TAM QUỐC CHÍ 1 http://ebooks.vdcmedia.com MỤC LỤC HỒI 33 Tào Tháo Đại Phá Viên Bổn Sơ Huyền Đức Tạm Lánh Bên Lưu Biểu....................................................................3 HỒI 32.............................................................................................................................10 Viên Thượng Tranh Dành Đất Ký Châu Hứa Nhu Định Kế Khơi Chương Hà....................................................................10 HỒI 33.............................................................................................................................17 Tào Phi ham sắc nạp Danh Thị Quách Gia tính kế định Liêu Đông......................................................................17 HỒI 34.............................................................................................................................24 Thái Phu nhân lén nghe chuyện mật Lưu Huyền Đức qua vực Đàn Khê .......................................................................24 HỒI 35.............................................................................................................................30 Huyền Đức vui mừng gặp ẩn sĩ Đơn Phước có dịp hầu anh quân...........................................................................30 HỒI 36.............................................................................................................................36 Lưu Bị định kế đoạt Phàn Thành Từ Thứ tiến cử Gia Cát Lượng..............................................................................36 HỒI 37.............................................................................................................................42 Tư Mã hai lần cử danh sĩ Lưu Bị ba Phen tới thảo lư.....................................................................................42 HỒI 38.............................................................................................................................48 Chia Thiên Hạ, Long Trung Vạch Kế Đánh Trường Giang, Tôn Thị Báo Thù ...............................................................48 HỒI 39.............................................................................................................................64 Thành Kinh Châu, Lưu Phong Cầu Kế Đồi Bác Vọng, Gia Cát Dụng Binh .......................................................................64 LA QUÁN TRUNG 2 http://ebooks.vdcmedia.com HỒI 40.............................................................................................................................81 Thành Kinh Châu, phu nhân muốn hiến Nơi Tân Giả, Gia Cát lửa thiêu.............................................................................81 HỒI 41.............................................................................................................................86 Huyền Đức đưa bá tánh sang sông Triệu Vân liều chết cứu minh chúa .....................................................................86 HỒI 42.............................................................................................................................94 Trương Dực Đức Đại Náo Cầu Trường Bản Lưu Dự Châu Thua Chạy Cửa Hán Tân.............................................................94 HỒI 43...........................................................................................................................105 Gia Cát Lượng Trổ Tài Hùng Biện Lỗ Tử Kính Ra Sức Luận Bàn .............................................................................105 HỒI 44...........................................................................................................................120 Khổng Minh Dùng Trí Khích Chu Du Tôn Quyền Quyết Chí Đánh Tào Tháo..............................................................120 HỒI 45...........................................................................................................................137 Cửa Tam Giang, Tào Tháo thất trận Quần Anh Hội, Tương Cán mắc mưu ................................................................137 TAM QUỐC CHÍ 3 http://ebooks.vdcmedia.com HỒI 31 TÀO THÁO ĐẠI PHÁ VIÊN BỔN SƠ HUYỀN ĐỨC TẠM LÁNH BÊN LƯU BIỂU Viên Thiệu thua đau mấy phen vội thâu tàn quân, về Ký Châu dưỡng bệnh, thường than vãn vì chẳng nghe lời Điền Phong mới ra nỗi này. Nghĩ vậy lại sợ xấu mặt với Điền Phong nên ngầm sai người đi giết Điền Phong. Khi đó Điền Phong đang ở trong ngục nghe Viên Thiệu đại bại trở về thì nói rằng: - Mạng ta hết rồi! Canh ngục lấy làm lạ hỏi: - Chúa Công mà bại thì phải phục tài tiên đoán của ông, cớ sao ông lại lo sợ? Điền Phong nóí: - Chúa Công bụng dạ hẹp hòi, thể nào cũng xấu hổ mà hại ta. Vừa dứt lời, quả nhiên có mật lệnh tới sai giết Điền Phong. Điền Phong liền tự vận. Viên Thiệu về rồi, vẫn âu lo buồn bã, vợ khuyên nên lập sẵn người kế nghiệp. Viên Thiệu có 3 con: lớn là Vìên Đàm giữ Thanh Châu, kế là Viên Hy giữ U Châu, ba là Viên Thượng con bà vợ sau là Lưu Thị. Ý Viên Thiệu muốn bỏ cả lập thứ là Viên Thượng, mặc dềau Quách Đồ hết sức can ngăn. Lúc đó có Viên Đàm và Viên Hy dẫn quân về trợ chiến cho cha, lập tức Viên Thiệu nhập binh đi đánh Tào Tháo phục hận. Lúc đó Tào Tháo cũng dàn quân ở bờ sông để đối địch, dân chúng mang thực phẩm tới tiếp tế. Trong đám lại có các bô lão tóc đã bạc. Tào Tháo hỏi han: LA QUÁN TRUNG 4 http://ebooks.vdcmedia.com - Lão trượng niên kỷ bao nhiêu? Thưa rằng: - Gần được một trăm. Tào Tháo tạ lỗi: - Làm kinh động tới các vị, lòng ta chẳng được an. Mấy bô lão nói: - Lâu nay có Ân Quì ở Liêu Đông xem thiên văn nói sao Huỳnh Tinh hiện nơi ngôi Càn Trượng soi vào nơi này tất sẽ có chơn nhân dấy nghiệp ở Lương Bái. Viên Bổn Sơ thâu thuế nặng, nhân dân lầm than. Nay Thừa- Tướng vừa ra dẹp một trận Quan Độ, diệt quân của Viên Thiệu năm trăm muôn, nghĩ ra câu của Ân Quì chỏ vào Thừa Tướng xét ra rất đúng. Tào Tháo tạ từ: - Ta đâu dám ví như lão trượng nói! Nói xong truyền đem lễ vật ra tặng các bô lão, lại truyền quân sĩ ai cướp của dân sẽ bị xử trảm. Nhân dân cả vùng đều cảm phục. Hôm sau hai bên dàn binh bố trận. Tào Tháo mắng Viên Thiệu: - Mi sức đã cùng, nên đầu hàng mau. Viên Thiệu hỏi các tướng có ai ra đánh. Viên Thượng liền giục ngựa chạy ra. Tào Tháo hỏi tả hữu: - Kẻ đó là ai? Tả hữu thưa: - Đó là con út Viên Thiệu tên Viên Thượng. Tào Tháo hỏi ai ra đánh, Sử Hoán liền xông ra, đánh mấy hiệp, Viên Thượng chạy, Sử Hoán đuổi theo bị Viên Thượng bắn một phát tên trúng mắt, Sử Hoán té chết. Viên Thiệu thắng trận này rồi hai bên thâu quân. TAM QUỐC CHÍ 5 http://ebooks.vdcmedia.com Về trại Trình Dục hiến kế Tào Tháo: - Ta lui binh về mé sông, binh sĩ sợ chết cố đánh ta sẽ thắng. Tào Tháo liền chia 5 đạo binh: - Hạ Hầu Đôn, Trương Liêu, Lý Điển, Nhạc Tấn, Hạ Hầu Huyên về phía tả - chia 5 đạo: Tào Hồng, Trương Hấp, Từ Quáng, Vu Cấm, Cao Lãm về phía hữu. Lại cho Hứa Chữ làm tiên phuông, tất cả rần rần kéo đi mai phục. Tào Tháo cho Hứa Chữ giả cướp trại, quân Viên Thiệu đổ ra một lượt, Hứa Chữ dắt quân chạy về mạn sông. Tào Tháo liền la lớn: - Trước mắt là địch, sau lưng là sông, không liều thác mà đánh còn đợi bao giờ! Tức thì quân Tào quay trở lại, liều chết đánh, binh sĩ Viên Thiệu không đở nổi, một mình Hứa Chữ chém mười mấy tướng của Viên Thiệu, binh Viên Thiệu chạy dài, lại gặp Hạ Hầu Huyên, Cao Lãm, chạy thêm mười dặm lại gặp Nhạc Tấn, Vu Cấm, một đoạn nữa lại gặp Từ Quáng, Lý Điển, thôi thì quân Viên Thiệu phần chết, phần tán lạc, về đến trại, kẻ nào còn lại đều kinh hồn táng đởm, lo nấu cơm mà ăn. Đang ăn lại bị Trương Hấp, Trương Liêu cướp trại, cha con Viên Thiệu và thủ hạ lại chạy thì gặp Tào Hồng, Hạ Hầu Đôn! Viên Thiệu hô lớn: - Tất cả hãy liều chết mở vòng vây. Ra được vòng vây, bao nhiêu binh mã thác hết, Viên Thiệu ôm ba con mà khóc ngất. Sau đó còn lại binh sĩ thủ hạ nào thì ra lệnh lui về hết. Sau đó Viên Đàm lại về Thanh Châu, Viên Hy về U Châu, Viên Thiệu và Viên Thượng về Ký Châu. Tào Tháo đại thắng khao thưởng binh sĩ thật lớn, rồi cho đi dọ thám thì biết cha con Viên Thiệu ai về châu nấy. Bỗng nghe quân về báo Lưu Bị đóng binh ở Nhữ Nam, có Lưu Tích giúp vài vạn binh, đang muốn xâm phạm Hứa đô. Tào Tháo cho Tào Hồng ở lại, còn mình kéo quân sang Nhữ Nam ngăn Lưu Bị. LA QUÁN TRUNG 6 http://ebooks.vdcmedia.com Huyền Đức từ ngày hợp với Lưu Tích và Cung Đô thì thanh thế lừng lẫy, cho Lưu Tích, Cung Đô ở lại giữ Nhữ Nam, còn thì kéo đánh Hứa đô, đến Nhưỡng San thì gặp binh Tào. Huyền Đức chia quân ba cánh Vân Trường ở Đông Nam, Trương Phi ở Tây Nam, Huyền Đức và Triệu Vân thì chánh Nam. Binh Tào đến, Huyền Đức kéo ra nghênh địch. Tào Tháo mắng Huyền Đức: - Ta đãi người làm bậc thượng tân, sao đi phản phúc làm vậy? Huyền Đức nói: - Ơn của ngươi ta luôn nhớ, song tội gian hùng của ngươi thì không tha thứ được! Tào Tháo sai Hứa Chữ ra, Triệu Vân đón đánh, chưa phân được thua thì hai cánh quân Vân Trường, Trương Phi đổ ra, binh Tào mới tới nên mỏi mệt phải bỏ chạy. Huyền Đức thắng trận rồi về dinh. Hôm sau, Triệu Vân lại tới khiêu chiến. Binh Tào không ra. Hơn một tuần như vậy. Huyền Đức chưa biết tính sao thì có tin Cung Đô vận lương đã bị Tào Tháo đón đánh. Trương Phi được lệnh đi tiếp cứu. Lại có quân báo Hạ Hầu Đôn thừa cơ đánh Nhữ Nam, Lưu Tích không chống nổi đã bỏ trốn. Quan Công lại được lệnh đi cứu Nhữ Nam. Chưa đầy một ngày quân thám thính báo cáo về Quan Công và Trương Phi đang bị vây chặt. Nghe tin, Huyền Đức muốn rút quân, lại sợ có quân mai phục của Tào Tháo. Đồng thời lại thấy Hứa Chữ tới khiêu chiến. Huyền Đức chẳng dám ra, sau đó chờ đêm tối thoát khỏi vòng vây. Đi được một quãng, lại thấy lửa đuốc sáng trưng, có tiếng hô: - Đừng để Lưu Bị chạy thoát! TAM QUỐC CHÍ 7 http://ebooks.vdcmedia.com Triệu Vân thưa: - Xin Chúa Công chớ lo và chạy theo tôi. Nói rồi hươ thương giục ngựa mở đường. Bên kia Hứa Chữ, Vu Cám, Lý Điển ào tới đánh, Triệu Vân cự với cả ba, Huyền Đức thừa cơ chạy thoát. Gần sáng, gặp quân Lưu Tích bảo vệ gia đình Huyền Đức chạy tới trong có cả Tôn Càng, Giảng Ung, Mê Phương, Mê Trước. Lưu Tích kể chuyện Hạ Hầu Đôn quá mạnh, không chống nổi, may có Quan Công tới nên mới chạy thoát. Huyền Đức lại hỏi Vân Truờng đâu, Lưu Tích khuyên nên chạy đã rồi sẽ tính sau. Nói chưa dứt thì một đạo binh Tào lại xuất hiện, nhìn ra là Trương Hấp. Trương Hấp kêu lớn: - Lưu Bị chớ chạy, có ta tới lấy đầu ngươi! Lưu Bị định trở lui thì lại có Cao Lãm chặn đường. Huyền Đức cả kinh than rằng: - Phen này mạng chúng ta hết rồi. Lưu Tích có rán cự địch, bị Truơng Hấp chém một đao bay đầu. Đang khi nguy khỗn, xảy một tướng xuất hiện tựa thiên thần đánh vùi với Cao Lãm rồi chém Cao Lãm chết tốt. Thì ra Triệu Vân xông tới cứu Huyền Đức, Trương Hấp đánh không nổi phải rút lui. Triệu Vân thừa thắng xông lên thì lại bị quân Tào vây bọc bốn phía. May thay lúc đó Vân Trường cùng Châu Thương, Quan Bình kéo tới, đánh một trận, quân Tào bị chết vô số, thì lại vừa gặp Trương Phi. Trương Phi báo Cung Đô đã chết về tay Hạ Hầu Đôn rồi. Tất cả sau đó họp binh lại ra mắt Huyền Đức. Tào Tháo thấy Huyền Đức chạy mất thì cũng thâu quân. LA QUÁN TRUNG 8 http://ebooks.vdcmedia.com Lúc ấy binh Huyền Đức chẳng còn đủ ngàn người, cờ quạt tan tác, Huyền Đức than rằng: - Ta quả là bất tài để liên lụy đến bao nhiêu người! Các tướng sĩ ai cũng rơi lụy. Tôn Càng nói: - Hỏng một lần, ta chớ ngã lòng. Sau đó tất cả bàn sang với Lưu Kiển Thăng ở Kinh Châu. Huyền Đức lo ngại Lưu Kiển Thăng không chịu. Tôn Càng xin đi trước để xem tình hình. Rồi đó Tôn Càng tìm ra mắt Lưu Biểu. Lưu Biểu hỏi: - Ông theo Huyền Đức, nay tới đây làm gì? Tôn Càng thưa: - Lưu Huyền Đức là anh hùng trong thiên hạ, nay vì bại binh nên có ý qua đầu Tôn Quyền. Tôi can rằng còn có Chúa Công đây cùng họ, sao không tìm Chúa Công mà giúp sức lựa là phải tìm đâu. Huyền Đức nghe ra cho nên sai tôi tới đây bái yết. Lưu Biểu liền mừng rỡ mà rằng: - Huyền Đức là hàng em ta, ta muốn gặp từ lâu, nay lại có ý theo ta thì hay lắm. Thái Mạo nói: - Huyền Đức chẳng tốt gì đâu, theo Lữ Bố rồi lại theo Tào, vừa rồi quay đầu Viên Thiệu. Nay dung nạp y sẽ mất lòng Tào Tháo. Tôn Càng cãi lại: - Lưu Sứ Quân há lại đem sánh với Lữ Bố, Viên Thiện sao? Nay ta luận lời để người về cùng Chúa Công là nghĩ đại sự về sau, há có phải bọn ta sợ chết đâu. Lưu Biểu cũng bảo Thái Mạo: - Lòng ta đã chấp thuận, ngươi đừng nói nữa. TAM QUỐC CHÍ 9 http://ebooks.vdcmedia.com Tôn Càng về kể lại, Huyền Đức liền cùng Quan, Trương, Triệu Vân ra mắt Lưu Biểu. Lưu Biểu đón tiếp về Kinh Châu. Tào Tháo hay tin muốn kéo quân đánh ngay. Trình Dục can rằng: - Viên Thiệu chưa trừ xong, vậy ta nên về Hứa đô dưỡng quân sang thu thì đánh lấy Hà Bắc. Tào Tháo y theo. Qua năm Kiến An thứ tám, Tào Tháo lại bàn chuyện đánh Viên Thiệu. Sai Hạ Hầu Đôn, Mãng Lũng trấn Nhữ Nam để Phòng Lưu Biểu, cho Tào Nhân, Tuân Úc giữ Hứa đô, còn bổn thân tiến sang Quan Độ. Nói về Viên Thiệu nhờ quân các quận kéo về chỉnh đốn nên đã tạm yên. Nhắc lại Viên Đàm, Viên Hy đem về giúp cha hơn 10 vạn binh, Viên Thiệu mừng lắm, toan đánh Hứa Xương, nhưng Thẩm Phối can binh chưa hồi phục hẳn, chớ nên khinh động. Còn đang bàn thì quân về báo Tào Tháo đã mang đại binh tới. Mọi người đều lo thì có Viên Thượng, con út Viên Thiệu, xin ra ngăn quân Tào. Viên Thiệu ưng thuận, Viên Thượng liền dẫn ba vạn binh kéo đi. LA QUÁN TRUNG 10 http://ebooks.vdcmedia.com HỒI 32 VIÊN THƯỢNG TRANH DÀNH ĐẤT KÝ CHÂU HỨA NHU ĐỊNH KẾ KHƠI CHƯƠNG HÀ Viên Thượng từ khi nghe cha muốn cho mình nối nghiệp thì vừa lo hai anh, lại vừa tự phụ nên một mình xuất quân ra Lê Dương. Bên Tào có Trương Liêu ra đón đánh, chừng vài hiệp thì Viên Thượng đã núng thế chạy miết về hướng Ký Châu. Viên Thiệu thất kinh, ói ra máu rồi té lăn xuống đất. Lưu phu nhân thấy bệnh tình nguy ngập nên kêu Thẩm Phối, Phùng Kỹ vào thảo luận. Viên Thiệu lúc đó không nói được nữa. Lưu Phu nhân hỏi có nên lập Viên Thượng không, Viên Thiệu gật đầu. Thẩm Phối liền làm di chúc cho Viên Thượng, xong xuôi Viên Thiệu la lên mấy tiếng, thở hắt ra mà chết. Bọn Thẩm Phối lo việc tang ma, Lưu phu nhân vỗn tánh hay ghen bắt năm tiểu thiếp của Viên Thiệu đem ra giết hết. Lại còn sợ vong hồn xuống âm ty gặp Viên Thiệu nên sai bằm mặt năm nguời này nát như tương. Phùng Kỷ, Thẩm Phối phò Viên Thượng lên làm Đại Tư Mã, thống lãnh ba quân. Lúc đó Viên Đàm ở U Châu họp Quách Đồ, Tân Bình lại thương nghị. Viên Đàm nói: - Bây giờ thì biết liệu sao? Quách Đồ nói: - Xin hãy đóng binh ngoài thành chờ động tĩnh, tôi xin vào trước tham dò đã. TAM QUỐC CHÍ 11 http://ebooks.vdcmedia.com Quách Đồ vào Ký Châu ra mắt Viên Thượng. Viên Thượng bảo: - Nay ta vâng theo di chúc của cha ta, sao anh ta chưa về? Qưách Đồ thưa: - Vì thân thể bất an nên chưa đi được. Viên Thượng kế đó phong cho Viên Đàm làm Xa Kỵ Tướng quân, khiến Viên Đàm đi đối địch với Tào Tháo. Lại sai Phùng Kỹ đem ấn tín giao cho Viên Đàm. Khi Phùng Kỹ đem ấn và lệnh ra quân cho Viên Đàm thì Viên Đàm giận lắm, muốn chém. Quách Đồ can: - Nay binh Tào làm dữ, ta hãy để Phùng Kỹ lưu lại đây cho an lòng Viên Thượng, phá Tào xong thì ta sẽ tranh Ký Châu cũng không muộn. Đàm bèn y theo. Đến Lê Dương, gặp binh Tào Tháo, Viên Đàm sai Uông Chiêu ra đánh. Từ Quáng ra nghênh địch, mới vài hiệp đã chém chết Uông Chiêu. Viên Đàm đại bại về cầu cứu Viên Thượng. Viên Thượng nghĩ nên mượn binh Tào mà trừ Viên Đàm cho khỏi hậu họa nên không chịu phát quân. Viên Đàm tức quá chém luôn Phùng Kỹ rồi bàn việc hàng Tào. Quân thám thính về báo với Viên Thượng. Viên Thượng lo Viên Đàm đầu Tào nên đành mang quân đi tiếp cho Viên Đàm. Hai tướng Lư Khoán và Lư Tường xin đi tiên phong. Viên Đàm được tin Viên Thượng đến cứu thì thôi đầu Tào, đồn binh trong thành. Còn Viên Thượng thì ở ngoài thành làm kế ỷ giác. Một ngày sau lại có Viên Hy và Cao Cán đến tiếp ứng. Sau đó hàng ngày hai bên đánh nhau, bên họ Viên thua luôn, bên Tào thì thắng mãi. LA QUÁN TRUNG 12 http://ebooks.vdcmedia.com Sau đó Viên Thượng bại một trận lớn, chạy về Ký Châu, Viên Đàm cố thủ, còn Viên Hy lo tiếp viện. Quách Gia bàn với Tào Tháo: - Viên Thiệu bỏ cả lập thứ, con cái bất hòa. Nay ta cứ trì huỡn tự khắc chúng nó sẽ lo trừ lẫn nhau. Bây giờ nên qua Kinh Châu đánh Lưu Biểu. Tào Tháo khen phải và kéo quân qua Kinh Châu. Viên Thượng nghe tin thì vật trâu bò mà ăn mừng. Còn Viên Đàm thì bảo Quách Đồ: - Cha ta nhường lại cho em ta, thực là bất công! Quách Đồ nói: - Muốn trừ Viên Thượng thì mời y ra ngoài thành mà phó yến rồi giết, có khó gì. Viên Đàm y kế, cho người sang mời Viên Thượng. Thẩm Phối biết rõ mưu Quách Đồ, bèn bày mưu cho Viên Thượng nên nhân kế tựu kế mà trừ Viên Đàm. Nghe lời, Viên Thượng liền mang quân đi đánh Viên Đàm. Đàm thấy cơ mưu bại lộ thì cũng mang quân ra đánh. Hai anh em đánh nhau mấy ngày thì Viên Đàm thua chạy về Bình Nguyên cố thủ. Thẩm Phối bảo Viên Thượng nên thừa thắng kéo thẳng sang Bình Nguyên mà diệt Viên Đàm cho dứt. Viên Thượng y theo, vây đánh Bình Nguyên thật gấp. Quách Đồ liền bàn với Viên Đàm: - Nay chi bằng đầu Tào để Tào đánh Viên Thượng. Viên Thượng tất phải rút thì lúc đó ta lại lo chống Tào. Viên Đàm nghe theo và viết thư cho Tào Tháo. Tào Tháo đang đồn binh ở Tân Bình để đánh Kinh Châu. Lưu Biểu sai Huyền Đức đi chống cự. Đang lúc đó thì Tào Tháo nhận được thư của Viên Đàm. Trình Dục thưa: TAM QUỐC CHÍ 13 http://ebooks.vdcmedia.com - Đây chẳng qua là y bị Viên Thượng đánh bại nên mới cầu mình, chứ y không thực. Nay ta cứ lo đánh Kinh Châu đã. Tuân Du nói: - Ý đó chưa hẳn là hay. Theo tôi Lưu Biểu là kẻ không tài ngồi mà bám vào địa vị, có chi là đáng lo. Còn đất Hà Bắc, hai thằng con nít nó đánh nhau, đây là dịp Trời cho để lấy Ký Châu, nếu chậm để người khác lấy thật uổng! Tào Tháo khen phải và vời Tân Tỷ vào hỏi. Tân Tỷ thưa: - Họ Viên làm mất lòng dân, tình hình điều đúng, binh thì thua luôn, anh em bất hòa, dù kẻ ngu cũng biết họ Viên sẽ bị đào thải. Nay chỉ có Hà Bắc là đất lớn, Chúa Công thâu đặng thì nghiệp bá phải nên. Còn Kinh Châu đang nước hòa dân thuận, chưa phải là lúc đả động. Tào Tháo khen Tần Tỷ không hết lời rồi đem binh qua Ký Châu. Huyền Đức thấy tự nhiên binh Tào kéo đi thì sanh nghi, chẳng dám đuổi theo và cũng rút binh về ra mắt Lưu Biểu. Viên Đàm thì dẫn hai tướng Lữ Khoán, Lữ Tuờng ra mắt Tào Tháo. Tháo hứa sẽ gả con gái cho Viên Đàm, sau đó Tháo mới lo chở lương thảo đầy đủ và cho quân đi dọc theo sông Tế Hà, sông Kỳ Thủy vào Bạch Câu. Lại sai Viên Đàm giữ Bình Ngnyên, còn Tháo dẫn quân tới Lê Dương, cho Lữ Khoán, Lữ Tường đi theo để điều động. Quách Đồ bàn với Viên Đàm: - Tháo hứa gả con gái cho Chúa Công là kế của y chớ không thực bụng đâu. Cho Lữ Tường, Lữ Khoán theo là mua chuộc lòng dân Hà Bắc. Nay Chúa Công sai làm hai ấn Tướng quân ban cho anh em họ Lữ, bảo họ làm nội ứng, chờ phá xong Viên Thượng thì khởi sự. Nào ngờ anh em họ Lữ được ấn xong liền vào báo cho Tào Tháo. Tháo cả cười mà nói: LA QUÁN TRUNG 14 http://ebooks.vdcmedia.com - Việc ấy để ta lo liệu. Từ đó Tào Tháo có ý muốn giết Viên Đàm. Viên Thượng thì bàn với Thẩm Phối: - Tào Tháo đang chờ lương, y không đánh gấp đâu. Ta nên lập tức đánh Viên Đàm trước rồi lo Tào Tháo sau thì mới yên. Nói rồi cho Thẩm Phối và Trần Lâm giữ Ký Châu, còn mình đem quân đi Bình Nguyên. Viên Đàm liền thông báo ngay sự thể cho Tào Tháo. Tào Tháo cả cưòi khi nghe tin và nói: - Thằng con nít thiệt vô dụng. Lần này Ký Châu về tay ta rồi. Đang bàn luận thì Hứa Nhu từ Hứa Xương về nói: - Tình hình chín mùi rồi mà Thừa Tướng không lấy Ký Châu, đợi cho Trời đánh Viên Đàm, Viên Thượng. hay sao? Tào Tháo đáp: - Ta đã lo liệu rồi. Xong lập tức cho quân bổ vây Ký Châu. Thẩm Phối ở trong hết sức cố thủ. Tào Tháo cho đắp núi đất cao quanh thành, dưới thì đào hầm để vô thành, nhưng bên trong hết sức canh phòng cẩn mật. Một bữa có tên Phùng Lễ đi tuần ở cửa Đông, vì say rượu nên trể nải, bị Thẩm Phối mắng mỏ nặng lời nên qua đầu Tào Tháo và mách Tào Tháo ở phía cửa Đông nhiều đất mà ít đá, đào vô thì tất thành công. Thẩm Phối ngày đêm cố thủ, chợt nhìn thay ngoài thành chẳng thấy ánh sáng chi hết, đi đến cửa Đông thì biết là có kẻ đào hầm, liền cho đem đá lấp kín, Phùng Lễ chết ở dưới. Tào Tháo về đóng quân ở Viên Thủy. Viên Thượng hay tin Ký Châu bị vây thì đem quân về cứu ứng. Mã Diên khuyên nên đi đường nhỏ cho khỏi phục binh. Quân dọ thám báo cho Tào Tháo biết, Tào Tháo bèn sắp đặt xong phương kế. TAM QUỐC CHÍ 15 http://ebooks.vdcmedia.com Viên Thượng tới cách Ký Châu 20 dặm thì đóng trại, và dạy quân chất củi, rơm đến tối thì làm hiệu cho Thẩm Phối, lại sai Lý Phu giả làm binh Tào đến bên thành và báo Thẩm Phối nên giả cho một ít quân già đầu Tào, rồi khi Tào không phòng ngừa thì đánh úp, tất thành công. Thẩm Phối đồng ý. Ngày hôm sau trên thành có biên đề mấy chữ: Bá tánh Ký Châu đầu hàng. Tào Tháo nói: - Đây là nó thiếu lương, cho bá tánh hàng để thừa dịp đổ binh ra. Bèn cho Trương Liêu, Từ Quáng mai Phục hai bên cửa. Khi thành mở thì dân chúng dắt nhau, cầm cờ trắng mà đi ra. Khi bá tánh ra vừa hết, Tào Tháo ra hiệu tức thì Trương Liêu, Từ Quáng xông vào đánh, binh Thẩm Phối vội lui vào thành, Tào Tháo cho đuổi theo gấp thì bị một mũi tên bắn vào mão, gần lủng tới đầu. Tào Tháo quay về chỉnh đốn lại hàng ngũ rồi kéo tới đánh Viên Thượng. Viên Thượng thua chạy, sai đi gọi Mã Diên, Trương Dĩ tới cứu, nào ngờ hai tướng này đã được chiêu dụ về hàng Tào rồi. Viên Thượng thua luôn, thấy giữ không nổi hạ trại ở đâu cũng bị đánh thì sai Thứ Sử Dự Châu là Ân Quì sang bên Tào xin hàng. Tào Tháo giả cho, nhưng nội đêm ấy cho cướp trại Viên Thượng. Thượng bỏ cả ấn tín, đơn thương độc mã chạy vào núi trốn. Riêng Thẩm Phối cố thủ Ký Châu rất nghiêm nên binh Tào chưa chiếm được. Hứa Nhu hiến kế nên đào hào sâu dẫn nước sông Chương Hà vào cho thành bị lụt. Tào Tháo y kế. Thẩm Phối cho là quân Tào đào không sâu thì không lo ngại nên không đề phòng. Nào ngờ đêm ấy binh Tào bội phần gắng sức đào sâu hơn hai trượng, nước Chương Hà tràn vào thành ngập tới mấy thước. Lúc đó quân sĩ trong thành đều gần chết đói, Tân Kỳ LA QUÁN TRUNG 16 http://ebooks.vdcmedia.com ra chiêu an dân chúng để cùng đầu hàng thì bị Thẩm Phối chém chét, liệng thủ cấp ra ngoài. Thẩm Vinh là bạn Tân Kỳ tức thời mở rộng các cửa thành, quân Tào tràn vào; Thẩm Phối bị Từ Quáng bắt trói giải ra. Tào Tháo dụ hàng, Thẩm Phối không chịu, thà làm ma cho họ Viên. Tào Tháo đành cho giết nhưng thương tiếc là nguời trung nghĩa nên làm ma chay tử tế. Tào Tháo sắp sửa dẫn quân vào thành thì lại thấy giải một người tới. Nhìn kỹ thì ra là Trần Lâm. Tào Tháo hỏi: - Lúc trước mi làm tờ hịch kể tội ta hay lắm, nhưng nói ta là đủ, sao lại nói đến cả ông bà ta làm gì. Trần Lâm nói: - Ở trên cung không bung không được! Kế đó vì mến tài mà Tào Tháo không chém, lại cho làm chức Tùng Sự. Nói về con trai lớn của Tào Tháo là Tào Phi vừa mười tám tuổi. Khi sanh Phi thì có vầng mây xanh đỏ tròn như cái tàn bao phủ cả nhà. Phi thông minh, giỏi thơ, kỵ xạ, múa gươm đều hay. Lúc đó Phi cũng có mặt ở Ký Châu. Bữa nọ, dạo chơi vào phủ Viên Thiệu thấy có hai người đàn bà đang khóc thì vung gươm toan chém. Chợt có một luồng hào quang đỡ lại. TAM QUỐC CHÍ 17 http://ebooks.vdcmedia.com HỒI 33 TÀO PHI HAM SẮC NẠP DANH THỊ QUÁCH GIA TÍNH KẾ ĐỊNH LIÊU ĐÔNG Tào Phi liền ngừng tay hỏi: - Hai người là ai? Hai người thưa là Lưu Thị vợ Viên Thiệu và Danh Thị vợ của Viên Hy. Tào Phi kêu Danh Thị lại gần, thay mặt mũi lọ lem lấy tay áo mà lau, thay lồ lộ một sắc đẹp mê hồn. Tào Phi liền bảo Lưu Thị: - Ta là con Thừa Tướng sẵn lòng bảo vệ cho các người, xin đừng buồn! Khi đó Tào Tháo vào Ký Châu; tới cửa thành có Hứa Nhu cầm roi chỉ Tào Tháo mà nói: - A Man, không có ta, liệu có vô được cửa thành này chăng? Chư tướng đều giận tím mặt, Tào Tháo cười, tảng lờ. Đến phủ Viên Thiệu, hỏi có ai ở trong không? Quân thưa: - Có Công Tử ở trong. Tháo bước vào, Lưu Thị vội quì ra mắt, Tháo cũng đáp lễ, rồi nạt Tào Phi: - Ai cho ngươi vào đây? Lưu Thị vội nói: - Nhờ Công Tử mà chúng tôi được an toàn nên đã nguyện cho Danh Thị đây theo hầu Công Tử. Tào Tháo nhìn Danh Thị rồi chấp nhận. Sau đó Tào Tháo lại viếng mộ Viên Thiệu, cúng tế đàng hoàng. LA QUÁN TRUNG 18 http://ebooks.vdcmedia.com Ngày kia, Hứa Chữ qua cửa thành; Hứa Nhu lại nói: - Không có ta, bọn ngươi có vào được thành này không? Hứa Chữ cho luôn một gươm rồi xách đầu Nhu vào trình Tào Tháo. Tào Tháo làm ra vẻ thương tiếc một hồi. Sau đó, Tháo cho rao khắp Ký Châu để chiêu nạp người hiền. Có Thôi Đạm là người hay hiến kế hay cho Viên Thiệu mà Viên Thiệu không chịu nghe, nay Tháo vời ra ban cho chức Biệt Giá Tùng Sự. Nói về Viên Thượng khi đó thì qua đầu Viên Hy. Còn Viên Đàm từ ngày theo Tào thì đóng quân ở Bình Nguyên, ngày kia được Tào Tháo gọi về Ký Châu nhưng nghi ngại lần chần không đi nên Tào Tháo đến vấn tội. Viên Đàm lại chạy về Nam Bì và viết thư cầu cứu Lưu Biểu. Lưu Biểu mời Huyền Đức thương nghị. Huyền Đức nói: - Anh em họ Viên như vậy, giúp chỉ mất công tôi, Tào Tháo thì hay dòm ngó Kinh Châu, vậy dưỡng quân chờ thời là hơn. Lưu Biểu liền bác đơn cầu viện của Viên Thượng. Tào Tháo thì đuổi theo Viên Đàm tới tận Nam Bì, vây thành rất ngặt. Viên Đàm lại ra hàng nữa, và cho Tân Bình đến nói trước với Tào Tháo. Tháo mắng: - Thằng đó phản phủc quá lắm, rồi đuổi Tân Bình về. Quách Đồ bảo: - Mai đành cho bá tánh đi trước, binh theo sau, liều chết một phen mà giải vây. Hôm sau cứ y vậy mà làm, nào