Rừng Nauy- Haruki Murakami Haruki Murakami sinh năm 1949 tại Kyoto. Ông lấy vợlà bạn trong trường ĐH, và hai người mở1 clb nhạc jazz tại Tokyo tên gọi là Peter Cat ( con mèo Peter ) Thành công lớn của tiểu thuyết Rừng Nauy (1987) đã khiến ông trởthành nhà văn danh tiếng của Nhật Bản. Ông bỏquê hương ra đi cho đến tận năm 1995 mới trởvề. Những sách đã xuất bản của ông gồm có: Sau động đất, Nhẩy Nhảy Nhảy, Xứsởkỳdiệu vô tình và chỗtận cùng thếgiới, Cuộc săn cừu, Biên niên ký Chim vặn dây cót, Ngầm dưới đất, Cục cưng Sputnik và Phía Nam biên giới- Phía Tây mặt trời. Sách của ông đã được dịch ra 16 thứtiếng và đwọc xuất bản khắp thếgiới. Rừng Nauy: " Một lối cấu tứtinh tế, nhẹbỗng mà mọi thứMurakami chọn lựa đểmô tả đều run rẩy với những chiều hướng tượng trưng: một cái áo sơmi trong dàn máy giặt công cộng, một sợi giấy bịcắt lìa, một cái xược tóc hình bướm...Trong tất cảvẻu ám siêu hình của nó, Rừng Nauy vẫn hấp dẫn ta với sựhài hước đáng mến" - Steven Poole, The Guardian Dịch giả: Trinh Lữ Lời người dịch Mối tình sâu sắc nhất của bạn có gắn liền với một bài hát nào không? Một cảnh trí nào không? Nhưmột căn phòng trong đêm mưa mùa hạ? Một chiều thu ngoài bìa rừng hoang vắng? Rừng Na-uy là tên một bài hát của nhóm nhạc Beatles nổi tiếng. Lời cảcó những câu "Tôi từng có một cô gái, mà có lẽ đúng hơn là cô ấy đã từng có tôi… Cô dẫn tôi vào phòng và bảo tôi ngồi đâu cũng được, nhưng tôi thấy chẳng có chiếc ghếnào… Khi tỉnh dậy tôi chỉcó một mình, con chim ấy đã bay đi rồi…" Giai điệu và cấu trúc bài hát rất giản dị. Những sựkiện làm biến đổi cảcuộc đời ta thường gắn liền với những cái ngẫu nhiên giản dị. Ký ức khi đã trưởng thành thường cũng chỉxúc động vì những điều giản dị. Và Rừng Na-uy là một câu chuyện tình yêu giản dị. Giản dịnhưsựthật. Nhưbốn mùa. NhưSống Chết. Như đại thi hào Ấn ĐộRabindranath Tagore đã viết vềcon tim biết yêu: "Cái giàu cái nghèo của nó là vô biên, niềm vui nỗi buồn của nó là trường cửu." Cái giản dịcủa Rừng Na-uy là cái giản dịchỉcó được khi người viết đã vượt lên hết những làm dáng có bản chất kĩthuật vốn rất khó tránh trong sáng tác đểchỉbồi hồi kểlại những gì đang tuôn trào từsâu thẳm cõi lòng mình. Rừng Na-uy không lãng mạn. Nó không lí tưởng hoá và do vậy không bịlừa mịbởi chính những lí tưởng ấy của mình. Nó dũng mãnh nhưmũi tên vừa bay ra khỏi cánh cung. Thẳng từcõi lòng bộc trực và chân xác của kiếp người. Đọc lời thoại trong Rừng Na-uy, tôi chỉmong mình cũng nói được nhưthếvới người mình yêu mến. Bịlôi cuốn theo những ý nghĩvà xúc cảm trong Rừng Na-uy, tôi cũng chỉmong mình dám nghĩ được thành lời những gì vẫn cuộn tròn trong lòng mình nhưvậy. Đọc Rừng Na-uy, tôi chợt nhớra rằng hình nhưmình đã chỉquen lừa mịbản thân, lừa mịngười khác, đểbôi trơn mọi mối quan hệxã hội vốn chỉxoay quanh và bịchi phối bởi tiền bạc, quyền lợi, danh vọng… Hình nhưtôi đã quên mất, hoặc đã luôn có ý thức đè nén tất cảnhững gì gọi là tựnhiên và cao cảcủa chính mình, hình nhưtất cảnhững "người bạn", "người yêu" kia chẳng phải vậy chút nào, vì đã có bao giờtôi dám nói thẳng lòng mình với họvà biết chắc rằng họcũng đã nói thẳng lòng họvới mình. Hình nhưtôi cũng đã chẳng phải là mình, vì đã khi nào tôi thực sựdám nhìn nhận những khiếm khuyết méo mó của mình, có ý thức công nhận chúng và biết vui với chúng, cũng nhưcông nhận và vui với những khiếm khuyết của mọi người. Con chim sắp chết, tiếng hót bi thương; con người hấp hối, lời nói chân thành. Tại sao vậy? Chỉ có sựchết mới cứu vãn được loài người khỏi nghiệp chướng dối trá hay chăng? Đọc Rừng Na- uy, tôi thấm thía được một chân lí giản đơn, rằng "sựchết không là đối nghịch của sựsống, mà là một phần của sựsống". Sống, tức là nuôi dưỡng Chết. Sựchết không phải là chấm dứt, cũng chẳng phải là bắt đầu. Nó ởngay đây rồi, được chính sựsống nuôi dưỡng. Và tôi hiểu được tại sao chỉnhững nhân vật trung thực trong trắng và dũng cảm trong Rừng Na- uy mới tựkết liễu cuộc đời mình. Họcòn quá trẻvà không đủkiên nhẫn đểhy vọng cuộc đời này sẽnuôi dưỡng được một cái chết tựnhiên xứng đáng. Và tôi cũng hiểu tại sao nhiều nhà văn lớn của Nhật Bản nhưOsamu Dazai và Yasunari Kawabata cũng đã chọn cái chết đểkhỏi phải chứng kiến cái đẹp và cái cao cả đang bịthời cuộc làm nhục. Cuộc khủng hoảng của thếhệtrẻNhật Bản cuối thập kỷ1960 trong Rừng Na-uy không phải chỉ là sự đớn đau của linh hồn và thân xác đang phải vượt ngưỡng ngây thơ, mà còn là sựthất vọng lớn lao trước những biến đổi ngu xuẩn của thờỉcuộc: phép lạkinh tếcủa một đếquốc quân chủ thất trận đang khiến cho lòng tin mù quáng vào Thiên Hoàng bịthay thếbởi tín ngưỡng có tính toán vào sức mạnh của đồng tiền và những ước lệxã hội kèm theo. Tôi đọc Rừng Na-uy và nhớ đến Hemingway, Paul Bowls, Kerouac… đến những thếhệtrí thức trẻtuổi Âu Mỹsau hai cuộc thếchiến vẫn được gọi là The lost generations - những thếhệbịtha hoá với chính sựthắng thếvà hưng thịnh vật chất của phương Tây, không tìm thấy chỗ đứng của mình trong chốn phồn thực hãnh tiến ấy. Tôi nhớ đến Kundera và cái nhẹbỗng không thểchịu đựng nổi của kiếp người trong vòng xoáy của những cuộc đổi thay bạo lực. Và tôi cũng nhớ đến câu nói của Alexei Tolstoi: "Những cuộc chiến tranh rồi sẽchấm dứt, những cuộc cách mạng sẽ thôi gào thét, và sẽchỉcòn lại mãi mãi tấm lòng dịu dàng và êm ái của em." Trong Rừng Na-uy, thân xác là nơi trú ngụvà phương tiện biểu cảm tựnhiên nhất của tình yêu. Không những hoàn toàn không phải là một "dâm thư", mà ngược lại, Rừng Na-uy là cuốn tiểu thuyết bắt người đọc phải nhận thức được sựngu xuẩn của mọi thứdâm tính trong thịtrường văn chương, phim ảnh, và trong chính ý nghĩcủa con người. Rừng Na-uy chinh phục được độc giả toàn thếgiới vì nó đã giúp giới trẻ(và cảnhững người không còn trẻnữa) nhận ra cái cao cảtheo nghĩa triết học và tựnhiên của tình yêu. Cái cao cảkhông còn núp bóng lí tưởng và lãng mạn, mà công khai trực tiếp trong tấm lòng trung thực dũng mãnh của tuổi trẻ. Đọc Rừng Na-uy rồi, tôi chắc bạn sẽnghĩnhiều vềbản thân mình. Vềngười mình yêu. Vềbạn bè. Vềbốmẹanh chịem trong nhà. Bạn sẽnghĩ, và sẽnhớ đến lời những nhân vật trong Rừng Na-uy, và thực sựcảm thấy sung sướng vì máu nóng đang chảy trong huyết quản bạn, vì bạn đang sống, vì tình yêu là có thực. Và bạn sẽmuốn chạy đến với người mình yêu mến nhất đểnói rằng bạn hỡi, chúng ta hãy trung thực với nhau, cùng làm quen và chấp nhận những bất toàn của nhau, vì chỉcó vậy chúng ta mới có thểtìm thấy bình yên và hạnh phúc. Nhân vật chính trong Rừng Na-uy tên là Toru Wantanabe. Tôi đã thấy cái tên Toru và Watanabe này ởvài tác phẩm khác của Murakami. Tựnhiên tôi giật mình: Murakami tuổi KỷSửu, mà trong tửvi Tây Phương thì tuổi Sửu là Taurus - vịthần bò dũng mãnh đầy nhục cảm trong thần thoại Hy Lạp mà tôi vẫn bắt gặp trong tranh vẽcủa Picasso. Toru phải chăng là một biến âm dí dỏm của Taurus theo lối Murakami? (Rừng Na-uy dí dỏm lắm, bạn cứ đọc mà xem). Và Watanabe phải chăng là âm thanh vọng lại từmấy từtiếng Anh: "Want to be" - muốn được tồn tại, muốn sống, muốn thành được nhưthế? Có lẽsựchân thực và tình yêu dũng mãnh của nhân vật Toru Watanabe đối với cảbản ngã và tha nhân trong Rừng Na-uy cũng chính là mơ ước của tác giả. Thếmới thật là tiểu thuyết! Đọc Rừng Na-uy rồi, tựnhiên ta thấy mình tựnhủrằng nào, hãy mạnh mẽlên nhưthần bò huyền thoại, và hãy biết "want to be". Ấy là một vài xúc cảm riêng tưcủa tôi khi đọc và dịch Rừng Na-uy. Còn bạn, cuộc đời của bạn là cảmột cõi riêng tưkhác biệt, và bạn sẽcòn tìm được nhiều cái hay cái lạnữa khi đọc Rừng Na-uy. Từng nghĩa trong tiểu thuyết cũng nhưxiêm y mỹnhân, lớp lang của nó hấp dẫn đến đâu là tuỳ ởlòng người lần mở, và khi ta tưởng đã đến nơi thì hoá ra mới chỉ là bắt đầu. Cái duyên của Murakami là ông động được đến tơlòng sâu kín của tất cảmọi người. Mong rằng những ân hưởng văn chương và cuộc đời mà tôi đã nhận được từông vẫn nguyên vẹn trong từng con chữViệt mà tôi đã lựa chọn đểkểlại Rừng Na-uy cho bạn nghe với tấm lòng bồi hồi trân trọng của mình. TRlNH LỮ Rừng Na Uy Dịch giả: Trinh Lữ Chương 1 Lúc ấy tôi đã ba mươi bảy tuổi, đang ngồi thắt chặt dây an toàn khi chiếc 747 kềnh càng nhào xuống qua tầng mây dày dặc vềphía sân bay Hamburg. Những trận mưa tháng Mười một lạnh lẽo thấm đâm mặt đất, khiến mọi vật ảm đạm nhưtrong một bức tranh phong cảnh Hà Lan ngày xưa: đám nhân viên mặt đất trùm áo mưa, mẳnh cờu rũtrên nóc một toà nhà vuông vức trong sân bay, một tấm biển quảng cáo xe BMW. Chao ôi, lại nước Đức đây rồi. Khi máy bay đang lăn bánh trên mặt đất, tiếng nhạc nhè nhẹbắt đầu trôi ra từhệthống loa trên trần: một bản hoà tấu không lời ca khúc "Rừng Na-uy" của nhóm Beatles. Giai điệu ấy bao giờcũng khiến toàn thân tôi run rẩy, nhưng lần này, nó làm tôi choáng váng hơn bao giờhết. Tôi cúi xuống, hai tay ôm mặt, cốgiữcho đầu mình khỏi nứt ra. Chẳng mấy chốc một chiêu đãi viên người Đức đến hỏi bằng tiếng Anh xem tôi có sao không. "Không sao," tôi nói, "tôi chỉhơi chóng mặt." "Ông chắc vậy không?" "Vâng, chỉvậy thôi. Cám ơn cô." Cô ta mỉm cười bỏ đi, và âm nhạc chuyển sang một điệu hát của Billy Joel. Tôi ngồi thẳng lên và nhìn qua cửa sổvềphía những đám mây đen đang lơlửng trên Biển Bắc, nghĩ đến những mất mát trong cuộc đời mình: những thời đã qua không bao giờtrởlại, những bạn bè đã chết hoặc biệt vô âm tín, những cảm xúc mãi mãi không còn nữa. Máy bay đã đến cửa lên xuống. Người ta bắt đầu tháo dây an toàn và kéo hành lý xuống từ khoang trên ghếngồi, trong khi đó tôi chỉthấy mình ngoài đồng cỏ. Tôi ngửi thấy cảmùi cỏ, cảm thấy gió mơn man trên mặt, nghe thấy tiếng chim kêu. Mùa thu 1969, lúc ấy tôi sắp hai mươi. Cô chiêu đãi viên trởlại. Lần này thì cô ngồi xuống cạnh tôi và hỏi xem tôi có ổn cảkhông. "Tôi không sao, cám ơn cô, "tôi nói và mỉm cười. "Chỉthấy hơi bâng khuâng vậy thôi." "Tôi hiểu chuyện đó," cô nói. "Tôi cũng thế, lâu lâu lại bịmột lần." Cô đứng lên và mỉm cười với tôi, vẻthật đáng yêu. "Vậy nhé, xin chúc ông một chuyến đi tốt đẹp. Auf Wiedersehen" "Auf Wiederseben." (Tạm biệt - tiếng Đức) Mười tám năm đã trôi qua, nhưng tôi vẫn có thểnhớlại từng chi tiết của ngày hôm đó trên đồng cỏ. Được tắm rửa sạch sẽbởi những ngày mưa nhẹnhàng mùa hạ, những rặng núi xanh thăm nhưrõ ràng hăn lên. Làn gió nhẹtháng Mười thổi đung đưa những ngọn cỏ trắng cao lút đầu người. Một dải mây dài lửng lơvắt ngang vòm trời xanh im phăng phắc. Chỉnhìn bầu trời thăm thăm ấy thôi cũng đã thấy nao núng cảcõi lòng. Một cơn gió ào qua đồng cỏ, qua mái tóc nàng, rồi lẻn vào rừng khiến cây lá xào xạc và gửi lại những âm dội ngắn của tiếng chó sủa ởrất xa - một âm thanh lung linh mờ ảo có vẻ đã vọng đến chúng tôi từngưỡng cửa của một thếgiới khác. Chúng tôi không gặp ai. Chỉthấy hai con chim màu đỏgiật mình nhảy lên từgiữa đồng có và bay vụt vào rừng. Trong khi chúng tôi lững thững bên nhau, Naoko nói với tôi vềnhững cái giếng. Ký ức thật ngộ. Khi còn ởtrong cảnh thực thì tôi chẳng đềý gì đến nó. Không bao giờtôi nghĩ đến nó nhưmột cái gì đó sẽ đểlại một ấn tượng lâu dài, và chắc chắn là không thể tưởng tượng rằng mười tám năm sau tôi sẽnhớlại nó đến từng chi tiết. Ngày hôm đó tôi không quan tâm gì đến cảnh vật xung quanh. Tôi còn nghĩ đến bản thân mình, đến cô gái đẹp đang sánh bước với mình. Tôi đang nghĩ đến chuyện hai đứa với nhau, rồi lại đến bản thân mình. Tôi vẫn còn ởcái tuổi, ởcái đoạn của cuộc đời khi mọi cảnh trí, mọi cảm xúc, mọi ý nghĩ đều chỉquay vềchính bản thân mình nhưmột chiếc boomerang. Và tệhơn nữa, tôi đang yêu. Mối tình đầy khúc mắc. Đầu óc tôi không thể đểý đến cảnh vật xung quanh được. Ấy vậy mà giờ đây cái đầu tiên trởlại với tôi lại là cảnh trí đồng cỏngày hôm đó. Mùi cỏ, cảm giác hơi giá lạnh của ngọn gió, đường viền của những dải đồi, tiếng sủa của một con chó: đó là những thứ đầu tiên, và chúng hiện ra cực kì rõ ràng, tưởng nhưtôi có thểgiơtay ra và vuốt ve chúng. Thếnhưng, cho dù cảnh trí có rõ ràng đến mấy, vẫn không có ai trong đó cả. Không ai hết. Naoko không có ở đó, và cảtôi cũng vậy. Chúng tôi có thểbiến đi đâu được chứ? Làm sao chuyện đó có thểxảy ra được? Tất cảnhững gì ngày đó còn có vẻquan trọng - Naoko, cái bản ngã tôi có lúc bấy giờ, và cái thếgiới tôi có lúc ấy: chúng có thếbiến đi đâu được chứ? Thật sựlà ngay cảgương mặt nàng tôi cũng không thểnhớlại được - không ngay lập tức, ít nhất là thế. Tôi chỉcòn nắm giữ được một cái phông, đơn thuần cảnh trí, không có một người nào ởcận cảnh hết. Nói thật là nếu có thời gian, tôi vẫn có thểnhớlại gương mặt nàng. Tôi phải chắp nối các hình ảnh vào với nhau - bàn tay lạnh tí xíu của nàng; mái tóc đen và duỗi thẳng của nàng, sờvào thật mịn và thật mát; một cái thuỳchâu tròn trịa mềm mại và một nốt ruồi bé tí tẹo ngay bên dưới; chiếc áo khoác lông lạc đà nàng mặc mùa đông; thói quen nhìn thẳng vào mắt tôi mỗi khi nàng hỏi; giọng nói thỉnh thoầng lại hơi run run của nàng (nhưthểnàng đang nói trên một đỉnh đồi lộng gió) - và rồi gương mặt nàng bỗng ở đó, lúc nào cũng bắt đầu trong tưthếnhìn nghiêng, vì Naoko với tôi luôn có lối sánh bước bên nhau. Rồi nàng sẽquay sang tôi, mỉm cười, hơi nghiêng đầu một chút, bắt đầu nói, và nhìn sâu vào mắt tôi như đang cốdõi theo một con cá nhỏvừa bơi vụt qua một vùng nước của một con suối trong vắt. Dù sao, nhớlại gương mặt Naoko là một việc mất thời gian. Và khi năm tháng cứqua đi, quãng thời gian ấy cứkéo dài mãi ra. Sựthật đáng buồn là cái mà tôi có thểnhớlại được trong năm giây chẳng mấy chốc đã phải mất mười, rồi ba mươi giây, rồi trọn cảmột phút - giống nhưbóng đổcứdài mãi ra cùng hoàng hôn vậy. Sẽ đến ngày, tôi nghĩvậy, những bóng đổ ấy sẽbịmàn đêm nuốt chửng hết. Không có cách gì khác: kí ức tôi đang ngày càng xa cách cái điểm mà Naoko thường đứng - nơi cái bản ngã xưa cũcủa tôi cũng thường ở đó. Và chỉcòn có cảnh trí, cái cảnh đồng cỏtháng Mười ấy, là còn trơlại với tôi, lần này qua lần khác, nhưkhuôn hình tiêu biểu của một bộphim. Mỗi lần xuất hiện, nó lại kích dộng một chỗnào đó trong tâm trí tôi. Tỉnh dậy đi, nó nói, tôi vẫn ở đây mà. Hãy tỉnh dậy và suy nghĩ: Hãy nghĩxem tại sao tôi vẫn ở đây. Những kích động ấy không bao giờlàm tôi đau đớn. Không có tí đau đớn nào. Chỉcó một âm thanh trống rỗng vọng lại tửmỗi lần kích động ấy. Và thậm chí cảcái đó nữa cũng sẽphôi pha một ngày nào đó. Nhưng ởsân bay Hamburg, những kích động ấy lại mạnh hơn và lâu hơn thường lệ. Và đó chính là lý do tại sao tôi viết cuốn sách này. Đểsuy nghĩ. Đểhiểu. Chẳng qua là cái tạng tôi nó thế. Tôi phải viết hết mọi thứra giấy đểcảm thấy rằng mình thực thấu hiểu chúng. Bây giờ, hay xem hôm đó Naoko đang nói những chuyện gì? Phải rồi, chuyện "giếng đồng". Tôi chịu không thểbiết liệu có một cái giếng nhưthếhay không. Có thểnó là một hình ảnh hoặc một dấu hiệu chỉtồn tại trong con người Naoko, cũng nhưmọi thứkhác mà nàng thường thêu dệt thành sựthật trong tâm trí mình trong suốt những tháng ngày đen tối ấy. Vậy mà một khi nàng đã tảnó cho tôi nghe, tôi không thểnghĩ đến cảnh trí đồng có ấy mà không có cái giếng. Từngày ấy trở đi, hình ảnh của một thứmà tôi chưa bao giờnhìn thấy đã hoà quyện khăng khít với cảnh trí thực của cánh đồng nằm ngay trước mắt tôi. Tôi có thểmô tảcái giếng đến từng chi tiết nhỏ. Nó nằm ngay ởnơi đồng cỏkết thúc và rừng cây bắt đầu một lỗmở đen ngòm vào lòng đất, đường kính tới một thước, cỏmọc che đầy. Chẳng có gì đánh dấu chu vi của nó - không hàng rào, không thành giếng bằng đá (ít nhất là không có thành xây cao lên khỏi mặt đất). Nó chỉlà một cái lỗ, một cái miệng rộng ngoác. Những phiến đá quanh miệng giếng đã bịthời gian bào mòn, ngảmột màu trắng nhem nhuốc lạlùng. Chúng nứt nẻ, vỡnát, và một con thằn lằn nhỏxanh lét vừa trườn vào một kẽnứt sâu hoắm. Ta có thểnghiêng người bên mép giếng và nhìn xuống đểchẳng thấy gì hết. Điều duy nhất tôi biết vềcái giếng là nó sâu khủng khiếp. Nó sâu đến độkhông thể đo được, và đầy chặt bóng tối, nhưthểtoàn bộbóng tối của thếgiới đã được nấu chảy và lèn vào đó đến tận cùng đậm đặc của chúng. "Nó sâu lắm, thực vậy," Naoko nói, cẩn thận lựa từng lời. Đôi khi nàng nói kiểu đó, chậm hẳn lại đểtìm từng lời chính xác mình cần. "Nhưng không ai biết nó ở đâu," nàng nói tiếp. "Mình chỉbiết chắc một điều là nó ở đâu đó quanh đây." Hai tay đút sâu trong túi áo chen bằng vải tuýt, nàng mỉm cười với tôi nhưcó ý "nói thật đấy!" "Nếu vậy thì nguy hiểm vô cùng." tôi nói. "Một cái giếng sâu, nhưng không ai biết nó ở đâu. Ta có thểngã vào nó và thếlà hết đời." "Hết đời. Aaaaaaaaaaaaa! Tũm một cái. Hết chuyện!" "Chuyện ấy chắc phải xảy ra rồi." "Đúng thế, lâu lâu lại có một lần. Có thểhai hoặc ba năm một lần. Tựnhiên có người biến mất, và không thểtìm thấy ông ta. Và lúc ấy mọi người ởquanh đây lại bảo "Ồ, ông ấy ngã xuống giếng đồng rồi." "Chết nhưthếthật chẳng ra sao cả," tôi nói. "Đúng vậy, chết thếthật khủng khiếp," Naoko nói, tay phủi một đám hạt cỏvương trên áo. "Tốt nhất là mình gẫy cổluôn, nhưng có thểmình lại chỉgẫy chân và không xoay xởgì được. Mình kêu đến rách phổi nhưng không ai nghe thấy, và không thểhy vọng sẽcó ai tìm thấy mình, rồi bọn nhện và rết sẽbò lên khắp người mình, xương của những nạn nhân trước lủng củng khắp xung quanh, rồi thì tối mò và ướt lạnh, và mãi tít trên đầu là cái chấm sáng tí ti nhưmột mảnh trăng mùa đông. Mình chết trong đó, ởngay đâu đây, dần dà tí một, chỉcó một mình." "Khiếp! Chỉnghĩ đến chuyện ấy thôi là mình đã nổi da gà rồi," tôi nói. "Phải có ai tìm ra được cái của đó và xây một bửc tường xung quanh nó." "Nhưng không ai có thểtìm được nó. Tốt nhất là cậu đừng rời khỏi lối mòn." "Yên trí, mình không làm thế đâu." Naoko rút bàn tay trái ra khỏi túi áo và nắm chặt lấy tay tôi. "Cậu đừng lo," nàng nói. "Cậu sẽ ổn thôi. Cậu có thểchạy khắp quanh đây lúc nửa đêm mà cũng không bao giờngã xuống cái giếng đó. Cảmình nữa, mình sẽkhông ngã xuống giếng chừng nào mình còn ở bên cậu." "Không bao giờ ư?" "Không bao giờ!" "Sao cậu chắc vậy?" "Mình biết vậy thôi," nàng nói, siết chặt tay tôi hơn và im lặng bước bên tôi. "Mình biết những chuyện đó. Mình luôn luôn đúng. Nó chẳng liên quan gì đến logic cả, mình chỉcảm thấy nhưthếthôi. Ví dụnhé, khi mình thực sựgần gụi cậu nhưthếnày, mình không sợ một tí gì hết. Chẳng có gì đen tối hoặc xấu xa có thểcám dỗ được mình." "Vậy thì đó là giải pháp rồi," tôi nói. "Cậu chỉcần luôn luôn ởbên cạnh mình nhưthếnày thôi." "Cậu nói thật đấy chứ?" "Tất nhiên rồi." Naoko đứng dừng lại. Tôi cũng vậy. Nàng đặt hai tay lên vai tôi và nhìn vào mắt tôi. Sâu trong hai đồng tửnàng có một chất lỏng đen đặc đang xoáy tròn nhưmột luồng gió xoáy lạ kỳ. Cặp mắt đẹp đẽcủa nàng nhìn sâu mãi vào tôi một lúc lâu, rất lâu. Rồi nàng kiêng chân hết cớvà chạm má nàng vào má tôi. Cởchỉ ấm áp kì diệu ấy khiến con tim tôi ngừng đập trong khoảnh khắc. "Cám ơn cậu." "Không dám," tôi đáp. "Mình thật hạnh phúc vì cậu đã nói thế. Thật sựhạnh phúc," nàng nói với một nụcười buồn rầu. "Nhưng không thể được." "Không thể được ư? Tại sao?" "Chuyện đó sẽkhông phải. Nó sẽkhủng khiếp lắm. Nó…" Naoko bỗng ngậm miệng và lại bắt đầu bước đi. Tôi có thểthấy đủmọi ý nghĩ đang quay cuồng trong đầu nàng, và thay vì chen vào chúng, tôi chỉgiữim lặng và sánh bước với nàng. "Nó sẽkhông phải - không phải với cậu, không phải với mình," nàng nói sau một hồi lâu lặng lẽ. "Không phải thếnào chứ?" tôi thì thầm. "Cậu không thấy sao? Không thểcó chuyện một người cứcanh chừng một người khác mãi mãi và mãi mãi. Mình muốn nói là, giảdụchúng mình lấy nhau. Cậu sẽphải đi làm hàng ngày. Ai sẽcanh chừng mình khi cậu đi làm? Liệu mình có thểdính chặt với cậu từng phút từng giây trong suốt cảcuộc đời chúng ta chăng? Bình đẳng gì mà nhưvậy? Thứquan hệ gì đây? Chẳng chóng thì chầy cậu sẽphát ốm vì mình. Cậu sẽtựhỏi cậu đang làm gì với cuộc đời của cậu, tại sao cậu phải dành hết thời gian của cậu đểcanh chừng người đàn bà này. Mình sẽkhông thểchịu được chuyện đó. Nó không thểgiải quyết được bất kì vấn đề nào của mình." "Nhưng đến lúc ấy những vấn đềcủa cậu sẽkhông còn nữa cơmà?" tôi nói, tay vỗnhẹvào lưng nàng. "Cuối cùng chúng sẽkết thúc. Và khi đó, chúng ta sẽcùng nghĩ đến chuyện tiếp theo. Có khi cậu lại phải giúp mình thì sao. Chúng ta không sống theo nguyên tắc kếtoán tài chính. Nếu cậu cần mình, hãy cứsửdụng mình. Cậu hiểu không? Tại sao cậu phải cứng nhắc thế? Cậu hãy thoải mái đi nào, đừng cảnh giác nữa. Cậu căng thẳng quá nên lúc nào cũng chỉsợgặp chuyện tồi tệ. Thảlỏng người đi, và mọi thứkhác của cậu sẽnhẹnhàng hơn." "Làm sao cậu có thểnói vậy được?" nàng hỏi với giọng đã cạn kiệt cảm xúc. Giọng nói của Naoko đánh động rằng có thểtôi đã lỡlời điều gì đó. "Thửnói xem, làm sao cậu có thểnói nhưvậy được chứ," nàng nói, trân trối nhìn xuống mặt đất dưới chân mình. "Cậu chẳng nói được điều gì mà mình chưa biết. "Thảlỏng người đi, và mọi thứkhác của cậu sẽnhẹnhàng hơn." Nói thếvới mình thì có nghĩa gì? Nếu mình thảlỏng thân xác mình bây giờ, mình sẽtan rã. Mình đã luôn sống nhưthếnày, và đó là cách sống duy nhất mà mình biết. Nếu mình thảlỏng trong một giây, mình sẽkhông thể tìm được đường về. Mình sẽtan thành từng mảnh, và những mảnh ấy sẽbịthổi tung đi khắp nơi. Tại sao cậu không thấy được điều đó? Làm sao cậu có thểnói đến chuyện canh chừng cho mình nếu nhưcậu không thểthấy được điều đó?" Tôi nín lặng. "Mình hoang mang. Thực sựhoang mang. Và chuyện đó sâu sắc hơn cậu tưởng rất nhiều. Sâu hơn… đen tối hơn… lạnh lẽo hơn. Nhưng cậu hãy nói xem, làm sao mà cậu lại có thể ngủvới mình lần ấy? Làm sao cậu có thểlàm một chuyện nhưvậy được? Tại sao cậu lại không đểcho mình được yên thân một mình?" Bấy giờchúng tôi đã đang bước đi trong cái yên ắng đáng sợcủa một khu rừng thông. Xác những con ve đã chết khô từdạo cuối hè rải rác khắp trên mặt lối đi, lạo xạo dưới gót giày. Nhưthểtìm kiếm một thứgì mà chúng tôi đã đánh mất, Naoko và tôi tiếp tục chậm rãi bước theo lối mòn. "Mình xin lỗi," nàng nói, nắm lấy tay tôi và lắc đầu. "Mình không định hành hạcậu. Hãy cố đừng đểnhững gì mình nói làm cậu phiền lòng. Mình xin lỗi, thực lòng xin lỗi. Mình chỉ giận dữvới bản thân mà thôi." "Có lẽmình chưa thực hiểu cậu," tôi nói. "Mình không được thông minh lắm đâu. Chuyện gì cũng phải lâu lâu mình mới hiểu ra. Nhưng nếu mình thực sựcó thời gian, mình sẽhiểu cậu bằng được - hơn bất kì ai khác trên thếgian này." Chúng tôi dừng bước và đứng trong khu rừng yên ắng, lắng nghe. Tôi dùng múi giày nghịch những quảthông và xác ve sầu, rồi ngẩng nhìn những mảnh trời qua vòm lá thông. Hai tay đút túi, Naoko đứng đó và suy nghĩ, mắt không nhìn vào đâu cụthể. "Hãy nói xem, Toru", nàng lên tiếng. "Cậu có yêu mình không?" "Cậu biết là mình yêu cậu mà." "Vậy cậu có thểgiúp mình hai việc không?" "Xin thưa, quí cô có thểcó những ba điều ước kia!" Naoko mỉm cười và lắc đầu. "Không, hai là đủrồi. Một là cậu hãy biết rằng mình rất biết ơn cậu đã đến tận đây thăm mình. Mình hy vọng cậu sẽhiểu là cậu đã làm cho mình hạnh phúc biết bao nhiêu. Mình biết rằng nếu có cái gì có thểcứu được mình, thì chính là niềm hạnh phúc này đây. Có thểmình không biểu lộ được điều đó, nhưng thật là nhưvậy đấy." "Mình sẽ đến thăm cậu nữa mà," tôi nói. "Thếcòn điều ước thứhai?" "Mình muốn cậu luôn luôn nhớ đến mình. Cậu sẽnhớrằng mình đã tồn tại, rằng mình đã đứng cạnh cậu ở đây nhưthếnày chứ?" "Lúc nào cũng vậy," tôi nói. "Mình sẽluôn luôn nhớ." Nàng bước đi và không nói gì nữa. Những tia sáng mùa thu xiên qua cành lá nhảy nhót trên vai áo nàng. Một con chó lại cất tiếng sủa, nghe gần hơn trước. Naoko trèo lên một gò nhỏ, bước ra khỏi khu rừng và đi vội xuểng một triền dốc thoai thoai. Tôi theo nàng cách hai ba bước chân. "Lại đây nào," tôi gọi sau lưng nàng. "Cái giếng có thể ở đâu đó quanh đây." Naoko dừng lại và mỉm cười, rồi cầm lấy tay tôi. Chúng tôi đi nốt quãng đường, vai kềvai. "Cậu thực sựhứa là sẽkhông quên mình chứ?" nàng hồi gần nhưthì thầm. "Mình sẽkhông bao giờquên cậu," tôi nói. "Không bao giờmình có thểquên cậu." Vậy mà ký ức tôi đã ngày càng mờnhạt đi, và tôi đã quên nhiều thứmất rồi. Viết bằng hồi ức nhưthếnày, tôi thường có những cơn sợhãi đến thắt lòng. Nếu tôi đã quên mất điều quan trọng nhất thì sao? Chuyện gì sẽxảy ra nếu ở đâu đó trong tôi có một bến lú tối tăm nơi tất cảnhững ký ức thực sựquan trọng bịchất đống lại và từtừbiến thành bùn đất? Cho dù có nhưvậy đi nữa, đó là tất cảnhững gì tôi có. Ghì chặt những ký ức không hoàn hảo, đang lu mờvà đã phôi pha ấy trên ngực, tôi tiếp tục viết cuốn sách này với toàn bộsức căng tuyệt vọng của một người chết đói đang mút từng mẩu xương nhặt được. Đó là cách duy nhất tôi biết đểgiữlời hứa với Naoko. Một lần, lâu lắm rồi, khi tôi còn trẻ, khi ký ức tôi còn sống động hơn giờ đây rất nhiều, tôi thường cốviết vềnàng. Nhưng tôi không thểviết được một dòng nào. Tôi biết rằng nếu cái dòng đầu tiên ấy mà xong, phần còn lại sẽtựnó trào ra mặt giấy, nhưng tôi không thểlàm được điều đó. Mọi thứcòn quá sắc nét và rõ ràng, đến nỗi tôi không biết phải bắt đầu từ đâu - kiểu nhưmột tấm bản đồcó quá nhiều chỉdẫn đôi khi lại thành vô dụng. Nhưng giờ đây, tôi hiểu rằng tất cảnhững gì mình có thểchất lên con thuyền chữnghĩa không hoàn hảo này chỉlà những ký ức không hoàn hảo và những ý nghĩkhông hoàn hảo. Những ký ức vềNaoko càng lu mờtrong tôi thì tôi lại càng hiểu nàng sâu sắc hơn. Tôi cũng đã biết tại sao nàng xin tôi đừng quên nàng. Bản thân Naoko biết điều đó, tất nhiên rồi. Nàng biết rằng ký ức của tôi vềnàng sẽphôi pha. Và chính thếmà nàng xin tôi đừng bao giờquên nàng, hãy nhớrằng nàng đã từng tồn tại. Ý nghĩ ấy xâm chiếm tôi với một nỗi đau tưởng chừng nhưkhông thểchịu đựng nổi. Bởi lẽ Naoko chưa từng yêu tôi bao giờ. Chương 2 Đã có một thời, nhiều năm trước đây - đúng ra là hai mươi năm trước đây - tôi đã sống trong một khu học xá. Tôi mười tám tuổi và là sinh viên năm thứnhất. Tôi mới đến Tokyo và chưa sống một mình bao giờnên cha mẹtôi rất lo, và họthu xếp cho tôi ởtrong một khu học xá tưnhân chứkhông thuê một căn phòng riêng cho tôi nhưhầu hết các sinh viên khác. Khu học xá phục vụcả ăn uống và nhiều tiện nghi khác nên có thểsẽgiúp đứa con mười tám tuổi đầu còn lớngớcủa họsống sót được. Và còn cảchuyện chi phí nữa. Ởkhu học xá rẻhơn nhiều so với thuê phòng riêng. Chỉcần chăn chiếu và một cái đèn thôi là đủ, không phải mua thêm đồ đạc gì nhiều. Riêng tôi vẫn muốn thuê một căn hộvà sống thoải mái một mình, nhưng biết rằng cha mẹcòn phải trảtiền học và các thứlệphí khác cho cái trường đại học tưmà mình đã đỗvào, nên tôi không dám đòi hỏi gì thêm. Ngoài ra, thực tình tôi cũng chẳng mấy quan tâm đến nơi ăn chốn ởcủa mình. Nằm trên một quả đồi ởtrung tâm thành phốvới tầm nhìn rộng rãi, khu học xá có một khuôn viên vuông vức và có tường bê-tông bao quanh. Một cái cây zelkova (Một loài cây thay lá, lá dài mép răng cưa và hoa nhỏmàu xanh, thuỷtổ ởTrung Quốc, Nhật Bản và vùng núi Caucasus ởNga - ND) khổng lồcao vút mọc ngay ởsau chỗcổng trước. Người ta nói nó đã một trăm năm mươi tuổi là ít. Đứng dưới gốc mà nhìn lên thì những tán lá xanh dày đặc của nó che kín hết cảtrời. Lối đi lát gạch từcổng vào chạy vòng quanh cái cây ấy rồi tiếp tục thẳng tuột qua giữa khu đất vuông của khu học xá. Hai dãy nhà ba tầng bằng bê-tông nằm đối diện nhau qua lối đi ấy. Chúng to lừng lững với rất nhiều cửa sổvà làm người ta có ấn tượng nhưchúng là những toà chung cư được cải tạo thành nhà tù hoặc là nhà tù cải tạo thành khu chung cư. Tuy nhiên chúng không có vẻgì là bẩn thỉu, mà cũng không gây cảm giác tăm tối. Có thể nghe thấy tiếng radio vọng ra từnhững cửa sổ đểmở, và tất cảcửa sổ đều mắc một loại rèm màu kem mà nắng không thểlàm bạc thêm được nữa. Qua khỏi hai dãy nhà đó, lối đi dẫn đến một toà nhà sinh hoạt chung có hai tầng, tầng dưới là nhà ăn và khu nhà tắm, tầng trên có một giảng đường, các phòng họp, và bảy phòng dành cho khách mà tôi không bao giờbiết họlà ai. Bên cạnh toà nhà sinh hoạt chung ấy lại là một khu nhà ởnữa, cũng ba tầng. Khắp khuôn viên vuông vức ấy phủ đầy những sân cỏ rộng rãi, và nước phun từcác vòi tưới xoay tròn lấp loá dưới nắng trờỉ. Phía sau toà nhà sinh hoạt chung là một sân có dùng đểchơi bóng chày và bóng bầu dục, và sáu sân bóng quần. Khu học xá có đủthứta có thểcần đến. Nó chỉcó mỗi một vấn đề: mùi vịchính trịcủa chính nó. Khu học xá được đặt dưới quyền của một kiểu tổchức mờám xoay quanh một nhân vật cực hữu, và đối với tôi thì có một cái gì đó rất xiên xẹo trong cách họ điều hành cơsởnày. Có thểthấy điều đó trong cuốn sách nhỏhọphát cho sinh viên mới đến và trong cảnội quy của khu học xá. Họtuyên bốrằng khu học xá được thành lập theo "tinh thần chủ đạo" là "nỗlực bồi dưỡng nguồn nhân lực quốc dân thông qua chất lượng tối cao của những cơsởgiáo dục", và nhiều đại gia tài chính ủng hộ. "Tinh thần" này đã đóng góp tiền riêng của họvào việc xây dựng nó. Đó là bộmặt công khai của dựán, mặc dù bên dưới đó là gì thì còn cực kỳmơhồ. Có người nói đây là một kiểu công trình trốn thuế, có người lại coi đây là một màn trình diễn lấy danh tiếng của những nhân vật góp vốn, lại cũng có người nói rằng việc xây khu học xá chỉlà đểche đậy hành vi chiếm đoạt một miếng gan miếng tiết của bất động sản công cộng. Nhưng có một chuyện chắc chắn là có thật: trong kí túc xá có một câu lạc bộ đặc tuyển gồm toàn những sinh viên thượng lưu từnhiều trường đại học khác nhau. Họlập ra nhưng "nhóm học tập" họp nhau nhiều lần một tháng với sựtham gia của cảnhiều sáng lập viên. Thành viên nào của câu lạc bộnày cũng chắc chắn sẽcó công ăn việc làm ngon lành sau khi tốt nghiệp. Tôi cũng chẳng biết trong những lý thuyết này, nếu có thểgọi thế, có cái nào đúng không, nhưng tất cảchúng đều có chung một giả định rằng có gì đó mờám vềcơsởnày. Dù sao, tôi cũng đã có hai năm - từmùa xuân 1968 đến mùa xuân 1970 - sống trong cái khu học xá "mờám" ấy. Cũng không thểgiải thích được tại sao tôi lại chịu đựng được nó lâu đến thế. Vềmặt sinh hoạt hàng ngày thì dù nó có là hữu khuynh hay tảkhuynh hoặc gì gì đi nữa thì cũng chẳng khác gì đối với tôi. Ngày nào cũng khởi đầu bằng một lễkéo cờtrịnh trọng. Họchơi cảnhạc quốc thiều, tất nhiên rồi. Hai việc ấy không thểthiếu nhau được. Cột cờtrồng ởchính giữa khu học xá, có thểnhìn thấy từcửa sổcủa cảba khu nhà ở. Trưởng khu nhà ởphía đông (nơi tôi kí túc) là người phụtrách lá cờ. Ông ta cao lớn, mắt diều hâu, tuổi trạc già năm mươi non sáu mươi. Mớtóc xù của ông đã điểm bạc, và cái cổ rám nắng của ông có một vết sẹo dài. Người ta kháo nhau rằng ông đã tốt nghiệp trường huấn luyện tình báo Nakano từthời chiến tranh, nhưng không ai biết chắc cả. Đứng cạnh ông là một sinh viên trợlí. Cảanh chàng này cũng không ai biết rốlai lịch. Anh ta có mái đầu húi cua ngắn nhất thếgiới và lúc nào cũng mặc đồng phục sinh viên màu xanh thuỷ quân. Tôi không biết tên anh ta, cũng chẳng biết anh ta ởphòng nào, không bao giờgặp anh ta trong nhà ăn hoặc nhà tắm. Thậm chí tôi không chắc anh ta có phải là sinh viên hay không nữa, mặc dù ai cũng nghĩanh ta phải là sinh viên, vì cái bộ đồng phục ấy, vốn đã nhanh chóng trởthành biệt hiệu của anh ta. Trái ngược với Ngài Nakano, "Đồng phục" lùn tè, phục phịch, mặt mũi nhợt nhạt. Hai con người làm thành một cặp trông ghê ghê ấy ngày nào cũng kéo lá cờMặt trời mọc lên vào lúc sáu giờsáng. Khi tôi mới vào khu học xá, cái mới lạcủa sựkiện đó thường khiến tôi dậy sớm đểkịp chứng kiến nghi thức ái quốc này. Hai người sẽxuất hiện dưới sân hầu như đúng vào lúc đài phát thanh phát đi tín hiệu sáu giờ. "Đồng phục" mặc đồng phục, tất nhiên rồi, với giày da đen, còn Nakano thì xách theo bên mình một máy ghi âm hiệu Sony. Ông đặt cái máy xuống cạnh chân cột cờtrong khi "Đồng phục" mởmột cái hộp đểlộlá cờ được gấp gọn gàng ởbên trong. Anh ta kính cẩn dâng lá cờcho Nakano. Ông này mắc nó vào dây trên cột cờ, đểlộhình tròn đỏchói của Mặt trời mọc trên nền trắng tinh khiết. Sau đó, "Đồng phục" bấm nút cho chạy nhạc quốc thiều. "Cầu cho Chúa tểchúng ta sẽngựtrị…" Và lá cờsẽleo lên. "Cho đến khi sổi cuội thành đá tảng…" Nó sẽlên đến nửa cột. "Và được rêu xanh bao phủ…" Bây giờthì nó đã ởtrên ngọn cột. Hai người ấy đứng nghiêm, im phăng phắc, ngẩng nhìn lá cờlúc ấy đã là cảmột hình ảnh kì vỹtrong những ngày đẹp trời lộng gió. Lễhạcờ được cửhành lúc chiều tối với cùng một vẻtrang nghiêm nhưthế, nhưng theo trình tựngược lại. Lá cởsẽtrèo xuống và tìm vềchỗcủa nó trong chiếc hộp. Quốc kỳkhông tung bay trong đêm tối. Tôi không biết tại sao lá cờphải được hạxuống vào ban đêm. Quốc dân vẫn tiếp tục tồn tại qua đêm tối, và biết bao nhiêu người vẫn làm việc suốt đêm - thợxây dựng đường sắt và những người lái taxi, rồi chủcác quán bar, lính cứu hoả, người gác đêm. Tôi thấy có vẻ thật bất công khi những người này bịtước mất quyền được lá cờbảo vệ. Hoặc giảchuyện này cũng chẳng hệtrọng đến thếmà cũng chẳng có ai quan tâm - trừtôi. Cũng chẳng phải là tôi thực sựquan tâm. Chỉvì nó tình cờ đi qua tâm trí tôi thếthôi. Nội quy bắt buộc sinh viên năm đầu và năm thứhai phải ởhai người một phòng, còn sinh viên năm thứba và năm cuối thì được ởriêng mỗi người một phòng. Phòng đôi thì dài hơn và hẹp hơn cỡphòng bềba mét bềbốn mét một chút, với một cửa sổkhung nhôm kính trên bức tường đối diện cửa ra vào và hai chiếc bàn kê cạnh đó theo lối đểhai người ngồi học quay lưng vào nhau. Bên trái cửa ra vào kê một bộgiường tầng khung thép. Đồ đạc đi liền với phòng đều chắc chắn và giản dị, bao gồm hai tủsắt đựng quần áo có khoá, một bàn nước nhỏ, và một sốgiá đỡliền tường. Ngay cảngười dễtính nhất cũng khó lòng gọi cách bài trí ấy là thơmộng. Trên giá đỡcủa hầu hết các phòng đều thấy đểnhững đồnhư đài bán dẫn, máy sấy tóc, ấm đun nước và nồi cơm điện, cà-phê tan, trà túi, đường miếng, và những nồi bát đơn giản đểnấu mì ăn liền. Trên tường treo đầy những ảnh cắt từtạp chí dành cho con gái hoặc bích chương quảng cáo phim ảnh khiêu dâm ăn trộm được. Một gã có hình chụp lợn đang đi tơnhau, nhưng đó là một ngoại lệ đặc biệt so với đa sốhình ảnh đàn bà trần truồng bình thường, các nữca sĩphổthông hoặc nữdiễn viên. Giá sách phía trên bàn học thì đựng sách giáo khoa, tự điển và tiểu thuyết. Rác rưởi của những căn phòng toàn bọn con trai này thật khủng khiếp. Vỏquýt mốc meo dính chặt vào đáy những bồ đựng giấy loại. Những vỏ đồhộp dùng làm gạt tàn chất đầy đầu mẩu thuốc lá, và khi chúng bắt lửa âm ỉcháy thì liền bịgiội cà-phê hoặc bia rồi đềmặc đó cho đến lúc bốc mùi chua loét. Bụi đen và những vụn bẩn vô tăm tích bám đầy bát đĩa trên, các giá đỡ, và sàn nhà thì đầy những vỏmì ăn lỉền và hộp bia rỗng cùng những nắp đậy của thứnày thứkia vứt lung tung. Không ai nghĩ đến việc quét nhà và dọn rác. Cơn gió nào thổi qua phòng cũng làm bụi bốc lên mù mịt. Mỗi phòng có một mùi gớm guốc riêng của mình, nhưng cấu phần của cái mùi ấy thì đều nhưnhau: mồhôi, mùi thân thế bẩn thỉu, và mùi rác rưỡi. Quần áo bẩn chất đống dưới gầm giường, và vì không có ai thèm phơi phóng chăn nệm thường xuyên nên những thứvải vóc ngấm đẫm mồhôi ấy bốc mùi hôi hầm không thểcứu chữa nổi. Nghĩlại, có vẻthật kì diệu là những đống hôi thối ấy không làm nay sinh dịch bệnh chết người nào. Nhưng buồng tôi ởlại sạch tinh tươm nhưmột phòng ướp xác. Sàn nhà và cửa sổkhông một vết bẩn, chăn nệm tuần nào cũng được phơi phóng, tất cảbút chì đều đứng ngay ngắn trong hộp đựng của chúng, thậm chí màn cửa cũng được giặt mỗi tháng một lần. Bạn cùng phòng với tôi là một gã sạch sẽ đến mức bệnh hoạn. Khỏng có ai trong khu học xá tin lời tôi khi tôi kềchuyện giặt màn cửa phòng mình. Chúng không biết rằng màn cửa lại có thểgiặt được. Hình nhưchúng tin rằng màn cửa là một bộphận bán thường xuyên của kết cấu cửa sổ. "Thằng cha đó hỏng rồi," chúng nói, và đặt biệt danh cho anh bạn tôi là một thằng lính phát xít, một tên Quốc-xã. Thậm chí chúng tôi không có cả ảnh trên tường. Không, chúng tôi có bức ảnh chụp một con kênh đào ởAmsterdam. Trước đấy tôi đã ghim một tấm ảnh khoảthân lên rồi, nhưng bạn cùng phòng với tôi lại hạnó xuống. "Này, Watanabe," hắn nói, "tơ-tơ-tớkhông khoái mấy của này lắm đâu," rồi găm luôn cái ảnh kênh đào lên thay. Tôi cũng không mặn mà gì với cái ảnh khoảthân, nên chẳng buồn phản đối làm gì. "Cái quái gì thếkia hả?" Đó là câu cảm thán đôi với bức ảnh kênh đào Amsterdam của tất cảbọn con trai đã từng vào phòng tôi. "À, Quốc-xã nó thích vừa nhìn cái đó vừa cho ra bằng tay," tôi nói. Tôi chỉ định đùa thôi, nhưng tất cảbọn chúng lại tin là thật - đến nỗi chính tôi cũng bắt đầu tin đó là chuyện thật. Ai cũng tỏvẻthương tôi vì phải ởchung với Quốc-xã, nhưng thực tình tôi không khó chịu gì chuyện đó. Hắn đểtôi yên thân chừng nào tôi giữchỗcủa mình thật sạch sẽ, và thực tếlà ởcùng phòng với hắn lại dễchịu hơn trong nhiều chuyện. Hắn làm tất các việc dọn dẹp, hắn phơi phóng chăn nệm, hắn thu dọn và đổrác. Hắn hít hít mấy cái và khuyên tôi nên đi tắm nếu tôi đã quá bận đến nỗi mấy ngày rồi chưa tắm. Thậm chí hắn còn nhắc tôi đã đến lúc phải đi cắt tóc hoặc tỉa lông mũi. Chỉcó một thứlàm tôi khó chịu, đó là cái lối hắn phun thuốc trừsâu mù mịt mỗi khi phát hiện ra dù chỉmột con ruồi thôi ởtrong phòng, vì lúc ấy tôi sẽphải tịnạn sang một cái chuồng chỗhàng xóm nào đó. Quốc-xã học địa lý ởmột trường đại học quốc gia. Nhưlời hắn nói ởbuổi sơgiao, "Tớhọc vềbờ-bờ-bản-bản đồ." "Cậu thích bản đồà?" Tôi hỏi. "Đúng vậy. Khi tốt nghiệp, tớsẽvào làm việc cho Viện Địa Đạc và làm bờ-bờ-bản-ban đồ." Tôi bị ấn tượng rất mạnh khi thấy cuộc đời có thểcho người ta nhiều ước mơvà mục đích khác nhau đến thế. Đó là một trong những ấn tượng đầu tiên của tôi khi lần đầu đặt chân đến Tokyo. Một ý nghĩchợt đến với tôi là xã hội cần một vài người - chỉvài người thôi - có ý thích và thậm chí say mê việc làm bản đồ. Kểcũng lạ, vì cái người muốn làm việc cho Viện Địa Đạc lại cứlắp bắp mỗi khi nói đến chữ"bản đồ". Quốc-xã thường không lắp bắp bao giờ, chỉtrừmỗi khi hắn phát âm từ "bản đồ", mà chắc chắn trăm phần trăm là hắn phải lắp bắp cái từ ấy. "Cậu sẽhọc ca-ca-cái gì?" hắn hỏi tôi. "Sân khấu," tôi đáp. "Cậu sẽdàn dựng các vởkịch à?" "Không, chỉ đọc kịch bản và nghiên cứu thôi. Racine, Ionesco, Shakespeare, đại loại thế." Hắn nói đã nghe tiếng Shakespeare, nhưng không biết những người khác. Tôi cũng chẳng biết gì mấy vềnhững tác giảkia, mới chỉthấy tên họtrong các giấy tờgiới thiệu bài giảng. "Cậu thích kịch à?" hắn hỏi. "Cũng không hẳn thế." Thếlà hắn thấy lẫn lộn, và khi lẫn lộn thì hắn lắp bắp tợn. Tôi thấy hối hận vì đã nói vậy với hắn. "Tớcó thểchọn bất kỳmôn gì," tôi nói. "Nhân chủng học, lịch sửchâu Á. Tớchọn sân khấu chỉlà tình cờthôi, chẳng có gì khác." Thật là một cách giải thích không mấy thuyết phục. "Tớchịu không hiểu nổi," hắn nói, mặt mũi có vẻnhưkhông hiểu thật. "Tớthích bờ-bản- ban đồ, nên tớquyết định đến Tokyo và xin bốmẹtớgư-gửi tiền đểtớcó thểhọc vềbờ- ban-bản đồ. Nhưng cậu lại không thế, hả?" Cách đặt vấn đềcủa hắn có lí hơn của tôi. Tôi chịu không thểgiải thích được cho mình. Thếrồi chúng tôi rút thăm (bằng que diêm) đểchọn giường. Hắn trúng tầng trên. Cao lớn, với một cái đầu của và hai gò má cao, lúc nào hắn cũng đóng một bộ: sơ-mi trắng, quần dài đen, giày đen, áo len cộc tay màu xanh thuỷquân. Đi học thì hắn thêm cái áo tây đồng phục và mang theo một chiếc cặp đen: một sinh viên hữu khuynh điển hình. Chính thếmà mọi người gọi hắn là Quốc-xã. Nhưng thực ra thì hắn hoàn toàn không đểý gì đến chính trị. Hắn mặc đồng phục đểkhỏi phải nghĩngợi vềquần áo. Hắn chỉquan tâm đến những chuyện nhưbiến động bờbiển hoặc sựkiện hoàn thành một đường hầm cho xe lửa chạy xuyên qua núi. Không có gì khác. Một khi đã nói đến chuyện nhưthếthì hắn sẽthao thao bất tuyệt hàng nhiều giờliền, cho đến lúc ta phải bỏ đi chỗkhác hoặc ngủthiếp lúc nào không hay. Sáng nào hắn cũng dậy lúc sáu giờtheo hồi quốc thiều kéo cờ. Có nghĩa là cái lễkéo cờ khoa trương kia cũng không phải hoàn toàn vô dụng. Hắn mặc quần áo, vào nhà tắm rửa mặt - lâu không thểtả được. Đôi khi tôi có cảm giác nhưhắn đang tháo từng cái răng ra và chải rửa lần lượt từng cái một. Trởlại phòng, hắn sẽvuốt phẳng chiếc khăn mặt và trải lên dàn sưởi cho khô, rồi đểbàn chải đánh răng và xà-phòng vào chỗcủa chúng ởtrên kệ. Cuối cùng, hắn tập bài thểdục theo đài phát thanh cùng với nhân dân cảnước. Tôi quen đọc sách khuya và ngủ đến tám giờmới dậy, nên dù hắn có lục sục trong phòng và bắt đầu tập thểdục, tôi vẫn cứkhông biết gì - cho đến khi hắn vào động tác nhảy. Hắn làm động tác này một cách nghiêm chỉnh, thình thịch rung hết cảgiường. Tôi chịu đựng trong ba ngày, vì người ta đã dặn chúng tôi rằng sống chung là phải biết nhường nhịn nhau cho chừng mực, nhưng đến buổi sáng thứtưthì tôi không thểchịu nổi nữa. "Này, cậu có thểlàm động tác ấy ởtrên mái nhà hoặc ở đâu đó không hử?" tôi bảo. "Tớ không thểngủ được." "Nhưng đã sáu rưỡi rồi còn gì?" hắn đáp, miệng há hốc. "Phải, tớbiết đã sáu rưỡi rồi. Nhưng tớvẫn phải ngủ. Tớkhông biết nói thếnào, nhưng phải nhưvậy tớmới sống được." "Nhưng mà tớkhông thểlên mái nhà được. Sẽcó người ởtầng ba họphàn nàn. Chỗnày của bọn mình ởbên dưới chỉlà nhà kho." "Thếthì cậu ra sân. Ra bãi cỏ ấy." "Thếcũng không được. Tớkhông có đài chạy pin. Tớphải cắm điện. Mà tập thểdục buổi sáng thì phải theo nhạc mới được." Đúng vậy, cái đài của hắn cũrích và không chạy pin. Đài của tôi là bán dẫn di động được, nhưng lại chỉcó sóng FM đểnghe nhạc mà thôi. "Thôi được rồi, mình nhượng bộnhau nhé," tôi nói. "Cậu cứviệc tập thểdục nhưng bỏcái động tác nhẩy ấy đi! Nó ầm ĩbỏmẹ. Được chứ." "Nh-nha-nhảy ư? Là động tác nào thế?" "Nhảy là nhảy chứcòn gì nữa. Cứnẩy lên nẩy xuống ấy mà." "Nhưng làm gì có động tác nhảy." Đầu tôi bắt đầu thấy nhức nhối. Tôi đã định đầu hàng, nhưng lại muốn làm rõ ý mình. Tôi ra khỏi giường và bắt đầu nhảy tưng tưng, miệng hát điệu nhạc mở đầu của chương trình thểdục buổi sáng của đài NHK. "Là cái này này," tôi nói. "Ô, cái đó. Có lẽcậu nói đúng. Tớchưa bao giờ đểý chuyện đó." "Cậu hiểu ý tớchưa? tôi nói, ngồi xuống mép giường. "Cứbỏcái động tác ấy thôi. Tới có thểchịu được những cái khác. Đừng nhảy nữa đểcho tớngủ." "Nhưng không thểthế được," hắn nói, giọng tỉnh bơ. "Tớkhông thểbỏmột động tác nào. Tớ đã tập thếnày mỗi sáng trong suốt mười năm qua, và hễbắt đầu là mọi thứcứthếtự động diên ra một cách vô thức. Bỏmột động tác nào là tớphải bỏhết mất." Tôi không biết nói gì thêm. Còn nói gì được nữa? Cách nhanh nhất đểchấm dứt tình trạng ấy là đợi cho hắn ra khỏi phòng và quăng cái đài chết tiệt của hắn qua cái cửa sổchết dẫm kia, nhưng tôi biết nếu làm vậy thì mọi việc sẽtá hoảtam tinh. Quốc-xã quý hoá đồcủa hắn lắm. Hắn mỉm cười khi thấy tôi ngồi thừtrên mép giường, và cốan ủi tôi. "Này, Watanabe, sao cậu không dậy tập thểdục cùng với tớcho xong?" Rồi hắn đi ăn sáng. *** Naoko chặc lưỡi khi tôi kểcho nàng vềQuốc-xã và những bài tập thểdục theo đài của hắn. Tôi không định làm nàng cười, nhưng chính tôi lại phì cười vì câu chuyện của mình. Nàng chỉhơi mỉm cười một chút, nhưng đó là lần đầu tôi thấy một nụcười ởnàng và cảm thấy vui vì nó trong một lúc thật lâu. Chúng tôi vừa xuống tàu ởga Yotsuya và đang đi bộdọc bờkè bên ngoài nhà ga. Đó là một chiều Chủnhật khoang giữa tháng Năm. Nhưng trận mưa rào ngắn ngủi suốt buổi sáng đã tạnh hẳn, và gió nam đã xua tan những đám mây là là mặt đất. Những đám lá anh đào xanh biếc xào xạc trong không trung, long lanh hắt nắng đi tứphía. Đó là một ngày đầu hè. Nhưng người đi ngang chúng tôi đều vắt áo len hoặc áo ngoài của họtrên vai, hoặc cầm ở tay. Ai cũng có vẻ đang vui hướng một chiều Chủnhật đầy nắng ấm. Đám thanh niên chơi bóng quần trong khu sân ởphía bên kia bờkè đã cởi trần mặc quần cộc. Chỉcó chỗhai bà sơvẫn mặc trang phục mùa đông đang ngồi chuyện trò trên một chiếc ghếdài là có vẻchưa có mùa hè, mặc dù họ đều ngồi ngay dưới nắng. Mười lăm phút đi bộvà tôi đã toát mồhôi đến mức phải cởi cảchiếc sơ-mi vải bông dày của mình và đi tiếp với chiếc áo phông còn lại trên người. Naoko đã xắn cao tay áo chiếc sơ-mi màu xám nhạt của nàng. Chiếc sơ-mi phai màu rất đẹp, rõ ràng đã giặt rất nhiều lần. Tôi cảm thấy như đã thấy nàng mặc chiếc sơ-mi ấy từrất lâu rồi. Chỉlà cảm giác thếthôi, tôi nhớkhông rõ lắm. Lúc ấy tôi vẫn chưa có gì nhiều đểnhớvề Naoko. "Sống tập thểthếcậu có thích không? Nàng hỏi. "Sống chung với nhiều người thếcó vui không?" "Mình không biết, mình mới sống thếchừng một tháng. Không đến nỗi tệnhưngười ta tưởng, mình có thểchịu được." Nàng dừng lại bên một vòi nước uống và nhấp một ngụm, lau miệng bằng một chiếc khăn tay trắng lấy từtúi quần ra. Rồi nàng cúi xuống và cẩn thận buộc lại dây giày. "Cậu nghĩmình có sống thế được không?" "Cái gì kia? Sống trong một khu học xá ấy à?" "Ờ" "Mình nghĩchỉlà vấn đềthái độthôi. Nếu muốn thì có rất nhiều thứcó thểlàm ta bực bội - nào nội quy, nào những thằng ngốc mà lại tưởng mình là ghê lắm, ấy là chưa kểbạn cùng phòng nhất định tập thểdục theo đài vào lúc sáu rưỡi sáng. Nhưng thật ra ở đâu thì cũng vậy thôi, rồi cũng xong cả." "Có lẽthế," nàng gật đầu. Hình nhưnàng đang suy nghĩ điều gì đó. Rồi nàng nhìn thẳng vào mắt tôi nhưthể đang xoáy vào một thứgì lạlẫm lắm. Lúc ấy tôi mới thấy mắt nàng sâu thăm và trong vắt đến mức chúng làm tôi nhưngộp thở. Tôi chợt nhận ra mình đã chưa khi nào có dịp nhìn vào mắt nàng nhưthế. Đó là lần đầu tiên hai chúng tôi đi bộvới nhau và nói chuyện lâu nhưvậy. "Cậu đang nghĩsẽvào một khu học xá sống hay sao đấy?" tôi hỏi. "Ờ," nàng đáp. "Mình chỉ đang không biết sống tập thểsẽra sao. Với lại…" Có vẻnhư nàng đang cốtìm từhoặc cách diễn đạt cho chính xác mà chưa được. Rồi nàng thởdài, mắt nhìn xuống. "Ôi chao, mình cũng không biết nữa. Cậu đừng đểý làm gì." Cuộc nói chuyện đến đấy là hết. Nàng tiếp tục đi vềphía đông, và tôi bước ngay sau nàng. Đã gần một năm rồi tôi mới gặp lại Naoko, và nàng đã sút cân đến nỗi trông nhưmột người khác. Cặp má phinh phính rất đặc biệt của nàng hầu nhưkhông còn nữa, và cổnàng đã mảnh dẻhẳn đi. Không phải nàng có vẻgày gò hoặc ốm yếu: cái vẻthanh mảnh ấy của nàng có cái gì rất tựnhiên và bình thản, nhưthểnàng đã ẩn náu trong một không gian hẹp và dài cho đến lúc bản thân nàng trởthành hẹp và dài vậy. Và xinh đẹp ra nhiều. Tôi muốn nói với nàng điều đó, nhưng không thểtìm được cách nói cho hay. Chúng tôi đã không hẹn mà tình cờgặp nhau trên tuyến tàu Chuo vẫn đưa chúng tôi đi học hàng ngày. Nàng đã quyết định đi xem phim một mình, còn tôi đang trên đường đến mấy hiệu sách ở Kanda - cảhai đứa đều chẳng có việc gì gấp. Nàng nêu ý kiến bỏtàu ra ngoài phố, và chúng tôi đã làm vậy ởga Yotsuya, nơi có thể đi bộrất hay dọc bờkè có trồng cây của con hào bao quanh một lâu đài cổ. Khi còn hai đứa với nhau, chúng tôi chẳng có chuyện gì đặc biệt đểnói, và tôi cũng chẳng biết tại sao Naoko lại thích ra khỏi tàu. Từtrước chúng tôi cũng đã chẳng có gì nhiều đểnói cùng nhau. Vừa ra đến phốlà Naoko bắt đầu bước đi, và tôi phải rảo bước mới theo kịp, cách nàng vài bước. Tôi có thể đuổi kịp nàng, nhưng có cái gì đó ngăn tôi lại. Tôi bước đi, mắt nhìn bờvai nàng và mái tóc đen buông thẳng của nàng. Nàng dùng một dai buộc tóc màu nâu rộng bản, và mỗi khi nàng quay đầu, tôi lại thoáng thấy một vành tai trắng nhỏcủa nàng. Thỉnh thoảng nàng nhìn lại sau và nói điều gì đó. Có khi là một câu nhận xét mà tôi có thể đáp lại được; có khi là cái gì đó tôi chịu không thểhiểu và đáp được. Một khi đã nói xong điều muốn nói, nàng lại hướng vềphía trước và tiếp tục bước đi ôi chao, thì có làm sao, tôi tự nhủ, chẳng phải là một ngày đẹp trời để đi dạo đó sao. Nhưng với Naoko thì đó không phải chỉlà một cuộc dạo chơi đơn thuần. Cứ đềý thì thấy ngay: nàng rẽphải ởIidabashi, ra chỗhào nước, vượt ngã tư ởJinbocho, lên quả đồi ở Ochanomizu và ra khỏi khu vực đó ởHongo. Từ đó nàng đi theo đường tàu điện đến tận Komagome. Một lộtrình rất mệt. Lúc chúng tôi đến Komagome thì đã xếchiều và ngày đầu hè ấy đã thành ra một tối mùa xuân dìu dịu. "Chúng mình đang ở đâu ấy nhỉ?" Naoko hỏi, có vẻnhưvừa sực tỉnh và nhìn quanh mình lần đầu tiên. "Komagome," tôi nói. "Cậu không biết ư? Chúng mình đã đi một vòng lớn." "Sao mình lại đến đây?" "Cậu dẫn đường mà. Mình chỉ đi theo cậu thôi." Chúng tôi đến một cửa hàng cạnh ga tàu điện để ăn một bát mì. Khát quá, tôi uống hết cả một chai bia. Không đứa nào nói gì từlúc gọi đồ ăn cho tới lúc ăn xong. Tôi mệt lửsau cuốc đi bộdài ấy, còn nàng thì ngồi dểhai tay lên bàn, miệng lại lẩm nhẩm chuyện gì đó. Bản tin trên TV đang nói rằng tất cảnhững địa điểm vui chơi giải trí trong ngày Chủnhật ấm áp đó đều đã đông nghịt người. Còn chúng tôi thì đã đi bộtừYotsuya cho đến tận Komagome, tôi tựnhủ. "Này, cậu khỏe thật đấy," tôi lên tiếng sau khi đã ăn hết bát mì. "Ngạc nhiên không?" "Có" "Mình đã từng là vận động viên chạy đường dài ởtrường trung học. Nói đểcậu biết thế. Mình thường chạy những chặng mười cây sốmột. Và từlúc mình bắt đầu có kí ức thì Chủ nhật nào bốmình cũng đưa mình đi leo núi. Cậu biết nhà mình không, ởngay kia kìa, cạnh núi ấy. Chân mình lúc nào cũng khỏe." "Nhìn cậu thì không biết được," tôi nói. "Mình biết," nàng đáp. "Mọi người đều tưởng mình chỉlà một con nhóc yếu ớt. Nhưng không thểnhìn bìa mà đánh giá cuốn sách được." Rồi nàng thêm một thoáng mỉm cười vào câu nói ấy." "Điều ấy đúng với mình quá," tôi nói. "Mình mệt nhoài ra rồi." "Thôi chết, xin lỗi nhé, mình đã lôi cậu đi quanh quẩn suốt cảngày." "Dù sao, mình rất vui là chúng ta đã có dịp chuyện trò. Hai đứa mình chưa có dịp nào thế này, chỉcó hai đứa với nhau," tôi nói, cốnghĩxem chúng tôi đã nói những chuyện gì với nhau mà không được. Nàng đang nghịch cái gạt tàn trên bàn. "Không biết…" nàng bắt đầu, "…nếu cậu không phản đối… mình muốn nói là, nếu thực sựcậu không thấy phiền… Cậu nghĩchúng mình có nên gặp lại nhau nữa không? Mình biết mình chẳng có quyền gì mà hỏi cậu chuyện này." "Có quyền gì ư? Cậu nói gì thế?" Nàng đỏbừng mặt. Phản ứng của tôi với lời đềnghịcủa nàng có lẽhơi mạnh. "Mình không biết… Thực là mình không thểgiải thích được," nàng nói, trong khi kéo tay áo lên quá khuỷu rồi lại hạxuống. Lớp lông mịn trên cánh tay nàng ánh lên một màu vàng thật đáng yêu dưới ánh đèn của cửa hàng. "Mình không định nói "quyền" theo nghĩa chính xác của từ đó. Mình đang tìm cách nói khác." Hai khuỷu tay đặt trên bàn, nàng chăm chú nhìn lên tờlịch treo trên tường, gần nhưthể đang hy vọng sẽtìm thấy cách diễn đạt thích hợp nhất ở đó. Không thấy gì nàng thởdài, nhắm mắt và mân mê dải buộc tóc. "Đừng bận tâm thế," tôi nói. "Có lẽmình đã hiểu cậu muốn nói gì. Mình cũng chẳng biết nói điều đó nhưthếnào nữa." "Chẳng bao giờmình có thểnói được điều mình muốn nói," Naoko tiếp lời. "Nhưvậy cũng lâu lâu rồi. Mình cốnói một điều gì đó, nhưng nói ra từnào là sai từ ấy chúng đều không đúng hoặc ngược hẳn lại với điều mình định nói. Mình cốkhắc phục, nhưng chỉcàng tệ hơn. Thứnhất là mình quên luôn cả điều định nói. Giống nhưmình bịchẻra làm hai và phải theo dõi lẫn nhau. Nửa này đang đuổi theo nửa kia, vòng quanh một cái cột to bự. Nửa kia của mình có những từ đúng, nhưng nửa này của mình lại không thểbắt được nó." Nàng ngẩng lên nhìn vào mắt tôi. "Chuyện đó có tí ý nghĩa gì với cậu không?" "Nhưng ởmột chừng mực nào đó thì ai cũng cảm thấy thếcả," tôi nói. "Ai cũng đều cố diễn đạt mình và đều thấy phiền lòng khi không thểlàm tốt được việc đó." Naoko có vẻthất vọng vì câu đáp của tôi. "Không, càng không phải là nhưvậy?" nàng nói và không giải thích gì thêm. "Nhưng mà mình sẽrất thích được gặp lại cậu," tôi nói. "Chủnhật nào mình cũng rảnh, và đi bộsẽrất tốt với mình. Chúng tôi lên tàu chạy đường Yamanote, và Naoko chuyển sang tuyến Chuo ởga Shinjuku. Nàng sống trong một căn hộtí xíu ởmãi khu ngoại ô phía tây Kokubunji. "Này cậu, nàng nói lúc chia tay." Lối nói chuyện của mình có gì khác trước không?" "Mình nghĩlà có," tôi nói, "nhưng không biết rõ thếnào. Nói thật với cậu, mình biết là hồi trước mình gặp cậu rất nhiều, nhưng hình nhưcũng chẳng chuyện trò nhiều nhặn gì lắm thì phải." "Đúng vậy, nàng nói. "Thôi nhỉ, mình gọi cậu thứBảy tới được chứ." "Tất nhiên rồi. Mình sẽ đợi đấy." Tôi gặp Naoko lần đầu tiên lúc còn học lớp Sáu trung học. Nàng cũng đang lớp Sáu nhưng học ởmột trường nữsinh Cơ Đốc giáo vào loại hạng nhất. Cái trường ấy sang đến mức nếu học gạo quá sẽbịcoi là thô thiển. Naoko là bạn gái của người bạn thân nhất (và duy nhất) của tôi là Kizuki. Naoko và Kizuki đã thân thiết với nhau gần nhưtừhồi mới đẻ, hai gia đình sống cách nhau chưa đầy hai trăm mét. Cũng nhưhầu hết những cặp trai gái đã chơi với nhau từthuở ấu thơ, quan hệcủa Kizuki và Naoko có một không khí cởi mởrất thoải mái và họcũng chẳng thấy cần phải được bên nhau một mình. Họluôn đến nhà nhau, ăn uống và chơi mạt chược với mọi người khác trong gia đình nhau. Tôi đã đi chơi tay bốn cùng họrất nhiều lần. Naoko sẽdẫn một bạn ở trường nàng đến cho tôi và bốn chúng tôi cùng đi chơi bách thú hoặc đánh bi-a hoặc xem phim với nhau. Những cô bạn nàng dẫn vềcho tôi đều xinh đẹp nhưng hơi sang trọng quá so với thịhiểu của tôi. Tôi dễchơi hơn với những cô gái có vẻthô thiển hơn ởcùng trường công với tôi, thấy dễchuyện trò hơn. Tôi chưa bao giờ đoán được chuyện gì đang diễn ra trong những cái đầu xinh đẹp của các cô gái mà Naoko dẫn theo nàng, và có thểlà họcũng không thểhiểu được tôi. Được một thời gian thì Kizuki từbỏý định ghép bạn cho tôi, và thếlà ba chúng tôi chơi cùng nhau. Kizuki và Naoko và tôi: cũng lạ, nhưng đó lại là một cấu hình thoải mái nhất. Đưa thêm một người thứtưvào cấu hình đó lúc nào cũng khiến mọi chuyện thành vụng về khó xử. Chúng tôi giống như đội làm chương trình gặp gỡchuyện trò trên TV, với tôi đóng vai khách, Kizuki làm người dẫn chương trình, và Naoko là trợlí của cậu ta. Kizuki giỏi việc thủnhững vai trò trung tâm nhưthế. Thực tình, cậu ấy có một vẻgiễu cợt thường khiến mọi người nghĩlà cậu ngạo mạn, nhưng thật sựthì cậu là một người rất công bình và chu đáo. Cậu biết phân phát những lời nhận xét và đùa bỡn một cách công bằng cho cảNaoko và tôi, cẩn thận đểkhông đứa nào cảm thấy bịbỏrơi. Nếu một trong hai đứa im lặng quá lâu, cậu sẽhướng câu chuyện về đó đểngười ấy phải lên tiếng. Cậu biết cách theo dõi và điều chỉnh không khí xung quanh từng giây một, và chuyện đó chắc chắn không dễdàng nhưta thấy chút nào. Ngoài ra, cậu còn có một cái tài rất hiếm là biết tìm thấy những cái thú vịtrong những câu nói chung chung chẳng thú vịchút nào của người khác, cho nên khi chuyện trò với Kizuki, ta cẳm thấy nhưmình là một con người đặc biệt thú vịvới một cuộc sống đặc biệt thú vị. Ấy vậy, mà cậu lại chẳng quảng giao chút nào. Tôi là thằng bạn thực sựduy nhất của cậu ở trường. Tôi không thểhiểu tại sao một diễn giảthông minh và đầy năng lực nhưthếlại không hướng tài năng của mình vào cái thếgiới mênh mông ởngoài kia mà lại bằng lòng tập trung vào bộba nhỏbé của chúng tôi. Mà tôi cũng không biết tại sao cậu chọn tôi làm bạn. Tôi chỉlà một thằng nhóc bình thường thích đọc sách, nghe nhạc và không hềcó gì nổi bật đểcó thểkhiến cho một người nhưKizuki phải đểý đến. Thếmà chúng tôi đã thân nhau ngay lập tức. Cha cậu là một nha sĩ, nổi tiếng thạo nghềvà lấy tiền công rất cao. "Chủnhật này có muốn đi chơi cặp đôi với bọn tớkhông?" Cậu hỏi tôi ngay sau khi mới gặp nhau. "Bạn gái tớhọc trường nữsinh, cô ấy sẽdẫn theo một người đẹp cho cậu." "Được thôi," tôi nói. Tôi đã gặp Naoko nhưvậy đấy!" Ba đứa chúng tôi chơi với nhau rất nhiều, nhưng hễKizuki cứra khỏi phòng là Naoko và tôi lại thấy lúng túng chẳng biết nói gì với nhau. Chúng tôi chưa bao giờbiết nên nói vđi nhau vềchuyện gì. Và sựthực là chúng tôi không có chung một chủ đềnào đểcùng trò chuyện. Thay vì nói chuyện, chúng tôi hết uống nước lại nghịch ngợm gì đó trên bàn và đợi Kizuki về đểlại bắt đầu tán chuyện. Naoko không phải là người hay nói, còn tôi thì nghe giỏi hơn nói, nên tôi luôn thấy lúng túng khi một mình với nàng. Không phải chúng tôi không hợp nhau. Chúng tôi chỉkhông có gì đểnói. Naoko và tôi chỉgặp nhau một lần sau tang lễcủa Kizuki. Hai tuần sau sựkiện đó, chúng tôi gặp nhau tại một quán cà-phê đểgiải quyết vài việc nhỏ, và khi xong rồi thì chúng tôi chẳng còn gì đểnói. Tôi cố đưa ra nhiều chủ đềkhác nhau nhưng chẳng đi đến đâu. Và khi Naoko mởmiệng thì giọng nàng gay gắt thếnào đó. Nàng có vẻgiận dữvới tôi, nhưng tôi chịu không biết tại sao. Chúng tôi không gặp lại nhau lần nào nữa, cho mãi đến một năm sau, khi chúng tôi tình cờthấy nhau trên tuyến tàu Chuo ởTokyo ngày đó. Có lẽNaoko đã giận tôi vì chính tôi, chứkhông phải nàng, đã là ngưởi cuối cùng gặp Kizuki. Có lẽnói thếcũng chưa chính xác, nhưng tôi hiểu tình cảm của nàng, không ít thì nhiều. Nếu có thể, tôi đã đánh đổi địa vị ấy với nàng, nhưng nói cho cùng thì chuyện gì xảy ra cũng đã xảy ra rồi, và tôi chẳng thểlàm gì được nữa. Đó là một chiều tháng Năm đẹp trời. Sau bữa trưa, Kizuki gợi ý chúng tôi bỏlớp đểchơi bi-a hoặc đi đâu đó. Tôi cũng chẳng quan tâm gì đến những giờhọc buổi chiều của mình, và thếlà chúng tôi cùng ra khỏi trường, lững thững xuống đồi tới một phòng bi-a ngoài bến cảng và chơi bốn ván. Khi tôi thắng ván chơi thoải mái đầu tiên, Kizuki trởnên trang nghiêm và thắng liền ba ván tiếp theo. Có nghĩa là tôi phải trảtiền theo thông lệvẫn có giữa chúng tôi. Kizuki không nói đùa câu nào khi chúng tôi chơi với nhau. Điều đó rất bất thường. Chơi xong chúng tôi hút thuốc. "Sao cậu nghiêm trang thế?" tôi hỏi. "Tớkhông muốn bịthua hôm nay," Kizuki nói với một nụcười thoảmãn. Cậu chết đêm hôm đó, trong nhà đểxe. Cậu đã đưa một đường ống cao su từmiệng ống xả chiếc N-360 của mình vào một cửa sổcủa chiếc xe, lấy băng dính bịt kín các chỗhở, rồi nổ máy. Tôi không biết phải bao nhiêu lâu cậu mới chết được. Cha mẹcậu đang đi thăm một người họhàng bị ốm, và khi họmởcửa vào thì cậu đã chết rồi. Radio trên xe vẫn kêu, và một cái hoá đơn mua xăng thì kẹp dưới một cần gạt nước ởkính xe. Kizuki không đểlại một dòng tuyệt mệnh nào, và không ai có thểnghĩra lí do tựtửcủa cậu là gì. Vì là người cuối cùng đã gặp cậu nên tôi bịcảnh sát triệu lên hỏi. Tôi nói với viên sĩquan điều tra rằng Kizuki đã không biểu lộtí dấu hiệu nào của việc cậu sắp làm, rằng cậu đã vẫn hệt nhưmọi khi. Viên cảnh sát trước đây đã có ấn tượng không hay vềcả Kizuki và tôi, nhưthểngười ta hễcứhay bỏhọc và chơi bi-a thì dĩnhiên là sẽcó ngày tựtử vậy. Một bài báo ngắn đã kết thúc sựvụ. Cha mẹKizuki tống khứchiếc N-360 màu đỏcủa cậu đi. Trong một thời gian, chỗbàn cậu vẫn ngồi trong lớp lúc nào cũng có một đoá hoa trắng. Trong khoảng mười tháng kểtừlúc Kizuki chết đến kỳthi của tôi, tôi không biết mình đang ở đâu trong cái thếgiới này. Tôi bắt đầu ngủvới một người trong đám hạn gái ở trường, nhưng quan hệ ấy chẳng được đến sáu tháng. Chẳng có gì ởcô ta can hệ được đến tôi. Tôi nộp đơn vào một trường đại học tư ởTokyo, một loại trường mà tôi không phải học gì nhiều cũng thi vào được, và đỗmà chẳng thấy vui mừng gì hết. Cô gái kia xin tôi đừng đi Tokyo - "Cách đây những năm trăm dặm!" Cô ta nài nỉ: nhưng tôi phải đi khỏi Kobe bằng bất cứgiá nào. Tôi muốn bắt đầu một cuộc sống mới ởmột nơi mà tôi không biết một ma nào hết. "Anh không còn nghĩgì đến tôi nữa, sau khi đã ngủvới tôi" cô ta vừa nói vừa khóc. "Không phải thế," tôi cương quyết. "Nhưng tôi nhất định phải đi khỏi thành phốnày." Nhưng cô ta đã không chịu hiểu tôi. Và cứthếchúng tôi giã biệt nhau. Khi ngồi trên tàu hoảcao tốc đi Tokyo, nhớ đến tất cảnhững gì đã làm cô hay hơn nhiều so với các cô gái khác ởnhà, tôi cảm thấy hành vi của mình thật kinh khủng, nhưng chẳng có cách gì gỡlại được nữa. Tôi sẽcốquên cô ta. Có một điều duy nhất mà tôi phải làm khi bắt đầu cuộc sống mới của mình trong khu học xá, đó là thôi không coi chuyện gì ở đời là quan trọng nữa, và thiết lập một khoảng cách thích hợp giữa bản thân với tất cảmọi chuyện. Hãy quên những chiếc bàn bi-a màu xanh nâu và những chiếc N-360 màu đỏcùng những đoá hoa trắng trên bàn học; quên đám khói bốc lên từnhững ống khói ngất ngưởng của lò thiêu xác, những cục chặn giấy kếch xù trong phòng hỏi cũng của cảnh sát. Lúc đầu việc đó có vẻhiệu nghiệm. Tôi đã cốgắng để quên, nhưng bên trong tôi vẫn có một chút khí vón cục lại một cách mơhồ. Và khi thời gian cứtrôi đi, cục khí vón ấy bắt đầu có hình hài rõ rệt và đơn giản, một hình hài mà tôi có thểta được bằng lời, nhưsau: Cái chết là có thực, nó không phải là đối nghịch của cuộc sống, mà là một phần của cuộc sống. Nói ra nhưvậy nghe thật sáo mòn, nhưng đã có thời tôi cảm thấy cái hình hài ấy không phải bằng lời mà nhưmột cục khí vón lại ởtrong tôi. Cái chết là có thực - trong một cục chặn giấy, trong bốn trái bóng đỏvà trắng trên mặt bàn bi-a - và chúng ta tiếp tục sống và hít thởnó vào phổi nhưnhững làn bụi mịn. Trước đó, tôi đã hiểu cái chết nhưmột cái gì hoàn toàn tách biệt và độc lập với sựsống. Bàn tay của sựchết nhất định sẽtúm lấy chúng ta, tôi cảm thấy thế, nhưng cho tới ngày nó tìm đến ta, nó vẫn đểta được yên thân. Điều đó dường nhưlà một chân lý đơn giản và hợp logic đối với tôi. Sựsống ở đây, sựchết thì ởkia. Tôi đang còn ở đây, chưa phải ở đó. Tuy nhiên, đêm hôm Kizuki chết, tôi đã mất khảnăng nhìn nhận sựchết (và sựsống) một cách giản dịnhưvậy/ Chết không phải là đối nghịch của sống. Nó đã đang ở đây rồi, ngay bên trong tôi, nó đã luôn luôn ở đây, và không có gì có thểcho phép tôi quên được điều đó. Khi nó lấy đi Kizuki mới mười bảy tuổi đầu trong cái đêm tháng Năm ấy, sựchết đã túm được cảtôi. Tôi sống qua mùa xuân sau đó, ởtuổi mười tám, với cục khí vón trong ngực mình, nhưng không lúc nào ngưng tranh đấu chống lại sựhồi sinh của thái độcoi trọng mọi sự ở đời. Coi trọng sự đời không phải là cách tiếp cận chân lý, tôi cảm thấy nhưvậy, cho dù vẫn mơhồ. Nhưng sựchết là một thực tế, một thực tếnghiêm cẩn, dù ta có nhìn nhận nó kiểu gì đi nữa. Mắc kẹt trong mối mâu thuẫn nghẹt thở ấy, tôi lẩn quẩn trong một vòng tròn vô tận. Bây giờnhìn lại, những ngày ấy thật lạlùng. Ở đoạn giữa của cuộc đời, mọi thứ đều xoay quanh sựchết. Chương 3 Naoko gọi tôi hôm thứBảy, và chúng tôi hẹn sẽ đi chơi với nhau vào Chủnhật đó. Có lẽtôi có thểgọi đó là một cuộc hẹn hò. Tôi chẳng tìm được từnào thích hợp hơn. Cũng nhưlần trước, chúng tôi đi bộngoài phố. Chúng tôi ghé qua uống cà-phê ở đâu đó, rồi đi tiếp, rồi ăn tối với nhau, rồi chia tay. Cũng nhưlần trước, nàng chỉtrò chuyện nhát gừng, nhưng có vẻkhông thấy lúng túng gì vềchuyện ấy, mà tôi cũng chẳng mấy bận tâm duy trì câu chuyện. Chúng tôi nói đến bất kỳcái gì hiện đến trong đầu mình - những việc thường ngày, chuyện ởtrường, chuyện gì cũng chỉlà những mảnh vụn nho nhỏchẳng đi đến đâu. Chúng tôi không đả động gì đến quá khứ. Và phần lớn thời gian chúng tôi chỉ cắm cúi đi, cứthếbước, đi mãi. May mà Tokyo là một thành phốrộng lớn và chúng tôi không thể đi hết mọi chỗ. Hầu nhưcuối tuần nào chúng tôi cũng đi bộnhưthế. Nàng sẽ đi trước, còn tôi thì theo sát đằng sau. Naoko có nhiều dải buộc tóc khác nhau nhưng luôn luôn buộc theo kiểu đểlộtai bên phải. Tôi nhớnàng rõ nhất nhưthế, nhìn từphía sau. Hễlúng túng chuyện gì là nàng lại có lối nghịch dải buộc tóc của mình. Và lúc nào cũng chấm chấm một cái khăn tay lên miệng. Hễnói gì là nàng lại làm vậy. Càng quan sát những thói quen ấy của nàng, tôi càng thấy thích nàng hơn. Naoko học ởmột trường nữsinh đại học tại một vùng ven đô thôn đã ởphía tây Tokyo, một trường nhỏrất nổi tiếng về đào tạo Anh ngữ. Gần trường có một con kênh đào hẹp nước rất sạch và trong, chúng tôi thường đi bộdọc hai bên bờcủa nó. Có khi Naoko mời tôi lên căn hộcủa nàng và nấu cơm cho tôi ăn. Hình nhưchẳng bao giờnàng bận tâm về chuyện hai đứa chúng tôi gần gụi nhau trong một nơi chật hẹp nhưthế. Căn phòng nhỏ, gọn gàng và thiếu những thứrườm rà đến mức chỉcó mấy đôi tất phơi ởgóc phòng gần cửa sổlà cho thấy có một cô gái đang sống ở đó. Nàng sống thật tùng tiệm và đơn giản, và hầu nhưkhông có bạn. Không ai đã từng biết nàng hồi trung học có thểtưởng tượng nàng lại nhưvậy. Hồi đó nàng ăn vận rất đỏm dáng và có vô sốbạn bè vây quanh. Khi thấy phòng nàng ở, tôi nhận ra rằng cũng nhưtôi, nàng muốn đi đại học đểbắt đầu một cuộc sống mới thật xa những người mà nàng đã biết. "Biết tại sao mình chọn chỗnày không? Nàng hỏi, miệng mỉm cười. "Bởi vì những người ở nhà sẽkhông ai tìm đến đây. Ai cũng nghĩmình sẽphải ởmột chỗnào đó sành điệu hơn. Cậu hiểu mình nói gì không?" Dù sao, quan hệcủa tôi với Naoko không phải là không tiến triển. Dần dà, nàng quen thuộc với tôi hơn, và tôi cũng vậy. Đến cuối hè và vào học kỳmới, Naoko bắt đầu sánh vai cùng tôi nhưthể đó là một việc tựnhiên nhất trên đời. Nàng đã coi tôi là bạn rồi, tôi kết luận vậy và sánh bước cùng một cô gái đẹp nhưvậy hoàn toàn chẳng nặng nhọc gì đối với tôi. Chúng tôi vẫn tiếp tục đi bộkhắp Tokyo theo một lộtrình ngoằn ngoèo, lên đồi, qua sông và những con đường tàu, cứthếbước đi mà không hềnghĩsẽ đến đích ởnơi nào. Chúng tôi cứnhằm thẳng phía trước mà đi, nhưthềviệc đi bộlà một nghi lễtôn giáo sẽchữa lành đôi linh hồn bịtổn thương của chúng tôi. Nếu trời mưa, chúng tôi dùng ô che, nhưng vẫn sẽ đi cho dù thếnào. Rồi mùa thu đến. Sân trong khu học xá phủ đầy lá zelkova. Hương thơm nhè nhẹcủa buổi sang mùa đượm trong không gian khi tôi mặc lên người chiếc áo len đầu tiên. Sau khi đã đi mòn một đôi giày, tôi mua thêm hẳn vài đôi da lộn. Tôi vẫn không thểnhớlại hai đứa đã nói với nhau những chuyện gì. Chẳng có gì đặc biệt, có lẽvậy. Chúng tôi tiếp tục tránh không nhắc đến quá khứvà hiếm khi nói vềKizuki. Chúng tôi có thể đối diện nhau khi uống cà phê trong im lặng hoàn toàn. Naoko thích nghe tôi kểchuyện vềQuốc-xã. Một lần hắn đi chơi với một sinh viên cùng lớp (một cô gái học dịa lý, tất nhiên rồi) nhưng còn sớm đã thấy vềvới bộmặt ỉu xìu. "Này, W- W-Watanabe, với bọn con g-gơ-gơgái thì cậu nói những chuyện gì?" Không nhớlà tôi đã trảlời hắn thếnào, nhưng rõ ràng là Quốc-xã đã chọn lầm người đểhỏi chuyện đó. Hồi tháng Bảy, có kẻtrong khu học xá đã bỏcái ảnh con kênh đào ởAmsterdam của Quốc-xã xuống và treo thay vào đó một bức ảnh chụp cây Cầu Cổng vàng. Hắn bảo tôi hắn muốn biết xem Quốc-xã có thủdâm được với cái Cầu Cổng vàng hay không. "Nó sướng rơn," tôi báo cáo lại mấy hôm sau đó. Và thếlà có kẻlại thay vào đó một bức ảnh chụp núi băng trôi ngoài biển. Mỗi lần bịthay ảnh nhưthế, Quốc-xã đều khó chịu. "Đứ đứ đứa nào làm cái trò này thế?" hắn hỏi. "Tớcũng đang thắc mắc đây," tôi đáp. "Nhưng có sao đâu? Đều là ảnh đẹp cả. Cậu phải biết ơn mới phải." "Ờtớcũng nghĩthế, nhưng cũng kì thật." Những mẩu chuyện của tôi vềQuốc-xã lúc nào cũng làm cho Naoko phì cười. Không dễgì làm được chuyện đó, nên tôi thường xuyên nói đến hắn, mặc dù không mấy tựhào vì đã dùng hắn vào việc ấy. Quốc-xã chỉlà đứa con trai út trong một gia đình chẳng giàu có gì và tình cờlớn lên với thái độquá coi trọng việc tu dưỡng bản thân của chính mình. Làm bản đồlà một mơ ước nhỏnhoi của cuộc đời nhỏnhoi của hắn. Ai có quyền gì đem hắn ra làm trò cười nhưvậy? Thếnhưng đến lúc ấy thì những mẩu chuyện đùa bỡn vềQuốc-xã đã trởthành nguồn đề tài tán dóc trong khu học xá, và chẳng cách gì đểtôi có thểcứu vãn được chuyện đó. Ngoài ra, hình ảnh gương mặt mỉm cười của Naoko đã trởthành nguồn khoái lạc đặc biệt của tôi. Và tôi tiếp tục cũng cấp cho thiên hạnhững mẩu chuyện mới. Một lần Naoko đã hỏi tôi, chỉmột lần thôi, rằng tôi đã có cô gái nào ưa thích chưa. Tôi kể cho nàng nghe vềcô gái tôi đã bỏlại ởKobe. "Cô ta tốt," tôi nói, "mình thích ngủvới cô ta, và đôi lúc vẫn còn nhớcô ta, nhưng nói cho cùng thì cô ta không làm mình xúc động. Mình không biết, đôi khi mình nghĩtrong lòng mình có một cái nhân cứng ở đây này, và không gì có thểthâm nhập nó. Có lẽmình không thểthực sựyêu ai." "Thếcậu đã từng yêu chưa? Naoko hỏi. "Chưa bao giờ," tôi đáp. Và nàng không hỏi thêm nữa. Khi mùa thu đã tàn và những cơn gió lạnh bắt đầu tràn vềqua thành phố, Naoko sẽ thường nép chặt vào cánh tay tôi. Tôi có thểcảm thấy hơi thởcủa nàng qua lần vải dày của chiếc áo khoác nàng mặc. Nàng sẽkhoác chặt lấy tay tôi, hoặc thọc tay vào túi áo tôi, hoặc nếu trời thật lạnh thì nàng run rẩy bám chặt lấy cánh tay tôi. Những cái đó chẳng có ý nghĩa gì đặc biệt. Tôi vẫn tiếp tục bước, hai tay đút túi. Giày có đế cao-su của chúng tôi không gây tiếng động nào trên mặt vỉa hè, trừnhững tiếng lạo xạo khô khốc mỗi khi chúng tôi giẫm phải những đám lá khô héo trên đường. Mỗi khi nghe tiếng động ấy, tôi thương cảm cho Naoko lắm. Cánh tay tôi không phải là cánh tay nàng cần, mà là tay người khác kia. Hơi ấm của tôi không phải là cái nàng cần, mà là hơi ấm của người khác kia. Tôi thấy gần nhưcó tội vì đã là chính mình. Càng vào sâu mùa đông, cái vẻtrong vắt của đôi mắt Naoko hình nhưcũng rõ ràng mãi lên. Đó là một thứrõ ràng không biết sẽdẫn tới đâu. Đôi khi Naoko khoá chặt tia nhìn của nàng vào mắt tôi mà không có lí do gì rõ rệt. Hình nhưnàng đang tìm kiếm một cái gì, và điều đó khiến tôi tràn ngập một cầm giác vô vọng và cô đơn kì lạ. Tôi tựhỏi có phải là nàng đang cốtruyền đạt một điều gì đó cho tôi, một điều gì đó mà nàng không thểnói nên lời - một điều gì đó có trước cảngôn từmà nàng không thểnắm bắt và do đó không thểhy vọng sẽbiến nó thành lời. Và thếlà nàng sẽnghịch cái dải buộc tóc, chấm chấm chiếc khăn tay lên miệng, hoặc nhìn vào mắt tôi với một vẻvô nghĩa như thế. Tôi những muốn ôm chặt lấy nàng những lúc ấy, nhưng lại do dựvà khựng lại. Tôi sợ mình sẽlàm nàng đau đớn. Và thếlà hai chúng tôi cứ đi mãi trên những con phốTokyo, trong khi Naoko cứtìm kiếm lời lẽtrong không gian trống vắng. Tụi con trai trong khu học xá luôn trêu chọc tôi mỗi khi tôi nhận điện thoại của Naoko hoặc ra đi vào một sáng Chủnhật. Chúng đồrằng, mà cũng tựnhiên thôi, tôi đã có bồ. Không thểgiải thích sựthật cho chúng, và cũng chẳng cần phải thế, nên tôi đểmặc cho chúng muốn nghĩsao thì nghĩ. Tối vềtôi phải chịu trận với hàng loạt các câu hỏi tọc mạch của chúng: Bọn tôi đã thửnhững động tác gì? Chỗ ấy của con bé nó ra sao? Đồlót của nó hôm ấy màu gì? Chúng muốn nghe gì thì tôi trảlời theo thế. Cứnhưthế, tôi đi từtuổi mười tám sang tuổi mười chín. Ngày nào mặt trời cũng mọc lên rồi lặn xuống, lá cờcũng được kéo lên rồi hạxuống. Chủnhật nào tôi cũng đi chơi với cô gái của đứa bạn quá cố. Tôi không biết mình đang làm gì hoặc sẽlàm gì. Ởlớp thì tôi đọc Claudel và Racine và Eisenstein, nhưng họhầu nhưchẳng có nghĩa lý gì với tôi. Ởlớp không đánh bạn với ai, và cũng hầu nhưchẳng quen ai trong khu học xá. Mọi người tưởng tôi muốn trởthành nhà văn vì lúc nào tôi cũng chỉmột mình với một cuốn sách, nhưng tôi đâu có tham vọng ấy. Tôi chẳng muốn thành một cái gì cả. Tôi định nói vềcảm giác ấy với Naoko. Ít ra thì nàng cũng có thểhiểu được tôi đang cảm thấy gì với một mửc độchính xác nào đó, tôi nghĩvậy. Nhưng tôi không bao giờtìm được từ đểdiễn đạt mình. Lạthật. Có vẻnhưtôi đã lây căn bệnh thiếu lời của nàng. Những tối thứBảy, tôi sẽngồi cạnh máy điện thoại ởdưới sảnh, đợi cú gọi của Naoko. Hầu hết mọi người đều đi cảnên sảnh nhà thường vắng teo. Tôi sẽnhìn chăm chú những hạt sáng lửng lơtrong cái không gian im lìm ấy, cốsức nhìn vào chính cõi lòng mình. Tôi muốn gì? Và những người khác muốn gì ởtôi? Nhưng chẳng bao giờtôi tìm được lời đáp. Đôi khi tôi sẽ đưa tay ra cốbắt lấy những hạt sáng kia, nhưng ngón tay tôi chẳng chạm thấy cái gì hết. Tôi đọc nhiều, nhưng không nhiều sách khác nhau. Tôi thích đọc đi đọc lại những tác giả mà mình ưa thích nhất. Hồi đó là Truman Capote, John Updike, E Scott Fiagerald, Raymond Chandler, nhưng tôi không thấy có ai ởlớp hoặc trong khu học xá cũng đọc những tác giả ấy. Họthích Kazumi Takahashi, Kenzaburo Oe, Yukio Mishima, hoặc những tiếu thuyết gia đương đại Pháp. Đó cũng là lí do tại sao tôi chẳng có gì nhiều để chuyện trò với ai mà chỉlui thui với những cuốn sách của mình. Tôi thường nhắm nghiền mắt lại, chạm tay vào một cuốn sảch quen thuộc rồi rút lấy hương vịcủa nó vào sâu thẳm lòng mình. Thếlà đủ đểtôi hạnh phúc. Tuổi mườì tám, cuốn sách yêu thích nhất của tôi là cuốn Nhân mã của John Updike, nhưng sau khi đã đọc nó một sốlần, nó bắt đầu mất dần ánh hào quang ban đầu và phải nhường ngôi trên ấy cho cuốn Gatsby vĩ đại. Gatsby ởngôi ấy một thời dài sau đó. Tôi thường rút nó ra khỏi giá sách mỗi lúc hứng chí và đọc một đoạn bất kì. Chưa bao giờnó làm tôi thất vọng. Không có một trang buồn tẻnào trong cuốn sách ấy. Tôi muốn nói cho mọi người biết rằng đó là một cuốn tiểu thuyết tuyệt vời, nhưng xung quanh tôi chưa có ai đã từng đọc Gatsby vĩ đại hoặc có ý muốn đọc nó. Mà giới thiệu và khuyến khích người khác đọc E Scott Fitzgerald, mặc dù không phải là một hành vi phản động, thật sựlà một việc không thểlàm được hồi 1968. Khi cuối cùng gặp được một người trong thếgiới của tôi đã từng đọc Gatsby vĩ đại, chúng tôi lập tức thành bạn của nhau. Tên hắn là Nagasawa. Hắn hơn tôi hai tuổi và, vì đang học luật tại Đại học Tokyo danh tiếng, hắn đã thuộc loại được đặc tuyển đểsẽgia nhập hàng ngủlãnh đạo quốc gia. Chúng tôi ởcùng trong khu học xá và chỉmới biết mặt nhau, cho đến một hôm tôi ngồi đọc Gatsby vĩ đại ởmột chỗsáng trong nhà ăn. Hắn ngồi xuống cạnh tôi và hỏi tôi đang đọc gì. Tôi bảo hắn, và hắn hỏi tôi có thích cuốn sách không. "Tôi đang đọc nó lần này là lần thứba" tôi đáp, "và lần nào cũng thấy có cái gì đó mới mẻthích thú hơn lần trước." "Người này nói hắn đã đọc Gatsby vĩ đại ba lần," hắn nói nhưthể độc thoại. "Hãy nghe đây, bất kì người bạn nào của Gatsby vĩ đại cũng là bạn của tôi." Và thếlà chúng tôi thành bạn. Chuyện đó diễn ra hồi tháng Mười. Càng biết thêm vềNagasawa, hắn càng có vẻlạlùng hơn. Trong đời tôi đã gặp khối kẻlạ lùng, nhưng không ai lạbằng Nagasawa. Hắn mọt sách hơn tôi rất nhiều, nhưng hắn có lệ không bao giờ động đến một cuốn sách nếu tác giảcủa nó chết chưa được ba mươi năm. "Chỉcó sách loại ấy tớmới tin được," hắn nói. "Không phải tớkhông tin vào văn học đương đại," hắn nói thêm, "nhưng tớkhông muốn phí ngày giờquý báu để đọc những thứchưa được thời gian chấp nhận. Đời ngắn lắm." "Cậu thích những tác giảkiểu gì?" tôi hỏi ngưởi trên mình hai tuổi bằng giọng cung kính. "Balzac, Dante, Joseph Conrad, Dickens," hắn đáp liền. "Không được thời thượng cho lắm." "Chính thếnên tớmới đọc họ. Nếu đọc những sách mọi người đều đang đọc, cậu sẽchỉ nghĩnhưng gì mọi người đang nghĩmà thôi. Đó là thếgiới của bọn cà tầm và rởm đời. Người chân chính sẽrất xấu hổnếu phải làm nhưvậy. Cậu không thấy thếsao hở Watanabe? Cậu với tớlà những con người đích thực duy nhất trong cái khu học xá này. Những thằng khác đều là đồbỏ đi hết." Tôi thật sựchoáng. "Sao cậu có thểnói nhưvậy được?" "Vì đó là sựthật. Tớbiết. Tớcó thểthấy rõ điều đó. Giống nhưchúng ta có dấu hiệu đặc biệt ởtrên trán vậy. Và ngoài ra, cảhai ta đều đọc Gatsby vĩ đại." Tôi tính nhẩm thật nhanh. "Nhưng Fitzgerald mới chết được hai mươi tám năm," tôi nói. "Thì đã sao? Hai năm ư? Với Fitzgerald thì tính thêm lên thế được rồi." Không có ai khác trong khu học xá biết chuyện Nagasawa là một độc giảbí mật của tiểu thuyết cổ điển, mà nếu họcó biết cũng chẳng làm sao. Nagasawa nổi tiếng thông minh. Hắn đỗvào Đại học Tokyo như đi chơi, hắn được toàn điểm tốt, hắn sẽthi hành chính quốc gia, vào BộNgoại giao và trởthành một chính khách. Gia đình hắn giàu có. Cha hắn là chủmột bệnh viện lớn ởNagoya, anh hắn cũng đã tốt nghiệp ởTokyo, theo học y khoa, và một ngày nào đó sẽthừa hưởng cái bệnh viện. Nagasawa lúc nào cũng có đầy tiền trong túi, và hắn cưxửrất đường hoàng đĩnh đạc. Mọi người đều tôn trọng hắn, ngay cảông giám đốc khu học xá. Khi hắn nhờai làm việc gì, người ấy sẽcũng cúc làm ngay. Chuyện ấy không có lựa chọn nào khác. Nagasawa có một phẩm chất tựnhiên nào đó hấp dẫn được mọi người và khiến mọi người phải theo mình. Hắn biết phải làm đầu đàn ra sao, biết đánh giá tình thế, biết ra những mệnh lệnh vừa chính xác vừa lịch thiệp khiến người khác phải tuân thủ. Trên đầu hắn lơlửng một vòng sáng tiết lộquyền lực của hắn giống nhưvòng hào quang của thiên thần, và chỉnhìn thấy thếcũng đủlàm người ta phải khiếp sợcon người siêu việt này. Cũng chính vì thếmà mọi người đều choáng khi thấy Nagasawa chọn tôi, một kẻchẳng có phẩm chất gì nổi bật, làm người bạn đặc biệt của hắn. Vì thếmà có những người tôi hầu nhưkhông quen biết lại đối xửvới tôi có phần rất trọng thị, nhưng điều dường nhưhọkhông nhận ra lại đơn giản thế này thôi: sởdĩNagasawa chọn tôi là vì tôi cưxửvới hắn hoàn toàn chẳng có tí e dè nểsợ nhưhắn vẫn thấy ởtất cảnhững người khác. Đúng là tôi có thích thú với những phương diện phức tạp lạlùng trong bản chất của hắn, nhưng chẳng có gì trong những thứkia - nào điểm tốt, nào hào quang, nào vẻngoài của hắn – có được tí ấn tượng gì với tôi. Chắc điều đó phải là cái gì mới mẻ đối với hắn. Trong nhân cách của Nasagawa có những cái cực kì mâu thuẫn với nhau. Có nhiều lần chính tôi cũng phải cảm động vì lòng tốt của hắn, nhưng hắn cũng có thểnhẫn tâm và đểu cáng không kém. Hắn vừa là một đạo linh hồn cao thượng tuyệt vời, vừa là một hạng rác rưởi cống rãnh vô phương cứu chuộc. Hắn có thểvẫn xốc tới nhưmột vịlãnh tụlạc quan trong khi chính con tim hắn đang khô héo giữa một đầm lầy cô độc. Ngay từ đầu tôi đã thấy những phẩm chất đầy nghịch lý này của hắn, và tôi vẫn không thểhiểu nổi tại sao chúng lại không hiển hiện rõ ràng trong mắt mọi người khác. Hắn sống trong cõi địa ngục đặc biệt của riêng mình. Dù sao, có lẽtôi đã luôn cốgắng nhìn hắn dưới một ánh sáng rõ ràng nhất. Cái phẩm giá lớn nhất của hắn là lòng trung thực. Không những hắn không bao giờnói dối, hắn còn luôn sẵn sàng nhận khuyết điểm của mình. Không khi nào hắn định che giấu những gì có thể gây lúng túng cho bản thân. Và đối với tôi, hắn lúc nào cũng tửtếvà sẵn sàng giúp đỡ. Nếu không có hắn, cuộc sống của tôi trong khu học xá sẽbuồn chán hơn rất nhiều. Thếnhưng tôi vẫn chưa một lần nào cởi mởlòng mình với Nagasawa, và trong chuyện này thì quan hệ của tôi với hắn hoàn toàn trái ngược với quan hệcủa tôi với Kizuki. Lần đầu tôi thấy Nagasawa say rượu và hành hạmột cô gái, tôi đã thềvới mình sẽkhông bao giờ, trong bất cứhoàn cảnh nào, được cởi mởlòng mình với hắn. Khu học xá lan truyền nhiều "truyền thuyết" vềNagasawa. Một truyền thuyết nói đã có lần hắn ăn liền ba con ốc sên. Một truyền thuyết nữa nói hắn có một bộcủkhổng lồvà đã ngủvới hơn một trăm cô gái. Câu chuyện ốc sên là có thật. Chính hắn kểvậy với tôi "Ba con mẹto đùng," hắn nói. "Nuốt chửng tất cảmột lúc." "Đểlàm cái quái gì vậy?" "À, chuyện đó xảy ra trong năm đầu tiên tớ đến sống ở đây," hắn nói. "Có vài chuyện như cứt xảy ra giữa bọn năm đầu và bọn năm thứba. Bắt đầu từtháng Tưvà đến tháng Chín thì căng thẳng cực độ. Vì là đại diện cho bọn năm đầu, tớ đi dàn hoà với bọn năm thứba. Một bọn hữu khuynh khốn nạn thực sự. Chúng đều đeo kiếm gỗkendo, và rõ ràng chẳng có tí ý định dàn hoà. Thếlà tớbảo, "Thôi được, ta hãy chấm dứt sựviệc ở đây. Bọn bay muốn làm gì tao thì làm, nhưng hãy đểcho bọn năm đầu được yên thân". Thếlà chúng nó bảo, "Ôkê, hãy nuốt chửng vài con ốc sên cho chúng tao xem". "Được thôi," tớnói, "đem chúng đến đây." Bọn khốn ra ngoài và đem vềba con to dùng. Và tớnuốt chửng cảba." "Nó ra làm sao?" "Nó ra làm sao hả? Cậu phải tựnuốt chúng thì mới biết được. Cái cách nó chuồi vào cuống họng rồi trôi dần xuống tận bụng… lành lạnh, và sau đó thì có một dưvịrất kinh khủng… yyyyặc! Chỉnghĩ đến thôi tớcũng thấy lạnh cảngười. Tớmuốn nôn lắm nhưng cốnhịn. Bởi vì nếu mà nôn ra, tớsẽphải nuốt tất cảchúng lại một lần nữa. Thếlà tớnhịn bằng được. Cảba con nằm im trong bụng." "Rồi thì sao?" "Tớvềphòng mình và uống một xô nước muối. Làm thế đếch nào được nữa." "Ờtớcũng đoán thế." "Nhưng sau đó, không ai có thểnói gì được tớ. Cảbọn năm thứba cũng vậy. Tớlà thằng duy nhất ở đây có thểnuốt chửng liền ba con ốc sên." "Chắc chắn rồi." Tìm xem bộcủcủa hắn to cớnào thì dễ ợt. Tôi chỉviệc vào tắm chung với hắn trong nhà tắm công cộng của khu học xá. Công nhận là hắn có một bộcủthực to. Nhưng một trăm cô gái thì có thếlà thậm xưng. "Có thểlà bảy mươi lăm, hắn nói. "Tớkhông thểnhớhết bọn chúng, nhưng chắc chắn ít nhất cũng phải là bảy mươi." Khi tôi bảo hắn tôi mới