cấp I. Chòm sao Thiên Long (draco) Chòm sao Thiên Long cả 4 mùa đều có thể thấy nằm ngang trên bầu trời đêm phương bắc, giống như một con rồng lớn, làm thành chữ S quấn lấy chòm Đại hùng, tiểu hùng và Hercules. Đầu rồng gồm 4 sao cấp II, III, IV và V. Từ 2 ngôi sao miệng gáo của của đầu rồng, kẻ một đường thẳng về phương bắc ta sẽ gặp sao Bắc cực. (xem hình) Theo ghi chép, vào khoảng 4000 năm trước, sao α của đuôi rồng đúng ở vị trí Bắc cực hiện nay, có nghĩa là 4000 năm trước sao α của Thiên long là sao bắc cực. Nghe đâu, dưới đáy của kim tự tháp của vua Chiapus thời cổ đại Ai Cập có một đường hầm dài, hướng đào đã nhằm vào ngôi sao α Thiên Long này, các vị quan lo việc tế thần đều dõi theo ngôi sao này. Trong thần thoại Hy Lạp, Hesperides là nơi ở của 6 chị em nhà Titan, họ trồng những cây táo cho quả vàng để làm quà tặng lễ cưới của Zeus và Hêra. Cùng canh giữ vườn táo này với họ có con rồng phun lửa. Khi Hercules đi qua đây muốn hái táo ăn, bị con rồng cản trở. Hercules đã đánh lừa các chị em Titan và đã hái được táo. Hêra đã đưa con rồng lên trời thành chòm sao Thiên long. ở đây, thiên long và Hercules vẫn còn tiếp tục đánh nhau, Hercules một tay giơ gậy, chân đạp đầu rồng, thể hiện tư thế một mất một còn. Chòm sao Xà Phu và Cự xà Trong bầu trời đêm hè, ở phía tây Ngân hà, giữa chòm sao Hercules và chòm Thần nông (bò cạp) có một vạt sao thưa, nhưng rộng rãi, đó chính là chòm sao Xà Phu và chòm sao cự xà (xem hình). Chòm xà phu là một chòm sao lớn, bắc giáp chòm Hercules, nam kề chòm Thần nông, đông và tây là chòm cự xà. Đầu tây của cự xà là chòm Bắc miện và chòm Mục phu, đầu đông tiếp giáp chòm thiên ưng. Một nửa chòm Xà phu nằm ở xích đạo, đây là chòm sao duy nhất nằm ở hoàng đạo nhưng không thuộc nhóm hoàng đạo. chòm xà phu có ngôi sao Panad nổi tiếng, đây là định tinh gần mặt trời nhất nếu không kể sao Bán nhân mã α. Trong chòm xà phu có mấy cặp sao đôi, những nhóm sao hình cầu và các nhóm sao phân tán. Chòm sao Cự xà bị chòm sao Xà phu chia cắt làm đôi, đây là chòm sao duy nhất trong 88 chòm sao của bầu trời bị cắt làm đôi. Chòm Xà phu và Cự xà được tưởng tượng thành người bắt rắn dang hai tay tóm chặt con rắn lớn. trong thần thoại Hy Lạp, người bắt rắn là một thầy thuốc tên là Asclepius, con của thần mặt trời Apollo, theo nhân mã Khoron học nghề thuốc. Asclepius chữa bệnh rất giỏi, cứu sống nhiều người nên người chết ngày càng ít khiến thần Pluto tức giận. khi Asclepius chữa cho tay thợ săn Orion bị bò cạp cắn chết sống lại thì Pluto không chịu nổi nữa kiện lên thần Zeus đành dùng sấm chớp đánh chết cả Asclepius lẫn Orion đưa lên trời thành các chòm sao. người Hy Lạp quan niệm rằng con rắn lột xác tự làm cho mình trẻ lại, người thầy thuốc cũng có thể làm cho người ta khỏi bệnh hồi phục sức lực giống như làm cho người ta trẻ lại. do đó họ gắn nghề thầy thuốc với hình ảnh con rắn. Hình ảnh Aslepius cũng gắn liền với rắn. Chòm sao ORION Là một chòm sao đẹp thuộc bán cầu nam , thấy được vào những đêm đông. Chòm sao biểu thị một chàng Lạp Phu một tay cầm chuỳ giơ lên và một tay cầm khiên hướng thẳng vào chòm Kim Ngưu, theo