ngờ Tào Tháo đánh luôn, bá tánh chết lây vô số. Quách Đồ bị tên mà thác. Tháo vào Nam Bì vỗ an dân chúng, chém Viên Đàm, bêu đầu làm lịnh. TAM QUỐC CHÍ 19 http://ebooks.vdcmedia.com Chợt có một người ôm thây Viên Đàm mà khóc. Tra hỏi thì ra Vương Tu, làm Biệt Giả ở Thanh Châu. Tào Tháo hỏi thì Vương Tu đáp xin chôn cất cho chủ là Viên Đàm rồi chịu chết. Tào Tháo than rằng: - Đất Hà Bắc nhiều người giỏi, tiếc thay Viên Thiệu không biết dùng! Bèn cho Vương Tu chôn cất Viên Đàm, lại phong cho Tu làm Trung Lang Tướng. Tào Tháo hỏi Vương Tu muốn bắt Viên Hy thì làm thế nào? Vương Tu nín thinh. Tào Tháo lại khen mà không bắt tội. Sau đó Tháo cho các tướng cũ của họ Viên là Tiêu Xúc, Trương Nam, Lữ Khoán, Lữ Tường đánh U Châu, sai Lý Điển, Nhạc Tấn, Trương Yên đánh Tịnh Châu. Cuối cùng cả Viên Thượng, Viên Hy chạy qua Liêu Đông đầu hàng. Thứ Sử U Châu là Ô Hoàng Xúc bàn việc phản họ Viên mà đầu Tào. Hàn Thành nói: - Chúa bại nước suy thì làm tôi không cứu được đã thiếu nghĩa rồi, có đâu mà lại đầu hàng. Ô Hoàng Xúc nói: - Việc này là việc lớn, một người không chịu cũng không sao. Nói rồi cho Hàn Thành đi và tự kéo quân sang đầu. Tào Tháo phong Ô Hoàng Xác làm Trấn Bắc tướng quân. Sau đó Tháo kéo đại binh sang Tịnh Châu. Các tướng bàn kế trá hàng. Tào Tháo y theo cho Lữ Khoán, Lữ Tuờng dẫn quân đến bên thành mà kêu: - Chúng ta là bộ tướng của Viên Thượng nay chạy được về đây giúp Cố Chúa. Tướng giữ Tịnh Châu là Cao Cáng cho gọi vào. LA QUÁN TRUNG 20 http://ebooks.vdcmedia.com Hai người vào quì lạy rồi thưa: - Quân Tào mới đến còn mỏi mệt, đêm nay chúng tôi xin đi cướp trại, ắt thành công. Cao Cáng tin lời. Đêm ấy họ Lữ đi trước. Cao Cáng đi sau, tới trại Tào thì pháo lệnh nổ vang, Cao Cáng biết trúng kế định lui binh thì Nhạc Tấn, Lý Điển đã đoạt mất thành. Cao Cáng tìm đường mà chạy. Qua bờ cõi Thuyền Vu gặp Vua Phiên là Tả Hiền vương. Cao Cáng quì mà thưa: - Tào Tháo tóm thâu thiên hạ, nay lại có ý xâm phạm quí quốc. Tả Hiền Vương nạt rằng: - Tào Tháo với ta chẳng có chuyện gì,. ngươi lại muốn xua ta vào vòng binh lửa hay sao? Túng thế, Cao Cáng về đầu Lưu Biểu đi nửa đường thì bị Vương Đạm giết, mang thủ cấp dâng Tào Tháo. Tháo phong cho Vương Đạm làm Liệt Hầu. Lấy xong Tinh Châu, Tháo quay sang Liêu Tây để đánh Viên Hy, Viên Thưọng. Tào Hồng thưa: - Bọn chúng bại trận luôn, xô đẩy tới cùng thì chúng chạy ra Sa Mạc. Phỏng như Lưu Bị, Lưu Biểu thừa cơ đánh Hứa đô ta quay về không kịp thì làm sao? Quách Gia đáp: - Ông nói sai rồi, quân Sa Mạc nó ỷ đường sá cản trở không phòng bị kỹ. Ta đánh thì toàn thắng. Tào Tháo y lời, nhắm Sa Mạc mà tiến quân. Đường trường vất vả, Quách Gia thọ bệnh, Tào Tháo thương cảm lắm có ý quay về. Quách Gia can và nói: - Nay cần tiến mau nữa, chỉ lựa binh khoẻ mang theo ít đồ, có hướng đạo giỏi đi đường tắt thì thành công đến nơi. TAM QUỐC CHÍ 21 http://ebooks.vdcmedia.com Tào Tháo y theo và để Quách Gia ở lại dưỡng bệnh, lại lựa Điền Trù, nguyên bộ hạ của họ Viên, thông thạo đường lối làm hướng đạo. Điền Trù mách nên cho quân trở lui và đi dọc theo vàm Lư Long khỏi truông Bạc Đầu ra tới đất trống thì thấy Liễu Thành, đánh úp thì toàn thắng. Tào Tháo nghe lời, kéo binh đi, gần tới thì quân báo có quân Mạc Đặt do Viên Hy và Viên Thượng dẫn đầu đang tập trung ở đây. Tháo lên chỗ cao xem, thấy quân Mạc Đặt vô kỷ-luật bèn truyền lệnh đánh ngay. Trương Liêu, Vu Cấm, Từ Quáng, Hứa Chữ cùng đánh, quân Mạc Đặt rối loạn hàng ngũ, tướng Mạc Đặt qui hàng hết. Viên Hy, Viên Thượng lại chạy qua Liêu Đông. Trận ấy, Tào Tháo bắt được hàng ngàn ngựa tốt, rồi rút binh về. Về tới Dịch Châu, Tào Tháo nói với tướng sĩ: - Lúc trước ra quân đường xa cũng là kế liều, nay được thành công, đó là nhờ tất cả mọi người đồng lao cộng tác, khổ sở vô cùng ; chớ một mình ta thì có làm gì được đâu. Nói rồi mở kho lấy tiền bạc khao thưởng tướng sĩ ba quân, ai nấy đều vui mừng hả dạ. Về tới nơi thì có tin báo Quách Gia đã chết, linh cữu còn quàng ở công quán. Tào Tháo tế lễ, khóc nói vói chư tướng: - Các ông với ta cùng một tuổi. Duy có Phụng Hiếu nhỏ hơn cả, những tưởng giúp nhau còn lâu, nào ngờ mới đây mà Trời đã hại ta, thiệt là đau đớn. Lại có quân dâng một búc thư của Quách Gia di ngôn lại khi gần chết. Tào Tháo xem thư rồi gật đầu, các quan chẳng hiễu thư nói gì hết. Hôm sau Hạ Hầu Đôn vào trình: - Viên Hy, Viên Thượng đã đầu Thái Thú Liêu Đông là Công Tôn Khương. LA QUÁN TRUNG 22 http://ebooks.vdcmedia.com Công Tôn Khương bấy lâu vẫn không có ý phục ta, xin Thừa Tướng cho tôi đi dẹp quách? Tào Tháo cười: - Các ông khỏi nhọc sức, Công Tôn Khương sắp mang đầu họ Viên tới để các ông coi! Các tướng cười thầm không tin. Nói về anh em họ Viên qua đầu Công Tôn Khương. Công Tôn Khương nhóm tướng sĩ thương nghị. Công Tôn Cung nói: - Trước đây Viên Thiệu luôn dòm ngó Liêu Đông. Nay anh em họ Viên lại có ý nhờ đất ta mà dụng võ. Thâu nạp chúng thì Liêu Đông nguy. Chi bằng giết phứt đi mà dâng Tào Tháo, ấy là lợi nhứt. Công Tôn Khương nghe lời, cho đao phủ mai phục rồi gọi anh em họ Viên vào. Vừa vào đã bị quân đao phủ ào ra chém cả hai. Đầu Viên Hy, Viên Thượng đuợc bỏ vào quách nhỏ đem dâng Tào Tháo. Ngày nọ, Tào Tháo đang ngồi nghỉ thì Trương Liêu vào thưa xin cho về Hứa đô để phòng Lưu Biểu. Tào Tháo thủng thỉnh nói: - Chờ đầu anh em họ Viên đã. Bỗng quân vào báo Công Tôn Khương cho mang đầu họ Viên đến dâng nạp. Chư tướng đều thất kinh. Tào Tháo cười nói: - Không khỏi tiên đoán của Quách Phụng Hiếu! Sau đó Tào Tháo phong cho Tôn Khương chức Tả tướng quân. Rồi mới lấy thư của Quách Gia cho mọi người xem. Thư rằng: "Hy, Thượng đầu Liêu Đông. Chúa Công khỏi đi đánh vì Công Tôn Khương thù họ Viên bấy lâu, nay sẽ giết anh em họ Viên mà cầu cạnh đến Chúa Công, xin Chúa Công cứ bình tâm chờ kết quả". TAM QUỐC CHÍ 23 http://ebooks.vdcmedia.com Mọi ngưòi đều khâm phục Quách Gia. Sau đó Tháo thâu quân về Ký Châu. Bọn Trình Dục thưa: - Nay mạn Bắc đã yên, xin lo việc đánh Giang Nam. Tào Tháo nói: - Đó cũng là ý ta. Đêm ấy, Tào Tháo nhìn sao sáng trên trời, thấy Phương Nam có vương khí thì nói: - Chưa nên đánh Giang Nam. Chợt có một luồng sáng từ đất bay lên. Tuân Du thưa: - Nhất định có của báu ở nơi đó. Sai người cứ chỗ ấy đào thì lấy đuọc một con chim sẻ bằng đồng. Du thưa: - Mẹ Vua Thuấn mơ thấy chim sẻ vào bụng mà sanh Vua Thuấn, nay Thừa Tướng bắt được chim sẻ, ấy là điềm tốt. Tào Tháo cả mừng, sai làm đền Đồng Tước ở bên sông Chương Hà, toà giữa cao nhất gọi là Đồng Tước, bên tả gọi là Ngọc Long, bên hữu gọi là Kim Phượng, cỏ hai cái cầu bắc vào chính giữa, làm theo kiểu do Tào Thực là con nhỏ của Tào Tháo phác họa. Tháo định sẽ vui tuổi già ở đây. LA QUÁN TRUNG 24 http://ebooks.vdcmedia.com HỒI 34 THÁI PHU NHÂN LÉN NGHE CHUYỆN MẬT LƯU HUYỀN ĐỨC QUA VỰC ĐÀN KHÊ Tào Tháo cho Tào Phi, Tào Thực ở lại hoàn thành đền đài, còn thì kéo cả về Hứa đô. Sáu mươi vạn tàn quân của Viên Thiệu từ nay tay Tào Tháo và sự nghiệp Viên Thiệu kễ như chấm dứt. Huyền Đức thường ngày thương nghị với Lưu Biểu, ngày kia có tin Tào Tháo dẹp xong họ Viên, kéo về Hứa đô ; thanh thế thực lẫy lừng. Lưu Biểu hỏi nếu Tào Tháo đem binh tới Giang Nam thì phải làm sao? Huyền Đức thưa phải sai ngay bọn hổ tướng đi trấn các nơi hiểm yếu đã. Lưu Biểu đồng ý. Thế là Vân Trường đi trấn Cố Tử Thành, Trương Phi trấn Nam Việt, Triệu Vân giữ Tam Giang, còn Lưu Bị ở lại Kinh Châu. Thái Mạo lén nói với Thái phu nhân: - Lưa Bị ở Kinh Châu ắt sẽ gieo họa. Thái phu nhân đêm đó nói với Lưu Biểu: - Tôi nghe nhiều người lui tới với Huyền Đức, nay nên sai va đi chỗ khác thì hơn. Lưu Biểu không nghe. Qua bữa sau, Lưu Biểu thấy Huyền Đức cưỡi con ngựa tốt, Lưu Biểu khen, Huyền Đức liền dâng ngay cho Lưu Biểu. Lưu Biểu cưỡi về. Khoái Việt nói: - Ngựa có đốm ở mắt, Chúa Công cưỡi sẽ mang hại. TAM QUỐC CHÍ 25 http://ebooks.vdcmedia.com Hôm sau, Lưu Biểu liền trả lại ngựa cho Huyền Đức. Huyền Đức tạ ơn lãnh về. Lưu Biểu lại sai Huyền Đức đi trấn nhậm huyện Tân Giả. Huyền Đức vâng chỉ đi ngay. Trấn nhậm ở Tân Giả, dân tình được an cư lạc nghiệp. Ngày kia nghe tin Tào Tháo bận việc quân phương Bắc, Huyền Đức thưa với Lưu Biểu nên đánh Hứa Xương. Lưu Biểu nói: - Ta có Kinh Châu hơn 9 quận còn đánh Hứa đô làm chi! Huyền Đức lại bỏ về Tân Giả. Một ngày kia, có sứ của Lưu Biểu mời Huyền Đúc về hội kiến. Huyền Đức đi ngay, tới nơi Lưu Biểu mời vào ăn uống, rồi nói: - Tào Tháo đang dưỡng bệnh ở Hứa đô ý muốn dòm Kinh, Tương. Anh rất tiếc không nghe em lúc trước. Huyền Đức nói: - Cơ hội chưa phải là hết, sau này anh chịu nghe theo thì cũng không muộn. Lưu Biểu chợt sa lụy, Huyền Đức vội hỏi vì sao. Lưu Biểu nói: - Anh có chuyện riêng, nhưng chưa tiện nói. Huyền Đức lại nói: - Anh có gì căn bảo em, dù chết em cũng không ngại. Lưu Biểu liền kễ: - Anh có hai vợ. Vợ lớn là Trần Thị sanh được Lưu Kỳ. Vợ nhỏ là Thái Thị sanh được Lưu Tông, tính chất thông minh, anh muốn cho nó kế nghiệp mà còn trù trừ chưa quyết. Huyền Đức thưa: - Bỏ cả lập thứ, e sanh nhiều chuyện. Lưu Biểu lại hỏi: - Em bình sinh chí cả, vậy ở đây có dự định gì chưa? Huyền Đức thưa: LA QUÁN TRUNG 26 http://ebooks.vdcmedia.com - Em chưa có căn bản nên phải chờ thời cơ. Huyền Đức thì nghĩ sao nói vậy, mà Lưu Biểu thì không vui. Thấy vậy Huyền Đức giả say rồi xin về. Thái phu nhân tỉ tê cùng chồng rằng: - Lưu Bị có ý đoạt Kinh Châu chứ chẳng không. Phu quân liệu mà trừ y cho sớm. Biểu không nói gì. Thái Phu nhân triệu Thái Mạo vào hỏi. Mạo nói: - Tôi xin đến quán dịch trừ y cho rồi, sau sẽ báo chúa công rõ. Phu nhân gật đầu. Canh ba đêm đó, Lưu Bị còn đọc sách thì có người xin vào xem ra Y Tịch. Y Tịch biết ý của Thái Mạo nên báo gấp cho Huyền Đức. Huyền Đức nói: - Chưa từ biệt Kiển Thăng, sao mà đi được? Y Tịch nói: - Chờ từ biệt thì ông nguy rồi! Huyền Đức nghe ra liền cùng tâm phúc lên ngựa chạy miết về Tân Giả. Thái Mạo chạy tới, thấy Huyền Đưúc đã trốn, nghĩ một lát rồi đề bài thơ lên vách: Lúng túng giữa đời Thẹn với đất trời Rồng kẹt nơi vũng Cũng chỉ chờ thời Sau đó Thái Mạo mời Lưu Biểu đến đọc thơ, Thái Mạo nói: - Y ý phản phúc nên lời thơ bày ra đó. Lưu Biểu vẫn chưa tin mà nói: - Xưa nay Huyền Đức có thi phú gì đâu. Thái Mạo liền chạy tót về thưa lại Thái phu nhân, sau nghĩ ra trò phó yến để hại Huyền Đức. TAM QUỐC CHÍ 27 http://ebooks.vdcmedia.com Hôm sau Thái Mạo trình Lưu Biểu: - Năm nay được mùa, nên mời hết các quan ở Châu Quận về thết đãi, đồng thời để lưu ý họ đến nhiệm vụ mỗi người. Lưu Biểu nói: - Vậy cũng đặng, nhưng ta trong mình không khoẻ vậy nên mời Huyền Đức đại diện cho ta. Thái Mạo mừng quýnh, thưa lại Thái phu nhân rồi mời Huyền Đức qua Tương Dương phó yến. Huyền Đức từ khi lỡ lời với Lưu Biểu thì còn ân hận mãi. Nay nghe có sứ mời, thì triệu hai em vào thương nghị. Vân Trường nói: - Lưu Biểu chưa hẳn nghi ngờ anh, vậy anh nên đi nếu không, mối nghi kia sẽ thành sự thực. Truơng Phi nói: - Hội hè không tốt thì đi làm gì! Triệu Vân thì nói: - Tôi xin lãnh 300 quân kỵ đi theo bảo vệ Chúa Công. Huyền Đức nói: - Triệu Vân đi theo thì an tâm rồi. Kế đó cùng Triệu Vân đi phó yến. Tới Tương Dương, đã có mặt các quan chín quận, bốn mươi mốt châu, lại có hai vị công tử Lưu Kỳ, Lưu Tông cùng tham dự với Thái Mạo. Lưu Kỳ thưa: - Cha tôi bị yếu nên nhờ chú thay mặt. Huyền Đức nói: - Đúng ra Chú không dám đại diện như vậy, nhưng Lưu Chúa Công đã dạy thì phải tuân lời. Bửa sau, Thái Mạo bàn việc cùng Khoái Việt. Thái Mạo nói: - Lưu Bị có manh tâm nên phải trừ đi mới được. LA QUÁN TRUNG 28 http://ebooks.vdcmedia.com Khoái Việt e sợ mất lòng tin cậy của dân chúng. Mạo h'n đưa mật chiếu ra, Việt mới đồng ý tiến hành mưu kế. Mạo nói: - Phía Đông, ta cho Thái.Hòa chặn giữ, phía Nam thì có Thái Trung, Phía Bắc có Thái Huân, duy phía Tây thì không cần cử ai vì có sông Đàng Khê ngăn rồi, có cánh cũng không thoát. Khoái Việt nói: - Tôi thấy có Triệu Vân đem ba trăm quân theo hộ vệ gắt lắm. Mạo nói: - Đừng lo vì ta cho phục tới năm ngàn quân ở bên trong rồi. Ngày ấy, tiệc yến rất lớn, Huyền Đức tới, các quan tiếp đón ngồi vào giữa, hai công tử hai bên, còn Triệu Vân thì cầm guơm đứng sau Huyền Đức. Lúc ấy Vương Oai và Văn Sánh vào mời Triệu Vân ra dự tiệc với các tướng bên ngoài. Triệu Vân không đi thì Huyền Đức lại bảo cứ đi nên Triệu Vân phải tuân lời. Rượu vài tuần thì có Y Tịch nháy Huyền Đức. Huyền Đức giả vờ xin ra thay áo thì Y Tịch bảo ngầm: - Quân Thái Mạo mai phục tứ phía, ông đi ngay, chớ có chần chờ ; Y Tịch lại dặn chạy ra cửa Tây, nơi ấy không có quân phục. Huyền Đức thất kinh, ra vườn nhảy tót lên ngựa, theo cửa Tây mà chạy. Quân báo Thái Mạo, Mạo vội đem quân đuổi gấp. Khi tới Đàng Khê. Huyền Đức than rằng: - Con sông này thì hết mong qua rồi! Đàng sau thì binh mã Thái Mạo ầm ầm rượt tới, Huyền Đức phen này chắc chết, bèn giục ngựa chạy thẳng xuống sông, người ngựa đều ngập nước. Huyền Đức bỗng nhiên giơ roi thật cao rồi hô lớn: - Đích Lô! Đích Lô! Kim nhựt phòng ngô. Tức thời con ngựa bỗng nhảy vọt lên cao, bay tuốt sang bờ bên kia. TAM QUỐC CHÍ 29 http://ebooks.vdcmedia.com Huyền Đức nhắm mắt mà như ngồi trên mây trên gió. Qua được bờ, áo xiêm còn ướt mà vẫn ngờ chiêm hao, tâm trí như ngây. Ngó sang bờ bên kia, thấy Thái Mạo và quân sĩ đang ngơ ngơ ngác ngác. Huyền Đức hỏi với: - Cớ gì mà ông cứ định giết tôi như vậy? Thái Mạo nói thác: - Giữa tiệc, sứ quân bỏ đi nên tôi đi tìm đó chớ. Nói vậy mà tay thì giuơng cung sắp bắn. Huyền Đức vội chạy tuốt. Thái Mạo không làm gì được, nói với thủ hạ: - Hay là có thần nhân giúp va chăng? Nói rồi toan về thì chợt Triệu Vân dẫn quân Kỵ chạy tới hỏi lớn: - Chúa Công tôi đâu? Thái Mạo nói: - Vừa thấy ở đây, mà không biết đi đâu rồi. LA QUÁN TRUNG 30 http://ebooks.vdcmedia.com HỒI 35 HUYỀN ĐỨC VUI MỪNG GẶP ẨN SĨ ĐƠN PHƯỚC CÓ DỊP HẦU ANH QUÂN Triệu Vân liền nạt Thái Mạo: - Ngươi mời Chúa Công ta phó yến mà sao lại rượt theo như vậy? Thái Mạo nói: - Đông đủ văn võ chín Quận, ta là thượng tướng mà không theo bảo vệ Lưu sứ quân chăng? Nghe nói có lý, Triệu Vân liền bõ đi kiếm, kiếm hoài không thấy thì trở về Tân Giả. Huyền Đức vượt Đàng Khê thì gặp một mục đồng liền hỏi thăm đường về Tân Giả. Mục đồng hỏi: - Ông có phải là Huyền Đức không? Huyền Đức lạ lắm, hỏi làm sao mà biết. Đứa trẻ nói: - Thầy tôi có khách là cứ bàn đến tên ông và tả hình dạng mặt mày.Tôi thấy giống nên hỏi vậy thôi. Huyền Đức hỏi thầy là ai, mục đồng nói: - Tư Mã Huy, tự Đức Thái, hịệu là Thủy Kính tiên sinh. Huyền Đức lại hỏi, thầy chơi với ai. Mục đồng nói: - Chơi với Đức Công và Bàng Thống đều ở Tương Dương. Huyền Đức hỏi thăm nhà, mục đồng chỉ bụi cây um tùm xa xa mà nói: ở đấy. Huyền Đức nói: - Ta chính là Huyền Đức, vậy đưa ta ra mắt thầy ngươi. TAM QUỐC CHÍ 31 http://ebooks.vdcmedia.com Mục đồng đưa về nhà thì ở trong tiếng đàn văn vẳng khoan thai. Bỗng tiếng đàn im, có người bước ra nói: - Tiếng đàn nổi âm thanh khác, chắc có anh hùng lén nghe. Mục đồng chỉ nói: - Thủy Kính tiên sinh đó. Huyền Đức vội thưa: - Tôi là Huyền Đức xin bái yết tiên sinh. Kính hỏi luôn: - Nghe ông bấy lâu ôm chí cả, chẳng hay nghiệp lớn nên chưa? Huyền Đức thưa rằng vận hạn đang gặp gian nguy. Thủy Kính nói: - Đó là vì tả hữu thiếu người giúp đỡ. Huyền Đức kễ tên Tôn Hoàng, Mê Trước, Giảng Ung, Quan Công, Trương Phi, Triệu Vân. Thủy Kính đáp: - Quan, Trương. Triệu sức đánh muôn người nhưng thiếu người điều khiển. Tôn Càng, Mê Truớc v. v... đều là bạch diện thơ ainh, chưa phải là kinh luân tế thế. Huyền Đức hỏi phải làm sao. Thủy Kính nói: - Ở đây nhiều người tài, ông nên tìm cho ra. Huyền Đức hỏi là ai và xin được chỉ bảo. Thủy Kính nói: - Phục Long, Phụng Sồ, được một trong hai vị ấy thì an thiên hạ. Huyền Đức lại hỏi: - Phục Long, Phụng Sồ là ai? Thì Thủy Kính cười, vỗ tay mà khen: Tốt! Tốt! Rồi Thủy Kính bảo mai sẽ chỉ dẫn cho. Nói rồi giữ Huyền Đức ngủ lại. LA QUÁN TRUNG 32 http://ebooks.vdcmedia.com Huyền Đức tới canh ba cũng chưa ngủ được, lắng nghe có người nói chuyện với Thủy Kính: - Nghe Lưu Kiển Thăng chiêu hiền, tôi toan đến tìm nhưng lại e va là người nhu nhược nên lại đang tìm nơi khác. Thủy Kính đáp: - Tài như ông thì sao lại tìm hạng người như Kiển Thăng. Có hào kiệt ở đây sao ông không rõ? Người ấy đáp: - Phải. Huyền Đức nghe vậy thì mừng lắm. Sáng ra Huyền Đức buột miệng hỏi: - Đêm qua, tiên sinh nói chuyện với ai thế? Thủy Kính đáp: - Đó là bạn tôi, hiện đã đi tìm minh chúa rồi. Huyền Đức hỏi là ai, thì Thủy Kính lại reo lên: 'Tốt! tốt!'. Huyền Đức lại năn nỉ Thủy Kính ra giúp mình. Thủy Kính nói: - Tôi là kẻ thích ở ẩn, sẽ có người tài hơn ra giúp. Đang đàm đạo thì tiểu đồng vào thưa có một đạo binh mã tới. Huyền Đức ra xem thì là Triệu Vân. Triệu Vân mừng rỡ thưa: - Tôi hỏi thăm mãi mới biết Chúa Công ở đây. Huyền Đức liền từ giã Thủy Kính, cùng Triệu Vân về Tân Giã. Nửa đường lại gặp Vân Trường và Trương Phi kéo đến. Huyền Đức kể chuyện bay ngựa qua sông Đàng Khê, mọi người đều lấy làm lạ. Tôn Càng nói: - Phải viết thư về vụ này cho Kiển Thăng biết. Huyền Đức liền viết thư và cho Tôn Càng mang sang Kinh Châu. TAM QUỐC CHÍ 33 http://ebooks.vdcmedia.com Lưu Biểu đọc rồi gọi Thái Mạo vào mà nặng lời khiển trách. Trong khi tức giận, Luu Biểu rút gươm toan chém, may có Thái phu nhân chạy ra xin, Thái Mạo mới thoát. Lưu Biểu liền sai Lưu Kỳ sang tạ lỗi với Huyền Đức. Hai chú cháu tâm sự cùng nhau. Lưu Kỳ kể là Thái Phu nhân tức mẹ ghẻ cũng có ý hại mình nữa. Nói rồi oà khóc. Huyền Đức khuyên cứ giữ trọn đạo làm con thì nạn nào cũng qua. Sau đó Lưu Kỳ tạ từ chú mà về. Huyền Đức tiễn cháu đi xong thì gặp một người bịt khăn đen, mình mặc áo vải, vừa đi vừa hát: Sơn hà ngửa nghiêng Đền đài muốn đổ Trên núi người hiền Ai là minh chúa? Huyền Đức nghĩ đây hẳn Phục Long hay Phụng Sồ. Nghĩ rồi mời luôn về huyện, hỏi thăm danh tánh. Người ấy nói: - Tôi là Đơn Phước ở Dĩnh Thượng vốn nghe tiếng ngài nên muốn tìm đến phò tá. Huyền Đức mừng lắm, tiếp đãi vào bậc thượng tân. Đơn Phước nói: - Sứ Quân có con ngụa sát chủ, cưỡi nó sẽ mang họa. Huyền Đức nói: - Nó vừa cứu mạng tôi ở Đàng Khê. Đơn Phước nói: -Dù vậy cũng sát chủ sau này. Tôi có một phép trừ đặng. Huyền Đức hỏi phép gì? Đơn Phước nói: LA QUÁN TRUNG 34 http://ebooks.vdcmedia.com - Sứ quân có ai là thù thì tặng cho họ cưỡi, người thù ấy chết rồi thì cưỡi rất quí. Huyền Đức tỏ vẻ không bằng lòng mà rằng: - Chết, sao tiên sinh lại dạy tôi điều thiếu nhân đức ấy. Đơn Phuớc cả cười mà rằng: - Tôi thử đó thôi! Huyền Đức cũng chợt hiểu rồi tạ lỗi, phong cho Đơn Phước làm quân sư. Nói về Tào Tháo lấy xong Ký Châu thì dòm ngó Kinh Châu nên sai Tào Nhân, Lý Điển, dẫn Lữ Khoáng, Lữ Tường ra Phàn Thành dò la tin tức Kinh Châu. Lữ Khoáng nói với Tào Nhân rằng: - Lưu Bị đang chiêu binh mãi mã nơi Tân Giả, phải lo trừ y cho sớm. Tào Nhân hỏi tình hình binh lực Huyền Đức ra sao, Lữ Khoáng nói hiện nay cũng chưa đáng lo và xin cùng Lữ Tường ra binh, mang đầu Huyền Đức về nạp. Tào Nhân liền cho đi. Lữ Khoáng, Lư Tường kéo binh ngay sang Tân Giả. Huyền Đức vời Đơn Phước vào thương nghị. Đơn Phuớc nói: - Chớ để giặc lấn bờ cõi. Nên khiến Quan Công dẫn binh qua phía tả đánh vào trung lộ của nó. Trương Phi bên hữu đánh hậu lộ. Còn Chúa Công dẫn Triệu Vân đánh tiền lộ của nó. Huyền Đức y lời mà phát binh. Giữa đường, gặp binh Tào kéo tới, Huyền Đức mắng: - Ngươi là chi mà xâm phạm bờ cõi của ta? Lữ-Khoáng đáp: - Ta là đại tướng vâng mạng Thừa Tưóng đến lấy đầu ngươi. Triệu Vân thúc ngựa ra đánh, được vài hiệp thì Lữ Khoáng đã rụng đầu. TAM QUỐC CHÍ 35 http://ebooks.vdcmedia.com Lữ Tường chống đỡ không nổi, binh Tào cả loạn rút lui. Binh phục của Vân Trường lại xông ra, binh Lữ Tường hao hơn phân nửa. Chạy một quãng lại bị Trương Phi hươi xà mâu chém, Lữ Tường hồn về âm phủ. Huyền Đức đại thắng rồi thâu quân về Tân Giả. Binh thua về báo, Tào Nhân hoảng sợ mời Lý Điển đến thảo luận. Lý Điển nói: - Binh Huyền Đức ít mà tinh nhuệ cả. Phải báo cáo Thừa Tướng thì mới xong. Tào Nhân tức lắm nói: - Tân Giả nhỏ thế này mà phải cầu cứu Thừa Tướng, hãy coi ta mai đây bắt chúng nó. Lý Điển lại can: - Tướng quân đi thì Phàn Thành trống trải, e rất nguy hiểm. Tào Nhân tức giận nói lớn: - Cầm binh mà cứ e dè sợ sệt như vậy thì nên trò trống gì? Nói rồi cứ kéo quân đi, Lý Điển không can được, đành phải đi theo. Đơn Phước bên này nói với Huyền Đức: - Chúa công chờ xem, thế nào Tào Nhân nó cũng tới đây mà đánh ta. LA QUÁN TRUNG 36 http://ebooks.vdcmedia.com HỒI 36 LƯU BỊ ĐỊNH KẾ ĐOẠT PHÀN THÀNH TỪ THỨ TIẾN CỬ GIA CÁT LƯỢNG Đang thương nghị thì có quân báo cáo Tào Nhân đánh Tân Giả. Huyền Đức hỏi thì Đơn Phước ghé tai thì thầm... cứ làm như thế, như thế. Rồi Huyền Đức ra thành nghênh địch. Tào Nhân xông tới thì Triệu Vân ra đón đánh. Được ít hiệp, Tào Nhân thấy cự không lại nên lui binh. Triệu Vân rượt tới, nhưng bị Lý Điển cho bắn tên ra như mưa nên Triệu Vân cũng phải rút về. Tào Nhân về trại bảo Lý Điển: - Giặc quả là tinh nhuệ, để mai ta bày trận thì thì mới thắng được nó. Lý Điển khuyên hãy nên rút về giữ Phàn Thành cho chắc, sau đó báo cáo lên Thừa Tướng tình hình thì hơn. Tào Nhân không chịu, bảo Lý Điển: - Sao ông coi thường binh pháp của tôi như vậy? Hôm sau, Tào Nhân kéo đại binh tới chân núi bầy binh bố trận, cờ xí rợp trời, khí thế mạnh mẽ lắm, xông tới bên Huyền Đức mà khiêu chiến. Huyền Đức lúc đó cùng Đơn Phước lựa chỗ cao nhìn xuống xem Tào Nhân lập trận. Đơn Phước bảo Huyền Đức: - Đây là trận Bắc Môn Kim Tỏa, gồm tám cửa, muốn phá phải vào cửa Đông Nam tức cửa sanh, rồi đánh qua chánh Tây mới đặng. Trận này lợi hại, song Tào Nhân lập trận thiếu chủ trì. TAM QUỐC CHÍ 37 http://ebooks.vdcmedia.com Huyền Đức sai Triệu Vân đánh vào cửa Đông Nam mà tiến tới. Quả nhiên, binh Tào bị xao động, đạp nhầu lên nhau mà chạy, chết vô kễ. Triệu Vân lại tìm cửa chánh Tây mà đánh ra y theo lời dạy của Đơn Phước. Tào Nhân thấy trận đồ bị phá thì thất kinh nói với Lý Điển: - Nhất định bên Huyền Đức có nguời tài phù tá. Nói rồi lui binh, Huyền Đức toan rượt theo, nhưng Đơn Phước ngăn lại. Binh Tào Nhân khi kiểm lại thì mười phần hao tới bảy phần. Trong lúc đó Tào Nhân buồn bã nói với Lý Điển: - Vì chẳng nghe lời ông nên mới bị cớ sự như vầy. Nói rồi cùng nhau trở về Phàn Thành kêu cửa thì quân trên hô lớn: Phàn Thành đã bị lấy lâu rồi! Nhìn lên thì quả có Quan Vân Trường! Tào Nhân cắm cổ chạy tuốt về Hứa Xương. Đi dọc đường hỏi thăm mới biết Huyền Đức đang dùng Đơn Phước làm quân sư. Huyền Đức dẫn quân vào Phàn Thành, có quan lệnh là Lưu Bật mời về nhà đãi yến. Huyền Đức thấy có một người khôi ngô đứng hầu thì hỏi thăm. Lưu Bật thưa: - Đó là cháu tôi tên Lưu Phong, mồ côi cả cha lẫn mẹ nên theo tôi nương tựa. Huyền Đức bèn nói: - Ông có muốn cho nó làm con nuôi tôi không? Lưu Bật mừng rỡ vâng lời, cho Lưu Phong ra lạy Huyền Đức nhận làm cha. Sau đó Huyền Đức bàn với Đơn Phước để Triệu Vân lãnh một ngàn quân giữ Phàn Thành, còn lại bao nhiêu kéo hết về Tân Giả. LA QUÁN TRUNG 38 http://ebooks.vdcmedia.com Còn Tào Nhân, Lý Điển chạy về Hứa đô thì tìm vào yết kiến Tào Tháo để tạ tội. Tào Tháo bảo: - Việc binh thắng bại lẽ thường, các ngươi chớ lo. Tào Nhân lại kễ sở dĩ bị thua là vì bên địch có Đơn Phước làm quân sư. Tào Tháo hỏi các mưu sĩ: - Đơn Phước la ai? Trình Dục cười mà rằng: - Thực ra người ấy không phải là Đơn Phước, mà đích thị Từ Thứ, lúc nhà ham học, lớn lên làu thông thế sự, hay chơi với Tư Mã Huy. Tào Tháo hỏi: - Tài ông so với Từ Thứ thế nào? Trình Dục thưa: - So với y tôi là kẻ bất tài! Tháo lại hỏi làm sao mà vời Từ Thứ về được với mình. Trình Dục nói: - Từ Thứ là con chí hiếu, chỉ còn mẹ. Nay sai bắt mẹ y, bảo bà ấy viết thư gọi con về là Từ Thứ phải vâng lời. Tào Tháo liền cho đi bắt Từ mẫu đưa về, đối đãi rất trọng hậu rồi hỏi han: - Tôi nghe con bà là người hào kiệt trong thiên hạ, nay lại đem tài phò kẻ phản phúc triều đình là Huyền Đức, vậy xin bà viết bức tâm thư bảo Từ Thứ về đây tất triều đình sẽ trọng đãi. Từ mẫu lại hỏi tánh tình Lưu Bị ra sao? Tào Tháo nói: - Nó là kẻ tiểu tốt, mạo nhận họ nhà vua, bề ngoài ra vẻ quân tử mà trong thì lòng dạ tiểu nhân. Nghe xong, Từ mẫu liền quát lớn: - Huyền Đức là dòng dõi nhà Hán, vua cũng gọi là hoàng thúc, lại là kẻ anh hùng, thiên hạ đều biết tiếng, con ta phò người thì TAM QUỐC CHÍ 39 http://ebooks.vdcmedia.com lựa đáng minh chúa, còn ngươi mới thiệt là gian thần phản trắc đó. Tào Tháo đã toan cho đem chém thì Trình Dục vội can. Từ mẫu dám nói lớn là cầu cho được chết để trọn nghĩa. Từ mẫu mà chết thì Từ Thứ sẽ hết lòng giúp Lưu Bị. Vả lại còn Từ mẫu là còn có cách cho Từ Thứ quay về. Sau đó Trình Dục tự nhận là bạn của Từ Thứ đến thăm viếng Từ mẫu luôn luôn, Từ mẫu cảm động có viết thư để cảm tạ. Trình Dục liền bắt chước tuồng chữ của Từ mẫu viết cho Từ Thứ một bức thư rằng. "Từ khi em con là Từ Khương khuất bóng theo thân phụ mẹ ở lại đây vò võ một mình. Nay vì tin con bội phản, chống lại triều đình, mẹ bị Thừa Tướng cho bắt mang về Hứa đô. May thay có bọn Trình Dục bảo lãnh, nay nếu con quay về mau thì mẹ được thư thả ngày bắt được thư này, mong con nhớ nghĩa cù lao trở về cùng mẹ cho trọn hiếu đạo. Mẹ không cần viết nhiều, vì nếu con trái lời mẹ không về đầu thì tính mạng của mẹ cũng như chỉ mành trước gió mà thôi!". Từ Thứ được thư thì nước mắt tuôn xuống như mưa, vào ra mắt Lưu Bị mà rằng: - Tôi, chẳng phải Đơn Phước mà là Từ Thứ, vốn muốn dốc lòng phò Chúa Công, nhưng nay mẹ già bị Tào Tháo bắt giữ, mẹ tôi lại viết thư cho tôi nên không thể không về cứu