chỉngủvới một cô gái, hắn nói: "Ôi dào, mình sẽ điều chỉnh việc đó, dễmà. Lần sau cậu đi với tớ. Tớsẽkiếm ngay một đứa cho cậu, dễlắm." Tôi không tin hắn, nhưng hoá ra hắn nói đúng. Dễthật. Hình nhưcòn hơi dễquá, khi đã lên men với những cốc bia đã hả. Chúng tôi đến một chỗnhưlà một quầy bar ởShibuya hoặc Shinjuku gì đó (hắn có những địa điểm ưa thích riêng), thấy một cặp bạn gái (thếgiới đầy những cặp bạn gái), nói chuyện với chúng, uống, vềmột khách sạn, và làm tình với chúng. Hắn tán chuyện cực giỏi. Không phải là hắn có những chuyện hay ho gì, mà là bọn con gái hễcứnghe tiếng hắn nói là mê tơi, rồi uống rõ nhiều, và cuối cùng thì ngủvới hắn. Tôi đoán chúng thích được ởbên cạnh một người hay nhưvậy, đẹp trai và thông minh như vậy. Và điều đáng kinh ngạc nhất là, chỉvì tôi đi cùng với hắn, tôi có vẻcũng trởnên hấp dẫn hệt nhưhắn. Nagasawa thường giục tôi tán chuyện đi, và bọn con gái sẽquay sang tôi với những nụcười khâm phục hệt như đối với hắn. Hắn sửdụng phép thuật của mình, một tài năng thực sựvẫn luôn gây ấn tượng với tôi. So với Nagasawa, tài nói chuyện của Kizuki chỉlà trò trẻcon. Đây hoàn toàn là một đẳng cấp khác. Ấy thếmà dù có thấy mình bị quyền phép của Nagasawa chi phối đến mấy, tôi vẫn nhớtiếc Kizuki. Tôi có một cảm xúc khâm phục mới mẻ đối với tính trung thực của Kizuki. Cậu chỉchia sẻtất cảtài năng của mình cho tôi và Naoko, trong khi Nagasawa lại thích phân phát những món quà quý giá của hắn cho tất cảmọi người xung quanh. Không phải vì hắn thèm được ngủvới những cô gái hắn tìm thấy, mà đó chỉlà một trò chơi với hắn vậy. Tôi không quá máu mê trong chuyện ngủvới những cô gái không quen biết. Dĩnhiên đó là cách giải toảbức xúc xác thịt của tôi, và tôi cũng thích tất cảnhững trò ôm ấp đụng chạm kia, nhưng tôi ghét những buổi sáng hôm sau thậm tệ. Tôi sẽthức giấc và thấy cô gái lạ ấy nằm ngủngay cạnh mình, gian phòng thì sặc mùi rượu, còn cái giường cùng với đèn đóm và rèm cửa thì đều lòe loẹt chướng mắt theo kiểu các "khách sạn tình yêu" và đầu tôi thì mụmịnhưtrong sương mù sau một đêm bí tỉ. Thếrồi cô gái sẽthức giấc và bắt đầu mò mẫm xung quanh tìm những đồbà rằn của mình và trong khi xổbít-tất cô ta sẽnói những câu đại loại như, "Em hy vọng đêm qua anh có dùng cái ấy. Tháng này thì đây là ngày tệ nhất của em đấy." Rồi cô ta sẽngồi xuống trước gương và bắt đầu lầu bầu vềcơn nhức đầu hoặc vềsựlủng củng của các món đồtrang điểm trong lúc tô lại môi hoặc dính lại hàng mì giả. Tôi vẫn thích không phải ởcả đêm với họ, nhưng ta không thểlo đối phó với lệnh cấm trại ban đêm của khu học xá trong khi đi ve gái (dù sao thì nó cũng trái với các quy luật vật lý), Và bao giờtôi cũng phải mang theo giấy thông hành qua đêm. Điều đó có nghĩa là tôi sẽ phải ởlại bên ngoài cho đến sáng và trởvềkhu học xá với đầy những thất vọng và ghê tởm bản thân trong khi nắng sáng nhưdao đâm vào mắt, mồm miệng khô nhưngậm cát, còn đầu óc thì nhưcủa ai khác vậy. Khi đã ngủvới ba hoặc bốn cô gái theo kiều ấy, tôi hỏi Nagasawa, "Sau khi cậu đã làm chuyện này bảy mươi lần, nó có bắt đầu trởnên vô nghĩa không?" "Điều đó chứng tỏcậu là một người đàng hoàng tửtế", hắn nói. "Xin chúc mừng. Dứt khoát là chẳng được gì hết khi ta ngủvới hết đàn bà lạnày sang đàn bà lạkhác. Nó chỉlàm ta kiệt sức và khiến ta ghê tởm chính mình. Với tớcũng thếthôi." "Vậy thì vì lí do quái gì mà cậu cứtiếp tục nhưthế?" "Khó nói thật. Mà này, chắc cậu đã biết Dostoyevski viết gì vềcờbạc rồi chứ? Nó nhưvậy đấy. Khi ta bịvây quanh bởi vô vàn những cơmay, việc khó làm nhất là đểtuột mất chúng. Hiểu điều tớnói không?" "Vậy vậy thôi." "Nghe đây. Mặt trời lặn xuống. Bọn con gái ra ngoài và uống rượu. Chúng lang thang xung quanh và tìm kiếm cái gì đó. Tớcó thểcho chúng cái đó. Đó là việc dễdàng nhất thếgiới, nhưuống nước vặn ởvòi ra vậy. Chưa kịp nghĩngợi gì thì tớ đã đè chúng ra rồi. Đó là cái chúng mong đợi. Đó là cái mà tớgọi là cơmay. Nó đầy rẫy xung quanh. Làm sao có thể phớt lờnó được? Ta có khảnăng và cơhội đểtận dụng nó. Cậu có thểcứngậm miệng và đểnó tuột mất chăng? "Tớkhông biết, tớchưa bao giờ ởtrong một tình huống nhưthế," tôi nói vớỉmột nụcười. "Tớkhông thểtưởng tượng nó ra làm sao." "Thật may mắn cho cậu," Nagasawa nói. Máu ham gái là lí do Nagasawa sống trong khu học xá mặc dù gia đình hắn rất giàu có. Sợ rằng Nagasawa sẽkhông làm một việc gì khác khi sống một mình ởTokyo, cha hắn đã buộc hắn phải sống cảbốn năm đại học trong khu học xá. Chuyện đó cũng chẳng nhằm nhò gì lắm với Nagasawa. Hắn chẳng chịu đểmột vài điều kỷluật quấy rầy đến mình. Hễ khi nào thích, hắn sẽlấy một thông hành qua đêm và đi săn gái hoặc ngủlại ởcăn hộcô bồ của hắn. Những giấy thông hành này lấy được cũng không dễgì, nhưng với hắn thì chúng cứnhưgiấy cho không - cảvới tôi nữa cũng thế, nếu hắn là người đứng ra xin. Nagasawa cũng có một cô bồbền chặt mà hắn đã cặp ngay từnăm thứnhất. Tên cô ta là Hatsumi, và cô cùng tuổi với Nagasawa. Tôi đã gặp cô vài lần và thấy cô rất hay. Cô ta không có cái vẻngoài nhìn một cái là thấy hấp dẫn ngay, và quảthực cô bình thường đến mức khi gặp lần đầu tôi đã phải tựhỏi tại sao Nagasawa không tìm một ai xinh đẹp hơn, nhưng hễai đã có dịp chuyện trò với cô cũng đều lập tức thích cô ngay. Ít nói, thông minh, dí dỏm, biết quan tâm đến người khác, lúc nào cô cũng ăn vận với một thịhiểu không thể chê vào đâu được. Tôi thích cô ghê lắm và biết rằng nếu tôi có thểcó được một bạn gái như Hatsumi, tôi sẽkhông lang chạvới đám gái linh tinh lang tang kia làm gì. Cô cũng thích tôi, và đã cốsức gán ghép tôi với một cô bạn năm thứnhất trong cùng câu lạc hộvới cô để cảbốn đứa có thểcùng đi chơi với nhau, nhưng tôi thường bịa lí do đểtránh lặp lại những sai lầm trong quá khứ. Hatsumi học ởmột đại học nữcao giá nhất nước, và không có cách gì đểtôi có thểchuyện trò được với một trong những nữchúa siêu giàu có ấy. Hatsumi biết thừa là Nagasawa lang chạlung tung, nhưng cô không bao giờca thán gì với hắn. Cô thực sựyêu nhưng không bao giờ đòi hỏi. "Tớkhông xứng với một cô gái nhưHatsumi," Nagasawa có lần nói với tôi. Tôi phải đồng tình với hắn thôi. Mùa đông ấy tôi kiếm được một việc làm thêm trong một tiệm bán đĩa nhạc ởShinjuku. Tiền chẳng được mấy, nhưng công việc dễdàng - chỉcó canh chừng cửa hàng ba đêm một tuần - và họcho tôi được mua đĩa giá rẻ. Dịp Giáng sinh tôi mua cho Naoko một bộ đĩa Henry Mancini trong đó có bài "Trái tim Yêu dấu ưa thích của nàng. Tôi tựtay gói ghém món quà, đính cảmột dải ruy-băng đỏrực. Nàng tặng tôi một đôi găng tay len nàng đan. Ngón cái hơi bịngắn, nhưng chúng giữ đôi bàn tay tôi ấm áp. "Ôi chao, xin lỗi nhé," nàng nói, mặt ửng đỏ, "Mình đan kém quá!" "Có sao đâu, chúng rất vừa mà," tôi nói, giơcảhai bàn tay đi găng ra cho nàng. "Cũng được, ít nhất thì cậu cũng không phải hai tay đút túi quần mãi nữa, phải không nào?" Naoko không vềnhà ởKobe kỳnghỉ đông ấy. Tôi cũng ởlại Tokyo, làm việc ởtiệm đĩa nhạc cho đến tận cuối năm. Tôi chẳng có gì đặc biệt vui vẻ đểlàm ởKobe, cũng chẳng có ai tôi muốn gặp ở đó. Nhà ăn khu học xá đóng cửa trong kỳnghỉ, và tôi đến ăn cơm ởcăn hộ của Naoko. Đêm Giao thừa, hai đứa ăn bánh gạo và súp nhưtất cảmọi người. Rất nhiều chuyện xảy ra từcuối tháng Giêng đến tháng Hai năm ấy, 1969. Cuối tháng Giêng, Quốc-xã liệt giường vì một trận sốt cấp tính. Có nghĩa là tôi phải thất hứa với Naoko đúng ngày hôm đó. Tôi đã phải chạy vạy mãi mới có được mấy tấm vé hoà nhạc không mất tiền. Nàng đã rất khấp khởi muốn đi nghe vì dàn nhạc sẽchơi một trong những bản nhạc ưa thích nhất của nàng là Giao hưởng sốBốn của Brahm. Nhưng với Quốc-xã đang vật vã trên giường và có vẻnhư đang sắp chết một cách đớn đau, tôi không thểbỏmặc hắn ở đó, và cũng không thểtìm được ai ngu xuẩn đến mức thay tôi chăm sóc hắn. Tôi mua ít nước đá và dùng nhiều lớp túi nilông đểchườm đá lên trán hắn, lau mồhôi trên mặt hắn bằng khăn ướp lạnh, cặp nhiệt độhàng giờcho hắn, và thay cảáo chẽn cho hắn. Cơn sốt kéo dài một ngày, nhưng sáng hôm sau hắn đã nhảy ra khỏi giường và tập thể dục nhưkhông có chuyện gì xảy ra. Thân nhiệt hắn lại hoàn toàn bình thường. Khó có thể tin hắn là một con người. "Lạthật," Quốc-xã nói. "Suốt đời tớcó bao giờsốt siếc gì đâu." Gần nhưlà hắn đang đổ lỗi cho tôi vậy. Đíều đó làm tôi phát điên. "Nhưng mà cậu vừa bịmột cơn sốt xong," tôi khăng khăng, cho hắn coi hai tấm vé bịbỏphí. "May mà chúng không mất tiền mua," hắn nói. Tôi đã định giật lấy cái đài của hắn và quẳng nó ra ngoài cửa sổ, nhưng lại lên giường nằm với một cơn nhức đầu. Tuyết rơi nhiều lần trong tháng Hai. Gần cuối tháng, tôi sa vào một trận cãi cọngu xuẩn với một gã năm thứba ởcùng tầng với tôi và ra tay đấm hắn. Hắn bịdập đầu vào tường bêtông, nhưng bịthương không nặng lắm, và Nagasawa đã ra tay giải quyết sựvụ ổn thổa cho tôi. Nhưng tôi vẫn bịgọi lên văn phòng giám đốc khu học xá và bịcảnh cáo. Sau đó, cuộc sống trong khu học xá mỗi ngày một thêm khó chịu đối với tôi. Năm học kết thúc vào tháng Ba, nhưng tôi bịthiếu một vài học phần. Kết quảthi của tôi trung bình - hầu hết là C với D, chỉcó vài con B. Naoko có được đủnhững điểm cần thiết đểsang học kỳmùa xuân của năm thứhai. Chúng tôi đã xong được một chu kỳ đầy đủcủa bốn mùa. Đến giữa tháng Tưthì Naoko tròn hai mươi tuổi. Nàng hơn tôi bảy tháng. Sinh nhật tôi là vào tháng Mười một. Có cái gì đó là lạtrong việc nàng đã tròn hai mươi. Tôi cảm thấy dường nhưchỉcó duy nhất một thứcó ý nghĩa với Naoko cũng nhưvới tôi, và đó là cứtiếp tục qua lại mãi giữa tuổi mười tám và mười chín. Sau tuổi mười tám sẽlà tuổi mười chín, và sau mười chín lại đến mười tám, tất nhiên rồi. Nhưng nàng đã tròn hai mươi. Và đến mùa thu thì tôi cũng vậy. Chỉcó người chết mới mãi mãi ởtuổi mười bảy mà thôi. Trời mưa hôm sinh nhật nàng. Sau giờhọc tôi mua một cái bánh gatô ởgần đó rồi lên tàu điện đến căn hộcủa nàng. "Chúng ta phải ăn mừng chứ," tôi bảo nàng. Có thểtôi cũng sẽmuốn nhưthếnếu ở địa vịnàng. Sinh nhật lần thứhai mươi mà chỉcó một mình thì sợquá. Tàu điện chật ních người và chạy giật cục kinh hồn đến nỗi khi tôi đến nơi thì cái bánh trông nhưtoà đấu trường La Ma đổnát chứkhông ra hình thù gì khác. Dù sao, lúc tôi đã cắm được hai mươi cái nến đem theo, thắp sáng chúng, kéo rèm cửa và tắt đèn đi thì chúng tôi cũng vẫn có đầy đủmột buổi liên hoan mừng sinh nhật. Naoko mởmột chai vang. Chúng tôi uống, ăn một ít bánh, và thương thức một bữa tối giản dị. "Mình không biết nữa, thật ngu xuẩn khi hai mươi tuổi, nàng nói. "Mình chưa sẵn sàng. Là lạthếnào ấy. Giống nhưcó ai cứ đẩy mình từsau lưng." "Mình còn bảy tháng nữa đểsẵn sàng," tôi nói và cười vang. "Cậu thật may mắn! Vẫn mười chín tuổi!" Naoko nói hơi có giọng ganh tị. Trong lúc ăn tôi kểcho nàng vềcái áo len cộc tay mới của Quốc-xã. Từtrước hắn vẫn chỉ có độc một cái màu xanh thuỷquân, nên bây giờcó cái thứhai là cảmột chuyển biến lớn. Bản thân cái áo thì cũng hay, màu đỏvà đen, đan có trang trí hình con hươu, nhưng mặc vào người hắn thì ai thấy cũng phải phì cười. Hắn không hiểu ra làm sao cả. "C cơcai-cái gì mà họcười thếhả, Watanabe?" hắn hỏi, ngồi xuống cạnh tôi trong nhà ăn. "Có cái gì dính trên trán tớà?" "Có gì đâu," tôi nói, cốgiữvẻmặt bình thường. "Có gì buồn cười đâu. Cái áo len đẹp đấy." "Cảm ơn," hắn nói, mặt rạng rỡ. Naoko thích chuyện ấy quá. "Mình phải gặp anh chàng đó mới được," nàng bảo. "Chỉmột lần thôi." "Không thể được," tôi nói. "Cậu sẽphì cười vào mặt hắn thôi." "Cậu nghĩthếà?" "Mình cuộc là vậy. Ngày nào mình cũng thấy hắn và nhiều khi vẫn không thểnhịn được cười." Chúng tôi dọn bàn rồi ngồi xuống sàn, nghe nhạc và uống nốt chỗrượu vang. Khi tôi uống hết một cốc thì nàng đã cạn hết hai. Đêm ấy Naoko nói nhiều khác thường. Nàng kểcho tôi vềthời thơ ấu của nàng, trường học và gia đình nàng. Chuyện nào cũng dài, mà kểthật tỉmỉchi tiết nhưmột bức tiểu hoạ. Tôi kinh ngạc thấy kí ức nàng mạnh đến vậy, nhưng khi ngồi lắng nghe nàng, tôi bỗng chợt thấy có cái gì đó không ổn trong lối kểchuyện của nàng, một cái gì đó lạlùng, thậm chí méo mó. Mỗi câu chuyện đều có cái logic riêng của nó, nhưng mối liên hệcủa chúng với nhau thì lại bất thường. Chưa kịp nghe thủng thì chuyện A đã nhập vào với chuyện B, vốn đã có ởA rồi, và sau đó thì chuyện C lại xuất hiện từcái gì đó ởchuyện B, cứthếkhông bao giờdứt. Lúc đầu tôi còn cốtìm cách đối đáp, nhưng một lúc sau thì chịu chết. Tôi đặt một đĩa hát lên máy và khi hết thì nhấc kim ra và thay một đĩa khác vào đó. Chạy hết đã cuối cùng thì tôi quay lại đĩa đầu tiên. Nàng chỉcó sáu đĩa tất cả. Chu kỳâm nhạc bắt đầu bằng bài Băng nhạc câu lạc bộnhững trái tim cô đơn của Sgt. Pepper và kết thúc bằng bản Điệu Van-xơcho Debbie của Bill Evan. Mưa cứrơi ngoài cửa sổ. Thời gian chầm chậm trôi. Naoko tiếp tục nói chuyện một mình. Cuối cùng thì tôi đã hiểu ra cái gì không ổn: Naoko đang hết sức cảnh giác không động đến một số điều gì đó trong khi nàng kểchuyện. Một là Kizuki, tất nhiên rồi, nhưng còn hơn thếnữa. Và mặc dù đã có một sốchủ đềnàng cương quyết lảng tránh, Naoko vẫn cứnói mãi và tỉmẩn không thểtưởng tượng được vềnhững thứlinh tinh vụn vặt và tầm thường nhất. Tôi chưa bao giờnghe nàng nói hùng hồn đến thếnên không dám ngắt lời. Khi đồng hồ điểm mười một giờthì tôi bắt đầu thấy bồn chồn. Naoko đã nói liền tù tì hơn bốn tiếng rồi. Tôi cần phải lo đến chuyến tàu cuối cùng của mình cũng nhưlệnh giới nghiêm nửa đêm của khu học xá. Tôi chộp lấy một cơhội và cắt lời nàng. "Đã đến lúc lính tráng phải về," tôi nói, mắt nhìn đồng hồ đeo tay. "Sắp đến chuyến tàu cuối rồi." Lời tôi nói có vẻkhông đến được tới nàng. Hoặc nếu được thì nàng đã không thểhiểu chúng có nghĩa gì. Nàng ngậm chặt miệng chưa đến một giây, rồi lại tiếp tục nỏi. Tôi đầu hàng, sửa lại tưthế ngồi cho thoải mái hơn và uống nốt chỗvang còn lại của cái chai thứhai. Tôi nghĩcứnên mặc nàng nói cho hảthì thôi. Lệnh giới nghiêm và chuyến tàu cuối cùng sẽphải tựchúng giải quyết với nhau. Nhưng nàng cũng không tiếp tục lâu nữa. Khi tôi đểý thì nàng đã ngừng rồi. Phần cuối tơi tảcủa lời nàng dường như đang bồng bềnh trong không gian, nơi chúng đã bịbóc xuống từ nãy đến giờ. Nàng không thực sựkết thúc những gì đang nói. Chỉ đơn giản là lời nàng đã biến thành không khí hết cả. Nàng vẫn muốn tiếp tục, nhưng chẳng còn gì ở đó nữa. Một cái gì đó vừa biến mất, và có thểtôi đã là kẻgây ra điều tàn hại ấy. Lời tôi nói có thểcuổi cùng đã đến được tới nàng, chờ ở đó để được nàng hiểu, và tiêu diệt hết phần năng lượng đã khiến nàng nói chuyện được lâu đến thế. Đôi môi hơi hé mở, nàng quay cặp mắt chưa biết nhìn vào đâu vềphía tôi. Trông nàng giống nhưmột cỗmáy đang chạy đều thì bị người rút mất điện. Mắt nàng có vẻmờmịt, nhưbịmột thứmàng mỏng và trong veo kéo qua che kín. "Mình xin lỗi đã ngắt lời cậu," tôi nói, "nhưng đã muộn rồi, và…" Một giọt lệlớn từmắt nàng tràn ra, trôi xuống má và rơi xuống một cái vỏ đĩa hát. Sau giọt đầu tiên ấy, nước mắt nàng trào ra nhưsuối. Naoko gập người bò xuống nền nhà, úp cả bàn tay xuống chiếu và bắt đầu kêu khóc quằn quại nhưmột người đang nôn thốc nôn tháo vậy. Trong đời tôi chưa bao giờthấy có ai khóc dữdội nhưthế. Tôi vươn tới và đặt một bàn tay lên bờvai đang rung bần bật của nàng. Thếrồi, hoàn toàn chỉlà bản năng, tôi ôm nàng vào lòng. Nép chặt vào tôi, toàn bộthân thểnàng run lên, và nàng tiếp tục khóc không ra tiếng. Sơ-mi tôi ướt đẫm, sũng nước mắt nàng và hơi thởnóng hổi của nàng. Chẳng mấy chốc những ngón tay nàng bắt đầu chạy khắp qua lưng tôi nhưthểtìm kiếm một thứgì, một thứ gì đó quan trọng vẫn luôn ở đó. Đỡnàng bằng tay, tôi dùng tay phải vuốt ve mái tóc thẳng và mềm mại của nàng. Và tôi chờ đợi. Trong tưthế ấy, tôi chờ đợi cho Naoko nín khóc. Và tôi cứ đợi nhưthếmãi. Nhưng Naoko chẳng bao giờngừng khóc. Đêm đó tôi đã ngủvới Naoko. Làm vậy có phải không ư? Tôi không biết nữa. Ngay cảbây giờ, gần hai mươi năm đã qua, tôi vẫn không biết chắc. Có lẽtôi sẽchẳng bao giờbiết. Nhưng lúc bấy giờ, tôi chỉcó thểlàm được có vậy mà thôi. Nàng đang trong tình trạng căng thẳng và rối trí cao độ, và nàng nói rõ rằng nàng muốn tôi giải toảcho nàng. Tôi hạ bớt ánh sáng đèn và bắt đầu cởi bỏquần áo nàng, từng thứmột, với những động chạm nhẹ nhàng nhất. Rồi tôi cởi quần áo mình. Trời đủ ấm, cái đêm mưa tháng Tư ấy, đểchúng tôi có thểbám chặt lấy sựtrần trụi của nhau mà không thấy lạnh lẽo. Chúng tôi khám phá thân thểnhau trong bóng tối, không nói một lời. Tôi hôn nàng và nâng đôi vú mịn màng của nàng trong tay. Nàng siết chặt lấy sựcương cứng của tôi. Châu thân nàng mởra nóng âm, ướt át và mong ngóng tôi. Thếmà khi tôi vào đến trong nàng, Naoko bỗng cứng người lại vì đau đớn. Đây là lần đầu của nàng ư? tôi hỏi, và nàng gật đầu. Giờthì đến lượt tôi thấy rối trí. Tôi vẫn tưởng rằng Naoko đã ngủvới Kizuki trong suốt thời gian ấy. Tôi tìm vào nàng thật sâu, đến tận cùng của chính mình, và ởlại đó một lúc lâu, im lìm ôm ấp nàng. Thếrồi, khi nàng đã bắt đầu có vẻbình tĩnh hơn, tôi thảcho mình chuyển động bên trong nàng với những động tác thật chậm rãi và nhẹnhàng đểphải thật lâu mới tới vùng cực cảm. Lúc ấy nàng mới phá vỡsựim lặng của mình và siết chặt lấy tôi bằng cảhai cánh tay. Tiếng kêu của nàng là âm thanh cực cảm buồn thảm nhất mà tôi đã từng nghe. Khi mọi thứ đã xong, tôi hỏi Naoko tại sao nàng lại chưa bao giờngủvới Kizuki. Đó thực là một sai lầm. Tôi vừa dứt lời thì nàng liền bỏtay ra và lại bắt đầu khóc không thành tiếng. Tôi lấy chăn nệm từtrong hộc tủ, trải chúng xuống sàn nhà lót chiếu, và đặt nàng vào giữa lần chăn nệm ấy. Vừa hút thuốc, tôi vừa ngắm nhìn màn mưa tháng Tư đang rơi nhưkhông bao giờ ngừng ởbên ngoài cửa sổ. Mưa đã tạnh khi trời hửng sáng. Naoko đang nằm ngủquay lưng vềphía tôi. Hoặc giả nàng đã chẳng ngủtí nào. Thức hay ngủ, nàng cũng chẳng còn lời nào trên môi nữa, và thân xác nàng giờ đây có vẻ cứng nhắc, gần như đóng băng vậy. Tôi đã cốnói với nàng nhiều lần, nhưng nàng không hề đáp lại, không hề động cựa. Tôi ngắm nhìn bờvai trần của nàng rất lâu, nhưng cuối cùng thì hết hy vọng có thểlàm cho nàng đáp lại mình và quyết định phải dậy. Sàn nhà vẫn lăn lóc những vỏ đĩa hát, chai, cốc, và chiếc gạt tàn tôi đã dùng. Một nửa cái bánh sinh nhật nhàu nát vẫn ởtrên bàn. Hình nhưthời gian đã dừng lại. Tôi nhặt nhạnh mọi thử ởdưới sàn lên và uống hai cốc nước vặn ởvòi ra. Trên bàn học của Naoko có một cuốn tự điển và một biểu đồchia động từtiếng Pháp. Tường phía trên bàn có treo một tờlịch, loại không có hình minh hoạhoặc ảnh chụp, chỉcó ngày tháng với các con số. Không có một ghi nhớhoặc đánh dấu nào viết trên các ô ngày tháng của tờlịch ấy. Tôi nhặt quần áo mặc vào người. Ngực chiếc sơ-mi vẫn còn ẩm và lạnh. Nó có mùi Naoko. Tôi viết lên tập giấy ghi chú đểtrên bàn: Mình muốn nói chuyện với cậu thật dài và cẩn thận khi nào cậu đã bình tĩnh lại. Làm ơn gọi mới sớm nhé. Chúc mừng sinh nhật. Tôi quay lại nhìn bờvai Naoko lần nữa, rồi bước ra ngoài và nhẹnhàng đóng cửa lại. Không có cú gọi nào mặc dù một tuần lễ đã trôi qua. ChỗNaoko ởkhông có hệthống gọi mọi người ra nhận điện thoại, và thếlà sáng Chủnhật tôi lên tàu đi Kokubunji. Nàng không có đó, và tên nàng đã không còn thấy niêm yết ngoài cửa. Các cửa sổ đều đóng chặt cảkính lẫn chớp. Người quản lí bảo tôi Naoko đã dọn đi ba ngày trước đó. Ông ta không biết nàng dọn đi đâu. Tôi trởvềkhu học xá và viết cho Naoko một bức thưdài, đềgởi đến địa chỉgia đình nàng ở Kobe. Nàng ở đâu thì họcũng sẽchuyển nó đến cho nàng. Tôi hy vọng thế. Tôi viết cho nàng thật trung thực vềnhững cảm xúc của mình. Có rất nhiều điều tôi vẫn chưa hiểu, tôi viết thế, và mặc dù là tôi đang cốgắng đểhiểu, việc đó cần có thời gian. Hiện tại tôi không thểbiết khi đã hiểu hết mọi chuyện thì tôi sẽra sao, cho nên tôi không thểhứa hẹn hoặc đòi hỏi gì, cũng không thểviết ra những lời hoa mỹ được. Có một điều là chúng ta biết quá ít vềnhau. Tuy nhiên, nếu nàng cho tôi có thời gian, tôi sẽdùng nó cho những nỗ lực tốt đẹp nhất của mình, và hai đứa chúng mình sẽhiểu rõ nhau hơn. Trong hoàn cảnh nào đi nữa, tôi rất muốn được gặp lại nàng và nói chuyện thật lâu với nàng. Khi tôi mất Kizuki, tôi đã mất một người có thểchia sẻnhững tình cảm trung thực nhất của mình, và tôi nghĩrằng Naoko cũng nhưvậy. Nàng và tôi cần đến nhau nhiều hơn là chúng tôi tưởng. Và điều đó, không nghi ngờgì nữa, chính là lí do tại sao quan hệcủa chúng tôi đã có một bước ngoặt lớn nhưvậy, và theo một nghĩa nào đó, đã trởnên vênh váo. Có lẽmình không nên làm vậy, nhưng mình vẫn tin rằng mình chỉcó thểlàm được đến thế. Những tình cảm ấm áp và gần gũi mà mình có với cậu vào lúc đó là một cái gì đó mình chưa bao giờ được nếm trải. Mình cần cậu đáp lại bức thưnáy. Dù lời đáp của cậu là thế nào đi nữa, mình vẫn cần có nó. Vẫn không có một lời phúc đáp nào. Một cái gì đó bên trong tôi đã rơi ra mất, và chẳng gì đến lấp cho tôi chỗtrống ấy trong lòng. Thân thểtôi bỗng nhẹnhõm bất thường, và bất kì âm thanh nào cũng có một tiếng vọng cồn cào đuổi theo. Tôi đến lớp đều đặn chưa từng thấy. Lớp nào cũng tẻngắt, tôi chẳng bao giờchuyện trò với bạn cùng lớp, nhưng tôi chẳng có việc gì khác đểlàm. Tôi chỉ ngồi một mình ởngay hàng ghếtrên cùng của giảng đường, không nói năng với ai, và ăn một mình. Tôi bỏthuốc lá. Cuộc bãi khoá của sinh viên nổra vào cuối tháng Năm. "Giải tán Đại học" tất cảchúng đều gào thét nhưvậy. Phải đấy, cứlàm đi, tôi nghĩ. Giải tán đi. Phá mẹnó đi. Đập vụn nó ra. Việc đếch gì đến tôi. Có khi thếlại dễthởchưa biết chừng. Tôi cũng sẵn sàng rồi đây. Nếu cần thì tôi cũng giúp một tay. Cứviệc làm tới đi. Trường bịbao vây và các lớp học bị đình chỉ, tôi bèn đi làm cho một công ty chuyên giao hàng. Ngồi cạnh tài xế, chất hàng dỡhàng lên xuống các xe tải, đại loại thế. Công việc nặng nhọc hơn tôi tưởng. Lúc đầu tôi tưởng không thểnhấc được mình ra khỏi giường vì nhức mỏi. Nhưng tiền kiếm lại khá, và chừng nào thân xác tôi được hoạt động liên tục thì tôi còn có thểquên được khoảng rỗng trong người mình. Tỏi đi làm theo xe tải năm ngày một tuần, và vẫn tiếp tục làm ba đêm một tuần ởtiệm ca nhạc. Những đêm không đi làm thì tôi tiêu thời gian bằng rượu whisky và đọc sách. Quốc-xã không chịu đụng đến whisky và không chịu được mùi rượu, nên khi tôi nằm dài trên giường tu thẳng từchai thì hắn phàn nàn là mùi rượu làm hắn không thểhọc bài được và đềnghịtôi mang cái chai ra bên ngoài. "Có cậu cút ra ngoài thì có," tôi lầu bầu. "Nhưng cậu biết uống rượu trong khu học xá là vi ph-phơ-phờ-phạm nội quy mà?" "Tớ đếch cần. Cậu cút đi." Hắn không phàn nàn nữa, nhưng tôi lại thay áy náy. Tôi lên mái nhà và uống một mình ở đó. Tháng Sáu, tôi viết cho Naoko một lá thưdài nữa, cũng gửi đến địa chỉgia đình nàng ở Kobe. Nó cũng nói những chuyện gần giống hệt nhưtrong bức thư đầu tiên, nhưng ởcuối thưtôi viết thêm: Chờcậu trảlời là một trong những việc đau đớn nhất mà mình đã từng phải chịu đựng. Ít nhất thì cũng cho biết là mình có làm cậu đau khổhay không? Khi gửi lá thư đó đi, tôi cảm thấy cái lỗtrống trong người mình lại lớn thêm ra. Tháng Sáu ấy tôi lại đi chơi gái hai lần nữa với Nagasawa. Cảhai lần đều dễ. Cô gái thứ nhất chống cựghê gớm lúc tôi cốlột quần áo và ấn cô lên giường khách sạn, nhưng khi thấy không đáng phải làm thế, tôi bèn lấy sách ra nằm đọc một mình, và lúc ấy thì cô ta lại trởlại nũng nịu với tôi. Còn sau khi đã ngủvới cô thứhai thì cô này lại bắt đầu hỏi tôi rặt những chuyện riêng tư- Tôi đã ngủvới bao nhiêu cô rồi? Quê quán ở đâu? Học đại học nào? Thích nhạc gì? Đã bao giờ đọc tiểu thuyết của Osamu Dazai chưa? Nếu được đi chơi nước ngoài thì thích đi đâu? Tôi có thấy đầu vú cô quá to không? Tôi bịa vài câu trảlời rồi lăn ra ngủ, nhưng sáng hôm sau cô ta nói muốn được ăn sáng với tôi, và lại tiếp tục hỏi liên miên trên món trứng vô vịvới bánh mì nướng và cà-phê. Cha tôi làm công việc gì? Ở trường tôi có được điểm tốt không? Tôi sinh tháng nào? Đã bao giờ ăn thịt ếch chưa? Cô ta làm tôi nhức đầu, và vừa ăn xong tôi bèn nói là tôi phải đi làm ngay. "Liệu em có gặp lại anh nữa không?" cô ta hỏi, vềmặt buồn rầu. "Ồ, nhất định là chúng mình sẽsớm gặp lại nhau ở đâu đó mà," tôi nói, rồi bỏ đi. Tôi đang làm cái trò gì vậy? Vừa một mình là tôi đã tựhỏi và thấy ghê tởm bản thân quá. Nhưng mà tôi chỉcó thểlàm được có vậy. Thân thểtôi đói đàn bà. Trong suốt những lần ngủvới những cô gái kia, tôi đều nghĩ đến Naoko, đến dáng hình trăng trắng của tấm thân trần truồng của nàng trong bóng tối, những tiếng thởdài của nàng, tiếng mưa rơi. Càng nghĩ đến những cái đó, thân xác tôi càng thêm thèm muốn. Tôi lên mái nhà với chai whisky và tựhỏi không biết cuộc đời mình đang đi về đâu. Cuối cùng, vào đầu tháng Bảy, tôi nhận được một lá thưcủa Naoko. Một lá thưngắn ngủi. "Làm ơn tha lỗi cho mình đã không trảlời sớm hơn. Nhưng hãy cốhiểu cho mình. Sau một thời gian dài mình mới có tâm trạng đểcó thểviết, ít nhất mình đã viết bức thưnày đến hàng chục lần. Với mình, viết là một quá trình đau đớn. Cho phép mình bắt đầu bằng một kết luận nhé. Mình đã quyết định nghỉhọc một năm. Chính thức thì là nghỉ, nhưng có lẽmình sẽkhông bao giờquay lại nữa. Chuyện này có thểlàm cậu ngạc nhiên, nhưng thực ra mình đã nghĩ đến nó từrất lâu rồi. Đã có một vài lần mình cốnói cho cậu biết, nhưng không biết mở đầu cách nào. Mình sợcảviệc phát phát âm ra. Hay cố đừng đểmọi thứlàm mình căng thẳng. Cho dù có chuyện gì đi nữa, hoặc chẳng có chuyện gì đi nữa, thì kết cục cũng nhưnhau cả thôi. Nói thếnày có lẽkhông phải là cách tốt nhất, nhưng xin lỗi đã làm cậu phải đau đớn. Điều mình đang cốnói với cậu là: mình không muốn cậu đổlỗi cho bản thân vì những gì đã xảy đến với mình. Đó là chuyện mình phải tựquyết định lấy. Mình đã trì hoãn nó trong hơn một năm, và cuối cùng thì lại làm khó cho cậu. Có lẽkhông thểtrì hoãn thêm được nữa. Sau khi dọn đi, mình vềnhà ởKobe và đi bác sĩmột thời gian. Ông ta bảo có một chỗtrên vùng núi bên ngoài Kyoto có thểlà hoàn hảo cho mình, và mình đang nghĩsẽlên đó một thời gian ngắn xem sao. Đó không hẳn là một bệnh viện, mà giống một khu an dưỡng và cách điều trịcũng phóng khoáng hơn nhiều. Thưsau mình sẽkểchi tiết hơn. Cái mình cần bây giờlà đểcho thần kinh được nghĩngơi ởmột nơi yên tĩnh cách biệt hẳn với thếgiới. Mình biết ơn cậu, theo cách riêng của mình, vì đã dành cho mình cảmột năm trời. Cậu làm ơn hãy tin mình chuyện này nếu nhưcậu không tin gì khác. Cậu không phải là người làm cho mình đau khổ. Chính mình là người làm chuyện đó. Mình thực sựcảm thấy thế. Dù sao, bây giờmình vẫn chưa sẵn sàng đểgặp cậu đâu. Không phải mình không muốn gặp cậu. Chỉ đơn giản là mình chưa thể. Khi nào có thể, mình sẽviết cho cậu. Nhưlời cậu nói, đây có lẽlà việc chúng ta nên làm: hãy tìm cách hiểu nhau hơn. Tạm biệt." Tôi đọc đi đọc lại lá thưcủa Naoko, và lần nào cũng thấy mình chìm ngập trong cùng một nỗi buồn không thểchịu đựng nổi mà tôi vẫn cảm thấy mỗi khi Naoko chăm chú nhìn vào mắt mình. Tôi không có cách gì đương đầu với nỗi buồn ấy, không biết đem nó đi đâu, giấu nó vào đâu. Giống nhưgió thổi qua thân xác tôi, nó không có hình thù, cũng không có sức nặng, và tôi cũng không thểquấn nó quanh mình. Những vật thểtrong cảnh trí ấy sẽbồng bềnh trôi qua ngay bên tôi, nhưng lời chúng nói không bao giờ đến được tai tôi. Tôi tiếp tục ngồi lì suốt những tối thứBảy dưới sảnh nhà. Không hy vọng sẽcó cú điện thoại nào gọi mình, nhưng tôi chẳng biết dùng thời gian ấy vào việc gì khác. Tôi sẽvặn chương trình bóng chày lên và giảvờxem, rồi cứthếcắt khoảng không giữa tôi và cái TV ra làm hai, rồi lại cắt mỗi nửa ấy ra làm hai nữa, cứthếcho đến lúc có một khoảng không đủnhỏtrong lòng bàn tay mình. Tôi sẽtắt TV lúc mười giờ, vềphòng mình, rồi đi ngủ. Cuối tháng ấy, Quốc-xã cho tôi một con đom đóm. Nó ởtrong một cái lọvẫn đựng cà-phê tan, nắp có đục lỗthông hơi, với mấy cọng cỏvà một ít nước. Trong phòng có đèn sáng, con đom đóm trông nhưmột thứcôn trùng bình thường đen xì vẫn thường thấy ởao hồ, nhưng Quốc-xã khăng khăng nó là đom đóm thứthiệt. "Đom đóm thì tớnhìn là biết liền", hắn nói, và tôi chẳng có lí do hoặc cơsởgì đểkhông tin hắn. "Được rồi," tôi bảo. "Đom đóm thì đom đóm." Trông nó nhưbuồn ngủ, nhưng nó cứkhông ngừng trèo lên thành thuỷtinh trơn tuột của cái lọrồi lại ngã xuống. "Tớthấy nó ởngoài sân," hắn nói. "Ở đây? Cạnh nhà mình à?" "Ứ. Cậu biết cái khách sạn ởcuối phốchứ? Họthả đom đóm trong vườn đểhầu khách mùa hè. Con này chắc bay lạc đến đây." Vừa nói, Quốc-xã vừa loay hoay nhét quần áo sách vởvào cái túi xách Boston màu đen của hắn. Chúng tôi nghỉhè đã được nhiều tuần. Có lẽchỉcòn có tôi và hắn ởlại trong khu học xá. Tôi tiếp tục đi làm chứkhông muốn vềKobe. Hắn ởlại theo một lớp thực tập. Lớp ấy vừa xong, nên hắn sắp sửa vềnhà ởvùng núi Yamanashi. "Cậu có thểtặng nó cho bạn gái cậu," hắn bảo. "Nhất định là cô ta thích đấy." "Cám ơn," tôi nói. Tối đến, khu nhà ngủim lìm nhưmột nơi hoang phế. Lá cờ đã được hạxuống và chỉcó đèn sáng ởcưa sổnhà ăn. Còn ít sinh viên ởlại quá, người ta đã tắt bớt nửa số đèn trong khu học xá, nửa bên phải thì tối còn nửa bên trái thì sáng. Nhưng vẫn ngửi thấy mùi từnhà ăn bay ra, một món thịt hầm xốt kem gì đó. Tôi đem lọ đom đóm lên mái nhà. Không có ai trên đó Một cái áo chen phơi trên dây của ai bỏquên đang phất phơtrong gió nhưcái vỏlột của một con côn trùng khổng lồ. Tôi trèo cái thang sắt ởgóc mái lên hẳn nóc bểchứa nước của khu nhà. Cái bểvẫn còn ám vì đã phơi nắng cảngày. Tôi ngồi trên khoảng nóc bểchật hẹp, dựa vào lan can và thấy mình trực diện với vầng trăng gần tròn bệch bạc. Những ánh đèn của khu Shinjuku nhấp nhoáng phía bên phải, Ikebukuro phía bên trái. Đèn ô-tô chạy thành những dòng dài sáng rực từvùng sáng này sang vùng sáng kia. Những tiếng động hỗn độn của thành phốhoà vào nhau thành một âm thanh âm ỉnhưmây lơlửng trên không trung. Con đom đóm hơi lóe lên dưới đáy lọ, ánh sáng của nó quá yếu, màu sắc của nó quá nhợt nhạt. Đã bao nhiêu năm rồi tôi mới lại thấy một con đom đóm, nhưng trong kí ức của tôi, ánh sáng của chúng xuyên thủng màn đêm mùa hạmạnh mé hơn nhiều, và chính hình ảnh rực rỡchói sáng ấy mới là cái luôn đọng lại trong tôi. Có lẽcon đom đóm này sắp chết. Tôi lắc lắc cái lọ. Nó bịvăng đập vào thành lọvà cốcất cánh bay, nhưng ánh sáng nó le lói thật yếu ớt. Tôi cốnhớxem mình đã thấy đom đóm lần cuối là bao giờ, và ở đâu. Tôi có thểthấy lại quang cảnh ấy trong đầu, nhưng không thểnhớlà ở đâu và lúc nào. Tôi có thểnghe tiếng nước chảy trong bóng tối và thấy một cái cửa cống xây bằng gạch theo kiểu cổ. Nó có tay nắm đểta có thểxoay và mởhoặc đóng cửa. Dòng nước nó điều khiển nhỏ đến mức bịcỏ lác hai bên bờche khuất cả. Trời tối, tối đến mức khi tắt đèn pin tôi không thểnhìn thấy cả bàn chân của mình. Hàng trăm con đom đóm lập lòe trên mặt ao đọng lại bên cửa cống, phản chiếu nhưmột trận mưa sao sáng rực và nóng hổi trên mặt nước. Tôi nhắm mắt và đắm mình vào cái bóng tối xa vời ấy của quá khứ. Tôi nghe tiếng gió rõ ràng lạthường. Một làn gió ào qua tôi, đểlại sau những dải lấp lánh lạkì trong bóng tối. Tôi mởmắt và thấy đêm hè tối hơn trước rất nhiều. Tôi vặn mởnắp lọ, lấy con đom đóm ra, đặt nó lên cái mép rộng bốn năm phân của bể nước. Nó có vẻchưa biết mình đang ở đâu. Nó lập cập bò quanh đầu một cái bu-lông, vướng chân vào một chỗsơn tróc vẩy. Nó bò sang bên phải cho đến khi thấy hết đường, rồi lại bò vòng vềphía bên trái. Cốmãi rồi cuối cùng nó cũng trèo lên được đầu cái bu-lông và nằm phục ở đó một lúc, không động cựa gì, nhưthể đã hết hơi. Vẫn dựa vào lan can, tôi chăm chú theo dõi con đom đóm. Cảtôi và nó đều không động đậy một hồi rất lâu. Gió vẫn tiếp tục thổi qua hai chúng tôi trong lúc vô vàn cành lá của cây zelkova cứxạc xào trong đêm tối. Tôi đợi, tưởng chừng nhưvô tận. Rất lâu sau đó con đom đóm mới bay lên không trung. Nhưthểchợt nghĩra điều gì đó, nó giương cánh, và nhoáng một cái đã bay vượt qua lan can và trôi vào bóng đêm nhợt nhạt. Nó vẽmột vòng cũng chớp nhoáng bên cạnh bểnước nhưcốlấy lại khoảng thời gian đã mất. Và rồi, sau khi chập chờn ở đó một vài giây nhưmuốn đợi cho vòng cung sáng của nó tan lẫn vào gió, cuối cùng nó bay vềhướng đông. Rất lâu sau khi con đom đóm đã biến mất, vệt sáng của nó vẫn còn lại trong tôi, lập lòe nhợt nhạt trong bóng tối dày đặc sau hai mí mắt nhưmột linh hồn lạc lối. Nhiều lần tôi đã thửvới tay ra bóng tối, nhưng chẳng chạm thấy gì. Cái lập lòe nhợt nhạt kia vẫn còn đó, ngay ngoài tầm với của tôi. Chương 4 Trong những ngày nghỉhè ấy nhà trường gọi cảnh sát dã chiến đến. Họdỡhết những chướng ngại vật và bắt nhiều sinh viên. Chuyện ấy chẳng có gì lạ. Hồi bấy giờsinh viên là vậy. Các trường đại học không dễgì bị"giải tán". Hàng núi của đã được người ta đầu tư vào cho chúng, và chúng không thểcứthếtan rã chỉvì một sốsinh viên hứng trí làm càn. Mà thực sựthì lũsinh viên đã bao vây trường kia cũng chẳng muốn giải tán trường. Tất cả ý muốn thực của chúng chỉlà thay đổi cán cân quyền lực trong nội bộnhà trường, mà chuyện ấy thì tôi không bao giờquan tâm. Cho nên khi cuộc bãi khoá cuối cùng chấm dứt, tôi chẳng có tí xúc cảm nào. Tháng Chín, tôi vào trường và tưởng sẽthấy toàn cảnh đổnát. Nhưng mọi thứvẫn y nguyên. Sách trong thưviện vẫn đâu vào đó, các phòng giáo viên vẫn không bịphá, phòng giáo vụvẫn không bị đốt. Tôi kinh ngạc vô cùng. Lũchúng nó đã làm gì sau những đông chướng ngại vật ấy? Sau khi cuộc bãi khoá đã tịt ngòi và các giờlên lớp lại bắt đầu trong khi cảnh sát vẫn chiếm đóng nhà trường, bọn đầu tiên đến lớp lại chính là lũkhốn đã cầm đầu cuộc bãi khoá. Như đã không có chuyện gì xảy ra, chúng ngồi đó, ghi ghi chép chép và trảlời "có mặt" khi điểm danh. Thật không thểtin được. Dù thếnào đi nữa thì cuộc bãi khoá vẫn còn chứ đã xong đâu. Chưa có tuyên bốkết thúc gì hết. Chỉmới có chuyện nhà trường gọi cảnh sát vào dỡbỏcác chướng ngại vật, còn cuộc bãi khoá nhẽra vẫn đang tiếp tục mới đúng. Lũkhốn này đã vừa mới gào thét như điên, chửi cảnhững sinh viên phản đối bãi khoá (hoặc mới chỉtỏra nghi ngại), và đôi khi còn đem họra xửtrong những toà án chuột do chính chúng dựng nên. Không nhịn được, tôi đã gặp bọn đầu sỏnày và hỏi tại sao chúng lại đến lớp nghe giảng chứkhông tiếp tục bãi khoá, nhưng đứa nào cũng ấp a ấp úng không ra sao hết. Mà chúng có thểnói gì được chứ? Rằng chúng sợmất điểm vì bỏlớp ư? Cứnghĩ chính bọn này đã hò hét đòi giải tán đại học! Thật là một trò đùa. Gió chỉ đổi chiều một chút thôi, nhưng tiếng thét của chúng đã chỉcòn là những lời thì thào thiểu não. Này Kizuki, tôi nghĩcậu chẳng lỡlàng cái quái hì đâu. Thếgiới này là một bãi cứt. Lũ khôn kia đang được điểm tốt và sẽtạo ra một xã hội theo hình ảnh ghê tởm của chính chúng. Trong một thời gian tôi vẫn đến lớp nhưng không chịu lên tiếng lúc điểm danh. Tôi biết đó chỉlà một cưchỉvô nghĩa, nhưng rất buồn vì chẳng có cách nào khác. Tôi chỉcòn cách hết sức xa lánh những sinh viên khác. Cứim lặng mỗi khi nghe gọi đến tên mình, ít nhất tôi cũng làm cho mọi người phải khó chịu mất mấy giây. Không có đứa nào nói năng gì với tôi, và tôi cũng không hé răng với một đứa nào trong bọn chúng. Sang tuần thứhai của tháng Chín thì tôi đi đến kết luận rằng học đại học là một việc làm vô nghĩa. Tôi quyết định sẽcoi đó là một giai đoạn luyện tập các kỹnăng đối phó với buồn chán. Tôi chẳng có gì đặc biệt phải làm ởngoài đời đểphải bỏhọc ngay lập tức, nên tôi vẫn đến lớp hàng ngày, ghi chép, và thời gian rỗi thì vào thưviện đọc sách hoặc ngó nghiêng linh tinh. Và mặc dù cái tuần lễthứhai của tháng Chín ấy đã sắp hết, vẫn chưa thấy tin tức gì của Quốc-xã. Còn hơn là bất thường, đây là một chuyện long trời lở đất. Trường đã vào chương trình rồi, và không ai có thểtưởng tượng là Quốc-xã lại đểlỡnhững buổi học của hắn. Một lớp bụi mỏng đã phủtrên bàn học và cái đài của hắn. Cái cốc nhựa và bàn chải đánh răng, hộp trà bằng thiếc, ống thuốc xịt giết sâu bọvà những đồlinh tinh khác vẫn xếp gọn gàng trên giá. Tôi vẫn giữcăn phòng sạch sẽlúc vắng mặt hắn. Trong một năm rưỡi qua tôi đã nhiễm thói sạch sẽ, và không có hắn dọn phòng, tôi chẳng còn cách nào khác là phải tựmình làm chuyện đó. Tôi quét nhà hàng ngày, lau cửa sổba ngày một lần, và phơi chăn nệm mỗi tuần một lần, chờhắn vềvà có lời khen ngợi tôi. Nhưng hắn không bao giờtrởlại nữa. Một hôm tôi đi học vềvà thấy tất cả đồcủa hắn đã biến mất và tên hắn ởcửa cũng bịbóc đi. Tôi đến chỗông giám thị đểhỏi xem có chuyện gì. "Anh ấy ra khỏi khu học xá này rồi," ông ta nói. "Hiện thời thì anh ởmột mình trong phòng đó." Tôi không thểlàm cho ông ta nói thật chuyện gì đã xảy ra với Quốc-xã. Niềm vui lớn lao nhất của con người ấy là kiểm soát mọi chuyện và không cho ai biết gì hết. Bức ảnh núi băng trôi của Quốc-xã ởlại trên tường thêm một thời gian, nhưng cuối cùng tôi cũng hạnó xuống và thay bằng ảnh Jim Morrison và Miles Davis. Cái đó khiến căn phòng có vẻlà của tôi hơn một chút. Tôi dùng một ít tiền đi làm dành dụm được mua một máy stereo nho nhỏ. Đêm đến tôi thường uống rượu và nghe nhạc một mình. Thỉnh thoảng tôi vẫn nghĩ đến Quốc-xã, nhưng tôi thấy ởmột mình thật là thích. Mười một giờrưỡi một sáng thứHai nọ, sau giờgiảng vềEuripides trong lớp Lịch sửsân khấu, tôi đi bộmười phút đồng hồ đến một quán ăn nhỏvà ăn trưa với món trứng rán lòng đào và một đĩa rau trộn. Cái quán nằm trong một ngõ nhỏyên tĩnh và hơi đắt hơn nhà ăn sinh viên, nhưng ngồi ở đó có thểthưgiãn được, và họbiết cách làm món trứng lòng đào tuyệtt ngon. "Họ" đây là một cặp vợchồng rất ít khi nói gì với nhau, với một người chạy bàn làm việc nửa thời gian. Khi tôi ngồi ăn cạnh cửa sổ, một nhóm bốn sinh viên bước vào quán, hai trai hai gái, tất cả đều ăn mặc gọn gàng. Họngồi gần cửa ra vào, xem thực đơn và bàn thảo một lúc cho đến khi một người lên tiếng gọi món cho cảbọn. Một lúc sau tôi đểý thấy một trong hai cô gái cứliếc mắt vềphía tôi. Cô ta có mái tóc cực ngắn và đeo kính râm, mặc một bộ ảo váy mini bằng vải bông trắng. Tôi không hềbiết cô ta là ai, nên cứtiếp tục ăn, nhưng rồi cô lách ra khỏi bàn đang ngồi và bước đến chỗtôi. Đặt một bàn tay lên mép bàn tôi đang ngồi, cô nói, "Cậu là Watanabe có phải không?" Tôi ngẩng lên và nhìn cô kỹhơn. Nhưng vẫn không nhớra đã gặp cô lần nào chưa. Cô ta thuộc loại con gái hễthấy là phải đểý, cho nên nếu đã gặp rồi thì nhẽra tôi phải nhận ra ngay mới phải. Nhưng ởtrường cũng chẳng có mấy ai biết tên tôi nhưthế. "Tôi ngồi được không?" cô ta hỏi. "Hay cậu đang đợi ai?" Vẫn không biết thếnào, tôi lắc đầu. "Không. Không ai đến đâu. Mời cậu ngồi". Cạch một cái, cô ta đã kéo một chiếc ghếra và ngồi xuống đối diện tôi, nhìn tôi chằm chằm qua cặp kính râm, rồi liếc xuống đĩa. "Trông ngon nhỉ," cô nói. "Ngon lắm. Trứng nấm lòng đào và rau trộn đậu đũa" "Khỉthật," cô nói. "Nhưng thôi không sao, lần sau tôi sẽ ăn món đó. Vừa mới gọi món khác xong." "Món gì thế?" "Mỳ ống với phó-mát." "Mỳ ống với phó-mát của họcũng được đấy," tôi nói. "Cũng xin được hỏi, tôi có biết cậu không nhỉ? Tôi vẫn chưa nhớ…" "Euripides," cô nói. "Electra. "Không vịthần nào nghe thấy giọng nói của Electra lầm lạc." Bạn biết đấy, lớp học vừa mới xong mà." Tôi nhìn cô thật kỹ. Cô ta bỏkính râm ra. Cuối cùng thì tôi nhớ- một sinh viên năm đầu tôi đã gặp trong lớp Lịch sửsân khấu. Kiểu tóc thay đổi dữdội quá làm tôi không thểnhận ra cô được. "Ồ," tôi nói, tay chỉvào một điểm ởdưới vai mình độnăm sáu phân, "Hồi trước nghỉhè tóc cậu đểdài xuống tận đây." "Đúng rồi," cô nói. "Hè rồi tôi đi uốn tóc, kinh quá. Thà chết còn hơn. Ra bãi biển trông tôi nhưmột con chết đuối đầu vướng đầy rong. Cho nên tôi quyết định nếu còn chưa muốn chết thì phải cắt hết tóc đi cho rồi. Ít ra thì nó cũng mát mẻhơn trong mùa hè." Cô đưa tay vuốt qua những chỏm tóc cắt theo kiểu răng cưa nhọn hoắt và mỉm cười với tôi. "Trông đẹp đấy chứ," tôi nói, miệng vẫn nhai món trứng. "Cậu quay nghiêng cho tôi xem nào." Cô ta quay nghiêng và giữtưthế ấy một vài giây. "Phải, tôi biết mà. Kiểu này rất hợp với cậu đấy. Khổ đầu đẹp lắm. Tai cũng thế, nhất là để lộnhưthếkia." "Vậy là tôi không đến nỗi khùng phải không! Tôi đã nghĩtrông mình sẽkhá hơn khi cắt hết tóc đi. Nhưng chẳng có thằng cha nào thích cả. Tất cảchúng nó đều bảo tôi trông như một nạn nhân sống sót ởtrại tập trung. Có gì mà con trai cứthích con gái phải đểtóc dài thếnhỉ? Bọn phát xít, cảlũchúng nó? Tại sao con trai ai cũng cho là con gái tóc dài mới là sang trọng nhất, dịu dàng nhất, có nữtính nhất? Thếnày nhé, bản thân tôi đã biết ít nhất đến hai trăm năm mươi đứa con gái tóc dài mà chẳng sang trọng tí gì. Thật đấy." "Tôi nghĩbây giờtrông cậu hay hơn trước nhiều," tôi nói. Và tôi nghĩthếthật. Theo trí nhớcủa tôi thì với mái tóc dài cô ta cũng chỉnhưmột sinh viên xinh xắn thếthôi. Còn cô gái ngồi trước mặt tôi thì đang căng tràn một sinh lực tươi mát. Cô giống nhưmột con thú nhỏvừa nhảy póp một cái vào cuộc đời lúc xuân sang. Cặp mắt cô chuyển động nhưmột cơ thể độc lập với niềm vui sướng, tiếng cười, nói giận dữ, kinh ngạc và tuyệt vọng. Đã lâu lắm tôi mới được thấy một gương mặt sinh động và linh hoạt đến thế, và tôi vui sướng ngắm nhìn nó trực tiếp và tại chỗ. "Cậu nói thật chứ?" cô hỏi. Tôi gật đầu, vẫn đang nhai món rau trộn. Cô đeo kính râm lên và nhìn tôi từsau cặp kính đó. "Cậu không nói dối đấy chứ?" "Tôi vẫn thích nghĩmình là một người trung thực," tôi nói. "Quá đi rồi." "Thếthì thửnói xem: tại sao cậu lại đeo kính râm đen thế?" "Khi đột ngột cắt tóc ngắn đi, tôi thấy nhưmình không được che chắn gì cả. Nhưthểcó ai đó vừa ném tôi trần truồng ra giữa đám đông." "Có lí," tôi nói, ăn nốt miếng trứng cuối cùng. Cô ta quan sát tôi với một vẻthích thú cực kì. "Cậu không phải vềchỗvới họà?" tôi hỏi, ra hiệu vềphía ba người đi cùng với cô. "Không. Lúc nào họdọn đồ ăn ra tôi sẽvề. Tôi có làm hỏng bữa ăn của cậu không thế?" "Còn gì nữa đâu mà sợhỏng," tôi nói, gọi cà-phê khi thấy cô có vẻcòn muốn ngồi nữa. Bà vợchủquán dọn đĩa đi và đem sữa với đường đến. "Bây giờcậu thửnói tôi nghe nhé," cô lên tiếng. "Tại sao cậu không thưa lúc họ điểm danh sáng nay? Cậu là Watanabe mà, đúng không? Toru Watanabe, phải không nào?" "Đúng tôi đây?" "Vậy sao cậu không thưa là có mặt?" "Chỉvì hôm nay tôi không thích thế." Cô bỏkính râm ra, đặt nó lên bàn, rồi nhìn tôi nhưnhìn vào một cái chuồng nhốt mấy con vật lạtrong vườn bách thú. "Chỉvì hôm nay tôi không thích thế". Cậu ăn nói như Humphrey Bogart vậy. Tỉnh bơ. Rắn mặt." "Đừng ngốc thế. Tôi chỉlà một thằng bình thường nhưmọi người." Bà chủquán mang cà-phê đến cho tôi và đặt nó xuống bàn. Tôi nhấp một ngụm không đường sữa gì cả. "Nhìn kìa. Cậu còn uống đen không đường nữa?" "Chẳng liên quan gì đến Humphrey Bogart cả," tôi kiên nhẫn giải thích. "Chỉtình cờlà răng tôi không chịu được đường. Cậu nghĩvềtôi sai bét rồi." "Sao da cậu rám nắng thế?" "Mấy tuần rồi tôi đi chơi bộtrên núi. Ba-lô. Túi ngủ." "Cậu đi đâu?" "Kanazawa. Bán đảo Noto. Lên tận Niigata." "Một mình ư?" "Một mình," tôi nói. "Gặp bạn đồng hành chỗnày chỗkia." "Vài bạn đồng hành lãng mạn chứ? Đàn bà lạ ởnhững nơi xa lạ." "Lãng mạn ư? Bây giờthì tôi biết đúng là cậu hiểu tôi sai bét thật. Một thằng lưng đeo túi ngủvà râu ria lởm chởm thì lấy đâu ra lãng với mạn!" "Lúc nào cậu cũng đi một mình thếà?" "Đại khái thế." "Cậu thích cảnh cô liêu à?" cô hỏi, tựa má vào tay. "Du lịch một mình, ăn một mình, ngồi một mình trong lớp…" "Chẳng ai thích một mình nhiều đến thế. Nhưng tôi không cố đánh bạn, vậy thôi. Làm thế chỉtổhay thất vọng." Miệng ngậm đầu mẩu của một bộhoa tai, kính râm tụt trễxuống, cô ta lẩm bẩm, "Chẳng ai thích một mình nhiều đến thế. Tôi chỉghét bịthất vọng." Cậu có thểdùng câu này nếu có khi nào cậu viết hồi ký." "Cám ơn," tôi nói. "Cậu thích màu xanh lá cây không?" "Sao cậu hỏi thế?" "Cậu đang mặc sơ-mi polo xanh lá cây đấy". "Chẳng có gì đặc biệt. Tôi sẽmặc bất cứmàu gì." "Chẳng có gì đặc biệt. Tôi sẽmặc bất cứmàu gì". Tôi thích lối nói chuyện của cậu quá. Giống nhưtrát vữa, mịn mà hay. Đã có ai nói với cậu điều này chưa? "Chưa," tôi nói. "Tên tôi là Midori," cô nói. "Xanh lá cây" đấy". Nhưng tôi mặc xanh lá cây thì nhìn khủng khiếp lắm. Lạ đấy chứ, hả? Hình nhưtôi bịphép thuật nguyền rủa, cậu có thấy thếkhông? Tên chịtôi lại là Momoko: "Hồng đào." "Chị ấy mặc màu hồng có đẹp không?" "Tuyệt đẹp? Chị ấy sinh ra là đểmặc đồmàu hồng. Thật hoàn toàn bất công." Bàn chỗMidori đã có đồ ăn, và một cậu mặc áo tây vải madras gọi với sang, "Ê, Midori, về ăn đi chứ?" Cô vẫy tay vềphía ấy như đang nói "Biết rồi." "Này," cô nói, "Cậu có ghi chép ởlớp không đấy? Lớp sân khấu ấy!" "Có" "Thếnày thật không phải, nhưng cậu cho tôi mượn vở ấy được không? Tôi đã lỡmất hai buổi, mà chẳng quen ai ởlớp cả." "Có vấn đềgì đâu," tôi nói, tay rút quyển vởtrong túi sách ra. Sau khi đã xem kỹvà thấy không có bút tích riêng tưgì trong đó, tôi đưa nó cho Midori. "Cám ơn," cô ta nói. "Ngày kia cậu có đến lớp không?" "Có" "Vậy gặp tôi ở đây vào buổi trưa nhé. Tôi sẽtrảlại vởcho cậu và đãi cậu bữa trưa. Nghĩa là… không ăn một mình thì cậu cũng sẽkhông bị đau bụng hay gì chứ, phải không?" "Không có đâu," tôi nói. "Nhưng cậu không cần phải đãi tôi bưa trưa chỉvì tôi cho cậu mượn vở" "Đừng lo chuyện đó," cô nói. "Tôi thích đãi người khác ăn trưa mà. Nhưng mà cậu cũng nên ghi lại ở đâu đó. Cậu sẽkhông quên chứ." "Tôi sẽkhông quên. Ngày kia. Mười hai giờ. Midori. Xanh lá cây." Ai đó từbàn bên kia lại gọi với sang, "Nhanh lên chứMidori, đồ ăn nguội hết rồi!" Cô vẫn mặc kệvà lại hỏi tôi, "Lúc nào cậu cũng nói chuyện kiểu này à?" "Chắc vậy," tôi nói. "Chưa từng đểý chuyện đó." Quảthực chưa có ai từng nói cho tôi biết cách nói chuyện của tôi có gì khác thường hay không. Cô ta có vẻnghĩngợi điều gì đó vài giây, rồi đứng lên, mỉm cười, và đi vềbàn mình. Cô vẫy tay lúc tôi đi qua bàn ấy, nhưng ba người kia chẳng ai ngó đến tôi. Trởlại quán ăn vào trưa hôm thứTư, tôi chẳng thấy tăm hơi Midori đâu cả. Tôi định sẽ làm một cốc bia đểchờ, nhưng khi bia vừa bưng ra thì quán bỗng bắt đầu đầy khách nên tôi bèn gọi món và ăn một mình. Tôi ăn xong lúc mười hai giờba mươi lăm, nhưng vẫn không thấy Midori đến. Tôi trảtiền, ra ngoài rồi sang đường đến một ngôi dền nhỏvà đứng ởchỗthềm đá cho đầu óc sảng khoái đểchờMidori. Đến một giờthì tôi bỏcuộc và quay vềthưviện đọc sách. Hai giờthì đến lớp tiếng Đức. Học xong, tôi đến văn phòng sựvụsinh viên và tìm tên Midori trong danh sách lớp lịch sư sân khấu. Có mỗi một Midori trong lớp ấy, là Midori Kobayashi. Sau đó tôi lục phiếu hồsơ sinh viên và tìm ra địa chỉcùng số điện thoại của một Midori Kobayashi, vào học từ1969. Cô ta sống ởmột khu ngoại ô nhỏphía tâybắc gọi là Thshima, cùng với gia đình. Tôi lẳng lặng vào một trạm điện thoại và quay đến số ấy. Một người đàn ông trảlời: "Hiệu sách Kobayashi xin nghe." Hiệu sách Kobayashi ư? "Xin lỗi làm phiền ông," tôi nói, "Midori có nhà không ạ?" "Không, nó không có nhà," ông ta nói. "Thưa ông cô ấy có ởtrường không ạ?" "Hừmmm, không đâu, có lẽnó ởbệnh viện. Xin hỏi ai đang gọi thế ạ?" Đáng nhẽphải trảlời thì tôi chỉcám ơn ông ta rồi cúp máy. Bệnh viện ư? Cô ta ốm hoặc bị làm sao chăng? Nhưng giọng người kia không thấy có tí lo âu cấp bách nào. "Có lẽnó ởbệnh viện," ông ta đã nói thế, nghe dễdàng nhưlà "Nó đang ởtiệm bán cá." Tôi nghĩ đến một vài khảnăng khác cho đến lúc chỉnghĩthếthôi cũng đã thành quá rắc rối, rồi tôi vềphòng mình nằm dài trên giường đọc cuốn Đức ông Jim mượn của Nagasawa. Đọc xong, tôi đến phòng hắn đểtrả. Nagasawa đang trên đường đến nhà ăn nên tôi đi luôn cùng với hắn để ăn bữa tối. "Thi cửthếnào?" tôi hỏi. Vòng thứhai của cuộc thi cao cấp vào BộNgoại giao đã diễn ra hồi tháng Tám. "Vẫn thếthôi," Nagasawa nói, nhưthểvòng thi ấy chẳng là cái gì hết. "Cậu thi, cậu đỗ, thảo luận nhóm, phỏng vấn… như đi dùi một con nhỏvậy" "Nghĩa là dễchứgì," tôi nói. "Bao giờhọcho biết kết quả?" "Tuần đầu tháng Mười. Nếu đỗ, tớsẽ đãi cậu một bữa tối thịnh soạn." "Này cậu nói xem, loại nào mới lọt được vào vòng hai? Toàn siêu sao nhưcậu chứ." "Đừng có ngốc. Toàn một bọn ngu xuẩn hết. Ngu xuẩn hoặc cám hấp. Tớxin tuyên bốlà chín lăm phần trăm những thằng muốn thành quan chức đều chẳng đáng cứt gì hết. Tớ không đùa đâu. Thậm chí chúng chưa chắc đã đọc hết một cuốn sách bao giờ." "Vậy sao cậu lại cốvào BộNgoại giao?" "Đủcác thứlí do," Nagasawa nói. "Tớthích làm việc ởhải ngoại, là một lí do. Nhưng chủ yếu tớmuốn thửcác năng lực của mình. Mà nếu đã thửthách bản thân thì tớmuốn ra hẳn cái sân lớn nhất là quốc gia nhà nước. Tớmuốn xem mình leo cao được đến đâu, có quyền lực được đến đâu trong cái hệthống quan liêu mất trí khổng lồnày. Hiểu tớnói gì không?" "Nghe nhưmột cuộc chơi." "Thì là cuộc chơi mà. Tớchẳng quan tâm mẹgì đến quyền lực hoặc tiền bạc, đó không phải là mục tiêu. Thực là nhưvậy. Có thểtớlà một thằng đểu ích kỉ, nhưng chuyện ấy thì tớlại tuyệt đối dửng dưng. Tớcó thểlàm một ông thánh Thiền. Nhưng có một thứmà tớcó thật, ấy là tò mò. Tớmuốn thấy mình có thểlàm được gì trong cái thếgiới khổng lồkhắc nghiệt ởngoài kia." "Và cậu chẳng có tí nhu cầu "lí tưởng" nào, phải không?" "Đúng vậy cuộc sống không cần đến lí tưởng. Nó chỉcần nhưng tiêu chuẩn hành động." "Nhưng còn có nhiều cách sống khác, đúng không?" tôi hỏi. "Cậu có thích cách sống của tớkhông?" "Vấn đềkhông phải ở đó," tôi nói. "Tớcó thểkhông bao giờvào được Đại học Tokyo; tớ không thểngủvới bất kì cô gái nào tớmuốn vào đúng lúc tớthích; tớkhông có tài ăn nói; mọi người không vì nểgì tớcả; tớkhông có cảbồgái; và cũng chẳng có tương lai xán lạn gì khi có được mảnh bằng cỡnhân văn chương của một trường đại học tưloại hai. Vậy thì có thành vấn đềgì nếu tớthích cách sống của cậu" "Cậu đang nói rằng cậu ghen tịvới cách sống của tớchăng?" "Không? Tớkhông nói thế? tôi nói. "Tớ đã quá quen với việc chỉlà chính mình. Và tớ chẳng quan tâm mẹgì đến Đại học Tokyo hoặc BộNgoại giao. Nhưng có một thứmà tớ phải ghen tịvới cậu, ấy là có được một cô bồtuyệt vời nhưHatsumi." Nagasawa câm mồm và cắm cúi ăn. Khi bữa tối đã xong, hắn nói, "Cậu biết không, Watanabe, tớcó một cảm giác thếnày có thểmười hoặc hai mươi năm sau khi chúng ta ra khỏi nơi này, chúng ta sẽgặp lại nhau ởmột nơi nào đó. Và gì thì gì, tớnghĩchúng ta vẫn sẽcòn đồng cảm được với nhau." "Nghe nhưDickens," tôi mỉm cười nói. "Tớcũng đoán vậy," hắn nói, mỉm cười lại với tôi. "Nhưng linh tính tớthường rất đúng." Hai đứa chúng tôi rời nhà ăn và đến một quán bar. Chúng tôi uống rượu ở đó đến tận sau chín giờ. "Nói xem, Nagasawa," tôi hỏi, "Cái tiêu chuẩn hành động trong cuộc đời của cậu là gì? "Tớmà nói ra thì cậu phì cười mất thôi," hắn bảo. "Không, tớkhông cười đâu." "Thôi được," hắn nói. "Là một người quân tử." Tôi không cười, nhưng suýt ngã lộn ra khỏi ghế. "Là một người quân tử? Một người quân tử ư?" "Cậu nghe rõ rồi đấy." "Là một người quân tửcó nghĩa là thếnào? Cậu định nghĩa quân tửra sao?" "Quân tửlà người không làm những gì mình muốn mà chỉlàm những gì mình nên làm." "Cậu là thằng dởhơi nhất mà tớ đã từng gặp," tôi nói. "Cậu là thằng lạlùng nhất mà tớ đã từng gặp" hắn nói. Và trảtiền cho cảhai thằng. Tuần sau đó tôi vẫn đến lớp sân khấu, và vẫn không thấy tăm hơi gì của Midori Kobayashi. Sau khi nhìn quanh một lượt và đã chắc là không có cô ta ởlớp, tôi ngồi vào chỗquen thuộc của mình ởhàng ghế đầu và viết thưcho Naoko trong khi ông giáo còn chưa đến. Tôi viết vềnhững chuyến du lịch mùa hè - những con đường tôi đã đi bộ, những thịtrấn tôi đã qua, những con người tôi đã gặp. Và đêm nào mình cũng nghĩ đến cậu. Giờ đây khi không thểgặp cậu được nữa, mình mới biết rằng mình cần cậu biết dường nào. Trường lớp buồn tẻvô cùng, nhưng đểtựkỷluật, mình vẫn dựlớp và làm bài đầy đủ. Từkhi cậu đi, tất cả đều nhưvô nghĩa. Mình thèm được nói chuyện thật dài và thật thoảvới cậu. Nếu có thể được, mình muốn đến thăm cậu ở khu an dưỡng và ởvới cậu nhiều giờ. Và nếu có thể được, mình muốn được đi bộvới cậu nhưkiểu chúng mình vẫn đi với nhau. Cậu hay cốgắng trảlời thưnày của mình nhé - dù chỉmấy chữthôi cũng được. Mình sẽkhông buồn đâu. Tôi viết kín bốn tờgiấy, gập chúng lại, cho vào phong bì, và đềgởi cho Naoko, nhờgia đình nàng chuyển hộ. Lúc ấy ông giáo mới đến, vừa bước lên bục giảng vừa lau mồhôi trán. Ông ta nhỏngười, vẻmặt lúc nào cũng như đang khóc, chống gậy kim loại. Tuy không vui, nhưng các bài giảng của ông trong chương trình đều rất chu đáo và đáng nghe. Sau khi nhận xét rằng thời tiết đang nóng hơn bao giờhết, ông bắt đầu nói vềthủpháp dùng một sựkiện hoặc nhân vật thần thánh đểcởi nút vởkịch trong các tác phẩm của Euripides, và giảng giải những chỗkhác nhau trong khái niệm "thần thánh" giữa Euripides và Aeschylus hoặc Sophocles. Ông nói được khoảng mười lăm phút thì cửa giảng đường mởra và Midori bước vào. Cô mặc sơ-mi thểthao xanh nước biển thẫm, quần vải bông màu kem và cặp kính râm thường lệ. Sau khi nởmột nụcười theo kiểu "Xin lỗi em đến muộn" vềphía ông giáo, cô ngồi xuống cạnh tôi. Rồi cô lấy một cuốn vở- vởcủa tôi - từtúi đeo vai và đưa nó cho tôi. Trong vởcó kẹp một mẩu giấy viết: Xin lỗi hôm thứTưnhé. Cậu có giận không đấy? Được độnửa bài giảng, ông giáo sư đang vẽphác một cái sâu khấu Hy Lạp lên bảng đen thì cửa lại mở, và hai sinh viên đội mũsắt bước vào. Trông họgiống nhưmột cặp kép hài, một anh cao gày nhợt nhạt, anh kia lùn béo đen nhẻm với một bộrâu dễdài không hợp với mình chút nào. Cao kều ôm theo một mớtruyền đơn trong tay. Lùn tè bước lên chỗông giáo sưvà nói, giọng có phần lễ độ, rằng họmuốn dùng nửa thời gian còn lại của giờgiảng đểthảo luận chính trịvà hy vọng là ông sẽhợp tác. Rồi hắn nói thêm, "Thếgiới đang đầy những vấn đềcấp bách và có ý nghĩa hơn bi kịch Hy Lạp." Nghe không ra một lời đềnghịnữa, mà là một tuyên cáo. Ông giáo sư đáp "Ta vẫn không muốn tin rằng thếgiới đang có những vấn đềcấp bách và có ý nghĩa hơn bi kịch Hy Lạp, nhưng ta biết có nói gì thì các anh cũng chẳng nghe, nên thôi, các anh muốn làm gì thì làm." Vịn tay vào mép bàn, ông bước từbục giảng xuống sàn, nhặt cái gậy chống rồi khập khiễng ra khỏi lớp. Trong khi cao kều phát truyền đơn, lùn tè bước lên bục giảng và bắt đầu lên lớp. Truyền đơn đầy những câu hô khẩu hiệu đơn giản: "Đả đảo bầu cửgian lận chức chủtịch đại học!", "Hãy tập hợp mọi lực lượng đểbãi khoá toàn trường một lần nữa.", "Đả đảo tổhợp công nghiệp-giáo dục-đếquốc!" Tôi không có vấn đềgì với những điều họ đang nói, nhưng cách viết của họthì dởquá. Chẳng có gì gây được lòng tin hoặc kích động nhiệt huyết. Cả bài nói của anh lùn cũng chẳng hơn gì - vẫn một giọng điệu cũrích với những từngữkhác mà thôi. Kẻthù thực sựcủa bọn này không phải là chính quyền mà là tình trạng Thiếu trí Tưởng tượng. "Bọn mình chuồn đi," Midori nói. Tôi gật đầu và đứng dậy và cảhai chúng tôi bước ra cửa. Lúc ấy anh lùn nói với theo tôi cái gì đó mà tôi không nghe ra. Midori vẫy hắn và nói, "Gặp lại sau nhé." "Này cậu, bọn mình có phải phản cách mạng không thế?" Midori hỏi tôi khi hai đứa đã ra đến ngoài. "Nếu cách mạng thành công liệu họcó treo tụi mình lên cột điện thoại không?" "Cũng chưa biết thếnào, hay cứ đi ăn trưa luôn cái đã" "Phải đấy. Tớmuốn mời cậu đến một chỗnày. Hơi xa một tí. Cậu có thời gian không?" "Có tớrảnh, đến hai giờmới có lớp." Midori đưa tôi đi xe buýt đến Yotsuya, vào một hiệu chuyên phục vụcơm phần rất đỏm đáng, nằm trong một chỗcó mái che ngay sau trạm đỗxe. Vừa ngồi vào bàn họ đã mang ngay ra món súp và các thức ăn đặc biệt của ngày hôm đó, dọn trong hai cái hộp sơn mài vuông vức màu đỏ. Đúng là một nơi ăn trưa có phải đi xe buýt cũng bõ. "Ngon quá," tôi nói. "Và rẻnữa. Tớvẫn ăn ở đây từhồi còn ởtrung học. Trường cũcủa tớ ởngay dưới phốkia kìa. Họnghiêm lắm, bọn tớ đều phải lẻn ra ăn ở đây. Bịbắt đi ăn ngoài là họphạt nghỉhọc liền." Không đeo kính râm, mắt Midori có vẻbuồn ngủhơn so với lần gặp trước. Khi không mải nghịch cái vòng bạc nho nhỏ đeo ởcổtay trái, thếnào cô cũng đưa một đầu ngón tay út lên day day các khóe mắt. "Mệt à?" tôi hỏi. "Đại loại thế. Tớthiếu ngủ. Nhưng không sao, đừng lo," cô nói. "Xin lỗi chuyện hôm nọ nhé. Tựnhiên có chuyện quan trọng và tớkhông thểdứt ra được. Đùng một cái, ngay sáng ngày ra. Tớ đã nghĩ đến chuyện gọi cậu ởquán ăn, nhưng không thểnhớra cái tên quán, mà số ởnhà của cậu thì tớkhông có. Cậu có đợi lâu không?" "Không có gì đâu. Tớcó nhiều thời gian lắm." "Nhiều lắm ư?" "Nhiều quá mức cần thiết. Giá mà tớcó thểcho cậu một ít đểcậu ngủ." Midori dựa má vào bàn tay và mỉm cười với tôi. "Cậu là một thằng tốt thật đấy." "Không tốt đâu. Chỉlà vì tớcó thời gian đểgiết thôi," tôi nói. "Mà này, tớcó gọi đến nhà cậu hôm ấy và có ngưởi bảo tớrằng cậu đang ởbệnh viện. Có chuyện gì thế?" "Cậu gọi đến nhà tớ?" cô hỏi, hơi nhăn trán lại một tí ởgiữa hai lông mày. "Làm sao mà cậu có số điện của tớ?" "Tìm ởvăn phòng sựvụsinh viên. Ai chẳng làm được" Cô gật gù mấy cái rồi lại bắt đầu nghịch cái vòng bạc. "Thếmà tớchưa hềnghĩra. Nhẽra tớcũng có thểtìm được sốcủa cậu. Mà thôi, vềchuyện bệnh viện, lần sau tớsẽkể. Bây giờthì tớchưa thích. Xin lỗi nhé." "Được thôi. Tớkhông định tọc mạch đâu." "Không, cậu không tọc mạch. Chỉlà vì tớcứmệt mệt thếnào ấy. Nhưkhi gặp mưa." "Có lẽcậu nên vềnhà ngủmột tí?" "Chưa đâu. Mình chuồn khỏi đây đã." Cô dẫn tôi đến ngôi trường trung học cũ, một quãng đi bộngắn từYotsuya. Lúc đi ngang trạm xe, tôi nghĩ đến Naoko và nhưng cuộc đi bộvô tận của chúng tôi. Tất cả đã bắt đầu từ đây. Tôi nhận ra rằng nếu đã không tình cờgặp Naoko trên chuyến tàu chủnhật tháng Năm ấy, đời tôi chắc đã rất khác bây giờ. Nhưng rồi tôi lại nghĩkhác: Không, ngay cảnếu chúng tôi đã không gặp nhau ngày ấy, cuộc đời tôi chắc cũng chẳng có gì khác. Chúng tôi phải gặp nhau. Nếu không phải bấy giờthì cũng sẽvào một lúc nào đó. Tôi cũng chẳng có cơsởgì để nghĩthế. Chỉlà cảm giác thôi. Midori Koyabashi và tôi ngồi với nhau trên ghếtrong công viên, nhìn ngôi trường xưa của cô ta. Thường xuân bám chặt trên các bức tường, và lũbồcâu lúi húi dưới hồi nhà, sã cánh nghỉngơi. Một toà nhà cổ, đẹp và có cá tính. Trong sân chơi có một cây sồi lớn, và một cột khói trắng bốc thẳng lên trời ngay cạnh đó. Trong nắng chiều hè đang phai dần, cột khói trông nhưmột làn mây xốp nhẹ. "Cậu có biết khói gì đấy không?" Midori đột ngột hỏi tôi. "Chịu," tôi nói. "Họ đốt băng vệsinh đấy." "Thật ư?" tôi không biết nói gì khác. "Băng vệsinh, tăm-pông, những thứnhưthế," cô nói với một nụcười. "Trường nữsinh mà. Ông già chuyên dọn dẹp đi thu thập chúng ởtất cảnhững thùng đựng rồi đốt chúng trong lò. Khói đó đấy." "Uao!" "Ô, tớcũng thường tựkêu lên nhưthếmỗi khi ngồi trong lớp nhìn ra và thấy cột khói ấy ngoài cửa sổ. "Uao! Cứnghĩmà xem: trường có gần một nghìn đứa con gái. Vậy cứgiảdụlà chín trăm đứa vừa mới vào tuổi kinh nguyệt, và có thểmột phần năm số đó lúc nào cũng đang hành kinh: một trăm tám mươi đứa. Vậy là ngày nào cũng phải đốt băng vệsinh của một trăm tám mươi đứa ấy" "Chắc cậu nói phải; mặc dù tớkhông chắc cậu tính thếcó đúng không." "Gì thì gì cũng là rất nhiều. Một trăm tám mươi đứa con gái. Cậu nghĩphải đi thu lượm và đốt ngần ấy mỗi ngày thì nó ra làm sao?" "Chịu không tưởng tượng được," tôi nóì. Làm sao tôi có thểtưởng tượng ông già kia cảm thấy nhưthếnào?" Midori và tôi vẫn tiếp tục nhìn cột khói. "Tớ đã không muốn học ởtrường này tí nào," Midori nói. Cô hơi lắc đầu. "Tớmuốn vào một trường công tuyệt đối bình thường, với những con người bình thường, đểtớcó thể thoải mái và vui vẻnhưmột đứa trẻbình thường. Nhưng bốmẹtớlại nghĩvào được cái chỗ điệu đà kia thì trông tớsẽkhá hơn. Họlà người đã cương quyết nhét tớvào đó. Cậu biết không, cứhọc giỏi ởtiểu học là thểnào cũng rơi vào cảnh ấy. Thầy cô giáo sẽnói với bốmẹ"Với điểm sốnhưthếthì cháu nhất định phải vào học ở đó!" Và thếlà tớbịrơi vào đó thật. Sáu năm trời tất cả, và tớchưa bao giờthích nó cả. Tớchỉtìm cách chuồn. Và cậu biết không, tớcòn được bằng khen vì chưa bao giờmuộn giờhoặc vắng mặt ởtrường. Tớ căm ghét chỗ ấy đến nhưvậy đấy. Cậu hiểu không?" "Không, không hiểu." "Vì tớghét cái trường này thậm tệ, nên tớnhất định không chịu đểnó hạnhục mình. Chỉ đểnó làm vậy một lần thôi là tớ đi tong. Tớsợmình sẽbịtụt hậu. Tớbò đến trường khi đang sốt hơn bốn mươi độ. Thầy hỏi tớcó ốm không, nhưng tớbảo không. Khi ra trường họcho tớnhiều bằng khen về đi học đều và đúng giờ, với một cuốn tự điển tiếng Pháp. Vì thếmà bây giờtớ đang học tiếng Đức. Tớkhông muốn mắc nợcái trường này bất kì thứgì. Tớkhông nói đùa đâu." "Sao cậu lại ghét nó đến thế?" "Thếcậu có thích trường cậu không đã nào?" "Ừ, thì không, nhưng tớcũng không đặc biệt ghét nó. Tớhọc ởmột trường công bình thường nhưng chẳng bao giờnghĩngợi vềnó thếnày hay thếnọ." "Nhưng mà, cái trường này," Midori nói, ngón tay út gãi gãi khóe mắt, "chỉcó rặt một bọn con gái thượng lưu gần một nghìn đứa, đứa nào cũng có lí lịch tốt, và điểm thi tốt. Lại giàu có nữa. Chúng phải giàu mới sống được Học phí cao, đóng góp liên miên, những chuyến tham quan đắt tiền. Ví dụnếu chúng tớ đi Kyoto, họsẽ đưa chúng tớvào một nhà hàng hạng nhất và bưng ra những món ăn trà đạo bày trên bàn sơn mài, và năm nào họcũng đưa chúng tớvào khách sạn đắt tiền nhất ởTokyo đểhọc cũng cách ứng xửtrong bữa ăn. Tớmuốn nói là cái trường này không bình thường tí nào. Trong sốmột trăm sáu mươi đứa con gái cùng năm, tớlà đứa duy nhất sống trong một khu trung lưu nhưToshima. Đã có lần tớlục danh sách học sinh ởtrường đểxem bọn nó sống ở đâu, hoá ra đứa nào cũng ở những khu giàu có cả. Gượm đã, cũng có một đứa ởmãi tận Chiba với nông dân, và tự nhiên tớcũng có cảm tình thếnào đó với nó. Con bé cũng rất hay. Nó mời tớvềnhà, cứxin lỗi vì tớphải đi xa. Tớ đi và thật không thểtin được, cái khu đất ởkhổng lồ ấy, phải đi mười lăm phút mới hết xung quanh. Lại còn một cái vườn tuyệt vời và hai con chó to như hai cái xe con mà họvẫn nuôi bằng thịt bò bí-tết. Thếmà con bé ấy vẫn thấy ngượng là phải sống ởChiba. Đó là một đứa mà hễmuộn giờlà nó đi Mercedes Benz đến trường? Có tài xếriêng lái. Giống hệt như ởphim Green Honet bước ra: nào mũ, nào găng trắng, đủ thứ. Mà nó vẫn cứbịmặc cảm tựti. Cậu có tin được không?" Tôi lắc đầu. "Tớlà đứa duy nhất trong trường sống ởmột nơi nhưKita-Otsuka Toshima. Và ởmục "nghềnghiệp cha mẹ" thì là "chủhiệu sách". Ai ởtrong lớp tớcũng tưởng thếlà oách lắm: "Ôi chao, may mắn thế, cậu có thểtha hồ đọc sách" và đại loại nhưng câu nhưthế. Tất nhiên chúng nó chỉnghĩ đến những hiệu sách khổng lồnhưKinokuniya. Chúng không thể tưởng tượng ra một hiệu sách Kobayashi nghèo nàn bé nhỏ. Cửa mởthì cọt kẹt và chẳng thấy có gì ngoài tạp chí. Bán đều nhất là tạp chí đàn bà bóng bẩy có kẹp nhưng phụtrương rời minh hoạnhưng kỹthuật làm tình mới nhất. Các bà nội trợ ởquanh đấy mua vềvà ngồi đọc ởbàn làm bếp từbìa trước đến bìa sau, và khi chồng vềthì đem ra thực hành thử. Mà cũng có những tưthếkì lạkhông thểtin được! Có phải các bà nội trợchỉnghĩ đến những chuyện ấy suốt ngày không nhỉ? Bán chạy thứhai là chuyện tranh: những tờnhư Magazine, Sunday, Jump. Và tất nhiên là các loại báo tuần nữa. Nghĩa là hiệu sách hầu nhưtoàn tạp chí. Nhưng mà cũng có một ít sách, loại tái bản rẻtiền, truyện trinh thám giật gân và tiểu thuyết ái tình lãng mạn. Chỉbán được những loại ấy. Và còn cảloại sách "Làm thếnào" nữa chứ: làm thếnào để được bạc, trồng bonsai ra làm sao, phát biểu ở đám cưới nhưthếnào, làm tình nhưthếnào, làm cách nào đểcai thuốc lá, muốn loại gì có loại ấy. Nhà mình còn bán cảvăn phòng phẩm - hàng bó bút bi bút chì và vởviết chất đống ởcạnh quầy thu tiền. Nhưng chỉcó thế. Không có Chiến tranh và hoà bình, không có Kenzaburo Oe, không có Bắt trẻ đồng xanh. Hiệu sách Kobayashi là nhưvậy đấy. Tớmay mắn như vậy đấy. Cậu có thấy tớmay mắn không?" "Tớchỉmới thấy cái cửa hàng." "Cậu biết tớnói gì mà. Người nào trong khu phốcũng đến hàng nhà tớ, có những người liên tục hàng nhiều năm liền, và gia đình tớ đáp ứng được nhu cầu của họ. Làm ăn vậy là tốt, dưdật đối với một gia đình bốn người; không nợnần, hai con gái học đại học, nhưng chỉthếthôi. Không làm được gì thêm nữa. Nhẽra bốmẹ đừng bao giờcho tớvào một trường nhưthế. Nó chỉlà bài thuốc gây đau đầu. Tớphải nghe họlầu bầu mỗi lần nhà trường đòi một khoản đóng góp, và lúc nào cũng sợgần chết mỗi khi đi chơi với bạn và chúng lại muốn ăn ởmột chỗ đắt tiền. Sống nhưvậy thật đến khổ. Gia đình cậu có giàu không?" "Gia đình tớ ư? Không, bốmẹtớchỉlà người lao động hoàn toàn bình thường, không giàu, cũng chẳng nghèo. Tớbiết vào học ởmột đại học tư ởTokyo nhưthếnày cũng là khó khăn với họ, nhưng nhà chỉcó mình tớ, nên cũng không đến nỗi gay go quá. Họkhông cho tớ nhiều tiền sinh hoạt, nên tớ đi làm thêm. Gia đình tớsống trong một ngôi nhà phổbiến có một mảnh vườn nhỏvà đi xe Toyota Corolla." "Việc làm thêm của cậu thếnào?" "Tớlàm ởmột tiệm nhỏbán đĩa nhạc trong khu Shinjuku, ba đêm một tuần. Dễ ợt. Chỉ việc ngồi đó và đểý cửa hàng." "Cậu không đùa đấy chứ?" Midori nói. "Tớkhông biết thếnào, nhưng nhìn cậu thì tớ nghĩlà cậu chưa bao giờphải vất vảcả." "Đúng vậy. Tớchưa bao giờphải vất vả. Nhưng tớcũng chẳng có nhiều tiền. Tớcũng như hầu hết mọi người thôi." "Vâng, nhưng hầu hết mọi người ởtrường cậu đều giàu cả," Midori nói, úp tay trong lòng. "Đó mới là vấn đề" "Vậy bây giờcậu sẽcó nhiều cơhội thấy một thếgiới không vướng phải vấn đề đó. Có thể nhiều hơn cậu muốn nữa." "Thôi nào, hay nói xem, giàu có thì cái gì là hay nhất?" "Tớkhông biết." "Là có thểnói tớchẳng có đồng nào. Đây nhé, nêu tớrủmột đứa bạn ởtrường làm cái gì đó, nó có thểnói "Tiếc quá, tớchẳng có đồng nào". Đó là điều mà tớkhông thểmởmồm nói nếu tớ ởvào hoàn cảnh của nó. Nếu tớnói "tớchẳng có đồng nào", đó sẽlà vì thực sự là tớchẳng có đồng nào. Buồn thật. Nó giống thếnày này: nếu một đứa con gái xinh đẹp nói "hôm nay trông tớxinh quá, tớchẳng muốn ra ngoài nữa" thì không sao, nhưng nếu một đứa xấu xí mà nói thếthì mọi người sẽcười vào mũi nó. Với tớ, thếgiới là nhưvậy đấy. Sáu năm liền nhưthế, cho tới tận năm ngoái." "Rồi cậu sẽquên thôi." "Hy vọng thế. Vào đại học thật nhẹhết cảngười. Xung quanh đày nhưng người bình thường." Cô mỉm cười mà chỉhơi cong môi một tí và vuốt mái tóc ngắn bằng lòng bàn tay. "Cậu có làm thêm không?" "Có. Tớviết chú giải bản đồ. Cậu biết loại sách quảng cáo nhỏkèm bản đồchứ? Có mô tả các khu vực khác nhau, sốdân cư, và nhưng chỗ đáng tham quan ấy mà. Chỗnày chỗnọ có đường để đi bộhoặc một huyền thoại gì đó, hoặc một vài loài chim hoa cây cỏ đặc biệt nào đó. Tớviết những cái đó. Rất dễ. Chẳng mất thì giờchút nào. Một ngày ngồi trong thư viện là tớcó thểxong một cuốn sách nhỏ. Chỉcần thành thạo mấy bí quyết thôi là làm không hết việc." "Bí quyết gì thế?" "Đại loại nhưthêm thắt những chi tiết chưa ai viết bao giờvà thếlà những người ởcông ty bản đồsẽtưởng mình là thiên tài văn chương và đưa thêm việc cho mình ngay. Chẳng cần chuyện gì to tát, chỉvài chi tiết là đủ. Ví dụnhưkhi xây dựng con đập này ởcái thung lũng nọ, nước đã ngập hết ngôi làng ấy nhưng mỗi độxuân sang những loài chim từphương nam vẫn nhớ đường vềvà bạn có thểthấy chúng bay lượn trên mặt hồ. Cứthêm một giai thoại nho nhỏnhưthếvà ai đọc cũng thấy thích, rất hình ảnh và tình cảm. Bọn làm thêm bình thường không nghĩ đến những cái nhưthế, nhưng tớcó thểviết và kiếm được khối tiền." "Ờ, nhưng cũng phải tìm ra những giai thoại ấy chứ." "Đúng thế," Midori nói, hơi nghiêng đầu. "Nhưng nếu đã tìm là thểnào cũng có. Còn nếu không thì mình bịa ra cái gì đó cũng có chết ai đâu?" "Á, à…" "Hoà bình mà!" Midori nói. Cô nói muốn nghe chuyện khu học xá của tôi, và tôi kểnhững câu chuyện quen thuộc vềlễ kéo cờvà vềcác bài thểdục theo đài của Quốc-xã. Cũng nhưmọi người khác, Midori phì cười vì anh chàng Quốc-xã này. Cô nói giá được vào thăm khu học xá chắc sẽvui lắm. "Làm gì có cái gì vui," tôi bảo, "Chỉcó mấy trăm thằng trong những căn phòng đày rác rưởi, uống rượu và thủdâm." "Kểcảcậu chứ." "Thì thằng đàn ông nào trên thếgiới này mà chẳng thế," tôi giải thích. "Con gái thì hành kinh mà con trai thì thủdâm. Tất tật." "Kểcảnhững đứa có bồgái ư? Nghĩa là có bạn tình ấy" "Chuyện ấy chẳng có liên quan gì. Thằng ởcạnh phòng tớlại còn phải cho ra trước khi đi chơi với bồ. Nó bảo thếnó mới thấy thoải mái." "Tớkhông biết lắm những chuyện ấy. Tớ ởtrường nữsinh quá lâu." "Tớ đoán những tạp chí đàn bà bóng bẩy kia không đềcập đến chuyện này." "Đúng thế! Chẳng có tí nào!" cô nói, cười ầm lên. "Mà này, Watanabe, Chủnhật này cậu có thời gian không? Có rảnh không?" "Chủnhật nào tớcũng rảnh. Ít nhất là đến sáu giờ. Lúc ấy tớphải đi làm" "Thếthì đến tớchơi nhé! Đến hiệu sách Kobayashi. Hàng thì nghỉ, nhưng tớphải loanh quanh ở đó cảngày một mình. Có thểsẽcó một cú điện thoại quan trọng. Cậu đến ăn trưa nhé! Tớsẽnấu." "Nghe được đấy," tôi nói. Midori xé một trang vởrồi vẻmột bản đồchi tiết chỉ đường đến chỗcô. Cô lấy bút đỏ đánh một cái dấu X to tướng vào chỗngôi nhà. "Thểnào cậu cũng thấy nó ngay, có cảbiển đề"Hiệu sách Kobayashi". Đến buổi trưa nhé. Tớsẽsoạn bữa chờcậu." Tôi cám ơn và bỏcái bản đồvào túi quần. "Bây giờtớphải vềtrường," tôi nói. "Lớp tiếng Đức của tớbắt đầu lúc hai giờ." Midori nói cô phải đi đâu đó, rồi lên tàu ởtrạm Yotsuya. Sáng Chủnhật tôi dậy lúc chín giờ, cạo mặt, giặt quần áo và đem phơi trên nóc nhà. Hôm ấy đẹp trời. Trong không khí đã thấy những hương vị đầu mùa của tiết thu. Chuồn chuồn ngô bay đầy quanh sân, chạy trốn bọn trẻcon khu phố đang cầm vợt đuổi theo chúng. Không có gió, lá cờMặt trời mọc ủrũtrên cột. Tôi mặc cái sơ-mi mới là rồi đi bộra trạm tàu điện. Cảnh tượng khu sinh viên sáng Chủnhật: đường phốvắng về, gần nhưkhông có ai, hàng họ đóng cửa gần hết. Những âm thanh ít ỏi vọng lại với một âm sắc rõ ràng đặc biệt. Một cô gái đi guốc bước lóc cóc qua mặt đường nhựa, và cạnh trạm tàu điện có mái che là bốn năm đứa trẻ đang ném đá một dãy vỏ đồhộp. Có một tiệm bán hoa mởcửa, và tôi vào mua mấy bông thuỷtiên. Mùa thu mà có thuỷtiên! Thật lạ? Nhưng tôi vẫn thích thứhoa này. Chuyến tàu điện sáng Chủnhật chỉcó ba bà già. Họ đều nhìn tôi và mấy bông hoa của tôi. Một bà còn mỉm cười với tôi. Tôi cười đáp lại. Tôi ngồi xuống hàng ghếcuối cùng và nhìn những ngôi nhà cổtrôi qua ngay sát cửa sổ. Tàu gần nhưsắp chạm cảvào những hồi nhà nhô ra. Sân phơi của một nhà có mười cái chậu trồng cà chua, cạnh đó là một con mèo đen to bựnằm sưởi nắng. Trong vườn một nhà khác có một đứa con gái bé tí đang thổi bong bóng xà-phòng. Tôi nghe thấy một bài hát của Ayumi Ishida văng văng từ đâu đó, và còn ngửi thấy cảmùi cà-ri đang nấu. Con tàu len lỏi qua cái thếgiới sân sau riêng tư ấy. Dọc đường có thêm một vài khách lên tàu, nhưng ba bà già vẫn ngồi chụm sát lại và mải miết chuyện gì đó với nhau. Tôi ra khỏi tàu ởtrạm Otsuka rồi đi theo bản đồcủa Midori xuống một phốrộng chẳng có gì mấy đểxem. Không có cửa hàng nào trong phố ấy có vẻphát đạt, toàn ởtrong những toà nhà cũcó nội thất buồn thảm, nhiều biển hiệu đã phôi pha. Trông kiểu nhà thì có lẽvùng này đã không bịném bom hồi chiến tranh và cảdãy phốvẫn còn nguyên nhưcũ. Một vài chỗ đã được xây mới lại hoàn toàn, nhưng hầu hết đều được cơi nới thêm chỗnày cho kia, và chính những cơi nới ấy trông còn nhem nhếch hơn bản thân những toà nhà cũ. Toàn bộ không khí của chỗ ấy khiến ta nghĩrằng hầu hết nhưng cưdân gốc gác ở đây đã chán ngấy cảnh xe cộ đông đúc, không khí bẩn thỉu, tiếng ồn và giá thuê nhà cao, và đã dọn hết vềcác vùng ngoại ô, đểlại toàn những căn hộrẻtiền, những văn phòng cho thuê và các cửa tiệm rất khó bán, cùng với một sốít những người còn ngang bướng bám chặt lấy tài sản đểlại của gia đình. Mọi thứ đều mờmịt và u ám nhưbịbọc trong một làn khói thải phun ra từ ống xảxe hơi vậy. Sau mười phút đi bộ đọc dường phố ấy, tôi đến một trạm xăng góc đường, rồi rẻphải vào một đoạn phốtoàn những cửa hàng nhỏ, ởgiữa có một tám biển đềHiệu sách Kobayashi. Đúng là một cửa hàng nhỏ, nhưng cũng không đến nỗi nhỏnhưmô tảcủa Midori. Nó điển hình là một hiệu sách khu phố, đúng nhưcửa hàng mà tôi vẫn chạy ù đến những hôm truyện tranh trẻcon vừa vềsốmới. Lòng tôi bỗng tràn ngập một nỗi nhớtiếc khi đứng trước cửa hiệu sách. Toàn bộmặt tiền của cửa hiệu được đóng kín bằng một cửa sắt cuốn có sơn in một quảng cáo tạp chí: "Tuần báo Bunshun có bán tại đây vào thứnăm hàng tuần." Vẫn còn mười năm phút nữa mới đến giờhẹn, nhưng tôi không muốn phải lang thang trong dãy phố đó với bó thuỷtiên trong tay, nên cứbấm chuông ởcạnh cửa rồi lùi lại vài bước đứng đợi. Mười lăm giây sau vẫn không thấy gì, và đang chưa biết có nên bấm chuông nữa hay không thì tôi nghe tiếng cửa sổmởra ởphía trên. Tôi ngẩng lên và thấy Midori đang nghiêng người ra vẫy: "Vào đi!" cô nói to. "Cứnhấc cái cửa lên." "Ôkê chứ? Tớ đến hơi sớm!" tôi lớn tiếng đáp. "Không sao. Lên gác nhé. Tớ đang bận trong bếp." Cô đóng cửa sổlại. Cái cửa cuốn kêu xào xạo ầm khi tôi nhấc nó lên chừng một thước, chui qua, rồi lại hạnó xuống. Bên trong cửa hàng tối om. Tôi lần mò tìm đường vào tới chân cầu thang ởphía sau, vấp phải nhưng bó tạp chí lăn lóc dưới đất. Tôi cởi giày rồi theo cầu thang lên phòng khách. Nội thất ngôi nhà tối và ảm đạm. Cầu thang dẫn vào một phòng khách giản dịcó một cái ghếsô-pha và mấy cái ghếbành. Đó là một gian phòng nhỏcó ánh sáng lờmờlọt vào từcửa sổ, giống nhưtrong những phim Ba Lan ngày xưa. Bên trái có vẻlà một chỗ chứa đồvà cái gì đó nhưcửa vào nhà tắm. Đoạn thang lên tầng trên nữa rất dốc và tôi phải thận trọng từng bước, nhưng lên đến nơi thì khung cảnh sáng sủa hơn nhiều đến nỗi tôi thấy nhẹcảngười. "Tớ ở đây," Midori gọi. Phía bên phải đầu cầu thang có vẻlà buồng ăn, ởsau đó là bếp. Ngôi nhà thì cũ, nhưng gian bếp có vẻvừa mới được thay thếbộtủmới và bàn rửa vòi nước sáng choang. Midori đang nấu nướng. Một cái nồi đang sôi, và không khí sặc mùi cá nướng. "Có bia trong tủlạnh," cô nói và liếc sang phía tôi. "Cậu ngồi đi đểtớlàm nốt món này." Tôi lấy một hộp bia và ngồi cạnh bàn bếp. Bia lạnh toát nhưthểnó đã ởtrong tủlạnh cảnăm trời. Trên bàn có một cái gạt tàn nhỏmàu trắng, một tờbáo, và một vịt xì-dầu. Có cảmột tập giấy ghi chú và bút viết, thấy có ghi một số điện thoại và mấy con sốcó vẻlà tính toán chợbúa gì đấy. "Chắc phải mười phút nữa mới xong," cô nói. "Cậu đợi được chứ." "Tất nhiên rồi," tôi nói. "Vậy thì cứ đểcho thật đói đi. Tớlàm nhiều đồ ăn đấy" Tôi nhâm nhi bia và dồn mắt vào Midori trong khi cô nấu nướng, quay lưng vềphía tôi. Cô làm việc với những động tác nhanh nhẹn khéo léo, đến bốn năm thứviệc một lúc ởtrên bếp. Vừa mới bắt đầu luộc cá ở đây, một giây sau đã thấy thái tanh tách ngoài thớt, rồi lấy cái gì đó trong tủlạnh ra chất đầy vào một cái bát, sau đó nhoáng một cái đã rửa xong cái nồi vừa mới dùng. Từsau lưng trông cô nhưmột nghệsĩ Ấn Độ điều khiển bộgõ - nào rung chuông, nào đánh mõ, nào gõ sửng trâu, động tác nào cũng chính xác và tiết kiệm trong một tổng thểhài hoà. Tôi nhìn mà phát khiếp. "Nếu tớgiúp được gì thì cậu cứbảo nhé," tôi nói, cũng là đểkhỏi ngượng là chính. "Ôkê mà," Midori nói và mỉm cười vềphía tôi. "Tớvẫn quen làm mọi thứmột mình." Cô mặc quần bò chen màu nước biển và một chiếc áo phông xanh thuỷquân. Hình lôgô của hãng đĩa hát Apple chiếm gần hết lưng áo. Cô có bộhông cực kỳhẹp, nhưthể đã bỏqua tuổi phát dục và không chịu nảy nở, và điều đó làm cô trông lưỡng tính hơn các cô gái mặc quần bò chẽn bình thường khác. Ánh sáng tràn vào từcửa sổbếp bao bọc lấy thân hình cô với một đường viền mờ ảo. "Nhẽra cậu không cần phải bày vẽ đại tiệc thế," tôi nói. "Tiệc tùng gì đâu," Midori đáp mà không quay lại. "Hôm qua tớbận quá không đi chợ hẳn hoi được. Tớchỉnhặt nhạnh những thứcó sẵn trong tủlạnh thôi. Thật đấy, cậu đừng có lo. Với lại họKobayashi nhà tớcó truyền thống đãi khách. Tớcũng không biết tại sao, nhưng nhà tớthích thù tiếp bạn bè lắm. Thâm căn cố đếthếrồi, nhưmột chứng bệnh vậy. Cũng chẳng phải tại nhà tớ đặc biệt tửtếhoặc tại mọi ngườí quý mến gia đình tớquá hay gì đó, nhưng cứhễcó ai đến chơi là sẽ được hậu đãi, bất kì là thếnào. Cảnhà tớ đều có những khiếm khuyết tính cách giống nhau, tốt xấu gì cũng thế. Ví dụnhưbốtớ. Ông ấy hầu nhưkhông uống rượu, nhưng trong nhà lúc nào cũng đầy rượu. Đểlàm gì ư? Để đãi khách! Cho nên đừng có nhịn, cậu cứuống bia xảláng nhé." "Cám ơn," tôi nói. Tôi bỗng nhớra là đã đểmấy bông thuỷtiên ởdưới nhà. Tôi đã đểchúng sang bên cạnh lúc cởi giày. Tôi lẳng lặng xuống thang và thấy mười bông hoa đang nởsáng rực trong bóng tối. Midori lấy một cái cốc thuỷtinh cao trong chạn ra và cắm hoa vào đó. "Tớthích thuỷtiên lắm," Midori nói. Đã có lân tớhát bài "Bảy đoá thuỷtiên" trong một cuộc thi tài ởtrường. Cậu biết bài đó không?" "Chúng tớcó một nhóm nhạc dân gian. Tớchơi ghi-ta." Cô vừa dọn đồ ăn ra đĩa vừa hát bài "Bảy đoá thuỷtiên." Midori nấu nướng giỏi hơn tôi tưởng rất nhiều: đủcác loại món rán, xào, luộc, nướng, muối rất ngon, chếbiến từtrứng gà, cá thu, đậu quảtươi, cà tím, các loại nấm, củcải đỏ, vừng, nấu theo phong cách Kyoto rất tinh tế. "Ngon tuyệt," tôi nói, miệng vẫn đầy thức ăn. "Ôkê, bây giờcậu nói thật đi!" Midori nói. "Cậu tưởng tớkhông thểnấu nướng ngon lành thếnày đúng không - và cứnhìn tớthì ai cũng nghĩvậy, đúng không?" "Quảcó thế," tôi thú thật. "Cậu quê ởKansai, nên thích ăn các món có hương vịtinh tếkiểu này, đúng không?" "Chẳng nhẽcậu đã chọn món và nấu nướng theo khẩu vị đặc biệt của tớ?" "Đừng vớvẩn? Tớkhông chịu rắc rối thế đâu. Không đâu. Nhưng nhà tớvẫn ăn uống kiểu này." "Vậy. mẹcậu hoặc bốcậu, cũng là người Kansai à?" "Không. Bốtớ đẻ ởTokyo và mẹtớlà người Fukushima. Họhàng nhà tớkhông có ai là người Kansai. Tất cả đều là người Tokyo hoặc Kanto bắc." "Tớchịu đấy," tôi nói. "Làm sao cậu có thểnấu nướng theo lối Kansai một trăm phần trăm thếnày được. Có ai dạy cậu à?" "À, đó là cảmột câu chuyện đấy," cô nói, miệng nhai một miếng trứng rán. "Mẹtớghét đủ thứviệc nhà, và bà ấy hầu nhưkhông nấu nướng gì bao giờ. Và chúng tớlúc nào cũng phải nghĩ, ví dụnhư"Hôm nay bận quá, mình gọi đồ ăn vềnhà đi", hoặc "Mình ra hàng thịt mua ít chảcá mà ăn cho rồi", đại loại thế. Ngay từhồi bé tớ đã ghét thếrồi, kiểu cứlàm một nồi cà-ri to đùng và ăn ba ngày liền. Cho đến một hôm, đang năm thứnăm trung học, tớquyết định sẽphải ra tay nấu nướng cho cảnhà và phải nấu thật ngon. Tớ đến hiệu sách lớn Kinokuniya ởShinjuku mua cuốn dạy nấu ăn to nhất và đẹp nhất, rồi tớthông thạo sách ấy từbìa trước đến bìa sau, từchọn thớt mài dao cho đến cách lọc xương và đánh vẩy cá, đủthứ. Tác giảcuốn sách ấy tình cờlại là người Kansai, cho nên tất cảnhững món tớ biết nấu đều là theo lối Kansai." "Nghĩa là cậu đã học nấu tất cảnhững thứnày từmột cuốn sách ư?" "Tớ đểdành tiền để đi ăn của thật. Có thếmới học được hương vị. Cảm tính của tớtốt. Nhưng đầu óc logic thì tớtuyệt vọng." "Cậu tựhọc mà nấu giỏi thếnày thì thực là kinh khủng!" "Không dễ đâu," Midori thởdài nói, "Lớn lên trong một cái nhà mà mọi người đều chẳng thèm đểý gì đến đồ ăn thức uống. Tớnói tớmuốn mua dao với nồi tửtếnhưng chẳng ai cho tiền. Họbảo "Những cái mình đang dùng là tốt chán rồi". Nhưng tớbảo họ điên à, dao dựa kiểu ấy có muốn lọc xương cá cũng không xong, thếlà họnói "Mày lọc xương cá làm cái quái gì cơchứ?" Không thểnói phải quấy với họ được. Tớbèn dành dụm tiên tiêu vặt và đi sắm dao nồi rổrá chuyên nghiệp mang vềdùng. Cậu có tin được không? Một con nhóc mười lăm tuổi tiết kiệm từng xu đểmua rốrá đá mài và nồi chống dính trong khi lũ con gái khác ởtrường đã nhiều tiền thì chớlại tha hồsắm quần áo giày dép đểchưng diện. Cậu có thấy buồn cho tớkhông hả?" Tôi vừa gật đầu vừa nuốt đầy một ngụm súp đậu xanh nước trong veo. "Đến lớp cuối ởtrung học, tớ đã phải mua một cái chảo rán trứng - loại chảo dài hẹp để làm món trứng dashimaki mà mình đang ăn đây này. Tiền ấy đáng nhẽtớdùng đểmua một cái xu-chiêng mới. Thếlà ba tháng liền tớchỉcó độc một cái xu-chiêng. Cậu có tin được không? Tớgiặt nó vào ban đêm, làm đủcách cho nó khô đểsáng hôm sau còn mặc. Khổnhất trần đời là phải mặc xu-chiêng ẩm. Tớ đi đó đây mà nước mắt cứtrào ra. Cứ nghĩ đến mình đang phải khổvì một cái chảo rán trứng!" "Tớhiểu," tôi nói, phì cười. "Tớbiết nhẽra không được nói thếnày, nhưng quảthật tớthấy nhưnhẹcảngười khi mẹ tớchết. Tớcó thểquản lí chi tiêu theo cách của mình. Tớcó thểmua cái gì