sao chàng Lạp Phu là con Đại Cẩu. Chòm sao dễ nhận biết bởi 3 ngôi sao thẳng hàng làm thành thắt lưng chàng Lạp Phu , từ trái sang phải là : + Sao Alnitak màu trắng lam , cách TĐ 1100nas + Sao Alnilam màu lam , đc 1,7 cách TĐ 1200nas + Sao Mintaka là sao đôi màu bạch lam đc 2,2 cách TĐ 2350nas Hai ngôi sao tạo thành vai chàng Lạp Phu là : + Sao Betelgeuse , đây là sao biến , đc thay đổi 0,4- 1,3 cách TĐ 310nas, nó là ngôi sao sáng thứ 10 trên bầu trời. + Sao Bellattix màu bạch lam cách TĐ 360nas, đc 1,6 Hai ngôi sao tạo thành chân chàng Lạp Phu là : + Sao Saiph màu lam đc 2,1 cách TĐ 2100nas + Sao Rigel đc 0,1 cách TĐ 900nas, đây là một sao đôi màu bạch lam và một sao đc 7 . Sao Rigel là ngôi sao sáng thứ 7 trên bầu trời. Ngôi sao ở đầu chàng Lạp Phu là sao lambda orionis đc 3,7 cách TĐ 1800 nas Phía dưới sao Alnilam là tinh vân orion, tinh vân Đầu Ngựa và nhóm sao M42, M43( M43 gồm 4 sao chính được gọi là nhóm sao hìng thang) Đây là tinh vân orion Mình có thêm một vài thông tin mới chính xác hơn về các sao thuộc chòm orion đây Khoảng cách các sao: Betegeuse : 427.47nas ; Rigel : 772.88 nas (cấp 0.18) ; Saiph : 721.59 nas (cấp 2.06) ; Bellatrix : 243.04 nas (cấp 1.64) ; Alnitak : 817.44 nas (cấp 1.74) ; Anilam : 1342.21 nas (cấp 1.69) ; Mintaka : 916.17 nas (cấp 2.25) ; Meissa :1055.52 nas (cấp 3.39) Ngôi sao Betegeuse khổng lồ rất đặc biệt thuộc chòm này , ngôi sao này có lúc nở lớn , có lúc lại co vào như cây đàn accordeon. Vì thế , đối với chúng ta , đô sáng của sao này có lúc tăng lúc giảm. Những sao lúc co lúc giản như thế gọi là sao Đỏ lớn (Red Giant) . Khi co nhỏ , Betegeuse đã lớn gấp 200 triệu lần mặt trời của chúng ta . Khi nở lớn , đường kính của nó lớn hơn cả không gian Thái Dương hệ . Nhiệt độ trung tâm của sao khoảng 100 triệu độ , bề mặt là 300 độ. Vì quá lớn , Betegeuse đốt nhiều nhiên liệu hơn nên sẽ không sống lâu , chỉ khoảng 250 triệu năm , bằng 5% tuổi thọ Mặt Trời . Một vài thông tin mà mình đưa ra hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn . Minh là một người mới tham gia diễn đàn , kiến thức còn non kém , nếu có sai sót gì mong các bạn bỏ qua cho . Mình sẽ cố gắng đưa nhiều thông tin hơn để các bạn tham khảo CHÒM SAO THIÊN HẬU (cassiopeia) Mùa hè đi qua, mùa thu lại tới, sau buổi hoàng hôn chúng ta có thể thấy ở phía bắc Ngân hà 4 chòm sao: Thiên hậu, Thiên vương, Tiên nữ và Anh tiên. Chòm Thiên hậu có thể sánh với chòm bắc đẩu, có thể dùng mắt thường nhìn thấy hơn trăm ngôi sao nhưng sáng hơn cả chỉ có 5 ngôi trong đó có 3 ngôi sao cấp II, 2 ngôi cấp III làm thành hình chữ W. Phần chõe ra hướng về sao Bắc cực, đó là đặc điểm nổi bật của chòm sao Thiên hậu. Năm 1572, ở chòm Thiên hậu đã có một vụ nổ siêu sao mới, lúc đó ở giữa ban ngày vẫn có thể thấy được, nhưng 3 tuần sau tối dần đi đến tháng 3-1574 mắt thường không trông thấy nưa. 380 năm sau, ngẫu nhiên các nhà thiên văn lại nhận được một nguồn bức xạ từ vị trí của ngôi sao này. Trong thần thoại Hy Lạp, hoàng hậu nước Eseopia ở Châu Phi - vợ của vua Cepheus là người thích hư danh. Bà thường khoe rằng con gái của mình còn đẹp hơn cả con gái hải thần Poseidon làm cho Poseidon tức giận sai Hải quái làm sóng thần dìm chết nhiều dân nước Eseopia. Cepheus đành phải gả con gái xinh đẹp của mình cho Hải quái, về sau, cô công chúa này được Perseus cứu thoát. Chỉ vì tính hay khoe khoang mà bà hoàng hậu này xuýt nữa làm hại con gái của mình. Ở vĩ độ 40o trở lên, bốn mùa đều có thể thấy chòm sao Thiên hậu vì nó nằm đối với sao đại hùng qua sao bắc cực. Hai chòm này mọc và lặn ngược nhau: chòm này lên đến đỉnh thì chòm kia lại xuống. Bởi vậy, nửa đêm về trước vào mùa thu đông, vị trí của sao bắc đẩu tương đối thấp, chòm Thiên hậu lại khá cao nên ta có thể dùng chòm Thiên hậu để xác định sao bắc cực. Từ giao điểm hai cạnh ngoài của chữ W kéo dài về phía nam, ta nối với sao α ở giữa, kéo dài về hướng bắc khoảng 5 lần đoạn thẳng trên sẽ gặp sao bắc cực. CHÒM SAO THIÊN VƯƠNG (Cepheus) Từ chòm sao Tiên hậu hình chữ W theo tây Ngân hà mùa thu sẽ gặp một chòm sao hình ngũ giác dẹt ở bắc Ngân hà, một nửa lấn vào trong Ngân hà: đó chính là những sao chủ yếu của chòm Thiên vương. Một phần của chòm Thiên vương lao về sao bắc cực trong tư thế nửa bao vây.Ngoài chòm Tiểu hùng, chòm Thiên vương được coi là gần bắc cực nhất. Trong chòm Thiên vương có một biến tinh nổi tiếng là pulsar 1, chu kì co giãn của nó là 5,37 ngày, độ sáng thay đổi theo đó nên nó được coi là một sao xung có độ sáng mạnh điển hình. Những pulsar như vậy hiện nay đã phát hiện hơn 600 ngôi. Pulsar 1 là ngôi sao thứ 4 trong chòm Thiên vương, nằm ở mũi vua. Lúc sáng nhất nó có màu trắng, tối nhất có màu vàng. đường kính cuả pulsar 1 lớn gấp 30 lần mặt trời, tỷ trọng 6/10000 so với Mặt trời, biên độ co giãn là 5 triệu km. Trong thần thoại Hy Lạp, chòm sao Thiên vương là hóa thân của vua Esiopia, tên là Cepheus. Chòm sao này có thể thấy đối với những người ở vĩ độ cao, nhất là về mùa thu. CHÒM SAO TIÊN NỮ (Andromeda) ở phía nam chòm Tiên hậu, ở giữa chòm Anh tiên và chòm Phi mã là chòm Tiên nữ. nó ở rất gần chòm Thiên vương. Sao Tiên nữ α và 3 ngôi sao sáng của chòm Phi mã tạo thành khung vuông lớn Phi mã-Tiên nữ. Đây là dấu hiệu để tìm sao rất rõ vào nửa đêm về trước của mùa thu. Tiên nữ α nằm ở đầu tiên nữ, sao cấp II. từ ngôi sao này hướng về hướng đông bắc, lần lượt là một ngôi sao cấp III và 2 ngôi sao cấp II. Bốn ngôi sao này xếp thành một hàng dọc khoảng cách gần đều, được tưởng tượng thành người tiên nữ. Trong đó có sao α là sao tam hợp nổi tiếng, sao chủ màu da cam nhạt, 2 ngôi sao bạn màu xanh lục và da cam. Hàng năm khoảng 20/11 với sao Tiên nữ α là trung tâm bức xạ diễn ra trận mưa sao. Chòm Tiên nữ có rất nhiều tinh vân và các nhóm sao, trong đó có M31 rất nổi tiếng. Những đêm trời quang đãng không trăng ta có thể thấy hình ảnh của nó với màu trắng xanh. Tinh vân M31 là một tinh vân ngoài hệ Ngân hà, ở cách ta khoảng 2 triệu năm ánh sáng. Đó là một trong những thiên thể ngoài hệ Ngân hà ở gần ta nhất. Trong thần thoại Hy Lạp, tiên nữ là con gái của vua Cepheus, là Adromeda. Nơi cai trị của vua Cepheus thường bị hải quái quấy nhiễu làm hại nhân dân. Nhà vua đành phải sai lấy xích sắt ghim con gái vào vách đá dâng