mẹ. Vậy xin Chúa Công cho tôi về báo đền ơn mẹ, sau này gặp nhau lại không biết. Huyền Đức khóc ròng mà nói: - Tình nào cho bằng tình mẹ con, còn làm sao mà nói nữa. Xin quân sư đừng lo gì cho tôi nữa mà ráng tròn chữ hiếu. Từ Thứ toan đi ngay, Huyền Đức xin hãy nán lại một đêm thôi. Đêm ấy Tôn Càng lén khuyên Huyền Đức: - Việc binh cơ của ta,Từ Thứ biết hết, chớ để va đi. Huyền Bức nói: LA QUÁN TRUNG 40 http://ebooks.vdcmedia.com - Tào Tháo giết Từ mẫu rồi, mình dùng con, đó là mình bất nhân. Không cho đi để tình mẹ con không trọn, đó là bất nghĩa. Đừng bảo ta làm điều quấy. Rồi sau đó Huyền Đức và Từ Thứ chuyện trò khóc lóc tới sáng thì quân sĩ bày tiệc tiễn hành. Từ Thứ bước đi, Huyền Đức đi theo mãi rồi mới chịu lên ngựa. Huyền Đức lại dặn: - Tôi vô Phước chẳng được tiên sinh giúp. Vậy về với tân chúa, xin rán lập công danh để tiếng ngàn đời. Từ Thứ khóc nói: - Tôi dù có buộc ở bên Tào cũng nguyện không bao giờ giúp Tào một mưu kế nào hết. Nói rồi Từ Thứ ra đi, Huyền Đức khóc trông theo mãi. Chợt Từ Thứ quay lại dặn Lưu Bị rằng: - Lòng tôi rối rắm, quên dặn Chúa Công gần đây có kỳ sĩ ở cách Tương Dương hai mươi dặm, sao Chúa Công không tìm vị đó? Huyền Đức vội nhờ Từ Thứ thỉnh dùm. Từ Thứ nói: - Bản thân Chúa Công phải đi cầu, may ra mới được. Tài người đó chẳng khác Lữ Vọng, Trương Lương. Huyền Đức lại hỏi: - So với tiên sinh thế nào? Từ Thứ đáp: - Cũng như loan so với quạ, kỳ lân mà sánh ngựa hèn. Huyền Đức lại hỏi tên họ. Từ Thứ đáp: - Người ấy vốn quê ở Lang Nha, tên Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh, lại có tên hiệu là Ngọa Long tiên sinh. Huyền Đức lại hỏi: - Có phải Phục Long, Phụng Sồ đó không? Từ Thứ lại đáp: TAM QUỐC CHÍ 41 http://ebooks.vdcmedia.com - Phụng Sồ là Bàng Thống ở Tương Dương, còn đây chính là Phục Long Gia Cát Khổng Minh đó. Huyền Đức mừng rỡ khôn xiết mà rằng: - Thế mà tôi không biết, may mà gặp được tiên sinh chỉ dẫn cho thực là may mắn! Nói xong thì Từ Thứ đã tạ từ ra đi. Huyền Đức trở về Tân Giả cùng Quan Trương sắm sửa lễ vật đặng đi cầu Khổng Minh. Từ Thứ vừa đi vừa ngại Khổng Minh không khứng giúp Lưu Bị nên vội ghé tới thăm Khổng Minh. Khổng Minh hỏi có việc gì? Từ Thứ đáp: - Tôi đã quyết phò Lưu Dự Châu, nhưng Tào Tháo bắt giữ mẹ tôi, mẹ tôi lại biên thư kêu tôi về nên cực chẳng đã phải từ giã Lưu Bị. Tuy nhiên tôi đã tiến cử tiên sinh với Lưu Dự Châu, vì Lưu Dự Châu quả là người có đức lớn. Thế nào cũng tìm tới tiên sinh bây giờ, dám xin tiên sinh nhận lời là may mắn cho tôi. Khổng Minh không vui mà đáp: - Ông muốn đem tôi làm vật hy sinh hay sao? Nói rồi quay vào. Từ Thứ cũng thẹn thùng mà tiếp tục lên đường về Hứa đô tìm mẹ cho tròn đạo hiếu. LA QUÁN TRUNG 42 http://ebooks.vdcmedia.com HỒI 37 TƯ MÃ HAI LẦN CỬ DANH SĨ LƯU BỊ BA PHEN TỚI THẢO LƯ Hay tin Từ Thứ tới Hứa Xương. Tào Tháo bèn ra khỏi thành mà nghênh đón. Từ Thứ vào tận phủ bái yết rồi xin đi thăm mẹ. Tào Tháo dò ý Từ Thứ: - Bậc cao minh như tiên sinh sao thờ Lưu Bị làm vậy? Từ Thứ nói. - Tôi luân lạc giang hồ, gặp được Huyền Đức kết bạn rất thân. Nay mẹ tôi ở đây thì lại mang ơn Thừa Tướng, thiệt chẳng dám quên. Tháo nói: - Ông thì phụng dưỡng mẹ già, tôi lại được nghe lời ông chỉ bảo. Từ Thứ liền tới hầu mẹ, lạy khóc ở dưới chân. Tù Thứ bẩm: - Được thư mẹ, con xin về hầu. Từ mẫu ngạc nhiên và nỗi giận: - Ôi thôi, mi thờ được minh chúa mà mi không hiểu câu trung hiếu khó lưỡng toàn sao? Tào Tháo là đứa dối vua hại dân, Lưu Bị là bậc nhân đức, dòng dõi nhà Hán. Nay lại tin ở mấy chữ giả dối mà về đây, thiệt còn mặt nào mà ngó tới ai nữa! Từ Thứ chỉ lạy phục không dám ngó lên. Từ mẫu xô bàn rồi bước vào nhà trong. Từ Thứ cứ quì mà chờ lệnh giây lát gia nhân hớt hơ hớt hải chạy ra báo: - Lão phu nhân treo cổ tự vẫn rồi!. Từ Thứ thất kinh vào đỡ thây mẹ mà khóc rống. TAM QUỐC CHÍ 43 http://ebooks.vdcmedia.com Tào Tháo hay tin lật đật cho đem lễ vật trọng hậu đem tới phúng điếu. Từ mẫu được chôn ở phía Nam thành Hứa Xưong, Từ Thứ cư tang giữ mộ. Phàm ai có tặng chi cũng chẳng thiết nhận. Nói về Lưu Bị tới Ngọa Long San cầu Gia Cát Lượng, mới ra cổng đã có quân báo, có một đạo nhân đang đi tới. Huyền Đức vội vã ra rước, té ra bạn Thủy Kính tiên sinh tức Tư Mã Huy. Huyền Đức vội rước vào dinh và tạ từ vì quá bận không năng lui tới viếng thăm được. Tư Mã Huy nói: - Tôi nghe Từ Thứ ở đây nên tới thăm người. Huyền Đức nói: - Tào Tháo cầm tù mẹ Từ Thứ nên người phải đi Hứa Xương rồi. Tư Mã Huy kêu lên: - Thế là trúng kế Tào Tháo. Từ mẫu khi nào viết thư như vậy. Đó là thư giả, Từ Thứ không về thì mẹ còn, mà về thì mẹ chết. Huyền Đức hỏi cớ vì sao? Tư Mã Huy nói: - Bà sẽ không chịu nhục đâu. Huyền Đức đem việc cầu Khổng Minh hỏi Tư Mã Huy và dò xem tính tình Khổng Minh ra sao? Tư Mã Huy nói: - Ta thường ví mình như Quản Nhạc. Nhưng thực ra va hơn thế nữa, có thể ví như Khương Tử Nha, Trương Lương vậy. Nói rồi Tư Mã Huy ra đi, tới cổng than thở một mình: - Gặp Chúa xong không gặp thời. Tiếc thay! Hôm sau, Huyền Đức cùng Quan, Trương và thủ hạ lên núi ngó xa xa có mấy nông dân vừa cày vừa hát. Lưu Bị hỏi một người: - Bài ca của ai vậy? Người kia đáp: - Của Ngọa Long tiên sinh. Huyền Đức hỏi: - Tiên sinh ở đâu? LA QUÁN TRUNG 44 http://ebooks.vdcmedia.com Người kia nói: - Trước mặt có hòn núi Ngọa Long Cang. Một bên có khoảng rừng. Cứ vào đó, gặp túp lều thì chính là nhà tiên sinh đó. Huyền Đức dẫn cả đoàn đi, xa xa phong cảnh thật hữu tình. Vào rừng, tìm được nhà bèn gõ cửa. Tiểu đồng chạy ra. Huyền Đức nói: - Ta là Dự Châu Mục, Hoàng thúc nhà Hán đến cầu ra mắt tiên sinh. Tiểu đồng nói: - Thầy tôi đi từ sớm rồi, mà cũng không biết là đi đâu. Huyền Đức từ biệt mà về và dặn tiểu đồng: - Tiên sinh về, xin nói dùm có Lưu Bị tới thăm. Được vài dặm, Lưu Bị thấy một ông già cốt cách, đầu bịt khăn tiêu diêu, mình mặc áo vải xám, cầm gậy lê từ phía đường nhỏ đi ra. Huyền Đức cho là Khổng Minh bèn gò ngựa lại cung kính mà hỏi: - Tiên sinh phải chăng là Ngọa Long? Người kia hỏi lại: - Ông là Huyền Đức chăng? Huyền Đức thưa: - Chính tôi là Lưu Bị! Người ấy nói: - Tôi là bạn của Khổng Minh tên là Châu Bình. Chẳng hay tướng quân tìm tới Ngọa Long Cang có việc chi? Huyền Đức thưa: - Lúc này thiên hạ đại loạn, dân tình lầm than. Tôi cầu Gia Cát Khổng Minh để xin dạy bảo về kế an bình thiên hạ vậy. Châu Bình nói: - Mong dẹp yên loạn lạc là có lòng nhân đó. Song từ xưa tới nay, hết loạn rồi đến trị, trị lâu rồi lại loạn, ấy cũng là cơ trời. Nay thiên hạ thanh bình đã lâu thì sinh loạn, mà cái thế loạn này còn kéo dài, chưa dễ hưng được. Cứ thuận lòng trời mà tùy cơ khu xử, hà tất cầu cạnh làm chi. TAM QUỐC CHÍ 45 http://ebooks.vdcmedia.com Huyền Đức thưa: - Lời tiên sinh dạy thật quí báu, tuy nhiên tôi cũng trong tôn tộc nhà Hán, chẳng lẽ khoanh tay mà nhìn sao? Châu Bình thấy mình nói cũng lỡ lời nên nói cho xuôi rằng: - Chẳng qua tướng quân hỏi nên tôi mạn phép bình luận đấy thôi. Dọc đường, Trương Phi càu nhàu: - Khổng Minh chẳng thấy mà lại còn gặp hủ nho nói lôi thôi quá! Huyền Đức về Tân Giả rồi hàng ngày vẫn cho dò tin Khổng Minh. Bữa nọ được tin Khổng Minh về nhà rồi, nên Huyền Đức lật đật sắm sửa ra đi. Trương Phi nói: - Cầu với cạnh mãi, cứ sai quân kêu y tới đây là được. Huyền Đức nạt: - Cầu người hiền mà không theo đạo lý y như muốn vào nhà mà cửa đóng bít. Khổng Minh là bậc đại hiền mà ngươi nói vậy nghe sao được! Nói rồi lại cùng Quan, Trương đi cầu phen nữa. Lần này nhằm tiết đông, sương sa mù mịt, nước trắng tràn đồng. Trương Phi nói: - Trời đông lạnh buốt, việc binh cũng còn phải đình mà lại đi tìm một người khùng như vậy! Huyền Đức nói: - Ta muốn Khổng Minh thấy rõ tâm thành của ta, còn các em rét thì cứ việc ra về, mặc anh. Trương Phi nói: - Chết còn chẳng sợ thì đâu sợ rét, sợ là sợ công toi mà thôi! Huyền Đức la: - Thôi thôi im đi, cứ theo ta, đừng nói nữa. LA QUÁN TRUNG 46 http://ebooks.vdcmedia.com Khi tới Mạc Lư, bỗng từ trong quán bên đường có tiếng ca ngâm. Huyền Đức dừng lại nghe thì thấy một người thứ hai cũng vỗ ghế ca tiếp. Huyền Đức lại chắc có Ngọa Long ở đây nên xuống ngựa vào ra mắt, thấy một người mặt trắng râu dài, một người tướng mạo thanh kỳ. Huyền Đức chắp tay thưa: - Tôi tìm Ngọa Long để xin chước cứu dân. Người râu dài đáp: - Chúng tôi là bạn của Ngọa Long, vị này là Mạnh Công Oai, còn tôi là Thạch Quảng Nguyên. Huyền Đức thỉnh hai người cùng đi lên Ngọa Long Cang. Quảng Nguyên nói: - Bọn tôi quê mùa không biết gì tới việc trị nước. Xin chúc ông tìm được Ngọa Long. Huyền Đức lại ra đi, khi tới trước lều thì hỏi thăm đồng tử: - Tiên inh có nhà không? Đồng tử đáp: - Đang đọc sách. Huyền Đức rón rén đi vào thì có tiếng ca ngâm ở trong vọng ra, nhìn kỹ thì đó là một thiếu niên đang nhịp đầu gối mà hát. Huyền Đức bước vào mà rằng: - Bị này hâm mộ tiên sinh đã lâu, nay mới được yết kiến, thiệt là vạn hạnh. Thiếu niên lật đật đáp lễ rồi hỏi: - Ngài có phải là Lưu Dự Châu muốn tìm anh tôi chăng? Huyền Đức nói: - Tiên sinh không phải là Ngọa Long? Thiếu niên đáp: - Tôi là Gia Cát Quân, em của Ngọa Long. Anh của tôi là Gia Cát Càn hiện phò tá Tôn Quyền, Khổng Minh là anh thứ hai. Huyền Đức được lưu lại uống trà. Gia Cát Quân nói: TAM QUỐC CHÍ 47 http://ebooks.vdcmedia.com - Anh tôi hôm nay có việc nên vừa đi, xin để khi khác vậy. Trương Phi giục Lưu Bị: - Về đi thôi, ngồi đây mệt quá! Huyền Đức nạt rồi nói: - Phải để lời chi lại mới được. Lưu Bị liền viết phong thư để lại Khổng Minh, thư rằng: - Bị tài hèn hâm mộ tiên sinh đã lâu, hai lần thăm viếng, hai lần phước bạc không được gặp. Nay Hán trào nguy khốn, gian hùng nắm quyền, trăm họ lầm than, mong tiên sinh lấy tài Lữ Vọng, Trương Lương mà ban lời chỉ dẫn cho kẻ này thì thật may cho thiên hạ. Kính đề thư này, xin bái yết sau. Rồi Huyền Đức từ biệt ra về, tới cổng gặp ông già cưỡi lừa, theo sau có một tiểu đồng. Lưu Bị tưởng là Ngọa Long, té ra là Huỳnh Thừa Ngạn, cha vợ Ngọa Long tới thăm con rể. Thi lễ rồi Huyền Đức lại ra về. Lúc ấy tuyết rơi thật đẹp, Huyền Đức ngoái nhìn phong cảnh Ngọa Long Cang mà xúc động bồi hồi. LA QUÁN TRUNG 48 http://ebooks.vdcmedia.com HỒI 38 CHIA THIÊN HẠ, LONG TRUNG VẠCH KẾ ĐÁNH TRƯỜNG GIANG, TÔN THỊ BÁO THÙ Nhắc lại Huyền Đức sau hai phen đi cầu Khổng Minh mà không được, hôm ấy lại sửa soạn đi nữa. Quan Vân Trường can rằng: - Huynh trưởng đã hai phen đến khấu đầu cầu khẩn, như thế cũng đã là trọng lễ thái quá rồi. Có lẽ Gia Cát Lượng không có thực học, chỉ là kẻ hư danh, nên mới sợ mà trốn tránh. Sao huynh trưởng cảm mộ người ấy một cách quá đáng vậy? Huyền Đức nói: - Không phải vậy đâu. Xưa Tề Hoàn Công muốn gặp một kẻ quê mùa nơi Đông Quách mà cần phải đi năm lần mới được thấy mặt, huống chi ta muốn ra mắt một bậc đại hiền? Trương Phi nói: - Đại ca luận như thế không đúng. Sá gì một gã nông phu mà đại ca gọi là đại hiền? Lần này đại ca chẳng cần phải đi làm gì cho mệt. Nếu hắn không chịu đến thì em sẽ chỉ đem một sợi giây thừng đi trói cổ hắn, lôi về đây cho đại ca. Huyền Đức nạt lớn: - Đừng nói bậy! Em không nghe việc Văn Vương đi tìm Khương Tử Nha sao? Nổi tiếng như Văn Vương là bậc chúa thánh mà còn kính trọng người hiền sĩ, huống hồ ta chỉ là kẻ tài hèn. Lần này em không cần đi nữa, để ta với Vân Trường đi cũng xong. Trương Phi nói: - Hai anh đã ra đi, nỡ nào bắt em phải ở nhà? Huyền Đức nói: - Nếu em muốn đi thì không được thất lễ. Trương Phi đành phải vâng lời. Rồi ba anh em lên ngựa, dẫn đoàn tùy tùng lên đường thẳng đến Ngọa long cương. TAM QUỐC CHÍ 49 http://ebooks.vdcmedia.com Khi còn cách thảo lư độ nửa dặm đường, Huyền Đức xuống ngựa đi bộ. Đang đi bỗng gặp Gia Cát Quân, Huyền Đức vội thi lễ, rồi hỏi: - Lệnh huynh hôm nay có ở nhà không? Quân thưa: - Thưa có. Mới về chiều hôm qua. Tướng quân hôm nay có thể hội kiến cùng gia huynh. Dứt lời, vùn vụt đi thẳng. Huyền Đức mừng rỡ nói: - Phen này thật là may mắn, có thể gặp mặt tiên sinh rồi. Trương Phi gườm gườm nhìn theo Gia Cát Quân, tức giận nói: - Tên này vô lễ quá! Đáng lẽ hắn mời mình đến nhà mới phải, sao lại bỏ đi như vậy? Huyền Đức gạt đi: - Ai cũng có công việc nấy, em đừng nên trách móc người ta. Ba người đến trước trang viện gọi cửa. Cậu tiểu đồng hôm nọ ra mở cửa. Huyền Đức nói: - Lại phiền tiên đồng vào báo: "Có Lưu Bị xin bái kiến tiên sinh" nhé! Tiểu đồng nói: - Hôm nay tiên sinh có ở nhà, song ngủ muộn chưa dậy. Huyền Đức nói: - Nếu thế thì em hãy thong thả, đừng thông báo vội. Dứt lời sai Quan, Trương ra ngoài cửa đứng chờ, còn mình thì rón rén bước vào. Vừa qua khỏi ngưỡng cửa, Huyền Đức đã thấy Khổng Minh đang nằm ngửa trên giường ngáy pho pho. Huyền Đức vội chắp tay đứng đợi trên thềm. Đứng như thế đã hơn nửa canh giờ nhưng Khổng Minh vẫn chưa dậy. LA QUÁN TRUNG 50 http://ebooks.vdcmedia.com Quan, Trương đứng chờ ngoài cửa đã lâu, không thấy động tĩnh gì cả, liền rón rén vào xem thì thấy Huyền Đức đứng chắp tay hầu. Trương Phi đùng đùng nổi giận, bảo Quan Vân Trường: - Lão này thật khi dễ chúng ta quá, lão thấy đại ca đứng hầu dưới thềm, lại ngửa mặt lên cao giả đò ngủ không chịu dậy. Thôi, để em ra sau nổi lửa đốt chòi, xem lão có thức dậy hay không? Vân Trường cản ngăn lắm Trương Phi mới thôi. Huyền Đức nghe tiếng xì xào, quay lại thấy vậy vội sai hai người hãy lui ra ngoài mà chờ. Bỗng Khổng Minh trở mình một cái như sắp trở dậy, Huyền Đức đã mừng... Nhưng rồi Khổng Minh lại quay mặt vào vách ngủ nữa. Đồng tử thấy đã lâu quá, toan bước đến đánh thức, nhưng Huyền Đức ngăn lại: - Ấy, cứ thong thả... đừng làm kinh động! Rồi lại kiên nhẫn đứng chờ... Chờ mãi, qua suốt một canh giờ nữa, Khổng Minh mới tỉnh giấc. Vừa mở mắt đã ngâm mấy câu rằng: Mộng lớn ai người sớm tỉnh ra? Bình sinh ta vẫn biết mình ta. Lều tranh no giấc, bừng con mắt! Bóng ác ngoài song đã xế tà... Ngâm dứt, quay mình lại hỏi tiểu đồng: - Có tục khách đến nhà chăng? Tiểu đồng thưa: - Có Lưu Hoàng thúc đến đây đứng chờ thầy đã lâu. Khổng Minh vội ngồi dậy quở tiểu đồng: - Sao ngươi không đánh thức ta? Để ta còn vào thay áo đã. Dứt lời, vội đi thẳng vào nhà trong. Độ nửa giờ sau, Khổng Minh mới chỉnh tề khăn áo bước ra đón Huyền Đức. TAM QUỐC CHÍ 51 http://ebooks.vdcmedia.com Huyền Đức thấy Khổng Minh mình cao tám thước, mặt đẹp như bạch ngọc, mắt sáng tợ sao sa, đầu đội khăn xếp cuốn, mình khoác áo lông hạc, phiêu phiên đường bệ mà có phong thái thần tiên. Huyền Đức vội thi lễ mà rằng: - Một đứa cháu hèn kém của nhà Hán, một kẻ ngu phu ở Trác quận, nghe tiếng tiên sinh đã từ lâu như sấm vang tai, vừa đây đã hai lần đến bái yết mà vẫn chưa được gặp, nên có ghi tên hèn gửi lại trên văn kỷ. Chẳng hay tiên sinh đoái nhìn chưa? Khổng Minh nghiêng mình đáp lễ, nói: - Tôi là một kẻ quê mùa ở Nam Dương, tính lười nết xấu, được Tướng quân mấy lần chiếu cố, thực tôi lấy làm hổ thẹn vô cùng. Thi lễ xong, Khổng Minh mời Huyền Đức chia ngôi chủ khách mà ngồi đàm đạo. Lát sau, tiểu đồng bưng trà lên, hai người dùng qua vài chung, rồi Khổng Minh nói: - Tôi xem y thư hôm nọ, thấy đại ý của Tướng quân muốn làm việc đại nghĩa, cứu dân độ thế. Song tiếc rằng Lượng này ít tuổi, vô tài, chỉ làm nhọc công Tướng quân đó thôi. Huyền Đức ân cần nói: - Lời của Từ Nguyên Trực và Tư Mã Đức Tháo há nói sai sao? Xin tiên sinh chớ chê Bị này bỉ tiện mà dạy bảo cho... Khổng Minh lắc đầu: - Đức Tháo, Nguyên Trực mới là những bậc cao sĩ trên đời, còn Lượng chỉ là một gã nông phu có tài cán chi mà bàn việc thiên hạ? Sao Tướng quân lại bỏ ngọc đẹp để đi tìm đá sỏi như vậy? Huyền Đức nghiêng đầu tha thiết nói: - Đại trượng phu có kỳ tài kinh bang tế thế, há lại sống vất vả vô ích nơi suối hoang, rừng rậm, để tài lớn mai một đi chăng? Xin tiên sinh hãy thương lấy sinh linh thiên hạ, mà dạy bảo mở mang cái trí ngu cho Bị. Khổng Minh khẽ mỉm cười, hỏi: - Xin cho nghe cái chí nguyện của Tướng quân? Huyền Đức bèn ngồi ngay ngắn lên, trịnh trọng đáp: LA QUÁN TRUNG 52 http://ebooks.vdcmedia.com - Nay nhà Hán nghiêng đổ, bị kẻ gian hùng chiếm đoạt, Bị này không kể sức, muốn cử binh diệt trừ loài phản tặc, nhưng trí thuật kém cỏi, không thể làm được việc nên nhờ tiên sinh vạch đường cho, để cứu khổn phò nguy, thật là vạn hạnh. Khổng Minh trầm tư một lúc, rồi nói: - Từ khi Đổng Trác phản nghịch, hào kiệt nổi dậy khắp thiên hạ. Tào Tháo thế kém hơn Viên Thiệu, cuối cùng thắng được Viên Thiệu, đó không phải chỉ nhờ số trời mà cũng nhờ mưu người đó. Nay Tào Tháo đã nắm trăm vạn quân trong tay, lấy Thiên tử để sai khiến chư hầu. Như thế, thật khó tranh giành lại được. Tôn Quyền chiếm Giang Đông nối nghiệp đã ba đời, nước hiểm trở, dân thuận phục. Vậy cũng chỉ nên kết làm ngoại viện, chứ không thể mưu chiến. Còn Kinh châu phía Bắc có sông Hán, sông Miện; nguồn lợi phía Nam đến tận Nam hải; mặt Đông liền với Ngô Hội; phía Tây thì thông với Ba Thục, chính là đất dụng võ. Nếu chẳng phải chân chúa thì khó mà giữ được. Đó là chỗ trời dành cho Tướng quân đó, chớ nên bỏ. Đất Ích châu hiểm trở, ngàn dặm đồng lầy, nổi tiếng là "cái kho nhà trời". Xưa vua Cao Tổ cũng nhờ vào đó mà nên đế nghiệp. Nay Lưu Chương nhu nhược, dân đông nước giàu, lại chẳng biết lo giữ vững. Những kẻ trí năng đều chán nản, chỉ mong mỏi được thờ một đấng minh quân. Nay Tướng quân là dòng dỏi nhà Hán, tín nghĩa sáng rỡ khắp bốn bể, lại biết thu phục anh hùng, cầu người hiền như khát nước, nếu gồm được châu Kinh, châu Ích mà giữ vững thế hiểm, thì phía Tây hòa với các rợ Nhung, phía Nam vỗ yên các xứ Di, Việt, rồi bên ngoài kết liên Tôn Quyền, bên trong sửa sang chính lý. Chờ khi thiên hạ có biến, hãy sai một Thượng tướng kéo quân Kinh châu lên miền Uyển Lạc. Còn Tướng quân thì thân đem đại binh Ích châu ra mặt Tần Xuyên. Thử hỏi trăm họ bốn phương, nơi đâu lại không đem giỏ cơm, bầu nước ra đón Tướng quân? Đó, Lượng này vì Tướng quân mà vạch kế như thế đấy. Tướng quân hãy lo mà làm đi. Rồi gọi tiểu đồng đem ra một bức địa đồ, treo lên giữa nhà, Khổng Minh trỏ tay bảo Huyền Đức: - Đây là bản đồ năm mươi bốn huyện Tây Xuyên. Tướng quân muốn dựng nghiệp Đế thì phía Bắc phải nhường cho Tào Tháo chiếm thiên thời. Phía Nam nhượng cho Tôn Quyền chiếm lấy địa lợi. Còn Tướng quân phải chiếm lấy nhân hòa. Vậy trước phải lấy TAM QUỐC CHÍ 53 http://ebooks.vdcmedia.com Kinh châu làm nhà, sau lấy Tây Xuyên mà khai cơ nghiệp, tạo thành cái thế chân vạc rồi sau mới mưu đồ đến cái đất Trung nguyên. Huyền Đức nghe nói, đứng dậy cung kính xá một cái và tạ rằng: - Lời vàng ngọc của tiên sinh đã mở mang óc ngu tối, khiến Bị như rẽ được mây mù, trông thấy trời xanh. Ngặt vì Lưu Cảnh Thăng ở Kinh châu và Lưu Quỵ Ngọc ở Tây Xuyên đều là người trong tôn tộc nhà Hán, Bị nỡ nào thâu đoạt cho đành? Khổng Minh nói: - Đêm qua, tôi xem thiên tượng thấy Lưu Biểu chẳng còn sống bao lâu nữa, còn Lưu Chương không phải là người nối nghiệp, cơ nghiệp này ngày sau ắt cũng về tay Tướng quân. Huyền Đức cúi đầu bái tạ. Thế là chỉ qua một câu chuyện ngắn ngủi ấy, đủ thấy Khổng Minh chưa ra khỏi lều tranh mà đã dư biết "Thiên hạ chia ba" sau này. Thật là bật kỳ tài quán thế, vạn cổ chỉ có một không hai vậy. Người sau có thơ rằng: Dự châu đang lúc vận gieo neo, May gặp danh nhân dưới mái lều. Thiên hạ chia ba, rồi sẽ thấy, Tiên sinh cười trỏ bản đồ treo. Huyền Đức ngỏ lời bái thỉnh Khổng Minh: - Bị này tuy danh hèn đức mỏng, xin tiên sinh chớ nệ, xuất sơn giúp cho, Bị này nguyện chắp tay nghe theo lời chỉ dạy. Khổng Minh từ tạ: - Lượng này đã vui nghề cày cuốc, lười biếng việc đời từ lâu. Thật không thể vâng lời Tướng quân được. Huyền Đức ngẹn ngào năn nỉ: - Nếu tiên sinh không ra giúp thì thiên hạ biết chừng nào mới êm ấm được và sinh linh còn trông mong ai cứu vớt nữa? Dứt lời, lệ tuôn ướt đầm cả tay áo. LA QUÁN TRUNG 54 http://ebooks.vdcmedia.com Khổng Minh thấy lòng của Huyền Đức quả thật chân thành, bèn nhận lời: - Tướng quân có lòng đoái tưởng thì tôi xin nguyện đem hết sức hèn này mà báo đáp ân tình. Huyền Đức vui mừng khôn xiết, liền gọi Quan, Trương vào bái kiến và dâng lễ vật, vàng lụa. Khổng Minh từ chối không nhận. Huyền Đức nói: - Đây không phải là lễ ra mắt đại hiền. Chỉ gọi là một chút vật mọn để tỏ tấm lòng của Bị này thôi. Khổng Minh thấy không thể từ chối được, sai tiểu đồng đem lễ vật vào trong. Thế rồi Huyền Đức cùng mọi người ngủ lại trong thảo trang một đêm. Sáng hôm sau, Gia Cát Quân trở về, Khổng Minh dặn: - Anh chịu ơn Lưu Hoàng Thúc ba lần họ cố, không thể không ra giúp. Em hãy ở nhà chăm lo cày ruộng, chớ để ruộng rẫy hoang rậm nhé. Một ngày kia thành công rồi, anh sẽ trở về đây nương tựa. Người sau có thơ rằng: Thân chưa bay nhảy, tính lui rồi, Ngày khác thành công, hẳn nhớ lời. Bởi Chúa nghiêng lòng đem phó thác, Trận tiền gió lạnh, ánh sao rơi... Lại có bài thơ cổ phong như sau: Cao Hoàng vung kiếm thần ba thước, Rắn trắng Mang đường đổ máu loang. Diệt Sở, bình Tần, xây xã tắc, Hai trăm năm lẻ, dứt triều cương. Lạc dương, Quang Vũ kế ngai rồng, Truyền đến Hoàn, Linh lại lở long. TAM QUỐC CHÍ 55 http://ebooks.vdcmedia.com Hiến Đế dời đô về huyện Hứa, Bốn phương hào kiệt nổi như ong! Chuyên quyền Tào Tháo được thiên thời, Mở nghiệp, Tôn Quyền cũng vững nơi. Huyền ức riêng mình không đất đứng, Nương thân Tân Dã tạm thời thôi... Nam Dương Gia Cát ẩn tài danh, Bụng chứa kinh luân với giáp binh. Từ Thứ ra đi, vừa tiến cử, Lưu Quân ba lượt đến lều tranh! Tiên sinh hăm bảy tuổi đương xuân, Thu xếp cầm thư, giữ ruộng vườn. Tây Thục, Kinh châu trời sẵn để... Cho người mở rộng túi kinh luân. Một lời đầu lưỡi, nổi ba đào, Muôn kế tung ra, sấm sét gào! Rồng cuộn, hổ vờn yên bốn cõi, Muôn đời ai dễ sánh tài cao? Rồi sau đó, Huyền Đức, Quan, Trương từ biệt Gia Cát Quân, rồi cùng Khổng Minh trở về Tân Dã. Từ ngày được Khổng Minh, Huyền Đức kính trọng như bậc thầy, ăn cùng mâm, ngủ cùng giường, suốt ngày bàn luận việc thiên hạ. Một hôm, Khổng Minh nói: - Nghe Tào Tháo đào ao Huyền Vũ ở Kỵ châu để luyện tập thủy quân, ắt đã có bụng xâm phạm Giang Nam rồi. Vậy thì Chúa công cũng nên cho người sang sông dò xem hư thật ra sao? LA QUÁN TRUNG 56 http://ebooks.vdcmedia.com Huyền Đức theo lời, sai quân sang đất Giang Đông dò la. Nhắc lại Tôn Quyền từ ngày thừa kế sự nghiệp của Tôn Sách, giữ vững Giang Đông, rộng lòng thâu nạp hiền sĩ, mở quán nghênh tân ở Ngô Hội, sai Cố Ung và Trương Hoành túc trực đón tiếp tân khác bốn phương. Luôn mấy năm, cứ người này tiến cử người kia, người kia lại tiến cử người nọ, số mưu sĩ tề tựu mỗi lúc một đông. Bấy giờ đã được thêm Hám Trạch tự Đức Thuận ở Cối Kê, Nghiêm Tuấn tự là Man Tài người Bành thành, Tiết Tổng tự là Kính Văn ở Bái huyện, Trình Bỉnh tự là Đức Khu người Nhữ Nam, Châu Hoàn tự là Hưu Mục ở Ngô quận, Lục Tích tự là Công Kỷ ở Hoài Nam, Trương Ôn tự là Huệ Thứ người đất Ngô, Lăng Thống tự là Công Trực ở Cối Kê, Ngô Xán tự là Khổng Hưu ở Ô Trình... Những người này ở khắp nơi kéo về Giang Đông, được Tôn Quyền kính lễ hậu đãi. Sau đó, lại còn có thêm mấy tướng giỏi nữa đến phò như Lữ Mông tự là Tứ Minh người Nhữ Dương, Lục Tốn tự là Bá Ngôn ở Ngô quận, Từ Thịnh tự là Văn Hưởng người Lang gia, Phan Cương tự là Văn Khuê ở Đông quận, Đinh Phụng tự là Thừa Uyên ở Lư Giang... Văn thần võ tướng đều hợp sức phò tá, cho nên Giang Đông bấy giờ mới được tiếng là nhiều nhân tài. Năm Kiến An thứ bảy, Tào Tháo phá xong Viên Thiệu xong, thanh thế càng ngày càng lẫy lừng, binh hùng tướng mạnh không sao kể hết. Tào Tháo lại sai sứ qua Giang Đông bảo Tôn Quyền đem con vào triều tùy giá. Tôn Quyền do dự mãi, chưa biết nên xử trí thế nào? Ngô Thái phu nhân cho đòi Trương Chiêu và Chu Du vào thương nghị, bàn tính Trương Chiêu nói: - Tào Tháo khiến Chúa công cho con vào triều tùy giá tức là lối "khiên chế chư hầu" đó. Nhưng nếu Chúa công không tuân theo thì Tháo sẽ hưng binh sang đánh Giang Đông. Với khí thế của Tào Tháo hiện nay, chúng ta cự sao lại! TAM QUỐC CHÍ 57 http://ebooks.vdcmedia.com Chu Du nói: - Chúa công thừa kế nghiệp của cha anh để lại gồm sáu quận, binh tinh lương đủ, tướng sĩ hết lòng theo mệnh lệnh, có gì bức bách mà phải đưa con vào làm tin nơi xứ người? Hễ đưa con sang tức là phải liên hòa với Tháo, mỗi khi Tháo ra hiệu lệnh gì cũng phải nghe theo. Phỏng như Tháo lại triệu Chúa công vào chầu, chẳng lẽ Chúa công không tuân. Như thế thì ta tự lấy dây buộc mình rồi. Chi bằng cứ để thong thả, xem hạ giở trò gì rồi sẽ dùng kế mà đối phó. Ngô Thái phu nhân khen: - Lời Chu Du nói rất phải. Tôn Quyền nghe theo, liền từ khước sứ giả, không chịu gửi con mình vào triều. Tào Tháo bất bình, có ỵ đánh Giang Nam từ đó, ngặt vì phía Bắc chưa yên, nên chưa thể xuất quân Nam chinh được. Năm Kiến An thứ tám, vào tháng mười một, Tôn Quyền lại dẫn binh sang đánh Hoàng Tổ. Hai bên giao chiến trên sông Đại giang. Quân Hoàng Tổ thua chạy. Một bộ tướng của Quyền là Lăng Tháo phóng thuyền nhẹ đi trước, đánh đuổi tới Hạ khẩu, bị bộ tướng của Tổ là Cam Ninh bắn một mũi tên mà chết. Con của Lăng Tháo là Lăng Thống, bấy giờ mới mười lăm tuổi, rán sức đoạt thuyền cướp thây cha đem về. Quyền thấy xuất sư không lợi nên bãi chiến, tạm thu quân về Đông Ngô. Bấy giờ có người em trai Quyền là Tôn Dực làm quan Thái Thú quận Đan Dương. Dực vốn tánh cương cường nóng nảy, lại hay uống rượu. Mỗi khi say, thường đánh đập quân sĩ tàn nhẫn. Viên Đốc tướng Đan Dương là Qui Lãm cùng viên Quận thừa là Đái Viên có bụng mưu sát Dực. Hai người mới kết thông với người tùy tùng của Dực là Biên Hồng để sát hại Dực. LA QUÁN TRUNG 58 http://ebooks.vdcmedia.com Hôm ấy, chư tướng cùng các vị huyện lệnh về hội hợp đông đủ tại Đan Dương. Tôn Dực cho bày yến tiệc thết đãi. Vợ của Dực là Từ thị xinh đẹp và thông minh, rất giỏi về khoa bói Dịch. Bấy giờ nàng gieo thử một quẻ, thấy "tượng" rất xấu, liền khuyên chồng đừng ra tiếp khách. Nhưng Dực không nghe, cứ đi cùng các quan ra công đường chủ tọa buổi tiệc. Đến chiều, tiệc mới tan, Biên Hồng ngầm giấu con dao trong mình theo chân Dực ra cửa, bất thình lình rút dao đâm Dực chết ngay tại chỗ. Qui Lãm, Đái Viên liền đổ tội cho Biên Hồng, sai quân lôi ra chợ chém đầu. Rồi hai tên thừa thế cướp của cải và thị thiếp của Tôn Dực. Qui Lãm thấy Từ thị nhan sắc diễm lệ, động lòng dục, liền bảo nàng: - Ta đã báo thù chồng cho nàng xong, vậy nàng hãy về với ta, nếu cãi lời, ta e tính mạng nàng khó toàn. Từ thị khóc lóc nói: - Chồng thiếp mới chết, chưa tiện theo Tướng quân ngay. Xin đợi đến tối ba mươi này, thiếp cúng "trừ phục" xong, rồi chúng ta sẽ thành thân cũng chưa muộn. Qui Lãm nghe nói, sung sướng ưng lời, lui ra chờ đợi. Từ thị liền bí mật triệu hai viên tướng tâm phúc của Dực là Tôn Cao và Phó Anh vào phủ mà khóc lóc rằng: - Lúc tiên phu còn sống thường ca tụng hai người là bậc trung nghĩa. Nay hai tên giặc Đái, Qui mưu sát chủ, lại đổ tội cho Biên Hồng, cướp hết của cải, tôi tớ mà chia nhau. Qui Lãm còn cưỡng bức, bắt tôi phải làm hầu thiếp cho nó. Tôi đành phải giả tảng ưng lời cho yên lòng nó. Vậy hai Tướng quân một mặt sai người báo tin cho Ngô Hầu biết, một mặt lập mưu kế để trừ hai thằng phản tặc ấy, để rửa thù nhục này, thì người chết được ngậm cười, mà kẻ sống đội ơn muôn thuở. Dứt lời, Từ thị lại cúi đầu lạy hai lạy. Tôn Cao, Phó Anh vội trả lễ, đôi mắt người nào cũng đẫm lệ. TAM QUỐC CHÍ 59 http://ebooks.vdcmedia.com Hai người nói: - Chúng tôi mang ơn tri ngộ của Phủ quan rất nhiều, nay Phủ quan bị tặc thần hãm hại, mà chúng tôi chưa thể chết theo là còn muốn lập kế báo thù cho chủ. Giờ phu nhân sai khiến, chúng tôi há dám không hết sức? Dứt lời, hai người viết mật thư, sai người tâm phúc đem cấp báo với Tôn Quyền. Qua đến đêm ba mươi, Từ thị sai Tôn, Phó hai tướng phục sẵn trong màn the nơi phòng kín. Đoạn bày lễ tế chồng ngoài nhà thờ. Tế chồng xong, Từ thị trút bỏ hết đồ hiếu phục, vào phòng riêng tắm gội nước hương, trang điểm thật lộng lẫy, cười nói tươi vui. Qui Lãm hay tin, sung sướng như mở cờ trong bụng. Đến đêm, Từ thị cho con hầu ra mời Lãm vào phủ, bày tiệc giữa nhà chuốc rượu. Khi Lãm đã say, Từ thị dìu vào phòng the. Qui Lãm sung sướng mê mẩn, vì sắp được cùng người đẹp thành thân, lại đã nồng hơi men, chếch choáng theo vào. Vừa bước vào phòng, Từ thị thét lớn: - Tôn, Phó hai Tướng quân đâu? Tức thì hai tướng từ sau màn nhảy ra chận đường, làm cho Qui Lãm không còn đường chạy, luýnh quýnh bị Phó Anh chém một đao nhào xuống đất. Tôn Cao vội bồi thêm một nhát nữa, chết ngay. Xong, Từ thị sai hai người núp vào bên cửa, khiến con hầu đi mời Đái Viên vào dự tiệc. Viên vừa bước vào phủ, vừa bước lên nhà, cũng bị Phó Anh và Tôn Cao chém tới, chết liền tại chỗ, không kịp kêu la một tiếng. Giết xong hai tên phản nghịch, Phó Anh và Tôn Cao sai quân đi bắt và giết hết già trẻ thân thuộc của hai tên Qui Lãm và Đái Viên cùng dư đảng của chúng. Thù chồng đã trả, Từ thị mặc đồ tang phục, cắt lấy thủ cấp của hai tên giặc đem ra trước bàn thờ tế chồng. LA QUÁN TRUNG 60 http://ebooks.vdcmedia.com Qua ngày hôm sau, Tôn Quyền đích thân đem binh mã đến Đan Dương, thấy em dâu đã giết được hai tên giặc Đái, Qui, mừng rỡ vô cùng, liền phong Tôn Cao và Phó Anh làm Nha Môn tướng, đóng giữ Đan Dương, và đón Từ thị về nhà dưỡng lão. Khắp Giang Đông, ai nghe tin này cũng phải chắc lưỡi khen Từ thị là người tiết liệt. Người sau có thơ khen nàng rằng: Tài đức gồm hai tuyết giá trong, Tru di nghịch tặc, rửa hờn chồng. Tôi hèn bó gối, tôi trung chết, Thua hẳn Đông Ngô một má hồng. Bấy giờ khắp Đông Ngô, các nhóm giặc cỏ, giặc núi đều bị dẹp tan. Trong sông Đại Giang có dư bảy ngàn chiến thuyền. Tôn Quyền liền bái Chu Du làm Đại Đô Đốc, thống lãnh quân mã thủy lục Giang Đông. Tháng mười, năm Kiến An thứ mười hai, vào tiết Đông, mẹ ruột của Tôn Quyền là Ngô Thái phu nhân lâm bệnh nặng, liền đòi Chu Du và Trương Chiêu về nói: - Ta vốn người đất Ngô, cha mẹ mất sớm, nên theo em trai là Ngô Cảnh sang ở Việt Trung. Sau về làm dâu họ Tôn, sinh được bốn trai. Con trưởng là Sách, lúc mang thai ta nằm mơ thấy nuốt mặt trăng vào bụng. Con thứ hai là Quyền, lúc hoài thai lại thấy nuốt mặt trời vào bụng. Bốc sư đã nói rằng mộng thấy "nhật nguyệt nhập hoài" ắt sinh quý tử... Không may Sách mất sớm, đem cơ nghiệp Giang Đông giao phó cho Quyền. Vậy nếu ta có thác đi, hai tướng phải gắng hết sức phò tá Quyền giữ gìn sự nghiệp của cha anh để lại. Đoạn, Ngô Thái phu nhân quay qua nói với Tôn Quyền: - Con phải đãi Tử Bố với Công Cẩn như thầy con vậy, không được khinh thường nhé! Em gái của mẹ cùng kết hôn với cha con thì con cũng phải coi như mẹ ruột của con vậy. Đứa em gái của con, con phải nuôi dạy hết lòng, rồi lựa nơi xứng đáng, kén người giai tế mà gả chồng cho em. TAM QUỐC CHÍ 61 http://ebooks.vdcmedia.com Hơi nói yếu dần, Ngô Thái phu nhân cố ngoi đầu lên quan sát mọi vật lần cuối cùng, rồi ngã người ra, nhắm mắt tắt thở. Tôn Quyền ôm mẹ khóc than một hồi, đoạn sai các quan lo việc tang chế... Qua năm sau, nhằm tiết xuân, Tôn Quyền thương nghị muốn kéo quân đi đánh Hoàng Tổ. Trương Chiêu can: - Chúa công còn ở trong tang chế, không nên động binh. Nhưng Chu Du nói: - Báo thù rửa hận, cần gì phải đợi hết tang! Tôn Quyền còn đang do dự chưa quyết định, chợt có quan Bắc Bình Đô Úy Lữ Mông về xin ra mắt, rồi thưa: - Tôi trấn thủ ở cửa sông Long Thu, ngày vừa qua bỗng thấy bộ tướng của Hoàng Tổ là Cam Ninh dẫn quân tới xin hàng. Tôi đã dò la kỹ lưỡng được biết rằng Ninh tự là Hưng Bá, người ở Lâm Giang thuộc Ba quận. Người thông hiểu về kinh sử, có sức mạnh hơn người, tính lại thích lãng du, thường chiêu tập bọn du đảng, lưng đeo chuông đồng, tung hoành khắp thiên hạ. Ai ai nghe tiếng chuông đều kinh hãi ù té bỏ chạy trốn. Ninh còn lấy gấm Tây Xuyên làm buồm thuyền, vì thế người ta gọi là "giặc buồm gấm". Về sau, Ninh hối hận việc làm của mình nên cải tà quy chánh, dẫn thủ hạ đến đầu Lưu Biểu. Thấy Biểu không làm nổi việc lớn, Ninh muốn sang theo Đông Ngô ta, nhưng lại bị Hoàng Tổ giữ lại ở Hạ Khẩu. Trước đây, quân ta tiến đánh, Tổ đã nhờ Cam Ninh mới giữ được thành. Về sau, Tổ lại bạc đãi Ninh. Viên Đô Đốc là Tô Phi đã hai, ba lần tiến cử Ninh để Hoàng Tổ trọng dụng. Nhưng Hoàng Tổ nói: "Hắn là một tên cướp sông, trọng dụng làm gì!" Do đó, Cam Ninh oán giận Hoàng Tổ. Tô Phi biết được, liền bày tiệc rượu mời Cam Ninh dùng, và nói: "Tôi đã mấy lần tiến cử, nhưng Chúa công không trọng dụng. Ngày tháng thoi đưa, đời người mấy chốc... ông nên tính rộng mưu xa là hơn. Nay tôi cử ông làm chức Trưởng ở Ngọc huyện để tiện cho ông hành động, muốn ở hay đi thì tùy ỵ..." Nhờ thế Cam Ninh mới thoát được Hạ Khẩu, muốn sang hàng Giang Đông ngay, nhưng còn sợ Giang Đông thù về việc mình đã giết Lăng Tháo cứu Hoàng Tổ ngày trước. Tôi có nói: "Chúa công tôi mong người hiền như khát nước, không oán hận đâu. Vả lại, khi lâm trận ai cũng phải hết lòng vì chủ, có gì đáng oán ông đâu?" LA QUÁN TRUNG 62 http://ebooks.vdcmedia.com Ninh vui mừng hớn hở kéo quân qua sông chờ bái kiến. Vậy xin Chúa công định đoạt. Tôn Quyền mừng rỡ nói: - Nếu ta có Cam Hưng Bá giúp sức, ắt phá được Hoàng Tổ. Dứt lời, sai Lữ Mông dẫn Cam Ninh vào. Ninh tham bái xong, Quyền nói: - Hưng Bá đến đây, ta mừng vô hạn, đâu còn nghĩ đến chuyện cũ? Xin đừng nghi ngờ gì cả, và xin Tướng quân chỉ giáo cho kế sách phá Hoàng Tổ. Ninh thưa: - Nay vận Hán đến ngày tàn, thế nào Tào Tháo cũng cướp ngôi. Đất Nam kinh Tháo không thể để yên ngồi ngó. Lưu Biểu thì không biết tính xa, con cái lại ngu hèn, làm sao giữ nổi sự nghiệp. Minh công nên sớm khắc phục Kinh châu, nếu chậm e Tháo tính trước mất. Nay trước hãy phá Hoàng Tổ. Tổ đã già yếu, lại chỉ biết tham lợi, vơ vét của dân, làm cho lòng dân vô cùng oán hận. Đã vậy, chiến cụ lại không sửa sang, quân sĩ không kỷ luật. Nếu Minh công mà tới đánh, ắt thế như trẻ tre. Phá Hoàng Tổ rồi, gióng trống kéo quân qua phía Tây chiếm lấy cửa Sở quan mà mưu đồ Ba Thục. Được vậy, nghiệp bá ắt thành. Tôn Quyền nói: - Thật là lời vàng ngọc, làm cho ta sáng mắt lên. Liền sai Chu Du làm Đại Đô Đốc, quản thủ hết thủy binh và bộ binh, Lữ Mông làm Tiền bộ tiên phong, dt và Cam Ninh làm Phó tướng, còn Tôn Quyền thì thống lãnh đại quân mười vạn kéo đến đánh Hoàng Tổ. Quân tế tác dò biết, phi báo về Giang Hạ. Hoàng Tổ vội nhóm hết các tướng thương nghị rồi phong Tô Phi làm Đại tướng, Trần Tựu và Đặng Long làm Tiên phong, rồi kéo hết binh mã Giang Hạ ra nghênh địch. Trần Tựu, Đặng Long mỗi tướng điều khiển mỗi đội chiến thuyền tới đóng chận nơi cửa sông Miện. Trên thuyền chuẩn bị hơn ngàn cung bền nỏ cứng, lại lấy giây chạc lớn buộc các thuyền lại với nhau vững chắc trên mặt nước. TAM QUỐC CHÍ 63 http://ebooks.vdcmedia.com Khi nghe quân Đông Ngô đến, nghe trên thuyền Giang Hạ gióng lên một hồi trống, rồi cung nỏ bắn ra loạn xạ. Thuyền của Đông Ngô không dám tiến, phải lui về mấy dặm đồn quân trên sông Trường giang. Cam Ninh thấy vậy, nói với dt: - Sự thể đến nước này không tiến cũng không xong. Liền chọn hơn một trăm thuyền nhỏ, mỗi chiếc chở hơn năm mươi quân tinh tráng, thì hai mươi tay chèo thuyền, còn ba mươi người đều mặc giáp sắt, tay cầm đao bén. Hiệu lệnh truyền ra, tất cả chiến thuyền nhất tề xông sang, không kể tên đá, cứ phóng sát vào thuyền địch, chém đứt những chiếc dây chạc của thuyền địch. Thế là thuyền Giang Hạ quay ngang mũi lại, tan rã. Cam Ninh vươn mình phóng qua thuyền Đặng Long, chém Đặng Long một đao chết ngay. Trần Tựu thấy thế thất kinh, quay thuyền bỏ chạy. Lữ Mông thấy vậy nhảy qua một chiếc thuyền nhỏ, tự tay chèo lái vạt đến, xông thẳng vào đoàn thuyền địch mà phóng hỏa. Trần Tựu vội nhảy lên bờ tẩu thoát. Lữ Mông liều mạng nhảy lên theo, đuổi sát đến nơi, chém Tựu một nhát ngang lưng chết luôn. Khi Tô Phi dẫn quân đến bờ sông tiếp ứng, thì quân Đông Ngô đã kéo ồ lên bộ cả rồi, không sao địch nổi. Quân Hoàng Tổ thua chạy, Tô Phi hốt hoảng thúc ngựa bỏ chạy, bỗng gặp ngay đại tướng Đông Ngô là Phan Chương. Hai ngựa giao đầu vài hiệp thì Phi bị Chương bắt sống đem xuống thuyền, điệu về nạp cho Tôn Quyền. Tôn Quyền khiến quân đem Tô Phi giam vào cũi, chờ bắt được Hoàng Tổ rồi sẽ giết một thể. Rồi thôi thúc ba quân, không kể ngày đêm, hết sức đánh phá Hạ Khẩu. Đó là: Tướng ngu chẳng dụng tay "buồm gấm", Thuyền chiến tan hoang đứt "chạc ràng". LA QUÁN TRUNG 64 http://ebooks.vdcmedia.com HỒI 39 THÀNH KINH CHÂU, LƯU PHONG CẦU KẾ ĐỒI BÁC VỌNG, GIA CÁT DỤNG BINH Nhắc lại Tôn Quyền đốc thúc quân tướng công phá Hạ Khẩu, Hoàng Tổ binh thua tướng thiệt, liệu thế địch không nổi, liền bỏ thành Giang Hạ, trốn chạy về phía Kinh châu. Nhưng Cam Ninh đã đoán chắc Tổ sẽ chạy như thế nên phục binh chờ sẵn ngoài cửa Đông. Quả nhiên Hoàng Tổ vừa dẫn mấy mươi quân kỵ từ trong cửa chạy vụt ra... Chạy được một đoạn thì có tiếng hò reo nổi lên vang dậy. Cam Ninh sấn ra đón đường. Hoàng Tổ ngồi trên ngựa bảo Cam Ninh: - Trước đây ta chưa hề bạc đãi ngươi, sao ngươi nỡ tâm phản phúc? Cam Ninh mắng rằng: - Trước đây ở Giang Hạ, ta đã lập biết bao nhiêu chiến công, thế mà ngươi không thấy lòng trung liệt của ta, coi ta như một kẻ cướp sông, thế thì ngươi bảo ta thờ ngươi làm sao? Hoàng Tổ biết có năn nỉ cũng không xong, liền quất ngựa bỏ chạy. Cam Ninh liền rẽ quân sĩ ra, chạy xông lên trước, đuổi bắt đến kỳ cùng. Đang đuổi, bỗng đằng sau có tiếng reo hò nổi lên, có một tướng dẫn vài mươi tên quân kỵ xông đến. Xem lại, tướng đó là Trình Phổ. Cam Ninh sợ Trình Phổ cướp mất công mình, liền rút tên bắn Hoàng Tổ một phát. Hoàng Tổ trúng tên ngã lăn xuống ngựa. TAM QUỐC CHÍ 65 http://ebooks.vdcmedia.com Cam Ninh mừng rỡ vội chạy đến cắt lấy thủ cấp, quay ngựa lại cùng Trình Phổ hợp binh làm một, kéo về ra mắt Tôn Quyền. Tôn Quyền sai bỏ thủ cấp Hoàng Tổ vào trong một chiếc hộp đem về Giang Đông bày trước bàn thờ tế cha. Kế đó, Tôn Quyền trọng thưởng ba quân, thăng chức Cam Ninh làm Đô Úy, rồi họp các tướng bàn tính, có ý muốn chia quân giữ thành Giang Hạ. Trương Chiêu can: - Một cái thành trơ trọi này không thể nào giữ nổi đâu, chi bằng kéo quân về Giang Đông nghỉ ngơi. Hoàng Tổ bị giết, thế nào Lưu Biểu cũng kéo quân sang đánh báo thù, chừng ấy ta lấy binh khỏe mạnh mà cự với binh mệt mỏi thì tất thắng. Tôn Quyền nghe theo, bèn bỏ Giang Hạ rút về Giang Đông. Lúc bấy giờ, Tô Phi đang bị giam trong xe tù, ngầm sai người đến báo với Cam Ninh, nhờ cứu mạng. Cam Ninh được tin, nói ngay: - Chẳng cần Tô Tướng quân cầu khẩn, ta cũng phải lo. Đâu dám quên ân nhân? Khi đại quân về đến Ngô Hội, Tôn Quyền sai đem Tô Phi ra chém, Cam Ninh vào lạy, khóc lóc nói: - Trước kia nếu tôi không được Tô Phi che chở thì đã nát thịt tan xương rồi, nay đầu còn được vâng lệnh dưới cờ Tướng quân nữa. Tội Tô Phi đáng chết, nhưng nghĩ đến ân tình ngày trước, tôi xin nạp hết chức tước để chuộc tội cho Tô Phi. Tôn Quyền nói: - Tô Phi đã làm ơn cho Tướng quân thì ta cũng vì Tướng quân mà tha chết cho Tô Phi. Nhưng tha chết cho hắn rồi hắn bỏ trốn thì sao? Cam Ninh nói: - Tô Phi không bị giết, mang ơn Chúa công rất trọng, lẽ nào còn bỏ trốn. Nếu Tô Phi trốn, tôi xin dâng đầu tôi để đền tội. Tôn Quyền liền tha Tô Phi, chỉ đem đầu của Hoàng Tổ bày trước bàn thờ cha mà tế. Tế xong, lại bày tiệc mời các quan văn võ đến ăn mừng. LA QUÁN TRUNG 66 http://ebooks.vdcmedia.com Đang lúc tôi chúa đang ăn uống vui vẻ, bỗng có một người ngồi nơi hàng bên võ tướng khóc rống lên, rồi đứng dậy tuốt kiếm lăm lăm, sấn tới chém Cam Ninh. Cam Ninh vội đưa chiếc ghế đang ngồi lên đỡ. Tôn Quyền ngạc nhiên, xem lại thì người toan chém Cam Ninh là Lăng Thống. Vì trước đây, Cam Ninh đã bắn chết cha Lăng Thống là Lăng Tháo nơi Giang Hạ, nay gặp nhau, Lăng Thống không thể cùng với kẻ thù ngồi chung một mâm được, nên muốn báo thù. Tôn Quyền lập tức ngăn lại, khuyên giải luôn miệng, và bảo Lăng Thống rằng: - Ngày trước Hưng Bá bắn thân phụ khanh bởi lẽ "ai vì chủ nấy", không thể không hết lòng. Nay hai người đã thành anh em một nhà rồi, còn giữ cừu hận làm chi? Thôi, trăm việc các khanh hãy vì ta mà xóa bỏ đi cho. Lăng Thống rạp đầu xuống đất khóc lớn nói: - Thù cha không chung đội trời, lẽ nào lại không báo! Tôn Quyền cùng các quan ai nấy khuyên giải hết lời, nhưng Lăng Thống vẫn cứ trừng trừng đôi mắt nhìn Cam Ninh như muốn banh gan xé thịt. Tôn Quyền không biết làm sao, ngay hôm ấy cấp cho Cam Ninh năm ngàn quân, một trăm chiến thuyền, sai ra trấn giữ Hạ khẩu, để hỏi đụng chạm với Lăng Thống. Cam Ninh bái tạ, lãnh binh ra đi. Tôn Quyền lại gia phong Lăng Thống làm chức Thừa Liệt Đô Úy để phủ dụ. Thống đành nuốt hận tạ ơn. Từ đó Đông Ngô đóng thêm rất nhiều chiến thuyền, chia quân tuần hành khắp các mặt sông. Tôn Quyền lại sai Tôn Tĩnh dẫn một đạo binh trấn giữ Ngô Hội, còn mình đem đại binh trở về Sài Tang. Bấy giờ, Huyền Đức cho người qua Giang Đông dọ thám, và được tin: TAM QUỐC CHÍ 67 http://ebooks.vdcmedia.com - Đông Ngô đã dẹp yên Hoàng Tổ, hiện có Chu Du tập luyện thủy quân nơi Ba Dương hồ, còn Tôn Quyền thì trở về Sài Tang rồi. Huyền Đức mời Khổng Minh đến thương nghị. Đang lúc bàn bạc, bỗng có sứ giả của Lưu Biểu sang mời Huyền Đức về Kinh Châu nghị sự. Khổng Minh nói: - Chắc là Giang Đông đánh phá Hoàng Tổ, nên Lưu Cảnh Thăng mời Chúa công đến để bàn kế sách trả thù. Việc này tôi phải đi với Chúa công để tùy cơ ứng biến... Tôi đã có kế rồi. Huyền Đức nghe theo lời, để Quan Vân Trường ở lại giữ Tân Giã, sai Trương Phi đem năm trăm quân kỵ, cùng đến Kinh châu. Dọc đường, Huyền Đức ngồi trên ngựa hỏi Khổng Minh: - Nay sang yết kiến Cảnh Thăng nên đối đáp làm sao? Khổng Minh nói: - Trước hết phải trần tạ việc phó hội Tương Dương, và xin nhớ kỹ, nếu Lưu Biểu sai Chúa công sang đánh Giang Đông thì chớ nên đi, chỉ nên trì hoãn, bảo là về Tân Giã chỉnh đốn binh mã đã. Huyền Đức theo lời. Đến Kinh châu, Huyền Đức để Trương Phi đóng quân ngoài thành, rồi cùng Khổng Minh vào ra mắt Lưu Biểu. Thi lễ xong, Huyền Đức phục dưới thềm tạ tội việc phó hội Tương Dương. Lưu Biểu vội mời Huyền Đức lên ngồi và nói: - Ta đã rõ biết việc hiền đệ bị mưu hại. Ngay lúc ấy đã truyền chém đầu Thái Mạo để hiến tạ hiền đệ, nhưng vì nhiều người kêu xin nên mới tạm tha cho. Mong hiền đệ đừng buồn trách ta nhé! Huyền Đức nói: - Việc ấy không có quan hệ gì đến Thái Tướng quân. Có lẽ do những kẻ dưới tay làm bậy đó thôi. Lưu Biểu nói: - Nay Giang Hạ thất thủ, Hoàng Tổ bị hại, nên ta mời hiền đệ đến đây cùng ta bàn kế báo thù. LA QUÁN TRUNG 68 http://ebooks.vdcmedia.com Huyền Đức nói: - Chỉ vì Hoàng Tổ nóng tính, không biết dùng người nên mới sanh ra việc ấy. Nay ta hưng binh đánh Giang Đông, là Tào Tháo kéo quân đến xâm phạm Kinh châu thì thế nào? Lưu Biểu phân vân một lúc rồi nói: - Nay ta tuổi già sức yếu, không đảm đương nổi công việc, hiền đệ đến đây lo việc với ta... Khi ta chết đi, hiền đệ thay ta mà trấn giữ Kinh châu. Huyền Đức nói: - Sao hiền huynh lại nói như thế? Bị này tài hèn sức mọn, đâu dám đảm đương việc lớn. Khổng Minh ngồi gần Huyền Đức vội đảo mắt ra hiệu bảo Huyền Đức nên nhận lấy. Huyền Đức không biết nghĩ sao, nói chữa lại rằng: - Xin hiền huynh hãy khoan tâm, để tiểu đệ nghĩ một kế cho vẹn toàn. Nói rồi từ biệt bước ra, trở về quán dịch. Khổng Minh hỏi Huyền Đức: - Vừa rồi Lưu Cảnh Thăng muốn đem Kinh châu giao phó cho Chúa công, sao Chúa công lại từ chối. Huyền ức nói: - Lưu Cảnh Thăng hậu đãi ta từ lâu, ta nỡ nào nhân lúc Cảnh Thăng suy yếu mà cướp đất cho đành. Khổng Minh than: - Chúa công quá nhân từ! Hai người đang trò chuyện thì có tin báo: - Công tử Lưu Kỳ đến thăm. Huyền Đức đón vào. Thi lễ xong, Lưu Kỳ khóc lóc nói: - Ngày nay, kế mẫu quyết tình không dung. Tính mạng cháu chỉ treo trong sớm tối! Xin thúc phụ thương tình cứu mạng tiểu điệt. Huyền Đức thở dài than: TAM QUỐC CHÍ 69 http://ebooks.vdcmedia.com - Đó là việc riêng của cháu. Cháu hỏi như vậy thì ta biết làm sao được! Thấy Khổng Minh ngồi bên cạnh chỉ mỉm cười, Huyền Đức liền hỏi kế. Khổng Minh vội từ chối: - Đó là việc riêng của nhà Công tử, Lượng đâu dám dự vào. Lưu Kỳ khóc sướt mướt. Huyền Đức tiễn Lưu Kỳ ra ngoài cửa, và dặn nhỏ: - Ngày mai ta sai Khổng Minh đến đáp lễ, cháu cứ làm như thế... như thế... thì Khổng Minh sẽ có mưu giúp cho. Lưu Kỳ vui mừng bái lạy Huyền Đức rồi ra về. Hôm sau, Huyền Đức giả đau bụng, sai Khổng Minh thay mặt mình đến nhà Lưu Kỳ đáp lễ. Khổng Minh vâng lời tìm đến nhà riêng của Lưu Kỳ ra mắt. Lưu Kỳ mời vào hậu đường. Trà nước xong, Lưu Kỳ ngỏ lời: - Kỳ này bị kế mẫu không dung, xin tiên sinh dạy cho một lời cứu mạng. Khổng Minh lắc đầu, nghiêm sắc mặt nói: - Lượng là người khách tạm trú ở đây, đâu dám can dự vào việc cốt nhục của kẻ khác? Nếu tiết lậu tai vạ không nhỏ... Nói xong đứng dậy xin cáo từ. Lưu Kỳ vội nói: - Đã được gót ngọc chiếu cố, kẻ ngu này quá hân hạn, đâu dám thờ ơ bỏ một cơ hội vàng ngọc. Rồi Lưu Kỳ nhất định cầm Khổng Minh ở lại cho được, mời vào hậu đường uống rượu. Uống được vài chén, Lưu Kỳ lại khẩn khoản năn nỉ: - Kẻ tiện hạ này đang bị kế mẫu mưu hại, mong tiên sinh dạy cho một lời để cứu tính mạng, ơn đức ấy xin trọn đời ghi dạ. Khổng Minh vẫn lắc đầu: - Việc ấy tôi quyết không dám bàn đến. Dứt lời, lại toan đứng dậy từ biệt. Lưu Kỳ vội níu lại nói: LA QUÁN TRUNG 70 http://ebooks.vdcmedia.com - Thôi, tiên sinh đã không bày bảo, Kỳ này chẳng dám này nhưng việc gì lại vội vàng như thế? Khổng Minh mới ngồi nán lại chút nữa. Bỗng Lưu Kỳ nói: - Vãn sinh may mắn được bộ sách cổ hay lắm, mời tiên sinh xem qua một chút. Nói rồi mời Khổng Minh lên một cái lầu nhỏ. Vừa trèo lên đến nơi, Khổng Minh hỏi: - Bộ sách ấy đâu thưa Công tử? Lưu Kỳ phục lạy khóc nức nở nói: - Kế mẫu tôi sắp ra tay, mạng tôi chỉ còn trong sớm tối, tiên sinh nỡ nào không dạy một lời cứu nguy. Khổng Minh sa sầm nét mặt, đứng phắt dậy bước ra, toan xuống khỏi lầu, nhưng thang gác đã bị lấy mất rồi. Lưu Kỳ lại nói như van lơn: - Vãn sinh cầu xin lương kế mà tiên sinh sợ tiết lộ nên không chỉ dạy. Hiện giờ thang gác đã lấy rồi, nơi đây chỉ còn có một mình tiên sinh và Kỳ tôi mà thôi. Trên không đến trời, dưới không đến đất. Miệng tiên sinh nói ra, tai Kỳ nghe riêng lấy. Còn ai biết nữa? Xin tiên sinh chớ ngại mà dạy bảo cho... Khổng Minh vẫn vùng vằng không chịu, nói: - Xin Công tử nên nhớ rằng: "Người dưng không chia rẽ tình thân của kẻ khác." Tôi làm sao mà bày mưu cho Công tử được. Thấy cầu khẩn mãi vẫn không được, Lưu Kỳ vừa khóc vừa nói: - Tiên sinh quyết chẳng chịu dạy bảo, mạng này ắt chẳng giữ được. Thôi, thà Kỳ này chết trước mặt tiên sinh cho xong. Dứt lời, rút kiếm tự tử. Khổng Minh vội giằng lấy kiếm nói: - Tôi đã có kế này, Công tử đừng nóng tính. Lưu Kỳ mừng rỡ hỏi: - Kế gì, xin tiên sinh dạy bảo cho? TAM QUỐC CHÍ 71 http://ebooks.vdcmedia.com Bấy giờ Khổng Minh mới nói: - Công tử há không nhớ chuyện Thân Sinh với Trùng Nhĩ khi xưa? Thân Sinh ở bên trong thì chết, Trùng Nhĩ ở ngoài mà được an toàn... Nay Hoàng Tổ vừa bị phá ở Giang Hạ, thiếu người trấn giữ, sao Công tử không xin lãnh binh ra đóng ở Giang Hạ? Ra đấy ắt tránh được tai vạ. Lưu Kỳ vui mừng, lạy hai lạy tạ ơn, rồi gọi người nhà đem thang tới bắc vào, tiễn Khổng Minh xuống lầu. Khổng Minh từ biệt, trở về gặp Huyền Đức kể rõ việc ấy. Huyền Đức rất mừng. Hôm sau, Lưu Kỳ xin cha cho ra trấn đóng Giang Hạ, Lưu Biểu do dự không quyết, liền mời Huyền Đức vào bàn. Huyền Đức nói: - Giang Hạ là nơi trọng địa, không thể giao cho người ngoài được. Nếu Công tử ra trấn đóng thì còn gì tín nhiệm hơn. Thôi thì các mặt Đông Nam cha con huynh cáng đáng lấy, còn mặt Tây Bắc thì đã có đệ đây. Lưu Biểu nghe lời và hỏi thêm: - Gần đây nghe Tào Tháo đào ao Huyền Vũ ở Nghiệp quận, luyện binh ắt có ý đánh Giang Nam. Vậy chúng ta phải đề phòng mới được. Huyền Đức nói: - Tiểu đệ đã biết việc ấy rồi, xin hiền huynh cứ an tâm, để đệ lo liệu. Huyền Đức từ giã ra về. Lưu Biểu sai Lưu Kỳ lĩnh ba ngàn quân ra đóng nơi Giang Hạ. Nhắc lại Tào Tháo từ khi dẹp yên phương Bắc rồi, liền bãi bỏ chức Tam Công, lấy chức Thừa Tướng của mình kiêm nhiệm luôn ba tòa ấy. Lại phong cho Mao Giới làm Đông Tào Duyện, phong cho Thôi Diệm làm Tây Tào Duyện, Tư Mã Ý làm Văn Học Duyện. Nguyên Tư Mã Ý tự là Trọng Đạt, người đất Ôn, thuộc quận Hà Nội, là cháu nội quan Thái Thú Dĩnh châu Tư Mã Tuấn, là con quan Kinh triệu doãn Tư Mã Phòng, và là em quan Chủ Bạ Tư Mã Lãng. LA QUÁN TRUNG 72 http://ebooks.vdcmedia.com Các văn quan đều đông đủ, và rất có khả năng. Tào Tháo lại hợp các võ tướng bàn chuyện Nam chinh. Hạ Hầu Đôn bước ra nói: - Gần đây, nghe Lưu Bị ở Tân Giã ngày ngày thao luyện quân sĩ, mưu tính gây vạ về sau. Vậy phải trừ Lưu Bị trước đã. Tào Tháo nói: - Lưu Bị tuy là kẻ anh hùng, nhưng thế lực không có là bao, trừ hắn trước cũng phải. Liền sai Hạ Hầu Đôn làm Đô Đốc; Vu Cấm, Lý Điển, Hạ Hầu Lan, Hàn Hạo làm Phó tướng, quản thủ mười vạn tinh binh, kéo thẳng đến đồi Bác Vọng để tiến đánh huyện Tân Dã. Tuân Húc can: - Lưu Bị là tay anh hùng, nay lại mới được Gia Cát Lượng theo phò làm Quân sư, chúng ta không nên khinh địch. Hạ Hầu Đôn nói: - Lưu Bị chỉ là lũ chuột nhắt, nay chui chỗ này, mai trốn chỗ kia, quân sĩ có bao mà sợ. Tôi quyết bắt sống Lưu Bị đem về nạp cho Thừa Tướng. Từ Thứ nói: - Tướng quân chớ coi thường Lưu Bị. Nay Lưu Bị có thêm Gia Cát Lượng thì chẳng khác nào hổ thêm cánh vậy. Tào Tháo hỏi: - Gia Cát Lượng là người như thế nào? Từ Thứ nói: - Lượng tên chữ là Khổng Minh, đạo hiệu là Ngọa Long tiên sinh, có tài ngang trời dọc đất, có cơ mưu quỷ khốc thần kinh, thật là một kỳ sĩ trên đời nay, không thể coi thường được. Tào Tháo hỏi: - Khổng Minh so với tài của ông thì sao? Từ Thứ nói: - Tôi đâu dám sánh với Khổng Minh. Tôi chỉ như con đom đóm lập lòe, Khổng Minh chẳng khác mặt trăng giữa đêm rằm vậy. Hạ Hầu Đôn hăng hái nói: TAM QUỐC CHÍ 73 http://ebooks.vdcmedia.com - Sao Nguyên Trực lại quá nhún mình, đề cao người khác như vậy? Gia Cát Lượng như đồ cỏ rác, có gì đáng sợ? Tôi chỉ đánh một trận là bắt sống Lưu Bị, trói tay Gia Cát Lượng! Nếu không làm được, xin nạp thủ cấp dưới trướng mà tạ tội với Thừa tướng. Tào Tháo nói: - Được rồi. Khanh hãy mau mau báo tin thắng trận về cho ta yên lòng. Thế là Hạ Hầu Đôn từ biệt Tào Tháo, hăm hở kéo quân lên đường. Nhắc lại từ ngày được Khổng Minh làm Quân sư, Huyền Đức rất mừng rỡ, lễ sư phó mà đãi. Quan, Trương thấy thế nên không bằng lòng, thường nói: - Khổng Minh tuổi trẻ, tài học được bao nhiêu mà huynh trưởng quá trọng vọng như vậy? Vả lại, từ ngày ra khỏi lều tranh đến nay, Khổng Minh cũng chưa làm được điều gì tài giỏi mà? Huyền Đức nói: - Anh được Khổng Minh cũng như "cá gặp nước". Hai em đừng nói nhiều nữa. Quan, Trương nghe nói, lẳng lặng lui ra, nhưng lòng vẫn không phục Khổng Minh. Một hôm, có người đem đến biếu cho Huyền Đức một cái đuôi con tê ngưu. Huyền Đức tự tay đem ra đan một cái mũ. Khổng Minh bước vào thấy thế, liền nghiêm sắc mặt hỏi: - Minh công chỉ trọng đến vật quý này mà không còn nghĩ đến chuyện xa xôi nữa hay sao? Huyền Đức vội vứt cái mũ đi, rồi tạ rằng: - Ta tạm lấy việc đan mũ để bớt nỗi lo lắng trong lòng đấy thôi. Khổng Minh hỏi: - Minh công lượng sức mình với Tào Tháo thì thế nào? Huyền Đức nói: - Ta tự biết còn kém xa. LA QUÁN TRUNG 74 