tớthích. Bây giờ thì tớ đã có tương đối đầy đủ đồlàm bếp. Bốtớkhông biết tí gì vềchuyện tiền nong cả." "Mẹcậu mất khi nào?" "Được hai năm rồi. Ung thư. U não. Bà ấy nằm bệnh viện một năm rưỡi. Thật kinh khủng. Đau đớn suốt. Cuối cùng bà ấy mất trí; phải dùng thuốc an thần liên tục, mà mãi vẫn chưa chết được, nên khi mẹtớ đi thì gần nhưlà phải có tác động đềgiúp cho bà ấy được chết. Chết kiểu ấy là đáng sợnhất - bản thân thì đau đớn, gia đình thì khổsở. Nhà có đồng nào là tiêu vào bệnh viện hết. Nguyên thuốc tiêm thôi cũng đã mỗi phát hai mươi ngàn Yên, mà tiêm liên miên, rồi lại tiền dịch vụchăm sóc hai tưgiờmột ngày. Tớbận với bà ấy đến nỗi không thểhọc hành gì được, bịchậm đại học mất một năm. Mà thế đã phải hết đâu…" Cô dừng lại giữa câu, đặt đủa xuống và cười. "Nhưng sao tựnhiên mình lại nói nhưng chuyện thảm thếnhỉ? "Nó bắt đầu từchuyện cái xu-chiêng," tôi nói. "Thôi nhé, ăn món trứng đi và hay nghĩ đến những điều tớvừa bảo với cậu," Midori nói với vẻnghiêm trang. Ăn hết phần mình là tôi no kễnh, nhưng Midori ăn ít hơn nhiều. "Nấu rồi thì hết muốn ăn." cô nói. Cô dọn bát đĩa, lau bàn, mang ra một bao Marlboro, rút một điếu và châm lửa bằng diêm. Hai tay ôm cái cốc cắm thuỷtiên, cô chăm chú nhìn mấy bông hoa một lúc lâu. "Có lẽtớsẽkhông cắm chúng sang bình nữa," cô nói. "Đểchúng thếnày thì có vẻnhưtớ vừa tình cờhái chúng ởmột cái ao nào đó và cứthếmà bỏvào cái gì đầu tiên có trong tay." "Quảlà tớ đã hái chúng ởmột cái ao chỗga tàu Otsuka," tôi nói. Cô chặc lưỡi. "Cậu là một gã kì lạ. Nói đùa mà mặt cứtỉnh khô." Tay đỡcằm, cô hút đến nửa điếu thuốc thì dụi nó vào cái gạt tàn. Cô dụi mắt nhưthểvừa bịkhói xộc vào. "Con gái nhẽra phải duyên dáng hơn khi tắt thuốc lá. Cậu dụi thuốc nhưmột ga thợxẻ vậy. Cậu không nên dúi nó xuống ngay thế, mà phải nhẹnhàng gạt quanh một tí đã. Như thếnó mới không cong gẫy thếkia. Với lại con gái không ai nhảkhói ra đằng mũi nhưthế. Mà cũng chẳng bao giờ đi kểchuyện chỉmặc một cái xu-chiêng liền trong ba tháng trong khi ngồi ăn một mình với đàn ông." "Thì tớlà thợxẻmà," Midori nói, gãi gãi cạnh sống mũi. "Tớkhông bao giờcó thểsành điệu được. Tớ đã đùa thửnhiều lần, nhưng không thể được. Còn chê trách gì nữa không?" "Con gái không hút Marlboro," tôi bảo. "Khác quái gì? Thuốc nào thì cũng dởnhưnhau cả." Cô xoay xoay cái bao Marlboro trong tay. "Tớbắt đầu hút thuốc từtháng trước. Chẳng phải thèm thuồng gì. Chỉthinh thích thế thôi." "Sao lại thế?" Cô ép chặt hai tay lên mặt bàn và nghĩmột lúc. "Mà có gì là khác nhau đâu? Cậu không hút thuốc?" "Bỏtừtháng Sáu" tôi nói. "Sao thế?" "Phiền lắm. Tớghét bịhết thuốc vào lúc nửa đêm. Tớkhông thích bịcái gì bó buộc mình kiểu ấy." "Cậu biết rất rõ cái gì cậu thích và cái gì cậu không thích," cô nói. "Có lẽthế," tôi bảo. "Có lẽvì thếmà mọi người không thích tớ. Chưa bao giờ." "Là vì cậu lộliễu chuyện đó," cô nói. "Cậu tỏrõ thái độcậu bất cần người ta có thích hay ghét cậu hay không. Cái đó chọc tức mọi người." Cô nói gần nhưlẩm nhẩm, cằm tựa trong lòng bàn tay. "Nhưng tớthích nói chuyện với cậu. Cách nói của cậu rất lạ. "Tớkhông thích bịcái gì bó buộc mình kiểu ấy." Tôi giúp cô rửa bát. Đứng cạnh cô, tôi lau những cái cô đã rửa, rồi xếp chúng lên mặt bàn. "Này," tôi nói, "hôm nay nhà cậu mọi người đi vắng hết à?" "Mẹtớ ởdưới mộ. Bà ấy chết hai năm rồi." "Rồi, tớ đã nghe chuyện ấy." "Chịtớ đi chơi với chồng chưa cưới. Có lẽlái xe đi đâu đó. Anh kia làm cho một hãng ôtô. Hắn thích xe lắm. Tớkhông thích ôtô." Midori ngừng nói và rửa. Tôi ngừng nói và lau. "Còn có bốtớnữa," cô nói sau một lúc im lặng. "Phải rồi," tôi bảo. "Ông ấy đi Uruguay từtháng Sáu năm ngoái và vẫn ở đó cho đến bây giờ." "Uruguay! Sao lại Uruguay?" "Ông ấy đang tính ởhẳn đó, cậu có tin hay không thì tuỳ. Một chiến hữu từthời lính tráng của ông ấy có cái nông trại ở đó. Đùng một cái, bốtớtuyên bốlà ông ấy cũng sẽ đi, rằng ở Uruguay khảnăng của ông ấy sẽkhông bịhạn chế, và ông ấy lên máy bay, thếthôi. Chúng tớcốhết sức ngăn ông ấy, như"Sao bốlại muốn đến một chỗnhưthế? Bốkhông biết tiếng, bốhầu nhưchưa bao giờra khỏi Tokyo." Nhưng ông ấy không nghe. Mẹtớmất là một cú sốc thật sựvới ông ấy. Nghĩa là chuyện đó làm ông thành ra lẩn thẩn. Bốtớyêu mẹtớ đến thế đấy. Thật thế." Tôi không biết nói gì, chỉnhìn Midori chằm chằm, mồm há hốc. "Cậu có biết ông ấy nói gì với chịem tớlúc mẹtớmất không? "Tao thà mất hai đứa chúng mày còn hơn mất bà ấy." Tớxỉu hết cảngười. Không thểnói được gì nữa. Cậu có hiểu không? Có ai lại nói ra một điều nhưthếchứ? Ôkê, ông ấy mất người đàn bà yêu dấu, người bạn đời của ông ấy. Tớhiểu nỗi đau ấy, nỗi buồn ấy, sự đổvỡ ấy. Tớthương ông ấy. Nhưng không ai nói với con gái của chính mình rằng "Nhẽra mày nên chết thay cho mẹ mày" Nghĩa là, nó thật khủng khiếp. Cậu có đồng ý không nào?" "Ờtớhiểu ý cậu rồi." "Cái vết thương ấy sẽkhông bao giờlành được," cô vừa nói vừa lắc đầu. "Nhưng quả thực, nhà tớai cũng lạ. Người nào cũng có cái gì đó hơi là lạ." "Có vẻthếthật," tôi nói. "Dù sao, thật tuyệt vời khi thấy có hai người yêu nhau, phải không cậu? Tớmuốn nói là một người đàn ông yêu vợmình đến mức có thểbảo lũcon gái đáng nhẽchúng phải chết thay cho mẹ." "Có thểtuyệt vời thật, nếu nhưcậu nhìn nhận theo kiểu ấy." "Và thếlà ông ấy bỏmặc hai đứa chúng tớvà trốn sang Uruguay." Tôi lau thêm một cái đĩa mà không nói năng gì. Sau cái cuối cùng, Midori xếp tất cảlại vào chạn. "Thếcậu có tin tức gì của bốkhông?" tôi hỏi. "Một cái bưu thiếp. Hồi tháng Ba. Nhưng ông ấy viết gì chứ? "Ở đây nóng lắm" hoặc "Hoa quảkhông ngon nhưbốtưởng". Những chuyện nhưthế. Tớmuốn nói là, xin ông tạnh đi cho được việc! Một bức ảnh ngu xuẩn chụp một con lừa! Ông ấy điên hẳn rồi! Thậm chí ông ấy cũng chẳng báo tin đã gặp được lão kia chưa - cái ông chiến hữu hoặc gì gì ấy. Ông ấy cũng có thêm ởdòng cuối rằng khi nào ổn định ông ấy sẽ đón tớvới chịtớ sang, nhưng sau đấy thì bặt vô âm tín. Và ông ấy không bao giờtrảlời thưcủa bọn tớ.." "Cậu sẽlàm gì nếu bốcậu bảo "Đến Uruguay với bố"?" "Tớsẽ đi và ngó nghiêng một tí. Biết đâu lại vui. Chịtớthì lại bảo không đời nào. Chịtớ không chịu được những nơi bẩn thỉu." "Uruguay bẩn lắm à?" "Ai biết đâu được! Chị ấy nghĩthế. Kiểu như đường xá thì đầy phân lừa và ruồi nhặng, rồi chuồng xí thì hỏng, và cho nào cũng lổm ngổm những thằn lằn với bọcạp. Có lẽchị ấy xem thấy trên phim. Chị ấy không thểchịu được ruồi nhặng. Chị ấy chỉthích phóng ôtô xịn qua những nơi có phong cảnh đẹp." "Lại thếnữa kia à?" "Nói thật chứ, Uruguay thì đã sao? Tớsẽ đi." "Vậy ai sẽtrông cửa hàng?" "Chịtớ. Nhưng chị ấy ghét việc này lắm. Chúng tớcó một ông bác ởgần đây vẫn đến giúp và đi giao hàng. Tớthì cứrảnh là phụmột tay. Hiệu sách thì việc cũng không đến nỗi khổ sai lắm, nên bọn tớcó thểlàm được. Còn nếu quá sức thì bọn tớsẽbán nó đi." "Cậu có thích bốcậu không?" Midori lắc đầu. "Không thích lắm." "Vậy sao cậu lại có thểtheo ông ấy sang Uruguay?" "Tớtin ông ấy." "Tin ông ấy?" "Ừ, tớkhông ưa ông ấy lắm, nhưng tớtin ởbốtớ. Làm sao có thểkhông tin một người dám bỏhết nhà cửa, con cái, công việc đểchạy sang tận Uruguay chỉvì choáng váng trước cái chết của vợmình? Cậu có hiểu ý tớkhông?" Tôi thởdài. "Một tí thôi, nhưng cũng không hẳn." Midori cười váng lên và vỗvỗvào lưng tôi. "Thôi nào," cô nói, "không sao đâu." Có hết chuyện lạnày đến chuyện lạkia trong buổi chiều Chủnhật ấy. Một trận hoảhoạn xảy ra gần nhà Midori, và khi leo lên sân phơi trên tầng ba đểxem, chúng tôi đã gần như hôn nhau. Nói thếnghe thật ngu xuẩn, nhưng mà đúng nhưvậy. Chúng tôi đang uống cà-phê sau bữa ăn và nói chuyện vềcuộc sống ở đại học thì nghe tiếng xe cứu hoả. Tiếng còi cứto mãi lên và có vẻcó thêm nhiều xe. Rất nhiều người chạy ngang qua cửa hàng, nhiều người hò hét. Midori vào một phòng phía mặt đường, mởcửa sổnhìn xuống. "Chờmột phút nhé," cô nói và biến mất, sau đó tôi nghe tiếng chân chạy thình thịch trên cầu thang. Tôi ngồi đó uống cà-phê một mình và cô nhớxem Uruguay là ở đâu. Xem nào, Brazil thì ở đây, Venezuela ởkia, và Colombia ở đâu đó chỗnày nhưng tôi không thểnhớvịtrí của Uruguay. Mấy phút sau Midori xuống và giục tôi đi ngay theo cô. Tôi theo cô đến cuối phòng và trèo một cái thang hẹp dốc ngược lên một cái sàn gô có những cọc phơi quần áo bằng tre. Cái sàn ấy cao hơn hầu hết những mái nhà xung quanh và có thểnhìn xuống khu phố ấy rất rõ. Những đám khói đen lớn đang ngùn ngụt bốc lên từmột nơi cách đó ba bốn nhà và bịgió thổi bay vềphía phốchính. Không khí khét lèn lẹt. "Nhà Sakamoto rồi," Midori nói, nghiêng người trên lan can. "Họvẫn làm những phụkiện cửa truyền thống và những đồnhưvậy. Nhưng lâu nay đã thôi rồi." Tôi cũng nghiêng theo cô trên lan can và cốnhìn xem chuyện gì đang xảy ra. Một toà nhà ba tầng che khuất chỗbịcháy, nhưng hình nhưcó ba hoặc bốn xe cứu hoả đang hoạt động ở đó. Chỉcó hai xe có thểlen vào ngõ hẹp chỗnhà cháy, mấy cái kia phải đậu ngoài phố chính. Một đám đông tò mò đang tụtập quanh đó. "Này, có khi cậu nên gói ghém những thứcó giá trịvà sẵn sàng sơtán đi," tôi bảo Midori. "Gió đang thổi vềhướng khác, nhưng có thể đổi chiều bất kì lúc nào, mà lại có cái trạm xăng ởngay kia. Tớsẽgiúp cậu xếp đồ." "Những thứcó giá trịnào? Midori nói. "Ơkìa, chắc cậu phải có vài thứcậu muốn giữchứ? Giấy tờngân hàng, các con dấu, giấy tờluật pháp, những thứnhưthế. Tiền mặt dựtrữnữa." "Quên đi. Tớkhông chạy đi đâu cả." "Ngay cảnếu nó cháy đến đây ư?" "Cậu nghe rõ rồi mà. Tớchết cũng chẳng sao." Tôi nhìn vào mắt cô, và cô nhìn thẳng vào tôi. Tôi không thểbiết là cô đùa hay thật. Chúng tôi cứthếmất một lúc, và rồi tôi hết lo lắng. "Ôkê," tôi bảo. "Tớhiểu rồi, tớsẽ ởlại với cậu." "Cậu sẽchết cùng tớ ư? Midori nói với cặp mắt sáng long lanh. "Làm gì có chuyện ấy tôi bảo. "Tớsẽchạy nếu có nguy hiểm. Nếu cậu muốn chết, cậu có thểchết một mình." "Cái đồ đểu lòng lim dạ đá này!" "Tớkhông thểchết với cậu chỉvì cậu đã đãi tớbữa trưa. Tất nhiên, nếu là bữa tối thì…" "Thôi nào, được rồi… Mình cứ ở đây xem một lúc đã. Mình có thểhát. Nếu tình hình xấu đi thì lúc ấy hãy tính." "Hát ư?" Midori mang hai cái gối ngồi sàn, bốn hộp bia và một cái ghi-ta từdưới nhà lên. Chúng tôi uống và nhìn khói đen bốc lên cao. Cô gẩy đàn và hát. Tôi hỏi cô không sợhàng xóm họ ghét hay sao, xem hoảhoạn ngay gần nhà mà lại vừa uống bia vừa hát trên sân phơi chẳng có vẻlà một cửchỉ đáng kính. "Quên đi," cô nóì. "Chúng tớkhông bao giờ đểhàng xóm họnghĩgì." Cô hát vài bài dân ca đã từng hát với nhóm nhạc của cô. Nói cô hát hay thì quá gượng, nhưng cô có vẻrất say sưa với âm nhạc của mình. Cô hát qua tất những bài hát cũmà ai cũng biết - "Cây chanh", "Con rồng có phép", "Năm trăm dặm", "Những bông hoa đã đi đâu" "Michael, hãy chèo thuyền vào bờ". Lúc đầu cô còn định bắt tôi hát bè trầm, nhưng tôi hát dởquá nên cuối cùng cô hát một mình cho thoảthích. Tôi uống bia, nghe cô hát và đểmắt đến đám cháy. Nó bùng lên lụi xuống nhiều lần. Người ta hò hét ra lệnh ầm ĩ. Một cái trực thăng báo chí lạch phạch trên cao, chụp ảnh rồi bay đi. Tôi sợhai đứa đã bịchụp vào ảnh. Một viên cảnh sát thét qua loa phóng thanh bắt mọi người phải lùi ra. Một đứa bé khóc gọi mẹ. Có tiếng kính vỡ ở đâu đó. Và chẳng mấy chốc gió bắt đầu đổi hướng lung tung, và bụi tro trăng trắng rơi lảtảxung quanh chúng tôi. Nhưng Midori vẫn uống và hát. Sau khi đã hát hết nhưng bài quen thuộc, cô hát một bài nghe rất lạvà bảo rằng đó là do cô sáng tác: Muốn nấu món hầm cho anh mà không có nồi. Muốn đan chiếc khăn cho anh mà chẳng có len. Muốn viết một bài thơtặng anh mà không có bút. "Đó là bài "Em chẳng có gì", Midori tuyên bố. "Một bài hát thực sựkhủng khiếp, cảlời lẫn nhạc". Tôi lắng nghe mớâm nhạc hổlốn ấy, bụng nghĩ đến chuyện ngôi nhà sẽnổtung theo cái trạm xăng khi nó bắt lửa. Hát mệt rồi, Midori đểcái ghi-ta xuống và ngảvào vai tôi như con mèo ngoài nắng. "Cậu thấy bài hát của tớthếnào?" cô hỏi. Tôi thận trọng đáp, "Độc đáo, đặc biệt, và biểu lộrất rõ tính cách của cậu." "Cám ơn," cô nói. "Chủ đềlà: Tớchẳng có gì." "Ô tớcũng hơi thấy thế." "Cậu biết không," cô nói, "khi mẹtớchết…" "Sao nữa?" "Tớchẳng thấy buồn tí nào. "Ồ!" "Mà lúc bốtớbỏ đi cũng vậy." "Thật ư?" "Thật thế. Cậu thấy tớcó kinh khủng không? Có chai lì không?" "Tớchắc cậu phải có lí do." "Lí do của tớ. Hừmm. Mọi thứ đều khá phức tạp trong cái nhà này. Nhưng tớluôn nghĩ đúng thế, rằng họlà mẹvà bốtớ, và tất nhiên là tớphải buồn nếu họchết hoặc tớkhông bao giờthấy họnữa. Nhưng chuyện lại không xảy ra nhưthế. Tớkhông cảm thấy gì cả. Không buồn. Không cô đơn. Thậm chí còn chẳng mấy nghĩ đến họ. Nhưng có đôi khi tớ nằm mơ. Lúc thì mẹtớ đang từtrong bóng tối quát mắng vọng ra, lên án là tớ đã vui khi bà ấy chết. Nhưng tớcó vui đâu. Tớchỉkhông buồn. Và nói thật là tớkhông nhỏmột giọt nước mắt nào. Vậy mà tớ đã từng khóc suốt đêm khi con mèo của tớchết, hồi tớcòn bé." Sao nhiều khói thế? Tôi tựhỏi. Không thểnhìn thấy ngọn lửa, và khu vực đang cháy có vẻ không lan rộng thêm. Chỉcó mỗi cột khói cứngoằn ngoèo bốc mãi lên trời. Cái gì cháy mà lâu vậy? "Nhưng tớkhông phải là đứa duy nhất có lỗi, Midori tiếp tục. "Đúng là tớcó tính lạnh lùng. Tớbiết thế. Nhưng nếu họ, bốmẹtớ, đã yêu tớhơn một chút, có lẽtớ đã xúc cảm nhiều hơn - và biết buồn, ví dụthế?" "Cậu nghĩcậu chưa được thương yêu đầy đủphải không?" Cô ngoẹo đầu nhìn tôi. Rồi khẽgật một cái thật dứt khoát. "Ở đâu đó giữa "chưa đủ" và "không có tí gì". Tớvẫn luôn thèm được yêu. Dù chỉmột lần thôi. Tớmuốn biết được yêu đầy phần mình nó ra sao, đầy đến mức không thểchịu được nữa ấy. Chỉmột lần thôi. Nhưng họchưa bao giờcho tớcái đó. Chưa bao giờ, dù chỉmột lần. Nếu tớnũng nịu và xin cái gì đó, họchỉbiết đẩy tớ đi rồi quát "Không! Tốn tiền quá!" Tớchỉcó nghe thấy câu ấy. Thếlà tớquyết định phải tìm được ai đó sẽyêu tớvô điều kiện ba trăm sáu lăm ngày một năm. Lúc đó tớmới học tiểu học, nhưng đã quyết định dứt khoát một lần nhưvậy đấy." "Uao?" tôi nói. "Thếcậu đã tìm được ai chưa?" "Đấy mới là cái khó," Midori nói. Cô nhìn khói bốc lên một lúc, vẻnghĩngợi. "Có lẽtớ đã đợi quá lâu. Tớ đang tìm kiếm sựhoàn hảo. Thếmới khó." "Đợi một tình yêu hoàn hảo ư?" "Không, ngay tớcũng không ngu đến thế. Tớ đang tìm sựích kỉ. Ích kỉhoàn hảo. Nói ví dụ nhưtớbảo cậu tớmuốn ăn bánh dâu. Và cậu liền bỏhết mọi việc đang làm đểchạy đi mua nó cho tớ. Rồi cậu hổn hển chạy về, quì gối dâng cái bánh dâu ấy cho tớ. Rồi tớnói tớ không muốn ăn nó nữa và vứt nó ra ngoài cửa sổ. Đó là cái tớ đang tìm." "Tớkhông chắc cái đó có liên quan gì đến tình yêu không," tôi nói, hơi ngạc nhiên. "Có chứ," cô nói. "Cậu không biết đấy thôi. Có những lúc trong cuộc đời một đứa con gái, những cái nhưthếlại cực kì quan trọng." "Nhưném cái bánh dâu ra ngoài cửa sổ ư?" "Chính xác! Và khi tớlàm thế, tớmuốn người đàn ông phải xin lỗi tớ. "Midori này, bây giờthì anh biết rồi". Anh thật là một thằng ngốc! Nhẽra anh phải biết là em sẽkhông thèm bánh dâu nữa. Tất cảtrí thông minh và lòng nhạy cảm của anh chỉbằng một bãi phân lừa. Đểbù đắp cho em, anh sẽ đi mua cho em cái gì khác nhé. Em thích gì nào? Bánh sô-cô-la? Bánh phó-mát?" "Rồi sao nữa?" "Tớsẽhiến cho anh ấy tất cảtình yêu xứng đáng với điều anh ấy đã làm." "Tớnghe thấy điên lắm." "Mặc kệcậu, với tớ, đó mới là tình yêu. Mặc dù không phải ai cũng có thểhiểu được tớ." Midori hơi hơi lắc đầu dụi vào vai tôi. "Với một loại người nào đó, tình yêu bắt đầu từcái gì đó tí xíu và ngốc nghếch. Từnhững cái nhưthế, hoặc nó không bao giờbắt đầu được cả." "Tớchưa gặp cô gái nào suy nghĩnhưcậu." "Khối người đã nói thếvới tớ," cô nói, cạo cạo mãi vào cái móng tay. "Nhưng đấy là cách nghĩduy nhất mà tớbiết. Nói nghiêm chỉnh đấy. Tớ đang nói với cậu nhưng điều tớtin tưởng. Chưa bao giờtớbiết là cách nghĩcủa tớkhác với mọi người. Tớkhông cốtình khác người. Nhưng khi tớnói thật thì ai cũng cho là tớ đùa hoặc đóng kịch. Lúc ấy, tớthấy đời chỉlà của nợmà thôi!" "Và cậu muốn chết cháy cho xong hả?" "A, không phải, chuyện đó khác. Đó chỉlà chuyện tò mò thôi." "Cái gì? Chết cháy à?" "Không, tớchỉmuốn xem cậu phản ứng thếnào," Midori nói. "Nhưng, tớcũng không sợ chết. Thực đấy. Như ở đây này, cứthếsặc khói rồi bất tỉnh và chưa kịp gì thì tớ đã có thể chết rồi. Cái đó không làm tớsợ, so với cái chết của mẹtớvà mấy người họhàng khác. Tất cảhọhàng nhà tớ đều chết sau khi đã đau đớn vì những căn bệnh khủng khiếp. Di truyền trong máu rồi. Tớ đoán thế. Luôn luôn là một quá trình lâu dài, thật lâu dài, và cuối cùng thì hầu nhưkhông thểbiết được họcòn sống hay đã chết nữa kia. Chỉcó đau đớn và chịu đựng mà thôi." Midori đặt một điếu Marlboro lên miệng và châm lửa. "Kiểu chết đó mới làm tớsợ. Bóng đen của sựchết gặm dần dần vào vùng sống, và rồi tất cảtối mò không nhìn thấy gì hết, và mọi người xung quanh đều cho rằng mình chết nhiều hơn sống rồi. Tớghét cái đó. Không thểchịu được nó." Nửa tiếng sau, trận hoảhoạn đã được dập tắt. Người ta đã có vẻngăn chặn được nó không lan rộng ra và cũng không có thương vong gì. Chỉcòn một xe cứu hoả ởlại, và đám đông đã giải tán, tiếng người nói râm ran. Một xe cảnh sát ởlại điều khiển xe cộ, ngọn đèn xanh của nó cứxoay tròn. Hai đám đông đã tụlại ởmấy cái cột đèn gần đó đểxem nhưng hoạt động ởphía dưới. Midori có vẻ đã kiệt sức. Người mềm oặt, cô nhìn lên trời và không nói gì nữa. "Mệt hả?" tôi hỏi. "Cũng chẳng đến nỗi," cô nói. "Tớchỉtựtha lổng mình và giản ra thôi. Lâu lắm mới lại làm thế." Cô nhìn vào mắt tôi và tôi cũng thế. Tôi quàng tay và hôn cô. Vai cô hơi rung lên rất nhẹ, rồi cô thảlỏng người và nhắm mắt lại trong nhiều giây. Nắng đầu thu làm hàng mi cô đổ bóng xuỏng hai gò má, và tôi có thểthấy đường viền của nó run rẩy. Đó là một nụhôn nhẹnhàng êm ái, một nụhôn không có ý sẽlấn tới nữa. Có lẽtôi đã không hôn Midori hôm ấy nếu chúng tôi không ởcảbuổi chiều trên sân phơi ngoài nắng, uống bia và xem đám cháy, và chắc hẳn là cô cũng cảm thấy nhưvậy. Sau một thời gian dài cùng nhìn những mái nhà lấp loá và đám khói và bọn chuồn chuồn ngô với nhiều thứkhác nữa, chúng tôi đã cảm thấy cái gì đó ấm áp và gần gụi, và có thểcảhai chúng tôi đã muốn, một cách lờmờ, lưu giữcái tâm trạng ấy dưới một hình thức nào đó. Nụhôn đó là nhưvậy. Nhưng cũng nhưmọi nụhôn khác, không phải nó không có một yếu tốnguy hiểm nhất định. Người đầu tiên lên tiếng là Midori. Cô nắm tay tôi và bảo tôi, với một bộdạng nhưhơi khó khăn, rằng cô đang đi lại với ai đó. Tôi nói tôi cũng cảm thấy chuyện đó. "Cậu có một cô gái mà cậu thích chưa?" cô hỏi. "Có," tôi nói. "Nhưng cậu vẫn luôn rảnh vào Chủnhật, phải không nào?" "Phức tạp lắm đấy," tôi nói. Thếrồi tôi nhận ra rằng màn phép lạngắn ngủi của buổi chiều đầu thu ấy đã tan mất rồi. Đến năm giờtôi nói tôi phải đi làm và hỏi Midori có đi uống nước ăn bánh với tôi ở đâu đó không. Cô nói phải ởnhà nhỡcó người gọi đến. "Tớghét phải đợi ởnhà cảngày vì một cú điện thoại. Khi có một mình cảngày, tớcảm thấy nhưda thịt mình cứthối dần tửng tí một - thối và tan rữa ra cho đến khi chỉcòn là một vùng xanh xanh bịhút hết xuống đất. Tất cảnhững gì còn lại chỉlà mớquần áo này. Đợi ởnhà cảngày với tớlà nhưvậy đấy." "Lần sau cậu còn phải đợi thếthì ta sẽ ởvới cậu," tôi nói. "Với điều kiện là phải có ăn trưa." "Tuyệt," cô nói. "Tớsẽthu xếp một trận hoảhoạn nữa làm món tráng miệng." Midori không đến lớp Lịch sửsân khấu ngày hôm sau. Sau lớp học, tôi ra nhà ăn và ngồi nuốt bữa trưa nguội ngắt vô vịmột mình. Rồi tôi ra ngoài nắng ngồi quan sát cảnh sân trường. Cạnh tôi là hai cô sinh viên đang trò chuyện rất lâu rồi, mà đứng suốt. Một cô ôm cái vợt bóng quần vào ngực âu yếm nhưôm con, còn cô kia ôm mấy cuốn sách và một cái đĩa nhạc của Leonard Bernstein. Cảhai đều xinh và có vẻsay sưa câu chuyện lắm. Từphía toà nhà câu lạc bộsinh viên vọng đến một giọng nam trầm đang luyện giọng theo gam. Rải rác khắp nơi là những nhóm bốn năm sinh viên một đang trao đổi cái gì đó với nhau, cười nói hò hét ầm ĩ. Ngoài bãi đỗxe có những tay đang đi patanh ván. Một ông giáo sưvới chiếc cặp da trong tay đang vừa đi ngang bãi xe vừa phải tránh bọn đi patanh kia. Trong sân có một cô gái đội mũsắt quì dưới đất, đang viết những đại tựlên một tấm biển về chuyện đếquốc Mỹ đang xâm lăng châu Á gì đó. Đó là quang cảnh ban trưa bình thường ở trường, nhưng khi tôi ngồi đó và quan sát với một thái độmới, tôi bỗng nhận ra một điều. Bằng cách riêng của họ, tất cảnhững con người tôi thấy trước mắt đều có vẻhạnh phúc. Họhạnh phúc thật hay chỉcó vẻthếthôi thì tôi không biết. Nhưng nhìn bềngoài thì họ đều hạnh phúc trong cái buổi chiều đẹp trời cuối tháng Chín ấy, và vì vậy mà tôi cảm thấy một nỗi cô liêu rất mới mẻvới mình, nhưthểtôi là đứa duy nhất ở đó không thực sựlà một phần của cảnh trí xung quanh. Hãy thửnghĩxem, trong những năm tháng qua tôi đã từng là một phần của cảnh trí nào? Cảnh cuối cùng mà tôi nhớ được là một quán bi-a gần hai cảng, nơi Kizuki và tôi chơi với nhau trong tinh thần hoàn toàn bằng hữu. Kizuki đã chết đêm hôm đó, và từ ấy một ngọn gió lạnh gay gắt đã ngăn cách tôi với thếgiới. Thằng bé Kizuki này sựtồn tại của nó có nghĩa gì đối với tôi? Tôi không thểtrảlời được câu hỏi đó. Tôi chỉbiết rằng - và tuyệt đối chắc chắn - cái chết của Kizuki đã mãi mãi lấy đi một phần tuổi mới lớn của tôi. Nhưng điều đó có ý nghĩa gì, và hậu quảcủa nó ra sao, thì tôi không thểtìm hiểu được. Tôi ngồi đó rất lâu, quan sát sân trường và những con người qua lại trên đó, và cũng hy vọng sẽthấy Midori. Nhưng cô không xuất hiện, và khi giờnghỉtrưa đã hết, tôi vào thư viện chuẩn bịcho lớp học tiếng Đức của mình. Nagasawa đến phòng tôi chiều thứBảy ấy và rủtôi lại đi chơi đêm ngoài thành phố. Hắn sẽ thu xếp thông hành qua đêm cho tôi. Tôi nói sẽ đi. Cảtuần lễ đó đầu óc tôi đã nhưbùn loang và tôi đang sẵn sàng ngủvới bất kì người nào, bất kểlà ai. Cuối chiều, tôi tắm rửa, cạo mặt và mặc quần áo sạch sẽ- sơ-mi polo và áo ngoài vải bông - sau đó ăn tối với Nagasawa ởnhà ăn rồi hai đứa lấy xe buýt đến Shinjuku. Chúng tôi đi bộ quanh một khu phốtấp nập một lúc, rồi vào một quán bar và ngồi đợi một cặp gái thích hợp. Bọn con gái thường đi thành từng cặp vào quán bar này - chỉtrừtối hôm đó. Chúng tôi ở đó gần hai tiếng, nhấm nháp whisky pha Soda với tốc độkhông đểcho mình say. Cuối cùng, hai cô gái trông có vẻthân thiện vào ngồi ởquầy và gọi một cốc gin pha chanh với một cốc gin Mexico pha chanh có muối lăn miệng cốc. Nagasawa đến chỗhọngay, nhưng các cô nói đang chờbạn trai rồi. Dù sao, cảbốn chúng tôi vẫn được một hồi tán phét vui vẻ cho đến khi bạn tình của hai cô xuất hiện. Nagasawa đưa tôi đến một quán bar khác thửvận may, một cái quán chật hẹp ởmột nơi nhưhũnút, hầu hết khách đều đã say và rất ầm ĩ. Một nhóm ba cô gái chiếm cứmột cái bàn ởphía sau. Chúng tôi nhập bọn và nói chuyện vui vẻ, cảnăm đều hứng thú, nhưng khi Nagasawa đềnghịcảbọn đi một chỗkhác uống tiếp thì các cô nói đã sắp đến giờcấm trại và họphải vềkhu học xá. Vận may của chúng tôi chỉcó thế. Hai đứa còn đến một chỗkhác nữa nhưng kết quảcũng chẳng hơn gì. Không biết làm sao không có đứa con gái nào đồng hành nhập bọn với chúng tôi đêm đó. Đến mười một rưỡi thì Nagasawa đành phải bỏcuộc. "Xin lỗi đã kéo cậu đi mà chẳng được gì," hắn nói. "Không sao," tôi đáp. Với tớ, thỉnh thoảng được thấy cậu hỏng việc một hôm thếnày cũng bõ." "Có lẽmỗi năm một lần," hắn thú nhận. Thực tình tôi cũng chẳng thấy thèm muốn gì nữa. Lang thang trong khu Shinjuku trong một đêm thứbảy ầm ĩ, quan sát cái năng lượng bí hiểm phát ra từhỗn hợp tình dục và rượu cồn, tôi bắt đầu cảm thấy rằng cái thèm muốn của tôi chảlà cái thá gì. "Cậu làm gì bây giờhả, Watanabe?" "Có lẽtớ đi xem phim," tôi nói. "Lâu lắm rồi tớchưa xem phim." "Vậy thì tớsẽ đến chỗHatsumi," Nagasawa nói. "Cậu cảm phiền nhá." "Có gì đâu," tôi nói. "Sao tớlại phiền chứ." "Nếu cậu thích, tớcó thểgiới thiệu cậu với một cô sẽcho cậu ngủcùng đêm nay." "Thôi, thực tình là tớ đang muốn xem phim." "Xin lỗi nhá," Nagasawa nói. "Tớsẽbù cho cậu vào dịp khác." Rồi hắn biến vào đám đông. Tôi đến một cửa hàng ăn nhanh làm một chiếc bánh kẹp với ít cà-phê cho tỉnh táo, rồi đi xem The Graduate ởmột rạp chiếu phim cũkỹmởcửa hai tư giờmột ngày. Phim cũng chẳng hay đến thế, nhưng vì không biết làm gì hơn nên tôi vẫn ngồi lại và xem nó lần nữa. Ra khỏi rạp lúc bốn giờsáng, tôi lang thang dọc những con phố giá lạnh ởShinjuku, nghĩngợi mông lung. Khi đi bộ đã mệt, tôi vào một tiệm cà-phê mởsuôt đêm và ngồi đợi chuyến tàu sáng đầu tiên với một cuốn sách và một tách cà-phê. Chẳng mấy chốc, tiệm cũng đông toàn những người nhưtôi, đang đợi những chuyến tàu đầu tiên trong ngày. Một người hầu bàn tới lễ phép hỏi xem tôi có đồng ý cho khách khác ngồi cùng bàn không. Tôi bảo không sao. Ai ngồi trước mặt tôi chẳng được tôi chỉ đang đọc sách mà thôi. Hoá ra lại là hai cô gái. Trông cũng trạc tuổi tôi. Không cô nào tuyệt thếgiai nhân, nhưng cũng chẳng tệ. Cảhai đều ăn mặc và trang điểm một cách kín đáo: chắc chắn họkhông phải loại hay lang thang ởShinjuku vào lúc năm giờsáng thếnày. Tôi đoán họchỉbịlỡmất chuyến tàu cuối cùng thôi. Họcó vẻyên tâm ngồi với tôi: tôi ăn mặc tửtế, đã cạo mặt tối hôm trước, và nhất là tôi lại đang chăm chú đọc Núi Thiêng của Thomas Mann. Một cô có khổngười đã có thểgọi là to lớn. Cô mặc một cái áo khoác ngắn màu xám, quần bò trắng, tay cầm một cuốn sách bỏtúi to bìa nilông, và đeo hoa tai lớn hình vỏsò. Bạn cô thì nhỏngười, đeo kính, mặc áo len cài khuy xanh da trời ra ngoài sơ-mi carô, và có một cái nhẫn đồi mồi. Cô nhỏngười có thói quen bỏkính ra và ấn ấn vào hai mắt bằng đầu ngón tay. Cảhai gọi cà-phê sữa với bánh ngọt mà họ ăn mãi chưa hết vì còn mải thì thầm tranh cãi chuyện gì đó có vẻnghiêm trọng. Cô lớn nghiêng nghiêng đầu nhiều lần, còn cô nhỏthì lắc đầu cũng nhiều lần nhưthế. Tôi không nghe thủng được câu chuyện của họvì máy stereo đang chơi rất to các bài hát của Marvin Gaye hoặc Bee Cees hoặc cái gì đó, nhưng có vẻ nhưcô nhỏ đang giận dữhoặc cáu bẳn còn cô lớn thì đang cốan ủi. Cứ đọc một đoạn sách tôi lại liếc sang phía họmột tí. Ôm chặt cái túi đeo vai vào ngực, cô nhỏ đi vào nhà vệsinh nữ, và lúc đó cô lớn quay sang nói với tôi. "Xin lỗi làm phiền anh, nhưng anh có biết có quán nào trong khu này vẫn còn bán rượu giờnày không ạ" Bịbất ngờ, tôi đặt sách xuống và hỏi, "Sau năm giờsáng ư?" "Vâng…." "Nếu cô hỏi tôi, thì năm giờhai mươi sáng mọi người đều đã trên đường vềnhà đểgiã rượu và đi ngủrồi." "Vâng, tôi củng biết thế," cô nói, hơi có vẻlúng túng, "nhưng bạn tôi nói cô ấy cần uống rượu. Cũng là quan trọng đấy ạ." "Có lẽcác cô chỉcó thểvềnhà uống rượu thôi." "Nhưng tôi lại phải đi chuyến tàu bảy giờrưỡi vềNagano." "Vậy cô phải tìm một máy bán đồuống và một chỗtốt đểngồi. Chắc các cô chỉcó thểlàm nhưvậy." "Tôi biết hỏi thếnày là quá đáng, nhưng anh có thể đi cùng không ạ? Chỉcó hai đứa con gái thì thực không thểlàm thế được." Tôi đã có những trải nghiệm bất thường ởShinjuku, nhưng chưa bao giờ được hai cô gái lạ mời uống rượu vào lúc năm rưỡi sáng. Từchối có thểsẽcòn rắc rối hơn, mà thời gian thì không thành vấn đề, thếlà tôi mua một ôm rượu sakê với đồnhắm ởmột máy bán hàng gần đó, và ba đứa chúng tôi vào một bãi đậu xe vắng ngắt cạnh cửa ra phía tây của ga tàu đểlàm một bữa nhậu tuỳhứng. Hai cô nói họ đã thành bạn vì cùng làm với nhau ởmột hãng du lịch. Cảhai đều đã tốt nghiệp đại học năm nay và bắt đầu đi làm. Cô nhỏcó một bồtrai đã cặp vớỉnhau được một năm, nhưng vừa mới phát hiện ra anh chàng vẫn ngủvới một cô khác và chuyện này làm cho cô rất đau khổ. Cô lớn nhẽra đã phải vềvùng núi Nagano từ đêm trước đểdự đám cưới anh trai, nhưng đã quyết định ởlại qua đêm với người bạn đang đau khổvà sẽ đi chuyến tàu tốc hành đầu tiên sáng Chủnhật. "Chuyện của cô thật tệ," tôi nói với cô nhỏ, "nhưng làm sao cô biết được là bạn trai cô đang ngủvới người khác?" Vừa nhấp từng ngụm sakê nhỏ, cô gái vừa luôn tay rứt cỏdưới chân. "Tôi không phải làm gì cả," cô nói. "Tôi mởcửa phòng anh ta, và anh ta đang ở đó, làm chuyện ấy. "Khi nào vậy?" "Đêm hôm kia." "Sao lại thế được? Cửa không khoá à?" "Đúng thế." "Tại sao anh ta không khoá cửa?" "Tôi biết thếquái nào được!" "Ồ, chị ấy biết phải nghĩlàm sao bây giờ?" cô lớn nói, có vẻthật sựlo lắng cho bạn. "Chắc chị ấy phải choáng lắm. Anh có thấy thếlà kinh khủng không?" "Tôi thực không biết nói sao bây giờ," tôi đáp. "Cô phải nói chuyện hẳn hoi với bạn trai cô. Sau đó là vấn đềcô có tha thứcho anh ta hay không." "Chẳng ai hiểu tình cảnh của tôi cả," cô nhỏcắm cảu, tay vẫn nhổcỏ. Một bầy quạxuất hiện ởphía tây và lượn trên một cửa hàng bách hoá lớn. Lúc bấy giờtrời đã rạng. Sắp đến giờtàu đi Nagano, nên chúng tôi đem chỗsakê còn lại cho một gã vô gia cưdưới cầu thang cửa ra phía Tây, mua vé và cùng vào tiễn cô lớn đi. Sau khi tàu chạy rồi, cô nhỏvà tôi cuối cùng thểnào lại vào một khách sạn ởgần đó. Cảhai đều chẳng có nhu cầu đặc biệt gì phải ngủvới nhau, nhưng dường như đều thấy cần phải thế đểkết thúc mọi chuyện. Tôi cởi quần áo trước và ngồi trong bồn tắm uống bia nhưtrảthù đời. Cô vào ngồi với tôi và cũng uống nhưthế. Hai đứa duỗi người trong nước và im lặng nốc bia. Hình nhưchúng tôi không thểsay được, mà cũng chẳng thấy buồn ngủ. Da thịt cô rất trắng trẻo mịn màng, và cô có một đôi chân đẹp. Tôi ngỏlời khen đôi chân, nhưng câu "Cảm ơn" của cô nghe nhưmột tiếng cằn nhằn. Nhưng khi đã vào giường, cô bỗng thành một con người khác hẳn. Cô đáp ứng lại từng động chạm nhẹnhàng nhất của tôi, oằn oại và rên rĩ. Khi tôi vào trong cô, cô bấu chặt móng tay vào lưng tôi, và khi lên đến cực cảm, cô gọi tên anh chàng kia đúng mười sáu lần. Tôi tập trung đếm những tiếng gọi ấy đểtrì hoãn cực cảm của chính mình. Rồi hai đứa lăn ra ngủ. Lúc mười hai giờrưỡi tôi thức dậy thì cô đã đi rồi. Không thấy mảnh giấy nào viết đểlại. Một bên đầu tôi nặng trịch rất lạvì say rượu vào cái giờoái oăm nọ. Tôi tắm hương sen cho tỉnh người, cạo mặt và trần truồng ngồi trên một cái ghế, uống một chai nước quảlấy trong tủlạnh và điểm lại những sựkiện đêm hôm trước. Cảnh nào cũng có vẻkhông có thật và xa xôi lạlùng, nhưthểtôi đang nhìn chúng qua hai ba lần kính, nhưng chúng đều là những chuyện đã thực sựxảy đến với tôi. Những cốc bia vẫn còn trên bàn kia, và một cái bàn chải đánh răng đã dùng còn lăn lóc cạnh bồn rửa mặt. Tôi ăn bữa trưa nhẹ ởShinjuku rồi vào trạm điện thoại gọi cho Midori Kobayashi, nhớ đâu hôm nay cô lại chẳng ởnhà đợi cú điện thoại ấy. Tôi đểmáy reo mười lăm lần mà vẫn không ai trảlời. Hai mươi phút sau tôi gọi lại nhưng cũng vẫn thế. Tôi lấy xe buýt vềhọc xá. Một phong thưphát chuyển đặc biệt đang đợi tôi trong hộp thưbên cửa vào. Thưcủa Naoko. Chương 5 Cám ơn cậu vì bức thư, Naoko viết. Gia đình nàng đã chuyển nó đến đây, nàng nói. Chẳng những nàng không phiền, mà trái lại bức thư đã làm nàng rất hạnh phúc, và quảthực lúc ấy nàng cũng đang định viết cho tôi. Đọc đến đấy thôi, tôi ra mởcửa sổ, cởi áo ngoài và ngồi lên giường. Tôi có thểnghe thấy tiếng chim gù từmột chuồng câu gần đó. Gió nhẹlàm lay động màn cửa. Cầm bảy trang giấy viết của Naoko, tôi thảmình vào một dòng cảm xúc vô tận. Dường như màu sắc của thếgiới thực tại quanh tôi đã bắt đầu phải nhạt đi chỉvì tôi đã đọc mấy dòng chữ ấy của nàng. Tôi nhắm mắt rất lâu, cốtập hợp lại những ý nghĩcủa mình. Cuối cùng, sau một hơi thởthật sâu, tôi đọc tiếp. Mình đến đây đã được bốn tháng rồi, nàng viết tiếp. Mình đã nghĩrất nhiều vềcậu trong thời gian ấy. Càng nghĩcàng thấy mình đã bất công với cậu. Nhẽra mình đã phải đối xử với cậu tốt hơn và công bằng hơn. Nhưng nhìn nhận nhưthếcũng không phải bình thường nhất đâu. Bọn con gái bình thường trạc tuổi mình vềcơbản là không đểý gì xem chuyện mọi việc có "công bằng" hay không. Câu hỏi chính của chúng không phải là có công bằng không mà là có đẹp và làm chúng hạnh phúc hay không. "Công bằng" là từngữcủa đàn ông, rốt cuộc là vậy, nhưng mình vẫn cứcảm thấy nó đúng là cái từmình phải dùng vào lúc này. Và bởi vì những câu hỏi vềcái đẹp và hạnh phúc đang trởthành những vấn đềkhó khăn và rắc rối quá với mình, có lẽthế, nên mình thấy mình đang bám vào nhũng tiêu chuẩn khác vậy - nhưlà có công bằng hay không, hoặc có trung thực và chân xác hay không. Dù sao đi nữa, mình tin rằng mình đã bất công với cậu và thếnên chắc là mình đã bắt cậu phải loanh quanh lẩn quẩn và làm tổn thương cậu rất nhiều. Tuy nhiên, trong khi làm thế, mình cũng phải loanh quanh lẩn quẩn và tựlàm tổn thương mình không kém. Mình nói điều này không phải đềchống chếhoặc tựbào chữa, mà vì đó là sựthật. Nếu mình đã để lại một vết thương trong người cậu, thì đó không phải chỉlà vết thương của cậu mà cũng là của mình luôn. Vậy cậu hãy làm ơn cốgắng đừng ghét mình. Mình là một con người khiếm khuyết - khiếm khuyết hơn cậu biết rất nhiều. Đó cũng chính là lí do tại sao mình không muốn cậu ghét mình. Bởi vì nếu cậu làm thế, mình sẽthực sựtan ra. Mình không thểlàm được nhưcậu. Mình không thểlẻn vào trong vỏbọc của chính mình và chờcho mọi thứqua đi. Mình không có bằng chứng thực tếnào là cậu nhưvậy, nhưng đôi khi cậu làm cho mình có ấn tượng ấy. Mình thường tịvới cậu chuyện ấy, và có lẽchính vì thếmà mình đã bắt cậu loanh quanh lẩn quẩn mãi. Có thểcách nhìn nhận này hơi chi li tách bạch quá, cậu có thấy thếkhông? Cách điều trị của họ ở đây thì nhất định là không chi li tách bạch rồi, nhưng khi cậu phải điều trịnhiều tháng liền nhưmình ở đây, thì dù muốn dù không, cậu sẽthành ra chi li tách bạch thôi. "Cái này là do cái kia gây ra, và cái kia có nghĩa là cái này và bởi vậy mà cái này với cái nọ." Kiểu nhưthế. Mình chịu không biết cách phân tích ấy sẽ đơn giản hoá hay phức tạp hoá mọi chuyện. Dù sao, mình tựthấy đã sắp bình phục hơn trước đây rất nhiều, và ở đây ai cũng bảo mình là đúng nhưthế. Đây là lần đầu tiên trong một thời gian dài mình có thểngồi và bình tĩnh viết một lá thư. Cái mình viết cho cậu hồi tháng Bảy là cái mình phải nặn mãi mới ra, mặc dù, nói thật nhé, mình không nhớ đã viết gì trong đó - có kinh khủng không? Nhưng lần này thì mình rất bình tĩnh, rất bình tĩnh. Không khí trong lành, một thếgiới cách biệt với bên ngoài, một lịch sinh hoạt hàng ngày, những bài tập thường xuyên: đó là những cái mình cần, có vẻthế. Được viết một bức thưcho ai đó nhưthếnày thật tuyệt quá! Được cảm thấy cỏthểtruyền đạt những ý nghĩcủa mình cho một người, ngồi vào bàn, cầm lấy bút, và viết những ý nghĩ ấy thành những con chữnhưthếnày, quảthực là kì diệu. Tất nhiên, một khi đã viết chúng ra, mình lại thấy mình chỉdiễn đạt được một phần nhỏcái mình muốn nói, nhưng cũng không sao. Chỉcần có thểcảm thấy muốn viết cho ai đó là mình đã hạnh phúc rồi. Và mình đang viết cho cậu đây. Bây giờlà bay rưỡi tối, mình đã ăn cơm, và vừa mới tắm xong. Nơi đây yên tĩnh lắm, và trời bên ngoài tối nhưmực. Mình không thấy một ánh đèn nào ngoài cửa sổ. Thường mình vẫn thấy bầu trời sao rất rõ, nhưng hôm nay thì không, vì nhiều mây. Ở đây ai cũng biết rất nhiều vềcác ngôi sao, và mọi người thường bảo mình "Đó là sao Xử-nữ" hoặc "Đó là sao Nhân-mã". Có lẽmuốn hay không thì họcũng học được những cái đó vì ở đây chẳng có việc gì đểlàm khi mặt trời đã lặn. Cũng vì thếmà họ cũng biết rất nhiều vềchim hoa côn trùng. Nói chuyện với họ, mình thấy mình thật ngu xuẩn trong những chuyện ấy, cũng là cái hay. Có khoảng bảy mươi người sống ở đây. Ngoài ra, sốcán bộ, bác sĩ, hộlý, văn phòng, vân vân… chỉ độhơn hai mươi người. Địa điểm thì thật là rộng rãi, nên sốngười ấy chẳng lớn chút nào. Còn lâu mới vậy, mà đúng ra thì ở đây còn hơi vắng quá là đằng khác. Thiên nhiên thật rộng rãi và ai cũng sống thật lặng lẽlặng lẽ đến mức đôi khi ta cảm thấy đây là một thếgiới bình thường trong thực tại, mà thực ra nó không phải vậy. Được như vậy là vì ở đây ai cũng sống với những điều kiện nhất định đã thoảthuận ban đầu. Mình chơi bóng quần và bóng rổ. Các đội bóng rổbao gồm cảcán hộvà (mình ghét từnày quá nhưng không tránh được nó) bệnh nhân. Khi đang mải mê trong trận đấu thì mình cũng chẳng còn biết ai là bệnh nhân ai là cán bộ. Chuyện ấy cũng hơi lạ. Mình biết điều này nghe sẽlạlắm, nhưng khi mình nhìn mọi người xung quanh mình trong một trận bóng, tất cảbọn họ đều có vẻtàn tật méo mó nhưnhau. Một hôm mình nói với ông bác sĩphụtrách ca của mình điều đó và ông ta bảo rằng theo một nghĩa nào đó thì cảm giác ấy của mình là đúng, rằng bọn mình đến ở đây không phải đểsửa chữa sựméo mó của mình mà là đểlàm quen với nó, rằng một trong nhưng vấn đề của bọn mình là khảnăng biết được và chấp nhận nhũng méo mó của chính mình. Cũng nhưmỗi người đều có những đặc điểm riêng trong cách đi đứng, ai cũng có những cái riêng trong cách nghĩ, cách cảm và cách nhìn sựvật, và cho dù ta có muốn sửa chữa chúng, chuyện đó không thểnhanh được, và nếu ta cốép buộc thì thếnào cũng có những cải lạ lùng khác xảy ra. Ông ta đã giải thích rất giản dịnhưvậy, tất nhiên rồi, và đó cũng chỉmột phần nhỏcác vấn đềcủa bọn mình, nhưng có lẽmình hiểu ông ta muốn nói gì. Rất có thểlà bọn mình không bao giờcó khảnăng thích ứng hoàn toàn với những méo mó của chính mình. Không thểtựmình cất giấu nỗi đau đớn khổsởdo những méo mó này gây ra, bọn mình đến đây đểtrốn tránh chúng. Khi nào còn ở đây, bọn mình có thểtiếp tục sống mà không làm người khác tổn thương hoặc bịhọlàm tổn thương bởi lẽtất cả đều biết là mình méo mó nhưnhau cả. Đó là cái phân biệt bọn mình với thếgiới bên ngoài, nơi hầu hết mọi người sống mà không biết đến những méo mó của họ, còn ởcái thếgiới nhỏbé này của bọn mình thì bản thân những méo mó này lại là một điều kiện tiên quyết. Giống nhưngười Indian cài lông chim lên đầu đểmọi người biết họthuộc bộlạc nào, bọn mình công khai đeo những méo mó của chính mình ra bên ngoài. Và bọn mình sống lặng lẽ đểkhông làm tổn thương nhau. Ngoài việc chơi thểthao, tất cả đều tham gia trồng rau: cà chua, cà tím, dưa chuột, dưa hấu, dâu, hành lá, bắp cải, củcải đỏ, và nhiều thứkhác nữa. Bọn mình trồng gần như đủ thứ. Có cảnhà kính nữa. Mọi người ở đây biết rất nhiều vềviệc trồng rau, và họbỏrất nhiều công sức vào việc này. Họ đọc sách, mời chuyên gia đến, và nói chuyện từsáng đến đêm vềviệc sẽdùng phân bón gì và tình trạng đất ra sao, những chuyện nhưvậy. Bây giờ thì mình cũng rất thích việc trồng rau rồi. Nhìn những cây rau quảkhác nhau cứlớn lên từng ngày thật là tuyệt. Cậu đã bao giờtrồng dưa hấu chưa? Chúng cứlớn phổng lên, hệt nhưnhững con thú nhỏvậy. Chúng mình ăn rau quảtươi hái hàng ngày. Tất nhiên là họcó nấu các món thịt cá, nhưng khi đã sống ở đây thì cậu sẽthấy không muốn ăn những cái đó nữa vì rau quảquá tươi ngon. Thỉnh thoảng bọn mình cũng ra ngoài hái nấm và cây dại. Bọn mình có những chuyên gia vềviệc này (thửnghĩcoi, nơi này đầy rẫy những chuyên gia) có thểhướng dẫn hái cây gì và đừng hái cây gì. Kết quảlà mình đã lên đến hơn ba kilô kểtừngày vào đây. Mình nặng thếlà gần nhưhoàn hảo rồi, nhờtập tành và ăn uống tốt đều đặn. Khi không trồng trọt thì bọn mình đọc sách, nghe nhạc, hoặc đan lát. Không có TV và radio, nhưng bọn mình có một thưviện sách và đĩa nhạc rất tốt. Sưu tập đĩa có đủthứ, từ những giao hưởng của Mahler cho đến nhạc Beatles, và mình luôn mượn đĩa vềnghe ở phòng mình. Vấn đềthực sựcủa chỗnày là một khi đã ở đây rồi thì ta không muốn rời nó nữa - hoặc là sợphải rời khỏi nó. Còn ở đây ngày nào thì mình còn thấy bình tĩnh và an bình ngày đó. Những méo mó của bọn mình có vẻthành tựnhiên. Bọn mình tưởng là đã bình phục. Nhưng không ai có thểchắc liệu thếgiới bên ngoài có chấp nhận bọn mình nhưthếhay không. Ông bác sĩcủa mình nói đã đến lúc mình nên tiếp xúc với "người ngoài" - tức là những người bình thường ởthếgiới bên ngoài. Khi ông ấy nói thế, mình chỉnhìn thấy mỗi gương mặt của cậu. Nói thật, mình không muốn gặp bốmẹ. Họquá lo lắng cho mình, và gặp họlà mình khó chịu. Hơn nữa, có nhiều chuyện mình phải giải thích cho cậu. Mình không chắc có thểgiải thích chúng rõ ràng được hay không, nhưng chúng là những chuyện quan trọng mà mình không thểné tránh mãi được. Cho dù vậy, thì cậu cũng không nên cảm thấy mình là gánh nặng của cậu nhé. Đó là điều mình không muốn nhất: là gánh nặng của ai đó. Mình cảm thấy được những tình cảm tốt của cậu dành cho mình. Và chúng làm mình rất hạnh phúc. Tất cảnhững gì mình muốn làm trong lá thưnày là truyền đạt niềm hạnh phúc ấy đến cậu. Những tình cảm tốt ấy của cậu có lẽchính là cái mình cần trong thời điểm này của cuộc đời hay tha thứcho mình nếu có điều gì mình viết ở đây làm cậu phật lòng. Nhưmình đã nói, mình là một con người khiếm khuyết hơn cậu biết rất nhiều. Có đôi khi mình tựhỏi: NẾU cậu và mình đã gặp nhau trong những hoàn cảnh tuyệt đối bình thường, và NẾU chúng mình thích nhau, chuyện gì đã có thểxảy ra. Nếu mình là người bình thường và cậu cũng bình thường (mà tất nhiên là cậu nhưvậy rồi) và đã không có Kizuki, chuyện gì đã có thểxảy ra? Tất nhiên, chứ"NẾU" này quá lớn. Mình chỉcốhết sức đểít ra cũng công bằng và thành thực. Lúc này mình chỉcó thểlàm được vậy. Mình hy vọng truyền đạt được đến cậu vài phần nhỏnhoi của tình cảm mình bằng cách này. Khác với bệnh viện thường, ở đây cho vào thăm tựdo. Chỉviệc gọi trước một ngày, còn thì cậu có thể đến bất kì giờnào. Cậu có thể ăn với mình, và có chỗcho cậu ởlại. Khi nào tiện cậu hay đến thăm mình nhé. Mình chờ đấy. Có cái bản đồkèm theo đây. Xin lỗi đã viết dài thếnày. Tôi đọc một mạch hết lá thưcủa Naoko, rồi đọc lại nữa. Sau đó tôi xuống nhà, mua một hộp côca ởmáy tự động, và vừa uống vừa đọc lá thưmột lần nữa. Tôi cho cảbảy tờgiấy viết vào lại phong bì và đặt nó lên bàn. Tên và địa chỉcủa tôi viết trên chiếc phong bì màu hồng với những con chữnhỏvà hoàn hảo, có vẻquá chính xác từtay một cô gái nhưvậy. Tôi ngồi bên bàn, nghiên cứu cái phong bì. Địa chỉngười gửi ởmặt sau đềlà Nhà nghỉAmi. Một cái tên kì quặc. Tôi nghĩvềnó mất mấy phút, rồi kết luận rằng "ami" chắc là từ"bạn" trong tiếng Pháp. Sau khi cất bức thưvào ngăn kéo bàn, tôi thay quần áo và ra ngoài. Tôi sợnếu cứ ởgần bức thư, tôi có thểsẽ đọc nó mười, hai mươi, hoặc bao nhiêu lần nữa ai mà biết được. Tôi đi trên những con phốTokyo ngày Chủnhật mà không biết đi đâu, hệt nhưtôi vẫn đi với Naoko. Tôi lang thang từphốnày qua phốkhác, nhớlại bức thưcủa nàng từng dòng một và cốngẫm nghĩ đến từng câu. Khi mặt trờỉ đã lặn, tôi trởvềhọc xá và gọi đường dài đến Nhà nghỉAmi. Một người đàn bà trực điện thoại nhấc máy và hỏi tôi có việc gì. Tôi hỏi liệu tôi có thể đến thăm Naoko vào chiều ngày hôm sau được không. Tôi xưng tên và bà dặn tôi hay gọi lại sau nửa giờ. Cũng người đàn bà ấy trảlời khi tôi gọi lại sau bữa tối. Tất nhiên là tôi có thể đến thăm Naoko, bà ta nói. Tôi cám ơn, cúp máy, rồi cho mấy thứáo quần thay đổi và vài đồvệsinh cá nhân vào balô. Rồi tôi nhặt cuốn Núi Thiêng lên, vừa đọc vừa nhấm nháp rượu mùi và chờ đến lúc buồn ngủ. Thếmà, mãi đến một giờsáng tôi mới ngủ được. Chương 6 1. Thức dậy lúc bảy giờsáng thứHai, tôi lập tức rửa mặt, cạo râu, không ăn sáng mà đi thẳng đến văn phòng chủnhiệm học xá và nói tôi sẽ đi chơi núi hai ngày. Ông ta đã quen với các chuyến đi ngắn nhưthếcủa tôi nên không ngạc nhiên gì cả. Tôi lên một chuyến tàu điện đông nghẹt đến ga Tokyo, mua vé tốc hành trên tàu siêu tốc đi Kyoto, và nhảy ngay lên chuyến đầu tiên trong ngày. Tôi chỉ điểm tâm bằng bánh kẹp với cà-phê, rồi ngủthiếp đi khoảng một tiếng đồng hồ. Tôi đến Kyoto vài phút trước mười một giờ. Theo chỉdẫn của Naoko, tôi lấy xe buýt thành phố đến một trạm xe nhỏphục vụnhững khu ngoại ô phía bắc. Chuyến xe buýt tiếp theo đến diểm đích của tôi mãi đến mười một giờba mươi lăm mới chạy, và đi đến đó sẽmất khoảng một tiếng. Tôi mua vé và sang một hiệu sách bên kia đường mua một tấm bản đồ. Trởlại nơi đợi xe, tôi nghiên cứu bản đồxem có thấy Nhà nghỉAmi nằm chính xác chỗnào không. Hoá ra nó ởsâu trong núi hơn tôi tưởng. Xe buýt sẽphải chạy qua nhiều đồi núi vềphía bắc, rồi khi hết đường sẽvòng lại đểtrởvềthành phố. Trạm xuống của tôi sẽlà trạm áp chót của tuyến này. Theo lời Naoko, ởgần trạm ấy có một lối đi bộ, và nếu theo lối đó đi chừng hai mươi phút tôi sẽ đến Nhà nghỉAmi. Sâu mãi trong núi nhưvậy nên chỗ ấy yên tĩnh đến thếlà phải. Chuyến xe khởi hành chỉcó chừng hai mươi khách, chạy men theo con sông Kamo qua mạn bắc Kyoto. Những con phố đông đúc dần nhường chỗcho cảnh nhà cửa thưa thớt hơn, rồi đến đồng ruộng và đất trống. Những mái nhà đá đen và sườn vách nilông của những nhà ươm cây lấp loá trong nắng đầu thu. Khi xe tiến vào khe núi, tài xếbắt đầu vặn lái bên này bên kia đểbám theo những đoạn lượn và khúc quanh của con đường và tôi bắt đầu thấy chóng mặt, vịcà-phê từsáng lại ứlên tận cổ. Đến khi đường đã đỡquanh co và tôi bắt đầu thấy dễchịu trởlại thì bất chợt chúng tôi lao vào một rừng tuyết tùng lạnh giá. Khu rừng chắc đã lâu đời lắm vì cây nào cũng cao vút rậm rạp, che hết cảnắng và bao phủmọi vật trong những mảng bóng râm âm u. Gió lọt qua cửa sổxe đểmởlạnh toát và mang theo khí ẩm khiến da thịt nổi đanh đột ngột. Con đường núi bám theo bờsông, hun hút mãi trong rừng và dài đến nỗi ta bắt đầu tưởng như cảthếgiới này đã mãi mãi bịchôn vùi dưới tán tuyết tùng; nhưng đúng lúc ấy thì hết rừng, và chúng tôi chạy ra một lung sông rộng lớn có những ngọn núi bao quanh. Nông trại xanh tươi rộng rãi trải ra khắp bốn phía, và con sông ven đường chói chang và trong trẻo. Một sợi khói trắng bốc lên từ đàng xa. Nhiều nhà phơi quần áo ngoài nắng, và tiếng chó tru tréo ầm ĩ. Nhà trại nào cũng có củi chất đống lên đến tận hồi nhà ởphía trước, và thường có một con mèo nằm cuộn tròn ở đâu đó trên đống củi. Hai bên đường toàn những nhà nhưthếmột đoạn dài, nhưng tôi không nhìn thấy một người nào hết. Cảnh vật cứnhắc đi nhắc lại nhưthế. Vào rừng tùng, ra đến làng, rồi lại vào rừng. Xe dừng lại ởmột vài làng cho người xuống, nhưng không có khách nào lên xe. Bốn mươi phút sau khi rời thành phốthì đến một con đèo cao tầm nhìn rất rộng rãi. Tài xế dừng xe và tuyên bốchúng tôi sẽphải đợi ở đó chừng năm sáu phút, mọi người có thể xuống xe nếu muốn. Chỉcòn có bốn khách trên xe, kểcảtôi. Tất cả đều xuống xe duỗi chân duỗi tay hoặc hút thuốc và ngắm nhìn toàn cảnh Kyoto ởmãi dưới xa. Bác tài lẩn sang một bên đi giải. Một ông rám nắng chừng non ngũtuần mang theo một hộp bìa lớn buộc dây cẩn thận hỏi có phải tôi lên đây để đi bộtrên núi không. Tôi bảo phải, cho đỡchuyện. Cuối cùng thì một chiếc xe buýt khác từbên kia đèo leo lên đến chỗchúng tôi và đỗlại bên cạnh. Ông tài nhảy ra khỏi xe, trao đổi ngắn gọn với bác tài của chúng tôi, rồi hai người ai vềxe người nấy. Bốn chúng tôi vềchỗcủa mình, và hai chiếc xe ai đi đường nấy, ngược hướng nhau. Tôi vẫn chưa hiểu tại sao xe chúng tôi phải đợi nhưvậy, nhưng chỉ đi một đoạn ngắn xuống bên này đèo thì con đường bỗng hẹp hẳn lại. Hai xe buýt lớn sẽkhông thểtránh nhau trên đoạn đường ấy, và thực tếlà ngay cảxe con thường đi ngược chiều cũng phải khéo lắm mới lọt được, thường là một xe phải lùi lại và nép hẳn vào một quãng trồi của một khúc quanh. Những ngôi làng ven đường lúc này nhỏhơn nhiều, và những khoảnh đất bằng đểcanh tác còn hẹp hơn nữa. Núi dốc hơn, vách núi nhưép gần vào cửa sổxe hơn. Nhưng hình như người ta vẫn nuôi nhiều chó nhưnhững làng khác, và khi xe chạy qua làng, chúng tha hồ thi nhau tru tréo. Nơi tôi xuống xe không có gì hết - không nhà, không ruộng, chỉcó một cái biển đánh dấu trạm đỗxe - một con suối nhỏ, và bắt đầu của lối mòn. Tôi đeo ba lô lên vai và bắt đầu đi theo lối mòn ấy. Con suối chảy dọc theo mép trái của lối mòn, và một khu rừng trơtrụi chạy bên mép phải. Đi theo lối mòn thoai thoải dốc ấy được độmười lăm phút thì tới một con đường rẽvào rừng ởphía bên phải, chỉ đủrộng cho một chiếc xe nhó. Bên đường có một tấm biển đề: NHÀ NGHỈAMI. KHU VỰC RIÊNG. CẤM VI PHẠM Vết bánh xe hằn sắc nét chạy trên mặt đường xuyên qua rừng. Thi thoảng lại có tiếng chim vỗcánh âm vang trong vòm cây. Âm thanh rõ rệt lạthường, như được khuyếch đại đểát những giọng nói khác của rừng. Một lần, từrất xa, tôi nghe tiếng gì đó có vẻlà một phát súng, nhưng rất nhỏvà nghẹt, như thểlọt qua nhiều lần màng lọc. Qua quãng rừng ấy tôi tới một bức tường đá. Nó không cao hơn tôi, trốc tường không có rào giậu gì, nếu muốn tôi có thểtrèo qua dễdàng. Cánh cửa sắt đen sì trông cũng chắc chắn, nhưng lại mởtoang, và không có ai trong nhà thường trực. Một tấm biển nữa giống cái trước dựng ngay cạnh cổng: NHÀ NGHỈAMI. KHU VỰC RIÊNG. CẤM VI PHẠM. Có thểthấy người gác cổng đã vừa mới đi đâu đó: một chiếc gạt tàn đựng ba đầu mẩu thuốc, một cốc trà mới uống phân nữa, một cái đài bán dẫn trên giá, và chiếc đồng hồtreo tường gõ nhịp thời gian với một âm thanh khô khốc. Tôi chờmột lát cho người đó quay lại, nhưng khi thấy có vẻkhông được, tôi bấm mấy nhát vào một thứtrông giống cái nút chuông. Khu vực ngay sau cổng vào là sân đậu xe. Trong đó có một chiếc xe buýt nhỏ, một cái Land Cruiser hai cầu, và một chiếc Volvo xanh nước biển sẫm. Sân có thể đậu được đến ba mươi xe, nhưng lúc ấy chỉthấy có ba chiếc đó. Hai ba phút trôi qua, rồi một người gác cổng mặc đồng phục xanh thuỷquân xuất hiện ở con đường rừng trên một chiếc xe đạp sơn màu vàng. Một người cao lớn trạc ngoại lục tuần có mái tóc chải hất ngược ra sau. Ông ta dựa chiếc xe đạp vàng vào tường trạm gác và nói, "Rất xin lỗi đã đểanh phải chờ," mặc dù giọng ông chẳng nhưvậy chút nào. Trên vành chắn bùn của chiếc xe có sơn con số32. Khi tôi xưng tên, ông ta nhấc điện thoại và nhắc lại tên tôi hai lần với ai đó ở đầu dây bên kia, nói "Vâng, dạ, tôi biết rồi ạ" với người đó, rồi gác máy. "Anh làm ơn vào khu nhà chính và hỏi gặp Bác sĩIshida nhé," ông bảo tôi. "Cứtheo đường này qua đám cây kia đến chỗbùng binh. Sau đó đến chỗrẽthứhai thì rẽtrái. Chỗ rẽthứhai kểtừbùng binh, anh nhớnhé. Anh sẽthấy một ngôi nhà cổ. Rẽphải ở đó và đi qua một rặng cây nữa thì đến một toà nhà bê-tông. Đó là khu nhà chính. Dễ đi lắm, anh cứ nhìn biển hướng dẫn là được." Tôi rẽtrái ởchỗrẽthứhai từbùng binh như đã dặn, và khi con đường ấy kết thúc thì đến một toà nhà cổrất thú vị, rõ ràng đã tửng là nhà vườn của ai đó ngày xưa. Nó có một khu vườn xén tỉa rất chu đáo với nhưng tảng đá hình thù đẹp đẽvà một cây đèn lồng cũng bằng đá. Chắc phải là một nhà địa chủgiầu có lắm ngày trước. Rẽphải qua rặng cây, tôi thấy một toà nhà bê-tông ba tầng. Nó được dựng trên một khu đất khoét vào vách núi, nên ba tầng lầu chẳng có vẻgì là cao to oai vệcả. Đó là một kiến trúc giản dịvà gây ấn tượng mạnh vềsựsạch sẽ. Lối vào ởtrên tầng hai. Tôi lên cầu thang, vào qua một cửa kính lớn và thấy một người đàn bà còn trẻmặc bộáo váy đỏngồi ởbàn tiếp tân. Tôi xưng tên và nói tôi được hướng dẫn vào đây đểgặp bác sĩIshida. Bà ta mỉm cười và chỉcho tôi một chiếc ghếsô-pha màu nâu, miệng nói rất nhỏnhẹmời tôi ngồi đợi bác sĩ. Rồi bà quay điện thoại. Tôi bỏba-lô xuống, ngồi thụt vào tấm nệm rất dày của chiếc ghế, và quan sát xung quanh. Đó là một sảnh đợi dễchịu và sạch sẽ, có nhưng chậu cây trang trí, những bức tranh trừu tượng có gu, và sàn nhà bóng loáng. Khi đợi, tôi cứnhìn mãi bóng phản chiếu của chính đôi giày mình ởdưới sàn. Một lúc sau, bà tiếp tân nói với tôi, "Bác sĩsắp đến rồi đấy ạ". Tôi gật đầu. Yên tĩnh kinh khủng. Không có bất kì loại tiếng động nào. Nhưthểtất cả đều đang ngủtrưa. Người, súc vật, côn trùng, cây cỏ đều đang ngủsay, tôi nghĩbụng, một buổi chiều yên tĩnh đến thếlà cùng. Nhưng một lúc sau, tôi nghe tiếng đếgiày cao-su bước nhẹnhàng, và một chị đã đứng tuổi có mái tóc lởm chởm nhưgai xuất hiện. Chị đi nhưlướt qua khu sảnh rộng, ngồi xuống cạnh tôi, bắt chéo chân và cầm lấy tay tôi Đáng nhẽbắt tay thì chịlại lật đi lật lại xem xét bàn tay tôi. Câu đầu tiên chịnói với tôi là: "Cậu chưa chơi một nhạc cụnào ít nhất mấy năm nay rồi, đúng không nào?" "Đúng vậy," tôi đáp, rất ngạc nhiên. "Chịnói đúng." "Nhìn tay cậu thì biết," chịmỉm cười. Có cái gì đó gần nhưbí hiểm vềngười đàn bà này. Mặt chịrất nhiều nếp nhăn. Đó là điều nổi bật đầu tiên, nhưng chúng lại không làm cho chịtrông già đi tí nào. Không những thế, chúng lại còn làm nổi lên một vẻtrẻtrung ởchịmà tuổi tác không có tác dụng gì hết. Những nếp nhăn ấy ởrất đúng chỗcủa chúng, nhưthểchúng đã có đó từkhi chịmới đẻ. Khi chịcười, chúng cũng cười theo; và khi chịnhăn nhó, chúng cũng nhăn nhó theo. Còn khi chịu không cười mà cũng chẳng nhăn thì chúng nằm rải rác khắp gương mặt chịvới một vẻ ấm áp nghịch ngợm rất lạlùng. Đây là một người đàn bà đã gần bốn mươi tuổi có cái vẻkhông những là một người tốt mà cái tốt ấy của chịcòn thu hút được cảtôi. Vừa gặp là tôi thích chịliền. Cắt xén một cách hoang dại, tóc chịdựng đứng thành từng mảng và vành ngoài thì gẫy gập rủxuống trán, nhưng kiểu tóc đó lại hoàn toàn hợp với chị. Chịmặc sơ-mi lao động xanh da trời bên ngoài áo phông trắng, quần vải bông màu kem, và giày tennis. Cao và mảnh khảnh, chịhầu nhưkhông có ngực. Cặp môi thường xuyên nhếch sang một bên nhưhơi cong lên giễu cợt, và những nếp nhăn ởkhóe mắt động đậy nhưhơi rung rinh. Chịgiống một nữthợmộc lành nghề, tốt bụng nhưng có vẻhơi chán đời. Rụt cằm lại và cong môi lên, chị đểra hẳn một lúc đểngó tôi từ đầu đến chân. Tôi tưởng nhưchịsắp rút thước dây ra và đo đắn tôi khắp nơi ngay bấy giờ. "Cậu có chơi nhạc cụnào không?" chịhỏi. "Rất tiếc là không," tôi đáp. "Chán nhỉ," chịnói. "Có thì vui quá." "Chắc thế," tôi nói. Nhưng sao lại toàn chuyện đàn địch nhưvậy nhỉ? Chịlấy một bao Seven Stars từtúi áo ngực ra, đặt một điếu lên miệng, châm bằng bật lửa, rồi bắt đầu rít với vẻkhoái trá rõ rệt. "Tôi có nhớlà phải nói qua vềchỗnày cho cậu… Watanabe, có phải không ạ? - trước khi cậu gặp Naoko. Cho nên tôi đã thu xếp đểhai chúng ta chuyện trò với nhau một tí nhưthế này. Nhà nghỉAmi cũng hơi bất thường một chút, và cậu có thểthấy lúng túng nếu không biết đôi chút vềhoàn cảnh của nó. Tôi nói thếcó phải không ạ? Có phải cậu chưa biết gì về cơsởnày, phải không ạ" "Hầu nhưkhông biết gì." "Vậy thì, đầu tiên là…" chịbắt đầu, nhưng rồi lại búng tay một cái. "Xem đã nào, cậu đã ăn trưa chưa nào? Chắc cậu đói bụng rồi." "Quảcó thế, chịnói đúng." "Vậy hay đi với tôi. Ta có thểvừa ăn vừa nói chuyện trong nhà ăn. Giờ ăn qua rồi, nhưng nếu đi ngay may ra họvẫn có thểlàm cái gì đó cho mình." Chịdẫn đường, rảo bước theo một hành lang và một đợt cầu thang xuống nhà ăn ởtầng một. Một gian phòng rộng, có lẽ đủchỗcho hai trăm người, nhưng chỉcó nửa phòng được sửdụng, nửa kia ngăn ra, nhưmột khách sạn nghỉmát chưa vào mùa. Thực đơn hôm đó có món khoai tây hầm với mì sợi, rau trộn, nước cam và bánh mì. Rau cỏquảcó tươi ngon nhưNaoko đã nói trong thư, và tôi chén sạch trơn đĩa của mình. "Rõ là cậu ăn thật ngon miệng!" người bạn nữcủa tôi nói. "Ngon tuyệt," tôi nói. "Với lại, từsáng đến giờtôi hầu nhưchưa có gì vào bụng." "Nếu vậy thì mời cậu ăn hộphần tôi luôn đi. Tôi no rồi. Đây này, cậu ăn đi." "Vâng, nếu chịthực sựkhông muốn ăn nữa." "Bụng tôi bé. Chẳng chứa được là mấy. Tôi phải bù bằng thuốc lá." Chị đốt một điếu Seven Stars nữa. "À mà cậu có thểgọi tôi là Reiko. Ai cũng gọi tôi nhưvậy cả." Reiko có vẻrất khoái nhìn tôi ăn món khoai tây hầm mà chịhầu nhưchưa đụng tới, và nhồm nhoàm cảphần bánh mì của chịnữa. "Chịlà bác sĩcủa Naoko à?" tôi hỏi. "Tôi á? Bác sĩcủa Naoko ư? Chịnhăn hết cảmặt lại. "Sao cậu lại nghĩtôi là bác sĩ?" "Họdặn tôi tìm gặp bác sĩIshida mà." "À tôi hiểu rồi. Không phải đâu, tôi dạy nhạc ở đây. Cũng là một cách đìều trị đối với một sốbệnh nhân, nên để đùa họcứgọi tôi là "Bác sĩâm nhạc" và đôi khi là "Bác sĩIshida". Nhưng tôi chỉlà một bệnh nhân thôi. Tôi ở đây được bảy năm rồi. Tôi làm giáo viên dạy nhạc và giúp việc văn phòng, nên bây giờcũng chẳng biết mình là bệnh nhân hay là cán bộ nữa. Naoko không kểgì vềtôi cho cậu nghe à?" Tôi lắc đầu. "Lạnhỉ," Reiko nói. "Tôi ởcùng phòng với Naoko. Tôi thích sống với cô ấy. Chúng tôi nói với nhau đủchuyện. Kểcảvềcậu." "Vềtôi thếnào ạ?" "Thếnào ư? Nhưng trước hết tôi phải giới thiệu chỗnày với cậu đã," Reiko nói, tảng lờ câu hỏi của tôi. "Điều đầu tiên cậu cần biết là đây không phải là một bệnh viện thông thường. Nó chữa trịthì ít mà giúp hồi phục là chính. Chúng tôi cũng có mấy bác sĩtất nhiên rồi, và họcó những giờlàm việc với bệnh nhân, nhưng chỉlà đểkiểm tra tình trạng của bệnh nhân, đo nhiệt độvà những thứ đại loại thế, chứkhông điều trịnhưtrong một bệnh viện thông thường. Ở đây cửa sổkhông có chấn song, và cửa luôn đểngỏ. Mọi người ra vào tựnguyện. Trước hết là cậu phải thích hợp với kiểu hồi phục ấy thì mới được nhận vào đây. Nếu có người cần phải được điều trị đặc biệt thì sẽ được gửi đến bệnh viện chuyên khoa vềlĩnh vực ấy. Đến đây vẫn ôkê chứ." "Tôi nghĩvậy," tôi nói. "Nhưng "hồi phục" ở đây bao gồm những gì? Chịcó thểví dụcụ thể được không?" Reiko thởra một đám khói rồi uống nốt chỗnước cam còn lại của chị. "Cứsống ở đây là hồi phục rồi," chịnói. "Một lịch sinh hoạt đều đặn, tập tành, cách biệt với thếgiới bên ngoài, không khí trong lành, yên tĩnh. Nông trại của chúng tôi giúp chúng tôi gần nhưtự cũng tựcấp được; không có TV và radio. Chúng tôi giống nhưmột trong những công xã mà chắc cậu đã nghe đến nhiều rồi. Tất nhiên, một cái khác với công xã là phải tốn một mớ tiền tướng mới vào được đây." "Một mớtướng ư?" "Thật ra cũng không đắt đến mức vô lối, nhưng không rẻchút nào. Cứnhìn cơsởthiết bị ở đây mà xem. Chúng tôi có rất nhiều đất, một sốít bệnh nhân, một đội ngũcán bộlớn, và nhưtrường hợp của tôi thì tôi đã ở đây rất lâu rồi. Đúng là tôi có được nhiều ưu đãi vì bản thân cũng đã gần nhưlà cán bộ, nhưng ngay cảthếthì cũng vẫn cứlà… Thôi nào, cậu làm một tách cà-phê chứ." Tôi nói được thếthì tốt. Chịdụi thuốc rồi ra quầy rót hai cốc cà-phê từmột cái ấm và mang cảlại chỗchúng tôi đang ngồi. Chịcho đường vào cốc của mình, khuấy lên, nhăn mặt, rồi nhấp một ngụm. "Cậu biết không," chịnói, "viện điều dưỡng này không phải là cơsởdoanh nghiệp kiếm lãi, cho nên nó có thểtiếp tục tính tiền không đến nỗi đắt lắm so với thông thường. Đất là được hiến. Họlập công ty vì mục đích ấy. Toàn bộchỗnày là nhà nghỉhè của ông chủ đất cũhai mươi năm trước đây. Tôi chắc là cậu thấy ngôi nhà cổrồi phải không?" Tôi bảo đã. "Trước đây chỉcó mỗi ngôi nhà ấy. Họtổchức điều trịnhóm ở đó. Mọi chuyện đã bắt đầu nhưvậy. Con trai ông chủhiến đất có khuynh hướng tâm thần và một Chuyên gia đềnghị điều trịnhóm cho anh ta. Lý thuyết của vịbác sĩ ấy là nếu ta có thể đưa một nhóm bệnh nhân vềsống ở đồng quê, giúp nhau lao động và có một bác sĩ đểtheo dõi và kiểm tra, ta có thểchữa được một sốbệnh. Họ đã thử, và hoạt động ấy phát triển, được tổchức thành doanh nghiệp, và họmởrộng đất canh tác, và năm năm trước đây mới xây thêm khu nhà chính." "Có nghĩa là cách điều trị ấy có kết quảtốt." "Cũng không phải tốt cho tất cảmọi trường hợp. Nhiều người không đỡ được chút nào. Nhưng cũng có nhiều người không thểcó kết quả ởcác nơi khác lại hoàn toàn bình phục ở đây. Cái hay nhất ở đây là cách mọi người giúp đỡlẫn nhau. Ai cũng biết mình có khiếm khuyết ởmặt nào đó, nên đều có ý thức giúp đỡnhau. Những nơi khác không theo phương pháp này, thật đáng tiếc. Bác sĩlà bác sĩvà bệnh nhân là bệnh nhân: bệnh nhân tìm đến bác sĩ để được giúp đỡvà bác sĩban phát sựgiúp đỡ ấy cho bệnh nhân. Nhưng ở đây, chúng tôi ai cũng giúp nhau hết. Người nào cũng là gương soi của người khác, và các bác sĩ là một phần của chúng tôi. Họquan sát chúng tôi ởbên cạnh và lẳng lặng bước vào giúp chúng tôi nếu thấy chúng tôi cần cái gì đó, nhưng có nhiều khi chúng tôi lại là người giúp đỡhọ. Nhiều khi chúng tôi giỏi hơn họcái gì đó. Ví dụ, tôi đang dạy một bác sĩchơi đàn dương cầm, và một bệnh nhân khác đang dạy một hộlý tiếng Pháp. Kiểu thế. Bệnh nhân nhưchúng tôi thường được trời phú cho những khảnăng đặc biệt. Nên mọi người ở đây đều bình đẳng - bệnh nhân, cán bộ, và cậu nữa. Còn ở đây thì cậu còn là một thành viên nhưchúng tôi, nên tôi giúp cậu và cậu giúp tôi." Reiko mỉm cười, nhẹnhàng động đậy tất cảcác nếp nhăn trên mặt. "Cậu giúp Naoko và Naoko giúp cậu." "Vậy tôi sẽphải làm gì? Cho một ví dụ đi." "Đầu tiên cậu phải quyết định là cậu muốn giúp, và cậu cần được người khác giúp. Sau đó cậu phải hoàn toàn chân thực. Cậu sẽkhông nói dối, không lấp liếm, không che giấu bất kì điều gì có thểlàm cậu lúng túng. Chỉcó vậy thôi" "Tôi sẽcố," tôi nói. "Nhưng cho tôi biét được không, Reiko, tại sao chịlại ở đây những bảy năm trời? Nói chuyện với chịnhưthếnày, tôi không thểtin là chịcó trục trặc gì." "Khi trời sáng thì không," chịnói với một vẻmặt u ám. "Nhưng hễ đêm đến là tôi bắt đầu dãi rớt và lăn lộn dưới sàn nhà." "Thật vậy ư?" "Đừng có ngốc thế, tôi chỉnói đùa thôi," chịnói, lắc đầu với một vẻkinh tởm. "Tôi hoàn toàn lành mạnh ít nhất là hiện nay. Tôi ởlại đây vì tôi thích giúp người khác lành mạnh, dạy nhạc, trồng rau. Tôi thích chỗnày lắm. Tất cả đều là bạn bè không ít thì nhiều. So ra, thì tôi có gì ởthếgiới bên ngoài nào? Tôi đã ba tám, sắp bốn mươi. Tôi không nhưNaoko. Chẳng có ai đợi tôi ra ởngoài đó, chẳng có gia đình nào đón tôi trởlại. Tôi không có công trình gì đểnói đến, và hầu nhưkhông có bạn. Đã sáu bảy năm, tôi không còn biết chuyện gì đang ởngoài kia nữa. A, thi thoảng tôi cũng đọc một tờbáo trong thưviện, nhưng tôi chưa bao giờ đặt chân ra ngoài khu vực này trong suốt thời gian ấy. Tôi sẽkhông biết mình sẽ làm gì nếu tôi đi khỏi đây." "Nhưng có khi một thếgiới mới sẽlại mởra với chịthì sao?" tôi nói. "Cũng đáng thửchứ, phải không ạ" "Hừmm, cũng có thểcậu nói đúng," chịnói, không ngừng xoay cái bật lửa trong tay. "Nhưng tôi cũng có một loạt các vấn đềcủa riêng mình. Rồi sẽcó lúc tôi nói hết cho cậu nghe, nếu cậu thích." Tôi gật đầu đáp lại. "Còn Naoko," tôi nói, "cô ấy có khá hơn chút nào không?" "À chúng tôi nghĩlà có. Lúc đầu cô ấy có hơi hoang mang và đã có lúc chúng tôi thấy ngại, nhưng bây giờthì cô ấy đã bình tĩnh hơn nhiều, đến độ đã có thểtựbiểu cảm bằng lời nói. Chắc chắn là cô ấy đang đi đúng hướng. Nhưng nhẽra cô ấy phải được điều trịsớm hơn nhiều. Những triệu chứng của cô ấy đã rõ rệt ngay từlúc bạn trai Kizuki của cô ấy tựvẫn. Nhẽra gia đình cô ấy phải thấy mới phải, và bản thân cô ấy nhẽra cũng phải thấy là có chuyện không ổn rồi. Tất nhiên, chuyện gia đình cô ấy cũng chẳng ổn, hoặc là…" "Gia đình không ổn ư?" tôi vội hỏi. "Cậu không biết à?" Reiko có vẻcòn ngạc nhiên hơn tôi. Tôi lắc đầu. "Tôi nên đểNaoko tựkểcho cậu thì hơn. Cô ấy đã sẵn sàng cởi mở đôi điều với cậu đấy." Reiko khuấy cà-phê một lần nữa rồi lại nhấp một ngụm. "Có một cái nữa cậu cần biết," chị nói. "Theo nội quy ở đây, cậu và Naoko sẽkhông được phép ởmột mình với nhau. Khách đến thăm không được ởmột mình với bệnh nhân. Lúc nào cũng phải có một quan sát viên, mà trong trường hợp của các cậu thì là tôi đấy. Xin lỗi nhé, nhưng cậu sẽphải chịu đựng tôi thôi, ôkê?" "Ôkê," tôi mỉm cười. "Tuy nhiên," chịnói, "hai đứa các cậu có thểnói với nhau bất cứchuyện gì. Cứquên hẳn tôi đi. Mà tôi cũng đã biết hầu hết mọi chuyện vềcậu và Naoko rồi." "Hết mọi chuyện ư?" "Gần nhưthế. Cậu biết là chúng tôi có những buổi điều trịnhóm mà. Nên chúng tôi biết rất nhiều vềnhau. Thêm nữa là Naoko với tôi nói với nhau tất cảmọi chuyện. Chúng tôi không có nhiều bí mật ở đây đâu." Tôi nhìn Reiko và uống cà-phê của mình. "Nói thật với chị," tôi nói, "Tôi vẫn hoang mang lắm. Tôi vẫn không biết việc tôi làm với Naoko ởTokyo là đúng hay là sai. Tôi vẫn suy nghĩvềnó suốt thời gian qua, nhưng vẫn không biết ra sao." "Tôi cũng không biết," Reiko nói. "Và cảNaoko nữa. Đó là cái mà hai đứa các cậu phải tự quyết định. Cậu hiểu ý tôi nói không? Có chuyện gì đi nữa thì hai đứa các cậu cũng vẫn có thểquay nó vềhướng đúng đắn - nếu các cậu có thểcó được một thông cảm nào đó. Có lẽ, một khi các cậu đã giải quyết được chuyện đó, các cậu mới có thểquay lại và nghĩxem chuyện xảy ra là đúng hay là sai. Cậu nghĩsao?" Tôi gật đầu. "Tôi nghĩba đứa chúng ta có thểgiúp nhau được - cậu và Naoko và tôi - nếu chúng ta thực tình muốn thế, và nếu chúng ta thực sựtrung thực. Có ba người nhưthếcó lẽsẽcực kỳ hiệu quả đấy. Cậu có thể ởlại đây bao lâu?" "Tôi muốn trởlại Tokyo vào chiều tối ngày kia. Tôi phải đi làm, và phải dựkiểm tra tiếng Đức vào thứNăm." "Tốt," chịnói. "Vậy cậu có thể ởvới chúng tôi.Nhưvậy cậu không phải trảtiền gì cảvà có thểchuyện trò tha hồkhông phải lo đến thời gian." "Với chúng tôi?" tôi hỏi lại. "Naoko với tôi, tất nhiên rồi," Reiko nói. "Chúng tôi có một phòng ngủriêng, còn phòng khách thì có một cái sô pha kéo ra thành giường. Cậu sẽngủngon được. Đừng lo." "Họcó cho phép thếkhông? tôi hỏi. "Khách đàn ông có được ngủlại trong phòng phụnữ không?" "Tôi không nghĩcậu sẽvào hiếp chúng tôi lúc nữa đêm chứ." "Chị đừng ngốc thế." "Vậy là chẳng có vấn đềgì rồi. Ởvới chúng tôi và chúng ta có thểchuyện trò thoả đáng. Đó là cái hay nhất. Rồi chúng ta mới có thểthực sựhiểu nhau. Còn tôi thì có thểchơi ghi-ta cho cậu nghe. Tôi chơi khá hay đấy cậu ạ, "Chịchắc là tôi sẽkhông làm phiền gì chứ." Reiko đặt điếu Seven Stars thứba lên môi và châm lửa sau khi đã nhếch mép mấy lần. "Naoko với tôi đã bàn chuyện này rồi. Hai chúng tôi đều cùng nhau có lời mời cậu ởvới chúng tôi. Chẳng nhẽcậu không thểlịch sựchấp nhận hay sao?" "Có chứ ạ, và rất hân hạnh." Reiko nhăn sâu các nếp nhăn bên khóe mắt và nhìn tôi một lúc. "Cậu có lối nói chuyện kì nhỉ," chịnói. "Chẳng nhẽcậu định bắt chước anh chàng trong Bọn trẻ đồng xanh?" "Đâu có!" tôi mỉm cười nói. Reiko cũng mỉm cười theo, miệng vẫn ngậm điếu thuốc. "Nhưng cậu là một người tốt lành đấy. Nhìn cậu, tôi có thểnói vậy. Tôi có thểphân biệt những chuyện này sau bảy năm quan sát những người ra vào nơi đây: có những người có thểcởi mởcõi lòng mình và có những người không thểlàm được việc đó. Cậu thuộc loại đầu. Hoặc nói cho chính xác thì cậu có thểlàm vậy nếu cậu muốn. "Chuyện gì sẽxảy ra khi người ta cởi mởcõi lòng mình?" Reiko khoá hai bàn tay và đặt chúng lên bàn, điếu thuốc trễtrên môi. Chị đang thích thú lắm thì phải. "Người ta sẽtốt lành hơn," chịnói. Tàn thuốc rơi xuống bàn, nhưng chịcó vẻkhông đểý. 2. Reiko và tôi rời khu nhà chính, vượt qua một trái đồi, rồi đi qua một bểbơi, mấy sân bóng quần, và một sân bóng rổ. Hai người đàn ông - một người trung niên gày gò và một thanh niên béo phục phịch - đang chơi bóng quần. Cảhai đều sửdụng vợt thành thạo, nhưng tôi có cảm tưởng nhưhọ đang chơi cái gì đó không phải bóng quần. Có vẻnhưcảhai đều có chung một mối quan tâm đặc biệt đến cách nảy qua nảy lại của trái bóng và đang cùng nghiên cứu lĩnh vực đó. Họ đánh trái bóng qua lại với một thái độtập trung rất lạ. Cảhai đều đẫm mồhôi. Anh thanh niên ởbên phía sân gần chúng tôi bỗng đểý thấy Reiko và chạy ra. Hai người trao đổi vài lời, miệng mỉm cười. Gần sân bóng, một người đàn ông có gương mặt không biểu lộtí gì đang điều khiển một cái máy cắt cỏlớn. Đi tiếp chúng tôi đến một đám rừng trong đó có khoảng mười lăm hoặc hai mươi ngôi nhà nhỏngay ngắn đứng cách quang nhau khá xa. Ởtrước cửa hầu hết các ngôi nhà ấy đều thấy có một chiếc xe đạp sơn vàng nhưcủa ông thường trực. "Đây là khu nhà của gia đình cán bộ," Reiko nói. "Chúng tôi có đủthứ, hầu nhưkhông phải vào thành phố," chịnói khi chúng tôi sánh bước. "Vềthực phẩm thì nhưtôi đã nói, chúng tôi hầu nhưtựcấp được hết. Trứng thì chúng tôi nuôi gà đẻ. Chúng tôi có sách, đĩa hát, trang thiết bịthểdục, có cửa hàng bách hoá nhỏriêng của chúng tôi, và tuần nào cũng có thợcắt tóc và trang điểm đến phục vụ. Thậm chí cuối tuần nào cũng có chiếu phim. Cần thứgì đặc biệt thì đềnghịcán bộmua hộtrong thành phố. Quần áo thì đặt mua qua catalogue. Sống ở đây không có vấn đềgì hết." "Nhưng không ai được phép vào thành phốphải không?" "Đúng thế, cái đó thì chúng tôi không được phép. Tất nhiên nếu có chuyện gì đặc biệt, như phải đến nha sĩchẳng hạn, thì lại là chuyện khác, nhưng quy định chung là chúng tôi không được vào phố. Ai cũng hoàn toàn được tựdo ra khỏi nơi này, nhưng đã ra là không được trởlại nữa. Coi nhưcắt cầu. Không thểvào phốmấy ngày rồi lại mong quay lại đâu. Cũng là hợp lý thôi. Nếu cứvậy. thì rồi ai cũng đi đi vềvềsuốt." Qua khỏi đám rừng chúng tôi đến một sườn đôi thoai thoải. Ởnhững quang cách không đều nhau dọc sườn đồi ấy là một dãy những ngôi nhà gỗhai tầng có cái gì đó là lạ. Rất khó nói cái gì làm cho chúng có vẻlà lạnhưthế, nhưng đó là cảm giác đầu tiên của tôi khi mới nhìn thấy chúng. Phản ứng ấy của tôi rất giống với cảm giác khi ta thấy cái gì đó không có thực mà lại được vẽra một cách rất thú vị. Tôi bỗng nghĩra rằng có thể đó là cái cảm giác khi ta thấy một bộphim hoạt hoạcủa Wall Disney vẽdựa trên một bức tranh của Munch. Tất cảnhững ngôi nhà ấy đều có hình dáng và màu sắc hệt nhưnhau, gần nhưmột khối vuông, trái phải hoàn toàn đối xứng nhau, với cửa ra vào lớn và rất nhiều cửa sổ. Con đường chạy vòng vèo qua khu nhà ấy nhưmột lộtrình giảtạo đểluyện tập trong một trường dạy lái xe. Trước cửa nhà nào cũng có một dãy bụi hoa xén tỉa cẩn thận. Không đâu có bóng người, và các cửa sổ đều buông rèm kín mít. "Đây gọi là Khu C. Phụnữsống ở đây. Chúng tôi đấy! có mười nhà, mỗi nhà có bốn đơn nguyên, mỗi đơn nguyên hai người. Vịchi là tám mươi người tất cả, nhưng hiện thời chúng tôi chỉcó ba mươi hai người." "Yên tĩnh quá, phải không ạ" "Ấy là vì lúc này không có ai ởnhà," Reiko nói. "Tôi thì được phép tựdo đi lung tung thế này, nhưng mọi người khác đều đang bận làm các việc theo lịch riêng của họ. Có người lúc này đang tập thểdục, có người đang làm vườn, có người đang dựnhóm điều trị, có người đang đi hái thuốc. Mỗi người tựlên lịch cho chính mình. Đềxem bây giờNaoko đang làm gì nào? Có lẽcô ấy đang sơn hoặc lăn giấy dán tường ở đâu đó. Tôi không nhớ. Một sốviệc nhưvậy chỉkết thúc vào lúc năm giờ." Reiko vào ngôi nhà có đánh dấu "C-7", lên cầu thang ởcuối hành lang, rồi mởcánh cửa bên phải vẫn đểkhông khoá. Chịdẫn tôi vào căn hộ đó, một đơn nguyên bốn phòng thú vị mặc dù hơi đơn điệu: phòng khách, phòng ngủ, bếp và nhà tắm. Không có đồ đạc gì thừa hoặc trang trí gì không cần thiết, mà vẫn không có vẻkhắc khổ. Chẳng có gì đặc biệt, nhưng ởtrong căn hộ ấy cũng kiểu như ởbên cạnh Reiko: ta có thểthưgiãn và đểmọi căng thẳng rời bỏthân xác mình. Phòng khách có một cái sô-pha, một cái bàn, và một cái ghếxích đu. Trong bếp có một cái bàn nữa. Bàn nào cũng có một cái gạt tàn to tướng. Phòng ngủcó hai giường, hai bàn viết và một khoang tủquần áo. Giữa hai đầu giường là một cái bàn đêm có cây đèn và một cuốn sách bìa mềm đọc dởúp trên đó. Bếp có một cái nồi điện nhỏcân xứng với một cái tủlạnh nhỏ, và được bốtrí thiết bị đểcó thểnấu nướng đơn giản. "Không có bồn tắm, chỉcó hương sen, nhưng cũng được đấy chứ, cậu thấy thếnào? Tắm bồn và giặt giũthì vào nhà tắm chung." "Quá tốt rồi. Phòng học xá của tôi chỉcó một cái trần và một cửa sổ" "A, nhưng cậu chưa thấy mùa đông ở đây," Reiko nói, chạm tay vào lưng tôi đểhướng tôi vào cái sô-pha rồi ngồi xuống cạnh tôi. "Dài và khắc nghiệt. Chẳng có gì ngoài tuyết và tuyết và tuyết, nhìn đâu cũng chỉcó thế. Ẩm thấp và lạnh thấu xương. Suốt mùa đông chúng tôi chỉxúc tuyết. Hầu hết là chỉ ởtrong nhà cho ấm, nghe nhạc, tán chuyện hoặc đan lát. Nếu không rộng rãi thếnày thì chết ngạt. Cậu sẽhiểu nếu cậu đến đây vào mùa đông." Reiko thởdài thườn thượt như đang mường tượng cảnh mùa đông, rồi úp cảhai bàn tay lên hai đầu gối. "Đây sẽlà giường của cậu," chịnói, vô vỗcái sô-pha. "Chúng tôi ngủtrong phòng kia, còn cậu sẽngủ ở đây Thế được chứ, cậu nghĩsao?" "Nhất định là được rồi." "Vậy là xong nhé," Reiko nói. "Chúng tôi sẽvềkhoảng năm giờ. Naoko và tôi đều có việc phải làm cho đến lúc đó. Cậu chịu khó ở đây một mình được không?" "Được chứ ạ. Tôi sẽlàm bài tiếng Đức của mình." Khi Reiko đã đi rồi, tôi nằm dài trên sô-pha và nhắm mắt lại. Tôi nằm đó, đắm mình vào cái im lặng, rồi bỗng nhớlại thời Kizuki và tôi đi chơi bằng môtô với nhau. Thì ra đó cũng là vào mùa thu. Mùa thu, mấy năm rồi nhỉ. Phải rồi, bốn năm. Tôi nhớlại mùi chiếc áo da của Kizuki và tiếng động cơ đinh tai của chiếc Yamaha 125 phân khối màu đỏ. Chúng tôi phóng đến một nơi mãi tít dưới bởbiển rồi trởlại ngay tối hôm đó, mệt nhoài. Chẳng có gì đặc biệt trong chuyến đi ấy, nhưng tôi nhớnó rất rõ. Gió thu quật rát hai bên tai, và vừa ngẩng nhìn trời vừa bám chặt lấy cái áo da của Kizuki, tôi ngớnhưmình có thểbịgió thổi bay lên vũtrụ. Tôi nằm đó rất lâu, mặc cho tâm trí lang thang từkí ức này sang kí ức khác. Không hiểu sao, khi nằm trong gian phòng ấy tôi bỗng nhớlại những kỉniệm xa xôi mà trước đấy tôi rất ít khi hoặc chưa bao giờnhớ đến. Nhiều kỉniệm thật vui, nhưng nhiều cái buồn man mác. Nhưthếnày bao lâu rồi nhỉ? Tôi đắm đuối trong dòng thác hồi tưởng (quảthực là một dòng thác, nhưmột ngọn suối vọt ra từkhe đá) đến nỗi không biết là Naoko đã lẳng lặng mởcửa và bước vào nhà. Tôi mởmắt, và nàng đã ở đó rồi. Tôi ngẩng đầu và nhìn vào đôi mắt nàng một lúc lâu. Nàng đang ngồi lên tay ghếsô-pha nhìn tôi. Lúc đầu tôi nghĩnàng chỉlà một hình ảnh hiện ra từnhững kí ức của tôi. Nhưng đó là Naoko bằng xương bằng thịt. "Đang ngủà?" nàng thì thầm. "Không," tôi nói, "chỉ đang nghĩ". Tôi ngồi dậy và hỏi, "Cậu khoẻkhông?" "Mình khoẻ," nụcười nho nhỏcủa nàng giống nhưmột cảnh trí nhợt nhạt xa vời. "Mình không có nhiều thời gian đâu. Đáng ra mình không được ởnhà bây giờ. Chỉchạy đi được một phút thôi, mình phải trởlại ngay. Cậu có ghét tóc mình không?" "Hoàn toàn không," tôi nói. "Xinh đấy chứ." Tóc nàng đểgiản dịnhưkiểu nữsinh, một bên có dải buộc nhưnàng vẫn buộc ngày trước. Nó rất hợp với nàng, nhưthểlúc nào nàng cũng buộc tóc nhưthế. Nàng giống nhưmột trong những bé gái xinh đẹp vẫn thường thấy trong các bức tranh khắc gỗthời Trung cổ. "Thật khổvì đầu với tóc, mình nhờReiko cắt đấy. Cậu nghĩthếnày đẹp thật à?" "Thật mà." "Mẹmình ghét lắm." Nàng cởi dải buộc, buông tóc xuống, vuốt thẳng, rồi buộc trởlại. Cái dải có hình giống một con bướm. "Mình muốn gặp cậu một mình trước khi cảba tụi mình ởvới nhau. Không phải là mình có gì đặc biệt muốn nói. Mình chỉmuốn nhìn mặt cậu và quen với việc có cậu ở đây. Nếu không, mình sẽkhó lòng làm quen lại với cậu. Mình kém giao tiếp quá." "Thật vậy sao? tôi hỏi. "Thếnày đã được chưa?" "Hơi hơi rồi," nàng nói, lại đưa tay lên dải buộc đầu. "Nhưng hết giờrồi. Mình phải đi đã." Tôi gật đầu. "Toru này," nàng bắt đầu, "Mình thực lòng cảm ơn cậu đã đến thăm. Mình hạnh phúc lắm. Nhưng nếu ở đây mà cậu thấy nặng nề, cậu cứviệc bảo mình ngay nhé. Đây là một nơi đặc biệt, và nó có một chế độ đặc biệt, và có những người không thểhoà nhập được. Vậy nếu cậu thấy thếthì hãy làm ơn cho mình biết thực lòng nhé. Mình sẽkhông sao đâu. Ở đây chúng mình chân thực với nhau. Chúng mình nói với nhau mọi thứvới tháị độhoàn toàn chân thực." "Mình sẽcho cậu biết," tôi nói. "Mình sẽchân thực." Naoko ngồi xuống và dựa vào tôi trên sô-pha. Khi tôi quàng tay quanh người nàng, nàng dựa đầu lên vai tôi và dụi mặt vào cổtôi. Nàng giữtưthế ấy một lúc, nhưthể đang đo nhiệt độcho tôi. Ôm nàng trong tay, tôi thấy ngực mình ấm áp. Một lúc sau, nàng lẳng lặng đứng dậy rồi đi ra cửa, cũng im lìm nhưlúc nàng vào nhà. Naoko đi rồi, tôi ngủthiếp đi trên sô-pha. Tôi không định thế, nhưng cứthiếp đi vào một giấc ngủsâu chưa từng có đã rất lâu rồi, và tràn đầy một cảm thửc vềsựcó mặt của Naoko. Trong bếp là những bát đĩa Naoko vẫn dùng, trong nhà tắm là chiếc bàn chải đánh răng Naoko vẫn dùng, và trong phòng ngủlà chiếc giường Naoko vẫn ngủ. Ngủsay trong căn hộcủa nàng, tôi vắt kiệt cảm giác mệt nhọc ra khỏi từng tếbào của thân xác mình, từng giọt một. Tôi mơthấy một con bướm đang bay lượn nhưmúa trong ánh sáng mờ ảo. Khi tỉnh lại, kim đồng hồtrên tay tôi chỉbốn giờba mươì lăm phút. Ánh sáng đã khác, gió đã ngừng thổi, hình dạng nhưng đám mây cũng đã đổi khác. Tôi ra mồhôi trong khi ngủ, nên lấy một chiếc khăn nhỏtrong ba-lô ra lau mặt và thay một chiếc áo chẽn mới. Vào trong bếp, tôi uống nước rồi đứng đó nhìn qua cửa sổphía trên bồn rửa. Tôi đang nhìn thẳng sang một cửa sổcủa toà nhà đối diện, bên trong thấy treo nhiều hình cắt giấy: một con chim, một đám mây, một con bò, một con mèo, tất cả được cắt rất khéo và được nối với nhau. Cũng nhưtrước, không có bóng dáng một người nào ởquanh đó, và không có bất cứ một thứtiếng động gì. Tôi cảm thấy như đang đứng một mình giữa một nơi hoang phế được chăm sóc rất cẩn thận. Sau năm giờthì mọi người bắt đầu lục tục quay vềKhu C. Nhìn qua cửa sổbếp, tôi thấy ba người đàn bà đi ngang qua ởbên dưới. Tất cả đều đội mũnên tôi không thể đoán tuổi họ, nhưng nghe giọng nói thì họcó vẻkhông còn trẻnữa. Ngay sau khi họkhuất dạng sau góc nhà, lại thấy bốn người nữa xuất hiện ởcùng hướng đó và cũng biến mất sau góc nhà đó. Mọi vật đắm chìm trong một tâm trạng chiều tà. Qua cửa sổphòng khách tôi có thểthấy rừng và một rặng đồi. Một dải nắng nhạt lửng lơtrên rặng đồi ấy. Naoko và Reiko vềnhà cùng với nhau lúc năm rưỡi. Naoko và tôi chào nhau đúng mực nhưthểmới gặp nhau lần đầu. Nàng có vẻlúng túng thật sự. Reiko đểý thấy cuốn sách tôi đang đọc và hỏi đó là cuốn gì. Núi Thiêng của Thomas Mann, tôi bảo chị. "Sao cậu có thể đem theo một cuốn sách nhưthế đến nơi này được nhỉ?" chịhỏi. Chịcó lý, rõ quá rồi. Sau đó Reiko làm cà-phê cho cảba chúng tôi. Tôi kểcho Naoko vềsựbiến mất đột ngột của Quốc-xã và vềlần cuối cùng chúng tôi còn thấy nhau, khi hắn cho tôi con đom đóm. "Cậu ta biến mất nhưvậy thật đáng tiếc," nàng nói. "Mình vẫn muốn nghe thêm chuyện vềcậu ta." Reiko hỏi Quốc-xã là ai, tôi bèn kểcho chịnghe những câu chuyện đã thành cổtích vềhắn và chị được một mẻcười vỡbụng. Thếgiới thanh bình và tràn ngập tiếng cười mỗi khi được nghe chuyện vềQuốc-xã. Sáu giờthì chúng tôi đến nhà ăn ởkhu nhà chính ăn tối. Naoko với tôi ăn cá rán với rau trộn, rau luộc, cơm trắng và súp đậu tương. Reiko chỉ ăn rau trộn mì với cà-phê, rồi đến một điếu thuốc lá. "Già rồi đâu có cần ăn nhiều," chịnói như đểgiải thích. Khoảng hai mươi người khác đã đang ởtrong nhà ăn. Trong khi chúng tôi ăn, có vài người nữa đến, và cũng vài người đi. Ngoài chuyện tuổi tác khác nhau của những người ở đây, quang canh nhà ăn cũng không khác là mấy so với ởkhu học xá của tôi. Có cái khác là ở đây mọi người trò chuyện bằng một giọng đều đều. Không có hò hét mà cũng không có thì thầm, không ai cười, không ai khóc, không ai làm bộtịch và kêu gào, chỉcó những đối thoại yên ắng, và tất cả đều bằng một giọng đều đều. Người ta ăn thành từng mâm từba đến năm người, mỗi mâm có một diễn giảduy nhất mà cảmâm đều gật gù lắng nghe và tán thưởng, và khi người đó đã nói xong thì người khác lại bắt đầu lên tiếng. Tôi không thểbiết mọi người đang nói những chuyện gì, nhưng cung cách của họlàm tôi nhớ đến trận bóng quần lạlùng đã thấy hồi trưa. Tôi tựhỏi liệu Naoko có nói năng nhưthếkhông khi ăn cùng với họ, và lạlùng thay, tôi bỗng thấy một thoáng cô đơn nhuốm màu ghen tị. Ởbàn sau, một ông hói đầu mặc áo choàng trắng có điệu bộoai vệcủa một bác sĩ đang phải cầm cựvới một thanh niên đeo kính trông rất lo lắng và một bà mặt chuột đứng tuổi vềtác dụng của tình trạng mất trọng lượng đối vởi quá trình bài tiết các chất lỏng tiêu hoá. Hai người kia lắng nghe với những "Trời đất ơi" hoặc "Thật ư" chêm vào lúc này lúc khác, nhưng càng nghe ông hỏi nói năng tôi càng cảm thấy không biết ông ta có phải là bác sĩthật không, mặc dù mặc áo choàng trắng. Không ai trong nhà ăn đểý đặc biệt gì đến tôi. Không ai nhìn tôi, hoặc thậm chí có vẻnhư biết có tôi ở đó. Sựcó mặt của tôi chắc phải là một sựkiện hoàn toàn tựnhiên. Tuy vậy, có một lần, ông mặc áo trắng quay lại hỏi tôi "Anh sẽ ởlại đây bao lâu?" "Hai đêm," tôi nói. "ThứTưthì tôi đi." "Bây giờthì ở đây đang đẹp, phải không nào? Nhưng anh phải trởlại vào mùa đông kia. Lúc ấy mởi thực là đẹp. Cái gì cũng trắng muốt hết." "Có thểlúc tuyết xuống thì Naoko cũng không ở đây nữa rồi," Reiko bảo ông ta. "Đúng thế, nhưng mà, mùa đông mới thực là đẹp," ông ta nhắc lại với vẻ ảm đạm. Tôi lại càng không chắc ông có phải là bác sĩhay không. "Mọi người thường chuyện trò những gì vậy?" tôi hỏi Reiko. Chịcó vẻnhưchưa hiểu tôi hỏi gì. "Bọn tôi nói chuyện gì với nhau ư? Thì những chuyện thường thường vậy thôi. Trong ngày có chuyện gì xảy ra, ai mới đọc được những sách gì, ngày