cho Hải quái để cứu dân. Khi hải quái đang định đến bắt công chúa mang đi thì một chàng trai dũng cảm phi ngựa ngang qua đó, chiến đấu với Hải quái và cứu được công chúa. Sau đó chàng thanh niên ấy lấy công chúa làm vợ. chàng thanh niên ấy là con trai của thần Zeus với nàng Danae tên là Perseus. về sau, Adromeda được hóa thân thành chòm Tiên nữ, còn Perseus hóa thân thành chòm Anh tiên, lúc nào cũng liền kề với Tiên nữ để bảo vệ nàng. CHÒM SAO ANH TIÊN (Perseus) Chòm sao Anh Tiên là một trong những chòm sao đẹp nhất cạnh sông Ngân hà, nằm ở phía đông chòm Tiên nữ và chòm Tiên hậu. Ngôi sao nổi tiếng nhất trong chòm này là sao Anh tiên β (Đại Lăng). Đó là một biến tinh sáng nhất, từ lâu đã thu hút sự chú ý của mọi người. trước kia người ta không biết nguyên nhân về sự thay đổi ánh sáng của nó nên người ta gọi đó là sao ma, thực chất nó là một sao đôi che khuất lẫn nhau điển hình với chu kì 2,87, có lúc che khuất nhau tạo hiện tượng giao thực. khi sao tối che khuất sao chủ sáng hơn, độ sáng của Anh tiên β từ cấp 2,1 xuống còn cấp 3,4. Chòm Anh tiên có một vòng cong rõ rệt người ta gọi đó là cung của Perseus. Ở đây có 8 ngôi sao. Ở phần bảo kiếm có 2 nhóm sao phân tán, trong mỗi nhóm sao có mấy trăm ngôi sao. Trong thần thoại Hy Lạp, chòm Anh tiên là hóa thân của Perseus, con của thần Zeus. Nữ thần Athena sai anh đi lấy đầu của quái vật Medusa, nếu hoàn thành được nhiệm vụ sẽ được đưa lên trời. Mỗi sợi tóc trên đầu Medusa đều là rắn độc, ai bị Medusa nhìn đều hóa đá. Perseus được Athena cho một chiếc mộc (lá chắn) sáng lóa. Khi đánh nhau với Medusa chàng cứ nhìn vào bóng của nó soi trong mộc mà đánh, cuối cùng chém được đầu của Medusa, phi ngựa thoát khỏi vùng nguy hiểm. Giữa đường qua vương quốc Esiopia, Perseus đã dùng đầu của Medusa làm cho hải quái biến thành đá cứu thoát công chúa Andromeda, lấy nàng làm vợ, đem đầu Medusa về trình diện với thần Athena. Nữ thần Athena giữ lời hứa đưa cả hai lên trời thành chòm sao Anh tiên, trong tay vẫn nắm đầu của Medusa. CHÒM SAO PHI MÃ (Pegasus) Trong bầu trời đêm thu, ta thường thấy một khung vuông dài theo hướng đông tây do 4 ngôi sao sáng xếp thành, đó là “khung vuông lớn Phi Mã – Tiên Nữ”. Ngôi sao ở góc đông bắc là Tiên nữ α, sáng nhất. ngôi sao này và những ngôi sao hướng đông bắc là của chòm Tiên nữ. Khung vuông cùng phần lớn những ngôi sao về phía tây là thuộc chòm sao Phi mã. Chòm sao Phi mã cũng là một trong những chòm sao vương tộc. Chòm sao Phi mã tương đối gần Hoàng đạo. Mặt đông là chòm sao Bạch dương và Song ngư. Mặt tây nam là chòm Bảo bình và chòm Ma kiệt. Đây là những chòm sao nằm trên Hoàng đạo. Những ngôi sao chính trong chòm Phi mã nằm ở 4 góc khung vuông. Trung Quốc gọi là sao Thất 1, Thất 2, sao Bích 1, sao Bích 2. Sao Bích 2 là ngôi sao sáng nhất, đó chính là Tiên nữ α trong chòm sao Tiên nữ. thực tế chòm Phi mã và chòm Tiên nữ đan xen vào nhau. Chòm sao Phi mã được hình dung thành một con ngựa có cánh đang bay lên bầu trời. Thần thoại Hy Lạp kể rằng, khi Perseus chặt được đầu của Medusa, từ thân của Medusa bay ra một con ngựa có cánh, Perseus vội nhảy lên lưng ngựa