Claude Gueux, sáng tác văn học của Victor Hugo năm 1834, đã đề cập mối quan hệ tay ba phức tạp, tương hỗ vừa nói qua một câu chuyện cụ thể dựa trên một sự kiện có thật: Tháng 11 năm 1831 trong một nhà tù lớn tại Troyes, vùng gần Paris, một tù nhân đã giết chết một cai tù trước sự tán đồng, hả hê của đám đông bạn tù. Kẻ sát nhân tù nhân đó, cố nhiên không thể thoát được cơn thịnh nộ của nhà chức trách, đã bị luật pháp kết án tử hình và bị hành quyết gần như ngay lập tức. Nhưng Victor Hugo không nhìn vụ việc bằng con mắt lạnh lùng của luật pháp đương thời, Claude Gueux đã đặt lại vụ việc trên những bình diện lớn hơn: Trách nhiệm xã hội, bản thể con người, đạo đức, giáo dục, luật pháp và cả niềm tin tôn giáo.
Claude Gueux, về lượng chữ, là một tác phẩm rất mỏng so với hai tác phẩm đồ sộ nổi tiếng khác của Victor Hugo, Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre Dame de Paris) và Những người khốn khổ (Les Misérables). Nhưng về triết lý nhân sinh, ý nghĩa xã hội, tâm lý nhân vật, cũng như tinh thần nhân văn cao cả, Claude Gueux chưa hẳn đã mỏng hơn hai tác phẩm đồ sộ kia, nếu không muốn nói chính Claude Gueux (Claude Khốn Cùng) là bà đỡ cho Les Misérables (Những người khốn khổ) ra đời gần 30 năm sau.
Có lẽ linh hồn, nếu ta tin là có linh hồn, của nhân vật chính trong Claude Gueux sẽ thanh thản hơn, siêu thoát hơn nếu độc giả hôm nay, thay vì ngậm ngùi hay rơi nước mắt trong khi đọc tác phẩm, nhận được rõ hơn nguyên nhân của những bất cập, bất nhân trong hệ thống pháp luật hiện tại và, cũng không im lặng hay cúi đầu khuất phục.
Description:
Claude Gueux, sáng tác văn học của Victor Hugo năm 1834, đã đề cập mối quan hệ tay ba phức tạp, tương hỗ vừa nói qua một câu chuyện cụ thể dựa trên một sự kiện có thật: Tháng 11 năm 1831 trong một nhà tù lớn tại Troyes, vùng gần Paris, một tù nhân đã giết chết một cai tù trước sự tán đồng, hả hê của đám đông bạn tù. Kẻ sát nhân tù nhân đó, cố nhiên không thể thoát được cơn thịnh nộ của nhà chức trách, đã bị luật pháp kết án tử hình và bị hành quyết gần như ngay lập tức. Nhưng Victor Hugo không nhìn vụ việc bằng con mắt lạnh lùng của luật pháp đương thời, Claude Gueux đã đặt lại vụ việc trên những bình diện lớn hơn: Trách nhiệm xã hội, bản thể con người, đạo đức, giáo dục, luật pháp và cả niềm tin tôn giáo.
Claude Gueux, về lượng chữ, là một tác phẩm rất mỏng so với hai tác phẩm đồ sộ nổi tiếng khác của Victor Hugo, Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre Dame de Paris) và Những người khốn khổ (Les Misérables). Nhưng về triết lý nhân sinh, ý nghĩa xã hội, tâm lý nhân vật, cũng như tinh thần nhân văn cao cả, Claude Gueux chưa hẳn đã mỏng hơn hai tác phẩm đồ sộ kia, nếu không muốn nói chính Claude Gueux (Claude Khốn Cùng) là bà đỡ cho Les Misérables (Những người khốn khổ) ra đời gần 30 năm sau.
Có lẽ linh hồn, nếu ta tin là có linh hồn, của nhân vật chính trong Claude Gueux sẽ thanh thản hơn, siêu thoát hơn nếu độc giả hôm nay, thay vì ngậm ngùi hay rơi nước mắt trong khi đọc tác phẩm, nhận được rõ hơn nguyên nhân của những bất cập, bất nhân trong hệ thống pháp luật hiện tại và, cũng không im lặng hay cúi đầu khuất phục.