mai thời tiết sẽra sao, cậu còn lạ gì. Chẳng nhẽcậu tưởng sẽcó người nhảy lên và hò hét những chuyện như"Mai trời sẽ mưa nếu đêm nay gấu trắng ăn hết sao trên trời!" hay sao?" "Không, không, tất nhiên là không rồi," tôi nói. "Tôi chỉ đang tựhỏi những đối thoại rì rầm kia là những chuyện gì mà thôi." "Đây là một nơi yên ắng, nên mọi người nói năng yên ắng vậy thôi," Naoko nói. Nàng xếp xương cá thành một đống gọn ghẽ ởmép đĩa và chấm chấm miệng bằng một chiếc khăn tay. Ở đây không ai phải lên giọng làm gì Không cần phải thuyết phục ai vềchuyện gì, cũng không cần phải làm cho ai phải chú ý." "Có lẽthế," tôi nói, nhưng khi đang ăn trong môi trường yên ắng ấy, tôi ngạc nhiên thấy mình nhớtiếc âm thanh của một đám đông người. Tôi muốn nghe thấy tiếng cười và tiếng người hò hét vô cớvà nói những thứlinh tinh quá đáng. Đó cũng chính là thứâm thanh đã làm tôi mệt mỏi trong nhiều tháng qua, nhưng ngồi ăn món cá trong gian phòng yên ắng bất thường ấy, tôi không thểnào thưgiãn nổi. Cái nhà ăn ấy có không khí của một hội chợ máy công cụchuyên dụng. Những người cùng quan tâm vềmột lĩnh vực chuyên biệt tụhọp với nhau ởmột nơì và trao đổi thông tin mà chỉcó họmới hiểu được. Trởlại phòng sau bữa ăn, Naoko và Reiko tuyên bốhọsẽ đến nhà tắm chung của Khu C và nếu tôi không ngại phải tắm hương sen thì tôi có thểtắm ởbuồng tắm trong nhà. Tôi bảo sẽtắm ởnhà, và sau khi họ đã đi, tôi cởi quần áo, xối nước tắm và gội đầu. Tôi tìm thấy một đĩa nhạc Bill Evans trên giá sách và vừa nghe nó vừa lau đầu thì bỗng nhớra đó chính là cái đĩa tôi đã nghe ởphòng Naoko đêm hôm sinh nhật nàng, cái đêm mà nàng đã khóc và tôi đã ôm nàng vào lòng. Chuyện đó mới chỉcó sáu tháng trước đây, nhưng có vẻnhư đã thành một quá khứrất xa vời. Có lẽvì tôi đã nghĩ đến nó quá nhiều, đến mức làm méo mó cảcám thức của mình vềthời gian. Trăng thật sáng. Tôi tắt hết đèn rồi nằm dài trên sô-pha nghe tiếng dương cầm của Bill Evans. Tràn vào qua cửa sổ, ánh trăng hắt nhiều bóng tối đổdài và làm tường nhà loang lổ những mảng nhưmực tàu vẽbút nhòe. Tôi lấy trong ba-lô ra bình rượu kim loại, đểcho rượu chảy vào đầy miệng, thảcho cảm giác ấm áp chậm chạp lan từcổhọng xuống bụng rồi từ đó toả đi khắp tứchi. Sau ngụm cuối cùng, tôi đóng nắp bình và cất nó lại vào ba-lô Giờthì ánh trăng có vẻnhư đang nghiêng ngảcùng âm nhạc. Hai mươi phút sau, Naoko và Reiko từnhà tắm trởvề. "Ôi chao! Sao tối thếnày, bọn tôi cứtưởng cậu đã khăn gói vềTokyo mất rồi!" Reiko kêu lên. "Sao lại thế được," tôi nói. "Bao nhiêu năm rồi tôi mới thấy trăng sáng nhưthếnày. Tôi muốn nhìn trăng mà không có đèn đấy thôi." "Thếnày mới thích đấy," Naoko nói. "ChịReiko, mình còn cây nến nào từlần mất điện trước không nhỉ?" "Có lẽcòn, trong ngăn kéo bàn bếp ấy." Naoko mang ra một cây nến trắng lớn. Tôi thắp nến, nhỏmột ít sáp vào lòng một cái đĩa rồi dựng cây nến lên đó. Reiko dùng lửa nến châm thuốc. Khi ba chúng tôi ngồi đối diện cây nến giữa khung cảnh yên ắng ấy, có vẻnhưchúng tôi bắt đầu cảm thấy nhưmình là những kẻduy nhất còn lại của loài người ởmột góc xa thẳm của thếgiới. Bóng trăng im lìm gặp gỡvà trộn lẫn với bóng nến lung linh trên những mảng tường trắng của căn hộ. Naoko với tôi ngồi cạnh nhau trên sô-pha, còn Reiko ngồi ghếxích đu đối diện chúng tôi. "Mình uống tí vang chứ?" Reiko hỏi tôi. "Mọi người được phép uống rượu à?" tôi hỏi, hơi ngạc nhiên. "Thật ra thì không," Reiko nói, gãi gãi tai ra bộlúng túng. "Nhưng họcũng sẵn lòng bỏ quá cho chuyện ấy nếu chỉlà vang hoặc bia và đừng có quá chén. Có một bạn cán bộthỉnh thoảng vẫn mua một ít cho tôi." "Bọn mình vẫn uống với nhau," Naoko nói với một giọng láu lỉnh. "Chỉhai bọn mình thôi." "Thếmới hay," tôi nói. Reiko lấy từtủlạnh ra một chai vang trắng, dùng cái mởnút chai khui nó ra, và đem ra ba cái cốc pha lê. Thứvang ấy có một hương vịthơm ngon và thanh khiết nhưrượu nhà làm. Khi hết đĩa hát, Reiko lôi từdưới gầm giường ra một cây ghi-ta, và sau khi lên dây đàn với vẻâu yếm, chịbắt đầu chơi một bài phức điệu chậm của Bach. Ngón đàn của chịthỉnh thoảng có trượt nốt này nốt kia, nhưng đó thực sựlà nhạc Bach, với một tình cảm chân thực, ấm áp, thân mật, và tràn ngập niềm vui biểu diễn. "Tôi bắt đầu chơi ghi-ta ở đây," Reiko nói. "Không phòng nào có dương cầm, tất nhiên rồi. Tôi tựhọc, và không có tay ghi-ta lắm nên chẳng bao giờchơi thật hay được nhưng tôi thật sựyêu cây đàn này. Nó nhỏ, giản dịvà dễdàng, nhưmột căn phòng nhỏ ấm áp vậy." Chịchơi thêm một bản Bach ngắn nữa, có vẻnhưtrích từmột tổkhúc. Mắt nhìn lửa nến, miệng nhấp rượu vang, tai nghe nhạc Bach, tôi cảm thấy những căng thẳng của mình đang cạn dần, trôi đi nơi khác. Khi Reiko kết thúc bài Bach, Naoko đềnghịchịchơi một cảkhúc Beatles. "Đến giờâm nhạc theo yêu cầu đây," Reiko nói, nháy mắt vềphía tôi. "Ngày nào cô cũng bắt tôi chơi Beatles, nhưthểtôi là ca nô của cô ta vậy." Nói thế, nhưng Reiko vẫn chơi bài "Michelle" thật tuyệt "Bài này hay thật," chịnói. "Tôi rất thích bài hát ấy" Chịnhấp một ngụm rượu và rít một hơi thuốc lá. "Nó khiến tôi tưởng nhưmình đang ởtrên một đồng cỏlớn dưới làn mưa nhè nhẹ." Rồi chịchơi bài "Người đàn ông vô định" và bài "Julia", Trong khi chơi, thỉnh thoảng chị nhắm mắt và lắc đầu bên này bên kia. Chơi xong chịlại uống và rít thuốc. "Chơi bài Rừng Na-uy đi," Naoko nói. Reiko đem từtrong bếp ra một con mèo bằng sứcó điệu bộ đang ngoắc tay ra hiệu. Đó là một cái bình đựng tiền đềdành, và Naoko lấy từtrong ví mình ra một đồng 100 Yen rồi thả vào đó. "Chuyện gì vậy?" tôi hỏi. "Luật đấy," Naoko nói. "Khi mình yêu cầu bài Rừng Na-uy, mình phải bỏ100 Yên vào bình. Đó là bài mình thích nhất, nên mình phải trảtiền. Mình chỉyêu cầu bài này khi thực sựmuốn nghe nó." "Còn tôi thì có tiền mua thuốc lá!" Reiko nói. Reiko co duỗi các ngón tay một lúc rồi chơi bài Rừng Na-uy. Chịvẫn chơi với tình cảm rất thật, nhưng không bao giờ đểbản nhạc thành bi luỵ. Tôi lấy trong túi quần ra một đồng 100 Yên và thảvào bình. "Cám ơn," Reiko nói với một nụcười ngọt lịm. "Bài hát đó có thểlàm cho mình thật buồn," Naoko nói. "Củng không biết nữa, nhưng có lẽmình tưởng tượng như đang lang thang trong một khu rừng sâu. Mình chỉcó một mình và trời thì lạnh và tối, và chẳng có ai đến cứu mình. Chính vì vậy mà Reiko chỉchơi nó khi nào mình yêu cầu thôi." "Nghe nhưCazablanca (*) ấy nhỉ? Reiko cười. (*)Tên một bộphim nổi tiếng của Mỹtrong đó tình yêu của hai nhân vật chính cũng gắn liền với một bài hát mà sau này hễnghe đến là họthấy đau buồn. 3. Sau bài Rừng Na-uy, chịchơi tiếp vài điệu nhảy bossa novas trong khi tôi không rời mắt khỏi Naoko. Đúng nhưnàng đã viết trong thư, trông nàng khoẻmạnh hơn trước, rám nắng, thân hình rắn rồi nhờtập thểdục và lao động ngoài trời. Mắt nàng vẫn là hai vùng nước trong sâu thẳm, môi nàng vẫn e ấp run rẩy nhưxưa, nhưng nhìn chung vẻ đẹp của nàng đã bắt đầu chuyển biến sang cũng cách của một người đàn bà trưởng thành. Hầu như không còn thấy vẻsắc lạnh - cái sắc lạnh của một lưỡi dao mỏng - vẫn lẩn quất bên dưới vẻ đẹp của nàng ngày trước, và thay vào đó giờ đây là một vẻbình thản im ắng đặc biệt dịu dàng. Tôi cảm thấy xúc động bởi vẻ đẹp dịu dàng mới mẻnày của nàng, và kinh ngạc thấy rằng một người đàn bà có thể đổi thay nhiều đến thếchỉtrong vòng nửa năm trời. Tôi thấy mình bịnàng cuốn hút hơn bao giờhết, có lẽhơn cảtrước đây, nhưng ý nghĩvềnhững gì nàng đã mất trong thời gian qua cũng khiến tôi hoài tiếc. Sẽkhông bao giờnàng có lại được vẻ đẹp vịkỉthường chỉbiết nghe theo tiếng gọi độc lập của chính mình vốn chỉthấy ở nhưng cô gái vịthành niên chứkhông thể ởai khác. Naoko nói nàng muốn nghe chuyện tôi sống hàng ngày ra sao. Tôi kểcho nàng vềvụsinh viên bãi khoá và vềNagasawa. Đó là lần đầu tiên tôi kểcho nàng nghe vềanh chàng đó. Tôi thấy nhưmình bịthách thức khi cốnói cho thật chính xác vềnhân cách lạlùng của con người ấy, thứtriết lý độc đáo của hắn, và hệgiá trị đạo đức không có trọng tâm của hắn; nhưng Naoko có vẻcuối cùng cũng nắm được những cái tôi đang cốkểcho nàng. Tôi giấu chuyện đi săn gái với hắn, chỉtiết lộrằng người duy nhất trong học xá mà tôi thực sựthấy đáng chơi lại chính là anh chàng bất thường này. Trong khi đó, Reiko mải mê tập lại bài phức điệu của Bach mà chị đã chơi lúc trước, thỉnh thoảng lại nghỉuống rượu và hút thuốc. "Nghe nhưanh ta là một người kì lạ," Naoko nói. "Hắn là người kì lạ," tôi nói. "Nhưng cậu thích anh ta?" "Mình cũng không biết nữa," tôi nói. "Có lẽmình không thểnói là mình thích hắn. Nagasawa đã vượt quá ngưỡng của thích và không thích. Hắn không cố để được thích. Về mặt đó, hắn là một anh chàng rất chân thành, thậm chí khắc kỉ. Hắn không định lỡm ai bao giờ." "Một tên khắc kỉngủvới tất cảlũcon gái kia ư? Đấy mới là chuyện lạ," Naoko cười. "Hắn đã ngủvới bao nhiêu cô rồi?" "Có thể đến tám mươi rồi," tôi nói. "Nhưng trong trường hợp của hắn, con số ấy càng lớn thì những hành động đơn lẻkia càng ít có ý nghĩa. Mà đấy có lẽlà cái mà hắn muốn đạt tới." "Và cậu gọi đó là "khắc kỉ?" "Với hắn thì là đúng nhưvậy." Naoko nghĩvềnhững lời tôi nói trong một phút, rồi nói: "Mình nghĩhắn bệnh trong đầu hơn mình nhiều." "Mình cũng nghĩthế," tôi nói. "Nhưng hắn có khảnăng tập hợp tất cảnhưng phẩm chất bệnh hoạn của hắn thành một hệthống có logic. Hắn xuất sắc lắm. Nếu ta đưa hắn đến đây, hắn sẽ được xuất viện sau hai ngày. "Ồ, nhất định rồi, tôi biết hết những cái đó rồi mà," hắn sẽnói. "Tôi hiểu mọi thứquí vị đang làm ở đây." Hắn là loại người nhưvậy đấy Loại được mọi người kính trọng." "Có lẽmình xuất sắc ngược lại," Naoko nói. "Mình chẳng hiểu tí gì những cái họ đang làm ở đây - chẳng hơn gì việc hiểu chính mình." "Không phải chuyện cậu thiếu thông minh," tôi nói. "Cậu là bình thường. Bản thân mình cũng có hàng tấn việc vềbản thân mà mình chẳng hiểu tí gì. Cảhai chúng mình đều bình thường, tầm tầm nhưnhau cả." Naoko co chân lên sô-pha và tựa cằm vào đầu gối. "Mình muốn biết thêm nữa vềcậu," nàng nói. "Mình chỉlà một thằng bình thường - gia đình bình thường, học hành bình thường, mặt mũi bình thường, kết quảthi bình thường, với những ý nghĩbình thường trong đầu." "Cậu là người rất mê Scott Fitzgerald… có phải ông ta là người đã nói chớnên tin người nào tựgọi mình là một người bình thường không nhỉ? Chính cậu cho mình mượn cuốn sách đó mà!" Naoko nói với một nụcười ranh mãnh. "Đúng thế," tôi nói. "Nhưng đây không phải là làm bộ. Từtận đáy lòng, mình thực sựtin rằng mình là một người bình thường. Cậu có thểtìm thấy cái gì ởmình mà lại không bình thường không nào?" "Tất nhiên là có!" Naoko nói, hơi có vẻsốt ruột. "Chẳng nhẽcậu không biết? Cậu nghĩ mình ngủvới cậu là vì sao hả? Là vì mình đã say và sẽngủvới bất kì ai hay sao?" "Không, tất nhiên mình không nghĩthế," tôi nói. Naoko im lặng một lúc lâu, mắt chăm chú nhìn xuống ngón chân. Không biết nói gì, tôi nhấp một ngụm vang nữa. "Cậu đã ngủvới bao nhiêu cô rồi hảToru? Naoko hỏi với một giọng khẽkhàng nhưthểý nghĩ ấy vừa mới thoáng hiện lên trong tâm trí nàng. "Tám hoặc chín," tôi thành thật đáp. Reiko dựng cây ghi-ta lên lòng. "Cậu còn chưa đến hai mươi!" chịnói. "Cậu sống kiểu gì vậy hả." 4. Naoko giữim lặng và nhìn tôi với đôi mắt trong veo của nàng. Tôi kểcho Reiko vềcô gái đầu tiên đã ngủvới tôi và hai đứa đã chia tay ra sao. Tôi đã thấy không thểyêu được cô ấy tôi giải thích. Tôi kểtiếp cho chịvềchuyện tôi ngủvới hết cô này đến cô khác dưới sựdạy dỗcủa Nagasawa. "Mình không định chống chế đâu, nhưng mình thấy đau khổ," tôi nói với Naoko. "Đấy, hầu nhưtuần nào mình cũng gặp cậu, chuyện trò với cậu, và biết rằng con người duy nhất trong trái tim cậu là Kizuki. Chuyện đó đau. Thực đau. Và có lẽvì thếmà mình ngủvới nhưng cô gái không quen biết." Naoko lắc đầu một vài lần, rồi nàng ngẩng lên vềphía tôi. "Lần ấy cậu đã hỏi tại sao mình chưa bao giờngủvới Kizuki, đúng không? Cậu có còn muốn biết nữa không?" "Có lẽ đó là điều mà mình bắt buộc phải biết," tôi nói. "Mình cũng nghĩvậy," Naoko nói. "Người chết sẽluôn là người chết, còn chúng ta phải tiếp tục sống." Tôi gật đầu. Reiko chơi đi chơi lại mãi một đoạn nhạc, cốcho thật đúng. "Mình đã sẵn sàng đểngủvới cậu ấy," Naoko nói, tháo dải buộc đầu ra và buông tóc xuống. Nàng nghịch cái hình con bươm bướm trong tay. "Và lẽtất nhiên là cậu ấy muốn ngủvới mình. Và bọn mình thử. Bọn mình thửnhiều lần lắm. Nhưng chẳng lần nào được cả. Hai đứa mình không thểlàm được chuyện đó. Lúc ấy mình không hiểu tại sao, và bây giờvẫn vậy. Mình yêu cậu ấy và cũng chẳng sợmất trinh. Mình sẽrất vui được làm bất kì những gì cậu ấy muốn. Nhưng chẳng bao giờra sao cả." Naoko nhấc món tóc vừa buông lúc nãy lên và buộc lại. "Mình không thểnào ướt được," nàng nói, chỉhơi nghe thấy giọng. "Mình không bao giờ mở được mình cho cậu ấy. Nên lần nào cũng đau. Chỉvì quá khô, nên rất đau đớn. Bọn mình thử đủmọi thứcó thểnghĩra được các loại kem bôi trơn với đủthứkhác - nhưng mình vẫn đau đớn. Nên mình đành dùng tay, hoặc môi. Mình phải làm thếcho cậu ấy. Cậu hiểu mình nói gì mà." Tôi im lặng gật đầu. Naoko ném cái nhìn trân trối của nàng lên vầng trăng ngoài cửa sổ đang mỗi lúc mỗi lớn lên và sáng hơn trước. "Mình đã không bao giờmuốn nói đến chuyện này," nàng lên tiếng. "Mình muốn giữkín chúng ởtrong lòng. Mình vẫn mong làm được vậy. Nhưng mình vẫn phải nói ra. Mình vẫn chưa có câu trảlời. Nghĩa là, lần mình ngủvới cậu mình đã ra nước rất nhiều phải không nào?" "Ờ" tôi đáp. "Mình đã ướt ngay khi cậu bước vào căn hộcủa mình đêm hôm sinh nhật ấy. Mình đã muốn cậu ôm mình. Mình đã muốn cậu cởi quần áo mình, sờ đến khắp chỗtrên người mình, và vào trong mình. Trước đó chưa bao giờmình nhưvậy. Tại sao thế? Sao mọi việc lại xảy ra nhưthế? Mình đã thực sựyêu cậu ấy cơmà?" "Chứkhông phải yêu mình," tôi nói. "Cậu muốn biết tại sao cậu lại cảm thấy nhưvậy đối với mình, mặc dù cậu không yêu mình, có đúng không?" "Mình xin lỗi," Naoko nói. "Mình không định làm tổn thương cậu, nhưng ít nhất cậu phải hiểu là Kizuki với mình có một quan hệthực sự đặc biệt. Hai đứa đã chơi với nhau từthuở mới lên ba. Bọn mình đã lớn lên nhưthế đấy: luôn luôn bên nhau, lúc nào cũng chuyện trò, và hoàn toàn hiểu nhau. Lần đầu bọn mình hôn nhau - ấy là năm đầu tiên ởtrung học - thì thật là tuyệt vời. Lần đầu thấy kinh, mình đã chạy ù đến cậu ấy và khóc nhưmột đứa bé con. Bọn mình gần gụi nhau nhưthế đấy. Nên sau khi cậu ấy chết, mình không biết quan hệvới người khác nhưthếnào nữa. Mình không biết cảnghĩa lí của chuyện yêu một người khác nữa." Nàng với lấy cốc rượu vang trên bàn, nhưng chỉlàm nó đổlênh láng xuống thảm. Tôi cúi xuống lượm cái cốc, đặt nó lên bàn. Tôi hỏi nàng có muốn uống nữa không? Naoko im lặng một lúc, rồi bỗng oà lên khóc, cảngười run bần bật. Chúi vềphía trước, nàng vùi mặt vào hai bàn tay và thổn thức cũng dữdội đến nghẹt thởnhư đêm nào. Reiko bỏcây ghi-ta xuống và ngồi cạnh Naoko, vuốt ve lưng nàng. Khi chịôm lấy vai Naoko, nàng nép mặt vào ngực chịnhưmột đứa bé. "Này cậu," Reiko nói với tôi, "Có lẽcậu nên ra ngoài đi dạo một lát. Chừng hai mươi phút gì đó. Xin lỗi nhé, nhưng tôi nghĩnhưthếsẽtốt hơn." Tôi gật đầu và đứng dậy, mặc thêm cái áo len chui đầu. "Cảm ơn chị đã can thiệp," tôi nói với Reiko. "Không dám," chị đáp với một cái nháy mắt. "Không phải lỗi của cậu. Đừng lo, lúc cậu trởlại cô ấy sẽ ổn thôi." Tôi cứthếtheo chân mình xuống mặt đường đang sáng lên lạlẫm nhưkhông có thật dưới ánh trăng, rồi đi vào rừng. Dưới vầng trăng ấy, mọi âm thanh đều có một hồi âm vang dội lạthường. Tiếng chân tôi có vẻnhưtừmột hướng nào đó vang dội đến, nhưthểtôi đang nghe thấy ai đang đi dưới đáy biển. Sau lưng tôi thỉnh thoảng lại có tiếng cành cây gẫy hoặc lá cây sột soạt. Một cảm giác nặng nềbao trùm khu rừng, nhưthểtất cảcác loài thú ăn đêm đều đang nín thở đợi cho tôi đi qua. Ởnơi con đường bắt đầu leo lên dốc ngoài bìa rừng, tôi ngồi nhìn vềphía toà nhà có căn hộ của Naoko. Có thểnhận ra phòng nàng dễdàng. Chỉviệc tìm khuôn cửa sổnào ởphía sau có ánh sáng nến khi tỏkhi mờ. Tôi nhìn mãi vào điểm sáng đó thật lâu. Nó khiến tôi nghĩ đến cái gì đó giống nhưnhững mạch đập le lói cuối cùng của một đạo linh hồn đang hấp hối. Tôi muốn chụm tay che chắn những gì còn lại của đạo linh hồn ấy và giữcho nó sống. Tôi nhìn nó khôn nguôi, cũng nhưtay Gatsby đã từng nhìn cái chấm sáng nhỏxíu ởbờ nước bên kia hết đêm này qua đêm khác. Nưa tiếng sau tôi về đến lối vào cửa trước toà nhà và nghe thấy tiếng Reiko tập ghi-ta. Tôi lên cầu thang và gõ cửa. Trong nhà không thấy có Naoko. Reiko ngồi một mình trên thảm chơi ghi-ta. Chịchỉvềphía cửa buồng ngủcho tôi biết Naoko đang trong đó. Rồi chị đặt cây đàn xuống sàn, ngồi lên sô-pha, mời tôi ngồi cạnh, và chia đôi chỗrượu vang còn lại vào hai cốc. "Naoko không sao đâu," chịnói, tay chạm vào đầu gối tôi. "Đừng lo, cô ấy chỉcần nghĩ một lúc. Sẽbình tĩnh lại thôi. Hơi xúc động quá. Này, trong khi ấy mình đi dạo với nhau một chút được không?" "Được," tôi nói. Reiko và tôi lững thững đi xuống con đường có đèn. Khi tới khu vực cạnh sân bóng quần và bóng rổ, chúng tôi ngồi xuống một ghếbăng. Chịnhặt một trái bóng rổdưới gầm ghế lên và xoay nó trong tay. Rồi chịhỏi tôi có chơi bóng quần không. Tôi nói có biết chơi nhưng kém lắm. "Bóng rổthì sao?" "Cũng không phải môn sởtrường của tôi," tôi nói. "Thếsởtrường thểthao của cậu là gì?" Reiko hỏi, đuôi mắt nhăn nheo lại trong một nụ cười. "Ngoài chuyện ngủvới các cô gái?" "Cảchuyện ấy tôi cũng chẳng giỏi nốt," tôi nói, chạm tựái. "Chỉ đùa thôi mà," chịbảo. "Đừng giận nhé. Nhưng hỏi thật đấy, cậu giỏi những gì nào?" "Chẳng có gì đặc biệt. Tôi chỉcó những cái thích. Đi chơi bộtrên núi. Bơi. Đọc sách." "Vậy là cậu thích làm mọi việc một mình, phải không?" "Có lẽthế. Tôi không bao giờcó thểthấy phấn khích vềnhưng trò người khác đang chơi. Tôi không thểnhập cuộc được. Tôi mất hết hứng thú." "Vậy thì cậu phải đến đây vào mùa đông. Chúng tôi có trượt tuyết đường dài. Tôi chắc cậu sẽthích, ởngoài tuyết suốt ngày, toát mồhôi thì thôi." Dưới ánh đèn đường, Reiko nhìn chăm chú bàn tay phải của mình nhưthể đang kiểm tra một nhạc cụcổxưa. "Naoko có thường bịthếnày không?" tôi hỏi. "Cũng lúc này lúc khác đấy," Reiko nói và bắt đầu nhìn sang bàn tay trái. "Lâu lâu cô ấy lại xúc động và khóc nhưvậy. Nhưng không sao đâu. Cũng là cách cho cô ấy giải toả. Không thế được mới là đáng sợ. Khi cảm xúc chứa chất, xơcứng và chết ởtrong lòng, lúc ấy mới thật là rắc rối to." "Tôi có nói cái gì không nên lúc ấy không?" "Không có gì cả. Cậu đừng lo. Hay cứnói ra ý nghĩcủa mình cho chân thực. Tốt nhất là nhưvậy. Đôi khi điều đó làm ta đau đớn, và người khác có thểkhó chịu nhưNaoko, nhưng lâu dài thì làm thếlà tốt nhất. Đó là cái cậu nên làm nếu cậu thực sựmuốn cho Naoko lành bệnh. Nhưtôi đã nói với cậu từ đầu, cậu không nên nghĩnhiều quá đến việc giúp cô ấy theo lối một chiều, mà phải nghĩcả đến việc làm cho chính mình được bình phục bằng cách giúp cô ấy bình phục. Đó là đường lối ở đây. Cho nên cậu phải chân thực và nói ra tất cảnhững gì có trong tâm trí mình, ít nhất thì cũng là trong thời gian cậu ở đây. Thếgiới bên ngoài thì chẳng ai làm thếbao giờ, đúng không?" "Có lẽthế," tôi nói. "Trong thời gian ở đây tôi đã thấy đủloại người ra vào chốn này," chịnói, "có thểlà quá nhiều. Vì thếthường chỉcần nhìn một người là tôi có thểbiết người ấy có thểkhá hơn được hay không, gần nhưbản năng vậy. Nhưng trường hợp Naoko thì tôi lại không chắc. Tôi hoàn toàn không thể đoán chuyện gì sẽcó thểxảy ra với cô ấy Theo tôi, cô ấy có thểkhỏi hoàn toàn ngay trong tháng sau, mà cũng có thểnhưthếnày mãi nhiều năm trời. Nên thực sựlà tôi không thểbảo cậu nên làm gì, ngoài một lời khuyên chung chung nhất là hãy chân thực và giúp đỡlẫn nhau." "Cái gì khiến Naoko thành một ca khó nhưthế đối với chị?" "Cũng có thểlà vì tôi rất thích cô ấy. Tôi nghĩtôi bịtình cảm chi phối và không thểnhìn nhận cô ấy cho rõ ràng. Nghĩa là, tôi thực sựthích cô ấy. Nhưng ngoài chuyện đó ra, cô ấy có cảmột mớbòng bong những vấn đềkhác nhau và rất khó tháo gỡtừng cái một. Có thể rất lâu mới có thểlần lượt gỡhết được chúng, hoặc giảphải có một cái gì đó có thểkhiến cho chúng tựbung hết ra cùng một lúc. Kiểu nhưvậy. Mà chính vì thếmà tôi không thể chắc được rồi cô ấy sẽra sao." Chịlại nhặt trái bóng lên, xoay nó trong tay và đập nó nảy xuống đất. "Quan trọng nhất là không được mất kiên nhẫn với cô ấy," Reiko nói. "Đó là một lời khuyên nữa của tôi cho cậu: đừng mất kiên nhẫn. Ngay cảkhi mọi chuyện đã rối mù và không thểlàm được gì nữa, cũng không được tuyệt vọng hoặc làm nổcầu chì và cuống quýt kéo một đâu dây nào đó khi nó chưa sẵn sàng. Cậu phải biết rằng đây là một quá trình lâu dài và phải giải quyết mọi chuyện rất từtừ, từng cái một. Liệu cậu có làm vậy được không?" "Tôi có thểthử," tôi nói. "Có thểsẽrất lâu dài đấy, cậu biết không, và cô ấy cũng chưa chắc sẽbình phục hoàn toàn. Cậu đã nghĩ đến chuyện ấy chưa?" Tôi gật đầu. "Chờ đợi là khổ," chịnói, tay đập bóng. "Nhất là với người trạc tuổi cậu. Chỉcó thểngồi và đợi xem cô ấy có khá lên hay không. Vô thời hạn. Không có đảm bảo gì. Liệu cậu có làm được không? Cậu có yêu Naoko đến thếkhông?" "Tôi cũng không biết nữa," tôi thành thực nói. "Cũng nhưNaoko, tôi không biết rõ ý nghĩa của việc đem lòng yêu một ai đó, tuy cô ấy hiểu việc này có hơi khác một chút. Nhưng tôi thực lòng muốn làm hết sức mình. Tôi phải cốyêu, vì nếu không cũng chẳng biết đi về đâu nữa. Nhưchị đã nói, Naoko và tôi phải cứu lẫn nhau. Đó là cách duy nhất đểcảhai cùng được giải cứu." "Và cậu vẫn sẽtiếp tục ngủvới các cô gái tình cờbắt gặp chứ?" "Chuyện đó tôi cũng chưa biết phải làm sao đây?" tôi nói. "Chịnghĩsao? Tôi chỉnên chờ đợi và thủdâm chăng? Mà tôi cũng không hoàn toàn chủ động được trong cảviệc ấy nữa." Reiko đặt trái bóng xuống đất rồi vỗvỗ đầu gối tôi. "Này cậu," chịnói, "Tôi không bảo cậu phải thôi ngủvới các cô gái. Nếu cậu thấy chuyện đó là ôkê thì nó là ôkê. Dù sao thì đó cũng là chuyện cuộc đời của cậu, cậu phải tựquyết định thôi. Tôi chỉmuốn nói là cậu không nên đánh mất bản thân vào những chuyện trái tựnhiên. Cậu có hiểu ý tôi không? Nhưvậy phí lắm. Tuổi mười chín đôi mươi là giai đoạn trọng yếu của quá trình ổn định nhân cách, và nếu cậu đểmình bịméo mó ởtuổi ấy thì sau này cậu sẽrất đau khổ. Thật đấy. Nên cậu phải suy nghĩcẩn thận. Nếu cậu muốn chăm sóc Naoko, hãy chăm sóc bản thân mình cái đã." Tôi nói mình sẽsuy nghĩvềchuyện ấy. "Tôi cũng đã từng hai mươi tuổi. Từxửa từxưa. Cậu có tin được không?" "Tất nhiên rồi." "Tận đáy lòng chứ." "Tận đáy lòng," tôi mỉm cười. "Da tôi cũng xinh xắn nữa. Không được nhưNaoko, nhưng cũng xinh ra phết. Da còn chưa có tất cảnhưng nếp nhăn này" Tôi bảo tôi rất thích những nếp nhăn của chị. Chịcảm ơn tôi. "Nhưng chớbao giờbảo một người đàn bà nào khác là cậu thấy nhưng nếp nhăn của họlà hấp dẫn nhé," Chịnói thêm. "Tôi thì thích nghe thế, nhưng tôi là trường hợp ngoại lệ." "Tôi sẽcẩn thận chuyện này," tôi đáp. 5. Chịlấy một cái ví trong túi quần ra và đưa cho tôi xem một bức ảnh rút từngăn đểdanh thiếp. Đó là một bức ảnh màu chụp một bé gái khoảng mười tuổi xinh xắn trong bộ đồ trượt tuyết màu sắc tươi sáng đang đứng trên tuyết và tươi cười trước ống kính. "Có xinh không nào? Con gái tôi đấy," Reiko nói. "Nó gửi cho tôi hồi tháng Giêng. Nó bao nhiêu nhỉ? Lên chín rồi đây. "Nó cười giống chị," tôi nói, trảlại bức ảnh. Reiko đút cái ví vào túi, hít mạnh một cái, đặt một điếu thuốc lên môi rồi châm lửa. "Tôi muốn trởthành một nghệsĩbiểu diễn dương cầm," chịnói. "Tôi có tài, mọi người đều nhận thấy điều đó và làm rùm beng lên vềtôi khi tôi còn nhỏ. Tôi thắng nhiều cuộc thi và luôn đứng đầu nhạc viện, và họ đã thu xếp đểtôi tốt nghiệp xong là sẽsang Đức học tiếp. Chân trời không một gợn mây. Mọi việc đều hoàn hảo, và hễcó chuyện gì là thểnào cũng có ai đó ra tay giải quyết ngay. Nhưng rồi đến một ngày, tất cảbỗng tan thành mây khói. Tôi đang học năm cuối ởnhạc viện và sắp có một cuộc thi khá quan trọng. Tôi tập ngày tập đêm cho cuộc thi đó nhưng đột nhiên ngón út bên tay trái tôi bỗng không cử động được nữa. Không biết tại sao, nhưng nó cứì ra nhưvậy. Tôi thửxoa sát nó, ngâm nó vào nước nóng, nghỉtập vài ngày chẳng ăn thua gì cả. Phát hoảng, tôi tìm đến bác sĩ. Họxét nghiệm đủthứnhưng không đi đến đâu hết. Bản thân cái ngón út ấy chẳng có vấn đềgì, và các thứdây thần kinh cũng vậy, họnói thế, không có lí do gì đểnó bất động nhưvậy. Chỉ có thểlà vấn đềtâm lí. Thếlà tôi đến một bác sĩphân tâm, nhưng ông ta cũng chẳng hiểu chuyện gì đang diễn ra cả. Có thểlà căng thẳng trước cuộc thi, ông ta nói, và khuyên tôi nên tránh xa cây dương cầm một thời gian." Reiko rít một hơi thật sâu rồi nhảkhói ra. Sau đó chịngoẹo cổsang một bên mấy lần. "Thếlà tôi vềtĩnh dưỡng ởchỗcủa bà tôi bên bờbiển Izu. Tôi tưởng mình sẽquên cái cuộc thi đó, thưgiãn độvài tuần, không sờ đến đàn và muốn làm gì thì làm. Nhưng không thể được. Tôi chỉcó thểnghĩ đến cây dương cầm. Có thểcái ngón ấy sẽkhông bao giờcử động được nữa. Nếu quảnhưvậy thì tôi sẽsống ra sao? Những ý nghĩ ấy cứlẩn quẩn không ngừng trong đầu tôi. Mà cũng phải thôi: cây dương cầm đã là toàn bộcuộc sống của tôi cho đến lúc ấy. Tôi đã bắt đầu chơi đàn từlúc bốn tuổi, đã chỉnghĩ đến nó chứkhông đến cái gì khác. Tôi không bao giờlàm việc nhà đểtránh làm tổn thương các ngón tay. Mọi người để ý đến tôi cũng chỉvì một thứthôi: tài chơi dương cầm của tôi. Tước cây dương cầm của một đứa con gái nhưvậy thì nó còn lại gì? Và thếlà, phựt một cái, tâm trí tôi rơi vào một cõi hỗn mang hoàn toàn. Tối đen nhưmực." Chịthả điếu thuốc xuống đất, đi xuống dưới chân, rồi lại ngoẹo cổmấy lần. "Đó là kết cục giấc mơtrởthành nghệsĩdương cầm của tôi. Tôi nằm bệnh viện hai tháng. Ngay sau khi nhập viện, ngón tay tôi đã cử động lại được, nghĩa là tôi vẫn có khảnăng quay lại nhạc viện và tốt nghiệp, nhưng một cái gì đó bên trong tôi đã biến mất. Một nguồn năng lượng quý báu hoặc cái gì đó ởtrong tôi đã biến mất, bốc hơi mất. Bác sĩnói tôi không đủsức mạnh tinh thần đềtrởthành một nghệsĩchuyên nghiệp và khuyên tôi nên từ bỏý định ấy. Thếlà sau khi tốt nghiệp tôi chỉnhận dạy học trò ởnhà. Nhưng tôi cảm thấy đau đớn vô cùng tận. Nhưthểcuộc đời mình đã chấm dứt. Tôi mới qua tuổi hai mươi mà cái phần tốt đẹp nhất của cuộc đời đã chấm dứt rồi. Cậu có thấy điều đó khủng khiếp đến mức nào không? Tôi đã có biết bao nhiêu hứa hẹn, đểrồi thức dậy một ngày và thấy tất cả đã mất hết rồi. Không còn những tràng vỗtay, không còn ai bàn tán xôn xao vềtôi, không còn ai ngỏlời khâm phục tôi nữa. Ngày lại ngày tôi ởtịt trong nhà và dạy bọn trẻhàng xóm những bài tập Beyer và các ban xô-nát nhỏ. Tôi thấy khổsởvô chừng, và động một tí là khóc. Cứthởnghĩvềnhững mất mát của tôi mà xem! Mỗi lần nghe tin nhưng người kém tài hơn tôi nhiều vừa được giải nhì một cuộc thi nào đó hoặc vừa biểu diễn ởphòng hoà nhạc nào đó là nước mắt tôi lại trào ra. "Bốmẹtôi rón rén quanh tôi, sợlàm tôi bịtổn thương. Nhưng tôi biết họ đang thất vọng về tôi biết chừng nào. Đùng một cái đứa con gái mà họtừng tựhào đến thếbỗng trởthành một bệnh nhân tâm thần vừa xuất viện. Thậm chí họcòn không thểcưới chồng cho tôi. Sống bên cạnh mọi người, ta sẽcảm thấy tình cảm thật của họ, và tôi căm ghét chuyện đó. Tôi sợphải ra ngoài, sợhàng xóm bàn tán vềmình. Và thếlà, phựt một cái! Chuyện đó lại tái diễn - cõi hỗn mang, bóng tối bao trùm. Lúc ấy tôi hai bốn, và lần này tôi phải ởbảy tháng liền trong một trại điều dưỡng. Không phải như ở đây đâu, mà là một nhà thương điên bình thường có tường cao và cửa khoá kín. Một nơi bẩn thỉu không có đàn dương cầm. Tôi không biết phải làm gì nữa. Chỉbiết là tôi muốn thoát khỏi chỗ đó càng sớm càng tốt và tuyệt vọng gắng sức đểhồi phục. Bảy tháng. Bảy tháng trời dằng dặc. Đó là lúc những nếp nhăn của tôi bắt đầu xuất hiện." Reiko mỉm cười, nhệch mồm bên này bên kia. "Ra viện chưa được bao lâu thì tôi gặp một người và cưới anh ta. Ít hơn tôi một tuổi, anh ta là kỹsưlàm việc ởmột công ty chếtạo máy bay, và là một học sinh của tôi. Một người tốt. Anh ấy ít nói, nhưng tình cảm và chân thật. Anh ấy học tôi được sáu tháng thì tựnhiên hỏi tôi có lấy anh ấy không. Cứthếthôi, hôm chúng tôi đang uống trà sau giờhọc. Cậu có tin được không? Chúng tôi chưa hề đi chơi hoặc cầm tay nhau. Anh ấy khiến tôi hoàn toàn bất ngờ. Tôi bảo mình không thểlấy chồng. Tôi bảo tôi thích anh và biết anh là người tốt nhưng chính vì thếmà tôi không thểlấy anh ấy. Anh ấy muốn biết lí do, và tôi giải thích tất cảcho anh ấy, hoàn toàn thành thực - rằng tôi đã phải hai lần vào bệnh viện tâm thần. Tôi nói với anh ấy tất cảmọi chuyện - nguyên nhân, tình trạng, và khảnăng tái diễn của tôi. Anh ấy nói cần thời gian suy nghĩ, và tôi khuyên anh ấy hay thật bình tĩnh và thưthảtrong chuyện này. Nhưng ngay tuần lễsau đó, khi đến học, anh ấy nói vẫn muốn lấy tôi. Tôi đề nghịanh chờba tháng. Tôi bảo chúng ta sẽcòn thấy nhau trong ba tháng nữa, và nếu sau đó anh vẫn còn muốn lấy tôi, chúng ta sẽlại nói chuyện. Trong ba tháng đó, mỗi tuần chúng tôi đi chơi với nhau một lần. Chúng tôi đi khắp nơi và nói đủmọi chuyện, và tôi ngày càng thấy thích anh ấy. Khi ởbên anh, tôi cảm thấy như cuộc sống cuối cùng lại vềvới mình. Được một mình với anh ấy tôi có một cảm giác nhẹ nhõm kì diệu: tôi có thểquên hết nhưng chuyện khủng khiếp đã từng xảy ra. Không thành nghệsĩbiểu diễn thì đã sao nào? Vào bệnh viện tâm thần thì đã sao nào? Đời tôi chưa chấm dứt. Cuộc sống vẫn còn đầy những điều kì diệu mà tôi chưa được nếm trải. Chỉcần cảm thấy được nhưvậy là tôi đã thấy biết ơn anh ấy vô cùng. Sau ba tháng, anh ấy lại đề nghịcưới. Và tôi đã nói thếnày: "Nếu anh muốn ngủvới em, em cũng chẳng ngại đâu. Em chưa ngủvới ai bao giờ, và em rất mến anh, nên nếu anh muốn làm tình với em, em hoàn toàn không ngại đâu. Nhưng cưới em lại là chuyện khác hẳn. Nếu anh lấy em, anh sẽphải lấy toàn bộnhững rắc rối của em, và chúng tệhơn anh tưởng nhiều lắm đấy." "Anh ấy bảo anh ấy không cần, rằng không phải anh ấy chỉmuốn ngủvới tôi, mà là muốn cưới tôi làm vợvà san sẻmọi thứcủa tôi với anh ấy. Mà anh ấy nói thật. Anh ấy là loại người chỉnói đúng điều mình nghĩ, và đã nói là làm. Thếlà tôi đồng ý cưới anh ấy. Tôi chỉ có thểlàm thế. Chúng tôi cưới, đểxem nào, hình nhưlà bốn tháng sau đó thì phải. Anh ấy cãi nhau với bốmẹvềchuyện lấy tôi, và họtừanh ấy. Gia đình anh ấy là một dòng họlâu đời ởvùng nông thôn thuộc Shikoku. Họcho điều tra vềtôi và phát hiện tôi đã phải vào viện hai lần. Làm gì mà họchẳng phản đối. Cuối cùng, chúng tôi không tổchức lễcưới, mà chỉra đăng kí kết hôn rồi cùng nhau đi Hakone hai ngày. Thếlà nhiều rồi, chúng tôi thấy hạnh phúc lắm. Và cuối cùng thì tôi vẫn là gái tân cho đến tận ngày lấy chồng. Lúc ấy tôi hai lăm tuổi! Cậu có tin được không?" Reiko thởdài và lại nhặt trái bóng lên. "Tôi tưởng chừng nào còn ởbên cạnh anh ấy là tôi còn yên ổn," chịtiếp tục. "Còn ởvới anh ấy thì tôi còn tránh được những rắc rối của mình. Đó là điều quan trọng nhất đối với một chứng bệnh nhưcủa chúng tôi ở đây: một cảm giác tin tưởng. Nếu tôi trao gửi mình vào tay người này, tôi sẽôkê. Nếu tình trạng tôi chậm tồi tệdù chỉlà một chút xíu - nếu chỉ một cái ốc bịlỏng ra một tí anh ấy sẽbiết ngay và sẽsiết nó lại với lòng kiên nhẫn và âu yếm vô bờ, sẽxếp tất cảnhưng sợi dây bịrối vềlại chỗcủa chúng. Nếu có được cảm giác tin tưởng ấy, chứng bệnh của chúng tôi sẽkhông trởlại nữa. Không còn phựt một cái nữa! Tôi thật sựhạnh phúc! Cuộc đời thật đáng sống! Tôi thấy nhưcó ai đó vừa vớt tôi từdưới biển giông bão lạnh lẽo rồi quấn chăn cho tôi và đặt tôi vào một chiếc giường ấm áp. Hai năm sau khi cưới, tôi sinh cháu và bận luôn chân luôn tay, không còn nhớgì đến bệnh não của mình nữa. Tôi dậy sớm, làm việc nhà, chăm con, và cơm nước cho chồng đi làm. Ngày nào cũng nhưngày nào, nhưng tôi hạnh phúc lắm. Có lẽ đó là những ngày tháng hạnh phúc nhất trong đời tôi. Không biết nó kéo dài được bao nhiêu năm, ít nhất cũng được đến năm tôi ba mốt tuổi. Và rồi, đùng một cái, nó lại đứt phựt! Tôi lại vỡvụn." Reiko châm thuốc. Gió đã ngưng. Khói thuốc bay thẳng lên và biến mất vào bóng đêm. Lúc ấy tôi mới đểý thấy trời đầy sao. "Có chuyện gì chăng?" tôi hỏi. "Phải," chịnói, "một chuyện rất lạlùng, nhưcó ai đặt bẫy tôi vậy. Đến bây giờtôi vẫn lạnh cảngười mỗi khi nghĩ đến nó." Reiko xoa một bên thái dương bằng bàn tay không cầm thuốc. "Tôi xin lỗi đã bắt cậu phải nghe tất cảnhững chuyện này của tôi. Cậu đến đây thăm Naoko chứkhông phải đểnghe chuyện tôi mà." "Nhưng tôi thực sựmuốn nghe chuyện chị," tôi nói. "Nếu chịkhông phiền, tôi xin được nghe nốt." "Thếlà," Reiko bắt đầu, "Khi con gái vào mẫu giáo, tôi lại bắt đầu chơi đàn, dần dần, tí một. Không đánh cho ai nghe, mà chỉcho mình thôi. Tôi bắt đầu với những bài ngăn ngắn của Bach, Mozart, Scarlatti. Tất nhiên, sau một thời gian dài nhưthế, nhạc cảm của tôi chưa thểhồi lại ngay được. Và ngón tay cũng chưa thểlinh hoạt nhưý muốn. Nhưng được quay lại với cây dương cầm nhưvậy khiến tôi phấn khích vô cùng. Đặt tay lên phím đàn, tôi nhận ra rằng tôi đã yêu âm nhạc biết bao nhiêu - và đã thèm khát nó biết bao nhiêu. Có khảnăng chơi đàn cho chính mình thật cũng là một điều kì diệu." "Nhưtôi đã nói, tôi bắt đầu chơi đàn từhồi lên bốn, nhưng lúc ấy mới chợt nhận ra là chưa từng bao giờchơi cho chính mình. Lúc nào tôi cũng chỉcỏthi cho đỗhoặc chỉ đểgây ấn tượng với người khác. Những cái đó cũng quan trọng, tất nhiên rồi, nếu ta muốn làm chủ một nhạc cụ. Nhưng đến một tuổi nào đó thì phải bắt đầu có ý thức biểu diễn cho chính mình. Cái đó mới là âm nhạc. Phải rời bỏcon đường thượng lưu âm nhạc và qua tuổi ba mốt tôi mới có khảnăng nhận ra điều đó. Tôi nhanh nhanh chóng chóng cho con đến mẫu giáo và vội vã làm các việc trong nhà đểcó được một hai tiếng đồng hồchơi những bài đàn mình yêu thích. Đến đó mọi chuyện đều tốt đẹp cả, phải không nào?" Tôi gật đầu. "Thếrồi một hôm có bà hàng xóm sang tìm tôi, một người mà tôi cũng biết đủ đểchào nhau ngoài phố, và xin tôi dạy đàn cho con gái nhỏ; Chưa biết đứa con gái bà ấy - mặc dù sống cùng một khu phốnhưng nhà chúng tôi cũng cách xa nhau - nhưng theo lời bà thì nó vẫn thường đi ngang nhà tôi và rất thích nghe tôi đàn. Nó cũng đã có lúc nhìn thấy tôi ở đâu đó và giờthì nhất định đòi mẹphải đến xin tôi dạy đàn cho nó. Con bé đang học năm thứtưtrung học, đã từng học đàn nhiều người nhưng chẳng biết vì sao mà không có mấy tiến bộvà lúc bấy giờthì đang chưa học ai hết. "Tôi từchối. Tôi đã nghỉ đàn ngần ấy năm, và nếu có dạy ai mới bắt đầu học đàn thì nghe còn có lí, chứkhông thểnhận dạy một người đã học được mấy năm rồi. Ngoài ra, tôi còn đang bận chăm con, và dù không nói ra nhưng tôi biết là chẳng ai có thểdạy loại học trò cứ hay đổi thầy xoành xoạch. Thế đấy, nhưng rồi bà ta xin tôi chiếu cốcho con gái bà được gặp tôi một lần thôi. Một người dai như đỉa và không dễgì thoái thác, và tôi đành đồng ý gặp con bé - chỉgặp thôi. Ba ngày sau, con bé tựtìm đến nhà tôi. Nó thực là một tiểu thiên thần, với một vẻ đẹp trong veo, dịu dàng và tinh khiết. Tôi đã chưa từng, đến giờcũng vậy, thấy một con bé nào đẹp nhưthế. Tóc nó dài và đen bóng nhưmực tầu mới mài, chân tay mảnh dẻduyên dáng, mắt sáng, và một cái miệng nho mềm mại nhưthểcó ai đó vừa mới nặn nên. Mới nhìn thấy nó tôi không nói được lời nào, nó quá đẹp. Ngồi trên cái sô-pha, nó biến cái phòng khách nhà tôi thành một lễ đường lộng lẫy. Nhìn thẳng vào nó mà thấy đau cảngười, tôi phải nheo mắt lại. Vậy là, con bé trông nhưthế đấy Tôi vẫn còn có thểthấy nó rõ ràng." Reiko nheo nheo mắt nhưthể đang thực sựnhìn thấy cô bé. "Chúng tôi uống cà-phê và nói chuyện cảtiếng đồng hồ. Đủthứchuyện: âm nhạc, trường học của nó, nghĩa là đủthứ. Tôi thấy ngay là con bé thông minh lắm. Nó biết cách nói chuyện. Nó có những ý kiến sắc sảo rõ ràng và có tài thu hút người khác vào câu chuyện. Tôi gần nhưphát hoảng. Chính xác cái gì làm cho con bé đáng sợ đến thếthì lúc ấy tôi chưa biết. Chỉbiết là con bé thông minh đến phát sợ. Trước mặt nó tôi mất hết khảnăng suy xét bình thường của mình. Con bé trẻvà đẹp đến thế, và tôi bịchoáng ngợp đến độ thấy mình chỉcòn là một tiêu bản thấp kém, một chống chếvụng vềcủa nhân loại đã nghĩ xấu vềnó chỉvì chính đầu óc mình đã bịméo mó bẩn thỉu mà thôi." Reiko lắc lắc đầu nhiều lần. "Nếu tôi xinh đẹp và thông minh nhưnó, chắc tôi đã là một con người bình thường. Còn mong gì hơn nữa nếu ta thông minh nhưthếvà đẹp đẽnhưthế? Ta còn cần gì phải dằn vặt và vượt lên những yếu kém của mình nếu mọi người đều yêu quí ta đến thế? Lí do gì mới được chứ?" "Con bé làm chuyện gì khủng khiếp với chị ư?" "Là thếnày, có thểnói rằng nó là một đứa dối trá bệnh hoạn. Nó bệnh hoạn, đơn giản và chính xác là nhưvậy. Nó bịa tạc đủthứ. Và khi bịa những chuyện ấy, nó lại tin luôn là chúng có thật. Rồi bắt đầu thay đổi mọi thứxung quanh cho phù hợp với câu chuyện ấy của nó. Và nó nhanh trí khủng khiếp, luôn luôn đi trước mình một bước đểthu xếp những chi tiết sẽcó thểcảnh báo mình, và thếlà mình không bao gỉờnghĩlà nó đang nói dối. Trước hết, không ai có thểngờrằng một con bé xinh đẹp đến thếlại có thểdối trá về những chuyện tầm thường nhất. Tôi là một. Nó kểcho tôi hàng tấn chuyện dối trá trong suốt sáu tháng trời rồi tôi mới bắt đầu có linh cảm là có cái gì không ổn đây. Nó nói dối đủ mọi chuyện, mà tôi thì không ngờvực gì cả. Tôi biết điều này nghe rất điên." "Nó dối trá chuyện gì?" "Khi tôi nói đủmọi chuyện, thì nghĩa là đủmọi chuyện." Reiko cười mai mỉa. "Khi nói dối chuyện gì đó, người ta phải bịa ra một mớnhững dối trá khác đi cùng. Đó là một chứng bệnh hẳn hoi, gọi là mythomania. Người mắc chứng mythomania thông thường chỉhay bịa ra những chuyện ngây ngô vô hại, và phần lớn ai nghe cũng biết ngay. Nhưng con bé này thì không. Đểche đậy nó sẽdám bịa những chuyện kinh khủng mà mặt vẫn tỉnh khô như không. Nó không từmột cái gì hết. Và nó sẽbịa nhiều bịa ít tuỳtheo người nghe. Với mẹnó hoặc đám bạn thân thì nó hầu nhưkhông nói dối, hoặc có thì nó sẽrất thận trọng, cẩn thận chọn chuyện gì sẽkhông bao giờbịlộmà thôi. Hoặc nếu có lộrồi thì nó sẽtìm cách chống chếhoặc xin lỗi với cái giọng thỏthe ấy của nó và với dôi mắt đẹp ròng ròng nước mắt. Lúc ấy thì không ai có thểgiận nó được." "Tôi vẫn không hiểu tại sao nó chọn tôi. Tôi là một nạn nhân nữa, hay là một nguồn cứu rỗi của nó? Tôi không biết. Tất nhiên, giờthì chẳng sao nữa rồi. Mọi thứ đã kết thúc. Bây giờtôi ra nông nỗi này đây." Sau một lúc lâu im lặng, chịnói tiếp: "Con bé nhắc lại những gì mẹnó đã nói, rằng nó đã xúc động khi nghe tiếng đàn lúc đi ngang nhà tôi. Nó đã thấy tôi ngoài phốvài lần, và đã bắt đầu "tôn thờ" tôi. Nó dùng đúng từ ấy: "Tôn thờ". Tôi đỏbừng hết cảmặt. Cậu biết đấy, được một thiên thần nhỏbé xinh đẹp đến thếtôn thờmình! Mà tôi vẫn nghĩ đó không hẳn là một lời dối trá hoàn toàn. Lúc ấy tôi đã qua tuổi ba mươi, tất nhiên, và tôi cũng chẳng bao giờcó thểthành đẹp đẽvà thông minh nhưnó, mà tôi cũng chẳng có tài gì đặc biệt, nhưng chắc là tôi phải có cái gì đó thu hút được nó, một cái gì đó mà nó không có, có lẽthế. Chính cái đó đã khiến nó phải chú ý đến tôi lúc ban đầu. Bây giờnghĩlại tôi vẫn tin là thế. Chẳng phải là tựphụ đâu." "Vàng, tôi nghĩlà tôi hiểu được điều chịnói." "Con bé mang theo mấy bản nhạc và xin phép được đánh thửcho tôi nghe. Thếlà tôi thuận theo. Nó chơi một bản Invention của Bach. Lối chơi của nó… cũng thú vịHoặc có thểgọi là hơi là lạ. Nhưng không tầm thường. Tất nhiên là chưa được chau chuốt. Nó chưa từng học ởmột trường chuyên nghiệp nào, và những bài học của nó là kiểu lúc có lúc không, nó có vẻtựhọc là chính. Tiếng đàn của nó không có luyện tập. Thi vào trường nhạc mà chơi nhưvậy thì nó trượt ngay. Nhưng nó vẫn đánh ra bài. Mặc dù chín mươi phần trăm chẳng ra sao, nhưng vẫn có mười phần trăm được ở đó. Nó khiến cây đàn hát được. Đó là âm nhạc. Mà lại là một biến tấu phức điệu ngắn của Bach! Thếnên tôi mới thấy nó thú vị, và muốn biết tất cảvềcon bé ấy." "Chẳng cần phải nói, thếgiới này có dầy những đứa trẻcó thể đánh Bach hay hơn nó nhiều. Gấp hai mươi lần. Nhưng hầu hết lối chơi của bọn kia chẳng có gì trong đó cả. Trống rỗng hết. Con bé này thì kỹthuật kém, nhưng nó lại có một ít cái gì đó thu hút được người nghe - ít nhất là tôi. Và tôi quyết định là dạy nó cũng đáng. Tất nhiên, không thể đặt vấn đềluyện lại cho nó thành một nghệsĩchuyên nghiệp. Nhưng tôi cảm thấy có thểcó khả năng làm cho nó thành một dương cầm thu hạnh phúc nhưtôi lúc ấy, và cảbây giờnữa, một người có thểchơi đàn cho chính mình. Nhưng hy vọng ấy hoá ra hoàn toàn hão huyền. Con bé không phải loại người thích tặng lẽlàm việc của mình. Nó là một đứa trẻluôn tính toán chi li đểtận dụng mọi thứchỉcốt gây ấn tượng với mọi người. Nó biết chính xác là nó phải làm gì đềkhiến mọi người khâm phục và khen ngợi nó. Và nó biết chính xác lối chơi nào sẽhấp dẫn được tôi. Tôi chắc là nó đã tính toán mọi thứ, và đã vận dụng hết những thứ đó vào việc tập đi tập lại những đoạn nhạc chỉcốt đểlàm vừa lòng tôi. Tôi vẫn có thểnhư thấy nó đang làm những chuyện ấy trước mắt." "Vậy mà, đến tận bây giờ, sau khi đã hiểu rõ tất cảnhững cái đó, tôi vẫn nghĩ đó là một lối chơi tuyệt vời và nếu được nghe lại tôi sẽvẫn thấy ớn lạnh sống lưng. Mặc dù đã biết mọi khuyết tật của nó, mọi dối trá và xảo quyệt của nó, tôi vẫn thấy xúc động. Tôi nói cậu nghe, trên đời này có những chuyện nhưvậy đấy." Reiko hắng giọng khan một cái rồi ngưng bặt. "Vậy chịnhận con bé làm học trò chứ?" tôi hỏi. "Ờ. Mỗi tuần một buổi. Vào sáng thứBảy. Nó nghỉhọc văn hoá vào thứBảy. Nó không nghỉbuổi đàn nào, không đến muộn bao giờ, và là một học trò lí tưởng. Nó luôn tập bài đầy đủ. Buổi nào học xong chúng tôi cũng ăn bánh và chuyện trò." Đến đó, Reiko bỗng liếc nhìn đồng hồnhưchợt nhớra chuyện gì. "Mình nên vềthôi chứ? Tôi thấy hơi sốt ruột vềNaoko. Tôi chắc cậu vẫn không hềquên cô ấy, đúng không?" "Tất nhiên rồi," tôi cười. "Nhưng chuyện chịcũng hấp dẫn quá." "Nếu cậu muốn nghe nốt thì ngày mai tôi sẽkể. Chuyện dài lắm, một lần không thểkểhết được." "Chịthành nàng Scheherazade trong Nghìn lẻmột đêm rồi." "Tôi biết chứ," chịcùng cười với tôi. "Còn cậu sẽkhông bao giờvềTokyo được nữa đâu." Chúng tôi quay lại lối qua rừng và trởvềcăn hộ. Mấy cây nến đã cháy hết và đèn phòng khách không bật. Cửa phòng ngủ đểngỏvà cây đèn trên bàn đêm vẫn bạt, ánh sáng nhợt nhạt của nó hắt ra cảphòng khách. Naoko ngồi trên sô-pha trong bóng tối lờmờ. Nàng đã thay sang một bộáo ngủthùng thình xanh nước biển, cổáo buộc chặt lên sát cổ, hai chân thu lại cảtrên ghế. Reiko bước tới và đặt một tay lên đầu nàng. "Em ổn rồi chứ." "Em ổn rồi. Xin lỗi," Naoko đáp rất khẽ. Rồi nàng quay sang tôi và nhắc lại lời xin lỗi. "Chắc mình đã làm cậu sợ" "Một tí thôi," tôi mỉm cười. "Đến đây nào," nàng bảo. Khi tôi đã ngồi xuống cạnh nàng, Naoko, vẫn ngồi thu chân như cũ, liền nghiêng người sang tôi cho đến lúc mặt nàng gần chạm vào tai tôi, nhưthểnàng sắp san sẻvới tôi một bí mật. Rồi nàng đặt một cái hôn nhẹnhàng vào cạnh tai tôi. "Xin lỗi nhé," nàng lại nói, lần này thì ngay bên tai tôi, rất hạgiọng. Sau đó nàng lại dịch ra xa. "Đôi khi," nàng nói, "Mình bịlẫn lộn hết cả, chẳng biết có chuyện gì nữa." "Mình thì lúc nào cũng thế," tôi nói. Naoko mỉm cười nhìn tôi. "Nếu không phiền," tôi nói, "mình muốn nghe nữa vềcậu vềcuộc sống của cậu ở đây. Những việc cậu làm hàng ngày. Những người cậu gặp." Naoko kểvềnhững việc thường nhật của nàng bằng những câu ngắn nhưng rất rõ ràng. Buổi sáng thức dậy lúc sáu giờ. Ăn điểm tâm ởnhà mình. Dọn nhà nuôi chim. Rồi đi làm những việc đồng áng thường lệ. Nàng trông coi những ruộng rau. Trước hoặc sau bữa trưa, nàng thường có độmột giờgặp bác sĩhoặc tham dự điều trịnhóm. Buổi chiều thì nàng có thểchọn một lớp học nào nàng thích, nếu không chơi thểthao hoặc có việc gì khác. Nàng đã theo nhiều lớp: tiếng Pháp, đan len, dương cầm, lịch sửcổ đại. "Reiko đang dạy mình đàn dương cầm," nàng nói. "Cảghi-ta nữa. Ai cũng lần lượt làm thầy và làm học sinh. Người giỏi tiếng Pháp thì dạy tiếng Pháp, người từng nghiên cứu xã hội học thì dạy sử, người khác thạo đan len thì dạy đan len: trường học ở đây thếmà hoá hay. Chỉcó mình là chẳng dạy được ai cái gì." "Mình cũng thế," tôi nói. "Ở đây mình chịu khó học nhiều hơn hồi ở đại học. Mình rất chăm, và rất thích." "Sau bữa tối thì cậu thường làm gì?" "Chuyện trò với Reiko, đọc sách, nghe nhạc, đến nhà người khác chơi, đại loại thế." "Tôi thì tập ghi-ta và viết tựtruyện," Reiko nói. "Tựtruyện ư?" "Đùa đấy thôi," Reiko cười. "Bọn tôi lên giường vào quãng mười giờ. Một nếp sống khá lành mạnh, phải không nào? Bọn tôi ngủnhưtrẻnhỏ." Tôi liếc nhìn đồng hồ. Còn vài phút nữa thì đến chín giờ. "Chắc mọi người sắp buồn ngủ rồi." "Không sao. Hôm nay mình có thểthức khuya," Naoko nói. "Mình đã không gặp cậu lâu lắm rồi, mình muốn nói chuyện nữa. Cậu nói đi." "Lúc còn một mình ban nãy, tựnhiên mình nhớlại ngày xưa," tôi nói. "Cậu còn nhớlần Kizuki và mình đến thăm cậu ởbệnh viện không? Ởbờbiển ấy. Mình nghĩ đó là học kỳ đầu của năm trung học cuối cùng." "Lần mình phải mổngực," Naoko mỉm cười nói. "Có, mình nhớ. Cậu với Kizuki đến bằng môtô. Các cậu mua cho mình một hộp sô-cô-la và chúng chảy nhoét vào với nhau. Mà lại cứng rất khó ăn. Có vẻ đã lâu lắm rồi, mình không biết nữa." "Ờ, đúng thế. Mình nghĩlúc ấy cậu đang làm một bài thơ, một bài thơdài." "Tuổi ấy đứa con gái nào chẳng làm thơ," Naoko khúc khích. "Sao tựnhiên cậu lại chợt nhớlại những chuyện ấy thế?" "Mình cũng đang tựhỏi đây. Mùi gió biển, mùi hoa trúc đào, rồi tựnhiên những cái đó cứ thếhiện ra trong đầu Kizuki có đến bệnh viện ấy thăm cậu nhiều lần không?" "Làm gì có chuyện đó! Và vì thếmà bọn mình đã cãi nhau to. Anh ấy đến một lần, sau đó thì đến cùng với cậu, và chỉcó thếthôi. Anh ấy thật khủng khiếp. Và cái lần đầu anh ấy còn không thểngồi cho ấm chỗnữa, chỉ ởkhoảng mười phút. Anh ấy mua cho mình mấy quảcam và lầu bầu những chuyện gì mình nghe không hiểu, rồi anh ấy bóc một quảvà tiếp tục lầu bầu, rồi thì vềluôn. Anh ấy bảo rất kịbệnh viện." Naoko cười. "Anh ấy rất trẻcon trong những chuyện nhưvậy. Mình muốn nói là, ai mà chẳng ngán bệnh viện, đúng không nào? Và vì thếmà người ta đến bệnh viện thăm nhau đểlàm cho nhau thấy dễchịu hơn, phấn khởi hơn, đại khái thế. Nhưng Kizuki lại không nghĩnhưvậy." "Cậu ấy không đến nỗi thếlúc cùng đi với mình đến bệnh viện. Cậu ấy vẫn nhưthường." "Vì có cậu ở đấy mà," Naoko nói. "Có mặt cậu thì anh ấy luôn nhưthế, cốgắng giấu những điểm yếu của mình. Chắc anh ấy phải mến cậu lắm. Nhất định chỉcho cậu thấy những mặt tốt của anh ấy thôi. Với mình thì lại không thế. Không cần giữý gì cả. Và có thể rất thất thường. Vừa mới vui vẻtán chuyện đấy mà cũng có thểcáu bẳn được ngay. Lúc nào cũng vậy. Anh ấy đã nhưvậy từhồi còn bé. Nhưng anh ấy cũng đã cốgắng thay đổi bản thân, cốgắng đểtốt hơn." Naoko đổi tưthếthu chân trên ghế. "Anh ấy rất cốgắng, nhưng chẳng ăn thua gì, và anh ấy lại càng buồn và cáu bẳn hơn. Có biết bao nhiêu cái hay cái tốt ởanh ấy, nhưng anh ấy chưa bao giờcó được tâm lý tựtin cần thiết. "Mình phải làm cái này, mình phải thay đổi cái kia," lúc nào anh ấy cũng nghĩ nhưvậy, cho đến tận lúc lâm chung. Kizuki tội nghiệp!" "Nhưng mà," tôi nói, "nếu quảlà cậu ấy luôn cốgắng cho mình thấy mặt tốt nhất của cậu ấy, thì cậu ấy đã thành công rồi. Lúc nào mình cũng chỉthấy mặt tốt nhất ấy của Kizuki." Naoko mỉm cười: "Nếu nghe cậu nói thếchắc anh ấy thích lắm đấy. Cậu là bạn duy nhất của anh ấy." "Và Kizuki là bạn duy nhất của mình," tôi nói. "Không bao giờcó ai mình có thểgọi là bạn nữa, trước sau cũng vậy. "Đó chính là nguyên nhân tại sao mình thích được ởbên cạnh hai người đến vậy. Lúc ấy mình cũng chỉthấy những cái tốt nhất của anh ấy. Mình có thểthưgiãn mà không lo lắng gì cảkhi có ba chúng ta với nhau. Đó là nhưng lúc ưa thích nhất của mình. Mình không biết cậu nghĩthếnào?" "Còn mình thì vẫn thường lo không biết bản thân cậu nghĩgì," tôi nói, lắc đầu một cái. "Vấn đềlà ởchỗmột thứnhưvậy sẽkhông thểtiếp tục mãi," Naoko nói. "Nhưng nhóm nhỏhoàn hảo nhưthếkhông thểduy trì. Kizuki biết thế, mình cũng biết thế, và cảcậu nữa. Đúng không nào?" Tôi gật đầu. "Nhưng nói thật với cậu," Naoko tiếp tục, "Mình cũng yêu cả điểm yếu của anh ấy, chẳng khác gì mặt tốt. Anh ấy không có cái gì có thểgọi là xấu xa hoặc mờám. Anh ấy chỉyếu đuối, vậy thôi. Mình đã cốnói với anh ấy điều đó, nhưng anh ấy không tin mình. Anh ấy bảo đó là vì bọn mình đã gần gũi nhau từhồi còn lên ba. Mình biết quá rõ anh ấy mà, anh ấy sẽbảo là mình đâu có phân biệt được điểm mạnh và điểm yếu của anh ấy, rằng với mình thì chúng nhưnhau cảthôi. Nhưng anh ấy không thay đổi được ý nghĩcủa mình. Mình vẫn yêu anh ấy nhưthường, và sẽkhông bao giờthích ai khác được nữa." Naoko nhìn tôi với một nụcười buồn bã. "Quan hệtrai-gái của bọn mình cũng thực sựkhác thường. Dường nhưcơthểhai đứa được gắn liền với nhau ở đâu đó. Nếu tình cờphải xa nhau, một lực hút đặc biệt nào đó sẽ kéo hai đứa lại với nhau. Trởthành người yêu của nhau là việc tựnhiên nhất trên đời của bọn mình. Không phải suy nghĩhay quyết định gì cả. Bọn mình bắt đầu hôn nhau lúc mười hai tuổi và biết vuốt ve nhau lúc mười ba tuổi. Mình đến phòng anh ấy hoặc anh ấy đến phòng mình và mình sẽcho anh ấy ra bằng tay. Mình chưa bao giờnghĩrằng thếlà quá sớm. Nó cứxảy ra một cách tựnhiên thếthôi. Nếu anh ấy thích nghịch vú hoặc chỗkín của mình, mình chẳng hềngại chút nào, hoặc nếu anh ấy muốn phóng tinh, mình cũng chẳng ngại gì giúp anh ấy ngay. Mình chắc là cảhai đứa sẽchoáng nếu có ai lên án những hành động ấy của bọn mình là sai trái. Bởi vì bọn mình không làm gì sai. Bọn mình chỉlàm nhưng gì phải làm. Bọn mình vẫn luôn cho nhau xem mọi chỗtrên người. Gần nhưlà bọn mình cùng sởhữu cơthểcủa nhau. Nhưng ít nhất thì trong một thời gian dài bọn mình bảo nhau không đi quá trớn. Cảhai đứa đều ngại mình có thai, và lúc đó còn chưa biết tí gì về chuyện ngừa thai… Tóm lại, Kizuki và mình đã lớn lên với nhau nhưthế đấy, tay trong tay, thành một cặp đôi khăng khít. Bọn mình hầu nhưkhông biết tí gì vềnhững nỗi khắc khoải của tình dục hoặc tâm trạng đau khổ đi kèm với sựtrưởng thành của bản ngã mà bọn trẻbình thường đều phải trải qua trong tuổi dậy thì. Bọn mình hoàn toàn cởi mởtrong tình dục, còn vềbản ngã thì vì bọn mình đã thu hút nhau và chia sẽvới nhau đến mức đó rồi nên cũng chẳng có ý thức gì vềnó nữa. Cậu có hiểu mình nói gì không?" "Chắc là hiểu," tôi nói. "Bọn mình không thểchịu nổi phải xa nhau. Cho nên nếu Kizuki còn sống, nhất định là bọn mình sẽvẫn ởbên nhau, yêu nhau, và dần dần trởthành bất hạnh." "Bất hạnh ư? Tại sao lại thế?" Naoko dùng ngón tay chải tóc lật ra sau nhiều lần. Nàng đã tháo dai buộc đầu, khiến tóc rũ hết xuống mặt môi lúc nàng cúi vềphía trước. "Bởi vì bọn mình sẽphải trảlại cho thếgiới này nhưng gì vẫn mắc nợnó," nàng nói, ngước mắt vềphía tôi "Nỗi đau của sựtrưởng thành. Bọn mình đã không trảcái giá đó đúng lúc, và bây giờthì giấy đòi nợ đã đến rồi. Đó là lí do Kizuki làm điều anh ấy đã làm, và tại sao mình lại ở đây. Bọn mình giống nhưhai đứa trẻtrần truồng lớn lên trên một hòn đảo hoang. Nếu đói, bọn mình chỉviệc nhặt chuối ăn; nếu thấy cô đơn, bọn mình chỉviệc tìm đến vòng tay nhau. Nhưng những cái nhưthếkhông kéo dài mãi mãi. Bọn mình lớn nhanh và phải gia nhập xã hội. Chính vì vậy mà cậu rất quan trọng đối với hai đứa chúng mình. Cậu là móc xích nối bọn mình với bên ngoài. Bọn mình gắng gỏi thông qua cậu đểhoà nhập với thếgiới bên ngoài càng nhiều càng tốt. Nhưng cuối cùng, việc đó không thành, tất nhiên rồi." Tôi gật đầu. 6. "Mình không muốn cậu nghĩlà bọn mình đã lợi dụng cậu. Kizuki thực sựyêu mến cậu, chỉ tình cờlà quan hệvới cậu là quan hệ đầu tiên của bọn mình với một người khác. Bây giờ cũng vẫn vậy. Kizuki có thểchết rồi, nhưng cậu vẫn là móc xích duy nhất của mình với thế giới bên ngoài. Và Kizuki đã yêu mến cậu thếnào thì mình cũng vẫn yêu mến cậu nhưthế. Bọn mình không bao giờmuốn làm cậu bịtổn thương, nhưng có thể đã nhưvậy rồi, bọn mình có thể đã gây nên một vết thương sâu hoắm trong lòng cậu mất rồi. Không bao giờ bọn mình nghĩlà có thểxảy ra chuyện ấy." Naoko lại cúi đầu và trởnên im lặng. "Này các cậu, làm một cốc cacao nhé?" Reiko lên tiếng. "Hay đấy. Em thích uống một chút cacao," Naoko nói. "Tôi thích uống một chút rượu mùi mang theo, nếu mọi người không phản đối," tôi nói. "Ô làm gì có ai phản đối," Reiko nói. "Cho tôi một ngụm với nhé!" "Nhất định rồi," tôi cười. Reiko mang ra hai cái cốc và chúng tôi cụng với nhau. Rồi chịvào bếp pha cacao. "Mình có thểnói chuyện gì vui hơn một chút không?" Naoko hỏi. Tôi chẳng có gì vui đểnói. Tôi nghĩgiá mà còn Quốc-xã! Anh chàng đó có thểgợi hứng cho cảmột xâu chuyện dài. Chỉcần vài chuyện ấy thôi cũng đủlàm mọi người vui vẻ. Tôi đành phải kểdông dài vềnhưng thói quen bẩn thỉu của bọn con trai trong học xá. Tôi thấy tởm khi phải kểnhững chuyện thô lỗnhưthế, nhưng Naoko và Reiko thì cười lăn cười lộn. Họ lấy làm lạlắm. Rồi đến lượt Reiko bắt chước những bệnh nhân tâm thần. Cũng rất buồn cười. Hơn mười một giờthì trông Naoko có vẻbuồn ngủ, Reiko liền kéo cái sô-pha ra thành giường và đưa cho tôi chăn ga gối nệm. "Nếu cậu thấy muốn hiếp ai lúc nửa đêm thì chớcó nhầm người nhé," chịnói. "Cái thân thểkhông có nếp nhăn ởgiường bên trái là của Naoko." "Nói dối! Giường của em bên phải," Naoko nói. Reiko nói thêm, "Mà này, tôi đã thu xếp đểcảhai chúng tôi nghỉmấy việc chiều mai. Sao ba chúng mình không làm một cuộc picnic với nhau nhỉ? Tôi biết có một chỗrất hay ởgần đây." "Ý tưởng hay đấy," tôi nói. Hai người đàn bà thay nhau đánh răng rồi rút lui vào phòng ngủ. Tôi rót cho mình một ít rượu nữa rồi nằm dài trên chiếc giường sô-pha, điểm lại những sựkiện trong ngày từsáng đến đêm. Một ngày đằng đẵng đến ghê người. Gian phòng tiếp tục trắng lên dưới ánh trăng. Ngoài vài tiếng giường cựa cọt kẹt rất nhẹ, không có một tìếng động nào trong phòng nơi Naoko và Reiko đang nằm ngủ. Những hình thù sơgiản bé tí xíu hình như đang trôi nổi trong bóng tối khi tôi nhắm mắt lại, và trong tai tôi vẫn còn vương vấn tiếng ghi-ta của Reiko, nhưng cảhai cái đó chẳng mấy chốc đều qua đi. Giấc ngủtới và nhúng tôi vào một khối bùn ấm áp. Tôi mơthấy nhưng cây liễu. Cảhai bên của một con đường núi đều toàn những liễu. Nhiều liễu không thểtưởng tượng được. Một cơn gió khá mạnh đang thổi, nhưng những cành liễu vẫn im phăng phắc. Sao lại thế được? Tôi thắc mắc, nhưng rồi thấy cành cây nào cũng đày những con chim nhỏ đang bậu chắc ở đó. Sức nặng của chúng giữ cho cành không lay động trong gió. Tôi vớlấy một cái gậy và đập mạnh vào một cành ở gần mình, hy vọng chim sẽbay đi và cành sẽ đu đưa theo gió. Nhưng chúng không chịu bay. Đáng nhẽbay đi thì chúng lại biến thành những mảnh kim loại hình chim và rơi loảng xoảng xuống đất. Khi mởmắt, tôi cảm thấy nhưgiấc mơvẫn hiển hiện tiếp tục ởtrước mặt. Vầng trăng ùa vào gian phòng một thứánh sáng trắng cũng dịu nhẹnhưthế. Nhưmột phản xạtựnhiên, tôi ngồi dậy và bắt đầu tìm những con chim kim loại kia, tất nhiên là làm gì có ở đó. Nhưng tôi thấy Naoko ởchân giường, ngồi im một mình, nhìn trân trối ra cửa sổ. Nàng đã co hai đầu gối và đang tựa cằm lên chúng, trông nhưmột trẻmồcôi đang bị đói. Tôi lần tìm chiếc đồng hồ đeo tay đểcạnh gối mà không thấy. Nhìn độchếch của ánh trăng, tôi đoán lúc ấy phải là hai hoặc ba giờsáng rồi. Một cơn khát dữdội bỗng đến với tôi, nhưng tôi nhất định ngồi im và tiếp tục ngắm nhìn Naoko. Nàng vẫn mặc bộáo ngủmàu xanh tôi đã thấy lúc trước, và một bên tóc nàng đã được buộc lại bằng dai buộc đầu hình con bướm, đểlộvẻ đẹp của gương mặt nàng dưới ánh trăng. Lạthật, tôi nghĩ, nàng đã cởi dải buộc đầu trước khi đi ngủcơmà. Naoko im phăng phắc ở đó, nhưmột con thú ăn đêm nhỏbé vừa bịánh trăng nhửra ngoài tổ. Trăng sáng làm rõ nét đường viền của môi nàng. Có vẻcực kì mỏng mảnh và rất dễbị tan vỡ, đường viền ấy rung động hầu nhưkhông thểnhận thấy được, theo với nhịp đập của tim nàng hoặc những chuyển động của nội tâm nàng, nhưthểnàng đang thì thầm với bóng đêm nhưng từngữvô thanh. Tôi nuốt khan, hy vọng đỡkhát, nhưng trong màn đêm tĩnh mịch tiếng nuốt ấy của tôi có vẻthật ầm ĩ. Nhưthể đó là dấu hiệu cho nàng, Naoko đứng lên và lướt vềphía đầu giường, áo ngủsột soạt nhẹnhàng. Nàng quì xuống sàn nhà ngay cạnh gối tôi, hai mắt gắn chặt vào mắt tôi. Tôi nhìn nàng chăm chú, nhưng mắt nàng không nói gì với tôi hết. Trong vắt lạ lùng, chúng có vẻlà những cửa sổvào một thếgiới khác, nhưng có nhìn mãi vào đó tôi cũng chẳng thấy được gì. Mặt chúng tôi cách nhau chưa đầy một gang, nhưng nàng xa cách tôi cảnhiều năm ánh sáng. Tôi với ra và cốchạm vào nàng, nhưng Naoko rụt người lại, môi hơi run rẩy. Một lúc sau, nàng đưa tay lên và bắt đầu cởi khuy bộáo ngủcủa mình. Có bảy cái tất cả. Tôi cảm thấy nhưgiấc mơcủa mình đang tiếp diễn khi nhìn những ngón tay mảnh dẻ đáng yêu của nàng cởi dần từng chiếc khuy từtrên xuống dưới. Bảy cái khuy trắng nhỏbé. Khi đã cởi hết chúng, Naoko kéo cho bộáo trật khỏi vai rồi lôi nó tuột hẳn xuống nhưmột con côn trùng lột xác. Nàng không mặc gì dưới lần áo ngủ ấy. Trên người nàng chỉcòn chiếc dải buộc đầu hình bươm bướm. Trần truồng, và vẫn quì cạnh giường, nàng nhìn tôi. Tắm trong ánh trăng dìu dịu, thản thểcủa Naoko ánh lên nhưda thịt sơsinh khiến tôi thấy tan nát cảcõi lòng. Khi nàng cử động - và nàng cử động nhẹ đến mức hầu nhưkhông thấy được - những chỗsáng tối trên người nàng đi động thật tinh tế. Khối tròn trịa căng phồng của cặp vú, hai dầu vú nhỏxíu, chỗlõm vào ởphần rốn, cặp xương hông và đám lông mu, tất cả đều tạo nên những bóng đổli ti lấm chấm mà hình dạng của chúng liên tục biến đổi nhưnhưng gợn sóng lăn tăn trải dài trên mặt hồphẳng lặng. Thật là một toà thiên nhiên hoàn hảo? tôi thầm nghĩNaoko đã có được một thân hình hoàn hảo nhưvậy từbao giờ? Chuyện gì đã xảy ra với tấm thân tôi đã từng ôm trong tay đêm xuân năm trước? Đêm đó, khi tôi nhẹnhàng cởi quần áo nàng trong khi nàng khóc, thân thểcủa Naoko đã gợi cho tôi một cảm giác vềsựbất toàn. Vú nàng dường nhưcứng nhắc, với hai đầu vú đâm ra một cách lạlẫm, cặp hông cũng cứng lạlùng. Nàng là một cô gái đẹp, tất nhiên rồi, thân thểnàng kì diệu và hàp dẫn. Nó đã kích động tôi đêm đó và lôi tôi vào những đợt sóng với một sức mạnh khổng lồ. Nhưng dù sao, khi ôm nàng, vuốt vẻnàng, hôn lên da thịt trần trụi của nàng, tôi vẫn có một cảm thức lạlùng và mạnh mẽvềsựlệch lạc và vụng vềcủa cơ thểcon người. Khi ôm Naoko trong tay, tôi đã muốn nói với nàng rằng "Mình đang làm tình với cậu đây. Mình đang ởtrong cậu đây. Nhưng thực tình chẳng có gì đâu. Không có chuyện gì hết. Chỉlà hai tấm thân kết nối với nhau mà thôi. Tất cảnhững gì mình đang làm đây chỉlà nói cho nhau biết rằng có những điều chỉcó thểnói được bằng cách cọxát hai khối thịt bất toàn nhưthếnày. Làm nhu vậy, chúng mình mới chia sẻ được những bất toàn của nhau." Nhưng tất nhiên tôi không thểhy vọng sẽcó ai hiểu được những lời định nói ấy của mình. Tôi chỉtiếp tục ôm chặt nàng vào lòng. Và khi làm vậy, tôi có thểcảm thấy bên trong thân thểnàng một cái gì đó nhưmột tốchất ngoại lai chai đá, một cái gì phụ trội mà tôi không thể đến gần được. Và chính cảm giác ấy đã vừa làm cho Naoko tràn ngập cõi lòng tôi vừa cho tôi một cương cứng căng thẳng khủng khiếp. Nhưng tấm thân mà Naoko đang đểlộtrước mắt tôi đây không giống tí gì với tấm thân tôi đã ôm ấp đêm đó. Da thịt này đã phải qua nhiều biến đổi đểtái sinh trong tuyệt đỉnh hoàn hảo dưới ánh trăng. Mọi dấu hiệu mũm mĩm trẻcon đã bịtước bỏhết từcái chết của Kizuki để được thay thếbằng da thịt của một người đàn bà trưởng thành. Vẻ đẹp thân xác của Naoko lúc bấy giờhoàn hảo đến nỗi nó không khơi gợi một chút gì là dục tính ởtrong tôi. Tôi chỉcó thểkinh ngạc ngắm nhìn đường cong kiều diễm từthắt lưng xuống hông, vẻ phì nhiêu tròn trịa của đôi vú, nhưng chuyển động nhẹnhàng theo nhịp thởcủa làn bụng thon và đám lông mu đen đổbóng ởbên dưới. Nàng phô bày vẻtrần trụi của mình cho tôi nhưthếcó lẽkhoảng năm phút, rồi cuối cùng lại phủmình dưới bộáo ngủkia và lần lượt cài lại khuy từtrên xuống dưới. Xong chiếc khuy cuối cùng một cái là nàng trỗi dậy và lướt vềphía phòng ngủ, lẳng lặng mởcửa, rồi khuất dạng. Tôi ởnguyên tại chỗrất lâu rồi mới chợt ra khỏi giường. Tôi lượm cái đồng hồ đã rơi xuống sàn và đưa nó ra chỗcó ánh trăng. Đã ba giờbốn mươi phút. Tôi vào bếp uống mấy cốc nước rồi mới trởvềgiường, nhưng khi giấc ngủ đến với tôi thì nắng sáng đã vào đến mọi ngóc ngách của gian phòng và xua tan mọi dấu vết của vầng trăng nhợt nhạt. Tôi vừa lơmơmuốn thiếp đi thì Reiko đã đến vỗvỗvào má, miệng kêu to, "Sáng rồi! Sáng rồi!" Trong lúc Reiko gập lại cái giường sô-pha, Naoko vào bếp làm điểm tâm. Nàng mỉm cười với tôi và nói "Chào buổi sáng." "Chào buổi sáng," tôi đáp lại. Tôi đứng bên và nhìn nàng khi nàng đun nước và cắt bánh mì, luôn miệng hát khe khẽkhông ra lời, nhưng tôi không thấy trong dáng điệu nàng có bất kì cái gì có thểgợi cho tôi chuyện nàng đã phô bày tấm thân trần trụi của nàng cho tôi xem đêm hôm trước. "Mắt cậu đỏngầu," nàng nói với tôi khi rót cà-phê. "Cậu không sao chứ." "Mình bịtỉnh lúc nửa đêm và không thểngủlại được." "Chắc là tại bọn tôi ngáy phải không? Reiko nói. "Không phải thế," tôi đáp. "Vậy thì tốt," Naoko nói. "Cậu ấy giữý đấy thôi," Reiko vừa nói vừa ngáp. Lúc đầu tôi tưởng Naoko đang lúng túng hoặc gia vờngây thơvì có mặt Reiko, nhưng bộ điệu nàng vẫn y nguyên thếlúc Reiko ra khỏi phòng một lúc, và mắt nàng vẫn trong veo nhưthường. "Cậu ngủthếnào?" tôi hỏi Naoko. "Say nhưchết," nàng đáp nhưkhông. Nàng chỉgài một cái cặp tóc, không trang điểm gì cả. Tôi không biết phải nghĩthếnào, và tiếp tục nhưvậy trong suốt bữa ăn sáng. Trong lúc phết bơvào bánh mì hoặc bóc trứng, tôi vẫn liếc nhìn Naoko mong thấy một dấu hiệu gì đó. "Sao cậu cứnhìn mình nhưthế?" nàng hỏi với một nụcười. "Tôi nghĩcậu ấy đang yêu ai đó," Reiko nói. "Cậu đang yêu ai đó à?" Naoko hỏi tôi. "Có thể," tôi nói, mỉm cười đáp lại nàng. Khi hai người đàn bà bắt đầu trêu chọc tôi, tôi thôi không nghĩ đến chuyện đêm trước nữa và tập trung vào phần bánh mì với cà-phê của mình. Sau bữa sáng, Reiko và Naoko nói họsẽ đi cho chim ăn trong nhà nuôi chim. Tôi xung phong đi theo. Họthay quần bò, áo lao động và đi ủng cao-su trắng. Nằm trong một khu vườn nhỏ đằng sau dãy sân bóng quần, nhà nuôi chim có đủloại trong đó, từgà và bồcâu cho đến công với vẹt, và xung quanh nhà là những luống hoa, bụi cây và ghếbăng đểngồi chơi. Hai người đàn ông trạc ngoại tứtuần, có vẻcũng là bệnh nhân, đang cào lá rụng trên đường đi. Hai người đàn bà bước đến chào hỏi họvà Reiko nói đùa làm cho họcười. Hoa bướm đang nởrộtrên luống, và những bụi cây đều được xén tỉa rất chu đáo. Vừa nhác thấy Reiko, lũchim đã kêu lên ríu rít và bay chao chát ởtrong chuồng. Hai người vào chái nhà cạnh chuồng và mang ra một bao thức ăn và một cuộn ống nước. Naoko vặn chặt một đầu ống vào vòi nước rồi mởvòi. Thận trọng không đểcho chim bay ra, hai người lên vội vào chuồng chim, Naoko xì nước lùa rác bẩn và Reiko cọsàn chuồng bằng một cái chổi chuyên dụng. Những hạt nước tung tóe lấp lánh trong nắng sáng. Mấy con công đập cánh chạy quanh đểkhông bịnước phun vào người. Một con gà tây vươn cổ lầu bầu vềphía tôi nhưmột lão già nhăn nhó, trong lúc một con vẹt đậu trên cao tru tréo phàn nàn và đập cánh phành phạch. Reiko kêu mieo một cái vềphía con vẹt, khiến nó bay vù ra tận phía kia của chuông, rồi lập tức gào lên "Cám ơn!" "Đồ điên!" "Đồngu!" "Không biết ai dạy nó ăn nói nhưthế?" Naoko nói rồi thởdài. "Không phải tôi đâu nhé," Reiko nói. "Tôi không bao giờlàm những chuyện nhưvậy." Chịlại kêu mieo mieo, và con vẹt im bặt. Vừa cười, Reiko vừa giải thích, "Anh chàng này có lần suýt bịmèo ăn thịt. Giờthì sợmèo đến chết." Cọrửa xong, hai người bỏ đồxuống rồi đi quanh chuồng, đổthức ăn vào đầy các máng. Chạy ù qua các vung nước trên sàn, con gà tây nhào ngay đến máng của nó và vục xuống ăn, mải miết không đểý gì đến việc Naoko đập đập vào đuôi nó. "Sáng nào cậu cũng làm việc này à?" tôi hỏi Naoko. "Sáng nào cũng vậy!" nàng nói. "Họthường giao việc này cho những phụnữmới đến. Dễ quá mà. Cậu có muốn xem thỏkhông?" "Có," tôi đáp. Chuồng thỏ ởngay sau chuồng chim. Khoảng mười con thỏnằm ởtrong đó, vẫn ngủtrên ổ rơm. Naoko quét sạch phân, cho thức ăn vào máng, rồi nhặt lên một chú thỏcon, dụi dụi nó vào má. "Có quí không này!" nàng nói nựng, rồi đưa nó cho tôi. Quảbóng lông nhỏbé ấm áp run rẩy trong tay tôi, chun chun cái mũi. "Đừng lo, anh ấy không làm mày đau đâu," nàng nói với con thỏ, vuốt vẻ đầu nó và mỉm cười với tôi. Nụcười ấy rạng rỡquá chừng, và không vương một chút bóng tối nào, đến nỗi tôi cũng không thểkhông cười theo. Thếcòn Naoko đêm hôm trước thì sao? tôi tựhỏi. Tôi biết chắc đó là Naoko thật chứkhông phải nằm mơ. Rõ ràng là nàng đã cởi áo và phô bày cho tôi tấm thân trần của nàng. Reiko huýt sáo một cách đáng yêu điệu nhạc bài "Mary kiêu hãnh" trong lúc dồn chỗrác đã vun vào một túi nilông và buộc chặt miệng túi. Tôi giúp hai người đem dụng cụvà bao thức ăn vào chái nhà. "Buổi sáng là thời gian mình thích nhất trong ngày," Naoko nói. "Có vẻnhưmọi thử đều tươi mới. Đến trưa là mình bắt đầu thấy buồn, và ghét nhất là lúc mặt trời lặn. Ngày nào mình cũng sống qua những cảm giác nhưthế." "Và trong khi sống với những cảm giác ấy, bọn trẻcác cậu cứviệc già dần đi, hệt nhưtôi," Reiko mỉm cười nói. "Các cậu mải nghĩsáng nghĩchiều và chưa kịp hiểu ra chuyện gì thì tuổi già đã ập đến rồi." "Nhưng chịthích già đi cơmà?" Naoko hỏi. "Không hẳn thế," Reiko nói. "Nhưng chắc chắn là tôi không mong trẻlại đâu." "Tại sao không?" tôi hỏi. "Khó chịu chết đi được!" chịnói. Rồi chịném cái chổi vào và đóng cửa chái nhà, miệng huýt sáo liên hồi bài "Mary kiêu hãnh." Quay lại căn hộ, hai người đàn bà thay ủng và đi giày thểthao rồi nói họphải đi làm đồng. Reiko gợi ý tôi nên ởnhà đọc sách hoặc làm gì đó vì đi xem họlàm đồng cũng chẳng thú vị gì, mà họcũng phải làm theo nhóm đông người. "Và trong khi đợi bọn này thì cậu cũng có thểgiặt hộ đống quần áo lót chúng tôi bỏtrong bồn rửa ấy," chịnói thêm. "Chị đùa đấy chứ," tôi nói, hoàn toàn bất ngờ. "Tất nhiên rồi," chịcười vang. "Cậu đáng yêu thật. Có phải thếkhông hảNaoko?" "Đúng thế," Naoko nói và cũng cười vang. "Tôi sẽlàm bài tiếng Đức," tôi thởdài nói. "Ồ, bé ởnhà làm bài tập cho ngoan nhé," Reiko nói. "Bọn mình sẽvềtrước giờ ăn trưa." Hai người tíu tít ra đi. Tôi nghe tiếng chân và giọng nói của nhiều người đi dưới nhà. 7. Tôi vào nhà tắm rửa mặt lần nữa, rồi loay hoay cắt móng tay. Đối với một phòng tắm dùng chung cho hai người đàn bà thì mọi thứ ở đây thật quá đơn giản. Ngoài vài lọxà phòng, kem dưỡng ẩm và chống nắng xếp rất gọn gàng, hầu nhưkhông có cái gì có thểgọi là đồ trang sức. Cắt xong móng tay, tôi pha cà-phê rồi ngồi uống ởngay bàn bếp, cuốn sách tiếng Đức mở trước mặt. Chỉmặc áo phông trong gian bếp chan hoà nắng sáng, tôi đã định học thuộc tất cảnhững dạng thức trong một biểu ngữpháp thì bỗng nhiên bịmột cảm giác lạlùng xâm chiếm. Tựnhiên tôi thấy nhưcác dạng động từbất thường của tiếng Đức và gian bếp này cách biệt nhau đến vô cùng tận. Hai người đàn bà từngoài đồng trởvềlúc mười một rưỡi, thay nhau tắm rửa và thay quần áo, rồi cảba chúng tôi đến nhà ăn dùng bữa trưa. Ăn xong, chúng tôi đi ra cổng trước. Lần này thì phòng gác có người thường trực. Ông ta đang ngồi ởbàn ăn bữa trưa, chắc là có người mang từnhà ăn ra cho. Chiếc đài bán dẫn trên giá đang phát ra một điệu pop xưa mùi mẫn. Ông ta vẫy chúng tôi với một tiếng chào thân thiện, và chúng tôi đều lên tiếng chào lại. Reiko nói với ông rằng chúng tôi sẽra ngoài đi dạo khoảng chừng ba tiếng. "Tuyệt," ông nói. "Thời tiết này là các bạn may rồi. Nhưng mà đừng có đến con đường trong thung lũng. Trận mưa to hôm trước làm nó lầy lội lắm. Nhưng chỗkhác thì ổn cả." Reiko viết tên mình và Naoko vào sổ đăng kí, điền cảngày giờ. "Đi chơi vui nhá," ông gác nói. "Và cẩn thận nhá." "Người tốt nhỉ," tôi bảo. "Ông ấy cũng hơi hơi ở đây này," Reiko nói, tay chỉchỉlên đầu. Nhưng lời ông ta vềthời tiết quảlà đúng. Trời xanh ngắt một màu, chỉcó mỗi một vẹt mây trắng bám ngang trên đỉnh nhưmột vệt sơn quét thử. Chúng tôi đi dọc theo bức tường đá thấp của Nhà nghỉAmi một lúc, rồi nối đuôi nhau rẽlên một lối mòn hẹp và dốc. Reiko đi trước dẫn đường, Naoko đi giữa, và tôi sau cùng. Reiko leo dốc với những bước chân tựtin của một người thuộc mọi ngõ ngách núi non ởvùng này. Naoko mặc quần bò xanh, áo cánh trắng, và cầm áo chẽn ngoài ởmột tay. Tôi ngắm mái tóc dài chấm vai của nàng lúc lắc theo bước đi. Thỉnh thoảng nàng liếc ra sau vềphía tôi, mỉm cười khi mắt hai đứa gặp nhau. Con đường mòn đi lên mãi đến chóng cảmặt, nhưng Reiko vẫn xăm xăm bước tiếp. Naoko phải rảo bước theo chị, vừa đi vừa quệt mồhôi trên mặt. Đã lâu không hăng hái tham gia các hoạt động ngoài trời, tôi thấy hụt cảhơi. "Cậu đi thếnày nhiều không?" tôi hỏi Naoko. "Thường mỗi tuần một lần," nàng đáp. "Mệt hả?" "Cũng hơi hơi," tôi nói. "Sắp đến nơi rồi," Reiko nói. "Được độhai phần ba đường rồi. Cốlên, cậu là con trai mà, phải không?" "Vâng, nhưng yếu lắm." "Chơi gái suốt mà," Naoko lẩm nhẩm, nhưnói một mình. Tôi muốn nói lại, nhưng chẳng còn hơi. Thỉnh thoảng, những con chim màu đỏcó chỏm lông trên đầu lại bay ào qua lối đi, nổi bật trên nền trời xanh. Những cánh đồng xung quanh đầy những loại hoa trắng, xanh và vàng, và ong bay vo ve khắp nơi. Đi tới từng bước một, tôi không nghĩgì khác ngoài cảnh trí đang diễn ra trước mắt. Đi độmươi phút nữa thì hết dốc và đến một vùng đất cao bằng phẳng. Chúng tôi nghỉlại đó một lúc, thởdốc, lau mồhôi, và uống nước chai mang theo. Reiko tìm một cái lá và làm nó thành một cái còi. Lối mòn chạy xuống theo triền dốc thoai thoái giữa những bụi cỏmận cao rậm rạp đang dạt dào trong gió. Đi độmười lăm phút nữa thì chúng tôi qua một ngôi làng. Không có tí dấu hiệu nào của sựsống con người, và khoảng chục ngôi nhà ở đó đều điêu tàn ởcác mức độkhác nhau. Cỏdại ngang lưng mọc đầy quanh các ngôi nhà và những đám phân bồcâu khô trắng bám đầy những hốc hom trên các mảng tường. Một ngôi nhà đã sụp đổvà chỉ còn trơlại những cột chống. Nhưng ngôi nhà khác thì lại trông nhưvẫn ở được, chỉcần mở toang các cửa chớp chống bao kia là xong. Những ngôi nhà chết im lìm ấy như đang ép chặt lấy hai bên lối mòn khi chúng tôi đi qua. "Người ta đã sống ở đây mãi đến tận bảy tám năm vềtrước," Reiko nói với tôi. "Quanh đây từng là nông trại cảNhưng họbỏ đi hết rồi. Khó sống quá. Họbịmắc kẹt khi tuyết xuống dày vào mùa đông. Và đất cũng không màu mỡgì. Họcó thểsống khá hơn ởthành phố." "Phí quá," tôi nói. "Một sốnhà trông hoàn toàn còn có thể ở được." "Có thời một sốdân hippy đã định sống ở đây, nhưng rồi cũng bỏcuộc. Không thểchịu nổi mùa đông." Qua khỏi ngôi làng một lúc thì đến một khu đất rộng có rào xung quanh trông có vẻlà đồng cỏnuôi gia súc. Ởmãi đằng xa, tôi thấy có mấy con ngựa đang gặm cỏ. Chúng tôi đi dọc theo hàng rào, và một con chó to tướng chạy đến, đuôi vẫy loạn xạ. Nó đứng dựng lên bám vào Reiko, ngửi hít mặt chị, rồi nhảy cỡn quanh Naoko. Tôi huýt sáo và nó chạy đến liếm tay tôi với cái lưỡi lòng thòng. Naoko vỗvề đầu con chó và nói rằng nó là con vật nuôi của khu đồng cỏnày. "Mình cuộc là nó phải gần hai mươi tuổi rồi," nàng nói. "Răng nó hỏng cả, không ăn nổi cái gì cứng nữa. Nó ngủsuốt ngày ởtrước cửa tiệm, và hễnghe tiếng chân là chạy ra mừng." Reiko lấy từba-lô ra một mẩu pho-mát. Ngửi thấy mùi, con chó nhảy ngay sang chịvà ăn lấy ăn để. "Mình không còn được thấy anh chàng này lâu nữa đâu," Reiko nói, xoa đầu con chó. "Giữa tháng Mười họcho hết ngựa với bò lên xe tải và chởvềnhà trại. Chỉmùa hè chúng mới được thảcho ăn có ở đây, và họcũng mởmột kiểu tiệm cà-phê nhỏcho khách du lịch. Du với chảlịch! Mỗi ngày có độhai chục dân đi bộ. Này các cậu, ta kiếm cái gì uống chứ hả?" "Hay đấy," tôi nói. Con chó dẫn đường đến tiệm cà-phê, một túp nhà nhỏmàu trắng có hiên trước và một cái biển hiệu bạc phếch hình một cốc cà-phê treo dưới hồỉnhà. Nó đưa chúng tôi lên mấy bậc thềm rồi nằm dài xuống sàn hiên, hai mắt nheo lại. Khi chúng tôi đã ngồi quanh một cái bàn ngoài hiên đó, một cô gái tóc buộc đuôi ngựa mặc may-ô với quần bò trắng chạy ra chào hỏi Reiko và Naoko nhưthểbạn cũvới nhau vậy. "Đây là bạn của Naoko," Reiko giới thiệu tôi. "Chào anh!" cô gái nói. "Chào cô!" tôi đáp lại. Trong khi ba người đàn bà tán dóc với nhau, tôi vuốt ve cổcon chó nằm dưới gầm bàn. Lúc gãi đúng chỗ, nó nhắm mắt và thởdài thật khoan khoái. "Nó tên gì thế?" tôi hỏi cô gái. "Pêpê." "Này, Pêpê," tôi gọi con chó, nhưng nó không động đậy "Nó nặng tai lắm," cô gái bảo. "Anh phải nói to lên không thì nó không nghe thấy gì đâu." "Pêpê!" tôi hét to. Con chó mởmắt và sủa lên một tiếng ra đều đã chú ý. "Không sao, Pêpê," cô gái nói. "Cứngủ đi và sống lâu vào nhé." Pêpê lại phủphục xuống chân tôi. Naoko và Reiko gọi sữa lạnh. Tôi gọi bia. "Mình vặn đài nghe đi," Reiko nói. Cô gái bật tăng âm rồi dò vào một đài FM. Ban nhạc Máu, Mồhôi và Nước mắt đang chơi bài "Bánh Xe Quay." Reiko có vẻrất vui. "Nào, chỉvì cái này mà bọn mình đến đây đấy nhé! Ởnhà không có đài. Nếu không thỉnh thoảng đến đây thì thật chẳng biết ởbên ngoài họ đang chơi những nhạc gì nữa." "Cô có ngủlại đây không?" tôi hỏi cô gái. "Không bao giờ!" cô cười. "Ban đêm ở đây thì buồn chết mất. Mấy anh chăn nuôi cho tôi đi xe vềphốvà sáng thì tôi lại vào." Cô chỉmột cái xe tải hai cầu đậu trước cửa nhà văn phòng của khu trại ởgần đó. "Cậu cũng sắp đến kì nghỉnữa mà, phải không?" Reiko hỏi. "Vâng, với lại chúng tôi cũng sắp đóng cửa chỗnày," cô gái nói. Reiko mời cô thuốc lá, và họhút với nhau. "Tôi sẽnhớcậu đấy," Reiko nói. "Nhưng tháng Năm tôi sẽtrởlại mà," cô gái nói và cười. Trên đài, ban nhạc Cream bắt đầu chơi bản "Căn phòng trắng". Sau quảng cáo thì đến bài "Hội chợScarborough" của Simon và Garfunkel. "Tôi thích bài đó," Reiko nói sau khi đã hết bài. "Tôi xem phim đó rồi," tôi nói. "Ai đóng trong đó?" "Dustin Hoffman." "Tôi không biết," chịnói, hơi lắc đầu buồn bã. "Thiên hạ đổi thay như điên, và tôi chẳng còn biết chuyện gì đang diễn ra nữa." Chịbảo cô gái lấy cho mượn một cái ghi-ta. "Có ngay," cô ta nói, tắt ngay đài và mang ra một cây ghi-ta đã cũCon chó nghểnh lên ngửi ngửi cái đàn. "Mày không ăn cái này được," Reiko vờnghiêm giọng. Một cơn gió nồng mùi cổào qua hiên nhà. Núi non trai dài trước mặt chúng tôi, đường viền các ngọn núi hằn sắc nét trên nền trời. "Trông giống một cảnh trong The Sound of music," tôi nói với Reiko khi chị đang lên dây đàn. "Đó là cái gì vậy?" chịhỏi. Chịso dây, dò hợp âm mở đầu của bài "Hội chợScarborough". Rõ ràng chịmới thửchơi bài này lần đầu tiên, nhưng chỉsau vài lần dò nốt, chị đã có thểchơi một mạch từ đầu đến cuối. Đến lần thứba thì nghe đã thành thạo và thậm chí còn thêm cảvài đoạn luyến láy điểm xuyết "Tai tốt," chịnháy mắt nói với tôi. "Tôi có thểchơi bất kì bài gì nếu được nghe nó ba lần." Vừa khẽhát giai điệu, chịvừa chơi lại đầy đủmột hoà tấu của bài "Hội chợScarborough". Ba chúng tôi vỗtay ran lên, và Reiko đáp lại bằng một động tác cúi đầu hoa mỹ. "Tôi thường được hoan hô nhiều hơn thếsau một bản công-xéc-tô của Mozart," chịnói. Cô gái bảo nhà hàng sẽbiếu không cốc sữa cho chịnếu chịchơi bài "Mặt trời lên đây rồi" của nhóm Beatles. 