mang theo đầu của Medusa bay khỏi nơi nguy hiểm. Con ngựa cũng được Athena đưa lên trời làm thành chòm sao Phi mã. Thêm Mình còn biết một chuyện kể khác về chòm sao Mục phu, chòm Trinh nữ và chòm sao chó: Thần rượu nho Dyonyxox một lần đi qua qua vùng gì đó quên mất rồi đã được một người nông dân (tên gi quên luôn rồi) tiếp đãi rất chu đáo. Để trả ơn, thần đã ban cho lão nông dân đó cây nho và cách làm rượu nho. Một lần khác lão nông dân đón tiếp một toán thợ săn rất chu đáo (ông lão này hiếu khách thạt đấy) và lấy rượu nho ra mời họ. Nhưng bọn thợ săn ngu dốt này vì chưa được uống rượu nho bao giờ lại tưởng là ông lão đầu độc mình nên đã giết chết ông. Giết xong mới biết mình lầm, chúng đã chôn xác ông trong rừng để phi tang. Con gái ông lão về nhà ko thấy cha đâu rất đau khổ, lang thang khắp nơi tìm ông. Về sau được con cho Maira dẫn đường cô mới tìm được mộ cha. Đau đớn quá, cô đã treo cổ tự sát. Con chó sau đó cũng chết bên mộ ông lão. Thần rượu nho nghe chuyện tức giận đã làm cho các cô gái trong vùng mất trí, tự treo cổ chết. Dân chúng trong vùng hoảng sợ di xem bói tại đền thờ Denphi của thần Apollo. Tại đây cô đồng phán chỉ khi nào cái chết của ông lão nông dân được trả thù thì trong vùng mới hết tai hoạ. Người dân trong vùng mở cuộc điều tra, đã tìm ra và trừng trị bọn giết người. Còn linh hồn của ông lão, cô gái và con chó thì được thần Dyonyxox đem về trời biến thành chòm sao mục phu, chòm trinh nữ và chòm sao chó CHÒM SAO CHIM BỒ CÂU Theo Thánh Kinh Cựu Ước của Cơ Đốc Giáo thì cách nay gần 6000 năm, một trận lụt Đại Hồng Thủy đã xảy ra trên Trái Đất, chôn vùi mọi tội ác trên địa cầu. Chỉ có duy nhất một gia đình ông Noah (Nôê) được sống. Sở dĩ ông và gia đình thoát chết được là ông đã được Thượng Đế (Đức Chúa Trời) báo trước về trận lụt trước đó 120 năm. ông đã đóng một chiếc tàu thật lớn để chứa các súc vật vào tàu của ông theo từng cặp. Trận lụt Đại Hồng Thủy đã xảy ra đúng như lời tiên tri. Hơn một năm sau, khi nước đã rút, ông Noah thả chim bồ câu ra, khi bay về nó ngậm một nhành Ôlive. Gia đình Noah lúc đó mới ra khỏi tàu và tạ ơn Thượng Đế. Từ đó về sau, khi nói đến chim bồ câu là nói đế sự bình an và hòa bình. Chòm sao CHIM BỒ CÂU có tên khoa học là Columba, tiếng anh là The Dove, tiếng Pháp là Colombe, mọc cùng lúc với chòm CHIẾN SĨ, vĩ tuyến 35 độ nam. Khoảng 21h ngày 30 tháng 1 hằng năm, nó xuất hiện ở vị trí cao nhất của nó trên bầu trời. CHÒM SAO THIÊN NGA Theo Thần Thoại Hy Lạp thì đây chính là thần Zeus đã từng biến thành con thiên nga để bay xuống dưới hạ giới. Còn một số nhà văn cổ xưa thì cho đây là một nhạc sĩ chơi phong cầm (vì có chòm sao THIÊN CẦM bên cạnh) tên là Orpheus (Ọoc-phê). Các vị thần rất say mê tiếng đàn cùa ông nên khi ông chết đi, họ đã đưa ông lên trời làm các vì sao chiếu sáng để tưởng nhớ những âm thanh từ tiếng đàn của ông lúc còn sống. Có một truyền thuyết Hy Lạp khác kể rằng : Cynus là tên một thanh niên. Trong ngày Phaethon (Pha-ê-tông) đánh Cỗ xe Mặt Trời ngang qua, cậu đã đứng ở bờ sông nhìn theo. Khi thấy Phethon không điều khiển nổi cỗ xe làm ánh Mặt Trời thiêu cháy mặt đất