http://ebooks.vdcmedia.com Khổng Minh nói: - Quân số của Minh công hiện nay chỉ được vài ngàn, nếu Tào Tháo đem quân đến đánh thì làm sao đủ sức nghênh địch? Huyền Đức thở dài: - Đó chính là mối lo hiện nay của ta. Khổng Minh nói: - Thế thì phải mộ thêm dân binh ngay đi. Lượng xin ra sức luyện tập để có thể đem chống giặc được. Huyền Đức nói: - Ta cũng có nghĩ đến chuyện ấy, nhưng chỉ sợ thì giờ quá ít, không đủ để luyện dân binh thành thuộc. Khổng Minh nói: - Chúa công chớ lo. Những binh sĩ này không cần tài đánh giặc mấy, mà chỉ cần chạy cho thật giỏi. Huyền Đức mỉm cười, theo lời Khổng Minh chiêu mộ một số dân binh độ ba ngàn người, giao cho Khổng Minh sớm tối hết sức lo luyện tập theo trận pháp. Chẳng bao lâu, có tin báo: - Hạ Hầu Đôn kéo quân đến đánh, đang thẳng tiến về hướng Tân Giã. Trương Phi nghe tin, bảo Vân Trường: - Chuyến này cứ để Khổng Minh đánh trước, xem hắn nghênh địch như thế nào? Hai tướng đang trò chuyện thì có tin Huyền Đức gọi vào. Huyền Đức nói với Quan, Trương: - Hạ Hầu Đôn kéo binh mười vạn đến đánh Tân Giã, hai em có mưu kế gì chăng? Trương Phi hỏi lại: - Sao đại ca không sai "nước" ra nghênh địch? Huyền Đức cau mày: - Trí lược thì nhờ Khổng Minh, dũng lược thì cậy có hai em! Đừng phân bì như vậy. TAM QUỐC CHÍ 75 http://ebooks.vdcmedia.com Quan, Trương không dám nói nữa, lẳng lặng lui ra. Huyền Đức lại mời Khổng Minh vào thương nghị. Khổng Minh nói: - Chỉ sợ hai tướng Quan, Trương không chịu nghe lệnh của tôi thôi. Nếu Chúa công muốn để tôi hành binh thì phải ban cho tôi ấn kiếm mới được. Huyền Đức lấy ấn kiếm trao cho Khổng Minh. Khổng Minh liền tụ tập chư tướng lại truyền lệnh. Trương Phi nói với Vân Trường: - Anh em ta cứ đến đó nghe lệnh, xem hắn điều khiển ra sao? Các tướng hợp mặt đông đủ, Khổng Minh hạ lệnh: - Bên trái đồi Bác Vọng có trái núi Dự Sơn, bên phải có khu rừng An Lâm, hai nơi đó là chỗ mai phục quân rất tốt. Vân Trường hãy dẫn một ngàn quân đến phục dưới núi Dự Sơn. Khi địch tới, im lặng để cho chúng đi qua. Những xe nặng chở quân nhu, lương thảo ắt đi phía sau. Hễ thấy mặt Nam có lửa cháy, lập tức thả quân xông ra đánh và đốt hết lương thảo ấy. Dực Đức thì dẫn một ngàn quân đến phía sau rừng An Lâm, mai phục trong hang núi. Hễ thấy phía Nam có ánh lửa bốc cháy, lập tức kéo binh đến đồi Bác Vọng, phóng hỏa đốt lương thảo quân địch ở đấy. Quan Bình, Lưu Phong hãy dẫn năm trăm quân, dự bị những đồ dẫn hỏa, ra phía sau đồi Bác Vọng, chia hai ẩn núp, đợi đến canh một khi giặc kéo tới, nổi lửa đốt rừng lau! Lại phải sai người đến Phàn Thành gọi Triệu Vân về, cho đi tiên phong, không cần đánh lấy được, chỉ cần đánh lấy thua. Còn Chúa công thì lĩnh một đạo quân làm hậu viện. Các tướng nên theo kế, chớ nên sơ xuất. Nghe xong, Vân Trường hỏi: - Chúng tôi đều phải đi nghênh địch. Vậy chẳng hay Quân sư làm việc gì? Khổng Minh điềm nhiên đáp: - Ta chỉ ngồi giữ huyện thành này. Trương Phi cười ha hả nói: - Chúng tôi đều phải lăn lưng vào chỗ chém giết, còn Quân sư thì ngồi nhà, thung dung dữ a? LA QUÁN TRUNG 76 http://ebooks.vdcmedia.com Khổng Minh giơ gươm lên, lớn tiếng nói: - Ấn kiếm ở đây, nếu ai sai lệnh, ta sẽ chém đầu. Huyền Đức nói xen vào: - Há không hiểu rằng: Người ngồi bày mưu trong màn trướng mà có thể quyết thắng ở ngoài ngàn dặm sao? Hai em không được trái lệnh! Trương Phi cười nhạt, không muốn nói. Vân Trường bảo: - Chúng ta thử xem cái kế của thằng hủ nho này có ứng nghiệm hay không rồi sẽ về chất vấn hắn cũng chưa muộn. Thế là hai người kéo quân đi. Còn các tướng cũng chưa hiểu thao lược của Khổng Minh như thế nào, nên tuy vâng lệnh song ai nấy lòng đầy nghi hoặc. Khổng Minh bảo Huyền Đức: - Hôm nay Chúa công nên dẫn binh đến chân đồi Bác Vọng mà đóng. Sẩm tối ngày mai, ắt quân địch cũng đến. Chúa công nên bỏ trại mà chạy. Hễ thấy lửa cháy thì lập tức quay binh lại đánh. Tôi cùng với Mê Trước, Mê Phương lãnh năm trăm quân giữ huyện. Tôn Cành, Giản Ung thì lo chuẩn bị tiệc mừng công và sắp sẵn sổ sách ghi công lao cho tướng sĩ. Khổng Minh điều bát đâu đấy xong xuôi, từ giã Huyền Đức vào trong. Huyền Đức tuy lòng còn áy náy, song vẫn dẫn binh đến chân đồi Bác Vọng hạ trại. Bấy giờ Hạ Hầu Đôn với bọn Vu Cấm, Lý Điển dẫn binh đến gần Bác Vọng, liền chia quân làm hai, một làm tiền bộ, một đi hậu tập và bảo vệ lương thực. Lúc này nhằm vào tiết thu, trời trong trăng tỏ, gió thổi vèo vèo. Bỗng thấy phía trước bụi bay ngất trời. Hạ Hầu Đôn lập tức dàn quân ra sẵn sàng, và hỏi quan Hướng đạo: - Đây là nơi nào? TAM QUỐC CHÍ 77 http://ebooks.vdcmedia.com Quan Hướng đạo thưa: - Trước mặt kia là đồi Bác Vọng, mặt sau là cửa sông La Xuyên. Hạ Hầu Đôn sai Vu Cấm, Lý Điển ở sau điều khiển quân sĩ, còn mình thì giục ngựa tới trước chờ địch. Tức thì trong đám bụi mù, có một đội binh mã kéo đến. Hạ Hầu Đôn nhìn qua, ngửa mặt lên trời cười ngất. Chư tướng thấy vậy, ngạc nhiên hỏi: - Tướng quân cười việc gì thế? Hạ Hầu Đôn đáp: - Ta cười là cười cho Từ Nguyên Trực lúc ở trước mặt Thừa Tướng dám khoe: - Gia Cát Lượng là một người có tài như người nhà trời! Nay xem hắn dụng binh, đem binh mã thế kia cho làm tiền bộ tiên phong để đối địch với ta, như vậy chẳng khác nào đem bầy dê ra chống chọi với hổ báo. Lời hứa của ta trước mặt Thừa Tướng là sẽ bắt sống Lưu Bị và Gia Cát Lượng đem về nạp, thì nay quả là thành công mỹ mãn. Dứt lời, liền giục ngựa xông tới. Triệu Vân thấy quân Tào tràn đến, cũng giục ngựa xông ra. Hạ Hầu Đôn chỉ vào mặt Triệu Vân mà mắng rằng: - Chúng bay theo Lưu Bị thì chẳng khác gì những cô hồn đi theo quỷ sứ mà thôi. Triệu Vân nổi giận, giục ngựa vung thương đâm tới. Hai ngựa quần nhau chừng hai hiệp, Triệu Vân giả thua bỏ chạy. Hạ Hầu Đôn giục ngựa đuổi theo. Triệu Vân chạy được hơn mười dặm, quay lại đánh nữa. Đánh qua vài hiệp lại bỏ chạy. Hàn Hạo thấy thế, giục ngựa tới trước can Hạ Hầu Đôn: - Triệu Vân có vẻ dụ địch! Sợ có mai phục đấy. Hạ Hầu Đôn đang hăng máu, nói: - Cái thứ quân mã như cỏ rác thế kia thì dầu có mai phục mười mặt, ta cũng không sợ. LA QUÁN TRUNG 78 http://ebooks.vdcmedia.com Rồi không nghe lời Hàn Hạo, Hạ Hầu Đôn xua quân đuổi thẳng đến đồi Bác Vọng. Bỗng một tiếng pháo nổ vang, Huyền Đức tự dẫn quân ra đánh, tiếp ứng Triệu Vân. Hạ Hầu Đôn thấy thế, cười ha hả, quay lại nói với Hàn Hạo: - Đó, quân mai phục thế đó chứ gì? Chiều nay ta phải vào thành Tân Giã cho kỳ được. Nếu không, ta thề không nghỉ quân. Huyền Đức và Triệu Vân giục quân xông vào xáp chiến. Hai bên đánh được ba hiệp, Huyền Đức ra lệnh rút lui, rồi cùng Triệu Vân chạy miết. Lúc này trời đã tối, mây phủ mịt mù che khuất bóng trăng. Buổi chiều gió đã nổi, đến đêm gió càng thổi mạnh... Hạ Hầu Đôn chỉ một mực cắm đầu, cắm cổ cứ việc giục quân đuổi theo. Vu Cấm, Lý Điển đi sau, chạy đến một chỗ hẹp, lau lách mọc um tùm, lòng nghi hoặc. Lý Điển nói: - Hễ khinh địch là thua. Phía Nam đường quá chật hẹp, bờ sông sát chân núi, rừng rậm lau cao thế này, nếu địch dùng hỏa công thì biết liệu làm sao? Vu Cấm tỉnh ngộ, khen rằng: - Lời ông nói rất đúng, tôi phải chạy đến trước nói với Đô Đốc, còn ông thì lập tức truyền dừng binh lại. Lý Điển bèn gò cương ngựa trở lại hô lớn: - Đạo binh sau chớ có vội lắm. Lúc này người ngựa đang chạy cuồn cuộn, nghe kêu dừng lại làm sao được? Còn Vu Cấm thì giục ngựa đến trước kêu lớn: - Tiền quân Đô Đốc xin hãy dừng binh ngay! Hạ Hầu Đôn đang thúc quân chạy gấp, bỗng nghe gọi, rồi thấy Vu Cấm ở đằng sau chạy tới, liền hỏi vì cớ gì? Vu Cấm nói: TAM QUỐC CHÍ 79 http://ebooks.vdcmedia.com - Mặt Nam kia đường hẹp, sông núi sát nhau, lau cao rừng rậm, xin Đô Đốc đề phòng địch dùng hỏa công. Hạ Hầu Đôn lúc này giật mình tỉnh ngộ, vội quay ngựa hạ lệnh cho quân sĩ dừng lại. Nhưng vừa dứt lời thì đã nghe tiếng kêu la lẫn tiếng reo hò vang dậy, phía sau ánh lửa bùng lên sáng rực. Rừng lau bắt lửa, rồi lan đến hai bên đường. Và chỉ trong chốc lát, bốn phương tám hướng lửa bốc cháy ngập trời. Lúc này, trời lại gió lạnh, lửa bốc cháy càng nhiều, quân Tào thất kinh, hàng ngũ hoảng loạn, người ngựa đạp nhầu lên nhau, chết vô số kể. Bấy giờ Triệu Vân mới quay ngựa lại đánh úp. Hạ Hầu Đôn xông khói đạp lửa chạy trốn. Mặt sau, Lý Điển thấy tiền quân lâm nguy, vội bỏ chạy vào thành Bác Vọng. Chạy được một lúc, lại thấy trước mặt bỗng hiện ra một đạo quân chặn lại đánh, viên tướng đi đầu là Quan Vân Trường. Lý Điển túng thế, phải vọt ngựa xông vào xáp chiến cướp đường mà chạy. Vu Cấm thấy các xe lương bị cháy hết, lửa cháy ngập trời, vội rẽ vào ngõ tắc chạy trốn. Hạ Hầu Lan, Hàn Hạo xông ngựa tới cứu xe lương thì gặp phải Trương Phi. Hai bên đánh nhau mới được vài hiệp, Trương Phi đã đâm Hạ Hầu Lan một xà mâu nhào lăn xuống ngựa chết. Hàn Hạo thất kinh cướp đường chạy mất. Quân Tân Dã đánh đuổi mãi tới sáng, giết quân Tào thây nằm đầy đồng, máu chảy thành sông. Người sau có thơ khen Khổng Minh như sau: Bác Vọng ra tay dụng hỏa công, Đàn cao điều khiển dễ như không. Binh Tào một trận tan hồn vía, LA QUÁN TRUNG 80 http://ebooks.vdcmedia.com Ra khỏi lều tranh lập đầu công. Hạ Hầu Đôn thua một trận thảm bại, mới thu thập ít tàn quân, chạy về Hứa Xương. Khổng Minh đắc thắng thu quân, Quan Vân Trường và Trương Phi bảo nhau: - Khổng Minh thật là bậc anh kiệt! Hai người vừa đi vừa bàn tán với nhau chưa đầy vài dặm thì đã thấy trước mặt cờ bay phất phới. Mê Trước, Mê Phương dẫn một toán quân đẩy một cỗ xe nhỏ tới. Trên xe có một người ngồi chễm chệ, hai người nhìn kỹ, thì ra đó là Khổng Minh. Quan, Trương liền xuống ngựa, sập lạy trước xe, tỏ ý bái phục mưu cao vừa thắng trận. Một lúc sau, Huyền Đức, Triệu Vân, Lưu Phong, Quan Bình cùng kéo đến, tụ tập chư quân, đem những xe lương cướp được chia thưởng cho tướng sĩ, rồi ban sư về huyện thành. Nhân dân trăm họ Tân Giã đổ xô ra đường lạy mừng thắng trận và nói: - Sinh mạng chúng tôi được bảo toàn là nhờ ở Sứ quân được người hiền phò tá. Khổng Minh về đến huyện, nói với Huyền Đức: - Tuy Hạ Hầu Đôn đã thua chạy, nhưng Tào Tháo ắt tự kéo đại quân đến. Huyền Đức hỏi: - Như vậy phải tính thế nào? Khổng Minh nói: - Tôi có một kế để đối phó với quân Tào. Đó chính là: Phá giặc còn chưa yên vó ngựa, Ngăn thù đã sẵn liệu mưu cao. TAM QUỐC CHÍ 81 http://ebooks.vdcmedia.com HỒI 40 THÀNH KINH CHÂU, PHU NHÂN MUỐN HIẾN NƠI TÂN GIẢ, GIA CÁT LỬA THIÊU Khổng Minh nói: - Đất này tôi đã nói với Chúa Công không dụng võ được. Ta phải có Kinh Châu thì mới xong. Huyền Đức lắc đầu: - Tôi thọ ơn Lưu Biểu đã nhiều, sao mà dòm ngó đất của y cho được? Khổng Minh nói: - Chúa Công còn băn khoăn điều nàv thì về sau hối không kịp nữa. Huyền Đức vẫn không nghe, Khổng Minh đành tạm gác vấn đề qua một bên. Còn Hạ Hầu Đôn tới Hứa đô thì tự trói mình tạ tội với Tào Tháo: - Tôi bị Khổng Minh đánh hỏa công bị thua, nay xin về thọ tội. Tào Tháo bảo: - Ngươi là tướng lão thành mà sao còn mắc kế hỏa công? Hạ Hầu Đôn thưa thiệt vì không nghe lời Vu Cấm, Lý Điển nên mới ra nỗi này. Tào Tháo liền thưởng cho hai tướng và tha cho Hạ Hầu Đôn. Xong rồi Tào Tháo điểm 50 vạn binh hùng, đạo thứ nhứt giao cho Tào Nhân, Tào Hồng, đạo thứ hai giao cho Trương Hấp, Trương Liêu, đạo thứ ba giao cho Hạ Hâu Đôn, Hạ Hầu Huyên, đạo thứ tư giao cho Lý Điển, Vu Cấm, còn chính mình thống lãnh đạo binh thứ năm. Chức tiền bộ tiên phuông thì giao cho Hứa Chữ. Khổng Dung nói với Tào Tháo: LA QUÁN TRUNG 82 http://ebooks.vdcmedia.com - Theo ý tôi, nên huỡn huỡn, vì Lưu Bị cũng như Tôn Quyền đều là kẻ địch đáng xem xét cho kỹ rồi hãy đánh. Nào ngờ Tào Tháo sắp cất quân, nghe can thì nổi trận lôi đình, truyền mang Khổng Dung ra chém lập tức, âu cũng là Khổng Dung đã tận số rồi vậy. Sau đó cho Tuân Úc ở lại giữ Hứa đô, còn đại binh rần rần kéo đi. Tại Kinh Châu, Lưu Biểu đau nặng, e khó sống nên mời Huyền Đức tới nói: - Anh có thác rồi, em phải giữ lấy Kinh Châu mới đặng. Huyền Đức thưa: - Em sẽ lo giúp cháu, chứ không dám nghĩ vậy. Đang bàn tán thì có tin cấp báo đại quân Tào Tháo kéo tới. Huyền Đức xin về Tân Giả ngay để lo đối địch còn Lưu Biểu thì vội làm di chúc cho con lớn là Lưu Kỳ. Thái phu nhân vời Thái Mạo tới bàn kế. Còn Lưu Kỳ nghe tin cha trở bệnh nặng thì kéo quân về thăm, nào ngờ Thái Mạo đóng chặt cỗng thành, không cho vào, bảo rằng Lưu Biểu ra lệnh cho Lưu Kỳ trở lại Giang Hạ lập tức. Lưu Kỳ đành lui về, còn Lưu Biểu chờ con mãi, không thấy về thì thở hắt ra mà thác. Thái Phu nhân làm di chúc giả cho con mình là Lưu Tôn lên kế, sau rồi phát tang. Lưu Tôn mới mười bốn, nói với tả hữu rằng: - Ta còn quá nhỏ, phỏng chú ta, anh ta đem binh về hạch tội thì ta biết làm sao. Nói rồi tỏ vẻ không thiết tha gì tới việc nối nghiệp cả. Thái phu nhân cả giận nên Lưu Tôn đành phải nghe mẹ. Lúc dó có Lý Khuê ra vẻ chống đối việc lập con thứ, truất con cả, nên bị Thái Mạo giết hại. Thái.Mạo tôn Lưu Tôn lên xong rồi, giòng họ Thái thi nhau mà chuyên quyền ở Kinh Châu. Lúc đó có tin Tào Tháo dẫn binh gần tới Tương Dương, Lưu Tôn hợp các tướng thương nghị. TAM QUỐC CHÍ 83 http://ebooks.vdcmedia.com Tào Truyện là Phó Tốn nói: - Tôi thấy cần phải lo chống Tào, lại cần phải lo đại công tử Lưu Kỳ nữa, vì vậy tôi có kế này là đâu đó êm hết: đó là đem Kinh, Tương chín quận mà đầu Tào thì địa vị chắc còn mà Lưu Kỳ chẳng làm gì được. Lưu Tôn tuy nhỏ nhưng rất khí khái kêu lên: - Sự nghiệp cha ta để lại một lúc mà đem cho người sao? Khoái Việt cũng ép: - Lời Phó Tốn nói là phải, chọi vào Tào Tháo như đem trứng chọi đá, đầu là hơn. Lưu Tôn vẫn không chịu mà rằng: - Nhục đó e cả thiên hạ chê cười! Thái Phu nhân ở trong nghe lóng lúc này bước ra bảo Lưu, Tôn: - Lời các tuớng bàn là chánh đáng, sao các con chẳng nghe theo e hối không kịp! Lưu Tôn đành bấm bụng viết hàng thư cho Tống Trung đi sứ mang qua bên Tào. Tào Tháo ở Huyền Thành xem thư rồi mừng rỡ, truyền cho Lưu Tôn mau tới ra mắt. Tống Trung lãnh mạng ra về, qua sông thì xảy gặp Quan Công. Quan Công biết Tống Trung nên gạn hõi mọi việc ở Kinh Châu, Tống Trung đối đáp loanh quanh khiến Vân Trường nỗi giận. Tống Trung khiếp vía khai ra sự thực. Vân Trường lập tức giải Tống Trung về cho Huyền Đức. Huyền Đức nghe chuyện khóc ròng. Trương Phi nói: - Đến nước này thì phải diệt họ Thái, trừ Lưu Tôn mà lấy Kinh, Tương rồi mới lo cự Tào được. Huyền Đức bảo để bàn với Khổng Minh đã, sau đó tha tội cho Tống Trung. LA QUÁN TRUNG 84 http://ebooks.vdcmedia.com Xảy có Y Tịch vào thưa: - Bọn Thái Mạo phản phúc, tôi vâng lệnh công tử Lưu Kỳ về thảo luận cùng Ngài về việc vấn tội bọn chúng. Huyền Đức liền đem chuyện Lưu Tôn viết thư dâng Kinh, Tương cho Y Tịch hay. Y Tịch nói: - Vậy xin Ngài giả đi điếu tang mà trừ diệt bọn chúng mới xong. Khổng Minh khen lời đó rất phải. Huyền Đức cứ khóc mà không chịu, sau nói rằng: - Ta nên dọn lánh qua Phàn Thành mà chờ xem sự việc đã. Khổng Minh cũng đành phải nghe theo. Lúc đó lại có tin cấp báo đại quân Tào Tháo đã tiến tới Bác Vọng rồi. Khổng Minh nói: - Lần trước, tôi chỉ dùng một mồi lửa mà binh của Hạ Hầu Đôn phải tan tành. Lần này tôi cho chúng mắc mưu nữa. Xin Chúa Công cho bá tánh di cư sang Phàn Thành ngay. Sau đó Khổng Minh cho Quan Công dẫn ngàn binh đi mai phục phía bờ sông Bạch Hà. Mỗi tên quân mang sẵn một bao cát để khi có lịnh thì ngăn nước sông. Khi quân Tào tới đi qua thì xả nước cho nước cuốn chảy xuống. Lại khiến Trương Phi mai phục ở Bác Lăng và dặn: - Chỗ đó nước cạn, hễ quân Tào băng qua thì xông ra mà đánh. khiến Triệu Vân chia quân ba mặt, Đông, Tây, Nam, chừa phía Bắc cho quân Tào chạy. Hễ có hiệu lửa thì mới xông ra mặt Bắc mà đánh. Lại truyền cho quân mang đồ dẫn lửa để sẵn trong nhà bá tánh sau khi bá tánh đã di cư sang Phàn Thành rồi. Lại sai Mê Trước, Mê Phương chạy đi chạy lại làm nghi binh. Sau đó Huyền Đức cùng Khổng Minh lên lầu cao uống rượu. TAM QUỐC CHÍ 85 http://ebooks.vdcmedia.com Tiên Phuông, Tào Nhân, Tào Hồng kéo tới Tân Giả thấy chân núi có hai đạo quân của Mê Trước, Mê Phương thì đồn binh lại. Hứa Chữ cũng không tiến lên. Sau khi xem xét, Tào Nhân cho là nghi binh nên truyền tiến lên. Đi sâu vào rừng chẳng có ai, xảy nhìn lên cao thấy Huyền Đức đang uống rượu với Khổng Minh! Hứa Chữ xông lên bắt thì gỗ đá lăn xuống nên không lên được. Còn Tào Nhân thẳng tiến chiếm Tân Giả, thay cửa thành mở rộng bèn vô thành thì thấy bá tánh bỏ đi hết rồi. Lúc ấy tất cả đầu mỏi mệt và nấu cơm ăn để nghỉ ngơi. Bỗng đêm đó, có lửa cháy phía sau, chưa nhận định rõ lại có tin báo lửa cháy khắp ba phía còn lại. Tào Nhân thất kinh chạy ra thì thấy cả vùng lửa cháy ngút trời. Quân Tào thi nhau chạy trốn, chết không biết bao nhiêu. Tào Nhân, Tào Hồng đang tìm đường thoát thân thì gặp quân của Triệu Vân ùa ra giết, đang lúc nguy cấp thì quân dọ thám cho hay phía Bắc không có quân mai Phục nên quân Tào đổ ùa sang phía Bắc mà chạœy. Chạy một quảng, Tào Nhân kiểm điểm binh mã thấy hao phân nửa, Phần còn lại thì cháy quần cháy áo thiệt là thảm thương. Chạy một hồi nữa lại có con sông trước mặt, nhưng nước cạn nên quân Tào không lo nữa, dừng quân lại nghỉ và qua sông sau. Quan Công phục ở mé trên, thay quân Tào đã tới, bèn cho quân xả nước xuống, thôi thì nước chảy xuống như thác vỡ bờ, quân Tào lại một phen chết trôi vô số. Tào Nhân, Tào Hồng dẫn tàn binh trốn chạy, bỗng đâu pháo lịnh nổ vang, Trương Dực Đức cầm xà mâu chặn đường kêu: - Tào Nhân, Tào Hồng, mau để thủ cấp lại! LA QUÁN TRUNG 86 http://ebooks.vdcmedia.com HỒI 41 HUYỀN ĐỨC ĐƯA BÁ TÁNH SANG SÔNG TRIỆU VÂN LIỀU CHẾT CỨU MINH CHÚA Trương Phi gặp ngay Hứa Chữ. Hứa Chữ chẳng còn hơi sức đâu mà đánh, tìm đường trốn chạy. Sau đó Huyền Đức, Khổng Minh và các tướng thẳng tới Phàn Thành. Tào Nhân dẫn đám bại binh về ra mắt Tào Tháo. Tào Tháo tức giận Khổng Minh lắm, kéo đại binh tới ngay Tân Giả để báo thù. Mặt khác chia quân xẻ đường băng núi mà tới gấp Phàn Thành. Lưu Hoa nói: - Muốn đặng lòng dân, xin Thừa Tướng chiêu dụ Lưu Bị trước đã. Y không chịu thì ta mới đánh. Tào Tháo cho là phải, bèn sai Từ Thứ đi dụ Lưu Bị. Từ Thứ đi rồi, Lưu Hoa hỏi tại sao lại sai Từ Thứ? Tào Tháo cười nói: - Ai đi thì Lưu Bị cũng không hàng đâu. Còn Từ Thứ thể nào cũng trở về. Khi Từ Thứ tới thì Huyền Đức và Khổng Minh ra tiếp rước. Huyền Đức cảm động kễ hết nỗi lòng luyến tiếc. Từ Thứ nói: - Tào Tháo sai tôi đi chiêu dụ là lấy tiếng với thiên hạ mà thôi. Thực ra nó đã chia binh tám đội để diệt Phàn Thành, theo tôi nên rút thì hơn. Từ Thứ xin về, Huyền Đức giữ mãi không được. TAM QUỐC CHÍ 87 http://ebooks.vdcmedia.com Từ Thứ nói: - Tôi suốt đời quyết không giúp mưu kế gì cho Tào Tháo. Còn Sứ quân đã có Khổng Minh thì cũng đủ an tâm rồi. Từ Thứ về trình với Tào Tháo là ý Huyền Đức không muốn hàng. Tào Tháo không e ngại nữa, truyền lịnh tấn binh. Từ Thứ đi rồi, Khổng Minh bảo Huyền Đức phải bỏ Phàn Thành mà qua Tương Dương. Huyền Đức liền truyền rao ai muốn đi theo thì đi ai muốn ở lại thì ở. Dân chúng một lòng xin đi theo, rồi đó kẻ cõng mẹ người dắt cha ào ào xuống thuyền. Huyền Đức khóc mà rằng: - Vì ta mà khổ lây bao người. Tới Tương Dương Huyền Đức kêu Lưu Tôn: - Xin cho trăm họ vào nương tựa, chú không dám có ý gì khác. Lưu Tôn không chịu. Thái Mạo lại sai bắn tên xuống, bá tánh ở ngoài kêu la than khóc. Lúc đó trong thành có Ngụy Diên dẫn mấy trăm quân lên dịch lầu mà la lớn: - Thái Mạo là kẻ phản quốc. Sứ quân là người nhân đức, các ngươi nên mở cửa thành mau. Cửa thành liền mở, Ngụy Diên kêu vào thì Thái Mạo xông tới. Hai bên đánh nhau, cả thành náo loạn. Huyền Đức than: - Muốn cứu dân mà té ra hại dân. Biết vậy thì tới đây làm chi! Khổng Minh nói: - Giang Lăng là nơi hiểm trở, ta hãy qua Giang Lăng đã. Huyền Đức nghe lời, tướng sĩ, bá tánh lại lục tục đi theo. Còn Ngụy Diên sau đó bỏ sang Trường Sa ẩn nấp. Huyền Đức đưa bá tánh đi, ông già bà cả con nít chậm chạp, mỗi ngày được ít dặm đường, chư tướng có người lo: LA QUÁN TRUNG 88 http://ebooks.vdcmedia.com - Tào Tháo thừa thế chiếm Phàn Thành nên quân nó đang hăng, đuổi thật gấp, xin Chúa Công lưu bá tánh lại mà mang quân tới Giang Lăng cho kịp. Huyền Đức nói: - Bá tánh tự ý theo ta vì mến đức, nay lại chạy tháo thân, bỏ bá tánh lại cho mũi tên hòn đạn sao? Ta thề cùng chết với bá tánh. Bá tánh nghe thấy rất đỗi cảm động rồi cứ như vậy mà dắt nhau chạy. Khổng Minh bảo phải cấp báo cho Lưu Kỳ mang thuyền tới Giang Lăng. Huyền Đức liền sai Vân Trường, Tôn Càng đi cầu cứu, lại khiến Trương Phi đi đoạn hậu, còn gia quyến thì được Tử Long bảo vệ. Vào Phàn Thành, Tào Tháo kêu Lưu Tôn đến yết kiến. Vương Oai lén nói với Lưu Tôn nay nhân lúc Tào Tháo không đề phòng thì nên thỉnh hắn vào Tương Dương rồi phục binh mà giết. Lưu Tôn định nghe theo thì Thái.Mạo nói: - Vương Oai là đồ phản tặc, xúi công tử làm trái lòng Trời đó! Rồi đó Thái Mạo và Trương Doãn sang ra mắt ngay Tào Tháo. Tháo Phong cho Thái Mạo làm Trấn Nam, Hầu Đô Đốc, Trương Doãn làm Trợ Thuận Hầu. Lại bảo Thái Mạo về nói với Lưu Tôn sẽ tâu Thiên Tử cho làm chúa ở Kinh Châu. Tuân Du khẽ bảo Tào Tháo: - Hai tướng đó là phường gian nịnh, phong chi tước lớn như vậy? Tháo chỉ cười không đáp... Qua hôm sau, Thái phu nhân và Lưu Tôn đem ấn tín đến nạp Tào Tháo. Tháo vỗ về an ủi hai mẹ con, sau đó đóng quân bên ngoài thành Tương Dương, bá tánh nghe lời Thái TAM QUỐC CHÍ 89 http://ebooks.vdcmedia.com Mạo thắp hương mà đón rước Tào Tháo. Sau đó Tháo được rướt trọng thể vào thành, đóng ở phủ chánh, phong Khoái Việt làm Thái Thú Giang Lăng, sau phong cho Lưu Tôn làm Thái Thú Thanh Châu và bảo phải đi ngay. Hai mẹ con vội lãnh mạng ra đi. Tào Tháo sau đó gọi Vu Cấm tới bảo phải dẫn quân kỵ đuổi theo giết cả hai mẹ con Lưu Tôn để trừ hậu họa. Vu Cấm đi liền, gặp Thái phu nhân và Lưu Tôn thì giết luôn, mang thủ cấp về nạp. Vu Cấm được trọng thưởag. Bình xong Tương Dương, Tuân Du thưa với Tào Tháo: - Lưu Bị hiện ở Giang Lăng, nên trừ y ngay. Lại có tin Lưu Bị dắt bá tánh đi chẳng được mau, Tào Tháo lập tức điểm năm ngàn binh kỵ đuổi theo. Huyền Đức khi đó chờ tin Vân Trường mãi, bèn bảo Khổng Minh: - Lưu Kỳ trước thọ ân quân sư, nay quân sư đích thân đi chắc mới xong. Khổng Minh lãnh mạng đi ngay. Hôm đó, Huyền Đức nhìn ra thấy bụi bay mù trời, gió thổi rất lớn. Giảng Ung thưa: - Đây là điềm rất xấu, nội đêm nay, Chúa Công phải bỏ bá tánh mà chạy mới được. Huyền Đức mới nghe đã khóc, sau hỏi Giảng Ung: - Đây là đâu? Giảng Ung thưa: - Đây là Dương Dương, phía trước là núi Cảnh San. Huyền Đức truyền lên núi hạ trại. Lúc đó gió lạnh căm căm, bá tánh kêu khóc, bỗng nửa đêm lại có quân reo vang lừng tứ phía. Rồi binh Tào kéo tới, Huyền Đức được Trương Phi đưa chạy thoát ra khỏi vòng vây. LA QUÁN TRUNG 90 http://ebooks.vdcmedia.com Tới sáng, nhìn lại còn có ngót trăm kỵ binh, còn thì Triệu Vân, Giảng Ung, Mê Phương, Mê Trước cùng trăm họ lạc mất hết. Còn đang lo sợ thì Mê Phương, mặt còn bị cắm mũi tên, chạy tới kêu lớn: - Triệu Vân đầu Tào rồi! Huyền Đức không tin. Trương Phi nói: - Để em qua lai xem sao. Nói rồi hầm hầm xách xà mâu dẫn vài quân kỵ đi ngay. Mới tới cầu Trường Bản ngó xa xa đã thấy binh Tào đông như kiến, gươm giáo cờ xí như rừng. Trương Phi vụt nghĩ ra kế hay, bèn lấy mấy cành cây cột vào đuôi ngựa, rồi đánh cho ngựa chạy đi chạy lại bụi bay mù trời mù đất. Sau đó giao cho hai tên quân cỡi còn mình thì hoành thương đứng trên cầu mà chờ. Còn Triệu Vân thì lạc mất Huyền Đức, hai Phu nhân cũng chẳng thấy đâu, thì nghĩ rằng: - Chúa Công giao phó gia quyến cho ta, nay còn mặt mũi nào về. Nghĩ rồi xông xáo đi tìm, nơi nào cũng nghe trăm họ kêu khóc như ri, xác chết thì ngổn ngang nào dân nào lính. Triệu Vân đang chạy thì thay Giảng Ung nằm trên mặt đất liền hỏi: - Hai vị phu nhân đâu? Giảng Ung đáp: - Hai Phu nhân bồng A Đẩu chạy với một nhóm bá tánh. Tôi bị thương, lại mất ngựa nên phải nằm đây. Tử Long liền kiếm một con ngựa cho Giảng Ung, rồi bảo hai tên quân đưa Giảng Ung mà tìm đường chạy. Lại dặn Giảng Ung: - Nếu gặp Chúa Công, xin thưa dùm là tôi đang tìm A Đẩu và nhị vị phu nhân. Nói rồi chạy về phía cầu Trường Bản. Bỗng gặp một tên quân bộ hạ của Huyền Đức thưa rằng Cam phu nhân bỏ tóc xõa đang chạy về hướng Nam. Rồi lại một đoàn bá tánh chạy qua, Tử Long cũng hỏi thăm thì may thay có Cam Phu nhân ở trong. TAM QUỐC CHÍ 91 http://ebooks.vdcmedia.com Tử Long lật đật xuống ngựa tới đỡ rồi nói: - Để chủ mẫu bị nạn, thật là lỗi ở tôi. Cam phu nhân nói: - Ta với Mê phu nhân cùng chạy, thì quân Tào đánh tới, chị em thất lạc, chẳng rõ Mê phu nhân có làm sao không? Còn đang hỏi han thì thấy một đạo binh ùa tới, có một tướng bị trói nhìn xem là Mê Trước, còn viên đại tướng đi đầu là Tào Nhân. Triệu Vân hét lên rồi giục ngựa ra đánh. Tào Nhân cũng hết sức đánh, nhưng không lại nên phải rút lui, Triệu Vân thừa thế cứu được Mê Trước. Triệu Vân liền mời Cam phu nhân cùng Mê Trước về phía cầu thì thấy Trương Phi đang sừng sững đứng trên đó. Trương Phi thét: - Bớ Tử Long, sao dám phản anh ta! Triệu Vân đáp: - Tôi vừa tìm được một vị phu nhân, sao lại nói là phản? Rồi Triệu Vân hỏi lại: - Chúa Công đâu? Trương Phi đáp: - Ở đàng kia, cũng chẳng xa lắm. Triệu Vân liền bảo Mê Trước giữ gìn Cam phu nhân, còn mình quay lại tìm Mê phu nhân và A Đẩu. Đang cấm đầu chạy tìm thì gặp tướng Tào là Hạ Hầu Ân, tùy tướng của Tào Tháo có mang cây gươm quí là Thanh Hồng kiếm. Triệu Vân đánh liền, giết được Hạ Hầu Ân, đoạt báu kiếm rồi lại chạy. Có người mách: - Mê phu nhân bị thương, bồng con ngồi ở bức tường phía trước. Triệu Vân vội vã chạy lại quả nhiên thấy Mê phu nhân đang ngồi bồng con mà khóc. LA QUÁN TRUNG 92 http://ebooks.vdcmedia.com