8. Reiko giơmột ngón cái lên ra hiệu xong ngay và vào bài luôn. Giọng chịkhông đầy, và khói thuốc lâu năm đã khiến nó khàn khàn, nhưng nghe vẫn đáng yêu, chân thật và gần gũi. Tôi hầu nhưcảm thấy nhưmặt trời đang sắp lên nữa thật khi ngồi nghe chịhát, uống bia và nhìn ra dãy núi xa. Đó là một cảm giác nhẹnhàng và ấm áp. Reiko trảlại cây ghi-ta và đềnghịlại được nghe đài. Rồi chịgợi ý với Naoko và tôi rằng hai chúng tôi nên dành độmột tiếng đi bộloanh quanh khu vực đó. "Tôi muốn nghe đài thêm một lúc và ở đây với cô ấy. Nếu các cậu quay lại đây lúc ba giờ thì ôkê." "Hai đứa chúng tôi đi một mình với nhau lâu thếcó được không?" "A, thực sựthì nội quy không cho phép đâu, nhưng thôi mặc kệnó. Tôi đâu có phải là bảo mẫu. Mà tôi cũng phải giải lao chứ. Còn cậu thì đi suốt từTokyo đến đây, chắc chắn phải có hàng tấn chuyện đểnói". Reiko vừa nói vừa châm một điếu thuốc nữa. "Mình đi thôi," Naoko đứng lên. Tôi đi theo nàng. Con chó nhổm dậy đi theo chúng tôi một lúc, nhưng rồi nó cũng chán và quay lại chỗcủa mình dưới hiên nhà. Chúng tôi đi xuống một con đường bằng chạy theo hàng rào. Naoko thỉnh thoảng lại nắm lấy bàn tay tôi hoặc khoác chặt lấy cánh tay tôi. "Thếnày cũng gần nhưngày xưa, phải không nào". nàng nói. "Không phải ngày xưa," tôi cười. "Vừa mới mùa xuân năm nay mà! Nếu đó là ngày xưa thì mười năm trước đã là cổsửrồi." "Thếmà có cảm giác nhưnó là cổsửthật," Naoko nói. "Nhưng thôi, xin lỗi vềchuyện đêm qua nhé. Mình không biết, mình cứnhưmột búi dây thần kinh vậy. Nhẽra mình không nên làm thếsau khi cậu đã đi suốt từTokyo đến đây." "Không sao," tôi nói. "Cảhai chúng ta đều có hàng mớtình cảm cần phải được bộc lộ. Cho nên nếu cậu muốn cầm cái mớtình cảm ấy mà quật ai đó, thì quật mình đây này. Sau đó bọn mình mới có thể hiểu nhau hơn." "Thếnếu cậu đã hiểu mình hơn rồi thì sao nữa?" "Cậu vẫn chưa nghe thủng chuyện phải không? tôi nói. "Đây không phải là ván đề"rồi thì sao nữa". Có người chỉthấy hưng phấn khi đọc những bảng giờtàu và suốt ngày chỉlàm độc một chuyện đó. Có người lại làm những mô hình tàu thuỷto tướng chỉbằng toàn những que diêm. Thếthì có gì là không được nếu tựnhiên có một thằng cha trên thếgiới này chỉthích hiểu được cậu?" "Kiều nhưmột trò ham thích phải không?" nàng nói, có vẻthú vị. "Ờ, có lẽcậu gọi nó nhưvậy cũng được. Phần lớn người bình thường sẽgọi nó là tình bạn hoặc tình yêu hoặc gì gì đó, nhưng nếu cậu muốn gọi nó là một ham thích thì cũng chẳng sao." "Cậu nói xem," Naoko nói, "cậu đã thích Kizuki, đúng không?" "Tất nhiên rồi," tôi nói. "ThếReiko thì sao?" "Mình thích chị ấy lắm," tôi nói. "Chị ấy thực tốt." "Hà cớgì mà cậu lúc nào cũng thích những người nhưthế- những người nhưchúng mình ấy mà? Bọn mình đều là loại kì dịméo mó và đang chết đuối cả- mình với Kizuki và Reiko. Sao cậu không thích những người bình thường hơn?" "Bởi vì mình không nhìn các cậu nhưvậy," tôi nói sau khi đã suy nghĩmột lúc. "Mình không thấy cậu hoặc Kizuki hoặc Reiko là méo mó tí gì. Bọn mà mình cho là méo mó thì đang chạy lông nhông cả ởngoài kia kìa." "Nhưng bọn mình méo mó thật," Naoko nói. "Mình có thểthấy điều đó." Chúng tôi im lặng bước tiếp. Con đường rời khỏi hàng rào và dẫn đến một bãi cỏhình tròn có cây mọc xung quanh nhưmột cái hồ. "Đôi khi mình tỉnh giấc giữa đêm khuya và thấy rất sợ" Naoko lên tiếng, nép chặt vào cánh tay tôi. "Mình sợsẽkhông bao giờbình phục. Mình sẽméo mó thếnày mãi và già đi rồi tàn tạ ở nơi này. Mình thấy lạnh nhưthểtrong người mình đóng thành băng hết. Thật kinh khủng… thật lạnh lẽo…" Tôi quàng tay kéo nàng vào sát mình. "Mình cảm thấy nhưKizuki đang từtrong bóng tối với ra mình, gọi mình, "Này Naoko, chúng ta không thểxa nhau được". Khi mình nghe anh ấy nói thế, mình không biết phải làm gì nữa." "Vậy cậu làm gì lúc ấy?" "Này… đừng hiểu nhầm chuyện này đấy, nhất là bây giờ." "Ôkê, mình không hiểu nhầm đâu." "Mình bảo Reiko ôm mình. Mình đánh thức chị ấy và bò lên giường chị ấy để được chị ấy ôm thật chặt. Và mình khóc. Và chị ấy vuốt ve mình cho đến khi băng giá tan đi và mình lại ấm lại. Cậu nghĩthếlà bệnh chứcòn gì nữa?" "Không phải. Nhưng ước gì mình có thểlà người ôm cậu," tôi nói. "Vậy thì ôm mình đi. Bây giờ. Ngay ở đây này." Chúng tôi ngồi xuống thảm cỏkhô ráo của cánh đồng và quàng tay ôm lấy nhau. Cỏmọc cao xung quanh, và chúng tôi chẳng nhìn thấy gì ngoài bầu trời và mây ởtrên đâu. Tôi nhẹ nhàng đặt Naoko nằm xuống và ôm nàng trong tay. Nàng ấm áp, mềm mại, và hai tay nàng siết chặt quanh tôi. Chúng tôi hôn nhau với một xúc cảm thực sự. "Nói cho mình biết đi, Toru," Naoko thì thầm vào tai tôi. "Nói cái gì cơ?" tôi hỏi. "Cậu có muốn ngủvới mình không?" "Tất nhiên là có rồi," tôi nói. "Cậu có đợi được không?" "Tất nhiên là được." "Trước khi bọn mình làm lại chuyện ấy, mình muốn khá hơn một chút đã. Mình muốn làm cho mình thành một người xứng đáng hơn với trò ham thích kia của cậu. Cậu sẽ đợi mình làm được điều đó chứ?" "Tất nhiên là mình sẽ đợi." "Bây giờcậu có cứng không đấy?" "Cậu hỏi vềhai gót chân mình ư?" "Ngốc ạ," Naoko khúc khích. "Còn nếu cậu hỏi mình có đang cương cứng không, thì tất nhiên là mình đang thế đấy." "Cậu làm ơn đừng nói "tất nhiên" nhưthếcó được không?" "Ôkê, mình sẽthôi ngay." "Có khó không?" "Cái gì cơ?" "Cứng hết lên nhưthế ấy mà." "Khó không ư?" "Nghĩa là, cậu có thấy khổsởkhó chịu không?" "A, còn tuỳcách nhìn nhận của cậu." "Muốn mình giúp cậu thoát nó không?" "Bằng tay cậu ư?" "Nói thật nhé," Naoko nói, "Nó đã đâm vào mình suốt từlúc chúng mình nằm xuống. Đau đấy." Tôi dịch hông ra. "Khá hơn chưa?" "Cám ơn." "Cậu biết không? tôi nói. "Gì cơ?" "Ước gì cậu giúp mình chuyện ấy." "Ôkê," nàng nói với một nụcười rất tửtế. Rồi nàng kéo khoá quần tôi xuống và cầm lên tay cái đang cương cứng hết sức của tôi. "Nó ấm quá," nàng nói. Bàn tay nàng bắt đầu dịch chuyển, nhưng tôi ngăn nàng lại, cởi khuy áo nàng, với ra sau tháo nịt vú nàng. Tôi hôn lên hai núm vú hồng hồng êm dịu của nàng. Nàng nhắm mắt lại và bắt đầu đưa tay chầm chậm. "Này, cậu khá thật đấy," tôi nói. "Ngoan đã nào, và im cái miệng đi nhé," Naoko nói. Sau khi ra, tôi vẫn giữnàng trong tay và lại hôn nàng nữa. Naoko cài lại xu-chiêng và áo cánh. Tôi kéo lại khoá quần. "Nhưthếcó làm cho cậu đi lại dễhơn không?" nàng hỏi. "Tất cảlà nhờcó cậu đấy." "Vậy thì, thưa Ngài, chúng ta sẽ đi thêm một chút nữa nhé!" "Nhất định rồi." Chúng tôi đi ngang qua đồng cỏ, qua một rặng cây, rồi lại qua một đồng cỏnữa. Naoko nói vềngười chị đã khuất của nàng, phân trần rằng mặc dù nàng chẳng khi nào nói chuyện ấy với ai, nhưng lại cảm thấy nhất định phải nói với tôi. "Chị ấy hơn mình sáu tuổi, và tính cách hai chịem thì hoàn toàn khác nhau, nhưng chúng mình lại rất thân nhau. Chúng mình không bao giờcãi nhau, không một lần nào. Thật đấy! Nhưng lẽnhiên là vì tuổi chúng mình khác nhau nhiều nên hai chịem cũng chẳng có gì mấy đểmà cãi nhau." Chịnàng là một trong những cô gái thành công trong mọi chuyện: một siêu học sinh, siêu vận động viên, danh nổi nhưcồn, một nhân vật thủlãnh, nhân hậu, thẳng thắn, bọn con trai thích cô, thầy cô giáo cũng thích cô, tường phòng cô treo kín đủloại giấy khen và chứng chỉ. Trường nào cũng có một đứa con gái nhưthế. "Mình nói điều này không phải vì đó là chịmình đâu, nhưng chị ấy không bao giờ đểcho những thứ đó làm hưmình hoặc chí ít cũng nhiễm thói kênh kiệu hoặc huênh hoang. Nó tựnhiên nhưthếthôi, bất kểgiao cho chị ấy việc gì, chị ấy cũng sẽlàm tốt hơn hẳn người khác." "Thếlà từhồi còn nhỏmình đã nhất định sẽchỉlàm một con bé dịu dàng mà thôi." Naoko hua hua một ngọn cỏmận trong khi nói. "Nghĩa là, cậu thấy đấy, mình lớn lên và suốt ngày chỉnghe chuyện chị ấy học giỏi thếnào, thểthao xuất sắc thếnào và được ai cũng yêu mến ra sao. Lẽtựnhiên là mình cho rằng mình sẽkhông có cách gì đểcạnh tranh được với chị ấy. Nhưng ít nhất thì cái mặt mình lại hơi xinh hơn chị ấy một tí, và mình đoán rằng bốmẹ mình đã nhất định sẽnuôi dưỡng mình thành kiểu búp bê nhưthế. Ngay từ đầu họ đã cho mình vào kiểu trường nhưthế. Họ đắp vào mình nào váy nhung the, nào áo viền đăng-ten, nào giày da thửa, và bắt mình học cảdương cầm lẫn múa ba-lê. Chuyện đó chỉcàng làm cho chịmình mê mẩn mình hơn - cậu còn lạgì: mình là đứa em gái xinh xắn của chị ấy. Chị ấy cho mình những món quà xinh xắn, lôi mình đi khắp nơi, và giúp mình làm bài tập ởnhà. Đi chơi với bồchị ấy cũng đem mình theo. Chị ấy là bà chịlớn hay nhất trên đời này. "Không ai biết tại sao chị ấy tựvẫn. Cũng nhưKizuki vậy. Hệt nhưthế. Chị ấy cũng mười bảy tuổi, và cũng không đểlộtí gì là sẽtựtử. Chị ấy cũng chẳng đểlại chứnào. Thật không khác tí gì, cậu có thấy không?" "Nghe nhưvậy thật." "Ai cũng nói chị ấy quá thông minh và đọc quá nhiều sách. Mà chị ấy đọc nhiều thật. Chị ấy có hàng tấn sách. Sau khi chị ấy chết, mình có đọc một ít sách của chị ấy, và thấy buồn lắm. Nhưng cuốn sách ấy dầy nhưng lời phê của chị ấy viết ởlề, rồi có hoa ép và thưcủa bồ kẹp ởtrong, và mỗi lần gặp phải nhưng cái đó là mình lại khóc. Mình khóc nhiều lắm." Naoko im lặng vài giây, lại hua hua ngọn cỏtrong tay. "Chị ấy là loại người tựmình làm mọi việc. Không bao giờhỏi ý kiến hoặc nhờai giúp đỡ. Không phải là vì kiêu hãnh đâu, mình nghĩthế. Có vẻchị ấy chỉlàm theo bản tính tựnhiên. Bốmẹmình đã quen với chuyện đó nên nghĩrằng cứ đểmặc chị ấy nhưthếlà tốt cho chị ấy. Mình thường đến hỏi ý kiến chị ấy và chị ấy luôn sẵn sàng khuyên nhủmình, nhưng chị ấy không bao giờtìm hỏi ý kiến ai hết. Chị ấy làm những gì cần phải làm, tựlực cánh sinh. Không bao giờchị ấy nổi giận hoặc thất thường. Đúng nhưthế, mình nói thật đấy mình không cường điệu đâu. Hầu hết con gái, khi thấy kinh hoặc gì đó, thường hay cáu bẳn và sẵn sàng cà khịa với người khác nhưng chị ấy thì không thếbao giờ. Đáng nhẽcáu bẳn thì chị ấy trầm hẳn lại. Thường cứ độhai hoặc ba tháng một lần, chị ấy bỗng ởlì trong phòng và nằm suốt ngày, không đi học, hầu nhưkhông ăn gì, tắt hết đèn, và không làm gì cả. Nhưng chị ấy vẫn không cáu bẳn. Khi mình đi học về, chị ấy gọi mình vào ngồi cạnh và hỏi chuyện ngày hôm đó của mình. Mình kểcho chị ấy những thứlinh tinh như đã chơi những trò gì với bạn hoặc thầy cô giáo đã nói những gì ngày hôm đó, hoặc kết qua kiểm tra của mình, đại loại thế. Chị ấy chăm chú nghe, bình phẩm và khuyên nhủ, nhưng khi mình vừa đi khỏi đểra chơi với bạn hoặc đi học múa chẳng hạn - chị ấy sẽlại nằm dài bất động trở lại. Sau hai ngày, chị ấy sẽlập tức chấm dứt tình trạng đó và lại đi học nhưthường. Hiện tượng ấy kéo dài, mình không biết nữa, nhưng có thểlà trong bốn năm liền. Lúc đầu bốmẹ mình còn lo lắng và mình nghĩlà họcó tìm bác sĩ đểhoi, nhưng, cậu thấy đấy, chị ấy sẽ hoàn toàn bình thường chỉsau hai ngày, nên họcho rằng có lẽnó sẽtựnó hết và tốt nhất là đừng quấy rầy chị ấy một đứa con gái đáng tin cậy và xuất sắc nhưvậy. "Nhưng sau khi chị ấy chết, mình nghe bốmẹmình nói vềmột người em trai của bốmình, đã chết từlâu rồi. Ông ấy cũng rất xuất sắc, nhưng ông ấy đã ởtịt hẳn trong nhà trong suốt bốn năm liền, từnăm mười bảy đến năm hai mốt tuổi. Rồi đùng một cái ông ấy ra khỏi nhà và nhảy thẳng vào một đoàn tàu hoả. Bốmình bảo "Có thểlà huyết thống rồi, ở bên họnhà tôi." Trong lúc Naoko đang nói, những ngón tay nàng cứvẫn vềnhững tua hoa ở đầu ngọn cỏ mận, làm chúng rơi lảtảvà bay theo gió. Lúc chỉcòn có cái lõi cỏ, nàng quấn nó quanh các ngón tay. "Mình là người tìm thấy chịmình đã chết," nàng nói tiếp. "Vào mùa thu, lúc mình đang năm thứnhất trung học. Tháng Mười một. Một ngày mưa âm u. Chịmình lúc ấy đang ở lớp cuối trung học rồi. Mình đi học đàn về đến nhà lúc sáu rưỡi, mẹmình đang làm cơm tối. Mẹmình bảo đi gọi chịxuống ăn cơm. Mình lên gác, gõ cửa phòng chị ấy và gọi to "Chị xuống ăn cơm!", nhưng không thấy trảlời. Phòng chị ấy im lặng nhưtờ. Mình lấy làm lạ nên lại gõ nữa, rồi đẩy cánh cửa ra nhìn vào trong phòng. Mình tưởng chị ấy đang ngủ. Nhưng chị ấy không nằm trên giường. Chị ấy đang đứng bên cửa sổ, quay mặt ra ngoài, cổ ngoẹo sang một bên nhưthếnày này, nhưlà đang nghĩvậy. Phòng tối, đèn tắt hết cả, và chẳng nhìn rõ được gì. "Chị đang làm gì thế" mình nói với chị ấy. "Cơm dọn rồi chị ơi". Đúng lúc ấy mình mới đểý thấy chị ấy trông cao hơn bình thường. Có chuyện gì thếnày? Mình tựhỏi, thật lạquá! Chị ấy đi giày cao gót chăng? Hay chị ấy đang đứng lên cái gì? Mình đến gần và vừa định lên tiếng thì chợt nhìn ra nó: có một sợi dây ởphía trên đầu chị ấy. Nó chạy thẳng từmột thanh xà trên trần nhà xuống - nghĩa là, nó thẳng một cách kinh hoàng, nhưcó ai dùng thước vạch một nét vào không trung vậy. Chịmình mặc áo cánh trắng - ừ, một cái áo trắng giản dịnhưcái này này - và một cái váy xám, và nhưng ngón chân chị ấy chĩa thẳng xuống sàn nhưchân người múa ba-lê, chỉkhác là còn cách sàn khoảng mươi mười lăm phân nữa. Mình nhập tâm tất cảmọi chi tiết. Cảgương mặt chị ấy nữa. Mình nhìn mặt chị ấy. Không thể đừng được. Mình nghĩta phải đi ngay xuống nhà và bảo cho mẹbiết. Ta phải kêu lên. Nhưng thân xác mình không nghe. Nó hành động theo ý riêng của nó, tách biệt hẳn với tâm trí tỉnh thức của mình. Nó đang định tháo sợi dây hạ chị ấy xuống thì tâm trí mình bảo mình phải chạy ngay xuống nhà. Tất nhiên là không có cách gì đểmột đứa bé gái nhưthếcó đủsức mạnh làm việc ấy, và thếlà mình cứ đứng đó, mê man, trong khoảng năm hoặc sáu phút gì đó, một khoảng trống hoàn toàn, giống như một cái gì bên trong cái nơi tăm tối lạnh lẽo ấy, cho tới lúc mẹmình lên xem có chuyện gì." Naoko lắc đầu. "Ba ngày liền sau đó, mình không thểnói được. Chỉnằm trên giường nhưchết rồi, mởto mắt nhìn vào không trung. Mình không biết chuyện gì đang xảy ra nữa." Naoko nép vào tay tôi. "Mình đã viết trong thư, đúng không nào? Con người mình hỏng hóc nhiều hơn cậu tưởng. Bệnh mình tệhơn cậu tưởng rất nhiều. Gốc rễnó sâu lắm. Và chính thếmà mình muốn cậu cứsống trước mình đi nếu có thể được. Đừng đợi mình. Nếu thích cậu cứviệc ngủvới các cô gái khác đi. Đừng đểnhững ý nghĩvềmình ghìm chân cậu. Nếu không, có thểmình sẽlôi cảcậu đi với mình mất, và mình không muốn thếchút nào. Mình không muốn xen vào cuộc đời của cậu. Không muốn can thiệp vào đời người nào hết. Nhưmình đã nói, mình muốn thỉnh thoảng cậu đến thăm mình, và luôn nhớ đến mình. Tất cảchỉcó thế." "Nhưng đó lại không phải là tất cảnhững gì mình muốn," tôi nói. "Cậu đang phí phạm cuộc đời vì cứdính đến mình nhưthếnày." "Mình chẳng phí phạm gì hết." "Nhưng có thểmình sẽkhông bao giờbình phục. Cậu sẽ đợi mình mãi ư? Cậu có đợi được mười năm, hai mươi năm không?" "Cậu đang đểcho quá nhiều thứlàm cho cậu sợhãi," tôi nói. "Bóng tối, ác mộng, quyền lực của cái chết. Cậu phải quên chúng đi. Mình tin chắc là cậu sẽkhỏe hẳn nếu cậu quên được chúng." "Nếu mình quên được," Naoko nói và lắc đầu. "Nếu cậu có thểra khỏi đây, cậu sẽsống với mình chứ?" tôi hỏi. "Lúc ấy mình sẽbảo vệcậu khỏi bóng tối và những cơn ác mộng. Lúc ấy cậu sẽcó mình chứkhông phải Reiko mỗi khi cần có người ôm ấp những lúc khó khăn." Naoko nép chặt hơn vào tôi. "Được vậy. thì tuyệt vời quá?" nàng nói. Chúng tôi về đến tiệm cà-phê trước ba giờmột tí. Reiko đang đọc một cuốn sách và nghe bản Công-xéc-tô số2 viết cho đàn dương cầm của Brahm phát trên đài. Có cái gì đó rất tuyệt khi nghe nhạc Brahm bên rìa một cánh đồng cỏmênh mông không một bóng người. Reiko đang huýt sáo theo một đoạn viô-lông-xen độc tấu mở đầu chương ba. "Backhaus và Bohm," chịnói. "Đã có thời tôi nghe đến nát cái đĩa này, lâu lắm rồi. Nói thật đấy. Cái đĩa mòn hẳn đi vì tôi nghe đi nghe lại đến từng nốt. Hút hết âm nhạc ra khỏi nó!" Naoko và tôi gọi cà-phê. "Nói chuyện được nhiều chứ?" Reiko hỏi. "Hàng tấn," Naoko nói. "Kểcho tôi vềcái của anh chàng này nhé, hiểu chưa, sau này ấy mà." "Bọn em chẳng làm gì cả," Naoko nói, mặt đỏdừ. "Thật à?" Reiko hỏi tôi. "Không làm gì à?" "Không có gì hết," tôi nói. "Chaa…án chuyện!" Chịnói với vẻmặt chán ngán. "Đúng thật," tôi nói, nhấm nháp cà-phê. 9. Cảnh tượng nhà ăn vẫn hệt nhưhôm trước: cũng không khí ấy, những giọng nói ấy, những bộmặt ấy. Chỉcó mỗi thực đơn là khác. Ông hói mặc quần áo trắng hôm trước đã nói về dịch vịtrong trạng thái mất trọng lượng sang ngồi với chúng tôi và nói rất lâu vềmối liên hệgiữa kích thước não bộvà trí thông minh. Trong khi ăn món bánh đậu tương, chúng tôi nghe đủhết vềkhối lượng óc của Bismarck và Napoleon. Ông ta đẩy đĩa thức ăn sang một bên rồi dùng bút bi và giấy vởphác hoạcác bộnão. Cứbắt đầu vẽông ta lại tuyên bố "Không, vẫn không phải thếnày!" rồi lại bỏ đi vẽlại cái khác. Cứthếrất nhiều lần. Khi đã vẽxong, ông cẩn thận cho chỗgiấy vởcòn lại vào túi dưới của chiếc áo khoác, đút cái bút vào túi ngực, nơi ông đểtất cảlà ba cái bút mực, một mớbút chì và một cái thước kẻ. Xong bữa, ông nhắc lại điều đã nói với tôi hôm trước, "Mùa đông ở đây mới thật là hay. Nhất định cậu phải quay lại đây vào mùa đông đấy?" rồi ra khỏi nhà ăn. "Ông ấy là bác sĩhay bệnh nhân?" Tôi hỏi Reiko. "Cậu thử đoán xem?" "Tôi không thểbiết được. Nhưng gì thì gì, ông ta có vẻchẳng bình thường tí nào." "Ông ấy là bác sĩ," Naoko nói. "Bác sĩMiyata." "Đúng thế," Reiko nói, "nhưng tôi dám cuộc ông ta là người điên nhất ở đây. Ông Omura, người thường trực ấy cũng điên chẳng kém," Naoko nói. "Đúng thế," Reiko nói, vừa gạt đầu vừa chọc chọc dĩa vào mấy miếng súp-lơxanh của mình. "Ông ta tập những bài thểdục buổi sáng rất hoang dại, gào thét nhưng thứvô nghĩa đến rách phổi. Và Naoko này, trước khi em đến đây, đã có cô Kinoshita làm trong văn phòng định tựtử. Còn năm ngoái thì họphải thải một anh hộlý tên là Tokushima vì mắc tật nghiện rượu khủng khiếp." "Nghe nhưbệnh nhân và cán bộnên đổi chỗcho nhau," tôi nói. "Đúng thế," Reiko nói, hua hua cái dĩa lên không khí. "Cuối cùng thì cậu cũng bắt đầu thấy mọi thứ ở đây vận hành nhưthếnào." "Có lẽvậy." "Cái làm cho chúng tôi bình thường nhất," Reiko nói, "Là biết rằng mình không bình thường." Trởlại phòng, Naoko với tôi chơi bài còn Reiko tập chơi Bach bằng ghi-ta. "Mai cậu đi lúc mấy giờ?" Reiko hỏi tôi lúc chịngừng tập và châm thuốc hút. "Ngay sau khi ăn sáng," tôi nói. "Xe buýt đến lúc chín giờ. Đi chuyến ấy mới kịp về đi làm tối mai." "Chán nhỉ. Cậu ởlại thêm được thì hay quá." "Nếu ởlâu thì có lẽtôi sẽsống luôn ở đây mất," tôi cười. "Có thểlắm," Reiko nói. Rồi quay sang Naoko, chịbảo "Mà này, tôi phải đi lấy ít nho ở chỗOka. Quên bẵng mất chuyện ấy!" "Chịmuốn em đi cùng không? Naoko hỏi. "Thếchịmuốn mượn em chàng trai trẻWatanabe này thì sao nào?" "Tốt thôi," Naoko nói. "Tốt. Hai chúng mình lại làm một chuyến đi đêm nữa nào," Reiko nói, cầm lấy tay tôi. "Hôm qua mình đã gần đến đích rồi. Đêm nay mình sẽ đến tận nơi." "Tốt thôi," Naoko khúc khích. "Hai người muốn làm gì thì làm." Không khí ban đêm mát lạnh. Reiko mặc một áo len cài khuy màu xanh nhạt ra ngoài sơ- mi, hai tay đút túi quần bò. Ngẩng nhìn trời, chịhít hít ngửi ngửi nhưchó đánh hơi. "Có mùi sắp mưa," chịnói. Tôi cũng cốngửi nhưng chẳng thấy gì hết. Nhưng đúng là trời đang rất nhiều mây, che lấp cảtrăng. "Ở đây lâu cậu cũng có thểngửi không khí để đoán thời tiết được," Reiko nói. Chúng tôi vào khu nhà cán bộ ởtrong rừng. Reiko bảo tôi chờmột phút, rồi bước đến cửa trước một căn nhà và bấm chuông. Một người đàn bà ra mởcửa - rõ ràng là bà chủnhà - rồi đứng đó nắc nẻchuyện trò với Reiko. Sau đó bà ta quay vào nhà rồi mang ra một túi nilông bự. Reiko cám ơn, chúc bà chủngủngon rồi quay lại chỗtôi đang đợi. "Xem này," chịnói, mởcái túi. Bên trong là một chùm nho khổng lồ. "Cậu thích ăn nho không?" "Rất thích." Chịngắt hẳn một túm đưa cho tôi. Ăn luôn đi không sao đâu. Rửa sạch cảrồi." Chúng tôi vừa đi vừa ăn nho, nhỏhạt và vỏxuống đất. Nho rất tươi ngon. "Thỉnh thoảng tôi dạy đàn cho con trai họ, và họcứbiếu xén thế. Rượu vang bọn mình uống cũng là của họcho đấy. Đôi khi tôi cũng nhờhọmua hộthứnày thứkia ởtrong phố." "Tôi muốn được nghe nốt câu chuyện chị đang kểhôm qua," tôi nói. "Được thôi," Reiko nói. "Nhưng nếu mình cứvềmuộn thếnày thì Naoko sẽnghi ngờmất." "Tôi sẵn sàng chịu cái rủi ro ấy." "Thếthì ôkê. Nhưng tôi muốn vào chỗnào có mái che. Đêm nay hơi lạnh." Khi đến gần sân bóng quần thì chịrẽsang trái. Chúng tôi xuống một đường cầu thang hẹp và ra tới một chỗcó một dãy nhà kho trông nhưmột dãy phố. Reiko mởcửa cái nhà kho gần nhất, bước vào và bật đèn. "Vào đi" chịbảo. "Cũng chẳng có gì mà xem đâu." Nhà kho dựng đầy nhưng ván trượt tuyết, giày ủng và gậy theo hàng lối rất trật tự, dưới sàn thấy xếp đống những dụng cụcào tuyết và những bao muối mỏ. "Tôi vẫn thường ra đây tập ghi-ta mỗi khi muốn được một mình. Ấm cũng ra trò, phải không nào?" Reiko ngồi lên mấy bao muối và mời tôi ngồi cạnh. Tôi làm theo lời chị. "Chỗnày không thoáng lắm đâu, nhưng tôi hút thuốc được chứ." "Chịcứhút đi," tôi nói. "Đây là một thói quen có vẻkhông bỏ được," chịnhăn mặt nói, nhưng lại châm thuốc với một vẻsung sướng rõ rệt. Không có mấy ai thưởng thức thuốc lá đến mức ấy. Tôi ăn nho, cẩn thận bóc từng quảmột và ném cảvỏlẫn hột vào một cái thùng tôn dùng để đựng rác. "Nào, đêm qua tôi kể được đến đâu rồi ấy nhỉ?" Reiko hỏi. "Một đêm tối trời và giông bão, chị đang trèo lên một vách núi dựng đứng đểlấy tổchim." "Cậu hay thật, cái lối cậu đùa bỡn nhưthếmà mặt cứtỉnh khô," Reiko nói. "Xem nào, hình nhưtôi đã kể đến đoạn dạy đàn cho con bé kia vào mỗi sáng thứBảy." "Đúng rồi." "Giảdụcậu có thểchia thiên hạra làm hai loại – những người có khảnăng giảng dạy và những người không có khảnăng ấy - thì tôi thuộc lại có khảnăng giảng dạy," Reiko nói. "Hồi trẻtôi không hềnghĩnhưvậy, và có lẽcũng không muốn nghĩvềmình nhưthế, nhưng đến một tuổi nhất định và đã hiểu được mình đôi chút, tôi nhận ra rằng quả đúng là nhưthế: tôi giỏi dạy người khác. Rất giỏi." "Chắc chắn là nhưvậy rồi." "Tôi nhiều kiên nhẫn với người hơn là với mình, và có thểphát huy cái hay của người giỏi hơn là phát huy cái hay của mình. Tôi là loại người nhưvậy đấy. Tôi là cái chất nham nhám bôi ởcạnh bao diêm ấy. Nhưng chuyện ấy không sao đối với tôi. Tôi không phiền gì hết. Một bao diêm hạng nhất còn hơn một que diêm hạng nhì. Có thểnói là tôi đã hiểu rõ điều này sau khi bắt đầu dạy con bé kia. Tôi đã từng dạy một vài người hồi còn trẻ, chỉlà tay trái thôi, và không hềnhận thấy điều đó ởmình. Chỉ đến khi đã bắt đầu dạy nó thì tôi mới bắt đầu nghĩvềmình nhưvậy. Này - tôi giỏi dạy người đấy nhé. Những giờhọc của nó qua đi hay nhưvậy đấy. "Nhưhôm qua tôi đã nói, con bé không có gì đặc biệt trong kỹthuật, và nó cũng không thể trởthành nhạc công chuyên nghiệp, nên tôi rất thoải mái. Hơn nữa, nó học ởmột trường nữsinh mà chỉcần được điểm trung bình thôi cũng sẽtự động được lên đại học, có nghĩa là nó không cần gì phải học hành vất vả, mà mẹnó cũng coi việc nó học đàn chỉlà nhẹnhàng thôi. Cho nên tôi không ép nó làm gì hết. Lần đầu gặp nó tôi đã biết rằng nó là đứa không ai có thểép làm một việc gì, rằng nó là loại trẻsẽvâng dạngoan ngoãn nhưng sẽkhông bao giờchịu làm cái gì nó không thích. Việc đầu tiên tôi làm là bảo nó chơi một bài hoàn toàn theo ý nó - một trăm phần trăm theo cách chơi của nó. Sau đó tôi sẽ đánh lại bài đàn ấy theo nhiều kiểu, và hai thầy trò sẽbàn thảo xem cách chơi nào là hay nhất hoặc là nó thích nhất. Sau đó tôi bảo nó chơi lại, và nó sẽchơi cái bài đó hay gấp mười lần so với lần đầu. Nó sẽtựthấy cái gì là hiệu quảnhất và áp dụng vào lối chơi của mình." Reiko ngừng một lúc, quan sát đầu thuốc lá đang lập lòe. Tôi vẫn tiếp tục im lặng ăn nho. "Tôi biết nhạc cảm của tôi khá tốt, nhưng con bé còn hơn cảtôi. Tôi thường nghĩthật phí của, giá nhưnó vỡlòng với một thầy giỏi và được huấn luyện đúng thì nó sẽtiến xa đến đâu! Nhưng tôi đã nhầm. Nó không phải loại trẻchịu học hành tửtế. Có loại người như vậy. Họ được trời phú cho một cái tài kì diệu, nhưng không thểgắng sức hệthống hoá nó. Họchỉbiết phí phạm nó từng tí một. Mà cảtôi nữa cũng có phần nhưvậy. Mà người khác thì nhiều lắm. Đầu tiên thì ta nghĩhọthật là kì diệu. Họcó thểnhìn một bản nhạc cực khó và lập tức chơi rất hay từ đầu đến cuối được ngay. Ta thấy họnhưvậy và ta phát hoảng. Ta tựnhủ"có hàng triệu năm nữa mình cũng không làm được thế". Nhưng chỉ đến thế thôi. Họkhông thểtiến xa hơn nữa. Tại sao ư? Vì họkhông chịu bỏcông sức. Họkhông có kỷluật luyện tập. Họ được nuông quá hoá hưmất rồi. Cái tài của họ đủ đểcó thểchơi cái gì cũng hay mà không phải luyện tập gì và ngay từbé họ đã được nghe mọi người khen ngợi hết lời, cho nên họcho luyện tập chuyên cần là ngu xuẩn. Họsẽchọn một bài mà bọn trẻkhác phải khổluyện trong ba tuần mới chơi được và chau chuốt chúng chỉtrong nửa thời gian ấy, và thầy giáo cho rằng họ đã học xong bài đó và giao luôn bài khác cho họ. Và họcũng chỉmất nửa thời gian bình thường cho bài mới ấy, và lại sang bài mới khác. Họ không bao giờhiểu ý nghĩa của việc bịthầy mắng mỏvà đòi hỏi, họbịmất cái yếu tốquan trọng nhất cần cho việc xây dựng tính cách. Đó là một bi kịch. Chính tôi cũng có những khuynh hướng ấy, nhưng may mắn là tôi đã có một ông thầy rất nghiêm khắc nên mới kiềm chế được chúng. "Nhưng phải nói là dạy con bé đó rất vui. Giống nhưphóng một chiếc xe thểthao phân khối lớn trên xa lộmột chiếc xe phản ứng rất nhậy vớí từng động tác nhẹcủa mình, đôi khi còn quá nhậy nữa. Cái thuật dạy loại trẻcon ấy là đừng khen chúng nhiều quá. Chúng đã nhờn với khen ngợi rồi. Phải khen có liều lượng thôi, và làm cho khéo. Và đừng có ép chúng việc gì hết. Phải đểchúng tựlựa chọn. Và không đểchúng đi quá nhanh, phải bắt chúng dừng lại và suy nghĩ. Chỉcó vậy. Nếu làm được thế, ta sẽcó kết quảtốt." Reiko thả điếu thuốc xuống sàn nhà rồi đi nát nó dưới chân. Rồi chịhít vào một hơi dài như đểlấy lại bình tĩnh. "Sau mỗi buổi học, chúng tôi uống trà và tán chuyện. Đôi khi tôi cho con bé nghe các phong cách nhạc Jazz trên đàn dương cầm - ví dụthếnày là Bud Powell, hoặc thếnày là Thelonious Monk. Nhưng hầu hết là nó nói chuyện. Mà nó nói hay thật! Thu hút người nghe ngay lập tức. Nhưhôm qua tôi đã bảo cậu, tôi nghĩphần lớn những chuyện nó nói đều là bịa tạc cả, nhưng mà rất hay. Con bé có mắt quan sát sắc sảo, sửdụng ngôn từchính xác, miệng lưới sắc nhọn và khôi hài. Nó có thểkhuấy động nhưng tình cảm của mình. Đúng thế, thật đấy, đó là cái giỏi của nó - khuấy động tình cảm của người khác, làm cho ta cảm động. Và con bé biết mình có cái sức mạnh ấy, và sửdụng nó hết sức khéo léo và hữu hiệu. Nó có thểsai khiến tình cảm cậu theo ý nó - làm cho cậu tức giận, buồn rầu, thương cảm, thất vọng hoặc hạnh phúc. Mà nó làm chuyện đó chỉcốt đểthưcái sức dẫn dụkia của nó mà thôi, chẳng vì lí do nào khác. Tất nhiên là mãi sau này tôi mới biết thế. Còn lúc bấy giờtôi không hềbiết nó đang định làm gì mình hết." Reiko lắc đầu rồi ăn mấy quảnho. "Đó là một chứng bệnh," chịnói. "Con bé bệnh. Nó giống một quảtáo thối làm hỏng các quảtáo khác. Và không ai có thểchưa cho nó. Nó sẽmang chứng bệnh ấy cho đến ngày nó chết. Theo nghĩa đó thì nó là một sinh linh nhỏbé đáng buồn. Đến tôi cũng sẽthương hại nó, nếu như đã không bịlà nạn nhân của nó. Tôi vẫn muốn thấy nó là nạn nhân." Reiko ăn thêm mấy quảnho nữa. Chịcó vẻ đang nghĩxem nên kểtiếp nhưthếnào. "Thế đấy, tôi đã vui vẻdạy nó trong sáu tháng liền. Đôi khi có những điều nó nói tôi thấy hơi ngạc nhiên hoặc là lạ. Hoặc là trong lúc nó nói tôi bỗng thấy hãi hùng khi chợt nhận ra cái phi lí trong mức độcăm ghét của nó đối với ai đó, hoặc bỗng thấy nó quá đôi thông minh, và tôi sẽtựhỏi không biết thật sựnó đang nghĩgì. Nhưng nói cho cùng thì ai chảcó thiếu sót, phải không nào? Và tôi đâu có chuyện gì mà phải thắc mắc vềnhân cách hoặc tính nết của nó. Tôi chỉlà cô giáo dạy dương cầm của nó. Tôi chỉcần đểý chuyện nó có chịu tập đàn hay không mà thôi. Thếnhưng bản chất của vấn đềlại là ởchỗtôi thích con bé. Tôi rất thích nó. "Mặc dù vậy, tôi vẫn cẩn thận không nói với nó bất kì chuyện gì quá riêng tư. Tôi có cái giác quan thứsáu nó mách bảo rằng đừng có làm nhưvậy. Con bé hỏi tôi hàng trăm chuyện - nó khao khát được biết thêm vềtôi, nhưng tôi chỉnói cho nó biết những chuyện vô hại nhất - nhưvài chuyện hồi nhỏ, rồi đi học ở đâu, đại khái thế. Nó nói muốn biết thêm về tôi, nhưng tôi bảo chẳng có gì đểnói: tôi có một cuộc sống buồn tẻ, một người chồng bình thường, một đứa con bình thường, và một tấn việc nhà. "Nhưng sao em lại thích cô đến thế," nó nói và nhìn thẳng vào mắt tôi với một vềda diết rất kì. Mỗi lần nó làm thế, tôi lại thấy rùng cảmình - một kiểu rùng mình dễchịu. Nhưng tôi vẫn không bao giờnói với nó nhiều hơn những điều cần thiết. "Thếrồi một ngày kia - một ngày tháng Năm, hình nhưthế- đang giữa giờhọc thì con bé kêu mệt. Tôi thấy nó tái mét và đầm đìa mồhôi, bèn hỏi nó có muốn vềnhà không, nhưng nó nói nếu được nằm một lúc thì sẽdễchịu ngay. Thếlà tôi mang nó - gần nhưlà bếnó - vào phòng ngủ. Cái sô-pha của chúng tôi quá nhỏ, chỉcó cái giường là nơi có thểcho con bé nằm được. Nó xin lỗi vì đã làm phiền, nhưng tôi bảo đừng có nghĩthế, và hỏi nó có muốn uống gì không. Nó nói không, nhưng muốn tôi ởgần nó, và tôi nói sẽvui lòng nhưvậy. "Vài phút sau, con bé xin tôi xoa lưng cho nó. Giọng nó thật sựmệt mỏi, và mồhôi nó ra nhưtắm. Vậy là tôi bắt đầu xoa sát cho con hé. Rồi nó xin lỗi và hỏi nếu tôi không phiền thì xin hay cởi giúp nó cái xu-chiêng đang vướng và làm nó đau. Thếlà, tôi không biết nữa, tôi làm theo lời nó. Con bé mặc một cái áo cánh bó sát người, và tôi phải cởi khuy cái áo đó và với ra sau đểgỡcái móc xu-chiêng. Với một con bé mười ba tuổi thì vú nó nhưthếlà rất to. Gấp đôi tôi. Và nó không mặc loại xu-chiêng của gái mới lớn, mà mặc kiểu người lớn hẳn hoi, một kiểu đắt tiền. Tất nhiên, lúc ấy tôi không mấy chú ý đến những cái đó, và nhưmột con ngốc, tôi cứtiếp tục xoa lưng cho nó. Con bé luôn mồm xin lỗi với một giọng rất đáng thương, nhưthểnó đang cảm thấy có lỗi thật, còn tôi thì cũng luôn mồm nói ôkê mà, ôkê mà." Reiko đập cho tàn thuốc rơi xuống sàn. Lúc này tôi đã ngừng ăn nho và chú ý hoàn toàn vào câu chuyện của chị. "Được một lúc thì con bé bắt đầu sụt sịt khóc. "Chuyện gì vậy," tôi hỏi. "Không có gì?" nó nói. Tôi bảo "Rõ ràng không phải là không có gì. Nói thật đi, em có chuyện gì vậy?". Thếlà nói nói "Thỉnh thoảng em lại bịthếnày. Em không biết phải làm gì. Em cô đơn và buồn lắm, em không thểnói chuyện với ai, cũng chẳng có ai đểý gì đến em. Đau đớn lắm cô ơi, và em lại bịthếnày. Em không ngủ được, cũng chẳng muốn ăn và đến học với cô là việc duy nhất em chờ đợi hàng tuần." Thếlà tôi bảo "Em có thểnói chuyện với cô. Kểcho cô nghe tại sao em lại đến nông nỗi này." Con bé nói mọi chuyện ởnhà nó đều chẳng ra sao. Nó không thể yêu được cha mẹnó và họcũng không yêu gì nó. Cha nó cặp kè với một người đàn bà khác và ít khi ởnhà, và chuyện đó làm mẹnó phát điên rồi đổhết lên đầu con gái. Bà ấy đánh nó hầu nhưhàng ngày, nó rất ghét phải vềnhà. Đến đó, con bé thực sựnhưthan khóc và mắt nó đẫm lệ, cái cặp mắt đẹp đẽ ấy của nó. Cánh tượng ấy đủlàm cho thánh thần cũng phải khóc theo. Thếlà tôi báo nó nếu vềnhà mà khủng khiếp thếthì nó có thể đến chỗtôi bất kì lúc nào. Nghe thấy thế, con bé choàng tay ôm lấy tôi và nói "Ôi, em xin lỗi, nhưng nếu không có cô thì em biết làm sao đây. Xin cô dừng quay lưng lại với em. Nếu cô làm thế, em sẽchẳng biết đi đâu nữa." "Thếrồi thì là, tôi cũng không biết nữa, tôi ôm đầu con bé vào lòng và vuốt ve nó, luôn miệng nói "Nào, nào…" còn nó thì ôm choàng lấy tôi và vuốt ve lưng tôi, và chẳng mấy chốc tôi bắt đầu thấy rất lạ, cảngười tôi dường nhưnóng hổi lên. Nghĩa là, một con bé đẹp nhưtranh vẽnhưthế, và tôi, đang ởtrên giường, và chúng tôi đang ôm nhau, và tay con bé đang vuốt ve lưng tôi với một nhục cảm nồng cháy mà thậm chí đến chồng tôi cũng không thểsánh được, và tôi cảm thấy mọi ốc vít trong người đều lỏng ra hết mỗi khi con bé chạm đến mình, và chưa kịp định thần thì nó đã cởi hết áo và xu-chiêng của tôi và đang vẻvuốt vú tôi. Và chỉ đến lúc ấy tôi mới vỡnhẽrằng con bé là một đứa đồng tính luyến ái từtrong máu thịt. Chuyện này đã xảy ra với tôi một lần rồi, ởtrung học, năm cuối cùng. Tôi bèn bảo nó ngừng tay lại. "Ôi xin cô làm ơn," nó nói, "Chỉmột chút nữa thôi ạ. Em cô đơn quá, cô đơn quá, xin cô hay tin em, em chỉcó một mình cô, ôi… xin cô làm ơn đừng cựtuyệt em" và nó cầm tay tôi đặt lên ngực nó, lên cặp nhũhoa tuyệt đẹp ấy, và mặc dù rõ ràng tôi là đàn bà, thếmà lúc tay tôi vừa chạm vào chỗda thịt ấy thì một cái gì đó nhưluồng điện bỗng chạy rần rật suốt qua tôi. Tôi không còn biết phải làm gì nữa, chỉluôn mồm kêu không không không không không, nhưmột con ngốc. Hình nhưtôi đã bịtê liệt, không thểcử động được. Hồi trung học tôi đã có thể đẩy cô gái kia ra, nhưng bây giờthì tôi không thểlàm gì được. Cơthểtôi không chịu nghe lệnh nữa. Con bé dùng tay trái giữbàn tay phải của tôi trên vú nó, còn nó thì hôn hít và liếm láp hai đầu vú tôi, trong khi tay phải nó vẫn vuốt ve lưng tôi, lườn tôi, mông tôi. Và thếlà tôi ở đó trong phòng ngủbuông rèm kín mít với một con bé mười ba tuổi đã gần nhưlột trần truồng tôi ra - không biết nó cởi quần áo tôi cách nào - đang sờ soạng tôi khắp nơi và tôi thì đang oằn oại vì khoái lạc. Bây giờnghĩlại, chuyện đó có vẻ không thểtin được. Nghĩa là, thật là điên rõ, cậu thấy không? Nhưng lúc ấy thì hình như con bé đã yểm bùa mê cho tôi vậy." Reiko ngừng lời đểrít một hơi thuốc lá. "Cậu biết không, đây là lần đầu tiên tôi kểchuyện này với một người đàn ông," chịnói, mắt nhìn sang tôi. "Tôi kểcho cậu vì tôi nghĩlà tôi phải kểcho cậu, nhưng tôi vẫn thấy lúng túng lắm." "Xin lỗi chị," tôi nói, vì chẳng biết nói gì khác. "Nhưthếmột lúc, rồi thì bàn tay phải của con bé bắt đầu lần xuống dưới, và luồn vào trong quần lót của tôi Lúc ấy tôi đã ướt nhèm hết rồi. Nói thì xấu hốthật, nhưng từtrước đến giờtôi chưa từng bao giờ ướt đến thế. Tôi vẫn cho mình là loại dửng dưng với tình dục, nên phát hoảng khi thấy mình bịkích thích đến nhưvậy. Thếrồi con bé luồn nhưng ngón tay mảnh dẻvà mềm mại của nó vào cậu biết đấy tôi không thểnói cho cậu hiểu hết được. Nghĩa là, nó khác hẳn với chuyện một gã đàn ông thò bàn tay vụng vềvào chỗ ấy của cậu. Nó mê tơi hơn hẳn. Thật đấy. Nhưlông chim lông ngỗng vậy. Tôi tưởng nhưmọi cầu chì trong đầu mình sắp sửa đứt bung ra hết. Ấy thếmà ở đâu đó trong bộnão mù mịt của tôi lúc ấy vẫn có một ý nghĩmách bảo tôi phải chấm dứt ngay. Chỉnhượng bộnó một lần thôi là tôi sẽthua, và nếu sống mà phải giấu giếm một bí mật nhưthếthì chẳng mấy chốc tâm trí tôi sẽlại hoàn toàn be bét nhưxưa. Tôi cũng nghĩ đến con gái. Nó sẽra sao nếu nhìn thấy tôi thếnày? ThứBảy nào nó cũng ởvới ông bà ngoại đến tận ba giờchiều, nhưng nhỡ có chuyện gì và nó vềsớm thì sao? Ý nghĩ ấy giúp tôi lấy lại được sức và gượng dậy trên giường. "Thôi ngay, thôi ngay đi nào." Tôi quát lên." "Nhưng con bé không nghe. Hơn nữa, nó lại còn lột ngay quần lót của tôi xuống. Với chồng tôi còn rất ít khi cho làm chuyện ấy, vì tôi thấy rất xấu hổ, thếmà bấy giờtôi lại đang để cho một con bé mười ba tuổi liếm láp tôi khắp cả ởdưới đó. Tôi chịu thua. Tôi chỉkhóc. Và thật sựlà tôi cảm thấy nhưlên thiên đường vậy. "Thôi!" tôi kêu lên một lần nữa và lấy hết sức tát vào mặt con hé. Cuối cùng nó dừng lại, ngồi lên và nhìn vào mắt tôi. Hai chúng tôi cùng trần trụi, quì gối trên giường và nhìn nhau. Nó mười ba, tôi ba mươi mốt, nhưng, cậu biết không, nhìn thân hình nó tôi hoàn toàn choáng váng. Hình ảnh ấy vẫn còn rõ nhưin trong tâm trí tôi. Lúc này tôi đã không thểtin là mình đang nhìn tấm thân của một đứa con gái mười ba tuổi, và bây giờtôi cũng vẫn không thểtin được. Đểso sánh, tôi chỉcó thểnói rằng chỉnhìn tấm thân ấy thôi cũng đủlàm cho cậu phải khóc. Cứtin tôi đi nhé!" Tôi chẳng biết nói gì, nên không nói gì hết. "Có chuyện gì thế?" Con bé nói với tôi. "Cô thích thếmà, phải không cô? Em biết cô sẽ thích thếngay từlần đầu gặp cô. Em biết mà. Hay hơn nhiều so với đàn ông, phải không cô? Nhìn xem, cô ướt thếkia cơmà! Nếu cô cho phép thì em còn làm cho cô thích nữa được cơ. Thật đấy. Em có thểlàm cô cảm thấy nhưthân xác cô đang tan ra thành nước. Cô muốn thếmà, đúng không? Và con bé nói đúng. Nó hay hơn chồng tôi rất nhiều. Và tôi cũng muốn nó tiếp tục! Nhưng tôi không thể đểchuyện đó xảy ra. "Mình làm thếnày mỗi tuần một lần đi thưa cô," nó nói. "Mỗi tuần chỉmột lần thôi. Sẽkhông ai biết đâu. Đây sẽ là một bí mật nho nhỏcủa cô với em." "Nhưng tôi ra khỏi giường, khoác áo mặc nhà và bảo nó hay đi ngay và đừng bao giờquay lại nữa. Nó cứnhìn tôi. Đôi mắt nó hoàn toàn vô hồn. Trước đó tôi chưa từng thấy chúng nhưthếbao giờ. Nhưthểchúng được vẽtrên giấy bìa. Không có tí chiều sâu nào. Sau khi nhìn tôi nhưthếmột lúc, nó lẳng lặng thu nhặt quần áo, và rồi rất chạm rãi, như đang biểu diễn, nó mặc vào người từng thứmột. Rỏi nó ra phòng đàn lấy trong cái túi xách của nó ra một cái lược. Nó chải đầu, lau vết máu trên môi bằng một cái khăn tay, đi giày, và bỏ đi. Khi bước ra cửa, nó nói "Cô là một người đồng tính, cô biết mà. Thật đấy. Có thểcô muốn giấu giếm điều đó, nhưng cô sẽ đồng tính cho đến lúc chết." "Có đúng vậy. không?" tôi hỏi Reiko. Chịcong môi lên và nghĩmột lúc. "Đúng, mà cũng không đúng. Rõ ràng là với con bé tôi đã thấy thích hơn nhiều so với chồng. Đó là thực tế. Đã có một thời gian tôi thực sựkhổsởvì câu hỏi này. Có thểtôi đúng là một người đỏng tính và chỉmới nhận ra chuyện ấy Nhưng bâỵgiờthì tôi không nghĩnhư vậy nữa. Nói vậy không có nghĩa là tôi không còn bịnhưng thôi thúc cám dỗ. Có thểtôi vẫn bịnhưvậy. Nhưng tôi không phải là người đồng tính theo đúng nghĩa của từnày. Không bao giờtôi thấy thèm muốn khi nhìn một người dàn bà. Cậu biết tôi nói gì không?" Tôi gật đầu. "Nhưng quá thực là có nhưng loại con gái có hô ứng với tôi, và mỗi lần nhưthếtôi đều biết. Chỉtrong những hoàn cảnh nhưthếchất đồng tính của tôi mới lộdiện. Còn khi ôm Naoko trong lòng chẳng hạn, tôi chẳng cảm thấy gì đặc biệt, khi trời nóng nực bọn tôi còn gần nhưbọn tôi còn gần nhưtrần truồng trong nhà với nhau, tắm chung với nhau, nhiều khi còn ngủchung giường, nhung chẳng có chuyện gì cả. Tôi không cảm thấy gì hết. Tôi có thể thấy là cô ấy có một thân hình đẹp, những chỉthếthôi. Thực ra, Naoko với tôi đã có lần bầy trò chơi với nhau. Bọn tôi giảvờmình là dân đồng tính. Cậu muốn nghe chuyện đó không?" "Có chứ. Chịkể đi!" Khi kểcho cô ấy câu chuyện tôi vừa kểcho cậu -bọn tôi nói với nhau đủchuyện, cậu biết rồi - Naoko bèn muốn thí nghiệm xem sao. Hai chúng tôi cởi hết quần áo và cô ấy thửvuốt ve tôi, nhưng chẳng ăn thua gì cả. Chỉthấy buồn buồn nhưbịcù. Tôi tưởng mình sẽchết vì cười mất. Chỉnghĩ đến chuyện ấy tôi đã thấy ngứa ngáy rồi. Cô ấy thật vụng về? Tôi dám cuộc là cậu rất mừng khi nghe chuyện này." "Vâng, nói thật là đúng nhưvậy." "Thế đấy, chuyện cũng chỉcó vậy," Reiko nói, đầu ngón tay út gãi gai gần chỗlông mày. "Sau khi con bé đi rồi, tôi tìm một cái ghếvà ngồi thừra đấy một lúc lâu, không biết làm gì. Tôi có thểnghe tiếng tim mình đập một cách chán chường sâu mãi trong cơthể. Chân tay tôi có vẻnhưnặng đến hàng tấn, còn mồm miệng thì cứnhưvừa ăn phải một con ngài hay gì đó, khô không khốc. Nhưng biết là con gái sắp về, tôi cốsức lê người vào nhà tắm. Tôi muốn rửa sạch những chỗcon bé kia đã sờmó và liếm láp. Tôi kì cọbằng xà phòng, hết lần này đến lần khác, nhưng có vẻvẫn khong gột hết được cảm giác nhày nhụa của nó đểlại. Tôi biết có thểcảm giác ấy chỉlà tưởng tượng, nhưng không thểgột bỏnó được. Đêm đó, tôi xin chồng làm tình, gần nhưlà một cách đểtẩy trần. Tất nhiên là tôi không nói gì với anh ấy - tôi không thểlàm thế được. Tôi chỉcó thểbảo anh ấy hãy chầm chậm thôi, hãy kéo dài mọi thứhơn thường lệ. Và anh ấy theo lời. Anh ấy tập trung vào từng chi tiết, và thực sựlà anh ấy đã kéo nó thật dài, thật lâu, và khi chuyện đó lên đến cực điểm thì chao ôi, nó không giống bất kì một lần nào tôi đã trải trước đó, không giống một lần nào khác trong suốt quãng đời chăn gối của vợchồng tôi. Mà cậu có biết tại sao không? Tại vì nhưng động chạm của con bé vẫn còn đó trên thân xác tôi. Tất cảchỉvì vậy." "Chao ôi, thật xấu hổquá! Nhìn này, tôi đang toát cảmồhôi. Tôi không thểtin là mình đang nói những chuyện ấy - anh ấy làm tình với tôi, và tôi đã "cực sướng!" Reiko mỉm cười, lại cong môi. "Nhưng nhưthếcũng chưa ăn thua. Hai ngày, rồi ba ngày sau, những động chạm của con bé vẫn còn đó. Và nhưng lời cuối cùng của nó cứvang mãi trong đầu tôi." "ThứBảy sau đó nó không đến. Tim đập thình thịch, tôi mong ngóng suốt ngày, không biết mình sẽlàm gì nếu nó đến. Tôi không thểtập trung vào việc gì. Nhưng nó không đến. Tất nhiên. Nó là một con bé kiêu hãnh, và nó đã thất bại với tôi. Tuần sau đó nó cũng không đến, và tuần sau đó nữa cũng vậy, và chẳng máy chốc một tháng đã qua đi. Tôi quyết tâm sẽquên chuyện ấy với thời gian, nhưng không thể được. Khi có một mình ởnhà, tôi sẽcảm thấy sựcó mặt của nó và mọi thứthần kinh của tôi đều trởnên căng thẳng. Tôi không thể đánh đàn, không thểsuy nghĩkhông thểlàm được việc gì trong suốt tháng đầu tiên ấy. Và rồi một hôm tôi nhận thấy có cái gì không ổn mỗi lần tôi ra khỏi nhà. Hàng xóm nhìn tôi là lạ. Mắt họcó vẻxa cách hẳn. Họvẫn lễ độchào hỏi tôi nhưtrước, nhưng giọng nói và cử chỉcủa họcó cái gì đó rất khác. Người đàn bà cạnh nhà vẫn thường qua lại với tôi nay có vẻnhưmuốn tránh mặt. Tuy nhiên, tôi vẫn cốkhông đểcho nhưng cái đó làm phiền lòng mình. Cứ đểý nhưvậy là thểnào cũng phát bệnh. "Rồi đến một hôm có một bà nội trợkhác vẫn thân mật với tôi sang thăm. Chúng tôi cùng tuổi, bà ta lại là con một người bạn của mẹtôi, và con bà cũng đi cùng một nhà trẻvới con tôi, nên chúng tôi khá thân nhau. Hôm ấy bà đến và hỏi tôi có biết gì vềnhững lời đồn đại rất kinh khủng đang lưu truyền vềtôi không. "Đồn đại thếnào kia?" tôi hỏi. "Tôi chắc không dám nói ra đâu - kinh khủng lắm," bà ấy nói. "Thôi nào, đã đến mức này thì chị phải kểhết cho tôi nghe đi chứ?" "Bà ta vẫn không chịu, nhưng cuối cùng tôi cũng nghe được hết chuyện. Thì bà ta sang thăm tôi chí cốt mách chuyện ấy thôi, nên tất nhiên là cuối cùng bà ấy cũng thổra hết. Theo lời bà, mọi người đang đồn rằng tôi là một con đồng tính công khai và đã từng phải ra vào bệnh viện vì chuyện ấy. Họnói tôi đã lột truồng một học sinh dương cầm của mình và định giởtrò với nó, và khi nó chống lại thì tôi đã tát nó đến nỗi mặt nó sưng vù. Họ đã dựng ngược câu chuyện - tất nhiên rồi, và thếcũng là tệlắm rồi, nhưng cái thực sựlàm tôi choáng váng là việc mọi người biết tôi đã từng phải vào bệnh viện. "Bà bạn tôi nói bà đã bảo với tất cảmọi người rằng bà đã quen biết tôi rất lâu rồi và tôi không phải là người nhưthế, nhưng bốmẹcon bé kia thì lại tin mồm con và đang lan truyền chuyện này khắp trong khu phố. Hơn nữa, họ đã cho điều tra tông tích của tôi và phát hiện tôi có tiền sửtâm thần." "Nhưbà bạn tôi nghe được, thì hôm ấy con bé đi học đàn về- đúng là cái hôm ấy tất nhiên rồi - với một bộmặt sưng vù, môi thì rách và chảy máu, khuy áo không còn đủ, và đền quần lót cũng rách nốt. Cậu có tin được không? Nó đã làm hết những cái đó đểchứng minh cho câu chuyện mà mẹnó phải vặn hỏi mãi nó mới dám nói, tất nhiên rồi. Tôi có thể thấy nó làm nhưng chuyện ấy: bôi máu vào áo, dứt khuy vứt đi, xé đăng-ten cái xu-chiêng, cốkhóc cho đến lúc mắt đỏngầu, vò đầu cho rối hết tóc, và kểcho mẹnó một đống chuyện dối trá." "Mà tôi không dám trách mọi người đã tin nó đâu nhé. Đến tôi cũng phải tin nó mất thôi, cái con búp bê xinh đẹp miệng lưỡi quỉdữ ấy. Nó về đến nhà và khóc lóc, nó không chịu nói vì xấu hổlắm, rồi thì nó thổlộhết mọi thứ. Tất nhiên là mọi người phải tin nó. Và khốn nạn nhất là sựthật, rằng qua là tôi có tiền sửtâm thần phải đi bệnh viện, rằng tôi đã lấy hết sức tát nó một cái vào mặt. Ai sẽcòn tin tôi được? Có lẽchỉcó chồng tôi mà thôi." “Vài ngày nữa trôi qua trong khi tôi đánh vật với câu hỏi có nên nói cho anh ấy mọi chuyện hay không, nhưng khi tôi nói thì anh ấy tin tôi ngay. Tất nhiên rồi. Tôi kểhết với anh ấy những chuyện đã xảy ra ngày hôm đó -những trò dồng tính con bé đã làm với tôi, cái tát của tôi vào mặt nó. Nhưng tôi không dám kểthật vềnhững cảm xúc của mình. Tôi không thểkểcái đó với anh ấy. Tóm lại là anh ấy nổi giận đùng đùng và khăng khăng là sẽ đến ngay nhà con bé kia. Anh ấy nói, "Dù gì đi nữa thì em cũng là một người đàn bà có chồng. Em đã lấy anh làm chồng. Và em còn là một người mẹ. Em không thểlà đồng tính được. Thực là nực cười!" "Nhưng tôi không cho anh ấy đi. Anh ấy sẽchỉlàm mọi chuyện tồi tệhơn mà thôi. Tôi biết. Tôi biết con bé kia rất bệnh hoạn. Tôi đã thấy hàng trăm người bệnh hoạn, nên tôi biết. Cõi lòng con bé ấy thối rữa hết rồi. Chỉbóc một lớp da đẹp đẽkia ra thôi, ta sẽchẳng thấy gì hết nữa ngoài thịt thối. Tôi biết nói thếlà rất kinh khủng, nhưng đúng là nhưvậy. Và tôi biết rằng người bình thường sẽkhông bao giờcó thểbiết được sựthật vềcon bé đó, rằng vợchồng tôi sẽkhông thểthắng nó được trong chuyện này. Nó là một chuyên gia dẫn dụ tình cảm của đám người lớn xung quanh nó, và chúng tôi chẳng có gì đểminh chứng cho trường hợp của mình. Trước hết, ai sẽtin là một con bé mười ba tuổi lại giăng bẫy đồng tính đểbắt một bà đã quá tuổi ba mươi. Chúng tôi có nói gì thì mọi người cũng chỉtin những gì họmuốn tin mà thôi. Càng chống trảthì chúng tôi chỉcàng thêm tổn thương." "Chỉcó mỗi một việc chúng ta nên làm, tôi bảo anh ấy, chúng ta phải dọn đi chỗkhác. Nếu ở đó lâu hơn nữa, tâm trạng căng thẳng sẽáp đảo tôi, và tâm trí tôi sẽ đứt phựt một lần nữa. Nó đã đang xảy ra rồi. Chúng tôi phải đi khỏi đó, đến một nơi nào thật xa mà không có ai biết tôi. Nhưng chồng tôi lại chưa sẵn sàng để đi. "Anh ấy vẫn chưa hiểu hết tình trạng của tôi đang gay cấn đến mức nào. Và thời điểm ấy lại thật tệ: anh ấy yêu công việc của mình, và anh ấy đã vừa mới ổn định được cuộc sống gia đình trong ngôi nhà ấy (chúng tôi sống trong một ngôi nhà làm sẳn bằng bê-tông), và con gái thì đang yên trí ởnhà trẻ. "Gượm đã nào," anh ấy nói, "chúng ta không thểnhổcọc lên rồi đi ngay nhưthế được. Anh sẽkhông thểtìm được việc làm ngay nhưthế. Chúng ta phải bán ngôi nhà đã, rồi phải tìm một nhà trẻkhác. Mất ít nhất là hai tháng." "Em không thể đợi hai tháng được đâu," tôi bảo anh ấy. Lần này mà bịnữa là em hỏng hẳn mất. Em không nói đùa đâu, hãy tin em, em biết mình đang nói gì, Những triệu chứng đã bắt đầu xuất hiện: tai tôi ong ong suốt ngày, tôi nghe thấy đủthứâm thanh, và không thểngủ được. Thếlà anh ấy gợi ý tôi có thể đi trước, đi đâu đó một mình, còn anh ấy sẽ theo tôi sau khi đã giải quyết mọi việc cần thiết. "Không?" tôi nói. "Em không muốn đi một mình. Em sẽ đổbểnếu không có anh. Em cần anh. Anh ơi, đừng bỏem một mình". Anh ấy ôm lấy tôi và xin tôi hay cốtrụthêm một chút nữa thôi. Chỉmột tháng thôi, anh ấy bảo. Anh ấy sẽlo mọi chuyện - rời bỏcông việc, bán ngôi nhà, thu xếp nhà trẻcho con, tìm một công việc mới. Anh ấy chỉmuốn tôi nán thêm một tháng nữa, rồi mọi chuyện sẽ ổn cả. Tôi còn nói gì được nữa. Nếu còn cốphản đối, tôi sẽchỉthêm cô lập mà thôi." Reiko thởdài rồi nhìn lên cái bóng đèn trên trần nhà. "Nhưng tôi đã không thểtrụ được thêm một tháng. Một hôm, chuyện đó đã đến: phựt một cái, và lần này thì thực là tệhại. Tôi uống thuốc ngủvà mởvan gas. Tôi tỉnh giấc trên giường bệnh viện, và tất cả đã kết thúc. Mất mấy tháng sau tôi mới đủbình tĩnh đểsuy nghĩvà đềnghịchồng tôi cho ly dị. Tôi bảo anh ấy nhưthếlà tốt nhất cho anh ấy và đứa con của chúng tôi. Anh ấy nói không hềcó ý định ly dịtôi. "Chúng ta có thểbắt đầu lại một lần nữa," anh ấy bảo. "Chúng ta sẽ đến một chỗmới, chỉcó ba chúng ta, và bắt đầu lại tất cả. "Quá muộn rồi," tôi bảo anh ấy. Mọi thứ đã kết thúc khi anh bảo em phải đợi một tháng. Nếu quảthực anh muốn bắt đầu lại thì anh đã không nói thế. Còn giờ đây, cho dù mình có đi đâu có đi xa đến mấy, chuyện ấy cũng sẽcứtrởlại. Và em sẽlại xin anh như thế, và khiến anh khổsở. Em không muốn phải làm nhưvậy nữa." "Và thếlà chúng tôi ly dị. Hoặc có thểnói là tôi đã ly dịanh ấy. Anh ấy đã tái giá hai năm trước đây. Tôi vẫn mừng đã làm cho anh ấy bỏ được mình. Thực đấy. Tôi biết mình sẽcứ thếnày mãi cho đến hết đời, và không muốn lôi kéo ai chìm theo mình. Tôi không muốn bắt ai phải sống với mình đểsuốt ngày lo sợrằng tôi sẽcó thểmất trí bất cứlúc nào." "Với tôi, anh ấy đã thật tuyệt vời: một người chồng lí tưởng, chung thuỷ, mạnh mẽvà kiên nhẫn, một người tôi có thểhoàn toàn tin cậy. Anh ấy đã làm đủthứ đểchạy chữa cho tôi, và tôi cũng đã làm đủthứ đểcó thể được chưa lành, vì anh ấy và vì cả đứa con gái chúng tôi nữa. Và tôi đã từng tin là mình đã khỏi. Tôi đã thật hạnh phúc trong suốt sáu năm sau khi cưới. Anh ấy đã đưa tôi đi được chín mươi chín phần trăm chặng đường, nhưng một phần trăm còn lại đã phát điên. Phựt một cái! Mọi thứchúng tôi đã vun đắp nên bỗng sụp đổhoàn toàn. Chưa đầy một giây đồng hồ, tất cả đã tan thành mây khói và chính con bé kia là người đã gây ra chuyện ấy." Reiko thu những mẩu thuốc chị đã di dưới sàn và ném vào thùng rác. "Chuyện đó thật kinh khủng. Chúng tôi đã gắng sức đến thế, cần mẫn đến thế, xây dựng cái thếgiới của mình bằng từng viên gạch một. Nhưng khi nó sụp đổthì nhưvậy đấy. Chưa kịp gì thì mọi thứ đã biến mất rồi." Chị đứng lên và đút hai tay vào túi quần. "Mình về đi! Muộn rồi." Trời đã tối hơn nhiều, mây dày đặc hơn trước, không còn thấy trăng đâu nữa. Tựnhiên, cũng nhưReiko, tôi có thểngửi thấy mùi mưa. Lẫn với mùi nho tươi trong cái túi tôi đang cầm. "Đó là lí do tại sao tôi không thểrời khỏi nơi này," chịnói. "Tôi sợphải dính líu đến thế giới bên ngoài. Tôi sợgặp những con người mới và nhưng cảm xúc mới." "Tôi hiểu," tôi nói. "Nhưng tôi nghĩchịcó thểlàm được điều đó. Tôi nghĩchịcó thểra ngoài và làm được điều đó" Reiko mỉm cười, nhưng chịkhông nói gì. 10. Naoko đang ngồi ởsô-pha với một cuốn sách. Nàng xếp chân bằng tròn và ép bàn tay vào thái dương khi đọc sách. Những ngón tay nàng có vẻnhư đang chạm vào và thửthách từng con chữ đang lọt vào đầu mình. Mưa bắt đầu lác đác rơi từng giọt xuống mái nhà. Ánh đèn bao bọc lấy nàng, lơlửng quanh nàng nhưmột màn bụi rất mịn. Sau câu chuyện dài với Reiko, vẻtrẻtrung của Naoko đập vào mắt tôi một cách rất mới mẻ. "Xin lỗi bọn mình vềhơi muộn," Reiko nói, tay vỗvềlên đầu Naoko. "Vui vẻchứ?" Naoko ngẩng lên hỏi. "Tất nhiên rồi," Reiko nói. "Vui gì thế," Naoko hỏi sang tôi, "Có hai người với nhau nhưvậy?" "Không được phép nói" thưa quí cô," tôi đáp. Naoko chặc lưỡi rồi bỏsách xuống. Rồi cảba chúng tôi cùng ăn nho trong tiếng mưa rơi. "Khi trời mưa nhưthếnày," Naoko lên tiếng, "có vẻnhưcảthếgiới chỉcòn lại có chúng mình. Uớc gì trời mưa mãi đểba đứa mình được ởcùng nhau." "Ô nhất định rồi," Reiko nói, "và trong lúc hai anh chịlàm chuyện ấy thì tôi có nhiệm vụ quạt cho hai người hoặc chơi nhạc nền ghi-ta giống nhưmấy mẹgeisha đần độn hả? Không đâu nhá, cám ơn!" "Ôi dào, thỉnh thoảng em sẽnhường anh ấy cho chịmà," Naoko cười. "Thếthì được, ôkê, tôi theo mấy người," Reiko nói. "Nào, mưa ơi, rơi nữa đi!" Mưa rơi thật, và mãi không ngừng. Thỉnh thoảng lại có sấm sét làm rung động cảkhu nhà. Khi đã hết chỗnho, Reiko quay ra hút thuốc rồi lôi cây ghi-ta dưới gầm giường ra chơi - bắt đầu là bài "Desafmado" với bài "Cô gái Ipanema", rồi đến vài khúc Bacharach và mấy bài hát của Lennon và McCartney. Reiko và tôi lại nhấp nháp rượu vang, và khi hết vang thì chúng tôi chia nhau chỗrượu mùi còn lại trong cái bình tôi mang theo. Một tâm trạng thân mật ấm áp bao trùm ba chúng tôi trong lúc câu chuyện mỗi lúc mỗi khuya theo trời đêm, và tôi bắt đầu ước theo Naoko rằng mưa sẽcứrơi thếmãi. "Cậu sẽlại đến thăm mình nữa chứ?" Nàng hỏi, nhìn sang tôi. "Nhất định rồi," tôi đáp. "Và cậu sẽviết thưchứ?" "Hàng tuần." "Và cậu sẽthêm vài dòng cho tôi chứ?" Reiko chen vào. "Tôi sẽthêm," tôi nói. "Rất vui được thêm mấy dòng ấy." Mười một giờ, Reiko mởgiường ra cho tôi như đêm trước. Chúng tôi chúc nhau ngủngon và tắt đèn. Không ngủ được, tôi lấy cuốn Núi Thiêng và cái đèn pin trong balô ra và đọc một lúc. Ngay trước lúc nửa đêm, cửa phòng ngủhé mởvà Naoko đến chui vào cạnh tôi. Không như đêm trước, Naoko vẫn là Naoko bình thường. Mắt nàng nhìn có chủ đích, cử động của nàng nhanh nhẹn. Ghé sát vào tai tôi, nàng thì thầm, "Mình không biết, mình không thểngủ được." "Mình cũng thế," tôi nói. Đểcuốn sách xuống và tắt đèn pin đi, tôi ôm nàng vào lòng và hôn nàng. Bóng tối và tiếng mưa rơi bao trùm chúng tôi. "Reiko thì sao?" "Đừng lo, chị ấy ngủsay rồi. Và khi chị ấy ngủthì tức là chị ấy ngủ." Rồi Naoko hỏi, "Cậu sẽlại đến thăm mình chứ?" "Nhất định mình sẽ đến mà." "Ngay cảnếu mình không thểlàm gì được cho cậu ư?" Tôi gật đầu trong bóng tối. Tôi có thểcảm thấy bầu vú đầy đặn của nàng sát vào mình. Tôi lần theo đường viền tấm thân nàng bằng lòng bàn tay. Từvai xuống lưng xuống hông, tôi đưa tay nhưthếmãi khắp trên người nàng, dồn hết những đường nét ấy và những mềm mại ấy của thân thểnàng vào tâm trí tôi. Sau khi chúng tôi đã ôm nhau nhẹnhàng nhưthế một lúc lâu, Naoko chạm môi nàng vào trán tôi rồi tuồn ra khỏi giường. Tôi có thểthấy tà áo ngủxanh nhạt của nàng lấp loá trong bóng tối nhưmột con cá. "Tạm biệt," nàng gọi trởlại với một giọng mỏng tang. Lắng nghe mưa, tôi chìm vào một giấc ngủdịu dàng. Sáng hôm sau trời vẫn còn mưa - một màn mưa thu nhẹ đến mức hầu nhưkhông nhìn thấy, khác hẳn trận mưa nhưtrút đêm hôm trước. Ta biết trời đang mưa chỉvì thấy những lay động trên mặt các vũng nước và nghe có tiếng giọt gianh ngoài hiên nhà. Tôi thức giấc và thấy sương mù trắng xoá ngoài cửa sổ, nhưng khi mặt trời lên, một làn gió nhẹxua màn sương mù ấy đi, và những khu rừng và rặng đồi xung quanh bắt đầu ló dạng. Cũng nhưhôm trước, ba chúng tôi ăn điểm tâm rồi ra ngoài chuồng chim. Naoko và Reiko chùm áo mưa có mũmàu vàng. Tôi mặc thêm cái áo len và một cái áo chẽn không ngấm nước. Không khí bên ngoài ẩm và lạnh. Cảnhững con chim cũng chúi vào với nhau ởcuối chuồng đểtránh mưa. "Mưa là trời trởlạnh, phai không chị?" Tôi nói với Reiko. "Mỗi lần mưa là lại lạnh hơn thêm một tí, cho đến khi tuyết xuống," chịnói. "Mây từngoài biển đổhàng tấn tuyết xuống đây khi chúng bay qua." Mùa đông thì mình làm sao với mấy con chim này?" "Phải mang chúng vào bên trong chứsao. Còn làm gì được nữa - đào chúng từdưới tuyết lên khi xuân vềhay sao? Chúng ta sẽlàm tan tuyết cho chúng, làm chúng sống lại và hét tướng lên, ôkê, mọi người đâu, hãy đến mà lấy đi!" Tôi chọc vào cái lưới thép và con vẹt liền đập cánh và quạc mồm kêu "Đồngu!" "Cám ơn!" "Đồ điên!" "Đấy cái con ấy là tôi muốn cho đóng băng cho rồi," Naoko nói với một vẻbuồn buồn. "Thực tình tôi nghĩmình sẽphát điên thật nếu sáng nào cũng phải nghe nó kêu thế." Sau khi dọn chuồng chim, chúng tôi trởvềnhà. Trong lúc tôi xếp ba-lô, hai người đàn bà thay quần áo đi làm đồng. Chúng tôi cùng ra khỏi nhà và chia tay ngay sau sân bóng quần. Họrẽphải còn tôi tiếp tục đi thẳng trước mặt. Chúng tôi gọi chào tạm biệt nhau và tôi hứa sẽlại đến nữa. Naoko hơi mỉm cười rồi đi khuất vào quãng đường vòng. Trên đường ra cổng tôi đi ngang rất nhiều người, ai cũng trùm áo mưa vàng nhưNaoko và Reiko và ai cũng trùm mũlên đầu. Màu sắc ánh lên thật rõ ràng trong mưa: mặt đất đen thẫm, những cành thông xanh rực rỡ, và người thì quấn trong màu vàng trông nhưnhững bóng ma hư ảo chỉ được phép lang thang trên trái đất này trong những buổi sáng có mưa. Họim lặng trôi nổi trên mặt đất, mang theo dụng cụ đồng áng, rổrá và bao tải. Ông thường trực nhớtên tôi và đánh dấu nó vào danh sách khách đến thăm. "Tôi biết cậu từTokyo tới," ông già nói. "Tôi đã có lần đến đó. Chỉmột lần thôi. Họcó món thịt lợn ngon tuyệt." "Thế ạ" Tôi hỏi, vì cũng chăng biết đáp lại ông ta thếnào. "Tôi không thích nhiều thứtôi đã ăn ởTokyo, nhưng món thịt lợn thì ngon tuyệt. Tôi nghĩ có lẽhọphải nuôi lợn theo kiểu gì đặc biệt lắm, đúng không nào?" Tôi nói tôi không biết, và đây là lần đầu tôi nghe chuyện này. "Thếông đến Tokyo vào thời gian nào vậy?" "Hừm, đểxem nào," ông ta nói, nghếch nghếch đầu lên, "có phải là lúc Đức ông Hoàng tử của chúng ta làm lễthành hôn không nhỉ?" Con trai tôi đang ởTokyo và nói tôi phải đến đó tham quan ít nhất là một lần. Chắc là năm l959." "Ồ, vậy là phải rồi, thời bấy giờthì chắc chắn là thịt lợn ởTokyo còn rất ngon," tôi nói. "Thếbây giờthì sao?" ông hỏi. Tôi nói mình không biết chắc, nhưng chưa nghe ai nói gì đặc biệt vềmón đó cả. Ông ta có vẻthất vọng. Ông làm đủkiểu đểmuốn tiếp tục câu chuyện, nhưng tôi nói tôi phải bắt kịp chuyến xe buýt rồi bắt đầu bước ra phía đường. Những đám mù vẫn còn lơlửng trên lối đi khi nó chạy sát vào con suối, nhưng gió xua chúng vềphía những sườn núi dốc ngược ởgần đó. Cứ đi được một lúc tôi lại dửng chân, quay lại và vô cớthởdài. Tôi cảm thấy nhưmình đã đến một hành tinh có trọng lực hơi khác một chút. Mà quảcó thếthật, tôi tựnhủvà cảm thấy buồn buồn: tôi đã quay lại với thếgiới bên ngoài. Về đến khu học xá lúc bốn rưỡi, tôi thay quần áo ngay và đến thẳng tiệm đĩa hát ở Shinjuku cho kịp giờlàm. Tôi trông cửa hàng từsáu giờ đến mười rưỡi và bán được mấy bộ đĩa, nhưng chủyếu tôi chỉngồi ngây ra đó, nhìn dòng người khác nhau đến kì lạ đi như nước chay ởngoài phố. Có người đi cảnhà và có những cặp đi đôi, có những đám say rượu và những bọn du côn, có những cô gái váy ngắn rất sinh động và những dân hippy râu dài, có những chịbán bar và những người không biết thuộc loại gì. Khi tôi vặn nhạc rock hạng nặng, dân hippy và đám trẻbỏnhà đi bụi sẽtụtập bên ngoài tiệm đểnhảy nhót và hít dầu pha sơn hoặc ngồi thần ra đó, còn khi tôi vặn Tony Bennett thì bọn họsẽtản đi hết. Bên cạnh là một cửa hàng bán "đồchơi người lớn" của một lão trung niên có cặp mắt ngái ngủ. Tôi không thểtưởng tượng ai là người sẽmua những phụtùng tình dục mà lão bày bán ở đó, nhưng hình nhưcửa hàng của lão đang phất nhưdiều thì phải. Trong ngõ bên kia đường hơi cheo chéo cửa hàng, tôi thấy một sinh viên say rượu đang nôn oẹ. Còn cũng bên kia đường mà chếch vềphía này thì có một hàng chơi game, và một người đầu bếp của tiệm ăn gần đó đang tiêu giờgiải lao với trò bingo phải đặt cọc bằng tiền mặt. Dưới mái hiên một nhà hàng đã đóng cửa, một gã vô gia cư đen đủi đang nằm bất động. Một con bé bôi môi hồng nhạt trông chưa đến mười hai hoặc mười ba bước vào và xin tôi bật bài "Jumpin' Jack Flash" của nhóm Rolling Stone. Khi tôi tìm thấy cái đĩa đó và vặn nó lên thì con bé bắt đầu búng ngón tay theo nhịp và ngoáy đít nhay quanh trong tiệm. Rồi nó hỏi xin tôi một điếu thuốc lá. Tôi cho nó một điếu lấy của ông chủ, và con bé rít lấy rít để đầy vẻ biết ơn. Khi đĩa đã chạy hết, nó bỏ đi mà chẳng thèm có một cửchỉnào gọi là "cám ơn". Cứ độmười lăm phút tôi lại nghe tiếng còi của xe cứu thương hoặc xe cảnh sát. Ba ông chủ sựcông ty say mèm vẫn đóng bộcomlê cà-vạt đang khật khưỡng qua trước cửa, và cứmỗi lần đồng thanh hô lớn "Đít đẹp!" vềphía một cô gái tóc dài rất xinh đang đứng trong trạm điện thoại, họlại phá lên cười với nhau đến thất thanh. Càng quan sát, tôi càng thấy hoang mang. Tất cảcó nghĩa gì đây? Tôi tựhỏi. Có thểcó nghĩa gì được đây? Ông chủtiệm đi ăn tối trởvềvà nói với tôi, "Ê, cậu biết không hảWatanabe? Đêm hôm kia tôi chơi được con bé bán hàng ấy rồi." Thời gian gày đây ông ta đã đểmắt đến cô gái bán hàng ởmột tiệm nhỏsang trọng ởgần đó, và thỉnh thoảng lại mang một cái đĩa hát sang tặng cô ta. "Ông giỏi thật đấy," tôi nói với ông, và sau đó ông ta kểchi tiết cho tôi nghe buổi chinh phục cuối cùng kia của mình. "Nếu cậu thực sựmuốn chơi một con nhỏ, cậu chỉviệc làm nhưthếnày nhá," ông ta nói, rất tựmãn. "Đầu tiên, cậu phải quà cáp cho nó. Sau đó cậu phải cho nó say rượu. Nghĩa là phải bí tỉ. Rồi thì cậu cứthếmà làm. Dễ ợt! Hiểu chưa nào?" Đầu óc lộn xộn chưa từng thấy, tôi lên tàu điện vềhọc xá. Kéo màn cửa lại, tôi tắt đèn, nằm dài trên giường, và cảm thấy nhưNaoko có thểchui vào nằm cạnh mình bất kì lúc nào. Nhắm mắt lại, tôi có thểthấy cái sức căng êm ái của cặp vú nàng trên ngực, nghe tiếng nàng thì thầm, và cảm nhận được đường nét của thân thểnàng trong hai bàn tay. Trong bóng tối, tôi trởlại với cái thếgiới nhỏbé ấy của nàng. Tôi ngửi thấy mùi đồng cỏ, nghe tiếng mưa trong đêm. Tôi nghĩ đến nàng trần trụi, nhưlúc tôi đã thấy nàng dưới ánh trăng, và mường tượng cảnh nàng đang dọn chuồng chim và chăm sóc ruộng rau với tấm thân đẹp đẽvà mềm mại của nàng bọc dưới tấm áo mưa vàng. Nắm chặt lấy cái cương cứng của mình, tôi nghĩ đến Naoko cho đến khi vỡbung trong cực cảm. Đầu óc có vẻtỉnh táo ra được một chút, nhưng sau đó tôi vẫn không thểngủ được. Tôi thấy kiệt sức, tuyệt vọng mong chờgiấc ngủ, nhưng nó nhất định không chịu tới. Tôi ra khỏi giường và đứng bên cửa sổ, thẫn thờ đưa mắt vềphía cột cờ. Không có lá quốc kì, cái cột trông giống một lóng xương trắng khổng lồ đâm thẳng lên vào bóng đêm. Lúc này Naoko đang làm gì? tôi tựhỏi. Tất nhiên, chắc nàng đang ngủ, ngủsay sưa, trùm kín trong bóng tối của cái thếgiới nhỏbé ấy của nàng. Cầu cho nàng đừng mắc phải những giấc mơhãi hùng, tôi chợt thấy mình chứa chan hy vọng.. Chương 7 1. Trong giờthểdục sáng hôm sau, thứNăm, tôi bơi qua lại nhiều lần chiều dài của cái bể năm mươi mét. Vận động mạnh nhưvậy làm đầu óc tôi tỉnh táo thêm chút nữa và ăn thấy ngon miệng. Sau khi chén một bữa trưa hậu hĩnh tại một tiệm ăn sinh viên nổi tiếng vì những phần cơm trưa hậu hĩnh ấy và đang trên đường đến thưviện khoa văn đểtra cứu vài thứthì tôi chạm trán Midori Kobayashi. Cô đang đi với một cô gái nhỏnhắn đeo kính cận, nhưng khi thấy tôi cô chạy đến một mình. "Cậu đi đâu thế?" cô hỏi. "Thưviện văn," tôi đáp. "Này, cậu quên việc ấy đi và hai đứa mình đi ăn trưa với nhau nhé" "Tớvừa ăn xong." "Thì đã sao?" Lại ăn nữa chứsợgì." Cuối cùng chúng tôi đến một quán cà-phê gần đấy. Cô ăn một đĩa cà-ri còn tôi thì làm một cốc cà-phê. Cô mặc sơ-mi trắng dài tay bên trong một áo chẽn bằng len vàng có đan chìm hình một con cá, cổ đeo một vòng vàng mảnh, tay đeo đồng hồDisney. Cô có vẻthích món cà-ri và uống hết ba cốc nước cùng với nó. "Vừa rồi cậu đi đâu thế?" Midori hỏi. "Tớgọi không biết là bao nhiêu lần nữa." "Cậu có chuyện gì muốn nói à?" "Chẳng có gì đặc biệt. Tớchỉgọi thếthôi." "Tớthấy rồi." "Cậu thấy gì?" "Chẳng có gì. Tớchỉthấy thếthôi," tôi nói. "Vừa rồi có vụhoảhoạn nào không?" "Hôm ấy hay thật, hả? Chẳng thiệt hại gì mấy, nhưng khói khiếc lung tung trông đến khiếp. Hay thật." Midori nốc hết một cốc nước nữa, hít một hơi dài, rồi chăm chú nhìn vào mặt tôi một lúc. "Này, cậu có chuyện gì thế?" cô hỏi. "Mặt cậu cứthẫn thờthếnày này. Hai mắt cứ đờra." "Tớkhông sao," tôi nói. "Tớmới đi xa vềvà người vẫn còn mệt." "Trông cậu nhưngười mới nhìn thấy ma." "Tớthấy rồi." "Mà này, chiều nay cậu có phải đến lớp không?" "Tiếng Đức và văn học Anh." "Có bỏ được không?" "Tiếng Đức thì không được. Hôm nay có kiểm tra." "Lúc nào thì xong?" "Hai giờ." "Ôkê. Đi với tớxuống phốuống rượu nhé!" "Vào lúc hai giờchiều ư?" "Thì đã sao, cho nó khác đi chứ. Trông cậu đờ đẫn lắm. Nào, đi uống với tớ đi cho nó có sinh khí. Tớcũng muốn vậy - uống rượu với cậu đểlấy lại chút sinh khí cho tớnữa. Được không nào?" "Ôkê, đi thì đi," tôi nói và thởdài. "Tớsẽtìm cậu ởsân khoa văn lúc hai giờ." Sau lớp tiếng Đức, chúng tôi lấy xe buyt đến Shinjuku và vào một quán bar ngầm dưới đất gọi là DUG ởsau hiệu sách Kinokuniya. Đểbắt đầu, chúng tôi gọi hai cốc vodka pha tonic. "Lâu lâu tớlại đến chỗnày," Midori nói. "Họkhông làm cho mình thấy lúng túng vì uống rượu ngay từbuổi chiều. "Cậu có hay uống rượu chiều không?" "Thỉnh thoảng thôi," cô nói, lắc lanh canh mấy cục nước đá trong cốc. "Thỉnh thoảng, khi đời khó sống quá, tớlại đến đây làm một cốc vodka pha tonic." "Đời khó sống quá rồi sao?" "Thỉnh thoảng thôi," Midori nói. "Tớcó những trục trặc nho nhỏ đặc biệt của mình." "Ví dụnhưgì nào?" "Nhưgia đình, nhưbọn bạn trai, những kì kinh nguyệt không đều. Đại khái thế." "Vậy thì uống nữa đi." "Tớsẽuống." Tôi ra hiệu cho bồi bàn và gọi hai vodka pha tonic nữa. "Cậu nhớkhông, hôm Chủnhật cậu đến chơi, rồi cậu hôn tớ ấy?" Midori hỏi. "Tớvẫn nghĩ đến nó. Hay thật. Thật là hay." "Đúng thế." "Đúng thế," cô nhại lại. "Cậu nói chuyện kỳthật!" "Vậy ư?" "Thôi được rồi, tớ đang nghĩlúc ấy, tớ đang nghĩgiá đó là lần đầu tiên trong đời tớ được một cậu trai hôn nhưthếthì tuyệt vời biết bao. Nếu tớcó thể đảo lộn thứtựcuộc đời mình, tớsẽdứt khoát, dứt khoát biến nó thành nụhôn đầu đời của mình. Và rồi tớsẽsống để suốt đời chỉnghĩ đến những chuyện đại loại như: Này, không biết cái thằng cu tên là Watanabe đã hôn mình lần đầu tiên trên sân phơi ấy bây giờra sao, mà nó cũng phải năm mươi tám rồi chứcòn gì nữa? Cậu bảo thếcó sướng không?" "Ờcó thếthực," tôi nói, mải bóp cho vỡvỏmột hạt hồtrăn. "Ê, cậu làm sao thếhử? Sao cậu đờ đẫn thế?" Cậu vẫn chưa trảlời tớ." "Có lẽtớvẫn chưa hoàn toàn thích ứng được với cuộc đời" tôi nói sau khi đã nghĩmột lúc. "Tớkhông biết, tớcảm thấy đây không phải là cuộc đời thực. Mọi người, cảnh vật, chúng chăng có vẻthực tí nào." Midori tựa một khuỷu tay lên quầy bar và nhìn tôi. "Có một câu nào giống nhưthếtrong một bài hát của Jim Morrison, tớnhớnhưvậy." "Người thành lạkhi ta là người lạ." "Vì Hoà bình," Midori nói. "Vì Hoà bình," tôi phụhoạ. "Chắc cậu phải đi Uruguay cùng với tớ," Midori nói, vẫn tựa trên quầy. "Bồbịch, gia đình, đại học - vứt mẹnó hết đi." "Không phải là một ý kiến tồi đâu," tôi cười. "Cậu không thấy là sẽrất tuyệt nếu vứt bỏhết mọi thứvà mọi người để đến một nơi mà mình không biết một ma nào cả ư? Nhiều lúc mình chỉthích làm nhưthế. Thực sựlà nhiều lúc mình đã muốn, rất muốn làm nhưthế. Đấy, giảdụnhưtựnhiên cậu tốc tớ đến một nơi thật xa, thật xa, và tớsẽsản xuất cho cậu một lũcon khỏe nhưtrâu, và từ ấy chúng mình sẽ mãi sống hạnh phúc, cứviệc lăn lộn dưới sàn nhà." Tôi cười và uống cốc vodka pha tonic thứba của mình. "Tớ đoán có lẽcậu chưa thật sựthích có một lũcon khỏe nhưtrâu," Midori nói. "Tớthấy tò mò rồi đây," tôi nói. "Tớcũng thích xem mặt mũi chúng thếnào." "Không sao, cậu không cần phải muốn chúng đâu," Midori nói, miệng nhằn một hạt hồ trăn. "Trông tớ đây này, đang uống rượu chiều, nghĩsao nói vậy. Tớmuốn vứt mẹnó mọi thứ đi và chuồn đi đâu đó." Đi Uruguay đểlàm cái quái gì cơchứ? Ở đấy chỉtoàn cứt lừa thôi." "Có thểcậu nói đúng." "Chỗnào cũng cứt lừa. Đây một bãi, kia một bãi, cảthếgiới là cứt lừa. Ê, tớkhông thểcắn được cái hạt này. Cậu lấy nó đi". Midori đưa hạt hồtrăn cho tôi. Tôi loay hoay với nó cho đến khi cắn vỡ được lần vỏ. "Nhưng ôi chao, hôm Chủnhật trước mới thật nhẹnhõm làm sao! Lên sân phơi với cậu, xem đám cháy, uống bia, hát nghêu ngao bài này bài khác. Tớ không biết là bao lâu nữa vì tớhoàn toàn tràn ngập trong một cảm giác nhẹnhõm. Mọi người lúc nào cũng chỉcó ép buộc tớchuyện này chuyện kia. Vừa mới thấy tớlà họbắt đầu sai phái. Ít nhất thì cậu đã không định ép tớviệc gì?" "Tớchưa biết cậu đến mức ép được cậu." "Cậu muốn nói là, nếu cậu quen tớrồi thì cậu sẽép tớcũng nhưmọi người khác ấy ư?" "Có thểlắm," tôi nói. "Người ta sống với nhau nhưvậy trong thực tếmà: ép buộc nhau chuyện này chuyện nọ." "Cậu sẽkhông thế. Tớbiết chứ. Tớlà chuyên gia trong chuyện ép buộc và bịép buộc. Cậu không thuộc loại đó. Chính thếmà tớthấy thoải mái khi ởbên cậu. Cậu có biết thếgiới này có bao nhiêu người muốn ép buộc người khác và muốn được người khác ép buộc không? Hàng tấn! Mà sau đó họlại còn làm rùm beng lên nữa chứ, kiểu như"Tôi đã ép buộc cô ấy, "Anh đã ép buộc tôi!" Họlà nhưvậy đấy. Nhưng tớkhông thích thế. Tớlàm vì tớphải làm vậy, thếthôi." "Cậu ép buộc người khác hoặc bịngười khác ép buộc cậu đại loại những chuyện gì?" Midori bỏmột cục nước đá vào miệng và mút nó một lúc. "Cậu có muốn biết thêm vềtớkhông?" cô hỏi. "Ờcũng đại loại thế." "Ê, nghe này, tớvừa mới hỏi "Cậu có muốn biết thêm vềtớkhông?" Cậu trảlời cái kiểu gì vậy?" "Có, Midori, tớmuốn biết thêm vềcậu," tôi nói. "Thật chứ?" "Thật. Đúng thế." "Ngay cảnếu cậu sẽkhông dám nhìn vào những gì cậu sẽthấy chứ?" "Cậu tệ đến mức ấy cơà?" "À, vềmột mặt nào đó thôi, Midori nhăn mặt. "Tớmuốn uống nữa." Tôi gọi bồi và lấy thêm tuần rượu thứtư. Trong lúc chờ đợi, Midori tựa cằm vào lòng bàn tay đang chống trên mặt quầy. Tôi im lặng nghe Thelonious Monk đang chơi bài "Honeysuckle Rose". Có năm sáu khách nữa đang ngồi trong quán, nhưng chỉcó chúng tôi uống rượu. Mùi cà-phê thơm nức khiến cho nội thất tôi tối của quán có không khí rất ấm cúng. "Chủnhật này cậu rảnh không?" Midori hỏi. "Hình nhưtớ đã bảo cậu rồi. Chủnhật nào tớcũng rảnh. Cho đến khi phải đi làm vào lúc sáu giờchiều." "Ôkê, vậy Chủnhật này cậu đi chơi với tớnhé?" "Nhất định rồi," tôi nói. "Tớsẽ đến đón cậu ởkhu học xá vào buổi sáng, nhưng tớvẫn chưa biết chính xác giờnào. Ôkê không?" "Ôkê," tôi nói. "Không có vấn đềgì." "Nào, bây giờtớhỏi cậu: cậu có biết tớ đang thích làm gì ngay bây giờkhông?" "Chịu chết." "Thếnày nhé, đầu tiên, tớmuốn nằm xuống một cái giường to, rộng, êm ái. Tớmuốn thật thoải mái và say lơmơvà xung quanh không có tí cứt lừa nào, và tớmuốn có cậu nằm xuống cạnh tớ. Rồi thì từng tí một, cậu cởi quần áo tớra. Thật nhẹnhàng. Nhưkiểu mẹcởi quần áo cho một đứa con nhỏvậy. Thật là nhẹnhàng." "Hừmmm…" "Còn tớthì chỉviệc mặc kệvà lơmơsung sướng nhưthếcho đến lúc bỗng nhận ra chuyện gì đang diễn ra và hét lên "Thôi đi, Watanabe!" Và rồi tớnói "Tớthực sựthích cậu, Watanabe à, nhưng tớ đang có người khác rồi. Tớkhông thểlàm chuyện này". Tớrất nghiêm túc trong những việc nhưthếnày, cậu có tin hay không thì tuỳ, nhưng hay làm ơn dừng lại đi." Nhưng cậu không chịu dừng." "Đâu, tớsẽthôi ngay mà," tôi nói. "Không sao, chỉlà tưởng tượng mà. Rồi sau đó cậu làm ra mặt rất buồn thếnày này, và tớ thấy thương cậu quá và cốan ủi cậu. Nào, nào, tội nghiệp chưa này." "Đó là những cái cậu đang muốn làm ngay bây giờ đấy à?" "Đúng thế!" "Thôi chết tôi rồi!" Chúng tôi rời quán bar sau năm tuần vodka pha tonic. Lúc tôi định trảtiền, Midori vỗ mạnh tay tôi một cái rồi rút trong ví ra một tờmười ngàn Yên mới toanh. "Ôkê đi," cô nói. "Tớmới lĩnh tiền, và tớmời cậu kia mà. Tất nhiên, nếu cậu là một thằng phát xít nòi và nhất định không chịu để đàn bà trảtiền rượu cho cậu thì…" "Không, không, tớôkê mà." "Và tớcũng có đểcậu đút nó vào đâu." "Vì nó to và cứng quá," tôi nói. "Đúng rồi" Midori nói. "Vì nó to và cứng quá." Hơi say, Midori bước hụt một bậc và chúng tôi suýt ngã lộn xuống cầu thang. Lớp mây khiến trời âm u nay đã tan. Nắng muộn buổi chiều nhẹnhàng tràn ngập đường phố. Midori và tôi lang thang một lúc lâu. Cô nói muốn trèo cây, nhưng không may lại chẳng có cái cây nào trèo được ởShinjuku, còn công viên Hoàng Gia Shinjuku thì đã đóng cửa. "Chán thật," Midori nói. "Tớrất thích trèo cây." Chúng tôi tiếp tục đi bộvà ngó nghiêng các cửa hàng, và chẳng mấy chốc cảnh đường phố có vẻ đã thực hơn trước đối với tôi. "Tớmừng là đã chạm trán cậu," tôi nói. "Hình nhưtớ đã thích nghi hơn được một tí với thếgiới này rồi." Midori dừng ngay lại và nhìn tôi chăm chú. "Đúng thật," cô nói. "Mắt cậu bớt đờ đẫn hơn nhiều. Thấy chưa? Đi chơi với tớlà tốt cho cậu đấy." "Chắc chắn rồi," tôi nói. Đến năm rưỡi Midori nói cô phải vềnhà nấu cơm. Tôi bảo sẽlấy xe buýt vềhọc xá, và tiễn cô ra tận ga tàu điện. "Biết bây giờtớmuốn gì không?" Midori hỏi lúc chia tay. "Tớtuyệt đối không thểbiết cậu có thể đang nghĩgì," tôi nói. "Tớmuốn cậu với tớbịbọn cướp biển bắt. Chúng sẽlột trần truồng bọn mình, ép tụi mình úp mặt vào nhau rồi lấy dây cuốn chặt hai đứa lại." "Sao chúng lại làm thế?" "Bọn cướp bệnh hoạn mà," cô nói. "Cậu bệnh hoạn thì có," tôi bảo. "Sau đó chúng nhốt hai đứa mình vào hầm tàu và bảo, "Một tiếng nữa chúng tao sẽném bọn bay xuống biển, từgiờ đến đó hãy vui thú với nhau đi." "Rồi sao nữa?" "Thì chúng mình vui thú, lăn lộn khắp chỗ đó và giãy giụa với nhau." "Và đó là cái cậu đang muốn làm ngay bây giờ ư?" "Đúng thế." "Chết tôi rồi!" Tôi nói và lắc đầu. 2. Midori đến gọi tôi lúc chín rưỡi sáng Chủnhật. Tôi vừa mới thức giấc và còn chưa rửa mặt. Có đứa đập cửa tôi ầm ầm và gào lên "Ê, Watanabe, đàn bà đấy!" Tôi xuống sảnh dưới nhà và thấy Midori đang ngồi đó, bắt chân chữngũvà mặc một cái váy vải bò ngắn không thểtưởng tượng được, và đang ngáp. Sinh viên nào đi ăn sáng qua cũng phải chậm bước lại đểdán mắt vào đôi chân dài thon thảcủa cô. Quảthực là cô có đôi chân thật đẹp. "Tớ đến sớm quá phải không?" Cô hỏi. "Chắc cậu vừa mới dậy." "Cậu đợi tớmười lăm phút được không?" Cho tớrửa mặt cạo râu một cái." "Đợi thì không sao, nhưng bọn nó đứa nào cũng cứdán mắt vào chân tớ." "Thếcậu tưởng thếnào nữa, đến học xá nam mà mặc váy ngắn thếkia? Tất nhiên là chúng nó phải dán mắt rồi." "Ôi dào, thếcũng chẳng sao. Hôm nay tớcòn mặc đồlót oách nữa cơ- toàn màu hồng và có tua ten đủcả." "Thếlại càng tệ," tôi thởdài nói. Tôi trởvềphòng rửa mặt cạo râu thật nhanh, mặc một cái sơ-mi xanh da trời cổbẻcó khuy với một cái áo tây thểthao xám vải tuýt, rồi chạy xuống áp tải Midori ra cửa, toát mồ hôi lạnh. "Nói tớnghe, Watanabe," Midori nói, ngước nhìn các toà nhà trong khu học xá, "bọn con trai ở đây đứa nào cũng thủdâm xoành xoạch thếà?" "Có thể," tôi bảo. "Thếcác cậu có nghĩ đến gái lúc làm thếkhông?" "Tớnghĩlà có. Tớnghĩcó lẽkhông ai nghĩ đến thịtrường chứng khoán hoặc cách chia động từhoặc Kênh đào Suez trong lúc xoành xoạch thế đâu. Chắc chắn vậy. Tớchắc có lẽ tất cả đều nghĩ đến các cô gái thôi." "Kênh đào Suez ư?" "Là ví dụthế." "Nhưvậy tớcó thểcho rằng họnghĩ đến một cô gái cụthểnào đó, đúng không?" "Sao cậu không hỏi bồcủa cậu chuyện này?" Tôi nói "Sao tớlại phải giang giải những chuyện nhưthếnày cho cậu vào một buổi sáng Chủnhật" "Thì tớchỉtò mò thếthôi," cô nói. "Với lại, hắn sẽphát cáu nếu tớhỏi hắn những chuyện nhưthếnày. Hắn bảo con gái không được hỏi những chuyện ấy." "Một quan điểm hoàn toàn bình thường, tớxin nói nhưvậy." "Nhưng mà tớmuốn biết. Đây hoàn toàn chỉlà tò mò thôi. Con trai các cậu có nghĩ đến một cô gái cụthểnào trong lúc thủdâm không?" Tôi đành thua không né tránh được nữa. "Thếnày nhé, ít nhất thì tớlà nhưvậy. Tớkhông biết những người khác thếnào." "Thếcậu đã bao giờnghĩ đến tớtrong lúc làm thếchưa?" Nói thật xem nào. Tớsẽkhông giận đâu." "Chưa. Tớnói thật đấy," tôi thành thật đáp. "Tại sao chưa?" Tớkhông đủhấp dẫn sao?" "Ô cậu hấp dẫn quá đi chứ. Cậu xinh xắn, và những bộcánh sexy rất hợp với cậu." "Thếsao cậu lại không nghĩ đến tớ?" "Thếnày nhé, trước hết là tớcoi cậu là bạn, nên không muốn lôi kéo cậu vào những mộng tưởng tình dục của tớ, và thứhai là…" "Chắc hẳn cậu phải có một ai đó đểnghĩ đến rồi." "Cũng gần nhưvậy," tôi nói. "Cậu xửsựrất đàng hoàng trong những chuyện nhưthếnày," Midori nói. "Đó là cái tớ thích ởcậu. Nhưng dù sao, cậu có thểcho tớxuất hiện chỉmột lần rất nhanh thôi được không?" Tớmuốn được có mặt trong những mộng tình hoặc mơtưởng hoặc gì gì đó của cậu, muốn gọi là gì cũng được. Tớ đềnghịthếlà vì chúng mình là bạn nhau. Tớcòn biết đề nghịai khác được nữa? Tớkhông thểbước đến bất kì ai và nói "Khi ông xoành xoạch đêm nay, xin ông hay nghĩ đến em một giây thôi ông nhé". Chính vì tớcoi cậu là bạn nên tớmới đềnghịthế. Và tớmuốn cậu sẽkểlại cho tớbiết nó ra làm sao. Cậu biết đấy, cậu đã làm những gì và đại loại thế." Tôi thởdài. "Nhưng cậu không thểcho nó vào được. Bởi vì mình chỉlà bạn. Đúng không? Chỉcần cậu không cho nó vào thôi, còn thì cậu tha hồmuốn làm gì thì làm, muốn nghĩgì thì nghĩ." "Tớkhông biết, tớchưa bao giờlàm chuyện ấy với nhiều hạn chế đến thế," tôi nói. "Thếcậu chỉnghĩ đến tớthôi vậy, được không?" "Thôi được rồi, tớsẽnghĩ đến cậu." "Cậu biết không, Watanabe, tớkhông muốn cậu có ấn tượng sai, ví dụnhưtớlà một con dâm nữhoặc không thoảmãn hoặc trêu ngươi hay gì gì nữa tớkhông biêt. Tớchỉthấy rất quan tâm đến chuyện ấy thôi. Tớmuốn biết. Tớlớn lên xung quanh chỉtoàn con gái trong một trường nữsinh, cậu biết rồi. Tớmuốn biết bọn con trai nghĩgì và thân thểchúng ra sao. Mà không phải chỉlà những thứnhưtrong mấy tờphụtrương của đám tạp chí phụ nữkia đâu, mà phải thực sựlà những nghiên cứu thực tếkia." "Nghiên cứu thực tế ư?" tôi rên rỉ. "Cậu chỉphải làm một lần thôi. Hay nghĩ đến tớnhé, ôkê" "Ôkê, tớsẽthửxem, lần tới này tôi nói, và nghĩ đến một chiếc khăn tắm." Chúng tôi lấy tàu điện đi Ochanomizu. Khi đổi tàu ởShinjuku, tôi mua một cái bánh kẹp mỏng ởquầy nhà ga để ăn thay bữa sáng. Cà-phê bán kèm với cái bánh có mùi vịnhưmực in đun sôi. Sau sáng Chủnhật đầy những cặp vợchồng và gia đình con cái đi dã ngoại. Một bọn trẻtrai mặc đồng phục bóng chày chạy rầm rập trong toa. Nhiều cô gái trên tàu mặc váy ngắn, nhưng không có cái nào ngắn bằng cái của Midori. Thỉnh thoảng cô lại phải kéo nó xuống một tí. Một vài ông cứdán mắt vào đùi cô khiến tôi thấy rất lúng túng, nhưng Midori có vẻchẳng thèm đểý. "Có biết tớ đang thích làm gì bây giờkhông?" cô thầm thì khi chúng tôi đã đi được một lúc. "Chịu chết," tôi nói. "Nhưng xin cậu đừng có nói chuyện ấy ở đây nhé. Người ta nghe thấy đấy." "Chán thật. Chuyện này mới thật là hoang dại," Midori nói với một vẻthất vọng rõ ràng. "Thôi nào, tại sao mình đi Ochanimizu?" "Cứ đi rồi cậu sẽthấy." Xung quanh ga Ochanomizu có rất nhiều trường học, và Chủnhật thì khu vực này đông nghẹt trẻem đi học luyện thi. Midori đi ào ào qua đám trẻ ấy, một tay túm chặt quai túi khoác, tay kia túm chặt tay tôi. Rồi tựnhiên cô hỏi: "Watanabe này, cậu có phân biệt được thểgiả định hiện tại với giả định quá khứcủa động từtiếng Anh không?" "Có lẽ được," tôi nói. "Vậy tớxin hỏi cậu, những cái nhưthếthì có ích quái gì trong cuộc sống hàng ngày" "Chảcó gì cả," tôi nói. "Nó chẳng phục vụ được một mục đích cụthểnào, nhưng nó cũng cho cậu chút gì đó đểgiúp cậu nắm được mọi thứnói chung một cách có hệthống hơn." Midori bỏra chừng một khoảnh khắc đểsuy nghĩnghiêm túc vềchuyện đó. "Cậu tuyệt vời thật," cô nói. "Tớchưa bao giờnghĩ được nhưthế. Tớluôn cho những cái nhưgia định thức động từ hoặc toán vi phân tích phân hoặc các kí hiệu hoá học là toàn toàn vô bổ. Một thứphiền toái khó chịu. Và bấy lâu nay tớvẫn phớt lờchúng. Bây giờthì tớkhông biết là đời mình đã là cảmột sai lầm hay chưa đây." "Cậu phớt lờchúng?" "Ờ, Kiểu là, với tớ, chúng hoàn toàn không tồn tại. Tớkhông biết tí gì về"sin" hoặc "côsin" là ra làm sao nữa." "Không thểtin được? Làm sao mà cậu đỗ được phổthông? Làm sao cậu vào được đại học?" "Đừng giảbộngốc thế," Midori nói. "Không biết hết mọi thứthì cậu cũng vẫn thi đỗ được nhưthường! Cậu chỉcần có một chút trực cảm - mà trực cảm của tớthì khối. "Hãy chọn câu trảlời đúng trong ba câu dưới đây" Thếlà lập tức tớbiết ngay câu nào là đúng." "Trực cảm của tớkhông tốt nhưcủa cậu, nên tớphải có khảnăng hệthống hoá đến một mức nào đó. Giống nhưcon sáo thu nhặt những mảnh thuỷtinh vào một cái hốc cây vậy." "Nó có tác dụng gì không?" "Tớcũng chưa biết. Có thểnó giúp mình làm một vài thứgì đó dễdàng hơn." "Thứgì?" Cho tớmột ví dụxem nào?" "Nhưtưduy siêu hình chẳng hạn. Hay học nhiều thứngôn ngữmột lúc." "Thếthì có ích dụng gì?" "Cũng còn tuỳngười. Nó có thểích dụng với người này, nhưng lại không ích dụng với người khác. Nhưng chủyếu nó là chuyện đào luyện. Còn ích dụng gì hay không lại là chuyện khác. Nhưtớ đã nói." "Hừmmm," Midori có vẻrất ấn tượng. Cô dắt tay tôi đi xuống đồi. "Cậu biết không, Watanabe, cậu rất giỏi giảng giải mọi chuyện cho người khác hiểu đấy." "Tớcũng không biết," tôi nói. "Thực đấy. Tớ đã hỏi hàng trăm người vềchuyện ích dụng của giả định thức trong tiếng Anh, nhưng không ai trảlời tớrõ ràng và hay nhưcậu. Ngay cảmấy thầy dạy tiếng Anh cũng vậy thôi. Hoặc là họlúng túng, nổi cáu, hoặc cười trừ. Chẳng ai trảlời tớcho đàng hoàng cả. Giá có ai nhưcậu đã ởgần tớlúc tớcó thắc mắc, và giảng giải cho tớhẳn hoi, có lẽtớcũng đã có thểbiết quan tâm đến cái giả định thức ấy rồi. Rõ khốn nạn!" "Hừmmm," tôi nói. "Cậu đã bao giờ đọc Tưbản luận chưa?" "Rồi. Không đọc hết đâu, tất nhiên, mà chỉtừng phần thôi, nhưhầu hết mọi người." "Cậu có hiểu không?" "Tớcũng hiểu được chỗnày chỗkia, nhưng không hết. Cũng phải có đầu óc thếnào đó mới đọc được một cuốn nhưTưbản luận. Nhưng tớnghĩtớcũng hiểu được cái tưtưởng chung của chủnghĩa Mác. "Theo cậu, một sinh viên năm thứnhất vốn ít đọc sách thì có hiểu được Tưbản luận không nếu chỉ đọc nó mà không có ai hướng dẫn?" "Có lẽkhó tớcó thểnói vậy." "Cậu biết không, lúc mới vào đại học tớtham gia một câu lạc bộnhạc dân gian. Tớchỉ muốn hát. Nhưng tụi thành viên lại là một lũbịp bợm. Chỉnghĩ đến chúng nó là tớ đã nổi da gà. Điều đầu tiên chúng nói với cậu khi cậu gia nhập câu lạc bộlà cậu phải đọc Mác. "Nhớ đọc trang này với trang này cho lần họp mặt sau nhé". Có đứa lên lớp hẳn một bài vềchuyện dân ca phải gắn liền với xã hội và phong trào cấp tiến nhưthếnào. Được rồi, tớ nghĩbụng, đọc thì đọc sợchó gì, và hăng hái vềnhà làm liền, nhưng chẳng hiểu một tí gì cả. Còn tệhơn cảgiả định thức nữa. Được ba trang thì tớ đầu hàng. Nhưmột hướng đạo sinh "thật thà", tớ đến cuộc họp tuần sau đó và nói tớ đã đọc nhưng không thểhiểu được. Từ đó trở đi chúng nó coi tớnhưmột con ngốc. Chúng bảo tớkhông có ý thức phê phán về đấu tranh giai cấp, rằng tớlà một kẻtàn tật vềmặt xã hội. Nghĩa là nghiêm trọng thật chứ chẳng chơi. Mà tất cảchỉvì tớnói tớkhông hiểu được một cuốn sách. Cậu thấy chúng có kinh khủng không?" "Ờ," tôi nói. "Và những cái gọi là thảo luận của chúng cũng kinh khủng luôn. Ai cũng đao to búa lớn và giảvờnhưthông thạo tình hình lắm. Nhưng tớthì hễkhông hiểu cái gì là tớhỏi luôn. "Tình trạng bóc lột đếquốc mà các cậu đang nói đến ấy là cái gì vậy" Nó có dính dáng gì đến Công ty Đông Ấn không?" "Có phải tiêu diệt tập đoàn công nghiệp-giáo dục có nghĩa là chúng ta sẽkhông được làm việc cho một công ty sau khi tốt nghiệp không?" Đại loại những chuyện nhưthế. Nhưng không đứa nào muốn giai thích gì cho tớcả. Tệhơn nữa, chúng lại còn nổi giận nữa chứ. Cậu có tin được không?" "Có tớtin được," tôi nói. "Một thằng quát vào mặt tớ, "Đồchó cái ngu xuẩn, làm sao mày sống được với một bộóc rỗng tuếch nhưthế?" Mẹkiếp, thếlà xong. Tớkhông chịu nổi nữa. Ôkê, cứcho là tớkhông thông minh đi. Tớthuộc giai cấp lao động. Nhưng chính giai cấp lao động làm cho thếgiới này tiến lên, và chính giai cấp lao động là người bịbóc lột. Cách mạng kiểu gì mà chỉbiết đao to búa lớn những lời lẽmà người lao động không thểhiểu được thế? Thứcách mạng xã hội chó gì vậy? Nghĩa là, tớcũng thích làm cho thếgiới này tốt đẹp hơn chứ. Nếu có ai đó thực sựbịbóc lột, mình sẽra tay chấm dứt chuyện đó chứ. Tớtin chuyện ấy, và vì thếmà tớmới thắc mắc. Tớ đúng hay sai nào?" "Cậu đúng." "Chính thếmà tớvỡnhẽngay. Lũkhốn kia là rởm hết. Chúng chỉnhăm nhăm phách lối với tụi con gái mới gặp bằng những từhoa mỹtrong khi thò tay tốc váy bọn này mà thôi. Và khi tốt nghiệp, chúng sẽcắt tóc ngắn và xếp hàng đi làm cho Mitsubishi hoặc IBM hoặc Ngân hàng Fuji. Chúng sẽcưới những cô vợxinh xắn không bao giờ đọc Mác và đẻra những đứa con với những cái tên hoa mỹnghe phát lộn mửa. Tiêu diệt tập đoàn công nghiệp-giáo dục nhưvậy ư? Đừng có làm trò cười với tôi! Mà bọn thành viên mới cũng tệ chẳng kém. Chúng cũng chẳng hiểu cái mẹgì, nhưng cứgiảvờthếvà cười vào mặt tớ. Sau buổi họp, chúng bảo "Đừng có ngốc thế! Cậu không hiểu thì đã làm sao?" Cứviệc đồng ý với mọi người là xong". Mà này, Watanabe, tớcòn có chuyện muốn phát điên hơn thếnữa. Muốn nghe không?" "Có chứ, sao lại không." "Ôkê, một lần chúng triệu tập một cuộc họp chính trịvào tối khuya, và bảo mỗi đứa con gái phải làm hai mươi cái bánh bột gạo để ăn đêm hôm đó. Mẹkiếp, còn nói phân biệt nam nữchó gì nữa? Nhưng tớquyết định cứim mồm một lần ấy xem sao, và đến họp nhưmột con ngoan ngoãn với đủhai mươi cái bánh, đầy đủcảnhân trong lẫn ruốc ngoài. Và cậu biết tớ được gì không?" Sau đó chúng nó chê là nhân bánh của tớkhông đủvị, và tớkhông mang thêm cái gì để ăn kèm với bánh cả! Bọn con gái khác thì nhồi vào bánh của chúng cả cá hồi với cá tuyết, và chúng đem theo cảnhững miếng trứng rán dày cộp. Tớnổi giận đến mức không nói được! Bọn cách mạng cuồng này tưởng chúng là ai mà dám chê bai nhưvậy chứ? Nhẽra chúng phải biết ơn vì đã có bánh mà ăn. Cứnghĩ đến bọn trẻcon đang chết đói ở Ấn Độmà xem!" Tôi phì cười. "Rồi cái câu lạc bộ ấy của cậu ra làm sao?" "Tháng Sáu thì tớbỏ, tớtức quá," Midori nói. "Hầu hết những loại sinh viên ấy đều hoàn toàn rởm hết. Chúng sợnhất là có ai phát hiện chúng chẳng biết cái mẹgì cả. Tất cảbọn chúng đều chỉ đọc một loại sách và nỏmồm một loại khẩu hiệu, và chúng thích nghe nhạc John Coltrane với xem phim Pasolini. Cậu gọi thếlà "cách mạng" ư?" "Ê đừng hỏi tớ, tớchưa thấy một cuộc cách mạng nào bao giờ." "Mẹkhỉ, nếu đó là cách mạng thì vứt mẹnó đi. Chúng có thểsẽbắn tớvì đã làm nhân bánh không đủvị. Chúng cũng có thểbắn cậu vì hiểu được giả định thức." "Có thểlắm." "Tin tớ đi, tớbiết tớ đang nói gì. Tớlà giai cấp lao động. Kiểu gì thì giai cấp lao động vẫn cứsống cơhàn trong những hốcứt cú mà thôi. Mà