thì cậu sợ hãi đến nỗi tóc bạc trắng. Lúc thần Zeus đánh Phaethon văng khỏi cỗ xe rơi xuống sông gần chỗ cậu đứng. Động lòng thương, cậu nhảy xuống sông tìm kiếm thi thể Phaethon. Thấy vậy, các thần biến Cynus thành con thiên nga để thưởng công cho chàng. Chòm sao THIÊN NGA có tên khoa học là CYGNUS, tên tiếng Anh là Swan, tiếng Pháp là Cygne, nằm về phía đông của sao VEGA trong chòm THIÊN CẦM, do có hình dáng giống chữ thập hơi gãy cho nên người ta còn gọi là chòm THẬP TỰ PHƯƠNG BẮC (để phân biệt với Thập Tự Phương Nam). Dải Ngân Hà đi qua chòm này tách thành hai dòng song song rất rõ ràng. Nằm ở vĩ độ 45 độ bắc, xuất hiện ở vị trí cao nhất của nó trên bầu trời vào ngày 10 tháng 9 hằng năm. Gemini, thường gọi là choàm sao song tử hay song nam, là một trong 12 chòm sao Hoàng Đạo. Pollux và Castor là 2 anh em cùng mẹ khác cha. Cha của Castor là người thường còn cha của Pollux lại là thần Zeus (thần Zeus là ai thì miễn giải thích nhé). 2 anh em này đều là những dũng sĩ nổi tiếng của Hy Lạp, tuy nhiên sự khác biệt về bên nội đã làm cho 2 anh em này có một điểm khác biệt cơ bản. Pollux thì bất tử như các vị thần, còn Castor thì chỉ là người thường, tức là tuy tài giỏi nhưng vẫn có thể chết bất cứ lúc nào. Nói chung câu chuyện này rất dài, chỉ xin kể ngắn gọn thế này: Trong một cuộc mâu thuân với anh em Idas và Lincée, tức giận vì phải chịu bất công, anh em P và C đã đánh cắp toàn bộ số bò của anh em I và L và cả 2 người vợ sắp cưới của anh em nhà này. Biết chuyện, anh em Idas và Lyncée đuổi theo. Trận đánh thì cũng dài dòng, chỉ biết là cuối cùng thì 4 người chỉ còn có Pollux sống sót. Thương tiếc người em Castor, Pollux cầu xin cha mình là Zeus cho mình chết theo em. Thần Zeus hiện ra và cho phép Pollux chọn một trong 2 đặc ân: 1- Lên thiên đình hưởng cuộc sống bất tử của các vị thần vĩnh viễn. 2- Chia sẻ với Castor một nửa cuộc sống bất tử, tức là cứ một ngày trên thiên đình thì một ngày lại phải xuống âm phủ, thế giới khắc nghiệt của thần Hades. Không muốn phải xa em, Pollux chọn đặc ân thứ 2. Từ đó anh em Pollux và Castor cứ một ngày cùng nhau sống cuộc sống bất tử trên thiên đình, một ngày lại lang thang trong thế giwói âm phủ tối tăm của Hades Pollux và Castor cũng chính là 2 ngôi sao sáng nhất của chòm sao Gemini (sao alpha và beta) Chòm Lạp hộ Vào mùa này, khi Ngân hà từ đông nam nghiêng về tây bắc, ở giữa chòm sao Kim Ngưu và chòm Đại khuyển ta có thể thấy 3 ngôi sao xếp thành một đường thẳng. Ba ngôi sao này Trung Quốc gọi là "3 sao sâm", vòng ngoài 3 sao có 4 sao sáng nữa làm thành 1 khung hình chữ nhật giao điểm đường chéo của hình chữ nhật này đúng vị trí của ngôi sao giữa của 3 sao. Khung hình chữ nhật và các sao chung quanh chính là chòm sao Lạp hộ (orion). Nếu đã từng ngắm nhìn chòm sao này, bạn sẽ thấy nó là chòm sao đẹp và sáng nhất bầu trời. Nó tập hợp những ngôi sao sáng gồm: 2 sao cấp I, 5 sao cấp II, 3 sao cấp III và 15 sao cấp IV. Trong 88 chòm sao không có chòm sao nào nhiều sao sáng hơn chòm Lạp hộ. Đầu tháng 11, chòm Lạp hộ mọc khoảng 10 giờ tối. Về chòm sao Lạp hộ, thần thoạI có hai chuyện kể. Một chuyện