Triệu Vân lại gần quì thưa: - Để chủ mẫu như vậy, thật là tội của Vân này. Mê phu nhân gạt nước mắt nói: - Tôi bị thương nặng lắm, khó sống, xin tướng quân đoái tưởng tới phu quân tôi mà giúp cho mạng A Đẩu được an toàn. Triệu Vân mời phu nhân ráng ngồi lên ngựa để mình chạy theo đỡ. Phu nhân gạt đi mà rằng: - Tôi xin giao A Đẩu cho tướng quân. Triệu Vân vừa đỡ thì phu nhân nhãy ngay xuống giếng mà thác. Triệu Vân vừa khóc, vừa đẩy vách tường đổ xuống che lấp miệng giếng lại. Rồi cột A Đẩu vào người rồi lên ngựa phóng đi, gặp tướng Tào là Yên Minh, Triệu Vân đâm chết rồi lại chạy. Một đạo binh ở đâu xông ra, dẫn đầu là Trương Hấp. Đang đánh thì Trương Hấp bỏ chạy. Triệu Vân rượt theo thì ầm một tiếng, cả người lẫn ngựa bị sa xuống hầm. Bỗng dưới hầm có một đạo hào quang vụt lên, đưa Triệu Vân ra khỏi hầm. Trương Hấp thất kinh nên không dám theo. Triệu Vân lại gặp một đạo binh Tào khác, liền hươi thương mà đánh tới tấp, đánh tới dâu thì binh Tào chết dãn ra tới đó. Triệu Vân thoát ra khỏi vòng vây. Tào Tháo ở trên Cảnh San thấy vậy hỏi quân sĩ: - Tướng giặc bên kia tên chi? Tào Hồng nghe vậy hỏi lớn: - Này tướng của Lưu Bị tên chi đó? Triệu Vân nghe hỏi thì đáp: - Ta là Thường Sơn Triệu Tử Long. Tào Hồng nghe rồi trình Tào Tháo. TAM QUỐC CHÍ 93 http://ebooks.vdcmedia.com Tào Tháo khen: - Thiệt là anh hùng hảo hán! Lúc ấy thì Triệu Vân thoát ra được trùng vây, áo bào nhuộm đỏ máu. Đi một quãng gặp hai tướng, kẻ cầm đại phủ, người hươi họa kích. Đó là Chung Tấn và Chung Thân. Triệu Vân chẳng nói đánh ngay, giết được cả hai rồi chạy tới cầu. Trương Phi nói: - Chạy mau, để tôi giữ cầu cho. Tính ra trận này, Triệu Vân chém năm mươi viên tướng lớn nhỏ của bên Tào. LA QUÁN TRUNG 94 http://ebooks.vdcmedia.com HỒI 42 TRƯƠNG DỰC ĐỨC ĐẠI NÁO CẦU TRƯỜNG BẢN LƯU DỰ CHÂU THUA CHẠY CỬA HÁN TÂN Lại nói Trung Tấn, Trung Thân chặn đường Triệu Vân. Vân hoa giáo đâm, Tấn giơ búa đở. Hai ngựa giao nhau, chưa được ba hiệp, Tấn bị Vân đâm một nhát giáo ngã nhào, rồi Vân cướp đường chạy. Trung Thân vác kích đuổi theo, sắp đến sau lưng, ngọn kích chỉ còn cách mnh Triệu Vân có vài tấc. Vân quay đầu ngựa lại, thì hai người chạm vào nhau. Vân tay trái lấy giáo gạt họa kích, tay phải rút gươm báu ra, chém một nhát, Thân đứt phăng nửa mũ và nữa mặt. Trung Thân chết lăn xuống ngựa, quân lính chạy tan cả. Triệu Vân thoát được, chạy về cầu Trường Bản; lại nghe thấy đàng sau có tiếng reo, thì là Văn Sính dẫn quân đuổi tới. Vân đến đầu cầu thì người ngựa đã mỏi mệt, vẫn thấy Trương Phi cưỡi ngựa đứng trên cầu, liền kêu to: - Dực Đức cứu ta với! Phi nói: - Tử Long cứ chạy cho mau, còn quân đuổi để mặc ta chống cự. Vân tế ngựa qua cầu, đi được hơn hai mươi dặm, thì gặp Huyền Đức cùng mọi người đương nghỉ dưới gốc cây. Vân xuống ngựa thụp xuống đất khóc. Huyền Đức cũng khóc. Vân thở hổn hển, nói: - Tội Vân chết vạn lần cũng còn nhẹ. My phu nhân vì bị thương nặng, không chịu lên ngựa, nên gieo mình xuống giếng tự vẫn. Vân phải đạp đổ bức tường đất để lấp giếng đi. Bụng mang công tử, mình phá vòng vây, nhờ hồng phúc của chúa công, may TAM QUỐC CHÍ 95 http://ebooks.vdcmedia.com mắn thoát nạn. Vừa nãy công tử còn oe oe ở trong bọc, bây giờ không thấy động đậy gì nữa, hay là thế nào rồi đây... Vân vội cởi bọc ra xem, thì A Đẩu vẫn ngủ say, Vân mừng rỡ nói: - May quá, công tử không việc g! Rồi hai tay nâng đưa cho Huyền Đức. Huyền Đức đỡ lấy A Đẩu, rồi ném phịch xuống đất, nói: - Vì ngươi, suỵt nữa ta mất một viên đại tướng! Triệu Vân vội vàng cúi xuống đất ôm lấy A Đẩu, khóc lạy, nói: - Vân dù gan óc lầy đất, cũng không đủ báo được! Người sau có thơ rằng: Hổ thiêng vùng vẫy trong quân Tháo, Rồng nhỏ nằm trong bọc Tử Long Trung ấy lấy gì yên ủi được, Ném con thu lấy bụng anh hùng Lại nói, Vân Sính đem quân đuổi theo Triệu Vân đến cầu Trường Bản, thì gặp Trương Phi, râu hùm vểnh ngược, hai mắt trợn trừng, tay cầm xà mâu, cượi ngựa đứng sững trên cầu. Lại thấy sau rừng ở mé Đông cầu bụi bay mù mịt, Sính tưởng có quân phục, dừng ngay ngựa lại, không dám tiến nữa. Một lát, Tào Nhân, Lý Điển, Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên, Nhạc Tiến, Trương Kiên, Hứa Chử lũ lượt kéo đến. Trương Phi vẫn cứ trợn mắt, cầm ngang ngọn mâu đứng sững trên cầu. Tướng Tào thấy vậy, ai cũng sợ là mẹo Khổng Minh không dám tiến gần nữa và bày thành thế trận. Các tướng Tào đứng dàn hàng chữ nhất ở bên Tây cầu, rồi sai người phi ngựa báo với Tào Tháo. Tháo nghe tin cũng lật đật lên ngựa chạy đến. Trương Phi trợn mắt tròn xoe trông thấy hậu quân có tán vóc vàng, mao, việt, tinh, kỳ: đoán biết là Tào Tháo hoài nghi nên đến xem, Phi bèn thét lên một tiếng cực to rằng: LA QUÁN TRUNG 96 http://ebooks.vdcmedia.com - Ta là Trương Dực Đức nước Yên đây! Ai dám cùng ta quyết một trận tử chiến nào? Tiếng Phi to như tiếng sấm, quân Tào nghe thấy run cầm cập. Tào Tháo vội sai cụp tàn tán xuống, ngoảnh lại bảo tả hữu: - Bây giờ ta mới nhớ lời Vân Trường nói khi trước rằng Trương Dực Đức ở trong đám quân trăm vạn, lấy đầu thượng tướng như thò tay vào túi lấy đồ vật. Nay gặp Dực Đức, không nên khinh địch. Nói chưa dứt lời, Trương Phi lại trợn mắt quát một tiếng nữa: - Trương Dực Đức người nước Yên đây! Ai dám cùng ta quyết một trận tử chiến nào? Tào Tháo thấy Trương Phi kiêu dũng như thế, có ý muốn lui. Trương Phi thấy sau trận Tào hơi rục rịch, lại vác mâu quát to: - Đánh cũng không đánh, lui cũng chẳng lui, là cớ làm sao? Phi quát chưa dứt tiếng, Hạ Hầu Kiệt ở bên cạnh Tào Tháo khiếp sợ quá, đứt ruột và gan, ngã nhào xuống ngựa. Tháo liền quay ngựa chạy. Quân tướng Tháo thấy vậy cũng nhằm phía Tây chạy cả. Thật là: ứa con nít miệng còn hơi sữa chịu làm sao được tiếng sấm sét; kẻ tiều phu ốm yếu sao chịu nổi tiếng gầm của hổ báo? Lúc ấy, người vứt giáo, kẻ rớt mũ, không biết bao nhiêu mà kể. Người như nước trào, ngựa như núi lở, quân lính giày xéo lên nhau. Đời sau có thơ rằng: Trường Bản cầu này sát khí sinh, Ngang mâu, chững ngựa, mắt long lanh. Bên tai một tiếng vang như sấm, Khiếp vía quân Tào vội rút nhanh. TAM QUỐC CHÍ 97 http://ebooks.vdcmedia.com Tào Tháo sợ oai Trương Phi, tế ngựa về Tây, mũ trâm rơi cả, đầu tóc rũ rượi. Trương Liêu, Hứa Chử phải chạy lên giữ lấy giây cương. Trương Liêu thấy Tào Tháo rụng rời, hết vía bèn nói rằng: - Thừa Tướng đừng sợ, Trương Phi chỉ có một mình thôi! Giờ ta quay binh lại đánh, chắc bắt được Lưu Bị. Tháo bấy giờ mới hoàn hồn, sai ngay Trương Liêu, Hứa Chử trở lại cầu Trường Bản xem ra sao. Nói về Trương Phi thấy quân Tào xô nhau chạy cả, không dám đuổi theo, liền truyền cho hai mươi tên kỵ mã đương tế ngựa sau rừng, cởi những cành cây buộc ở đuôi ngựa ra, chặt phá cầu đi, rồi về ra mắt Huyền Đức, thuật lại việc chặt cầu. Huyền Đức nói: - Em ta dũng cảm thì dũng cảm thực, nhưng tiếc vì mưu mẹo kém. Phi hỏi sao, Huyền Đức nói: - Tào Tháo khôn lắm, em chặt cầu đi, tất hắn sắp đem quân đuổi đến bây giờ. Phi nói: - Tôi quát mấy tiếng, đẩy lui hắn mấy dặm, đâu còn dám quay đầu lại? Huyền Đức nói: - Giá em để nguyên cái cầu, thì hắn tưởng có quân mai phục tất không dám sang. Nay chặt cầu đi, hắn biết mnh ít quân sợ hãi, tất hắn đuổi theo. Mà quân hắn hàng trăm vạn, dẫu có qua sông Trường Giang, sông Hàn Thủy thì lấy người mà lấp cũng được, một cái cầu gãy có coi ra mùi gì? Nói xong, lập tức dẫn cả bọn theo đường nhỏ đi tắt ra Hán Tân theo lối Miện Dương. Trương Liêu, Hứa Chử đi dò xem tin tức cầu Trường Bản, về báo rằng: - Trương Phi đã chặt cầu và đi rồi. Tháo nói: LA QUÁN TRUNG 98 http://ebooks.vdcmedia.com - Nếu hắn chặt cầu tức là có ỵ sợ rồi. Bèn truyền ngay lệnh, sai một vạn quân dựng ba nhịp cầu nổi, đến đêm hôm ấy phải xong. Lý Điển nói: - Tôi sợ đó là mưu Gia Cát Lượng chăng, không nên khinh tiến. Tháo nói: - Trương Phi là một đứa dũng phu, có mưu mẹo gì mà sợ! Bèn truyền lệnh hỏa tốc tiến quân. Huyền Đức đi gần đến Hán Tân, bỗng thấy phía sau bụi bay mù mịt, trống đánh vang trời, tiếng reo dậy đất, liền nói: - Trước mặt có sông to ngăn trở, sau lưng có quân đuổi theo, làm thế nào bây giờ? Vội vàng sai Triệu Vân chuẩn bị cự địch. Tào Tháo truyền lệnh trong quân rằng: - Nay Lưu Bị như cá trong chậu, như hổ trong cũi, nếu không bắt sống lúc này th khác nào thả cá xuống biển, đuổi hổ về rừng, các tướng nến cố sức! Quân tướng nghe vậy, ai cũng ra sức đuổi riết. Bỗng sau núi tiếng trống nổi lên, một đội quân mã kéo ra, gọi to lên rằng: - Ta đợi đây đã lâu rồi! Tướng đi đầu là Vân Trường, tay vác đao thanh long, cưỡi ngựa xích thố, sang Giang Hạ mượn được một vạn quân mã, về đến nửa đường dò biết được tin đánh nhau ở Đương Dương, Trường Bản, nên từ đường ấy đánh lại. Tào Tháo trông thấy Vân Trường, lập tức dừng ngựa, ngoảnh lại bảo các tướng rằng: - Lại mắc mẹo Gia Cát Lượng rồi! Liền cấp tốc truyền lệnh đại quân rút lui. Vân Trường đuổi theo hơn mười dặm, rồi trở lại bảo vệ bọn Huyền Đức đến Hán Tân. TAM QUỐC CHÍ 99 http://ebooks.vdcmedia.com Tới nơi, thấy bè đã trực sẵn rồi, Vân Trường mời Huyền Đức, Cam phu nhân và A Đẩu xuống ngồi yên ổn dưới thuyền. Vân Trường hỏi rằng: - Chị hai sao không có ở đây? Huyền Đức bèn thuật lại chuyện ở Đương Dương. Vân Trường than rằng: - Khi trước săn ở Hứa Điền, nếu theo ý tôi, bây giờ đâu có tai họa này! Huyền Đức nói: - Ta biết vậy, nhưng lúc đó "ném chuột sợ vở đồ quý" đó thôi. Còn đương trò chuyện, bỗng thấy trên bờ phía Nam trống trận thùng thùng, thuyền bè như kiến, thuận buồm xuôi gió đương vùn vụt kéo đến. Huyền Đức giật mình. Khi thuyền lại gần, thấy một tướng mặc bào trắng, giáp bạc, đứng trên mũi thuyền lên tiếng hỏi rằng: - Thúc phụ lâu nay mạnh khỏe chứ? Cháu thật có tội to! Trông ra thì là Lưu Kỳ. Kỳ sang thuyền khóc lạy nói: - Được tin thúc phụ bị khốn với Tào Tháo, nên cháu đem quân lại tiếp ứng. Huyền Đức mừng lắm. Hai bên hội quân làm một rồi phóng thuyền đi. Đương đi, bỗng lại thấy phía Tây Nam có một đội chiến thuyền xếp hàng chữ nhất theo gió lướt tới. Lưu Kỳ giật mnh nói: - Quân Giang Hạ cháu đã huy động hết đến đây rồi, nay lại có chiến thuyền đến chặn đường, nếu không là quân Tào Tháo tất là quân Giang Đông thôi, làm thế nào bây giờ. Huyền Đức ra mũi thuyền đứng trông thì thấy một người khăn lượt, áo bào ngồi ở mũi thuyền, té ra là Khổng Minh, có Tôn Càn đứng sau lưng. Huyền Đức vội mời sang thuyền, hỏi sao lại đến đây. Khổng Minh nói: LA QUÁN TRUNG 100 http://ebooks.vdcmedia.com - Lượng đến Giang Hạ trước hết sai Vân Trường về Hán Tân để lên bộ tiếp ứng. Tôi cũng đoán Tào Tháo thế nào cũng đuổi theo, chúa công thì không đi về Giang Lăng là gì, tất thế nào cũng tìm đường tắt về Hán Tân; nên tôi mời công tử đến trước để tiếp ứng, còn tôi thì ra Hạ Khẩu đem hết quân lại đây giúp đỡ. Huyền Đức mừng rỡ, hội quân làm một, rồi bàn kế phá Tào Tháo. Khổng Minh nói: Thành Hạ Khẩu hiểm trở, lại nhiều lương thảo có thể giữ được lâu. Xin chúa công hãy đến đóng đồn ở đó. Công tử về ngay Giang Hạ, thu xếp chiến thuyền, sắm sửa khí giới làm thế ỷ dóc, mới có thể chống cự được Tào Tháo. Nếu về cả Giang Hạ, thì cô thế lắm! Lưu Kỳ nói: - Quân sư dạy rất phải, nhưng tôi lại muốn mời thúc phụ hãy tạm đến Giang Hạ, thu xếp quân mã đâu đó đã, rồi sẽ về Hạ Khẩu cũng vừa. Huyền Đức nói: - Cháu nói cũng phải! Rồi sai ngay Vân Trường lĩnh năm ngàn quân đến giữ Hạ Khẩu; Huyền Đức, Khổng Minh và Lưu Kỳ cùng sang Giang Hạ. Hãy nói, Tào Tháo gặp Vân Trường chặn mất đường, nghi có quân phục, không dám đuổi theo; lại sợ đường thủy bị Huyền Đức cướp mất Giang Lăng trước, nên cấp tốc kéo quân đến Giang Lăng. Quan thị trung là Đặng Nghĩa và quan biệt giá là Lưu Tiên đã biết hết việc Tương Dương rồi, liệu không địch nổi với Tào Tháo, bèn dẫn quân dân Kinh Châu ra hàng. Tào Tháo vào thành yên dân xong, tha cho Hàn Tung bị giam và phong cho làm Đại Hồng Lô. Các quan viên đều được phong thưởng cả. Tào Tháo bàn với các tướng rằng: - Nay Lưu Bị đã sang Giang Hạ, sợ hắn cấu kết với Đông Ngô, thì càng khó trị, phải tìm kế trừ ngay đi mới được. Tuân Du nói: TAM QUỐC CHÍ 101 http://ebooks.vdcmedia.com - Nay nên huy động đại quân để ra oai rồi sai người đưa hịch đến Giang Đông, mời Tôn Quyền hội săn ở Giang Hạ, cùng bắt Lưu Bị, chia sẻ Kinh Châu và kết đồng minh vĩnh viễn với nhau. Tôn Quyền tất sợ hãi lại hàng, thì việc của ta chắc thành công. Tháo nghe kế ấy, lập tức ra hịch sai sứ sang Giang Đông, một mặt điểm quân mã, quân bộ và quân thủy, cả thẩy tám mươi ba vạn, lại nói thăng lên những một trăm vạn quân: thủy, lục đều tiến, quân thuyền quân kỵ cùng đi, theo dọc bờ sông Trường Giang kéo đến: phía Tây nối liền với đất Kinh Giáp, phía Đông tiếp giáp Kỳ Hoàng, doanh trại nối nhau dài hơn ba trăm dặm. Nói về Giang Đông, Tôn Quyền đương đóng quân ở quận Sài Tang, được tin đại quân Tào Tháo đến Tương Dương. Lưu Tôn đã ra hàng, mà quân Tào lại sớm khuya đi gấp đường đến lấy Giang Lăng. Quyền bèn họp các mưu sĩ lại bàn kế phòng thủ. Lỗ Túc nói: - Kinh Châu tiếp giáp nước ta, giang sơn hiểm trở, nhân dân giàu có, nếu chiếm được đất ấy th đủ để xây nghiệp đế vương. Nay Lưu Biểu mới chết, Lưu Bị mới thua, tôi xin phụng mệnh sang Giang Hạ viếng tang, nhân tiện bảo Lưu Bị phủ dụ các tướng của Lưu Biểu, đồng tâm hiệp lực với ta để phá Tào Tháo, nếu Bị vui lòng nghe theo thì việc lớn phải xong. Quyền đồng ý, lập tức sai Lỗ Túc đem lễ vật sang Giang Hạ viếng tang. Lại nói Huyền Đức đến Giang Hạ cùng với Khổng Minh và Lưu Kỳ bàn việc. Khổng Minh nói: - Tào Tháo thế to lắm, khó lòng địch nổi, không bằng ta sang nhờ Tôn Quyền ở Giang Đông để làm ứng viện. Nam, Bắc hai bên giữ miếng với nhau, ta ở giữa kiếm lợi, có gì mà chẳng được. - Giang Đông lắm mưu thần giỏi, nhìn xa thấy rộng, sao họ chịu dung nạp ta! Khổng Minh cười đáp rằng: LA QUÁN TRUNG 102 http://ebooks.vdcmedia.com - Nay Tào Tháo dàn quân trăn vạn, chiếm cứ Giang Hán; tất nhiên Giang Đông phải cho người lại đây dò xem hư thực thế nào? Nhược bằng có sứ đến, tôi xin mượn một cánh buồm thuận gió đến thẳng Giang Đông, chỉ ba tấc lưỡi đủ làm cho hai quân Nam Bắc thôn tính lẫn nhau. Nếu quân Nam được, ta cùng đánh Tào Tháo, lấy đất Kinh Châu. Nếu quân Bắc được, ta thừa thế tính lấy Giang Nam cũng nên. Huyền Đức nói: - Kế ấy rất hay, nhưng làm thế nào khiến cho Giang Đông sai người đến đây được? Vừa nói dứt lời, có tin báo rằng: - Tôn Quyền ở Giang Đông sai Lỗ Túc lại viếng tang, thuyền đã ghé bờ. Khổng Minh cười, nói: - Việc to chắc xong! Rồi hỏi luôn Lưu Kỳ: - Ngày trước Tôn Sách mất, Tương Dương có sai người sang viếng không? Kỳ đáp: - Giang Đông với nhà tôi có tử thù, đâu có đi lại hiếu hỉ? Khổng Minh nói: - Thế th ì Lỗ Túc đến đây, không phải để viếng tang mà là để dò xét tình hình ta đó thôi. Lại bảo với Huyền Đức rằng: - Hễ Lỗ Túc hỏi đến việc động tĩnh của Tào Tháo thì chúa công cứ một mực nói không biết. Hễ hỏi đến hai ba lần, thì bấy giờ chúa công bảo hắn hỏi Gia Cát Lượng. Bàn định xong xuôi bèn sai người ra đón Lỗ Túc vào. Túc vào viếng tang xong, Lưu Kỳ nhận đồ phúng rồi mời Túc đến gặp Huyền Đức. Huyền Đức rước vào nhà trong uống rượu, Túc nói: - Lâu nay, nghe thấy đại danh hoàng thúc, nhưng chưa có dịp nào được bái kiến, nay được gặp, thực là hân hạnh. Mới đây, TAM QUỐC CHÍ 103 http://ebooks.vdcmedia.com Hoàng Thúc đánh nhau với Tào Tháo, tất biết rõ tình hình. Dám hỏi quân Tào ước được độ bao nhiêu? Huyền Đức đáp: - Tôi binh mọn tướng ít, Tháo đến là chạy, còn biết gì đến tình hình bên ấy thế nào. Túc nói: - Tôi nghe Hoàng Thúc dùng mưu của Khổng Minh, hai phen đánh hỏa công làm cho Tào Tháo kinh hồn lạc phách, sao Hoàng Thúc lại bảo không biết? Huyền Đức nói: - Họa chăng hỏi Khổng Minh thì mới biết được rõ. Túc nói: - Khổng Minh ở đâu, xin cho được gặp một chút. Huyền Đức sai mời Khổng Minh ra. Túc vái chào, rồi hỏi: - Xưa nay vẫn mộ tài đức tiên sinh, chưa được bái kiến bao giờ. Nay may mắn được gặp, xin cho biết việc an nguy ngày nay. Khổng Minh nói: - Mưu gian của Tào Tháo, tôi đã biết cả, chỉ giận sức mình chưa đủ, nên còn tạm lánh đó thôi. Lúc lại hỏi: - Hoàng Thúc nay định ở đây hay đi đâu? Khổng Minh đáp: - Sứ quân tôi có quen thái thú Ngô Thần ở Thương Ngô, nay sắp sang đó để nhờ. Túc nói: - Ngô Thần lương khan binh ít, giữ mình còn chẳng nổi, cho ai nhờ được? Khổng Minh nói: - Chỗ ấy tôi cũng biết không ở lâu được, nay hãy nương tạm, rồi sẽ liệu kế khác. Túc nói: LA QUÁN TRUNG 104 http://ebooks.vdcmedia.com - Tôn tướng quân tôi hùng cứ sáu quận, binh giỏi lương nhiều, lại kính hiền trọng sĩ, anh hùng miền Giang Đông nhiều người quy phục. Nay xin hiến ông một kế. Chi bằng tiên sinh sai người tâm phúc sang liên kết với Đông Ngô để cùng mưu toan việc lớn. Khổng Minh nói: - Lưu sứ quân cùng với Tôn tướng quân xưa nay không được quen nhau, sợ uổng mất lời. Vả lại, không có ai là tâm phúc có thể sai đi được. Túc nói: - Lệnh huynh Gia Cát Cẩn hiện đương làm tham mưu ở Giang Đông, đêm ngày mong được gặp tiên sinh. Tôi tuy không có tài, xin cùng tiên sinh vào ra mắt Tôn tướng quân để bàn việc lớn. Huyền Đức nói: - Khổng Minh là thầy ta, rời ra một lúc không xong, đi thế nào được? Túc cố nài ba bốn lần, Huyền Đức cứ giả vờ không nghe. Khổng Minh nói: - Việc đã kíp rồi, tôi xin phụng mệnh đi một chuyến. Huyền Đức bấy giờ mới đồng ý. Lỗ Túc đứng dậy từ biệt Huyền Đức, Lưu Kỳ, rồi cùng với Khổng Minh lên thuyền đến quận Sài Tang. Ấy là: Chỉ bởi con thuyền Gia Cát chạy Khiến cho tướng sĩ giặc Tào tan. Chưa biết Khổng Minh đi chuyến này ra thế nào, xem đến hồi sau sẽ rõ. TAM QUỐC CHÍ 105 http://ebooks.vdcmedia.com HỒI 43 GIA CÁT LƯỢNG TRỔ TÀI HÙNG BIỆN LỖ TỬ KÍNH RA SỨC LUẬN BÀN Lỗ Túc từ biệt Huyền Đức và Lưu Kỳ rồi dẫn Khổng Minh qua Sài Tang. Khi xuống thuyền, hai người đàm đạo một hồi, Lỗ Túc liền dặn nhỏ Khổng Minh: - Khi tiên sinh ra mắt Tôn tướng quân, xin chớ nói thiệt quân Tào Tháo có nhiều nhé! Khổng Minh gật đầu nói: - Tử Kính chớ lo, tôi sẽ có lời đối đáp. Khi đến Sài Tang, Lỗ Túc liền mời Khổng Minh lên quán dịch tạm nghỉ, rồi vào trước ra mắt Tôn Quyền. Lúc ấy Tôn Quyền đang nhóm hết các tướng để thương nghị, nghe Lỗ Túc về liền triệu vào hỏi: - Tử Kính qua Giang Hạ thăm dò thế nào? - Lỗ Túc nói: - Tôi đã biết qua đại lược, xin để thủng thỉnh sẽ bẩm Chúa công nghe. - Tôn Quyền lại trao hịch văn cho Lỗ Túc xem và nói: - Tào Tháo mới sai sứ đem hịch văn này qua đây, bảo ta hiệp binh săn bắn nơi Giang Hạ để bắt Lưu Bị rồi chia đất Kinh, Tương ra mà chiếm cứ. Ý ta chưa quyết. - Túc đỡ lấy tờ hịch, thấy đại khái như sau: "Ta vâng mệnh Thiên tử đi đánh kẻ có tội. Cờ mao trỏ xuống miền Nam, Lưu Tông phải bỏ chạy, quân dân Kinh, Tương đều theo gió quy hàng. Nay ta thống xuất trăm vạn quân, ngàn viên thượng tướng, muốn cùng Tướng quân qua Giang Hạ hội binh cùng đánh Lưu Bị, chia đôi đất đai, kết hòa hiếu mãi mãi. Xin chớ nghi ngờ, kíp gởi hồi âm phúc đáp..." LA QUÁN TRUNG 106 http://ebooks.vdcmedia.com - Túc xem xong rồi hỏi lại: - Ý Chúa công thế nào? - Tôn Quyền nói: - Ý ta chưa quyết - Trương Chiêu tiến lên nói: - Tào Tháo xua binh trăm vạn, lại lấy danh nghĩa Thiên tử chinh phạt bốn phương. Ta chống cự thì danh không thuận. Vả lại Chúa công có thể cự với Tào Tháo được là nhờ có sông Trường Giang hiểm yếu. Nay Tào Tháo đã chiếm Kinh châu, thì cái hiểm của sông Trường giang Tháo đã chia mất của ta một nửa, vì thế ta chẳng nên đánh. Theo ngu ý không gì bằng hiệp binh với hắn để rồi chia đất. Đó là kế vạn toàn... - Các mưu sĩ đồng thanh nói: - Lời Tử Bố nói rất phải. Tôn Quyền cứ làm thinh trầm ngâm không nói. Trương Chiêu lại nói tiếp: - Chúa công chớ có nghi ngại, nếu hàng Tào Tháo thì Đông Ngô được an, sáu quận đất Giang Nam cũng đều giữ được. - Tôn Quyền cũng cứ ngồi trầm ngâm không đáp. Sau đó, Tôn Quyền đứng dậy vào nhà trong. Lỗ Túc bước theo. Tôn Quyền hiểu ý liền quay lại hỏi Lỗ Túc: - Ý của khanh như thế nào? - Lỗ Túc nói: - Lời mọi người vừa bàn đó, thực làm hỏng việc của Chúa công. Các người ấy hàng là phải, nhưng Chúa công thì không thể nào hàng được. - Tôn Quyền hỏi: - Vì cớ gì vậy? - Lỗ Túc nghiêm trang đáp: - Như bọn Túc này mà hàng Tháo, vẫn được làm quan, thế nào Tháo lại chẳng ban cho mỗi người một chức Châu, Quận hoặc TAM QUỐC CHÍ 107 http://ebooks.vdcmedia.com tương đương. Nhưng Tướng quân mà hàng Tháo thì... ôi, còn biết về đâu? Ngôi chẳng qua đến phong Hầu. Xe bất quá được một cổ, ngựa bất quá được một con, quân hầu nhiều lắm được năm bảy tên. Như thế phỏng còn quay mặt hướng Nam mà xưng "Cô", xưng "Quả" được chăng? Lời mại người nói ra đều là vị kỷ. Ai cũng chỉ biết có thân họ, vợ con họ mà thôi... Thật không nên nghe! Tướng quân nên sớm lo kế lớn mới được. - Tôn Quyền nghe xong than: - Nghị luận của mọi người quả làm cho ta hết trông cậy. Tử Kính nói ra kế lớn, chính hợp lòng ta. Thật là Trời đem Tử Kính ban cho ta vậy. Ngặt binh Tào Tháo đã được binh của Viên Thiệu, lại mới thắng Kinh châu, ta e khó cự địch với hắn. - Lỗ Túc thưa: - Tôi đến Giang Hạ, có đưa được người em của Gia Cát Cẩn về đây. Chúa công nên mời vào hỏi xem, để biết rõ hư thực của quân Tào. - Tôn Quyền nghe nói mừng rỡ hỏi: - Ngọa Long tiên sinh có đây sao? - Lỗ Túc đáp: - Hiện còn ở nơi quán dịch. - Tôn Quyền nói: - Hôm nay trời đã tối, khoan ra mắt đã. Ngày mai họp hết các tướng văn võ rồi mới hắn vào để cho hắn thấy nhân vật ở đất Giang Đông ta, sau đó sẽ lên công đường bàn việc. - Lỗ Túc vâng mệnh lui ra. Hôm sau Lỗ Túc đến quán dịch mời Khổng Minh rồi lại ân cần dặn nhỏ: - Tiên sinh vào ra mắt Chúa tôi, xin chớ nói binh Tào nhiều mạnh nhé! - Khổng Minh cười nói: - Chừng đó tôi sẽ tùy cơ ứng biến. - Khi Lỗ Túc đưa Khổng Minh đến trước trướng, đã thấy bọn Trương Chiêu, Cố Ung ngồi cùng một đám văn võ hơn hai mươi người, áo mão rực rỡ. LA QUÁN TRUNG 108 http://ebooks.vdcmedia.com Khổng Minh liền ra mắt từng người, hỏi thăm tên họ xong, lại ngồi nơi khách vị. - Bọn Trương Chiêu thấy Khổng Minh tướng mạo đoan trang, có một vẻ thầm lặng, biết ngay là người du thuyết, liền kiếm lời ghẹo trước: - Tôi là bọn sĩ phu hèn mạt bên Đông Ngô có nghe tiên sinh đã lâu, nằm ở trên cao là chốn Long Trung, thường sánh mình như Quản Trọng, Nhạc Nghị. Điều đó có quả vậy chăng? - Khổng Minh mỉm cười đáp: - Đó chỉ là câu ví tầm thường hồi Lượng này còn nhỏ tuổi. - Trương Chiêu lại nói: - Mới đây tôi có nghe Lưu Dự Châu đi cầu tiên sinh ba phen nơi thảo lư, mới hân hạnh được tiên sinh ra giúp, coi như "cá gặp nước", những tưởng ra tay một chút là quét sạch đất Kinh châu. Nay Kinh châu phút chốc bỗng về tay Tào Tháo! Chẳng hiểu chủ kiến tiên sinh thế nào? - Khổng Minh thầm nghĩ: - Trương Chiêu là một tay mưu sĩ thứ nhất của Tôn Quyền, nếu trước chẳng phục được hắn thì làm sao nói cho Tôn Quyền nghe được. - Liền đáp: - Ta coi việc lấy đất Hán thượng như trở tay, ngặt vì Chúa ta là người nhân nghĩa, chẳng nỡ đoạt cơ nghiệp của người đồng tông, nên khước từ không chịu. Lưu Tông là đứa trẻ thơ, nghe lời xiểm nịnh lén đầu Tào Tháo, nên Tào Tháo mới lộng hành như vậy. Nay Chúa ta đóng binh nơi Giang Hạ còn nhiều kế hay, những kẻ tầm thường không sao hiểu được. - Trương Chiêu lại nói: - Nếu vậy, lời nói với việc làm không đi đôi với nhau. Tiên sinh thường ví như Quản Trọng với Nhạc Nghị. Quản Trọng làm Tướng quốc nước Tề, giúp Hoàn Công đánh dẹp thiên hạ dựng nên nghiệp bá. Còn Nhạc Nghị giúp nước Yên là một nước nhỏ yếu, mà hạ được Tề hơn bảy mươi thành. Hai người ấy mới thật là có chân tài tế thế. Chớ như tiên sinh cứ trong chốn thảo lư cười trăng ngạo gió, ôm gối ngâm thơ. Nay ra phò Lưu Dự Châu thì lúc chưa có tiên sinh vẫn còn tung hoành trong thiên hạ, chiếm cứ được thành TAM QUỐC CHÍ 109 http://ebooks.vdcmedia.com trì. Nay được tiên sinh, người người trông cậy, những tưởng hùm đữ thêm cánh, ắt quét sạch binh Tào không có chỗ đất mà ở, ai cũng trông đợi tiên sinh sẽ quét sạch mây mù trên trời cao để thấy rõ ánh sáng của mặt trời, mặt trăng. Ngờ đâu, Lưu Dự Châu được tiên sinh rồi, binh Tào vừa kéo ra đã quăng thương bỏ giáp chạy dài, trên chẳng giúp được Lưu Biểu cho an dân thứ, dưới chẳng giúp được kẻ mồ côi giữ gìn cương thổ, lại bỏ Tân dã chạy qua Phàn Thành, thua nơi Tương Dương chạy qua Hạ Khẩu, không còn chỗ đất dung thân. Ấy là lúc Lưu Dự Châu đã được tiên sinh rồi sao lại không bằng lúc trước vậy? Quản Trạng, Nhạc Nghị có như thế sao? Lời tôi nói ngay xin tiên sinh chớ chấp. - Khổng Minh nghe nói cười ngất đáp: - Chim bằng bay muôn dặm, bầy chim sẻ há hiểu được cái chí hay sao? Việc lớn gặp nguy nan cũng ví như người đau bệnh nặng, trước phải dùng nước cháo loãng cho ăn, rồi hòa thuốc cho uống. Đợi chừng phủ tạng điều hòa, cơ thể tạm yên mới dám dùng cá thịt tẩm bổ, lấy thuốc mạnh cho uống, thì căn bệnh mới dứt. Nếu chẳng chờ mạnh, cứ đổ thuốc mạnh vào thì e khó sống. Chúa tôi là Lưu Dự Châu lúc bại binh nơi Nhữ Nam qua Lưu Biểu, binh không đầy một ngàn, tướng chỉ có Quan, Trương, Triệu mà thôi, ấy rõ là bệnh đang lúc ngặt nghèo đó. Thành Tân dã là chỗ rừng núi hẹp hòi, nhân dân rất ít, lương thực không đủ, Lưu Dự Châu bất quá là tạm dung thân, há đi giữ chỗ ấy làm gì? Trong lúc binh giáp không đủ, lương thực không có, thành quách không bền mà đốt được binh giặc nơi Bác Vọng, dùng nước nhận chìm quân địch nơi Bạch Hà, làm cho bọn Hạ Hầu Đôn và Tào Nhân tan hồn vỡ mật. Xét như Quản Trọng và Nhạc Nghị dụng binh cũng không được như vậy. Đến như Lưu Tông đầu Tào Tháo, Lưu Dự Châu cũng chẳng hay, lại cũng chẳng nỡ nhân lúc loạn mà đoạt cơ nghiệp của đồng tông, ấy là người đại nhân đại nghĩa đó. Lại lúc