cách mạng là cái gì chứ? Chắc chắn là nó không phải chỉthay cái tên của toà thịchính đâu. Nhưng bọn khốn kia không hiểu chuyện đó bọn khốn to mồm ấy! Nói tớnghe, Watanabe, đã bao giờcậu thấy một thằng phòng thuếchưa?" "Chưa bao giờ." "Còn tớthì rồi. Biết bao nhiêu lần rồi. Chúng xông thẳng vào nhà và phách lối om sòm. "Cuốn sổcái này là gì đây?" "Tôi muốn xem tất cảhoá đơn của ông ngay bây giờ". Trong khi đó thì gia đình tớchúi ởmột xó, và đến bữa tối thì phải đãi chúng sushi hảo hạng - mang đến tận nhà. Nhưng tớcũng phải nói với cậu rằng bốtớkhông bao giờgian lận thuế. Ông ấy là vậy đấy, một người cổlỗngay thẳng nhưmột mũi tên. Nhưng đừng có hòng nói điều đó với bọn phòng thuế. Chúng chỉcó một việc là đào bới, đào bới, đào bới. "Thu nhập chỗnày hơi thấp đấy, có phải không?" Mẹkiếp, không kiếm ra tiền thì thu nhập phải thấp thếchứlàm sao! Tớnhững muốn gào lên: "Đi chỗkhác mà kiếm chác đi!" Cậu nghĩnếu có cách mạng rồi thì thái độbọn phòng thuếcó khác đi không?" "Tớnghi lắm, rất nghi." "Thếlà xong. Tớsẽkhông tin bất kì một thứcách mạng khốn kiếp nào nữa. Tớsẽchỉtin tưởng vào tình yêu thôi." "Hoà bình," tôi nói. "Vì Hoà bình," Midori phụhoạ. "Mà này, chúng mình đang đi đâu vậy?" tôi hỏi. "Đến bệnh viện," cô nói. "Bốtớ ở đó. Hôm nay là phiên tớ ởvới ông ấy cảngày." "Bốcậu? Tớtưởng ông ấy ởUruguay?" "Tớnói phét đấy," Midori nói bằng một giọng tỉnh khô "Bốtớsuốt đời kêu gào đi Uruguay, nhưng chẳng bao giờ đi được. Đi khỏi Tokyo cũng còn khó với ông ấy nữa là." "Tình hình ông ấy có tệlắm không?" Tôi hỏi. "Chỉcòn là vấn đềthời gian nữa thôi," Midori nói. Chúng tôi im lặng bước. "Tớbiết tớ đang nói gì. Mẹtớcũng bịnhưvậy. U não. Cậu có tin được không, mẹtớchết mới có hai năm, và bây giờthì bốtớcũng bịnhưvậy." Hành lang Bệnh viện Đại học ầm ĩvà đầy những người vào thăm cuối tuần cùng những bệnh nhân nhẹ, và chỗnào cũng thoang thoảng cái mùi đặc biệt của bệnh viện, một hỗn hợp của mùi thuốc khửtrùng, mùi hoa của khách vào thăm, mùi nước tiểu và chăn nệm, trong lúc đám hộlí chạy đi chạy lại với tiếng gót giày khua lóc cóc. BốMidori nằm gần phía cửa trong một phòng hai giường. Nằm dán trên giường, trông ông nhưmột con vật nhỏbé bịtửthương. Ông nằm nghiêng, đờ đẫn, cánh tay trái bỏthõng bất động và có cắm kim truyền ven. Ông nhỏvà gày gò, và có vềchỉcó thểteo tóp nữa mà thôi. Đầu ông cuốn băng trắng, và hai cánh tay nhợt nhạt lỗchỗnhững vết tiêm thuốc hoặc truyền ven. Đôi mắt hé mởcủa ông dán vào một điểm cố định trong không gian, hai con ngươi đầy những tia máu ấy dịch vềphía chúng tôi khi hai đứa bước vào phòng. Chúng tập trung vào chúng tôi chừng mươi giây, rồi lại dịch vềchỗcũ. Nhìn đôi mắt ấy ta có thểbiết ông sắp chết. Da thịt ông không còn dấu hiệu gì của sựsống, chỉvương lại chút dưâm của nó mà thôi. Thân thểông nhưmột ngôi nhà cũ ọp ẹp mà đồ đạc bên trong đã dọn hết đi rồi đểchờngày bịdỡbỏhoàn toàn. Xung quanh cặp môi khô nẻ, những đám râu đâm lên tua tủa nhưcỏdại. Vậy là, tôi thầm nghĩ, ngay cảsau khi ngần ấy sinh lực của một người đàn ông đã tiêu tan, râu người ấy vẫn cứmọc. Midori chào một ông béo nằm trên giường gần cửa sổông ta gật đầu và mỉm cười, có vẻ không nói được. Ông ta húng hắng ho, rồi sau khi nhấp mấy ngụm nước trong một cái cốc thuỷtinh đểcạnh gối, ông dịch người nằm nghiêng quay mặt ra cửa sổ. Bên ngoài chiếc cửa sổ ấy có thểnhìn thấy một cái cột điện với mấy đường dây mắc qua, không còn gì khác, ngay cảmây trên trời cũng không có. "Bố ơi, bốthấy thếnào ạ?" Midori nói, ghé sát vào tai bốnhư đang thửmicro. "Hôm nay bốthấy thếnào ạ?" Ông bốmáp máy môi. "Không tốt", ông nói, nhưng không phát âm thành chữmà chỉnhư ọ ẹtrong cổhọng. "Đầu" ông nói. "Bố đau đầu ạ?" Midori hỏi. "Ờ" ông đáp, rõ ràng không thểphát âm quá hai chớmỗi lần. "Cũng phải thôi ạ," Midori nói, "Bốvừa mới mổcả đầu ra mà. Tất nhiên là phải đau rồi. Khổthật, nhưng phải ráng thôi bố ạ. Đây là bạn con, Watanabe." "Cháu chào bác ạ," tôi nói. BốMidori hé môi rồi lại ngậm miệng lại. Midori chỉvềphía một cái ghếnhựa dưới chân giường và bảo tôi ngồi. Tôi làm theo. Midori cho bốuống nước rồi hỏi ông có muốn ăn một tí hoa quảhoặc mứt không. "Không" ông nói, và khi Midori nài ông phải ăn cái gì đó thì ông nói "ăn rồi." Trên cái bàn đêm cạnh đầu giường có một cái chai, một cái cốc, một cái đĩa và một cái đồng hồnhỏ. Midori lấy từtrong một túi giấy to dưới gầm bàn ra mấy bộquần áo ngủ, đồ lót và vài thứkhác, vuốt phẳng chúng và cất vào cái tủ ởcạnh cửa. Dưới đáy túi là thức ăn cho bệnh nhân: hai quảbưởi, thạch hoa quả, và ba củdưa chuột. "Dưa chuột! Sao lại có dưa chuột ở đây nhỉ?" Midori hỏi. "Không biết chịtớnghĩgì nữa. Tớ đã dặn trên điện thoại là phải mua những gì, và chắc chắn tớkhông nói đến dưa chuột! Đáng nhẽchị ấy phải mua kiwi kia." "Có thểchịcậu nghe nhầm," tôi nói. "Ờcó thể, nhưng nếu bà ấy suy nghĩmột tí thì biết ngay là không nên mua dưa chuột. Bệnh nhân mà ngôi trên giường gặm dưa chuột sống ư?" Bố ơi, bốcó ăn dưa chuột không?" "Không," bốMidori nói. Midori ngồi cạnh đầu giường kểcho bốnghe những mẩu tin tức ở nhà. Cái màn ảnh TV bịnhiễu và cô đã gọi thợ đến chữa; bà cô ởTakaido mấy hôm nữa sẽ đến thăm; ông nha sĩMiyawaki bịngã xe đạp; những chuyện nhưvậy ông bố ậm ừnghe. "Bốkhông muốn ăn gì thật à?" "Không?", ông đáp. "Thếcậu thì sao, Watanabe, ăn mấy múi bưởi nhé" "Không?", tôi nói. Mấy phút sau, Midori dẫn tôi ra phòng TV và ngồi trên sô-pha hút thuốc. Ba bệnh nhân mặc quần áo ngủcũng đang hút thuốc ở đó và xem một chương trình đàm luận chính trịgì đó. "Này," Midori thì thầm với một cái nháy mắt. "Lão già có cặp nạng kia đã nhìn chân tớ suốt từlúc mình mới vào. Cái lão đeo kính mặc bộ đồmàu xanh nước biển ấy." "Cậu mặc cái váy nhưthếthì còn mong gì nữa nào?" "Nhưng mà thếmới thích. Tớcuộc là bọn họ đều đang chán chường cả. Thếnày có khi lại tốt cho họ. Biết đâu bịkích thích lại giúp họnhanh khá hơn." "Với điều kiện nó không có tác dụng ngược lại." Midori dán mắt vào làn khói bốc lên từ điếu thuốc của mình. "Cậu biết không," cô nói, "bốtớkhông phải là người xấu nhưthế đâu. Nhiều khi tớcáu với ông ấy vì ông ấy nói những điều thật kinh khủng, nhưng tận đáy lòng thì ông ấy rất trung thực và rất yêu mẹtớ. Theo lối riêng của mình, ông ấy sống với tất cảnhiệt tình và sức lực của ông ấy. Có thểlà ông ấy hơi yếu đuối, và không hềcó tí đầu óc làm ăn nào, và mọi người cũng không ưa ông ấy lắm, nhưng ông ấy còn tốt bằng vạn những kẻlừa đảo và dối trá chỉbiết đi quanh mơn trớn mọi thứbởi vì chúng cứtrơn nhưlươn thếthôi. Cũng nhưông ấy, tớcó tật đã nói cái gì thì không chịu nuốt lời, nên hai bốcon cãi nhau nhiều lắm, nhưng quảthật ông ấy không phải là người xấu." Midori cầm lấy tay tôi nhưnhặt cái gì đó ai đánh rơi ngoài phốvà đặt nó vào lòng cô. Nửa bàn tay tôi nằm trên váy, nửa còn lại chạm lên đùi cô. Cô nhìn vào mắt tôi một lúc lâu. "Xin lỗi đã đem cậu đến một chỗnhưthếnày," cô nói, "nhưng cậu có thể ởlại đây với tớ một lúc nữa không?" "Tớsẽ ởvới cậu cảngày nếu cậu muốn," tôi nói. "Cho đến năm giờ. Tớthích có cậu ởcạnh, va lại tớcũng chẳng có việc gì khác." "Chủnhật cậu thường làm những gì?" "Giặt giũ," tôi nói, "và là quần áo." "Tớchắc cậu không muốn kểcho tớnhiều vềcô ấy, bạn gái của cậu ấy." "Ờcó lẽvậy. Rắc rối lắm, với lại, có lẽtớcũng chẳng giải thích được đâu." "Ôkê mà. Cậu không phải giải thích gì cả," Midori nói. "Nhưng cậu có cho phép tớnói ra những điều tớtưởng tượng vềchuyện của cậu không?" "Có sao đâu, cậu nói đi. Tớnghĩcậu tưởng tượng chuyện gì cũng hay cả." "Tớnghĩ đó là một bà đã có chồng." "Thếà?" "Ừ, bà ấy băm hai băm ba gì đó, giàu có, đẹp đẽ, mặc áo lông, đi giày hiệu Charles Jourdan, đồlót lụa, thèm khát tình dục và thích làm đủnhững trò lạlẫm. Hai người các cậu gặp nhau các buổi chiều trong tuần và nuốt chửng thân xác nhau. Nhưng chồng bà ấy lại ởnhà Chủnhật nên cậu không thểgặp được nàng. Có đúng không nào?" "Hay! Rất thú vị đấy." "Bà ấy bắt cậu phải trói và bịt mắt bà ấy lại rồi liếm hết từng xăng-ti-mét vuông trên thân thểbà ấy. Rồi bà ấy còn bảo cậu đút cảnhững thứkì lạvào bà ấy nữa và bà ấy làm đủ những tưthếkì dịkhông khác gì một diễn viên uốn dẻo rồi cậu thì chụp ảnh bà ấy bằng một cái máy Polaroid lấy ảnh ngay." "Nghe vui nhỉ." "Bà ấy thèm khát chuyện ấy suốt ngày đêm, và nghĩra trò gì là phải làm cho bằng được. Và ngày nào bà ấy cũng chỉnghĩcó thế. Bà ấy rỗi việc, nên lúc nào cũng dựtính: Hừmm, lần sau Watanabe đến, mình sẽlàm thếnày, làm thếnọ. Cậu lên giường và thếlà bà ấy phát cuồng lên, thử đủmọi tưthếvà mỗi tưthếphải sướng đến ba lần. Và bà ấy nói với cậu, "Chẳng phải là tôi có một tấm thân tuyệt cú đó hay sao?" Cậu không thểthoảmãn với bọn gái trẻ được nữa đâu. Gái trẻkhông làm thếnày với cậu, đúng không?" Hoặc thế này nữa. Sướng chưa nào" Nhưng mà cậu vẫn chưa ra!" Tôi phì cười: "Cậu xem phim con heo nhiều quá rồi!" "Cậu biết tớthích nhất cái gì khi xem phim con heo không?" Không dám đoán đâu." "Mỗi lần bắt đầu một cảnh làm tình, cậu có thểnghe thấy tiếng "Uạp!" một cái khi tất cả mọi người trong rạp đều nhất loạt nuốt nước bọt," Midori nói. "Tớyêu cái tiếng "Uạp!" ấy! Nghe nó thật ngọt ngào!" Trởlại phòng bệnh, Midori lại tuôn ra một tràng với bốcô, và ông ta lại ậm ừ đáp hoặc nằm lặng thinh. Quãng mười một giờ, bà vợông béo đến thay quần áo cho ông ta, bóc quả cho ông ta ăn và những thứlinh tinh khác. Bà có bộmặt tròn trịa trông có vẻrát tốt bụng. Bà và Midori rì rầm to nhỏvới nhau đủthứchuyện. Một hộlí đem một lọtruyền ven mới vào và trao đổi chút ít với Midori và bà vợtrước khi rời khỏi phòng. Tôi đểmắt mình thơ thẩn nhìn quanh phòng rồi ra ngoài cửa sổvềphía cái cột điện. Thỉnh thoảng lại có chim sẻ bay đến đậu trên dây điện. Midori nói chuyện với bố, lau mồhôi trán cho ông, giúp ông khạc đờm vào khăn giấy tán dóc với bà vợông bệnh nhân cùng phòng và chịhộlí, thỉnh thoảng lại nói với tôi mấy câu, và đểmắt đến cái van truyền ven. Bác sĩ đến kiểm tra tình trạng bệnh nhân lúc mười một rưỡi. Tôi với Midori ra đợi ngoài hành lang. Khi ông bác sĩra khỏi phòng, Midori hỏi ông vềtình trạng của bố. "À, ông cụvừa mổxong, lại phải dùng thuốc giảm đau, nên phải nói thật là cụhơi kiệt sức," ông bác sĩnói. "Phải hai ba ngày nữa tôi mới đánh giá được kết quảcủa ca mổnày. Nếu tốt thì cụsẽôkê, còn không thì lúc đó chúng tôi sẽphải có quyết định khác." "Bác sĩsẽkhông mổ đầu bốtôi ra nữa chứ ạ?" "Bây giờthì tôi chưa thểnói được," ông bác sĩnói. "Trời đất, cái váy cô đang mặc kia mới thật là váy!" "Hay chứ, phải không ạ?" "Thếtrên cầu thang thì cô làm gì?" ông bác sĩhỏi. "Chẳng có gì đặc biệt. Cháu cứphơi cảra thếthôi," Midori nói. Chịhộlí cười khẩy một tiếng sau lưng ông bác sĩ "Lạthật. Cô phải đến đểchúng tôi mổ đầu cô ra xem đang có gì ởtrong mới được. Hãy làm ơn giúp tôi một việc: cô hay dùng thang máy khi còn ởbệnh viện này. Tôi không thểcó thêm bệnh nhân nữa được. Tôi đã bận lắm rồi." Sau chuyến đi tua của bác sĩmột lúc thì đến giờ ăn trưa. Một hộlí đi đến từng phòng, đẩy theo một chiếc xe xếp đầy các suất ăn. BốMidori được một suất có cháo, hoa quả, cá luộc rút xương, và rau nghiền thành một món nhưtương thạch. Midori lật cho ông nằm ngửa ra rồi dựng ông lên bằng cách quay một cái tay quay ởphía chân giường. Cô cho ông ăn cháo bằng thìa. Được năm sáu thìa thì ông quay mặt đi và nói "thôi." "Bốphải ăn ít nhất cho hết chỗnày," Midori nói. "Đểsau," ông bảo. "Bốnày! Nếu bốkhông ăn hẳn hoi thì làm sao lại sức được" cô nói. "Bố đã muốn đi đái chưa?" "Chưa," ông nói. "Ê Watanabe, mình xuống nhà ăn đi." Tôi đồng ý, nhưng thực tình không thấy muốn ăn tí nào. Nhà ăn đông nghẹt những bác sĩ hộlí và khách đến thăm. Những dãy bàn ghếkéo dài chật hết cảgian hầm ngầm khổng lồ không cửa sổvà tất cảnhững cái miệng kia đều như đang mải ăn mải nói, tất nhiên là toàn chuyện bệnh tật, giọng người vang vang nhưtrong một con đường hầm. Thỉnh thoảng loa phóng thanh lại phá tan bầu không khí ấy bằng mấy lời gọi bác sĩhoặc hộlí đi có việc. Trong lúc tôi đi tìm và giữchỗngồi, Midori đi mua hai suất ăn và đem tới trên một chiếc khay nhôm. Chảcá với nước xốt kem, rau trộn khoai tây, bắp cải thái chỉ, rau luộc, cơm trắng và súp đậu tương: những món này xếp trên khay trong những cái đĩa nhựa trắng hệt nhưsuất cơm của bệnh nhân. Tôi ăn khoảng nữa suất thì bỏ. Midori có vẻrất ngon miệng cho đến tận miếng cuối cùng. "Không đói à?" Cô hỏi, miệng nhấp trà nóng. "Không đói thật," tôi nói. "Bệnh viện đấy mà," cô nói, mắt nhìn khắp xung quanh. "Ai chưa quen cũng đều thếcả. Mùi mẽ, âm thanh, không khí tù đọng, mặt mũi bệnh nhân, lo âu, cáu bẳn, thất vọng, đau đớn, mệt mỏi - đó là nguyên nhân. Chúng thắt lấy bụng và làm mất hết dịch vị. Nhưng khi đã quen thì không có vấn đềgì. Với lại, cậu không thểchăm người ốm nếu không ăn uống tửtế. Thật đấy! Tớbiết tớ đang nói gì vì tớ đã phải chăm ông tớ, bà tớ, mẹtớ, và bây giờlà bốtớ. Không thểbiết lúc nào mình sẽkhông kịp ăn nữa, nên hễ ăn được là phải ăn cho hẳn hoi." "Tớhiểu điều cậu nói," tôi bảo. "Họhàng đến thăm và họ đều ăn với tớ ở đây, và họluôn bỏmứa đến nữa suất, hệt như cậu. Và họluôn mồm bảo "Ôi chao, Midori, thật tuyệt là cháu ăn ngon miệng được thế. Bác buồn quá không thể ăn được". Nhưng đừng có vớvẩn thếnghe chưa, tớmới là người thực sựphải chăm sóc bệnh nhân! Họchỉghé qua đểbày tỏchút cảm tình mà thôi. Tớmới là đứa chùi đít, lấy đờm và lau trán. Nếu tình cảm có thểchùi đít được thì tớcòn tình cảm gấp năm mươi lần mấy người kia! Ấy thếmà khi họthấy tớ ăn hết suất thì họnhìn tớbằng con mắt nhưthếvà nói "Ôi chao, Midori, cháu ăn uống khỏe thật đấy!" Họtưởng tớlà cái gì hả? Một con lừa kéo xe chăng? Họ đều đủgià đểhiểu đời là thếnào, mà sao còn ngu đến thế? Đao to búa lớn thì dễlắm, nhưng quan trọng là có dọn cứt được không kia. Tớcó thể bịtổn thương, cậu biết không? Tớcũng kiệt sức nhưbất kì ai. Và tớcũng buồn đến mức phát khóc nữa. Cậu hiểu không? Cậu hãy thửnhìn một lu bác sĩxúm vào mổ đầu người ta ra khi chẳng còn hy vọng gì cứu được người ấy nữa, rồi chọc chọc ngoáy ngoáy ởtrong đó, rồi làm đi làm lại, và lần nào cũng chỉlàm cho người ta tồi tệhơn và điên rồhơn, thì cậu mới hiểu tâm trạng của tớ! Và chưa hết, cậu còn phải thấy tiền dành dụm của cậu cứhao đi tửng ngày. Tớkhông biết mình có đủsức học thêm ba năm rưỡi đại học nữa không đây còn chịtớthì chắc chắn là không thểlàm đám cưới trong cảnh này được nữa rồi." "Mỗi tuần cậu đến đây mấy ngày?" tôi hỏi. "Thường là bốn," Midori nói. "Chỗnày vẫn nói là họcó dịch vụhộlí toàn phần, và hộlí của họcũng tốt, nhưng họcó quá nhiều bệnh nhân. Gia đình phải có người vào lo những việc họkhông làm xuểmới được. Chịtớthì phải trông cửa hàng, tớthì phải học. Thếmà chị ấy vẫn đến đây được ba ngày một tuần, còn tớthì bốn. Rồi thì bọn tớcũng tranh thủ vào thêm lúc này lúc khác nữa. Cứtin tớ đi, lịch bọn tớkín mít hết cả!" "Cậu bận nhưthếmà sao vẫn đi chơi được với tớ?" "Vì tớthích đi chơi với cậu," Midori nói, tay nghịch cái cốc nhựa. "Cậu ra ngoài đi dạo lấy một hai tiếng đi," tôi nói. "Tớsẽtrông ông cụcho cậu." "Tại sao?" "Cậu cần ra khỏi bệnh viện và thưgiãn một mình – đừng nói gì với ai cả, để đầu óc sảng khoái ra thôi." Midori nghĩmột lúc rồi gật đầu. "Hừmm, có lẽcậu nói phải. Nhưng cậu có biết làm không? Chăm bốtớ ấy?" "Tớ đã quan sát rồi. Tớ đã hiểu kha khá công việc ấy. Kiểm tra van truyền này, cho cụ uống nước này, lau mồhôi này, và đểcho cụkhạc đờm ra nữa. Cái bô thì ởdưới gầm giường, và nếu cụ đói thì tớsẽcho cụ ăn nốt suất cơm trưa. Còn có cái gì tớkhông biết thì tớsẽhỏi hộlí." "Tớnghĩthếlà được rồi," Midori nói với một nụcười "Còn có một thứnữa thôi. Ông cụ bắt đầu lẩn thẩn rồi, nên thỉnh thoảng sẽnói linh tinh những thứkhông ai hiểu được. Cậu đừng phiền nếu cụlàm vậy." "Tớkhông sao mà," tôi nói. 3. Trởlại phòng, Midori bảo bốrằng cô phải lo mấy việc và rằng tôi sẽtrông cụtrong lúc cô đi vắng. Ông cụcó vẻchẳng có gì đểnói vềviệc này. Cũng có thểnó chẳng có nghĩa gì với ông. Ông chỉnằm ngửa ở đó, mắt dán lên trần nhà. Nếu thỉnh thoảng mắt ông không chớp thì người ta có thểnghĩlà ông đã chết. Mắt ông đỏngầu nhưthểvừa uống rượu say, và mỗi lần ông hít một hơi dài thì hai cánh mũi lại nởra một chút. Ngoài ra thì ông không động cựa tí gì hết, và cũng chẳng cốsức đáp lại Midori lời nào. Tôi không thể đoán biết ông đang nghĩgì hoặc cảm thấy gì trong những tầng sâu thẳm của cõi thức. Sau khi Midori đã đi, tôi tưởng mình có thểthửchuyện trò với bốcô, nhưng tôi không biết nói gì và nói nhưthếnào, nên đành giữim lặng. Chẳng mấy chốc, ông cụnhắm mắt lại và ngủthiếp đi. Tôi ngồi trên chiếc ghế đẩu cạnh đầu giường và theo dõi những động đậy thi thoảng cửa cánh mũi ông, hy vọng miên man rằng ông sẽkhông chết lúc bấy giờ. Sẽlạlùng biết bao, tôi nghĩbụng, nếu người đàn ông này thởhơi cuối cùng khi có tôi bên cạnh. Dù sao thì tôi cũng mới gặp ông lần đầu tiên trong đời và cái duy nhất đem chúng tôi lại với nhau là Midori, một cô gái tôi tình cờgặp gỡtrong lớp Lịch sửsân khấu. Nhưng ông cụkhông chết, chỉngủyên ở đó. Ghé sát tai vào mặt cụ, tôi có thểnghe tiếng thởyếu ớt của cụ. Tôi không căng thẳng nữa và quay sang hỏi chuyện bà vợông giường bên cạnh. Bà ta chỉ nói vềMidori, cho rằng tôi là bạn trai của cô. "Cô ấy là một cô gái thực sựtuyệt vời," bà nói. "Cô ấy chăm sóc bốrất chu đáo; cô ấy tốt bụng, dịu dàng, nhạy cảm và chắc chắn, và cô ấy lại xinh đẹp nữa. Cậu hãy đối xửvới cô ấy cho đúng đắn. Đừng bao giờ đểmất cô ấy. Cậu không thểtìm thấy ai nhưcô ấy nữa đâu." "Cháu sẽ đối xửtốt với cô ấy," tôi nói, không muốn đi sâu hơn. "Tôi có một con trai và một con gái ởnhà. Thằng con trai mười bảy, con gái hai mốt, thế mà không đứa nào nghĩ đến chuyện đến bệnh viện thăm bốbao giờ. Hễtan học là chúng nó tếch đi lướt ván hoặc bồbịch hoặc gì gì đó ai biết được. Chán thế đấy. Chúng chỉbiết moi tiền mẹrồi biến." Một giờrưỡi thì bà ta ra ngoài đi mua sắm vài thứ. Cảhai người đàn ông đều ngủsay. Nắng chiều dìu dịu tràn ngập gian phòng, và tôi cảm thấy nhưmình có thểbập bềnh trôi đi bất kì lúc nào khi ngồi vắt vẻo trên chiếc ghế đẩu ấy. Những bông cúc vàng và trắng trong chiếc bình trên bàn cạnh cửa sổnhắc nhởrằng trời đã sang thu. Trong không khí có mùi thơm của món cá luộc còn lại từbữa trưa. Đám hộlí vẫn lóc cóc lên xuống ngoài hành lang, nói chuyện với nhau bằng những giọng khúc triết dễnghe. Thỉnh thoảng họlại ngó vào phòng rồi nởvới tôi một nụcười khi thấy cảhai bệnh nhân đều đang ngủ. Tôi ước có cái gì để đọc, nhưng trong phòng không có sách báo tạp chí gì, chỉcó mỗi một tờlịch treo trên tường. Tôi nghĩ đến Naoko. Tôi tưởng đến lúc nàng trần trụi, chỉcó dải buộc tóc trên đầu. Tôi nhớ đến đường cong chỗthắt lưng nàng và bóng tối chỗlông mu nàng. Tại sao nàng lại phô bày cho tôi xem nhưthế? Nàng mộng du chăng? Hay đó chỉlà ảo mộng của tôi? Thời gian cứ trôi đi và cái thếgiới nhỏbé ấy lại lùi xa dần ra, và tôi càng không chắc chuyện đêm ấy có thực diễn ra hay không. Nếu tôi tựnhủnó là thực thì tôi tin là nó có thực. Nếu tôi tựnhủ đó chỉ ảo mộng, nó lại có vẻlà ảo mộng thật. Nó quá rõ và quá chi tiết đểcó thể ảo mộng, mà lại quá hoàn chỉnh và đẹp đẽ đểcó thểlà thực: Tấm thân của Naoko và ánh trăng ấy. BốMidori bỗng nhiên thức dậy và bắt đầu ho, khiến giấc mộng ngày của tôi chấm dứt. Tôi giúp ông khạc đờm vào một miếng giấy lau mặt, và lấy khăn lau trán cho ông. "Ông có muốn uống nước không ạ?" Tôi hỏi, và được đáp lại bằng một cái gật đầu chừng bốn mi-li-mét. Tôi giữcái chai nước thuỷtinh nhỏ đểông có thểnhấp từng tí một, cặp môi khô run run, cổhọng lẩy bẩy. Ông uống hết sạch chỗnước âm ấm trong chai. "Ông uống thêm tí nữa không ạ?" Tôi hỏi. Ông có vẻmuốn nói, nên tôi ghé tai lại gần hơn. "Đủrồi," giọng ông nhỏvà khô, còn nhỏvà khô hơn trước." "Ông ăn chút gì nhé? Chắc ông đói rồi." Ông đáp bằng một thoáng gật đầu. NhưMidori đã làm, tôi xoay cái cần dựng đầu giường lên rồi bón cho ông từng thìa rau nghiền và cá luộc thay đổi nhau. Rất lâu mới cho ông ăn hết được độnửa phần thức ăn, và đến đó thì ông hơi lắc đầu ra hiệu thôi không ăn nữa. Động tác của ông gần nhưkhông nhìn thấy được, rõ ràng cử động mạnh vẫn còn làm ông đau. "Còn hoa quảthì sao ạ?" Tôi hỏi ông. "Thôi", ông nói. Tôi lau hai bên mép cho ông bằng khăn và hạ đầu giường xuống nhưcũrồi dọn chỗbát đĩa ra ngoài hành lang. "Có ngon không ông?" tôi hỏi. "Kinh lắm", ông đáp. "Vâng," tôi mỉm cười với ông. "Trông cũng chán thật." BốMidori có vẻkhông biết nên mởmắt ra thêm hay nhắm lại khi ông nằm đó và nhìn tôi chằm chằm. Không biết ông có biết tôi là ai không. Ông có vẻthoải mái với tôi một mình thếnày hơn lúc có Midori. Có thểông tưởng tôi là ai đó. Hoặc giả đấy là tôi thích nghĩvậy. "Ngoài kia trời đẹp lắm ạ," tôi nói, ngồi bắt chéo chân trên chiếc ghế đẩu. "Mùa thu rồi, Chủnhật, thời tiết tuyệt vời, đi đâu cũng thấy đông người ông ạ. Những hôm nhưhôm nay thì cứnghỉngơi ởtrong nhà thếnày là tốt nhất. Ra đám đông mệt người lắm. Mà không khí cũng không tốt. Chủnhật cháu chủyếu chỉgiặt giũthôi sáng thì đi giặt, mang lên nóc nhà học xá phơi, chiều thì lại cất hết xuống trước khi trời tối, rồi là chúng thật kĩ. Cháu chẳng ngại là quần áo tí nào. Là cho mọi thứnhàu nhĩphẳng ra cho ta một cảm giác thoả mãn đặc biệt. Và cháu làm việc đó khá giỏi. Tất nhiên lúc đầu thì lung tung lắm. Cháu còn làm quần áo bịnhầu thêm nữa. Nhưng sau một tháng thì cháu biết phải làm gì. Cho nên Chủnhật là ngày cháu giặt giũvà là quần áo. Hôm nay thì cháu không làm được, tất nhiên rồi. Chán thật: mất một ngày giặt là lí tưởng. "Nhưng không sao ông ạ. Mai cháu sẽdậy sớm và làm bù những việc ấy. Ông đừng lo. Cháu cũng chẳng có việc gì khác vào Chủnhật. "Sáng mai, sau khi đã giặt và phơi quần áo, cháu sẽ đến lớp lúc mười giờ. Đấy là lớp cháu cùng học với Midori: Lịch sửsân khấu. Cháu đang học vềEuripides. Ông có biết Euripides không ạ? Đó là một người Hy Lạp cổ đại, một trong "Tam Hùng" của bi kịch Hy Lạp, cùng với Aeschylus và Sophocles. Hình nhưông ta chết vì bịmột con chó cắn ởMacedonia, nhưng không phải ai cũng tin chuyện đó. Đại khái đó là Euripides. Cháu thích Sophoaes hơn, nhưng chắc đó chỉlà vấn đềthịhiếu thôi. Thực sựlà cháu không biết ông nào hay hơn ông nào. "Điều làm cho kịch của ông ta được mọi người chú ý là cái cách ông ấy làm rối tinh sựviệc lên và khiến cho các nhân vật bịmắc kẹt trong hoàn canh. Ông có nghe thủng không ạ?" Rất nhiều nhân vật khác nhau xuất hiện, và tất cả đều có hoàn cảnh riêng, lí do riêng và lí lẽriêng, và người nào cũng đang theo đuổi lí tưởng công bằng hoặc hạnh phúc của mình. Kết quảlà chẳng ai làm được gì hết. Rõ ràng rồi. Cháu muốn nói là vềcơbản thì không thể nào có chuyện công lí của ai cũng thắng thếhoặc hạnh phúc của ai cũng thắng thế, và thếlà xảy ra hỗn loạn. Rồi thì ông có biết chuyện gì xảy ra sau đó không?" Rất đơn giản - một vị thần xuất hiện vào cuối vởkịch và bắt đầu điều khiển xe cộtrên đường. "Anh này đi ra kia, còn chịnày đi ra đây, và cậu thì vềvới cô ấy, còn cô này thì hãy ngồi yên ở đấy đã". Nhưvậy đấy. Kiểu nhưmột người đến đểgiải quyết mọi chuyện, và cuối cùng thì hoàn hảo đâu vào đấy cả. Họgọi thếlà thủpháp "deus ex machina"[4]. Trong kịch của Euripides hầu nhưlúc nào cũng dùng thủpháp, và chính vì thếmà giới phê bình có những ý kiến khác hẳn nhau vềông ta. "Nhưng thửnghĩmà xem, giá có được một cái "deus ex machina" ởngoài đời thực thì ra sao?" Mọi chuyện sẽdễdàng biết mấy! Nếu ta thấy bếtắc và mắc kẹt, một vịthần nào đó sẽtừtrên kia lượn xuống và giải quyết mọi vấn đềcho ta. Còn gì dễhơn thếnữa. Đấy, đại khái Lịch sửsân khấu là nhưvậy ông ạ. Những cái bọn cháu học ở đại học đại loại cũng nhưvậy cả." BốMidori không nói gì, nhưng ông hướng cặp mắt trống rỗng vềphía tôi trong suốt lúc tôi nói. Tất nhiên tôi không thể đoán từ đó xem ông có hiểu tí gì những điều tôi nói. "Vì Hoà bình," tôi nói. Sau câu chuyện dông dài ấy, tôi thấy đói cồn cào. Tôi đã hầu nhưkhông ăn sáng và đã chỉ ăn nửa suất cơm trưa. Bây giờthì tôi hối hận đã không ăn nhiều hơn, nhưng hối cũng chẳng được gì. Tôi ngó vào tủxem có gì ăn được không, nhưng chỉthấy một hộp rong biển, vài viên thuốc ho Vicks và xì-dầu. Cái túi giấy vẫn ở đó với mấy củdưa chuột và quảbưởi. "Cháu ăn một ít dưa chuột có được không ạ?" tôi nói với bốMidori. Ông cụkhông đáp. Tôi rửa ba củdưa chuột trong bồn nước và rót một ít xì-dầu ra một cái đĩa. Rồi tôi cuốn ít rong biển quanh một củdưa chuột, chấm nó vào xì-dầu và nhồm nhoàm ăn. "Ừ ừ, ngon tuyệt!" tôi nói với bốMidori. "Tươi, đơn giản, sực nức mùi đời. Dưa ngon thật ông ạ. Có lí hơn quảkiwi nhiều." Tôi ăn nhẵn một củvà đánh tiếp củnữa. Tiếng tôi nhai rau ráu vang khắp cảgian phòng. Ăn xong củthứhai tôi mới chịu nghỉnhai. Tôi ra đun ít nước sôi chỗcái bếp gas ngoài hành lang đểpha trà. "Ông có muốn uống gì không ạ? Nước nhé? Hay là nước quả?" Tôi hỏi bốMidori. "Dưa chuột", ông nói. "Tuyệt!" Tôi mỉm cười. "Với rong biển chứ ạ?" Ông hơi gật đầu. Tôi lại quay đầu giường lên. Rồi tôi cắt một miếng dưa chuột vừa miệng, cuốn một rẻo rong biển lên nó, cắm một cái tăm, chấm vào xì-dầu, rồi đưa lên miệng bệnh nhân đang chờ. Vẻmặt hoàn toàn không đổi, bốMidori nhai miếng dưa từng nhát một và cuối cùng nuốt được nó. "Sao ạ?" Ngon chứ ạ?" "Ngon", ông nói. "Ăn thấy ngon là tốt lắm đấy," tôi nói. "Chứng tỏlà mình vẫn còn sống đấy." Cuối cùng ông cụ ăn hết cảmột củdưa chuột. Ăn xong, ông muốn uống nước, và tôi lại cho ông uống từcái chai ấy. Mấy phút sau, ông nói ông cần đi đái, thếlà tôi lấy cái bô nước giải ởdưới gầm giường ra và hứng cho ông đi. Sau đó tôi đổbô vào chuồng xí và rửa nó sạch sẽ. Rồi tôi trởlại phòng bệnh và uống nốt chỗtrà. "Ông thấy trong người thếnào?" tôi hỏi. “Đầu tôi," ông nói. "Đau hảông?" "Một chút" ông nói và nhăn mặt một tí. "Không sao đâu ông ạ, ông vừa mổxong mà. Tất nhiên là cháu không biết được, cháu chưa bịmổbao giờ." "Vé" ông nói. "Vé hảông?" Vé gì ạ?" "Midori", ông nói. "Vé." Không thểhiểu ông định nói gì, tôi chỉbiết im lặng. Ông cũng nằm yên một lúc. Rồi ông có vẻnhư đang muốn nói "Làm ơn". Ông mởto mắt và nhìn tôi rất chăm chú. Tôi đoán ông đang cốnói với tôi điều gì đó mà chịu không thể tưởng tượng ra được. "Ueno" ông nói. "Midori" "Ga Ueno ấy ạ?" Ông hơi gật đầu. Tôi cốtóm lại những cái ông đang cốnói ra: "Vé, Midori, làm ơn, ga Ueno," nhưng vẫn không hiểu ý nghĩa của chúng là gì. Tôi đồchừng đầu óc ông còn lẫn lộn, nhưng so với trước thì mắt ông bây giờtrông tinh khủng khiếp ông giơcánh tay không bịtiêm truyền lên và với vềphía tôi. Chắc ông phải cốsức lắm, bàn tay ông run lẩy bẩy trong không trung. Tôi đứng lên và nắm lấy bàn tay nhăn nheo yếu ớt ấy. Ông đáp lại bằng một cái nắm tay mà chắc ông đã phải dồn hết sức bình sinh và lại nói "Làm ơn." "Ông đừng lo," tôi nói. "Cháu sẽthu xếp cái vé, và cảMidori nữa." Ông đểbàn tay rơi phịch xuống giường rồi nhắm mắt. Sau đó, ông trút một hơi thởnghe nhưmột tiếng kêu to rồi bặt đi vào giấc ngủ. Tôi vội kiểm tra đểbiết chắc là ông vẫn sống, rồi ra ngoài đun thêm nước pha trà. Trong khi nhấp nháp trà nóng, tôi bỗng thấy lòng mình vừa nảy sinh một tình cảm gần nhưyêu mến với ông già bé nhỏ đang cận kềcái chết này. Ít phút sau thì bà vợông bệnh nhân kia trởvềvà hỏi mọi việc có ổn cảkhông. Tôi nói ổn cả. Chồng bà cũng đang ngủsay với những nhịp thởsâu. Sau ba giờthì Midori về. "Tớ ởngoài công viên, nằm thượt suốt," cô nói. "Tớtheo lời cậu, không nói chuyện với ai, chỉ để đầu óc trống rỗng đi thôi." "Cậu thấy thếnào?" "Cám ơn, tớthấy khá hơn nhiều. Vẫn còn cảm giác mệt mỏi trì trệ, nhưng tớthấy người nhẹnhõm hơn trước nhiều. Có lẽtớmệt lắm mà không biết." Ông cụcòn đang ngủsay, chúng tôi cũng chẳng có việc gì, nên hai đứa mua cà-phê ởmột máy bán tự động và đem vào phòng TV ngồi uống. Tôi báo cáo tình hình lúc Midori đi vắng, rằng bốcô đã ngủtốt, rồi thức dậy và ăn một ít đồcòn lại của bữa trưa, sau đó thấy tôi ăn dưa chuột và đòi ăn một củ, rồi ăn hết một củvà đi đái. "Watanabe, cậu thật tuyệt vời," Midori nói. "Bọn tớ đến phát điên lên mà không thểcho ông ấy ăn được gì, thếmà cậu cho cụ ăn hết cảmột quảdưa chuột! Không thểtin được!" "Tớkhông biết, có lẽvì cụthấy tớ ăn ngon lành quá" "Hoặc có lẽcậu có tài làm người khác thấy thoai mái." "Không có đâu," tôi cười. "Sẽcó nhiều người nói với cậu ngược lại vềtớ đấy." "Cậu thấy bốtớthếnào?" "Tớthích ông ấy. Chẳng phải vì người cháu nói gì nhiều với nhau. Nhưng, tớkhông biết nữa, ông cụcó vẻhay lắm." "Cụcứim thin thít phải không?" "Cậu phải thấy ông ấy tuần trước cơ. Khủng khiếp". Midori lắc đầu. "Nhưhoàn toàn mất trí và phát cuồng lên. Ném cảmột cái cốc vào tớvà gào lên nhưng câu ghê gớm như"Sao mày không chết đi hảcon ngu xuẩn kia!" Cái bệnh này nó làm người ta ra nhưvậy. Họ không biết tại sao, nhưng đùng một cái nó có thểlàm người ta thành xấu xa đểu cáng. Mẹ tớcũng thế! Cậu có biết bà ấy nói gì với tớkhông? "Mày không phải con tao! Tao căm thù cái bụng dạmày!" Cảthếgiới đen ngòm mất một giây khi bà ấy nói thếvới tớ. Nhưng những chuyện nhưthếlà một đặc điểm của căn bệnh đặc biệt này. Một chỗnào đó trên não bộbịchèn ép và khiến người ta mởmồm nói đủmọi thứxấu xa. Biết là bệnh thật, nhưng vẫn thấy đau. Biết làm sao được! Nhưtớ đây này, hầu hạhọ đến lòi cảxương ra mà vẫn phải nghe họmắng chửi thậm tệ đủthứ." "Tớhiểu," tôi nói. Rồi chợt nhớnhững từkì lạmà bốMidori đã lẩm nhẩm với tôi. "Vé" Ga Ueno" "Midori nói. "Là cái gì thếnhỉ?" "Và cụcòn nói Làm ơn, và "Midori." "Làm ơn chăm sóc Midori ư?" "Hoặc cụmuốn cậu đến ga Ueno mua vé chăng?" "Thứtự bốn từ ấy loạn xì ngậu cả, ai mà biết cụmuốn nói gì? Ga Ueno có ý nghĩa gì đặc biệt với cậu không?" "Hừmm, Ga Ueno." Midori nghĩngợi một lúc. "Tớchỉcó thểnghĩ đến hai lần tớbỏnhà đi, lần lên tám và lần lên mười. Lần nào tớcũng đi tàu từUeno đi Fukushima. Mua vé bằng tiền tớlấy ởquầy thu ngân. Có người ởnhà làm tớrất tức, và tớbỏ đi đểtrảthù. Tớcó bà bác ởFukushima, tớcũng thích bà ấy, và thếlà tớtìm đến nhà bà. Bốtớlà người đã đi tìm và đưa tớvề. Đi đến tận Fukushima đểtìm tớ- hàng trăm dặm chứít đâu! Hai bốcon ăn cơm hộp trên chuyến tàu vềUeno. Bốtớkể đủthứchuyện trong lúc đi đường, từng mẩu ngắn một và rất rời rạc. Ví dụchuyện động đất lớn hồi 1923, chuyện hồi chiến tranh, hoặc hồi tớmới đẻ, những chuyện mà rất ít khi ông ấy nói đến. Nghĩcũng lạ, đó là những lần bố và tớnói chuyện tửtế được với nhau, chỉcó hai bốcon. Này, cậu có tin được không? - bốtớ ởngay giữa Tokyo khi xảy ra một trong những trận động đất lớn nhất trong lịch sửmà ông ấy không biết gì cả!" "Làm gì có chuyện ấy?" "Thật mà! Ông ấy đang đạp xe qua khu Koishikawa, đèo một cái xe đẩy ở đằng sau, và ông ấy không cảm thấy gì hết. Khi về đến nhà, tất cảngói trên mái nhà trong khu phố đều đã rơi đầy đường và mọi người trong nhà đang ôm cột run lẩy bẩy hết cả. Thếmà ông ấy vẫn không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Theo lời bốtớthì ông ấy còn hỏi "ở đây có chuyện quái gì thếnày" Đó là "hồi ức âu yếm của bốtớvềtrận động đất Kanto vĩ đại!" Midori cười. "Tất cảnhững câu chuyện ngày xưa của ông ấy đều nhưthếcả. Không có một tí kịch tính nào. Tất cảchúng đều có vẻlệch trọng tâm. Tớkhông biết, khi ông ấy kểnhững chuyện ấy, người nghe có cảm giác nhưnước Nhật trong năm mươi hoặc sáu mươi năm vừa qua đã chẳng có chuyện quái gì quan trọng. Vụnổi dậy của các sĩquan trẻnăm 1936, cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương, tất cả đều chỉlà kiểu "ồphải rồi, đúng thế đấy, có lẽcó chuyện đại loại thế đã xảy ra thật". Buồn cười thế đấy!" "Bây giờquay lại chuyện hai bốcon trên tàu hoảnhé, ông ấy cứkểtừng mẩu rời rạc những chuyện nhưthếtrong lúc đi từFukushima vềUeno. Cuối cùng thì bao giờông ấy cũng bảo, "Con đã thấy chưa, Midori, con đi đâu thì cũng thếthôi à". Còn bé tí thếmà tớ cũng đã có ấn tượng vềnhững chuyện nhưvậy rồi." "Đó là "hồi ức âu yếm của cậu vềGa Ueno đấy à?" tôi hỏi. "Ờ" Midori nói. Watanabe, cậu đã bao giờbỏnhà đi chưa?" "Chưa bao giờ." "Tại sao?" "Thiếu trí tưởng tượng. Tớchưa bao giờcó ý định bỏnhà." "Cậu lạthật!" Midori nói, nghếch đầu lên nhưthểngạc nhiên thật sự. "Tớcũng không biết nữa," tôi nói. "Thôi được rồi, mà này, tớnghĩbốtớ định nói ông ấy muốn cậu chăm sóc tớthì phải." "Thật ư?" "Thật chứ! Tớhiểu những chuyện nhưvậy. Trực cảm mà. Vậy nói tớnghe, cậu đã trảlời ông ấy thếnào?" "À tớkhông hiểu ông cụnói gì, nên chỉbảo ôkê, đừng lo, tớsẽthu xếp ổn thoảcảcậu lẫn cái vé." "Cậu hứa với bốtớthếà?" Cậu bảo cậu sẽchăm sóc tớthật à?" Cô nhìn thẳng vào mắt tôi với vẻmặt nghiêm chỉnh chết người. "Không phải thế," tôi vội chữa. "Thực là tớkhông hiểu ông cụnói gì, nên…" "Đừng lo, tớchỉ đùa thôi mà," cô nói và mỉm cười. "Tớthích cái tính ấy của cậu." Midori và tôi uống nốt chỗcà-phê rồi trởlại phòng bệnh. Bốcô vẫn ngủsay. Nếu ghé sát lại, có thểnghe tiếng ông thở đều. Càng vềchiều, ánh sáng ngoài cửa sổcàng đượm vẻthu nhẹnhàng dịu ngọt. Một bày chim đậu trên dây điện ởngoài đó một lúc rồi lại bay đi. Midori và tôi ngồi trong góc phòng rì rầm trò chuyện. Cô bói tay cho tôi và tiên đoán tôi sẽ sống đến một trăm linh năm tuổi, lấy vợba lần, và chết vì tai nạn xe cộ. "Không đến nỗi tệ," tôi nói. Khi ông bốtỉnh giấc vào lúc sau bốn giờ, Midori đến ngồi cạnh gối ông, lau trán cho ông, cho ông uống nước và hỏi ông còn đau đầu nữa không. Một cô hộlí đến cặp nhiệt độcho ông, ghi lại sốlần ông đi giải, kiểm tra thiết bịtiêm truyền. Tôi sang phòng TV và xem một ít chương trình bóng đá. Năm giờthì tôi bảo Midori là tôi phải đi. Tôi phân bua với ông cụ rằng mình phải đi làm. "Cháu bán đĩa hát ởShinjuku từsáu đến mười rưỡi." Ông đưa mắt nhìn tôi và hơi gật đầu. "Watanabe này, tớkhông biết phải nói thếnào, nhưng tớthực lòng cám ơn cậu vềngày hôm nay," Midori nói khi chia tay với tôi dưới sảnh tiếp tân. "Tớchẳng làm gì được mấy," tôi nói. "Nhưng nếu tớcó thểgiúp cậu thì tuần sau tớlại đến. Tớmuốn gặp lại ông cụ." "Thật ư?" "Thì ởhọc xá tớcũng có làm gì đâu, mà đến đây thì lại còn được ăn dưa chuột." Midori khoanh tay và giậm giậm gót chân xuống sàn nhà trải vải nhựa. "Tớthích đi uống rượu nữa với cậu," cô nói, hơi nghếch đầu. "Thếcòn phim con heo thì sao?" "Mình sẽxem phim trước rồi mới đi uống rượu. Và mình sẽnói đủmọi chuyện kinh tởm thông thường." "Tớkhông phải là người nói những chuyện kinh tởm," tôi phản đối. "Mà là cậu." "Thôi được rồi, mình sẽnói những chuyện nhưthếvà đều máu lên rồi rủnhau lên giường." "Rồi cậu có biết chuyện gì sau đó không," tôi nói với một tiếng thởdài. "Tớsẽ định làm chuyện ấy nhưng cậu nhất định không cho. Đúng không nào?" Cô cười qua giọng mũi. "Nhưng không sao," tôi nói, "đến đón tớsáng Chủnhật tới nhé. Mình sẽcùng đến đây." "Tớsẽmặc váy dài hơn một tí nhé?" "Nhất định phải thế đấy," tôi nói. 4. Nhưng tôi không đến bệnh viện Chủnhật sau đó. BốMidori mất vào sáng thứSáu. Cô gọi cho tôi lúc sáu rưỡi sáng đểbáo tin ấy. Tiếng chuông cửa báo cho tôi biết có người gọi cho tôi và tôi chạy ù xuống sảnh đợi, chỉkịp khoác một cái áo len ra ngoài bộquần áo ngủ. Trời đang mưa âm thầm và rất lạnh. "Bốtớvừa đi được mấy phút," Midori nói với một giọng rất lặng lẽvà khẽkhàng. Tôi hỏi tôi có thểgiúp gì được không. "Cám ơn," cô nói. "Thực chẳng có việc gì đâu. Bọn mình đã qucn việc tang ma rồi. Tớchỉ muốn báo tin đểcậu biết." Tôi có thểnghe thấy tiếng thởdài bật ra ở đầu dây bên cô. "Đừng đến đám ma nhé, ôkê! Tớghét thếlắm. Tớkhông muốn thấy cậu ở đó." "Tớhiểu rồi, tôi nói "Cậu sẽ đưa tớ đi xem phim con heo thật chứ?" "Tất nhiên rồi." "Một phim thật kinh tởm chứ?" "Tớsẽnghiên cứu vấn đềnày thật kĩ" "Tốt. Tớsẽgọi cho cậu," cô nói rồi gác máy. Một tuần trôi qua và Midori vẫn biệt tăm. Không có cú điện thoại nào, cũng không thấy bóng dáng cô ởgiảng đường. Lần nào trởvềhọc xá tôi cũng mong có tin cô, mà chẳng có gì. Một đêm, tôi đã định giữlời hứa sẽnghĩ đến cô trong lúc thủdâm, nhưng không ăn thua. Tôi cốchuyển sang nghĩ đến Naoko, nhưng ngay cảhình ảnh của Naoko cũng chẳng giúp gì được tôi lần ấy. Tôi cảm thấy nực cười và đành bỏcuộc. Tôi nốc một ngụm whisky, đánh răng, rồi đi ngủ. Sáng Chủnhật tôi viết thưcho Naoko. Một chuyện tôi kểcho nàng nghe là chuyện ông bố của Midori. Mình đến bệnh viện thăm bốcủa một cô gái học cùng một lớp và ăn mấy quảdưa chuột trong phòng ông ấy. Lúc nghe tiếng mình nhai dưa, ông cụcũng muốn ăn, và ăn quả dưa của ông ấy cũng rau ráu nhưthế. Nhưng năm ngày sau thì ông ấy chết. Mình vẫn nhớ nhưin cái tiếng rau ráu nho nhỏcủa ông ấy lúc nhai dưa. Sau khi chết, người ta đểlại những kí ức nho nhỏlạlùng vềhọnhưthế đấy.Rồi tôi viết tiếp: Mình nghĩ đến cậu và Reiko và nhà nuôi chim trong lúc vừa tỉnh dậy trên giường vào buổi sáng. Mình nghĩ đến con công, bầy bồcâu, lũvẹt và mấy con gà tây - và cảbầy thỏnữa. Mình nhớnhững cái áo mưa vàng mà cậu và Reiko mặc có mũchùm đầu buổi sáng trời mưa ấy. Thật dễchịu khi nghĩ đến cậu lúc nằm ấm áp trên giường. Mình cảm thấy nhưcậu đang cuộn tròn bên cạnh và ngủrất say. Và mình nghĩgiá được thếthì hay biết mấy. Có đôi khi mình nhớcậu kinh khủng, nhưng nói chung mình vẫn tiếp tục sống với tất cảsức lực có được của mình. Cũng nhưsáng nào cậu cũng chăm bầy chim và làm ruộng, sáng nào mình cũng lên bộdây cót của mình. Hễdậy một cái là mình vặn nó đủba mươi sáu vòng, nào đánh răng, cạo mặt, ăn sáng, thay quần áo, rồi ra khỏi khu học xá để đến trường. Mình tự nhủ, "Ôkê, hãy cứlàm cho ngày hôm nay thành một ngày tốt lành nữa đã nào." Trước đây mình không đểý, nhưng mọi người bảo với mình là dạn này mình rất hay nói một mình. Có lẽ đó là lúc mình đang lên dây cót chăng. Không được gặp cậu thật khổ, nhưng cuộc sống của mình ởTokyo sẽcòn khổsởhơn nhiều nếu không có cậu. Chính vì nghĩ đến cậu mỗi sáng trên giường mà mình mới có thểlên dây cót cho mình và tựnhủhãy sống thêm một ngày tốt lành nữa. Mình biết rằng mình phải cố gắng hết sức ở đây, cũng nhưcậu đang cốgắng ởnơi ấy. Hôm nay Chủnhật, và là ngày mình không lên dây cót. Mình vừa giặt giũxong, và bây giở thì đang ngồi trong phòng viết thưcho cậu. Viết xong mình sẽdán tem và đi bỏnó vào thùng thư, và sẽchẳng có gì phải làm nữa cho đến lúc mặt trời lặn xuống. Mình không học bài vào Chủnhật. Trong tuần mình đã học trong thưviện giữa những giờlên lớp đủrồi và đến Chủ nhật thì chẳng còn gì phải làm nữa. Chiều Chủnhật thật im ắng, yên bình, và với mình thì cũng thật cô liêu. Mình đọc sách hoặc nghe nhạc. Đôi khi mình nhớlại những con đường khác nhau mà bọn mình thường lang thang trong những ngày Chủnhật ởkhắp chốn Tokyo. Mình có thểnhớlại tương đối ro cảnhững bộquần áo cậu đã mặc trong những chuyến đi ấy. Chiều Chủnhật là lúc mình nhớlại đủthứchuyện. Cho mình gửi lời thăm Reiko. Mình thực sựnhớtiếng ghi-ta của chị ấy vào ban đêm. Viết xong lá thư, tôi đi bộmấy đoạn phố đến một thùng thư, rồi vào cửa hàng bánh gần đó mua một chiếc bánh kẹp trứng và một hộp coca ăn thay bữa trưa trong lúc ngồi trên một chiếc ghếbăng nhìn mấy đứa trẻchơi bóng chày ởsân chơi bên cạnh. Mùa thu đang chín đã khiến bầu trời xanh hơn và thăm thẳm hơn. Tôi ngẩng lên và thấy hai dải khói máy bay trắng phau đang song song vạch ngang trời vềphía Tây nhưmột cặp ray tàu hoả. Một trái bóng đi chệch lăn đến chỗtôi, và khi tôi ném nó lại cho bọn trẻ, chúng đều nhấc mũvà lễ phép nói "Cám ơn ông." Nhưhầu hết những trận bóng chày thiếu niên, tôi thấy bọn trẻ chạy qua chạy lại và đểlỡcơhội rất nhiều. Qua giờtrưa thì tôi trởvềphòng đọc sách nhưng không thểtập trung nổi. Và tôi thấy mình chỉdán mắt lên trần nhà và nghĩ đến Midori. Không biết bốcô có thực sựxin tôi hãy chăm sóc cô sau khi ông mất hay không. Tôi không có cách nào đoán được những ý nghĩcủa ông. Có thểông đã tưởng tôi là ai đó khác. Dù sao thì ông cũng đã ra đi vào một sáng thứSáu khi trời đang mưa lạnh, và bây giờthì không thểbiết được nữa rồi. Tôi tưởng tượng khi chết ông còn teo tóp đi nhiều nữa, và rồi họ đã thiêu ông trong lò cho đến lúc chẳng còn gì nữa ngoài mấy nhúm tro. Ông đã đểlại những gì? Một hiệu sách tầm tầm trong một khu phốtầm tầm với hai cô con gái mà ít nhất là tôi biết có một cô còn hơn cảhơi là lạmột chút. Một cuộc đời kiểu gì vậy? Tôi tựhỏi. Khi nằm trên giường bệnh với cái đầu đã bịmổ toang và bộóc mờmịt, ông đã nghĩgì khi nhìn tôi? Nghĩmãi những ý nghĩnhưthếvềbốMidori khiến tôi lâm vào tâm trạng khổsở đến nỗi chưa tối tôi đã lên nóc nhà cất hết quần áo còn chưa khô xuống rồi đến Shinjuku lang thang đi bộgiết thời giờ. Những đám đông ngày Chủnhật khiến tôi thấy nhẹnhõm được một chút. Hiệu sách Kinokuniya đông nghẹt nhưmột đoàn tàu giờcao điểm. Tôi mua một cuốn Ánh sáng tháng Tám của Faulkner và tìm đến một tiệm cà-phê ồn ào nhất mà tôi biết, vừa đọc cuốn sách mới mua vừa nghe nhạc Ornette Coleman và Bud Powell và uống cà- phê nóng đặc quánh với mùi vịchẳng ra gì. Đến năm rưỡi thì tôi gập sách lại, ra ngoài ăn một bữa tối nhẹ. Còn bao nhiêu Chủnhật, bao nhiêu trăm Chủnhật nữa nhưthếnày ở trước mặt tôi? "Im ắng, yên bình, và cô liêu," tôi nói to lên với chính mình. Tôi không lên dây cót vào những ngày Chủnhật. [4] Deus ex machina: trong kịch Hy Lạp cổ, một tình huống kịch tính không có tháo gỡ thường được giải quyết bởi một vịthần, được một thiết bịphức tạp làm cho xuất hiện trên sân khấu. "Vịthần từmáy móc mà ra" này trong văn học gọi là "deus ex machina" Chương 8 1. Giữa tuần lễ ấy thì tôi tựlàm mình bịcứa đứt giữa lòng bàn tay vì một miếng kính vỡ. Tôi đã không đểý có một tấm kính vỡtrên giá đĩa hát. Tôi không thểtin sao mình lại có thể chảy nhiều máu đến thế, đỏ ối cảsàn nhà dưới chân. Ông chủtiệm lấy mấy cái khăn bông buộc chặt quanh vết thương. Rồi ông gọi điện đến dịch vụcứu thương. Bình thường thì ông ta là một gã vô tích sự, thếmà lúc ấy ông ta hành động rất hiệu quả. Cũng may là bệnh viện ởgần đó, nhưng khi tôi đến được nơi thì khăn buộc đã sũng hết cảvà máu cứthếrỏcả xuống lối đi. Mọi người dạt ra nhường đường cho tôi. Có vẻhọtưởng tôi bịthương vì đánh nhau. Tôi không thấy gì gọi là đau, nhưng máu thì không cầm lại được. Ông bác sĩvẫn tỉnh bơkhi tháo khăn buộc sũng máu ra, dùng garô thắt chặt cốtay tôi để cầm máu, khửtrùng vết thương rồi khâu lại, và dặn tôi hôm sau lại đến. Về đến tiệm thì ông chủbảo tôi vềnhà nghỉ, ông ấy sẽvẫn chấm đủngày công. Tôi lấy xe buýt vềhọc xá và đến thẳng phòng của Nagasawa. Vẫn còn căng thẳng vì vết thương, tôi rất muốn có ai đểnói chuyện, và cũng lâu rồi tôi chưa gặp Nagasawa. Tôi thấy hắn trong phòng, đang uống một hộp bia và xem chương trình dạy tiếng Tây Ban Nha trên TV. "Chuyện quái gì xảy ra với cậu thế?" Hắn hỏi khi thấy chỗbăng bó của tôi. Tôi bảo bị đứt tay nhưng không có gì nghiêm trọng cả. Hắn mời tôi bia nhưng tôi bảo thôi cảm ơn. "Đợi tớtí! Một phút nữa là xong thôi," Nagasawa nói, và tiếp tục tập phát âm tiếng Tây Ban Nha. Tôi đun ít nước và pha cho mình một cốc trà gói. Một bà Tây Ban Nha đang đọc to những câu mẫu: "Tôi chưa bao giờthấy mưa khung khiếp thế?" "Nhiều cây cầu đã bị cuốn trôi ởBarcelona." Nagasawa đọc to theo. "Câu với chảcú!" Hắn nói. "Họchỉbiết nhồi cho mình những đồcứt này." Khi chương trình đã hết, hắn tắt TV và lấy một hộp bia nữa ởtrong cái tủlạnh nhỏcủa hắn. "Thật là tớkhông làm phiền cậu chứ?" Tôi hỏi. "Làm gì có chuyện ấy. Tớ đang buồn đến phát điên. Cậu nhất định không uống bia à?" "Ừ, tớkhông uống đâu," tôi nói. "À này, hôm trước họ đã niêm yết kết quảthi rồi đấy. Tớ đỗrồi!" "Cuộc thi vào BộNgoại giao ấy à?" "Đúng thế. Chính thức nó gọi là "Thi tuyển Cán bộCông vụHạng Nhất ngành Ngoại Giao". Thật nực cười!" "Xin chúc mừng?" Tôi nói và đưa bàn tay trái ra bắt tay hắn. "Cám ơn!" "Tất nhiên tớchẳng ngạc nhiên khi thấy cậu đỗ đâu" "Ô tớcũng vậy," Nagasawa cười. "Nhưng chính thức rồi vẫn thấy khoái." "Cậu sẽra hải ngoại ngay khi vào chương trình chứ?" "Chưa đâu, trước hết họbắt qua một năm huấn luyện đã. Rồi mới cửra nước ngoài một thời gian." Tôi nhấp nháp nước trà, trong khi hắn uống bia với vẻthoảmãn ra mặt. "Tớsẽcho cậu cái tủlạnh này nếu cậu thích lúc tớ đi khỏi đây," Nagasawa nói. "Cậu thích nó chứ, phải không nào" Đểbia thì tuyệt vời đấy." "Ờ, tớthích đấy, nhưng cậu không cần đến nó à? Cậu cũng phải sống trong một căn hộ hay gì chứ?" "Đừng có ngốc thế! Khi thoát khỏi nơi này, tớsẽmua cho mình một cái tủlạnh bự. Tớsẽ sống đời sang trọng đấy! Bốn năm ởcái chuồng chồnày là quá đủrồi. Tớsẽkhông còn muốn nhìn thấy bất kì thứgì tớ đã dùng ở đây nữa. Cậu thích gì tớcũng cho cậu tất - TV, phích, đài…" "Tớsẽlấy tất những gì cậu cho tớ," tôi nói. Tôi nhặt cuốn giáo khoa tiếng Tây Ban Nha trên bàn lên và nhìn nó chằm chằm. "Cậu bắt đầu học tiếng Tây Ban Nha à?" "Ờ. Biết càng nhiều ngoại ngữcàng tốt. Mà tớcó khiếu học tiếng lắm. Tớtựhọc tiếng Phảp mà có thểnói là hoàn hảo ra phết. Ngôn ngữcũng nhưtrò chơi. Học được quy luật của một trò là biết chơi các trò khác ngay. Cũng như đàn bà." "Á a…, biết suy tư đấy!" Tôi nói, hơi có giọng giễu nhại. "Mà này, mình sẽsớm đi ăn với nhau nhé." "Cậu muốn nói là đi mò gái hả?" "Không, đi ăn tối hẳn hoi. Cậu, tớ, và Hatsumi, ởmột tiệm ăn hảo hạng. Đểmừng nghề mới của tớ. Ông già tớsẽtrảtiền, nên mình sẽ đến một chỗnào đó thật đắt" "Có lẽchỉnên có cậu với Hatsumi thôi." "Không. Cảcậu nữa thì hay hơn. Tớsẽthấy thoải mái hơn, và cảHatsumi cũng vậy." Trời đất, lại nhưKizuki, Naoko với tôi nữa đây! "Sau đó tớsẽqua đêm ởchỗHatsumi, nên cậu chuẩn bịchỉ ăn tối với bọn tớthôi nhá." "Ôkê, nếu cảhai các cậu đều muốn thế," tôi nói. "Nhưng này, cậu sẽdự định thếnào vềHatsumi? Cậu sẽ được thuyên chuyển ra hai ngoại sau khi kết thúc huấn luyện, và có thểsẽ đi vắng hàng nhiều năm liền. Cô ấy sẽra sao?" "Đấy là vấn đềcủa cô ấy." "Tớkhông hiểu," tôi nói. Chân gác lên bàn, Nagasawa nốc một ngụm bia rồi ngáp dài. "Nghe này, tớkhông có dự định lấy vợ. Tớ đã nói rất rõ chuyện này với Hatsumi. Nếu cô ấy muốn lấy ai đó thì cứviệc. Tớsẽkhông can. Nếu cô ấy muốn đợi tớ, thì cứ đểcô ấy đợi. Tớmuốn nói vậy đấy." "Tớphải tra thì cậu mới nói đấy chứ," tôi bảo. "Cậu nghĩtớlà đồcứt, phải không?" "Phải." "Nghe đây, thếgiới là một chốn bất công cốhữu. Tớkhông bày ra luật lệ. Nó vẫn nhưthế từlâu rồi. Tớchưa hềlừa dối Hatsumi một lần nào. Cô ấy biết tớlà đồcứt và biết cô ấy có thểbỏtớbất cứlúc nào cô ấy thấy không thểchịu nổi nữa. Ngay từ đầu tớ đã nói thẳng với cô ấy nhưthế." Nagasawa uống nốt chổbia rồi châm một điếu thuốc lá. "Trên đời này không có gì làm cậu sợ ư?" tôi hỏi. "Ê, tớkhông phải là một thằng hoàn toàn ngu ngốc," Nagasawa nói. "Tất nhiên là cuộc đời đôi khi có làm tớsợhãi. Nhưng tớkhông tựnhiên coi sợhãi là tiền đềcủa mọi chuyện. Tớ sẽsống hết mình một trăm phần trăm và hết sức đi thật xa. Tớsẽlấy cái tớmuốn và bỏcái tớkhông muốn. Tớ định sống nhưvậy đấy, còn nếu mọi chuyện chẳng ra sao thì tớsẽdừng lại và xem xét sau. Nếu nghĩcho kĩ, ta sẽthấy là xã hội bất công là một xã hội có thểtạo điều kiện cho ta khai thác hết những năng lực của mình." "Nghe có vẻlà một cách sống hơi vịkỉ," tôi nói. "Có lẽthế, nhưng tớkhông muốn chỉnhìn trời và đợi quảrụng. Bằng cách riêng của mình, tớ đang làm việc cật lực. Tớlàm việc còn gấp mười lần cậu." "Cái đó có vẻ đúng thật," tôi nói. "Đôi khi tớnhìn quanh và thấy phát buồn nôn. Vì lí do quái gì mà lũmất dạy này không chịu làm một việc gì đó đi nhỉ? Tớtựhỏi thế. Chúng không làm một việc mẹgì hết, và rồi chúng lại rên rỉvì chuyện ấy." Rất ngạc nhiên vì giọng điệu gay gắt của Nagasawa, tôi nhìn hắn và nói: "Theo cách nhìn của tớthì mọi người đều làm việc cật lực cả đấy chứ. Họlàm đến nát xương lòi da còn gì. Hay là tớnhìn nhầm?" "Đấy không phải là làm việc cật lực. Đấy chỉlà lao lực chân tay," Nagasawa nói bằng một giọng khẳng định không thểtranh cãi được. "Cái làm việc cật lực mà tớnói đến nó chủ động và có tính mục đích mạnh mẽhơn." "Cậu muốn nói là, nhưviệc học tiếng Tây Ban Nha trong lúc mọi người khác đều tà tà ư?" "Đúng thế? Tớsẽthành thạo tiếng Tây Ban Nha vào mùa xuân sang năm. Tớ đã học xong tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức, và sắp xong tiếng Ý. Cậu cho rằng những cái nhưthế có được mà không phải làm việc cật lực ư?" Nagasawa rít thuốc lá trong lúc tôi nghĩ đến bốMidori. Có một người có lẽ đã chưa từng bao giờnghĩ đến chuyện học tiếng Tây Ban Nha trên TV. Và có lẽông cũng chưa từng bao giờnghĩ đến cái khác nhau giữa làm việc cật lực và lao lực chân tay. Có lẽông đã quá bận rộn không thểnghĩ đến những chuyện nhưthế- bận công việc, và bận đi tìm đứa con gái đã bỏnhà chạy đến tận Fukushima. "Này, vềbữa ăn tối của chúng mình ấy mà," Nagasawa nói. "Liệu thứBảy này có ôkê với cậu không?" "Ôkê," tôi nói. 2. Nagasawa chọn một tiệm ăn Pháp sang trọng trong một phốnhỏyên tĩnh trong khu Azabu. Hắn xưng tên ởcửa và hai chúng tôi được dẫn vào một phòng riêng kín đáo. Có mười lăm bức tranh in treo trên tường trong gian phòng nhỏ ấy. Trong lúc đợi Hatsumi, Nagasawa với tôi nhấp nháp rượu vang hảo hạng và tán dóc vềnhững tiểu thuyết của Joseph Conrad. Hắn vận một bộcom-lê xám trông rất đắt tiền. Tôi vẫn mặc cái áo tây bình thường màu xanh nước biển. Mười lăm phút sau thì Hatsumi đến. Cô trang điểm cẩn thận và đeo hoa tai vàng, mặc một bộváy áo xanh nước biển xẫm rất đẹp, với một đôi giày đỏrất có duyên. Khi tôi khen bộ đồcủa cô, Hatsumi bảo tôi đó là màu xanh nửa đêm. "Nhà hàng này lịch sựquá?" Cô nói. "Mỗi khi vềTokyo ông già tớ đều đến ăn ở đây," Nagasawa nói. "Tớ đã đến đây với ông ấy một lần. Tớcũng chẳng mấy say mê những chỗ điệu đà thếnày đâu." "Lâu lâu được ăn ởmột chỗnhưthếnày cũng chẳng sao," Hatsumi nói. Quay sang tôi, cô hỏi, "Cậu có đồng ý không?" "Chắc là có. Nếu tớkhông phải trảtiền." "Ông già tớthường mang bà nhân tình của ông ấy đến đây," Nagasawa nói. "Ông ấy có một bà ởTokyo, các cậu biết không." "Thật à?" Hatsumi hỏi. Tôi nhấp một ngụm vang và làm nhưkhông nghe thấy gì. Cuối cùng một người hầu bàn đến đểchúng tôi gọi món. Sau khi chọn món khai vịvà súp, Nagasawa kêu món vịt còn Hatsumi và tôi gọi cá vược biển. Các món được dọn ra rất đủng đỉnh đểchúng tôi còn có thì giờthưởng thức rượu vang và chuyện trò. Nagasawa nói trước hết vềcuộc thi tuyển của BộNgoại giao. Hắn nói hầu hết thí sinh đều là hạng cạn bã đáng ném xuống vực thẳm cả, mặc dù cũng có thểcó vài đứa đàng hoàng trong số đó. Tôi hỏi hắn tỉlệxấu tốt trong đám đó so với ngoài xa hội thì thếnào. "Cũng rứa cảthôi," hắn đáp. "Tất nhiên rồi". Chỗnào và ở đâu cũng vậy hết, hắn nói thêm: đó là một qui luật không thay đổi được. Nagasawa gọi thêm một chai vang nữa với một suất đúp whisky cho riêng hắn. Sau đó Hatsumi bắt đầu nói đến một cô gái mà cô muốn gán ghép cho tôi. Đây là chủ đề muôn thuởmỗi khi ba chúng tôi gặp nhau. Lần nào cô cũng nói với tôi vềmột "cô gái xinh lắm ởcùng câu lạc bộvới tớ", và lần nào tôi cũng chạy mất dép. "Nhưng cô này thì hay thật cơ, và cũng xinh thật là xinh. Lần sau tớsẽ đem cô ta đi cùng. Tớchắc thểnào cậu cũng phải thích cô ấy." "Chỉphí thời gian thôi, Hatsumi à," tôi bảo. "Tớquá nghèo không thể đánh đu được với những cô ởtrường đại học của cậu đâu. Tớkhông thểchuyện trò gì được với họ." "Đừng có ngốc thế," cô nói. "Cô này giản dịvà tựnhiên lắm, chẳng điệu bộtí nào." "Thôi nào, Watanabe," Nagasawa nói. "Thì cứgặp nó cái đã. Cậu có phải dùi nó ngay đâu mà lo." "Này này, tớnghĩchuyện ấy thì không nên đâu nhé," Hatsumi nói, "Con bé vẫn đồng trinh mà." "Cũng nhưem ngày xưa," Nagasawa nói. "Chính xác," Hatsumi nói với một nụcười rạng rỡ. "Nhưtớngày xưa vậy. Nhưng thật đấy" cô nói với tôi, "đừng có nói với tớcái giọng "quá nghèo" nữa đi. Chuyện ấy chẳng có liên quan gì ở đây cả. Đúng là năm học nào cũng có một ít bọn siêu-kênh-kiệu, nhưng ngoài ra thì bọn tớ đều bình thường cảthôi. Tất cảchúng tớ đều ăn ởnhà ăn tập thểmôi suất có hai trăm rưỡi Yên…" "Gượm đã Hatsumi," tôi nói, cắt ngang lời cô. "Ởtrường tớnhà ăn có ba loại suất ăn trưa: A, B, và C. Suất A là một trăm hai mươi Yên, suất B một trăm Yên, và suất C có tám mươi Yên thôi. Mọi người đều hằn học nhìn tớmỗi khi tớ ăn suất A, còn ai không đủtiền ăn suất C thì chén mì ăn liền sáu mươi Yên một bát. Tớhọc ởmột nơi nhưvậy đấy. Cậu còn nghĩ tớcó thểnói chuyện với đám con gái ởtrường cậu nữa hay thôi?" Hatsumi cười phá ra và mãi mới nín lại được. "Rẻ đến thếcơà!" Cô nói. "Có khi tớphải đến đó ăn trưa mất thôi! Nhưng nói thật đấy, Toru à, cậu là một anh chàng hay thếnên tớ tin cậu sẽhợp với cô này. Có thểcô ta còn thích bữa trưa một trăm hai mươi Yên nữa cũng nên." "Không có chuyện đó đâu," tôi cười. "Không ai ăn cái của ấy vì thích cả; họ ăn nó vì không có khảnăng ăn cái gì khác." "Nhưng thôi," Hatsumi nói, "đừng nhìn bìa mà đánh giá sách. Đúng là chúng tớhọc ởcái trường kênh kiệu điệu đà ấy, nhưng rất nhiều người chúng tớvẫn là những người nghiêm chỉnh biết suy nghĩnghiêm chỉnh vềcuộc đời Không phải ai cũng tìm bồtrai có xe ôtô thể thao đâu." "Hẵng cứbiết thế," tôi nói. "Watanabe có một cô rồi. Hắn đang yêu," Nagasawa nói. "Nhưng hắn không nói một lời nào vềcô ấy cả. Hắn im nhưthóc. Một câu đốgói trong bí hiểm." "Thật thế ư?" Hatsumi hỏi tôi. "Thật," tôi nói. "Nhưng chẳng liên quan đến câu đốnào cả. Chỉvì nó rắc rối, và cũng khó nói, vậy thôi." "Một mối tình vụng trộm à? Ối giời ơi? Cậu có thểkểvới tớ!" Tôi nhấp một ngụm rượu vang đểkhỏi phải trảlời. "Thấy chưa?" Nagasawa nói, đang uống cốc whisky thứba của hắn. "Im nhưthóc. Khi thằng cha này đã định không nói gì thì không ai có thểcậy răng hắn." "Xấu hổchưa," Hatsumi nói trong khi cắt một miếng patê mỏng đưa lên miệng. "Giá cậu công khai được với cô ấy có phải là chúng mình đi chơi tay bốn được không." "Ờ, và chúng mình sẽuống say rồi đổi bồvới nhau một tí," Nagasawa nói. "Thôi đừng nói kiểu ấy nữa đi," Hatsumi nói. "Thếnào là "nói kiểu ấy"? Watanabe chẳng đểmắt đến cô là gì?" Nagasawa nói. "Chuyện ấy chẳng liên quan gì đến điều em đang nói," Hatsumi lí nhí. "Cậu ấy không phải loại người nhưthế. Cậu ấy trung thực và chân tình. Em biết chứ. Nên em mới cốtìm bạn cho cậu ấy." "Vâng, cậu chàng trung thực. Nhưcái lần tụi mình đổi gái với nhau ngày trước ấy phải không Watanabe?" Nagasawa nói với một vẻmặt chán chường, rồi nốc cạn chỗwhisky còn lại và gọi một cốc khác. Hatsumi đặt dao dĩa xuống và dùng khăn ăn chấm chấm lên miệng. Sau đó, cô vừa nhìn tôi vừa hỏi "Toru, cậu có làm thếthật à?" Tôi không biết trảlời cô thếnào, đành không nói gì. "Nói cho cô ấy biết đi," Nagasawa nói. "Có cái quái gì đâu." Không khí trởnên khó chịu. Nagasawa có thểrất xấu tính lúc say rượu, nhưng đêm nay thì hắn đang chĩa tính xấu ấy vào Hatsumi chứkhông phải vào tôi. Biết thếrồi, tôi thấy mình rất khó ngồi mãi ở đó. "Tớmuốn nghe chuyện ấy," Hatsumi nói. "Có vẻrất thú vị đây." "Bọn tớ đều say cả," tôi nói. "Không sao, Toru. Tớkhông trách móc gì cậu đâu. Tớchỉmuốn cậu kểcho tớbiết chuyện gì đã xảy ra." "Hai đứa tớ đang uống rượu trong một quán bar ởShinjuku, và bọn tớlàm quen với một cặp gái ở đó. Chúng cũng là sinh viên đại học, và cũng đang hứng tình nhưchúng tớ. Thế rồi thì là, chúng tớ, cảbọn rủnhau đến một khách sạn và ngủvới nhau. Hai phòng liền vách. Đến nửa đêm thì Nagasawa gõ cửa phòng tớvà bảo hai thằng nên đổi gái cho nhau, thếlà tớsang phòng hắn và hắn sang phòng tớ." "Mấy cô gái có phản đối không?" "Không, họcũng say cả." "Nhưng mà tớcó lí do chính đáng đểlàm thế," Nagasawa nói. "Lí do chính đáng ư?" "Thếnày nhé, hai đứa con gái ấy rất khác nhau. Một đứa thì thật đẹp, còn đứa kia thì xấu nhưma lem. Tớthấy thếkhông công bằng. Tớ đã cặp luôn với đứa đẹp còn Watanabe thì chết kẹt với đứa kia. Đấy là lí do tại sao hai thằng phải đổi lại cho nhau. Đúng chưa hả, Watanabe?" "Ờ, chắc là thế," tôi nói. "Nhưng thực tếlà tôi lại thích cái cô xấu xí hơn. Cô ta nói chuyện có duyên và là một người tốt. Sau khi làm tình, chúng tôi đang thích thú nằm nói chuyện trên giường thì Nagasawa xuất hiện và đềnghị đổi bạn tình. Tôi hỏi cô gái có chịu không, và cô ta nói nếu chúng tôi muốn thếthì cô ấy cũng ôkê. Có thểcô ấy đã tưởng tôi muốn làm một chầu với cô đẹp gái kia. "Cậu có vui không?" Hatsumi hỏi tôi. "Cậu hỏi chuyện đổi chác ấy à?" "Tất cả." "Cũng chẳng có gì vui lắm. Chỉlà cái gì đó mình phải làm vậy thôi. Ngủnghê kiểu ấy thì cũng chẳng vui thú gì nhiều." "Thếsao cậu vẫn làm thế?" "Là vì anh đây," Nagasawa nói. "Em đang nói chuyện với Toru," Hatsumi vặc lại Nagasawa. "Tại sao cậu lại làm một việc nhưthế?" "Vì đôi khi tớthèm được ngủvới một cô gái khủng khiếp" "Nếu cậu đang yêu ai đó, chẳng nhẽcậu không thể đến với cô ấy cách này hay cách khác ư?" "Nó phức tạp lắm." Hatsumi thởdài. Đúng lúc đó cửa phòng mởra và người ta đem thức ăn vào. Nagasawa có cảmột con vịt quay, còn Hatsumi và tôi có món cá vược biển. Mấy người hầu bàn xếp rau vừa luộc chín tới lên đĩa chúng tôi, rưới nước xốt lên chúng rồi rút lui ra khỏi phòng. Nagasawa cắt một lát thịt vịt và ăn ngấu nghiến, rồi lại uống whisky. Tôi cho lên miệng cảmột gắp đầy rau spinach. Hatsumi không động đến đồ ăn của cô. "Cậu biết không, Toru," cô nói, "tớkhông biết cái gì khiến cho chuyện của cậu lại rắc rối đến vậy, nhưng tớvẫn nghĩloại chuyện nhưcậu vừa kểlà không đúng vởi cậu. Cậu không phải là loại người nhưthế. Cậu nghĩsao?" Cô đặt cảhai tay lên bàn và nhìn vào mắt tôi. "Nói thật," tôi nói, "Đôi khi tớcũng tựcảm thấy nhưvậy." "Thếtại sao cậu không dừng lại được?" "Bởi vì nhiều lúc tớrất thèm mùi người ấm áp," tôi chân thành đáp. "Có những lúc, nếu tớ không có được cái ấm áp nhưcủa da thịt đàn bà, tớthấy cô đơn đến mức không thểchịu nổi." "Đây này, đểanh tóm tắt tất cảnhững chuyện ấy theo cách hiểu của anh nhé," Nagasawa chen vào. "Watanabe hắn có cô gái mà hắn thích, nhưng vì một sốlí do rắc rối nào đó, hai đứa không thểlàm chuyện ấy được. Thếlà hắn tựnhủ"Tình dục là tình dục", và liền thoảmãn nhu cầu của mình với người khác. Thếthì có gì sai nào? Hoàn toàn hợp lí là đằng khác. Hắn không thểchỉ ởtrong phòng và thủdâm suốt ngày được, phải không nào?" "Nhưng nếu cậu thực sựyêu cô ấy, Toru, liệu cậu có thểtựkiềm chế được không?" "Cũng có thể," tôi nói, đưa một miếng cá vược có xốt kem lên miệng. "Cô chẳng hiểu gì vềnhu cầu tình dục của đàn ông," Nagasawa nói với Hatsumi. "Cứxem tôi đây này. Tôi đã cặp với cô ba năm nay rồi, và trong thời gian đó tôi cũng ngủvới khối đàn bà. Nhưng tôi chẳng nhớmẹgì vềhọhết. Tôi không biết tên họ, tôi không nhớmặt mũi họra sao. Tôi chỉngủvới mỗi người đúng một lần thôi. Gặp, rồi làm chuyện đó, rồi vĩnh biệt. Có thếthôi. Thếthì có gì là sai nào?" "Cái mà tôi không thểchịu được là thái độngạo mạn của anh," Hatsumi nói bằng giọng nhẹnhàng. "Anh có ngủvới đàn bà khác hay không chẳng có liên quan gì trong chuyện này. Tôi cũng chưa bao giờthật sựgiận anh vì chuyện anh ngủlang nhưthế, phải không nào?" "Cô không thểgọi việc tôi làm là ngủlang được. Đó chỉlà một trò chơi. Chẳng ai bịtổn thương cả?" Nagasawa nói. "Tôi bịtổn thương chứ," Hatsumi nói. "Tôi không đủvới anh sao?" Nagasawa giữim lặng một lúc và lắc tròn cốc whisky trong tay. "Không phải chuyện cô không đủvới tôi. Đó là một giai đoạn khác, một vấn dềkhác. Mà là cái thèm khát trong con người của tôi kia. Nếu tôi đã làm cô tổn thương thì tôi xin lỗi. Nhưng nó không phải chuyện cô có đủcho tôi hay không. Tôi không thểsống với nỗi thèm khát ấy. Con người tôi nó vậy. Đó là cái làm cho tôi chính là tôi. Tôi không thểlàm gì được, cô có thấy không?" Cuối cùng Hatsumi cầm dao dĩa lên và bắt đầu ăn món cá vược của mình. "Ít ra thì anh cũng không nên lôi kéo Toru vào những trò chơi ấy của anh." "Nhưng chúng tôi có nhiều cái giống nhau, Watanabe và tôi," Nagasawa nói. "Cảhai chúng tôi đều không quan tâm đến bất kì chuyện gì khác ngoài bản thân mình, nói tóm lại là vậy. Ôkê, thì tôi ngạo mạn còn hắn thì không, nhưng cảhai chúng tôi đều chỉcó khả năng cảm thấy thú vịvềnhững cái mà chính mình suy nghĩ, cảm xúc và tạo tác. Chính vì thếmà chúng tôi có thểsuy nghĩvềmọi chuyện một cách hoàn toàn khác biệt với mọi người. Đó là cái tôi thích ởhắn. Chỉcó một cái khác nhau là hắn còn chưa nhận thức được chính mình, và do vậy mà hắn còn lưỡng lựvà vẫn còn bịtổn thương." "Có con người nào mà không lưỡng lựvà không bịtổn thương" Hatsumi chất vấn. "Có phải anh đang nói rằng bản thân anh chưa bao giờcảm thấy những cái đó?" "Tất nhiên là có, nhưng tôi đã rèn luyện mình đến mức có thểhạn chếchúng đến tối đa. Ngay cảchuột cũng sẽchọn con đường ít đau đớn nhất nếu ta làm nó choáng váng đủ độ." "Nhưng chuột không biết yêu?" "Chuột không biết yêu," Nagasawa nhìn sang tôi. "Hay tuyệt! Chúng ta nên có nhạc nền cho câu nói này - một dàn nhạc đầy đủvới hai cây thụcầm và…" "Đừng có chếgiễu tôi. Tôi nói nghiêm chỉnh đấy." Chúng ta đang ăn mà, Nagasawa nói. "Và Watanabe đang ở đây. Có lẽsẽlịch sựhơn nếu hai ta đểdành câu chuyện nghiêm chỉnh ấy cho một dịp khác. "Tớcó thểvề," tôi bảo. "Không được," Hatsumi nói. "Xin cậu hãy ởlại. Có cậu ở đây thì tốt hơn." "Ít nhất cũng ăn tráng miệng đã," Nagasawa nói. "Tớthếnào cũng được mà, thật đấy." Ba chúng tôi im lặng ăn một lúc lâu. Tôi ăn hết món cá của mình. Hatsumi bỏmứa một nửa. Nagasawa dã chén sạch món vịt của hắn từlâu và đang tập trung vào whisky. "Món cá vược tuyệt lắm," tôi lên tiếng, nhưng không ai buồn tiếp lời. Giống nhưtôi vừa ném một viên sỏi xuống giếng sâu vậy. Mấy người hầu bàn dọn đĩa đi và mang vào nước chanh ép ướp lạnh và cà-phê vào. Nagasawa hầu nhưkhông động đến món tráng miệng với cà-phê, mà lấy luôn thuốc lá ra hút. Hatsumi phớt lờmón nước chanh. "Thếlà chết rồi," tôi nghĩthầm trong lúc uống hết phần nước chanh và cà-phê của mình. Hatsumi dán mắt vào hai bàn tay cô đặt trên bàn. Cũng nhưmọi thứtrên người cô, hai bàn tay ấy trông sành điệu, thanh lịch và đắt tiền. Tôi nghĩ đến Naoko và Reiko. Bây giờhọ đang làm gì? tôi tựhỏi. Naoko có lẽ đang nằm trên sô-pha đọc sách, còn Reiko có lẽ đang chơi bài "Rừng Na-uy" bằng ghi-ta. Tôi cảm thấy một thèm khát mãnh liệt được trởlại gian phòng nhỏ ấy của họ. Tôi đang làm cái quái gì ở đây thếnày? "Cái giống nhau giữa Watanabe và tôi là ởchỗchúng tôi chẳng thèm bận tâm cái cứt gì nếu không có ai hiểu mình," Nagasawa nói. "Đó là cái khiến chúng tôi khác với mọi người. Tất cảbọn họ đều lo không biết mọi người xung quanh có hiểu họhay không. Tôi thì không thế, và Watanabe cũng vậy. Chúng tôi coi chuyện đó nhưcứt. Bản ngã và tha nhân là cách biệt." "Có thật thếkhông?" Hatsumi hỏi tôi. "Không," tôi nói. "Tớkhông mạnh mẽthế đâu. Tớkhông thấy ôkê nếu chẳng có ai hiểu mình. Tớcó những người mà tớmuốn hiểu và được họhiểu mình. Nhưng ngoài vài người ấy ra, thì nói thật, tớcảm thấy nhưtuyệt vọng hoàn toàn. Tớkhông đồng ý với Nagasawa. Tớcó quan tâm đến việc được người khác hiểu mình." "Điều đó thực ra cũng chính là điều tôi vừa nói," Nagasawa nói, tay nhặt cái thìa khuấy cà- phê lên. "Hệt nhưnhau! Chỉlà sựkhác nhau giữa một bữa điểm tâm muộn và một bữa trưa sớm. Thời gian nhưnhau, thức ăn giống nhau, chỉkhác có cái tên." Bây giờthì Hatsumi nói với Nagasawa. "Anh có quan tâm đến việc tôi có hiểu anh hay là không?" "Cô vẫn chưa hiểu, phải không nào?" Người A hiểu người B bởi vì đã đến đúng thời điểm đểchuyện đó diễn ra, chửkhông phải vì người B muốn được người A hiểu mình." "Nhưvậy là tôi sai lầm khi cảm thấy tôi muốn ai đó hiểu mình - ví dụlà anh chẳng hạn" "Không, đó không phải là sai lầm," Nagasawa đáp. "Hầu hết mọi người sẽgọi đó là tình yêu, nếu cô nghĩcô muốn hiểu tôi. Hệthống sống của tôi khác hẳn với những hệthống sống của mọi người." "Nhưvậy điều anh đang nói có nghĩa là anh không yêu tôi, có phải thếkhông?" "Thếnày nhé, hệthống của tôi và hệthống của cô…" "Vứt mẹcái hệthống mắc dịch của anh đi!" Hatsumi quát lớn. Đó là lần đầu và cũng là lần cuối cùng tôi nghe cô quát lớn nhưvậy. Nagasawa bấm nút chuông cạnh bàn, và người hầu bàn trởlại với giấy tính tiền. Nagasawa đưa cho ông ta cái thẻtín dụng. "Xin lỗi vì chuyện này, Watanabe," Nagasawa nói. "Tớsẽ đưa Hatsumi vềnhà. Cậu đi một mình vềkhu học xá nhé, được không?" "Cậu không phải xin lỗi tớlàm gì. Bữa ăn ngon tuyệt," tôi nói, nhưng chẳng ai đáp lại câu nào. Người hầu bàn đem cái thẻtín dụng và hoá đơn tới, và Nagasawa dùng bút bi kí vào đó sau khi đã kiểm tra sốtiền. Sau đó ba chúng tôi đứng dậy và ra khỏi quán. Nagasawa định bước xuống phốvẫy taxi nhưng Hatsumi ngăn anh ta lại. "Cám ơn, nhưng hôm nay tôi không muốn ởcạnh anh thêm một tí nào nữa. Anh không phải đưa tôi vềnhà đâu. Cám ơn vềbữa tối." "Thếnào cũng xong," Nagasawa nói. "Tôi muốn Toru đưa tôi vềnhà." "Thếnào cũng xong," Nagasawa nói. "Nhưng Watanabe thực tếchẳng khác gì tôi. Hắn có thểlà một anh chàng hay đấy, nhưng tận đáy lòng hắn cũng không thểyêu ai được đâu. Lúc nào hắn cũng có một phần ở đâu đó rất tỉnh táo và hoàn hoàn xa lánh. Và hắn cũng bịcái thèm khát kia giày vò khôn nguôi. Cứ tin tôi đi, tôi biết mình đang nói gì mà." 3. "Thôi được rồi," tôi nói với Nagasawa, "Tớcam đoan sẽ đưa cô ấy vềtận nhà." "Xin lỗi đã đưa cậu vào chuyện này," Nagasawa nói, nhưng tôi có thểthấy là hắn đã đang nghĩsang chuyện khác rồi. Khi đã ngồi trong xe, tôi hỏi Hatsumi, "Cậu muốn đi đâu? VềEbisu nhé". Căn hộcủa cô ở Ebisu. Cô lắc đầu. "Ôkê. Thế đi uống ở đâu đã nhé!" "Ờ" cô gật đầu. "Đến Shibuya," tôi bảo lái xe. Khoanh tay và nhắm mắt, Hatsumi ngồi lọt thỏm vào góc ghế. Bộhoa tai vàng của cô phản chiếu ánh đèn và lấp lánh khi chiếc xe lượn qua lượn lại. Bộ đồmàu xanh nửa đêm của cô có vẻnhư đã được thửa riêng đểhoà hợp với bóng tối ởtrong xe. Thỉnh thoảng, cặp môi tuyệt đẹp được trang điểm nhẹnhàng của cô lại hơi rung rung nhưthểcô sắp sửa nói điều gì đó với chính mình. Ngắm nhìn cô, tôi có thểthấy tại sao Nagasawa đã chọn cô làm bạn đồng hành đặc biệt. Không thiếu những người đàn bà còn đẹp hơn Hatsumi, và Nagasawa có thểcặp với bất kì ai mà hắn muốn. Nhưng Hatsumi có một phẩm chất gì đó có thểlàm rung động đến tận đáy lòng ta. Nó không khiên cưỡng tí nào. Cái sức mạnh của cô là một thứtinh tế, nhưng nó gây nên những cộng hưởng sâu thẳm. Tôi ngắm nhìn cô suốt quãng đường đến Shibuya và tựhỏi mà vẫn không tìm được câu trảlời, rằng cái rung động tình cảm mà tôi đang trải nghiệm ấy có thểlà cái gì? Hàng chục năm sau tôi mới tìm thấy câu trảlời ấy. Lúc ấy tôi đến Santa Fe phỏng vấn một hoạsĩvà đang ngồi trong một tiệm pizza địa phương, uống bia, ăn pizza và ngắm vẻ đẹp thần tiên của cảnh chiều tà ở đó. Mọi vật thấm đậm một màu đỏrực - bàn tay tôi, cái đĩa, cái bàn, toàn thếgiới nhưthểmột thứnước quảgì đặc biệt đã trút đầy xuống tất cảmọi thứ. Giữa cảnh hoàng hôn choáng ngợp ấy, hình ảnh Hatsumi bỗng loé lên trong tâm trí tôi, và ngay lúc ấy tôi chợt hiểu ra cơn rung động tận đáy lòng ấy là gì. Nó là một thứkhao khát ấu thơchưa bao giờvà sẽkhông bao giờthực hiện được. Trước đó tôi quên mất sự tồn tại của nỗi khát khao ngây thơvà gần nhưghi xương khắc cốt ấy, đã quên mất trong bao nhiêu năm rằng mình đã từng có những tình cầm nhưthế. Cái mà Hatsumi đã khuấy động lên trong tôi là một phần của chính bản ngã tôi đã thiếp ngủbấy lâu. Và khi niềm phát ngộ ấy ập đến, nó đánh thức một nỗi buồn đau đớn đến mức tôi suýt khóc oà lên ngay lúc ấy. Cô đã là một người đàn bà đặc biệt nhưvậy đấy. Nhẽra đã phải có ai làm cái gì đó - bất kì cái gì - đểcứu cô ấy. Giống nhưbao nhiêu người khác mà tôi đã biết, Hatsumi đã đạt đến một giai đoạn nào đó của cuộc sống và đã quyết định - hầu nhưhoàn toàn bất ngờkết thúc nó. Hai năm sau khi Nagasawa đi sang Đức, cô lấy chồng, và hai năm sau đó cô đã dùng dao cạo cứa đứt cổtay mình. Chính Nagasawa, tất nhiên rồi, là người báo tin cho tôi biết. Bức thưcủa hắn gửi từBonn viết nhưsau: "Cái chết của Hatsumi đã làm tiêu tan một cái gì đó. Chuyện này thật đau buồn không thểchịu nổi, ngay cả đối với tớ". Tôi đã xé nát bức thư ấy và ném nó đi. Từ đó tôi không bao giờthưtừvới hắn nữa. Hatsumi và tôi đến một quán bar nhỏvà nốc cạn nhiều tuần rượu. Cảhai chúng tôi chẳng nói gì nhiều. Nhưmột cặp vợchồng già buồn chán, chúng tôi ngồi đối diện nhau, im lặng uống và nhai lạc. Khi chỗ đó đã đông nghẹt, chúng tôi bỏra ngoài đi dạo phố. Hatsumi nói cô sẽtrảtiền, nhưng tôi cương quyết không cho vì chính tôi nghĩra chuyện đi uống rượu. Không khí ban đêm giá buốt căm căm. Hatsumi khép chặt chiếc áo len mặc ngoài và im lặng bước bên tôi. Tôi không biết đi đâu khi chúng tôi lang thang qua các con phốtrong đêm, hai tay tôi thọc sâu vào túi quần. Rất giống những lần tôi đi bộvới Naoko, tôi chợt nhận ra thế. "Cậu có biết chỗnào mình có thểchơi bi-a gần đây không?" Hatsumi đột ngột hỏi. "Bi-a ư?" Cậu biết chơi à?" "Ô, khá là đằng khác. Cậu thì sao?" "Tớchơi được chút chút. Không giỏi." "Ôkê, mình đi chơi nào." Chúng tôi tìm ra được một phòng chơi bi-a gần đó. Một quán nhỏ ởmãi cuối ngõ. Hai chúng tôi - Hatsumi trong bộ đồsành điệu và tôi với cái áo tây xanh và cà-vạt cà tẩm - trông chẳng ăn nhập gì với quán bi-a nhộn nhạo ấy, nhưng có vẻnhưHatsumi chẳng hềbận tâm đến chuyện ấy khi cô chọn và thoa sáp vào mũi gậy. Cô rút một cái dải buộc đầu trong túi ra và buộc túm một bên tóc lên đểkhỏi vướng lúc chơi. chúng tôi chơi hai ván. Hatsumi chơi khá nhưlời cô nói, còn tôi thì lúng ta lúng túng vì một bàn tay còn băng bó dày cộp. Cô hạtôi thảm hại. "Cậu giỏi thật," tôi khâm phục nói. "Cậu muốn nói nhìn bềngoài không thểbiết được người, đúng không?" Cô hỏi khi vừa ngắm một cú thọc vừa mỉm cười. "Cậu học chơi nhưvậy ở đâu thế?" "Ông tớ- bốcủa bốtớ- là một tay chơi già đời. Cụcó bàn bi-a ởnhà. Tớthường chơi với anh tớcho vui thôi, nhưng khi lớn hơn một tí thì ông tớdạy tớchơi với những nước đi có bài bản hẳn hoi. Ông cụlà một gã tuyệt vời rất đúng mốt, và đẹp trai. Nhưng cụmất rồi. Cụvẫn thưởng khoe đã từng gặp Deanna Durbin ởNew York." Cô đi trúng ba nước liền, rồi trượt nước thứtư. Tôi loay hoay mãi mới ăn được một điểm, rồi lại hỏng mất một nước rất ngon. "Tại cái băng tay đấy," Hatsumi nói đểan ủi tôi. "Không, tại tớ đã lâu rồi không chơi," tôi nói, "hai năm và năm tháng rồi." "Sao cậu nhớrõ thế?" "Bạn tớchết đúng cái đêm chúng tớchơi ván cuối cùng với nhau," tôi nói. "Thếlà cậu không chơi nữa à?" "Không, cũng không hẳn thế," tôi nói sau khi đã nghỉmột tí. "Chỉlà vì sau đó tớchẳng có cơhội nào đểchơi nữa. Vậy thôi." "Bạn cậu chết nhưthếnào?" "Tai nạn xe cộ." Cô đi nhiều nước nữa, ngắm rất nghiêm túc và điều chỉnh lực của từng nước rất chính xác. Ngắm nhìn cô chơi - mái tóc chải cẩn thận buộc lên đểkhỏi vướng mắt, bộhoa tai vàng óng ánh, đôi giày đỏvững vàng trên sàn nhà, những ngón tay mảnh dẻ đáng yêu ép chặt lên mặt nỉxanh nâu khi cô động thủnước đi - tôi có cảm giác nhưphần quán bi-a có cô đứng chơi đã biến thành một sựkiện xã hội tao nhã nào đó. Trước đó tôi chưa bao giờ được một mình với cô, và đó là một trải nghiệm tuyệt vời đối với tôi nhưthểtôi đã được kéo lên một tầng cao hơn của cuộc đời. Đến cuối ván thứba - mà tất nhiên là cô lại hạtôi - thì vết thương của tôi bắt đầu đau phập phồng, và chúng tôi dừng chơi. "Tớxin lỗi," cô nói với vẻquan tâm rất thực lòng, "nhẽra tớkhông nên gợi ý chuyện này." "Không sao mà," tôi nói. "Tớ đứt tay thường thôi mà, và tớthích chơi. Thật đấy." Khi chúng tôi rời quán bi-a, bà chủgày gò nói với Hatsumi, "Cô có con mắt tinh đời đấy, em gái ạ." Hatsumi nởmột nụcười ngọt ngào với bà ta và cám ơn bà khi trảtiền. "Có đau không?" Cô hỏi khi chúng tôi đã ra bên ngoài. "Không đau lắm," tôi nói. "Cậu nghĩnó có bịtoác lại không?" "Không, chắc không sao đâu." "Tớbiết rồi? Cậu nên đến chỗtớ. Tớsẽthay băng cho cậu. Tớcó thuốc sát trùng và đủ mọi thứ. Nào, tớ ởngay đằng kia kìa." Tôi nói không có gì đáng lo và rằng tôi không sao, nhưng cô khăng khăng phải kiểm tra xem vết cắt có bịtoác lại hay không. "Hay là cậu không muốn ởbên cạnh tớnữa" Cậu muốn vềphòng cậu càng sớm càng tốt phải không nào?" cô nói với một nụcười ranh mãnh. "Không có chuyện đó đâu," tôi nói. Được rồi, vậy thì đừng đứng nghiêm ra nhưvậy nữa. Đi mấy bước nữa thôi mà." Chỗ Hatsumi ởcách khu Shibuya chừng mười lăm phút đi bộvềphía Ebisu. Không phải là một cao ốc sang trọng hào nhoáng, nhưng vẫn hơn mức đàng hoàng, với một sảnh chờnho nhỏ rất hay và một cầu thang máy. Hatsumi bảo tôi ngồi bên cái bàn trong bếp rồi vào phòng ngủthay đồ. Cô trởlại với một cái áo chui đầu Princeton có mũchùm, quần vải bông, và không đeo hoa tai nữa. Đặt một bộ đồcấp cứu xuống bàn, cô tháo băng, kiểm tra xem vết cắt đã liền da chưa, bôi một ít thuốc sát trùng vào quanh đó và quấn một cái băng mớí lên vết thương. Cô làm mọi thứ nhưmột chuyên gia vậy . "Sao cậu giỏi nhiều thứthế?" Tôi hỏi. "Tớthường làm tình nguyện ởmột bệnh viện. Kiểu nhưchơi trò hộlí. Vì thếtớhọc được những việc này." Khi đã xong việc băng bó, Hatsumi đi kiếm hai hộp bia trong tủlạnh. Cô uống nửa hộp, còn tôi uống hết hộp của mình và cảchỗcòn lại của cô. Sau đó cô cho tôi xem ảnh các cô gái trong câu lạc bộcủa mình. Cô nói đúng: một vài cô trong bọn thật xinh. "Bất kì lúc nào cậu quyết định có một cô bạn gái, hãy đến tớ," cô nói. "Tớsẽgiải quyết ngay cho cậu." "Vâng, thưa quí cô." "Thôi được rồi, Toru, nóí thật đi, cậu cho tớlà một mụmối già phải không?" "Ởmột mức độnào đó thôi," tôi nói thật, nhưng với một nụcười. Hatsumi cười theo. Cô cười trông rất hay. "Nói tớnghe nữa nhé, Toru," cô nói. "Cậu nghĩthếnào vềtớvới Nagasawa" "Tớnghĩthếnào nghĩa là sao?" Vềcái gì?" "Vềchuyện tớphải làm gì. Từnay trở đi." "Tớcó nghĩgì thì cũng vậy thôi," tôi nói, tợp một ngụm bia lạnh. "Thì có sao đâu. Cứnói đúng ý nghĩcủa cậu xem nào?" "Thếnày nhé, nếu tớlà cậu, tớsẽbỏhắn. Tớsẽtìm một ai đó có cách nhìn sựvật bình thường hơn và sống với vui vẻ đến trọn đời. Có xuống đến địa ngục cậu cũng không thể hạnh phúc với hắn được đâu. Cái lối hắn sống, hắn không bao giờnghĩ đến chuyện làm cho chính hắn hoặc người khác được hạnh phúc. Ởvới hắn chỉtổlàm thần kinh cậu phát loạn lên thôi. Tớthấy cậu chơi với hắn được ba năm vừa rồi thì cũng thật là kì lạ. Tất nhiên, tớ rất mến hắn theo cách riêng của tớ. Hắn rất quấy, rất nhiều phẩm chất. Hắn có những sức mạnh và năng lực mà tớkhông thểhy vọng có được. Nhưng cuối cùng thì quan niệm của hắn vềmọi chuyện cũng nhưcách hắn sống là không bình thường. Đôi khi nói chuyện với hắn tớcảm thấy nhưmình đang chạy vòng vo mãi xung quanh. Hắn leo lên cao cũng theo một quá trình vòng vo nhưthế. Tớthấy rất trống rỗng! Phải nói là hệthống của hai đứa hoàn toàn khác nhau. Cậu hiểu tớnói gì không?" "Có," Hatsumi nói khi lấy trong tủlạnh ra cho tôi một hộp bia nữa. "Hơn nữa, sau khi hắn vào BộNgoại giao và xong một năm huấn luyện, hắn sẽra nước ngoài. Cậu sẽlàm gì lúc đó? Đợi hắn ư? Hắn không có ý định lấy ai cả." "Tớcũng biết điều đó." "Vậy thì tớchẳng có gì phải nói nữa." "Tớthấy rồi," Hatsumi nói. Tôi rừtừrót bia ra cốc. "Cậu biết không, khi bọn mình chơi bi-a lúc nẫy, tớbỗng nhận ra một điều," tôi nói. "Tớ là con một, nhưng tớlớn lên mà không bao giờthấy thiếu thốn hoặc ước ao được có anh có chị. Tớsung sướng được một mình. Nhưng đột nhiên, khi chơi bi-a với cậu, tớcó cảm giác mình ước ao có một người chịgái giống nhưcậu - thật sành điệu và choáng ngợp trong một bộ đồmàu xanh nữa đêm với hoa tai vàng với cây gậy bi-a điệu nghệ" Hatsumi tặng tôi một nụcười rạng rỡ. "Đấy đúng là một điều tốt đẹp nhất tớ được nghe về mình trong suốt cảnăm qua," cô nói. "Thật đấy." "Tất cảnhững gì tớmong muốn cho cậu," tôi đỏbừng mặt, "là mong cậu được hạnh phúc. Nghe có vẻ điên. Vì hình nhưcậu là người có thểhạnh phúc với bất kì ai, mà tại sao cuối cùng lại vướng vào Nagasawa" "Những chuyện nhưvậy vẫn xảy ra mà. Và có lẽmình chẳng làm gì được. Trường hợp của tớlà thế đấy. Tất nhiên, Nagasawa sẽbảo đó là trách nhiệm của tớchứkhông phải của anh ta." "Tớcũng nghĩthế." "Nhưng dù sao thì tớcũng chẳng phải là đứa con gái thông minh nhất thếgiới, Toru à. Mà thực ra, tớcòn thuộc loại ngu đần và cổlỗnữa. Tớkhông thể đểý đến những trò "hệ thống" hay "trách nhiệm" này nọ. Tớchỉmuốn lấy chồng và được người tớyêu ôm ấp mỗi đêm và sinh con đẻcái mà thôi. Với tớthếlà nhiều lắm rồi. Trên đời này tớchỉmuốn có vậy." "Còn cái mà Nagasawa muốn ở đời này lại chẳng liên quan gì đến chuyện ấy." "Nhưng người ta còn thay đổi, phải không hảcậu?" Hatsumi hỏi. "Cậu muốn nói là họsẽra đời rồi ăn đòn và lớn lên hay sao?" "Ơ, và nếu anh ấy xa tớmột thời gian, tình cảm của anh ấy với tớcó thểsẽkhác, có phải không?" "Cũng có thể, nếu hắn là một anh chàng bình thường," tôi nói. "Nhưng hắn khác. Hắn cực kì sắt đá - hơn cậu với tớtưởng nhiều. Và hắn sẽchỉsắt đá hơn theo thời gian mà thôi. Nếu có chuyện gì khiến hắn phải ăn đòn, hắn sẽdùng ngay chuyện đó đểrèn cho mình sắt đá hơn. Hắn đã nuốt cả ốc sên trước khi nhượng bộ. Cậu có thểmong đợi gì ởmột con người nhưthế?" "Nhưng tớkhông thểlàm được gì trừviệc chờ đợi anh ấy," Hatsumi nói, tay chống cằm. "Cậu yêu hắn đến thế ư?" "Đúng vậy," cô nói, không hềlưỡng lựchút nào. "Chao ôi," tôi thởdài nói, rồi uống nốt chỗbia của mình. "Tin chắc là mình yêu ai đến thế hẳn phải là một cảm giác tuyệt vời lắm." "Tớlà một con bé ngu xuẩn và cổlỗ," cô nói. "Uống thêm bia nữa nhé" "Thôi, cám ơn, tớphải đi thôi. Cám ơn cậu đã thay băng và cho tớuống bia." Trong lúc tôi đứng chỗcửa vào để đi giày thì có tiếng điện thoại reo. Hatsumi nhìn tôi, rồi nhìn cái phôn, rồi lại nhìn tôi. "Ngủngon nhé," tôi chào rồi bước ra ngoài. Lúc đóng cửa, tôi còn thoáng thấy Hatsumi nhấc điện thoại. Đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy cô. Về đến khu học xá thì đã là mười một rưỡi, tôi đi thẳng đến phòng Nagasawa và gõ cửa. Gõ đến lần thứmười tôi mới nhớra bấy giờ đang là đêm thứBảy. Nagasawa bao giờcũng lấy giấy phép qua đêm vào thứBảy với lí do về ởnhà họhàng. 