kể rằng người thợ săn Orion bị bọ cạp do Hera cử đi cắn chết, nhờ có Asclepius chữa cho sống lại, nhưng cả hai lại bị thần Zues dùng sét đánh chết để làm vừa lòng vợ là Hera. Orion lên trời làm thành chòm sao Lạp hộ. Một chuyện kể rằng, thợ săn Orion gặp nữ thần mặt trăng Artemis, ngườI phụ trách săn bắn, chàng yêu nữ thần. Nhưng anh của Artemis là thần Apollo không thích chàng thợ săn này. Một hôm hai anh em thần đang đi tuần trên bầu trời, Apollo thấy Orion đang bơi dưới biển, chỉ để lộ cái đầu trông rất giống hòn đá đen nên cố ý khen tài bắn của Artemis và thách nàng bắn trúng "hòn đá đen" trên biển. Thế là Artemis vô tình bắn chết người yêu của mình. Nàng đau buồn và hối hận, nhờ thần Zues giúp đỡ. Thần Zues thương tình đã đưa Orion lên trời ở vị trí đẹp nhất bầu trời. Đó chính là chòm sao Lạp hộ. Chòm sao Đại khuyển (Canis Major) Chòm sao Đại khuyển cũng như chòm sao Lạp hộ là một chòm sao mùa đông, nằm ở phía đông nam chòm Lạp hộ. Vì có một ngôi sao sáng nhất bầu trời - sao Thiên Lang (sirius) nên dễ nhận ra chòm này. Chòm sao Đại khuyển là một chòm sao nhỏ của trời nam nhưng vì nó có ngôi sao Thiên lang sáng nhất cả bầu trời nên được chú ý. Người ta hình dung chòm Đại khuyển giống như một con chó đang lao về phía trước vồ một con thỏ (chòm sao con thỏ - lepus) ở cạnh phía tây của nó. Sao Đại khuyển ε, Trung Quốc gọi là sao Hồ thỉ 7 (cung tên) sáng như sao cấp I nằm ở bụng chó. Sao Đại khuyển β, Trung Quốc gọI là Quán Thị 1, nằm ở 1 chân chó. Chòm sao này nhỏ nhưng rất sáng gồm có 122 sao từ cấp VI trở lên. Theo thần thoại Hy Lạp kể rằng, Orion chết, điều này khiến cho con chó của chàng là Sirius vô cùng đau khổ, suốt ngày không ăn uống gì, tiếng rống của nó rất thảm thương, cuốI cùng chết trong lòng chủ. Điều này khiến cho thần Zues cảm động, đã cho nó theo Orion lên trờI thành chòm sao luôn ở cạnh chòm sao Lạp hộ. Chòm sao Song tử (gemini) RAG đã nói về chòm này rồi, mình chỉ bổ sung thêm 1 ít thôi. Chòm sao Song tử nằm ở phía đông bắc của chòm Lạp hộ, đối chọi với chòm sao Kim ngưu nằm ở phía tây Ngân hà. Đây là một trong 12 chòm sao Hoàng đạo. trong chòm này có 2 ngôi sao sáng Song tử α (Trung Quốc gọI là Bắc hà 2) và Song tử β (Bắc hà 3) tượng trưng đầu của 2 con thần Zues: Castor và Pollux. Song tử α và Song tử β luôn kề sát bên nhau thể hiện tình anh em thân thiết. Ba trăm năm trước đây, 2 sao này có độ sáng như nhau nhưng bây giờ sao em (Bắc hà 3) sáng trộI hơn sao anh (Bắc hà 2). Bắc hà 3 vẫn là sao cấp I nhưng Bắc hà 2 thành sao cấp II. Trong chòm sao Song tử có một đám sao băng, điểm bức xạ của nó nằm gần Song tử α. Hàng năm khoảng ngày 11 tháng 12 vẫn thấy xuất hiện những trận mưa sao băng, đến ngày 13 đạt cực điểm. Lúc đó hàng loạt những vệt sao đổI ngôi tia ra trông rất đẹp. Rạng sáng ngày 13/12/2004 vừa rồi các bác cũng đã có nhiều bác quan sát mưa sao băng ở chòm sao này đấy thôi. Thần thoại Hy Lạp kể rằng thần Zues yêu Leda, vợ vua Tyndareus, đẻ ra Pollux. Pollux có người anh - con của Leda và Tyndareus - tên là Castor. Hai anh em rất thương yêu nhau.Câu chuyện tiếp theo như RAG đã post lên. Nó còn được gọi