kéo binh đi nơi Tương dương cũng vì quyến luyến bá tánh chẳng nỡ bỏ, nên ngày đi chỉ mười dặm, để bảo vệ bá tánh ấy cũng là việc đại nghĩa đó. Ít không địch nổi nhiều, thua được, được thua cũng là chuyện thường. Như xưa kia, đức Cao Hoàng thua luôn Hạng Vũ bao nhiêu trận, mà sau nơi Cai Hạ đánh một trận nên công ấy chẳng phải là mưu hay của Hàn Tín hay sao? Mà Hàn Tín phò Cao Tổ đã lâu, nào đã mấy khi thủ thẳng? Thế mới biết những kẻ chủ mưu đều xét đến quốc gia đại kế chớ chẳng phải nhìn vào một chút việc nhỏ để tự đắc khinh người. Khi yên bình ngồi bàn to luận lớn LA QUÁN TRUNG 110 http://ebooks.vdcmedia.com thì không ai bì kịp, khi lâm cơn ứng biến th ì trăm điều không có một điều hay, ấy mới bị người ta cười chê. - Khổng Minh nói luôn một thôi như thế, khiến cho Trương Chiêu tái mặt không có một lời đáp lại. Cũng trong đám ấy có một người ứng tiếng nói: - Tào Tháo đóng binh trăm vạn, chiến tướng ngàn viên, muốn đến nuốt đất Giang Hạ, ông thấy thế nào? - Khổng Minh xem lại người ấy là Ngu Phiên, liền đáp: - Tào Tháo thu được những quân ong bầy kiến của Viên Thiệu, cướp được những binh ô hợp của Lưu Biểu, thì dẫu có mấy trăm vạn cũng không đáng sợ. - Ngu Phiên cười lạt nói: - Binh bại nơi Tương Dương, thế cùng nơi Hạ Khẩu, nay phải khúm núm đi cầu người ta mà còn nói là không sợ, thật là lời khoe khoang và khinh người đó. - Khổng Minh nói: - Lưu Dự Châu với vài ngàn quân nhân nghĩa địch sao lại trăm vạn quân bạo tàn? Nay phải lui về giữ Hạ Khẩu là để đợi thời cơ. Chớ như Giang Đông binh hùng tướng mạnh lại thêm có sông Trường Giang hiểm trở mà họ còn khuyên chúa họ đầu giặc, không nghĩ đến việc thiên hạ chê cười, ấy mới là đáng chán! Cứ xem thế thì quả Lưu Dự Châu không sợ binh Tào vậy. - Ngu Phiên đối lại không được. Trong đám ấy lại có người lên tiếng hỏi: - Tiên sinh muốn bắt chước Tô Tần, Trương Nghi, đem ba tấc lưỡi sang du thuyết Đông Ngô sao? - Mọi người nhìn lại, thì ra Bộ Chất (tên tự là Tử Sơn). Khổng Minh mỉm cười: - Tử Sơn chỉ coi Tô Tần, Trương Nghi đều là biện sĩ, mà không biết Tô, Trương chính là những người hào kiệt, hết lòng vì xã tắc: Tô Tần đeo Tướng ấn sáu nước, Trương Nghi hai phen phò chúa nên nghiệp lớn. Hai người như thế không thể đem sánh với hạng sợ mạnh hiếp yếu, trốn đao tránh gươm như vậy đâu? Các ông mới nghe Tào Tháo bày lời dối trá đã sợ xin đầu. Vậy mà dám cười Tô Tần và Trương Nghi sao? TAM QUỐC CHÍ 111 http://ebooks.vdcmedia.com - Bộ Chất làm thinh. Bỗng có một người ứng tiếng hỏi nữa: - Tiên sinh cho Tào Tháo là người thế nào? - Khổng Minh quay lại thấy Tiết Tổng, liền đáp: - Tào Tháo là đứa giặc của nhà Hán, còn phải hỏi gì nữa? - Tiết Tổng nói: - Lời nói đó sai rồi. Nhà Hán truyền xuống tới nay đã hơn bốn trăm năm, số trời đã gần hết, nay Tào công đã có trong tay hai phần ba thiên hạ. Lưu Dự Châu chẳng biết thời trời, ý muốn cường tranh, cũng như lấy trứng chại đá, lẽ nào chẳng bại? - Khổng Minh vùng nói lớn: - Tiết Kính Văn sao lại nói lời không cha, không chúa như vậy? Phàm làm người đứng trên trời đất, phải lấy trung hiếu làm gốc lập thân. Ông đã làm tôi nhà Hán, thấy có kẻ trái đạo thần tử như thế, thì phải thề với lòng, tìm kế tru diệt nó đi, mới là đúng đạo làm tôi chứ? Như Tào Tháo, tổ tông đời đời ăn lộc Hán, mà chẳng lo báo đền lại mưu đồ soán nghịch, thiên hạ đều oán hận, ông lại cho là thiên số. Thật rõ ràng là người không chúa không cha, xin đừng nói nữa. - Tiết Tổng thẹn đỏ mặt, ngồi câm miệng hến. - Chợt có người cất tiếng vặn hỏi: - Tào Tháo tuy hiếp Thiên tử, sai khiến chư hầu, nhưng cũng là dòng dõi của Tướng quốc Tào Tham. Còn Lưu Dự Châu tự xưng là dòng dõi Trung Sơn Tĩnh Vương mà chẳng có gì làm bằng cứ! Hiện mắt trông thấy, chỉ là một kẻ dệt chiếu, đóng giày thì có đủ chi mà tranh với Tào Tháo? - Khổng Minh xem lại, người ấy là Lục Tích, liền cười ha hả: - Ông có phải là Lục Lang ăn cắp quít của Viên Thuật lúc nọ đó không?1. Xin ngồi lại để tôi nói một lời. Tào Tháo là dòng dõi của Tào Tung, thế thì đời đời phải làm tôi nhà Hán. Nay nó lại chuyên quyền, rõ ràng là không chúa không cha, chẳng những trái với triều đình mà cả với dòng họ nữa. Như vậy Tào Tháo chẳng những là tôi loàn của nhà Hán, mà còn là con giặc của họ Tào nữa. Còn Lưu Dự Châu đường đường thuộc dòng vương thất, chính Đức Đương Kim Hoàng Đế, tra vào Hoàng tộc thế phổ mà gọi là Hoàng thúc, ban cho danh tước rành rành, sao ông lại bảo là không căn cứ? Vả lại, Đức Cao Tổ cũng xuất thân là một viên Đình trưởng, LA QUÁN TRUNG 112 http://ebooks.vdcmedia.com sau lại được thiên hạ, tưởng cái việc dệt chiếu, đóng giày không phải là hèn mạt vậy. Cái kiến thức của ông thật là tuồng trẻ con, không đáng đàm luận với bậc cao sĩ. - Lục Tích nghẹn họng không nói được nữa. Kế có một người đứng dậy nói: - Những lời Khổng Minh vừa nói ra, chẳng qua là cưỡng từ đoạn lý, chớ không phải là lời luận chánh yếu. Nhưng thôi, hà tất phải cãi vã làm gì. Để tôi hỏi Khổng Minh một câu: chẳng hay tiên sinh bình nhật chuyên nghiên cứu kinh điển gì? - Khổng Minh xem ra là Nghiêm Tuấn liền đáp: - Phàm nói ra mà tìm từ bài, lựa từ câu, ấy là học trò dốt, nào phải người giúp nước. Còn như ông Y Doãn cày ruộng nơi đất Sằn, ông Tử Nha câu cá nơi sông Vị, với những ông Trương Lương, Trần Bình, Cảnh Cam, Hạng Vũ đều là những người biết tế thế an bang, tùy cơ ứng biến, vậy ai biết họ đã dùng kinh điển gì? Hay là bắt chước bọn thư sinh mặt trắng, mới biết đua đòi việc bút nghiên đã khua môi uốn lưỡi, múa văn giỡn mực, vậy đâu phải là người tài. - Nghiêm Tuấn xấu hổ làm thinh. Lại có người nói: - Ông ưa lý luận theo thời sự mà thôi, chưa chắc là người có học cao, e bị học trò nhỏ cười. - Khổng Minh biết người ấy là Trình Bỉnh (tự là Đức Khu), vốn người xứ Nhữ Nam, nên nói: - Trong Nho giáo cũng có chia ra hai hạng: quân tử nho và tiểu nhân nho. Quân tử nho là kẻ biết phò vua, giúp nước, thương dân, ưa chánh ghét tà, lo cho ngày nay mà còn phải để danh thơm cho hậu thế. Còn tiểu nhân nho là kẻ lo giàu lo nghèo, lúc xuân xanh ưa làm thơ, khi già cố xem cho hết sách viết ra để tỏ mình là người lưu loát, chớ trong lòng không được một kế. Như Dương Hùng là người có danh trong làng văn, lại hạ mình thờ Vương Mãng chẳng khỏi có ngày phải gieo đầu từ lầu cao xuống đất mà chết, đó gọi là tiểu nhân nho. Thử hỏi: dù đi ít bước làm được bài thơ, hay là một ngày làm được muôn bài cũng chẳng ít lợi g ì? - Trình Bỉnh nghẹn lời, đối lại không được. - Ai nấy thấy Khổng Minh đối đáp như nước chảy, mọi người đều thất sắc. TAM QUỐC CHÍ 113 http://ebooks.vdcmedia.com - Lúc ấy có Trương Ôn và Lạc Thống còn muốn hỏi nữa, bỗng từ ngoài có một võ tướng chạy vào, nói lớn như quát lên: - Khổng Minh là bậc kỳ tài trong thiên hạ, các ông lại dùng miệng lưỡi vấn nạn như vậy sao gọi là giữ lễ. Nay đại binh của Tào Tháo đã đến, các ông không lo kế chống ngăn, cứ ngồi đấu khẩu với nhau như vậy ích gì? Mọi người xem lại, mới biết người ấy là Hoàng Cái (tự là Công Phúc), vốn quê ở Linh Lăng, hiện đang làm chức Lương Quan tại Đông Ngô. - Trách bọn mưu sĩ xong, Hoàng Cái bảo Khổng Minh: - Tôi thiết nghĩ: "Nhiều lời mà không có ích lợi chẳng bằng làm thinh không nói". Sao ông không lấy lời kim thạch luận bàn với Chúa tôi, lại biện bạch làm chi với mấy người ấy? - Khổng Minh nói: - Mấy người ấy không biết thời vụ, cứ theo vấn nạn, tôi không thể không đáp. - Sau đó, Hoàng Cái và Lỗ Túc dắt Khổng Minh vào trong, bỗng gặp Gia Cát Cẩn. Khổng Minh vừa thi lễ, Gia Cát Cẩn đã hỏi: - Hiền đệ đã qua đến Giang Đông, sao không đến thăm anh vậy? - Khổng Minh nói: - Em đã phò Lưu Dự Châu rồi, phải lo việc công trước, rồi sau mới đến việc tư. Nay mới đến đây, việc công chưa xong, chẳng dám nghĩ đến việc tư, xin anh miễn chấp. - Gia Cát Cẩn nói: - Nếu vậy, hiền đệ ra mắt Ngô Hầu, việc xong rồi đến nhà chuyện vãn cùng anh. - Cẩn dặn rồi liền đi ra ngoài. - Lỗ Túc lại dặn Khổng Minh: - Những điều tôi dặn dò, mong tiên sinh chớ quên. - Khổng Minh cũng gật đầu. Vào đến nơi, Tôn Quyền bước ra nghinh tiếp rất ân cần cung kính, lại mời Khổng Minh lên ngồi trên, còn các quan đứng hai bên hầu. LA QUÁN TRUNG 114 http://ebooks.vdcmedia.com Lỗ Túc cũng đứng một bên Khổng Minh nghe luận đàm câu chuyện. - Khổng Minh liếc nhìn sắc diện Tôn Quyền, mắt xanh râu đỏ, tướng mạo đường đường, nghĩ thầm: - Người này phải lấy lời lẽ nói khích chớ không thể nói khéo được! Tả hữu dâng trà nước xong, Tôn Quyền nói với Khổng Minh: - Thường nghe Tử Kính khen tài túc hạ, nên cô muốn gặp mặt song chưa có kịp, nay được gặp ở đây, thật là điều may mắn. - Khổng Minh nói: - Lượng là người trí mọn, tài hèn, có đủ chi mà Tướng quân dạy thế. - Tôn Quyền nói: - Túc hạ giúp Lưu Dự Châu đánh với Tào Tháo nơi Tân Dã, chẳng biết binh tướng của Tào Tháo hư thực như thế nào? - Khổng Minh đáp: - Lưu Dự Châu binh ít tướng thiếu, vả lại Tân Dã thành nhỏ, không lương thì làm sao chống cự cho lại. - Tôn Quyền hỏi: - Binh Tào cộng hết ước được bao nhiêu? - Khổng Minh đáp: - Binh bộ, binh kỵ, và binh thủy ước chừng độ hơn trăm vạn. - Tôn Quyền nói: - Có phải là dối chăng? - Khổng Minh đáp: - Không phải tôi dối đâu. Tào Tháo từ lúc ở Duyện châu đã có sẵn quân Thanh châu hơn hai mươi vạn, khi đánh được Viên Thiệu rồi lại được thêm năm, sáu mươi vạn. Còn thêm binh mới mộ ở Trung nguyên được ba, bốn mươi vạn. Nay lại được binh Kinh châu hai, ba mươi vạn nữa. Cứ thế mà tính thì ít ra Tháo có trên 150 vạn binh. Tôi nói như vậy là nói ít đi, vì sợ làm cho tướng sĩ Giang Đông nản lòng đó thôi. TAM QUỐC CHÍ 115 http://ebooks.vdcmedia.com - Lỗ Túc thấy Khổng Minh nói như vậy thất kinh, liền đứng một bên nháy nhó. Khổng Minh giả vờ không thấy. - Tôn Quyền lại hỏi nữa: - Bộ hạ, chiến tướng của Tào Tháo được bao nhiêu? - Khổng Minh nói: - Những kẻ sĩ túc trí đa mưu với chiến tướng quen xung trận ước chừng trên vài ngàn người. - Tôn Quyền lại hỏi: - Nay Tào Tháo lấy được Kinh châu rồi, liệu còn mưu tính gì xa nữa không? - Khổng Minh nói: - Nay hắn đóng trại dài theo mé sông, sắm sửa chiến thuyền, nếu chẳng muốn lấy Giang Đông thì đi lấy xứ nào? - Tôn Quyền lại hỏi: - Nếu hắn có ỵ tóm thâu Giang Đông thì phải đánh hay không đánh, xin túc hạ quyết định giùm cho ta. - Khổng Minh nói: - Lượng có một lời muốn nói, nhưng sợ Tướng quân không chịu nghe mà thôi... - Tôn Quyền nói: - Xin cứ cho nghe lời cao kiến? - Khổng Minh nói: - Trước đây, thiên hạ đại loạn, lệnh tôn lấy nơi Giang Đông, còn Lưu Dự Châu tụ chúng nơi Hán Nam để tranh thiên hạ với Tào Tháo. Nay Tào Tháo đã trừ được đại nạn, đâu đó đã bình. Mới đây lại lấy được Kinh châu oai danh rúng động, dầu ai có chí anh hùng đi nữa cũng không có đất dụng võ, nên Lưu Dự Châu mới lánh ra Hạ Khẩu. Vậy còn một Tướng quân, xin hãy nên xét lại lực lượng của mình. Nếu dùng được binh Ngô-Việt chống nhau với Trung quốc, thì phải tuyệt giao ngay. Bằng liệu thế không kham thì thôi cứ nghe theo lời các mưu sĩ mà bỏ giáp, bỏ thương quay mặt về hướng Bắc, đầu hàng phứt đi cho rồi. LA QUÁN TRUNG 116 http://ebooks.vdcmedia.com - Tôn Quyền lúng túng chưa biết đáp ra sao, Khổng Minh lại nói tiếp: - Tướng quân bề ngoài giỏi tiếng phục tùng, nhưng bên trong còn nghi kỵ, toan tính nước đôi. Việc đã cấp bách mà không dứt khoát, thì họa đến không biết ngày nào đó. - Tôn Quyền thấy Khổng Minh biết được ý mình, thất kinh nói: - Nếu như túc hạ nói thì sao Lưu Dự Châu không hàng Tào đi cho rồi, còn chống cự lại làm chi? - Khổng Minh nói: - Xưa Điển Hoành là một tay tráng sĩ nước Tề, vậy mà còn giữ nghĩa chẳng chịu nhục thay, huống chi nay Lưu Dự Châu là dòng vương thất, tiếng anh hùng lừng lẫy trên đời, hiền sĩ xa gần đều trông ngóng, dẫu việc không thành cũng là tại số trời, đâu bao giờ chịu nhục đầu hàng đứa giặc. - Tôn Quyền nghe Khổng Minh nói lời ấy, bất giác sa sầm nét mặt, vùng đứng dậy bỏ đi vào. Các quan đều mỉm cười, bỏ ra về hết. - Lỗ Túc trách Khổng Minh: - Tiên sinh sao lại nói như vậy, may là Chúa tôi có đức khoan hồng độ lượng, không quở trách ngay trước mặt. Lời tiên sinh nói đó thiệt là khinh bạc Chúa tôi. - Khổng Minh liền ngước mặt lên cười nói: - Sao mà độ lượng hẹp hòi quá vậy? Tôi có kế phá Tào, tại người chẳng hỏi nên tôi không nói. - Lỗ Túc nói: - Nếu tiên sinh có kế hay, tôi phải vào thỉnh Chúa công ra đây đàm đạo mới xong. - Khổng Minh nói: - Ta coi trăm vạn quân Tào không khác gì đàn kiến. Ta chỉ ra tay một cái là chúng tan như cám! - Lỗ Túc nghe nói thế, lập tức vào hậu đường xin bẩm Tôn Quyền. TAM QUỐC CHÍ 117 http://ebooks.vdcmedia.com Bấy giờ Tôn Quyền còn đang tức giận chưa nguôi, thấy Lỗ Túc đi vào liền bảo: - Gia Cát Lượng thật bậy! Y coi thường ta quá lắm! - Lỗ Túc nói: - Tôi cũng trách Lượng như thế, thì y lại cười Chúa công hẹp lượng dung người, chứ kế phá Tào y vẫn có sẵn, nhưng không chịu khinh xuất mà nói ra đấy thôi. Sao Chúa công không ngỏ lời mà hỏi? - Tôn Quyền nghe nói, hết cả giận, vui mừng lên ngay: - Thì ra Khổng Minh vốn có kế hay, nên mới nói khích ta như thế. Vì ta nông nổi chốt lát hiểu lầm, suỵt nữa hỏng mất việc lớn. Rồi lập tức cùng Lỗ Túc trở ra mời Khổng Minh ngồi lại đàm nghị. - Tôn Quyền tạ lỗi rằng: - Vừa rồi lỡ mạo phạm uy nghiêm, xin tiên sinh thứ lỗi! - Khổng Minh nói: - Lượng nói năng thất thố xin Tướng quân thứ cho. - Tôn Quyền mời Khổng Minh trở vào hậu đường bày tiệc rượu thết đãi. Uống được vài tuần, Tôn Quyền liền hỏi: - Tào Tháo bình sinh chỉ sợ có Lữ Bố, Viên Thiệu, Viên Thuật, Lưu Biểu, Lưu Dự châu với cô mà thôi. Nay mấy tay hùng lược kia đã bị diệt, chỉ còn lại Dự châu và Cô Gia. Cô Gia há lại đi hàng nó hay sao? Ý Cô Gia đã quyết, nếu chẳng có Lưu Dự Châu, thì ai mà cự nổi Tào Tháo. Ngặt vì Lưu Dự Châu mới bị thua đây, chẳng hay còn đủ sức lo nạn này không? - Khổng Minh nói: - Lưu Dự Châu tuy mới thua trận thật, nhưng Quan Vân Trường còn đang xuất lãnh hơn hai muôn binh hùng, Lưu Kỳ còn đang thống lãnh chiến thuyền ở Giang Hạ không kém một vạn người. Binh Tào tuy đông, nhưng ở xa mới đến đã quá mệt mỏi. Như mới đây, vì cố đuổi theo Lưu Dự Châu mà quân khinh kỵ một ngày một đêm phải chạy tới ba trăm dặm. Như thế, dù quân tinh tráng tới đâu cũng phải suy yếu, khác nào cây cung cứng bị giương quá sức đã oằn, đem bắn bức lụa căn cũng khó thủng. Vả lại quân miền Bắc lâu nay chuyên về đường bộ, không thiện nghệ đánh LA QUÁN TRUNG 118 http://ebooks.vdcmedia.com đường thủy thì cũng không đáng lo. Còn quân dân Kinh châu theo Tháo, chẳng qua vì bức bách chẳng phải thực tâm đâu. Nay nếu Tướng quân thật quyết tình đồng tâm hiệp lực với Lưu Dự Châu, ắt phá binh Tào như chơi. Khi binh Tào Tháo lui rồi. Đông Ngô với Kinh châu chẳng những trở thành thế mạnh, lại tạo thành cái hình "Thiên hạ chia ba chân vạc"! Cái cơ thành bại chính ở lúc này. Chỉ còn đợi Tướng quân quyết định. - Tôn Quyền mừng rỡ nói: - Lời tiên sinh nói đó như vạch mở chông gai, ý ta đã quyết chẳng còn nghi ngờ. Ngay ngày hôm nay phải bàn việc khởi binh, chung sức diệt Tào Tháo. - Nói rồi sai Lỗ Túc đem ý ấy truyền dụ cho khắp văn quan võ tướng hay, và đưa Khổng Minh về quán dịch nghỉ ngơi. - Trương Chiêu nghe Tôn Quyền muốn đem binh đi đánh Tào Tháo, bàn với các mưu sĩ rằng: - Chúa công đã trúng kế Gia Cát Lượng rồi! - Liền dắt nhau đến ra mắt Tôn Quyền nói: - Chúng tôi nghe Chúa công sắp hưng binh giao chiến với Tào Tháo, nên xin có mấy lời bẩm bạch: Chúa công sánh với Viên Thiệu thế nào? Viên Thiệu binh hùng tướng mạnh, thanh thế vang lừng, còn thua thay, huống chi Tào Tháo nay đem cả trăm vạn quân đánh miền Nam. Chúng ta khinh địch sao được? Nếu nghe lời Gia Cát Lượng mà hất tấp dùng binh, chẳng khác nào lấy bổi khô chữa lửa vậy! - Tôn Quyền thấy các mưu sĩ can ngăn, chẳng nói gì. Cố Ung cũng nói: - Lưu Bị bị Tào Tháo đánh bại, nên muốn mượn binh lực Giang Đông ta để chống đ ỡ đấy. Chúa công lẽ nào để cho người ta lợi dụng như thế? Xin nghe lời Tử Bố là hơn. - Tôn Quyền vẫn trầm ngâm không nói, ngần ngừ chưa quyết ra sao? - Bạn Trương Chiêu ra khỏi, Lỗ Túc lại vào ra mắt Tôn Quyền và nói: - Vừa rồi bọn Tử Bố lại can Chúa công đừng động binh, cố ý khuyên hàng như thế, thật là bọn bề tôi chỉ lo giữ thân xác bảo TAM QUỐC CHÍ 119 http://ebooks.vdcmedia.com toàn vợ con, mưu kế vị kỷ đã rành rành, xin Chúa công chớ nghe họ. - Tôn Quyền vẫn đăm đăm suy nghĩ. Lỗ Túc lại giục: - Nếu Chúa công còn dùng dằng, ắt hư việc lớn. Tôn Quyền nói: - Thôi khanh hãy tạm lui ra, để ta suy tính thật kỹ càng đã. - Lỗ Túc lui ra. Bấy giờ các quan đang tụ họp bàn tán. Các v õ tướng có những người muốn chiến, còn bọn quan văn đều muốn hàng, thành ra tranh luận ồn ào chẳng đi đến đâu cả. - Tôn Quyền trở vào cung, nghĩ ngợi nhiều quá, ngồi đứng chẳng an, ăn ngủ không được, phờ phạc cả người mà vẫn chưa biết quyết định ra sao? - Ngô Quốc Thái thấy vậy liền hỏi: - Con có việc chi, coi bộ lo lắng quá vậy? - Tôn Quyền nói: - Nay Tào Tháo đồn binh nơi Giang Hán, có ỵ dòm ngó Giang Nam, con hỏi các quan văn võ thì kẻ khuyên hàng, người khuyên đánh, ý kiến không đồng. - Ngô Quốc Thái hỏi: - Vậy ý con thế nào? - Tôn Quyền thưa: - Ý con chưa quyết. Đánh thì sợ binh ít đánh không lại, mà hàng thì lại e Tào Tháo chẳng dung. Vì thế còn do dự chưa quyết... - Ngô Quốc Thái nói: - Mấy lời dặn dò của anh con khi lâm chung, con quên rồi sao? - Tôn Quyền nghe nhắc như rượu say mới tỉnh, như thức giấc sau cơn mơ. - Đó chính là: Nhớ lời Quốc mẫu khi lâm biệt Cho được Chu lang lập chiến công LA QUÁN TRUNG 120 http://ebooks.vdcmedia.com HỒI 44 KHỔNG MINH DÙNG TRÍ KHÍCH CHU DU TÔN QUYỀN QUYẾT CHÍ ĐÁNH TÀO THÁO Nhắc lại Ngô Quốc Thái thấy Tôn Quyền lo nghĩ phân vân, thì bảo rằng: - Khi mẹ con sắp mất có dặn rằng lúc Bá Phù lâm chung đã trối trăn: "Việc trong không quyết thì hỏi Tử Bố, việc ngoài phân vân thì hỏi Công Cẩn." Sao nay con không gọi Công Cẩn về mà hỏi? Tôn Quyền nghe Ngô Quốc thái nói xong, mừng rỡ tươi tỉnh ngay, liền nói: - Con vì bận trí nên đã quên lời di chúc, nếu chẳng có mẹ nhắc lại, con đã làm sai rồi. Tôn Quyền lập tức viết thư đến Ba dương hồ mời Chu Du về thương nghị. Chu Du ngày ấy đang ở tại Ba Dương Hồ tập luyện thủy binh, bỗng nghe có tin đại quân Tào Tháo đã đến Hán Thượng, Du bèn vội vã lên đường đi suốt đêm về Sài Tang để bàn việc quân cơ. Thành ra sứ giả chưa kịp đi triệu thì Du đã về đến nơi. Lỗ Túc vốn là bạn thân thiết với Du, nghe tin Du về nên lật đật tìm đến gặp trước, và đem đầu đuôi mọi việc thuật lại một lượt cho Du nghe. Du nói: - Tử Kính chớ lo, tôi đã có chủ trương rồi. Bây giờ việc cần kíp là mời ngay Gia Cát Lượng tới tương kiến. Lỗ Túc lập tức lên ngựa đi mời. Chu Du vừa nghỉ ngơi được chốc lát thì có tin báo: - Trương Chiêu, Cố Ung, Trương Hoành, Bộ Chất bốn người đến thăm. TAM QUỐC CHÍ 121 http://ebooks.vdcmedia.com Du đón vào nhà mời ngồi. Thăm hỏi hàn huyên xong, Trương Chiêu hỏi: - Đô Đốc có hay việc lợi hại ở đất Giang Đông ta chăng? Chu Du giả tảng đáp: - Chưa hay! Trương Chiêu nói: - Hiện Tào Tháo xua binh hơn trăm vạn, đóng tại Hán Giang, lại sai người đem hịch qua mời Chúa công ta hội săn ở Giang Hạ. Tuy là có ý thôn tính đấy, nhưng chưa tỏ lộ hành động gì. Chúng tôi đây đều khuyên Chúa công nên nhận hàng đi, để tránh tai vạ cho Giang Đông. Không ngờ Lỗ Tử Kính lại qua Giang Hạ dắt ngay quân sư của Lưu Bị là Gia Cát Lượng về đây. Vì Lượng có ý muốn rửa hờn cho chủ nên đem ba tấc lưỡi du thuyết, nói khích Chúa công, mà Tử Kính vẫn chấp mê chưa tỉnh! Chúa công hiện chỉ còn đợi Đô Đốc về đây quyết đoán việc này. Chu Du hỏi: - Các ông ý kiến có đồng nhau chăng? Bọn Trương Chiêu đáp: - Chúng tôi đã bàn kỹ, và đồng ý kiến. Chu Du nói: - Ý tôi cũng muốn hàng Tào đã lâu! Thôi, xin các ông cứ an lòng về nghỉ. Sáng mai vào ra mắt Chúa công, ta sẽ quyết nghị. Bọn Trương Chiêu đi rồi, tiếp đến có bọn Trình Phổ, Hoàng Cái, Hàn Đương cùng các võ tướng lại vào thăm. Du đón vào, ngỏ lời thăm hỏi xong, Trình Phổ nói: - Đô Đốc có hay đất Giang Đông nay mai sẽ về tay người khác không? Chu Du cũng giả vờ đáp: - Chưa hay! Trình Phổ nói: - Chúng tôi từ khi theo Tôn Tướng quân mở cơ lập nghiệp, lớn nhỏ trải trăm chiến trận, nằm gai nếm mật, vào sinh ra tử mới có được sáu quận này. Nay Chúa công lại nghe lời các mưu sĩ muốn LA QUÁN TRUNG 122 http://ebooks.vdcmedia.com đem đất Giang Đông mà hàng Tào Tháo. Đó là mối hận ngàn kiếp, cái nhục muôn đời. Chúng tôi thà chết còn hơn chịu nhục. Mong Đô Đốc hãy khuyên Chúa công khởi binh. Chúng tôi thề quyết tử chiến. Chu Du hỏi: - Ý kiến các tướng có đồng nhau chăng? Hoàng Cái hăng hái đứng dậy, vỗ ngực đáp: - Đầu này có thể chặt, thề quyết chẳng hàng Tào! Các tướng cũng đều nói một lượt: - Thà chết chứ không hàng! Du nói: - Được rồi. Ý ta cũng quyết chiến một phen với Tào Tháo, chớ có lý nào lại hàng tên giặc ấy được. Thôi xin các ông về nghỉ. Ngày mai ta vào yết kiến Chúa công, sẽ có nghị quyết... Bọn Trình Phổ ra về chưa được bao lâu, lại đến bọn Gia Cát Cẩn, Lữ Phạm và bọn văn quan vào thăm. Du đón vào, chào hỏi xong, Gia Cát Cẩn nói: - Xá đệ Gia Cát Lượng từ Hán Thượng sang đây, ngỏ lời Lưu Dự châu muốn kết liên với Đông Ngô cùng đánh Tào Tháo, các quan văn vỷ thương nghị chưa xong. Vì sứ giả là xá đệ, nên Cẩn không dám dự bàn. Chỉ chờ Đô Đốc về quyết định... Chu Du hỏi: - Còn ý ông thì sao? Gia Cát Cẩn nói: - Hòa thì dễ yên, chiến thì khó giữ. Chu Du cười nói: - Ta đã có chủ trương, ngày mai chúng ta đồng vào đô đường rồi sẽ nghị định. Bọn Cẩn từ biệt lui ra, thì bọn Lữ Mông, Cam Ninh lại kéo một đoàn vào yết kiến. Du tiếp đón, rồi cũng hỏi về việc ấy. Người muốn đánh, kẻ lại muốn hàng... tranh luận chẳng quyết. TAM QUỐC CHÍ 123 http://ebooks.vdcmedia.com Chu Du nói: - Các ông bất tất phải nói nhiều. Ngày mai cùng đến đô đường, chúng ta sẽ bàn định. Mấy người ra về rồi, Chu Du cứ chúm chím cười mãi. Qua chiều tối lại có quân vào báo: - Có Lỗ Tử Kính dẫn Gia Cát Lượng đến ra mắt. Chu Du lập tức ra rước vào. Thi lễ xong, chi ngôi chủ khách mà ngồi, Lỗ Túc hỏi Chu Du trước: - Nay Tào Tháo xua binh xâm lấn cõi Nam, một là đánh, hai là hòa, hai lẽ ấy Chúa công chưa quyết, còn để đợi Tướng quân, vậy Tướng quân ý kiến thế nào? Chu Du nói: - Tào Tháo lấy danh nghĩa Thiên tử mà xuất sư, ta kháng cự thì trái lẽ. Vả chăng thế quân Tào quá mạnh, ta đánh thì dễ thua, hàng thì yên ổn, ý tôi đã quyết, ngày mai tôi vào ra mắt Chúa công xin sai sứ đi cầu hàng. Lỗ Túc sửng sốt, liền hỏi: - Lời Tướng quân nói sai rồi. Cơ nghiệp đất Giang Đông đã trải qua ba đời, nay trong một phút lại bỏ cho người khác sao? Tôn Bá Phù khi chết có phó thác cho Tướng quân. Nay chính là lúc trông cậy vào Tướng quân ra tay bảo toàn quốc thổ như nương tựa vào núi Thái sơn. Sao Tướng quân lại nghe theo bọn dung phu hèn yếu mà làm như vậy? Chu Du nói: - Sinh linh ở sáu quận đất Giang Đông này có tội tình gì, nếu khởi binh ắt làm cho bá tánh đồ thán. Rồi sau này lại quy tội cho một mình ta. Vì thế ta muốn cầu hòa cho an bá tánh. Lỗ Túc nói: - Không phải vậy đâu. Lấy cái việc anh hùng của Tướng quân, và cái việc hiểm trở của đất Giang Đông này, cộng với sự binh hùng lương đủ thì binh Tào chắc gì đã xâm phạm được bờ cõi mà nản lòng như vậy? Thế là hai bên tranh luận kịch liệt. Khổng Minh thấy thế chỉ khoanh tay ngồi cười. Chu Du thấy vậy hỏi: LA QUÁN TRUNG 124 http://ebooks.vdcmedia.com - Sao tiên sinh lại cười? Khổng Minh đáp: - Nào Lượng dám cười ai đâu! Lượng chỉ cười Tử Kính không biết được thời thế đó thôi. Lỗ Túc hỏi: - Sao tiên sinh bảo tôi không hiểu thời thế? Khổng Minh nói: - Công Cẩn muốn đầu Tào Tháo, ấy là phải lẽ. Chu Du nói: - Khổng Minh là bậc sĩ thức thời vụ, đồng ý kiến với ta là phải. Lỗ Túc nén giận nói: - Tiên sinh sao lại nói như thế? Khổng Minh nói: - Tào Tháo dùng binh hay lắm, ai dám cự với nó. Ngày trước có Lữ Bố, Viên Thiệu, Viên Thuật, Lưu Biểu mới cự được. Nay những người ấy đã chết rồi, trong thiên hạ còn ai nữa đâu? Chỉ còn mình Lưu Dự Châu không biết thời vụ, miễn cưỡng tranh chọi, nay cô thân nơi Giang Hạ, chưa biết sống chết ra sao. Nếu Tướng quân thiệt kế hàng Tào thì bảo tồn được vợ con, không mất giàu sang. Còn vận nước có đổi dời ra sao, cứ phó mặc cho số trời! Mình có thiệt gì mà tiếc? Lỗ Túc đùng đùng nổi giận, mắng Khổng Minh: - Ngươi định xúi Chúa công ta uốn gối chịu nhục với thằng quốc tặc Tào Tháo à? Khổng Minh vẫn thản nhiên nhưng không, bỗng dõng dạc nói: - Lượng này có một kế, chẳng nhọc công dắt dê khiêng rượu, dâng đất và nạp ấn xin hàng, cũng khỏi phải đem thân qua sông bái yết Tào Tháo. Chỉ sai vài tên quân quèn, chèo một chiếc thuyền con, đưa hai người qua cho Tào Tháo. Tào Tháo được hai người ấy rồi, trăm vạn quân cũng đều bó giáp, hạ cờ mà lui về hết. Chu Du ngạc nhiên hỏi: - Dùng hai người nào mà lui binh Tào được như thế? TAM QUỐC CHÍ 125 http://ebooks.vdcmedia.com Khổng Minh còn văn hoa nói thêm: - Đất Giang Đông mất hai người ấy, tỷ như cây lớn rụng đi hai chiếc lá, kho đầy bớt đi hai hạt thóc. Còn Tào Tháo được hai người ấy thì coi quý như ngàn vàng, sung sướng vô cùng, ắt lui binh. Chu Du càng lấy làm lạ, lại hỏi: - Nhưng phải dùng hai người nào? Khổng Minh khoan thai nói: - Lúc Lượng này còn ở Long Trung, có nghe Tào Tháo lập một cái đài ở mé sông Chương Hà, gọi là đài Đồng Tước. Đài ấy cực kỳ tráng lệ. Tháo sai trang hoàng tô điểm lộng lẫy, rồi tuyển nhiều gái đẹp trong thiên hạ để đưa về đấy. Vả lại, Tào Tháo là đứa háo sắc, nghe nói bên Giang Đông này có Kiều công nào đó sinh đặng hai người con gái, cô chị là Đại Kiều, cô em là Tiểu Kiều, cả hai đều có dung nhan chim sa