4. Tôi vềphòng mình, tháo cà-vạt, treo áo tây và quần lên mắc, thay đồmặc nhà, rồi đánh răng. Ôi chao, tôi nghĩbụng, mai đã lại là Chủnhật rồi! Hình nhưcứbốn ngày đã lại đến Chủnhật. Hai Chủnhật nữa thôi là tôi sẽtròn hai mươi tuổi. Tôi nằm dài trên giường và dán mắt vào tờlịch trong lúc những cảm giác âm u cứthếtràn tới nhưnhững đợt sóng. Tôi ngồi bên bàn học đểviết bức thưChủnhật cho Naoko, uống cà-phê bằng một cái cốc to và nghe nhạc Miles Davis. Trời đang mưa nhẹ ởbên ngoài, còn trong phòng thì lạnh cóng nhưmột cái bểcá. Mùi băng phiến thoang thoảng ởchiếc áo len dày tôi vừa lấy từtrong một hộp chứa đồra. Tít trên cao tấm kính cửa sổcó một con nhặng to đùng đang bám chặt không động đậy. Không có gió, lá cờMặt Trời Mọc ủrũtrên cột nhưdải áo của một nghị viên La Ma. Một con chó nâu gày nhom nhút nhát không biết từ đâu lạc vào sân học xá đang hít hít ngửi ngửi từng bông hoa một trong luống. Tôi không thểtưởng tượng tại sao lại có con chó đi loanh quanh ngửi hoa nhưthếdưới trời mưa. Bức thưcủa tôi dài. Mỗi khi bàn tay phải bịcứa của tôi bắt đầu thấy đau vì cầm bút, tôi lại ngồi nhìn ra cửa sổvà đưa mắt xuống sân nhà ướt dưới mưa. Mở đầu thư, tôi kểcho Naoko chuyện bị đứt tay ởtiệm đĩa hát, rồi đến chuyện Nagasawa, Hatsumi và tôi đã có một bữa ăn mừng đêm hôm nọvì Nagasawa đã đỗkì thi tuyển vào Bộ Ngoại giao. Tôi mô tảtiệm ăn và món ăn. Thức ăn thì tuyệt, tôi viết, nhưng nửa chừng bữa ăn thì không khí bắt đầu khó chịu. Tôi tựhỏi không biết có nên nhắc đến Kizuki khi viết vềlúc chơi bi-a với Hatsumi hay không, rồi quyết định cứlàm vậy. Tôi cảm thấy mình phải viết chuyện đó. Mình vẫn nhớnước đi cuối cùng của Kizuki ngày hôm ấy - ngày mà cậu ấy chết. Đó là một nước bật tường rất khó mà mình không nghĩlà cậu ấy có thểthực hiện được. Nhưng hình nhưvận may đang đến với cậu ấy: nước đi ấy thật hoàn hảo, và hai trái bóng trắng và đỏ hầu nhưkhông gây nên tiếng động nào khi chúng chỉkhẽchạm vào nhau trên nền nỉxanh nâu và ghi điểm cho tỉsốcuối cùng của ván ấy. Đó quảlà một nước đi tuyệt đẹp, mình vẫn còn nhớnó nhưin cho đến tận hôm nay. Trong suốt hai năm rưỡi sau đó, mình không sờ đến cây gậy bi-a một lần nào. Đêm mình chơi bi-a với Hatsumi, mãi đến cuối ván thứnhất mình mới nhớ đến Kizuki, và hoàn toàn bịchoáng. Mình vẫn đinh ninh là hễ đã chơi bi-a là mình sẽnhớ đến Kizuki. Thế mà mai đến hết ván thứnhất rồi mình đã mua một hộp Pepsi ởmáy tự động và bắt đầu uống thì mình mới chợt nhớ đến cậu ấy. Chắc là nhờcó cái máy tự động ấy. Ởchỗmình với Kizuki chơi với nhau cũng có một cái máy nhưthế, và chúng mình thường cuộc thắng thua bằng đồuống mua ở đó. Mình cảm thấy có lỗi đã không nhớngay đến Kizuki, nhưthểmình đã bỏrơi cậu ấy. Nhưng khi về đến nhà rồi thì mình lại nghĩthếnày: chuyện xảy ra đã được hai năm rưỡi rồi, và Kizuki thì vẫn mười bảy tuổi. Không phải điều đó có nghĩa là kí ức vềcậu ấy của mình đã phai mờ. Những thứmà cái chết của cậu ấy đã gợi lên vẫn còn đó, sáng sủa rõ ràng, ngay bên trong mình, và một sốcòn rõ ràng hơn cảlúc đầu. Điều mình muốn nói ở đây là: mình sắp tròn hai mươi tuổi. Một phần những gì Kizuki và mình đã chia sẻvới nhau lúc hai đứa còn mười sáu, mười bay tuổi đã biến mất rồi, và không thểcứkhóc lóc mai mà lấy lại được chúng. Mình không thểgiải thích rõ hơn được nữa, nhưng mình nghĩcó thểcậu sẽhiểu cảm giác của mình và điều mình đang nói đây. Và có lẽcậu là người duy nhất trên đời có thểhiểu được những chuyện này. Mình đang nghĩ đến cậu nhiều hơn bao giờhết. Hôm nay mưa. Chủnhật mưa là rất khổ cho mình. Khi trời mưa, mình không thểgiặt giũ, tức là cũng không thểlà quần là áo được. Mình không thểdi dạo, mà cũng chẳng lên nằm trên mái nhà được. Mình chỉcó thể đểmáy quay đã ởchế độtự động và nghe đi nghe lại chương trình Kind of Blue trong khi nhìn mưa rơi dưới sân ngoài kia. Nhưmình đã viết cho cậu trước đây, mình không lên dây cót cho bản thân vào Chủnhật. Chính vì vậy mà thưnày mới dài dòng nhưthế. Mình dừng bút đây. Mình đi ăn trưa dưới nhà ăn. Tạm biệt. Chương 9 1. Giờhọc ngày hôm sau tôi vẫn không thấy bóng dáng Midori đâu. Cô có chuyện gì vậy? Mười ngày đã trôi qua kểtừlần chúng tôi nói chuyện với nhau trên điện thoại. Tôi đã định gọi cô, nhưng lại thôi. Cô đã nói rằng cô sẽgọi cho tôi. ThứNăm tuần ấy tôi gặp Nagasawa trong nhà ăn. Hắn ngồi xuống cạnh tôi với một khay đầy ụthức ăn và xin lỗi đã làm cho buổi "liên hoan" hôm trước thành ra không vui như vậy. "Không sao," tôi nói. "Tớmới phải cám ơn cậu vì bữa ăn thịnh soạn đến thế. Nhưng cũng phải công nhận là kiểu ăn mừng nghềnghiệp mới của cậu nhưthếthật buồn cười." "Cậu có thểnói lại câu ấy." Vài phút trôi qua và chúng tôi vẫn lăng lặng ăn. "Tớlàm lành với Hatsumi rồi," hắn nói. "Tớkhông ngạc nhiên đâu." "Tớcũng đã căng thẳng cảvới cậu nữa, nếu tớnhớkhông nhầm." "Xin lỗi xin lủng thếnày là thếnào?" tôi hỏi. "Cậu ốm à?" "Có lẽ," hắn nói, gật gật đầu máy cái nhè nhẹ. "Hatsumi bảo tớcậu khuyên cô ấy bỏtớ." "Có lí cảthôi," tôi nói. "Ừ, tớcũng nghĩthế," Nagasawa nói. "Cô ấy tuyệt nhưvậy," tôi nói, húp súp xoàn xoạt. "Tớbiết," hắn nói và thởdài. "Hơi tuyệt quá đối với tớ" *** 2. Đang ngủnhưchết thì có tiếng chuông báo tôi có điện thoại dưới nhà. Nó đem tôi từcái lõi tận cùng của giấc ngủra và ném tôi vào tâm trạng ngơngác hoàn toàn. Tôi cảm thấy như mình đã ngủcắm đầu xuống nước cho đến lúc cảbộóc sưng vù lên. Đồng hồchỉsáu giờ mười lăm nhưng tôi không biết là đang sáng hay chiều, và cũng không biết hôm nay là thứ mấy nữa. Tôi nhìn ra cửa sổvà không thấy có cờtreo trên cột. Chắc là chiều rồi. Vậy là cuối cùng thì cái lê kéo cờkia cũng có tác dụng của nó. "Ê, Watanabe, cậu có rỗi bây giờkhông?" Midori hỏi. "Tớkhông biết, hôm nay là thứmấy?" "ThứSáu." "Đang là sáng hay chiều?" "Chiều chứcòn gì nữa! Cậu lạthế! Xem nào, bây giờ… là sáu giờmười tám phút chiều." Vậy là chiều rồi! Đúng thế, tôi đã nằm trên giường đọc sách rồi ngủthiếp đi. ThứSáu. Đầu óc tôi bắt đầu làm việc. Tôi không phải đi làm ởtiệm đã hát vào các thứSáu. "Ờ, tớrỗi. Cậu đang ở đâu?" "Ga Ueno. Cậu gặp tớ ởShinjuku có được không?" "Tớ đi luôn bây giờ đây." Chúng tôi hẹn giờvà nơi gặp nhau, rồi gác máy. Khi tôi đến quán DUG, Midori đang ngồi ởcuối quầy bar với một cốc rượu. Cô mặc một áo khoác ngoài đàn ông màu trắng nhàu nhĩmột áo len vàng, quần bò xanh, và một cổtay có đeo hai cái vòng. "Cậu đang uống gì thế?" tôi hỏi. "Tom Collins." Tôi gọi whisky pha soda, rồi mới nhìn thấy một chiếc vali to nằm dưới chân Midori. "Tớ đi xa," cô nói. "Vừa về đến đây." "Cậu đi đâu?" "Xuống phía nam đến Nara và lên phía bắc đến Aomori." "Một mạch ư?" "Ngốc ạ. Tớcó thểlạ, nhưng không thểlên bắc xuống nam cùng một lúc. Tớxuống Nara với bồ, rồi bỏlên Aomori một mình." Tôi nhấm nháp whisky với soda, rồi đánh diêm châm điếu Marlboro Midori đang ngậm trên miệng. "Thời gian qua chắc kinh khủng với cậu lắm, còn ma chay với đủthứkhác nữa." "Không đâu, đám ma thì dễ ợt. Bọn tớlàm nhiều quá rồi. Cứviệc khoác bộkimono đen rồi ngồi đó nhưmột phu nhân và mọi người sẽlo tất mọi chuyện - một ông bác, một ông hàng xóm, kiểu thế. Họ đem rượu sakê đến, đặt làm sushi, nói những lời an ủi, khóc lóc, rồi lại tiếp tục công việc, chia nhau thứnày thứnọ. Nhẹnhàng ấy mà. Như đi pích-níc thôi. So với việc chăm sóc một người ngày này qua ngày khác thì đó đúng là một cuộc pích-níc. Bọn tớ thì mệt, tớvới chịtớ. Bọn tớcòn không khóc nổi. Chẳng còn nước mắt nữa. Thật đấy. Chỉ mỗi tội đã thếmọi người còn xầm xì rằng "Mấy cô này thật ghẻlạnh nhưbăng". Nhưng chúng tớvẫn cứkhông khóc, chúng tớlà vậy đấy. Tớbiết chúng tớcó thểvờkhóc, nhưng không đời nào chúng tớlàm nhưvậy. Bọn mất dạy. Chúng càng muốn chúng tớkhóc thì chúng tớlại càng không khóc. Hai chịem tớrất khác nhau, nhưng đến những chuyện như thếnày thì chúng tớlại tuyệt đối đồng điệu." Hai cái vòng tay của Midori kêu lanh canh khi cô vẫy người phục vụgọi một cốc Tom Collins nữa với một bát hạt hồtrăn. "Thếrồi thì là, sau khi đám tang đã xong và mọi người đã vềcảrồi, hai chịem tớuống sakê cho đến tận tối. Nhẵn một chai hai lít tướng, rồi nửa chai nữa, và suốt thời gian ấy bọn tớmạt sát mọi người - này là đồngu, nọlà đồmít đặc, thằng này giống một con chó ghẻ, con mẹkia thì nhưlợn sề, lão nọlà đồ đạo đức giả, ngữ ấy thì đúng là đồgian lận. Cậu không thểbiết nó sướng thếnào đâu!" "Tớcó thểtưởng tượng được." "Rồi chúng tớchán và đi ngủ- cảhai đều lạnh cóng. Chúng tớcứngủsuốt, điện thoại kêu hay gì gì nữa chúng tớcũng mặc kệ. Coi nhưchết rồi. Cuối cùng, lúc thức dậy, chúng tớ liền gọi sushi về ăn và nói chuyện phải làm gì đây Hai chịem quyết định sẽ đóng cửa hiệu sách một thời gian đểnghỉngơi. Bọn tớ đã phải hành hạmình hàng bao nhiêu tháng liền rồi và xứng đáng được giải lao. Chịtớchỉmuốn quanh quẩn với bạn trai một thời gian, còn tớthì quyết định phải đi đâu đó vài ngày đểlàm tình như điên thì mới hả." Midori ngậm chặt miệng và đưa tay lên xoa tai. "Thôi chết, xin lỗi nhé." "Ôkê mà," tôi nói. "Thếlà cậu đi Nara." "Ờ, tớvẫn thích chỗ ấy. Những đền thờvà khu vườn nuôi hươu ở đó." "Và cậu làm tình như điên chứ?" "Không, không hề, một phát cũng không nữa," cô nói và thởdài. "Vừa đặt chân vào đến phòng khách sạn và đặt túi xuống là tớbắt đầu thấy kinh, ào ào nhưthác đổ." Tôi không thểnhịn được cười. "Ê, có gì đâu mà cười. Tớbịsớm mất một tuần! Tớkhóc không nín lại được. Có lẽlúc ấy bao nhiêu dồn nén mới bùng cảra. Bồtớnó lại còn tức nữa chứ! Nó nhưvậy đấy: phát cáu ngay lập tức. Mà có phải lỗi tại tớ đâu. Có phải là tớthích thấy kinh lúc ấy đâu. Rồi thì tạng kinh nguyệt của tớnó lại còn nặng nềnữa chứ. Một hai ngày đầu, tớkhông muốn làm bất kì cái gì cả. Cậu cẩn thận đừng có gặp tớnhững ngày nhưthế?" "Cũng muốn thếlắm, nhưng làm sao tớbiết được?" tôi hỏi. "Ôkê, tớsẽ đội mũmột hai ngày sau khi bắt đầu thấy kinh. Một cái mũ đỏ. Thế được đấy," cô nói và cười phá lên. "Nếu cậu thấy tớngoài phốvà tớ đang đội một cái mũ đỏthì chớcó nói gì với tớ, cứviệc biến đi thôi." "Tuyệt. Tớ ước gì con gái ai cũng làm thếcả," tôi nói. "Thếrồi cậu làm những gì ởNara?" "Còn làm quái gì được nữa" Bọn tớcho hươu ăn và đi khắp nơi ở đó. Chán không thểchịu được! Hai đứa cãi nhau to và chưa đứa nào nhìn mặt nhau từlúc về đến giờ. Tớquanh quẩn vài ngày rồi quyết định sẽ đi đâu đó một mình. Thếlà tớ đi Aomori. Tớ ởvới một người bạn ởHirosaki hai đêm đầu, rồi bắt đầu đi quanh đó -Shimokita, Tappi, những chỗ nhưthế. Chỗnào cũng hay cả. Đã có lần tớviết một cuốn giới thiệu nhỏvềkhu vực ấy. Cậu đã đến đấy bao giờchưa?" "Chưa?" "Được rồi, không sao," Midori nói, nhấp một ngụm Tom Collins, rồi cậy vỏmột hạt hồ trăn, "suốt thời gian đi chơi một mình nhưthế, tớtoàn nghĩ đến cậu. Tớnghĩgiá có cậu đi cùng thì hay biết mấy?" "Sao lại thế?" "Sao lại thế!" Midori nhìn tôi với đôi mắt chăm chú vào một nơi vô định. "Sao lại thế nghĩa là thếnào?" "Thì là thếchứsao nữa! Sao cậu lại nghĩ đến tớ?" "Có thểvì tớthích cậu, chứcòn làm sao nữa! Còn lí do gì nữa nào? Có ai mong người nào mà mình không thích đâu cơchứ?" "Nhưng cậu có bạn trai rồi mà," tôi nói. "Cậu không phải nghĩ đến tớlàm gì". Tôi chậm rãi nhấp một ngụm whisky pha soda. "Nghĩa là tớkhông được phép nghĩ đến cậu nếu tớ đã có bồ?" "Không, không phải thế, tớchỉ…" "Này Watanabe, hãy nghe cho thủng đây," Midori nói, chỉtay vào mặt tôi. "Tớcảnh cáo cậu đây này, tớ đã bị đủthứkhổsởdồn nén cảtháng qua rồi và sẵn sàng tá hoảtam tinh đây. Cho nên cậu hay cẩn thận lời nói nghe không. Còn thêm một tí gì nữa nhưng lời kiểu ấy là tớsẽkhóc lụt hết chỗnày cho mà xem. Cậu sẵn sàng chuyện ấy chưa? Hễ đã khóc là tớthành con vật chính cống đấy, bất kểlà tớ đang ở đâu! Tớkhông đùa đâu." Tôi gật đầu và im thin thít. Tôi gọi cốc whisky soda thứhai và ăn mấy hạt hồtrăn. Đâu đó đằng sau âm thanh của một cái bình lắc rượu và tiếng li cốc lanh canh xen với tiếng lạo xạo của máy làm nước đá, Sarah Vaughan đang hát một ban tình cảtheo kiểu ngày xưa. "Mọi chuyện vẫn lung tung cảgiữa tớvới bồtớkềtừsau sựkiện tăm-pông." "Sựkiện tăm-pông" "Ờmột tháng trước đây tớ đi uống rượu với hắn và mấy thằng bạn của hắn. Đang uống thì tớkểchuyện một bà hàng xóm khi hắt xì đã làm bắn cảcái tăm-pông của mụra ngoài. Buồn cười chứ, phải không?" "Quấy thật," tôi phì cười. "Đấy, và tất cảlũbạn ấy của hắn cũng nghĩthế. Nhưng hắn phát điên và nói rằng tớkhông được nói những chuyện nhơbẩn nhưthế. Rõ dơdáy quá!" "Uao!" "Hắn là một thằng cha rất hay, nhưng có thểrất hẹp hòi trong những chuyện nhưvậy," Midori nói. "Ví dụnhư, hắn phát khùng ngay nếu tớkhông mặc đồlót màu trắng. Cậu có nghĩthếlà hẹp hòi không?" "Có thể," tôi nói, "nhưng đó chỉlà vấn đềthịhiểu thôi." Tôi không thểtin một thằng cha nhưthếlại có thểthích một bạn gái nhưMidori, nhưng không dám nói ra. "Rồi, còn cậu, vừa rồi cậu làm những gì?" cô hỏi. "Chẳng có gì. Vẫn vậy thôi," tôi nói, nhưng rồi chợt nhớlần tôi định thủdâm với ý nghĩvề Midori như đã hứa. Tôi hết sức thấp giọng kểchuyện ấy với cô đểmọi người xung quanh không thểnghe được. Mắt Midori sáng lên và cô búng ngón tay đến tách một cái. "Thếnào? Tốt đẹp không?" "Không, được nửa chừng thì tớlúng túng quá nên đành phải thôi." "Cậu muốn nói là cậu bịxỉu đi à?" "Gần nhưthế?" "Mẹkiếp," cô nói, ném cho tôi một cái nhìn khó chịu. "Cậu không thể đểmình lúng túng nhưthế được. Nghĩ đến cái gì đó thật sexy vào. Không sao đâu, tớcho phép cậu mà. Ê, tớ biết rồi? Lần sau tớsẽ ởtrên phôn với cậu: "Ô, ô, sướng quá… ô, đấy, đấy… Thôi nào, tớ sắp ra… ô, đừng làm thế!" Tớsẽnói với cậu những thứnhưthếtrong lúc cậu loay hoay với nó." "Điện thoại khu học xá ởdưới sanh chờngoài cửa, lúc nào cũng có người qua lại," tôi giải thích. "Lão trưởng khu sẽvặn cổtớnếu thấy tớloay hoay ởmột nơi nhưthế?" "Ồ, chán nhỉ." "Không sao đâu," tôi nói. "Tớsẽthửlại một mình một ngày gần đây." "Cốhết sức nhé," Midori nói. "Tớsẽcố," tôi bảo. "Tớ đang nghĩkhông biết có phải tại tớkhông," cô nói. "Có thểtớkhông sexy từtrong bản chất." "Không phải đâu," tôi khẳng định. "Có lẽchỉlà vấn đềthái độ." "Cậu biết không," cô nói, "tớcó cái lưng cực kì nhạy cảm này. Chỉcần mơn man ngón tay lên nó là… mmmmm. "Tớsẽghi nhớ điều này." "Ê, sao mình lại không đi xem một bộphim nhơnhớp bây giờnhỉ? Midori nói. "Một thứ bạo tình thực bẩn thỉu vào." Chúng tôi rời quán bar đến một hàng bán lươn, rồi từ đó đến một trong những rạp xinê con heo điếu tàn nhất khu Shinjuku đểxem một chương trình ba phim liền. Đó là rạp duy nhất thấy có quảng cáo chiếu loại phim bạo tình. Vào bên trong, phòng chiếu có một thứ mùi gì không thểtả được. Chúng tôi đến đúng lúc. Vừa vào chỗlà bộphim bạo tình bắt đầu luôn. Đó là chuyện một cô thưkí với đứa em gái còn đi học bịmột bọn đàn ông bắt cóc và tra tấn bạo tình đủkiểu. Bọn đàn ông bắt chị đàn bà lớn tuổi hơn phải làm đủtrò kinh tởm, nếu không chúng sẽhiếp cô em gái. Nhưng chẳng mấy chốc bà chịnày đã biến thành một mẹbạo tình cuồng nọ, còn cô em thì xem bà chịvới đủkiểu vặn vẹo nhưthếcũng đã nứng tình lên ngùn ngụt. Một bộphim u ám và lặp đi lặp lại, tôi chỉxem được một lúc là chán. "Nếu tớlà cô em kia, tớsẽkhông dễbịkích động đến thế," Midori nói. "Tớsẽcòn xem nữa đã." "Tớcũng nghĩthế," tôi nói. "Với lại, cậu có thấy đầu vú cô ta quá đen so với một nữsinh không - một trinh nữmà thế ư?" "Đúng thế?" Midori dán mắt lên màn ảnh. Tôi rất ấn tượng: người xem phim mà chăm chú căng thẳng thếkia thì chắc chắn là đáng đồng tiền bỏra rồi. Cô vẫn tiếp tục báo cáo với tôi những suy nghĩcủa cô: "Ôi trời đất ơi, cậu thấy chưa!" hoặc "Ba thằng một lúc! Bọn nó xé nát con bé ra mất!" hoặc "Tớmuốn thửkiểu này với ai đó, Watanabe ơi!" Tôi thích xem Midori hơn bộphim kia nhiều. Khi đèn bật sáng giờgiải lao, tôi thấy không có ai là đàn bà ởtrong rạp. Một thanh niên ngồỉgần chúng tôi -có vẻlà sinh viên - nhìn Midori một cái rồi đi ra chỗkhác ởmãi cuối hàng ghế. "Nói tớnghe, Watanabe, cậu có cứng lên khi xem những cảnh ấy không?" "À, có, cũng đôi lúc," tôi nói. "Có thếhọmới làm nhưng phim này chứ?" "Vậy cậu đang nói là mỗi khi những cảnh ấy bắt đầu, ông đàn ông nào trong rạp cũng dựng cảlên nhưchào cờhay sao? Ba hoặc bốn chục ông đều ngỏng hết lên cùng một lúc. Cứnghĩthếthì lại thấy rất lạ, có phải không?" "Ừcậu nói thếnên tớmới thấy lạ." Phim thứhai cũng chỉlà một chuyện kích dục bình thường, có nghĩa là còn chán hơn cả phim đầu. Anh đàn ông thì chìm ngập suốt trong những tiếng thởdốc, còn chị đàn bà thì phát ra những kiều diễn đạt thông thường như"Đấy!" hoặc "Nữa!" trong lúc oằn oại ở bên dưới anh kia. Còn nghe thấy cảtiếng giường cọt kẹt. Những cảnh ấy cứdiễn đi diễn lại mãi. Lúc đầu Midori còn có vẻthích thú vô cùng, nhưng rồi đến lúc cô cũng phải thấy chán và có ý muốn ra về. Chúng tôi ra khỏi rạp và hít mấy hơi thật dài. Đó là lần đầu tiên trong đời tôi thấy không khí ởShinjuku có vẻtrong lành đến thế. "Vui nhỉ," Midori nói. "Bao giờmình lại đi xem nữa nhé." "Họchỉlàm mãi những trò nhưthế," tôi nói. "Thì họcòn biết làm gì khác nữa" Chúng ta ai chẳng cứlàm mải những việc nhưnhau đấy thôi." Cô ta nói cũng có lí thật. Chúng tôi tìm một quán bar khác và gọi rượu uống. Tôi lấy whiskv, còn Midori uống ba bốn cái cốc-tay không biết pha phách những gì trong đó. Ra lại bên ngoài, Midori nói cô muốn trèo cây. "Quanh đây chẳng có cái cây nào," tôi nói. "Mà nếu có thì cậu cũng choáng váng rồi không trèo leo gì được đâu!" "Cậu lúc nào cũng tỉnh táo nhưquỉ, cậu làm hỏng mẹnó mọi việc. Tớsay là vì tớthích say. Có gì sai nào? Và ngay cảkhi say tớcũng vẫn có thểtrèo cây được nhưthường. Cứt thật, tớsẽtrèo mãi lên tít tận ngọn một cái cây cổthụrõ cao và tớsẽtè xuống dầu tất cảmọi người cho mà xem!" "Này, cậu có cần đi toa-lét không thế?" Tôi đưa Midori đến một nhà vệsinh trảtiền ởGa Shinjuku, nhét một đồng kẽm vào khe thu ngân và ấn cô vào trong đó, rồi mua một sốbuổi tối ởquầy báo bên cạnh và đọc nó trong khi chờcô ra. Nhưng cô không ra. Mười lăm phút sau thì tôi bắt đầu lo và sắp sửa vào xem ra sao thì thấy cô ló ra, mặt mũi tái mét. "Xin lỗi," cô nói, "tớngủthiếp đi mất." "Cậu có sao không?" tôi hỏi, khoác cái áo ngoài của tôi lên vai cô. "Không sao mà," cô nói. "Đểtớ đưa cậu về. Cậu phải vềnhà, tắm một cái thật lâu, thật thích, rồi đi ngủ. Cậu kiệt sức rồi." "Tớkhông vềnhà đâu. Đềlàm cái gì chứ? Chẳng có ma nào cả. Tớkhông muốn ngủmột mình ởmột nơi nhưthế?" "Tuyệt lắm," tôi nói. "Vậy cậu tính sẽlàm gì đây?" "Đến một nhà nghỉtình yêu ở đâu đây và ngủtrong vòng tay cậu cả đêm nay. Nhưmột súc gỗ. Sáng mai mình sẽcùng ăn sáng ởdâu đó rồi cùng đến lớp với nhau." "Cậu đã dự định chuyện này ngay từ đầu rồi phải không? Thếmà cậu mới gọi tớ." "Tất nhiên rồi." "Nhẽra cậu phải gọi bồcậu chứkhông phải tớ. Nhưthếmới hợp lí. Bồtrai chỉ đểlàm những việc nhưvậy thôi mà." "Nhưng tớmuốn ởvới cậu." "Cậu không thể ởvới tớ," tôi nói. "Trước hết là tớphải vềhọc xá trước nửa đêm. Nếu không sẽvi phạm lệnh giới nghiêm. Bịthếmột lần thôi là tha hồmà trảgiá địa ngục. Thứ hai là nếu tớlên giường với một cô gái, tớsẽphải làm chuyện ấy, tớghét nhất phải nằm đó mà cốnhịn. Tớkhông đùa đâu, tớcó thểcùng đường phải ép uổng cậu đấy." "Nghĩa là cậu sẽ đánh tớvà trói tớvà hiếp tớtừ đằng sau á?" "Ê nghe đây, tớnói nghiêm chỉnh đấy." "Nhưng tớcô đơn quá! Tớmuốn được ởvới ai đó! Tớbiết mình đang làm những trò khủng khiếp với cậu, toàn những đòi hỏi mà chẳng đáp lại được gì, rồi nghĩbậy nghĩbạgì cũng nói ra tuốt tuột, kéo cậu ra khỏi nhà rồi bắt cậu đưa đi khắp chốn cùng nơi, nhưng cậu là người duy nhất mà tớcó thểcùng làm những chuyện ấy! Tớchưa bao giờ được làm theo ý mình với bất kì ai, chưa một lần nào trong suốt hai mươi năm mà tớ đã sống qua. Bố tớ, mẹtớ, họkhông bao giờ đểý một tí gì đến tớ, còn bạn trai của tớ ư, mẹkiếp, hắn không phải loại trai tráng nhưvậy. Hắn nổi cáu nếu tớ định làm theo ý riêng của tớ. Nên chúng tớ mới cãi nhau. Cậu là người duy nhất tớcó thểnói những điều nhưthếnày. Còn bây giờthì tớmệt, mệt, mệt mỏi lắm rồi và tớchỉmuốn lên giường đi ngủvà nghe ai đó nói với tớrằng họthích tớbiết chừng nào và tớxinh đẹp biết nhường nào và đại loại thế. Tớchỉthèm có vậy thôi. Và khi thức dậy, tớsẽlại tràn đầy sinh lực và sẽkhông bao giờdám vòi vĩnh ích kỉthếnày nữa. Tớxin thể. Tớsẽlà một bé gái ngoan mà." "Tớnghe cậu rồi, tin tớ đi, nhưng tớkhông thểlàm gì được." "Ôi tớxin cậu đấy! Nếu không, tớsẽngồi xuống ngay dưới đất đây và khóc cả đêm cho đến lúc vỡ đầu vỡmặt thì thôi. Và tớsẽngủvới thằng cha đầu tiên nào nói gì đó với tớ." Thếlà xong. 3. Tôi gọi điện vềhọc xá và xin gặp Nagasawa. Khi hắn nhấc máy tôi bảo hắn hãy làm ra bộ nhưtôi đã vềphòng rồi. Tớ đang ởvới một cô, tôi giải thích thế. "Được thôi," hắn nói. "Sựnghiệp ấy là đáng rồi, tớrất vui được giúp cậu. Tớvừa mới quay cái thẻtên cậu sang phía "ởnhà" rồi. Đừng lo. Cứthoải mái đi. Sáng mai cậu có thể vào qua lối cửa sổphòng tớ." "Cám ơn. Tớnợcậu chuyện này," tôi nói rồi gác máy. "Ổn cảchứ?" Midori hỏi. "Cũng tàm tạm," tôi nói và thởdài. "Vĩ đại rồi, mình đến một sàn disco nào đi, còn sớm lắm mà." "Gượm đã nào, tớtưởng cậu mệt lắm rồi!" "Trong những chuyện nhưthếnày thì tớkhông sao!" "Thếthì chết rồi." Và đúng thếthật. Chúng tôi đến một sàn disco, và sức lực cô phục hồi dần trong khi hai đứa nhún nhảy ở đó. Cô uống hai cốc whisky pha coke, và nhảy liên tục cho đến lúc trán đẫm mồhôi. "Vui thật là vui!" Cô kêu lên khi chúng tôi ngồi nghỉ ởmột bàn. "Tớkhông nhảy thếnày hàng thếkỷnay rồi. Không biết nữa, nhưng khi thân thểchuyển động thếnày, hình như tinh thần mình được giải phóng vậy." "Tớxin nói rằng tinh thần cậu lúc nào mà chẳng được giải phóng." "Không có đâu!" Cô nói, lắc đầu và mỉm cười. "Nhưng này, bây giờthấy vui và khỏe rồi thì tớlại đói cồn lên đây! Mình đi ăn pizza đi." Tôi đưa cô đến một quán pizza quen biết và gọi bia hơi với một cái pizza cá trích. Tôi không đói lắm và chỉ ăn được bốn trong sốmười hai lát pizza. Midori ăn hết chỗcòn lại. "Cậu bình phục nhanh thật đấy," tôi nói. "Vừa lúc trước cậu còn tái mét và loạng choạng đi không nổi." "Ấy là vì những vòi vĩnh của tớ đã có người chiều rồi," cô đáp. "Nó làm tan hết sương mù trong người tớ. Uao! Pizza ở đây ngon thật!" "Này, nói tớnghe, ởnhà cậu bây giờkhông có ai thật à?" "Thật. Chịtớ ởchỗông bồ. Dạo này chị ấy thành ra lẩm cẩm rồi. Hễtớkhông ởnhà là chị ấy không thểngủ được một mình." "Vậy mình quên cái trò nhà nghỉtình yêu đi. Đến những chỗ ấy chỉtổthấy mình rẻrúng lắm. Chúng mình vềnhà cậu đi. Cậu có đủchăn nệm cho tớngủchứ?" Midori nghĩmột lúc rồi gật đầu. "Ôkê, mình sẽqua đêm ởnhà tớ." Chúng tôi lấy tàu hoả, đi tuyến Yamanote đến Otsuka, và chẳng mấy chốc hai đứa đã đang kéo cái cửa cuốn bịt hết mặt tiền của hiệu sách Kobayashi lên. Một thông báo bằng giấy dán trên cửa đềmấy chứTẠM THỜI ĐÓNG CỬA. Mùi giấy cũtràn ngập cửa hàng tối om, nhưthểcái cửa cuốn ấy đã không mởrất lâu rồi. Một nửa sốgiá sách trống không, và phần lớn các tạp chí bịbuộc lại thành bó đểtrảlại. Cảm giác lạnh lẽo trống rỗng khi lần đầu tôi đến đây nay lại càng thêm sâu sắc. Nơi này giống một cái vỏtàu hoang phếngoài bãi biển. "Cậu không định mởlại cửa hàng à?" Tôi hỏi. "Không, bọn tớsẽbán nó," Midori nói. "Chúng tớsẽchia tiền và sống tựlập một thời gian không cần ai phải "bảo trợ" cả. Chịtớsang năm sẽcưới, còn tớphải qua ba năm đại học nữa đã. Ít nhất cũng phải đủtiền đểhai chịem làm được những việc ấy. Tớcũng sẽtiếp tục làm thêm. Khi đã bán chỗnày rồi, hai chịem sẽsống với nhau ởmột căn hộnào đó một thời gian." "Cậu nghĩsẽcó người mua chứ?" "Có thể. Tớbiết có người muốn mởmột cửa hàng len ở đây. Vừa rồi bà ấy có hỏi tớcó muốn bán không. Khổthân bố. Bốvất vảlắm mới gây dựng được chỗnày, mà phải trảnợ dần từng tí một, xong rồi thì hầu nhưchẳng còn gì. Tất cảtan đi hết, nhưbọt nước trên sông vậy." "Nhưng ông ấy đã có cậu," tôi nói. "Tớ ư?" Midori cười. Cô hít vào một hơi thật dài rồi lại thởra hết. "Mình lên nhà đi. Dưới này lạnh quá." Lên gác rồi, Midori đểtôi ngồi ởbàn trong bếp rồi đi đun nước tắm. Trong khi cô bận việc đó, tôi đặt ấm đun nước pha trà. Đợi thùng nước tắm nóng lên, chúng tôi ngồi đối diện nhau qua chiếc bàn và uống trà. Tay chống cằm, cô nhìn tôi chăm chú một lúc rất lâu. Chẳng có tiếng động gì ngoài tiếng đồng hồtích tắc và tiếng động cơtủlạnh rì rầm lúc chạy không theo với nhịp rơ-le đóng mở. Đồng hồchỉsắp nửa đêm. "Cậu biết không, Watanabe, nhìn thật kĩthì cậu có một cái mặt thú vịra phết." "Cậu nghĩthếà?" tôi hỏi, hơi chạm tựái. "Tớvẫn hay đểý và nhớnhững gương mặt hay hay," cô nói. "Nhưng cậu thì… nói thật nhé, càng nhìn cậu tớcàng nghĩrằng "hắn sẽlàm cho mà xem." "Tớcũng vậy," tôi nói. "Lâu lâu tớlại ngẫm nghĩvềmình một lần, và tớlại tựnhủ"Phải rồi, mình sợ đếch gì cơchứ?" "Ê, tớkhông muốn nói theo ý xấu đâu. Tớkhông giỏi diễn đạt những cảm xúc của mình ra bằng lời. Chính thếmà mọi người hiểu lầm tớ. Tớchỉmuốn nói là tớthích cậu. Tớbao cậu thếrồi, đúng không?" "Rồi," tôi nói. "Tớ định nói là, không phải chỉcó tớmới là người gặp khó khăn khi muốn tìm hiểu xem đàn ông thực chất là thếnào. Nhưng tớ đã và sẽlàm được việc đó, dần dần từng tí một." Midori mang ra một bao Marlboro và châm một điếu "Bắt đầu từsốkhông thì cứtha hồ mà học." "Cũng phải thôi." "Ô tí nữa thì quên! Cậu có muốn thắp cho bốtớmột nén nhang không?" Tôi theo Midori vào căn phòng có bàn thờPhật, thắp một nén nhang trước bức ảnh chụp ông bố, và chắp tay. "Biết hôm trước tớ đã làm gì không?" Midori hỏi. "Tớcởi trần truồng hết trước bức ảnh bốtớ. Cởi đến mảnh vải cuối cùng và đểông ấy nhìn thật lâu, thật kĩ. Kiểu nhưmột tưthế Yoga. Giống nhưbảo "Bố ơi, này là đứa con gái mà bố đã làm ra." "Lí do quái quỉgì mà cậu lại làm thế?" tôi hỏi. "Tớkhông biết, tớchỉmuốn cho ông ấy xem. Nghĩcoi một nửa tớlà tinh khí của ông ấy, đúng không? Sao lại không cho ông ấy xem? Lúc ấy tớcũng hơi say. Có lẽcũng vì thế nữa." "Tớcũng nghĩvậy." "Chịtớbước vào và tí nữa thì ngã bổchửng. Tớ đang ở đó, trước bức ảnh thờbố, trần như nhộng. Tớ đoán chắc cậu cũng phải ngạc nhiên." "Tớcũng nghĩthế?" "Tớgiải thích tại sao mình đang làm vậy và bảo, "Nào, Momo (tên chị ấy là Momo) chị cũng cởi quần áo ra đi, rồi ngồi cạnh em đây cho bốxem, nhưng chị ấy không dám. Chị ấy choáng váng bỏ đi. Rõ thật là bảo thủ." "Nói cách khác thì nghĩa là chị ấy tương đối bình thường, phải không?" "Nói tớnghe, Watanabe, cậu nghĩgì vềbốtớ?" "Tớkhông thoải mái lắm với những ai mới gặp, nhưng không thấy khó chịu gì lúc có một mình với ông cụ. Tớthấy khá thoải mái. Và nói với cụ đủthứchuyện." "Những chuyện gì vậy? "Euripides," tôi đáp. Midori cười ầm lên. "Cậu thật lạ! Không ai nói chuyện Euripides với một người hấp hối vừa mới gặp cả!" "Nào, cũng không có cô gái nào lại ngồi tênh hênh trước ảnh thờcủa bốmình cả!" Midori chặc lưỡi và rung rung cái chuông trên bàn thờ. "Ngủngon nhé, bố ơi. Bọn con sắp vui thú với nhau một tí đây, bố đừng lo và cốngủmột tí đi nhé. Bốkhông đau đớn phải không ạ? Bốchết rồi mà, bốcó nhớkhông? Con chắc là bốhết đau đớn rồi. Còn nếu không thì bốphải kêu với thánh thần thôi bố ơi. Bảo họnhưthếlà ác quá đấy! Con mong bốgặp mẹvà hai người làm chuyện ấy với nhau thật tình vào nhé. Con đã thấy con cò của bốlúc cho bố đi tè. Ấn tượng ra phết? Nên bốphải tận dụng nó cho đã bốnhé. Chúc bốngủ ngon." Chúng tôi lần lượt vào thùng tắm rồi thay đồmặc đi ngủ. Tôi mượn một bộgần nhưmới của bốMidori. Hơi chật nhưng có còn hơn không. Midori trải nệm cho tôi trên sàn phòng thờ. "Cậu không sợphải ngủtrước ban thờchứ? Cô hỏi. "Chẳng sợtí nào. Tớchưa làm chuyện gì xấu cả," tôi mỉm cười nói. "Nhưng cậu sẽnằm cạnh và ôm tớcho đến lúc tớngủ đã chứ, đúng không?" "Đúng rồi," tôi nói. Chỉchực ngã lăn khỏi mép cái giường hẹp của Midori, tôi ôm cô trong lòng. Mũi chúi vào ngực tôi, cô đặt cảhai tay lên hai bên hông tôi. Cánh tay phải tôi vòng qua lưng cô trong khi bàn tay trái tôi cứphải bám chặt lên khung đầu giường đểcho mình khỏi ngã. Không phải là một tưthếcó thểdẫn đến hứng khởi tình dục Mũi tôi sát ngay trên đầu cô và mái tóc ngắn của cô cứcù vào nó suốt. "Nào, nói gì với tớ đi chứ," Midori nói, vùi mặt vào ngực tôi. "Cậu muốn tớnói gì đây?" "Gì cũng được. Cái gì làm tớthích ấy?" "Cậu thật xinh," tôi nói. "Midori," cô nói. "Nói tên tớ ấy." "Cậu thật xinh, Midori à," tôi chỉnh lại. "Thật xinh nghĩa là sao?" "Xinh đến nỗi núi non mềm sụm xuống và đại dương khô hết đi." Midori ngẩng lên nhìn tôi. "Cậu thật đặc biệt với ngôn từ." "Tớcó thểcảm thấy lòng mình dịu đi khi cậu nói thế," tôi nói và mỉm cười. "Nói cái gì hay hơn nữa đi." "Tớthực sựthích cậu, Midori à. Thích lắm." "Lắm là bao nhiêu" "Là nhưmột chú gấu mùa xuân," tôi nói. "Một chú gấu mùa xuân ư?" Midori lại ngẩng lên. "Thếnghĩa là sao? Một chú gấu mùa xuân." "Cậu đang bước đi trên một cánh đồng, chỉcó một mình, vào một ngày xuân, và chú gấu con bé nhỏ đáng yêu ấy với bộlông mượt nhưnhung và cặp mắt nhỏsáng ngời chạy tới đi cùng với cậu. Và nó nói "Xin chào tiểu thư. Có muốn lộn nhào với tôi không?" Thếlà cậu với chú gấu chơi với nhau cảngày hôm đó, quấn quít trong tay nhau, lăn mình xuống triền đồi phủ đầy hoa cỏ ở đó. Hay chưa nào?" "Ờ. Thật là hay." "Tớthích cậu đến nhưvậy đấy." "Đó là điều tốt đẹp nhất mà tớtừng được nghe," Midori nói, nép mãi vào ngực tôi. "Nếu cậu thích tớ đến thế, cậu sẽlàm mọi thứtớbảo cậu chứ? Cậu sẽkhông nổi cáu chứ?" "Không đâu, tất nhiên là không rồi." "Và cậu sẽluôn luôn chăm sóc tớchứ, luôn luôn chứ?" "Ừ, tất nhiên rồi," tôi nói, vuốt ve mái tóc mềm mà ngắn nhưtóc con trai của cô. "Đừng lo, mọi chuyện rồi sẽ ổn cảmà." "Nhưng mà tớsợ," cô nói. Tôi nhẹnhàng ôm cô, và chẳng mấy chốc đôi vai cô đã nhô lên hạxuống đều đặn theo nhịp thởcó thểnghe thấy được của giấc ngủ. Tôi tuồn ra khỏi giường và vào bếp lấy một hộp bia. Tôi chẳng buồn ngủchút nào, nên nghĩ đến chuyện đọc sách, nhưng chẳng tìm được cuốn nào đáng đọc ởquanh đổ. Tôi đã định vào phòng Midori đểtìm, nhưng lại không muốn lục lọi nhớlàm cô thức giấc. Tôi ngồi đó nhìn vào không trung một lúc lâu, nhấp nháp bia, rồi chợt nhớlà mình đang ở trong một hiệu sách. Tôi xuống nhà, bạt đèn và bắt đầu nhìn lướt các giá đểsách bìa mềm. Chẳng có gì hấp dân, và nếu có thì phần lớn là tôi đã đọc cảrồi, nhưng thểnào tôi cũng phải tìm ra cái gì đó để đọc. Tôi nhặt được một cuốn Dưới Bánh xe của Hermann Hesse đã bạc màu, chắc đã không bán được từlâu lắm rồi, và đểtiền trảvào chỗquầy thu ngân. Đó là đóng góp nhó nhoi của tôi đểgiảm nhẹnợnần của nhà sách Kobayashi. Tôi ngồi chỗcái bàn trong bếp, vừa uống bia vừa đọc Dưới Bánh xe. Tôi đã đọc cuốn này lần đầu lúc mới vào trung học. Và bây giờ, tám năm sau, tôi lại ngồi đây, đọc lại nó trong bếp ởnhà một cô gái, mặc bộ đồngủchật ních của ông bốmới chết của cô ta. Lạlùng thật. Nếu không có những hoàn cảnh kì lạthếnày, có lẽtôi chẳng bao giờ đọc lại Dưới Bánh xe. Cuốn sách quảlà có những đoạn đã lỗi thời, nhưng là tiểu thuyết thì nó cũng không tồi. Tôi đọc chầm chậm, thưởng thức từng dòng một, trong một hiệu sách im lìm giữa đêm khuya. Một chai rượu mùi bụi bặm đứng trên một cái giá trong bếp. Tôi rót một ít vào một cái cốc dùng đểuống cà-phê rồi nhấm nháp tí một. Nó làm tôi ấm người nhưng chẳng giúp tôi buồn ngủ được tí nào. Tôi vào xem Midori ra sao trước lúc ba giờmột tí, nhưng cô vẫn đang ngủsay. Chắc hẳn cô phải mệt mỏi lắm. Đèn từdãy phố đầy những cửa hàng dưới cửa sổhắt vào một thứánh sáng trắng nhè nhẹ, giống nhưánh trăng, tràn ngập gian phòng. Midori ngủquay lưng ra phía có ánh đèn. Cô nằm thật im, gần như đã đóng băng. Cúi xuống gần, tôi nghe được tiếng thởcủa cô. Cô ngủgiống hệt nhưông bố. Chiếc vali vừa đi cùng với cô nay đểcạnh giường. Chiếc áo choàng trắng vắt trên lưng một cái ghế. Mặt bàn học của cô gọn gàng ngăn nắp, và trên tường có treo một cuốn lịch có hình chú chó Snoopy trong phim hoạt hoạ. Tôi hé rèm nhìn xuống dãy cửa hàng vắng ngắt. Hàng nào cũng đóng, hạkín những tấm cửa cuốn mặt tiền. Chỉcó những cái máy bán hàng tự động là hình như đang phủphục chờ một ngày mới nữa. Thỉnh thoảng không khí lại rung lên khi sóng âm thanh của những chiếc xe tải hạng nặng nghiến lốp xe xuống mặt đường từrất xa ào đến. Tôi trởlại bếp, rót thêm rượu mùi và tiếp tục đọc Dưới Bánh xe. Khi tôi đọc hết cuốn sách thì trời đã rạng sáng. Tôi pha một ít cà-phê tan rồi lấy giấy với bút bi tìm thấy trên bàn viết cho Midori mấy chữ: Tớuống một ít rượu mùi của cậu. Tớ mua một cuốn Dưới Bánh xe. Ngoài trời sáng rồi, nên tớphải về. Tạm biệt. Sau một chút lưỡng lự, tôi viết thêm: Trông cậu lúc ngủthực xinh. Tôi rửa cốc cà-phê, tắt đèn bếp, xuống nhà, khe khẽnhấc cái cửa cuốn rồi bước ra phố. Tôi đã lo hàng xóm có thểthấy tôi đáng ngờ, nhưng ngoài đường chưa có ai lúc mới năm giờnăm mươi gì đó vào buổi sáng. Chỉcó lũquạvẫn đậu ởchỗquen thuộc của chúng trên mái nhà và nhìn chằm chằm xuống phố. Tôi liếc nhìn lên tấm màn cửa màu hồng nhạt ởphòng Midori rồi đi ra trạm tàu điện, lên tàu ngồi cho đến cuối đường, rồi đi bộvềhọc xá. Trên đường tôi thấy một tiệm cà-phê đã mởcửa liền ăn một bữa điểm tâm có cơm với súp đậu tương, rau muối và trứng rán. Đi vòng ra sau khu học xá, tôi gõ gõ vào cửa sổtầng trệt của phòng Nagasawa. Hắn mởcho tôi trèo vào ngay lập tức. "Cà phê không?" hắn hỏi. Tôi cám ơn hắn, lên phòng mình, đánh răng, cởi quần dài, chui vào chăn và nhắm chặt mắt lại. Cuối cùng, một giấc ngủkhông mộng mịgì khép lại trên tôi nhưmột cánh cửa bằng chì nặng trịch. ******* 4. Tuần nào tôi cũng viết thưcho Naoko, và nàng thường viết trảlời. Những bức thưcủa nàng không bao giờquá dài. Chẳng mấy chốc đã thấy có những đoạn viết vềnhững buổi sáng và buổi tối lạnh lẽo tháng Mười một. Cậu vềTokyo đúng vào lúc mùa thu bắt đầu tàn, nên nhiều lúc mình không biết cái hố đang mởra trong lòng mình là do nhớcậu hay là vì chuyển mùa. Reiko và mình nói đến cậu suốt. Chị ấy nhắc không được quên bảo là chị ấy có lời hỏi thăm cậu. Chị ấy vẫn tốt với mình nhưthế. Mình nghĩnếu không có chị ấy chắc mình không thểchịu được nơi này. Khi thấy cô đơn mình vẫn khóc. Reiko bảo mình khóc thếlà tốt. Nhưng cô đơn quảthật là một cảm giác đau đớn. Khi cô đơn trong đêm, mình thấy có người nói với mình từtrong bóng tối. Họnói với mình nhưkiểu cây cối vẫn rền rĩtrong gió lúc ban đêm vậy. Kizuki; chịmình: họvẫn nói chuyện nhưthếvới mình suốt. Họcũng cô đơn, và muốn tìm người trò chuyện. Mình thường đọc lại những lá thưcủa cậu trong đêm khi thấy cô đơn và đau đớn. Mình thấy hoang mang vềrất nhiều chuyện nghe được từbên ngoài, nhưng những đoạn cậu mô tảmọi thứxung quanh cậu giúp mình thấy nhẹnhõm tuyệt vời. Lạthế đấy! Mình không hiểu tại sao lại thế. Thếlà mình cứphải đọc đi đọc lại chúng, và Reiko cũng thế. Rồi chúng mình nói chuyện vềnhững điều cậu đã kểcho mình trong thư. Mình rất thích đoạn vềông bốcủa cô gái Midori ấy. Chúng mình mong thưcậu hàng tuần nhưmột trong những niềm vui giải trí vậy - đúng thế, ởmột nơi nhưthếnày, thưtừlà nguồn giải trí của chúng mình. Mình cốhết sức dành thời gian mỗi tuần đểviết cho cậu, nhưng khi đã ngồi trước trang giấy trắng thì mình lại bắt đầu thấy lo lắng buồn rầu. Cảthưnày nữa mình cũng phải cố lắm mới viết được. Reiko đã hò hét nhắc mình phải trảlời cậu. Dù sao thì cũng đừng hiểu lầm mình. Mình có hàng tấn chuyện muốn nói với cậu, muốn kểcho cậu nghe. Chỉtội mình thấy rất khó diễn đạt chúng ra bằng lời. Chính thếmà viết thưlà một việc rất khó nhọc đối với mình. Nói đến Midori, cô ấy có vẻlà một người thú vị. Đọc thưcậu, mình có cảm giác là có thểcô ấy đã phải lòng cậu rồi. Lúc mình nói điều đó với Reiko, chị ấy bảo "Tất nhiên là thếrồi? Đến tôi cũng còn phải lòng Watanabe nữa là!" Dạo này chúng mình đi hái nấm, nhặt hạt dẻ, và ăn chúng hàng ngày. Mà mình nói hàng ngày tức là hàng ngày thật ấy: cơm với hạt dẻ, cơm với nấm matsutake, nhưng ăn rất ngon, và không thấy chán tí nào. Nhưng Reiko không ăn nhiều thế đâu. Chị ấy thì vẫn cứhết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác. Bầy chim với lũthỏ đều ổn cả. Tạm biệt. *** Ba ngày sau sinh nhật thứhai mươi, tôi nhận được một bưu phẩm của Naoko. Mởra, tôi thấy một cái áo len cổlọmàu rượu vang và một lá thư. Chúc mừng sinh nhật! Mình hy vọng cậu sẽcó một năm hạnh phúc của tuổi hai mươi. Năm hai mươi tuổi của mình có vẻsẽkết thúc với mình vẫn khổsởnhưtừxưa đến nay, nhưng mình sẽrất thích nếu cậu có thểgộp phần hạnh phúc của cậu vào với phần hạnh phúc của mình. Thật đấy. Reiko và mình mỗi người đan một nửa cái áo cho cậu đấy. Nếu đan một mình, có lẽphải đến Valentine sang năm mình mới xong được. Nửa đẹp là của Reiko, nửa xấu là của mình. Reiko làm cái gì cũng giỏi, thỉnh thoảng nhìn chị ấy mà mình thấy chán mình quá. Mình muốn nói là mình chẳng làm được việc gì cho ra hồn cả! Tạm biệt. Khoẻnhé. Trong gói có cảmột mẩu giấy của Reiko: Cậu thếnào? Với cậu, Naoko có thểlà đỉnh cao hạnh phúc, nhưng với tôi cô ấy chỉlà cô gái vụng về. Dù sao, chúng tôi cũng đã loay hoay đan xong được cái áo len này kịp sinh nhật cậu. Đẹp đấy chứ, phải không nào? Chúng tôi tựchọn màu và kiểu đấy. Chúc mừng sinh nhật. Chương 10 1. Khi nghĩlại năm 1969 tâm trí tôi chỉthấy một vùng đầm lầy - một vùng bùn sâu dẻo quánh có vẻmuốn mút chặt và kéo tuột giày tôi ra mỗi lần tôi cất bước. Tôi đi trong vùng bùn ấy, sức lực kiệt dần. Đằng trước, đằng sau, tôi không nhìn thấy gì khác ngoài bóng tối vô tận của đầm lầy. Ngay đến thời gian cũng gập ghềnh trôi theo những bước đi loạng choạng của tôi. Mọi người xung quanh đã đi trước tôi từlâu rồi, chỉcó thời gian của tôi và tôi rớt lại sau và đang phải vật lộn với bùn lầy. Thếgiới xung quanh tôi đang mấp mé những cuộc đổi thay vĩ đại. Cái chết đã lấy sinh mạng của John Coltrane và biết bao nhiêu người khác nữa. Người ta hò hét rằng những biến cải cách mạng lúc nào cũng có vẻnhưsắp diễn ra đến nơi, đã ởngay khúc đường quanh trước mặt. Nhưng những "biến cải" diễn ra được thì chỉnhư trò thay đổi phông màn sân khấu, mà chỉlà những cái phông bẹt gí chẳng có thực chất và ý nghĩa gì. Ngày lại ngày, tôi bì bõm bước tới, chẳng mấy khi ngẩng mặt lên, mắt dính chặt xuống mặt đầm lầy trải dài vô tận, đặt chân phải xuống, nhấc chân trái lên, đặt chân trái xuống, nhấc chân phải lên, không bao giờbiết chắc mình đang ở đâu, không bao giờchắc mình có đi đúng hướng không, chỉbiết mỗi một điều là mình cứphải đi tiếp, từng bước, từng bước một. Tôi đã hai mươi tuổi, thu tàn thì đông tới, nhưng chẳng có thay đổi nào có ý nghĩa trong cuộc sống của tôi. Không có chút hào hứng nào, nhưng tôi vẫn đến lớp nghe giảng, đi làm mỗi tuần ba tối ởtiệm đĩa hát, thỉnh thoảng đọc lại Gatsby vĩ đại, và đến Chủnhật thì giặt giũvà viết một thưdài cho Naoko. Đôi khi tôi đi ra ngoài chơi với Midori, ăn với nhau một bữa, đến vườn bách thú, hoặc đi xem phim. Việc bán hiệu sách Kobayashi diễn ra nhưdự kiến. Chịem Midori dọn đến một căn hộhai phòng ngủgần Myogadani, một khu phốcao cấp hơn một tí. Midori nói khi nào người chịlấy chồng thì cô sẽtìm thuê một căn hộkhác cho riêng mình. Cô đã mời tôi đến ăn trưa ởcăn hộmới của hai chịem một lần. Một căn hộ đẹp sáng sủa. Midori có vẻthích chỗ đó hơn hẳn tầng gác cũcủa cô ởhiệu sách Kobaybashi ngày trước. Lâu lâu một lần, Nagasawa lại rủtôi đi chinh chiến một chầu nhưngày xưa chúng tôi vẫn làm, nhưng lần nào tôi cũng tìm ra lí do đểtừchối. Tôi thấy ngại quá rồi. Không phải là ngại ngủvới gái, mà là chỉnghĩ đến đường trường phải xuống phốuống rượu, rồi tìm cho đúng đối tượng gái, tán chuyện với họ, rồi đưa họ đến khách sạn, là tôi đã thấy mệt hết cả người. Tôi lại càng khâm phục Nagasawa hơn khi thấy hắn vẫn có thểtiếp tục những nghi thức ấy mà không thấy kinh tởm hoặc mệt mỏi. Có lẽnhững điều Hatsumi từng khuyên tôi nay đã có tác dụng: tôi có thểlàm cho mình thấy hạnh phúc hơn nhiều chỉbằng cách nghĩ đến Naoko chứkhông phải đi ngủvới mấy cô gái vô danh ngu xuẩn nào đó. Cảm xúc trên da thịt khi tôi nghĩ đến những ngón tay của Naoko có thể đem tôi lên cực lạc với hình ảnh cánh đồng cỏvẫn sinh động mồn một ởtrong tôi. Đầu tháng Mười hai, tôi viết cho nàng đểhỏi xem tôi đến thăm vào dịp nghĩ đông ấy có tiện cho nàng không. Tôi nhận được thưtrảlời của Reiko nói họsẽrất mong được đón tôi. Chị giải thích rằng Naoko đang không thểviết thư được và rằng chịviết trảlời thếnày là thay mặt cho cảnàng. Tôi không muốn hiểu theo hướng Naoko có thể đang trong tình trạng trầm trọng. Không cần phải lo lắng nhưthế. Nàng vẫn thường lúc này lúc kia, nhưtừng đợt sóng một. Đến kì nghỉ đông, tôi nhét mọi thứvào ba-lô, vận ủng đi tuyết, và lên đường đi Kyoto. Ông bác sĩgià đã nói đúng: núi non mùa đông phủ đầy tuyết trắng đẹp không thểtưởng tượng được. Cũng nhưlần trước, tôi ngủhai đêm trong cùng căn hộcủa Naoko và Reiko, và có ba ngày cùng với họlàm những việc hệt nhưthế. Khi mặt trời đã lặn, Reiko lại chơi ghi-ta và cảba chúng tôi quây quần ngồi nói chuyện. Đáng nhẽ đi pích-níc thì chúng tôi đi trượt tuyết đường dài với nhau. Một tiếng liền trượt tuyết xuyên rừng cũng đủcho chúng tôi hết hơi và đẫm mồhôi. Có lúc chúng tôi cũng tham gia xúc tuyết với bệnh nhân và cán bộ trong khu điều dưỡng. Bác sĩMiyata chạy sang bàn chúng tôi trong bữa tối đểgiải thích tại sao ngón tay giữa của người ta dài hơn ngón trỏtrong khi tình hình lại trái ngược ởcác ngón chân. Ông thường trực Omura lại nói với tôi vềmón thịt lợn ởTokyo. Reiko rất thích những đĩa hát làm quà mà tôi mang theo từthành phố. Chịghi nốt nhạc của mấy giai điệu ưa thích và chuyển thểchúng cho đàn ghi-ta. Naoko ít nói hơn hẳn so với dạo mùa thu. Khi ba chúng tôi quây quần, nàng thường ngồi trên sô-pha, miệng mỉm cười, và hầu nhưkhông nói câu nào. Reiko có vẻcốtình liến láu chuyện trò đểbù vào khoảng trống của nàng. "Nhưng cậu đừng lo," Naoko bảo tôi. "Đây chỉlà một đợt thếthôi. Mà mình thấy nghe hai người nói chuyện thếlà vui lắm rồi, mình nói làm gì nữa." Reiko viện cớviệc này việc nọ đểra khỏi nhà, cốt cho Naoko và tôi có thểlên giường với nhau. Tôi hôn cổ, hôn vai và hôn lên đôi vú nàng, và nàng dùng tay cho tôi đạt tới cực cảm nhưlần trước. Sau đó, khi ôm chặt nàng trong tay, tôi kểcho nàng nghe những động chạm của nàng đã sống trên da thịt tôi ra sao trong suốt hai tháng qua, và tôi đã nghĩ đến nàng khi thủdâm nhưthếnào. "Cậu chưa ngủvới ai khác ư?" Naoko hỏi. "Chưa hề," tôi nói. "Được rồi, vậy thì thêm cho cậu đểnhớnữa này." Nàng trườn xuống và hôn tôi ở đó, rồi ôm ấp hết nó trong vòm miệng ấm nóng của nàng, vuốt ve nó bằng lưới đến khắp chốn, mái tóc dài và thẳng của nàng đung đưa lên xuống trên bụng dưới tôi theo với từng chuyển động của môi nàng cho đến lúc tôi bùng nổlần thứ hai. "Cậu có nhớ được không nào? Nàng hỏi. "Có chứ," tôi hổn hển. "Nhớsuốt mất thôi." Tôi ôm ghì nàng trong lòng và luồn tay vào trong quần lót của nàng, chạm đến cửa mình vẫn còn khô của nàng. Naoko lắc đầu và kéo tay tôi ra. Chúng tôi ôm nhau một lúc lâu, không ai nói gì. "Mình đang tính ra khỏi khu học xá cuối học kì này và tìm một căn hộ để ở," tôi nói. "Đời học xá thếlà đủrồi. Nếu cứ đi làm thêm, mình có thểsống khá đầy đủ. Cậu vềTokyo sống với mình đi, nhưmình vẫn nói ấy." "Ôi, cám ơn Toru. Mình thật hạnh phúc được cậu đềnghịmột chuyện nhưvậy!" "Không phải mình nghĩlà ở đây có vấn đềgì đâu," tôi nói. "Chỗnày thật yên tĩnh, cảnh vật xung quanh thật hoàn hảo, và Reiko là một người tuyệt vời. Nhưng đây không phải là chỗcó thể ởlâu dài. Nó quá chuyên biệt. Càng ở đây lâu, tớchắc thế, sẽcàng khó lòng mà đi đâu được nữa." Đáng nhẽtrảlời thì Naoko lại quay mặt nhìn ra cửa sổ. Bên ngoài chẳng thấy có gì ngoài tuyết trắng. Những đám mây tuyết nặng nềchìm xuống thấp và chen vai thích cánh nhau là là trên mặt đất tuyết phủ đầy. "Cậu đừng phải vội, cứnghĩkĩ đi," tôi nói. "Có chuyện gì đi nữa thì mình cũng vẫn sẽdọn nhà vào cuối tháng Ba. Cậu đến với mình bất kì lúc nào cũng được." Naoko gật đầu. Tôi quàng tay ôm nàng cẩn thận như đang ôm một tác phẩm nghệthuật rất tinh tếbằng thuỷtinh. Nàng quàng hai tay lên cổtôi. Tôi trần trụi, còn nàng chỉmặc chiếc quần lót trắng bé tí tẹo. Tấm thân nàng thật đẹp. Tôi có thểngắm nhìn nàng suốt ngày không chán. "Sao mình không ướt thếnhỉ?" Naoko thì thầm. "Cái lần ấy là lần duy nhất từxưa tới giờ. Hôm sinh nhật mình hai mươi tuổi ấy, trong tháng Tư ấy. Cái đêm mà cậu ôm mình trong lòng ấy. Mình có chuyện gì vậy?" "Hoàn toàn là tâm lí thôi, mình chắc vậy," tôi nói. "Cứtừtừ! Đừng nóng vội." "Tất cảnhững trục trặc của mình chỉlà tâm lí đơn thuần," Naoko nói. "Nhỡmình không bao giờkhỏi thì sao? Nhỡmình không bao giờcó thểlàm tình nữa thì sao? Cậu có yêu mình nhưthếnày mãi được không? Liệu tay với môi có đủcho cậu mãi được không? Hay cậu sẽphải giải quyết dục tình bằng cách ngủvới các cô gái khác?" "Mình là một người lạc quan cốhữu," tôi nói. Naoko ngồi dậy trên giường và mặc một cái áo phông lên người. Nàng khoác thêm một cái sơ-mi, rồi xỏchân vào quần bò. Tôi cũng mặc lại quần áo. "Đểmình suy nghĩnhé," Naoko nói. "Và cậu cũng suy nghĩnữa đấy." Nàng hơi đỏmặt và mỉm cười bẽn lẽn. "Kizuki cũng chường hay nói thế?" "Cậu ấy với mình có khá nhiều thịhiểu và ý kiến giống nhau," tôi mỉm cười. Chúng tôi ngồi đối diện nhau qua chiếc bàn trong bếp, vừa uống cà-phê vừa nói chuyện ngày xưa. Nàng đang bắt đầu nói nhiều hơn vềKizuki, nhưng vẫn hay lưỡng lự, và lựa lời cẩn thận. Cứlâu lâu tuyết lại xuống một trận rồi ngừng. Trong suốt ba ngày tôi ở đó, trời không quang quẻra được tí nào. "Có lẽtớcó thểtrởlại vào tháng Ba," tôi nói lúc chia tay. Tôi ôm lấy nàng một lần cuối, cách ngỡdày cộp với chiếc áo khoác mùa đông mặc trên người, và hôn lên miệng nàng. "Tạm biệt," nàng nói. *** 2. Rồi sang năm 1970 - một năm có âm thanh mới mẻhẳn khi ta nói to nó lên - chấm dứt quãng đầu xanh niên thiếu của tôi. Bây giờthì tôi có thểbước sang một đầm lầy hoàn toàn mới. Rồi đến những kì thi, và tôi đều qua được khá dễdàng. Nếu ta chẳng có gì khác để làm và chỉbiết đến lớp đều đặn thì chẳng cần phải có kĩnăng gì đặc biệt cũng có thếqua được những bài thi cuối năm ấy. Nhưng trong khu học xá thì nảy sinh một sốvấn đề. Một vài gã vẫn hoạt động trong một phe phái chính trị đã giấu mũsắt và ống nước trong phòng ởcủa chúng. Chúng đã xô xát với bọn cầu thủbóng chày con cưng của ông trưởng khu học xá, và kết quảlà có hai đứa bị thương và sáu đứa bị đuổi. Dưchấn của sựkiện này kéo dài rất lâu, gây nên những trận ẩu đã nho nhỏxảy ra hầu nhưhàng ngày. Một bầu không khí nặng nềbao trùm khắp khu học xá, và ai cũng bồn chồn căng thẳng. Chính tôi cũng suýt nữa bịmột gã phe bóng chày đánh nhừtửnếu không có Nagasawa can thiệp kịp thời và thu xếp ổn thoảsau đó. Gì thì gì, đã đến lúc tôi phải chuồn khỏi nơi này. Khi đã xong gần hết các môn thi, tôi bắt đầu tích cực tìm kiếm một căn hộ. Sau một tuần mò mẫm, tôi tìm được một chỗvừa ý ởmãi khu ngoại ô Kichijoji. Địa điểm thì không được tiện lợi lắm, nhưng đó là một cái nhà: một ngôi nhà độc lập hẳn hoi - một phát hiện đáng giá. Vốn là một chái nhà của người làm vườn hoặc một kiểu nhà gỗgì đó dùng đểnghỉngơi ngoài vườn, nó đứng một mình trong góc một khu đất rộng rãi, cách khu nhà chính cảmột dãy vườn bỏhoang. Chủnhà sẽra vào bằng cổng trước, còn tôi dùng cổng sau, vậy là tôi được hoàn toàn riêng biệt. Nó có một phòng rộng, một gian bếp nhỏvà nhà tắm, với một khoảng chứa đồrộng không thểtưởng tượng được. Thậm chí còn có cảmột hàng hiên quay ra phía vườn. Chủnhà là một cặp vợchồng rất tốt, cho thuê cái nhà với giá thấp hơn giá thịtrường rất nhiều, nhưng với một điều kiện là người thuê phải sẵn sàng dọn đi nếu người cháu trai của họquyết định lên ởTokyo trong năm tới. Họcam đoan sẽkhông có đòi hỏi gì và tôi có thểsống theo ý mình ởngôi nhà đó. Nagasawa giúp tôi dọn nhà. Hắn mượn được cảmột cái xe thùng đểchở đồcho tôi, và như đã hứa, hắn cho tôi cái tủlạnh, chiếc TV, và cái phích ngoại khổ. Hắn có thểchẳng cần đến những thứ đó nữa, nhưng chúng lại rất ích dụng cho tôi. Bản thân hắn cũng đã có kếhoạch dọn đi hai ngày sau đó, đến một căn hộ ởkhu Mita. "Có thểrất lâu nữa chúng ta mới gặp lại nhau," hắn nói lúc chia tay, "hãy bảo trọng. Tớ vẫn tin hai thằng mình sẽcòn đụng nhau ởmột nơi xa lạnào đó nhiều năm sau này." "Tớ đã mong đến ngày đó đây," tôi nói. "Còn cái lần bọn mình đổi gái ấy, hoá ra cái cô trông buồn cười kia lại hay hơn nhiều." "Đúng nhưthế," tôi cười. "Nhưng mà, Nagasawa này, cậu hãy chăm sóc Hatsumi nhé. Người tốt nhưthếkhông dễgì tìm được đâu. Mà trông thếthôi chứcô ấy yếu đuối hơn nhiều." "Ờ, tớbiết," hắn gật đầu. "Chính thếnên tớmới hy vọng là cậu sẽhứng cô ấy khi tớ đã xong chuyện. Hai đứa các cậu sẽlà một cặp lí tưởng đấy." "Nghiêm chỉnh đi nào?" Tôi nói. "Tớchỉ đùa thôi mà," Nagasawa nói. "Thôi nào, hãy hạnh phúc nhé. Tớcó cảm giác cậu sẽgặp khối chuyện cứt đái ở đời, nhưng cậu là một thằng đểu cứng đầu, tớtin chắc cậu sẽxửlí được hết. Có cho phép tớkhuyên cậu một điều không?" "Nói đi." "Đừng tựtrách móc mình," hắn nói. "Chỉnhững thằng vứt đi mới làm thế!" "Tớsẽnhớ," tôi nói. Chúng tôi bắt tay nhau và đi mỗi người một ngả, hắn đến cái thếgiới mới của hắn, tôi vềvùng đầm lầy của mình. *** Ba ngày sau khi dọn nhà, tôi viết cho Naoko. Tôi mô tảngôi nhà mới và nói tôi thấy nhẹ nhõm biết bao khi thoát khỏi được bọn ngốc trong khu học xá với tất cảnhững trận nhồi sọ của chúng. Giờ đây tôi có thểbắt đầu cuộc sống mới của mình với một tâm trạng mới. Cửa sổcủa mình nhìn ra một khu vườn rộng vẫn là nơi gặp mặt của tất cảlũmèo quanh khu phốnày. Mình thích nằm dài ngoài hiên và ngắm nhìn chúng. Mình không biết chúng có bao nhiêu con ở đó, nhưng là một lũ đông lắm. Chúng sưởi nắng thành từng nhóm. Có lẽ chúng chẳng hài lòng gì khi thấy mình ở đây, nhưng một lần khi mình đểra đó một miếng pho-mát cũthì đã có mấy con bò đến nhấm nháp nó. Chẳng chóng thì chầy rồi chúng cũng thành bạn với mình thôi. Trong bọn có một con mèo đực lông vằn tai rách đến một nửa. Thật kì lạvì trông nó rất giống lão trưởng khu học xá của mình ngày trước. Mình cứnghĩ thểnào cũng có hôm con mèo này bắt đầu làm lễkéo cờcho mà xem. Mình ở đây có hơi xa trường một chút, nhưng vào năm thứba thì sẽkhông có nhiều giờ học buổi sáng nên cũng không đến nỗi tệlắm. Có khi còn hay hơn vì mình sẽcó nhiều thì giờ đọc sách trên tàu điện hơn. Bây giờchỉcòn phải tìm xem có việc gì dễdễ ởquanh đây đểmình có thểlàm ba hoặc bốn ngày một tuần. sau đó là mình có thểtrởlại với cuộc sống lên dây cót của mình. Mình không muốn vội, nhưng tháng Tưlà thời điểm tốt trong năm đểbắt đầu những việc mới mẻ, và mình không thểkhông cảm thấy rằng tốt nhất là bọn mình nên bắt đầu chung sống với nhau vào lúc đó. Cậu cũng có thểtrởlại đại học, nếu mọi việc suôn sẻ. Nếu thực tếsống chung của bọn mình có vấn đềgì, mình có thểtìm cho cậu một căn hộ ởgần đây. Quan trọng nhất là chúng mình phải luôn ởgần nhau. Cũng không nhất thiết phải bắt đầu vào mùa xuân, tất nhiên rồi. Nếu cậu nghĩmùa hè tốt hơn thì mình cũng sẽthấy thế. Chỉcần cậu cho mình biết cậu nghĩthếnào được không? Mình đang định sẽ đi làm thêm nhiều hơn trong một thời gian. Đểtrang trải các chi phí cho việc chuyển chỗ ởnày. Mình sẽcần tiền sắm sửa cái này cái nọkhi sống một mình - nồi niêu xoong chảo bát đĩa và những cái linh tinh khác. Nhưng đến tháng Ba là mình sẽrỗi, và nhất định sẽ đến thăm cậu. Cứngày nào tốt nhất với cậu là mình sẽ đi Kyoto ngày ấy. Mong gặp cậu và mong cậu trảlời mình. *** 3. bỏra mấy ngày đi mua những thứcần thiết trong khu mua bán Kichijoji ởgần nhà và bắt đầu tựnấu các bữa ăn đơn giản. Tôi mua vài tấm ván ởmột xưởng cửa địa phương và cho cắt theo kích cỡ đểcó thểmang vềnhà tự đóng một cái bàn. Tôi nghĩmình sẽcó thểngồi học ởcái bàn ấy, còn bây giờthì hãy cứ ăn luôn ở đó. Tôi làm mấy cái giá đỡvà mua về đủ loại gia vị. Một con mèo trắng có lẽsáu tháng tuổi đã quyết định có cảm tình với tôi và bắt đầu ăn ởchỗtôi. Tôi đặt tên cho nó là Hải âu. Khi đã thu xếp tương đối ổn, tôi vào nội thành và kiếm được một chân phụthợsơn đểlàm tạm thời. Tôi đi làm luôn trong hai tuần lễliền. Tiền thì tốt, nhưng việc thì mệt chết người, và mùi dầu sơn quay cuồng cả đầu óc. Ngày nào xong việc tôi cũng ăn tại một quán rẻtiền, uống bia lùa cơm cho xong bữa, vềnhà chơi với con mèo, rồi lăn ra ngủnhưchết. Trong thời gian đó tôi cũng chẳng nhận được thưtừgì của Naoko. Đang mải phụthợsơn thì tôi chợt nhớ đến Midori, giật mình vì đã không liên lạc gì với cô gần ba tuần rồi và cũng chưa báo cho cô biết việc dọn nhà. Tôi đã nói đang tính chuyện dọn nhà với cô, và cô bảo "Ô thếà?", nhưng chỉcó vậy thôi. Tôi ra một trạm điện thoại và quay sốcủa Midori. Người đàn bà nhấc máy có thểlà chịcô. Khi tôi xưng tên, chịta bảo "Chờtí nhé", nhưng mãi cũng chẳng thấy Midori đâu. Sau đó cô chịhoặc ai đó trởlại. "Midori nói nó tức lắm không thểnói chuyện với cậu được. Cậu vừa dọn nhà mà chẳng nói gì với nó, đúng không? Cứthếbiến mất mà không bảo nó là cậu đi đâu, đúng không? Thôi, bây giờthì cậu làm nó điên sùng sục lên rồi. Mà khi nó đã điên thì không thểlàm gì được đâu. Nhưlà chó dại vậy." "Chịcó thểlàm ơn đưa máy cho cô ấy được không? Tôi sẽgiải thích." "Nó bảo không muốn nghe giải thích giải thiếc gì hết." "Vậy tôi giải thích với chịcó được không? Tôi chẳng muốn thếnày chút nào, nhưng chịcó thểcứnghe tôi một chút rồi nói lại với cô ấy được không?" "Đừng nói với tôi! Nói với chính cậu ấy! Cậu là loại người gì vậy? Trách nhiệm là ởcậu, thì cậu phải lo, mà phải lo cho đúng." Hết cách rồi. Tôi cám ơn cô ta và gác máy. Thực tình tôi không thểtrách Midori. Mải dọn nhà với trăm thứviệc rồi lại mải đi kiếm tiền thêm, tôi đã không nhớgì đến Midori. Cả đến Naoko cũng vậy, trong suốt thời gian ấy. Tính tôi là thế. Một khi đã dính vào việc gì là tôi quên khuấy mọi chuyện khác. Nhưng rồi tôi bắt đầu nghĩ đến việc bản thân mình sẽra sao nếu Midori đã dọn đi đâu đó chẳng nói năng gì với tôi và cũng chẳng liên lạc gì suốt ba tuần lễ. Tôi sẽbịtổn thương, tổn thương nặng nề, không nghi ngờgì nữa. Không, hai đứa không phải là nhân tình nhân ngãi gì, nhưng vềmặt nào đó chúng tôi đã cởi mởcõi lòng với nhau còn sâu sắc hơn cảnhân tình nhân ngải nữa. Ý nghĩ ấy làm cho tôi buồn vô cùng. Thật khủng khiếp khi ta làm tổn thương một người ta hằng quí mển mà lại không biết là nhưvậy. Ngay khi vừa đi làm về, tôi ngồi vào chiếc bàn mới của mình và viết cho Midori. Tôi cốkể hết với cô những cảm xúc chân thật của mình. Tôi xin lỗi, không giải thích mà cũng không phân bua, vì đã vô tâm vô tính nhưvậy. Tớnhớcậu, tôi viết. Tớmuốn gặp cậu càng sớm càng sớm càng tốt. Tớmuốn cậu thấy nhà mới của tớ. Làm ơn viết cho tớnhé, tôi viết thế, và gửi lá thưqua đường phát chuyển đặc biệt. Nhưng không hềcó hồi âm. Một mùa xuân lạlùng đã bắt đầu nhưvậy đấy. Cảvụnghỉ đó tôi chỉngong ngóng đợi thư. Tôi không dám đi đâu chơi, không dám vềnhà thăm bốmẹ, không dám nhận cảmột công việc ngoài giờvì chưa biết lúc nào Naoko sẽviết thưhẹn tôi đến thăm nàng vào một ngày nào đấy. Đến chiều tôi chỉlang thang trong khu mua bán ởKichijoji, xem phim suất đúp hoặc đọc sách trong một quán cà-phê. Tôi không gặp ai và hầu nhưkhông nói chuyện với ai. Và cứmỗi tuần một lần tôi viết cho Naoko. Không bao giờtôi bóng gió gì đến chuyện mong nàng trảlời. Tôi không muốn nàng cảm thấy bịáp lực trong bất kì chuyện gì. Tôi chỉ kểcho nàng nghe vềcông việc phụthợsơn của mình, vềcon mèo Hải âu, vềhoa đào đang nởtrong vườn, vềbà lão bán đậu phụtốt bụng, vềmụgià bẩn tính ởmột quán ăn trong khu phố, vềnhững bữa ăn tôi tựnấu cho mình. Nhưng nàng không viết lại một lần nào. Hễ đã chán đọc sách hoặc nghe nhạc, tôi sẽloay hoay làm vườn chút đỉnh. Tôi mượn chủ nhà một cái cào, chổi, kéo xén cây, và tiêu thời gian vào việc nhỏcỏdại và xén tỉa bụi rậm. Không phải mất công lắm cũng đã khiến cho cái vườn đẹp mắt hẳn lên. Một lần, ông chủ nhà mời tôi uống trà với ông ta, và chúng tôi cùng ngồi dưới hiên ngôi nhà chính, uống trà xanh, ăn bích-qui gạo tẻ, và chuyện trò đôi chút. Sau khi vềhưu, ông lại có việc làm với một công ty bảo hiểm, ông nói, nhưng ỏng cũng đã thôi việc đó rồi, sau một hai năm, và bây giờthì chỉnghỉngơi vậy thôi. Nhà đất là của gia đình từlâu đời rồi, con cái ông cũng đã trưởng thành và độc lập cả, và ông có thểhưởng tuổi già thoải mái không cần phải làm gì. Chính thếmà hai vợchồng ông lúc nào cũng đi du lịch cùng nhau. "Hay quá," tôi nói. "Chẳng hay đâu," ông đáp. "Du lịch chẳng thích thú gì. Tôi thà làm việc còn hơn." Ông bảo ông đã đểkhu vườn hoang dại nhưthếlà vì quanh đây chẳng có thợlàm vườn nào tửtế, và cũng vì ông bịdị ứng không thểtựlàm vườn được. Cứcắt cỏlà ông bịhắt hơi sổmũi. Uống xong bữa trà, ông chỉcho tôi một cái chái chứa đồvà bảo tôi muốn dùng thứgì ở trong đó cũng được cũng là một cách cảm ơn tôi đã chăm nom đến khu vườn. "Chúng tôi chẳng dùng gì đến những thứnày nữa," ông nói, "cậu cứtựnhiên cho." Thực ra ở đó chất đầy đủthứ đồ- một thùng tắm bằng gỗ đã cũ, một cái bểbơi cho trẻcon, gậy bóng chày. Tôi tìm thấy cảmột cái xe đạp cũ, một cái bàn ăn cỡnhỏvới hai cái ghế, một tấm gương, và một cây ghi-ta. "Cháu muốn mượn những thứ đó có được không ạ?" Tôi nói. "Cậu cứtựnhiên cho," ông nhắc lại. Tôi đểra một ngày loay hoay với cái xe đạp: đánh sạch gỉ, tra dầu các ổbi, bơm lốp xe, chỉnh bộsố, và đem nó ra một hiệu chữa xe đạp đểlắp một bộdây sang sốmới. Xong xuôi trông nó nhưmột cái xe khác hẳn. Tôi cạo sạch lớp bụi dày cộp trên cái bàn và quét cho nó một lớp véc ni mới. Tôi thay dây cho cái ghi-ta và dán lại chỗbong tróc trên thân đàn. Tôi dùng búi thép đánh sạch gỉ ởcác khoá lên dây và điều chỉnh chúng cẩn thận. Không ra một cây đàn oách, nhưng ít nhất cũng không lạc nốt sai dây nữa. Tôi chợt nhớtừhồi hết trung học đến giờmình chưa hềsờ đến một cây ghi-ta nào. Tôi ngồi ngoài hiên và mày mò đánh bài "Trên mái nhà" của nhóm The Drifters, và rất ngạc nhiên thấy mình vẫn còn nhớhầu hết các hợp âm của bài đó. Tiếp theo đó, tôi lấy mấy mẩu ván và đóng thành một hộp thưvuông vắn. Tôi sơn nó màu đỏ, viết tên mình vào, rồi dựng nó cạnh cổng. Mai đến mồng ba tháng Tưmới thấy bưu điện bồvào thùng thưcủa tôi một cái gì đó từkhu học xá chuyển tới. Hoá ra là một thông báo họp lớp của trường trung học cũ. Tôi không muốn lôi thôi đến món họp lớp bao giờ. Mà đó lại là lớp tôi cùng học với Kizuki. Tôi liền quẳng cái thông báo ấy vào sọt rác. Chiều ngày mồng bốn tháng Tưthì tôi thấy có một bức thưtrong thùng. Mặt sau có đềtên Reiko Ishida. Tôi dùng kéo cắt một nhát ngọt qua mép dán rồi ra thềm để đọc nó. Tôi đã linh cảm sẽkhông có tin lành, và quảlà nhưvậy. Đầu tiên Reiko xin lỗi đã đểtôi phải chờlâu đến thế. Chịnói Naoko đã vật vã cốviết cho tôi, nhưng lần nào nàng cũng không thểviết xong được. "Tôi đã bảo đểtôi viết trảlời thay cho cô ấy, nhưng hễtôi nhắc đến chuyện phải trảlời cậu là cô ấy lại khăng khăng rằng đây là chuyện quá riêng tưvà cô ấy phải tựviết mới được. Vì vậy mà tôi không viết cho cậu sớm hơn được. Tôi thật tình xin lỗi cậu. Hy vọng cậu sẽbỏ lỗi cho tôi. Tôi biết chắc cậu đã khổsởcảtháng ròng chờthưhồi âm, nhưng hãy tin tôi, tháng vừa rồi Naoko cũng khổsởkhông kém. Cậu phải cốhiểu những gì cô ấy đang trải qua. Tình trạng cô ấy không tốt đâu, tôi phải nói thật nhưvậy. Cô ấy đang cốhết sức đểtrụvững, nhưng cho đến giờkết quảchẳng khảquan chút nào. Nghĩlại, bây giờtôi mới thấy rằng triệu chứng xấu đầu tiên của cô ấy là mất khảnăng viết thư. Nó bắt đầu khoảng cuối tháng Mười một đầu tháng Mười hai. Sau đó cô ấy bắt đầu cứ nghe thấy cái gì đó trong đầu. Hễ định viết thưlà cô ấy lại nghe thấy có tiếng người nói chuyện với mình và không thểviết được nữa. Những giọng nói ấy chen vào nỗlực chọn từ ngữcủa cô ấy. Nhưng tình trạng ấy cũng chưa đến nỗi nào cho đến lần cậu đến thăm thứ hai, nên tôi đã không đểý cẩn thận. Với tất cảchúng tôi ở đây, những loại triệu chứng này xảy ra theo chu kì, hơn kém nhau chút đỉnh thôi. Nhưng trong trường hợp của cô ấy thì chúng cứnặng mãi lên sau khi cậu ra về. Bây giờthì đối thoại bình thường thôi cũng là rất khó khăn với cô ấy. Cô ấy không thểtìm được đúng từ đểnói, và điều đó đẩy cô ấy vào một tình trạng hoang mang khủng khiếp. Hoang mang và sợhãi. Trong khi đó thì những "thứ" cô ấy nghe thấy trong đầu cứngày một tệhơn. Chúng tôi có một buổi điều trịhàng ngày với một nhà chuyên môn. Naoko với tôi và ông bác sĩnày ngồi chuyện trò với nhau đểcốtìm xem khu vực nào của cô ấy đã bị đổbể. Tôi đưa ra ý kiến là có lẽsẽtốt nếu có thêm cậu cùng dựnhững buổi này, và ông bác sĩ ủng hộ tôi, nhưng Naoko không chịu. Tôi có thểnhắc lại đúng lời cô ấy nhưsau: "Tôi muốn thân xác tôi phải sạch hết mọi thứnày khi tôi gặp cậu ấy." Tôi bảo cô ấy rằng đó không phải là vấn đề; vấn đềlà cô ấy phải khỏe lại càng nhanh càng tốt, và tôi cốthuyết phục cô ấy, nhưng cô ấy nhất định không chịu đổi ý. Hình như đã có lần tôi bảo cậu rằng đây không phải là một bệnh viện chuyên khoa. Tất nhiên là chúng tôi có các chuyên gia y khoa ở đây, và họ điều trịcũng rất có hiệu quả, nhưng điều trịtập trung lại là chuyện khác hẳn. Ý đồcủa cơsởnày là tạo ra một môi trường hữu hiệu đểbệnh nhân có thểtự điều trị, và nhưvậy, nói cho đúng ra, nó không bao gồm việc điều trịy khoa. Có nghĩa là nếu tình trạng của Naoko vẫn tiếp tục xấu đi, họ sẽcó thểphải chuyển cô ấy tới một bệnh viện khác hoặc một cơsởy tếkhác hoặc gì đó không biết. Nói thật, tôi thấy chuyện ấy rất đau lòng, nhưng chúng tôi sẽbắt buộc phải làm vậy. Nói thếkhông có nghĩa là cô ấy không thểquay lại đây để điều trịtheo kiểu "nghĩ vắng mặt" ởbên kia một thời gian. Hoặc biết đâu cô ấy lại có thểkhỏi hẳn và không cần gì đến bệnh viện nữa. Gì thì gì, chúng tôi đang làm tất cảmọi thứcó thể được, và Naoko cũng vậy, còn bây giờthì tốt nhất là cậu hãy hy vọng cho cô ấy bình phục được và tiếp tục gửi thưcho cô ấy." Lá thư đềngày ba mươi mốt tháng Ba. Đọc xong, tôi vẫn ngồi ngoài hiên và nhìn quanh quẩn ra khu vườn lúc bấy giờ đã đầy vẻtươi tốt của mùa xuân. Một cây anh đào cổthụ đang đứng đó, hoa sắp đến kì nớrộ. Một làn gió nhẹ đang thổi tới, và ánh sáng ngày bao trùm mọi vật trong những màu sắc mờ ảo kì lạ. Hải âu từ đâu đó mới đảo vềnhà, và sau khi cào cào những tấm ván thềm một lát, nó nằm dài xuống cạnh tôi và lăn ra ngủ. Tôi biết mình nên đểtâm suy nghĩthật nghiêm chỉnh một vài chuyện, nhưng không biết bắt đầu thếnào. Và nói thật là lúc ấy tôi không muốn phải suy nghĩchút nào. Chẳng mấy chốc sẽ đến lúc tôi không thểtránh được việc ấy, và bấy giờtôi sẽ đểra hẳn một thời gian dài tập trung suy nghĩhết mọi việc. Còn bây giờthì không. Bây giờthì không. Cảngày hôm đó tôi dán mắt vào khu vườn, nằm dựa gối và vuốt ve Hải âu. Tôi thấy hoàn toàn kiệt sức. Chiều tàn dần, hoàng hôn đã tới, và những bóng tối màu xanh lơbao bọc cả khu vườn. Hải âu đã biến đi đâu rồi, nhưng tôi vẫn tiếp tục nhìn hoa anh đào đang nở. Trong bóng tối mùa xuân, trông chúng giống nhưthịt vừa bục ra khỏi da trên những vết thương đang mưng mủ. Khu vườn tràn ngập mùi thịt thối ngòn ngọt rất nặng. Và chính lúc đó tôi nhớ đến da thịt Naoko. Da thịt đẹp đẽcủa Naoko nằm trước mặt tôi trong bóng tối, vô vàn mầm nụ đang bung ra trên da nàng, xanh mét và run rẩy trong làn gió nhẹhầu như không cảm thấy được. Tại sao một tấm thân đẹp đẽnhưthếlại phải mang bệnh đến vậy? Tôi tựhỏi. Sao chúng không buông tha cho nàng? Tôi vào nhà và kéo màn cửa lại, nhưng ngay cả ởtrong nhà cũng vẫn không thoát được mùi vịmùa xuân. Nó tràn ngập mọi thứtừdưới đất lên cao. Nhưng hương vịduy nhất của mùa xuân mà tôi đang cảm thấy lúc ấy lại là cái mùi thịt thối khăn ghê rợn kia. Giam mình sau màn cửa, tôi cảm thấy một nỗi kinh tởm dữdội đối với mùa xuân. Tôi căm ghét những gì mùa xuân đang dành đợi tôi; tôi căm ghét cái nỗi đau rần rật đến tê dại mà nó gợi lên trong tôi. Tôi đã chưa khi nào căm ghét cái gì trên đời dữdội đến thế. Ba ngày liền sau đó tôi như đi dưới đáy biển. Tôi không thểnghe người ta nói gì với mình, và mọi người nghe tôi cũng khó khăn nhưvậy. Toàn thân tôi nhưbịbao bọc trong một thứ màng khiến cho tôi mất hẳn mọi tiếp xúc trực tiếp với thếgiới bên ngoài. Tôi không thể chạm vào "họ", và "họ" cũng không thểchạm vào tôi. Tôi hoàn toàn bất lực, và chừng nào còn nhưvậy thì "họ" còn chưa thểvới đến tôi. Tôi ngồi dựa lưng vào tường, dán mắt lên trần nhà. Khi thấy đói, tôi sẽgặm bất kì thứgì vớ được ởxung quanh, uống tí nước, và khi nỗi cám cảnh đau buồn ập đến, tôi lấy rượu whisky đểhạgục chính mình. Tôi không tắm. Không cạo mặt. Ba ngày liền trong tình trạng nhưthế. Mồng sáu tháng Tưthì có thưMidori. Cô hẹn gặp tôi ởtrường và cùng ăn trưa vào ngày mồng mười khi chúng tôi phải đến đăng kí các lớp học. Tớtrì hoãn viết cho cậu thật lâu cho đến lúc hai đứa mình hoà nhau, nên hãy giảng hoà nhé. Tớphải thú nhận, tớnhớcậu. Tôi đọc đi đọc lại lá thưtất cảlà bốn lần, mà vẫn không thểhiểu cô đang định nói gì với tôi. Nó có thểcó nghĩa gì mới được chứ? Đầu óc tôi mù mịt hết cả, tôi không thểtìm ra mối liên hệtừcâu này đến câu kia. Tại sao gặp cô ta ngày đăng kí môn học lại làm cho chúng tôi "hoà nhau" Tại sao cô ta lại muốn "ăn trưa" với tôi? Tôi thực sựlạc đường. Trí não tôi nhão ra rồi, nhưbộrễsũng nước của một loài cây mọc dưới biển. Nhưng không hiểu sao tôi vẫn biết là mình phải vùng ra khỏi tình trạng đó. Và rồi đột nhiên những lời của Nagasawa trởlại với tôi: "Đừng bao giờtựtrách mình. Chỉcó bọn vứt đi mới làm vậy." "Ôkê, Nagasawa. Đúng thế," tôi nghe thấy mình nói trong đầu, thởdài đánh thượt rồi gượng dậy. 4. Tôi giặt quần áo lần đầu tiên sau nhiều tuần lễ, đến nhà tắm công cộng và cạo mặt, dọn dẹp nhà cửa, mua thức ăn và nấu một bữa tửtế đểthay đổi cho con Hải âu gần chết đói ăn, chỉ uống bia, và tập thểdục ba mươi phút. Trong khi cạo mặt, tôi phát hiện trong gương là mình đã xọp hẳn đi. Hai mắt tôi lồi ra. Mãi tôi mới nhận ra mình. Sáng hôm sau tôi đạp xe một chuyến dài dài, và sau khi ăn trưa ởnhà, tôi đọc lại lá thưcủa Reiko một lần nữa; rồi suy nghĩnghiêm chỉnh xem tôi cần phải làm gì sau đó. Lý do chính khiến lá thưcủa Reiko làm tôi khổsở đến vậy là vì nó đã phá vỡniềm tin lạc quan của tôi rằng Naoko đang khá dần lên. Chính Naoko đã bảo tôi, "Bệnh tớtệhơn cậu tưởng nhiều: nó sâu rễbền gốc lắm." Và Reiko cũng đã cảnh báo rằng không thểbiết được chuyện gì sẽ xảy ra. Nhưng tôi đã gặp Naoko hai lần, và đã có ấn tượng là nàng đang trên đường lành bệnh. Tôi đã cho rằng chỉcòn có vấn đềlà nàng có đủcan đảm quay lại thếgiới thực tại hay không, và rằng nếu nàng làm được thế, cảhai chúng tôi sẽchung lưng đấu cật trong chuyện đó. Lá thưcủa Reiko đã đạp đổtoà lâu đài ảo mộng tôi đã xây trên cái giả định mong manh ấy, chỉ đểlại một bềmặt bẹp gí không chút cảm giác nào. Tôi sẽphải làm gì đổ đểlấy lại chỗ đứng của mình. Có thểsẽrất lâu Naoko mới có thểbình phục. Nhưng thậm chí sau đó có thểnàng sẽcòn thất thường và thiếu tựtin hơn. Tôi sẽphải thích ứng với tình huống mới ấy. Và dù tôi có mạnh mẽ đến mấy thì chắc cũng không thểgiải quyết được tất cảmọi vấn đề. Điều ấy thì tôi biết. Nhưng tôi lại chẳng làm gì khác được: chỉbiết giữvững tinh thần và chờcho nàng khỏi bệnh. Này Kizuki ơi, tôi nghĩbụng, khác với cậu, tớ đã chọn sựsống, và sẽsống đẹp hết sức mình. Cậu thấy khó là đúng rồi. Nhưng nói thật nhé, tớthì cũng thếthôi. Thật là khó. Mà tất cảchỉlà tại cậu đã tựvẫn và đểNaoko ởlại. Còn tớthì sẽkhông bao giờlàm thế. Tớsẽ không bao giờ, không bao giờquay lưng lại với cô ấy. Trước hết là vì tớyêu cô ấy, và là vì tớmạnh mẽhơn cô ấy. Tớsẽtrưởng thành. Tớsẽthành người lớn. Vì tớphải vậy. Tớvẫn thường muốn cứ được là mười bảy hay mười tám tuổi mãi nếu có thể. Nhưng bây giờthì thôi rồi. Tớkhông còn là một thiếu niên. Bây giờtớ đã biết thếnào là trách nhiệm. Tớ không còn là cái đứa nhưthời chúng mình còn chơi với nhau nữa. Tớ đã hai mươi rồi. Và tớphải trảgiá đểtiếp tục sống. "Cứt thật, Watanabe, cậu làm sao vậy?" Midori hỏi. "Da bọc xương hết rồi!" "Tệ đến thếkia à?" "Quá nhiều chuyện với bà bồcó chồng của cậu phải không, tớ đánh cuộc nào." Tôi mỉm cười và lắc đầu. "Tớchưa ngủvới cô nào từ đầu tháng Mười đến giờ." "Úi! Không thểthế được. Những sáu tháng đấy ông ạ!" "Cậu nghe tớnói rồi mà." "Thếlàm sao mà cậu sụt cân gớm thế?" "Tại lớn lên đấy," tôi nói. Midori đặt tay lên cảhai vai tôi và nhìn vào mắt tôi với một vẻmắng nhiếc chẳng mấy chốc đã biến thành một nụcười ngọt lịm. "Đúng thếthật," cô nói. "Có cái gì đó khác. Cậu đã thay đổi." "Tớbảo rồi, tớ đã lớn lên. Giờtớ đã là người lớn." "Cậu tuyệt vời thật, kiểu suy nghĩcủa cậu ấy," cô nói nhưthểbị ấn tượng thực sự. "Mình đi ăn thôi. Tớ đói ngấu rồi." Chúng tôi vào một tiện ăn nhỏ đằng sau khoa văn. Tôi lấy một suất ăn trưa đặc biệt và cô cũng vậy. "Này, Watanabe, cậu giận tớlắm phải không?" "Vì chuyện gì chứ?" "Vì không trảlời cậu, cốt đểgỡhoà mà. Cậu nghĩtớkhông nên thếà?" Sau khi cậu đã xin lỗi và mọi thứkhác" "Ừ, nhưng đầu tiên là lỗi tại tớ. Nó nhưvậy mà." "Chịtớbảo nhẽra tớkhông nên thế. Quá ác, quá trẻcon." "Ờ, nhưng nó làm cậu thấy dễchịu hơn, đúng không nào, gỡhoà kiểu ấy?" "Thôi được rồi, cho qua chuyện đó đi." "Cậu đang tha thứcho tớphải không?" Midori nói. "Nhưng nói thật đi Watanabe, cậu chưa làm tình trong sáu tháng liền cơà?" "Không một lần nào." "Vậy cái lần cậu cho tớ đi ngủ, chắc cậu phải thèm lắm." "Ờ, chắc thế!" "Nhưng cậu không làm gì, đúng không?" "Nghe này, cậu là bạn tốt nhất của tớbây giờ," tôi nói. "Tớkhông muốn mất cậu đâu." "Cậu biết không, nếu cậu cưỡng tớhôm đó, chắc tớkhông chống lại được đâu, tớkiệt lực đến thếcơmà." "Nhưng tớquá to và quá cứng," tôi nói. Midori mỉm cười rồi chạm vào cổtay tôi. "Một lúc trước đó, tớ đã quyết định sẽtin cậu. Một trăm phần trăm. Cho nên tớmới yên trí ngủngon nhưvậy. Tớbiết tớsẽkhông sao, tớsẽan toàn với cậu ở đó. Và tớ đã ngủsay nhưchết, đúng không?" "Đúng quá." "Nhưng mặt khảc, nếu cậu nói với tớ, "Ê, Midori, mình ấy nhau đi, rồi mọi thứsẽtốt đẹp mà" thì có lẽtớ đã ấy với cậu rồi. Này, đừng có tưởng tớ đang định cám dỗhay trêu ngươi gì cậu nhé. Tớchỉ đang nghĩsao nói vậy thôi, hoàn toàn chân thực." "Biết rồi, biết rồi." Trong lúc ăn trưa, chúng tôi cho nhau xem giấy đăng kí lớp học của mình và thấy sẽcó chung nhau hai lớp. Vậy là ít nhất tôi cũng sẽgặp cô hai lần một tuần. Xong chuyện đó rồi, Midori kểcho tôi nghe vềcách thu xếp cuộc sống của cô. Lúc đầu hai chịem cô không thể quen được với cuộc sống ởcăn hộ. Bởi vì nó quá an nhàn, cô nói. Họ đã quá quen với việc hàng ngày phải chạy quanh như điên, hết chăm người ốm lại đến trông cửa hàng, hết việc này đến việc nọ. "Nhưng cuối cùng thì bọn mình cũng thấy quen," cô nói. "Nhẽra chúng mình phải được sống thếnày từlâu rồi - không phải lo lắng đến nhu cầu của bất kì ai, chỉviệc nằm dài kiểu gì cũng được. Lúc đầu cảhai chịem mình đều thấy bồn chồn, nhưthểngười mình nó cứlơ lửng trên mặt sàn đến năm sáu phân. Nó không có vẻthực tí nào, giống nhưcuộc sống thật không thểlà nhưvậy. Cảhai chịem đều căng thẳng, chỉsợmọi thứlại sắp lộn nhào hết cả." "Một cặp cảlo," tôi mỉm cười nói. "Chẳng qua là vì cuộc sống đã ác với chúng mình cho đến tận bây giờ," Midori nói. "Nhưng không sao. Bọn mình sẽlấy lại những thứnó còn nợ." "Tớcuộc là cậu sẽ được," tôi nói, "vì tớbiết cậu rồi. Nhưng cậu nói xem, hiện giờchịcậu làm gì?" "Một người bạn chị ấy vừa mởmột tiệm bán các loại phụtùng phù phiếm cách đây ít lâu. Chịtớlàm ở đó ba lần một tuần. Ngoài ra thì chị ấy học nấu ăn, đi chơi với chồng chưa cưới, đi xem xinê, oằn oài ra đó, và hưởng cuộc đời," Rồi Midori hỏi thăm tôi vềcuộc sống mới. Tôi tảcho cô nghe cách bốtrí của ngôi nhà, khu vườn rộng với con mèo Hải âu, và ông chủnhà. "Cậu thấy trong lòng vui vẻchứ?" cô hỏi. "Ừ, vui chứ," tôi nói. "Cậu chẳng lỡm được tớ đâu" Midori nói. "Tớbiết thế, nhưng cũng tại mùa xuân nữa," tôi nói. "Và lại còn đang mặc cái áo chui đầu bồ đan cho đẹp thếkia nữa." Tôi giật nay mình và liếc vội xuống cái áo màu rượu vang. "Sao cậu biết" "Cậu thật thà quá," Midori nói. "Tất nhiên là tớchỉ đoán thếthôi! Nhưng mà này cậu có chuyên gì vậy?" "Không biết nữa. Tớ đang cốkhuấy lên ít nhiệt tình." "Chỉcần nhớrằng cuộc đời là một hộp sô-cô-la." Tôi lắc đầu mấy cái rồi nhìn cô. "Có thểtớkhông thông minh thế, nhưng nhiều khi tớ không biết cậu đang nói chuyện quái gì nữa." "Cậu biết đấy, họcó nhiều loại sô-cô-la nhưthếnày này, và cậu chỉthích mấy loại này và không thích mấy loại kia chứgì? Và cậu chén hết những loại cậu thích, những miếng còn lại toàn những loại cậu không thích bằng chứgì? Tớluôn nghĩ đến chuyện đó mỗi khi có chuyện đau buồn. "Bây giờthì chỉcó việc chén nốt chỗkia thôi chứlàm sao đây, và mọi chuyện sẽôkê cả." Đời là một hộp sô-cô la nhưvậy đấy." "Có lẽcậu có thểgọi đó là triết học." "Đúng thếcòn gì. Tớ đã học được nó bằng kinh nghiệm." *** Đang uống cà-phê với nhau thì có hai cô gái bước vào. Midori có vẻbiết họ ở đại học. Ba người so các môn sắp học của nhau và nói hàng triệu thứchuyện khác nhau: "Điểm tiếng Đức của cậu thếnào?" "Thằng ấy thằng nọbị ăn đòn trong cuộc nổi loạn ởtrường." "Đôi giày đẹp nhỉ, cậu mua ở đâu thế?"… Tôi chỉnghe nửa tai, nhưng cảm thấy nhưnhững câu nói của họ đang vọng vềtừphía bên kia của thếgiới. Tôi nhấm nháp cà-phê và nhìn những cảnh tượng đang kéo qua bên ngoài cửa sổ. Đó là một quang cảnh điển hình ở đại học vào mùa xuân khi sắp vào năm học mới: một màn mù nhè nhẹlơlửng trên trời, anh đào đang nởhoa, đám sinh viên mới (nhìn là biết ngay) ôm theo người hàng đống sách. Tôi thấy mình bập bềnh đôi chút và nghĩ đến Naoko đang không thểquay vềhọc năm nay. Trên bậu cửa sổcó một cái cốc thuỷtinh nhỏcắm đầy hoa gió. Khi hai cô kia đã vềbàn của họ, Midori và tôi ra ngoài đi dạo quanh đó. Chúng tôi vào một vài hiệu sách cũ, mua mấy cuốn, uống một cốc cà-phê nữa ởmột quán khác chơi bắn bi trong một động game, rồi ngồi ởghếcông viên tán chuyện, hay nói đúng hơn là Midori nói còn tôi chỉ ậm ừgiữnhịp. Khi cô nói khát nước, tôi chạy ra một quầy báo mua hai lon Coke. Lúc vềthì thấy cô đang nghí ngoáy viết cái gì đó lên mấy trang giấy kẻbằng bút bi. "Cái gì thế?" tôi hỏi. "Có gì đâu," cô nói. "Tớphải đi," cô tuyên bốlúc ba giờrưỡi. "Tớ đã hẹn gặp chịtớ ởGinza." Chúng tôi đến ga tàu rồi mỗi người đi một ngả. Lúc chia tay, Midori nhét mẩu giấy đã gập làm tưvào túi quần tôi "Vềnhà cậu hay đọc nhé," cô nói. Tôi đọc nó luôn lúc trên tàu. "Tớviết thưnày trong lúc cậu đi mua nước uống. Đây là lần đầu tiên trong đời tớviết thư cho một người ngồi ngay cạnh mình trên ghếcông viên, nhưng có lẽ đó là cách duy nhất tớ có thể đến được với cậu. Tớmuốn nói là cậu đang chẳng đểý gì đến những những lời tớ nói, đúng không nào? Cậu có biết hôm nay cậu đã làm điều gì khung khiếp lắm với tớkhông? Cậu không hềthấy tớ đã đổi kiểu tóc khác, đúng không? Tớ đã loay hoay với nó mãi rồi, cố đểcho nó dài ra, và cuối cùng thì cuối tuần trước tớ đã làm được một kiểu mà cậu có thểgọi là tóc con gái, nhưng thậm chí cậu cũng chẳng đểý nữa. Trông nó cũng hay, nên tớ đã tưởng sẽlàm cho cậu choáng một tí sau khi bao nhiêu lâu cậu mới gặp lại tớ, nhưng cậu nào có thấy gì. Cậu bảo thếcó chán không? Tớcuộc là cậu còn chẳng biết tớmặc gì hôm nay nữa kia. Ê, tớvẫn là con gái mà! Ừthì cậu đang bận chuyện gì đó trong đầu! Nhưng cứnhìn người ta một cái tửtếthì đã làm sao! Cậu chỉcần bảo "Tóc xinh đấy", thếlà tớsẽcó thểtha thứcho cậu vì đã mải chìm đắm trong một triệu thứý nghĩkia, nhưng mà không! Chính thếmà tớsắp tặng cậu một lời nói dối đây. Không phải tớ đi gặp chịtớ ởGinza đâu. Tớ đã định đến ngủlại ởchỗcậu. Thậm chí đã mang cảquần áo ngủ đi theo. Thật thế. Tớ đã có áo ngủvà bàn chải đánh răng ởtrong túi rồi. Thếcó ngủkhông! Đấy, cậu có hềmở mồm mời tớ đến thăm nhà mới của cậu đâu. Nhưng thôi, cần quái gì, rõ ràng là cậu muốn được một mình, nên tớsẽ đểcho cậu được một mình. Cứviệc nghĩngợi cho thoả đi! Nhưng đừng có hiểu sai tớ. Tớkhông hoàn toàn phát điên vì cậu đâu. Tớchỉbuồn thôi. Cậu đã tốt nhưthếvới tớkhi tớgặp rắc rối, còn bây giờthì cậu đang gặp rắc rối và có vẻlà tớchẳng làm được gì cho cậu cả. Cậu đang bịnhốt chặt trong cái thếgiới nhỏbé ấy của cậu, và khi tớgõ cửa thì cậu chỉngẩng lên độmột giây rồi lại bổvào trong đó ngay. Bây giờthì tớthấy cậu đang mang đồuống vềkia kìa - vừa đi vừa nghĩ. Tớ đang mong cậu vấp ngã đây, nhưng cậu không vấp. Bây giờthì cậu ngồi ngay cạnh và đang uống lon Coke của cậu. Tớ đang bám lấy tia hy vọng cuối cùng là cậu sẽnhận thấy và nói "Ê, cậu đổi kiểu tóc rồi à!" nhưng mà không. Nếu cậu nói thếthì tớ đã xé bức thưnày đi và bảo "Vềnhà cậu chơi đi. Tớsẽnấu một bữa tối ngon lành. Và sau đó bọn mình có thểlên giường ôm ấp nhau." Nhưng cậu vẫn nhạy cảm nhưgỗ đá vậy. Tạm biệt. Tái bút: Lần sau gặp thì đừng có nói gì với tớ đấy. Tôi gọi điện thoại đến căn hộcủa Midori từnhà ga lúc vừa xuống tàu ởKichijoji nhưng không có ai nhấc máy. Chẳng có việc gì hơn, tôi lững thững quanh khu phốmình ở, tìm xem có việc gì làm thêm khi đã vào năm học. Tôi sẽrỗi cảthứBảy và Chủnhật, và có thể đi làm thêm từsau năm giờchiều các ngày thứHai, thứTưvà thứNăm; nhưng chẳng dễgì mà tìm được những việc vào đúng những ngày giờ đó. Tôi đầu hàng và trởvềnhà. Lúc ra ngoài mua rau cỏcho bữa tối, tôi lại thửgọi đến chỗMidori lần nữa. Chịgái cô nói Midori vẫn chưa vềvà không biết lúc nào thì cô vềnhà. Tôi cảm ơn và gác máy. Ăn tối xong, tôi định viết cho Midori, nhưng phải bỏcuộc sau nhiều lần mào đầu chẳng ra sao. Tôi bèn viết cho Naoko. Xuân đã vềrồi, tôi viết, và đại học cũng đã vào năm học mới. Tôi viết rằng tôi nhớnàng, rằng tôi vẫn mong có thểgặp và chuyện trò với nàng bằng cách nào đó. Dù sao, tôi viết, mình đã quyết định phải mạnh mẽlên. Theo chỗmình biết thì mình chỉcó thểlàm được vậy. Còn một chuyện nữa. Có thểnó chỉliên quan đến mình và cậu có thểchẳng quan tâm gì cách này cách khác, nhưng mình sẽkhông còn ngủvới bất kì ai nữa. Là vì mình không muốn quên những động chạm của cậu lần vừa rồi. Nó có ý nghĩa với mình hơn cậu tưởng nhiều. Lúc nào mình cũng nghĩ đến nó. Tôi cho lá thưvào phong bì, dán tem, rồi ngồi đó nhìn nó một lúc lâu. Một lá thưngắn hơn lệthường rất nhiều, nhưng tôi có cảm giác nhưthếNaoko mới hiểu được tôi hơn. Tôi rót cho mình nửa cốc whisky, tợp hai hớp là hết, và đi ngủ. Ngày hôm sau tôi tìm được một việc gần ga Kichijoji mà tôi có thểlàm vào các thứBảy và Chủnhật: chạy bàn cho một tiệm ăn Ý nho nhỏ. Các điều kiện thì khá tồi, nhưng tôi được bao đi lại và ăn trưa. Và hễcó ai nghỉcảtối trong những ngày thứHai, thứTưvà thứNăm (mà thường là có) thì tôi có thểthếchân họ. Thật hoàn hảo đối với tôi. Người quản lí nói họ sẽtăng tiền cho tôi sau ba tháng, và muốn tôi bắt đầu ngay thứBảy đó. Ông ta đàng hoàng hơn nhiều so với tay chủtiệm đĩa hát ởShinjuku. Tôi thấy Midori trong giờhọc hôm thứTư. Cô mặc áo len chui đầu xanh lá cây sẫm và đeo kính râm đen mà cô vẫn đeo từvụhè. Cô ngồi hàng ghếdưới cùng, đang nói chuyện với cô gái gày đeo kính cận mà rồi đã gặp một lần trước đây. Tôi đến gần và nói tôi muốn sau giờ học được nói chuyện với cô. Cô kính cận nhìn tôi trước, rồi mới đến Midori. Kiểu tóc của cô quảthực nữtính hơn nhiều so với trước, đứng đắn hơn. "Tôi mắc đi gặp người khác rồi," cô nói, hơi vênh mặt lên. "Tôi không dám làm cô mất thời giờ đâu," tôi nói. "Năm phút thôi." Midori bỏkính ra và nheo nheo mắt, có vẻnhư đang nhìn một căn nhà tiều tuỵhoang phế ởcách đó hàng trăm thước. "Tôi không muốn nói chuyện với anh. Xin lỗi nhé," cô nói. Cô kính cận nhìn tôi với đôi mắt như đang nói: Cô ấy bảo cô ấy không muốn nói chuyện với anh. Xin lỗi nhé. Tôi ngồi ở đầu bên phải hàng ghếtrên cùng đểnghe giảng (một bài tổng quan các tác phẩm của Tennessee Williams và địa vịcủa chúng trong văn học Mỹ), và khi hết giờ, tôi đếm thật chậm cho đến ba rồi quay lại. Midori đã đi rồi. Tháng Tưlà một tháng quá cô liêu cho những kẻchỉcó một mình. Tháng Tư, mọi người xung quanh tôi trông đều có vẻhạnh phúc. Người ta quẳng áo khoác ngoài đi và sung sướng đi với nhau dưới nắng trời - chuyện trò, đuổi bắt, cầm tay nhau. Nhưng lúc nào tôi cũng chỉcó một mình. Naoko, Midori, Nagasawa: tất cảhọ đều không còn ởchỗtôi nữa rồi. Tôi không có ai đểchào buổi sáng hoặc chúc một ngày tốt lành. Tôi nhớ đến cảQuốc- xã. Tôi sống qua tháng ấy với cảm giác cách biệt tuyệt vọng. Tôi cốnói với Midori mấy lần, nhưng lần nào cũng chỉcó câu trảlời ấy: "Bây giờtớchưa muốn nói chuyện với cậu" - và nghe giọng cô tôi biết là cô nói thật. Lúc nào Midori cũng cặp kè với cô kính cận, hoặc không thì với một anh chàng cao to tóc ngắn. Hắn có đôi chân đặc biệt dài và luôn đi giày bóng rổtrắng. Tháng Tưqua đi và tháng Năm lại tới, nhưng còn tệhơn nữa. Khi mùa xuân phai dần trong tháng Năm, tôi không thểlẩn tránh con tim run rẩy của mình được nữa. Nó thường xảy đến khi mặt trời đang xuống. Trong bóng chiều tà nhợt nhạt, khi không gian tràn ngập hương thầm của hoa mộc lan, trái tim tôi bỗng nởto ra, run rẩy, và lẩn quất nhói đau như có những nhát dao đâm. Tôi sẽcốnhắm nghiền mắt lại và nghiến răng đợi cho cơn đau ấy qua đi. Và nó sẽqua - nhưng chậm chạp nhưkhông vội vã gì, rồi đểlại sau một vệt đớn đau tê dại. Những lần nhưthếtôi lại viết cho Naoko. Tôi chỉmô tảnhững chuyện cảm động, thú vị hoặc đẹp đẽ: hương thơm của cỏ, làn gió xuân vẻvuốt trên da, ánh trăng sáng, một bộ phim tôi vừa xem, một bài hát tôi thích, một cuốn sách đã khiến tôi xúc động. Bản thân tôi cũng thấy được an ủi khi đọc lại những gì mình đã viết. Và tôi cảm thấy nhưthếgiới tôi đang sống đây là một cõi diệu kì. Tôi viết không biết bao nhiêu bức thưnhưthế, nhưng chẳng nhận được gì từNaoko hoặc Reiko. 