thêm là chòm sao thiên hạt Vị trí: 15h44mm ~ 1755m -8" ~ -46" Thời gian quan sát tốt nhất : Tháng tám Từ sao Bắc Niệm và Vũ Tiên nhìn về phía Nam, Thấy một chuỗi sao dài đó là chòm Cự Xá . Nhìn về phía Nam thấy 2, 3 ngôi sao tương đối sáng hơi chếch về phía Tây Nam, đấy là đầu của chòm sao Thiên Hạt ( Thiên Hạt: Bọ Cạp hoặc Hổ Cáp ) - sao Phòng. Phía Đông Nam sao Phòng có một ngôi sao màu Hồng là chủ tinh của chòm Sao Thiên Hạt - sao Tâm thứ hai. Sao tâm thứ hai là ngôi sao nổi danh nhất của chòm Thiên Hạt từ hơn 3 ngàn năm trước. Vì ánh sáng màu hồng rực rỡ của nó, nên nó dễ được người ta chú ý " kinh Thi " viết: " Tháng 7 Lưu Hoả, tháng 9 THự Y " nghĩa là vào tháng Bảy ( ÂL) sao Tâm đã di chuyển sang phía Tây, sắp lặn ko thấy nữa ngày thu đã đến, hãy chuẩn bị quần áo rét. Thời đại Kinh Thi cách đây 3 ngàn năm, do hiện tượng Tuế Sai ( lệch năm ), điểm thu phân di chuyển sang phía Tây chừng 30 độ. nên thời đó tháng Bảy là Tháng 8 âm lịch bây giờ. Kinh Thư viết: " Cái nóng Tháng 7 đã giảm hẳn, có thể gieo lúa trồng đậu" . Thời cổ đại sao Tâm có mối liên hệ với sinh hoạt của nhân dân nước ta mật thiết biết chừng nào, thậm trí việc hôn nhân nam nữ cũng phải theo nó mà quyết định. " Kinh Thi" hay nhắc đến 3 ngôi sao trên trời là sao Tâm, sao Sâm và sao Ngưu Lang. sao Tâm chính là sao Thương, còn sao Sâm là sao Liệp Hộ ( Thợ Săn ). Đỗ Phủ có câu thơ " Nhân sinh chí bất kiến, động như Sâm giữ Thương" Sao Sâm ở phương Tây xuất hiện mùa đông, sao Tâm ( Thương ) ở phương Đông xuất hiện mùa hè, nên 2 sao vĩnh viễn ko gặp nhau. ( theo Đàm Thiên ) CHÒM SAO NHÂN MÃ (sagittarius)[/blue] Chòm nhân mã là một trong 12 chòm sao hoàng đạo. Nó nằm ở phía đông chòm sao Thần nông lấn vào ngân hà, ở phía nam chòm sao Thiên ưng và phía tây chòm Ma kết. Nó nằm giữa điểm cực nam của hoàng đạo và điểm đông chí. Mặt trời vào khoảng ngày 16/12 hàng năm sẽ đi vào khu vực của chòm Nhân mã, 5 ngày sau thì sẽ vào tiết đông chí (khoảng 21,22/12). Ngày này ở Bắc bán cầu ngày ngắn nhất và đêm dài nhất. Từ hè đến thu, chòm Nhân mã luôn có mặt trên bầu trời nam vào khoảng nửa đêm về trước. Nó tuy không có sao cấp I nhưng có 2 sao cấp II, 8 sao cấp III, lại tụ họp tập trung nên cũng tương đối sáng. Nếu ta nối 6 ngôi sao sáng lại trông rất giống như một cái gáo nhỏ và nó nằm trong Ngân hà nên còn được gọi là cái gáo của Ngân hà. Người Trung Quốc đặt nó đối lập với 7 sao Bắc đẩu gọi là 6 sao nam đẩu. Trong thần thoại Hy Lạp người ta tưởng tượng ra một người mình ngựa đầu người đang giương cung bắn, tên là Khoron, một nhà bác học am hiểu đủ cả âm nhạc, y học, nghề săn, rất thông minh, về sau ẩn cư tại hang núi Priven làm nghề dạy học. Học trò của Khoron đều tài giỏi cả như: hercules, hai ông con trời (chòm song tử). Nhưng đáng tiếc thay, một lần giao chiến với một số người Nhân mã, Hercules đã bắn nhầm một mũi tên độc vào thầy của mình. Thần Zeus thương tình đưa Khoron lên trời trở thành chòm sao Nhân mã. Trung tâm Ngân hà là hướng của chòm sao Nhân mã, ở đây có nhiều tinh vân sáng đẹp, trong đó có tinh vân Móng ngựa trông giống như chữ Ω nên còn gọi là tinh vân Omega.