cá lặn với vẻ yểu điệu nguyệt thẹn hoa nhường. Nên Tào Tháo thề rằng: "Ta một là dẹp an bốn biển, lập nên Đế nghiệp. Hai là lấy được hai nàng Kiều bên Giang Đông đem về để vào đài Đồng Tước, dùng vui lúc tuổi già, dầu có thác ta cũng chẳng hờn." Nay Tào Tháo tuy dẫn binh trăm vạn, lườm lườm như cọp gầm, muốn nuốt Giang Đông, chứ thật ra chỉ vì hai người con gái ấy mà thôi. Sao Tướng quân chẳng đi tìm Kiều công, bỏ ra ngàn lượng vàng, mua lấy hai người con gái ấy, rồi đem sang sông nạp cho Tào Tháo. Tháo được hai mỹ nữ ấy, ắt hả hê vui sướng mà rút quân lập tức. Đó là cái kế "Phạm Lãi dâng Tây Thi", nên làm ngay đi thôi! Chu Du nghe qua, tái mặt, vặn hỏi: - Tào Tháo muốn được hai nàng Kiều, vậy có gì làm bằng chứng? Khổng Minh nói: - Con trai nhỏ của Tào Tháo là Tào Thực tự là Tử Kiến, có tài hạ bút thành văn. Khi xây xong đài Đồng Tước, Tào Tháo có sai làm một bài phú gọi là Đồng Tước đài phú. Trong bài phú ấy, ý hắn muốn làm Thiên tử, lại thề bắt hai nàng Kiều. Chu Du hỏi: - Tiên sinh có nhớ bài phú ấy không? Khổng Minh đáp: LA QUÁN TRUNG 126 http://ebooks.vdcmedia.com - Vì lời văn rất hoa mỹ, tôi đọc thấy cũng thích, nên đã thuộc lòng. Chu Du liền nói: - Xin tiên sinh đọc thử xem nào. Khổng Minh liền hắng giọng đọc bài " Đồng tước đài phú" một thôi như sau: Noi gương đức Thánh quân sáng rỡ, Lên đài cao hớn hở mộng tình. Xưa kia Thái Thú hòa mình, Chăn dân đem lại thái bình nơi nơi. Dựng lên giữa lưng trời bát ngát, Một đài cao uy khí hiên ngang. Trập trùng một vẻ mỹ quang, Gác cao, hồ rộng nhìn sang hướng Đoài. Giòng Chương thủy chảy dài uốn khúc, Dưới vùng cây hoa quả tốt tươi. Hai bên sừng sững hai đài, Ngọc long, kim phượng sáng ngời ánh dương. Tìm hai Kiều phương Nam về sống, Vui cùng nhau giấc mộng hồi xuân. Trên cao nhìn xuống cõi trần, Đế đô mấy lớp, mây tầng bao quanh. Mừng thấy cảnh hùng anh tụ họp, Nhớ tích xưa, uy dũng Văn Vương. Đài cao, ngọn gió đưa hương, Muôn chim chào đón, gió sương chan hòa. TAM QUỐC CHÍ 127 http://ebooks.vdcmedia.com Cảnh đẹp tợ một tòa cung điện, Phúc nhà may ứng hiện về sau. Huy hoàng vũ trụ nhiệm màu, Hết lòng cung kính, nguyện cầu thế nhân. Noi Tần, Tấn nghĩ mình hưng thịnh, Phò Thánh minh cùng sánh công lao. Đẹp như hoa gấm, trời sao, Ơn sâu nhuần thấm, đức cao xa đồn. Phò tán đấng chí tôn gìn giữ, Xây thái bình thịnh trị muôn nơi. Phép trời không vẻ đổi đời, Âm dương chiếu rọi, nơi nơi an hòa. Tôn quý ấy truyền xa mãi mãi, Vẫn trường tồn mãi với chúa Xuân. Long kỳ ngự buổi an nhàn, Hoặc khi vội vã, xe loan trở về. Ơn giáo hóa tràn trề bốn biển, Vui mừng thay quốc thái, dân an. Đài cao mãi mãi hiên ngang, Điểm tô kim cổ son vàng thắm tươi. Bài phú này thực ra đã bị Khổng Minh sửa đổi câu thứ bảy. Nguyên văn câu này của Tào Thực là: Bắc hai cầu Đông, Tây nối lại, Như cầu vồng sáng chói không gian... LA QUÁN TRUNG 128 http://ebooks.vdcmedia.com Nhưng Khổng Minh muốn chọc tức Chu Du nên đã đã đổi ra là: Tìm hai Kiều phương Nam về sống, Vui cùng nhau giấc mộng hồi xuân... Chu Du nghe xong bài phú, đùng đùng nổi giận, đứng phắt dậy trỏ tay về phía Bắc, nghiến răng trợn mắt mắng lớn: - Thằng giặc già dám khinh ta như thế à! Ta thề giết nó! Khổng Minh làm bộ đứng dậy can: - Xin ngài đừng nóng giận. Xưa mọi Đơn Vu mấy phen xấm lấn bờ cõi, Thiên tử nhà Hán còn phải đem công chúa mà hòa thân thay, huống chi nay chỉ có hai người con gái của dân gian, giá đáng là bao nhiêu mà tiếc như vậy? Chu Du uất ứ nói: - Ông có nhiều chỗ chưa hiểu, Đại Kiều là chính phối của Tôn Bá Phù tướng quân, còn Tiểu Kiều chính là vợ của tôi đấy! Khổng Minh giả bộ sợ hãi, vội chắp tay nói: - Quả tình Lượng không biết! Trót mở miệng nói càn, tội thật đáng chết! Đáng chết! Chu Du căm gan tím ruột, nghiến răng nói: - Ta thề không đội trời chung với thằng Tào tặc! Khổng Minh còn cố khích thêm một câu: - Việc này phải nghĩ cho chín đã. Chớ nóng nảy mà hối về sau. Chu Du hăng máu lên, nói: - Ta vâng lời Bá Phù ký thác, lẽ nào đi uốn mình hàng giặc Tháo! Những lời ta nói hồi nãy là để thử ý nhau đấy chứ! Ngay từ lúc rời Ba Dương Hồ về đây, ta đã có chủ trương Bắc phạt rồi. Dẫu dao búa kề đầu, ta quyết không đổi chí. Mong tiên sinh giúp cho một tay, cùng phá giặc Tháo. Khổng Minh lòng vui như mở cờ, liền nói: - Nếu như Đô Đốc đã quyết lòng, tôi nguyện ra sức khuyển mã, sớm tối bày mưu dưới trướng để trừ Tào tặc. Chu Du nói: TAM QUỐC CHÍ 129 http://ebooks.vdcmedia.com - Ngày mai vào yết kiến Chúa công, lập tức thương nghị việc khởi binh vấn tội Tào Tháo. Khổng Minh và Lỗ Túc đều từ tạ Chu Du mà lui ra, rồi chia tay nhau về. Hôm sau, trời vừa hừng sáng, Tôn Quyền thăng đường tụ tập các quan văn võ. Bên tả có bọn quan văn Trương Chiêu hơn ba mươi người sắp hàng. Bên hữu có bọn võ tướng Trình Phổ, Hoàng Cái, cũng trên ba mươi người, ai nấy đều áo mũ chỉnh tề, gươm đeo sủng soảng, theo thứ tự mà đứng. Được một lát, Chu Du vào bái kiến. Tôn Quyền hỏi thăm ủy lạo mấy lời xong, Chu Du liền hỏi: - Vừa rồi, nghe Tào Tháo đem quân đóng nơi Hán Thượng, lại sai người đem hịch sang đây chiêu dụ. Chẳng hay tôn ý của Chúa công như thế nào? Tôn Quyền nói: - Văn võ nghị kế không đồng, còn ta thì chưa quyết nên mới mời Tướng quân về đây để thương nghị. Nói rồi Tôn Quyền liền đưa tờ hịch cho Chu Du xem. Chu Du đọc xong, rồi cười nhạt, nói: - Tào tặc coi Giang Đông không người sao mà dám vô lễ làm nhục chúng ta thế này? Tôn Quyền hỏi: - Ý khanh thế nào? Chu Du hỏi lại: - Chúa công đã thương nghị với các quan văn võ chưa? Tôn Quyền nói: - Có, nhưng kẻ thì khuyên hàng, người lại khuyên đánh, ta chưa biết nên thế nào, nên phải chờ Công Cẩn về quyết định cho. Chu Du nét mặt hơi giận nói: - Ai khuyên Chúa công hàng? Tôn Quyền nói: - Bọn Trương Tử Bố đều một ý khuyên thế. LA QUÁN TRUNG 130 http://ebooks.vdcmedia.com Chu Du quay lại vặn hỏi Trương Chiêu: - Xin cho nghe cái lý luận chủ hàng ra sao? Trương Chiêu nói: - Tào Tháo hiếp Thiên tử để đánh dẹp bốn phương, động một chút là lấy danh nghĩa triều đnh. Mới đây, Tào Tháo lại chiếm được Kinh châu, oai thế lừng lẫy. Giang Đông ta chỉ trông cậy sông Trường giang để chống Tháo. Nay Tháo đã có trăm ngàn chiến thuyền, hai mặt thủy lục cùng tiến, ta chống sao nổi? Chi bằng hãy cứ cầu hàng, rồi sau sẽ tính kế. Chu Du nói như mắng vào mặc Trương Chiêu: - Ấy là lời luận của bọn hủ nho đó. Đất Giang Đông kế nghiệp đã ba đời rồi, lẽ nào không đánh một trận lại dâng cho kẻ khác? Tôn Quyền hỏi: - Như vậy ý khanh như thế nào? Chu Du nói: - Chúa công đừng lo. Tào Tháo tuy mang danh nghĩa Hán tướng, nhưng kỳ thực là Hán tặc. Với hùng tài thần võ, Chúa công nối nghiệp của cha anh, có sẵn đất Giang Đông binh tinh lương đủ, đáng lý còn phải vùng vẫy dọc ngang thiên hạ, trừ tàn diệt bạo cho xã tắc nữa, lẽ nào lại hàng giặc bao giờ? Vả lại, Tháo đem quân đến đây, đã phạm nhiều điều kỵ của nhà binh. Nhất là phía Bắc chưa yên, Mã Đằng, Hàn Toại đang chờ cơ hội để đánh úp Hứa Đô, Tào Tháo lại quên mối lo ấy, kéo đi Nam chinh lâu ngày, đó làm một điều kỵ. Binh Bắc không quen thủy chiến, Tào Tháo lại bỏ yên cương xuống thuyền khai chiến với Đông Ngô, đó là hai điều kỵ. Nay lại đến tiết đông lạnh lẽo, ngựa thiếu cỏ ăn, ấy là ba điều kỵ. Lùa hết sĩ tốt bên Trung quốc sang đây, lặn lội sông hồ, bất phục thủy thổ, bệnh tật sẽ phát sinh truyền nhiễm, đó là bốn điều kỵ. Binh Tào chịu bốn điều kỵ như vậy, dầu có mạnh đến đâu cũng không đáng lo. Lúc này chính là cơ hội để Chúa công bắt sống Tào Tháo. Du này quyết vì Chúa công, xin dẫn ít vạn quân tiến đóng nơi Hạ Khẩu mà phá tan quân giặc. Tôn Quyền nghe xong, vùng đứng dậy, lớn tiếng nói: - Tào Tháo là đứa nghịch thần, muốn phế bỏ nhà Hán để tự lập từ lầu, nhưng còn sợ có hai nhà họ Viên, Lữ Bố, Lưu Biểu, và Cô Gia này, nên nó chưa dám. Nay mấy tay hùng lược kia đã mất, TAM QUỐC CHÍ 131 http://ebooks.vdcmedia.com chỉ còn một mình Cô Gia. Cô Gia thề không cùng đứng trên đời với tên giặc Tháo. Khanh nói nên đánh, rất hợp ý Cô Gia. Thật là trời đã đem khanh mà ban cho Cô Gia vậy. Chu Du nói: - Tôi nguyện vì Chúa công, quyết một trận huyết chiến với giặc để bảo vệ bờ cõi, dù muôn thác cũng không nề. Chỉ sợ Chúa công còn hồ nghi chưa quyết mà thôi. Tức thì Tôn Quyền rút thanh bảo kiếm đang đeo, chém sạt một góc cái bàn trước mặt, nói: - Từ nay nếu ai có ý muốn hàng Tào Tháo thì như cái bàn này! Nói rồi trao cho Chu Du thanh gươm ấy, lại phong cho Chu Du làm Đại Đô Đốc, Trình Phổ làm Phó Đô Đốc, Lỗ Túc làm Tham Quân Hiệu Úy, còn các văn quan võ tướng, ai mà chẳng tuân theo hiệu lệnh, cứ dùng gươm ấy mà chém đi hết. Chu Du thọ lãnh gươm rồi liền quay lại nói với các tướng: - Nay ta vâng lệnh Chúa công xuất quân đánh Tào, ngày mai các tướng phải tề tựu đủ mặt tại hành dinh ngoài bờ sông để nghe lệnh. Nếu ai trái lệnh hoặc sơ sót, cứ chiếu theo bảy điều cấm lệnh với năm mươi bốn tội tử hình trong đó mà thi hành. Nói rồi Chu Du liền từ tạ Tôn Quyền, ra khỏi Tướng phủ, còn các quan văn võ cũng đều làm thinh, ai về dinh nấy. Chu Du về dinh sai người mời Khổng Minh đến bàn việc. Khổng Minh vừa đến nơi, Du hỏi: - Hôm nay cuộc công nghị tại Tướng phủ đã xong. Xin tiên sinh giúp cho kế sách phá Tào Tháo. Khổng Minh nói: - Trong lòng Tôn Tướng quân còn chưa yên, thì chưa thể quyết định mưu kế gì bây giờ được. Chu Du hỏi: - Thế nào là lòng chưa yên? Khổng Minh đáp: - Lòng Tôn Tướng quân còn ngại binh Tào nhiều, binh mình ít, nên sợ địch không lại. Vậy Đô Đốc hãy vào phủ, nói rõ quân số của Tào Tháo cho hết nghi ngờ, thì việc lớn mới thành được. LA QUÁN TRUNG 132 http://ebooks.vdcmedia.com Chu Du nói: - Lời tiên sinh rất phải. Tôi phải vào nói lại mới xong. Liền vào ra mắt Tôn Quyền trong lúc đêm khuya. Tôn Quyền hỏi: - Công Cẩn có việc chi cần lại vào lúc này? Chu Du nói: - Ngày mai xuất binh đánh Tào Tháo, Chúa công có điều gì nghi ngại không? Tôn Quyền thực thà đáp: - Ta chỉ lo một điều là binh số ta kém hơn Tào Tháo, e đánh không lại. Ngoài ra không còn điều chi nghi ngại nữa. Chu Du mỉm cười nói: - Thật quả như lời tôi dự đoán. Bởi Chúa công thấy hịch văn của Tào Tháo nói binh bộ, binh thủy của hắn hơn trăm vạn, nên Chúa công cứ nghi ngại mãi trong lòng. Nếu xét ra cho đúng, bên Trung quốc, hắn đem qua độ mười lăm vạn mà thôi, nhưng vì đi xa quá nhiều, nay binh đó đã mệt mỏi hết sức lực. Còn binh Viên Thiệu được bảy, tám vạn là cùng, nhưng chúng chưa thật hàng phục. Xét hai điều ấy, dù binh Tào có nhiều đi chăng nữa cũng không đáng sợ. Ta xuất năm vạn binh cũng dư sức thủ thắng. Xin Chúa công an dạ. Tôn Quyền vỗ vào lưng Chu Du mà nói: - Lời Đô Đốc thật đáng ngàn vàng, nay ta đã hết lo ngại rồi. Bọn Tử Bố vô mưu, làm cho ta thất vọng quá. Duy có khanh và Tử Kính là đồng tân với ta thôi. Vậy khanh hãy cùng với Tử Kính, Trình Phổ cứ phát binh tiến trước ngay đi. Ta sẽ đem quân mã tiếp viện và tải nhiều lương thảo tới làm hậu ứng cho khanh. Nếu như tiền quân của khanh gặp điều gì bất như ý thì đã có ta. Ta quyết liều thân tử chiến với Tào tặc một phen cho hắn hết khinh dễ. Chu Du từ tạ lui về và thầm nghĩ: - Gia Cát Lượng biết tận đáy lòng Ngô Hầu, tài trí lại hơn ta, sau này ắt là mối nguy cho Giang Đông. Chi bằng ta giết quách hắn đi thì hay hơn. TAM QUỐC CHÍ 133 http://ebooks.vdcmedia.com Nghĩ rồi ngay đêm ấy Chu Du liền cho người mời Lỗ Túc đến và nói: - Ta xem Gia Cát Lượng là người tài năng xuất chúng, nếu để hắn ắt sau này có hại cho Đông Ngô. Chi bằng giết quách hắn đi để khỏi sanh hậu hoạn. Lỗ Túc nói: - Không nên đâu. Binh Tào chưa trừ được, nay Đô Đốc lại đòi giết hiền sĩ thì có khác gì mình tự chặt cánh tay? Chu Du do dự: - Nhưng để hắn giúp Lưu Bị, ắt gây hậu hoạn cho Giang Đông. Lỗ Túc vội nói: - Tôi có một kế ắt chinh phục Khổng Minh về giúp ông Ngô được. Chu Du hỏi: - Kế ấy như thế nào? Lỗ Túc nói: - Nay Đông Ngô có Gia Cát Cẩn là anh của hắn, đang lãnh chức Tham mưu. Vậy phải sai Gia Cát Cẩn đến đó dùng tình cốt nhục mà dụ hắn về giúp cho chúng ta thì hay hơn. Chu Du nói: - Nếu kế ấy thành công thì hay lắm. Sáng hôm sau, Chu Du tới hành dinh, bước lên ngồi cao trên trướng trung quân, quân đao phủ đứng dàn hàng hai bên. Các quan văn võ tề tựu dưới trướng nghe lệnh. Bấy giờ chỉ có Trình Phổ vì lớn tuổi hơn Chu Du mà phải ở dưới quyền Du nên trong lòng bất bình, hôm ấy cáo bệnh không đến, sai con trưởng là Trình Tư đi thay. Chu Du hạ lệnh cho chư tướng: - Quân pháp không kể tình thân, chư tướng ai phải giữ bổn phận nấy. Hiện nay Tào Tháo lộng quyền quá Đổng Trác ngày trước, giam cầm Thiên tử ở Hứa Xương, kéo bạo quân tới bờ cõi. Nay ta vâng mệnh chinh phạt, các tướng phải cố gắng quyết chiến. LA QUÁN TRUNG 134 http://ebooks.vdcmedia.com Đại quân đến đâu, không được nhiễu dân, thưởng công phạt tội, nhất nhất đều phải công minh, không được tư vị ai cả. Chu Du truyền lệnh xong rồi liền sai Hàn Đương, Hoàng Cái làm Tiền bộ tiên phong, thống lãnh bản bộ chiến thuyền, nhổ neo ngay hôm ấy, kéo đến Tam giang khẩu hạ trại trước để chờ tướng lệnh. Lại sai Tưởng Khâm, Châu Thái lãnh đội thứ hai. Lăng Thống, Phan Chương lãnh đội thứ ba. Thái Sử Từ, Lữ Mông lãnh đội thứ tư. Lục Tốn, Đổng Tập lãnh đội thứ năm. Lã Phạm, Chu Trị làm Tứ phương tuần cảnh sứ, đi đốc thúc quan quân khắp sáu quận. Quân thủy lục cùng tiến, hẹn ngày hội họp đông đủ. Điều khiển xong rồi, các tướng ai lo phần nấy, về sắm sửa chiến thuyền và quân cụ để lên đường. Trình Tư về nhà thuật lại cho cha biết: - Châu Đô Đốc điều động binh tướng đúng phép tắc như thế. Trình Phổ nghe qua, giật mình nói: - Trước nay ta vẫn coi Châu lang là kẻ thư sinh nhu nhược, không thể làm chủ tướng, thế mà nay biết điều bát như vậy thật giỏi thay! Thật đáng tài đại tướng, lẽ nào ta chẳng phục tùng? Liền thân hành tới dinh tạ tội. Chu Du cũng khiêm tốn tạ lại. Hôm sau, Chu Du cho mời Gia Cát Cẩn tới, nói: - Lệnh đệ Khổng Minh thật có tài đồ vương định bá, sao lại khuất thân đi thờ Lưu Bị, thật là đáng tiếc! May thay, nay đã tới Giang Đông, vậy muốn phiền ông tới thuyết dụ cho lệnh đệ bỏ Lưu Bị, về thờ Đông Ngô. Như thế Chúa công được người tài phò tá, mà anh em ông được sớm tối gần nhau, há chẳng hay lắm ru? Xin ông đi giúp cho việc này. Gia Cát Cẩn nói: - Từ khi Cẩn này đến Giang Đông, hổ vì chưa lập được chút công. Nay Đô Đốc đã sai khiến, há dám không hết sức? TAM QUỐC CHÍ 135 http://ebooks.vdcmedia.com Gia Cát Cẩn nói rồi liền từ giữ Chu Du, lên ngựa đi thẳng đến quán dịch tìm gặp Khổng Minh. Khổng Minh hay được tin, rước vào khóc lạy. Anh em vừa hàn huyên mấy câu, Cẩn đã rưng rưng nước mắt, sụt sịt khóc, hỏi rằng: - Em biết việc Bá Di, Thúc Tề chăng? Khổng Minh thầm nghĩ: - Đây chắc là Chu Du sai anh ta đi dụ ta đây! Nghĩ rồi liền đáp: - Thưa anh, Di, Tề là hai người hiền xưa. Gia Cát Cẩn lại nói: - Bá Di, Thúc Tề tuy phải chết đói dưới núi Thủ Dương mà anh em không n ỡ lìa nhau. Nay anh em ta cùng ruột cắt ra, cùng chung sữa mẹ, mà mỗi người lại thờ một chúa, cách biệt đôi nơi, sớm tốt không được thấy mặt nhau, sánh với Bá Di, Thúc Tề thì chẳng hổ lắm sao? Khổng Minh đáp: - Lời anh nói đó là tình, còn việc em giữ đây là nghĩa. Anh với em đều là tôi của nhà Hán. Nay Lưu Hoàng thúc là con cháu tôn thất, nếu anh bỏ được Đông Ngô về làm tôi Hoàng thúc, thì trông lên không hổ thẹn là kẻ bề tôi nhà Hán, mà trông lại thì anh em chúng ta sẽ được gần gũi nhau, tình nghĩa vẹn toàn cả hai. Chẳng hay ý anh ra sao? Gia Cát Cẩn ngao ngán nghĩ thầm: - Ta đến dụ hắn, té ra ta lại bị hắn dụ! Đành ngồi im, chẳng biết nói sau nữa. Lát sau, Cẩn đứng dậy từ biệt, về gặp Chu Du, cứ thật thà kể lại những lời Khổng Minh đã nói. Chu Du hỏi: - Ý ông như thế nào? Cẩn thưa: - Tôi thọ ơn Tôn Tướng quân rất hậu, lẽ đâu lại bội phản? Chu Du nói: LA QUÁN TRUNG 136 http://ebooks.vdcmedia.com - Ông có lòng trung thờ chúa như thế là hay lắm rồi. Thôi, chẳng phiền ông phải khó nhọc nữa. Ta đã có kế thu phục Khổng Minh... Đó chính là: Trí với trí, dễ bề hòa hợp, Tài gặp tài, khó nỗi dung nhau. TAM QUỐC CHÍ 137 http://ebooks.vdcmedia.com HỒI 45 CỬA TAM GIANG, TÀO THÁO THẤT TRẬN QUẦN ANH HỘI, TƯƠNG CÁN MẮC MƯU Trong lòng Chu Du càng muốn trừ Khổng Minh. Tới ngày sau phát binh, Tôn Quyền nói: - Ta sẽ theo ngay sau phòng khi tiếp ứng. Chu Du mời Khổng Minh cùng đi theo. Tới Hạ Khẩu, Chu Du hạ trại cách Tam Giang năm sáu chục dăm. Khổng Minh xin cho ở dưới thuyền, Chu Du chuẩn y. Ngày sau, Chu Du nói với Khổng Minh: - Xưa binh Tào ít, nhưng biết đoạt lương ở Ô Sào nên thắng Viên Thiệu binh đông. Nay lương của Tào để ở Tú Di San, tôi muốn nhờ tiên sinh cùng Quan, Trương, Triệu đi đốt lương của nó. Khổng Minh biết đây là kế nó muốn giết mình, song vẫn nhận để còn tùy cơ sau này. Khổng Minh đi rồi, Lỗ Túc hỏi Chu Du vì sao cử Khổng Minh đi cướp lương? Chu Du nói: - Ta muốn nhờ tay Tào Tháo giết dùm Khổng Minh để trừ hậu họa. Lỗ Túc tới xem ý tứ Khổng Minh ra sao, thì thấy Khổng Minh chẳng lo gì cả, lại còn nói: - Bọn tôi đánh thủy, đánh bộ, đánh xe đều thành thạo, không như các ông chỉ giỏi đánh thủy mà thôi. Lỗ Túc về kễ với Chu Du, Chu Du nỗi nóng mà rằng: - Để ta đi thế Khổng Minh cho y biết tài ta! Lỗ Túc lại đi nói với Khổng Minh. LA QUÁN TRUNG 138 http://ebooks.vdcmedia.com Khổng Minh bảo: - Lúc này chỉ có Ngô Hầu... và Lưu Sứ Quân mới địch được Tào Tháo, sao có một chút Công Cẩn đã ganh tỵ như vậy? Rồi nói thêm: - Tào Tháo giữ lương kỹ lắm, ai đi cướp dễ bị nó vây bắt. Lỗ Túc lại đi nói với Chu Du. Chu Du dậm chơn kêu: - Kiến thức Khổng Minh hơn ta nhiều, không trừ được va thì ta nguy lớn. Lỗ Túc khuyên: - Lúc này hãy lấy quốc sự làm trọng, vụ Khổng Minh xin để về sau cũng không muộn. Chu Du cho là phải. Còn Huyền Đức mong tin Khổng Minh chẳng thấy, xảy quân về báo bên Giang Nam cờ xí gươm đao hàng hàng lớp lớp, Huyền Đức biết là Đông Ngô sắp đánh nhau với Tào Tháo, liền khiến Mê Trước đi dò la tin tức. Mê Trước sang Giang Nam, ra mắt Chu Du trình lễ vật. Chu Du mời trà xong xuôi, Mê Trước hỏi thăm tin Khổng Minh. Chu Du nói: - Khổng Minh đang lo mưu kế với tôi, xin cho ở nán ít lâu sẽ về. Còn tôi cũng muon gặp hoàng thúc để cùng bàn luận, ngặt vì cầm quân chẳng bỏ cho đi đuợc. Vậy xin nhờ ông cảm tạ hoàng thúc dùm tôi và mời hoàng thúc qua phó yến thì may cho tôi lắm. Mê Trước về thưa, Huyền Đức liền sai lấy thuyền để đi Giang Nam ngay hôm đó. Vân Trường nói: - Chu Du đa mưu túc kế, sao huynh trưởng vội đi vậy? Huyền Đức nói: - Ta kết liên với Đông Ngô, đánh Tào. Nếu cứ nghi kỵ nhau như thế làm sao mà nên việc lớn. Vân Trường và Trương Phi xin đi theo. TAM QUỐC CHÍ 139 http://ebooks.vdcmedia.com Huyền Đức chỉ cho Vân Trường đi mà thôi, lưu Trương Phi, Triệu Vân ở lại giử Ngạc Huyện. Huyền Đức tới bến, quân vào thông báo Chu Du là Huyền Đức chỉ đi một chiếc thuyền nhỏ thôi. Chu Du nghĩ thầm: - Mạng Huyền Đức sắp hết rồi. Liền truyền cho đao phủ mai phục, rồi mời Huyền Đức vào. Huyền Đức cùng Vân Trường và hai mươi lính hầu vào ra mắt Chu Du. Chu Du lật đật mời Huyền Đức ngồi trên cao. Huyền Đức tạ từ nói: - Tuớng quân danh vang bốn bể, tôi đâu dám! Hai bên bèn phân ngôi chủ khách mà ngồi, Chu Du truyền dọn tiệc yến linh đình thết đãi. Khổng Minh đang ở mé sông, nghe tin Huyền Đức tới cả kinh chạy vào xem động tĩnh, thấy mặt Chu Du có sát khí, hai bên thấp thoáng quân mai phục, lo sợ không biết làm sao chợt nhìn sau lưng Huyền Đức thấy có Vân Trường thì bao nhiêu nỗi lo tiêu tan hết. Khổng Minh trở ra mé sông chờ. Chu Du còn đang mời mọc Huyền Đức, chợt thấy một người đầy hào khí, oai phuông lẫm liệt đứng sau Huyền Đức thì hỏi ai? Hnyền Đức nói: - Đó là em tôi tên Vân Trường. Chu Du hỏi: - Phải đó là người đã chém Nhan Lương, Văn Xú không? Huyền Đức thưa phải, Chu Du toát mồ hôi như tắm, vội đổi sắc diện đưa chén rượu mời Vân Trường uống. Lúc đó Huyền Đức xin gặp Khổng Minh. Chu Du nói để phá binh Tào xong đã, Huyền Đức nghe thôi không hỏi nữa. Vân Trường nháy mắt ra hiệu, Huyền Đức hiểu ý liền cáo từ về. LA QUÁN TRUNG 140 http://ebooks.vdcmedia.com Chu Du thấy mưu kế không xong nên cũng không lưu Huyền Đức lại. Tới mé sông, Huyền Đức chợt thấy Khổng Minh đợi ở trong thuyền. Khổng Minh kễ cho Huyền Đức rõ tai nạn vùa thoát khỏi. Huyền Đức cả sợ và mời Khổng Minh nên cùng về thì hơn. Khổng Minh thưa: - Tôi ở chốn hang hùm, nhưng mệnh vững như bàn thạch. Chúa Công cứ về, ngày hai mươi tháng chạp Chúa Công sai Triệu Vân đem thuyền lá nhẹ sông Nam Ngạn, tôi chờ ở đó, xin chớ quên. Chúa Công hãy trông chừng, lúc có gió Đông nỗi lên là tôi về đó. Huyền Đức đành ra về với Vân Trường. Giữa đường thấy một đoàn thuyền ngược lại, trên một chiếc thấy có Trương Phi đứng cầm xà mâu lướt sóng tới rước. Anh em gặp nhau mừng rỡ vô cùng. Bên này Chu Du nói với Lỗ Túc: - Sở dĩ không thể giết Huyền Đức là vì có hổ tướng Vân Trường đứng bên, thôi chờ dịp khác vậy. Lổ Túc cũng cả kinh. Lúc đó có sứ Tào Tháo sai tới, dâng thư ngoài đề: "Hán đại Thừa Tướng truyền Châu Đô Đốc mở coi " thì xé thơ, rồi truyền chém luôn sứ Tào để thị oai. Sau đó phong Cam-Nmh làm Tiên phuông, Hàng Đương làm Tả dực, Trương Khâm làm Hữu dực, còn bổn thân thống lãnh chư tướng đi sau tiếp ứng. Tào Tháo hay tin Chu Du xé thư, chém sứ thì cho gọi bọn Thái Mạo, Trương Doãn kéo quân tiền bộ đi ngay, bổn thân dẫn đạo chiến thuyền đi Tam Giang khẩu. Vừa tới đã thấy bên thủy trại của Đông Ngô xao động, Cam Ninh cỡi thuyền xông ra. Bên này em Thái Mạo là Thái Huân lướt tới đã bị Cam Ninh bắn một mũi tên nhào xuống nước. TAM QUỐC CHÍ 141 http://ebooks.vdcmedia.com Rồi hai đạo quân Trương Khâm, Hàng Đương kéo hai ngã bao vây binh Tào, quân Tào không quen thủy chiến té nhào xuống nước rất nhiều. Giữa lúc đó đại quân Chu Du lướt tới, binh Tào đại bại, thuyền đắm, quân chết không kễ xiết. Tào Tháo vội cho thâu binh, kiểm điểm thấy hao phân nữa thì bảo bọn Thái Mạo: - Đó là các ngươi không hết lòng đánh giặc! Thái Mạo vội thưa: - Xin cho tôi lập thủy trại luyện quân sĩ thì không còn lo gì binh Ngô. Tào Tháo bèn Phong Thái Mạo làm Đô Đốc. Thái Mạo lập hai mươi bốn thủy trại, tập luyện quân binh đêm đó khói lửa mù tròi, còn trại trên bộ cũng chạy dài 300 dậm. Chu Du nghe tin cũng ra xem, lòng khen thầm rồi hỏi. Bên Tào ai tập luyện thủy quân này? Các tướng thưa: - Thái Mạo và Trương Doãn, tướng Kinh Châu về đầu Tào Tháo dạo nọ. Chu Du nghĩ: - Phải làm sao trừ được hai nguời này mới xong. Đang thám thính thì quân Tào tên bắn qua như mưa, Chu Du liền quay về. Bên kia quân báo với Tào Tháo là có Chu Du tới dọ thám. Tào Tháo bèn hội tướng sĩ lại thương nghị. Tương Cán bước ra nói: - Tôi là bạn chí thân của Chu Du, xin để tôi qua dó dùng lời hơn lẽ thiệt thuyết va về đầu Thừa Tướng. Táo Tháo mừng rỡ: - Tử Dục kéo hắn về đây được, ta chẳng bao giờ quên ơn. Tương Cán liền sang trại Chu Du, nhằm lúc Chu Du đang ngồi trong trướng với tả hữu. LA QUÁN TRUNG 142 http://ebooks.vdcmedia.com Chu Du hay tin nói với chư tuớng: - Thuyết khách đã tới, phải làm như vầy.. như vầy.. Các tướng lãnh mạng xong, Chu Du liền ra nghênh đón Tương Cán. Hai người hỏi han sức khỏe lẫn nhau, xong Chu Du nói: - Tử Dực sang làm thuyết khách cho Tào Tháo chăng? Tương Cán nói: - Cách biệt nhau quá lâu, mới hội ngộ cớ sao đã gán cho tôi làm thuyết khách? Chu Du cười nói: - Chẳng qua tôi lắng tiếng đờn ca mà đoán vậy thôi. Tương Cán làm vẻ giận toan về, Chu Du níu áo mà bảo: - Thì ở lại đây chơi, việc gì gấp vậy? Rồi gọi chư tướng vào chỉ Tương Cán nói: - Đây là bạn cố tri của ta, hôm nay gặp nhau, chỉ nói chuyện vui. Thái Sử Từ giử lấy gươm này hễ ai nói chuyện thời thế binh đao thì chém ngay tức khắc. Thái Sử Từ lãnh gươm y lệnh. Chu Du liền truyền. dọn tiệc rượu uống với Tương Cán. Uống nửa chừng, Chu Du đứng dậy, hai hàng cận tướng cũng vội đứng lên, khí thế xem thiệt là hùng dũng. Chu Du dắt Tương Cán đi dạo ngoài trại, Tương Cán thay lương thảo đầy dẫy như núi. Rồi lại ăn tiệc, Tương Cán toan xin thôi thì Chu Du nắm tay bảo: - Tri kỷ ơi lâu mới gặp nhau, tối nay hãy ngủ cùng trướng với ta cho thỏa lòng khao khát. Tương Cán không từ chối được. Nằm một lúc nghe Chu Du ngáy đều đều, có vẻ say không biết gì. Tương Cán thì không sao chợp mắt được, nhìn trên án, có một bộ binh thơ. Rón rén đến coi thì thấy dưới sách có thư từ, chợt thấy một bức đề: - Thái Mạo, Trương Doãn èan phong. TAM QUỐC CHÍ 143 http://ebooks.vdcmedia.com Tương Cán run lên bần bật, vội mở thư xem, thư rằng: " Bọn tôí thực ra không chủ tâm hàng Tào, mà là dùng mưu gạt cho nó một trận thua liểng siểng. Nay bọn tôi lại còn gạt nhốt hết bọn chúng vào thủy trại, chờ dịp tới đây sẽ đem đầu Tào Tháo sang nạp Đô Đốc. Sẽ có tin sang tiếp, xin Đô Đốc an tâm. Trong khi đó Chu Du thỉnh thoảng lại nói mê: - Tử Dục, Tử Dục, cho ta xem cái đầu Tào Tháo nào. Tương Cán vội lấy bức thư giấu trong mình. Sáng hôm sau, từ biệt Chu Du về thật sớm. Ra mắt Tào Tháo, Tương Cán nói: - Chu Du cao kỳ, không thể dùng lời dụ được. Nhưng tôi bắt được thư này bù vào. Nói rồi lấy bức thư ra trình Tào Tháo. Tào Tháo xem xong, tức giận liền vời Thái Mạo, Trương Doãn vào chỉ mặt hét: - Ta chờ các ngươi tập luyện xong thì mạng ta không còn nữa. Rồi không nghe lời hai người phân giải, Tào Tháo thét quân mang ra chém lập tức. Chém tướng xong, Tào Tháo suy nghĩ, dậm chân than: - Ta mắc mưu Chu Du rồi! Đoạn, phong Mao Giới và Vu Cấm thay thế Thái Mạo, Trương Doãn. Quân thám thính về báo các tin trên cho Chu Du hay, Chu Du cả mừng. Lổ Túc khen: - Đô Đốc có tài biến hóa như vậy còn lo gì giặc Tào. Chu Du lại khiến Lỗ Túc đi thăm dò xem Khổng Minh có biết gì không.