5. Ởtiệm ăn nơi tôi làm thêm, tôi làm quen với một sinh viên cùng lứa tên là Itoh. Phải mất một thời gian dài, cậu sinh viên dịu dàng ít nói đang học vẽsơn dầu ởmột đại học mỹthuật ấy mới bắt chuyện với tôi, nhưng cuối cùng thì chúng tôi bắt đầu rủnhau cùng đi uống rượu và nói với nhau đủthứchuyện sau giờlàm việc. Hắn cũng thích đọc sách và nghe nhạc, nên chúng tôi thường nói vềnhững cuốn sách và đã hát mình ưa thích. Hắn thon thả và ưa nhìn, với một bộtóc ngắn hơn nhiều và quần áo sạch sẽhơn nhiều so với một sinh viên mỹthuật điển hình. Hắn không bao giờnói nhiều, nhưng có những thịhiểu và ý kiến rõ rệt của mình. Hắn thích tiểu thuyết Pháp, đặc biệt là của Georges Bataille và Boris Vian. Vềâm nhạc thì hắn thích Mozart và Rayel. Và cũng nhưtôi, hắn đang tìm một người bạn đểcó thểchuyện trò vềnhững thứnhưthế. Một lần Itoh mời tôi vềcăn hộcủa hắn trong một toà nhà một tầng lạkiểu đằng sau công viên Inokashira, đường đi không đến nỗi khó như đường đến chỗtôi. Phòng hắn chất đầy đồvẽvà các khung vải. Tôi hỏi xem tranh hắn vẽ, nhưng hắn nói còn ngượng chưa muốn cho tôi xem cái nào hết. Chúng tôi uống một ít Chivas Regal mà hắn đã lẳng lặng lấy xuống từchỗcủa bốhắn, nướng ít cá khô trên cái lò than hoa, và nghe Robert Casadesus chơi bản công-xéc-tô cho đàn dương cầm của Mozart. Itoh là người Nagasaki. Hắn nói hắn có một bồgái mà lần nào vềnhà hắn cũng ngủvới cô, nhưng gần đây mọi chuyện giữa hai người cũng không được ổn lắm. "Cậu biết bọn con gái thếnào rồi," hắn nói. "Đến tuổi hai mươi hoặc hai mốt là đùng một cái chúng bắt đầu nẩy sinh những ý tưởng rất cụthể. Chúng trởthành siêu thực tế. Và khi chuyện ấy diễn ra thì bao nhiêu những thứ đáng yêu và thật mê li của chúng trước đây bỗng thành ra tầm thường và buồn nản. Bây giờmỗi lần tớgặp cô ta, mà nhất là sau khi vừa mới ngủvới nhau xong, cô ta lại hỏi "Thếanh tính sẽlàm gì sau khi tốt nghiệp" "Ừ, thếcậu tính sẽlàm gì sau khi tốt nghiệp" Tôi hỏi hắn. Mồm nhai cá khô nướng, hắn lắc đầu. "Tớlàm gì được? Tớhọc vẽsơn dầu! Cứnghĩ những chuyện nhưvậy thì không ai còn muốn học vẽsơn dầu nữa! Làm cái đó không nuôi được miệng mình. Thếlà cô ấy sẽbảo "Sao anh không vềNagasaki làm thày giáo dạy vẽ" Cô ấy tính sẽlàm cô giáo dạy tiếng Anh." "Cậu không còn mê cô ấy nhưtrước nữa, đúng không?" "Có thếnói gọn là nhưthế," Itoh thú nhận. "Có ai dưới gầm trời này muốn làm thầy dạy vẽcơchứ? Tớsẽkhông phí cảcuộc đời khốn nạn này của tớvào việc dạy lũkhỉ đột nhóc con học vẽ đâu!" "Chuyện ấy là một nhẽ," tôi nói. "Nhưng cậu nghĩbắt buộc phải cắt đứt với cô ta à? Vì cả cậu lẫn cô ấy mà cậu phải làm thếà?" "Đúng thế. Nhưng tớkhông biết phải nói với cô ta ra sao. Cô ấy tính ăn đời ởkiếp với tớ rồi. Nói cái mẹgì được đây" Chẳng nhẽbảo "Này, mình phải chia tay thôi, anh không còn thích em nữa rồi." Chúng tôi uống Chivas chay, không pha nước đá, và khi ăn hết cá nướng thì chúng tôi thái ít dưa chuột với cần tây và ăn chấm tương xì-dầu. Khi rau ráu nhai dưa, tôi nghĩ đến ông bốMidori và chợt thấy đời thật buồn tẻvô vịkhi không có cô, và ý nghĩ ấy khiến tôi buồn khủng khiếp Midori đã thành một hiện diện khổng lồtrong lòng tôi mà tôi không biết. "Có bồgái chưa?" Itoh hỏi. "Rồi," tôi nói, và một lúc sau lại thêm "nhưng tớkhông thể ởbên cô ấy lúc này." "Nhưng các cậu hiểu tình cảm của nhau chứhả?" "Tớcũng muốn nghĩthế. Nếu không thì còn nghĩa lí quái gì nữa" Tôi nói và chặc lưỡi. Itoh thấp giọng nói vềsựvĩ đại của Mozart. Hắn biết vềMozart từng li từng tí, nhưmột cậu bé miền núi thuộc các lối mòn vậy. Ông bốhắn yêu âm nhạc và đã cho hắn tiếp xúc với âm nhạc từhồi còn bé xíu. Tôi không biết nhiều vềnhạc cổ điển, nhưng khi nghe bản công- xéc-tô này của Mozart và những lời bình phẩm say sưa và sắc sảo của Itoh: "Đấy - đoạn ấy", "Chỗ đấy mới gọi là khiếp chứ!", tôi cảm thấy nhưlần đầu tiên trong cảquãng tháng ngày triền miên tôi đã thấy mình được yên bình trởlại. Chúng tôi ngắm vành trăng khuyết lửng lơtrên công viên Inokashira và uống chai Chivas Regal cho đến giọt cuối cùng. Món whisky ấy mới gọi là tuyệt tác. Itoh nói tôi có thểngủlại, nhưng tôi nói mắc mấy việc phải làm, cám ơn hắn đã cho uống whisky và ra vềlúc sắp chín giờ. Trên đường vềtôi vào một trạm điện thoại gọi cho Midori, và thật ngạc nhiên khi chính cô nhấc máy. "Xin lỗi," cô nói, "nhưng bây giờtớkhông muốn nói chuyện với cậu." "Tớbiết, tớbiết. Nhưng tớkhông muốn chúng mình phải chấm dứt nhưthếnày. Cậu là một trong sốrất ít bạn mà tớcó, và không được gặp cậu tớthực sựkhổsở. Lúc nào thì tớ mới có thểnói chuyện với cậu? Ít nhất thì cậu cũng cho tớbiết thế đã chứ?" "Lúc mà tớthấy thích," cô nói. "Cậu khỏe không?" tôi hỏi. "Khỏe," cô nói, rồi gác máy. *** Giữa tháng Năm thì có thưcủa Reiko. Cám ơn cậu đã viết thường xuyên nhưvậy. Naoko thích đọc thưcậu lắm. Cảtôi nữa. Cậu không phiền là tôi cũng đọc chứ, phải không nào? Tôi xin lỗi đã rất lâu rồi mới trảlời cậu được. Nói thật với cậu, thời gian qua tôi cũng mệt mỏi Iắm, và cũng chẳng có tin gì vui đểbáo cho cậu. Tình hình Naoko không được tốt. Hôm trước mẹcô ấy có từKobe đến đây. Bốn chúng tôi - bà ấy, Naoko, ông bác sĩvà tôi đã có một cuộc nói chuyện rất dài và chúng tôi đi đến kết luận là Naoko nên được chuyển đến một bệnh viện chuyên khoa điều trịcấp tập một thời gian rồi sau đó lại có thểtrởlại đây tuỳtheo kết quả điều trị. Naoko nói muốn ởlại đây và sẽcốkhỏe lại, mà tôi cũng sẽrất nhớvà lo cho cô ấy, nhưng thực tếlà càng ngày càng khó kiểm soát được cô ấy ở đây. Phần lớn thời gian cô ấy vẫn không sao, nhưng có những lúc cô ấy xúc động cực kì thất thường, và chúng tôi không thểrời mắt khỏi cô ấy một phút nào. Không thểbiết được cô ấy sẽlàm gì. Khi cô ấy rơi vào tình trạng căng thẳng với những giọng nói vang lên trong đầu kia, cô ấy hoàn toàn khép mình lại và lún sâu trong đó. Chính vì thếmà cảtôi nữa cũng phải đồng rằng tốt nhất là Naoko nên được điều trịmột thời gian ởmột cơsởthích hợp. Tôi ghét phải nói thế, nhưng quá tình chúng tôi chỉcó thể làm vậy. Nhưtôi đã nói với cậu một lần trước đây, bệnh nhân là quan trọng nhất. Chúng tôi phải tiếp tục lần mò những sợi chỉrối, lần lượt từng sợi một, và không được mất hy vọng. Cho dù tình trạng của cô ấy có vẻvô vọng đến mấy, chúng tôi vẫn nhất định, không sớm thì muộn, phải tìm thấy cái sợi chỉtuột kia. Nếu cậu ởtrong một nơi tối mịt, cậu chỉcó thểngồi im cho đến lúc mắt cậu quen dần với bóng tối. Khi cậu nhận thưnày thì chắc Naoko đã được chuyển đến cái bệnh viện kia rồi. Tôi xin lỗi đã đợi đến lúc có quyết định chính thức rồi mới viết cho cậu, nhưng mọi việc diễn ra nhanh quá. Bệnh viện mới rất tốt, có bác sĩgiỏi. Tôi sẽcho cậu địa chỉ ởdưới thư, cậu hãy viết cho Naoko về địa chỉ đó. Họcũng sẽthông báo cho tôi vềtình hình của cô ấy, có gì tôi cũng sẽ cho cậu biết. Hy vọng ta sẽcó tin vui. Tôi biết chuyện này làm cậu khổsởlắm, nhưng xin cậu đừng mất hy vọng. Và dù Naoko có không ở đây nữa, làm ơn thỉnh thoảng viết cho tôi vài dòng nhé. Tạm biệt. Mùa xuân ấy tôi viết không biết bao nhiêu là thư: mỗi tuần một lần cho Naoko, nhiều lần cho Reiko, và nhiều nữa cho Midori. Tôi viết thưtrong giảng đường, tôi viết thư ởbàn học ởnhà với con Hải âu cuộn tròn trong lòng, tôi viết thư ởnhững bàn chưa có khách trong tiệm ăn Ý khi nghỉgiải lao. Dường nhưtôi viết thư đểcốgiữlại nhưng mảnh vụn của cuộc đời đã tan vởcủa mình. Tôi viết cho Midori: Tháng Tư, tháng Năm là hai tháng cô đơn đâu khổvì tớkhông thểnói chuyện được với cậu. Tớchưa bao giờbiết rằng mùa xuân lại có thểcô đơn và đau khổ đến thế. Thà có ba tháng Hai còn hơn một mùa xuân nhưthếnày. Tớbiết nói bây giờlà quá muộn rồi, nhưng kiểu tóc mới của cậu hợp với cậu lắm. Thật là xinh. Hiện tớ đang làm ở một quán ăn Ý, và ông bếp dạy tớtớmột cách làm món mì ống rất ngon. Tớthích được làm món ấy cho cậu ăn. Tôi đến trường hàng ngày, đi làm ởquán ăn ba lần một tuần, chuyện trò với Itoh vềsách vởvà âm nhạc, đọc vài cuốn tiểu thuyết của Boris Vian mà hắn cho tôi mượn, viết thư, chơi với Hải âu, làm món mì ống, chăm nom khu vườn, thủdâm trong lúc nghĩ đến Naoko, và xem rất nhiều phim. Gần giữa tháng Sáu, Midori mới bắt đầu nói chuyện với tôi. Hai đứa đã không nói gì với nhau trong hai tháng liền. Sau một buổi học, cô đến ngồi cạnh tôi, chống tay tựa cằm, và cứ ngồi không nói gì cả. Bên ngoài trời đang mưa - một trận mưa vào mùa nhưtrút nước thẳng từtrời xuống và không có tí gió nào, làm ướt đẫm mọi thứ ởdưới đất. Rất lâu sau khi mọi người đã lục tục ra hết khỏi lớp Midori vẫn ngồi cạnh tôi không nói năng gì. Rồi cô lấy một bao Marlboro trong túi quần bò ra, đặt một điếu lên môi, và đưa cho tôi bao diêm. Tôi đánh một que châm điếu thuốc cho cô. Midori dẩu mỏthổi một đám khói thuốc lá vào mặt tôi. "Thích kiểu tóc tớkhông?" Cô hỏi. "Rất hay." "Hay đến mức nào?" "Đến mức làm đổsạch cây cối của tất cảrừng rú trên gian này." "Cậu nghĩthếthật chứ?" Cô nhìn tôi một hồi lâu, rồi đưa bàn tay phải ra cho tôi. Tôi nắm lấy nó. Tôi nghĩcô đã làm lành với tôi thật rồi, nhưng trông cô còn nhẹnhõm vui vẻhơn thế. Cô búng tàn thuốc xuống sàn nhà rồi đứng lên. "Mình đi ăn đi. Tớ đói ngấu rồi," cô nói. "Cậu muốn đi đâu?" tôi hỏi. "Đến tiệm ăn của nhà hàng bách hoá Takashimaya ởNihonbashi." "Sao lại chọn chỗ ấy?" "Thỉnh thoảng tớthích đến đó, vậy thôi." Thếlà chúng tôi lấy tàu điện ngầm đi đến Nihonbashi. Cửa hàng gần nhưkhông có khách, có thểvì trời đã mưa suốt sáng hôm đó. Toàn bộkhông gian rộng nhưmột hang động lớn của cửa hàng bách hoá thấm đẫm mùi mưa, và người làm thì ai cũng mang cái vẻmặt kiểu ta-làm-gì-bây-giờ-đây. Midori với tôi xuống tiệm ăn dưới tầng hầm. Sau khi đã xem kĩ những món ăn mẫu làm bằng nhựa bày ởcửa sổ, cảhai chúng tôi đều quyết định sẽnhặt mấy món ăn trưa nguội cổtruyền có cơm, dưa muối, cá nướng, tôm rán bột và gà nướng xì-dầu. Tiệm ăn vắng vềmặc dù đang giờ ăn trưa. "Trời đất, lâu lắm mới lại ăn trưa trong cửa hàng bách hoá nhưthếnày," tôi nói to ý nghĩ trong đầu, nhấp trà xanh trong một cái cốc sứtrắng điệu đà chỉcó thểthấy ởmột tiệm ăn trong cửa hàng bách hoá. "Tớthích làm những chuyện nhưthếnày," Midori nói. "Tớkhông biết, nhưng nó cho tớ một cảm giác là tớ đang làm cái gì đó đặc biệt. Có thểnó làm tớnhớlại hồi còn bé. Bốmẹ tớhầu nhưkhông bao giờcho tớ đến bách hoá cả." "Còn tớthì lại ngờlà bốmẹtớchỉbiết mỗi việc ấy. Mẹtớmê bách hoá lắm." "May mắn thếcòn gì!" "Cậu nói gì vậy? Tớchẳng thích đi bách hoá tí nào." "Không, tớmuốn nói là họ đã chăm chút cậu, cho cậu đi chỗnày chỗnọ." "À, thì tớlà con độc mà," tôi nói. "Hồi còn bé tớthường mơlúc lớn lên sẽ đi một mình vào một tiệm ăn bách hoá và thích gì ăn nấy. Mơthếcó chán không! Có gì vui trong việc tọng cơm đầy mồm một mình ởmột chỗnhưthếnày cơchứ! Đồ ăn thì có ngon gì lắm, chỉ được cái to tát đông đúc ngột ngạt ầm ĩ. Ấy thếmà lâu lâu tớlại nghĩ đến chuyện đến đây đấy" "Hai tháng vừa rồi tớcô đơn quá," tôi nói. "Ừ, tớbiết. Cậu kểtrong thưrồi," Midori nói, giọng bàng quan. "Thôi, ăn đi. Bây giờtớchỉnghĩchuyện ăn thôi." Chúng tôi chén sạch mọi món rán, nướng, và muối trong các ngăn nho nhỏcủa hộp cơm hình bán nguyệt bằng sơn mài, húp hết súp trong bát cũng bằng sơn mài kiểu cách, và uống trà xanh trong cốc sứtrắng. Midori tiếp tục với món thuốc lá. Khi đã hút xong điếu thuốc, cô lẳng lặng đứng lên và cầm lấy cái ô. Tôi cũng đứng lên và cầm lấy cái ô của mình. "Bây giờthì cậu muốn đi đâu?" tôi hỏi. "Tất nhiên là lên tầng thượng. Đã ăn ởbách hoá là phải thế?" Không có ai trên tầng thượng dưới trời mưa, gian hàng chó mèo chim cá không có cảngười phục vụ, và các kiốt cũng nhưquầy vé đủquay trẻem thì đều đóng kín cửa. Chúng tôi giương ô và lang thang giữa những ngựa gỗ, ghếngồi và quầy hàng ngoài trời ướt sũng. Không thểtưởng tượng là ngay giữa Tokyo lại có một chỗvắng ngắt đến nhưvậy. Midori nói muốn nhìn ống nhòm, nên tôi bỏmột đồng xu vào đó và giữcái ô cho cô trong lúc cô nheo mắt nhìn vào ống kính. Ởmột góc sân thượng có khu vui chơi có mái che với một dãy con thú cho trẻem cưới. Midori với tôi ngồi cạnh nhau trên một cái bục và nhìn trời mưa. "Nào nói đi," Midori nói. "Tớbiết là cậu có điều gì muốn nói với tớ." "Tớkhông định phân bua đâu," tôi nói, "nhưng lúc đó tớthật sựtrầm cảm. Óc tớmù mịt hết cả. Tớchẳng nhận ra được chuyện gì. Nhưng khi đã không thểgặp cậu nữa thì tớnhận ra được một điều thật rõ ràng rành mạch. Tớnhận ra rằng tớ đã sống được đến lúc ấy là vì tớcó cậu trên đời. Khi mất cậu, tớmới thực sựthấy cô đơn và khổsở." "Thếcậu có biết rằng không có cậu trong hai tháng qua tớcũng đã cô đơn và khổsởthế nào không?" Câu nói ấy làm tôi hoàn toàn bất ngờ. "Không," tôi nói. "Tớkhông bao giờnghĩ đến chuyện ấy. Tớtưởng cậu chỉgiận tớvà không muốn thấy tớnữa." "Sao cậu lại có thểngốc thế được? Tất nhiên là tớmuốn gặp cậu? Tớ đã bảo cậu là tớthích cậu đến thếkia mà! Khi tớ đã thích ai thì tức là tớthực sựthích người ấy. Với tớ, chuyện ấy không phải là chuyện lúc có lúc không. ít nhất thì cậu cũng phải hiểu được ngần ấy vềtớ chứ?" "Ờchắc chắn rồi, nhưng." "Chính thếmà tớmới phát điên lên với cậu! Tớchỉmuốn đá cho cậu một cú nên thân vào đít! Thếnày nhé, chúng mình đã bao lâu không gặp nhau, thếmà lúc gặp thì cậu cứmơmơ màng màng đến cô gái kia đến mức chẳng thèm nhìn tớlấy một cái! Làm sao mà không tức cho được! Nhưng ngoài chuyện ấy ra, tớcũng đã cảm thấy từlâu lâu rằng có lẽtớphải xa cậu một thời gian. Đểmọi chuyện rõ ràng ra trong đầu tớ đã." "Những chuyện gì thế?" "Thì quan hệcủa chúng mình chứcòn chuyện gì nữa! Tớ đã đến mức thích ởbên cậu hơn là bên anh ấy. Cậu không thấy có cái gì lạlẫm trong chuyện ấy sao? Không khó hay sao? Tất nhiên là tớvẫn thích anh ấy. Anh ấy hơi vịkỉvà hẹp hòi và hơi phát xít, nhưng anh ấy có rất nhiều ý kiến hay, và anh ấy là người đàn ông đầu tiên mà tớcó tình cảm nghiêm chỉnh. Còn cậu, trời ạ, cậu rất đặc biệt đối với tớ. Khi ởbên cậu tớthấy có cái gì đó thật vừa vặn. Tớtin tưởng cậu. Tớthích cậu. Tớkhông muốn mất cậu. Càng ngày tớcàng hoang mang, và tớtìm anh ấy đểhỏi xem tớphải làm gì. Anh ấy bảo tớkhông được gặp cậu nữa. Anh ấy nói nếu tớcứtiếp tục gặp cậu thì tớphải cắt đứt với anh ấy." "Thếcậu đã làm gì?" "Tớ đã cắt đứt với anh ấy. Đơn giản vậy đấy." Midori đặt một điếu Marlboro lên môi, lấy tay che khi châm lửa, và rít một hơi dài. "Tại sao?" "Tại sao?" Cô gào lên. "Cậu điên rồi phải không? Cậu biết giả định thức tiếng Anh, cậu hiểu môn lượng giác, cậu đọc được Các Mác, mà cậu không biết câu trảlời cho một việc đơn giản đến thế ư? Sao cậu lại còn phải hỏi nữa chứ? Sao cậu có thểbắt một cô gái phải nói ra nhưthếnày? Tớthích cậu hơn thích anh ấy, chỉcó thếthôi. Tớ ước mình yêu được ai đó đẹp trai hơn một tí, tất nhiên rồi. Nhưng mà không được. Tớ đã phải lòng và yêu cậu mất rồi!" Tôi định nói, nhưng thấy ngôn từnghẹn hết lại trong cổ. Midori ném điếu thuốc xuống một vũng nước. "Cậu làm ơn bỏbộmặt ấy đi được không? Cậu sẽlàm tớkhóc mất. Đừng lo, tớbiết cậu đang yêu ai đó. Tớkhông mong đợi ởcậu điều gì. Nhưng ít nhất thì cậu cũng có thểôm tớ một cái. Đã hai thảng ròng tớkhổsởrồi đây." Tôi giương ô lên, và hai đứa vào đằng sau khu trò chơi ôm riết lấy nhau. Thân thểchúng tôi quấn chặt lấy nhau, và mỗi chúng tôi tìm đến nhau. Mùi mưa bám trên tóc và chiếc áo ngoài bằng vai bò của cô. Thân thểcon gái thật mềm mại và ấm áp! Tôi có thểcảm thấy cặp vú cô ép đầy vào ngực tôi qua cảhai lần quần áo. Đã bao nhiêu lâu rồi kểtừlần cuối cùng rồi được tiếp xúc bằng thân xác với một con người" "Hôm tớgặp cậu lần cuối, đêm ấy tớ đã nói chuyện với anh ấy, và chúng tớ đã cắt đứt với nhau," Midori nói. "Tớyêu cậu," tôi nói với cô. "Từtận đáy lòng. Tớsẽkhông bao giờ đểcậu đi mất nữa. Nhưng tớkhông thểlàm được gì. Tớkhông thể động cựa gì được." "Vì cô ấy ư?" Tôi gật đầu. "Nói đi, cậu đã ngủvới cô ấy chưa? "Một lần. Một năm trước đây." "Và từ đó cậu chưa gặp lại cô ấy ư?" "Tớ đã gặp, hai lần. Nhưng chúng tớkhông làm gì." "Tại sao không? Cô ấy không yêu cậu ư?" "Rất khó nói. Sựviệc rất phức tạp. Và lẫn lộn. Và đã thếrất lâu rồi, tớkhông còn biết gì vào với gì nữa. Và cô ấy cũng thế. Nhưng tớchỉbiết rằng tớcó một thứtrách nhiệm trong tất cảnhững chuyện này với tưcách một con người, và tớkhông thểcứthếrũbỏnó được. Ít nhất thì đó là tình cảm của tớhiện nay. Ngay cảnếu cô ấy không yêu tớ." "Đểtớnói cậu nghe nhé, Watanabe," Midori nói, nép má vào cổtôi. "Tớlà một đứa con gái có thực và đang sống, với dòng máu sinh động có thực đang chảy ào ạt trong người. Cậu đang ôm tớtrong tay và tớ đang nói với cậu rằng tớyêu cậu. Tớsẵn sàng làm bất cứ chuyện gì cậu bảo tớlàm. Có thểtớhơi điên, nhưng tớlà một cô gái ngoan, trung thực, và tớchăm chỉ, tớcũng xinh xắn, tớcó vú đẹp, tớnấu bếp giỏi, và bốtớ đểlại cho tớcảmột quỹtiền tiết kiệm. Tớmuốn nói rằng tớlà cảmột món hời đấy, cậu không thấy sao? Nếu cậu vẫn không chấp nhận thì tớsẽ đi tìm chỗkhác." "Tớcần thêm thời gian," tôi nói. "Tớcần thời gian suy nghĩvà thu xếp mọi chuyện, và quyết định mấy việc nữa. Tớxin lỗi, nhưng hiện nay tớchỉcó thểnói vậy được thôi." "Thôi được rồi, nhưng cậu thực sựyêu tớtừ đáy lòng, đúng không? Và cậu không bao giờ muốn đểtớ đi mất nữa, đúng không?" "Tớ đã nói thế, và tớnói thật lòng." Midori rời tôi ra với một nụcười trên mặt. "Ôkê, tớsẽ đợi! Tớtin cậu," cô nói. "Nhưng khi cậu chấp nhận tớ, thì là chỉcó tớthôi đấy. Và khi cậu ôm tớtrong tay, cậu sẽchỉnghĩ đến tớthôi đấy. Rõ chưa nào?" "Tớhiểu chính xác nhưvậy." "Tớkhông cần biết cậu sẽlàm gì tớ, nhưng tớkhông muốn cậu làm tớphải đau khổ. Tớ đã đủ đau khổ ở đời này rồi. Quá đủrồi. Bây giờtớmuốn hạnh phúc." Tôi kéo cô lại và hôn lên miệng cô. "Vứt cái ô khốn kiếp ấy đi và ôm tớcảhai tay - chặt vào!" cô nói. "Nhưng chúng mình sẽ ướt sũng mất!" "Thì đã sao? Tớmuốn cậu đừng nghĩngợi gì nữa và ôm lấy tớthật chặt! Tớ đã mong mỏi có thếthôi trong suốt hai tháng rồi!" Tôi bỏcái ô xuống và ôm riết lấy cô dưới mưa. Tiếng xe chạy ầm ì ngoài xa lộbao bọc lấy chúng tôi nhưmột biển sương mù. Mưa rơi không ngớt, không một tiếng động, ướt sũng hết tóc cô và tóc tôi, chảy nhưnước mắt xuống má hai đứa, xuống cái áo bò của cô và cái áo vét nilông vàng của tôi, loang lổsẫm xịt. "Bây giờthì chúng mình lại xuống dưới kia nhé?" tôi nói. "Vềnhà tớ đi. Ởnhà không có ai. Nhưthếnày thì cảhai đứa cảm lạnh mất." "Đúng thế?" "Cứnhưvừa bơi qua cảmột con sông," Midori nói, miệng mỉm cười. "Sướng ơi là sướng" Chúng tôi mua một cái khăn bông rõ to ởgian bán vải rồi thay nhau vào nhà tắm lau khô đầu tóc. Rồi chúng tôi lấy tàu điện ngầm, mua vé chạy suốt, đến nhà cô ởMyogadani. Midori đểtôi tắm hương sen trước, cô tắm sau. Lúc đưa cho tôi mượn bộáo ngủ đểmặc chờquần áo khô cô đã thay sang một cái sơ-mi polo và mặc váy rồi. Chúng tôi ngồi ởbàn trong bếp uống cà-phê. "Kểcho tớnghe vềcậu đi nào," Midori nói. "Cái gì vềtớbây giờ" "Hừmmm, tớkhông biết, cậu ghét những gì?" "Thịt gà, bệnh phong tình, và mấy ông cắt tóc nói nhiều." "Còn gì nữa? "Những đêm tháng Tưcô đơn và những miếng đăng ten phủ điện thoại." "Gì nữa." Tôi lắc đầu. "Tớkhông thểnghĩthêm được cái gì nữa." "Bồtớ, nghĩa là cựu-bồtớ, thì có đủthứ đểghét. Nhưlúc tớmặc váy quá ngắn này, hay lúc tớhút thuốc này, hoặc mới uống một tí đã say này, nói cái gì kinh tởm này, hay là dám chỉ trích bạn bè của anh ấy. Nên nếu tớcó cái gì cậu không thích thì cậu cứviệc bảo tớ, tớsẽ sửa nếu có thể được." "Tớkhông thểtìm được gì," tôi nói sau khi đã nghĩmột lúc. "Chẳng có gì cả" "Thật chứ?" "Tớthích tất cảnhững thứcậu mặc, và tớthích những cái cậu làm cậu nói và lối cậu đi và cảlối say rượu của cậu nữa. Mọi thứ." "Cậu muốn nói là tớcứnhưthếnày là thực sựôkê phải không?" "Tớkhông biết cậu có thểthay đổi thếnào, còn thì tốt nhất là cậu thếnào thì cứnhưvậy thôi." "Cậu yêu tớ đến mức nào?" Midori hỏi. "Đủ đểtoàn bộhổbáo trên thếgiới phải chảy ra thành bơhết," tôi nói. Phét đến thếlà cùng," cô nói, hơi có chút mãn nguyện. "Cậu lại ôm tớnhé!" Chúng tôi lên giường cô và ôm nhau, hôn nhau trong tiếng mưa rơi. Rồi chúng tôi nói đủ mọi thứchuyện, từhình thức tổchức đại học cho đến y thích của chúng tôi trong chuyện trứng luộc rắn mềm thếnào. "Không biết bọn kiến làm gì trong những ngày mưa nhỉ?" Midori nói. "Tớchịu chết," tôi nói. "Chúng chăm chỉlắm, nên có thểcảngày mưa sẽdọn dẹp nhà cửa hoặc thu vén kho tàng gì đấy." "Nếu chúng chăm chỉlàm việc nhưvậy, sao chúng không tiến hoá nhỉ? Chúng cứnhưthế mãi mãi à?" "Tớkhông biết," tôi nói. "Có thểcấu trúc cơthểcủa chúng không thích hợp đểtiến hoá, nhưso với bọn khỉchẳng hạn." "Ê, Watanabe, có khối thứcậu không biết đấy nhé. Tớcứtưởng cái gì cậu cũng biết." "Thếgiới ngoài kia mênh mông lắm mà," tôi nói. "Núi cao, biển sâu," Midori nói. Cô thò tay vào trong lần áo ngủtrên người tôi và nắm lấy cái cương cứng của tôi. Rồi, với một tiếng nấc nghẹn ngào, cô nói "Watanabe, không đùa đâu nhé, thếnày thì không được đâu. Tớsẽkhông thểcho cái củto và cứng đến thếnày vào trong người tớ được. Không thể được." "Cậu chỉnói đùa," tôi nói và thởdài. "Ô, cô nói, cười khúc khích. "Đừng lo. Sẽ ổn thôi. Tớchắc nó sẽvừa khít đấy. Ê, cho tớ nhìn tí được không?" "Cứtựnhiên." Midori rúc xuống dưới chăn và mò mẫm tôi khắp cả ởdưới ấy, kéo căng da, nâng nhấc trong lòng bàn tay nhưmuốn xem cái bịnặng bao nhiêu. Rồi cô thò đầu ra và thởdài. "Tớ mê nó quá!" cô nói. "Không nịnh đâu! Tớthực sựmê nó!" "Cám ơn cậu," tôi nói với một lòng biết ơn giản dị. "Nhưng Watanabe này, thực là cậu không muốn làm chuyện ấy với tớphải không - cho đến khi nào chuyện kia ngã ngũxong xuôi đã phải không?" "Làm gì có chuyện tớkhông muốn," tôi nói. "Tớ đang muốn đến phát điên lên đây. Chỉtội là làm thếchẳng nên chẳng phải chút nào." "Cậu ương bướng đến thếkia à! Nếu là cậu, tớhãy cứlàm cái đã - rồi thì nghĩsau." "Cậu sẽthế ư?" "Chỉ đùa thôi," Midori nói bằng một giọng rất nhỏ. "Có thểtớcũng sẽkhông làm thế đâu, nếu tớlà cậu. Và đó là cái mà tớmê ởcậu. Tớyêu cậu, yêu cậu thực sự, cũng là vì cái đó." "Cậu yêu tớ đến mức nào?" tôi hỏi, nhưng cô không đáp. Cô chỉnép sát vào tôi, đặt môi lên ngực tôi và bắt đầu chuyền dịch bàn tay đang ôm chặt lấy tôi ởdưới kia. Ý nghĩ đầu tiên đến với tôi là cách đưa tay của Naoko thật khác biết bao nhiêu. Cảhai đều nhẹnhàng và tuyệt diệu, nhưng có cái gì đó thật khác giữa cách làm của hai người, nên tôi có cảm giác thật sựnhư đây là một trải nghiệm hoàn toàn mới lạ. "Ê Watanabe, tớcuộc là cậu lại đang nghĩ đến cô kia phải không?" "Không phải," tôi nói dối. "Thật chứ?" "Bởi vì tớsẽrất ghét chuyện đó đấy." "Tớkhông thểnghĩ đến một ai khác nữa," tôi nói. "Có muốn sờvú tớ, hay dưới này không?" Midori hỏi. "Ôi chao ơi, tớmuốn lắm chứ, nhưng có lẽkhông nên. Nếu mình làm đủthứnhưthếmột lúc thì tớsẽkhông chịu nổi đâu." Midori gật đầu và lùng tùng dưới chăn, tụt quần lót ra và giữnó ngay sát đầu dương vật tôi. "Cậu có thểcho ra đây vậy," cô nói. "Nhưng mà bẩn hết mất." "Thôi ngay đi có được không? Cậu lại làm tớkhóc mất," Midori nói nhưchực oà lên thật. "Tớchỉviệc giặt nó chứcó sao đâu. Đừng nhịn nữa, cứcho ra hết đi. Nếu cậu ấy náy vềcái quần lót này thì đi mua cho tớcái mới. Hay là cậu không ra được chỉvì nó là quần của tớ" "Làm gì có chuyện ấy," tôi nói . "Vậy thì alê, ra đi nào." Khi tôi đã xong, Midori nhìn kĩ đám tinh dịch của tôi "Uao! Nhiều thật đấy!" "Quá nhiều ư?" "Không, ôkê mà, đồngốc. Ra cho hết đi nào," cô nói với một nụcười. Rồi hôn tôi. Chiều tối, Midori ra mua vài thứ ởquanh đấy và làm bữa tối. Chúng tôi ăn tôm rán bột với cơm trắng và đậu ván tươi ởbàn trong bếp, và lùa hết chúng xuống bằng bia. "Ăn thật nhiều và có thật nhiều tinh dịch vào," Midori nói. "Rồi tớsẽngoan và giúp cậu dọn sạch nó cho." "Rất cảm ơn," tôi nói. "Tớbiết đủkiểu đểlàm việc ấy. Tớhọc được từcác tạp chí phụnữhồi còn hiệu sách ở nhà. Một lần họra số đặc biệt chỉnói vềvấn đềphải chăm sóc chồng ra sao đểông ta không lừa dối mình khi mình có mang và không thểlàm tình được. Có hàng tấn phương pháp. Có muốn thửkhông nào?" "Sốt ruột lắm rồi đây," tôi nói. Sau khi tạm biệt Midori, tôi mua một tờbáo ởga tàu điện, nhưng khi mởnó ra trên tàu tôi mới thấy là mình không muốn đọc báo tí nào và thực sựlà không thểhiểu được tờbáo ấy đang nói gì. Tôi vẫn dán mắt vào trang báo nhưng đầu óc chỉquanh quẩn với câu hỏi từ nay đời tôi còn có chuyện gì nữa đây và mọi thứxung quanh tôi sẽcòn thay đổi nhưthế nào. Hình nhưthỉnh thoảng tôi lại cảm thấy được mạch đập rộn ràng của thếgiới xung quanh. Tôi thởdài thật sâu và nhắm mắt lại. Đối với những việc tôi đã làm ngày hôm đó, tôi không thấy một chút ân hận nào; tôi biết chắc rằng nếu tôi phải làm lại từ đầu, tôi vẫn sẽsống lại ngày hôm đó hệt nhưthế. Tôi sẽôm chặt Midori trên tầng thượng dưới trời mưa; tôi sẽ đểmình bị ướt sũng cùng với cô, và tôi sẽ đểnhững ngón tay cô đem tôi lên cực cảm trên chiếc giường ấy. Tôi không nghi ngờgì những chuyện đó. Tôi yêu Midori, và tôi thật hạnh phúc là cô đã trởlại. Nhưchính Midori đã nói, cô là một cô gái sống động có thực và tràn đầy máu nóng trong người, và cô đang đặt cảtấm thân ấm áp của cô vào tay tôi. Đã phải cốhết sức tôi mới kiềm chế được cơn thèm muốn bạo liệt được lột cô trần trụi, được mởtoang tấm thân ấy và đắm chìm mình vào cõi miền ấm áp ấy. Tôi không có cách gì giữcô lại được một khi cô đã cầm lấy tôi và đưa tay lên xuống nhưthế. Tôi đã muốn cô làm thế, cô cũng đã muốn làm thế, và chúng tôi đang yêu nhau. Ai có thểngăn chặn một việc nhưvậy? Đúng rồi, tôi đã yêu Midori. Và có thểtôi đã biết thếtừlâu rồi. Tôi chỉné tránh không dám kết luận nhưvậy bấy lâu nay mà thôi. Vấn đềlà tôi không thểgiải thích những chuyển biến mới này cho Naoko. Việc này lúc nào cũng khó, nhưng đặc biệt hiện nay, khi Naoko còn đang trong tình trạng nhưvậy, thì không cách gì đểtôi có thểnói với nàng rằng tôi đã phải lòng một cô gái khác. Và ngoài ra, tôi vẫn yêu Naoko. Tình yêu ấy có thểméo mó thật, nhưng tôi vẫn yêu nàng. Ởmột nơi nào đó trong tôi vẫn còn có một khoảng không gian rộng lớn và khoáng đạt, chưa ai động đến, chỉ đểdành riêng cho Naoko. 6. Một việc tôi có thểlàm là viết cho Reiko và trung thực nói hết mọi chuyện. Về đến nhà, tôi ngồi ngoài hiên ngắm mưa rơi nhưtrút xuống vườn ban đêm và chắp nối câu chứtrong đầu. Rồi tôi vào bàn viết lá thư ấy. Tôi tưởng nhưmình không thểchịu đựng nổi khi phải viết một bức thưnhưthếnày cho chị, tôi mở đầu. Tôi tóm tắt quan hệcủa mình với Midori và giải thích chuyện đã xảy ra ngày hôm đó. Tôi đã luôn yêu Naoko, và tôi vẫn yêu cô ấy. Nhưng giữa Midori và tôi lại tồn tại một cái gì đó như định mệnh. Nó có sức mạnh không thểcưỡng lại được và nhất định sẽcuốn tôi đến tương lai. Cái mà tôi cảm thấy với Naoko là một tình yêu trong vắt, dịu dàng, và yên tĩnh vô cùng. Nhưng cái mà tôi có với Midori lại là một tình cảm khác hẳn. Nó đi theo ý riêng của nó, sống động và hít thởvà phập phồng và lay động tôi cho đến tận cội rễcủa bản thể. Tôi không biết phải làm gì. Tôi hoang mang rồi. Tôi sẽkhông phân bua gì cho mình đâu, nhưng tôi tin chắc là mình đã sống chân thực nhưmình vẫn biết. Tôi chưa bao giờnói dối ai, và bao năm nay vẫn luôn cẩn trọng không làm cho ai phải đau khổ. Vậy mà tôi thấy mình bịném vào cái mê cung này đây. Sao lại cỏthểthế được? Tôi không lí giải nổi. Tôi không biết mình phải làm gì. Reiko, chịcó thểnói cho tôi biết được không? Chịlà người duy nhất tôi có thểtrông cậy để được khuyên bảo. Ngay đêm đó tôi gửi bức thư đi theo đường phát chuyển đặc biệt. Năm ngày sau đó tôi nhận được thưtrảlời của Reiko, đềngày mười bay tháng Sáu. Cho tôi được bắt đầu bằng tin vui nhé. Naoko đã tiến bộnhanh hơn mọi người tưởng rất nhiều. Tôi đã nói chuyện với cô ấy một lần qua điện thoại, và cô ấy nói năng rất rõ ràng rành mạch. Có thểchẳng mấy chốc mà cô ấy sẽlại trởvề đây. Còn bây giờ đến chuyện cậu. Tôi nghĩcậu quá nghiêm trọng với mọi chuyện đấy. Yêu một người khác là một chuyện tuyệt vời, và nếu tình yêu ấy là chân thành, không ai cuối cùng lại bịném vào mê cung cả. Cậu phải có thêm lòng tin vào bản thân mới được. Lời khuyên của tôi với cậu rất đơn giản. Trước hết, nếu cậu bịcon người Midori thu hút mạnh đến thế, chì chuyện cậu yêu cô ấy chỉlà điều rất tựnhiên. Nó có thểtiến triển tốt, cũng có thểkhông. Nhưng tình yêu là thế. Khi ta yêu, tựnhiên nhất là hãy thảhết mình cho nó. Tôi nghĩthế đấy. Cũng là một dạng chân thực thôi mà. Thứhai, vềchuyện cậu có nên làm tình với Midori hay không, thì cậu phải tựquyết định thôi. Tôi không thểnói gì được. Hãy bàn với Midori và tựtìm lấy kết luận, cái nào có lí nhất đối với cậu. Thứba, đừng cho Naoko biết một tí gì vềnhững chuyện này. Nếu mọi thứtiến triển đến mức cậu bắt buộc phải nói với cô ấy, thì cậu và tôi sẽcùng bàn cách làm sao cho tốt. Còn bây giờthì đừng nói gì cả. Cứ đểtôi lo. Điều thứtưtôi phải nói là cậu đã là một nguồn sức mạnh lớn lao cho Naoko, lớn đến mức ngay cảnếu cậu không còn những cảm xúc của một bạn tình đối với cô ấy nữa, cậu vẫn có thểlàm được rất nhiều điều cho cô ấy. Cho nên đừng có ấp ủmọi chuyện theo kiểu siêu- nghiêm-trọng nhưthếnữa. Tất cảchúng ta (tôi muốn nói là tất cảchúng ta ấy, cảbình thường lẫn không bình thường) đều là những con người bất toàn sống trong một thếgiới bất toàn. Chúng ta không sống với sựchính xác cơkhí của một chương mục ngân hàng hoặc bằng cách đo đắn mọi đường nét và góc cạnh của chúng ta với thước dây và máy ngắm. Tôi nói thếcó đúng không nào?" Cảm giác riêng của tôi là Midori nghe chừng là một cô gái tuyệt vời đấy. Chỉ đọc thưcậu thôi tôi cũng có thểhiểu tại sao cậu bịcô ấy hấp dẫn đến thế. Và tôi cũng hiểu cảchuyện tại sao Naoko cũng hấp dẫn cậu nữa. Chẳng có tí gì là tội lỗi trong chuyện đó cả. Những chuyện nhưthếlúc nào chảdiễn ra trong cái thếgiới mênh mông này của chúng ta. Cũng giống nhưta lấy thuyền chèo ra một cái hồ đẹp trong một ngày đẹp trời và cảtrời cảnước đều đẹp tuyệt vời vậy. Cho nên cậu đừng có tự ăn thịt mình nhưthếnữa đi. Mọi chuyện sẽ đến nơi chúng phải đến nếu ta đểcho chúng tự đi theo đường của mình. Dù cậu có cốmấy thì người ta vẫn cứbị đau khổkhi đã đến lúc họphải đau khổ. Đời là vậy. Tôi biết có vẻ nhưmình đang lên giọng giảng đạo trên nhà thờ, nhưng cũng đã đến lúc cậu phải học sống nhưvậy rồi. Cậu đã cốquá sức đểbắt cuộc đời phải vừa khít theo cách sống của cậu. Nếu không muốn phải vào nhà thương điên, cậu hãy cởi mởrộng rãi hơn một tí đi và hãy đểcho mình trôi theo dòng chảy tựnhiên của cuộc đời. Tôi chỉlà một người đàn bà bất toàn bất lực, thếmà nhiều lúc tôi vẫn có thểtựnhủrằng cuộc đời thật tuyệt diệu biết bao! Tin tôi đi, điều đó là thực đấy! Cho nên ngay giây phút này, cậu hay dừng hết những việc đang làm và hãy hạnh phúc ngay đi. Có làm thì làm cho mình được hạnh phúc ấy! Không cần nói cậu cũng biết là tôi buồn thếnào khi thấy cậu và Naoko không thểcùng nhau đến được một bến bờhạnh phúc. Nhưng có ai dám bảo chỉthếmới là tốt đẹp nhất đâu! Cho nên cậu cần phải chộp lấy bất kì cơhội hạnh phúc nào mà cậu có, và đừng áy náy vì người khác nhiều quá. Kinh nghiệm của tôi là chúng ta chỉcó độhai hoặc ba cơhội như thếtrong đời, và nếu đểlỡthì sẽphải ân hận cho đến chết vậy. Ngày nào tôi cũng chơi ghi-ta mà chẳng có ai nghe. Có vẻvô bổquá. Tôi cũng chẳng thích những đêm mưa tối trời đâu. Hy vọng sẽlại có cơhội chơi ghi-ta và ăn nho với cậu và Naoko trong gian phòng này nữa. A… thế đấy, hẹn thưsau. Reiko Ishida. Chương 11 1. Reiko viết cho tôi nhiều lần sau cái chết của Naoko. Chịnói đó không phải là lỗi tại tôi. Không phải lỗi của ai cả, cũng nhưkhông thể đổlỗi cho ai vì trời đã mưa. Nhưng tôi không trảlời chịlần nào. Tôi có thểnói gì đây? Mà có được gì nữa đâu! Naoko không còn tồn tại trên đời này nữa; nàng đã chỉcòn là một nhúm tro tàn. Người ta làm một tang lễlặng lẽcho Naoko ởKobe vào cuối tháng Tám, và khi đã xong, tôi trởlại Tokyo. Tôi nói với ông chủnhà là sẽ đi vắng một thời gian, và với ông chủtiệm ăn Ý rằng tôi sẽkhông đi làm nữa. Tôi viết cho Midori mấy chữrằng tôi chưa thểnói gì được trong lúc này, nhưng hy vọng rằng cô sẽchờtôi thêm một chút nữa thôi. Ba ngày liền sau đó tôi chỉngồi trong các rạp chiếu phim, và sau khi đã xem hết các phim mới ởTokyo, tôi xếp ba-lô, rút hết tiền tiết kiệm ởngân hàng, đến ga Shinjuku và lên chuyến tàu tốc hành đầu tiên ra khỏi thành phố. Không thểnhớlà tôi đã đi những đâu. Tôi chỉcòn nhớ được những cảnh trí, âm thanh và mùi vị, nhưng tên những nơi tôi đã đi qua thì chẳng còn dấu vết gì trong kí ức, kểcảcảm thức vềthời gian trong chuyện đã đến chỗnào trước chỗnào sau. Tôi đã đi từchỗnày sang chỗkia bằng tàu hoả, xe buýt, hoặc xin ngồi nhờtrên thùng xe tải trải túi ngủqua đêm trong những bãi đỗxe, nhà ga, công viên, bên bờsông hoặc bờbiển. Một lần tôi thuyết phục họcho tôi ngủtrong góc một sởcảnh sát, lần khác thì ngủngay cạnh nghĩa địa. Tôi chẳng cần biết mình ngủ ở đâu, chỉcốt sao chỗ đó thật vắng vẻvà tôi có thểnằm trong túi ngủbao lâu tuỳthích. Đi bộkiệt sức rồi, tôi chỉviệc chui vào túi chăn, nốc vài ngụm whisky rẻtiền rồi ngủsay bí tỉ. Ởnhững nơi tửtếthì người ta mang cho tôi đồ ăn và mùng màn, còn những nơi không được tửtếlắm thì người ta gọi cảnh sát đuổi tôi ra khỏi công viên. Với tôi thì cũng chẳng khác gì. Tôi chỉmuốn được ngủ ởnhững nơi hoàn toàn xa lạ. Khi đã sắp cạn tiền, tôi xin làm lao công gì đó vài ngày. Lúc nào cũng có những việc như vậy cho tôi làm. Tôi cứthế đi từnơi này qua nơi khác, không có chủ đích gì. Thếgiới rộng lớn và đầy rẫy những sựvật và con người quái lạ. Có một lần tôi gọi cho Midori chỉcốt để nghe giọng nói của cô. "Vào học đã lâu rồi, cậu biết không," cô nói. "Có những lớp đã bắt đầu phải làm kiểm tra rồi. Cậu sẽlàm thếnào? Cậu có biết là cậu biệt vô âm tín đã ba tuần rồi không? Cậu đang ở đâu? Đang làm gì?" "Tớxin lỗi, nhưng tớchưa thểquay vềTokyo được. Chưa thể được." "Cậu chỉbiết nói có thếvới tớthôi ư?" "Hiện giờtớthật sựchẳng biết nói gì hơn. Có thể đến tháng Mười…" Midori gác máy luôn, không một lời nào nữa. Tôi tiếp tục đi. Lâu lâu một lần tôi vào một nhà trọcông cộng đểtắm táp cạo râu. Cái mặt tôi nhìn thấy trong gương thật gớm guốc. Nắng gió đã làm da tôi khô nẻ, hai mắt trũng sâu, hai má đầy những vết bẩn vết xước lạlâm. Trông tôi nhưvừa mới ởtrong một cái hang nào đó bò ra, nhưng vẫn có thểnhận ra được. Đó vẫn là tôi. Lúc bấy giờtôi đang xuống đến bờbiển rồi, có vẻ đã rất xa Tokyo, có lẽ ởmạn Tottori hoặc ởmột nơi hẻo lánh gần Hyogo. Đi dọc bờbiển là dễnhất. Lúc nào cũng có thểtìm được một chỗngủthoải mái ởtrên cát. Tôi sẽ đốt một đống lửa củi rều và nướng mấy con cá khô mua của dân chài quanh đó. Rồi tôi sẽtrợn trừng trợn trạc nuốt cho xuôi chút rượu whisky trong khi lắng nghe sóng vỗvà nghĩ đến Naoko. Thật quá lạlùng là nàng đã chết và không còn là một phần của thếgiới này nữa. Tôi không thểchấp nhận được sựthật ấy. Tôi không thểtin được. Tôi đã nghe tiếng đóng đinh vào ván thiên quan tài nàng, nhưng vẫn không thểquen với sựthật rằng nàng đã trởvềcõi hưvô. Không, hình ảnh nàng vẫn còn quá sinh động trong kí ức tôi. Tôi vẫn thấy nàng ấp ngậm tôi trong miệng, mái tóc rủxuống bụng ởdưới kia. Tôi vẫn cảm thấy cái nóng ấm của nàng, hơi thởcủa nàng, và cái giây phút khi tôi không thểcưỡng lại được cơn cực cảm đang bùng lên ấy. Tôi có thểsống lại tất cảnhững giây phút ấy nhưthểchúng vừa mới diễn ra chỉnăm phút trước đây, và chắc rằng Naoko vẫn ởbên cạnh mình. Nhưng không, nàng không có ở đó; da thịt nàng không còn tồn tại trên thếgian này nữa. Những đêm không ngủ được, hình ảnh Naoko lại hiện vềvới tôi. Không có cách gì ngăn lại được. Kí ức vềnàng đây ứtrong tôi, và khi một trong sốchúng đã tìm được kẽhở đểlọt ra, tất cảnhững cái khác cũng chen nhau ùa ra nhưnước lũkhông thểngăn lại được: Naoko trong bộáo mưa vàng đang cọrửa nhà nuôi chim và mang bao tải thức ăn sáng hôm trời mưa đó; chiếc bánh sinh nhật sứt sẹo và nước mắt nàng ướt súng sơ-mi tôi (đúng vậy, hôm ấy trời cũng mưa); Naoko sánh bước bên tôi trong bộáo khoác lông lạc đà mùa đông; Naoko đưa tay len nghịch cái dải buộc tóc; Naoko nhìn xoáy vào tôi với cặp mắt trong veo không thểtưởng được của nàng; Naoko đang ngồi trên sô-pha, hai chân thu dưới bộáo ngủ màu xanh da trời, tựa cằm lên đầu gối. Nhưng kí ức ấy ào đến tôi nhưnhững đợt sóng triều cường, cuốn tôi đi đến một nơi xa lạ- nơi rồi sống với những người đã chết. Naoko sống ở đó, và tôi có thểnói với nàng và ôm nàng trong tay. Ởnơi ấy sựchết không phải là yếu tốquyết định làm chấm dứt sựsống. Ở đó, sựchết chỉlà một trong nhiều yếu tốcấu thành nên sựsống. Ở đó Naoko sống với cái chết trong con người nàng. Và nàng nói với tôi, "Đừng lo, nó chỉlà cái chết thôi mà. Đừng đểnó làm phiền cậu." Tôi không cảm thấy buồn ởnơi ấy. Chết là chết, và Naoko là Naoko. "Có chuyện gì thế?" nàng hỏi tôi vởi một nụcười trách móc, "Mình ở đây mà, phải không nào?" Những cửchỉ nho nhỏquen thuộc của nàng làm dịu cõi lòng tôi nhưmột liều thuốc diệu kì. "Nếu đây là cái chết," tôi tựnhủ, "thì chết cũng chẳng đến nỗi nào." "Đúng thế," Naoko nói, "chết thì có gì lắm đâu. Chỉlà chết thôi mà. Ở đây mọi chuyện với mình đều nhẹnhàng cả." Naoko nói với tôi giữa những đợt sóng triều nhưvậy. Nhưng cuối cùng thì thuỷtriều cũng rút đi, và chỉcòn lại một mình tôi trên bãi biển. Bất lực, tôi không đi đâu được nữa; buồn đau sẽvây bọc tôi trong bóng tối sâu thẳm cho đến lúc nước mắt tuôn trào. Tôi thấy nhưkhông phải mình đang khóc, mà đơn giản chỉlà nước mắt tôi cứ ứa ra nhưtoát mồhôi vậy. Tôi đã học được một điều từcái chết của Kizuki, và tôi tin rằng mình đã biến nó thành một phần của con người mình dưới dạng một triết thuyết: "Sựchết tồn tại, không phải nhưmột đối nghịch mà là một phần của sựsống." Bằng cách sống cuộc đời của mình, chúng ta đang nuôi dưỡng sựchết. Hiển nhiên nhưvậy, nhưng đó lại là một chân lí duy nhất mà chúng ta phải học mới biết được. Còn cái mà tôi học được từcái chết của Naoko lại là thếnày: không có chân lí nào có thểlàm dịu được nỗi đau buồn khi chúng ta mất một người yêu dấu. Không một chân lí nào, một tấm lòng trung thực nào, một sức mạnh nào, một tấm lòng từái nào, có thểlàm dịu được nỗi đau buồn ấy. Chúng ta chỉcó thểchịu đựng nỗi đau ấy cho đến tận cùng và cốhọc được một điều gì đó, nhưng bài học ấy cũng lại chẳng có ích gì nữa khi chúng ta phải đối mặt với một nỗi đau buồn mới sẽ ập đến không biết lúc nào. Nghe sóng biển ban đêm và lắng nghe tiếng gió thổi ngày này qua ngày khác, tôi chỉchăm chú đến những ý nghĩ ấy của mình. Ba-lô trên lưng, cát vương trên tóc, tôi cứ đi mãi vềphía tây, chỉsống bằng whisky, bánh mì và nước lã. Một chiều lộng gió, khi tôi nằm khóc cuộn tròn trong túi ngủcạnh một vỏtàu hoang phế, một ngưphu còn trẻtuổi đi ngang và mời tôi một điếu thuốc lá. Tôi nhận lấy và hút điếu thuốc đầu tiên sau hơn một năm trời nhịn khỏi. Ông ta hỏi làm sao tôi khóc, và tôi đáp gần nhưmột phản xạtựnhiên rằng mẹtôi vừa mới mất. Tôi nói tôi không thểchịu đựng nổi đau buồn và chỉbiết bỏra đi. Anh ngỏlời chia buồn sâu sắc với tôi và vềnhà đem ra một chai sakê thật lớn với hai cái cốc. Gió thổi mạnh đọc theo bờcát khi chúng tôi ngồi uống với nhau ở đó. Anh ta bảo tôi rằng anh đã mất mẹlúc mười sáu tuổi. Không khỏe mạnh gì, bà mẹ đã kiệt quệvì phải lao lực từ sáng đến đêm. Tôi lơmơnghe anh kể, nhấm nháp sakê và thỉnh thoảng lại ậm ừtheo câu chuyện. Tôi thấy nhưmình đang nghe một câu chuyện từmột thếgiới nào xa lắm. Anh ta đang kểchuyện quái quỉgì thếkhông biết? Tôi tựhỏi, và bỗng nổi giận đến điên cuồng. Tôi chỉmuốn bóp chết anh ta lúc đó. Ai thèm đểý cứt gì đến mẹông nào? Tôi vừa mất Naoko đây này! Da thịt đẹp đẽcủa nàng đã biến khỏi thếgiới này rồi! Việc quái gì mà ông lại kể cho tôi nghe vềbà già chết tiệt của ông thếhả? Nhưng cơn giận của tôi lụi đi ngay nhưmột đám lửa rơm. Tôi nhắm mắt và tiếp tục lơmơ nghe câu chuyện lê thê của tay chài. Cuối cùng anh ta hỏi tôi đã ăn gì chưa. Chưa, tôi đáp, nhưng trong ba-lô tôi có bánh mì và pho-mát, một quảcà chua và một miếng sô-cô-la. Bữa trưa anh ăn gì? Anh ta hỏi. Bánh mì và pho-mát, cà chua với sô cô la, tôi đáp. "Đợi ở đây nhé," anh nói rồi chạy đi. Tôi định ngăn anh lại, nhưng anh đã biến vào bóng tối mà không hềngoảnh lại. Không biết làm gì hơn, tôi tiếp tục uống sakê. Bãi biển đầy những vụn giấy xác pháo từ những trận pháo bông đốt bên bờbiển, và những con sóng gầm rú xô lên bờnhư điên dại. Một con chó hốc hác vẫy đuôi chạy đến hít ngửi quanh đống lửa trại của tôi tìm thức ăn, nhưng cuối cùng bỏcuộc và chạy đi chỗkhác. Nửa tiếng sau, tay chài trởlại với hai hộp sushi và một chai sakê nữa. Anh ta nói tôi nên ăn ngay cái hộp ởtrên vì nó có cá trong đó, còn hộp dưới thì chỉcó toàn xôi quấn rong với đậu phụrán giòn nên có thể để đến mai ăn cũng được. Anh ta rót đầy sakê ra hai cốc. Tôi cám ơn anh và ăn hết nhẵn hộp sushi trên, mặc dù nó đủcho cảhai người. Đến khi chúng tôi không thểuống sakê tiếp tục được nữa, anh mời tôi vềngủ ởnhà anh, nhưng tôi nói muốn ngủmột mình ngoài bãi biển, và anh cũng không nài nữa. Khi đứng lên ra về, anh lấy một tờ5000 Yên đã gập lại từtúi quần ra và nhét nó vào túi áo tôi. "Đây," anh nói, "hãy ăn tử tếlấy vài bữa đi. Trông anh khiếp quá." Tôi nói anh đã giúp tôi quá nhiều và tôi không thểcòn nhận tiền của anh nhưvậy được, nhưng anh không chịu cầm lại tiền. "Không phải tiền đâu," anh bảo, "đó là tình cảm của tôi. Đừng phải nghĩnhiều, cứnhận đi." Tôi chỉcòn biết cảm ơn anh. Khi anh đi rồi, tôi bỗng nhớ đến cô bạn gái cũcủa mình, người con gái đầu tiên đã ngủvới tôi vào năm cuối trung học. Tôi lạnh người khi nhận ra mình đã xửtệvới cô nhưthếnào. Tôi đã không đểý gì đến những ý nghĩvà tình cảm của cô, hoặc nỗi đau khổmà tôi đã gây ra cho cô. Cô thật dịu dàng ngoan ngoãn, nhưng khi đã có cô thì tôi lại quên hết những gì mình đang có và không hềnghĩ đến cô nữa. Hiện giờcô làm gì? Và cô có tha thứcho tôi không? Một cơn buồn nôn dâng lên khôn cưỡng và tôi nôn oẹdữdội cạnh chiếc vỏtàu. Đầu nhức nhưbúa bổvì uống quá nhiều sakê, tôi giận mình đã nói dối anh thuyền chài và lấy tiền của anh ta. Đã đến lúc phải vềTokyo rồi; tôi không thểsống nhưthếnày mãi. Tôi nhét túi ngủvào ba-lô, luồn tay khoác nó lên vai rồi đi bộra ga tàu hoả địa phương. Tôi bảo người bán vé tôi muốn đến Tokyo càng nhanh càng tốt. Ông ta kiểm tra lại bảng giờtàu rồi nói tôi có thể đến tận Osaka vào sáng mai nếu chịu khó đi tàu đêm và đổi tàu một lần ởnửa đường, rồi từOsaka lấy tàu siêu tốc vềTokyo. Tôi cám ơn và dùng tờ5000 Yên của anh thuyền chài đểmua vé. Ngồi đợi tàu, tôi mua một tờnhật bảo và xem ngày tháng: mồng hai tháng Mười, 1970. Vậy là tôi đã đi lang thang cảmột tháng ròng. Tôi biết đã đến lúc phải trởlại với thếgiới thực tại. Một tháng lang thang ấy chẳng nâng đỡgì cho tôi vềmặt tinh thần mà cũng chẳng làm dịu được cơn choáng vì cái chết của Naoko. Tôi về đến Tokyo cũng vẫn tâm trạng gần nhưlúc bỏ đi. Thậm chí tôi không dám gọi cho Midori. Tôi biết nói gì với cô? Và bắt đầu thếnào đây? "Mọi chuyện đã xong rồi, bây giờcậu và mình có thểhạnh phúc bên nhau" Không được, không thểnói vậy được. Mà dù tôi có nói thếnào đi nữa thì sựthật cũng khác gì đâu: Naoko đã chết, còn Midori thì vẫn ở đây. Naoko là một nhúm tro trăng trắng, còn Midori là một con người đang thởvà đang sống. Tôi bị đè bẹp bởi cảm thức vềchính tình trạng bi đát của mình. Về đến Tokyo rồi, nhưng tôi không làm gì, chỉ đóng cửa ởtịt trong phòng nhiều ngày liền. Kí ức tôi vẫn còn gắn liền với người chết chứkhông phải người sống. Những căn phòng tôi đã dành riêng cho Naoko trong kí ức đều đã cửa đóng then cài, đồ đạc phủvải trắng, bạu cửa sổphủ đầy bụi. Phần lớn thời gian trong ngày tôi ởtịt trong những căn phòng ấy. Và tôi nghĩ đến Kizuki. "Thế là cuối cùng cậu đã làm cho Naoko thành của cậu được rồi," tôi thấy mình nói với Kizuki. "Dù sao, ngay từ đầu cô ấy cũng là của cậu. Bây giờ, có lẽcô ấy đã về đúng chỗcủa mình. Nhưng trong cái thếgiới này, cái thếgiới bất toàn này của người sống, mình đã làm hết sức mình cho Naoko. Mình đã cốthiết lập một cuộc sống mới cho hai đứa bọn mình. Nhưng thôi quên chuyện đó đi, Kizuki à. Mình trảlại cô ấy cho cậu. Gì thì gì, cậu mới là người cô ấy chọn. Cô ấy đã tựtreo cổmình trong những khu rừng tăm tối nhưnhững tầng sâu thẳm của chính cõi lòng cô ấy. Ngày xưa, cậu đã lôi tuột một phần con người mình vào thếgiới của người chết, và bây giờthì Naoko vừa lôi một phần nữa của mình vào đó. Đôi khi mình cảm thấy nhưmình là người phải trông nom một nhà bảo tàng - một nhà bảo tàng rộng lớn và trống rỗng không bao giờcó ai vào xem, và mình phải trông nom nó đểcho chính mình xem mà thôi." **** 2. Bốn ngày sau khi vềlại Tokyo, tôi nhận được thưcủa Reiko. Phát chuyển đặc biệt. Chỉlà một thông báo ngắn: "Đã nhiều tuần lễtôi không thểliên lạc được với cậu, và tôi đang lo lắng đây. Làm ơn gọi cho tôi. Lúc chín giờsáng hoặc chín giờtối. Tôi sẽ đợi máy." Tôi gọi chịlúc chín giờtối hôm đó. Reiko nhấc máy ngay lập tức. "Cậu có sao không thế?" Chịhỏi. "Cũng không có gì," tôi nói. "Tôi đến thăm cậu vào ngày kia có được không?" "Thăm tôi? ỞTokyo này ư?" "Đúng thế đấy. Tôi muốn được nói chuyện thật thoảthích với cậu." "Chịsẽra khỏi khu an dưỡng chứ?" "Chỉnhưthếtôi mới có thể đến thăm cậu, đúng không nào? Dù sao, cũng đã đến lúc tôi phải rời khỏi nơi này. Ở đây cũng đã tám năm rồi còn gì. Nếu họgiữtôi nữa, tôi sẽbắt đầu thối rữa mất." Tôi thấy rất khó nói. Sau một lúc im lặng, Reiko tiếp tục: "Tôi sẽ đi tàu siêu tốc chuyến ba giờhai mươi ngày kia. Cậu đón tôi ởga được không? Cậu còn nhớmặt mũi tôi không đấy? Hay Naoko chết rồi thì cậu chẳng còn nghĩgì đến tôi nữa?" "Làm gì có chuyện ấy," tôi nói. "Hẹn gặp chị ởga Tokyo ngày kia lúc ba giờhai mươi." "Cậu sẽnhận ra tôi dễthôi. Một bà già có hộp đàn ghi-ta. Chẳng có mấy người nhưvậy đâu." Và quảthực là tôi nhận ngay ra Reiko trong đám đông. Chịmặc áo tây đàn ông vải tuýt, quần dài trắng, và giày thểthao màu đỏ. Tóc chịvẫn ngắn nhưthế, vẫn từng chỏm nhọn lởm chởm nhưthế. Chịnởmột nụcười sảng khoái đầy nếp nhăn lúc nhìn thấy tôi, và tôi thấy mình mỉm cười đáp lại. Tôi đỡchiếc vali cho chịvà đi bên cạnh chịra của đi tàu vềvùng ngoại ô phía Tây. "Này Watanabe, cậu đeo cái vẻmặt kinh khủng này từhao giờthếhả? Hay bây giờ ở Tokyo đang có mốt nhưvậy?" "Tôi vừa đi đây đi kia một thời gian, ăn uống linh tinh quá," tôi nói. "Chịthấy tàu siêu tốc thếnào?" "Chán chết được? Chịnói. "Không mở được cửa sổ. Tôi chỉmuốn mua một suất ăn trưa trong hộp ởmột nhà ga nào đó mà không được." "Họcó bán thức ăn trên tàu mà." “Có, nhưng toàn bánh kẹp trong gói nilông đắt chết người. Đến ngựa đói cũng không muốn đụng đến cái thứ đó. Tôi thường thích ăn cơm suất trong hộp ởnhà ga Gotenba." "Ngày xửa ngày xưa, trước khi có tàu siêu tốc." "Thì tôi chính là một kẻtừngày xửa ngày xưa trước khi có tàu siêu tốc mà!" Ngồi trên tàu đi Kichioji, Reiko ngắm phong cảnh vùng Musashino trôi qua ngoài cửa sổ với tất cảvẻtò mò của một khách du lịch. "Tám năm có thay đổi nhiều không chị?" Tôi hỏi. "Cậu không biết tôi đang cảm thấy những gì bây giờ, đúng không, Watanabe" "Đúng, tôi không biết." "Tôi đang sợ," chịnói. "Sợ đến mức tôi có thểcứthếphát điên lên. Tôi không biết mình sẽ phải làm gì, tựnhiên lại ném mình ra ngoài nhưthếnày." Chịngừng một chút. "Nhưng cái câu "Cứthếphát điên lên nghe cũng hay đấy chứcậu?" Tôi mỉm cười và cầm lấy tay chị. "Đừng lo," tôi nói. "Chịsẽ ổn mà. Chị đã đến được tận đây nhờsức mạnh của chính mình." "Chẳng phải vì sức mạnh của chính mình mà tôi ra khỏi được đó đâu" Reiko nói. "Chính là vì Naoko và cậu đấy. Thiếu Naoko tôi không thểchịu đựng nổi ở đó nữa, và tôi phải đến Tokyo đểnói chuyện với cậu. Có thếthôi. Nếu không có chuyện gì, có lẽtôi sẽ ởlại đó suốt đời mất." Tôi gật đầu. "Từgiờthì chịtính sẽlàm gì?" tôi hỏi Reiko. "Tôi sẽ đi Asahikawa," chịnói. "Mãi tận trên Hokkaido hoang đã! Một người bạn hồi đại học có một cái trường nhạc ở đó. Cô ấy đã đềnghịtôi đến giúp một tay hai ba năm nay rồi. Tôi bảo cô ấy ở đó quá lạnh đối với tôi Mà thật thế, chẳng nhẽmãi mới lấy lại được tựdo thì tôi lại phải lên tận Asahikawa sao? Rất khó phấn chấn vì một nơi khỉho cò gáy như thế?" "Không đến nỗi chán thế đâu," tôi nói và bật cười. "Tôi đã đến đấy rồi. Thịtrấn ấy làm gì đến nỗi nào. Nó có một không khí riêng rất đặc biệt." "Cậu chắc không?" "Tuyệt đối chắc mà. Còn hay hơn Tokyo nhiều." "Ôi chao," chịnói. "Tôi cũng chẳng biết đi đâu nữa, và cũng đã gửi hết đồ đoàn lên đấy rồi. Này Watanabe, cậu phải hứa sẽ đến thăm tôi ởAsahikawa đấy nhé." "Tất nhiên rồi. Nhưng chịcó phải đi lên đó ngay không? Chịcó ởlại Tokyo được ít ngày không?" "Tôi cũng thích quanh quẩn ở đây vài ngày nếu có thể được. Cậu cho tôi tá túc được không? Tôi sẽkhông làm phiền cậu chứ?" "Không có vấn đềgì," tôi nói. "Tôi có một cái khoang để đồrộng lắm, tôi sẽngủbằng chăn túi ởtrong đó." "Tôi không thểlàm thếvới cậu được." "Có gì đâu mà, thật đấy. Cái khoang để đồ ấy rộng lắm. Reiko gõ gõ ngón tay theo nhịp lên mặt cái hộp đàn kẹp giữa hai đầu gối. "Có lẽtôi phải làm quen một tí trước khi lên Asahikawa. Tôi quên hết nếp sống bên ngoài rồi. Tôi thiếu thốn nhiều thứlắm, và tôi lại lo sợnữa. Cậu nghĩcó giúp được tôi một tí không? Tôi chỉcó mỗi cậu đểhỏi thếthôi đấy." "Làm được gì là tôi sẽlàm hết đểgiúp chị," tôi nói. "Hy vọng là tôi không làm vướng đường cậu." Tôi chẳng có đường nào đểcho chịlàm vướng cả." Chịnhìn tôi và nhếch cảhai mép lên trong một nụcười, nhưng không nói gì cả. Chúng tôi hầu nhưkhông nói gì nữa trong suốt quãng đường đến ga Kichijoji và từ đó về chỗtôi bằng xe buýt. Chúng tôi chỉtrao đổi bâng quơvài câu vềnhững thay đổi ởTokyo, vềthời gian Reiko còn ở đại học âm nhạc, và chuyến đi của tôi đến Asahikawa, nhưng không ai đả động đến Naoko. Mười tháng đã trôi qua kểtừlần trước tôi gặp Reiko, nhưng tôi thấy bình tĩnh và thoải mái lạlùng khi sánh bước bên chị. Đây là một cảm giác quen thuộc, tôi nghĩthầm, và chợt nhận ra đó chính là cảm giác tôi vẫn thường có khi đi bộkhắp phốphường Tokyo cùng với Naoko. Và cũng nhưNaoko với tôi đã chia nhau cái chết của Kizuki, Reiko và tôi nay lại đang chia nhau cái chết của Naoko. Ý nghĩ đó khiến tôi không thểnói năng gì được nữa. Reiko tiếp tục nói một lúc, nhưng khi thấy tôi cứnín thinh, chị cũng im lặng luôn. Chúng tôi chẳng ai mởmồm trên xe buýt. Đó là một trong những chiều đầu thu khi mọi vật đều sáng sủa rõ ràng, hệt nhưmột năm trước khi tôi đến Kyoto thăm Naoko. Những đám mây trắng và dài nhưnhững lóng xương, bầu trời cao thăm thẳm. Hương thơm trong gió, sắc độcủa ánh sáng, những bông hoa li ti trong cỏ, âm vang tinh tếcủa mọi thứtiếng động: tất cảnhững cái đó nhắc nhởtôi rằng một mùa thu nữa lại đã về, và mỗi kì luân chuyển của trời đất lại khiến khoảng cách giữa tôi và những người đã chết xa thêm nữa. Kizuki thì vẫn mười bảy và Naoko hai mốt. Mãi mãi nhưvậy. "Ôi chao, đến được một chỗnhưthếnày thật nhẹnhõm biết bao!" Reiko nói trong lúc nhìn khắp xung quanh khi vừa từxe buýt bước xuống. "Bởi vì ở đây chẳng có gì hết," tôi nói. Tôi đưa Reiko vàn qua cổng sau, đi xuyên qua vườn đểvào căn nhà nhỏcủa mình. Cái gì cũng làm cho chịthích thú. "Thật tuyệt vời!" Chịnói. "Chính cậu làm những cái giá đỡkia với cảcái bàn này đấy à?" "Vâng," tôi vừa nói vừa rót trà ra cốc. "Cậu rõ khéo tay thật đấy" Mà cậu còn giữnhà cửa rất sạch sẽnữa chứ!" "Ảnh hưởng của Quốc-xã đấy," tôi nói. "Hắn đã biến tôi thành một kẻsạch sẽbệnh hoạn. Chứkhông phải vì chủnhà phàn nàn gì đâu." "Ô còn ông chủnhà của cậu nữa! Tôi phải tựgiới thiệu mình với ông ấy. Nhà ông ấy ởphía bên kia vườn đúng không?" "Tựgiới thiệu chịvới ông ấy? Đểlàm gì?" "Đểlàm gì nghĩa là sao? Một bà già lạlẫm tựnhiên xuất hiện ởchỗcậu rồi bắt đầu chơi ghi-ta, ông ấy sẽthắc mắc cho mà xem. Đi trước một bước là hơn. Tôi đã mua cảmột hộp kẹo uống trà cho ông ấy đây." "Chịkhéo thật đấy," tôi nói. "Già quá hoá khôn thôi. Tôi sẽbảo ông ấy rằng tôi là bà cô về đằng mẹcủa cậu, từKyoto đến chơi, cậu đừng có nói khác đấy nhé. Những lúc nhưthếnày thì chênh lệch tuổi tác lại hoá hay. Sẽkhông ai nghi ngờ đâu." Reiko lấy hộp kẹo trong túi ra rồi đi làm bổn phận chào hỏi. Tôi ngồi lại dưới hiên nhà, uống thêm một cốc trà nữa và chơi với con mèo. Hai mươi phút trôi qua, và khi Reiko trở về, chịlấy một hộp bánh qui gạo ra và bảo đấy là quà cho tôi. "Chịnói chuyện gì với họmà lâu thế?" tôi hỏi, miệng gặm bánh qui. "Chuyện cậu chứcòn chuyện gì nữa," Reiko nói, ôm nựng con mèo và cọmá vào nó. "Ông ấy nói cậu là một thanh niên rất đứng đắn, một sinh viên nghiêm túc." "Chịcó chắc là ông ấy nói vềtôi không đấy?" "Chắc chắn rồi, và tôi không nghi ngờmột li một leo nào hết," chịnói rồi phì cười. Sau đó, thấy cái ghi-ta của tôi, chịnhặt nó lên, chỉnh dây, và chơi bài "Desafinado" của Antonio Carlos Jobim. Bao nhiêu tháng rồi tôi mới được nghe lại tiếng ghi-ta của Reiko, và nó khiến tôi nhớlại cảm giác ấm áp của lần trước. "Cậu tập ghi-ta đấy à?" Chịhỏi. "Nó lăn lóc trong kho của ông chủnhà nên tôi mượn và bập bùng thi thoảng thôi, tập tành gì đâu chị." "Rồi tôi sẽdạy cậu một buổi. Hoàn toàn không lấy tiền." Reiko đểcái đàn xuống và cởi chiếc áo tây ra. Ngồi dựa lưng vào cột hiên nhà, chịhút một điếu thuốc lá. Chịmặc một cái sơ-mi cộc tay carô vải madras. "Sơmi đẹp đấy chứ, phải không cậu" Chịhỏi. "Đẹp," tôi nói. Mà quảthực nó đẹp thật, kiểu carô rất hay. "Của Naoko đấy," Reiko nói. "Tôi cuộc là cậu không biết hai đứa chúng tôi cùng một cỡ. Nhất là hồi cô ấy mới vào khu an dưỡng. Sau này cô ấy có hơi đẫy ra một chút, nhưng chúng tôi vẫn mặc chung được: áo, quần, giày, mũ. Chỉcó xu-chiêng là không chung được thôi. Tôi thì chẳng có tí ngực nào. Vậy là chúng tôi luôn mặc đổi quần áo nhau. Thật ra là gần nhưchung nhau vậy." Nghe chịnói xong tựnhiên tôi mới đểý thấy người Reiko gần giống hệt Naoko. Vì gương mặt khác, và chân tay mảnh dẻ, nên chị đã luôn gây cho tôi có cảm giác là chịnhỏhơn và mảnh dẻhơn Naoko, nhưng thực tếlà chịrất rắn chắc. "Cái áo tây và cái quần củng là của cô ấy," Reiko nói. "Tất cảlà của cô ấy. Cậu có phiền khi thấy tôi mặc đồcủa cô ấy không?" "Hoàn toàn không," tôi nói. "Nhất định Naoko sẽvui khi thấy có ai đó đang mặc quần áo của mình, nhất là chị." "Cũng lạ," Reiko nói và búng nhẹngón tay một cái. "Naoko không đểlại di chúc hay gì cảmà chỉnhắc đến quần áo của cô ấy thôi. Cô ấy viết vội một dòng vào tập giấy vở đểtrên bàn rằng "Xin hãy đểhết quần áo của tôi cho Reiko." Cô ấy lạthế đấy, phải không cậu" Tại sao lại chỉquan tâm đến quần áo khi mình sắp chết? Ai còn thèm đểý gì đến quần áo cơchứ? Chắc cô ấy phải có hàng tấn những chuyện khác muốn nói chứ?" "Chưa chắc," tôi nói. Ngồi rít thuốc, Reiko có vẻchìm đắm trong dòng suy nghĩcủa riêng mình. Rồi chịnói, "Cậu muốn nghe toàn bộcâu chuyện, từ đầu đến cuối, đúng không nào?" "Vâng," tôi nói. "Xin chịkểlại hết cho." 3. "Những xét nghiệm của bệnh viện Osaka cho thấy tình trạng của Naoko có tiến triển tốt lúc ấy, nhưng cô ấy nên ởlại đó đểcó thểtiếp tục được điều trịthì mới có tác dụng lâu dài. Tôi đã nói với cậu chuyện này trong thư-cái thưtôi gửi cậu vào ngày mười tháng Tám gì đó." "Đúng thế. Tôi đọc thư ấy rồi." "Vậy là, ngày hai mươi tưtháng Tám tôi nhận được một cú điện thoại của mẹNaoko, hỏi liệu Naoko có vềthăm tôi ởkhu an dưỡng được không. Naoko muốn thu xếp những đồvẫn còn để ởchỗtôi, và vì có thểcô ấy sẽphải xa tôi một thời gian lâu nên muốn được trò chuyện cho thoảthích và có thểsẽngủlại với tôi một đêm. Tôi nói việc ấy hoàn toàn không có vấn đềgì. Tôi cũng rất muốn được gặp và chuyện trò với cô ấy. Thếlà hôm sau, ngày hai mươi nhăm, hai mẹcon Naoko đi taxi tới. Ba chúng tôi cùng nhau thu xếp đồ đoàn của Naoko và trò chuyện suốt ngày. Đến chiều muộn thì Naoko nói mẹcô có thểvềnhà, cô sẽ ổn cảthôi, và họgọi một cái taxi cho bà ấy về. Không ai lo lắng gì hết vì Naoko có vẻrất phấn chấn. Mà quảthực trước đó tôi đã rất lo lắng. Tôi đã tưởng cô ấy sẽrất buồn chán, hốc hác và mệt mỏi. Tôi đã biết những xét nghiệm và kiểu điều trịcấp tập ởnhưng bệnh viện kia sẽlàm người ta mệt nhọc tàn hại thếnào rồi, nên đã rất ngờvực vềchuyến viếng thăm này. Nhưng chỉvừa nhìn thấy cô ấy một cái là tôi đã bịthuyết phục rằng cô ấy sẽôkê. Cô ấy trông khỏe mạnh hơn tôi tưởng nhiều, và cô ấy cười nói và đùa bỡn bình thường hơn trước rất nhiều. Cô ấy đã đến tiệm làm đầu và khoe kiểu tóc mới với tôi rất vui vẻ. Cho nên tôi nghĩchẳng có gì đáng phải lo ngay cảkhi mẹcô ấy ra về. Naoko bảo tôi rằng lần này thì cô ấy sẽ đểcho mấy ông bác sĩbệnh viện kia chữa dứt bệnh cho cô ấy một lần cho xong, và tôi nói có lẽnhưthếlà hay nhất. Rồi hai chúng tôi ra ngoài đi dạo, chuyện trò suốt đọc đường, chủyếu là vềtương lai. Naoko bảo tôi rằng cô ấy thích nhát là hai đứa chúng tôi cùng ra khỏi khu an dưởng và sống với nhau ở đâu đó." "Cùng sống với nhau? Chịvới Naoko?" "Đúng thế," Reiko nhún vai. "Và tôi bảo chuyện ấy nghe được đấy nhưng còn Watanabe thì sao? Cô ấy bảo "Chị đừng lo, em sẽgiải quyết mọi chuyện với cậu ấy." Chỉvậy thôi. Rồi chúng tôi lại bàn nhau sẽsống ở đâu và sẽlàm gì, kiểu thế. Sau đó chúng tôi vềchỗnhà nuôi chim chơi với bọn chim một lúc." Tôi lấy một hộp bia trong tủlạnh ra và bật nắp. Reiko châm một điếu thuốc nữa, con mèo ngủli bì trên lòng chị. "Cô gái ấy đã thu xếp xong hết mọi chuyện của mình rồi. Chắc thếnên cô ấy mới phấn chấn tươi cười và trông khỏe khoắn nhưvậy. Chắc chắn là cô ấy phải thấy nhưcất hẳn đi được một gánh nặng khi đã biết rõ mình sẽphải làm gì. Chúng tôi dọn dẹp hết những thứ của cô ấy và ném những cái không cần nữa vào cái thùng sắt ngoài vườn để đốt, kểcảcuốn vởnhật kí của cô ấy và tất cảthưtừ. Kểcảthưcủa cậu. Tôi thấy chuyện ấy hơi lạnên mới hỏi tại sao cô ấy lại đốt cảnhững thứnhưthế. Nghĩa là, tôi vẫn thấy cô ấy cất thưcủa cậu rất cẩn thận vào một chỗvà hay đọc đi đọc lại chúng. Cô ấy nói, "Em đang dọn sạch mọi thứcủa quá khứ đểcó thểtái sinh vào tương lai." Có lẽtôi đã tin lời cô ấy lúc bấy giờ. Nó có lôgic riêng của nó, đại loại thế. Tôi nhớra là mình đã từng mong cho cô ấy được khỏe mạnh và hạnh phúc biết bao nhiêu. Và hôm đó cô ấy chực sự đáng yêu và ngọt ngào đến thế. Giá mà cậu được thấy cô ấy lúc ấy!" "Xong việc ấy, chúng tôi đến nhà ăn dùng bữa tối nhưvẫn thường làm với nhau. Sau đó chúng tôi cùng tắm rồi mởmột chai vang ngon mà tôi vẫn đểdành cho những dịp đặc biệt nhưthế. Chúng tôi uống và tôi chơi ghi-ta. Vẫn nhưmọi lần, lại nhạc Beatles, "Rừng Na- uy", "Michelle", hai bài ưa thích nhất của cô ấy. Cảhai chúng tôi đều thấy vui. Chúng tôi tắt hết đèn, cởi hết quần áo và lên giường nằm. Đó là một đêm nóng nhễnhại. Chúng tôi mởtoang hết các cửa sổmà vẫn không thấy có tí gió nào. Bên ngoài tối đen nhưmực, tiếng châu chấu râm ran, và mùi cỏmùa hè nồng nàn cảvào phòng đến mức khó thở. Rồi đột nhiên cô ấy nói đến cậu - vềcái đêm cô ấy làm tình với cậu. Chi tiết không thểtưởng được Cậu cởi quần áo cô ấy thếnào, động chạm đến cô ấy ra làm sao, cô ấy thấy mình ướt thế nào, cậu luồn vào cô ấy ra sao, cảm giác tuyệt vời thếnào, cô ấy kểvới tôi tất cảnhững chuyện ấy với những chi tiết sống động. Và tôi hỏi: tại sao tựnhiên bây giờem lại kểcho chịnghe chuyện này? Nghĩa là, cho đến lúc ấy, cô ấy chưa bao giờnói chuyện cởi mởvới tôi vềtình dục. Tất nhiên, chúng tôi có nói đến tình dục trong các buổi điều trịnhóm, nhưng cô ấy lúc nào cũng ngượng không đi vào chi tiết. Còn bấy giờthì tôi lại không ngăn cô ấy lại được. Tôi thấy choáng thật sự." "Thếlà cô ấy bảo "Em không biết, tựnhiên em thích nói thếthôi. Nếu chịkhông muốn nghe thì em sẽthôi vậy." "Đừng," tôi bảo không sao đâu. "Nếu có chuyện gì em muốn nói ra thì tốt nhất là em cứnói hết ra. Chịsẽnghe em, bất kì là chuyện gì." "Thếlà cô ấy kểtiếp: "Khi cậu ấy luồn vào trong em, em không thểtin được là lại đau đến thế. Nhưng mà đó cũng là lần đầu tiên của em. Em ướt đẫm cả, cậu ấy vào được ngay, thế mà đầu óc em mù mịt hết cả. Đau ghê lắm. Em tưởng cậu ấy đã vào đến hết cỡrồi, nhưng sau đó cậu ấy lại nhấc cảhai chân em lên và dấn vào sâu hơn nữa. Cảngười em bỗng lạnh cóng lên từng đợt, nhưthểem đang chìm ngập trong nước đá vậy. Tay chân em tê dại, và một cơn lạnh nữa rần rật xuyên qua khắp người em. Em không biết chuyện gì đang diễn ra nữa. Em tưởng mình sẽchết ngay lúc ấy, và em cũng chẳng cần. Nhưng cậu ấy nhận ra là em đang đau, và liền ngưng lại, vẫn ởrất sâu trong em, và bắt đầu hôn em khắp nơi - tóc em, cổem, vú em - trong một lúc lâu, thật lâu. Dần dần, từng tí một, thân thểem ấm áp trở lại, và thếlà cậu ấy bắt đầu, rất chậm, cậu ấy lại bắt đầu chuyền động. Ôi, chịReiko, thật tuyệt vời làm sao! Bấy giờem tưởng như đầu óc mình sắp tan thành nước đến nơi. Em đã muốn cứnhưthếmãi mãi, nằm trong vòng tay của cậu ấy cho đến hết đời. Nó tuyệt đến thế đấy chị ạ." "Rồi thì tôi hỏi, "Nếu nó tuyệt đến thế, sao em không ởvới Watanabe và ngày nào cũng làm chuyện ấy?" Nhưng cô ấy nói "Không được chị ơi, em biết nó sẽkhông bao giờ được nhưvậy nữa. Em biết chuyện đó chỉ đến với em một lần thôi và sẽra đi không bao giờtrởlại. Đó phải là cái gì đó chỉcó được một lần trong đời. Trước đó em đã chưa bao giờcảm thấy cái gì nhưvậy, và từ đó đến nay cũng thế. Em đã không bao giờcảm thấy muốn làm chuyện đó nữa, và cũng không bao giờ ướt được nhưthếnữa." "Tất nhiên, tôi giải thích cho cô ấy rằng chuyện nhưvậy thường xảy ra với những thiếu nữ và trong hầu hết mọi trường hợp nó sẽtựqua đi với tuổi tác. Mà dù sao thì ta cũng đã có được một lần tuyệt diệu nhưvậy, sao lại lo là nó sẽkhông lặp lại nữa. Bản thân tôi cũng đã có đủmọi rắc rối lúc mới lấy chồng." "Nhưng cô ấy nói, "Không, không phải thế, chịReiko. Em không lo chuyện ấy tí nào. Em chỉkhông muốn ai vào trong em nhưvậy nữa. Em chỉkhông muốn bịxâm phạm nhưvậy nữa - với bất kì ai." Tôi uống chỗbia của mình, và Reiko hút nốt điếu thuốc. Con mèo duỗi người trên lòng Reiko, tìm một tưthếmới rồi lại ngủ. Reiko có vẻkhông biết tiếp tục câu chuyện ra sao cho đến khi chịchâm điếu thuốc thứba. "Sau đó, Naoko bắt đầu khóc thút thít. Tôi ngồi bên mép gíường và vuốt tóc cô ấy. "Đừng lo lắng nữa em," tôi nói, "mọi chuyện rồi sẽ ổn cảmà. Một cô gái trẻ đẹp nhưem rồi sẽ phải có một người đàn ông ôm ấp và làm cho em được hạnh phúc." Naoko đầm đìa cảmồ hôi và nước mắt. Tôi lấy một cái khăn tắm và lau mặt lau người cho cô ấy. Ngay cảquần lót cô ấy cũng sũng sĩnh cả, nên tôi giúp cô ấy cởi nó ra - nào nào, cậu chớcó nghĩbậy bạgì ở đây nhé, không có chuyện vớvẩn ấy đâu. Chúng tôi vẫn thường tắm chung với nhau. Cô ấy nhưem gái của tôi mà." "Tôi biết, tôi biết," tôi nói. "Thếrồi cô ấy bảo muốn tôi ôm cô ấy. Tôi nói nóng bức thếnày ôm ấp làm sao, nhưng cô ấy nói đây là lần gặp nhau cuối cùng của chúng tôi, và thếlà tôi ôm lấy cô ấy. Chỉmột lúc thôi. Với cái khăn tắm ngăn cho hai tấm thân nhễnhại khỏi dính nhớp nháp vào nhau. Và khi cô ấy đã bình tĩnh lại, tôi lau khô người cho cô ấy lần nữa, mặc bộáo ngủvào cho cô ấy và đặt cô ấy lên giường. Cô ấy thiếp đi và ngủsay ngay. Hoặc có thểchỉgiảvờnhưvậy. Gì thì gì, đêm hôm đó trông cô ấy thật dễthương. Cô ấy có vẻmặt của một cô gái mười ba hoặc mười bốn tuổi chưa từng bịai làm hại bao giờ. Tôi thấy vẻmặt ấy của cô, và tôi biết tôi có thểyên lòng đi ngủ." "Khi tôi thức giấc lúc sáu giờsáng hôm sau thì cô ấy đã đi rồi. Bộáo ngủcòn ở đó, chỗcô ấy tụt nó ra dưới đất, nhưng quần áo và đôi giày với cái đèn pin tôi luôn đểbên cạnh giường thì không còn nữa. Tôi biết ngay là có chuyện rồi. Nguyên chuyện cô ấy lấy cái đèn pin chứng tỏlà cô ấy đã bỏ đi từtrong đêm. Tôi cứhú hoạkiểm tra chỗbàn viết của cô ấy, và thấy mấy chữ: Xin hãy đểtất cảquần áo của tôi cho Reiko. Tôi lập tức đánh thức mọi người và tất cảchia nhau đi tìm cô ấy. Chúng tôi không bỏsót một phân vuông nào ở đó, từbên trong các khu nhà ởcho đến những cánh rừng xung quanh. Năm tiếng sau chúng tôi mới tìm thấy cô ấy. Thậm chí cô ấy đã đem theo cảsợi dây thừng riêng của mình." 4. Reiko thởdài và vỗvềcon mèo. "Chịuống tí trà không?" tôi hỏi. "Có cám ơn cậu," Reiko nói. Tôi đun nước và mang bình trà ra ngoài hiên. Mặt trời sắp lặn. Ánh sáng ban ngày đã yếu đi, và bóng cây cối đổdài đến tận chân chúng tôi. Tôi nhấm nháp nước trà và nhìn khu vườn ngâu hứng lạlẫm với sựpha trộn buồn cười của những bụi hoa cầu vàng, những đám đô quyên hồng và những khóm trúc cao màu xanh. "Rồi xe cứu thương đến đem Naoko đi và cảnh sát bắt đầu hỏi chuyện tôi. Họcũng chẳng nghi ngờgì nhiều. Đã có một thứnhưbức thưtuyệt mệnh, và rõ ràng đó là một vụtựtử, và họvẫn cho rằng tựtửchỉlà một trong những việc mà các bệnh nhân tâm thần vẫn thường làm. Nên mọi việc chỉlà thủtục mà thôi. Họ đi một cái là tôi đánh điện cho cậu ngay." "Buổi tang lễmới gọi là buồn," tôi nói. "Gia đình cô ấy rõ ràng khó chịu vì thấy tôi biết Nanko chết. Chắc họkhông muốn ai biết là Naoko đã tựvẫn. Nhẽra tôi đã không nên đến đó. Dựrồi lại càng buồn hơn. Về đến nhà một cái là tôi lên đường ngay." "Này Watanabe, mình đi dạo một tí đi. Ta có thểmua cái gì đó làm cơm tối, biết đâu đấy. Tôi đói lắm rồi." "Nhất định rồi. Chịcó muốn ăn món gì đặc biệt không?" "Sukiyaki," chịnói. "Tôi đã không ăn món nào nhưvậy hàng bao nhiêu năm rồi. Tôi thường nằm mơthấy món sukiyaki - cứviệc tọng thật kễnh bụng thịt bò với hành hoa và mì sợi với đậu phụnướng và đỗxanh." "Rồi, mình có thểlàm món đó, nhưng tôi không có loại chảo làm sukiyaki." "Cứ đểtôi. Tôi sẽlên mượn ông chủnhà." Chịchạy ù lên nhà trên và trởvềvới một cái chảo lớn vừa vặn cùng với bếp ga và ống nối. "Không tệlắm, hả?" "Không tệtí nào!" Chúng tôi mua đủthứnguyên liệu cần thiết ởmấy cửa hàng nhỏtrong khu phố: thịt bò, trứng gà, rau cỏ, đậu phụ. Tôi chọn được một chai vang trắng khá xịn. Tôi định trảtiền, nhưng Reiko khăng khăng đòi đểchịtrảhết. "Thửnghĩxem cảnhà sẽcười tôi thếnào nếu họbiết tôi đểcho cậu cháu phải trảtiền đi chợ!" Reiko nói. "Hơn nữa, tôi đang có khá nhiều tiền mặt. Cho nên đừng có lo. Tôi không chịu rời khu an dưỡng mà không có đồng nào đâu." Reiko vo gạo và đặt nồi nấu cơm trong khi tôi thu xếp các thứ đểlàm món ăn ởngoài hiên. Khi mọi thứ đã sẵn sàng, Reiko lấy cây ghi-ta của chịra và có vẻthửthách nó bằng một bài phức điệu chậm rãi của Bach. Vào những chỗkhó, chịcốtình đánh chậm lại hoặc nhanh lên hoặc làm nó lạnh lùng hay tình cảm hơn, trong khi lắng nghe với vẻhoan hỉrõ rệt những biến tấu âm thanh mà chị đã tạo nên được nhưvậy ởcây đàn. Khi chơi ghi-ta, Reiko giống nhưmột cô gái mười bảy tuổi đang sung sướng nhìn một bộáo mới. Mắt chị long lanh, và miệng chịhơi dẩu ra gần nhưmột nụcười. Khi đã chơi xong bản nhạc, chị ngảngười dựa vào cột nhà và ngước nhìn lên trời như đang suy nghĩ điều gì. "Tôi hỏi chuyện chịmột tí có được không?" Tôi lên tiếng. "Sao lại không? chịnói. "Tôi chỉ đang nghĩxem mình đói đến mức nào thôi mà." "Chịcó định gặp chồng chịhoặc con gái chịtrong lúc ở đây không? Chắc họcũng ở đâu đây tại Tokyo chứ?" "Cũng gần thôi. ỞYokohama. Nhưng không, tôi không định gặp họ đâu. Chắc là tôi đã nói với cậu trước đây rồi: tốt nhất là họkhông phải dính dáng gì đến tôi nữa. Họ đã bắt đầu một cuộc sống mới. Mà gặp họtôi sẽthấy kinh khủng lắm. Thôi, tốt nhất là cứkính nhi viễn chi cậu ạ?" Chịbóp bẹp bao thuốc Seven Stars đã hết và lấy từvali ra một bao mới. Chịxé niêm phong, lấy một điếu đưa lên môi nhưng không châm lửa. "Con người tôi chấm hết rồi," chịnói. "Tất cảnhững gì cậu đang thấy đây chỉlà lưu dấu của tôi ngày xưa. Cái phần quan trọng nhất của tôi, thường vẫn ởtrong tôi, chết đã nhiều năm rồi, và tôi chỉcòn hoạt động theo chỉ đạo tự động của kí ức mà thôi." "Nhưng tôi thích chịbây giờ, Reiko à, cứnhưbây giờ ấy, dù là lưu dấu hay cái gì cũng được. Và mặc dù tôi có nói gì thì cũng thếthôi, nhưng tôi vẫn muốn nói rằng tôi rất vui thấy chịmặc quần áo của Naoko." Reiko mỉm cười và lấy bật lửa châm thuốc. "Còn trẻnhưcậu mà đã biết cách làm cho một người đàn bà thấy hạnh phúc rồi đấy" Tôi cảm thấy mình đó bừng mặt. "Tôi chỉnói những gì mình nghĩthôi." "Rồi, tôi biết chứ," Reiko mỉm cười. Khi cơm đã chín ngay sau đó một lúc, tôi láng dầu vào chảo và xếp các nguyên liệu đểlàm món sukiyaki. "Hãy nói cho tôi biết đây không phải là nằm mơ đi nào" Reiko nói, hít hít không khí. "Không, đây là món sukiyaki hiện thực một trăm phần trăm," tôi nói. "Nói một cách thực chứng, tất nhiên rồi." Đáng nhẽnói chuyện thì chúng tôi vớlấy đũa và tấn công món sukiyaki, uống rất nhiều bia, và kết thúc bằng cơm trắng. Con Hải âu thò mặt ra vì ngửi thấy mùi thức ăn, và chúng tôi cho nó ăn cùng. Khi đã no kễnh, chúng tôi ngồi dựa cột hàng hiên ngửa mặt nhìn trăng. "No say chưa chị" Tôi hỏi. "Hoàn toàn rồi," chịrên rẩm. "Cả đời tôi chưa ăn no thếnày bao giờ." "Bây giờthì chịmuốn làm gì nào?" "Làm điếu thuốc rồi ra nhà tắm công cộng. Tóc tôi be bét cảrồi. Tôi cần gội đầu." "Không có vấn đềgì. Nhà tắm ởngay dưới phố." "Nói xem, Watanabe, nếu cậu không phiền. Cậu đã ngủvới cô gái Midori đó chưa?" "Chịmuốn nói đã làm tình chưa chứgì? Thì chưa. Hai đứa đã quyết định không làm chuyện ấy cho đến khi mọi việc ngã ngũ đã." "Vậy bây giờmọi việc ngã ngũrồi thì cậu sẽnói sao?" Tôi lắc đầu. "Chịmuốn nói là bây giờkhi Naoko đã chết rồi ư?" "Không, không phải thế. Cậu đã có quyết định ấy trước khi Naoko chết từlâu - rằng cậu sẽ không thểbỏ được Midori. Dù Naoko có sống hay là chết cũng chẳng liên quan gì đến quyết định của cậu. Cậu chọn Midori. Naoko chọn cái chết. Các cậu đã trưởng thành cả rồi, nên phải có trách nhiệm với những lựa chọn của mình. Nếu không, các cậu sẽlàm hỏng hết mọi chuyện." "Nhưng tôi không thểquên được cô ấy," tôi nói. "Tôi đã bảo Naoko là tôi sẽ đợi cô ấy, nhưng tôi đã không làm được việc đó. Cuối cùng tôi đã quay lưng lại với cô ấy. Tôi không nói là ai có lỗi trong chuyện này: đó chỉlà vấn đềcủa riêng tôi mà thôi. Tôi cũng nghĩmọi việc sẽvẫn diễn ra nhưthếnếu tôi không quay lưng lại với cô ấy. Ngay từ đầu Naoko đã chọn cái chết. Nhưng chuyện đó ngoài lề. Tôi không thểtha thứcho mình được. Chịbảo rằng tôi không thểlàm gì được khi tình cảm tựnhiên thay đổi, nhưng quan hệcủa tôi với Naoko không đơn giản nhưvậy. Chịthửnghĩmà xem, cô ấy với tôi đã bịràng buộc với nhau ởlằn ranh giữa sựsống và cái chết. Ngay từ đầu đã nhưvậy rồi." "Nếu cậu cảm thấy đau đớn vềcái chết của Naoko," Reiko nói, "tôi khuyên cậu hay giữnỗi đau ấy cho đến trọn đời. Và nếu có thểhọc được điều gì từ đó, cậu cũng nên học. Nhưng bên cạnh đó, cậu nên hạnh phúc với Midori. Nỗi đau kia của cậu chẳng dính dáng gì đến quan hệcủa cậu với cô ấy. Nếu cậu còn làm cho cô ấy bịtổn thương hơn nữa, vết thương ấy sẽquá sâu không thểchữa lành được đâu. Cho nên dù có khó đến mấy, cậu cũng phải mạnh mẽlên. Cậu phải lớn thêm tí nữa đi, phải thành người lớn hẳn hoi đi. Tôi đã bỏkhu điều dưỡng và lặn lội đến tận Tokyo này chỉ đểnói với cậu điều đó thôi suốt cảquãng đường trên con tàu siêu tốc nhưcái áo quan ấy." "Tôi hiểu điều chịnói," tôi nói với Reiko, "nhưng tôi vẫn chưa sẵn sàng theo nó đến tận cùng. Nghĩmà xem, cái đám tang ấy thật nhỏnhoi buồn thảm! Không ai nên phải chết như vậy cả." Reiko với tay ra vỗvỗlên đầu tôi. "Tất cảchúng ta đều sẽ đến lúc phải chết nhưvậy cả. Cả tôi, và cảcậu nữa." Chúng tôi đi bộnăm phút đồng hồ đọc bờsông đến nhà tắm công cộng và trởvềvới tâm trạng sảng khoái hơn. Tôi mởmột chai vang và chúng tôi cùng ngồi uống ngoài hiên. "Watanabe này, cậu lấy thêm cái cốc nữa được không?" "Được chứ," tôi nói. "Nhưng đểlàm gì?" "Ta sẽlàm một tang lễnhỏcho Naoko, chỉtôi với cậu thôi. Một tang lễkhông đến nỗi buồn, nhé." Khi tôi đưa cho chịcái cốc, Reiko rót rượu vang đầy đến tận mép cốc rồi đểnó lên cái đèn bằng đá ởngoài vườn. Sau đó, chịngồi dựa cột ngoài hiên, tay ôm ghi-tay và hút một điếu thuốc lá. "Còn giờthì cậu mang ra đây một hộp diêm được không? Lấy cái hộp nào to nhất ấy." Tôi đem ra một hộp diêm nhóm bếp loại to nhất và ngồi xuống cạnh chị. "Bây giờthì cử mỗi lần tôi chơi một bài cậu lại xếp ra đây một que diêm nhé, cứxếp thành một hàng ấy. Tôi sẽchơi tất cảnhững cảkhúc mà tôi nhớ." Đầu tiên, chịchơi một chuyển thểnhẹnhàng rất đáng yêu của bài "Trái tim yêu dấu" của Henry Mancini. "Cậu có cho Naoko một cái đĩa có bài này, đúng không?" chịhỏi. "Vâng. Nhân dịp Giáng Sinh năm kia. Cô ấy rất thích bài ấy." "Tôi cũng thế," Reiko nói. "Thật êm dịu và đẹp…" Rồi chịlướt lại vài khuông nhạc của giai điệu bài hát một lần nữa trước khi nhấp một ngụm vang. "Không biết tôi sẽchơi được bao nhiêu bài trước khi say. Tang lễkiểu này của mình hay đấy chứ, phải không cậu - không đến nỗi buồn chứ?" Reiko chuyển sang chơi những cảkhúc của nhóm Beatles: "Rừng Na-uy", "Hôm qua", "Michelle", và "Một điều gì đó". Chịcất tiếng hát theo khi chơi bài "Mặt trời đã lên đây rồi", rồi chơi tiếp bài "Chú ngốc ởtrên đồi." Tôi xếp bay que diêm thành một hàng. "Bảy ca khúc", Reiko nói, uống thêm vang và hút một điếu thuốc nữa. "Quảthật tụi nó cũng hiểu thếnào là nỗi buồn của cuộc đời, và cảsựêm dịu của nó nữa." "Tụi nó" đây có nghĩa là John Lennon, Paul McCartney và George Harrison. Sau một hồi giải lao ngắn, Reiko dụi tắt thuốc và lại cầm lấy ghi-ta. Chịchơi "Xóm nghèo" "Chim sáo", "Julia", "Khi tôi sáu mươi tưtuổi, "Con người vô định", "Và tôi yêu nàng", rồi đến bài "Này Jude." "Bao nhiêu rồi!" "Mười bốn," tôi nói. "Chịthởdài và hỏi tôi, "Còn cậu thì sao? Cậu chơi cái gì đi nhé - một cảkhúc chẳng hạn?" "Không được đâu chị ơi. Tôi chơi dởlắm." "Thì chơi dởchứsao?" Tôi lấy cây đàn của mình và loay hoay đánh bài "Trên mái nhà". Reiko ngồi nghỉ, hút thuốc và uống vang. Khi tôi chơi hết bài, chịvỗtay hoan hô. Sau đó chịchơi một chuyển thểcho ghi-ta bài "Điệu múa dâng Nữhoàng hấp hối" của Rayel, và một chuyển thểkhúc triết đẹp đẽcủa bài "Ánh trăng" của Debussy. "Naoko chết rồi tôi mới tập được hai bài này," Reiko nói. "Cho đến lúc lâm chung, thịhiếu âm nhạc của cô ấy cũng vẫn không thoát ra khỏi dòng bi luỵ." Chịtiếp tục chơi mấy cảkhúc vùng Bacharach: "Gần bên em", "Mưa vẫn rơi trên đầu tôi", "Hãy sánh bước", và "Nỗi buồn hồi chuông đám cưới." "Hai mươi," tôi nói. "Tôi thành cái máy nhạc bỏxu rồi!" Reiko kêu lên. "Các thày tôi ngày xưa mà thấy tôi thếnày thì các cụngất xỉu mất." Chịtiếp tục uống vang, hút thuốc và chơi đàn: nhiều điệu nhảy, rồi đến Rogers và Hart, Gershwin, Bob Dylan, Ray Charles, Carole King, The Beach Boys, Stevie Wonder, và ba cả khúc của Kyu Sakamoto: "Bài ca Sukiyaki", "Nhung Xanh", "Đồng Xanh. Đôi khi chị nhắm mắt, gật gật đầu, hoặc hát theo giai điệu của bản nhạc. Khi đã hết vang, chúng tôi chuyển sang uống whisky. Tôi đổcốc vang ngoài vườn xuống cây đèn đá rồi rót thay vào đó rượu whisky. "Cậu đếm được bao nhiêu rồi?" Reiko hỏi. "Bốn mươi tám," tôi đáp. Sang bài bốn mươi chín, Reiko chơi bản "Eleanor Rigby", và đến bài thứnăm mươi thì chị chơi lại "Rừng Na-uy". Sau đó chịnghỉtay và uống thêm chút whisky nữa. "Có lẽthếlà đủ rồi," chịnói. "Vâng," tôi nói. "Tuyệt vời thật." Reiko nhìn vào mắt tôi và nói, "Bây giờcậu nghe đây, Watanabe. Tôi muốn cậu hãy quên hết cái đám ma buồn thảm kia đi, và chỉnhớ đến đêm tang lễkì diệu này của chúng ta thôi." 5. Tôi gật đầu . "Còn đây là thêm đểthưởng cậu đã đếm đúng hôm nay," chịnói, và cái bài thứnăm mươi mốt ấy là bản phức điệu của Bach mà chị ưa thích nhất. Khi đã xong, chịnói bằng một giọng chỉhơn tiếng thầm thì một chút xíu, "Cậu làm chuyện ấy với tôi được không, Watanabe?" "Lạthật," tôi nói. "Tôi cũng đang nghĩthế?" Chúng tôi vào nhà và kéo kín màn cửa. Rồi trong gian phòng tối om ấy, Reiko và tôi tìm đến thân xác nhau nhưthể đó là một việc tựnhiên nhất trên đời. Tôi cởi áo quần chị, rồi đến đồlót. "Tôi đã sống một cuộc đời kì lạ," Reiko nói, "nhưng cũng chưa bao giờnghĩ đến chuyện sẽ được một người đàn ông trẻhơn mình những mười chín tuổi cởi đồlót cho mình." "Chịcó muốn tựcởi không?" "Không, cậu cởi cho tôi đi. Nhưng đừng có choáng quá vì những nếp nhăn của tôi nhé." "Tôi thích những nếp nhăn của chị." "Cậu làm tôi phát khóc lên đấy," chịthì thầm. Tôi hôn lên khắp người chị, cẩn thận lần theo những nếp nhăn cảm thấy ở đầu lưỡi. Chịcó đôi vú nhưcủa một bé gái. Tôi vuốt ve chúng và ngậm chặt hai đầu vú, rồi luồn một ngón tay vào cửa mình chịvà bắt đầu đưa đẩy. "Nhầm chỗrồi, Watanabe," Reiko thì thầm vào tai tôi "Đó là chỉlà một nếp nhăn thôi." "Lúc này mà chịcòn nói đùa được ư?" "Xin lỗi," chịnói. "Tôi thấy sợ. Tôi không làm chuyện này bao nhiêu năm nay rồi. Tôi cảm thấy nhưmình mới mười bảy tuổi: tôi đến thăm một anh chàng và vào phòng anh ta, thế rồi đùng một cái đã trần truồng hết ra rồi." "Nói thật với chị, tôi thấy nhưmình đang xâm phạm một cô bé mười bầy tuổi thật." Vẫn đểngón tay kia trong cái "nếp nhăn" ấy, tôi lướt môi lên cổvà tai chịvà bóp chặt một đầu vú trong mấy ngón tay. Khi hơi thởchịdồn dập mãi lên và cổhọng chịbắt đầu run rẩy, tôi mở đôi chân thon dài của chịra và nhẹnhàng luồn vào chị. "Cậu không làm tôi có mang đấy chứ? Cậu lo chuyện ấy đấy nhé, đúng không?" Reiko thì thầm vào tai tôi "Tuổi này mà có mang thì tôi xấu hốlắm đấy." "Chị đừng lo," tôi nói. "Cứyên trí mà." Khi tôi đã vào sâu hết cỡ, chịrun người lên và thởra một tiếng thật dài. Vừa vuốt ve lưng chịtôi vừa dịch chuyển qua lại sâu trong chịrồi bỗng nhiên tới đích với một chuỗi liên tiếp những đợt phóng dữdội không thểkìm lại được. Tôi ghì chặt lấy chịkhi tinh khí mình từng đợt trào sang miền nồng ấm của chịnhưkhông bao giờdứt. "Xin lỗi chị," tôi nói. "Tôi không thểghìm mình được" "Đừng ngốc thế," Reiko nói và vỗmột cái lên mông tôi "Cậu không phải lo chuyện ấy. Cậu chỉnghĩmỗi chuyện ấy khi chơi với bọn con gái à?" "Vâng, cũng gần nhưvậy." "Này, cậu không phải thếvới tôi đâu nhé. Quên nó đi. Cứthảlỏng và ra càng nhiều càng tốt. Cậu có thấy thích không?" "Tuyệt diệu. Chính thếmà tôi không thểghìm lại được" "Đây không phải là lúc cậu phải ghìm mình lại. Phải thếmới thích. Và tôi cũng thích nữa." "Reiko này," tôi nói. "Gì cơ?" "Chịphải có bạn tình mới được. Chịtuyệt lắm. Phí quá." "Ái chà, tôi sẽtính chuyện đó?" chịnói. "Nhưng không biết người ta có bạn tình bạn tiếc gì được không ởcái xó Asahikawa kia." Cứng lên sau ít phút, tôi lại luồn vào chị. Reiko nhịn thởvà oằn oại bên dưới tôi. Tôi ôm chị bằng cảhai tay, chuyển dịch thật chậm, thật im, và chúng tôi nói chuyện. Nói chuyện kiều ấy thật tuyệt vời. Nếu tôi nói cái gì buồn cười và làm chịcười phá lên, những rung động của chịtruyền hết sang tôi qua ngả ấy. Chúng tôi ôm ấp nhau nhưthếthật lâu. "Ôi chao, thếnày mới thật là kì diệu!" Reiko nói. "Mà động đậy cũng hay chẳng kém," tôi nói. "Nào, thếthì cậu làm đi." Tôi nhấc hẳn hông chịlên và dấn vào sâu hết mức, rồi chậm rãi thưởng thức cảm giác của động tác xoay tròn nhưcối xay cho đến lúc, khi đã lên đến cực lạc, tôi lại thảcho mình phun trào một lần nữa. Đêm ấy chúng tôi hoà quyện thân xác nhau nhưvậy tất cảlà bốn lần. Sau mỗi lần nhưthế, Reiko lại nằm run rẩy nhẹnhàng trong tay tôi, mắt nhắm nghiền, và thởra một tiếng thật dài. "Tôi không còn bao giờphải làm chuyện này nữa," Reiko nói, "cho đến tận cuối đời. Ôi chao, Watanabe, cậu hãy nói rằng đó là sựthật đi. Hãy nói rằng từnay tôi có thểyên trí vì tôi đã làm đủhết cho cả đời rồi." "Không ai có thểnói với chịnhưvậy," tôi nói. "Mình không thểbiết được chuyện ấy." Tôi cốthuyết phục Reiko đi máy bay cho nhanh và tiện lợi hơn, nhưng chịvẫn nhất định đi Asahikawa bằng tàu hoả. "Tôi thích đi phà sang Hokkaido. Và tôi chẳng muốn bay lên không trung bao giờ," chị nói. Tôi đưa chị đến ga Ueno. Chịcầm hộp đàn còn tôi xách vali. Chúng tôi ngồi trên ghếbăng trong ke đợi tàu. Reiko vẫn mặc cái áo tây vai tuýt và quần trắng nhưlúc mới đến Tokyo. "Có thực cậu nghĩAsahikawa là một nơi không đến nỗi nào không? Chịhỏi. "Thịtrấn ấy hay lắm. Tôi sẽsớm đến thăm chị ở đó." "Thật chứ?" Tôi gật đầu. "Và tôi sẽviết thưcho chị." "Tôi rất thích những bức thưcủa cậu. Naoko đã đốt hết cả. Những bức thưhay đến thế!" "Thưchỉlà giấy thôi mà chị," tôi nói. "Cử đốt chúng đi, và những gì còn lại trong lòng mình thì vẫn còn mãi; mà có giữchúng thì những gì sẽphai nhạt rồi cũng sẽcứnhạt phai." "Cậu biết không, Watanabe, sựthật là tôi thấy sợphải đi Asahikawa một mình nhưthế này. Nên cậu nhớviết cho tôi nhé. Hễ được đọc thưcậu, tôi sẽthấy nhưcậu đang ởngay cạnh mình." "Nếu chịmuốn thế, tôi sẽviết cho chịsuốt. Nhưng chị đừng lo. Tôi biết chứ, đi đâu thì chị cũng ổn thôi mà." "Còn một việc nữa. Tôi cứcảm thấy có cái gì vẫn còn mắc kẹt ởtrong mình. Có phải đó chỉ là tưởng tượng không?" "Là ký ức còn lại thôi mà," tôi nói và mỉm cười. Reiko cũng mỉm cười theo. "Đừng quên tôi," chịnói. "Tôi sẽkhông quên chị," tôi nói. "Không bao giờ." "Chúng ta có thểsẽkhông bao giờgặp lại, nhưng dù có đi đâu về đâu, tôi cũng sẽkhông bao giờquên cậu và Naoko." Tôi thấy chị đang khóc. Và chưa kịp nghĩgì thì tôi đã đang hôn chịrồi. Mọi người trên ke nhìn chúng tôi chằm chằm, nhưng tôi không còn bận tâm gì đến những chuyện nhưvậy nữa. Chúng tôi còn sống, chịvà tôi. Và chúng tôi chỉmuốn nghĩ đến chuyện tiếp tục sống. "Hạnh phúc nhé," Reiko nói với tôi khi bước lên tàu "Tôi biết gì thì đã khuyên cậu rồi. Chẳng còn gì đểnói nữa đâu. Hãy hạnh phúc nhé. Cứlấy phần của tôi và của Naoko mà gộp vào cho cậu." Chúng tôi cầm tay nhau một lúc, rồi giã biệt. Tôi gọi cho Midori. "Tớphải nói chuyện với cậu," tôi nói. "Tớcó hàng ti tỉthứphải nói với cậu. Trên đời này tớchỉmuốn có cậu. Tớmuốn gặp cậu và nói chuyện. Tớmuốn hai chúng mình bắt đầu mọi chuyện từ đầu." Midori đáp lại bằng một hồi im lặng dài, thật dài - cái im lặng của tất cảnhững làn mưa bụi trên khắp thếgian đang rơi xuống tất cảnhững sân cỏmới xén trên khắp thếgian. Trán tựa vào vách kính, tôi nhắm nghiền mắt và chờ đợi. Cuối cùng, giọng nói âm thầm của Midori phá vỡcái im lặng ấy: "Cậu đang ở đâu?" Tôi đang ở đâu ư? Nắm chặt ống nghe trong tay, tôi ngẩng lên và nhìn quanh xem có những gì bên ngoài trạm điện thoại. Tôi đang ở đâu? Tôi không biết. Không biết một tí gì hết. Đây là nơi nào? Tất cả những gì đang lướt nhanh qua mắt tôi chỉlà vô sốnhững hình nhân đang bước đi vềnơi vô định nào chẳng biết. Tôi gọi Midori, gọi mãi, từgiữa ổlòng lặng ngắt của chốn vô định ấy. Nguồn : Tổng Hợp Internet http://www.avsnonline.net/forum/viewtopic.php?t=5098&postdays=0&postorder=asc&start=0 Word : @TLHP